Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

(Luận văn thạc sĩ) hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong việc nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu tại việt nam từ năm 1998 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN QUỲNH ANH

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
NƢỚC NGỒI TRONG VIỆC NÂNG CAO
NHẬN THỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM
TỪ NĂM 1998 ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

Hà Nội – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN QUỲNH ANH

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
NƢỚC NGỒI TRONG VIỆC NÂNG CAO
NHẬN THỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM
TỪ NĂM 1998 ĐẾN NAY
Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế
Mã số: 60310206

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC


Giáo viên hƣớng dẫn: PGS. TS. Bùi Hồng Hạnh

Hà Nội - 2018


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... 3
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................... 7
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................ 11
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 12
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 13
6. Cấu trúc luận văn................................................................................... 13
CHƢƠNG I: TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ VÀ VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU ....................................................................................................... 15
1.1. Các vấn đề cơ bản về tổ chức phi chính phủ................................... 15
1.1.1. Khái niệm và phân loại tổ chức phi chính phủ......................... 15
1.2. Vai trò của TCPCP đối với vấn đề BĐKH trên thế giới ................. 24
1.2.1. Thực trạng của BĐKH trên thế giới ........................................... 24
1.2.2. Nỗ lực của các TCPCP chống BĐKH ......................................... 34
Tiểu kết chƣơng I ........................................................................................... 39
CHƢƠNG 2: NHẬN THỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƢỚC NGỒI TẠI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1998 ĐẾN NAY ....................................................................... 41
2.1. Thực trạng nhận thức biến đổi khí hậu ở Việt Nam ....................... 41
2.2 Hoạt động của TCPCPNN tại Việt Nam trong lĩnh vực BĐKH ..... 46
2.3. Các hình thức hoạt động nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu của tổ
chức phi chính phủ nƣớc ngoài ................................................................... 51
2.3.1. Tập huấn, hội thảo ........................................................................ 51

2.3.2. Xuất bản sách, cẩm nang hƣớng dẫn .......................................... 60
1


2.4. Một số dự án điển hình ....................................................................... 64
2.4.1. Giờ Trái đất ................................................................................... 65
2.4.2. Dự án "Thích nghi BĐKH dựa vào cộng đồng tại Đồng bằng
sông Cửu Long" (ICAM) ....................................................................... 67
2.4.3. Dự án "Biến đổi khí hậu và các dân tộc thiểu số ở miền Bắc
Việt Nam” (CEMI).................................................................................. 69
2.4.4. Dự án "Thúc đẩy vai trò tiên phong của thanh niên trong thích
ứng với BĐKH vùng đồng bằng sơng Hồng" (READY) ..................... 72
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 76
CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC PHI
CHÍNH PHỦ NƢỚC NGỒI TRONG VIỆC NÂNG CAO NHẬN
THỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM................................... 77
3.1. Nhận xét chung ................................................................................... 77
3.1.1. Thế mạnh – Hạn chế ..................................................................... 77
3.2. Kiến nghị - Đề xuất ............................................................................. 84
Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 89
KẾT LUẬN .................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 93
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 99

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH


Climate Change
Biến đổi khí hậu

COMINGO

Committee for Foreign Non Government Organization
Affairs
Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước
ngồi

CCWG

Nhóm các tổ chức phi chính phủ làm việc về biến đổi
khí hậu

ĐBSCL

Đồng bằng sơng Cửu Long

EbA

Ecosystem-based Adaptation
Dự án “Lồng ghép chiến lược thích ứng dựa vào hệ
sinh thái tại Việt Nam”

ENGO

Environmental Non Governmental Organization
Tổ chức phi chính phủ về mơi trường


GNRRTT&ƯPBĐKH Giảm nhẹ rủi ro thiên tai và Ứng phó với biến đổi khí
hậu
ICAM

Integrated Community-based Adaptation in the
Mekong Delta
Dự án Thích nghi biến đổi khí hậu dựa vào cộng
đồng tại Đồng bằng sông Cửu Long

IPCC

Intergovernmental Panel on Climate Change
Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu

PACCOM

The People's Aid Co-ordinating Committee
Ban Điều phối viện trợ nhân dân

READY

Dự án Thúc đẩy vai trò tiên phong của thanh niên
trong thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng
sông Hồng
3


TCPCP

Tổ chức phi chính phủ


TCPCPNN

Tổ chức phi chính phủ nước ngồi

UNFCC

United Nations Framework Convention on Climate
Change
Cơng ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí
hậu

USAID

The United
Development

States

Agency

for

Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ
WMO

World Meteorological Organization
Tổ chức Khí tượng thế giới

4


International


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thuật ngữ "biến đổi khí hậu" (BĐKH) đã trở nên rất quen thuộc với
Việt Nam ngay từ những năm đầu tiên của thế kỷ XXI do những tác động từ
BĐKH đến cuộc sống con người ngày một rõ ràng. Theo thống kê về rủi ro
lâu dài gây nên bởi BĐKH, Việt Nam đứng thứ 07 tồn cầu về thiệt hại do
BĐKH với trung bình mỗi năm có 392 người chết, thiệt hại hơn 1% GPD do
các thảm họa liên quan đến BĐKH 1. Thậm chí theo kịch bản của Ngân hàng
Thế giới (World Bank), BĐKH sẽ làm cho Việt Nam mất 1/2 diện tích canh
tác và 22 triệu dân bị mất nhà cửa2. Trong khi đó, tháng 6/2017, đương kim
Tổng thống Mỹ Donal Trump tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp định khí hậu
Paris 2015 với lý do "kết thúc gánh nặng tài chính và kinh tế mà thỏa thuận
này tạo ra cho Mỹ". Theo Hiệp định này, Mỹ cam kết cho đến năm 2025 sẽ
cắt giảm lượng khí thải từ 26-28% so với mức năm 2005. Điều đó cho thấy vì
lợi ích trước mắt, "Nước Mỹ vĩ đại trở lại" sẽ tăng sản xuất bất chấp những
vấn đề về môi trường, chất lượng cuộc sống của cả thế giới. Hành động này
của Mỹ đã đặt ra cho thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bài tồn khó
có lời giải trong vấn đề bảo vệ môi trường ở tương lai, gây ảnh hưởng lớn đối
với nỗ lực đối phó với vấn đề BĐKH tồn cầu.
Bên cạnh đó, BĐKH khơng chỉ là vấn đề riêng của Việt Nam mà đây
còn là vấn đề mang tính tồn cầu, là vấn đề an ninh phi truyền thống ảnh
hưởng đến tất cả các quốc gia trên thế giới đang sử dụng chung một bầu khí

