Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế đến cân bằng nước của hồ chứa namtien, tỉnh sayaboury

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 120 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu, đến nay luận văn thạc sĩ với đề tài: “Đánh giá
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) và phát triển kinh tế đến cân bằng
nước của hồ chứa NamTien, tỉnh Sayaboury” đã được hoàn thành tại Trường đại
học Thủy lợi Hà Nội với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn
nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo, của các đồng nghiệp và bạn bè. Đặc biệt là sự
động viên khuyến khích của gia đình.
Xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa và các thầy cô
giáo trong Khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Trường đại học Thủy lợi đã
truyền đạt kiến thức, phương pháp nghiên cứu trong quá trình học tập, cơng tác.
Tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới TS. Lê Văn Chín người hướng
dẫn khoa học đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn tác giả hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình,
bạn bè, đồng nghiệp đã tin tưởng động viên và giúp đỡ tác giả trong suốt q trình
học tập và hồn thành luận văn này.
Đây là lần đầu tiên nghiên cứu khoa học, với thời gian và kiến thức có hạn.
Luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, tác giả rất mong
nhận được sự thơng cảm, góp ý chân tình của các Thầy, Cơ và đồng nghiệp để luận
văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà nội, ngày 26 tháng 12 năm 2013
Tác giả

Vinvilay SAYAPHONE


BẢN CAM KẾT
Tên tác giả: Vinvilay SAYAPHONE
Học viên cao học : 20Q12
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Chín


Tên đề tài luận văn: “Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) và
phát triển kinh tế đến cân bằng nước của hồ chứa NamTien, tỉnh Sayaboury” .
Tác giả xin cam đoan đề tài luận văn được làm dựa trên số liệu, tư liệu thu
thập được từ nguồn thực tế do chính tác giả thu thập để tính tốn ra các kết quả, từ
đó đưa ra các phân tích và đề xuất giải pháp. Tác giả không sao chép bất kỳ một
luận văn hoặc một đề tài nghiên cứu nào trước đó.
Hà nội, ngày 26 tháng 12 năm 2013
Tác giả

Vinvilay SAYAPHONE


 Luận văn thạc sĩ

i
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................3
1.4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ..........................................................3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN .......................................................................................4
1.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu .............................................................................4
1.1.1. Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới ...................................................6
1.1.2. Tình hình biến đổi khí hậu tại Lào ...........................................................8
1.1.3. Xu thế biến đổi khí hậu ở Lào ................................................................10
1.1.4. Tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu ở Lào .....................................10
1.2. Các nghiên cứu về cân bằng nước có xét đến ảnh hưởng của bến đổi khí hậu .13
1.2.1. Các nghiên cứu tại Lào ..........................................................................13

1.2.2. Các nghiên cứu trên thế giới ..................................................................13
1.3. Các kịch bản BĐKH ở Lào ................................................................................15
CHƯƠNG 2 ..............................................................................................................17
HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC CỦA HỒ CHỨA NAMTIEN .....................................17
2.1. Điều kiện tự nhiên – khí tượng thủy văn, nguồn nước vùng nghiên cứu ..........17
2.1.1. Vị trí địa lý ..............................................................................................17
2.1.2. Đặc điểm địa hình ..................................................................................18
2.1.3. Các yếu tố khí tượng thủy văn ................................................................18
2.1.4. Tình hình dân sinh - kinh tế ....................................................................22
2.2. Hiện trạng hệ thống cơng trình thủy lợi NamTien, tỉnh Sayaboury ..................23
2.2.1. Vị trí cơng trình ......................................................................................23
2.2.2. Tóm tắt các đặc trưng thiết kế ................................................................24
2.2.3. Nhiệm vụ cơng trình ...............................................................................25
2.3. Tính tốn các yếu tố khí tượng thủy văn............................................................25
2.3.1. Mơ hình mưa giai đoạn nền 1985 -2000 ................................................26
2.3.2. Mơ hình mưa thời kỳ hiện tại .................................................................28
Học viên: Vinvilay SAYAPHONE – Lớp Cao học 20Q21


 Luận văn thạc sĩ

ii

2.4. Tính tốn nhu cầu nước của các đối tượng dùng nước trong hệ thống ở thời kỳ
hiện tại .......................................................................................................................29
2.4.1. Tính tốn nhu cầu nước cho các loại cây trồng .....................................29
2.5. Tính tốn sơ bộ cân bằng nước của hồ chứa NamTien trong điều kiện hiện tại48
2.6. Đánh giá khả năng cấp nước của hồ chứa NamTien..........................................49
CHƯƠNG 3 ..............................................................................................................50
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN KHẢ NĂNG CẤP

NƯỚC CỦA HỒ CHỨA NAMTIEN .......................................................................50
3.1. Tính tốn nhu cầu nước theo các kịch bản BĐKH của bộ tài nguyên môi trường
Lào.............................................................................................................................50
3.1.1. Lựa chọn kịch bản BĐKH ......................................................................50
3.1.2. Tính tốn u cầu dùng nước của tồn hệ thống trong tương lai ..........53
3.1.3. Tổng hợp nhu cầu dùng nước toàn hệ thống trong tương lai ................55
3.1.4. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nơng nghiệp khu vực hồ
NamTien ....................................................................................................................56
3.1.5. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và sự phát triển kinh tế - xã hội đến nhu
cầu nước trong tương lai...........................................................................................58
3.2. Tính tốn nguồn nước đến .................................................................................59
3.2.1. Mục đích, ý nghĩa tính tốn ....................................................................59
3.2.2. Các hạng mục tính tốn..........................................................................59
3.2.3. Tính tốn xác định mơ hình phân phối dòng chảy năm thiết kế ............59
3.2.4. Phân phối dịng chảy năm thiết kế .........................................................65
3.2.5. Tính tốn lượng bốc hơi thiết kế ............................................................69
3.2.6. Xác định dung tích chết của hồ chứa .....................................................72
3.2.7. Xác định dung tích hiệu dụng với u cầu cấp nước cố định ................77
3.3. Tính tốn cân bằng nước theo các kịch bản BĐKH...........................................86
3.3.1.Tính tốn cân bằng nước thời kỳ 2030 ....................................................86
3.3.2. Tính tốn cân bằng nước thời kỳ 2050 ...................................................88
3.3.3. So sánh sự tăng, giảm dung tích hiệu dụng tại các thời kỳ hiện tại, 2030,
2050 so với thời kỳ nền..............................................................................................89
Học viên: Vinvilay SAYAPHONE – Lớp Cao học 20Q21


 Luận văn thạc sĩ

iii


3.4.Đánh giá ảnh hưởng của BDKH đến khả năng cấp nước của hồ NamTien .......90
3.5. Đề xuất các giải pháp cơng trình phù ứng phó với ảnh hưởng của BĐKH .......90
3.6. Đề xuất giải pháp phi cơng trình hợp lý ứng phó với ảnh hưởng của BĐKH ...91
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ........................................................................................93
I. Kết luận ..................................................................................................................93
II. Kiến nghị ..............................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................95

