Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự ảnh hưởng của làn sóng hàn tới lối sống, hành vi ứng xử của học sinh THPT hà nội giai đoạn 2009 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
______*****______

ĐỖ THỊ LIÊN VÂN

NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA LÀN SÓNG HÀN
TỚI LỐI SỐNG, HÀNH VI ỨNG XỬ CỦA HỌC SINH
THPT HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2009-2013

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Châu Á học

Hà Nội - 2014

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_____ *****______

ĐỖ THỊ LIÊN VÂN

NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA LÀN SÓNG HÀN TỚI LỐI
SỐNG, HÀNH VI ỨNG XỬ CỦA HỌC SINH THPT HÀ NỘI GIAI
ĐOẠN 2009-2013

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NG ÀNH CHÂU Á HỌC
Mã số: 60 31 06 01


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
GS.TS MAI NGỌC CHỪ

Hà Nội - 2014
2


MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................. 3
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ 5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... 6
MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 9
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài ................................................................................. 9
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................. 11
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 20
4. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng...................................................... 21
5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn .......................................................... 26
6. Cấu trúc của luận văn .......................................................................................... 26
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÀN SÓNG HÀN VÀ LỐI SỐNG,
HÀNH VI ỨNG XỬ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THƠNG ...... 28
1.1. Khái niệm, đặc điểm, sự hình thành của Làn sóng Hàn............................... 28
1.2. Đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi THPT....................................................... 32
1.3. Khái niệm, đặc điểm lối sống, hành vi ứng xử.............................................. 34
1.4. Những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của Làn sóng Hàn đối với học sinh
THPT Thành phố Hà Nội ........................................................................................ 39
1.5. Những nhân tố tác động chủ quan và khách quan đến q trình ảnh hưởng
của Làn sóng Hàn ..................................................................................................... 45
1.5.1. Những nhân tố tác động khách quan .......................................................... 45
1.5.2. Những nhân tố tác động chủ quan............................................................... 47
1.6. Kinh nghiệm của Hàn Quốc và bài học rút ra đối với Hà Nội .................... 51

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VỀ SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA LÀN SÓNG HÀN
QUỐC TỚI LỐI SỐNG VÀ HÀNH VI ỨNG XỬ CỦA HỌC SINH THPT
HÀ NỘI G IAI ĐOẠN 2009 - 2013 ...................................................................... 54
2.1. Thực trạng chung về học sinh THPT Hà Nội ................................................ 54
2.1.1. Về tình hình học tập của học sinh THPT .................................................... 54
2.1.2. Về tư tưởng đạo đức, lối sống ...................................................................... 55
2.1.3. Đời sống văn hóa, hành vi ứng xử............................................................... 58
2.1.4. Về hoạt động phong trào, đoàn thể ở trường và ở địa phương ............... 60
2.2. Thực trạng về sự ảnh hưởng của Làn sóng Hàn đến lối sống, hành vi ứng
xử của học sinh THPT Hà Nội ................................................................................ 61
2.2.1. Ảnh hưởng của Làn sóng Hàn qua lĩnh vực điện ảnh............................... 61
3


2.2.2. Làn sóng Kpop đang là trào lưu u thích của học sinh THPT Hà Nội . 65
2.2.3. Trào lưu học tiếng Hàn Quốc của học sinh THPT Hà Nội ...................... 71
2.2.4. Làn sóng Hàn với các sản phẩm tiêu dùng ngày càng phổ biến ............. 72
2.3. Những cơ hội và thách thức, nguyên nhân của những hạn chế về sự ảnh
hưởng của Làn sóng Hàn ......................................................................................... 78
2.3.1. Những cơ hội .................................................................................................. 78
2.3.2. Những thách thức, hạn chế ........................................................................... 79
2.3.3. Nguyên nhân của những thách thức và những vấn đề đặt ra .................. 80
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐỊNH HƢỚNG LỐI SỐNG VÀ
HÀNH VI ỨNG XỬ ĐỐI VỚI HỌC SINH THPT HÀ NỘI TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ VĂN HÓA ............................................... 85
3.1. Dự báo xu thế hội nhập và giao lưu văn hóa trong nước và trên thế giới.. 85
3.2. Một số giải pháp định hướng lối sống và hành vi ứng xử đối với học sinh
THPT Hà Nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế về văn hóa ................................ 86
3.2.1. Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với người dân Hà
Nội .............................................................................................................................. 86

3.2.2. Tổ chức Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cần đẩy mạnh định
hướng, tuyên truyền về Làn sóng Hàn ................................................................... 87
3.2.4. Vai trị định hướng của gia đình đối với lứa tuổi học sinh THPT........... 91
3.2.5. Ý thức và trách nhiệm của mỗi học sinh THPT Hà Nội khi tham gia giao
lưu, hội nhập quốc tế về văn hóa ............................................................................ 93
3.3. Đề xuất kiến nghị với Thành phố Hà Nội ...................................................... 93
3.3.1. Đối với các cấp chính quyền Thành phố Hà Nội....................................... 93
3.3.2. Đối với Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội ......................................................... 96
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 99
Phụ lục 1: Mẫu bảng hỏi ..................................................................................... 104
Phụ lục 2: Tóm tắt Kết quả điều tra khảo sát ............................................... 104

4


LỜI CẢM ƠN
Với lòng k ính trọng và biết ơn sâu sắc , tôi xin đươ ̣c bày tỏ lời cảm ơn
chân thành tới quý thầy, cô trong khoa Đông Phương học, Trường Đại học
Khoa học Xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, những người đã tận
tình truyền thụ và mở mang cho tơi những kiến thức q báu trong suốt q
trình tơi học tập và nghiên cứu tại trường.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đặc biệt tới thầy giáo hướng dẫn GS.TS. Mai
Ngọc Chừ, người đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo cho tôi những định hướng
quan trọng và xác đáng trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn
tốt nghiệp.
Thơng qua thành quả nghiên cứu của mình, tơi xin trân trọng cảm ơn tới
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội; Sở Nội Vụ Thành phố Hà Nội; Quỹ Thu
hút, đào tạo tài năng trẻ & nguồn nhân lực chất lượng cao của Thành phố đã
xem xét ra Quyết định cử tôi đi học và cấp học bổng cho tôi trong suốt thời

