Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

ĐẶC điểm hội CHỨNG dễ bị tổn THƯƠNG (FRAILTY SYNDROME) TRÊN NGƯỜI CAO TUỔI có BỆNH THẬN mạn điều TRỊ tại BỆNH VIỆN lão KHOA TW

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
-------***-------

HÀ QUỐC HÙNG

ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG
(FRAILTY SYNDROME) TRÊN NGƯỜI CAO TUỔI
CÓ BỆNH THẬN MẠN ĐIỀU TRỊ
TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TW

LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
-------***-------

HÀ QUỐC HÙNG

ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG
(FRAILTY SYNDROME) TRÊN NGƯỜI CAO TUỔI
CÓ BỆNH THẬN MẠN ĐIỀU TRỊ


TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TW
Chuyên ngành: Lão khoa
Mã số: CK 62 72 20 30
LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

Người hướng dẫn khoa học
GS.TS Phạm Thắng

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới
Đảng ủy, Ban giám hiệu, phịng Đào tạo sau đại hoc, Bộ mơn Nội tổng hợp,
Bộ môn Lão khoa trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban giám đốc, tập thể cán bộ
bệnh viện Lão khoa Trung ương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt
q trình học tập và nghiên cứu tại bệnh viện.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. Phạm Thắng, người thầy đã
tận tình hướng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến q báu, giúp đỡ tơi trong suốt
q trình thực hiện luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn và sự kính trọng tới các Thầy cơ trong Hội
đồng chấm luận văn đã dành nhiều thời gian và công sức chỉ bảo, giúp đỡ tơi
trong q trình hồn thiện luận văn.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn tới bạn bè, đồng nghiệp đã luôn giúp
đỡ, động viên, chia sẻ, ủng hộ tơi trong q trình học tập và hồn thành luận
văn này.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến bố, mẹ,vợ yêu và con,
anh chị em và những người thân trong gia đình đã ln động viên khích lệ và

ln là chỗ dựa vững chắc cho tơi trong suốt q trình học tập và nghiên
cứu.
Tác giả luận văn

Hà Quốc Hùng


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Hà Quốc Hùng, học viên lớp Bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại
Học Y Hà Nội, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng
dẫn của GS.TS. Phạm Thắng
2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những cam kết này.
Tác giả luận văn
Hà Quốc Hùng


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................1
CHƯƠNG 1...............................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................3

1.1. Đại cương về Hội chứng dễ bị tổn thương.................................................3
1.1.1. Khái niệm........................................................................................................................................ 3

1.1.2. Các giai đoạn của hội chứng dễ bị tổn thương................................................................................4
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh của HCDBTT......................................................................................................... 4
1.1.4. Các yếu tố kiểu hình của HCDBTT.................................................................................................. 10
1.1.5. Dịch tễ học của HCDBTT................................................................................................................ 10

1.2. Bệnh thận mạn..........................................................................................11
1.2.1. Khái niệm...................................................................................................................................... 11
1.2.2. Phân loại bệnh thận mạn.............................................................................................................. 12
1.2.3. Nguyên nhân bệnh thận mạn thường gặp ở người cao tuổi [31]...................................................13
1.2.4. Biến chứng của bệnh thận mạn [32].............................................................................................. 13
1.2.5. Điều trị.......................................................................................................................................... 15

1.2. Hội chứng dễ bị tổn thương ở người cao tuổi có bệnh thận mạn và một số
yếu tố liên quan.......................................................................................17
1.2.1. Hội chứng dễ bị tổn thương ở người cao tuổi có bệnh thận mạn..................................................17
1.2.2. Một số yếu tố liên quan với HCDBTT trên người cao tuổi có bệnh thận mạn.................................18
1.2.3. Một số nghiên cứu HCDBTT trên người cao tuổi có bệnh thận mạn..............................................22
- Nghiên cứu trên thế giới:...................................................................................................................... 22
- Nghiên cứu tại Việt Nam:...................................................................................................................... 23

1.3. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe trên bệnh nhân cao tuổi có
bệnh thận mạn tính..................................................................................23
1.3.1. Khái niệm về chất lượng cuộc sống (CLCS).................................................................................... 23
1.3.2. Khái niệm chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe (CLCS-SK)...............................................24
1.3.3. Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi có bệnh thận mạn tính.................................................24

1.4. Đánh giá chức năng thể chất....................................................................25
1.4.1. Khái quát chức năng thể chất........................................................................................................ 25
1.4.2. Giá trị, ý nghĩa đánh giá chức năng thể chất..................................................................................25
1.4.3. Chức năng thể chất trên người cao tuổi bị bệnh mạn....................................................................26



1.4.4. Mối liên quan HCDBTT và chức năng thể chất trên bệnh nhân cao tuổi có bệnh thận mạn............27

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........28

2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................28
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn...................................................................................................................... 28
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ........................................................................................................................ 28

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................28
2.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................28
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang............................................................................................ 28
2.3.2. Cỡ mẫu......................................................................................................................................... 28
2.3.3. Chọn mẫu: Chọn mẫu toàn bộ....................................................................................................... 29

2.4. Xử lý số liệu.............................................................................................37
2.5. Vấn đề đạo đức nghiên cứu......................................................................38
CHƯƠNG 3.............................................................................39
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................39

3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu....................................................39
43
Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh thận mạn có suy giảm chức năng
thể chất chiếm 83,9% trong khi tỉ lệ người khơng có suy giảm chức năng
thể chất chỉ chiếm 16,1%........................................................................43
3.2. Đặc điểm HCDBTT trên bệnh nhân có bệnh thận mạn điều trị tại bệnh
viện Lão khoa Trung Ương.....................................................................44
3.2.1. Tỷ lệ HCDBTT trên nhóm đối tượng nghiên cứu............................................................................44
3.2.2. Mối liên quan HCDBTT theo các giai đoạn của bệnh thận..............................................................44

