Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học môn mĩ thuật ở trường trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.64 KB, 9 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 1, pp. 146-154
This paper is available online at

DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0017

BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC
MÔN MĨ THUẬT Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
Nguyễn Thu Tuấn
Khoa Nghệ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Làm thế nào để khơi dậy được hứng thú học tập, khơi dậy được khả năng sáng
tạo cũng như hoạt động tích cực, độc lập của học sinh trong q trình học mơn Mĩ thuật ở
trường Trung học cơ sở là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên. Bài
viết đề cập một số vấn đề lí luận về hứng thú học tập, các biện pháp tạo hứng thú và niềm
say mê để học sinh phát huy được tính sáng tạo của mình thơng qua mơn học Mĩ thuật.
Từ khóa: Hứng thú học tập; Hứng thú sáng tạo; Mĩ thuật.

1.

Mở đầu

Một trong những quan điểm chủ đạo của việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) hiện
nay là phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của người học. Dạy học (DH) muốn có
hiệu quả, nhất thiết phải được tổ chức sao cho học sinh (HS) thực sự hoạt động trong mơi trường
có sự tương tác giữa thầy với trò, giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể. Tất cả những
hoạt động đó chỉ thực sự đạt được khi hứng thú học tập (HTHT) và nhu cầu nhận thức của người
học đã được khơi dậy.
Hứng thú có vai trị quan trọng đối với hoạt động của cá nhân, đặc biệt là trong hoạt động
nhận thức nói chung và hoạt động học tập nói riêng. Đã có rất nhiều cơng trình khoa học trên thế
giới cũng như ở Việt Nam nghiên cứu về hứng thú và HTHT ở các độ tuổi và các cấp học khác
nhau. Những nghiên cứu đã diễn ra gần đây nhưng cho đến hiện nay nó vẫn cịn ngun giá trị cả


về lí luận và thực tiễn trong khi ảnh hưởng của xã hội – nhất là các phương tiện truyền thông và
nhu cầu nhân lực đã làm thay đổi hứng thú của HS [5].
Ở Việt Nam có nhiều cơng trình nghiên cứu về hứng thú của các nhà tâm lí học như: Phạm
Minh Hạc, Phạm Tất Dong, Hà Nhật Thăng, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Xn
Thức, Phạm Hồng Gia. . .
Nhóm tác giả Phạm Minh Hạc, Phạm Hoàng Gia, Trần Trọng Thủy [3] khi nghiên cứu đặc
điểm nhân cách của lứa tuổi thiếu niên cho rằng: hứng thú của các em thiên về hành động thực tiễn
hơn là nhận thức lí thuyết; đồng thời hứng thú của các em mang tính chất bay bổng, cao xa, chứ
không thiết thực, không sát với yêu cầu hoạt động của bản thân. Để dần dần đưa các em tới chỗ có
hứng thú với những vấn đề lí luận, chúng ta phải đưa các em vào hoạt động cụ thể.
Kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Tất Dong [2] đã coi hứng thú như là một yếu tố để
hình thành năng lực kĩ thuật cho HS phổ thơng; coi ham muốn học, thích thú học là điều kiện tiên
quyết để hình thành kĩ năng, kĩ xảo.
Ngày nhận bài: 8/9/2015. Ngày nhận đăng: 2/2/2016.
Liên hệ: Nguyễn Thu Tuấn, e-mail:

146


Biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học môn Mĩ thuật...

Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn [13] thì hứng thú là một thành tố trong hệ thống những
động lực quy định tính tích cực hoạt động của cá nhân và quy định sự lựa chọn thái độ của nó.
Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung ý chí cao độ, sự mê say hấp dẫn bởi nội dung hoạt động, ở bề
rộng và bề sâu của sự thích thú. Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả
của hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc.
Như vậy, các nhà tâm lí học Việt Nam đã coi hứng thú như là một động lực để phát triển
và hình thành nhân cách của con người. Trong học tập, hứng thú phát triển theo lứa tuổi HS và
việc định hướng hứng thú sẽ giúp các em có động cơ lành mạnh, say mê hoạt động và chiếm lĩnh
tri thức. Rõ ràng, việc nghiên cứu phát triển hứng thú của HS trong quá trình học tập sẽ góp phần

