Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo phong trào thanh niên từ năm 1997 đến năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.28 MB, 145 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

VŨ VĂN LƢƠNG

ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO PHONG
TRÀO THANH NIÊN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2013

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Hà Nội-2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

VŨ VĂN LƢƠNG

ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO PHONG
TRÀO THANH NIÊN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2013

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Mã số: 60220315

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Quang Hiển

Hà Nội-2015




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5
NỘI DUNG..................................................................................................... 18
CHƢƠNG 1: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH
THÁI NGUYÊN ĐỐI VỚI PHONG TRÀO THANH NIÊN TỪ NĂM
1997 ĐẾN NĂM 2005 .................................................................................... 18
1.1. Những yếu tố có ảnh hƣởng đến phong trào thanh niên tỉnh thái
nguyên và chủ trƣơng của Đảng bộ ............................................................. 18
1.1.1. Những yếu tố có ảnh hưởng đến phong trào thanh niên tỉnh Thái
Nguyên ............................................................................................................. 18
1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ ...................................................................... 32
1.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ .......................................................................... 43
1.2.1. Chỉ đạo cơng tác Đồn – hạt nhân của phong trào thanh niên ........... 43
1.2.2. Chỉ đạo phong trào thanh niên.............................................................. 46
CHƢƠNG 2: ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO ĐẨY
MẠNH PHONG TRÀO THANH NIÊN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2013
......................................................................................................................... 55
2.1. Yêu cầu mới đối với phong trào thanh niên tỉnh Thái Nguyên và chủ
trƣơng của Đảng bộ......................................................................................... 55
2.1.1. Yêu cầu mới đối với phong trào thanh niên tỉnh Thái Nguyên ............. 55
2.1.2. Chủ trương mới của Đảng bộ ............................................................... 60
2.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ ......................................................................... 77
2.2.1. Chỉ đạo cơng tác Đồn ......................................................................... 77
2.2.2. Chỉ đạo phong trào thanh niên ............................................................. 82
CHƢƠNG 3. NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ..................... 95
3.1. Nhận xét về sự lãnh đạo của Đảng bộ .................................................. 95
3.1.1. Ưu điểm ................................................................................................. 95


1


3.1.2. Hạn chế ............................................................................................... 100
KẾT LUẬN .................................................................................................. 112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 115
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 121

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nội dung

ĐCSVN

Đảng Cộng sản Việt Nam

ĐVTN

Đoàn viên, thanh niên

TNCSHCM

Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

MTTQ


Mặt trận tổ quốc

3


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng

Tên Bảng

Bảng 1.1

Số liệu về phong trào “thanh niên lập nghiệp”

Bảng 1.2

Số liệu về phong trào “Tuổi trẻ giữ nước”

Bảng 2.1

Kết quả công tác tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết (từ tháng
01/2009 đến tháng 3/2013)

Bảng 2.2

Kết quả công tác đào tạo nghề và việc làm cho thanh niên (Từ
tháng 01/2009 đến tháng3/2013)

4



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan
trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều
lĩnh vực, đảm nhiệm những cơng việc địi hỏi hi sinh, gian khổ, sức khỏe và
sáng tạo. Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất
nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong
những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã
hội (CNXH). Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi
dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người.
Trong bản Di chúc của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết:
“Đồn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung
phong, khơng ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục
đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng
chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa “chuyên”.
Nhận thức rõ vai trị, vị trí của thanh niên trong sự nghiệp cách
mạng, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm lãnh đạo cơng tác Đồn và phong
trào thanh niên, ln đặt niềm tin ở thanh niên. Nghị quyết của Hội nghị lần
thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khoá VII) “Về công tác thanh niên
trong thời kỳ mới” đã khẳng định: “Sự nghiệp đổi mới có thành cơng hay
khơng, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng
thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã
hội chủ nghĩa hay không phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào
việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là vấn đề
sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại

5



của cách mạng. Đúng như Bác Hồ đã nói: "Vì lợi ích mười năm thì phải
trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người", vì vậy vấn đề thanh
niên phải đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn
lực con người”[10, tr.2].
Lãnh đạo phong trào thanh niên là một nhiệm vụ trong tồn bộ cơng
tác của Đảng, là yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo thắng lợi nhiệm vụ của
sự nghiệp cách mạng. Thực tiễn đã chứng minh, ở bất cứ địa phương, ngành,
cơ quan hay đơn vị nào, sự nghiệp lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là các cấp
ủy Đảng luôn là yếu tố quyết định, đảm bảo cho tổ chức Đoàn hoàn thành tốt
nhiệm vụ và chức năng trong việc đoàn kết, tập hợp, giáo dục thanh niên đưa
họ vào phong trào hoạt động cách mạng nhằm thực hiện thắng lợi đường lối,
chủ trương của Đảng cũng như những chính sách pháp luật của Nhà nước.
Cơng cuộc đổi mới toàn diện do Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN)
lãnh đạo đã thu được nhiều thắng lợi to lớn, tạo ra những tiền đề cần thiết để
đưa đất nước chuyển sang thời kỳ phát triển mới – thời kỳ đẩy mạnh CNH,
HĐH đất nước, phù hợp với nhu cầu và lợi ích của thanh niên.
Trong những năm 1997 – 2013, các thế hệ đoàn viên thanh niên
(ĐVTN) tỉnh Thái Nguyên đã khơng ngừng phấn đấu vươn lên, góp phần tích
cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, của Đoàn cấp trên, phong
trào thanh niên của tỉnh đã có những bước đi vững chắc và phát triển, thông
qua các phong trào thi đua sơi nổi. Bằng các chương trình hành động phù hợp
và thiết thực, các cấp bộ Đoàn trong toàn tỉnh đã động viên và tập hợp ngày
càng đông đảo thanh niên tích cực tham gia vào các chương trình phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương, giữ gìn an ninh chính trị, an tồn xã hội, thực
hiện nhiệm vụ xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp văn minh, khẳng định

