Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đảng bộ huyện từ sơn (bắc ninh) lãnh đạo phát triển kinh tế và thực hiện một số chính sách xã hội (1999 2008)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 139 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

NGUYỄN THI ̣ THANH HƢƠNG

ĐẢNG BỘ HUYỆN TƢ̀ SƠN (BẮC NINH)
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI (1999-2008)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2012

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

NGUYỄN THI ̣ THANH HƢƠNG

ĐẢNG BỘ HUYỆN TƢ̀ SƠN (BẮC NINH)
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ THỰC HIỆN MỘ T SỐ
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI (1999-2008)

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN VIẾT THẢO



HÀ NỘI - 2012

2


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng
dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn Viế t Thảo.

Các số liệu trong luận văn là trung thực,
chính xác, đảm bảo tính khách quan, khoa học và
có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 2012.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thi ̣ Thanh Hương

3


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, VĂN HOÁ
CỦA HUYỆN TỪ SƠN ....................................................................................... 7

1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Từ Sơn ................................................................. 7
1.2. Truyền thống văn hoá - lịch sử của huyện Từ Sơn ............................................ 8
1.3. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Từ Sơn trước năm 1999 .................... 13
Chƣơng 2. CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ, THỰC

HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Ở TỪ SƠN TỪ 1999 ĐẾN 2008 .................. 24

2.1. Chủ trương, đường lối phát triển kinh tế, xã hội của Đảng, Nhà nước
và sự vận dụng của Đảng bộ huyện Từ Sơn ..................................... 24
2.1.1. Chủ trương, đường lối phát triển kinh tế, xã hội của Đảng,
Nhà nước ........................................................................................... 24
2.1.2. Sự vận dụng của Đảng bộ huyện Từ Sơn....................................... 27
2.2. Quá trình tổ chức thực hiện phát triển kinh tế ở Từ Sơn sau khi tái
lập huyện ........................................................................................... 30
2.3. Đảng bộ Từ Sơn lãnh đạo thực hiện một số chính sách xã hội từ năm
1999 đến năm 2008 ........................................................................... 38
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ QUÁ
TRÌNH ĐẢNG BỘ HUYỆN TỪ SƠN LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
KINH TẾ VÀTHỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỪ 1999
ĐẾN 2008 ............................................................................................................ 58
3.1. Kết quả quá trình Đảng bộ huyện Từ Sơn lãnh đạo phát triển kinh tế

từ 1999 đến 2008 ............................................................................................ 58
3.2. Kết quả quá trình Đảng bộ huyện Từ Sơn lãnh đạo thực hiện các
chính sách xã hội từ 1999 đến 2008 ........................................................... 73
3.3. Một số kinh nghiệm rút ra từ quá trình Đảng bộ huyện Từ Sơn lãnh
đạo phát triển kinh tế và thực hiện một số chính sách xã hội
từ 1999 đến 2008 .............................................................................. 95
KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 110

4


DANH MỤC CHƢ̃ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


BCH:
BHYT:
CLB:
CNXH:
CN:
CNH, HĐH:
CCKT:
CSXH:
DN:
ĐKKD:
HĐND:
HTX:
KHHGĐ:
KHKT:
KTXH:
LĐTB-XH:
MTTQ:
THCS:
THPT:
TNHH:
TNXH:
TW:
TTCN:
UBND:
XDCB:
XHCN:
XNK:

Ban chấ p hành

Bảo hiểm y tế
Câu la ̣c bô ̣
Chủ nghĩa xã hội
Công nghiê ̣p
Công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đa ̣i hóa
Cơ cấ u kinh tế
Chính sách xã hội
Doanh nghiê ̣p
Đăng ký kinh doanh
Hô ̣i đồ ng nhân dân
Hơ ̣p tác xã
Kế hoa ̣ch hóa gia điǹ h
Khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t
Kinh tế - xã hội
Lao đô ̣ng - Thương binh và Xã hô ̣i
Mă ̣t trâ ̣n Tổ quố c
Trung ho ̣c cơ sở
Trung ho ̣c phổ thông
Trách nhiệm hữu hạn
Tê ̣ na ̣n xã hô ̣i
Trung ương
Tiể u thủ công nghiê ̣p
Ủy ban nhân dân
Xây dựng cơ bản
Xã hội chủ nghĩa
Xuấ t nhâ ̣p khẩ u

5



DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Chương trình mục tiêu quốc gia xố đói giảm
nghèo ..................................................................................................... 46
Bảng 2.1: Số liệu liệt sỹ huyện Từ Sơn trong các thời kỳ kháng chiến .............. 55
Bảng 2.2: Danh sách Bà mẹ Việt Nam anh hùng huyện Từ Sơn ........................ 56
Bảng 2.3: Danh sách các xã anh hùng ............................................................... 57
Bảng 2.4: Danh sách anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang ............ 57
Bảng 3.1: Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá trị hiện hành phân theo
ngành kinh tế (2000 - 2005)............................................................ 59
Bảng 3.2: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp (giá cố định 1994) ................ 60
Bảng 3.3: Diện tích gieo trồng và năng suất lúa bình quân các năm 1999 - 2005 ... 61
Bảng 3.4: Cơ cấu các ngành chăn nuôi chủ yếu ................................................. 62
Bảng 3.5: Giá trị sản xuất ngành cơng nghiệp (tính theo giá cố định năm
1994).................................................................................................. 64
Bảng 3.6: Tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2003 – 2005 ................. 66
Bảng 3.7: Tình hình sử dụng quỹ “Vì người nghèo” huyện Từ Sơn đến năm 2008.. 79
Bảng 3.8: Các văn bản huyện Từ Sơn đã ban hành để triển khai thực hiện
Chỉ thị 06 - CT/TW về hoàn thiện củng cố màng lưới y tế cơ sở..... 81
Bảng 3.9: Tổng hợp trang thiết bị y tế tại Trạm y tế các xã, thị trấn .................. 83
Bảng 3.10: Hệ thống tổ chức bộ máy tuyến Y tế cơ sở ...................................... 86
Bảng 3.11: Tổng hợp chỉ tiêu và nhân lực y tế xã, thị trấn trên địa bàn Từ Sơn
năm 2008 ........................................................................................... 87
Bảng 3.12: Danh sách gia đình có cơng với cách mạng hiện nay đang hưởng
chế độ ưu đãi ..................................................................................... 91