giúp người học phát triển tồn diện về nhân cách, kích thích các em say mê hoạt động, tìm hiểu
khoa học.
Theo quan điểm của chúng tơi, việc hình thành và phát triển HTHT cho HS vừa là mục
đích, vừa là nhiệm vụ quan trọng của mọi giáo viên (GV) trong quá trình DH. Muốn HS học tập
tốt, thành công trong học tập, GV phải biết tạo hứng thú và niềm say mê để các em phát huy được
tính sáng tạo của mình. Trong DH Mĩ thuật (MT) ở trường phổ thơng nói chung và Trung học cơ
sở (THCS) nói riêng, điều quan trọng nhất là phải khơi dậy được ở HS lịng ham thích tái hiện một
đề tài mà các em yêu thích. Khi HS đã hứng thú, đã tự ý thức được nhiệm vụ học tập, người học
sẽ tự đặt mình vào trạng thái sẵn sàng hoạt động. Khi có hứng thú, HS sẽ say mê với môn học, sẽ
tự tin, chủ động chiếm lĩnh kiến thức mới, sẽ tích cực và sáng tạo khi giải quyết các nhiệm vụ học
tập. . . Có thể nói, HTHT là điều kiện tất yếu để mỗi HS phát huy tính tích cực, chủ động và tự
giác của mình trong q trình học tập [8].
Vì những lí do đó, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu hứng thú học tập cho HS trong DH môn
MT ở trường THCS với hai mục tiêu: 1) HTHT và những biểu hiện để đánh giá về HTHT của HS.
2) Biện pháp tạo hứng thú cho HS trong quá trình dạy MT ở trường THCS; từ đó giúp HS tích cực
học tập và học tập có kết quả cao.

2.
2.1.

Nội dung nghiên cứu
Một số vấn đề lí luận về HTHT

2.1.1. Khái niệm HTHT
* Hứng thú là vấn đề được nghiên cứu nhiều trong tâm lí học. Tuy nhiên, hiện vẫn đang tồn
tại nhiều cách tiếp cận và quan niệm khác nhau về hứng thú. Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng
khái niệm của tác giả Nguyễn Quang Uẩn và các cộng sự: “Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá
nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khối
cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động” [4; tr.111]. Khái niệm này vừa nêu được bản chất của
hứng thú, vừa gắn hứng thú với hoạt động của cá nhân.

Theo tác giả Vương Huy Thọ [11], một sự vật/ hiện tượng nào đó chỉ có thể trở thành đối
tượng của hứng thú khi chúng thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau đây:
- Có ý nghĩa với cuộc sống của cá nhân. Điều kiện này quyết định đến sự nhận thức, đối
tượng nào càng có ý nghĩa lớn đối với cuộc sống của cá nhân thì càng dễ dàng tạo ra hứng thú.
Muốn hình thành hứng thú, chủ thể phải nhận thức rõ ý nghĩa của đối tượng với cuộc sống của
mình, nếu nhận thức càng sâu sắc và đầy đủ thì càng đặt nền móng vững chắc cho sự hình thành
và phát triển của hứng thú.
- Có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân. Khoái cảm nảy sinh trong q trình hoạt
động với đối tượng, đồng thời khối cảm có tác dụng thúc đẩy cá nhân tích cực hoạt động. Điều
đó chứng tỏ hứng thú chỉ có thể hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động của cá nhân.
147


Nguyễn Thu Tuấn

Biện pháp quan trọng nhất, chủ yếu nhất để gây ra hứng thú là tổ chức hoạt động, trong quá
trình hoạt động và bằng hoạt động với đối tượng, mới có thể nâng cao được hứng thú của cá nhân.
* Hứng thú học tập: Học tập là một q trình nhận thức đặc biệt. Q trình này có mục đích,
có đối tượng rõ ràng, được tổ chức, được điều khiển bởi người GV. Vì vậy, HTHT là một dạng cụ
thể của hứng thú nhận thức (hứng thú nhận thức trong phạm vi DH và giáo dục).

2.1.2. Vai trò của HTHT
Các nhà nghiên cứu tâm lí học cho rằng, hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với
đối tượng nào đó; nó có vai trị quan trọng trong đời sống và có khả năng mang lại khối cảm cá
nhân trong q trình hoạt động. Hứng thú biểu hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say
mê của chủ thể hoạt động và gắn liền với tình cảm con người. Trong bất cứ cơng việc gì, nếu có
hứng thú làm việc, con người sẽ nảy sinh khát vọng hành động một cách có sáng tạo. Ngược lại,
nếu khơng có hứng thú, con người cũng sẽ không đem lại hiệu quả cao trong bất cứ hoạt động gì
– nhất là trong các hoạt động nhận thức, sáng tạo và thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực [9].
Trong học tập, hứng thú giúp cho người học nắm bắt tri thức nhanh hơn, sâu sắc hơn, nó