3.2.3. Tỷ lệ các tiêu chí thành phần trong xác định HCDBTT theo tiêu chuẩn của Fried............................45
3.2.4. Tỷ lệ các tiêu chí thành phần trong xác định HCDBTT với các giai đoạn bệnh thận mạn.................46

3.3. HCDBTT trên bệnh nhân có bệnh thận mạn và các yếu tố liên quan......47
3.3.1. Mối liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và giới......................................................................47
3.3.2. Mối liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và nhóm tuổi............................................................47
3.3.3. Mối liên quan giữa mức độ HCDBTT trên bệnh nhân có bệnh thận mạn và tình trạng hơn nhân,
trình độ học vấn........................................................................................................................ 48


3.3.4. Mối liên quan giữa mức độ HCDBTT trên bệnh nhân có bệnh thận mạn và tình trạng suy dinh
dưỡng....................................................................................................................................... 49
3.3.5. Mối liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và chức năng nhận thức...........................................49
3.3.6. Mối liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và biểu hiện trầm cảm..............................................51
3.3.7. Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và số lần nhập viện, tình trạng đa bệnh lý, tiền sử ngã....52
3.3.8. Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và hoạt động chức năng hàng ngày (ADL) và hoạt động
chức năng hàng ngày với dụng cụ (IADL)................................................................................... 53
3.3.9. Mối liên quan giữa các mức độ của HCDBTT với hoạt động thể chất và chất lượng cuộc sống.......54
Chất lượng cuộc sống............................................................................................................................. 55
Trung bình ± độ lệch chuẩn..................................................................................................................... 55
86,09±9,58............................................................................................................................................. 55
86,29±10,46........................................................................................................................................... 55
85,34±9,40............................................................................................................................................. 55
90,31±9,13............................................................................................................................................. 55
86,38±10,08........................................................................................................................................... 55
Nhận xét:................................................................................................................................................ 55
Tỉ lệ các thành phần của HCDBTT ở nhóm có suy giảm chức năng thể chất bao gồm: Sự chậm chạp
86,09±9,58, Sức bền và năng lượng kém 86,29±10,46, hoạt động thể lực 85,34±9,40, giảm cân
không chú ý 90,31±9,13 và tình trạng yếu đuối là 86,38±10,08.................................................55


3.4. Hồi quy đa biến về mối liên quan giữa có HCDBTT và các yếu tố liên
quan.........................................................................................................56
CHƯƠNG 4.............................................................................58
BÀN LUẬN..............................................................................58

4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu........................................................58
4.2. Tỷ lệ HCDBTT trên bệnh nhân cao tuổi có bệnh thận mạn điều trị tại
Bệnh viện Lão Khoa Trung Ương theo tiêu chuẩn của Fried.................59
4.3. Đặc điểm các tiêu chí thành phần trong xác định HCDBTT trên bệnh
nhân cao tuổi có bệnh thận mạn theo tiêu chuẩn của Fried....................60
4.4. HCDBTT trên bệnh nhân cao tuổi có bệnh thận và một số yếu tố liên
quan.........................................................................................................60
4.4.1. Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và giới:............................................................................60
4.4.2. Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và nhóm tuổi..................................................................61
4.4.3. Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và trình độ học vấn:........................................................61


4.4.4. Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và tình trạng dinh dưỡng................................................62
4.4.5. Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và chức năng nhận thức.................................................63
4.4.6. Mối liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và biểu hiện trầm cảm..............................................63
4.4.7. Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và số lần nhập viện và chỉ số đa bệnh lý Charlson...........64
4.4.8. Mối liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và hoạt động chức năng hàng ngày (ADL) và hoạt động
chức năng hàng ngày với dụng cụ (IADL)................................................................................... 65

4.5. Một số yếu tố liên quan của HCDBTT với chất lượng cuộc sống và hoạt
động thể chất trên bệnh nhân thận mạn tính cao tuổi..............................66
4.5.1. Mối liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và chức năng thể chất (SPPB)...................................66
4.5.2. Mối liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và chất lượng cuộc sống...........................................67

4.6. Hồi quy đa biến về mối liên quan giữa có HCDBTT và các yếu tố liên

quan.........................................................................................................68
4.6. Ưu và nhược điểm của nghiên cứu..........................................................69
KẾT LUẬN...............................................................................70
KIẾN NGHỊ..............................................................................71

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HCDBTT
BTM
KDIGO
MLCT
IGF-1
DHEA-s
BMI
PTTH
SDD
MLCT
MDRD
ADL
CLCS-SK
COX-2
EQ-5D-5(3)L

IADL
KDQOL SF36TM
SF-12
SF-36


Hội chứng dễ bị tổn thương
Bệnh thận mạn
Hội đồng cải thiện tiên lượng bệnh lý thận toàn cầu
(Kidney Disease: Improving Global Outcome)
Mức lọc cầu thận
Yếu tố tăng trưởng giống insulin – 1
(Insulin-like Growth Factor -1)
Dehydroepiandrosteron sulfat
Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index)
Phổ thông trung học
Suy dinh dưỡng
Mức lọc cầu thận
Modification of Diet in Renal Disease study
Các hoạt động cơ bản hằng ngày
(Activity of Daily Living)
Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe
Enzym cyclo-oxygenase 2
Thang đo chất lượng cuộc sống của Châu Âu
Gồm 5 lĩnh vực – 5(3) mức độ
(European Quality of life-5Dimensions-three level scale)
Các hoạt động hằng ngày có phương tiện hỗ trợ
(Instrumental Activity of Daily Living)
Thang đo chất lượng cuộc sống chuyên biệt cho bệnh
thận mạn tính
Thang đo chất lượng cuộc sống rút gọn 12 câu hỏi
(Short Form Health survey – 12 questions)
Thang đo chất lượng cuộc sống rút gọn 36 câu hỏi
(Short-Form Health survey - 36 questions)
DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1: Phân loại BTMT theo Hội Thận Học Hoa Kỳ năm 2002[2]....................................................12
Bảng 2.1: Phân loại BTMT theo Hội Thận Học Hoa Kỳ năm 2002 [2]...................................................31
Bảng 2.2: Giá trị lực cơ tay (kilogam) tương ứng ngũ phân vị thấp nhất đã điều chỉnh theo giới và chỉ
số khối cơ thể [77]............................................................................................................................. 32