6


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu đến nay Luận văn Thạc sĩ:

“Đảng bộ huyện Từ Sơn (Bắc Ninh) lãnh đạo phát triển kinh tế và thực
hiện một số chính sách xã hội (1999 - 2008)” đã được hồn thành.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới các thầy , cô giáo, các cán bộ của Trung
tâm Đào ta ̣o , Bồi dưỡng giảng viên Lý luận chính trị (Đại học Quốc gia Hà
Nội) đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tơi hồn thành bản Luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo và các cán bộ thuộc
các phòng, ban của Thị ủy, UBND Thị xã Từ Sơn, Trung tâm Bồi dưỡng
chính trị Thị xã đã cung cấp thơng tin, tư liệu, tạo mọi điều kiện và đóng góp
ý kiến quý báu cho tơi trong q trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, những người thân trong gia đình đã
hết lịng động viên, khích lệ và giúp đỡ tơi hồn thành khố học và bản Luận
văn này.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Nguyễn
Viết Thảo - người đã rất tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành bản
Luận văn này./.
Bắ c Ninh, tháng 9 năm 2012
Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Hƣơng

7


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chính sách kinh tế là các biện pháp do Chính phủ sử dụng để quản lý
nền kinh tế nhằm đạt được mục tiêu phát triển đất nước. Cịn chính sách xã hội
là một hệ thống các chính sách lớn về đời sống xã hội của chính đảng cầm
quyền ở từng quốc gia riêng biệt. Chính sách kinh tế - xã hội hiện nay có những
vấn đề khơng chỉ tác động đến một quốc gia mà cịn là những vấn đề tồn cầu.

Trong sự phát triển của thế giới hiện đại đang diễn ra một nghịch lý là trong khi
sản xuất lương thực, hàng hố dư thừa hàng năm thì vẫn có hàng chục triệu
người thiếu ăn, hàng tỷ người sống dưới mức nghèo khổ; vấn đề tệ nạn xã hội
và bệnh tật hiểm nghèo ngày càng gia tăng. Đó là những vấn đề nhức nhối
đang thách thức chúng ta. Làm sao phải giải được bài toán cân bằng giữa phát
triển kinh tế và giữ vững ổn định xã hội là yêu cầu đặt ra cho các quốc gia
trong giai đoạn hiện nay.
Đối với mỗi quốc gia trên thế giới, vấn đề kết hợp giữa phát triển kinh
tế và thực hiện các chính sách xã hội luôn được xem là ưu tiên hàng đầu trong
chiến lược phát triển. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước
ta luôn coi phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu. Đảng
ta chủ trương kết hợp chặt chẽ, hợp lý các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu
xã hội trong phạm vi cả nước; thực hiện công bằng xã hội ngay trong từng
chính sách phát triển. Thực hiện tốt các chính sách xã hội trên cơ sở phát triển
kinh tế sẽ tạo động lực mạnh mẽ để phát triển đất nước.
Tháng 9 năm 2000, cùng với 189 vị lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ
các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, Việt Nam long trọng cam kết thực
hiện “Mục tiêu thiên niên kỷ” (MDG). Từ đó đến nay, các Mục tiêu Thiên
niên kỷ được thực hiện ở Việt Nam đã gắn kết chặt chẽ với hệ thống các mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt, Chiến lƣợc phát triển

8


kinh tế - xã hội 2001 - 2010 của Việt Nam đã đề ra các mục tiêu phát triển về
cơ bản phù hợp với Mục tiêu Thiên niên kỷ và được thế giới đánh giá cao.
Với quyết tâm hoàn thành Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 10 năm
đầu thế kỷ XXI, Đảng đã lãnh đạo toàn dân đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi
mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Để đạt được mục tiêu
chung đó, từng Đảng bộ, từng địa phương phải góp phần thực hiện tốt chiến

lược mà Đảng đã đề ra.
Huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh là một đơn vị hành chính mới được tái
lập năm 1999. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước, phát huy truyền thống của quê hương và tiếp tục khai thác
những tiềm năng, thế mạnh vốn có, Đảng bộ và nhân dân Từ Sơn không
ngừng phấn đấu vươn lên, thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội
đã đề ra. Những thành tựu đạt được trong quá trình xây dựng và phát triển đã
góp phần tích cực đưa Từ Sơn phát triển theo hướng xây dựng một thị xã
cơng nghiệp trọng điểm phía Nam tỉnh Bắc Ninh, góp phần hồ chung nhịp
đập của đất nước trong tiến trình đổi mới và phát triển, vì mục tiêu “dân giàu,
nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ và văn minh”.
Ngày 24 tháng 9 năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
01/NĐ-CP về việc thành lập Thị xã Từ Sơn, thành lập các phường trực thuộc
thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Là một thị xã trẻ trên đường phát triển, Từ Sơn
đang đứng trước những cơ hội lớn, đồng thời cũng có khơng ít những khó
khăn và thách thức địi hỏi Đảng bộ và nhân dân thị xã tiếp tục đẩy mạnh hơn
nữa sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố, đảm bảo tăng trưởng kinh tế
gắn với thực hiện tốt các chính sách xã hội. Đó chính là động lực đưa Từ Sơn
tiến bước mạnh mẽ, vững chắc trong hành trình hội nhập và phát triển.
Chính vì thế, việc nghiên cứu, đánh giá, tổng kết quá trình Đảng bộ
huyện Từ Sơn lãnh đạo phát triển kinh tế và thực hiện các chính sách xã hội
từ khi tái lập huyện đến nay là một vấn đề đặt ra cấp bách.