1

Theo nguồn từ />2


Theo nguồn từ />
5


quyển. Đó là lý do tại sao các nước đều cố gắng thiết lập, gia nhập những
chính sách quốc tế liên quan đến bảo vệ môi trường như Hội nghị thượng
đỉnhTrái đất, Nghị định thư Kyoto, Hội nghị Liên hiệp quốc về khí hậu
(Conference of Parties - COP), Hiệp định khí hậu Paris 2015... Đây cũng là
một trong những động lực để rất nhiều TCPCP có những dự án thiết thực
nhằm hỗ trợ Việt Nam ứng phó, thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, vai trị của các TCPCP ngày càng trở
nên quan trọng như đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng và phát huy tính năng
động, tích cực xã hội của các thành viên. Nhiều hoạt động liên quan đến vấn
đề này đang thực hiện song song với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các
TCPCP và bước đầu mang lại hiệu quả tích cực. Do đó, việc TCPCP mang
đến những dự án liên quan đến việc thích ứng, ứng phó với BĐKH tác động
sâu rộng khơng chỉ cho đối tượng được tiếp cận mà ảnh hưởng đến cơ quan
chính phủ cũng như các chính sách phát triển bền vững.
Để đạt được hiệu quả trong công tác ứng phó, thích ứng với BĐKH,
nhận thức đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong q trình thay đổi hành vi
của con người. Chỉ khi thay đổi suy nghĩ, thay đổi cách nhìn nhận vấn đề thì
con người mới điều chỉnh, quyết định hành động xử lý BĐKH. Có thể nói
trong suốt thế kỷ XX, con người đã có nhiều thay đổi trong nhận thức về
BĐKH từ gánh chịu, khắc phục hậu quả thiên tai đến chủ động phòng tránh;
tuyên truyền sâu rộng cũng như tăng cường giáo dục cho các thế hệ nối tiếp.
Tuy nhiên, có một nghịch lý là đa phần người dân lại khá mơ hồ về nội hàm
vấn đề BĐKH khiến cơng tác ứng phó, thích ứng và giảm thiểu tác động của
BĐKH thiếu hiệu quả, thiếu chiều sâu, ảnh hưởng đến chính sách phát triển
lâu dài cũng như sự phát triển tương lai. Không chỉ vậy, tâm lý hững hờ ứng

phó với BĐKH phổ biến tại nhiều địa phương, từ giới lãnh đạo đến người dân
trực tiếp chịu ảnh hưởng, nhất là tại các quốc gia đang phát triển như Việt
6


Nam. Do vậy, sự cần thiết phải gia tăng các chương trình tuyên truyền, huấn
luyện nhằm nâng cao nhận thức về BĐKH là cấp bách và cần phải thực hiện
song hành với các hoạt động chống BĐKH tại Việt Nam.
Vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài "Hoạt động của các tổ chức phi
chính phủ nước ngồi trong việc nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu
tại Việt Nam giai đoạn 1998 đến nay" cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện có nhiều cơng trình luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ hoặc các cuốn
sách tập trung tìm hiểu vai trò, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, chức năng... của đối
tượng nghiên cứu là TCPCP. Trên thế giới, nhiều học giả đã có nhiều cơng
trình nghiên cứu về vấn đề các TCPCP như sách “Non-Governmental
Organizations in World Politics: The Construction of Global Governance
(Global Institutions)” (Tạm dịch: “Các TCPCP trong nền chính trị thế giới:
Cấu trúc của Chính phủ tồn cầu”) của Peter Willetts, Giáo sư danh dự
Trường Đại học City (London, Anh) vào năm 2010 cung cấp cái nhìn tổng
quan về vai trò quan trọng và tăng sự tham gia của các TCPCP trong nền
chính trị thế giới thơng qua cấu trúc, thành viên và hoạt động của một số tổ
chức tiêu biểu, và mối quan hệ phức tạp của các tổ chức này với các phong
trào xã hội và xã hội dân sự; qua đó kết luận cần thiết phải tích hợp các
TCPCP trong lý thuyết quan hệ quốc tế chủ đạo.
Trong cuốn “Non-Governmental Organizations, Management and
Development” (Tạm dịch: “Các TCPCP, cách thức quản lý và phát triển”) của
David Lewis (Giáo sư trường Khoa học kinh tế và chính trị London) khẳng
định vị trí, vai trị của các TCPCP như một yếu tố quan trọng của 'xã hội dân
sự' bằng cách tiếp cận liên ngành dựa trên các nghiên cứu hiện tại về quản lý,