gian học tập tại trường. Tôi cũng bày tỏ lịng biết ơn của mình đến TS. Nguyễn
Đình Dương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển KT-XH Hà Nội đã quan
tâm, định hướng, tạo điều kiện cho phép tôi tham gia khóa học nâng cao trình
độ chun mơn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Tổ chức Korea Foundation đã quan tâm, hỗ trợ
cấp học bổng động viên thành tích học tập của tôi trong năm qua. Xin cảm ơn
các chuyên gia, các nhà quản lý, các thầy cô giáo và các em học sinh THPT Hà
Nội đã nhiệt tình cung cấp tư liệu và thơng tin trong q trình tôi thực hiện
điều tra khảo sát phục vụ nghiên cứu. Cuối cùng, xin bày tỏ lòng cảm ơn chân
thành tới gia đình, bạn bè đồng khóa đã chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi
trong thời gian học tập vừa qua.
Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng do q trình vừa đi làm vừa đi học, thời
gian có hạn nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót.
Tơi rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo, bổ sung thêm của Hội đồng,
thầy cơ và các bạn.
Một lần nữa, xin kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp cao quý.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2014
Trân trọng

Đỗ Thị Liên Vân
5


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
THPT

Trung học phổ thông


TNCS

Thanh niên Cộng sản

HCM

Hồ Chí Minh

TP

Thành phố

TTN

Thanh thiếu niên

TTATXH

Trật tự an tồn xã hội

NXB

Nhà xuất bản

HNQT

Hội nhập quốc tế

MXHVN


Mạng xã hội Việt Nam

TVTN

Trẻ vị thành niên

VN

Việt Nam

HN

Hà Nội

TBD

Thái Bình Dương

KHXH

Khoa học xã hội

CLB

Câu lạc bộ

CNXH

Chủ nghĩa xã hội


KT-XH

Kinh tế xã hội

NN

Nhà nước



Lao động

KHCN

Khoa học cơng nghệ

GDĐT

Giáo dục đào tạo

ĐTN

Đồn thanh niên

HDI

Chỉ số phát triển con người

VH


Văn hóa

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

VTV

Đài Truyền hình Việt Nam

HTQT

Hợp tác quốc tế

6


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Nội dung

Trang

1

Bảng 2.1: Quan niệm về những ảnh hưởng tích cực và tiêu
cực của Hàn lưu đối với học sinh THPT Hà Nội

59


DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

Nội dung

Trang

1

Hình 1.MĐ: Mơ hình làn sóng của Johannes Schmidt, 1872

8

2

Hình 2.MĐ: Mơ hình làn sóng mới theo khơng gian và thời gian
của Charler Bailey, 1973

9

3

Hình 3.MĐ: Mơ hình làn sóng mới theo một hướng của Charler
Bailey, 1973

9

4


Hình 4.MĐ: Mơ hình hóa sự hấp thụ Làn sóng Hàn của học sinh
THPT Hà Nội

16

5

Hình 2.1: Mức độ về lịng tự hào dân tộc của học sinh THPT Hà
Nội

47

6

Hình 2.2: Điểm yếu của học sinh THPT hiện nay

50

7

Hình 2.3: Loại hình văn hóa nghệ thuật u thích của học sinh
THPT Hà Nội

51

8

Hình 2.4: Thái độ của h/s THPT khi tham gi a các hoạt động xã
hội


52

9

Hình 2.5: Tỉ lệ sử dụng thường xuyên và rất thường xuyên các
sản phẩm Hàn lưu của học sinh THPT Hà Nội

53

10

Hình 2.6: Tương quan giữa giới tính và thái độ, tần suất tiêu thụ
phim, nhạc Hàn Quốc (tính trên số phiếu có trả lời)

56

11

Hình 2.7: Tương quan giữa khu vực sinh sống và thái độ, tần suất
tiêu thụ phim, nhạc Hàn Quốc của học THPT HN(tính trên số
phiếu có trả lời)

57

12

Hình 2.8: Tỷ lệ học sinh THPT Hà Nội có thần tượng Hàn Quốc

58


13

Hình 2.9: Mức độ thích học tiếng Hàn của học sinh THPT Hà Nội

62

14

Hình 2.10: Xét tương quan giới tính và khu vực sinh sống về mức
độ thích học tiếng Hàn của học sinh THPT Hà Nội

62

7


15

Hình 2.11: Tương quan giữa giới tính và thái độ với các sản
phẩm/dịch vụ tiêu dùng Hàn Quốc (tính trên số phiếu có trả lời)

64

16

Hình 2.12: Tương quan giữa khu vực sinh sống và thái độ với các
sản phẩm /dịch vụ tiêu dùng Hàn Quốc (tính trên số phiếu có trả
lời)

65


17

Hình 2.13: Qn ăn Hàn có hình ảnh của các thần tượng được
học sinh ưa chuộng

66

18

Hình 2.14: Các sản phẩm "made in Korea" cũng được học sinh
ưu tiên sử dụng

67

8


MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
1.1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trong bối cảnh giao lưu và hội nhập quốc tế về văn hóa ngày càng sâu
rộng với các nước nói chung và Hàn Quốc nói riêng, học sinh THPT Hà Nội đã
có điều kiện làm quen với nhiều loại hình văn hóa, nghệ thuật thế giới, trong
đó có một số loại hình văn hóa, nghệ thuật hiện đại của Hàn Quốc hay cịn gọi
là “làn sóng văn hóa Hàn Quốc” - “Hallyu” (Hàn lưu). Đây là điều kiện thuận
lợi để nâng cao nhận thức và trình độ thẩm mỹ cho học sinh THPT Hà Nội, là
điều kiện mở rộng tầm hiểu biết và suy nghĩ cho giới sáng tạo nghệ thuật, tiếp
thu các yếu tố tích cực làm phong phú thêm các loại hình giải trí lành mạnh,
làm đa dạng thêm cho nền văn hóa của dân tộc Việt Nam và đặc biệt là củng

