Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất của một số dự án trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017-2019 (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 96 trang )

i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN XUÂN LINH

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG
ĐẤT CỦA MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2017-2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Thái Nguyên - 2020

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ii
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN XUÂN LINH

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG
ĐẤT CỦA MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2017-2019
Ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 8.85.01.03
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nơng

Thái Ngun - 2020

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để
bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận và các thơng tin
trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Trần Xuân Linh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ii
LỜI CẢM ƠN


Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Ngọc Nơng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới khoa Quản lý tài nguyên, Phòng đào tạo
- Đ ại học Nơng Lâm Thái Ngun đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực
hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Đoan Hùng, phịng Tài ngun và Mơi
Trường, Văn phòng đăng ký QSD đất huyện Đoan Hùng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho
tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt trong q trình tơi hồn thành luận văn./.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Trần Xuân Linh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1

2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................3
3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................4
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................................4
1.1.1. Khái niệm đất đai và thị trường bất động sản ...................................................4
1.1.2. Giá đất, cơ sở khoa học xác định giá đất trong đấu giá quyền sử dụng đất................5
1.1.3. Đấu giá quyền sử dụng đất ..............................................................................10
1.2. Cơ sở pháp lý trong đấu giá quyền sử dụng đất .................................................15
1.3. Cơ sở thực tiễn về đấu giá quyền sử dụng đất ...................................................18
1.3.1. Đấu giá đất tại một số nước trên thế giới ........................................................18
1.3.2. Thực trạng công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam .....................22
1.3.2.4. Tình hình đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ .................25
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .........................................................................................................28
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................28
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................28
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................28
2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................28
2.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - Xã hội và tình hình quản lý, sử dụng đất
huyện Đoan Hùng .....................................................................................................28
2.2.2. Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất của một số dự án đã đấu giá trên
địa huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.........................................................................28
2.2.3. Phân tích hiệu quả của cơng tác đấu giá quyền sử dụng đất ở huyện
Đoan Hùng ................................................................................................................29
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





iv
2.2.4. Một số tồn tại hạn chế và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu giá
đấu giá quyền sử dụng đất ở huyện Đoan Hùng ...........................................................29
2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu .............................................................29
2.3.2. Phương pháp phân tích tổng hợp, xử lý số liệu ..............................................30
2.3.3. Phương pháp biểu đồ, bảng biểu .....................................................................30
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................30
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình quản lý, sử dụng đất
của huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ .......................................................................30
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................30
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................33
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội ...................................39
3.1.4. Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Đoan Hùng......................41
3.2. Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Đoan Hùng,
tỉnh Phú Thọ .............................................................................................................46
3.2.1. Qui chế đấu giá quyền sử dụng đất .................................................................46
3.2.2. Kết quả đấu giá quyền sử dụng đất ở tại một số dự án đã đấu giá trên địa huyện
Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ .........................................................................................50
3.2.3. Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất qua ý kiến của cán bộ quản lý và
người dân ...................................................................................................................65
3.3. Phân tích hiệu quả của công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở huyện Đoan Hùng
...................................................................................................................................71
3.3.1. Hiệu quả kinh tế ...............................................................................................71
3.3.2. Hiệu quả về xã hội..........................................................................................73
3.3.3. Hiệu quả trong công tác quản lý và sử dụng đất đai .......................................74
3.4. Một số hạn chế và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu giá
quyền sử dụng đất ở huyện Đoan Hùng ....................................................................75
3.4.1. Hạn chế của công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở tại huyện Đoan Hùng ..............75
3.4.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng

đất ở tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ ................................................................76
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




v

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................79
1. Kết luận .................................................................................................................79
2. Kiến nghị ...............................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................81

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Đoan Hùng ..............33
Bảng 3.2. Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp ........................................................34
Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng đất năm 2019 của huyện Đoan Hùng ........................44
Bảng 3.4. Kết quả đấu giá quyền sử dụng đất ở quy hoạch dân cư khu Đồng Ao, thôn
Xuân Áng, xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng .............................................................56
Bảng 3.5. Danh sách các hộ gia đình cá nhân trúng đấu giá quyền sử dụng đất ở quy
hoạch dân cư khu Đồng Ao, thơn Xn Áng, xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng ......58
Bảng 3.6. Kết quả đấu giá quyền sử dụng đất ở quy hoạch dân cư
điểm Cống Bục, khu Tân Thịnh, thị trấn Đoan Hùng ...............................................60