7


quản lý phát triển, quản lý công cộng và lý thuyết quản lý, khám phá các hoạt
động, mối quan hệ và cấu trúc nội bộ của các TCPCP.
Eduardo Missoni, Daniele Alesani trong nghiên cứu ra đời năm 2004
“Management of International Institutions and NGOs: Frameworks,
practices and challenges” (Tạm dịch: “Vấn đề quẩn lý các Tổ chức quốc tế,
TCPCP quốc tế: khung quản lý, thực tiễn và thách thức”) đã phân tích những
thách thức quản lý liên quan đến hợp tác quốc tế và làm sáng tỏ cách thức các
TCPCP phát triển khi mơi trường chính trị, kinh tế và kinh doanh đã thay đổi
xung quanh. Tác giả khẳng định các tổ chức quốc tế (II), TCPCP quốc tế
(INGOs) và tổ chức xun quốc gia (THOs) đóng một vai trị cực kỳ quan
trọng trong nền kinh tế thế giới hiện đại.
Trong cuốn “Các tổ chức phi chính phủ quốc tế - Vấn đề nổi bật, xu
hướng cơ bản và tác động chủ yếu” của Đinh Quý Độ (2012) đã giới thiệu
những quan điểm khác nhau, tranh luận từ các khái niệm, đặc điểm, vai trò,
tác động đến những xu hướng phát triển của các TCPCPNN trong thế kỷ 21.
Từ đó tác giả đi sâu nghiên cứu những vấn đề nổi bật, xu hướng cơ bản và tác
động chủ yếu của các TCPCP quốc tế trong nền kinh tế và chính trị thế giới
hiện đang là vấn đề khoa học cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về thực tiễn
và lý luận đối với Việt Nam.
Ngoài ra, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị (Học viện
Chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) của Phạm Văn Chiến về "Đầu tư
của các TCPCPNN ở vùng Đồng bằng Sông Hồng" nêu lên thực trạng đầu tư,
thu hút đầu tư của các TCPCPNN ở vùng Đồng bằng sơng Hồng, từ đó nêu
lên phương hướng, giải pháp, điều kiện thực hiện hiệu quả. Luận văn Thạc sĩ
Quốc tế học (Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội) của Lê Xuân
Thắng về "Hoạt động của các TCPCP của Mỹ ở Việt Nam" có đưa ra đề xuất

8


các quy định và thủ tục đối với các TCPCPNN khi hoạt động tại Việt Nam,
phân tích thực trạng hoạt động của các TCPCP Mỹ ở Việt Nam từ đó có kiến
nghị về thu hút ngày càng nhiều các TCPCP vào Việt Nam hoạt động nhân đạo;
Đỗ Thị Vân Anh về "Hoạt động của các TCPCP quốc tế trong lĩnh vực giáo
dục và chăm sóc trẻ em ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay" nêu bật hiệu quả
các lĩnh vực mà TCPCP danh cho trẻ em Việt Nam; Nguyễn Thành Vinh về
"Hoạt động của các TCPCP trong lĩnh vực phịng, chống HIV/AIDS tại Việt
Nam" phân tích rõ loại hình TCPCP cũng như nêu bật những thành công của
các tổ chức này trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam trong
thời gian từ 2000 đến 2012... Hoặc luận văn Thạc sĩ Quan hệ quốc tế (Học
viên Ngoại giao) như của Đỗ Thị Hồng Hạnh về "Vai trò của các TCPCP
trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường toàn cầu"; Lê Trung Hiếu về
"Hợp tác giữa Việt Nam với các TCPCP của Mỹ về viện trợ nhân đạo và phát
triển giai đoạn 1995 - 2010"; Trần Thị Thu về "Quan hệ của Việt Nam với
các TCPCPNN trong thời kỳ đổi mới"; Sothana Vangkonevilay về "Vai trò
của TCPCPNN trong q trình giải quyết đói nghèo tại Lào"...
BĐKH là vấn đề đang thu hút đông đảo các nhà khoa học tham gia, do
vậy rất nhiều cơng trình, sách báo, bài tạp chí liên quan đến đề tài này từ mức
độ khái niệm cơ bản cho đối tượng phổ thông, đến các hội thảo chun ngành.
Các cơng trình này rất đa dạng, tùy vào đối tượng nên có độ chuyên sâu khác
nhau. Trong cuốn “BĐKH và tác động ở Việt Nam” do Viện Khoa học Khí
tượng thủy văn và Mơi trường giới thiệu những kiến thức cơ bản về BĐKH,
thực trạng BĐKH toàn cầu và ở Việt Nam; kịch bản BĐKH cho Việt Nam;
tác động của BĐKH đến các ngành, lĩnh vực và các khu vực địa lý - khí hậu
trong cả nước.
Đi sâu vào từng chuyên ngành, đề tài BĐKH được nhiều học giả quan
tâm như TS. Nguyễn Song Tùng (2018) chủ biên cuốn sách "Đặc trưng sinh