Học viên: Vinvilay SAYAPHONE – Lớp Cao học 20Q21


 Luận văn thạc sĩ

iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Mức thay đổi kịch bản về nhiệt độ và lượng mưa theo kịch bản B2 ........16
Bảng 1.2. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) ....................................................16
Bảng 1.3.Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1985-2000 ở ở tỉnh Sayabouly
của Lào theo các kịch bản phát thải trung bình B2)..................................................16
Bảng 2.1: Nhiệt độ trung bình tháng và năm của trạm Sayaboury ...........................19
Bảng 2.2. Bốc hơi trung bình tháng nhiều năm trạm khí tượng Sayaboury .............19
Bảng 2.3. Độ ẩm khơng khí trung bình tháng nhiều năm Sayaboury .......................20
Bảng 2.4. Số giờ nắng trung bình tháng nhiều năm trạm Sayaboury .......................21
Bảng 2.5. Tốc độ gió bình qn tháng nhiều năm – trạm Sayaboury .......................21
Bảng 2.6. Các thông số thiết kế hồ chứa nước ..........................................................24
Bảng 2.7. Các thông số hiện trạng của đập ...............................................................24
Bảng 2.8. Các thông số của cống lấy nước ...............................................................25
Bảng 2.9. Kết quả tính tốn các thơng số thống kê X , Cv,Cs ...................................26
Bảng 2.10. Bảng thống kê chọn mô hình mưa đại diện ứng với từng thời vụ ..........27

Bảng 2.11a: Mơ hình mưa vụ chiêm ứng với tần suất thiết kế P=85% thời kỳ nền
1985 -2000 ................................................................................................................28
Bảng 2.12a. Mô hình mưa vụ mùa ứng với tần suất thiết kế P=85% .......................28
Bảng 2.13a. Bảng tổng hợp mưa theo tháng thiết kế thời kỳ nền (1985 –2000) ứng
với tần suất P=85% ...................................................................................................28
Bảng 2.11b: Mơ hình mưa vụ chiêm ứng với tần suất thiết kế P=85% thời kỳ hiện
tại ...............................................................................................................................29
Bảng 2.12b. Mô hình mưa vụ mùa ứng với tần suất thiết kế P=85% thời kỳ hiện tại
...................................................................................................................................29
Bảng 2.13b. Bảng tổng hợp mưa theo tháng thiết kế ứng với tần suất P=85% thời
kỳ hiện tại ..................................................................................................................29
Bảng 2.14. Thời vụ cây trồng....................................................................................37
Bảng 2.15. Diện tích phục vụ của Hồ .......................................................................37
Bảng 2.16. Độ ẩm đất canh tác .................................................................................38
Bảng 2.17. Thời kỳ sinh trưởng và hệ số cây trồng của lúa......................................38
Bảng 2.18. Thời kỳ và hệ số cây trồng của cây trồng cạn ........................................38
Bảng 2.19. Chiều sâu bộ rễ của cây trồng cạn ..........................................................39
Bảng 2.20. Chỉ tiêu cơ lý của đất ..............................................................................39
Bảng 2.21. Tổng hợp mức tưới cho lúa vụ chiêm.....................................................44
Bảng 2.22. Mức tưới cho lúa mùa (m3/ha) ................................................................44
Bảng 2.23. Mức tưới cho Ngô (m3/ha)......................................................................44
Học viên: Vinvilay SAYAPHONE – Lớp Cao học 20Q21


 Luận văn thạc sĩ

v

Bảng 2.24. Mức tưới cho Lạc (m3/ha).......................................................................44
Bảng 2.25. Tổng mức tưới cho cây trồng tại thời kỳ hiện tại ...................................44

Bảng 2.26. Tổng mức tưới cho cây trồng tại thời kỳ hiện tại ..................................45
Bảng 2.27. Bảng kết quả yêu cầu nước cho sinh hoạt ( 103m3) ................................46
Bảng 2.28. Bảng kết quả yêu cầu nước cho ngành du lịch ......................................46
Bảng 2.29. Bảng kết quả tổng hợp yêu cầu dùng nước tại mặt ruộng của hệ thống.47
Bảng 2.30. Bảng kết quả tổng hợp yêu cầu dùng nước tại công trình đầu mối của
tồn hệ thống .............................................................................................................47
Bảng 2.31. Cân bằng nước sơ bộ khi chưa kể đến tổn thất .......................................48
Bảng 3.1: Mức tăng nhiệt độ trung bình (°C) so với thời kỳ 1985-2000 ở các vùng
khí hậu của Lào theo các kịch bản phát thải trung bình B2 ......................................51
Bảng 3.2: Nhiệt độ ở Hồ Namtien các năm trong tương lai theo kịch bản phát thải
trung bình (°C) ..........................................................................................................51
Bảng 3.3: Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1985-2000 ở các vùng khí
hậu của Lào theo các kịch bản phát thải trung bình (B2) .........................................52
Bảng 3.4 : Lượng mưa trong tương lai theo kịch bản phát thải trung bình (B2) ......52
Bảng 3.5: Tổng mức tưới cho cây trồng cho năm 2030............................................53
Bảng 3.6: Tổng mức tưới cho cây trồng năm 2050 ..................................................53
Bảng 3.7: Bảng kết quả yêu cầu nước cho sinh hoạt thời kỳ 2030( 103 m3) ............54
Bảng 3.8: Bảng kết quả yêu cầu nước cho ngành du lịch thời kỳ 2030( 103 m3) ....54
Bảng 3.9: Bảng kết quả yêu cầu nước cho sinh hoạt thời kỳ 2050( 103 m3) ............55
Bảng 3.10: Bảng kết quả yêu cầu nước cho ngành du lịch thời kỳ 2050( 103 m3) ..55
Bảng 3.11: Bảng kết quả tổng hợp yêu cầu dùng nước toàn hệ thống thời kỳ 2030 55
Bảng 3.12: Kết quả tổng hợp yêu cầu dùng nước toàn hệ thống thời kỳ 2050 .........56
Bảng 3.13: Mức tăng nhu cầu nước các loại cây trồng trong tương lai so với thời kỳ nền
...................................................................................................................................57
Bảng 3.14: Mức tăng nhu cầu nước của các ngành trong tương lai so với thời kỳ nền58
Bảng 3.15.Tổng hợp các thông số dòng chảy năm lưu vực hồ chứa nước NamTien
...................................................................................................................................65
Bảng 3.16: Phân phối dòng chảy đến hồ Nam Tiến thời kỳ hiện tại .......................68
Bảng 3.17. Phân phối bốc hơi mặt nước hồ chứa nước NamTien ............................71
Bảng 3.18: Bảng phân phối bốc hơi phụ thêm theo tháng khi có hồ chứa ...............72