9


Đề tài luận văn thạc sỹ “Đảng bộ huyện Từ Sơn (Bắc Ninh) lãnh đạo
phát triển kinh tế và thực hiện một số chính sách xã hội (1999 - 2008)” là
một đóng góp nhỏ giới thiệu về Từ Sơn và những thành tựu mà Đảng bộ,
nhân dân Từ Sơn đã đạt được trong quá trình xây dựng huyện cũng như rút ra

những bài học kinh nghiệm cần thiết cho những giai đoạn phát triển tiếp theo.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Lãnh đạo phát triển kinh tế và thực hiện các chính sách xã hội được
Đảng và Nhà nước xác định là nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển
đất nước hiện nay. Đây là vấn đề được các nhà quản lý quan tâm, nghiên cứu
trên nhiều góc độ khác nhau như lịch sử, kinh tế, xã hội học…
Liên quan đến vấn đề này có nhiều bài nói, bài viết của các đồng chí
lãnh đạo Đảng, Nhà nước; nhiều cơng trình khoa học và một số luận văn Tiến
sỹ, Thạc sỹ tìm hiều về đường lối phát triển kinh tế và thực hiện các chính
sách xã hội ở Việt Nam.
Cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Từ Sơn do Ban chấp hành Đảng bộ huyện
xuất bản năm 2004; Từ Sơn thị xã trẻ trên đƣờng phát triển, xuất bản năm
2008 chủ yếu đề cập đến lịch sử, văn hoá và truyền thống đấu tranh cách
mạng của nhân dân trong huyện. Các cuốn sách này chỉ đưa ra một số thành
tựu cơ bản, mang tính khái quát chứ chưa nêu được những nội dung cụ thể
trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở Từ Sơn từ năm 1999 đến
năm 2008.
Một số bài viết trên các báo; trên Website của Đảng cộng sản: Từ Sơn
(Bắc Ninh) hiệu quả hơn sau 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
huyện, ngày 30/7/2008; Thị trấn Từ Sơn phát triển kinh tế xã hội đi đôi với
xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh - đăng trên Báo Bắc Ninh số ra ngày
01/3/2007…
Đặc biệt Luận văn thạc sỹ của Chu Thị Thanh Tâm - chuyên ngành
Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân

10


văn, Đại học Quốc gia Hà Nội: “Đảng bộ Từ Sơn chỉ đạo quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong những năm 1999 - 2005” đã nghiên cứu khá kĩ về

sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện với vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc
biệt là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn từ khi tái lập huyện
đến năm 2005.
Tuy vậy, chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách tồn diện về chủ
trương, đường lối lãnh đạo phát triển kinh tế và giải quyết các chính sách xã
hội ở Từ Sơn từ năm 1999 đến nay (2008). Trên cơ sở kế thừa những cơng
trình nghiên cứu trên về cơ sở lý luận, nguồn tư liệu, phương pháp nghiên
cứu… tác giả trình bày một cách có hệ thống vai trị của Đảng bộ huyện Từ
Sơn trong lãnh đạo phát triển kinh tế và thực hiện một số chính sách xã hội từ
năm 1999 đến năm 2008.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu các chủ trương về phát triển kinh tế, thực hiện một số chính
sách xã hội từ năm 1999 - 2008 của Đảng bộ huyện Từ Sơn; đánh giá kết quả
việc thực hiện các chủ trương đó từ khi tái lập huyện đến nay; rút ra những
kinh nghiệm quan trọng để vận dụng trong giai đoạn mới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Làm rõ quá trình Đảng bộ Thị xã Từ Sơn quán triệt và vận dụng
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn; chỉ đạo phát triển
kinh tế và thực hiện các chính sách xã hội ở địa phương từ năm 1999 đến năm
2008.
+ Đánh giá các thành tựu, hạn chế và rút ra những bài học kinh nghiệm từ
thực tiễn lãnh đạo phát triển kinh tế và thực hiện một số chính sách xã hội ở Từ
Sơn trong giai đoạn hiện nay nhằm đạt kết quả cao hơn trong những giai đoạn
tiếp theo.

11


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo,
chỉ đạo của Đảng bộ huyện Từ Sơn (Bắc Ninh) về vấn đề phát triển kinh tế và
thực hiện một số chính sách xã hội.
* Phạm vi nghiên cứu:
+ Về khơng gian: Nghiên cứu về chủ trương và các chính sách phát
triển kinh tế - xã hội diễn ra trên địa bàn huyện Từ Sơn (Bắc Ninh).
+ Về thời gian: Nghiên cứu quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ
huyện Từ Sơn trong 10 năm qua, từ năm 1999 đến năm 2008.
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
* Nguồn tài liệu: Để thực hiện luận văn này, tác giả đã sử dụng nguồn
tài liệu chủ yếu từ Hồ Chí Minh tồn tập, các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng
cộng sản Việt Nam liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế, thực hiện chính
sách xã hội. Văn kiện đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh. Các Văn kiện, Nghị
quyết, Báo cáo của Thị uỷ, UBND và các Phịng, Ban ngành, đồn thể của
huyện Từ Sơn trong những năm từ 1999 đến 2008 và một số tác phẩm, bài
viết về Từ Sơn. Ngồi ra luận văn cịn sử dụng các cơng trình khoa học, các
luận văn, luận án, những bài nói, bài viết của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước
liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế và thực hiện chính sách xã hội.
* Phương pháp nghiên cứu: Để tìm hiểu sự lãnh đạo phát triển kinh tế
và thực hiện chính sách xã hội một cách khách quan, luận văn sử dụng
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử; sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, nhưng chủ yếu là phương pháp
lịch sử, phương pháp lôgic và sự kết hợp hai phương pháp đó. Ngồi ra, luận
văn cịn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp thống kê, so sánh,
đối chiếu, điều tra xã hội học…

12


6. Đóng góp của luận văn

- Trước hết là tập hợp, hệ thống các tư liệu về đảng bộ huyện Từ Sơn
trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế và thực hiện một số chính sách xã
hội. Hệ thống hố những chủ trương, chính sách, biện pháp, cách thức mà
Đảng bộ huyện Từ Sơn đã thực hiện để lãnh đạo phát triển kinh tế và thực
hiện các chính sách xã hội.
- Khẳng định sự lãnh đạo tập trung, có hiệu quả của Đảng bộ huyện Từ
Sơn trong phát triển kinh tế - xã hội.
- Tổng kết, đúc rút những kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ huyện Từ
Sơn lãnh đạo phát triển kinh tế, thực hiện một số chính sách xã hội từ khi tái
lập huyện đến nay.
- Luận văn có thể là nguồn tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu,
giảng dạy về lịch sử địa phương trên địa bàn huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm 3 chương, 9 tiết:
Chƣơng 1: Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa.
Chƣơng 2: Chủ trương và sự chỉ đạo phát triển kinh tế, thực hiện chính
sách xã hội ở Từ Sơn.
Chƣơng 3: Kết quả và một số kinh nghiệm.