làm khơi dậy trong lịng người học sự khát vọng và lịng say mê nhận thức. Có hứng thú nhận thức,
người học sẽ hướng toàn bộ sự chú ý của mình vào đối tượng nhận thức. Hứng thú sẽ làm cho
người học trở nên nhạy bén và linh hoạt, ghi nhớ nhanh và chính xác hơn, tư duy tích cực và sáng
tạo hơn trong hoạt động học tập của mình. Điều đó tất yếu đưa đến kết quả học tập sẽ tốt hơn [10].
Đối với HS, việc hình thành năng lực phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó hứng thú của HS đối
với môn học là rất quan trọng. Hứng thú góp phần khơng nhỏ để tạo ra sáng tạo, và sáng tạo lại
thúc đẩy hứng thú mới. Trong quá trình DH MT, việc khơi dậy HTHT cho HS là vơ cùng cần thiết
- bởi đó chính là động lực thúc đẩy ý chí, giúp HS vươn lên làm chủ kiến thức của mình và đạt kết
quả cao trong quá trình học tập. Khi HS đã hứng thú với một vấn đề nào đó thì các em sẽ tích cực
tìm hiểu, nghiên cứu để chiếm lĩnh nó, các em sẽ nỗ lực phấn đấu với một niềm vui, niềm tin, hứng
khởi và cảm thấy sung sướng khi đạt được một thành tích nào đó trong học tập. Khi có HTHT, tinh
thần HS càng phấn chấn, học tập khơng biết mệt mỏi, càng học càng cảm thấy hứng thú, lâu dần,
học tập sẽ trở thành một nhu cầu của HS trong cuộc sống. Điều đó xảy ra như một phản xạ dây
chuyền rất tự nhiên và trực tiếp mà không cần một tác động trung gian nào. Khi trẻ khơng muốn
học, khơng có hứng thú tự giác học là bởi việc học đã trở thành áp lực nặng nề đối với trẻ. Cho dù
GV có đầu tư vào bài dạy, có đổi mới PPDH đến mấy, nếu khơng có sự say mê, hứng thú của HS
thì giờ học cũng khơng có kết quả cao. Ngược lại, nếu có HTHT, HS sẽ tích cực, chủ động, sáng
tạo trong học tập. Như vậy, để quá trình DH MT trên lớp đạt hiệu quả cao, GV cần tạo được hứng
thú cho HS trong giờ học bằng việc GV biết điều chỉnh hợp lí nội dung, phương pháp, phương
tiện, hình thức tổ chức, cách kiểm tra, đánh giá v.v. . . sẽ tạo nên ở HS sự hứng thú, xúc cảm đối
với bài học và để lại trong các em những ấn tượng sâu sắc khơng bao giờ phai mờ; đồng thời nó
cũng là chất xúc tác rất quan trọng trong việc chuyển kiến thức thành thái độ, niềm tin và đạo đức
nói chung [6].

2.2.

Biện pháp tạo HTHT cho HS trong DH môn MT ở trường THCS

Dựa vào đặc điểm tâm – sinh lí của HS, dựa vào đặc điểm mơn MT THCS, chúng tôi đề
xuất các biện pháp nhằm tạo HTHT cho HS trong DH mơn MT:


2.2.1. Lựa chọn PPDH và hình thức tổ chức DH theo hướng phát triển HTHT cho HS
Lựa chọn PPDH và hình thức tổ chức DH cho HS là nhằm khai thác hết các yếu tố gây
HTHT cho HS, làm cho các em thấy được việc học các nội dung của mơn MT có ý nghĩa rất lớn
đối với cuộc sống của các em. Lựa chọn PPDH được thực hiện để hướng tới mục tiêu tối đa hóa
148


Biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học môn Mĩ thuật...

hoạt động của HS tham gia vào quá trình DH. Mục tiêu này sẽ đạt được khi GV sử dụng linh
hoạt các PPDH khác nhau (như phương pháp đàm thoại, phương pháp thảo luận, phương pháp giải
quyết vấn đề. . . ) hoặc phối hợp các PPDH khác nhau trong một bài học [11]. Việc lựa chọn PPDH
nào là tùy thuộc vào mục tiêu và nội dung của bài học đó.
Việc lựa chọn PPDH phải được kết hợp với lựa chọn hình thức tổ chức DH thì mới phù hợp
và làm cho bài học có kết quả tốt nhất. Với quan điểm lựa chọn PPDH và hình thức tổ chức DH
theo hướng phát triển HTHT cho HS thì hình thức tổ chức DH mơn MT ở trường THCS hợp lí hơn
cả là hình thức tổ chức DH theo nhóm. Tổ chức DH theo nhóm có thể tiến hành dưới các hình thức
như nghiên cứu theo nhóm, học nhóm, thảo luận theo nhóm. Tùy theo nội dung và mục tiêu đặt
ra của DH theo nhóm, GV sẽ chọn hình thức tổ chức DH thích hợp. Để triển khai DH theo nhóm
được thuận lợi, việc thiết kế phịng học cũng phải thay đổi một cách hợp lí (chủ yếu là sắp xếp chỗ
ngồi của HS sao cho phù hợp với cách trao đổi, thảo luận bài).
Ngoài việc sử dụng hình thức DH theo nhóm, một hình thức khác là hoạt động ngoại khóa
bằng việc tổ chức cho HS hoạt động theo kiểu vừa học vừa vui chơi. Đây là một hình thức tổ chức
DH ít được GV MT THCS sử dụng trong các phân môn MT. Cách tổ chức này vừa gọn nhẹ lại
không tốn kém, dễ thực hiện mà hiệu quả lại cao.

