Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Bc biện pháp rèn kn viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.42 KB, 9 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM PHẢ
TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ CỘNG HÒA

MẪU SỐ 2
(Kèm theo Kế hoạch số 2584 /KH-SGDĐT ngày 01/10/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo)

RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5
Họ và tên giáo viên: CHU VĂN QUỲNH
Dạy tại lớp: 5A1
Trường: TH&THCS Cộng Hòa
Huyện (TX, TP): Thành phố Cẩm Phả
I. Lý do hình thành biện pháp:
Trong thực tế tôi nhận thấy kĩ năng viết văn miêu tả của học sinh trường tơi
cịn nhiều hạn chế.
Trong phạm vi nội dung của biện pháp này tôi đi sâu vào nghiên cứu về các
phương pháp đổi mới tiến trình dạy học cũng chính là việc tích cực hóa hoạt động
của học sinh trong quá trình học tập. Biện pháp này giúp người giáo viên có cơ sở để
dạy cho học sinh viết đoạn văn trong bài văn tốt hơn. Ở đây, giáo viên cần giúp học
sinh biết tự mình khám phá những tri thức mới. Qua đó, các em sẽ thơng hiểu, ghi
nhớ những gì đã chủ động lĩnh hội được và như vậy học sinh sẽ nắm được kiến thức
một cách sâu sắc hơn.
Muốn vậy cần phải làm gì? và làm như thế nào? Để trả lời câu hỏi trên thì
người giáo viên phải nhìn vào sự thật, phải trơng thấy những khó khăn, tồn tại để tìm
ra biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn văn trong bài văn thì mới nâng cao chất lượng
phân mơn tập làm văn trong môn Tiếng Việt.
II. Nội dung của biện pháp
1. Tổ chức tốt việc quan sát sự vật, hiện tượng, mơ hình, tranh ảnh, vật thật,
quang cảnh….. – tìm ý và dựng đoạn cho học sinh.
2. Giúp học sinh biết lập dàn ý cho bài văn cụ thể để từ đó có những ý tưởng ban
đầu cho đoạn văn miêu tả.
3. Giúp học sinh biết chọn lựa, chắt lọc hình ảnh miêu tả.


4. Hướng dẫn học sinh biết chọn lựa, sử dụng từ ngữ giàu tính gợi tả, gợi cảm,
nói-viết câu văn có dùng phép so sánh, nhân hóa phù hợp với đối tượng miêu tả.
5. Hướng dẫn học sinh biết diễn đạt (nói, viết) câu văn trọn ý, sắp xếp các ý, các
câu văn lơgic.
6. Hình thành cho học sinh việc biết tự kiểm tra, rà soát lại bài viết về nội dung,
cách diễn đạt, cách trình bày.
7. Hướng dẫn học sinh biết học tập từ ngữ, ý văn, hình ảnh hay khi làm văn.


2
Qua thực tế thực nghiệm tôi thấy rằng để rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học
sinh lớp 5 người giáo viên cần nắm vững và vận dụng linh hoạt những nội dung sau:
1. Tổ chức tốt việc quan sát sự vật, hiện tượng, mơ hình, tranh ảnh, vật
thật, quang cảnh….. – tìm ý và dựng đoạn cho học sinh.
Dạy văn miêu tả là dạy các em học cách quan sát. Chính nhờ quan sát mà con
người thu lượm được những hiểu biết phong phú, rộng rãi, cụ thể và sâu sắc về thế
giới hiện thực. Điều quan trọng khi dạy làm văn miêu tả là phải dạy các em thể hiện
chân thực những quan sát, những suy nghĩ, tình cảm của mình. Bài văn chân thực bao
giờ cũng giàu sức truyền cảm, kể cả khi nó cịn ngây ngơ, vụng về, bởi vì đã nói, viết
chân thực thì mỗi bài văn đều có cái riêng, cái lạ, thậm chí cái mới, cái độc đáo. Khi
đã có đầy đủ những chi tiết quan sát được thì việc tìm ý, dựng đoạn lại đóng vai trị
quan trọng trong việc tạo nên đoạn văn, bài văn miêu tả hay. Trên cơ sở tôn trọng cái
riêng trong việc chọn đối tượng trong cách nghĩ, cách cảm của mỗi học sinh, giáo
viên cần giúp các em diễn đạt, hoàn chỉnh ý thành đoạn văn. Bằng cách ấy, sản phẩm
viết của học sinh trở thành những sản phẩm thể hiện bản sắc, cá tính, năng lực riêng
của mỗi em.
Học sinh thiếu vốn từ, vốn hiểu biết thì nói sẽ lúng túng khơng nên lời, viết thì
lủng củng khơng thành câu. Do vậy, tổ chức tốt việc quan sát -Tìm ý của phân mơn
Tập làm văn là cơng việc cực kì quan trọng, quyết định việc hình thành câu văn, đoạn
văn miêu tả cho học sinh.