6



được tiềm năng to lớn và sức mạnh của tuổi trẻ trong sự nghiệp CNH, HĐH
đất nước.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được, cơng tác Đồn nói
riêng và phong trào thanh niên của tỉnh Thái Nguyên nói chung vẫn còn bộc
lộ một số hạn chế trong chủ trương và quá trình tổ chức thực hiện:
Một số cấp ủy Đảng chưa nhận thức hết ý nghĩa, vai trò, trách nhiệm
của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước. Vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng về phong trào thanh niên
chưa được phát huy đầy đủ và đúng mức, đặc biệt là các quan điểm chỉ đạo,
chính sách và giải pháp lớn, chưa coi đây là một trong những nhiệm vụ quan
trọng trong công tác xây dựng Đảng; chưa có nhiều đổi mới về nội dung và
phương thức lãnh đạo, định hướng hoạt động cho Đoàn thanh niên, nhất là
những nhiệm vụ mang tính chiến lược.
Cơng tác quản lý Nhà nước đối với cơng tác thanh niên cịn bị xem
nhẹ. Nhiều nơi chính quyền chưa thực sự tin tưởng thanh niên, sự đầu tư cho
phong trào thanh niên còn nhiều hạn chế; chưa thường xuyên sửa đổi, bổ sung
và quy định nhiệm vụ quản lý nhà nước về phong trào thanh niên.
Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, các chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về thanh niên và phong trào thanh
niên chưa được thường xuyên.
Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên có phần xuất phát từ kết quả
vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng vào tình hình thực tế của các địa
phương và đơn vị.
Vì vậy, nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên quán triệt và
vận dụng, đường lối, chủ trương của Trung ương Đảng để lãnh đạo phong
trào thanh niên từ năm 1997 đến năm 2013; đánh giá những kết quả đã đạt
được và những hạn chế, yếu kém; từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm


7


nhằm đẩy mạnh sự phát triển của phong trào thanh niên của tỉnh là việc làm
có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
lãnh đạo phong trào thanh niên từ năm 1997 đến năm 2013” làm luận văn
thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Nhóm các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
2.1.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu về phong trào thanh niên nói
chung
Ngay từ khi ra đời, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng
công tác vận động, giáo dục thanh niên. Vì vậy, nghiên cứu sự lãnh đạo của
Đảng với phong trào thanh niên là một lĩnh vực quan trọng, sớm được các nhà
khoa học quan tâm. Những quan điểm, chủ trương và biện pháp chủ yếu về
vấn đề này được thể hiện khá rõ trong các văn kiện Đại hội Đảng các cấp, đặc
biệt là Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
VII (ngày 19/3/1993), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX,
X. Và đặc biệt là Nghị quyết số 25, Hội nghị Trung ương Đảng khóa X: "Về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác thanh niên trong thời kì đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa".
Các bài viết, các cơng trình nghiên cứu của các nhà chính trị, nhà khoa
học đăng tải trên các báo, tạp chí trong nước và quốc tế cũng đã khẳng định
vai trị, vị trí của Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (TNCSHCM) nói
riêng và phong trào thanh niên Việt Nam nói chung trong sự nghiệp xây dựng,
bảo vệ và phát triển đất nước.
Bài viết Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh
niên trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố, Tạp chí Cộng sản
Số 15 (159) năm 2008 của đồng chí Trương Tấn Sang đã nêu lên vị trí, tầm