2.2.2. Đưa ra tình huống có vấn đề để tạo hứng thú, kích thích tư duy sáng tạo của HS
Mĩ thuật là một hoạt động nghệ thuật mà ở đó trẻ nhỏ có những tiềm năng sáng tạo nhất
định. Ý nghĩ ngây thơ của trẻ có thể đem lại một ý tưởng mà nhiều khi người lớn khơng nghĩ ra.

Mặc dù trẻ chưa có kĩ năng tạo hình điêu luyện cũng như hiểu biết về cuộc sống xung quanh còn
hạn chế nhưng những đường nét ngộ nghĩnh, những khám phá bất ngờ có khi lại tạo nên một tác
phẩm nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa. Vì vậy, làm thế nào để khơi dậy được hứng thú, khơi dậy
được khả năng sáng tạo cũng như hoạt động tích cực, độc lập ở trẻ là một trong những nhiệm vụ
quan trọng của quá trình DH MT.
Xây dựng tình huống có vấn đề là một khâu quan trọng của q trình DH. Nếu thiếu nó thì
q trình tư duy sáng tạo không thể khởi phát được. Thực hiện DH theo phương pháp nêu và giải
quyết vấn đề, HS vừa nắm được, hiểu được tri thức mới, vừa nắm được cách lĩnh hội tri thức đó,
phát triển được tư duy tích cực, chủ động, sáng tạo, được chuẩn bị năng lực thích ứng với đời sống
xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lí các vấn đề nảy sinh.
Về cơ bản, khi HS đang tập trung vẽ, GV khơng nên nói thay các em. GV cần khuyến khích
sự suy nghĩ độc lập của HS, khơng nên áp đặt ý kiến của mình hay của người khác cho HS; nên
chấp nhận những ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, và hoan nghênh việc tranh luận giữa
HS với HS, giữa GV và HS. Muốn tạo được khơng khí sơi nổi trong giờ học và cuốn hút được HS
thì GV phải biết nêu lên các tình huống có vấn đề trong bài dạy. Hiệu quả của tình huống có vấn
đề là ở chỗ nó có tác động tới HS: giúp các em có được tư duy khoa học, tư duy sáng tạo, đồng
thời có những cảm xúc thẩm mĩ về tác phẩm MT mà GV giới thiệu. Muốn phát huy tính tích cực
sáng tạo của HS trong suốt giờ học, GV phải tạo ra được một hệ thống tình huống có vấn đề. Mỗi
tình huống có một vị trí nhất định phù hợp với nội dung bài học và phù hợp với từng đối tượng
HS của lớp học. Tình huống trước là cơ sở của tình huống sau, tình huống sau là sự phát triển tiếp
tục, là kết quả của tình huống trước. Theo kinh nghiệm của chúng tơi, HS rất hứng thú với những
tình huống có vấn đề, các em hăng hái phát biểu để đưa ra ý kiến, quan điểm của mình. Ở đây, GV
khơng chỉ tạo hứng thú, kích thích tư duy của HS mà cịn góp phần hình thành ở các em kĩ năng
sống, có bản lĩnh đối mặt với những vấn đề đang đặt ra trong cuộc sống.

149


Nguyễn Thu Tuấn


2.2.3. Sử dụng các phương tiện DH nhằm kích thích niềm say mê và khả năng sáng tạo của
HS
* Thực tế DH MT ở trường phổ thơng nói chung và THCS nói riêng cho thấy, việc xây dựng
tình huống có vấn đề sẽ gặp nhiều khó khăn nếu khơng có những phương tiện dạy học (PTDH) cần
thiết. Một PTDH để tham gia vào việc xây dựng tình huống có vấn đề cần phải thỏa mãn những
yêu cầu sau:
- Tạo ra được mâu thuẫn của thông tin.
- Mâu thuẫn phải kích thích hứng thú của HS đối với vấn đề nghiên cứu.
- Mâu thuẫn phải đảm bảo tính vừa sức của HS.
Để xác định được cách thức sử dụng PTDH nhằm xây dựng tình huống có vấn đề, phải bắt
đầu từ sự phân tích nội dung kiến thức được quy định trong sách giáo khoa (SGK). Kiến thức trình
bày trong SGK bao giờ cũng chứa đựng những mâu thuẫn giữa các vấn đề mà HS đã biết và những
vấn đề mới mà HS sẽ học. Sau khi nhìn nhận được mâu thuẫn, các PTDH - với tư cách là phương
tiện thông tin, phải được sử dụng sao cho hai vế của mâu thuẫn xích lại gần nhau. Để tạo mâu
thuẫn nhận thức, khơng phải là một q trình đơn giản. Điều đáng chú ý là trong quá trình này việc
sử dụng PTDH phải gắn liền với lời giải thích của GV.
Cách tạo hứng thú ở nội dung này như sau: PTDH phải tạo ra mâu thuẫn giữa kiến thức mới
và kiến thức cũ. Nhưng nếu những mâu thuẫn này chỉ tồn tại như một khách thể đối với HS thì nó
chưa thể trở thành động lực của q trình DH. Mâu thuẫn này chỉ trở thành động lực của q trình
DH khi nó được HS tiếp nhận, trở thành một mâu thuẫn trong ý thức HS - một mâu thuẫn nội tại.
Điều đó chỉ có được khi HS học tập một cách tự giác và với một niềm hứng thú thực sự. Hứng thú
của một người đối với một sự vật, một hiện tượng là sự phản ánh thái độ của người đó đối với thế
giới khách quan. Nhưng đây là sự phản ánh có chọn lọc, vì thế giới bên ngoài rất đa dạng, mà con
người chỉ hứng thú đối với một số vật thể và hiện tượng nào đấy. Chỉ những vật thể nào cần thiết,
quan trọng, có giá trị đối với cá nhân - nghĩa là có thể thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần đối
với cá nhân thì mới có thể gây hứng thú. Hứng thú còn gắn liền với kiến thức và kinh nghiệm, gắn
liền với sự phát triển tương lai của con người. Về mặt quan hệ, hứng thú chỉ nảy sinh khi có sự
thống nhất giữa cá nhân và mơi trường (thế giới khách quan). Như vậy, để điều khiển được hứng
thú của cá nhân, phải cải tạo cả bản chất con người lẫn mơi trường bên ngồi, làm cho hai yếu tố
này xích lại gần nhau, thống nhất với nhau. Đó là điều kiện rất quan trọng để nảy sinh hứng thú [4].