Bảng 3.19. Quá trình lưu lượng yêu cầu của hệ thống theo tháng ............................79
Bảng 3.20. Quan hệ giữa cao trình và dung tích hồ, diện tích hồ .............................79
Bảng 3.21. Xác định dung tích hiệu dụng Vhd khi chưa tính tổn thất .......................80
Bảng 3.22. Xác định tổn thất do thấm và bốc hơi .....................................................82
Bảng 3.23. Xác định dung tích hiệu dụng Vhd khi tính đến tổn thất .........................84
Học viên: Vinvilay SAYAPHONE – Lớp Cao học 20Q21


 Luận văn thạc sĩ

vi

Bảng 3.24. Xác định tổn thất do thấm và bốc hơi (lần 2) .........................................85
Bảng 3.25. Xác định dung tích hiệu dụng Vhd khi tính đến tổn thất (lần 2) .............86
Bảng 3.26. Phân phối dòng chảy năm thiết kế thời kỳ 2030 ....................................87
Bảng 3.27. Quá trình lưu lượng yêu cầu của hệ thống theo tháng ............................87
Bảng 3.28 .Xác định dung tích hiệu dụng Vhd khi tính đến tổn thất thời kỳ 2030
dưới tác động của BĐKH và phát triển kinh tế xã hội ..............................................87
Bảng 3.29. Phân phối dòng chảy năm thiết kế thời kỳ 2050 ....................................88
Bảng 3.30. Quá trình lưu lượng yêu cầu của hệ thống theo tháng ............................88
Bảng 3.31. Xác định dung tích hiệu dụng Vhd khi tính đến tổn thất thời kỳ 2050
dưới tác động của BĐKH và phát triển kinh tế xã hội ..............................................88
Bảng 3.32. Bảng so sánh dung tích hiệu dụng của hồ Namtien thời kỳ hiện tại, thời
kỳ 2030 và 2050 so với thời kỳ nền dưới tác động của biến đổi khí hậu .................89
Bảng 3.33. Bảng so sánh dung tích hiệu dụng của hồ Namtien thời kỳ hiện tại, thời
kỳ 2030 và 2050 so với thời kỳ nền dưới tác động của biến đổi khí hậu và phát triển
kinh tế xã hội .............................................................................................................89

Học viên: Vinvilay SAYAPHONE – Lớp Cao học 20Q21



 Luận văn thạc sĩ

vii
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Mơi trường trước đây ..................................................................................4
Hình 1.2. Mơi trường hiện tại .....................................................................................4
Hình 2.1. Vị trí tỉnh Sayaboury, Laos .......................................................................17
Hình 2.2. Diễn biến nhiệt độ trung bình tháng theo các huyện (1985 -2005) ..........20
Hình 2.3. Diễn biến tổng lượng mưa tháng theo các huyện (1985 -2005) ...............21
Hình 2.4. Vị trí hồ NamTien, tỉnh Sayaboury ...........................................................23
Hình 2.5. Bảng nhập dữ liệu về khí hậu climate và tính lượng bốc thốt hơi nước
chuẩn ET0 .................................................................................................................41
Hình 2.6. Bảng nhập dữ liệu về mưa (Rainfall) ........................................................42
Hình 2.7. Bảng nhập dữ liệu về cây lúa chiêm ........................................................42
Hình 2.8. Bảng dữ liệu về đất theo số liệu của FAO ...............................................43
Hình 2.9. Bảng tính chế độ tưới cho lúa vụ chiêm thời kỳ hiện tại .........................43
Hình 3.1: Đồ thị thể hiện sự thay đổi nhu cầu nước của các loại cây trồng qua các
thời kỳ tính tốn ........................................................................................................57
Hình 3.2: Mơ hình phân phối dịng chảy năm thiết kế..............................................68
Hình 3.3. Các mực nước đặc trưng và thành phần dung tích hồ chứa ......................72
Hình 3.4: Sơ đồ nguyên lý điều tiết năm một lần, phương án trữ sớm .....................77
Hình 3.5: Biểu đồ đường quan hệ W~ Z ~ F ............................................................80

Học viên: Vinvilay SAYAPHONE – Lớp Cao học 20Q21


 Luận văn thạc sĩ


1

MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân
loại trong thế kỷ 21. Hiện nay trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về BĐKH tác
động đến các lĩnh vực và đời sống của con người. Kết quả của những nghiên cứu đã
chỉ ra rằng BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng tới sản xuất, đời sống và mơi trường
trên phạm vi tồn cầu, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp sẽ dễ bị tổn thương nhất.
Ở Lào, trong khoảng 50 - 60 năm qua, diễn biến của khí hậu theo chiều hướng
cực đoan. Cụ thể, lượng mưa tăng mạnh vào mùa lũ và giảm vào mùa kiệt cùng với
nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng 0,5-0,80C. Hiện tượng El-Nino, La-Nina càng
tác động mạnh mẽ đến Lào. BĐKH thực sự đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão,
lũ, hạn hán ngày càng ác liệt. Theo tính tốn, nhiệt độ trung bình ở Lào có thể tăng
lên 30C vào năm 2100.
Hậu quả của BĐKH đối với Lào là rất nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện
hữu cho mục tiêu xóa đói - giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên
kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước. Các lĩnh vực, ngành, địa phương dễ bị
tổn thương và chịu tác động mạnh mẽ nhất của BĐKH là tài nguyên nước, nông
nghiệp và an ninh lương thực, sức khỏe con người ở các vùng đồng bằng. Nó làm
tăng các thiên tai lũ lụt và hạn hán ngày càng khốc liệt như lũ năm 2008 ngập thủ đô
Viêng Chăn và lũ tháng 6 năm 2011 ngập thành phố Sayaboury, làm cho đời sống
của người dân vơ cùng khó khăn, sản xuất nông nghiệp thiệt hại to lớn, ảnh hưởng
đến sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước Lào.
Biến đổi khí hậu là một trong những nội dung nghiên cứu còn mới mẻ ở Lào
cả về phương pháp luận cũng như các cơng cụ nghiên cứu do tính phức tạp về qui
mơ tồn cầu, mức độ và đối tượng bị tác động. Do vậy, việc tìm hiểu và nghiên cứu
về những tác động của BĐKH một nhiệm vụ khó khăn và đầy thử thách.
Mục tiêu của việc xây dựng các kịch bản biến đổi khí hậu cho Lào là đưa ra
những thông tin cơ bản về xu thế biến đổi khí hậu của Lào trong tương lai tương

ứng với các kịch bản khác nhau về phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu dẫn đến các
Học viên: Vinvilay SAYAPHONE – Lớp Cao học 20Q21