Để quan sát có chất lượng giáo viên cần hướng dẫn các em quan sát theo các
yêu cầu sau:
Quan sát theo trình tự nhất định (từ chung tới riêng, từ ngồi vào trong,
từ gần tới xa hay ngược lại) …
Ví dụ: Tả một dịng sơng hay một con suối : Tôi hướng dẫn học sinh quan sát và miêu
tả con suối khi nhìn từ xa trơng như thế nào? Học sinh có thể miêu tả: trơng như một
dải lụa đào, hay giống như một con rắn khổng lồ đang bò ngoằn ngoèo trên lưng đồi,
hay lại như một con đường khúc khuỷu…..Cịn khi gần thì miêu tả các sự vật quan
sát được bằng các hình ảnh như màu sắc của nước, các sinh vật sống dưới nước, cây
cối hai bên bờ suối, hình dáng và sự sắp xếp của các tảng đá …..
Quan sát bằng nhiều cách khác nhau (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi
ngửi…)
Ví dụ: Tả một dịng sông hay một con suối: Tôi hướng dẫn học sinh sử dụng các giác
quan để quan sát như nhìn thấy màu sắc của nước, hoạt động của các con vật trên và
dưới mặt nước, các loài cây cối mọc hai bên bờ suối…..nghe thấy tiếng nước chảy,
nghe tiếng gió thổi vi vu qua các kẽ lá…..cảm thấy mát lạnh, ngửi thấy mùi thơm của
các loài hoa dại….
Chú ý phát hiện những đặc điểm riêng biệt
Ví dụ: Tả một dịng sơng hay một con suối:ôi cho học sinh so sánh những hình ảnh
quan sát được giữa một con suối với một con sông để các em thấy được sự khác biệt
và biết tìm ra chi tiết đặc sắc hơn để miêu tả như: con suối nhỏ ngoằn ngoèo trên
sườn đồi như một dải lụa vắt ngang lưng đồi, hai bên bờ suối những tảng đá nằm rải
rác…..
2. Giúp học sinh biết lập dàn ý cho bài văn cụ thể để từ đó có những ý
tưởng ban đầu cho đoạn văn miêu tả:


3
Để viết được bất kì một bài văn nào dù ngắn hay dài, người viết cũng không
thể bỏ qua khâu lập dàn ý. Dàn ý hay còn gọi là đề cương. Dàn ý là sự sắp xếp các