cố thêm mối quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực của Việt Nam và Hàn Quốc.
Không thể phủ nhận những tác động tích cực mà làn sóng Hàn (Hallyu)
mang lại như các bộ phim có tính nhân văn, giàu tình cảm về những mối quan
hệ xã hội hay những sản phẩm giải trí hiện đại, sơi động cho giới trẻ hiện
nay… Tuy nhiên, sự xâm nhập quá ồ ạt của làn sóng Hallyu cũng tiềm ẩn
những nguy cơ bất ổn. Điều nguy hại ở chỗ là bên cạnh sự “si mê thần tượng”
đến từ văn hóa nghệ thuật Hàn Quốc, trong khi các em có thể thuộc lòng từng
bài hát, từng điệu nhảy, từng cái tên, sở thích, sở ghét của “sao Hàn” thì phần
lớn các em học sinh THPT Hà Nội lại không biết đến hoặc khơng thích các loại
hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam như: chèo, tuồng, ca trù, cải
lương... Chưa kể đến, các xu hướng thời trang, trang điểm, ẩm thực…của Hàn
Quốc đều dễ dàng trở thành trào lưu, thành “mốt” đối với học sinh THPT Hà
Nội. Điều đáng nói là từ việc các em thần tượng một cách thái quá các ca sĩ,
diễn viên điện ảnh của Hàn Quốc mà sao nhãng việc học hành, bắt chước tất cả
mọi thứ kể cả trong cách ăn mặc của thần tượng. Điều đó đã ảnh hưởng rất
nhiều đến kết quả học tập và tạo nên những biểu hiện lệch lạc trong lối sống
khi cách ăn mặc của các ca sĩ, diễn viên không thể phù hợp đối với lứa tuổi của
9


các em hiện nay. Hơn nữa còn phải kể đến điều kiện sống của các em, những
yếu tố về kinh tế của bản thân các em chưa cho phép các em mua sắm những
món đồ đắt tiền và những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của chúng ta sẽ
trở nên rất phản cảm với các sở thích của các em trong cách trang điểm, ăn
mặc lòe loẹt, hở hang, nhuộm tóc xanh, đỏ, tím, vàng… theo kiểu của các ca sĩ
khi lên biểu diễn trên sân khấu.
Trong khi các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, các nhà hoạch định
chính sách về văn hóa đang hướng: “Xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” thì việc tiếp nhận văn hóa ngoại lai cũng cần cân
nhắc và có chọn lọc. Đặc biệt, thanh niên, học sinh THPT Hà Nội là những đối

tượng rất nhạy cảm với những cái mới, cái hiện đại của thế giới, của khoa học
và kỹ thuật nên rất dễ rơi vào sự lệch lạc trong thẩm mỹ và lối sống. Cần giáo
dục, tuyên truyền đầy đủ để các em có tình u, thái độ tơn trọng và ý thức giữ
gìn văn hóa của đất nước mình trước khi tiếp nhận nền văn hóa của một quốc
gia khác, nhất là tiếp thu một cách khơng có chọn lọc kể cả những yếu tố mặt
trái. Vì vậy, việc thực hiện luận văn “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của Làn
sóng Hàn tới lối sống, hành vi ứng xử của học sinh THPT Hà Nội giai đoạn
2009-2013” thực sự có tính cấp thiết đối với Hà Nội giai đoạn hiện nay.
Dựa vào hướng nghiên cứu này kết hợp với các nghiên cứu khác đã được
thực hiện, luận văn có thể có một số phát hiện mới đóng góp cho cơng tác
nghiên cứu khoa học cả về lý luận và thực tiễn, đồng thời những luận chứng
của luận văn sẽ là một số gợi ý trong việc xây dựng, thực hiện các chính sách
của Nhà nước, Thành phố Hà Nội về quản lý và phát triển văn hóa, quản lý
giáo dục và định hướng cho thanh niên, học sinh THPT Hà Nội những kỹ năng
khi tiếp nhận, giao lưu, hội nhập quốc tế về văn hóa trong bối cảnh tồn cầu
hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay. Từng bước giáo dục cho học
sinh THPT Hà Nội về đạo đức, lối sống, hành vi ứng xử và sự chủ động khi
tham gia giao lưu và hội nhập quốc tế về văn hóa, góp phần ổn định an ninh

10


chính trị trật tự an tồn xã hội, đưa kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội phát triển
theo hướng hiệu quả và bền vững.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận liên quan đến Làn sóng Hàn, lối sống,
hành vi ứng xử của học sinh THPT
- Đưa ra được một bức tranh tổng quan về thực trạng sự ảnh hưởng của
Làn sóng Hàn đến lối sống, hành vi ứng xử của học sinh THPT Hà Nội giai
đoạn 2009-2013.

- Đề xuất một số giải pháp định hướng lối sống, hành vi ứng xử của học
sinh THPT Hà Nội khi tiếp nhận, giao lưu, hội nhập quốc tế về văn hóa trong
bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình thực hiện luận văn, người viết được tiếp cận với khá
nhiều nguồn tư liệu khác nhau và nhận thấy đây cũng không phải là một vấn đề
mới. Có thể nói, từ rất lâu các nhà khoa học trên thế giới đã đưa ra nhiều
thuyết, nhiều quan điểm khác nhau để chứng minh về sự lan truyền, sự giao
thoa, phát triển của văn hóa, trong đó phải kể đến những lý thuyết có liên quan
sau:
(1)Thuyết "trung tâm" trong nghiên cứu văn hoá đã được các nhà
nghiên cứu thuộc trường phái "Truyền bá luận" (diffutionisim) Tây Âu đưa ra
từ các thập kỉ cuối thế kỉ XIX đầu XX, mà các đại diện chính của trường phái
này là các nhà nghiên cứu Đức - Áo, như L. Frobenius, F.Ratsel [31, tr.65], F.
Grabner [30, tr. 58], W. Schmidt [32, tr.56]. Họ chủ trương rằng, các sáng tạo
văn hoá của nhân loại bao giờ cũng xuất phát điểm từ một nơi, thuộc một cộng
đồng nào đó, rồi sau đó lan truyền đi các nơi khác và chính sự lan truyền ấy tạo
nên động lực của sự phát triển văn hố nói riêng và của xã hội nói chung. Điều
đó cũng có nghĩa là, đối với một số cộng đồng, sự tiến bộ văn hố chủ yếu do
vay mượn chứ khơng phải do sự sáng tạo độc lập của cộng đồng ấy [1, tr.8].
Cũng phải nói thêm rằng, trước các nhà "truyền bá luận", nhiều nhà nghiên cứu