Bảng 3.7. Danh sách các hộ gia đình cá nhân trúng đấu giá quyền sử dụng đất ở quy hoạch
dân cư điểm Đồng Đĩa, khu Phú Thịnh, thị trấn Đoan Hùng ..........................................61
Bảng 3.8. Kết quả đấu giá quyền sử dụng đất ở quy hoạch dân cư điểm Đồng Đĩa,
khu Phú Thịnh, TT Đoan Hùng, huyện Đoan Hùng .................................................63
Bảng 3.9. Danh sách các hộ gia đình cá nhân trúng đấu giá quyền sử dụng đất ở quy
hoạch dân cư điểm Đồng Đĩa, khu Phú Thịnh, thị trấn Đoan Hùng ...........................64
Bảng 3.10. Một số ý kiến của cán bộ tổ chức đấu giá QSDĐ ở tại các phiên đấu giá
trên địa bàn huyện Đoan Hùng..................................................................................65
Bảng 3.11. Một số ý kiến của người tham gia đấu giá QSDĐ ở tại các phiên đấu giá
trên địa bàn huyện Đoan Hùng..................................................................................69
Bảng 3.12. Chênh lệch giá đất ở giữa giá quy định và giá trúng đấu giá .................71

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Quy hoạch phân lơ đấu giá QSD đất ở điểm dân cư Đồng Ao, khu Xn
Áng, xã Chí Đám.......................................................................................................55
Hình 3.2. Quy hoạch phân lơ đấu giá QSD đất ở điểm dân cư Cống Bục, khu Tân
Thịnh, thị trấn Đoan Hùng, huyện Đoan Hùng .........................................................59
Hình 3.3. Quy hoạch phân lô đấu giá QSD đất ở điểm dân cư Đồng Đĩa, khu Phú
Thịnh, thị trấn Đoan Hùng, huyện Đoan Hùng .........................................................63

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BĐS

: Bất động sản

BTC

: Bộ tài chính

CP

: Chính phủ

KH

: Kế hoạch



: Nghị định

QSDĐ

: Quyền sử dụng đất


UBND

: Ủy ban nhân dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển và vận động
theo cơ chế thị trường, các thành phần kinh tế phát triển và mọi nguồn lực đầu vào
cho sản xuất đều trở thành hàng hóa, trong đó đất đai cũng không ngoại lệ. Quyền sử
dụng đất trở thành hàng hóa tham gia vào thị trường bất động sản. Quyền sử dụng đất
được xem là nguồn vốn tại chỗ được huy động, phục vụ cho quá trình phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước.
Để huy động được nguồn vốn tại chỗ từ đất đai một cách có hiệu quả nhất thì
đấu giá quyền sử dụng đất là một trong những giải pháp quan trọng được quy định
trong Luật Đất đai 2003 và Luật Đất đai 2013 nhằm đảm bảo tính cơng khai, minh
bạch trong quản lý, sử dụng đất đai.
Mặt khác, trên thực tế có hai loại giá đất chính là giá đất do nhà nước quy định
và giá đất thị trường. Hai loại giá đất này đều có mặt trong các quan hệ đất đai giữa
Nhà nước và người sử dụng đất hoặc giữa những người sử dụng đất với nhau. Giữa
hai loại giá đất có sự chênh lệch khá lớn, đặc biệt là ở những nơi thị trường chuyển
quyền sử dụng đất diễn ra sôi động. Sự chênh lệch giá đất này sẽ gây thất thu một
nguồn thu ngân sách lớn, tạo cơ hội cho những kẻ nhảy vào xin đất làm “dự án” để
trục lợi. Do đó, để tạo ra sự cơng bằng trong việc xử lý các mối quan hệ đất đai cần
phải có hình thức đấu giá quyền sử dụng đất.

Luật Đất đai 2013 quy định rõ nguyên tắc định giá đất phải theo mục đích sử
dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá; theo thời hạn sử dụng đất; phù hợp với giá
đất phổ biến trên thị trường của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng
hoặc thu thập từ việc sử dụng đất hoặc giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với
những nơi có đấu giá quyền sử dụng đất; cùng một thời điểm các thửa đất liền kề
nhau có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất tương
tự nhau thì có mức giá như nhau. Quy định khung giá đất, bảng giá đất được xây dựng
định kỳ 05 năm một lần và được điều chỉnh khi thị trường có biến động. Bổ sung quy
định đối với trường hợp các địa phương không thống nhất được giá tại khu vực giáp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2

ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ
quyết định. (Điều 113 và 114, luật đất đai 2013)
Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của khung giá đất là “không sát giá thị trường”
vẫn khó khắc phục được. Đây là vấn đề cực khó bởi thị trường đất của ta chưa lành
mạnh, giao dịch ngầm vẫn còn quá nhiều, giá chuyển nhượng trên hợp đồng luôn
không sát với thực tế. Việc quy định giá thấp hơn giá thị trường làm thất thu nguồn
ngân sách Nhà nước vì đó là căn cứ tính thuế sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng
đất, tiền giao đất, thuê đất… Nảy sinh các giao dịch ngầm về chuyển nhượng quyền
sử dụng đất mà Nhà nước không kiểm sốt được. Trước tình hình đó cần tìm ra giải
pháp rút ngắn khoảng cách giá đất thị trường so với giá quy định Nhà nước và “đấu
giá quyền sử dụng đất” là một trong giải pháp được Nhà nước chọn để thực thi.
Thấy được những lợi ích từ việc đấu giá quyền sử dụng đất, trong những năm
gần đây, đấu giá quyền sử dụng đất được áp dụng ở các tỉnh thành trong cả nước, đã