 Luận văn thạc sĩ

2

tốc độ phát thải khí nhà kính khác nhau. Các kịch bản biến đổi khí hậu sẽ là định
hướng ban đầu để các Bộ, ngành, địa phương đánh giá các tác động có thể có của
biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội, xây dựng và triển khai kế
hoạch hành động nhằm thích ứng và giảm thiểu tác động tiềm tàng của biến đổi khí
hậu trong tương lai.
Tỉnh Sayaboury là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc của nước Lào bị
ảnh hưởng bởi thiên tai. Vào mùa hè thường bị hạn hán, dẫn đến tình trạng thiếu
nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Mùa mưa thường xuất hiện lũ lớn ,
gây ngập lụt nghiêm trọng, thường xuyên uy hiếp các huyện thị gần sông và ngập
úng vùng nội đồng, hạ du các hồ chứa nước lớn như NamTien, Nammao,
Namgnang... gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, ảnh hưởng lớn đến phát triển
kinh tế - xã hội và đời sống dân sinh.
Hệ thống tưới hồ NamTien, tỉnh Sayaboury là một cơng trình đại thủy nơng,
quan trọng và là hệ thống điển hình, có tầm quan trọng hết sức to lớn tới việc phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh Sayaboury nói chung và huyện Sayaboury nói riêng.
Trước những thực trạng và biến động thời tiết khó lường như vậy, vấn đề đặt
ra là chúng ta phải đánh giá được những ảnh hưởng của BĐKH, đồng thời phải có
kế hoạch dài hạn nhằm trước hết là phịng ngừa, giảm thiểu các thiên tai, lũ lụt sau
đó là có biện pháp ứng phó kịp thời trợ giúp ngành nông nghiệp khắc phục các ảnh
hưởng của BĐKH.
Hiện nay, có rất ít nghiên cứu về ảnh hưởng của BĐKH tới hệ thống thuỷ lợi
nói chung và hệ thống tưới nói riêng. Đặc biệt khu vực tỉnh Sayaboury một trong

những tỉnh có nền sản xuất nơng nghiệp là chủ yếu nhưng chưa có một nghiên cứu
nào về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ thống tưới và đặc biệt là hệ thống hồ
chứa.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi thấy rằng việc nghiên cứu: “Đánh giá ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) và phát triển kinh tế đến cân bằng nước của
hồ chứa NamTien, tỉnh Sayaboury” là hết sức cần thiết. Với kết quả của đề tài,
chúng ta sẽ có biện pháp, kế hoạch cụ thể cho ngành sản xuất nông nghiệp, chủ
Học viên: Vinvilay SAYAPHONE – Lớp Cao học 20Q21


 Luận văn thạc sĩ

3

động trước những ảnh hưởng của BĐKH hiện nay cũng như các kịch bản BĐKH
trong tương lai.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được ảnh hưởng của BĐKH đến nhu cầu nước của hệ thống tưới hồ
NamTien trong hiện tại và kịch bản BĐKH trong tương lai;
Đánh giá được ảnh hưởng của BĐKH đến cân bằng nước của hệ thống tưới hồ
NamTien trong hiện tại và kịch bản BĐKH trong tương lai;
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vận hành hồ trong điều
kiện BĐKH cho hệ thống tưới hồ NamTien.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và phát
triển kinh tế tới nhu cầu nước và cân bằng nước của hệ thống hồ NamTien.
Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống tưới hồ NamTien. Tỉnh Sayaboury.


1.4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
* Cách tiếp cận:
- Theo quan điểm hệ thống.
- Theo quan điểm thực tiễn và tổng hợp đa mục tiêu.
- Theo quan điểm bền vững.
- Theo sự tham gia của người hưởng lợi.
* Theo phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, thu thập phân tích, xử lý, tổng hợp số liệu.
- Phương pháp kế thừa có chọn lọc.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp thống kê xác xuất.
- Phương pháp điều tra xã hội học.
- Phương pháp mơ hình tốn, thủy văn, thủy lực.

Học viên: Vinvilay SAYAPHONE – Lớp Cao học 20Q21


 Luận văn thạc sĩ

4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu
- Định nghĩa: "Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu
gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi
các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo".

Hình 1.1. Mơi trường trước đây

Hình 1.2. Môi trường hiện tại

Học viên: Vinvilay SAYAPHONE – Lớp Cao học 20Q21


 Luận văn thạc sĩ

5

“Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là những
biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại
đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự
nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc
đến sức khỏe và phúc lợi của con người” (Theo cơng ước chung của LHQ về biến
đổi khí hậu).
Ngun nhân:
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các hoạt
động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp
thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
Nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định
sáu loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6.
-

CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là

nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO2 cũng sinh ra
từ các hoạt động cơng nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép.
-

CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ

thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than.

-

N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.

-

HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là

sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22.
-

PFCs sinh ra từ q trình sản xuất nhơm.

-

SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.

Các biểu hiện của biến đổi khí hậu:
-

Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung.

-

Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho mơi trường

sống của con người và các sinh vật trên Trái đất.
-

Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng


đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
-

Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng

Học viên: Vinvilay SAYAPHONE – Lớp Cao học 20Q21


 Luận văn thạc sĩ

6

khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ
sinh thái và hoạt động của con người.
-

Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hồn lưu khí quyển, chu

trình tuần hồn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hố khác.
-

Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành

phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.
1.1.1. Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới
Trong lịch sử địa chất của trái đất chúng ta, sự biến đổi khí hậu đã từng nhiều
lần xẩy ra với những thời kỳ lạnh và nóng kéo dài hàng vạn năm mà chúng ta gọi là
thời kỳ băng hà hay thời kỳ gian băng. Thời kỳ băng hà cuối cùng đã xãy ra cách
đây 10.000 năm và hiện nay là giai đoạn ấm lên của thời kỳ gian băng. Xét về

nguyên nhân gây nên sự thay đổi khí hậu này, chúng ta có thể thấy đó là do sự tiến
động và thay đổi độ nghiêng trục quay trái đất, sự thay đổi quỹ đạo quay của trái đất
quanh mặt trời, vị trí các lục địa và đại dương và đặc biệt là sự thay đổi trong thành
phần khí quyển.
Trong khi những nguyên nhân đầu tiên là những nguyên nhân hành tinh, thì
ngun nhân cuối cùng lại có sự tác động rất lớn của con người mà chúng ta gọi đó
là sự làm nóng bầu khí quyển hay hiệu ứng nhà kính.Có thể hiểu sơ lược là: nhiệt
độ trung bình của bề mặt trái đất được quyết định bởi sự cân bằng giữa hấp thụ năng
lượng mặt trời và lượng nhiệt trả vào vũ trụ. Khi lượng nhiệt bị giữ lại nhiều trong
bầu khí quyển thì sẽ làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Chính lượng khí CO2 chứa nhiều
trong khí quyển sẽ tác dụng như một lớp kính giữ nhiệt lượng tỏa ngược vào vũ trụ
của trái đất. Cùng với khí CO2 cịn có một số khí khác cũng được gọi chung là khí
nhà kính như NOx, CH4, CFC. Với những gia tăng mạnh mẽ của nền sản xuất cơng
nghiệp và việc sử dụng các nhiên liệu hố thạch (dầu mỏ, than đá..), nghiên cứu của
các nhà khoa học cho thấy nhiệt độ toàn cầu sẽ gia tăng từ 1,4oC đến 5,8oC từ 1990
đến 2100 và vì vậy sẽ kéo theo những nguy cơ ngày càng sâu sắc đối với chất lượng
sống của con người.
Sự biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng.
Học viên: Vinvilay SAYAPHONE – Lớp Cao học 20Q21