9


thái nhân văn và khả năng thích ứng với BĐKH của một số cộng đồng dân
tộc thiểu số ở vùng núi Đông Bắc Việt Nam" trong phần giải pháp nhằm phát
huy các đặc trung sinh thái nhân văn để thích ứng với BĐKH đề cao việc đầu
tư sâu trong lĩnh vực truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và năng lực,
trách nhiệm tham gia của người dân, các cấp, các ngành với các chính sách,
thể chế phù hợp, kịp thời... Từ đó, tác giả chỉ ra vai trị của nhà nước và chính
quyền tại các địa phương đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số là rất quan
trọng. Hay trong cuốn “Ứng phó với BĐKH trong hoạt động cơng nghiệp, đơ
thị và xây dựng cơng trình” của Trần Đức Hạ (2013) tập trung làm rõ khái
niệm cơ bản về BĐKH, phân tích sâu về các cách ứng phó với BĐKH trong
hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên nước, trong lĩnh vực công nghiệp
và năng lượng, trong các hoạt động kiến trúc và xây dựng… từ đó đưa ra
những giải pháp ứng phó, thích hợp cho phù hợp với sự phát triển của đơ thị
hiện đại.
Ngồi ra, một số bài báo khoa học, luận văn thạc sĩ cũng xoay quanh
vấn đề hợp tác quốc tế về BĐKH. Bài viết "BĐKH ở Việt Nam: Một số kết
quả nghiên cứu, thách thức và cơ hội trong hội nhập quốc tế" của Phan Văn
Tân, Ngơ Đức Thành đăng tại Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội,
Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 29, Số 2 (2013), tr. 42-55 trình
bày một số biểu hiện của BĐKH ở Việt Nam trong các thập kỷ qua, xu thế
biến đổi trong tương lai cũng như một số bằng chứng và khả năng tác động
tiềm ẩn của nó. Trong đó, đề cập đến vấn đề hợp tác và hội nhập quốc tế trong
lĩnh vực nghiên cứu BĐKH và xây dựng các kịch bản BĐKH cho Việt Nam,
phục vụ chiến lược và kế hoạch ứng phó hiệu quả với BĐKH, góp phần phát
triển bền vững kinh tế - xã hội - môi trường. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành
Quan hệ quốc tế (Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội) của Hoàng
Thúy Quỳnh đề cập đến "Hợp tác quốc tế trong vấn đề BĐKH" trong đó chỉ

10


ra thực trạng của vấn đê BĐKH, tác động của BĐKH đối với xung đột và hợp
tác quốc tế, từ đó nêu ra triển vọng giải quyết vấn đề BĐKH trên toàn cầu;
Nguyễn Thị Thu Trang về "Hợp tác đối phó với vấn đề BĐKH trong ASEAN
những năm đầu thế kỷ XXI" thể hiện cơ sở của hợp tác BĐKH, quan điểm,
tiến trình xây dựng cơ chế quản lý đối phó với BĐKH trong ASEAN; Vũ
Quỳnh Giang quan tâm đến "Nghị định thư Kyoto và hợp tác quốc tế đối phó
với BĐKH" chỉ ra vai trị của Nghị định thư Kyoto trong việc thế giới chung
tay giải quyết những ảnh hưởng từ BĐKH, chỉ rõ những nỗ lực hợp tác quốc
tế thời hậu Nghị định thư Kyoto; luận văn Thạc sĩ BĐKH (Khoa các khoa học
liên ngành, Đại học quốc gia Hà Nội) của Trần Minh Ngọc với đề tài "Nhận
thức và thái độ của học sinh trung học phổ thông về BĐKH hiện nay (nghiên
cứu trường hợp học sinh trường trung học phổ thông Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm,
Hà Nội)" thông qua một trường hợp với đối tượng cụ thể để phân tích vai trị
của giáo dục trong việc nâng cao nhận thức về BĐKH.
Như vậy, những cơng trình kể trên đã tiếp cận và nghiên cứu các lĩnh vực
hoạt động của các TCPCPNN tại một số lĩnh vực nhất định nhưng chưa có cơng
trình nào nghiên cứu hệ thống về TCPCPNN trong việc nâng cao nhận thức về
BĐKH tại Việt Nam giai đoạn 1998 đến nay. Còn trong mã ngành đào tạo Quan
hệ quốc tế, hiện chưa có đề tài nào về vai trò của các TCPCPNN đối với vấn đề
BĐKH tại Việt Nam.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn làm rõ hoạt động của TCPCPNN trong việc nâng cao nhận
thức về BĐKH tại Việt Nam, đánh giá những mặt mạnh và hạn chế của các
TCPCPNN; trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất để tạo điều kiện nâng cao
hiệu quả hoạt động của TCPCPNN trong vấn đề nhận thức về BĐKH đối với
Việt Nam và TCPCPNN trong thời gian tới.
11



Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn xác định ba nhiệm vụ
chính:
1. Làm rõ khái niệm BĐKH, TCPCP, TCPCPNN và vai trò của các
TCPCPNN tại Việt Nam.
2. Nêu bật đóng góp của TCPCPNN trong nâng cao nhận thức về
BĐKH tại Việt Nam.
3. Đánh giá khái quát hiệu quả của các hoạt động do TCPCPNN trong
việc nâng cao nhận thức về BĐKH, những điểm mạnh và hạn chế cũng như
đề xuất một số kiến nghị nâng cao hiệu quả các chương trình, dự án liên quan.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là TCPCPNN có hoạt động nâng
cao nhận thức về BĐKH ở Việt Nam nhằm giúp nhiều đối tượng tại Việt Nam
hiểu sâu hơn và có hành động cụ thể hơn về ứng phó, thích ứng và giảm thiểu
BĐKH đang diễn ra khá nghiêm trọng ở nhiều vùng trên cả nước.
Phạm vi thời gian: Thời gian tiến hành nghiên cứu bắt đầu từ năm 1998
- mốc thời điểm Việt Nam ký tham gia Nghị định thư Kyoto (kèm theo Công
ước khung của Liên Hiệp quốc về BĐKH (UNFCCC)), thể hiện nhận thức
của Việt Nam trong việc chung tay đẩy mạnh những biện pháp nhằm đạt được
sự ổn định khí thải nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa sự can
thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu. Tuy nhiên giai đoạn
này, nhận thức về BĐKH chưa thực sự phổ cập rộng rãi, cũng như hoạt động
của các TCPCPNN trong lĩnh vực này cũng chưa nhiều. Luận văn tập trung
hơn vào những năm đầu thế kỷ XXI, thời điểm nhận thức về BĐKH tại Việt
Nam được phổ biến hơn; các TCPCPNN đến Việt Nam nhiều và đa dạng hơn.
Ngoài ra để thấy được những chuyển biến trong thay đổi tư duy, nhận thức về
BĐKH cần có một khoảng thời gian dài đánh giá, do vậy luận văn chọn quãng
12