* Sử dụng PTDH trong DH MT một cách hợp lí sẽ mang lại hiệu quả cao, phát huy được
tính tích cực, sáng tạo của HS trong việc tiếp thu nội dung bài học [1]. Những phương tiện thường
dùng chủ yếu trước đây của GV MT là vật thật, là tranh, ảnh, băng đĩa. . . Hiện nay, với sự phát
triển của công nghệ thông tin và hiện đại hóa cơ sở vật chất trong các trường học, nhiều GV sử
dụng phần mềm Power Point để thiết kế, trình bày bài dạy. Đi cùng với giáo án điện tử, các kênh
hình, kênh tiếng được sử dụng đã tạo được hứng thú cho HS trong học tập. Những thước phim tư
liệu, hình ảnh minh họa được trình chiếu trên máy sẽ thu hút được sự chú ý của HS và tiết kiệm
thời gian cho GV. Tuy nhiên, điều quan trọng đối với DH MT không phải là PTDH có nhiều hay ít,
hồnh tráng hay khơng hồnh tráng, hiện đại hay chưa hiện đại. . . mà là việc sử dụng các phương
tiện đó như thế nào? Có đúng lúc, đúng chỗ khơng? Có khai thác triệt để được tính năng, tác dụng
của nó hay khơng? Có đảm bảo được đặc trưng của giờ dạy và học MT hay khơng? Có tạo được
hứng thú cho HS khơng và đạt hiệu quả cao cho giờ học khơng? Có thể khẳng định: PTDH là cần
thiết và quan trọng trong quá trình DH của người GV nhưng nó khơng phải là yếu tố duy nhất để
quyết định thành công bài giảng; sử dụng PTDH đạt hiệu quả đến mức nào là phụ thuộc vào trình
độ chun mơn và năng lực sư phạm của từng GV.

150


Biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học môn Mĩ thuật...

Với bài dạy Vẽ theo mẫu Lọ hoa và quả (bài 11, SGK MT lớp 7), để tạo hứng thú cho HS,
GV có thể tổ chức cho các nhóm HS tự chọn và tự bày mẫu (mẫu đã được GV phân công cho HS
chuẩn bị từ tiết học trước). Qua việc GV cho HS tham gia bày mẫu (mẫu chung và mẫu của nhóm),
giúp các em biết cách tìm chọn được bố cục hợp lí, có tính thẩm mĩ cao cho bài vẽ của mình, của
nhóm mình. Cách làm này vừa phát huy được tính tự giác, độc lập, sáng tạo trong học tập của HS,
vừa gây được hứng thú để các em nâng cao nhận thức về cái đẹp. Sau khi các nhóm bày mẫu xong,
GV phân tích những ưu, nhược điểm của việc bày mẫu đó, rồi GV điều chỉnh bày lại cho đẹp. Qua
đó HS hiểu được: để có mẫu vẽ đẹp cần phải chọn mẫu như thế nào? Có mẫu đẹp chưa đủ mà cần
phải đặt mẫu ra sao để có bố cục đẹp? Đối với những bài học đầu, vì HS chưa có kĩ năng nên GV