Bảng 2.3: Đánh giá chỉ số khối cơ thể theo tiêu chuẩn châu Á [79].....................................................34
Bảng 3.1: Đặc điểm chung nhân khẩu học của nhóm nghiên cứu (N = 353)........................................39
Bảng 3.2: Một số đặc điểm chung về các hội chứng lão khoa của nhóm nghiên cứu (N=353).............42
Bảng 3.3: Mối liên quan giữa HCDBTT theo các giai đoạn của bệnh thận mạn (n=353)......................44
Bảng 3.4: Tỷ lệ các tiêu chí thành phần trong xác định HCDBTT với các giai đoạn bệnh thận mạn
(n=353).............................................................................................................................................. 46
Bảng 3.5: Mối liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và nhóm tuổi (n=353)....................................47
Bảng 3.6: Mối liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và tình trạng hơn nhân, trình độ học vấn
(n=353).............................................................................................................................................. 48
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và tình trạng dinh dưỡng (n=353)..................49
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và nguy cơ trầm cảm (n=353)........................51
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và số lần nhập viện và chỉ số đa bệnh lý
Charlson (n=353)............................................................................................................................... 52
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và hoạt động chức năng hàng ngày (ADL) và
hoạt động chức năng hàng ngày với dụng cụ (IADL) (n=353)..............................................................53
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và chức năng thể chất (SPPB) (n=353).........54
Bảng 3.12. Tỉ lệ các thành phần của HCDBTT với điểm trung bình chất lượng cuộc sống (n=353).......55
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và chất lượng cuộc sống (n=353).................55
Bảng 3.14: Hồi quy đa biến về mối liên quan giữa có HCDBTT và các yếu tố liên quan.......................56


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Mẫu nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu toàn bộ.................................................28

2.3.3.1. Phương pháp chọn mẫu............................................................................................................ 29
Lấy mẫu toàn bộ (lấy tất cả các bệnh nhân trong giai đoạn tuyển bệnh), lấy bệnh nhân phân theo ba
nhóm tuổi 60 đến 69 tuổi, 70 đến 79 tuổi và từ 80 tuổi trở lên.................................................29
2.3.3.2. Quy trình thu thập thông tin..................................................................................................... 29
2.3.3.3. Biến số, chỉ số và các tiêu chuẩn đánh giá..................................................................................30

BIỂU ĐỒ 3.1: CHỈ SỐ KHỐI LƯỢNG CƠ THỂ (BMI)......................41
BIỂU ĐỒ 3.2: ĐẶC ĐIỂM GIAI ĐOẠN BỆNH THẬN MẠN CỦA NHÓM
NGHIÊN CỨU..........................................................................41
BIỂU ĐỒ 3.3. SUY GIẢM CHỨC NĂNG THỂ CHẤT TRÊN NGƯỜI CAO
TUỔI (N=353).........................................................................43
BIỂU ĐỒ 3.4: TỶ LỆ HCDBTT TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI CÓ
BỆNH THẬN MẠN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG
ƯƠNG....................................................................................44
BIỂU ĐỒ 3.5: TỶ LỆ CÁC TIÊU CHÍ THÀNH PHẦN TRONG XÁC ĐỊNH
HCDBTT THEO TIÊU CHUẨN CỦA FRIED (N=353).......................45
BIỂU ĐỒ 3.6: MỐI LIÊN QUAN GIỮA CÁC MỨC ĐỘ HCDBTT VÀ GIỚI
TÍNH (N=353).........................................................................47
BIỂU ĐỒ 3.7: MỐI LIÊN QUAN GIỮA CÁC MỨC ĐỘ CỦA HCDBTT VÀ
CHỨC NĂNG NHẬN THỨC (N=353)...........................................50


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mơ hình sự phát triển HCDBTT ở người cao tuổi [26]...........................................9
Hình 2.1. Máy áp lực kế cầm tay Jamar 5030J1..................................................................32