13


Chƣơng 1
KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,
KINH TẾ - XÃ HỘI, VĂN HOÁ CỦA HUYỆN TỪ SƠN
1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Từ Sơn
Huyện Từ Sơn là một trong 8 huyện, thị, thành phố của tỉnh Bắc Ninh,
nằm ở cửa ngõ phía bắc của thủ đơ Hà Nội. Phía Bắc giáp huyện n Phong
(có dịng sơng Ngũ Huyện Khê làm ranh giới; phía Đơng giáp huyện Tiên Du;

phía Tây và Nam giáp các huyện Đông Anh, Gia Lâm (Hà Nội).
Diện tích đất tự nhiên của huyện là 6140 ha, gồm 07 phường: Đình
Bảng, Đơng Ngàn, Đồng Ngun, Đồng Kỵ, Châu Khê, Tân Hồng, Trang Hạ
và 05 xã: Hương Mạc, Phù Chẩn, Phù Khê, Tam Sơn, Tương Giang
Từ Sơn nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, được bồi đắp
bởi phù sa của các con sông lớn: sông Hồng, sơng Đuống…. Địa hình bằng
phẳng, có dịng sơng Ngũ Huyện Khê chảy qua vùng phía Tây và Bắc huyện.
Sơng Ngũ Huyện Khê có lưu lượng nước vừa phải, rộng khoảng 100 - 150m,
là nguồn cung cấp nước cho sản xuất nơng nghiệp ở nhiều xã trong huyện. Từ
Sơn có những ngọn núi thấp, tiêu biểu là núi Tiêu (cịn có tên gọi là núi Bà
Tiêu hay Tiêu Sơn).
Từ Sơn thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, chịu ảnh hưởng rõ rệt của gió
mùa với 4 mùa: xn, hạ, thu, đơng; trong đó hai mùa chính là mùa mưa và
mùa khơ. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 (tập trung vào các tháng
7,8,9, chiếm 70% lượng mưa của cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3
năm sau (trong đó tháng 1 và tháng 2 là thời kỳ mưa phùn ẩm ướt, cộng với
giá rét kéo dài do ảnh hưởng của các đợt gió mùa đơng bắc).
Nhiệt độ trung bình năm 23,30C; độ ẩm trung bình năm 84%, lượng
mưa trung bình 1.386,8mm/năm; hướng gió chủ đạo là gió Đơng và Đơng
Bắc, mùa hạ có gió Nam và Đơng Nam. Sự phân hố khí hậu theo mùa đã tạo

14


điều kiện cho huyện phát triển một nền nông nghiệp phong phú, đa dạng về
cây trồng, vật nuôi.
Huyện Từ Sơn có sơng Ngũ Huyện Khê là nhánh của sơng Cầu, cách
trung tâm huyện 1,5km về phía Tây Bắc, chảy qua khu vực phường Châu
Khê, Trang Hạ, Đồng Kỵ, các xã Phù Khê, Hương Mạc. Từ Sơn có hồ lớn
(Loa Hồ - thường gọi là khu Đền Đầm) nằm ở khu vực phường Tân Hồng,

rộng khoảng 25 ha. Ngoài ra trên địa bàn huyện cịn có nhiều hồ, ao nhỏ nằm
rải rác ở các xã trong huyện.
1.2. Truyền thống văn hoá - lịch sử của huyện Từ Sơn
Huyện Từ Sơn được hình thành từ rất sớm, được đánh giá là vùng đất
có bề dày văn hố và lịch sử. Từ thời đại Hùng Vương, vùng đất Từ Sơn đã
có nhiều bộ tộc người Việt sinh sống dọc theo bờ sông Tiêu Tương (nay thuộc
địa phận phường Đình Bảng, phường Đồng Nguyên, xã Tam Sơn, Tương
Giang. Dưới thời Hùng Vương, nước Văn Lang được chia thành 15 bộ, Từ
Sơn nằm trong bộ Vũ Ninh; đời nhà Đường đô hộ, Từ Sơn thuộc địa phận của
Long Châu; thời Lê Đại Hành (989 - 1005) gọi là Cổ Pháp, thời nhà Lý (1010
- 1225) đổi thành phủ Thiên Đức; thời Trần (1225 - 1400) được gọi là huyện
Đông Ngàn, rồi huyện Từ Sơn. Thời Lê (1428 - 1788) phủ Từ Sơn được thành
lập. Đến thời Hồng Đức, Từ Sơn thuộc trấn Kinh Bắc.
Huyện Từ Sơn là một vùng quê có truyền thống Nho học và khoa bảng
nổi tiếng trong tỉnh Bắc Ninh và cả nước. Sách Bắc Ninh dƣ địa chí của Đỗ
Trọng Vĩ ghi nhận: ở phủ Từ Sơn, từ xưa Đông Ngàn là đất văn hiến hơn cả.
Các xã đều có văn học. Nhưng trong đó bảy tổng Phù Lưu, Tam Sơn, Nghĩa
Lập, Mẫn Xá, Dục Tú, Hội Phụ, Hạ Dương có nhiều nhất.
Theo sách Thiền Nam lịch triều truyện đăng khoa của Phan Hịa Phủ có
ghi chép về số người đỗ đại khoa, bắt đầu từ khoa thi đầu tiên năm 1075 (thời
Lý) cho đến năm 1788 (thời Lê Trung Hưng), số người đỗ đại khoa ở xứ Kinh
Bắc: 593, phủ Từ Sơn: 282, riêng huyện Đông Ngàn chiếm 138 người đỗ tiến

15


sỹ, trong đó có 4 người đỗ trạng nguyên: Nguyễn Quán Quang (Tam Sơn),
Nguyễn Giản Thanh (Hương Mạc), Ngô Miễn Thiệu (Tam Sơn), Nguyễn
Xuân Chính (Phù Chẩn).
Từ lâu, Từ Sơn nổi tiếng với nhiều ngành nghề truyền thống. Theo sách