 Luận văn thạc sĩ

7

Biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, là băng tan cao; là các hiện tượng thời
tiết bất thường, bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán và giá rét kéo dài… dẫn đến
thiếu lương thực, thực phẩm và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh trên người, gia súc,
gia cầm…
Có thể thấy tác hại theo hướng nóng lên tồn cầu thể hiện ở 10 điều tồi tệ sau

đây: gia tăng mực nước biển, băng hà lùi về hai cực, những đợt nóng, bão tố và lũ
lụt, khơ hạn, tai biến, suy thối kinh tế, xung đột và chiến tranh, mất đi sự đa dạng
sinh học và phá huỷ hệ sinh thái. Những minh chứng cho các vấn đề này được biểu
hiện qua hàng loạt tác động cực đoan của khí hậu trong thời gian gần đây như đã có
khoảng 250 triệu người bị ảnh hưởng bởi những trận lũ lụt ở Nam Á, châu Phi và
Mexico. Các nước Nam Âu đang đối mặt nguy cơ bị hạn hán nghiêm trọng dễ dẫn
tới những trận cháy rừng, sa mạc hóa, cịn các nước Tây Âu thì đang bị đe dọa xảy
ra những trận lũ lụt lớn, do mực nước biển dâng cao cũng như những đợt băng giá
mùa đông khốc liệt. Những trận bão lớn vừa xẩy ra tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản,
Ấn Độ...có nguyên nhân từ hiện tượng trái đất ấm lên trong nhiều thập kỷ qua.
Những dữ liệu thu được qua vệ tinh từng năm cho thấy số lượng các trận bão không
thay đổi, nhưng số trận bão, lốc cường độ mạnh, sức tàn phá lớn đã tăng lên, đặc
biệt ở Bắc Mỹ, tây nam Thái Bình Dương, Ân Độ Dương, bắc Đại Tây Dương. Một
nghiên cứu với xác suất lên tới 90% cho thấy sẽ có ít nhất 3 tỷ người rơi vào cảnh
thiếu lương thực vào năm 2100, do tình trạng ấm lên của Trái đất.
Sự nóng lên của Trái đất, băng tan đã dẫn đến mực nước biển dâng cao. Nếu
khoảng thời gian 1962 - 2003, lượng nước biển trung bình tồn cầu tăng
1,8mm/năm, thì từ 1993 - 2003 mức tăng là 3,1mm/năm. Tổng cộng, trong 100 năm
qua, mực nước biển đã tăng 0,31m. Theo quan sát từ vệ tinh, diện tích các lớp băng
ở Bắc cực, Nam cực, băng ở Greenland và một số núi băng ở Trung Quốc đang dần
bị thu hẹp. Chính sự tan chảy của các lớp băng cùng với sự nóng lên của khí hậu các
đại dương tồn cầu (tới độ sâu 3.000m) đã góp phần làm cho mực nước biển dâng
cao. Dự báo đến cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình sẽ tăng lên khoảng từ 2,0 4,5oC và mực nước biển toàn cầu sẽ tăng từ 0,18m - 0,59m.

Học viên: Vinvilay SAYAPHONE – Lớp Cao học 20Q21


 Luận văn thạc sĩ

8


Những năm qua, tranh cãi về sự BĐKH toàn cầu vẫn chưa ngã ngũ. Cho tới
những năm đầu thế kỷ XXI, với những bằng chứng xác thực, các nhà khoa học đã
chứng minh được sự can thiệp thô bạo của con người vào môi trường trái đất, đó là
việc sử dụng các chất hóa thạch như than đá, dầu lửa, khí đốt; là việc tàn phá các
cánh rừng; việc phát triển cơng nghiệp hóa đã và đang thải ra bầu khí quyển nhiều
loại khí gây hiệu ứng nhà kính, làm cho trái đất nóng lên từng ngày. BĐKH trở
thành chủ đề nóng của nhiều hội nghị cấp cao trên thế giới. Tổng Thứ ký Liên Hợp
Quốc Ban Ki Moon cho rằng: “BĐKH cũng khiến nhân loại phải đối mặt với những
đe dọa to lớn như chiến tranh”; “BĐKH không chỉ là vấn đề môi trường, mà cịn là
mối đe dọa tồn diện, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đến tình hình cung cấp
lương thực tồn cầu, vấn đề di dân và đe dọa nền hòa bình, an ninh thế giới”. Vì
vậy, nhiều nước trên thế giới đã thành lập các tổ chức để chỉ đạo và điều phối các
hoạt động ứng phó với tình hình BĐKH, xây dựng các chương trình, chiến lược và
kế hoạch hành động quốc gia ứng phó với BĐKH.
Theo báo cáo của các nhà khoa học, sự nóng lên tồn cầu của hệ thống khí
hậu hiện nay là chưa từng có và rất rõ ràng từ những quan trắc nhiệt độ và đại
dương trung bình tồn cầu; sự tan chảy của băng, tuyết trên phạm vi rộng lớn dẫn
đến sự dâng cao của mực nước biển. Nhiệt độ trung bình trong 100 năm qua đã tăng
0,74oC và xu thế nhiệt độ tăng trong vòng 50 năm gần đây là 0,13oC/thập kỷ. Nhiệt
độ trung bình ở Bắc cực tăng 1,5oC, và ở đỉnh lớp băng vĩnh cửu ở Bắc bán cầu tăng
3oC kể từ năm 1980 đến nay, 10 năm trở lại đây được xem là những năm nóng nhất
theo chuỗi quan trắc từ năm 1850.
1.1.2. Tình hình biến đổi khí hậu tại Lào
Theo Ủy ban sông Mekong, số cơn bão mạnh về cường độ gió và có lượng
mưa lớn ảnh hưởng đến Lào đã tăng lên đáng kể và có chiều hướng kết thúc muộn,
quỹ đạo của bão trở nên dị thường và số cơn bão ảnh hưởng đến khu vực Trung Lào
và Nam Lào cũng ngày càng tăng. Bên cạnh đó, số ngày mưa phùn ở miền Bắc Lào
cũng giảm gần một nửa (từ 30 ngày/năm trong thập kỷ 1961 - 1970 xuống còn 17
ngày/năm trong thập kỷ 1991 - 2000). Lượng mưa biến đổi không nhất quán giữa