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hội chứng dễ bị tổn thương (Frailty Syndrom) là hội chứng lâm sàng
thường gặp trên người cao tuổi, xảy ra do tích tụ q trình suy giảm chức
năng nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể gây giảm năng lượng dự trữ và khả
năng thích nghi, gắng sức. Các yếu tố nguy cơ của hội chứng dễ bị tổn thương
là chủng tộc, tuổi, lối sống, tình trạng dinh dưỡng, dùng nhiều thuốc, đặc biệt
có mối liên quan giữa hội chứng dễ bị tổn thương và các bệnh mạn tính như
thiếu máu, bệnh tim mạch, Parkinson, đái tháo đường, bệnh thận mạn... Hội
chứng dễ bị tổn thương dự báo nguy cơ cao về những bất lợi về sức khoẻ như
phụ thuộc nhiều hơn trong các hoạt động hàng ngày, tình trạng té ngã, khuyết
tật, tăng tỷ lệ mắc các bệnh cấp tính, tăng số lần nhập viện, phục hồi chậm và
khơng hồn tồn, tăng tỷ lệ tử vong [1].
Bệnh thận mạn (BTM) là những bất thường về cấu trúc hoặc chức năng
thận, kéo dài trên 3 tháng và ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh [2]. BTM hiện
nay là gánh nặng của ngành y tế, ước tính trên tồn thế giới có khoảng 8-16%
dân số mắc BTM [3] trong đó hàng triệu người chết mỗi năm. Đặc biệt bệnh
thận mạn trên bệnh nhân cao tuổi là vấn đề quan trọng. Tại Mỹ năm 2011, ước
tính tỷ lệ người cao tuổi ( 65 tuổi) có bệnh thận mạn chiếm 10%, trong khi ở
nhóm tuổi trẻ hơn tỷ lệ này là 1,5%. Nhóm tuổi từ 75-79 có tỷ lệ bệnh thận
mạn cao hơn 40% so với nhóm tuổi 65- 74 [4]. Sự lão hoá ở người cao tuổi dẫn
tới những biến đổi cấu trúc của thận. Sự biến đổi này xảy ra ở cả cầu thận, ống
thận và mạch thận, trong đó xơ hố cầu thận là biến đổi quan trọng nhất xảy ra
ở người cao tuổi. Ảnh hưởng lâm sàng nặng nề nhất của biến đổi cấu trúc thận
là giảm mức lọc cầu thận. Bệnh thận mạn ở người cao tuổi có liên quan đồng
thời với sự gia tăng nguy cơ mắc các bệnh cấp và mãn tính, gây ảnh hưởng về
sức khoẻ và suy giảm chất lượng cuộc sống một cách nặng nề [4].


2

Bệnh thận mạn ở người cao tuổi có mối tương quan với HCDBTT và

ngược lại. Nghiên cứu về hội chứng này và bệnh thận mạn tính cho thấy có
mối liên quan có ý nghĩa với tất cả giai đoạn của bệnh thận mạn tính và đặc
biệt là với bệnh thận giai đoạn trung bình đến bệnh thận mạn tính giai đoạn
cuối (ước tính mức lọc cầu thận dưới 45ml/phút/1,73 m2) [5]. Bệnh thận mạn
có thể làm suy giảm các phản ứng của cơ thể trước những yếu tố căng thẳng,
dẫn tới tình trạng nhiễm trùng, suy yếu chức năng các cơ quan bộ phận, điều
này kết hợp với quá trình lão hố ở người cao tuổi có thể tạo ra các điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển của hội chứng dễ bị tổn thương, từ đó làm tăng
mức độ khuyết tật, các biến chứng của bệnh. Ngược lại hội chứng dễ bị tổn
thương làm cho diễn biến của bệnh thận mạn ở người cao tuổi trở nên nặng nề
hơn và gây ra nhiều biến chứng hơn.Bên cạnh đó, HCDBTT là một yếu tố tiên
lượng xấu cho bệnh nhân và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân thận mạn tính [6].

Bởi vậy nghiên cứu khám phá mối quan hệ này là rất cần thiết, phát hiện và
nhận định hội chứng dễ bị tổn thương trên người cao tuổi có bệnh thận mạn
giúp đưa ra hướng điều trị và kiểm soát tình trạng bệnh thận mạn tốt hơn từ
đó đưa ra các chiến lược can thiệp hiệu quả hơn.
Tại Việt Nam hiện nay chưa có báo cáo cụ thể nào về hội chứng dễ bị
tổn thương trên người cao tuổi có bệnh thận mạn. Để góp phần tăng cường
chất lượng chăm sóc sức khoẻ và nâng cao chất lượng cuộc sống, đặc biệt là
người cao tuổi có bệnh thận mạn, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm Hội
chứng dễ bị tổn thương (Frailty Syndrome) trên người cao tuổi có bệnh
thận mạn điều trị tại bệnh viện lão khoa TW” với hai mục tiêu:
1. Mô tả HCDBTT trên người cao tuổi có bệnh thận mạn điều trị tại
bệnh viện Lão khoa Trung ương.
2. Nhận xét một số yếu tố liên quan của HCDBTT với chất lượng
cuộc sống và hoạt động thể chất trên nhóm đối tượng trên.


3


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về Hội chứng dễ bị tổn thương
1.1.1. Khái niệm
Hội chứng dễ bị tổn thương (HCDBTT) là một hội chứng lâm sàng
thường gặp ở người cao tuổi, dự báo nguy cơ cao những bất lợi về sức khỏe
như tình trạng ngã, khuyết tật, tăng số lần nhập viện và thậm chí tử vong.
Nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích trong việc phát hiện, sàng lọc
và can thiệp sớm đối với HCDBTT, trong hai thập kỷ nay đã có rất nhiều tài
liệu nghiên cứu về hội chứng này được công bố. Hầu hết các nhà lão khoa có
thể xác định bệnh nhân có HCDBTT theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau, tuy
nhiên vẫn chưa có sự đồng thuận về định nghĩa [7].
Vào đầu năm 2000, Fried và các đồng nghiệp đã mô tả HCDBTT với
các tiêu chí khách quan nhằm tách biệt hội chứng này với tình trạng khuyết tật
và tình trạng nhiều bệnh kèm theo. HCDBTT theo Fried được định nghĩa là
một hội chứng lâm sàng, gồm năm tiêu chí: giảm cân khơng chủ ý, tình trạng
yếu đuối, sức bền và năng lượng kém, sự chậm chạp, mức hoạt động thể lực
thấp. Người cao tuổi có từ ba tiêu chí trở lên sẽ được chẩn đốn là có
HCDBTT [1].
Tóm lại, HCDBTT là một trạng thái lâm sàng xảy ra do sự tích tụ của
quá trình suy giảm chức năng nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể, đặc trưng
bởi trạng thái dễ bị tổn thương với các yếu tố căng thẳng và dự đoán kết quả
bất lợi cho sức khỏe [7]. Yếu tố căng thẳng được định nghĩa là sự kiện, kích
thích, hoặc thay đổi gây ra đáp ứng; thường được coi là tiêu cực, nhưng
những kích thích tích cực cũng có thể gây ra phản ứng toàn thân.