điều cốt yếu trong một bài văn. Nói cách khác nó là một hệ thống các ý chính trong
một bài viết hay một bài nói. Dàn ý thực chất là bản kế hoạch, sơ đồ, phác thảo về đối
tượng mà ta cần viết. Kĩ năng lập dàn ý là một kĩ năng quan trọng đối với học sinh
để làm được bất kì một bài văn nào. Nắm được kĩ năng này các em sẽ làm được một
bài văn có tính hệ thống và lơ gíc cao, đúng và đủ ý, tránh được hiện tượng lạc đề,
hay bài văn lủng củng. Dàn ý giúp định hướng được một cách bao quát, toàn bộ nội
dung chủ yếu và những yêu cầu cơ bản mà bài viết cần đạt được và đáp ứng được
những yêu cầu của đề bài. Khi có dàn ý cụ thể, người viết nắm được nét lớn, ý nhỏ
của bài viết. Nhờ có sự chuẩn bị và định hướng đúng sẽ làm cho bài văn triển khai
đúng trọng tâm, chặt chẽ và mạch lạc. So với văn kể chuyện, khi lập dàn ý bài văn
miêu tả tập trung vào các chi tiết mà học sinh quan sát được sau đó sắp xếp các ý có
thể là theo trình tự hoặc cũng có thể theo cách cảm của học sinh chứ không phải sắp
xếp các ý , các chi tiết theo trình tự cốt truyện như trong văn kể chuyện.
Dù đây là một yêu cầu rất thường xuyên nhưng trên thực tế lại có rất nhiều em
khơng thể thực hiện được, có những em khơng biết lập dàn ý là làm cái gì, để làm gì.
Bởi lẽ, ở những lớp dưới, các em không phải làm việc này, mà các em chỉ viết câu
văn, đoạn văn bằng cách trả lời những câu hỏi cho sẵn hoặc dựa vào những gợi ý của
thầy cô một cách đơn giản, ngắn gọn. Trong khi lên lớp 4, lớp 5 thì việc lập dàn ý cho
một đề bài cụ thể (loại bài miêu tả) là yêu cầu bắt buộc các em phải biết thực hiện, tự
thực hiện để dựa vào đó mà hồn chỉnh đoạn văn, bài văn. Để giúp các em dễ dàng
hơn trong việc tự lập dàn ý cho bài văn, khi dạy học các bài cấu tạo của bài văn miêu
tả (tả cảnh, tả người), tôi chủ động giúp các em dựa vào nội dung phần ghi nhớ trong
sách giáo khoa, cùng xây dựng một dàn bài chung cho loại bài văn miêu tả đang học.
Dàn bài chung này tôi sẽ ghi cố định ở một bảng phụ để làm cơ sở cho học sinh xây
dựng dàn ý riêng cho mỗi bài văn miêu tả sau này. Dàn bài này cũng được sử dụng
chung cho cả lớp trong các tiết tập làm văn có yêu cầu viết một đoạn văn hay hoàn
chỉnh một bài văn.
Ví dụ: Khi dạy bài Cấu tạo của bài văn miêu tả cảnh (sách giáo khoa lớp 5, tập
một, trang 11), sau khi giúp học sinh rút được nội dung ghi nhớ như trong sách giáo
khoa, tôi sẽ chủ động bám vào nội dung phần ghi nhớ, dùng câu hỏi gợi ý, dẫn dắt

cho các em nêu để xây dựng dàn bài chung cho bài văn miêu tả cảnh. Sau đó yêu cầu
các em dựa vào dàn ý đó để hình thành ý tưởng sẽ viết cho đoạn văn miêu tả.
Ví dụ: “Tả vườn cây vào buổi sáng sớm”
a) Tả từng phần
– Những hình ảnh về cây cối mà em quan sát được có gì nổi bật?
– Ánh sáng mặt trời từ lúc tờ mờ sáng đến lúc mặt trời lên hẳn thay đổi như thế
nào?
Điều đó cho em thấy được cảnh vật đẹp như thế nào?
– Trong vườn cây khơng khí như thế nào? Khi đứng giữa vườn cây em có cảm
giác gì?
– Trên những phiến lá, cành cây em thấy được gì?
– Trong vườn cây các lồi động vật hoạt động như thế nào?
b) Tả theo sự thay đổi của thời gian.


4
– Từ lúc tờ mờ sáng cảnh vật như thế nào?
– Lúc mặt trời lên hẳn cảnh vật thay đổi ra sao?
Từ cách hướng dẫn các bước lập dàn ý như trên, học sinh lớp 5A2 đã dần biết
lập dàn ý chi tiết cho một bài văn tả cảnh, từ đó tìm ra ý tưởng ban đầu cho mỗi đoạn
văn.
3. Giúp học sinh biết chọn lựa, chắt lọc hình ảnh miêu tả.
Vấn đề chọn lựa, chắt lọc hình ảnh trong khi làm văn miêu tả cũng rất quan
trọng. Nếu HS viết những câu văn miêu tả giàu hình ảnh thì sức gợi cảm của bài văn
sẽ hay hơn.Tuy nhiên, học sinh cịn hay lúng túng khơng biết lắng nghe gì? Nói gì?
Viết gì? Vì vậy, việc hướng dẫn cho học sinh biết quan sát tìm ý để hình thành thói
quen chuẩn bị bài tốt. Quan sát tốt, học sinh nắm được cách quan sát và những yêu
cầu quan sát để làm văn. Cùng một đối tượng (ví dụ cùng một dịng sơng) nhưng mỗi
cá nhân lại có sự cảm nhận riêng (có em thấy dịng sơng giống như dải lụa đào, có em
lại thấy giống một con rắn khổng lồ….). Tôi luôn tôn trọng ý kiến của các em, không