trở thành một hướng đi mới cho thị trường bất động sản, góp phần rút ngắn khoảng
cách giữa giá đất quy định so với giá thị trường, làm cơ sở cho Nhà nước điều chỉnh
khung giá đất hiện hành sát với giá thị trường.
Huyện Đoan Hùng nằm ở phía tây bắc tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm thành
phố Việt Trì 55km, tổng diện tích tự nhiên 30.285,23 ha với địa hình chủ yếu là đồi
núi có độ dốc cao, việc bố trí quỹ đất cho công tác quy hoạch khu dân cư mới là nhiệm
vụ tương đối khó khăn, tuy nhiên với yêu cầu phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ
tầng, thì đấu giá quyền sử dụng đất là một trong những phương án thu ngân sách địa
phương mà chính quyền huyện Đoan Hùng rất chú trọng. Trong những năm qua
đặc biệt là giai đoạn 2017-2019 huyện Đoan Hùng đã thực hiện đấu giá quyền sử
dụng đất ở nhiều điểm dân cư mới trên địa bàn huyện. Công tác đấu giá quyền sử
dụng đất đã đem lại một số lợi ích phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội
và quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện. Để thấy rõ được những hiệu
quả do công tác đấu giá quyền sử dụng đất mang lại, đồng thời tìm ra những giải
pháp đẩy mạnh cơng tác đấu giá quyền sử dụng đất tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất của một số dự án trên địa bàn huyện
Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017-2019 ”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3

2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được kết quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất của một số dự án
trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
- Đánh giá được hiệu quả của công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại 3 dự án
cụ thể được nghiên cứu trong giai đoạn 2017-2019 tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
- Đánh giá được hạn chế và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu

giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần cung cấp cơ sở cho việc đề xuất quy trình tổ chức và thực hiện
đấu giá quyền sử dụng đất hợp lý hơn, giúp quy trình đấu giá ngày càng hồn thiện
và đem lại hiệu quả cao nhất.
Góp phần bổ sung và hồn thiện các chính sách liên quan đến tổ chức thực
hiện đấu giá quyền sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu giá quyền sử
dụng đất.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả đề tài góp phần phát huy những ưu điểm và khắc phục những mặt cịn
hạn chế để cơng tác đấu giá, đề xuất giải pháp ngày càng hoàn thiện và đem lại hiệu
quả cao nhất có thể cho cơng tác đấu giá quyền sử dụng đất ở trên địa bàn huyện
Đoan Hùng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Khái niệm đất đai và thị trường bất động sản
1.1.1.1. Đất đai
Đất đai là một loại tài nguyên tự nhiên, một loại tài nguyên sản xuất, bao gồm
cả lục địa và mặt nước trên bề mặt trái đất. Theo quan điểm kinh tế học, đất đai không
chỉ bao gồm mặt đất còn bao gồm cả tài nguyên trong lịng đất và tất cả mọi thứ sinh
sơi trên mặt đất và trong lịng đất khơng do lao động và con người làm ra, tức là bao

gồm nước mặt đất và nước ngầm, thổ nhưỡng, thực vật và động vật. Với nghĩa chung
nhất, đó là lớp bề mặt của trái đất, bao gồm đồng ruộng, đồng cỏ, bãi chăn thả, cây
rừng, bãi hoang, mặt nước, đầm lầy và bãi đá…Với nghĩa hẹp, đất đai biểu hiện khối
lượng và tính chất của quyền lợi hoặc tài sản mà một người có thể chiếm đối với đất.
Nó có thể bao gồm lợi ích trên đất về mặt pháp lý cũng như những quyền theo tập
quán không thành văn.
Khi nghiên cứu khái niệm về đất đai liên quan đến định giá đất, phải hiểu: đất
đai là một nguồn tài nguyên thiên nhiên, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần
quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh
tế, văn hoá, an ninh và quốc phòng.
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và là tài sản vì đất đai có giá trị sử dụng, là
đối tượng được trao đổi mua bán. Ngồi ra đất đai cịn là tài sản vơ cùng quý giá của
mỗi quốc gia, được chuyển tiếp qua nhiều thế hệ và được coi là một dạng tài sản trong
phương thức tích lũy của cải vật chất xã hội.
Đất đai cố định về mặt vị trí, có giới hạn về không gian nhưng vô hạn về thời
gian sử dụng. Đất đai có khả năng sinh lợi vì trong quá trình sử dụng, nếu biết sử
dụng hợp lý thì giá trị của đất khơng những mất đi mà có xu hướng tăng lên. Vì đất
đai là một loại tài sản và hu giá quyền sử dụng đất, tạo điều kiện để chính
quyền địa phương xây dựng, nâng cấp, cải tạo hệ thống trường học, nhà trẻ, mẫu giáo,
bệnh viện, trạm y tế, đầu tư máy móc, trang thiết bị dạy học, khám chữa bệnh, đáp
ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy học và khám chữa bệnh cho
nhân dân.
c, Với nguồn thu lớn từ đấu giá quyền sử dụng đất, bên cạnh việc đầu tư xây dựng,
hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, chỉnh trang diện mạo từ đơ thị đến nơng thơn,
chính quyền địa phương còn sử dụng một phần vốn hỗ trợ cho sản xuất, hỗ trợ sự
chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu cây trồng cho người nông dân, tạo thêm việc
làm cho người dân, đặc biệt là những con em hộ gia đình có đất bị giải tỏa để xây
dựng khu công nghiệp, khu đô thị mới và ở khu vực khai thác quỹ đất để tạo vốn đầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN





74
tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân,
từng bước thúc đẩy q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
d, Về phía Nhà nước, ngồi việc phát huy hiệu quả tối đa nguồn thu từ đất thì việc
đấu giá QSDĐ đã xóa dần những quan niệm khơng hoặc chưa thừa nhận đất đai hoặc
QSDĐ là hàng hóa để có chủ trương, biện pháp xây dựng các chính sách nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai.
3.3.3. Hiệu quả trong công tác quản lý và sử dụng đất đai
Ngoài những hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội, đấu giá quyền sử dụng đất còn
mang lại hiệu quả quan trọng trong công tác quản lý và sử dụng đất đai, thể hiện cụ
thể như sau:
a, Đất đai là loại hàng hóa đặc biệt với những đặc điểm đặc thù đã tham gia vào
thị trường bất động sản và được khai thác triệt để tiềm năng giá trị, tạo nguồn thu
phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đấu giá quyền sử
dụng đất là biện pháp khai thác quỹ đất hiệu quả nhất hiện nay.
b, Thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, có thể thực hiện cơng tác giao đất và
GCNQSDĐ được nhanh chóng và dễ dàng, thủ tục hành chính đơn giản, chỉ trong
một thời gian ngắn, các cơ quan quản lý Nhà nước có thể hồn thành xong từ khâu
giao đất đến khâu cấp GCNQSDĐ vì nó có đầy đủ các cơ sở pháp lý cần thiết theo
qui định, thủ tục hành chính đơn giản, bỏ bớt những khâu thủ tục hành chính khơng
cần thiết.
c, Để thực hiện được việc đấu giá quyền sử dụng đất hiệu quả, đồng bộ, khơng
chồng chéo, nhanh chóng, thuận tiện, giữa các dự án thì cơng tác quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất, quy hoạch xây dựng phải được thực hiện trước một bước, có tầm nhìn
chiến lược và có tính khả thi. Chính vì vậy mà quy hoạch đơ thị cũng được phát triển
đồng bộ hơn, tránh tình trạng xây dựng khơng có quy hoạch.
d, Từ cơng tác đấu giá quyền sử dụng đất sẽ dần xoá bỏ cơ chế "xin, cho " về đất

đai , tạo điều kiện thuận lợi để đất đai được sử dụng hiệu quả, tiết kiệm và đúng pháp
luật.
e, Đấu giá quyền sử dụng đất là một trong những cơ sở, căn cứ để Nhà nước điều
chỉnh giá đất sát với giá thị trường hơn, hình thành thị trường bất động sản lành mạnh,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




75
góp phần tạo mặt bằng giá cả, tạo sự ổn định cho thị trường bất động sản.
Do đó, cùng với một mục đích là khai thác quỹ đất, huy động nguồn vốn cho
ngân sách để thực hiện chủ trương “Đổi đất lấy cơ sở hạ tầng”, cơ chế đấu giá quyền
sử dụng đất đã có những ưu thế vượt trội so với cơ chế giao đất có thu tiền sử dụng
được áp dụng tại nhiều địa phương trong một thời gian dài trước đây.
3.4. Một số hạn chế và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu giá
quyền sử dụng đất ở huyện Đoan Hùng
3.4.1. Hạn chế của công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở tại huyện Đoan Hùng
Bên cạnh những hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội do công tác đấu giá quyền sử
dụng đất mang lại thì vẫn cịn tồn tại một số vấn đề như sau:
Đối với công tác tổ chức:
- Hình thức đấu giá được tiến hành theo hình thức bỏ phiếu kín hai lần, mặc dù
tạo điều kiện thuận lợi cho cơng tác đấu giá được nhanh chóng, trong một dự án có
thể hồn thành cơng tác đấu giá trong 2 đến 3 ngày nhưng kết quả đấu giá không đạt
được mức giá cao và giá trúng đấu giá chưa phải đã là giá cao nhất.
- Thủ tục để đưa một lơ đất vào đấu giá cịn nhiều khâu, đoạn, từ khi có chủ
trương cho phép đấu giá đến khi đấu giá hiện còn mất nhiều thời gian.
- Việc xác định mức giá sàn như hiện nay còn một số khó khăn như đội ngũ cán
bộ cơng chức làm công tác định giá đất đều là kiêm nhiệm nhiều việc, chưa được đào
tạo chuyên nghiệp về lĩnh vực định giá, khả năng hiểu về phương pháp xác định giá