8


quan trọng của thanh niên và công tác thanh niên trong hơn 20 năm đổi
mới.Tuy nhiên, bên cạnh đó tác giả cho rằng thực tế vẫn còn một bộ phận
thanh niên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin và ít quan tâm đến tình hình
đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, dễ bị kích động, lơi kéo tham gia
các hoạt động trái pháp luật; sống thực dụng, quá coi trọng vật chất, thiếu
kính trọng người lớn tuổi, ít quan tâm tới gia đình. Một bộ phận thanh niên,
nhất là thanh niên nông thôn, thanh niên dân tộc thiểu số có trình độ học vấn
cịn thấp; nhiều thanh niên thiếu kiến thức, kỹ năng trong lao động và hội
nhập quốc tế. Tính độc lập, chủ động, sáng tạo, năng lực thực hành sau đào
tạo của thanh niên còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH. Tình
hình tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh niên, đặc biệt là tệ nạn ma túy, mại
dâm có chiều hướng gia tăng. Tác giả cũng đã chỉ ra những nguyên nhân chủ
quan và khách quan của những tồn tại, hạn chế đó. Đồng thời, tác giả bài viết
cũng đưa ra năm quan điểm chỉ đạo xuyên suốt và chín nhóm nhiệm vụ và
giải pháp nhằm lãnh đạo phong trào thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,
HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế.
Bài viết Đảng lãnh đạo công tác thanh niên và Đoàn thanh niên của
Báo Điện tử ĐCSVN, ngày 17/7/2008 đã khái quát quá trình ĐCSVN, Chủ
tịch Hồ Chí Minh quan tâm lãnh đạo, hướng dẫn thanh niên thông qua các
nghị quyết đại hội Đảng từ Đại hội I đến Đại hội X. Các nghị quyết, chỉ thị,
các quan điểm cụ thể đã khẳng định, dù bất cứ hoàn cảnh nào, bất kể giai
đoạn nào, Đảng đều quan tâm lãnh đạo thanh niên, lãnh đạo Đoàn Thanh niên
hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình.. Tư duy của Đảng liên tục đổi
mới để phù hợp với đối tượng tuổi trẻ qua từng thời kỳ. Từ quan tâm lãnh đạo
tổ chức thanh niên đến tập hợp lực lượng tuổi trẻ cho các phong trào Đoàn
thành lực lượng xung kích, nịng cốt thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng.

Không chỉ quan tâm định hướng tư tưởng nhân cách, giáo dục thanh niên, Bác

9


Hồ và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước còn trực tiếp chỉ đạo, gần gũi,
ân cần với thế hệ trẻ qua các Đại hội Đoàn, qua tiếp xúc với tuổi trẻ cả nước.
Cuốn sách: "Đảng Cộng sản Việt Nam với công tác vận động thanh
niên trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước"
(2001), Nxb Chính trị Quốc gia, do tác giả Nguyễn Văn Hùng, Ban Dân vận
Trung ương làm chủ biên cũng đã trình bày khái qt về vai trị lãnh đạo của
ĐCSVN với công tác vận động thanh niên - những chủ nhân tương lai của
đất nước, đặc biệt trong thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Cuốn sách “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác thanh niên
trong giai đoạn hiện nay” (2014), Nxb Chính trị Quốc gia, do tác giả Lâm
Quốc Tuấn - Phạm Tất Thắng đồng chủ biên đã làm rõ cơ sở lý luận của
vấn đề ĐCSVN lãnh đạo công tác thanh niên giai đoạn hiện nay; thực trạng
Đảng lãnh đạo công tác thanh niên, những ưu, khuyết điểm, nguyên nhân và
bài học kinh nghiệm; từ đó, đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ
yếu để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong
giai đoạn hiện nay.
Luận văn thạc sĩ chính trị học "Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay" của tác giả Nguyễn Thọ
Ánh (2004) đã làm rõ vai trị cũng như vị trí của Đồn TNCSHCM trong sự
nghiệp cách mạng và trong hệ thống chính trị của Việt Nam hiện nay, từ đó
đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa vai trò của thanh niên
trong sự nghiệp cách mạng ở nước ta.
Hội thảo khoa học Phát huy vai trò của thanh niên trong sự nghiệp
đất nước do Đoàn TNCSHCM trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
tổ chức ngày 20/5/2006 đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, sinh

viên, học sinh. Buổi hội thảo là cơ hội để các bạn trẻ phát biểu, chia sẻ suy
nghĩ, khẳng định vai trò của mình, nói về mình một cách xác thực nhất.