thời gian 20 năm để có những nhận định khách quan hơn về vai trò của
TCPCPNN tại Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài trong quá trình thực tác giả
đã dựa trên các quan điểm của Đảng, của Nhà nước, các cách tiếp cận của
quốc tế cũng như thu thập thông tin từ các nghiên cứu, các dự án liên quan
đến BĐKH đã và đang được triển khai.
- Phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế: làm rõ hoạt động các bên
để thấy rõ mục đích, các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến việc thực hiện triển
khai các hoạt động liên quan đến nâng cao nhận thức về BĐKH.
- Phương pháp phân tích văn bản: thơng qua các báo cáo, tài liệu thu
được từ việc tổng kết các hoạt động liên quan đến BĐKH do các cơ quan nhà
nước, TCPCPNN... công bố.
- Phương pháp phân tích hợp tác quốc tế: chỉ rõ tính liên kết, vấn đề
tồn cầu cần chung tay với việc ứng phó với BĐKH, thay đổi hành vi - nhận
thức của con người nhằm giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của BĐKH.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: TCPCP và vấn đề BĐKH. Nội dung chương này đề cập đến
các khái niệm BĐKH, TCPCPNN; vai trò của các TCPCP đối với vấn đề
BĐKH… để xác định rõ đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Chương 2: Nhận thức về BĐKH và hoạt động của TCPCPNN tại Việt
Nam giai đoạn 1998 đến nay. Thông qua một số dự án điển hình, chương này sẽ
làm rõ các hoạt động của TCPCPNN trong việc nâng cao nhận thức về BĐKH.
13


Chương 3: Nhận xét hoạt động của các TCPCPNN trong việc nâng cao

nhận thức về BĐKH tại Việt Nam, từ đó chỉ ra kiến nghị - đề xuất để tìm đến
giải pháp hoàn chỉnh hơn.

14


CHƢƠNG I: TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ VÀ VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU
1.1. Các vấn đề cơ bản về tổ chức phi chính phủ
1.1.1. Khái niệm và phân loại tổ chức phi chính phủ
Do vai trị ngày càng gia tăng nên trên thế giới có rất nhiều các cơng
trình nghiên cứu đa dạng về các TCPCP từ lý thuyết đến thực tiễn. Trong số
đó, học viên đã tiếp cận được với một số cơng trình về TCPCP. Cụ thể:
Tổ chức phi chính phủ (Non – governmental organization - TCPCP) là
một thuật ngữ được sử dụng khi nói tới những tổ chức xã hội dân sự (civil
society) hợp pháp tự nguyện vì những lợi ích cơng, thường khơng vì mục đích
lợi nhuận, phi bạo lực và khơng thuộc chính phủ.
Thuật ngữ TCPCP được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1945 khi Liên
hợp quốc ra đời.

Hiện có rất nhiều định nghĩa khác nhau về TCPCP. Trong

Hiến chương Liên hợp quốc: "Các TCPCP là bất cứ tổ chức quốc tế nào được
lập ra khơng phải do một thỏa thuận liên chính phủ quốc tế, nhưng TCPCP
đó có thể bao gồm các tổ chức thành viên do chính phủ cử ra, với điều kiện
thành viên đó khơng được can thiệp vào quyền tự do bày tỏ ý kiến của tổ chức
đó".
Theo định nghĩa của World Bank thì TCPCP là “một tổ chức dân sự
theo đuổi những hoạt động nhằm giảm bớt khổ đau, thúc đẩy lợi ích của
người nghèo, bảo vệ mơi trường, cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản hoặc

thực hiện các dịch vụ cộng đồng”.3

3

Malena, C. (1995), Working with NGOs: A practical guide to operational collaboration between the world
bank and non-governmental organizations, Operations Policy Department, World Bank.

15


Tất cả các tổ chức được gọi là phi chính phủ đều có những đặc điểm
chung nhất định:
- Khơng chịu sự kiểm sốt trực tiếp của chính phủ;
- Là một tổ chức phi lợi nhuận;
- Không phải là một tổ chức được hình thành như một đảng phái chính trị;
- Không phải là một tổ chức tội phạm, phải là một tổ chức phi bạo lực.
Tuy nhiên không phải lúc nào các tiêu chí này cũng thể hiện rành mạch
do tùy vào cách tiếp cận, mục đích phân loại, đánh giá khác nhau.
Ở Việt Nam, thuật ngữ TCPCP xuất hiện lần đầu tiên trong Luật Tổ
chức Chính phủ năm 1992, trong đó quy định “Thủ tướng chính phủ cho phép
thành lập và quản lý việc tuân theo pháp luật của các Hội, các Tổ chức phi
chính phủ”. Sau đó là Luật Hợp tác xã năm 1996 và một số văn bản pháp qui
gần đây: TCPCP là một tổ chức được hình thành mang tính độc lập tương đối
với Chính phủ; Được cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc cơng
nhận, có sự quản lý Nhà nước; Được lập ra do sự tự nguyện của nhân dân;
Hoạt động phi lợi nhuận trong khuôn khổ pháp luật. Từ những đặc điểm đó,
các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách và những người làm trong lĩnh vực
phát triển đã đưa ra quan niệm chung về TCPPCP trong nước như sau: “ Là tổ
chức tự nguyện của nhân dân, có tư cách pháp nhân, cùng ngành, cùng nghề,
nhu cầu, giới… hoạt động một cách thường xuyên để thực hiện mục tiêu

chung, không vì mục tiêu phân chia lợi nhuận và hoạt động trong khn khổ
pháp luật Việt Nam”.4

4

Học viện Hành chính quốc gia, “Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ”, Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội.