đất chưa đầy đủ, xác định giá nặng tính cảm tính, dẫn đến việc xác định giá sàn chưa
thật sát với giá thị trường, hoặc không phù hợp với thị trường.
- Việc bồi thường giải phóng mặt bằng để lấy quỹ đất đấu giá còn nhiều bất cập,
đặc biệt là giá bồi thường giải phóng mặt bằng lại chênh lệch quá lớn so với giá bán
đấu giá, dẫn đến sự so sánh giá, khó khăn trong cơng tác giải phóng mặt bằng. Bên
cạnh đó cơng tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho các hộ gia đình bị mất đất
nơng nghiệp cịn nhiều hạn chế do nhiều ngun nhân chủ quan và khách quan, điều
này đã làm cho nhân dân cảm thấy bức xúc gây nên tình trạng một số khiếu kiện trong
thời gian qua. Mặt khác, trong cùng một khu vực giá bồi thường GPMB thỏa thuận
giữa doanh nghiệp với người dân và Nhà nước với người dân lại có sự chênh lệch quá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




76
lớn, dẫn đến khơng thể giải phóng mặt bằng.
- Hiện tượng một số người tham gia đấu giá quyền sử dụng đất móc nối với
nhau để cùng đấu giá hoặc người trúng đấu giá không nộp tiền hoặc xin rút khỏi danh
sách, người trúng giá thứ 2 được thừa nhận trúng giá. Để loại bỏ những hiện tượng
tiêu cực trên, cần phải nâng tiền đặt cọc lên mức cần thiết khoảng 10%, đảm bảo sự
ràng buộc cả 2 phía trong quá trình thực hiện đấu giá đất.
Đối với người đấu giá:
- Người tham gia đấu giá chưa hình dung được sự phát triển của khu vực đấu
giá tao ra sự chênh lệch về giá sau khi đấu giá quá thấp hoặc quá cao.
- Một số trường hợp người tham gia đấu giá có sử dụng nhiều đất ở khu vực
xung quanh khu đấu giá bỏ giá cao để nâng mặt bằng giá khu vực đó lên sau đó bỏ
tiền đặt cọc. Ở hầu hết các dự án đề có người tham gia đấu giá để đầu cơ đất đai.
- Những người tham gia đấu giá thường vẫn chưa am hiểu về bất động sản, chưa
có nhiều kinh nghiệm về kinh doanh bất động sản.

- Người nghèo hoặc người có nhu cầu sử dụng đất thực sự lại khó tiếp cận được
với hình thức đấu giá vì phải bỏ ra số tiền lớn.
Đối với công tác quản lý đất đai:
Các dự án đấu giá quyền sử dụng đất thường nhỏ lẻ sẽ khó tạo được mối liên
kết về hạ tầng đối với các khu vực xung quanh, dễ dấn đến đô thị bị chia nhỏ theo
kiểu phân lô.
Đối với khu vực đấu giá thành công sẽ tạo ra mặt bằng giá mới trong khu vực
điều này dẫn đến tình trặng tăng giá đất cục bộ trong khu vực có dự án đấu giá
- Hầu hết các dụ án đấu giá người tham gia đấu giá thường khơng có nhu cầu để
sử dụng dẫn đến dự án sau khi đấu giá bị bỏ hoang, công tác quản lý về đất đai gặp
nhiều khó khăn trong vấn đề năm bắt thơng tin người sử dụng đất, quản lý các mốc
giới các lô đất sau khi được bàn giao.
3.4.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng
đất ở tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
3.4.2.1. Giải pháp về chính sách Nhà nước
Thực hiện các biện pháp đảm bảo tính cơng khai, minh bạch hơn nữa trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




77
công tác đấu giá và các giao dịch bất động sản để các đối tượng có nhu cầu tiếp cận
thơng tin mua bán. Nhà nước phải định hướng, điều tiết và kiểm soát để thị trường
bất động sản ổn định, khắc phục được tình trạng tự phát, đầu cơ bất động sản.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, các cơ chế chính sách đảm bảo đồng
bộ, thống nhất, cải cách thủ tục hành chính, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó
khăn để thị trường phát triển. Đồng thời kiên quyết thu hồi các dự án do chủ đầu tư không
đủ năng lực, chậm triển khai thực hiện dự án để tránh lãng phí đất.
Tăng cường thơng báo rộng rãi các thông tin về khu vực đấu giá và thông tin