10


Theo đồng chí Nguyễn Đức Lộc - Chủ tịch Hội Sinh viên của Trường Đại
học Khoa học xã hội và nhân văn: đã đến lúc chúng ta phải giáo dục cho
giới trẻ trách nhiệm xây dựng đất nước ngay ở "thì hiện tại". Phải nhìn nhận
rằng ngày nay chúng ta đang có những lớp trẻ dám nghĩ, biết hành động để
làm cho đất nước ngày càng tốt đẹp hơn, nhưng số này chưa nhiều. Thực tế,
khơng ít các bạn trẻ đang thờ ơ với vận mệnh của đất nước. Số người này sẽ
làm gì khi trọng trách quốc gia dân tộc đặt lên vai họ? Đất nước đang đặt
niềm tin vào thế hệ trẻ, thanh niên hãy khẳng định vai trị của mình, phát
huy hết tiềm năng sẵn có, để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh và
phát triển bền vững.
2.1.2. Nhóm cơng trình nghiên cứu về phong trào thanh niên
tỉnh Thái Nguyên
Nghiên cứu về phong trào thanh niên tỉnh Thái Nguyên, cuốn sách
“Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên
tỉnh Thái Nguyên (1938 – 2012)” đã dựng lại một cách tương đối khách
quan, trung thực chặng đường hơn 70 năm xây dựng và trưởng thành của
Đoàn TNCSHCM và phong trào thanh niên tỉnh Thái Nguyên từ năm 1938
đến năm 2012. Cuốn sách đã tổng kết một cách khái quát những thành tựu
mà các thế hệ ĐVTN tỉnh Thái Nguyên đã đạt được qua các giai đoạn lịch
sử cụ thể. Trên cơ sở đó, bước đầu bước đầu rút ra những bài học kinh
nghiệm trong công tác tổ chức quản lý và chỉ đạo thực hiện của Ban Chấp
hành Tỉnh Đoàn. Đồng thời, cuốn sách cũng dự báo tình hình thanh niên
tỉnh Thái Nguyên và chỉ ra những giải pháp nhằm đưa phong trào thanh niên
tỉnh Thái Nguyên tiếp tục có những bước phát triển.

Nghiên cứu về hoạt động của Đoàn TNCSHCM Thành phố Thái
Nguyên có luận văn tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị - hành chính :"Nâng
cao chất lượng hoạt động của Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

11


Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên trong tình hình hiện nay" của Ngơ
Thủy, Bí thư Thành Đồn Thành phố Thái Nguyên (2009). Luận văn đã vận
dụng các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
quan điểm của ĐCSVN về thanh niên, Đoàn TNCSHCM để phân tích thực
trạng hoạt động của Đồn TNCSHCM thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái
Nguyên; từ đó đưa ra phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm góp phần
giúp cho các cấp bộ Đoàn trong toàn thành phố tham khảo, vận dụng, nâng
cao chất lượng hoạt động của Đoàn Thanh niên Thành phố Thái Nguyên trong
giai đoạn hiện nay.
2.2. Đánh giá các cơng trình nghiên cứu
2.2.1. Những cơng trình nghiên cứu chƣa giải quyết hoặc giải quyết chƣa
thấu đáo
Mặc dù tất cả các cơng trình nghiên cứu về phong trào thanh niên nói
chung và phong trào thanh niên tỉnh Thái Nguyên nói riêng đều đã khẳng định
và nhấn mạnh được vị trí, vai trị, trách nhiệm của thanh niên đối với vận
mệnh dân tộc, đặc biệt trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hội nhập kinh tế
quốc tế như hiện nay. Các cơng trình nghiên cứu cũng đã chỉ ra những đặc
điểm của thanh niên Việt Nam, họ luôn là lực lượng đi đầu, lực lượng xung
kích, nịng cốt trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng. Tuy nhiên,
bên cạnh đó trên thực tế vẫn cịn một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng
cách mạng, giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, dễ bị kích
động, lơi kéo, tham gia các hoạt động trái pháp luật. Một bộ phận thanh niên,
nhất là thanh niên nơng thơn, thanh niên dân tộc thiếu số có học vấn còn thấp,

nhiều thanh niên thiếu kiến thức, kỹ năng thực hành và hội nhập quốc tế. Các
cơng trình cũng đã đề cập đến những giải pháp để đẩy mạnh hơn nữa sự phát
triển của phong trào thanh niên.Tuy nhiên, đó là những giải pháp mang tính

12


chỉ đạo xuyên suốt, chưa mang tính cụ thể với đặc điểm kinh tế, chính trị, văn
hóa và phân bố dân cư của từng vùng miền, từng địa phương.
Các công trình nghiên cứu mặc dù đã chỉ rõ, sự lãnh đạo của Đảng là
nhân tố quyết định tới thắng lợi của phong trào thanh niên nói chung, song
chưa tập trung đi sâu phân tích những chủ trương của Đảng thể hiện trong các
Chỉ thị, Nghị quyết cụ thể về thanh niên và công tác thanh niên qua các giai
đoạn. Chưa chỉ ra rằng, muốn tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác
thanh niên trước hết phải bằng việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá
trình xây dựng nghị quyết, chương trình cơng tác và tổ chức thực hiện tốt nghị
quyết, chương trình cơng tác thanh niên hàng năm, cũng như cả nhiệm kỳ của
các cấp ủy Đảng.
Cuốn sách “Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và
phong trào thanh niên tỉnh Thái Nguyên (1938 – 2012)” là cơng trình nghiên
cứu cụ thể nhất về phong trào thanh niên của tỉnh.Tuy nhiên, cơng trình này
chỉ tập trung làm nổi bật quá trình chỉ đạo thực hiện của Ban Chấp hành Tỉnh
đoàn và những thành tựu trên các lĩnh vực mà các thế hệ ĐVTN tỉnh Thái
Nguyên đã đạt được từ năm 1938 đến năm 2012. Cơng trình ít đề cập đến các
chủ trương, chính sách mà Tỉnh ủy Thái Nguyên đã chỉ đạo thực hiện trong
các Chỉ thị, Nghị quyết, công văn cụ thể. Đồng thời cơng trình cũng chỉ chủ
yếu tập trung vào hoạt động của cơng tác Đồn chứ chưa mang tính phổ qt
về tồn bộ phong trào thanh niên.
Có thể khẳng định rằng, cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu
một cách tồn diện và có hệ thống về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái

Nguyên với phong trào thanh niên của tỉnh từ năm 1997 đến năm 2013.
2.2.2. Những vấn đề luận văn cần đi sâu nghiên cứu
Trên cơ sở kế thừa những kết quả của các công trình nghiên cứu trước
đó, trước hết luận văn sẽ tập trung nghiên cứu, đánh giá và làm sáng tỏ về sự

13


lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với phong trào thanh niên nói
chung và cơng tác Đồn nói riêng trên địa bàn tỉnh từ năm 1997 đến năm 2013.
Thứ hai, luận văn tập trung nghiên cứu những bước phát triển của phong
trào thanh niên trên địa bàn tỉnh qua các giai đoạn thơng qua các chương trình,
các phong trào thanh niên cụ thể. Trên cơ sở các chủ trương về thanh niên và
công tác thanh niên của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên và quá trình tổ chức thực
hiện của các ban, ngành đoàn thể, luận văn sẽ đánh giá những thành tựu và hạn
chế về phong trào thanh niên tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2013. Từ
đó, bước đầu rút ra những bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ
tỉnh Thái Nguyên đối với phong trào thanh niên trên địa bàn tỉnh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Nghiên cứu làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
đối với phong trào thanh niên tỉnh từ năm 1997 đến năm 2013, từ đó rút ra
những bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ nhằm đẩy mạnh hơn
nữa phong trào thanh niên trên địa bàn tỉnh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ những chủ trương và biện pháp của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
đối với phong trào thanh niên của tỉnh từ năm 1997 đến năm 2013.
Làm rõ q trình Đồn TNCSHCM tỉnh Thái Ngun chỉ đạo thực
hiện những chủ trương của Đảng bộ tỉnh
Đánh giá những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân trong quá trình lãnh

đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Ngun với cơng tác Đồn và phong trào thanh
niên của tỉnh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu

14


Những chủ trương và biện pháp của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối
với phong trào thanh niên từ năm 1997 đến năm 2013.
Những bước phát triển của phong trào thanh niên trên tất cả các lĩnh
vực qua các giai đoạn cụ thể.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian từ
năm 1997 đến năm 2013.
Về không gian: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi không gian tỉnh
Thái Nguyên (gồm 6 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố).
Về nội dung nghiên cứu: Tập trung làm sáng tỏ thực trạng sự lãnh đạo
của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với phong trào thanh niên và những bước
phát triển của phong trào thanh niên trên địa bàn tỉnh.
5. Cơ sở lí luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lí luận
Luận văn dựa trên những quan điểm duy vật biện chứng của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của ĐCSVN về cơng tác
thanh niên và Đồn TNCSHCM.
5.2. Cơ sở thực tiễn
Hoạt động của Đoàn Thanh niên và sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên với Đồn TNCS Hồ Chí Minh của tỉnh.
5.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và

quan điểm của ĐCSVN về vị trí, vai trị của thanh niên và cơng tác thanh niên
trong sự nghiệp cách mạng.
Luận văn sử dụng phương pháp khảo sát, thống kê, phân tích, đối
chiếu để thấy được thực trạng sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối
với phong trào thanh niên từ năm 1997 đến năm 2013.

15


6. Đóng góp của luận văn
Về khoa học:
Luận văn là cơng trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc trên cơ sở
công tác sưu tầm tư liệu và tham gia thực tiễn vào các hoạt động của Đoàn
Thanh niên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Luận văn trình bày, đánh giá và làm sáng tỏ về sự lãnh đạo của Đảng
bộ tỉnh Thái Nguyên đối với phong trào thanh niên nói chung và cơng tác
Đồn nói riêng trên địa bàn tỉnh từ năm 1997 đến năm 2013.
Luận văn rút ra những bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng
bộ nhằm đẩy mạnh hơn nữa phong trào thanh niên trên địa bàn tỉnh.
Về thực tiễn:
Bằng kết quả nghiên cứu thực tiễn, luận văn góp phần làm rõ quan
điểm của ĐCSVN, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về vai trò của thanh niên và
phong trào thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng, những nội dung đã được
nêu trong các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nghị
quyết của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên.
Là cơ sở để các cấp ủy Đảng, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh nghiên cứu,
định hướng các nhiệm vụ, chương trình hành động cho phong trào thanh niên
tiếp tục phát triển.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,
giảng dạy trong hệ thống các trường đào tạo cán bộ Đoàn và các trường chính

trị.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngồi các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và
Phụ lục, luận văn gồm có 3 chương.
Chương 1: Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
đối với phong trào thanh niên từ năm 1997 đến năm 2005.