phê phán vội vàng, chủ quan, giúp học sinh tự tin trong học tập. Tuy nhiên, để miêu
tả một đối tượng nào đó, tơi thường giúp các em biết quan sát đối tượng theo từng
góc nhìn, từng thời điểm, biết cảm nhận và chọn “điểm nhấn” của đối tượng tạo ra
nét riêng biệt trong bài văn của mình. Do vậy, để đảm bảo tính chân thực của bài
miêu tả cần phải được bắt nguồn từ quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả, kết hợp với
kinh nghiệm sống, trí tưởng tượng của học sinh, phải thể hiện được tình cảm, cảm
xúc thực của các em trước đối tượng miêu tả. Tính chân thực địi hỏi phải có chi tiết
thực, tả đúng bản chất của đối tượng miêu tả, thể hiện được những nét đẹp đẽ, đúng
đắn trong tư tưởng, tình cảm của người học sinh khi bộc lộ thái độ của các em với đối
tượng miêu tả.
Để thực hiện những yêu cầu trên, tôi thường hướng cho học sinh thực hiện
thật tốt từng bước:
+ Trước tiên là quan sát bao quát đối tượng và cảm nhận, rồi quan sát từng bộ
phận của đối tượng theo một trình tự nhất định. Quan sát thật kĩ những bộ phận của
sự vật mà em thích thú, ấn tượng. Khi quan sát sự vật, các em cũng có thể trao đổi
theo nhóm với nhau để tìm ra những đặc điểm của đối tượng một cách tốt nhất.
+ Kết hợp quan sát là ghi chép (ghi chép những điều quan sát được) và liên
tưởng (liên tưởng để so sánh, nhân hóa sự vật).
Ngồi ra, tơi cịn thường sử dụng hệ thống bài tập điền các từ ngữ giàu hình
ảnh, giàu sức gợi cảm vào chỗ trống; tìm những cách diễn đạt có cách tạo hình ảnh
hay hơn và sau đó là dùng những từ ngữ, biện pháp nghệ thuật để viết câu, viết đoạn.
Các dạng bài tập đó giúp phát huy được năng lực giao tiếp tiếng Việt và năng lực cảm
thụ cho học sinh. Học sinh không chỉ nắm được cách sử dụng biện pháp nghệ thuật
trong viết câu văn mà còn biết cách liên kết các câu trở thành một đoạn văn hoàn
chỉnh, hay và hấp dẫn, có thể gây được sự chú ý cho người đọc, người nghe.
Ví dụ, với bài tập: Hãy so sánh các cách diễn đạt trong các câu văn sau và cho
biết cách diễn đạt nào hay hơn. Em hãy giải thích rõ lí do vì sao mình chọn?
– Dịng sơng chảy qua cánh đồng.
– Dịng sơng lượn qua cánh đồng.
– Dịng sơng vắt qua cánh đồng.

Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu cảm nhận của mình và nhận thấy, cả ba câu đều


5
miêu tả về dịng sơng nhưng hình ảnh dịng sơng trong mỗi câu văn đem lại những ấn
tượng khác nhau đối với người đọc.
Câu 1: Đây là một câu văn tả thực, chỉ miêu tả đơn thuần về hình ảnh một dịng sơng
như trong thực tế đời sống. Cách viết rất bình thường nên ai cũng có thể làm được.
Câu 2: So với câu 1, cách viết này đã có hình ảnh hơn. Bởi với từ “lượn” câu văn đã
góp phần gợi lên trước mắt người đọc hình ảnh về một dịng sơng mềm mại, dun
dáng. Vẻ đẹp này góp phần tô điểm thêm cho bức tranh thiên nhiên.
Câu 3: Đây là câu văn hay hơn cả. Với cách dùng từ “vắt” câu văn giúp người đọc
khơng chỉ hình dung được vẻ đẹp mềm mại của dịng sơng mà cịn cảm nhận được vẻ
đẹp nên thơ, trữ tình của nó. Dịng sơng ấy như một nhịp cầu thật dun dáng nối
khoảng không gian giữa đôi bờ.
Rõ ràng chỉ khác nhau một từ thơi nhưng cách gợi hình, gợi cảm của ba câu đã
khác nhau. Trên cơ sở bài tập này, tơi hướng dẫn học sinh cách chọn lựa, chắt lọc
hình ảnh khi miêu tả để tạo nên những độc đáo, sáng tạo riêng.
4. Hướng dẫn học sinh biết chọn lựa, sử dụng từ ngữ giàu tính gợi tả, gợi
cảm, nói-viết câu văn có dùng phép so sánh, nhân hóa phù hợp với đối tượng
miêu tả.
Việc dùng từ ngữ giàu hình ảnh, gợi tả, gợi cảm, các biện pháp so sánh, nhân
hóa khi viết văn sẽ giúp cho câu văn, đoạn văn trở nên sinh động hơn, mượt mà hơn,
ý tứ hơn và thu hút người đọc, người nghe hơn. Như vậy, việc giúp các em biết tìm từ
ngữ, ý văn hay, hình ảnh đẹp, phù hợp để miêu tả sự vật cụ thể là vừa giúp phát huy
tốt năng lực của mỗi học sinh, vừa góp phần cung cấp ý văn, từ ngữ phù hợp cho
những học sinh khác. Cùng với việc giới thiệu một số hình ảnh cụ thể cho học sinh
quan sát, tơi cịn gợi ý cho mỗi học sinh tự chọn chi tiết cụ thể của đối tượng cần
miêu tả, rồi tìm những từ ngữ, ý văn, câu văn, hình ảnh so sánh, nhân hóa mà mình
cảm thấy phù hợp, có thể sử dụng để miêu tả chi tiết đó của đối tượng. Sau đó, trình