16


Đối với thuật ngữ Tổ chức phi chính phủ quốc tế (TCPCPTQT) lần đầu
tiên xuất hiện vào năm 1950 tại Nghị quyết số 288 (X) của Hội đồng Kinh tế
xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC). Theo đó TCPCPQT là bất kỳ tổ chức quốc
tế được thành lập mà không phải bằng hiệp định liên chính phủ. Do vai trị
ngày càng quan trọng của việc hợp tác quốc tế cũng như của các TCPCPQT,
khái niệm về TCPCPQT dần được hoàn thiện, khơng cịn lỏng lẻo như lúc ban
đầu. Năm 1996, ECOSOC đã đưa ra một số đặc trưng của TCPCPQT bao
gồm phi thương mại; không tham gia vào bạo lực hoặc chủ trương bạo lực;
khơng có ý định thay thế các chính phủ hiện có; ủng hộ các mục tiêu và
chương trình nghị sự của Liên hợp quốc. Theo các đặc điểm đặc trưng này,
nhiều khái niệm, định nghĩa về TCPCPQT ra đời, trong đó có khái niệm do
Florini đưa ra vào năm 2000 thể hiện đầy đủ, tổng quan nhất tính chất
TCPCPQT: "Các nhóm ủng hộ tự tổ chức thực hiện hành động mang tính tập
thể, tự nguyện xuyên qua các biên giới quốc gia trong việc theo đuổi những gì
mà họ cho là lợi ích cơng rộng lớn hơn".5
Phân loại TCPCP rất đa dạng, tùy vào từng mục đích, đối tượng hoạt
động cụ thể. Có thể phân loại các TCPCP theo tính chất: quốc tế, quốc gia,
chính phủ hoặc theo hình thức hoạt động là các quỹ văn hóa, các tổ chức từ thiện,
hoặc các tổ chức có nguồn gốc tơn giáo. TCPCP cịn được phân loại theo lĩnh vực

hoạt động như nhân đạo, phát triển cộng đồng, bảo vệ mơi trường, tơn giáo...
Ngồi ra căn cứ theo chức năng hoạt động, TCPCP còn được phân loại thành
TCPCP thực thi (đề ra và thực hiện một loạt các chương trình, cơ cấu tổ chức,
định hướng hoạt động và các khu vực hoạt động xét theo khía cạnh chương trình,
địa lý) và vận động (về chính sách, hành động để giải quyết những mối lo ngại,
quan điểm hoặc mối quan tâm cụ thể của quốc tế hay khu vực).
5

Đinh Quý Độ, Các tổ chức phi chính phủ quốc tế: vấn đề nổi bật, xu hướng cơ bản và tác động chủ yếu.
NXB Khoa học xã hội, 2012, tr.20.

17


Từ những năm 80 của thế kỷ XX, sự quan tâm đến môi trường ngày
càng gia tăng. Điều này đã dẫn tới sự nổi lên của các TCPCP môi trường
(Environment non governmental organization - ENGO). ENGO đa dạng về
thời gian tổ chức, quy mô ngân sách và nhân viên, phạm vi hoạt động, định
hướng tư tưởng, đặc điểm văn hoá và tổ chức, tình trạng pháp lý, phương tiện
và mục tiêu. ENGO được chia thành ba nhóm: (1) Nhóm "dịng chính tư
tưởng", bao gồm ENGO cố gắng đạt được các mục tiêu của mình bằng cách
ảnh hưởng đến chính sách công và cố gắng đạt được sự bảo vệ môi trường
trong khn khổ các thể chế hiện có; (2) Nhóm "các nhà sinh thái học sâu
sắc" bao gồm các ENGO thách thức các cơ cấu tổ chức cơ bản và các giá trị
xã hội; (3) Nhóm "các nhà mơi trường cấp tiến", bao gồm các ENGO như
những người "chiến binh" và thường mang nghĩa cực đoan.
ENGO đóng một vai trị quan trọng trong việc "thiết lập và thực thi các
ưu tiên mơi trường"; có quyền tiếp cận quỹ, khả năng thu hút sự chú ý của
giới truyền thông, quảng bá truyền thông và cung cấp thông tin liên quan và
để tiếp cận với việc "hình thành và cải cách các tổ chức quốc tế". Các TCPCP

tự giải phóng khỏi chính trị truyền thống, thay đổi điểm tham chiếu và các
phương tiện hành động ưu tiên, phát triển về số lượng và sự liên kết lẫn nhau,
xuyên quốc gia, góp phần vào sự thay đổi xã hội và chuyển đổi theo một cách
khác: họ trở thành những tác nhân của xã hội học tập và do đó đóng góp đáng
kể cho việc học cách ra ngồi. Thay vì tập trung vào chính trị truyền thống,
làm thế nào để gây ảnh hưởng và huy động nó, ENGO xây dựng cộng đồng,
đặt ra các ví dụ, và ngày càng thay thế cho hành động chính trị truyền thống6.
1.1.2. Các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài tại Việt Nam