4


1.1.2. Các giai đoạn của hội chứng dễ bị tổn thương
Các tác giả đã chia quá trình diễn biến của HCDBTT thành ba giai đoạn,
mỗi giai đoạn đều có sự liên quan đến vấn đề suy giảm trong dự trữ cân bằng
nội môi.
1.1.2.1. Tiền hội chứng dễ bị tổn thương (Pre frailty)
Tiền HCDBTT là giai đoạn lâm sàng diễn ra một cách thầm lặng, đây là
một trạng thái dự trữ sinh lý cho phép cơ thể phản ứng đầy đủ với bất kỳ tác
nhân gây bệnh như bệnh cấp tính, những tổn thương hoặc các yếu tố căng
thẳng với khả năng hồi phục hoàn toàn.
1.1.2.2. Hội chứng dễ bị tổn thương
Hội chứng dễ bị tổn thương thể hiện là sự hồi phục chậm và khơng hồn
tồn sau khi mắc các bệnh cấp tính mới, sau những tổn thương hoặc các yếu tố
căng thẳng. Như vậy có thể hiểu rằng các chức năng dự trữ sẵn có khơng đủ để
cho phép cơ thể hồi phục hoàn toàn. Nhiều tác giả cũng thống nhất HCDBTT là
một tập hợp bao gồm nhiều biểu hiện trên các lĩnh vực khác nhau nhưng quan
trọng đó khơng phải là tình trạng khuyết tật, chỉ dưới tác động của các yếu tố
sang chấn tâm lý, hội chứng này mới dẫn đến tình trạng khuyết tật.
1.1.2.3. Biến chứng của hội chứng dễ bị tổn thương
Các biến chứng của HCDBTT có liên quan trực tiếp với những tổn
thương sinh lý do sự suy giảm cân bằng dự trữ nội môi và giảm khả năng chịu
đựng với các yếu tố căng thẳng của cơ thể. Hậu quả là dẫn đến tăng nguy cơ
ngã, suy giảm chức năng dẫn đến khuyết tật, tình trạng dùng quá nhiều thuốc,
gia tăng nguy cơ nằm viện, lây nhiễm chéo và tử vong.
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh của HCDBTT
1.1.3.1. Cấp độ 1 - Thay đổi ở mức tế bào
Mặc dù khơng có ngun nhân cụ thể gây ra HCDBTT, nhưng các nhà
khoa học đã rất nỗ lực để phác thảo cơ chế phân tử và hệ thống của hội chứng


5


này. Theo Walston, ở mức độ tế bào, sự tích lũy tổn thương do q trình oxyhóa là một trong những nguyên nhân dẫn đến HCDBTT [8].
Bên cạnh đó, một số tác giả cho rằng rằng chiều dài của nhiễm sắc thể
có thể là một dấu ấn sinh học của q trình lão hóa ở mức độ tế bào, tuy nhiên
nó cũng có thể khơng đại diện cho HCDBTT. Vấn đề này cần có thêm nhiều
nghiên cứu để khám phá cơ sở phân tử của HCDBTT.
1.1.3.2. Cấp độ 2- Rối loạn điều hòa hệ thống
Ở một cấp độ cao hơn, các nghiên cứu đã chỉ ra quá trình viêm, rối loạn
điều hịa nội tiết tố, rối loạn miễn dịch, kích hoạt các con đường đông máu và
trao đổi chất bất thường có mối liên quan mật thiết với HCDBTT [9].
- Rối loạn điều hịa q trình viêm
Q trình viêm đóng một vai trò quan trọng trong HCDBTT. Trong
nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên ít nhất ba quần thể khác nhau đã xác định
mối quan hệ mật thiết giữa HCDBTT và sự tăng cao của cytokin interleukin6, protein C phản ứng, các tế bào bạch cầu, đặc biệt là bạch cầu đơn nhân và
bạch cầu trung tính.
- Rối loạn điều hòa hệ thống nội tiết
Một trong những giả thuyết cơ chế của HCDBTT là sự rối loạn của các
hormon đồng hóa. Nghiên cứu của Cappola và đồng nghiệp đã cho thấy những
đối tượng có thiếu hụt nhiều hơn một hormon đồng hóa có khả năng mắc
HCDBTT hơn so với các đối tượng cùng độ tuổi khơng có sự thiếu hụt này [10].
Q trình lão hóa cũng như HCDBTT có liên quan đến sự thay đổi của
hormon sinh dục và hormon tăng trưởng (IGF-1). Đây là hai hormon quan
trọng gây ra những rối loạn điều hịa chuyển hóa của cơ vân, do đó dẫn đến sự
suy giảm nhanh khối lượng cơ bắp và sức mạnh ở người cao tuổi. Sự suy
giảm nhanh chóng của estrogen theo tuổi ở phụ nữ sau mãn kinh và giảm dần
của testosteron ở nam giới lớn tuổi dẫn đến giảm khối lượng cơ và sức mạnh