Học viên: Vinvilay SAYAPHONE – Lớp Cao học 20Q21


 Luận văn thạc sĩ

9

các vùng, hạn hán có xu hướng mở rộng, đặc biệt là ở khu vực Bắc Lào dẫn đến gia
tăng hiện tượng hoang mạc hóa. Hiện tượng El Nino và La Nina ảnh hưởng mạnh
đến nước Lào trong vài thập kỷ gần đây, gây ra nhiều đợt nắng nóng kéo dài có tính
kỷ lục. Dự đốn vào cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình Lào tăng khoảng 30C và
sẽ tăng số đợt và số ngày nắng nóng trong năm. Điều này dẫn đến nhiều hiện tượng
bất thường của thời tiết. Đặc biệt là tình hình bão lũ và hạn hán. BĐKH còn kéo
theo sự thay đổi của thời tiết, ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng, sản xuất nông, lâm,
công nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thủy. Đặc biệt là sự xuất hiện của dịch bệnh và
khan hiếm về lương thực, nước ngọt. Tại Lào, những năm qua, thiệt hại do hạn hán
và bão lũ gây ra là vô cùng lớn.
Trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình tại Lào tăng 0,5 – 0,8 độ C. Dự báo
đến năm 2100, nhiệt độ trung bình ở Lào sẽ tăng cao từ 1,8 – 4,2 độ C.
BĐKH sẽ ảnh hưởng đến Lào theo những xu hướng sau:
- Giảm mưa dông;
- Giảm sương mù;
- Hạn hán tăng cả về tần suất và cường độ;
- Mùa lạnh thu hẹp;
- Bão tăng về tần suất, nhất là vào cuối năm
Một số ngành chịu ảnh hưởng của BĐKH ở Lào:
- Nguồn tài nguyên nước.
- Nông nghiệp.
- Lâm nghiệp.
- Vận tải và năng lượng.

- Sức khỏe cộng đồng.
- Thủy sản ,…
Nhận thức rõ được những thảm họa và thách thức của BĐKH đối với nhân
loại, cũng như những tác động nghiêm trọng của nó tới sự phát triển bền vững của
đất nước, Chính phủ Lào đã sớm tham gia và phê chuẩn Cơng ước khung của Liên
Hợp Quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto năm 1995. Đồng thời phê
duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu vào tháng 3 năm 2010; và đang xây
dưng chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH; Chiến lược Quốc gia về
phòng chống và giảm nhẹ thiên tai;…
Tuy nhiên, trên mạng tin toàn cầu IPS, tác giả Vanya Walker-Leigh đã nhận
Học viên: Vinvilay SAYAPHONE – Lớp Cao học 20Q21


 Luận văn thạc sĩ

10

định về vấn đề biến đổi khí hậu và chiến lược quốc gia của Lào với nội dung như
sau: Lào được đánh giá là một nước tích cực quan tâm đến vấn đề BĐKH và đang
chứng kiến sự tiến bộ của mình bị đe dọa nghiêm trọng trước những tác động của
BĐKH toàn cầu. Và Chiến lược BĐKH Quốc gia của Lao đưa ra trong T3.2010
cũng đã mô tả Lào cũng là một quốc gia bị ảnh hưởng khá nhiều nhất bởi BĐKH.
Chiến lược này cảnh báo rằng, đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình có thể
tăng thêm từ 2,5 – 4,2 độ C, kèm theo những thay đổi lớn về lượng mưa có nguy cơ
gây nên tình trạng lũ lụt và hạn hán với sức tàn phá lớn.
- Các tỉnh đồng bằng Sông Mekong: Nhiều địa phương ven hai bờ sông
Mekong đang chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH, trong đó có tỉnh Sayabouly.
Kết quả báo cáo Nghiên cứu giám sát tính dễ bị tổng thương do BĐKH năm
2012, trường hợp của Lào cho biết, ước tính mỗi năm, BĐKH đã làm thiệt hại 4%
GDP của Lào, tương đương với 300 triệu USD. Trong đó.

Trước những tác hại thực tế và những cảnh báo do biến đổi khí hậu, rất cần
có nhận thức đúng cũng như sự chung tay đóng góp của tồn xã hội trước những tác
hại của BĐKH, thông qua những biện pháp ứng phó thiết thực.
1.1.3. Xu thế biến đổi khí hậu ở Lào
- Về nhiệt độ: Trên các khu vực, nhiệt độ TBN có thể tăng lên 20C vào năm
2050. Dự tính đến năm 2100 nhiệt độ sẽ tăng lên 3,20C.
- Về lượng mưa: Lượng mưa mùa mưa ở các khu vực đều tăng 0-9% vào năm
2050. Lượng mưa mùa khơ ở các Bắc, Trung và Nam Lào có hiện tượng giảm khá
mạnh với lượng giảm 1,0 - 5%. Đáng chú ý là ở những vùng thường xảy ra hạn hán
vào mùa khơ, hạn hán có nhiều khả năng tăng lên cả về cường độ và diện tích.
1.1.4. Tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu ở Lào
1.1.4.1. Những tác động nghiêm trọng
1). Tác động của sự nóng lên toàn cầu
Nhiệt độ tăng lên ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm dịch chuyển
các ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái lục địa và hệ sinh thái nước ngọt, làm thay
đổi cơ cấu các loài thực vật và động vật ở một số vùng, một số lồi có nguồn gốc ơn
Học viên: Vinvilay SAYAPHONE – Lớp Cao học 20Q21