11


đã nói tới các hiện tượng "thiên di", "lan toả", "mơ phỏng" văn hố, tức là đề
cập tới một thuộc tính cơ bản của văn hố, đó là sự giao lưu, ảnh hưởng, là sự
chia xẻ các giá trị văn hố.
Từ lí thuyết khuếch tán, các nhà truyền bá luận đã ứng dụng trong nghiên
cứu văn hoá của nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, nhất là ở châu Úc,

châu Á, châu Phi, xung quanh các nền văn minh lớn Ai Cập, Hi Lạp - La Mã
cổ đại... Từ đây, họ cũng đưa ra các ý tưởng đầu tiên về khơng gian phân bố
của các "vịng văn hố", như "vịng văn hố mẫu hệ", "vịng văn hố
bumarăng", "vịng văn hố cung tên", "vịng văn hố thiên táng"...
Rõ ràng rằng, việc các nhà truyền bá luận nêu thuộc tính về sự lan toả,
khuếch tán của văn hố và vai trị của nó trong phát triển văn hố của nhân loại
là điều hợp lí và đúng đắn. Tuy nhiên, như sau này, những người theo chủ
nghĩa chủng tộc quá đề cao vai trò của khuếch tán, truyền bá, đến mức quy khả
năng sáng tạo văn hoá cho một số dân tộc, một số vùng và tất nhiên là các dân
tộc thượng đẳng ở châu Âu và phủ nhận khả năng sáng tạo văn hoá của các dân
tộc, các vùng khác, mà thường đó là châu Á, châu Phi, rằng họ chỉ có khả năng
tiếp nhận văn hố mà thơi, thì đó lại là một quan điểm cực đoan, sai trái của
những kẻ theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa trung tâm châu Âu.
Tiếp thu những mặt tích cực của truyền bá luận về trung tâm sáng tạo văn
hoá và sự lan truyền văn hoá từ trung tâm, những nhà nhân học Mĩ, mà đại
diện xuất sắc là Boas, LC. Wissler [27, tr.38], đã phát triển lí thuyết trung tâm
trong việc hình thành các "vùng văn hố" của người Indian ở Bắc Mĩ. Thay vì
chọn một đặc trưng văn hố tiêu biểu, như mẫu hệ, cung tên, bumarăng, hình
thức thiên táng... và vẽ ra các "vịng văn hố" phân bố đặc trưng văn hố đó,
thì vào đầu thế kỉ XX, các nhà nhân học Mĩ đã chọn cách đưa ra một tập hợp
các đặc trưng văn hoá tiêu biểu, gọi là "típ văn hố đặc trưng", mà những cái
đó là sản phẩm của các "bộ lạc đặc trưng", nó đóng vai trị là trung tâm của
việc hình thành vùng văn hoá và bước đầu đưa ra những dự cảm về mối quan
hệ hai chiều giữa trung tâm và ngoại vi vùng văn hoá. Tuy nhiên, CL. Wissler

12


chừng nào vẫn chịu ảnh hưởng của truyền bá luận, do vậy, trong mối quan hệ
giữa trung tâm và ngoại vi thì ơng vẫn nhấn mạnh đến vai trị lan toả, khuếch

tán từ trung tâm hơn là sự tác động trở lại của ngoại vi đối với trung tâm.
(2)Lý thuyết làn sóng (Wave theory) hay Mơ hình làn sóng (Wave
model) là một lý thuyết về sự biến đổi ngôn ngữ, trong đó, những hình thức
mới của một ngơn ngữ lan truyền từ một điểm trung tâm ra các vùng ngoại vi
trong trạng thái sôi động ở trung tâm và yếu dần ở ngoại vi. Mơ hình này
thường được so sánh với hình ảnh được tạo ra khi ta ném một hịn đá xuống
mặt nước.
Lý thuyết làn sóng được xem là do các nhà nghiên cứu thuộc trường phái
Truyền bá luận (diffussionism) châu Âu nêu ra từ cuối thế kỷ XIX. Những
người đầu tiên đề cập đến lý thuyết này là hai nhà nghiên cứu người Đức
Johannes Schmidt và Hugo Schuchardt vào năm 1872 [23, tr.59]. Các nhà
truyền bá luận cũng như hai nhà nghiên cứu là tác giả của lý thuyết làn sóng
đều chủ trương rằng, mọi sự biến đổi và cách tân ngơn ngữ (cũng như trong
văn hóa) bao giờ cũng xuất phát từ một nơi rồi lan truyền ra các vùng khác và
chính sự lan truyền ấy đã tạo nên một động lực của sự phát triển ngôn ngữ (hay
văn hóa).
Liên quan đến lý thuyết làn sóng là một số các khái niệm, các mơ hình lý
thuyết khác, không chỉ trong nghiên cứu ngôn ngữ, mà rộng hơn, cả trong và
trước hết là trong nghiên cứu văn hóa. Các nhà nghiên cứu văn hóa nhân chủng
học phương Tây cuối thế kỷ XIX đầu XX nhắc đến các khái niệm như sự thiên
di, sự lan tỏa, sự loang ra… của văn hóa. Đó là sự truyền bá các hiện tượng
văn hóa thơng qua những cuộc tiếp xúc giữa các dân tộc, các bộ lạc bằng buôn
bán, di dân và thậm chí… bằng xâm lược. Cũng có một số học giả gọi lý thuyết
truyền bá luận trong nghiên cứu văn hóa là lý thuyết về các vùng văn hóa hay
các khu vực văn hóa [10, tr.32].
Tương tự như vậy, trong nghiên cứu ngôn ngữ, các nhà ngôn ngữ học
cũng nhắc đến hàng loạt các khái niệm phát sinh trên cơ sở lý thuyết này như

13



sự truyền bá, sự lan tỏa, sự khuyếch tán… của các yếu tố ngôn ngữ chủ yếu
thông qua tiếp xúc và di dân. Một trong những hệ luận nổi tiếng của Truyền bá
luận là lý thuyết Trung tâm và ngoại vi trong nghiên cứu văn hóa (và khơng
loại trừ cả trong ngôn ngữ) do các nhà nhân học Xô Viết đưa ra qua cơng trình
“Trung tâm và ngoại vi trong nghiên cứu văn hóa từ sau các phát kiến địa lý”
vào cuối thập kỷ 70 đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Từ thực tế hình thành và
phát triển của các nền văn minh lớn trên thế giới như văn minh Đông Á mà
Trung Hoa là trung tâm, văn minh Nam Á mà Ấn Độ là trung tâm… các tác
giả Nga Xô Viết đã phát hiện ra quy luật về sự lan truyền các yếu tố văn hóa từ
trung tâm theo mơ hình làn sóng, cũng như sự tác động qua lại giữa trung tâm
và ngoại vi trong các khu vực văn hóa [9, tr.58].