cần dành nhiều thời gian hơn cho hoạt động này.
* Ví dụ về việc khơi dậy hứng thú cho HS qua tiết dạy MT dựa vào PTDH nhằm phát huy
tính sáng tạo của HS: Bài Vẽ tranh đề tài tự do (bài 17, SGK MT lớp 6), GV cho HS tự chọn một
con vật mà em yêu thích. Sau phần giới thiệu mở đầu bài học, GV cho HS xem hình ảnh những
con gà thật (ảnh chụp), phân tích cho HS biết được những hữu ích của con gà, phân tích vẻ đẹp tạo
hình tự nhiên của nó, gợi cảm xúc u thích con gà trong tâm trí các em. Tiếp theo, GV cho HS
xem những bức tranh vẽ về con gà do các họa sĩ thể hiện dưới các góc độ khác nhau, màu sắc khác
nhau (nhằm kích thích sự hưng phấn, sáng tạo của HS). Sau khi HS được quan sát những hình ảnh
thật và những bức tranh của các họa sĩ vẽ về con gà, GV tiếp tục gia tăng sự hứng thú của các em,
kích thích sự sáng tạo của các em bằng ngôn ngữ và hành vi biểu cảm của GV, tạo lập môi trường
học tập cởi mở, thân thiện, giàu xúc cảm để các em có cơ hội được giao tiếp, được chia sẻ những
suy nghĩ, những ý tưởng sáng tạo cũng như cách biểu cảm riêng của mình, và các em được làm
việc hợp tác với nhau. Kết quả là: HS đã tái tạo lại các hình tượng về con gà mà các em đã tri giác
được theo cách cảm nhận, cách biểu hiện của riêng mình. Đó chính là những biểu tượng sáng tạo
được hình thành trong q trình nhận thức trực tiếp từ thơng tin GV cung cấp.
Với cách gợi mở tạo hứng thú, gợi niềm say mê sáng tạo của HS trên đây, cho thấy: Kết
quả học tập của HS phụ thuộc vào “nghệ thuật truyền đạt” của GV, nhưng quan trọng hơn cả là
khả năng cảm nhận của HS. Bởi lẽ HS có hứng thú thì các em mới chịu khó suy nghĩ, tìm tịi và
thể hiện bằng cảm xúc thăng hoa của mình. Sự phối hợp giữa quan sát của HS với trình bày trực
quan có kết hợp với ngơn ngữ biểu cảm của GV được các nhà lí luận DH xem đó là đặc trưng cơ
bản của PPDH dựa vào PTDH. Vấn đề này được lí giải là sự thống nhất giữa cái cụ thể với cái
trừu tượng, giữa hệ thống tín hiệu thứ nhất với hệ thống tín hiệu thứ hai, giữa tác động bằng hình
ảnh trực quan với tác động bằng ngôn ngữ. Theo tác giả Trần Trọng Thủy [12]: “HS quan sát có
một ý nghĩa tích cực. Tuy nhiên, vấn đề mà các em tự quan sát thì hình ảnh mà các em thu được
sẽ rất mờ nhạt. Sẽ là tốt hơn và hiệu quả hơn nếu GV biết kết hợp việc trình bày các PTDH cho
HS quan sát với những lời nói truyền cảm của GV. Nhờ có lời nói kết hợp với trình bày các PTDH
mà GV điều khiển được hoạt động nhận thức của HS”. Việc GV tạo ra được những hình ảnh trực
quan sinh động là cơ sở rất quan trọng để hình thành năng lực tưởng tượng cho HS. Như vậy, ta
thấy: dạy MT không đơn giản là dạy HS kĩ thuật vẽ mà còn phải biết kết hợp dạy cho HS biết cảm
thụ vẻ đẹp của hiện thực xung quanh. Nếu áp đặt, gò ép HS trong học MT sẽ dẫn đến khn mẫu,

thui chột sự sáng tạo của các em. Vì thế, khi giảng bài, GV không những chỉ quan tâm đến PPDH
của mình (thơng qua việc sử dụng PTDH) mà còn phải chú ý tới phương pháp học của HS. Có như
vậy, việc DH dựa vào PTDH mới phát huy được tính sáng tạo của HS.

2.2.4. Tạo cảm xúc, hưng phấn cho HS cảm thụ bài học qua lời vào bài của GV
Trong lí thuyết DH, chưa có u cầu cụ thể nào cho lời vào bài của từng bài dạy, nhưng mọi
GV đều có ý thức chuẩn bị lời vào bài cho phù hợp, cho hay để tạo ấn tượng đầu tiên đối với HS
khi các em bắt đầu tiếp nhận bài học. Lời vào bài đóng vai trị vô cùng quan trọng trong việc tạo
tâm thế cũng như tạo tình huống để khơi gợi hứng thú cho HS tìm hiểu bài học. Lời vào bài khơng
151