về lô đất đấu giá, thông báo nhiều lần và trên nhiều phương tiện thông tin, đảm bảo
thông tin đến được với nhiều người dân khi có kế hoạch đấu giá chính thức.
Tăng cường thơng báo rộng rãi các thông tin về khu vực đấu giá và thông tin
về lô đất đấu giá, thông báo nhiều lần và trên nhiều phương tiện thông tin, đảm bảo
thông tin đến được với nhiều người dân khi có kế hoạch đấu giá chính thức.
Kiểm tra kỹ hồ sơ của người tham gia đấu giá, bên cạnh đó cần giám sát chặt
chẽ phiên đấu giá nhằm giảm bớt hiện tượng thông thầu xảy ra. Bên cạnh đó chỉ nên
tiếp nhận hồ sơ trước thời điểm đấu giá mỗi thửa đất, biện pháp này có thể mất
nhiều thời gian tại phiên đấu giá nhưng giảm bớt được hiện tượng “họp gìn xếp” giá
trước mỗi phiên đấu giá.
Quy định chi tiết việc xây dựng công trình trên đất đấu giá đối với các lơ đất
tham gia đấu giá tại khu vực quy hoạch là một trong những nghĩa vụ đối với người
trúng đấu giá QSDĐ và được thể hiện trong Giấy chứng nhận QSDĐ.
Tăng cường sự quản lý đối với các khu đất sau khi đưa ra đấu giá đất đảm bảo
việc xây dựng thống nhất so với quy hoạch ban đầu.
3.4.2.2. Giải pháp về cơ chế tài chính
Trích một phần kinh phí từ đấu giá đất để đầu tư phát triển nhà ở cho các đối
tượng chính sách, người thu nhập thấp, tạo lập sẵn quỹ nhà cho thuê, nhà bán trả góp
và tái định cư để khi cần thu hồi có thể có chỗ cho người bị thu hồi tái định cư ngay.
Thực hiện tốt các thủ tục sau đấu giá cho người mua được lô đất (thủ tục cấp
giấy chứng nhận QSDĐ, hỗ trợ làm thủ tục và nhận được đất). Đưa diện tích đất trúng
đấu giá vào sử dụng đúng mục đích, đúng thời gian quy định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




78
Thực hiện tốt cơng tác cải cách hành chính (một cửa) trong cấp GCN QSDĐ
và tăng cường quản lý các hoạt động giao dịch chuyển nhượng QSDĐ sau đấu giá.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những trường hợp vi
phạm sau đấu giá.
3.4.2.3. Giải pháp về kỹ thuật
UBND huyện cần chỉ đạo xây dựng quy hoạch tổng thể thành phố, quy hoạch
chi tiết cho từng phường, xã xác định cụ thể quỹ đất để tiến hành lập dự án khi có nhu
cầu; từng bước tiến hành chỉnh trang đô thị để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thơng
qua quy hoạch có thể thiết lập được hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ.
Tăng cường tập huấn, tuyên truyền nâng cao năng lực chuyên môn về Đất đai
và thị trường Bất động sản cho các cán bộ quản lý.
Cần nâng cao hơn nữa chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phối hợp
một cách khoa học giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng
đất, quy hoạch xây dựng nhằm đảm bảo sự phù hợp, tính thống nhất, tính khả thi.
Trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải có tầm nhìn xa, gắn
với quy hoạch tổng thể của tỉnh, thành phố; cần lựa chọn các khu đấu giá phù hợp, hiệu
quả, đem lại nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Việc quản lý, sử dụng đất phải đảm
bảo theo đúng quy định của pháp luật.
Cần phải tạo cơ chế thơng thống về thủ tục hành chính đối với người tham gia
đấu giá và trúng đấu giá, tăng cường phổ biến thông tin về các khu đất đấu giá tới người
dân có nhu cầu.
Các dự án đấu giá đất cần phải được đầu tư hạ tầng trước khi đưa ra đấu giá,
một mặt để làm tăng giá trị đất khi đấu giá, mặt khác để sau khi trúng đấu giá người
trúng đấu giá nộp tiền đầy đủ ngay. Tránh tình trạng chậm thu tiền sau khi đấu giá
như đã diễn ra trong thời gian vừa qua vì nhiều dự án khơng kịp hồn thiện hạ tầng
để giao đất cho người trúng đấu giá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





79

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu đề tài tôi rút ra được một số kết luận như sau:
* Kết quả đấu giá quyền sử dụng đất của 3 dự án nghiên cứu tại huyện
Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
Dự án 1: Bao gồm 22 lô với tổng diện tích là 3.976 m2; đã thực hiện đấu giá
thành công 22/22 lô đất đạt 100%, thu về cho ngân sách Nhà Nước là 2.791.625.000
đồng, vượt mức giá khởi điểm là 357.225.000 đồng.
Dự án 2: Bao mô gồm 17 lơ với tổng diện tích là 1785 m2. Đấu giá thành công
17/17 lô đất, đạt tỷ lệ 100%, thu về cho ngân sách Nhà Nước là 3.219.750.000 đồng,
vượt mức giá khởi điểm đã phê duyệt là 542.250.000 đồng.
Dự án 3: Tổng diện tích khu đất là 1720 m2 với 17 lô đất, đã thực hiện đấu giá
thành công 17/17 lô đất, đạt tỷ lệ 100%, thu về cho ngân sách Nhà nước 28.560.000.000
đồng, vượt mức giá khởi điểm được phê duyệt là 10.500.000.000 đồng.
Trong tổng số 120 phiếu điều tra, trong đó có 20 phiếu phỏng vấn cán bộ tổ
chức đấu giá và 100 phiếu người tham gia đấu giá. Theo số liệu điều tra được, công
tác đấu giá QSDĐ ở tại huyện Đoan Hùng được đánh giá là công khai, minh bạch,
đúng trình tự thủ tục, đúng quy chế đấu giá, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế.
Số liệu điều tra cũng cho thấy đa số người tham gia đấu giá có câu trả lời theo hướng
tích cực. Ngồi ra cơng tác đấu giá quyền sử dụng đất đang vẫn cịn có một số hạn
chế, mức độ chưa hài lòng của người tham gia đấu giá.
* Hiệu quả của công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại 3 dự án cụ thể được
nghiên cứu trong giai đoạn 2017-2019 tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
Hiệu quả kinh tế: tổng số tiền thu được sau khi đấu giá là 34.571.375.000 đồng,
lớn hơn số tiền ước tính thu được là 23.171.900.000 đồng, tăng gấp 1,49 lần.
Hiệu quả xã hội: Tạo ra các khu dân cư đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật,
hạ tầng xã hội đáp ứng được nhu cầu ở của người dân, tạo điều kiện và môi trường
sống ổn định, phù hợp với quy hoạch chung.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