16


Chương 2: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo đẩy mạnh phong trào
thanh niên từ năm 2006 đến năm 2013.
Chương 3: Nhận xét và một số kinh nghiệm.

17


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH
THÁI NGUYÊN ĐỐI VỚI PHONG TRÀO THANH NIÊN
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005
1.1. Những yếu tố có ảnh hƣởng đến phong trào thanh niên tỉnh thái
nguyên và chủ trƣơng của Đảng bộ
1.1.1. Những yếu tố có ảnh hƣởng đến phong trào thanh niên tỉnh Thái
Nguyên
Điều kiện tự nhiên và xã hội
Về vị trí địa lý: Thái Nguyên là một tỉnh miền núi – trung du thuộc
vùng Đông Bắc Bộ, nằm trong tọa độ địa lý từ 21,19 đến 22,03 độ vĩ Bắc;
105,29 độ đến 106,15 độ kinh Đông; phía bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, đơng bắc
giáp tỉnh Lạng Sơn, đông nam giáp tỉnh Bắc Giang, tây bắc giáp tỉnh Tuyên

Quang, tây nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía nam giáp thủ đơ Hà Nội. Diện tích
tự nhiên tồn tỉnh là 3.541,5 km2, gồm 9 đơn vị hành chính trực thuộc (thành
phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, các huyện Phổ n, Phú Bình, Đại Từ,
Định Hóa, Phú Lương, Đồng Hỷ, Võ Nhai) với 181 xã, phường, thị trấn
(trong đó có 122 xã, thị trấn thuộc khu vực miền núi, vùng cao). Với vị trí
này, Thái Nguyên được xem như một nét gạch nối, là vùng chuyển tiếp giữa
đồng bằng châu thổ sông Hồng và miền núi rừng đại ngàn Việt Bắc [2, tr.2].
Trải qua bao biến thiên của lịch sử, tên gọi và địa giới hành chính tỉnh
Thái Nguyên có nhiều thay đổi. Dưới thời Pháp thuộc, năm 1900, thực dân
Pháp tách Thái Nguyên thành hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Năm 1956,
Khu tự trị Việt Bắc được thành lập, thủ phủ đặt tại tỉnh Thái Nguyên. Ngày
21/4/1965, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định hợp nhất hai tỉnh Thái
Nguyên và Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái. Ngày 6/11/1996, Quốc hội khóa IX

18


ra Nghị quyết chia tách tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Bắc Kạn và Thái
Nguyên. Theo đó, từ ngày 1/1/1997, tỉnh Thái Nguyên chính thức hoạt động
theo đơn vị hành chính mới.
Địa hình Thái Ngun chia làm 3 vùng: Vùng cao gồm một số xã phía
đơng bắc huyện Đồng Hỷ và huyện Võ Nhai, địa hình phức tạp, hiểm trở,
được chia cắt bởi các con sông, suối nhỏ tạo thành những thung lũng sâu,
những cánh đồng hẹp và dài. Giao thơng đi lại khó khăn nên đời sống nhân
dân cịn nhiều thiếu thốn. Vùng núi gồm các huyện Định Hóa, Đại Từ, Phú
Lương, địa hình đồi núi thấp, giao thơng tương đối tốt, kinh tế - xã hội tương
đối phát triển. Vùng trung du gồm thành phố Thái Nguyên, thị xã Sơng Cơng
và các huyện Phú Bình, Phổ n, địa hình gồm các dải đồi thấp hình bát úp,
xen kẽ giữa những cánh đồng tương đối rộng, giao thông phát triển, dân cư
đông đúc, kinh tế - xã hội phát triển khá.

Về khí hậu của Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng
Đơng Bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa biến tính, chia làm 2 mùa
rõ rệt: Mùa nóng bắt đầu từ cuối tháng tư, kết thúc vào tháng mười hằng năm.
Trong thời gian này, gió mùa Đơng Nam chiếm ưu thế tuyệt đối, nóng ẩm
mưa nhiều. Mùa lạnh bắt đầu từ gần cuối tháng mười một năm trước đến gần
cuối tháng ba năm sau. Tại Thái Nguyên, nhiệt độ cao nhất và thấp nhất từng
được ghi nhận lần lượt là 41,5 °C và 3 °C. Tổng số giờ nắng trong năm dao
động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong
năm. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất
vào tháng tám và thấp nhất vào tháng một. Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái
Ngun thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.
Thái Nguyên là tỉnh có nhiều sơng, suối. Lớn nhất là sơng Cầu, sau đó
đến sơng Cơng. Ngồi ra, Thái Ngun cịn nhiều sông nhỏ ngắn như sông
Chợ Chu, sông Đu, sông Nghinh Tường, sông Huống Thượng. Hệ thống sông