Nguyễn Thu Tuấn

chỉ là lí do để GV đưa ra tên bài học, mà lời vào bài phải có tác dụng tạo sự rung cảm ban đầu của
HS đối với toàn bộ nội dung bài học [7]. Đây là yêu cầu có tính tiên quyết trong việc thực hiện lời
vào bài (cho dù ở mỗi người dạy có các mức độ chuẩn bị khác nhau để tìm sự “lạ hóa” cho lời vào
bài sao cho hấp dẫn và hiệu quả nhất).
Ví dụ về một ý tưởng rất hay, rất “đắt” trong phần giới thiệu bài dạy “Mẹ của em” (bài 25,
SGK MT lớp 6) [7]: Để tạo khơng khí hấp dẫn và gây hứng thú cho HS ngay từ đầu tiết học, GV
trình chiếu những hình ảnh về các hoạt động và công việc của người mẹ, kèm theo nền nhạc và lời
bài hát “Lòng mẹ” của nhạc sĩ Y Vân (hoặc bài hát “Mẹ yêu con” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý).
Sau khi kết thúc đoạn băng hình và lời của bài hát, GV đặt câu hỏi “Qua đoạn video clip vừa xem,
em hãy cho biết nội dung đoạn băng hình nói về ai?”. (HS trả lời: nói về công lao to lớn của người
mẹ dạy dỗ con nên người). Sau đó, GV lại tiếp tục gia tăng tạo cảm xúc, tạo hưng phấn cho HS
cảm thụ bài học qua lời vào bài hấp dẫn kết hợp với lời nói truyền cảm, sâu lắng, nói có ngữ âm,
ngữ điệu, nói có lúc nhanh lúc chậm, kèm theo một vài hành vi biểu cảm của GV, trên nền nhạc
và lời phụ họa nhẹ nhàng, êm dịu, du dương của bài hát trữ tình về mẹ - thì đây sẽ là trực quan vơ
cùng sống động, hiệu quả và có sức thuyết phục lớn lao bởi nó tạo được rung cảm thực sự từ trong
kí ức, trái tim của mỗi HS; nó cuốn hút các em ngay từ những giây phút đầu tiên của bài giảng; nó

khơi gợi, khích lệ được sự hưng phấn và niềm say mê sáng tạo trong học tập của các em.

2.2.5. Tạo dư vị xúc cảm cho HS sau giờ học
Việc tiếp nhận nội dung bài học của HS không chỉ kết thúc khi chuông báo hết giờ mà nó
cịn trải dài trong suốt q trình về sau - thậm chí có khi kết thúc giờ học, HS mới cảm nhận được
cái hay của bài học, mới có hứng thú thực sự với bài học. Do đó, những phút cuối của giờ học địi
hỏi sự quan tâm của GV nhằm tạo tình huống, gây ấn tượng tốt đẹp cho HS về bài học đó. Kết thúc
giờ học không chỉ đơn thuần là củng cố nội dung bài học, mà GV phải mở ra được những vấn đề
mới liên quan đến các hoạt động nghệ thuật liên môn, liên quan đến thực tế cuộc sống của các em,
qua đó giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho HS để các em tiếp tục tìm hiểu và khám phá.
Thiết nghĩ, với sự tác động như vậy của GV nhằm tạo hứng thú cho HS khi kết thúc giờ học sẽ tạo
khả năng sáng tạo rất lớn cho các em. Vì vậy, GV cần có sự chuẩn bị chu đáo để kích thích niềm
say mê sáng tạo của HS trong giờ học MT và tạo được dư âm của bài dạy đối với các em.

2.2.6. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa gắn bài học với đời sống để HS có cơ hội bộc lộ
tính sáng tạo
Trong các hoạt động DH MT, việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa có tác dụng rất lớn đối
với việc khơi dậy và kích thích hứng thú học tập, bồi dưỡng kiến thức cho HS. GV có thể sử dụng
các hình thức ngoại khóa như viết báo tường, nói chuyện chuyên đề, hái hoa dân chủ, thảo luận/
tranh luận theo nhóm. . . với nội dung chủ đề đang học, liên hệ với những vấn đề có ý nghĩa thiết
thực với đời sống hiện tại.
Để việc tổ chức ngoại khóa có chất lượng, GV cần đầu tư cơng sức và thời gian để lựa chọn
nội dung cho phù hợp với đối tượng HS từng lớp. Có như vậy, hoạt động ngoại khóa mới khơi dậy
được hứng thú của HS và kích thích sự chủ động, sáng tạo trong q trình tiếp nhận nội dung bài
học của các em.

2.3.

Điều kiện để thực hiện các biện pháp
- Tạo lập được các tình huống có vấn đề trong giờ dạy.

- Tạo lập được các hình thức DH sinh động trong giờ dạy.
- Kết hợp các PTDH với ngôn ngữ và hành vi biểu cảm của GV.

152


Biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học mơn Mĩ thuật...