Hình 1. MĐ: Mơ hình làn sóng của Johannes Schmidt, 1872
Nguồn: Asher R. E, The Encyclopedia of Languages and Linguistics, Pergamon Press, 1994.
Từ khi ra đời năm 1872 đến nay, lý thuyết làn sóng đã có những bước
phát triển mới. Từ lý thuyết ban đầu mà Johannes Schmidt và Hugo Sch uchardt đưa ra theo mơ hình được minh họa ở hình 1, đến năm 1973, Charler
Bailey trong nghiên cứu “Những phương pháp mới để phân tích biến thể trong
14


tiếng Anh” (New ways of Analyzing Variation in English)[34, tr.76] đã đưa ra
một mơ hình làn sóng mới (Hình 2 và Hình 3) trên cơ sở nghiên cứu, kiểm
chứng quy luật lan truyền của những làn sóng ngơn ngữ trong ngơn ngữ học xã
hội hiện đại.

Hình 2.MĐ: Mơ hình làn sóng mới theo khơng gian và thời gian
của Charler Bailey, 1973
Nguồn: Walt W, Ralph W. Fasold, The study of Social Dialects in American
English, Newbury House Publishers & Rowley, Massachusetts, 1974, tr. 76.


15


Hình 3.MĐ: Mơ hình làn sóng mới theo một hƣớng
của Charler Bailey, 1973
Nguồn: Walt W, Ralph W. Fasold, The study of Social Dialects in American
English, Newbury House Publishers & Rowley, Massachusetts, 1974, tr. 77.
Trên đây là mơ hình làn sóng mới của Charler Bailey được biểu diễn
bằng sự lan tỏa trong không gian và thời gian. Yếu tố không gian được thể hiện
qua những vịng sóng. Yếu tố thời gian được thể hiện quan các thời điểm khác
nhau, từ thời điểm đầu tiên (Time i) đến thời điểm cuối cùng (Time vii). Theo
mơ hình này, các vịng sóng đều khởi phát từ một điểm rồi lan truyền đều đặn
ra xung quanh (Hình 2) hoặc lan truyền theo một hướng (Hình 3) và tạo nên
những khu vực ngôn ngữ (hay phương ngữ) gồm trung tâm và ngoại vi cùng có
chung những đặc trưng ngôn ngữ nhất định.
Về nguyên lý, đặc trưng cơ bản của khu vực trung tâm (focal areas), theo
Walt W và Ralph W. Fasold, là sự thu hút, tích hợp hay hội tụ (convergence),
định hình rồi lan tỏa (spreading). Do vị thế chính trị, văn hóa, xã hội… mà
trung tâm bao giờ cũng có sức thu hút cao những yếu tố từ ngoại vi. Người ta
gọi đó là chức năng “tụ nhân, tụ tài” của trung tâm. Sau quá trình thu hút và
tích hợp vào trung tâm, các yếu tố đó sẽ được nhào nặn và định hình. Với tính
năng động và sơi động của trung tâm, các sản phẩm đã được định hình lại lan
tỏa, truyền bá ra ngoại vi, dần dần tạo nên sự thống nhất diện mạo của một khu
vực ngôn ngữ hay phương ngữ. Trung tâm cịn có một đặc trưng nữa, nó khơng
chỉ là đầu mối giao lưu, tiếp xúc trong khu vực mà cịn cả ngồi khu vực. Với
đặc trưng này, trung tâm trở thành trạm trung chuyển những tiếp xúc từ các
16



trung tâm bên ngồi vào khu vực. Cịn các khu vực ngoại vi, chúng không chỉ
chịu lực hút từ trung tâm mà còn tiếp nhận sự lan toả của trung tâm [14 tr.32].
Mặc dù đều dựa trên một nguyên lý chung là sự lan truyền của những
vịng sóng từ một điểm nào đó trong khơng gian rồi lan tỏa ra những khu vực
lân cận (theo Schmidt) và ngoại vi (theo Bailey) nhưng những mơ hình minh
họa được đưa ra trước và sau một thế kỷ đã có những khác biệt đáng kể. Mơ
hình làn sóng của Schmidt, về bản chất, hình như vẫn chưa phản ánh được
những quy luật lan truyền thực sự của “làn sóng”. Trong khi đó, mơ hình làn
sóng mới (new wave model) của Bailey theo cách gọi của Walt W và Ralph W.
Fasold, thực sự mô hình hóa được quy luật lan truyền của sóng (hình 2). Tất
nhiên, tác giả của nó cũng ý thức được rằng đó chỉ là một mơ hình lý tưởng. Sự
phức tạp sẽ nảy sinh khi xuất hiện một vật cản nào đó - một yếu tố tự nhiên
hay xã hội [35, tr.77] - làm chặn đứng sự lan truyền của sóng ở một điểm, tạo
ra mơ hình làn sóng lan truyền theo một hướng (hình 3).
Trở lại với các nghiên cứu về Làn sóng Hàn Quốc, các nhà nghiên cứu
trên thế giới phân chia các sản phẩm gắn với Làn sóng văn hóa Hàn Quốc
thành 2 loại:
- Content-based products - tạm dịch là “những sản phẩm văn hóa (mang
nội dung)” bao gồm phim truyền hình, âm nhạc, game online, truyện tranh …
- Hardware - chúng tôi tạm dịch là “những sản phẩm/dịch vụ tiêu dùng”
bao gồm mỹ phẩm, thời trang, ẩm thực, điện thoại di động, đồ điện tử, du
lịch…
(3) Viện Nghiên cứu Kinh tế Samsung [30, tr.69] năm 2005 đã khảo sát
và kết luận rằng kiểu thức tiêu thụ các sản phẩm Hàn lưu có thể chia làm 4 giai
đoạn:
Giai đoạn thứ nhất chỉ đơn giản là thích văn hóa đại chúng Hàn Quốc,
tức là những sản phẩm văn hóa (mang nội dung), chủ yếu là phim, nhạc. Ai
Cập, Mexico, Nga có thể xếp giai đoạn này;