80
* Một số hạn chế và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu giá
quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
Trong cơng tác đấu giá QSDĐ tại địa phương vẫn cịn tồn tại một số hạn chế
như: hình thức đấu giá, việc xác định mức giá, bồi thường GPMB, các chính sách còn
bất cấp; chưa đáp ứng được nhu cầu người tham gia đấu giá.
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất:
Giải pháp về chính sách Nhà nước, giải pháp về kỹ thuật và giải pháp về cơ chế tài chính.
2. Kiến nghị
Xây dựng một giá đất hợp lý để thỏa mãn được đại đa số những đối tượng có
nhu cầu thực sự, tránh trường hợp giá quá cao nên dự án khi thực hiện sẽ khó thành cơng.
Tăng cường quản lý giá đất sát với từng thời điểm, nhất là khi thị trường BĐS
sơi động, điều đó giúp cho Nhà nước xây dựng được giá sát với giá thị trường, hạn
chế tối đa nạn đầu cơ và tăng thêm nguồn thu cho ngân sách của địa phương.
Tăng cường thông báo rộng rãi các thông tin về khu vực đấu giá và thông tin
về lô đất đấu giá, thông báo nhiều lần và trên nhiều phương tiện thông tin, đảm bảo
thông tin đến được với nhiều người dân khi có kế hoạch đấu giá chính thức.
Tiếp tục hồn thiện hệ thống pháp luật, các cơ chế chính sách đảm bảo đồng bộ,
thống nhất, cải cách thủ tục hành chính, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn
để thị trường phát triển. Đồng thời kiên quyết thu hồi các dự án do chủ đầu tư không
đủ năng lực, chậm triển khai thực hiện dự án để tránh lãng phí đất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





81

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2012), Thơng tư số 48/2012/TT-BTC ngày 16/3/2012 Hướng dẫn
việc xác định giá khởi điểm và chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá quyền
sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất.
2. Bộ Tư pháp (2010), Thông tư 23/2010/TT-BTP ngày 06/12/2010 Quy định chi tiết
và hướng dẫn thực hiện Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của
Chính phủ về bán đấu giá tài sản.
3. Bộ xây dựng - Bộ KHĐT - Bộ TNMT - Bộ TC (2003), Báo cáo hội thảoPhát triển
và quản lý thị trường BĐS Việt Nam, Hà Nội.
4. Chính phủ (2004), Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ
về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
5. Chính phủ (2010), Nghị định số 17/2010/NĐ-CPngày 04/3/2010 của Chính phủ về
Bán đấu giá tài sản;
6. Chính phủ (2014), Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 Quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Đất đai, Hà Nội.
7. Trương Ánh Linh (2013), Đánh giá tình hình thực hiện đấu giá Quyền sử dụng đất
trên địa bàn huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình, Luận văn Thạc sĩ khoa học
nông nghiệp,Trường Đại học Nông Lâm Huế.
8. Nguyễn Trung Nhân (2014), Nghiên cứu thực trạng công tác đấu giá quyền sử
dụng đất ở tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, Luận văn Thạc sĩ nông
nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế.
9. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Đất đai 2013,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2008), Bài giảng Pháp luật và chính sách đất đai, (Dùng
cho Cao học ngành Quản lý đất đai), Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

11. Nguyễn Võ Tiến Sơn (2014), Nghiên cứu thực trạng công tác đấu giá quyền sử
dụng đất ở tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Luận văn Thạc sĩ khoa
học nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế.
12. Phạm Tấn Thịnh (2014), Nghiên cứu thực trạng công tác đấu giá quyền sử dụng
đất ở tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn Thạc sĩ khoa học nông
nghiệp, Trường Đại học Nơng Lâm Huế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