bày bài làm trước lớp. Những học sinh khá giỏi nhận xét, bình và chọn những từ ngữ,
ý văn hay, hình ảnh đẹp, phù hợp cho bài văn đó. Từ đó, chính học sinh đó có thể vận
dụng chính những từ ngữ, câu văn, ý văn được lớp đánh giá cao rồi theo ý thích của
riêng mình đưa vào bài của mình, tạo ra nét riêng trong chính bài làm của mình.
Ví dụ: Với bài tập 2 của bài Luyện tâp tả cảnh viết đoạn văn tả buổi sáng ở
vườn cây. Trước tiên, tơi giới thiệu cho các em hình ảnh hoặc video clip về vườn cây
hoặc để học sinh liên hệ thực tế với khu vườn cạnh nhà. Tiếp đó là cùng với việc sử
dụng dàn bài chung của bài văn miêu tả cảnh đã xây dựng (nội dung Tả từng phần ở
phần thân bài), tôi sẽ lần lượt hướng dẫn các em nêu các phần tiêu biểu của quang
cảnh buổi sáng và những ý văn, câu văn, hình ảnh so sánh, nhân hóa mà mình cảm
thấy hay, phù hợp, có thể sử dụng để miêu tả các sự vật đó:
Những cánh hoa rất dày, dày một cách bất thường như được nặn bởi bàn tay
khéo léo của những người làm tị he.
Cành mít đan xen, lá to như bàn tay người lớn. Từng quả mít nhỏ nằm chen
chúc nhau
Lá chuối to, x ra bốn phía, lá non cuộn trịn, dựng đứng lên như cuộn giấy.
Lá chuối bóng láng, xanh tươi.
Trong vườn, có vài đàn chim sẻ sà xuống ríu rít. Góc vườn phía sau là chỗ ni
gà. Cơ gà mái mơ thấy mồi kêu “tục tục” gọi đàn con lại. Mấy chú gà con rối rít chạy


6
lại, tranh nhau mồi. Khi thấy chúng tôi, đám gà con hốt hoảng chạy về núp dưới cánh
mẹ. Gà mẹ xù lơng, kêu “qc qc” có ý bảo chúng tơi đi.
Lúc này các em có thể kết hợp vừa quan sát trực tiếp hình ảnh giáo viên cung cấp,
vừa dựa vào những điều mình đã ghi chép khi chuẩn bị ở nhà để thực hiện yêu cầu
của thầy cô. Với những từ ngữ, ý văn các em nêu được, tôi gợi ý cho lớp cùng nhận
xét, bình và chọn những từ ngữ, ý văn hay, hình ảnh đẹp, phù hợp rồi ghi nhanh lên
bảng làm cơ sở cho các em chọn lựa, vận dụng chính những từ ngữ, câu văn, ý văn
được lớp đánh giá cao theo ý thích của riêng mình để thực hiện yêu cầu của bài tập.