6


cơ bắp. IGF-1 đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển của các tế bào cơ
vân và có thể là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì khối lượng cơ bắp
khi lão hóa. Ngồi ra cịn có bằng chứng của sự tương tác giữa IGF-1 và
interleukin-6, cho thấy tình trạng viêm có thể đẩy IGF-1 xuống thấp hoặc
dưới mức nhạy cảm sinh học của nó.
Nghiên cứu cắt ngang của Voznesensky và cộng sự đã chứng minh mối tương
quan nghịch giữa nồng độ hormon tuyến thượng thận dehydroepiandrosteron
sulfat (DHEA-s) và HCDBTT [11]. Sự suy giảm của nồng độ DHEA-S và
IGF-1 theo tuổi gây suy ra thiếu hụt lớn trong trong sức mạnh, sức chịu đựng,
giảm cân, tốc độ đi bộ và hoạt động thể chất. Hơn nữa DHEA-S có tác dụng
ngăn chặn tình trạng viêm gây ra do yếu tố hạt nhân kappa B (NFKB). Do đó,
nồng độ của DHEA-S giảm có thể góp phần vào tình trạng viêm mạn tính và
cuối cùng gây ra HCDBTT.
- Rối loạn điều hịa q trình đơng máu
Sự hoạt hóa q mức của hệ thống đơng máu có liên quan đến lão hóa
[12], suy giảm chức năng và tăng tỷ lệ tử vong [13]. Hơn nữa, thay đổi của
các dấu ấn đông máu theo tuổi xảy ra sớm hơn so với các dấu ấn sinh học lão
hóa khác [14] dẫn đến giả thuyết cho rằng dấu ấn sinh học của đông máu (ví
dụ D-dimer, yếu tố VIII và fibrinogen) và hủy fibrin (ví dụ, chất hoạt hóa sinh
plasmin mơ [t-PA]) là dấu hiệu quan trọng trong cơ chế sinh lý sự phát triển
của HCDBTT.
Pieper và đồng nghiệp nghiên cứu trên 1.729 người tham gia từ 70 tuổi
trở lên chứng minh tuổi tác ngày càng tăng có liên quan đến mức D-dimer cao.
Hager và cộng sự tại Đức nghiên cứu trên cộng đồng người cao tuổi khỏe mạnh
thấy mức độ fibrinogen tăng 25 mg/dL mỗi thập kỷ và mức cao 320 mg/dL
được tìm thấy trong hơn 80% số người trong độ tuổi 65 trở lên. Ngồi ra các
dấu ấn đơng máu khác, chẳng hạn như chất ức chế hoạt hóa sinh plasmin (PAI-


7


1) và yếu tố VIII đã được chứng minh tăng cao theo tuổi. Rõ ràng rằng q
trình lão hóa có liên quan với các dấu hiệu đơng máu kích hoạt. Trên thực tế
đáng chú ý là tỷ lệ huyết khối tĩnh mạch và tắc nghẽn mạch phổi tăng đáng kể
trong người cao tuổi.
D-dimer và các dấu ấn khác của trình hoạt hóa đơng máu có liên quan với
sự hạn chế trong một loạt các lĩnh vực chức năng, bao gồm cả hoạt động độc lập
với cuộc sống hàng ngày, chức năng chi dưới và trên kiểm tra nhận thức.
Các nghiên cứu cho thấy interleukin-6cũng đóng một vai trị quan
trọng trong tổng hợp và giải phóng fibrinogen, yếu tố mơ, yếu tố VIII và
tiểu cầu từ nhiều mô. Ngược lại, D-dimer được biết có khả năng kích thích
sự tổng hợp và giải phóng các cytokin tiền viêm, bao gồm interleukin-6và
bạch cầu đơn nhân máu ngoại vi. Như vậy quá trình viêm và đơng máu có
khả năng tạo thành một vịng xoắn tương tác với nhau [15].
- Rối loạn điều hòa chuyển hóa
Bằng chứng cho thấy sự gia tăng tình trạng kháng insulin xảy ra cùng
với q trình lão hóa, dẫn đến sự suy giảm hấp thu glucose của cơ xương
[16]. Nghiên cứu của Abbatecola và cộng sự cũng mô tả mối quan hệ giữa kháng
insulin cao và các các chỉ số lâm sàng của HCDBTT, ví dụ suy yếu cơ xương, các
vấn đề về di động chi dưới, khuyết tật thể chất và suy giảm nhận thức. Bởi thế

kháng insulin được đề xuất như một rối loạn trao đổi chất có thể ảnh hưởng
trực tiếp đến HCDBTT.
- Rối loạn điều hòa hệ miễn dịch
Hệ thống miễn dịch tự nhiên là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại chấn
thương và nhiễm khuẩn ở hầu hết các sinh vật sống. Khi hệ thống miễn dịch
suy giảm sẽ dẫn đến nguy cơ nhiểm khuẩn tăng lên, từ đó càng tạo điều kiện
thuận lợi cho HCDBTT ở người cao tuổi.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng cho thấy mối liên quan giữa
HCDBTT và miễn dịch thích ứng. Bằng chứng từ một nghiên cứu đánh giá



8

mối quan hệ giữa tế bào T và tử vong ở phụ nữ lớn tuổi ở cộng đồng cho thấy
phụ nữ cao tuổi có HCDBTT có số lượng CD8 cao hơn đáng kể so với những
phụ nữ khơng có hội chứng này [17].
1.1.3.3. Cấp độ III- Suy yếu hệ thống
Thay đổi trên hệ cơ- xương- khớp và nhận thức thần kinh là những vấn
đề quan trọng của HCDBTT trong các nghiên cứu và là những biến đổi chính
của sự suy yếu hệ thống ở bệnh nhân có HCDBTT:
- Suy yếu hệ thống cơ xương:
Teo cơ người già (Sarcopenia) xuất hiện cùng với q trình lão hóa và là
một trong những yếu tố chính trong kiểu hình của HCDBTT. Trong nhiều
nghiên cứu [18] teo cơ người già là hậu quả nặng nề cho người cao tuổi vì nó
gắn liền với nguy cơ suy giảm chức năng và tàn tật [19]. Sự mất khối lượng
cơ theo tuổi không diễn ra đơn độc mà được gắn kết chặt chẽ với sự tăng khối
lượng mỡ. Sự gia tăng khối lượng mỡ và giảm khối lượng cơ bắp có thể phối
hợp với nhau và dẫn đến teo cơ béo phì (Sarcopenic obesity).Trong nghiên
cứu gồm 923 đối tượng tham gia từ 65 tuổi trở lên cho thấy những đối tượng có
HCDBTT có mật độ và khối lượng cơ bắp thấp hơn, khối lượng chất béo cao
hơn những đối tượng khơng có hội chứng này [20]. Teo cơ béo phì đặc biệt
đáng lo ngại vì nó gắn liền với suy giảm chức năng và gần như tăng gấp đôi
nguy cơ tàn tật trong 2,5 năm theo dõi [21].
- Suy yếu hệ thống nhận thức - thần kinh:
Các nghiên cứu gần đây tập trung vào mối quan hệ giữa HCDBTT và chỉ
số nhận thức thần kinh bao gồm một loạt các biện pháp như nhận thức, suy
giảm giác quan (ví dụ giảm thị giác hay giảm khả năng nghe) và các yếu tố tâm
lý (trầm cảm) [18]. Avila-Funes và các cộng sự đã khảo sát 6.030 người tham
gia độ tuổi từ 65 đến 95 trong nghiên cứu chứng minh rõ ràng suy giảm nhận