17



Giai đoạn thứ hai liên quan đến việc mua sản phẩm liên quan đến Hàn
lưu như poster và những món gắn với các diễn viên ngôi sao, những tour du
lịch gắn với Hàn lưu… Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông có thể xếp vào giai
đoạn này;
Giai đoạn thứ ba: mở rộng đến việc mua những sản phẩm “Made in
Korea” (bao gồm thời trang, mỹ phẩm, đồ điện tử…) và phần đơng các nước
Đơng Nam Á (trong đó có Việt Nam) có thể xếp vào giai đoạn này;
Giai đoạn thứ tư là say mê văn hóa, kinh tế… Hàn Quốc nói chung thì có
thể chưa thực sự rõ ở nước nào, nhưng là điều Hàn Quốc đang phấn đấu đạt
tới.
Tuy nhiên, sự phân chia theo các giai đoạn này được đánh giá là chưa
khách quan vì đây là cách nhận định và đánh giá không dựa trên sự lan tỏa về
văn hóa mà đã có sự lồng ghép các yếu tố về kinh tế vào.
Ở Việt Nam, (4) TS. Huỳnh Văn Tới, Trưởng ban Tun giáo Tỉnh ủy,
đã có một cơng trình khảo sát đối với 400 đối tượng là học sinh, sinh viên,
công nhân và người lao động làm các công việc khác nhau trên địa bàn tỉnh
cho thấy, con đường truyền bá văn hóa trực tiếp từ người Hàn Quốc không
đáng kể, chỉ chiếm tỷ lệ 4%. Trong khi đó, có đến 89,5% người được khảo sát
cho rằng, họ biết đến văn hóa Hàn Quốc từ phim truyền hình Hàn Quốc. Từ đó
có thể khẳng định, Hallyu đến với Đồng Nai chủ yếu qua con đường phim ảnh,
mà cụ thể hơn là phim truyền hình.
Từ phim Hàn, Hallyu cịn tác động đến nhận thức, thói quen tiêu dùng .
của người dân. Những bộ phim “hot” được ưa chuộng tiếp theo cũng có tỷ lệ
người xem khiến phim Việt phải mơ ước, như: Chuyện tình Paris (73,25%),
Anh em nhà bác sĩ (70,25%), Nàng Dae Jang Geum (64,75%), Bản tình ca mùa
đông (62,25%). Rõ ràng, với tần suất xuất hiện như thế, phim Hàn Quốc đã
chiếm ngự món ăn tinh thần của người dân Đồng Nai trước màn ảnh nhỏ. Ngày
nay, ra đường phố hoặc vào chỗ đông người, ngay cả trong phân xưởng, nhà


18


máy hay giảng đường đại học, mọi người rất dễ nhận thấy những mái tóc, trang
phục, trang sức, vật dụng, cách trang điểm như các diễn viên Hàn Quốc [48].
(5)PGS.TS Phan Thị Thu Hiền, Sức hấp dẫn nữ tính của Hàn Lưu (Làn
sóng văn hóa Hàn Quốc ở Đơng Nam Á) đã phân tích rõ sức hấp dẫn nữ tính
của Hàn lưu ở Đông Nam Á. Hiện tượng ở châu Á, Hàn lưu thu hút chủ yếu
các khách hàng, fan hâm mộ nữ giới đã được một số ký giả, một số nhà thống
kê xã hội học đề cập. Tuy nhiên, tác giả khơng chỉ dừng ở khía cạnh nữ giới
mà muốn phân tích sức hấp dẫn nữ tính với nội hàm ngữ nghĩa sâu rộng hơn,
“nữ tính” thuộc phạm trù của “âm tính” trong cặp đơi ngun lý Âm - Dương
(Yin - Yang). [11, tr. 35]
Tác giả đã chỉ ra trong khi văn hóa đại chúng Mỹ và Nhật nhắm tới
những người trẻ tuổi (trẻ và già) thì đối tượng của Hàn lưu lại là phụ nữ (nữ và
nam), từ lứa tuổi thanh thiếu niên, có học cho đến cả lứa tuổi 40-50, tương đối
bảo thủ. Khắp châu Á, người tiếp nhận, thụ hưởng, say mê Hàn lưu chủ yếu là
nữ giới. Các fan nữ Đông Nam Á dường như “cuồng nhiệt” hơn ở những khu
vực khác. Tuy nhiên, dưới góc độ nghiên cứu này, tác giả cũng chỉ mới đề cập
đến đối tượng tiếp nhận chính là phụ nữ và có phân tích các dữ liệu liên quan
đến phụ nữ trên tồn khu vực Đơng Nam Á.
Các nghiên cứu, học thuyết, tài liệu, bài viết trên đây đã phân tích làm
sáng tỏ những quan điểm, nội dung cơ bản về sự lan tỏa, sự giao thoa văn hóa
theo nhiều chiều cạnh, góc độ khác nhau và có những đóng góp nhất định trên
cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. Người viết có một cơ sở thuận lợi nhất
định để đi sâu vào hướng nghiên cứu của mình, tuy nhiên đưa ra một cái nhìn
tồn diện và cụ thể dựa trên cơ sở ấy hẳn không phải là một việc làm dễ dàng.
Mục đích của luận văn khơng phải là phân tích làn sóng Hàn sẽ lan tỏa và giao
thoa như thế nào vào Việt Nam mà tác giả muốn tập trung luận giải cách mà

học sinh THPT Hà Nội đón nhận làn sóng Hàn đó như thế nào kể cả trên
phương diện tích cực và phương diện tiêu cực. Tác giả muốn phân tích, luận
giải tại sao Làn sóng Hàn lại dễ dàng được đón nhận ở nhiều quốc gia, đặc biệt