5. Hướng dẫn học sinh biết diễn đạt (nói, viết) câu văn trọn ý, sắp xếp các
ý, các câu văn lôgic:
Để có một đoạn văn có nội dung diễn đạt một ý hồn chỉnh thì các câu văn
trong đoạn văn đó phải được liên kết chặt chẽ và được sắp xếp theo một trật tự nhất
định. Muốn có được đoạn văn như thế thì việc tạo câu văn có vai trị rất quan trọng,
từ việc hình thành câu văn từ hình thức nói sang hình thức viết đều phải thể hiện ý
nghĩa hồn chỉnh và lơgic. Các em sẽ biết tự diễn đạt câu văn trọn ý khi các em biết
sắp xếp các từ ngữ thành câu văn đúng ngữ nghĩa, biết sắp xếp các câu văn thành
đoạn văn lôgic, đúng chủ đề. Tuy nhiên, đây là việc làm khó, cần được tập luyện
thường xuyên và khá mất thời gian, mà thời gian ở các tiết học Tập làm văn lại có
hạn. Vì vậy, bản thân tơi thường thực hiện khơng chỉ ở các tiết Tập làm văn mà ở cả
các tiết học khác như Luyện từ và câu hay Chính tả. Với những bài tập có yêu cầu
liên quan đến việc phải trình bày, sắp xếp các ý, câu văn lôgic, hoặc ở một số tiết Tập
làm văn, tôi thường chủ động chuẩn bị các từ ngữ, câu văn theo chủ đề nhất định đủ
dùng cho học sinh hoạt động theo dự kiến. Cho các từ ngữ, yêu cầu học sinh dùng
những từ ngữ đó sắp xếp lại thành những câu văn hoàn chỉnh (hoặc dùng những câu
văn sắp xếp thành đoạn văn) theo chủ đề mà giáo viên yêu cầu. Tiếp đó có thể tổ chức
nhận xét, đánh giá, sửa chữa. Cần đánh giá, nhận xét trên sự sáng tạo của học sinh,
tôn trọng ý tưởng của học sinh, không nhất thiết phải đúng theo mẫu ấn định sẵn. Tuy
nhiên cũng cần phải điều chỉnh, chữa bài nếu chưa phù hợp. Ngoài ra, ngay cả khi
các em trả lời câu hỏi của thầy cô, của bạn bè hoặc khi u cầu các em trình bày một
vấn đề nào đó, tơi đặc biệt chú trọng đến cách trình bày, diễn đạt của các em (nhất là
với những học sinh yếu). Khi thấy học trị trình bày vấn đề lủng củng, không rõ ràng
hoặc sử dụng từ ngữ không phù hợp, tôi sẽ nhận xét khéo và gợi ý, tập cho các em và
cả các bạn khác cùng cân nhắc, diễn đạt lại vấn đề sao cho trôi chảy, rõ ràng, đủ ý, và
dễ hiểu.
Ví dụ: Với đề bài: “Tả cảnh vật sau cơn mưa” , một học sinh đã tả như sau:
Sau cơn mưa, cảnh vật trở nên bừng sáng hơn. Chị gà mái tơ rũ rũ đi phơi nắng.
Những giọt mưa nhẹ hạt hơn. Cây cối ướt đàn gà con lại chạy theo mẹ đi kiếm mồi.
Sau khi yêu cầu em sắp xếp lại ý, tìm những từ ngữ miêu tả cho phù hợp thì đoạn văn

sau khi được chữa như sau:
Sau cơn mưa, cảnh vật trở nên bừng sáng hơn. Những hạt mưa dần dần nhẹ hạt
hơn. Cây cối như được tắm mưa thật mát mẻ và dễ chịu. Trên cành cây, một vài bơng
hoa nở ra đón những tia nắng nhẹ. Dưới gốc cây, chị gà mái tơ rũ rũ bộ lông ướt rồi
chị lại dẫn đàn gà con đi kiếm mồi, chúng ríu rít chạy theo chân mẹ.
Sau khi sắp xếp lại ý, đoạn văn có nội dung theo trình tự nhất định, ý văn mượt mà
hơn, ý nghĩa đoạn văn hồn chỉnh và lơgic hơn.