“Bắc Ninh phong thổ tạp ký” thì ở vùng Đơng Ngàn - Từ Sơn thời kỳ trước
cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã nổi tiếng với nhiều ngành nghề thủ công
truyền thống, gắn liền với những địa danh như: Nghề thợ mộc, chạm khắc
trên gỗ ở các xã Phù Khê, Hương Mạc, Đồng Quang, Tân Hồng; nghề thợ
sơn, sơn mài, nhuộm thâm ở xã Đình Bảng, Tân Hồng; nghề rèn sắt ở Đa Hội
(Châu Khê); nghề dệt vải, dệt lụa ở Tam Sơn, Tương Giang…
Hầu hết các ngành nghề thủ công truyền thống trên gắn với các sản
phẩm từ bao đời nay đã nổi tiếng cả nước. Trong đó, nghề mộc, chạm khắc
gỗ xuất hiện trên đất Phù Khê có từ bao giờ, đến nay chưa có tài liệu để xác
minh, nhưng qua một số cơng trình kiến trúc có giá trị do những người thợ ở
Từ Sơn đặc biệt người Phù Khê làm còn để lại như chùa Tây Phương (Hà
Tây - Hà Nội), chùa Bút Tháp (Thuận Thành), chùa Lim (Tiên Du) cho đến
đình Diềm Xã, đình Đình Bảng. Có thể thấy nghề mộc - chạm khắc ở đây đã
xuất hiện từ khá sớm, đặc biệt vào thời Hậu Lê (thế kỷ XVII - XVIII), làng
nghề chạm khắc ở Phù Khê đã nổi tiếng khắp nơi và nó được phát triển sang
nhiều địa phương khác quanh vùng như Đồng Kỵ, Hương Mạc, Tam Sơn…
Sản phẩm của họ gắn bó từ những đồ gia dụng trong gia đình cho đến đồ thờ
cúng, tạc tượng, đặc biệt là những cơng trình kiến trúc lớn như đình, chùa,
miếu, phủ, lăng tẩm chạm khắc rồng, phượng lộng lẫy. Do cần cù, chịu khó,
cộng với óc thẩm mỹ tinh tế và đơi bàn tay khéo léo, người dân các địa
phương Phù Khê, Hương Mạc, Đồng Kỵ đã phát triển nghề mộc vớí nhiều
loại hình như: hàng ngang (làm nhà cửa, đồ gia dụng); hàng chạm (hương
án, long khám, long châu, hoành phi, câu đối, tủ, xa lơng, tủ chè…). Ở loại
hình nào, người Phù Khê, Hương Mạc, Đồng Kỵ cũng cho ra đời những sản

16


phẩm đạt đến trình độ khéo léo, tinh xảo và thẩm mỹ cao. Nghề mộc, nghề
rèn sắt chủ yếu ở Đa Hội (Châu Khê) cũng khá phát triển. Nghề này chuyên

cung cấp công cụ lao động và sinh hoạt cho cả một vùng. Không những thế,
các sản phẩm của các ngành nghề trên rất được ưa chuộng và được bán ra
khắp các thị trường trong huyện, trong tỉnh và trong cả nước, thậm chí xuất
khẩu sang một số nước lân cận.
Hiện nay, do nhu cầu của thị trường, các nghề sản xuất này ngày một
phát triển. Ngoài ra một số nghề khác như nghề dệt vải, sản xuất gạch ngói…
cũng được người dân duy trì và phát triển. Bên cạnh đó, người dân Từ Sơn
cịn mạnh dạn đầu tư, mở mang thêm một số ngành nghề mới như: sơn mài,
làm ghế mây, mành trúc, thảm, tre nan… phục vụ cho việc tiêu dùng và xuất
khẩu. Các nghề trên ra đời không chỉ tạo công ăn việc làm mà đã trở thành
những nghề sản xuất mang lại thu nhập chính của người dân địa phương,
đồng thời nó cịn được phát triển rộng rãi sang các vùng lân cận.
Vào những năm đầu của thế kỷ XX, Từ Sơn là một trong những địa
phương đã nhạy bén tiếp thu đường lối cách mạng mới do đồng chí Nguyễn
Ái Quốc truyền bá thơng qua Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Các hội
viên ở Từ Sơn đã tích cực hoạt động, nhanh chóng xây dựng cơ sở cách mạng
đầu tiên. Chi hội Việt Nam cách mạng Thanh niên được thành lập tại làng
Tam Sơn, huyện Từ Sơn là chi hội đầu tiên của tỉnh Bắc Ninh. Đây là “chi hội
thử nghiệm” của Ngô Gia Tự về cơng tác tun truyền, vận động các trí thức
yêu nước ở nông thôn đi theo con đường cách mạng vô sản. Từ thành công
này, các chi hội đã được phát triển rộng trên địa bàn huyện Từ Sơn và tỉnh
Bắc Ninh. Đến tháng 6 - 1927, tỉnh Bắc Ninh có 6 chi hội gồm khoảng 40 hội
viên. Tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tiếp tục phát triển ở huyện
Từ Sơn và tỉnh Bắc Ninh. Thời kỳ cách mạng 1930 - 1931 và 1936 - 1939, ở
Từ Sơn, các làng Phù Lưu, Cẩm Giang, Trang Liệt… cũng có các tổ chức
phường, hội với hàng trăm quần chúng tham gia, có phong trào đọc sách báo

17



tiến bộ, phong trào truyền bá chữ quốc ngữ. Tiêu biểu cho các phong trào này
có Đình Bảng, Phù Lưu… Thông qua các hoạt động của Hội Việt Nam cách
mạng thanh niên, nhân dân Từ Sơn sớm giác ngộ cách mạng, phát huy nhiệt
tình yêu nước. Nhiều quần chúng ở hàng chục làng xóm, phố phường đã tham
gia đấu tranh chống thực dân, phát xít, chống phản động thuộc địa, giành
quyền dân sinh, dân chủ, đòi tự do, cơm áo, hịa bình. Các tổ chức ái hữu,
nghiệp đồn, hội quần chúng hoạt động công khai hợp pháp [6, tr.57].
Thời kỳ 1939 - 1945 là thời kỳ đấu tranh sôi động nhất của quân và dân
Từ Sơn. Phong trào cách mạng tương đối mạnh, lại ở vị trí thuận lợi, tiếp giáp
với Thủ đơ Hà Nội, trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước, là
chiếc cầu nối giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ, thủ đô Hà Nội với các tỉnh trung
du, miền núi phía Bắc tổ quốc cho nên được Trung ương Đảng và xứ ủy Bắc
Kỳ chọn và trực tiếp chỉ đạo các cơ sở cách mạng chuyển vào hoạt động bí
mật bất hợp pháp từ cuối năm 1939 như cơ sở cách mạng ở làng Đình Bảng,
làng Phù Lưu, Cẩm Giang, Trang Liệt, Phù Khê, Tam Sơn [6, tr.60-61].
Trong thời gian này, nhiều lớp thanh niên học sinh yêu nước Từ Sơn đã
trở thành cốt cán của phong trào thời kỳ đầu bước vào hoạt động bí mật: Lê
Quang Đạo, Nguyễn Duy Thân… Nhiều nhà là cơ sở, nơi ăn ở, hội họp của
các đồng chí cán bộ xứ ủy Bắc Kỳ và Thường vụ Trung ương Đảng như nhà
cụ Nguyễn Tiến Tuân (tức Đám Thi), nhà cụ Hương Canh (Đình Bảng)…
Nhiều đồn viên thanh niên phản đế cũng được kết nạp vào Đảng. Nhiều chi
bộ ghép đã tích cực hoạt động, nhanh chóng xây dựng, phát triển các tổ chức
quần chúng tiêu biểu như: chi bộ Đình Bảng - Phù Lưu - Cẩm Giang.
Tại Từ Sơn đã diễn ra Hội nghị Trung ương lần thứ VII (từ ngày 9 đến
ngày 11 - 11 - 1940); nơi ra đời bản chỉ thị lịch sử (ngày 12- 3 - 1945) “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” - kim chỉ nam cho mọi hoạt động
của Đảng, toàn dân trong thời kỳ kháng Nhật cứu nước và khởi nghĩa giành
chính quyền tháng Tám năm 1945.

