Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Kế toán doanh nghiệp thương mại và dịch vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 158 trang )

KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ


CHƯƠNG 1: TỔ CHỨC CÔNG TÁC
KẾ TOÁN TRONG CÁC DN
THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ


NỢI DUNG CHƯƠNG 1

1.1

1.2

Đặc điểm và nhiệm

Tở chức cơng tác kế

vụ kế toán trong các

toán trong các DN

DN thương mại và

thương mại và dịch

dịch vụ

vụ


3


1.1. Đặc điểm và nhiệm vụ kế toán

1.1.1. Đặc điểm hoạt động

kinh doanh thương mại
1.1.2. Đặc điểm hoạt động

1.1.3. Nhiệm vụ

kế toán

kinh doanh dịch vụ

4


1.1.1. Đặc điểm hoạt động thương mại

➢ Thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lời với
hoạt động cơ bản là mua bán hàng hóa với quá trình vận
động vốn chủ yếu tuân thủ theo công thức T – H – T’
➢ Hàng hóa trong kinh doanh thương mại bao gồm tất cả

các loại vật tư, sản phẩm có hình thái vật chất hoặc không
có hình thái vật chất mà DN mua về (hoặc hình thành từ

các nguồn khác) với mục đích để bán, gồm cả các loại

động sản, thậm chỉ cả động sản hình thành trong tương lai
5


1.1.1. Đặc điểm hoạt động thương mại
➢ Phương thức luân chuyển hàng hóa trong kinh doanh
thương mại bao gồm bán buôn, bán lẻ, bán hàng đại lý...
➢ Tổ chức kinh doanh rất đa dạng, có thể theo mô hình

công ty bán buôn, công ty bán lẻ, công ty kinh doanh hỗn
hợp, công ty môi giới, công ty xúc tiến thương mại,....

6


1.1.2. Đặc điểm hoạt động dịch vụ
➢ Kết quả hoạt động cung cấp dịch vụ thuần túy thường

không có hình thái vật chất cụ thể, dẫn đến quá trình sản
xuất, tiêu thụ và quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ

thường khó tách bạch một cách riêng biệt. Mục đích cũng
như quy luật phát sinh, vận động của các khoản chi phí

trong quá trình thực hiện dịch vụ khó phân tách rõ ràng.
➢ Hoạt động kinh doanh dịch vụ đa dạng về phương thức
thực hiện như dịch vụ vận tải có vận tải thủy, vận tải
đường bộ, vận tải đường không, đường sắt...

7



1.1.2. Đặc điểm hoạt động dịch vụ
➢ Về mặt tổ chức: các DN dịch vụ thường thực hiện quản

lý hoạt động kinh doanh theo quy trình thực hiện dịch vụ
hoặc theo từng đơn đặt hàng
➢ Các DN dịch vụ có nhiều hình thức phối hợp, hỗ trợ nhau

trong quá trình kinh doanh như liên doanh, liên kết...

8


1.1.3. Nhiệm vụ công tác kế toán
➢ Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng, nội

dung và theo chuẩn mực, chế độ kế toán
➢ Kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính; kiểm tra
việc quản lý, sử dụng tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các

hành vi vi phạm pháp luật về kế toán
➢ Phân tích thông tin, tham mưu đề xuất các giải pháp phục
vụ yêu cầu quản trị và ra quyết định kinh tế của đơn vị
➢ Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định pháp luật
9


1.2. Tổ chức công tác kế toán


1.2.1

1.2.2

Các khái niệm, giả

Nội dung tổ chức

định và nguyên tắc

công tác kế toán

kế toán được chấp

trong DN thương

nhận chung

mại và dịch vụ

10


1.2.1. Các khái niệm, nguyên tắc kế toán
Khái niệm kế toán

Nguyên tắc kế toán

❖ Khái niệm đơn vị kế toán


❖ Nguyên tắc khách quan

❖ Giả định hoạt động liên tục

❖ Nguyên tắc giá phí

❖ Đơn vị tiền tệ

❖ Nguyên tắc giá hợp lý

❖ Kỳ kế toán

❖ Nguyên tắc thận trọng
❖ Nguyên tắc hiện thực

❖ Nguyên tắc phù hợp
❖ Nguyên tắc nhất quán
❖ Nguyên tắc trọng yếu

11


Khái niệm đơn vị kế toán (thực thể kinh tế)

➢ Thông tin tài chính do kế toán thu thập, xử lý và cung cấp

sẽ chỉ phản ánh cho một đơn vị kế toán cụ thể.
➢ Một đơn vị kế toán sẽ độc lập với doanh nghiệp khác và
độc lập với chủ sở hữu.


12


Giả định hoạt động liên tục

➢ Báo cáo tài chính phải được lập dựa trên giả định rằng đơn

vị kế toán sẽ tiếp tục hoạt động trong thời gian đủ để
không ảnh hưởng tới các hoạt động bình thường và đủ để

thực hiện các nghĩa vụ hiện tại.
➢ Tài sản được mua về, nợ phát sinh là để đảm bảo hoạt
động không ngừng trong tương lai chứ không phải để
thanh lý trong ngày mai
13


Đơn vị thước đo tiền tệ
➢ Thông tin do kế toán cung cấp phải được thể hiện bằng

thước đo tiền tệ.
➢ Thường sẽ theo đồng tiền của quốc gia mà đơn vị đó đăng
ký hoạt động

14


Kỳ kế toán
➢ Là khoảng thời gian nhất định để lập các báo cáo kế toán.


➢ Để đạt được yêu cầu có thể so sánh được của thông tin,
kỳ kế toán phải bằng nhau
➢ Kỳ kế toán thường là tháng, quý, năm,...