7
6. Hình thành cho học sinh việc biết tự kiểm tra, rà soát lại bài viết về nội
dung, cách diễn đạt, cách trình bày:
Giáo viên cần hình thành cho học sinh thói quen tự kiểm tra, rà sốt lại bài viết.
Vì điều đó sẽ giúp học sinh tự phát hiện ra các lỗi về chính tả, sắp xếp ý, cách dùng
từ, đặt câu, nội dung của đoạn văn….để từ đó học sinh biết phát huy điểm mạnh và
hạn chế những lỗi sai thường gặp. Đối với học sinh lớp 5A2 thì đây là việc làm khá
khó khăn, ít em tự thực hiện được. Việc tập cho các em biết tự kiểm tra, rà soát lại bài
viết về cả nội dung và cách diễn đạt, cách trình bày là rất cần thiết, nó khơng chỉ giúp
các em nâng cao khả năng làm văn, nâng cao chất lượng câu văn, đoạn văn, bài văn
của các em mà còn giúp cho các em rèn luyện kĩ năng trình bày, diễn đạt vấn đề.
Trong mỗi giờ Tập làm văn, nhất là văn viết, tôi hết sức chú trọng việc tập cho học
sinh biết tự cân nhắc, trau chuốt câu văn, ý văn cho phù hợp.
Khi các em hồn thành bài tập, tơi thường tổ chức cho các em đọc lại bài,
đối chiếu với yêu cầu của đề bài để kiểm tra xem nội dung bài làm đã đảm bảo
chưa? Câu văn, ý văn đã rõ ràng, đủ ý chưa? Chi tiết miêu tả đã phù hợp hay chưa?…
Thời gian đầu các em sẽ rất bỡ ngỡ, khó thực hiện, tơi tập cho cả lớp cùng thực hiện
chung trên một vài bài, sau đó là cùng thực hiện trong nhóm, dần dần là mỗi cá nhân
sẽ tự kiểm tra, rà soát trên bài làm của mình. Ngay trong q trình các em làm bài,
tơi cũng theo dõi, giúp các em tự nhận xét, kiểm tra, điều chỉnh kịp thời những
chỗ chưa hay, chưa phù hợp, tập cho các em biết chú trọng đến cách diễn đạt sao cho

đúng, đủ, rõ ý. Ngồi ra, tơi cịn tăng cường thêm hiệu quả của phong trào “Đôi
bạn cùng tiến” trong học tập bằng cách: yêu cầu các em học sinh khá giỏi sốt lỗi,
chữa lỗi, góp ý, trong bài viết cho các em yếu, học hỏi các ý văn hay từ các bạn khác.
7. Hướng dẫn học sinh biết học tập từ ngữ, ý văn, hình ảnh hay khi làm
văn:
Nói cách khác là biết học tập, học hỏi những câu văn, ý văn mà mình đọc được
của bạn bè, thầy cơ hay ở đâu đó. Từ đó, học sinh sẽ tìm được ý văn cho riêng mình,
biết học hỏi cách viết đoạn văn có nơi dung hay, cách diễn đạt, sắp xếp ý.
Tơi khuyến khích các em tích cực đọc sách, báo hoặc những bài văn hay (văn mẫu)
và ghi chép lại những chi tiết, hình ảnh mình thích vào một cuốn sổ tay. Sau đó sẽ
chọn lựa một số câu và ghi ra giấy dán vào mục “Lời hay ý đẹp” ở lớp để giới thiệu
cho các bạn khác cùng tham khảo. Chính bản thân tơi là người thường xuyên đọc
những “lời hay ý đẹp” mà các em sưu tầm được để khi gặp trường hợp có thể vận
dụng, học hỏi những từ ngữ, ý văn đó mà các em không nhớ, không biết vận dụng tôi
sẽ chủ động gợi ý giúp các em nhớ lại, tập vận dụng vào bài của mình. Hoặc khi phát
hiện các em biết học tập, bắt chước cách diễn đạt, cách dùng từ ngữ, ý văn của người
khác (không sao chép), tơi sẽ động viên, khích lệ các em tiếp tục phát huy. Ngồi ra,
tơi cịn thường xun tổ chức cho các em nhận xét, đánh giá bài của bạn (cách dùng
từ, đặt câu, …) rồi rút kinh nghiệm, vận dụng vào bài của mình theo các bước:
+ Chọn đọc bài, câu văn của bạn và trao đổi, bàn bạc, suy nghĩ tìm ý hay, cách
chỉnh sửa những ý chưa hay, chưa phù hợp.
+ Rút kinh nghiệm, học tập ở bài làm của bạn để bổ sung, chỉnh sửa bài làm
của mình.
Ví dụ: Em Hồng Minh Ngơn khi viết đoạn văn tả cảnh sông nước em đã viết
như sau:


8
Em rất thích được ngắm biển vào buổi sáng. Ở biển có bãi cát dài trắng xóa.
Hàng phi lao cao vút. Sóng biển vỗ bờ ì ầm.