18



Thời kỳ cao trào kháng Nhật cứu nước tiến lên giành chính quyền về
tay cách mạng, Từ Sơn hịa chung trong khơng khí cùng các địa phương trong
tồn quốc đã tổ chức đấu tranh chống áp bức, bóc lột của phát xít Nhật, cường
hào, ác bá. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh chống quân đội Nhật lấy thóc tại làng
Phù Ninh (Từ Sơn) - cuộc đấu tranh này có sự tham gia của hàng nghìn quần
chúng, gây tiếng vang lớn trong vùng, trong tỉnh Bắc Ninh. Tinh thần nổi dậy
quật khởi, đấu tranh của quần chúng dâng cao hơn lúc nào hết làm cho bọn
lính Nhật hoảng sợ tháo chạy. Tháng Tám mùa thu năm 1945, tồn bộ chính
quyền cấp cơ sở, cấp phủ ở Từ Sơn đã về tay cách mạng, trong đó Đình Bảng
giành chính quyền sớm nhất. Ngày 18 - 8 - 1945, nhân dân toàn huyện Từ
Sơn nhất tề đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền, mở ra một kỷ nguyên
mới: độc lập - tự do.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), nhân dân Từ Sơn
cùng nhân dân trong tỉnh và cả nước ra sức bảo vệ chính quyền non trẻ, đã
tích cực đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực
cánh sinh, đồng thời tiến hành chiến tranh du kích, diệt tề, trừ gian, tiêu diệt
sinh lực địch, góp sức cùng cả nước đánh bại những âm mưu thâm độc của
thực dân Pháp. Chiến thắng Điện Biên Phủ (tháng 5 - 1945) đã kết thúc thắng
lợi cuộc kháng chiến chống Pháp.
Trong 21 năm (1954 - 1975) tiếp theo, nhân dân Từ Sơn cùng nhân dân
miền Bắc phấn khởi bước vào thời kỳ mới, thời kỳ bắt tay vào thực hiện cải
cách ruộng đất, khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã
hội và vừa sản xuất, vừa chiến đấu chống sự phá hoại của đế quốc Mỹ, hoàn
thành xuất sắc nghĩa vụ hậu phương của mình: chi viện sức người, sức của
cho đồng bào miền Nam ruột thịt đấu tranh thống nhất nước nhà.
Truyền thống đấu tranh và bảo vệ, xây dựng đất nước của cha ông là
một động lực lớn mà ngày nay nhân dân Từ Sơn đã và đang kế thừa, phát huy,
không ngừng học hỏi, nỗ lực phấn đấu vươn lên xứng đáng là một vùng phát


19


triển đầy tiềm năng, hứa hẹn thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp trong và
ngoài nước, sớm trở thành đô thị phát triển của tỉnh và cả nước.
1.3. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Từ Sơn trƣớc năm 1999
Cuối những năm 70 đầu những năm 80 của thế kỷ XX, kinh tế nước ta
gặp nhiều khó khăn do tồn tại cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, đất nước
lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự
thật, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) được tổ chức và đề ra
đường lối đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế trong đó đề ra ba
chương trình kinh tế lớn, trọng điểm: sản xuất lương thực thực phẩm, hàng
tiêu dùng, hàng xuất khẩu nhằm đưa nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng
và tiếp tục đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Nhằm vận dụng đúng đắn, sáng tạo và cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) vào thực tiễn địa phương, tỉnh uỷ Hà
Bắc có nhiều Nghị quyết bổ sung vào phương hướng, nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội. Trong báo cáo bổ sung Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của
Đảng bộ Tỉnh (1986) xác định: “Nắm vững mục tiêu quan trọng hàng đầu là
giải quyết vấn đề lƣơng thực, thực phẩm để ổn định đời sống nhân dân”. Tỉnh
uỷ xác định nhiệm vụ đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ trọng yếu
nhất của tỉnh. Vấn đề lương thực - thực phẩm được đặt lên vị trí hàng đầu, là
vấn đề cấp thiết nhất, quan trọng nhất. Nếu giải quyết tốt, vững chắc vấn đề
lương thực - thực phẩm là cơ sở giải quyết các vấn đề khác.
Nhằm quán triệt những nội dung cơ bản của Nghị quyết số 10 NQ/TW
của Bộ Chính trị ngày 30 và 31/5/1998, Tỉnh uỷ đã mở hội nghị cán bộ toàn
tỉnh để quán triệt Nghị quyết và ngày 15/7/1998, Tỉnh uỷ ra Nghị quyết số 14
- NQ/TU về “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”. Về cơ chế quản lý kinh
tế nông nghiệp, Tỉnh uỷ chỉ đạo tiếp tục giải quyết hai vấn đề quan trọng là:


20


hồn thiện cơ chế khốn sản phẩm đến hộ xã viên và giải quyết vấn đề dịch
vụ, cung ứng vật tư.
Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm trong chỉ đạo nhân dân thực hiện các
mục tiêu kinh tế - xã hội nhiệm kỳ X (1986 - 1988), đặc biệt phân tích những
ngun nhân thành cơng cũng như ngun nhân của những hạn chế, khuyết
điểm trong việc lãnh đạo của Ban chấp hành đảng bộ huyện khoá X, Đại hội
đại biểu lần thứ XI của Đảng bộ huyện (từ ngày 27 đến ngày 29/1/1988) được
triệu tập và đã đề ra phương hướng phát triển kinh tế - xã hội trong những
năm tới (1988 - 1990) của huyện là: Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ VI của Đảng, thực hiện nghị quyết Đại hội tỉnh Hà Bắc lần
thứ VII, với tinh thần đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế; giải phóng
mọi năng lực sản xuất, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp; kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất với phân phối lưu thông, tăng nhanh
khối lượng sản phẩm hàng hoá, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu; từng bước ổn
định đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; hoàn thành nghĩa vụ với
Nhà nước; giữ vững trật tự an ninh; tăng cường đổi mới công tác tư tưởng, tổ
chức, cán bộ… xây dựng Đảng bộ huyện vững mạnh và từng bước xây dựng
huyện có cơ cấu kinh tế nơng nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp hồn chỉnh.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X và lần thứ XI là sự vận
dụng tinh thần đổi mới của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng
vào thực tế địa phương. Nghị quyết đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, hướng
dẫn tồn Đảng, tồn dân trong huyện phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế
- xã hội mà Đại hội đề ra [6, tr.243].
Trước tình hình chung của cả tỉnh và cả nước, nền kinh tế của huyện
vẫn tiếp tục mất cân đối nghiêm trọng, giá cả thị trường biến đổi phức tạp, đời
sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội đại

biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, với tinh thần đổi mới, với thái độ nhìn
thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật và qua 5 năm thực hiện nghị quyết

21


Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X (10-14/9/1986), lần thứ XI (27-29/10/1998),
Đảng bộ đã tập trung chỉ đạo thực hiện 3 chương trình kinh tế và làm cho
kinh tế xã hội của huyện phát triển.
Sản xuất nông nghiệp: Nông nghiệp được xác định là mặt trận hàng đầu
nhằm thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn của Đảng, Đảng bộ đã vận dụng
việc đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp, đưa tinh thần nội dung nghị quyết
10-NQ/TW của Bộ Chính trị vào thực hiện ở cơ sở đã tạo động lực mới.
Trong hai năm 1989 - 1990, theo tinh thần nội dung Nghị quyết 10 của
Bộ Chính trị, địa phương đã thực hiện cải tiến cơ chế khoán sản phẩm đến hộ
xã viên, kết hợp với tăng cường công tác quản lý, củng cố hợp tác xã. Mặt
khác, việc đầu tư phát triển nông nghiệp, nhất là công tác thủy lợi, áp dụng
các tiến bộ kỹ thuật về thâm canh, về giống cây trồng có năng suất cao, chống
chịu sâu bệnh, chịu rét vào sản xuất, việc bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng, tận
dụng những yếu tố thuận lợi về thời vụ, thời tiết, lo chạy vật tư ngồi kế
hoạch, chăm sóc, phịng trừ sâu bệnh được coi trọng hơn trước đã tạo điều
kiện cho sản xuất nơng nghiệp có bước tiến bộ rõ rệt. Các điển hình về năng
suất lúa cao như:Tân Hồng, Đồng Nguyên, Đồng Quang, Phù Khê, Hương
Mạc ngày càng được mở rộng. Năng suất lúa bình qn cả năm khơng ngừng
tăng từ 28,35 tạ/ha lên 35,6 tạ/ha năm 1989; sản lượng lương thực quy thóc
năm 1986 đạt 54.630,9 tấn thì đến năm 1989 đạt 73.403,5 tấn [6, tr.244].
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp đã có cố gắng chuyển đổi sang cơ chế
mới, từng bước thích ứng với thị trường. Khối tiểu thủ công nghiệp giữ vững
được quy mô, nhịp độ sản xuất. Do chính sách đổi mới của Đảng, các cơ sở sản
xuất đã nêu cao vai trò tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tăng cường mở rộng

liên kết, liên doanh tìm kiếm thị trường, tiêu thụ sản phẩm để giải quyết, khắc
phục các vấn đề về vật tư, nguyên liệu, về trang bị kỹ thuật và tạo thêm việc
làm cho nhiều người lao động. Tiêu biểu các cơ sở: Liên Minh, Tân Tiến, mỹ
nghệ Đình Bảng, Tân Hồng. Đặc biệt là việc Nhà nước khuyến khích các thành

22


phần kinh tế, kể cả các hộ cá thể, tư nhân có tay nghề lao động, tiền vốn tiến
hành sản xuất các mặt hàng truyền thống, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu…
nên ngành tiểu thủ công nghiệp từ năm 1986 trở đi có sự phát triển tương đối
khá. Một số ngành nghề thủ công nghiệp, nghề truyền thống bước đầu được
khôi phục và phát triển như rèn Đa Hội; đồ gỗ Đồng Kỵ, Phù Khê, Kim Thiều;
dệt Hồi Quan. Trong đó một số ngành nghề như đồ gỗ, sắt thép, vật liệu xây
dựng phát triển mạnh. Sản lượng tiểu thủ công nghiệp ngày một tăng, đáp ứng
yêu cầu hàng hóa tiêu dùng và xuất khẩu của huyện, đặc biệt là giải quyết được
việc làm cho hàng ngàn lao động. Nhờ sự phát triển của tiểu thủ công nghiệp
mà kim ngạch xuất khẩu của huyện ngày càng tăng, năm 1990 đạt 20 triệu
đồng bằng 95,2% kế hoạch. Tổng giá trị sản lượng tăng nhanh, năm 1986 đạt
8.021.000 đến năm 1990 tăng lên 98.000.000 [6, tr.245-246].
5 năm (1986 - 1990), Đảng bộ huyện đã chỉ đạo tập trung thực hiên ba
chương trình kinh tế và đã đạt được những thành tựu nhất định: đất đai, lao
động, cơ sở vật chất kỹ thuật đã được bố trí, sắp xếp và sử dụng hợp lý hơn,
nhất là trong nông nghiệp đang từng bước khắc phục tình trạng sản xuất tự
cấp, tự túc chuyển dần sang sản xuất hàng hóa. Sức sản xuất được giải phóng
một phần, đầu tư thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất cây trồng và con gia súc,
gia cầm được coi trọng. Những tiến bộ KHKT nông nghiệp được ứng dụng,
diện tích cây vụ đơng được mở rộng. Sản lượng lương thực, thực phẩm, hàng
tiêu dùng và hàng xuất khẩu hàng năm tăng lên. Đời sống vật chất và văn hóa
tinh thần của nhân dân có mặt được ổn định. Sự nghiệp phát triển giáo dục, y