19


là ở Việt Nam và đối với lứa tuổi học sinh THPT. Từ thực tiễn bức xúc khi
thanh niên, học sinh THPT cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng đang tiếp nhận
các giá trị văn hóa, trong đó có làn sóng Hàn theo một số xu hướng ồ ạt, không
biết lựa chọn những giá trị phù hợp với lứa tuổi với điều kiện kinh tế của bản
thân và gia đình… điều đó phải chăng đã tạo nên những tiêu cực, lệch lạc làm
ảnh hưởng đến lối sống và hành vi ứng xử của các em?.
Từ những luận giải có tính khoa học từ khung lý thuyết và các số liệu
điều tra khảo sát của luận văn, tác giả sẽ đề xuất các khuyến nghị, giải pháp cụ
thể đối với từng nhóm chủ thể có liên quan đến việc định hướng lối sống và
hành vi ứng xử cho học sinh THPT Hà Nội trong giao lưu, tiếp nhận, hội nhập
quốc tế về văn hóa hiện nay và trong những giai đoạn tiếp theo.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của Làn sóng Hàn đến lối sống và hành vi ứng
xử của học sinh THPT Hà Nội giai đoạn 2009-2013. (Chủ yếu là qua các loại
hình như: phim ảnh, nhạc Pop, yêu thích mua sắm sản phẩm tiêu dùng của Hàn
Quốc, học tiếng Hàn…)
3. 2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Học sinh THPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội (cả học
sinh THPT nội thành và học sinh THPT ở ngoại thành)
Về thời gian: Giai đoạn 2009 - 2013. Đây chưa phải là giai đoạn phát
triển đỉnh cao của Làn sóng Hàn ở Việt Nam nhưng là giai đoạn phát triển
mạnh của loại hình Kpop đồng thời trải qua một thời gian khá dài tiếp nhận làn

sóng Hàn đây được xem là giai đoạn thanh niên, học sinh THPT Hà Nội có
những biểu hiện rõ nét nhất khi tiếp thu một cách ồ ạt, thái quá các thần tượng
Làn sóng Hàn qua lối sống, hành vi ứng xử.
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
- Thu thập nghiên cứu tài liệu thứ cấp như các sách, tài liệu, cơng trình
nghiên cứu liên quan đến một số lĩnh vực có liên quan.

20


- Tiến hành điều tra khảo sát bằng bảng hỏi tại một số trường THPT của
Hà Nội, sau đó cập nhật và xử lý các số liệu; tổng hợp và phân tích lại để có
được những thơng tin và số liệu đáng tin cậy về một bức tranh toàn cảnh thực
trạng sự ảnh hưởng của Làn sóng Hàn đến lối sống, hành vi ứng xử của học
sinh THPT Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013. Phân tích những cơ hội và thách
thức, nguyên nhân của những hạn chế, thách thức.
- Trên cơ sở đã làm rõ các vấn đề về cơ sở lý luận, các số liệu được cập
nhật đầy đủ và xác đáng trong phần điều tra khảo sát thực trạng, tác giả sẽ đề
xuất một số nhóm giải pháp nhằm định hướng sự chủ động, lối sốn g và hành vi
ứng xử cho học sinh THPT Hà Nội khi giao lưu, hội nhập quốc tế về văn hóa
trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay và những giai đoạn
tiếp theo.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
4.1. Cách tiếp cận
Trong suốt quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã vận dụng Thuyết trung
tâm ngoại vi, mơ hình làn sóng mới theo không gian và thời gian của Charler
Bailey, 1973 để xây dựng khung lý thuyết của luận văn. Ngoài ra, tác giả cũng
luôn quán triệt vận dụng một số quan điểm sau:
- Quan điểm hệ thống
Hà Nội là một địa phương, là một đơn vị hành chính nhưng cũng nằm

trong một số khu vực như đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, …và
cũng là một Thành phố thuộc Việt Nam. Hà Nội có mối quan hệ mật thiết với
với một số tỉnh, thành trong khu vực và trong cả nước. Sự phát triển KT-XH,
tình hình lối sống và hành vi ứng xử của học sinh THPT TP. Hà Nội được đặt
trong bối cảnh chung của vùng cũng như tình hình lối sống và hành vi ứng xử
của học sinh THPT chung của cả nước. Các yếu tố văn hóa, giáo dục, xã hội,
an ninh, trật tự an toàn xã hội phát triển vừa có yếu tố riêng biệt nhưng ln
vận động trong mối liên hệ chặt chẽ theo hệ thống vị trí địa lý, tự nhiên, kinh
tế, xã hội. Sự phát triển của các yếu tố riêng biệt vừa chịu tác động bởi những

21


quy luật riêng vừa chịu sự tác động của những quy luật thuộc hệ thống cao
hơn.
- Quan điểm lãnh thổ
Trong nghiên cứu cần phải nghiên cứu các đối tượng trên một lãnh thổ
thống nhất. Tuy vậy, ở trên các lãnh thổ này vẫn có sự khác biệt nhất định mà
nhờ đó có thể phân định thành những lãnh thổ nhỏ hơn có mức sống đồng nhất
cao hơn. Chẳng hạn sự khác biệt ở trung tâm nội thành Hà Nội với các huyện
ngoại thành, những khu vực nông thôn. Các điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn
hóa, xã hội tác động lẫn nhau trên một lãnh thổ nhất định sẽ tạo nên những tính
chất mang đặc thù riêng của lãnh thổ đó.
- Quan điểm lịch sử và phép duy vật biện chứng
Trong q trình nghiên cứu, tác giả ln qn triệt quan điểm lịch sử và
phép biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin. Ngoài ra, luận văn được
thực hiện trên cơ sở vận dụng những nguyên lý lý luận của của tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm của Đảng về đạo đức lối sống của thanh niên. Nếu quan
điểm lãnh thổ nói lên tính khơng gian thì quan điểm lịch sử nói lên tính thời
gian. Nghiên cứu lãnh thổ và giai đoạn thì việc vận dụng quan điểm lịch sử là

cần thiết vì các đối tượng khu vực, lãnh thổ, giai đoạn…đều có lịch sử hình
thành. Nếu không vận dụng quan điểm lịch sử sẽ không nắm được quá khứ của
đối tượng và khó có thể giải thích được sự phát triển của hiện tại cũng như dự
báo chính xác được tương lai của đối tượng nghiên cứu.
Việc ảnh hưởng của Làn sóng Hàn tới lối sống và hành vi ứng xử của
học sinh THPT Hà Nội luôn biến động và thay đổi trong từng giai đoạn, nếu
đứng trên quan điểm lịch sử ta sẽ thấy được sự thay đổi và nguyên nhân dẫn
đến sự biến đổi đó. Trong giai đoạn vừa qua, ngồi những thay đổi và biến
động về kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa thì Hà Nội cịn nằm trong xu thế
chung của q trình tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng trên thế giới.
Ngoài những nguyên nhân chủ quan thì việc chỉ ra những nguyên nhân khách
quan cũng sẽ góp phần đưa ra những luận cứ khoa học có tính xác đáng hơn.