82

13. Tổng cục Địa chính(1996), Mười năm kinh doanh bất động sản tại Thâm QuyếnTrung Quốc.
14. Hồ Thị Lam Trà, Nguyễn Văn Quân (2006), Giáo trình định giá đất, NXB Nơng
nghiệp, Hà Nội;
15. Nguyễn Thanh Trà và Nguyễn Đình Bồng (2005), Giáo trình thị trường bất động
sản, Đại học Nơng nghiệp I, Hà Nội.
16. Cao Quang Trung (2009), Đánh giá hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng
đất trên địa bàn thị xã Cửa Lò – tỉnh Nghệ An, Luận văn Thạc sĩ khoa học
nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế.
17. UBND huyện Đoan Hùng (2017), “Báo cáo tổng kết năm 2017, phương hướng,
nhiệm vụ năm 2018”.
18. UBND huyện Đoan Hùng (2018), “Báo cáo tổng kết năm 2018, phương hướng,
nhiệm vụ năm 2019”.
19. UBND huyện Đoan Hùng (2019), “Báo cáo tổng kết năm 2019, phương hướng,
nhiệm vụ năm 2020”.
20. UBND tỉnh Phú Thọ, Quyết định số 01/2017/QĐ-UBND ngày 13/01/2017 của
UBND tỉnh Phú Thọ về Ban hành quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất
có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Tài liệu trên internet
21. “Hiện trạng sử dụng đất”, Jan 10th 2016,
/>22. />2006.pdf
23. Phùng Văn Nghệ, “Lịch sử hình thành và phát triển ngành Quản lý Đất đai Việt
Nam”, Tổng cục Quản lý Đất đai, Feb 10th 2016,
/>24. Quy trình đấu giá đất của Nhật Bản (2004), Nhật Bản (http:// www.totaljp.com/baibai/kyobai.html; http:// www.e-sellers.co.jp)
25. Phương Sanh Tín, “Tồn cảnh bức tranh thị trường bất động sản năm 2014, Jan
10th 2016,

/>
dong-san-nam-2014-763-399674.htm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA Ý KIẾN CÁN BỘ ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Phục vụ nghiên cứu luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý đất đai khóa 26
Tên khu đất đấu giá:
Dự án:………………………………………………
Người phỏng vấn: Trần Xuân Linh
Ngày phỏng vấn : ………………………………….
A. THÔNG TIN ĐỐI TƯỢNG
Họ tên : ..........................................................................................................................
Tuổi: ........................................ Trình độ văn hóa: .......................................................
Đối tượng:..........................................................................................................
Giới tính:
Nam,
Nữ

Chổ ở hiện nay:………………………………………………………………
B. NỘI DUNG PHỎNG VẤN
Câu hỏi 1. Trình tự thủ tục, quy trình đấu giá có thay đổi kể từ khi Luật đất đai
2013 có hiệu lực hay khơng ?
1. Có…………………………
2. Khơng……………………
Câu hỏi 2. Việc xây dựng dự án đấu giá tại huyện Đoan Hùng căn cứ vào yếu tố
nào?
1. Kế hoạch hàng năm ……
2. Nhu cầu ở địa phương…
3. Khác………………………
Câu hỏi 3. Khi xây dựng giá khởi điểm thì căn cứ vào yếu tố nào ?
1. Vị trí………………………
2. Cơ sở hạ tầng………….…
3. Giá thị trường………..….
4. Khác………………….….
Câu hỏi 4. Việc thực hiện đấu giá có thực hiện đúng quy chế hay khơng ?
1. Có…………………………
2. Khơng………………….…
Câu hỏi 5. Thủ tục hành chính trong đấu giá quyền sử dụng đất như thế nào ?
1. Phức tạp…………….……
2. Bình thường………………
3. Đơn giản………….………


Câu hỏi 6. Ơng (bà) có đánh giá gì về số tiền thu được từ đấu giá quyền sử dụng
đất so với giao đất có thu tiền ?
1. Nhiều hơn…………………
2. Tương đương………………
3. Ít hơn ………………………

Câu hỏi 7. Việc sử dụng nguồn thu từ đấu giá vào phát triển hạ tầng có được
thực hiện hiệu quả khơng ?
1. Hiệu quả……………………
2. Trung bình …………………
3. Kém hiệu quả………………
Câu hỏi 8. Giá khởi điểm trong phương án đấu giá quyền sử dụng đất đã phù
hợp với thị trường chưa ?
1. Phù hợp……………………
2. Chưa phù hợp………………
Câu hỏi 9. Mức độ thực hiện thủ tục giao đất theo hình thức đấu giá như thế
nào?
1. Nhanh gọn…………………
2. Bình thường…………………
3. Phức tạp……………………
Câu hỏi 10. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người trúng đấu
giá sau khi đã hồn thành nghĩa vụ tài chính có được thực hiện đúng hạn hay
khơng?
1. Có………………….………
2. Khơng………….…..………
Câu hỏi 11. Ý kiến đóng góp của ơng (bà) để cơng tác đấu giá quyền sử dụng đất
được thực hiện hiệu quả hơn ?
………………….………………….………………….………………….…………
……….………………….………………….………………….…………………..
Đoan Hùng, ngày tháng năm 20...
Người phỏng vấn

Đối tượng được phỏng vấn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN





×