19


suối ở Thái Nguyên được phân bố tương đối đều khắp, thuận lợi cho phát
triển nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Thái Ngun khơng có hồ tự
nhiên, nhưng sức trẻ và con người Thái Nguyên đã đắp đập ngăn sông, suối
tạo ra một hệ thống hồ phong phú khắp các huyện thị. Hồ lớn nhất và quan
trọng hơn cả là Hồ Núi Cốc trên sông Công được xây dựng từ những năm đầu
thập kỷ 70, hoàn thành vào giữa thập kỷ 80 thế kỷ XX. Với gần 100 hòn đảo
lớn nhỏ, hồ Núi Cốc đã và đang được đầu tư xây dựng trở thành đại điểm du
lịch hấp dẫn mới gọi du khách thập phương.
Thái Nguyên là tỉnh có diện tích rừng và đất rừng khá lớn. Sản vật khai
thác từ rừng là nguồn thu nhập đáng kể cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Hàng năm, rừng của Thái Nguyên cung cấp hàng chục vạn mét khối gỗ, củi,
hàng triệu cây tre nứa, vầu, hàng chục triệu tầu lá cọ cùng nhiều dược liệu

phục vụ cho nhu cầu xây dựng, tiêu dung cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh
và nhân dân các tỉnh đồng bằng, làm nguyên liệu cho các nhà máy giấy…
Bên cạnh trồng lúa, hoa màu, từ xa xưa người dân Thái Nguyên đã
sớm chú ý trồng và phát triển cây chè. Đặc sản chè Thái Nguyên từ lâu đời đã
nổi tiếng và có uy tín lớn trên thị trường trong, ngồi nước. Những năm gần
đây, chè Thái Nguyên là mặt hàng xuất khẩu có giá trị và vươn tới cả thị
trường những nước sành uống chè, có truyền thống “trà đạo” nổi danh như
Nhật Bản, Đài Loan. Đó là một trong những yếu tố giúp cho đồng bào các dân
tộc Thái Nguyên nói chung và các thế hệ thanh niên trong tỉnh nói riêng giữ
gìn, phát huy thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội và gìn giữ những nét đẹp
văn hóa của dân tộc.
Cùng với tài nguyên trên mặt đất, Thái Nguyên còn nổi tiếng giàu tài
nguyê n trong lòng đất. Các khu mỏ than Phấn Mễ, Núi Hồng, Quán Triều,
mỏ sắt, mỏ vàng Trại Cau, Hợp Tiến, Núi Pháo… đang được khai thác phục
vụ nhu cầu quốc kế, dân sinh.

20


Là miền đất nối tiếp giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng núi phía
Bắc, Thái Nguyên đã trở thành vùng đất hội nhập dân cư. Nhân dân các dân
tộc trên địa bàn Thái Nguyên gồm nhiều bộ phận hợp thành. Một bộ phận là
dân bản địa, sinh cơ lập nghiệp tại Thái Nguyên từ lâu đời. Một bộ phận là
đồng bào các tỉnh khác trong nhiều thế kỷ di cư tự nhiên đến sinh sống. Một
bộ phận đồng các tỉnh đồng bằng tản cư lên tham gia kháng chiến chống Pháp
rồi ở lại sinh cơ lập nghiệp. Đầu những năm 60 của thế kỷ XX, một bộ phận
đồng bào các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên…theo tiếng gọi của
Đảng lên các huyện Đại Từ, Phú Lương, Định Hóa, Võ Nhai xây dựng quê
hương mới. Cùng thời gian này, hàng vạn cán bộ, công nhân, bộ đội trên khắp
miền Bắc tập trung về Thái Nguyên xây dựng Khu công nghiệp Gang Thép,

hình thành nên bộ phận dân cư phía Nam thành phố Thái Nguyên. Cũng như
toàn quốc, Thái Nguyên có dân số trẻ với nhóm tuổi lao động từ 15 đến 60 là
779.261 người, chiếm 69,38% tổng dân số. Nhóm tuổi dưới 15 có 249.001
người, chiếm 22,17% tổng dân số, cịn nhóm người trên 60 tuổi có 94.854
người, tức chiếm 8,45%. Tính đến ngày 1/4/2009, tỉnh Thái Ngun có
1.124.786 người, gồm 29 thành phần dân tộc anh em; trong đó, 8 thành phần
dân tộc có số dân trên 1.000 người là Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay,
Dao, H’Mơng, Hoa. Mỗi dân tộc mang những đặc điểm riêng về tiếng nói,
trình độ sản xuất, phong tục tập qn…nhưng ln đoàn kết, yêu thương,
đùm bọc lẫn nhau. Tinh hoa văn hóa, truyền thống tốt đẹp, kinh nghiệm sản
xuất được đúc kết từ ngàn đời của các dân tộc, của các vùng miền được giao
thoa, hội tụ về Thái Nguyên, được thế hệ trẻ tỉnh Thái Nguyên kế thừa, tiếp
thu, vận dụng trong lao động chế ngự thiên nhiên, bảo vệ và xây dựng quê
hương ngày càng giàu đẹp [2, tr.4].
Nhân dân các dân tộc Thái Nguyên vốn có truyền thống văn hóa từ
lâu đời. Truyền thống đó được kết tinh trong tinh thần cộng đồng bền chặt,