15


Nguyên tắc khách quan

➢ Cơ sở ghi chép các nghiệp vụ, cũng như phản ánh thông
tin của kế toán phải dựa vào các bằng chứng khách quan

là các chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lệ như: Hóa đơn,
thỏa thuận, hợp đồng,...
➢ Ví dụ: Tại doanh nghiệp ABC, ngày 1/1/N mua một chiếc

xe ô tô với giá theo hóa đơn là 200 triệu đồng. Giá trị thị
trường của những chiếc xe ô tô cùng loại là 250 triệu

đồng. Kế toán ghi nhận giá trị chiếc xe ô tô là bao nhiêu?
16


Nguyên tắc giá phí (giá gốc)
➢ Kế toán ghi nhận giá trị tài sản và các khoản chi phí phát

sinh theo giá gốc là số tiền mà doanh nghiệp đã chi ra tại
thời điểm phát sinh nghiệp vụ
➢ Ví dụ: Tại doanh nghiệp ABC, ngày 1/1/N mua một chiếc


xe ô tô với giá theo hóa đơn là 200 tr đồng. Giá trị thị
trường của những chiếc xe ô tô cùng loại là 250 tr đồng.

Kế toán ghi nhận giá trị chiếc xe ô tô là bao nhiêu?

17


Nguyên tắc giá hợp lý
➢ Giá trị hợp lý: Giá bán tài sản (giá trị hợp lý của tài sản

hoặc số tiền chi thực tế để trả nợ (giá trị hợp lý của nợ)
➢ So sánh ý nghĩa của giá gốc so với sự phù hợp của giá
hợp lý để lựa chọn nguyên tắc đo lường
➢ Giá hợp lý chỉ được sử dụng để báo cáo các loại tài sản và

nợ thường xuyên được mua, bán trên thị trường như các
loại chứng khoán niêm yết..

18


Nguyên tắc thận trọng
➢ Khi ghi nhận các nghiệp vụ, nếu có một số bằng chứng

khách quan như nhau thì kế toán sẽ ghi nhận sao cho giá
trị tài sản hoặc lợi nhuận là thấp nhất trong số các khả
năng có thể xảy ra.

➢ Ví dụ: Tại doanh nghiệp ABC, ngày 1/1/N được tặng 1

chiếc xe ô tô cũ. Công ty đã thuê 2 tổ chức giám định độc
lập để đánh giá giá trị chiếc xe này. Một tổ chức xác định

giá trị là 300 triệu đồng, một tổ chức khác đánh giá 320
triệu đồng. Kế toán ghi nhận giá trị thiết bị theo giá nào? 19


Nguyên tắc thận trọng

➢ Theo nguyên tắc này, kế toán sẽ công nhận một khoản
“lỗ” hay giảm vốn ngay khi nó được nghĩ rằng có thể xảy

ra nhưng chỉ công nhận một khoản “lãi” hay tăng vốn khi
nó đã trở thành chắc chắn
➢ Ví dụ: Việc trích lập các khoản dự phịng giảm giá hàng

tờn kho, dự phịng giảm giá chứng khoán kinh doanh...

20


Nguyên tắc hiện thực
➢ Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm hàng hóa bán ra, dịch vụ đã
hoàn thành và giao cho khách hàng, không phụ thuộc vào việc doanh
nghiệp đã thu được tiền hay chưa
➢ Ví dụ: Tháng 6/2017, công ty ABC nhập kho 1 lô hàng có giá trị
100.000.000 đồng. Tháng 7/2017, công ty ký hợp đồng bán hàng cho
cửa hàng XYZ với giá 120.000.000 đồng. Tháng 8/2017, lô hàng trên
được giao cho khách hàng theo hóa đơn bán hàng sớ 123, cửa hàng
XYZ thanh toán ½ giá trị lơ hàng, sớ cịn lại nợ. Tháng 9/2017, cửa

hàng XYZ thanh toán nớt sớ tiền hàng cịn nợ bằng tiền mặt. Doanh

thu được ghi nhận tại thời điểm nào? Gía trị là bao nhiêu?
21


Nguyên tắc phù hợp

➢ Phù hợp giữa “doanh thu” và “chi phí”: Cái gì tham gia
vào tạo ra doanh thu của kỳ nào thì phải được và chỉ được

tính (vào chi phí) cho kỳ đó. Hay nói cách khác cái gì tạo
ra doanh thu của kỳ này thì phải được trừ ra khỏi doanh

thu khi xác định lợi nhuận của kỳ

22


Nguyên tắc nhất quán

➢ Các chính sách và phương pháp kế toán phải đảm bảo
tính nhất quán tương đối, không được thay đổi trong

khoảng thời gian ít nhất 1 năm làm ảnh hưởng tới khả
năng có thể so sánh của thông tin kế toán
➢ Trường hợp có sự thay đổi trong các chính sách và

phương pháp kế toán, doanh nghiệp phải công bố ảnh
hưởng của việc thay đổi này cho người sử dụng thông tin

23


Nguyên tắc trọng yếu

❖ Một khoản mục được coi là trọng yếu nếu việc ghi nhận nó
có thể tác động đáng kể tới các quyết định của người sử

dụng thông tin.
❖ Theo nguyên tắc này, kế toán chỉ chú ý đến những tài sản,
yếu tố mang tính trọng yếu mà việc bỏ qua các yếu tố này sẽ

làm sai lệch tính chính xác của các báo cáo kế toán. Các vấn
đề không quan trọng có thể được “bỏ qua” nếu như chúng

không làm thay đổi bản chất của thông tin kế toán
24


1.2.2. Nội dung tổ chức công tác kế toán

DN quy mô lớn
Áp dụng Thông tư
200/2014/TT-BTC

DN có quy mô vừa
và nhỏ
Áp dụng Thông tư
133/2016/TT-BTC


25


×