6

/>
18


Tại Việt Nam, thuật ngữ Tổ chức phi chính phủ nước ngoài
(TCPCPNN) được hiểu là bao gồm các TCPCP Quốc gia và quốc tế. Đó là
các TCPCP khơng mang quốc tịch Việt Nam, trong đó các thành viên của nó
mang quốc tịch nước ngoài hoặc mang nhiều quốc tịch khác nhau sáng lập ra.
Đây là thuật ngữ được dùng rất nhiều trong các văn bản của nhà nước, quyết
định của chính phủ ví dụ như quyết định số 340 QĐ – TTg về việc Ban hành
quy chế về hoạt động của các TCPCPNN tại Việt Nam hay quyết định số
59/2001/QĐ – TTg về việc thành lập Ủy ban. Theo Hướng dẫn hoạt động của
TCPCPNN tại Việt Nam, số 132/HD-UB, ngày 22/8/2005 của Ủy ban Công
tác về các TCPCPNN về thực hiện Quy chế hoạt động của các TCPCPNN tại
Việt Nam quy định: "Các TCPCPNN nêu tại Điều 1 của Quy chế là các TCPCP,
các quỹ văn hóa xã hội, viện nghiên cứu, các Trường Đại học, trung tâm giáo dục,
quản tác và các hội hữu nghị được thành lập ở nước ngoài (kể cả cá nhân là người
nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài) đến Việt Nam hoạt động
nhằm mục đích hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo, phi lợi nhuận hoặc khơng vì

mục đích lợi nhuận hoặc các mục đích khác, chỉ được phép hoạt động khi đã được
cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép". Như vậy, trong
phạm vi nghiên cứu của Luận văn, TCPCPNN được hiểu là những tổ chức
được thành lập ở các quốc gia khác tham gia hoạt động cứu trợ và phát triển
tại Việt Nam, trên cơ sở tự nguyện và khơng vì mục đích lợi nhuận, bao gồm
TCPCP quốc gia và TCPCQT.
Các TCPCPNN có quan hệ với Việt Nam rất sớm. Sau 1975, phần lớn
số TCPCPNN đã chấm dứt hoạt động ở miền Nam Việt Nam. Sau đó các
TCPCPNN đã dần dần trở lại Việt Nam. Chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước Việt Nam đối với các TCPCPNN: Đại hội Đảng lần thứ X chỉ rõ
nhiệm vụ phát triển KTXH: "Phát triển công tác đối ngoại nhân dân theo
phương châm chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả. Tích cực tham gia
19


các diễn đàn và hoạt động của nhân dân thế giới. Tăng cường vận động viện
trợ và nâng cao hiệu quả hợp tác với TCPCPNN dể phát triển KTXH"... Năm
1989, Ban Điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM) thuộc Liên hiệp các tổ
chức hữu nghị Việt Nam được thành lập để làm đầu mối cho các tổ chức phi
chính phủ. Đáng chú ý có Quyết định số 80/CT, ngày 28/3/1991 của Chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng xác định vai trò của cơ quan đầu mối và ban hành quy
định trong quan hệ với các TCPCPNN, thành lập Nhóm cơng tác viện trợ phi
chính phủ với sự tham gia của đại diện có thẩm quyền của 09 cơ quan liên
quan nhằm tư vấn cho Chính phủ về Chính sách đối với các TCPCPNN, xác
định vai trò hỗ trợ của Nhà nước đối với hoạt động phi chính phủ nước ngồi.
Sau đó là một loạt văn bản có liên quan đến các TCPCPNN khi hoạt động tại
Việt Nam như các quyết định, Thơng tư của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài
chính hay Nghị định số 12/2012/NĐ-CP ngày 01/3/2012 về đăng ký và quản lý
hoạt động của các TCPCPNN tại Việt Nam.
Đến năm 2001, Ủy ban Công tác về các TCPCPNN (COMINGO) được

thành lập theo Quyết định số 59/2001/QĐ-TTg ngày 24/4/2001 của Thủ
tướng Chính phủ giúp Thủ tướng chính phủ chỉ đạo, giải quyết những vấn đề
liên quan đến các TCPCPNN hoạt động tại Việt Nam. Trong đó Ban điều
phối viện trợ nhân dân (PACCOM) là một bộ phận chức năng, chuyên về
công tác phi chính phủ nước ngồi của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt
Nam, được giai nhiệm vụ tăng cường quan hệ đối tác giữa các TCPCPNN và
các địa phương, các tổ chức của Việt Nam; tạo điều kiện thuận lợi cho các
hoạt động của các TCPCPNN; thu thập và chia sẻ thông tin liên quan đến các
hoạt động của các TCPCPNN ở Việt Nam, tiến hành nghiên cứu về hoạt động
của TCPCPNN và nhu cầu của các địa phương khác nhau; đề xuất với Chính
phủ chính sách thích hợp cho hoạt động của TCPCPNN ở Việt Nam.

20


Năm 1978 đã có 70 TCPCP đặt quan hệ với Việt Nam, giá trị viện trợ
khoảng 30 triệu USD/năm, chủ yếu viện trợ nhân đạo (lương thực, thuốc
men...), giúp khắc phục hậu quả chiến tranh. Đặc biệt, kể từ năm 1986 với
chính sách Đổi mới và chủ trương về hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu quả hợp
tác với các TCPCP quốc gia và quốc tế, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn
nhau, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân các nước, các TCPCPNN có
quan hệ với Việt Nam tăng lên và giá trị viện trợ tăng dần. Trong hơn 15 năm
từ 1994 đến 2009, số lượng các tổ chức TCPCPNN hoạt động tại Việt Nam đã
tăng mạnh từ 210 tổ chức TCPCPNN năm 1994 lên hơn 750 tổ chức
TCPCPNN hoạt động ở Việt Nam vào năm 2009. Trong số đó, có trên 500 tổ
chức có hoạt động thường xuyên, có dự án và đối tác Việt Nam. Theo số liệu
tại Hội nghị Quốc tế lần thứ 3 về hợp tác giữa Việt Nam và các TCPCPNN,
trong giai đoạn từ 2001-2013, số lượng các TCPCP quốc tế tại Việt Nam đã
tăng hai lần, từ 491 tổ chức vào năm 2001 lên khoảng 900 tổ chức vào năm
2013. Giá trị viện trợ của các TCPCPNN dành cho Việt Nam cũng tăng mạnh