21


trong các hoạt động lễ hội, trong phong cách giao tiếp ứng xử và lối sống
thuần hậu, chất phác. Cùng với các làn điệu chèo, chầu văn, trống quân, cò
lả…của người Kinh từ đồng bằng mang lên là làn điệu hát giao duyên (Gầu
PLềnh), hát cưới xin (Gầu xống) của người Mơng; hát trữ tình (Sli, lượn) tha
thiết của trai gái Tày, Nùng gửi gắm cho nhau vang lên trong các dịp lễ, tết,
hội hè. Truyền thống văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc đang được thế hệ trẻ kế
thừa và phát huy trong thời đại mới.
Thái nguyên cũng là tỉnh có truyền thống hiếu học. Trải qua những
biến cố thăng trầm của lịch sử, Thái Nguyên đã sản sinh hàng chục vị đại
khoa tiến sĩ và nhiều danh nhân cho sự hưng thịnh của quốc gia, dân tộc.

Ngày nay, với vị trí là trung tâm giáo dục của vùng Việt Bắc gồm 7 trường
đại học, hàng chục trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp và dạy nghề,
mỗi năm các cơ sở đào tạo của Thái Nguyên cung cấp hàng ngàn cán bộ khoa
học, kỹ thuật và lao động trẻ, chất lượng cao phục vụ thiết thực cho sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước.
Tình hình phong trào thanh niên trƣớc năm 1997
Bước sang thập kỷ 90 của thế kỷ XX, tình hình thế giới và trong nước
có nhiều chuyển biến phức tạp. Trên thế giới, chủ nghĩa xã hội tiếp tục lâm
vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, dẫn đến sự sụp đổ ở Liên Xô và
các nước Đông Âu vào cuối năm 1991. Ở trong nước, công cuộc đổi mới đất
nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã trải qua 5 năm và đạt được nhiều
thành tựu to lớn, nhưng cũng còn nhiều mặt hạn chế, yếu kém. Đất nước ta
vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng về kinh tế - xã hội. Các thế lực thù địch bên
ngồi và trong nước đã lợi dụng tình hình đó, tăng cường thực hiện âm mưu
“diễn biến hịa bình”, ráo riết tấn công vào cách mạng Việt Nam. Trên địa
bàn tỉnh Bắc Thái, tình trạng tranh chấp đất đai diễn biến phức tạp. Tất cả các

22


yếu tố trên đã gây khó khăn khơng nhỏ cho cơng tác Đồn nói riêng và phong
trào thanh niên nói chung trên địa bàn tỉnh.
Trong bối cảnh lịch sử ấy, ngày 13/3/1991, Bộ Chính trị Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (Khóa VI) ban hành Nghị quyết số 25/NQ – TW về
“Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với cơng tác thanh niên”.
Nghị quyết khẳng định vị trí, vai trị của thanh niên trong cơng cuộc đổi mới
đất nước là vô cùng quan trọng. Công tác thanh niên mang ý nghĩa chiến
lược, mang tính quyết định tới tương lai của dân tộc và vận mệnh của Tổ
quốc. Nghị Quyết chỉ rõ các phương hướng, nội dung và giải pháp chủ yếu
trong công tác thanh niên: Một là, giải quyết việc làm. Hai là, đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ. Ba là, tổ chức phong trào hành động cách mạng trong thanh
niên. Bốn là, xây dựng Đoàn TNCSHCM vững mạnh, mở rộng tập hợp, đoàn
kết thanh niên. Năm là, tăng cường công tác thanh niên của Đảng, Nhà nước
và các tổ chức xã hội.
Thực hiện Nghị quyết số 25 của Bộ Chính trị, Tỉnh ủy Thái Nguyên
đã chỉ đạo các cấp bộ Đồn trong tỉnh đẩy mạnh cơng tác giáo dục chính trị
tư tưởng cho ĐVTN. Tổ chức tốt ba hoạt động lớn: Thứ nhất, tổ chức Đại hội
Thanh niên tiên tiến toàn tỉnh lần thứ nhất, với sự tham gia của 140 đại biểu
trẻ, đại diện cho hàng vạn thanh niên tiên tiến trong tỉnh. Thứ hai, tổ chứ gặp
mặt các thế hệ cán bộ Đoàn, tạo ra sự giao lưu tình cảm có ý nghĩa. Thứ ba,
tổ chức cuộc thi truyền thống “Tuổi trẻ Bắc Thái tự hào và trách nhiệm”, thu
hút hàng nghìn cán bộ ĐVTN trong tỉnh tham gia, tạo ra một khơng khí sinh
hoạt chính trị sơi nổi trong tuổi trẻ tồn tỉnh.
Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII và
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI, phong trào thanh niên của tỉnh
tập trung đẩy mạnh các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho các đối
tượng ĐVTN. Tuy vẫn còn lúng túng về nội dung và hình thức, nhiều hoạt

23


×