thức, được đo bằng thang đánh giá tâm thần tối thiểu MMSE và kiểm tra Isaac
có khả năng dự báo kết quả bất lợi cho sức khỏe đối với những đối tượng có


9

HCDBTT như mất trí nhớ, suy giảm chức năng và tái nhập viện [22]. Rothman
và cộng sự thấy rằng suy giảm nhận thức có liên quan độc lập và mạnh mẽ với
tình trạng khuyết tật mạn tính, điều trị lâu dài trong các trại dưỡng lão và tử
vong trong khoảng thời gian 7,5 năm theo dõi [23].
Rối loạn cảm xúc (ví dụ trầm cảm) là một dấu hiệu có khả năng dự
đoán khuyết tật chức năng ở người cao tuổi [24], [25] và đã được đề xuất như
một thành phần của HCDBTT 22. Phân tích dữ liệu từ các nghiên cứu cho
thấy tình trạng trầm cảm mạn tính ở người cao tuổi tăng 5,3 lần nguy cơ
khuyết tật chức năng so với các cá nhân không trầm cảm trong ba năm theo
dõi. Mặc dù có bằng chứng về ảnh hưởng của rối loạn tâm trạng liên quan đến
lão hóa nhưng mối liên quan độc lập của triệu chứng trầm cảm và HCDBTT
trong một số nghiên cứu lại không phù hợp [24], [25]. Rothman và cộng sự
cho rằng các triệu chứng trầm cảm khơng thể dự đốn một cách độc lập nguy
cơ tàn tật, sống lâu dài trong nhà dưỡng lão, ngã gây thương tích hoặc tử vong
sau khi điều chỉnh về tuổi tác, giới tính, chủng tộc, giáo dục, bệnh mạn tính.

Tuổi
Dinh dưỡng
Bệnh tật
Mơi trươnhg

Tình trạng suy dinh dưỡng

Rối loạn

Hocmon Miễn
dịch
Đơng máu

Vịng xoắn

↓năng lượng
dữ trữ

Sarcopenia
HCDBTT

↓Tốc độ trao đổi chất khi nghỉ ngơi
↓ hoạt động thể lực

Tốc độ đi bộ

Chống lại Insullin lỗng
xương
↓ VO2 tối đa
↓ Sức mạnh/ năng lượng

Hình 1.1. Mơ hình sự phát triển HCDBTT ở người cao tuổi [26]


10

1.1.4. Các yếu tố kiểu hình của HCDBTT
Kiểu hình của HCDBTT đã được Fried và đồng nghiệp đề xuất gồm năm
tiêu chí: sút cân khơng chủ ý, tình trạng yếu đuối, sức bền và năng lượng kém,

sự chậm chạp và mức hoạt động thể lực thấp. Mỗi tiêu chí được tính là một
điểm nếu đạt tiêu chuẩn. Khi đối tượng nghiên cứu đáp ứng ba trong số năm
tiêu chí thì xác định là có HCDBTT, từ một đến hai tiêu chí là tiền HCDBTT
(Pre-frailty), bệnh nhân khơng có tiêu chí nào là khơng có HCDBTT.
1. Giảm cân khơng chủ ý 4,5 kg hoặc giảm 5% trọng lượng cơ thể so
với năm trước.
2. Tình trạng yếu đuối: cơ lực tay thấp hơn 20% so với mức cơ bản (đã
điều chỉnh theo giới và chỉ số khối cơ thể).
3. Sức bền và năng lượng kém: Tự báo cáo về tình trạng kiệt sức, xác
định bằng hai câu hỏi trong thang điểm đánh giá trầm cảm (CES–D).
4. Sự chậm chạp: nhỏ hơn 20% mức cơ bản đã được điều chỉnh theo
giới tính và chiều cao đứng, dựa trên thời gian đi bộ 15 bước.
5. Mức hoạt động thể lực thấp: Tổng số kilocalo tiêu hao trong mỗi
tuần được tính tốn dựa trên bộ câu hỏi các hoạt động trong tuần qua.
HCDBTT xác định theo tiêu chí của Fried ngày càng nhận được sự đồng
thuận ngày càng cao của các nhà khoa học, thống nhất đây là một hội chứng
lâm sàng bao gồm nhiều dấu hiệu và triệu chứng. Bên cạnh đó lý thuyết của
tác giả đưa ra tạo điều kiện nghiên cứu, tìm hiểu cơ chế sự phát triển của hội
chứng này.
1.1.5. Dịch tễ học của HCDBTT
Theo nghiên cứu tổng hợp có hệ thống dựa trên 21 nghiên cứu thuần tập
bao gồm 61.500 người tham gia, tỷ lệ HCDBTT ở cộng đồng trung bình là
10,7%, tỷ lệ tiền HCDBTT là 41,6%. Tỷ lệ tăng theo tuổi và ở phụ nữ cao hơn
so với ở nam giới. Tuy nhiên tỷ lệ mắc hội chứng này giữa các nghiên cứu là


11

khác nhau, dao động từ 4,0% đến 59,1%, tùy thuộc vào cộng đồng dân số nghiên
cứu và tiêu chuẩn định nghĩa của HCDBTT sử dụng [27].