tế, thể dục thể thao được chú ý. Các lĩnh vực khác cũng được giữ vững.
Bước sang thập kỷ 90, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, sự
sụp khủng hoảng và tan rã của Liên Xô và các nước Đông Âu ảnh hưởng
khơng nhỏ đến Việt Nam. Tình hình kinh tế - xã hội trong nước vẫn chưa
thoát khỏi khủng hoảng, lạm phát ở mức độ cao. Tuy nhiên, qua 5 năm thực
hiện đường lối đổi mới của Đảng, đất nước đã thu được những thành tựu nhất

23


định trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Ba chương trình kinh tế
lớn của Đảng từng bước được giải quyết, nhất là vấn đề lương thực, thực
phẩm, đời sống nhân dân ổn định, an ninh chính trị được giữ vững. Đó là tiền
đề quan trọng để thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới do Đảng ta khởi
xướng, lãnh đạo. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (tháng 6 - 1991)
của Đảng đã tổng kết 5 năm đổi mới, khẳng định thành tựu đầu tiên trên lĩnh
vực kinh tế: “Công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu bước đầu quan
trọng, tình hình chính trị của đất nước ổn định… nền kinh tế có những chuyển
biến tích cực. Đời sống của một bộ phận nhân dân có phần được cải thiện”
Đại hội cũng chỉ ra nhiệm vụ hết sức quan trọng là phải chuyển đổi cơ cấu
kinh tế lạc hậu lên cơ cấu kinh tế hiện đại: “Khi kết thúc thời kỳ q độ, hình
thành về cơ bản nền kinh tế cơng nghiệp với cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp dịch vụ gắn với phân công và hợp tác kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng”.
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Đảng bộ huyện đã quán triệt chủ
trương của Đảng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đến Đại hội Đảng bộ huyện lần
thứ XIII (29 - 30/3/1996) đã nhấn mạnh: kinh tế của huyện căn bản ổn định,
từng bước phát triển, kinh tế nhiều thành phần được xác lập và phát triển đúng
hướng… Đặc biệt vai trò lãnh đạo của Đảng tiếp tục được khẳng định và phát
huy. Đại hội xác định mục tiêu tổng quát và nhiệm vụ cụ thể, trong đó có nhiệm
vụ: “Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế: nông nghiệp - công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thương nghiệp và dịch vụ theo hướng tăng tốc độ

công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thƣơng nghiệp dịch vụ.
Do xác định đúng hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân vùng hợp lý
và thực hiện đầu tư cho sản xuất phát triển, từng bước khai thác có hiệu quả
tiềm năng sẵn có của từng địa phương, từng cơ sở nên kinh tế trên địa bàn
huyện không ngừng phát triển trên mọi lĩnh vực. Bình quân 5 năm (1991 –
1995) giá trị tổng sản lượng các ngành sản xuất trên địa bàn huyện đạt 404 tỷ
đồng, riêng năm 1995 đạt giá trị 554 tỷ 645 triệu đồng, đạt tốc độ tăng trưởng

24


bình qn hàng năm 9,13%. Trong đó tốc độ tăng bình qn từ sản xuất cơng
nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp là 8,7%, từ thương nghiệp dịch vụ là 18,35%
vượt mức đại hội XII đề ra. Đồng thời ba năm sau (1996 - 1998) tốc độ phát
triển không ngừng tăng, cụ thể:
Kinh tế nơng nghiệp phát triển khá tồn diện theo định hƣớng sản xuất
hàng hóa.
Trong 5 năm (1991 - 1995) giá trị tổng sản lượng ngành nông nghiệp
tăng từ 203,6 tỷ đồng (năm 1990) lên 274,3 tỷ đồng (năm 1995), đạt tốc độ
tăng bình qn 6,15%, giá trị nơng nghiệp và dịch vụ trên 1ha canh tác tăng từ
16,6 triệu đồng năm (1990) lên 22,8 triệu đồng (năm 1995). “Sản lượng lương
thực bình quân đạt 65.865 tấn/năm, tăng 7,2%/năm và tăng 7,7% so với sản
lượng bình quân 5 năm trước (1986-1990)”. “Năm 1997, năng suất đạt 46,12
tạ/ha, tổng sản lượng lương thực là 82.793,6 tấn (tăng 6,75% so với năm
1996). Năm 1998, tổng sản lượng lương thực đạt 86.784 tấn” [6, tr.287].
Có được những kết quả khả quan trên là do Huyện ủy tập trung chỉ đạo
các cơ sở, đơn vị thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp nhằm
tăng nhanh sản lượng lương thực, tăng cường ứng dụng, chuyển giao các tiến
bộ khoa học kỹ thuật đến hộ nơng dân, các giống lúa mới, lúa lai có năng suất
và giá trị kinh tế cao nhanh chóng được đưa vào sản xuất; đổi mới cơ cấu cây

trồng, vật nuôi kết hợp tăng đầu tư xây dựng và cải tạo các cơng trình thủy lợi
đầu mối, đưa năng suất và sản lượng cây trồng và vật nuôi tăng nhanh và làm
tăng thêm diện tích gieo trồng, đưa hệ số sử dụng đất từ 2,02 lần năm 1991
lên 2,2 lần năm 1995, 1998.
Năng suất và sản lượng cây trồng tăng thúc đẩy ngành chăn ni phát
triển. Đàn trâu, bị, gia súc, gia cầm bình quân hàng năm đều tăng. Trong
những năm 1991 - 1995, đàn trâu bò tăng 1,8%/năm, đàn lợn tăng 8,6%/năm.
Từ năm 1997, chương trình Sind hóa đàn bị đã đem lại hiệu quả kinh tế cao,
được nơng dân chấp nhận, tuy nhiên việc giải quyết thị trường tiêu thụ còn

25


×