Sau khi giúp em tìm thêm các ý văn hay, sử dụng thêm các từ ngữ miêu tả thì
em đã viết được đoạn văn như sau:
Ơi! Bình minh trên biển thật đẹp. Những con sóng bạc dồn đuổi nhau trên mặt
biển, reo lên khúc hoan ca chào đón một ngày mới. Vầng mặt trời đỏ rực như hịn lửa
đang từ từ nhơ lên phía chân trời, tỏa những tia nắng rực rỡ xuống mặt biển, làm cho
mặt biển thêm lung linh, xanh biếc và mênh mông. Từng đàn hải âu đang sải cánh
chao liệng, có con sà xuống mặt biển để tìm cá. Xa xa ở phía chân trời có những đám
mây trắng xốp, đang bồng bềnh trơi. Được ngắm cảnh biển lúc bình minh quả là điều
tuyệt vời!
III. Hiệu quả thực hiện của việc áp dụng biện pháp trong thực tế dạy học
Trong quá trình áp dụng biện pháp nhằm rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả cho
học sinh lớp 5 tôi nhận thấy chất lượng phân môn Tập làm văn cũng như môn Tiếng
Việt đã nâng lên rõ rệt. Học sinh từ việc chưa biết lập dàn ý, quan sát, tìm ý, viết đoạn
văn miêu tả cảnh vật nay các em đã dần lập được dàn ý chi tiết, biết tìm điểm tiêu
biểu, đặc trưng của cảnh để miêu tả, sử dụng các câu văn so sánh làm đoạn văn có
nhiều hình ảnh gợi tả hơn, thu hút người đọc hơn.
Tơi xin trích dẫn vài số liệu thống kê kết quả khảo sát khả năng làm văn qua
kiểm tra định kì phân môn Tập làm văn của học sinh ở lớp 5A2 tôi chủ nhiệm như
sau:
Kết quả khảo sát về khả năng làm văn miêu tả năm học 2019 - 2020
HTT
HT
CHT
Giai đoạn
TSHS
SL
TL
SL
TL
SL

TL
KTGKI

25

2

8%

18

72%

5

20%

KTCKI

25

3

12%

17

68%

4


16%

KTGKII

25

5

20%

18

72%

2

8%

KTCN

25

6

24%

19

76%


IV. Kết luận áp dụng nội dung trình bày
Có thể nói, bước đầu thành cơng trong việc dạy Tập làm văn miêu tả cho học
sinh lớp 5 là nguồn động viên rất lớn cho tôi. Tôi sẽ đem kinh nghiệm này tiếp tục áp
dụng để giảng dạy phân môn Tập làm văn ở các năm sau, với mong muốn lớn nhất
của tôi là giúp học sinh nâng cao chất lượng mơn Tiếng Việt cấp Tiểu học.
Để dạy học có hiệu quả Tập làm văn ở Tiểu học (nhất là văn miêu tả ở lớp 4, 5)
tơi xin có mấy đề nghị sau :
1. Đối với BGH nhà trường : Cần cho áp dụng đối với các lớp khối 4,5 trong
trường, nhằm rút kinh nghiệm chung đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng
dạy phân mơn Tập làm văn nói chung và kiểu bài văn miêu tả nói riêng.
2. Đối với đồng nghiệp dạy lớp 4, 5: Thầy, cô giáo cần phải đầu tư hơn nữa về
phương pháp và biện pháp cho mỗi giờ học phân môn Tập làm văn (từng thể loại,


9
từng kiểu bài cụ thể) để từng bước giúp các em nắm vững kiến thức, chủ động nói lên
những suy nghĩ hồn nhiên của mình; nói đúng, nói hay, làm giàu thêm vốn từ ngữ và
giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt .
Trên đây là biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5 tôi đã
áp dụng vào giảng dạy ở phân môn Tập làm văn đạt hiệu quả cho học sinh tại lớp
5A2 Trường TH&THCS Cộng Hòa, TP Cẩm Phả.
Biện pháp này lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo
dục tiểu học cấp tỉnh năm học 2020-2021 và chưa được dùng để xét duyệt thành tích
khen thưởng cá nhân trước đó.
Xác nhận của Lãnh đạo
Trường TH&THCS Cộng Hịa
(Ký, đóng dấu)

Người báo cáo

(Ký tên)



×