22


Luận văn còn tham khảo một số nguồn tài liệu: tài liệu thứ cấp, các cơng trình
nghiên cứu; tư vấn của các chuyên gia, các tư liệu, các số liệu báo cáo của các
cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan phục vụ cho nghiên cứu.
Ngoài ra, luận văn chủ yếu tiếp cận thực tiễn thông qua khảo sát điều tra
bằng bảng hỏi đối với nhóm đối tượng là học sinh THPT Hà Nội. Bằng cách
tiếp cận với nhóm đối tượng này tác giả sẽ tổng hợp được những số liệu khách
quan từ nhiều phía, những quan điểm, những kiến nghị tổng thể để có những
luận cứ và giải pháp khả thi phục vụ nghiên cứu. Cuộc khảo sát điều tra được
tiến hành từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 năm 2013 đối với 1050 học sinh
THPT từ 6 trường THPT nội thành và 3 trường THPT ngoại thành Hà Nội từ
243 trường THPT nằm rải rác trên khắp các quận, huyện của Thành phố Hà
Nội.
Làn sóng Hàn
qua phim,

nhạc
Say mê văn hóa, kinh tế…Hàn Quốc

Thời trang, mỹ phẩm, hàng tiêu dùng

Mua sản phẩm văn hóa

Mua SP poster
và những món
ăn gắn với các

Thời
ngơitrang,
sao
mỹ phẩm,
hàng tiêu
Saydùng
mê văn
hóa, kinh tế
Hàn Quốc

Làn sóng
Hàn qua
phim,
nhạc

Hình 4. MĐ: Mơ hình hóa sự tiếp nhận Làn sóng Hàn của học sinh THPT
HN
23



Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất, 2014
Sau khi tham khảo một số ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm
trong điều tra khảo sát về bảng hỏi, tác giả đã phối hợp với một số cộng tác
viên đi phát phiếu tận nơi tại 6 trường THPT ở nội thành là: trường THPT Trần
Phú; THPT Trần Nhân Tông; THPT Amstesdam; THPT Lương Thế Vinh;
THPT Thăng Long và 3 trường THPT ở ngoại thành là THPT Thường Tín;
THPT Thạch Thất; THPT Hai Bà Trưng- Thạch Thất với 300 học sinh lớp10;
300 học sinh lớp 11; 450 học sinh lớp 12. Về giới tính, nữ chiếm 63,4 %, nam
chiếm 36,6 %; Về tuổi tác, đối tượng khảo sát có năm sinh từ 1998 đến 1996
(từ 15 tuổi đến 18 tuổi).
Tác giả nhận thấy sự đáp ứng với các sản phẩm Hàn lưu trong tầng lớp
học sinh THPT Hà Nội, bên cạnh những khuynh hướng chung sẽ thể hiện
những khác biệt theo khu vực văn hóa (khu vực nội thành, khu vực ngoại
thành), giới tính, độ tuổi. Bảng hỏi được thiết kế với 39 câu hỏi gồm:
- 6 câu hỏi đóng (người được khảo sát tick vào 1 trong các phương án trả
lời đã cho). Kết quả từ câu hỏi đóng được xem xét cả percent [tỉ lệ % của số
phiếu cho 1 phương án nào đấy trên tổng số phiếu] lẫn valid percent [tỉ lệ %
của số phiếu cho 1 phương án nào đấy trên số phiếu trả lời, không kể số phiếu
bỏ trống (missing)]
- 23 câu hỏi mở (người được khảo sát tự viết ra ý kiến cảm nhận, đánh
giá của mình)
- 10 câu hỏi kết hợp giữa đóng và mở (vế a hỏi về sự tồn tại một hiện
tượng thì dùng câu hỏi đóng, vế b hỏi ý kiến cảm nhận, đánh giá thì dùng câu
hỏi mở).
Tác giả ưu tiên sử dụng câu hỏi mở vì muốn khám phá tất cả những khía
cạnh suy nghĩ của người được khảo sát thay vì dự đốn, ấn định trước (nghĩa là
phần nào “giới hạn hóa”, “khn mẫu hóa”) các khả năng trả lời của họ. Đối
với những câu hỏi mở, tác giả có thể xử lý như đối với những “lát” phỏng vấn
sâu (in-depth interview). Tác giả sẽ phân loại những trả lời có ý giống nhau,


24


gần nhau theo nhóm và liệt kê theo trình tự từ ý kiến/nhóm ý kiến có tần suất
xuất hiện cao nhất trở xuống. Khi trình bày các ý kiến, tác giả cố gắng trung
thành với từ dùng, cách diễn đạt của chính đối tượng được khảo sát. Nội dung
các câu hỏi xoay quanh những giả thuyết nghiên cứu của tác giả ở phần dưới
đây (phần 4.3).
4.2. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
Đề tài sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu như sau:
- Sưu tầm/dịch tài liệu phục vụ nghiên cứu (các tài liệu chính)
- Phương pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp hệ thống, liên ngành
- Phương pháp lịch sử
- Phương pháp phân tích, mơ hình hóa.
4.3. Giả thuyết khoa học
Giả thuyết nghiên cứu của tác giả tập trung vào một số vấn đề chủ yếu
sau đây:
(1) Mô hình tiếp nhận, tiêu thụ Hàn lưu trong học sinh THPT Hà Nội
hiện nay cho thấy những biến chuyển so với giai đoạn du nhập cũng như giai
đoạn cao trào và có thể giúp hình dung xu thế của Hàn lưu trong thời gian sắp
tới. Tỷ lệ nữ nhiều hơn nam. Học sinh khu vực nội thành tham gia nhiều hơn
học sinh khu vực ngoại thành;
(2) Học sinh THPT Hà Nội giao lưu, tiếp nhận Làn sóng Hàn qua 2 hình
thức trực tiếp và gián tiếp nhưng chủ yếu vẫn là gián tiếp qua truyền hình và
Internet. Sự tiếp nhận, tiêu thụ Hàn lưu trong học sinh THPT Hà Nội được
quyết định bởi một mặt, là cảm nhận, đánh giá của học sinh THPT Hà Nội về
những đặc điểm - mặt mạnh và hạn chế của Hàn lưu và mặt khác, là do những

nguyên nhân - khách quan và chủ quan về nhu cầu, điều kiện của học sinh
THPT Hà Nội;

25


×