từ 40 triệu USD năm 1993 lên 85 triệu USD năm 2002, 140 triệu USD năm
2004, 175 triệu USD năm 2005 và đạt ngưỡng 217 triệu USD năm 2006.
Theo thống kê, tính từ năm 2005 đến hết 6 tháng đầu năm 2009, trong 04 năm
giá trị viện trợ giải ngân của các TCPCPNN hoạt động tại Việt Nam đạt trên 1
tỷ USD, tương đương với giá trị giải ngân của cả 15 năm, giai đoạn 19892004. Không chỉ vậy, ngân sách cam kết hỗ trợ cũng tăng gấp ba lần trong
mười năm, từ 84 triệu USD năm 2001 lên khoảng gần 300 triệu USD năm
2013. Tổng giá trị giải ngân từ các TCPCPNN cho Việt Nam đạt tổng cộng
gần 2,4 tỷ đô la trong giai đoạn từ 2003-2013.7 Gần đây nhất, COMINGO đã
tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động giai đoạn 1996-2017 đã tổng kết hiện
Việt Nam có quan hệ với hơn 1.000 TCPCPNN, trong đó, khoảng 500
7

/>
21


TCPCPNN hoạt động thường xuyên tại Việt Nam, hằng năm hỗ trợ khoảng
3.000 chương trình, dự án và cấp các khoản viện trợ với giá trị giải ngân trong
hơn 20 năm qua đạt 4,3 tỷ USD8. Hoạt động của các TCPCPNN được triển
khai trong nhiều lĩnh vực mà Việt Nam có nhu cầu hợp tác, như y tế, giáo dục,
phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Theo thống kê của VUFO - NGO cập nhật năm 2018, khoảng 40% số
TCPCPNN đang hoạt động tại Việt Nam đến từ Mỹ và Canada, hơn 40% đến
từ châu Âu, gần 8% đến từ Australia và New Zealand, trên 6% đến từ châu Á
và 6% còn lại là từ các tổ chức đa quốc gia hoặc TCPCPNN đến từ các khu
vực khác trên thế giới; trong số đó có 46 TCPCPNN hoạt động liên quan đến
lĩnh vực BĐKH9. Theo khu vực địa lý, viện trợ của các TCPCP Bắc Mỹ, châu
Âu, châu Á - Thái Bình Dương đều tăng, đặc biệt giá trị viện trợ của các
TCPCP Mỹ tăng đáng kể.
Viện trợ của TCPCPNN thường rất đa dạng và không ổn định. Phương

thức hoạt động cơ bản là trực tiếp làm dự án và trực tiếp quan hệ với địa
phương, cơ sở. Từ năm 1990, đa số TCPCPNN hoạt động tại Việt Nam tiến
hành các dự án theo hướng phát triển bền vững, chiếm trên 80% giá trị viện trợ.
Chương trình viện trợ của các TCPCPNN đặc biệt tập trung vào những vùng
còn nghèo, vùng sâu, vùng xa và ngày càng tập trung hơn vào các lĩnh vực phù
hợp với các ưu tiên và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đặc
biệt là xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững. Sự trợ giúp của TCPCPNN
không chỉ là viện trợ vật chất mà bao gồm cả chuyển giao kinh nghiệm, cơng
nghệ, nâng cao dân trí, chăm sóc y tế, phổ cập giáo dục... Đáng chú ý, tại Hội
8

/>9

/>[0]=204&tid_1=All

22


nghị cung cấp thông tin, tham vấn với các chuyên gia và các bên liên quan
nhằm xây dựng kế hoạch, chiến lược ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn
đang diễn ra tại 13 tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu
Long được tổ chức vào năm 2016, 07 TCPCPNN và doanh nghiệp đã có
những cam kết hỗ trợ ban đầu cho các cộng đồng chịu ảnh hưởng trong đợt
hạn hán và xâm nhập mặn này với tổng trị giá 1,1 triệu USD (24 tỷ đồng) qua
các chương trình cung cấp nước sạch, lương thực và dinh dưỡng. Và trong dài
hạn, 22 TCPCPNN thông qua Thỏa thuận khung ký với Liên hiệp các Tổ
chức hữu nghị Việt Nam, cam kết triển khai 30 chương trình và dự án trong
ba năm (2016-2019) tại 13 tỉnh bị thiệt hại với tổng ngân sách là 12,3 triệu
USD (tương đương khoảng 274 tỷ đồng)10.
Lĩnh vực hoạt động của các TCPCPNN ở Việt Nam chủ yếu là xóa đói

giảm nghèo, khắc phục hậu quả chiến tranh, giảm thiểu ảnh hưởng do thiên
tai, giáo dục, y tế, cung cấp nước sạch và tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật và đào
tạo. Trong một vài năm tới, sẽ khơng có thay đổi lớn về phương thức, giá trị
và lĩnh vực viện trợ của các tổ chức TCPCPNN hoạt động tại Việt Nam. Các
dự án mang tính lĩnh vực bao trùm sẽ được quan tâm nhiều hơn so với các dự
án nhỏ lẻ. Thay vì tập trung tài trợ cho xây dựng cơ sở hạ tầng, ngày càng có
nhiều dấu hiệu cho thấy các tổ chức TCPCPNN tập trung vốn cho các dự án
tín dụng, tiết kiệm, vốn quay vòng... cho phát triển kinh tế, tăng thu nhập, cải
thiện cuộc sống cho người dân; các dự án về môi trường, môi sinh, bảo vệ
động vật và đa dạng hóa sinh học sẽ có nhiều vốn tài trợ hơn; viện trợ phịng
chống thiên tai mang tính bền vững sẽ thay thế dần các hình thức viện trợ cứu

10

/>
hau.aspx

23


×