- Kết hợp hài hịa giữa việc sử dụng các PTDH với các PPDH.
Cụ thể là:
- Đối với GV: Để khơi dậy được ở trẻ lịng ham thích tái hiện một đề tài mà các em yêu
thích, GV cần kích thích, khơi gợi để các em được nói ra những điều mình thích. Sau đó, GV khích
lệ, động viên cho các em hào hứng, mong mỏi được tái hiện bằng cảm xúc của mình đối với đề tài
mà em yêu thích. Trong giờ học, GV phải tạo được khơng khí học tập sơi nổi, HS được trao đổi,
chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm của mình với bạn, với GV.
Xây dựng động cơ học tập tích cực cho HS là một trong những vấn đề quan trọng trong tổ
chức DH (vì tính tự giác học tập phải bắt nguồn từ bên trong của chính người học, từ năng lực nội
sinh của họ). Nếu HS không có động cơ học tập, khơng có hứng thú nhận thức thì chắc chắn việc
DH của GV khơng thể thành cơng. Việc duy trì và phát triển động cơ học tập cho HS phụ thuộc
rất nhiều vào cách GV đưa ra các hoạt động định hướng và tổ chức học tập như thế nào cho HS.
GV cần đầu tư về thời gian và trí lực cho bài soạn của mình. Hệ thống các bài tập và câu
hỏi đưa ra phải đảm bảo tính vừa sức về độ khó đối với HS.
- Đối với HS: Phải nắm vững các mục tiêu, nội dung cần đạt được và có ý thức hồn thành
với sự nỗ lực cao nhất của bản thân; có ý thức tự giác cao độ, biết thể hiện khả năng trao đổi, chia
sẻ với GV và các bạn trong lớp.

3.

Kết luận


Có thể thấy rằng, HTHT có vai trị quan trọng đối với quá trình nhận thức của người học,
ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của người học. Để quá trình DH MT trên lớp đạt hiệu quả
cao, nhiệm vụ quan trọng của GV là phải kích thích được hứng thú của HS với hoạt động học để
đạt được kết quả học tập tốt nhất có thể. Muốn hình thành và phát triển HTHT cho HS, GV phải
biết vận dụng, kết hợp tối đa các cách thức tạo hứng thú và niềm say mê để HS phát huy được tính
sáng tạo của mình trong mơn học nghệ thuật này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Bộ GD-ĐT và Dự án Việt Bỉ, 2010. Dạy và học tích cực - một số phương pháp và kĩ thuật
DH. Nxb Đại học Sư phạm.

[2]

Phạm Tất Dong, 1977. Cần nâng cao năng lực kĩ thuật cho học sinh phổ thơng. Tạp chí
Nghiên cứu giáo dục, Số 4/1997.

[3]

Phạm Minh Hạc (chủ biên), 1997. Tâm lí học. Nxb Giáo dục.

[4]

Phạm Thúy Hồng, 2010. Một số biện pháp khơi dậy hứng thú học tập của HS với tác phẩm
nghị luận. Tạp chí Giáo dục, Số 246, tr.46 - 48.

[5]

Nguyễn Thị Huệ, 2013. Biểu hiện hứng thú học tập của HS THCS. Tạp chí Tâm lí học, Số
170, tr.23-31.


[6]

Duy Lập, 2008. Phát triển trí tưởng tượng và sáng tạo của trẻ em. Nxb Thanh niên.

[7]

Đàm Luyện (chủ biên) - Nguyễn Quốc Toản (2002-2005). Sách giáo khoa Mĩ thuật THCS
các lớp 6,7,8,9. Nxb Giáo dục Việt Nam.

[8]

Dương Thị Quỳnh – Ngô Thị Tâm, 2010. Một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú học tập cho
HS trong DH giải bài Toán. Tạp chí Giáo dục, Số 229, tr.46 - 47 và 63.
153


Nguyễn Thu Tuấn

[9]

Nguyễn Hoài Sanh, 2011. Vấn đề tạo hứng thú cho người học khi giảng dạy triết học và các
mơn lí luận chính trị. Tạp chí Giáo dục, Số 255, tr.49-50 và 53.

[10] Trần Quốc Thành – Nguyễn Thị Thu Hằng, 2011. Hứng thú học tập mơn Tâm lí học của HS
trường trung cấp An ninh nhân dân 2. Tạp chí Tâm lí học, Số 145, tr.54-62.
[11] Vương Huy Thọ, 2014. Con đường phát triển hứng thú học tập cho HS qua DH. Tạp chí Giáo
dục, Số 346, tr.21 - 23.
[12] Trần Trọng Thủy, 2000. Sáng tạo: một chức năng quan trọng của trí tuệ. Tạp chí Thơng tin
KHGD, Số 81, tr.16-20.

[13] Nguyễn Quang Uẩn, Trần Trọng Thủy, 2008. Tâm lí học đại cương. Nxb Đại học Sư phạm.
ABSTRACT
Ways for teachers to make learning exciting at the Artin Secondary School
How to arouse an interest in learning and stimulate creative abilities and student
independence when learning Art in Secondary School is one of the important tasks of the teacher.
This article mentions some ideological issues of interest in learning, measures to create excitement
and passion for students to improve their creativity in their Art Course.
Keywords: Exciting learning, exciting creativity, Art.

154



×