 Luận văn thạc sĩ

11

đới và á nhiệt đới có thể bị mất đi dẫn đến suy giảm tính đa dạng sinh học.
Đối với sản xuất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng vật ni và mùa vụ có thể thay
đổi ở một số vùng, trong đó vụ chiêm ở các tỉnh miền Bắc có thể bị rút ngắn lại, vụ
mùa thì kéo dài hơn. Điều đó địi hỏi phải thay đổi kỹ thuật canh tác. Nhiệt độ tăng
và tính biến động của nhiệt độ lớn hơn, kể cả các nhiệt độ cực đại và cực tiểu, cùng
với biến đổi của các yếu tố thời tiết khác và thiên tai làm tăng khả năng phát triển
sâu bệnh, dịch bệnh, dẫn đến giảm năng suất và sản lượng, tăng nguy cơ rủi ro đối

với nông nghiệp và an ninh lương thực. Nhiệt độ và độ ẩm tăng cao làm gia tăng
sức ép về nhiệt độ với cơ thể con người, nhất là người già và trẻ em, làm tăng bệnh
tật, đặc biệt là các bệnh nhiệt đới, bệnh truyền nhiễm thông qua sự phát triển của
các lồi vi khuẩn, các cơn trùng và vật mang bệnh, chế độ dinh dưỡng và vệ sinh
mơi trường suy giảm. Sự gia tăng nhiệt độ cịn ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác
như năng lượng, giao thông vận tải, công nghiệp, xây dựng, du lịch, thương mại,…
liên quan đến chi phí gia tăng cho việc làm mát, thơng gió, bảo quản thiết bị,
phương tiện, sức bền vật liệu.
2) Tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan
Sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai, cả về tần số và
cường độ do BĐKH là mối đe doạ thường xuyên, trước mắt và lâu dài đối với tất cả
các lĩnh vực, các vùng và các cộng đồng. Bão, lũ lụt, hạn hán, mưa lớn, nắng nóng,
tố, lốc là thiên tai xảy ra hàng năm ở nhiều vùng trong cả nước, gây thiệt hại cho
sản xuất và đời sống. BĐKH sẽ làm cho các thiên tai nói trên trở nên khốc liệt hơn
và có thể trở thành thảm hoạ, gây rủi ro lớn cho phát triển kinh tế - xã hội hoặc xoá
đi những thành quả nhiều năm của sự phát triển.
1.4.1.1. Dự báo tác động tiềm tàng của BĐKH đối với các lĩnh vực và khu vực
1) Tác động đối với tài nguyên nước
Tài nguyên nước đang đứng trước nguy cơ suy giảm do hạn hán ngày một
tăng ở một số vùng, miền. Khó khăn này sẽ ảnh hưởng đến nơng nghiệp, cung cấp
nước ở nông thôn, thành thị và sản xuất điện. Lào có rất nhiều sơng xuối to nhỏ
chảy từ Bắc đến Nam, trong đó có sơng Mê Kơng là sông lớn và dài nhất trong
Học viên: Vinvilay SAYAPHONE – Lớp Cao học 20Q21


 Luận văn thạc sĩ

12

nước chảy tư biên giới Trung Quốc (Bắc Lào) đến biên giới CampuChia (Nam

Lào), ngoài ra cịn có các sơng nhánh như là: Nam Ou, Nam Xương, Nam Ngưm,
Nam nghiêp, Nam Thuên, Xê Kong, Xê Kaman,... và Lào là nước có diện tích của
lưu vực sơng Mê Kông lớn nhất chiếm khoảng 25% của tổng diện tích lưu vực sơng
Mê Kơng. So với hiện nay, năm 2070, dịng chảy năm của sơng Mê Kơng từ +4,2
đến +14,5%; dịng chảy mùa cạn của sơng Mê Kơng từ -2,0 đến -24%; dòng chảy
lũ biến động tương ứng là +5 đến +7,0%. Như vậy, trên sông lớn, tác động của
BĐKH làm cho dịng chảy năm của sơng Mê Kơng giảm đi. Điều đó có nghĩa là khả
năng lũ trong mùa mưa và cạn kiệt trong mùa khô đều trở nên khắc nghiệt hơn
(chưa tính đến khả năng khai thác nước ở thượng nguồn các sông này tăng lên do
BĐKH).
2) Tác động đối với nông nghiệp và an ninh lương thực
BĐKH có tác động đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng,
làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng. BĐKH ảnh hưởng đến sinh sản,
sinh trưởng của gia súc, gia cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia
súc, gia cầm. Ngành nông nghiệp đối mặt với nhu cầu lớn về phát triển giống cây
trồng và vật nuôi nhằm giảm thiểu rủi ro do BĐKH và các hiện tượng khí hậu cực
đoan.
Vì sự nóng lên trên phạm vi tồn lãnh thổ, thời gian thích nghi của cây trồng
nhiệt đới mở rộng và của cây trồng á nhiệt đới bị thu hẹp lại. Ranh giới của cây
trồng nhiệt đới dịch chuyển về phía núi cao hơn và các vĩ độ phía Bắc. Phạm vi
thích nghi của cây trồng nhiệt đới dịch chuyển về phía núi cao và các vĩ độ phía
Bắc. Phạm vi thích nghi của các cây trồng á nhiệt đới bị thu hẹp lại.
BĐKH có khả năng làm tăng tần số, cường độ, tính biến động và tính cực
đoan của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, tố, lốc, các thiên tai liên quan
đến nhiệt độ và mùa như thời tiết khơ nóng, lũ, ngập úng hay hạn hán, rét hại, sâu
bệnh, làm giảm năng suất và sản lượng cây trồng vật nuôi. BĐKH gây nguy cơ thu
hẹp diện tích đất nơng nghiệp.
3) Tác động đối với sức khoẻ con người
Học viên: Vinvilay SAYAPHONE – Lớp Cao học 20Q21



 Luận văn thạc sĩ

13

Nhiệt độ tăng làm tăng tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn đến
gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh.
Tình trạng nóng lên làm thay đổi cấu trúc mùa nhiệt hàng năm. Ở miền Bắc, mùa
đông sẽ ấm lên, dẫn tới thay đổi đặc tính trong nhịp sinh học của con người.
BĐKH làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới: sốt rét, sốt xuất huyết, làm
tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ
mang bệnh, làm tăng số lượng người bị bệnh nhiễm khuẩn dễ lây lan…
Thiên tai như bão, tố, ngập lụt, hạn hán, mưa lớn và sạt lở đất v.v… gia tăng
về cường độ và tần số làm tăng số người bị thiệt mạng và ảnh hưởng gián tiếp đến
sức khoẻ thông qua ô nhiễm môi trường, suy dinh dưỡng, bệnh tật do những đổ vỡ
của kế hoạch dân số, kinh tế - xã hội, cơ hội việc làm và thu nhập. Những đối tượng
dễ bị tổn thương nhất là những nông dân nghèo, các dân tộc thiểu số ở miền núi,
người già, trẻ em và phụ nữ có thai.