Purser và cộng sự nghiên cứu trên các bệnh nhân cao tuổi nhập viện, sử
dụng tiêu chuẩn của Fried có tỷ lệ HCDBTT là 27% [28].
Theo số liệu nghiên cứu tại Brazil năm 2010 trên các bệnh nhân nhập viện
có 49,5% số bệnh nhân tiền HCDBTT và 46,5% là có hội chứng này [29].
1.2. Bệnh thận mạn
1.2.1. Khái niệm
Năm 2002, định nghĩa và phân loại hệ thống cho BTMT đã được trình
bày bởi hiệp hội thận học quốc gia Mỹ (“The National Kidney Foundation
Disease Outcome Quality Initiative”), năm 2004 định nghĩa và phân loại được
bổ sung, trình bày lại bởi cộng đồng quốc tế chuyên ngành thận và năm 2006
đã được hội đồng về cải thiện tiên lượng bệnh lý thận toàn cầu (Kidney
Disease: Improving Global Outcome-KDIGO) bổ sung và đồng thuận [2].
Bệnh thận mạn là những bất thường về cấu trúc hoặc chức năng thận kéo dài
trên 3 tháng và ảnh hưởng lên sức khỏe người bệnh. Tiêu chuẩn chẩn đoán
bệnh thận mạn dựa vào 1 trong 2 tiêu chuẩn sau:
a- Triệu chứng tổn thương thận (có 1 hoặc nhiều biểu hiện trên 3 tháng )


Có Albumine nước tiểu (tỷ lệ albumin creatinine nước tiểu>
30mg/g hoặc albumine nước tiểu 24 giờ >30mg/24giờ)



Bất thường nước tiểu



Bất thường điện giải hoặc các bất thường khác do rối lọan chức
năng ống thận




Bất thường về mơ bệnh học thận



Xét nghiệm hình ảnh học phát hiện thận tiết niệu bất thường



Ghép thận


12

b- Giảm mức lọc cầu thận (Glomerular filtration rate: GFR)< 60ml/ph/1,73
m2 (xếp lọai G3a-G5) kéo dài trên 3 tháng
Với mức lọc cầu thận được đánh giá dựa vào độ thanh lọc creatininước
tính theo cơng thức Cockcroft Gault hoặc dựa vào độ loc cầu thận ước tính
(estimated GFR, eGFR) dựa vào cơng thức MDRD.
• Cơng thức Cockcroft Gault ước đốn độ thanh lọc creatinin từ
creatinin huyết thanh.
• Cơng thức MDRD (Modification of Diet in Renal Disease Study) ước
đoán mức lọc cầu thận (estimated GFR, eGFR) từ creatinin huyết thanh.
• Cơng thức tính mức lọc cầu thận theo creatinin nội sinh.
Bệnh nhân sau ghép thận cũng được xếp loại mắc bệnh thận mạn tính.
1.2.2. Phân loại bệnh thận mạn
Năm 2002, NKF- KDOQI (National Kidney Foundation-Kidney Disease
Outcomes Quality Initiatives) phân bệnh thận mạn thành 5 giai đoạn dựa
vào mức lọc cầu thận:

Bảng 1.1: Phân loại BTMT theo Hội Thận Học Hoa Kỳ năm 2002[2]
Giai đoạn
Giai đoạn 1: MLCT bình thường hoặc tăng
Giai đoạn 2: MLCT giảm nhẹ
Giai đoạn 3: MLCT giảm trung bình
Giai đoạn 4: MLCT giảm nặng
Giai đoạn 5: MLCT giảm rất nặng

MLCT (ml/ph/1,73 m2)
90-130
60-89
39-59
15-29
15

Năm 2012, KDIGO của Hội Thận học Quốc Tế, giai đoạn 3 được tách
thành 3a và 3b, kèm theo bổ sung albumine niệu vào trong bảng phân loại giai
đoạn, hỗ trợ cho việc đánh giá tiên lượng và tiến triển của BTM [30].


13

Khái niệm BTM đã bao hàm cả suy thận mạn, suy thận mạn tương ứng
với bệnh thận mạn giai đoạn III, IV, V với MLCT

60 ml/ph/1,73 m2

1.2.3. Nguyên nhân bệnh thận mạn thường gặp ở người cao tuổi [31]
• Đái tháo đường type 2.
• Tăng huyết áp.

• Viêm cầu thận IgA.
• Bệnh thận đa nang.
• Ngộ độc các thuốc:
+ Chống viêm giảm đau NSAIDs, nhóm ức chế COX-2.
+ Thuốc ức chế miễn dịch.
+ Aminoglycosides
+ Thuốc cản quang trong chụp X-quang.
1.2.4. Biến chứng của bệnh thận mạn [32]


Tim mạch: THA, bệnh mạch vành, bệnh van tim, viêm màng ngồi
tim…



Tiêu hóa: chán ăn, đặc biệt là thức ăn giàu protein, viêm loét dạ
dày, xuất huyết tiêu hóa.



Hơ hấp: phù phổi cấp, viêm phế quản- phổi, tràn dịch màng
phổi…



Huyết học: thiếu máu.



Dinh dưỡng: chế độ ăn giảm protein, mất protein qua nước tiểu

gây suy dinh dưỡng.



Biến chứng nội tiết: rối loạn chức năng sinh dục ở nam, và rong
kinh, mất kinh ở nữ.


×