1.2. Các nghiên cứu về cân bằng nước có xét đến ảnh hưởng của bến đổi
khí hậu
1.2.1. Các nghiên cứu tại Lào
- Tổng quan về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến thủy văn của lưu vực sơng
Mekong của Ủy ban sông Mekong năm 2005
- Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và phát triển đến dịng chảy sông
Mekong của Ủy ban sông Mekong năm 2009
- Chiến lược về biến đổi khí hậu của cộng hịa dân chủ nhân dân Lào năm
2010.
- Nghiên cứu ảnh hưởng tiềm năng của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất ở
cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, tháng 7 năm 2010

- Chính sách về biến đổi khí hậu của Lào, tác giả Syam phone Sengchandala,
năm 2010
- Thích ứng của lĩnh vực nơng nghiệp đối với biến đổi khí hậu tại Cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào, tác giả Salongxay Rasabud, năm 2011
1.2.2. Các nghiên cứu trên thế giới
Học viên: Vinvilay SAYAPHONE – Lớp Cao học 20Q21


 Luận văn thạc sĩ

14

a/ Các nghiên cứu tại Việt Nam
- Kịch bản biến đổi khí hậu được xây dựng năm 1994 trong Báo cáo về biến
đổi khí hậu ở châu Á do Ngân hàng phát triển châu Á tài trợ;
- Kịch bản biến đổi khí hậu trong Thơng báo đầu tiên của Việt Nam cho Công
ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, (Viện KH KTTVMT, 2003);
- Kịch bản biến đổi khí hậu được xây dựng bằng phương pháp tổ hợp (phần
mềm MAGICC/SCEN GEN 4.1) và phương pháp chi tiết hóa (Downscaling) thống
kê cho Việt Nam và các khu vực nhỏ hơn (Viện KH KTTVMT, 2006);
- Kịch bản biến đổi khí hậu được xây dựng cho dự thảo Thông báo lần hai của
Việt Nam cho Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (Viện KH
KTTVMT, 2007);
- Kịch bản biến đổi khí hậu xây dựng bằng phương pháp tổ hợp (phần mềm
MAGICC/SCEN GEN 5.3) và phương pháp chi tiết hóa thống kê (Viện KH
KTTVMT, 2008);
- Kịch bản biến đổi khí hậu cho khu vực Việt Nam được xây dựng bằng
phương pháp động lực (Viện KH KTTVMT, SEA START, Trung tâm Hadley,
2008).
b/ Các nghiên cứu của các nước khác

- Báo cáo đánh giá lần thứ hai (1995), lần thứ ba (2001) và lần thứ tư (2007)
của IPCC;
- Sản phẩm của mơ hình khí hậu toàn cầu (MRI-AGCM) với độ phân giải 20
km của Viện Nghiên cứu Khí tượng thuộc Cục Khí tượng Nhật Bản, trích dẫn một
sản phẩm của mơ hình MRI-AGCM đối với nhiệt độ cho khu vực Việt Nam theo
kịch bản phát thải khí nhà kính ở mức trung bình);
- Báo cáo về kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam của nhóm nghiên cứu
thuộc trường Đại học Oxford, Vương quốc Anh;
- Số liệu của vệ tinh TOPEX/POSEIDON và JASON 1 từ năm 1993;
- Tổng hợp của IPCC về các kịch bản nước biển dâng trong thế kỷ 21 ở các

Học viên: Vinvilay SAYAPHONE – Lớp Cao học 20Q21


 Luận văn thạc sĩ

15

báo cáo đánh giá năm 2001 và năm 2007;
- Các báo cáo về nước biển dâng của Tổ chức Tiempo thuộc Đại học Đông
Anh.

1.3. Các kịch bản BĐKH ở Lào
Kịch bản biến đổi khí hậu ở Lào hiện nay đang được xây dựng dựa trên sự
phân tích và tham khảo các nghiên cứu trong, ngồi nước và của Ủy ban sơng
Mekong. Các tiêu chí để lựa chọn phương pháp tính tốn xây dựng kịch bản biến
đổi khí hậu cho Lào bao gồm:
(1) Mức độ tin cậy của kịch bản biến đổi khí hậu tồn cầu;
(2) Độ chi tiết của kịch bản biến đổi khí hậu;
(3) Tính kế thừa;

(4) Tính thời sự của kịch bản;
(5) Tính phù hợp địa phương;
(6) Tính đầy đủ của các kịch bản;
(7) Khả năng chủ động cập nhật.
Trên cơ sở phân tích các tiêu chí nêu trên, kết quả tính tốn bằng phương pháp
tổ hợp (MAGICC/SCEN GEN 5.3) và phương pháp chi tiết hóa thống kê đã được
lựa chọn để xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu trong thế kỷ 21 cho Lào .
Ba kịch bản phát thải khí nhà kính được chọn để tính tốn xây dựng kịch bản
biến đổi khí hậu cho Lào là kịch bản phát thải thấp (kịch bản B1), kịch bản phát thải
trung bình của nhóm các kịch bản phát thải trung bình (kịch bản B2) và kịch bản
phát thải trung bình của nhóm các kịch bản phát thải cao (kịch bản A2).
Các phương pháp và nguồn số liệu để xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu cho
Lào được kế thừa từ các nghiên cứu trước đây và được cập nhật đến năm 2010.
Thời kỳ 1985-2000 được chọn là thời kỳ cơ sở để so sánh sự thay đổi của khí hậu
Theo Chiến lược về biến đổi khí hậu của Lào và nghiến cứu ảnh hưởng của
BĐKH đến dịng chảy của Ủy ban sơng Mekong, đối với tỉnh Sayabouly, mức tăng
nhiệt độ (0C) trung bình năm và mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ
1985-2000 theo kịch bản phát thải trung bình B2 như sau:
Học viên: Vinvilay SAYAPHONE – Lớp Cao học 20Q21


 Luận văn thạc sĩ

16

Bảng 1.1. Mức thay đổi kịch bản về nhiệt độ và lượng mưa theo kịch bản B2
Yếu tố khí hậu
Nhiệt độ
Lượng mưa


Các mốc thời gian trong thế kỷ 21
2030
0,7-1,0
(-2,0) -1,2

2050
1,0-1,7
(-4,5)-8,2

2070
1,5-2,8
(6,0)-12,5

2100
2,0 -3,3
(-8,2)-16,5

Theo kịch bản phát thải trung bình và cụ thể đối với tỉnh Sayabouly ở trên, ta
có bảng kết quả tổng hợp về sự thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa theo từng tháng
của tỉnh Sayabouly trong tương lai như sau (tính cho giai đoạn năm 2030, 2050,
2070 và 2100)
Bảng 1.2. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC)
Thời kỳ trong năm

2030
1,0
1,2
0,7
0,9


XII – II
III – V
VI – VIII
IX – XI

Các mốc thời gian trong thế kỷ 21
2050
2070
1,7
2,7
1,7
2,8
1,0
1,5
1,4
2,0

2100
3,2
3,3
2,0
2,7

Bảng 1.3.Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1985-2000 ở ở tỉnh Sayabouly
của Lào theo các kịch bản phát thải trung bình B2)
Thời kỳ trong
năm
XII - II
III – V
VI – VIII

IX - XI

2030
-2,0
-1,8
4,0
1,2

Các mốc thời gian trong thế kỷ 21
2050
2070
-3,5
-5,5
-4,5
-6,0
8,2
12,5
3,5
5,0

Học viên: Vinvilay SAYAPHONE – Lớp Cao học 20Q21

2100
-7,0
-8,2
16,5
5,5



×