Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THIẾU VI CHẤT ở TRẺ dưới 5 TUỔI BIẾNG ăn tại KHOA KHÁM tư vấn DINH DƯỠNG số 2 – VIỆN DINH DƯỠNG, hà nội, năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.83 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y H NI

Lấ HONG HNH NGHI

TìNH TRạNG DINH DƯỡNG Và THIếU VI CHấT
ở TRẻ DƯớI 5 TUổI BIếNG ĂN TạI KHOA KHáM TƯ
VấN
DINH DƯỡNG Số 2 VIệN DINH DƯỡNG, Hµ NéI,
N¡M 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC


HÀ NỘI – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y H NI

Lấ HONG HNH NGHI

TìNH TRạNG DINH DƯỡNG Và THIếU VI CHấT
ở TRẻ DƯớI 5 TUổI BIếNG ĂN TạI KHOA KHáM TƯ
VấN


DINH DƯỡNG Số 2 VIệN DINH DƯỡNG, Hµ NéI,
N¡M 2015
Chuyên ngành: Dinh dưỡng
Mã số: 06720303

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. TRẦN THỊ PHÚC NGUYỆT
2. TS. BS. NGUYỄN TRỌNG HƯNG


HÀ NỘI – 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học,
Viện đào tạo Y học dự phịng và Y tế cơng cộng, Bộ mơn Dinh dưỡng và An Toàn
Thực Phẩm, Thư viện và các phòng ban Trường Đại học Y Hà Nội, Khoa khám
tư vấn dinh dưỡng số 2 – Viện Dinh Dưỡng, Bộ mơn Dinh Dưỡng – An Tồn
Thực Phẩm và Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập, đã giúp đỡ tơi tận tình
trong việc nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Với lịng biết ơn chân thành và tình cảm sâu sắc, tơi xin chân thành cám ơn
Thầy Cơ hướng dẫn Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Phúc Nguyệt và Tiến sĩ
Nguyễn Trọng Hưng là những người thầy đã hết lòng hướng dẫn những kiến thức,
phương pháp luận quý báu, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi hồn
thành luận văn.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tơi xin chân thành cám ơn các Thầy
Cô trong hội đồng thông qua đề cương và hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp. Các
thầy cô đã cho tôi nhiều chỉ dẫn và những đóng góp q báu giúp luận văn hồn

thiện hơn.
Tơi xin chân thành cám ơn Tiến sĩ Phạm Thị Thu Hương – Trưởng khoa
Dinh dưỡng lâm sàng – Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia và các cộng tác viên tại
Khoa khám tư vấn dinh dưỡng đã giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi,
tham gia hợp tác với tôi trong q trình thực hiện luận văn.
Tơi xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Y khoa Phạm
Ngọc Thạch và Bộ mơn Dinh Dưỡng – An Tồn Thực Phẩm đã tạo điều kiện cho
tơi trong suốt q trình học tập.
Tơi có được kết quả như ngày hơm nay, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới cha mẹ
đã sinh thành và nuôi dưỡng. Xin cám ơn những người thân trong gia đình cùng
bạn bè, đồng nghiệp, đã dành những tình cảm quý báu, thường xuyên giúp đỡ, chia
sẻ động viên, khích lệ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.


Cám ơn các em bệnh nhi đến khám tại Khoa khám tư vấn dinh dưỡng số 2,
những người đã tình nguyện tham gia làm đối tượng nghiên cứu – góp phần vô
cùng quan trọng trong luận văn này.
Tôi xin ghi nhận những tình cảm và cơng ơn ấy.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Học viên
Lê Hoàng Hạnh Nghi


LỜI CAM ĐOAN
Tơi là Lê Hồng Hạnh Nghi, học viên cao học khoá 23 Trường Đại học Y Hà
Nội, chuyên ngành Dinh dưỡng, xin cam đoan:
1. Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do chính tơi thực hiện dưới
sự hướng dẫn của PGS. TS Trần Thị Phúc Nguyệt và TS. BS Nguyễn Trọng
Hưng.
2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kì nghiên cứu nào khác đã được công

bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung thực
và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Học viên

Lê Hoàng Hạnh Nghi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BMI
CN/T
CC/T
CN/CC
DSM

Ý nghĩa chữ viết tắt/ Nghĩa tiếng Việt
Body mass index/ Chỉ số khối cơ thể
Cân nặng theo tuổi
Chiều cao theo tuổi
Cân nặng theo chiều cao
The Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders/ Cẩm

FTT
ICD
IMFeD

nang thống kê và chẩn đoán các rối loạn tâm thần

Failure to thrive/ Không tăng trưởng
International Classification of Disease/ Phân loại bệnh quốc tế
Identification and Management of Feeding Difficulties/

MDI
SD
SDD
TPHCM
WHO

Xác định và xử trí biếng ăn
Mental Development Index/ Chỉ số phát triển tâm thần
Standard deviation/ Độ lệch chuẩn
Suy dinh dưỡng
Thành phố Hồ Chí Minh
World Health Organization/ Tổ chức Y tế Thế giới


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1. TỔNG QUAN VỀ BIẾNG ĂN..................................................................3
1.1.1. Khái niệm về biếng ăn.........................................................................3
1.1.2. Phân loại về biếng ăn...........................................................................3
1.2. TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ BIẾNG ĂN..............................9
1.2.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ biếng ăn trên thế giới và Việt Nam...........9
1.2.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ biếng ăn...10
1.3. TÌNH TRẠNG THIẾU VI CHẤT CỦA TRẺ BIẾNG ĂN..........................12
1.3.1. Tình trạng thiếu vi chất của trẻ biếng ăn trên thế giới và Việt Nam. . .12
1.3.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu vi chất của trẻ biếng ăn.....14

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........16
2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU – THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.......................16
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..................................................................16
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn...........................................................................16
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ.............................................................................16
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................16
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................16
2.3.2. Cỡ mẫu – Cách chọn mẫu..................................................................16
2.3.3. Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu................................................18
2.3.4. Các tiêu chí đánh giá..........................................................................19
2.3.5. Cơng cụ và kỹ thuật thu thập thông tin................................................22
2.4. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU........................................................24
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................25
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU......................................25


3.1.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi.....................................25
3.1.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính.......................................26
3.1.3. Đặc điểm về nơi cư trú.......................................................................26
3.1.4. Thứ tự con trong gia đình...................................................................27
3.1.5. Thời gian biếng ăn..................................................................................27

3.1.6. Tỷ lệ các nhóm biếng ăn.....................................................................28
3.2. TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ BIẾNG ĂN DƯỚI 5 TUỔI. .29
3.2.1. Tình trạng dinh dưỡng chung của trẻ biếng ăn dưới 5 tuổi....................29
3.2.2. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ biếng ăn dưới 5 tuổi theo các nhóm tuổi. .29
3.2.3. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ biếng ăn dưới 5 tuổi theo giới tính...........30
3.2.4. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ biếng ăn dưới 5 tuổi theo các nhóm
biếng ăn...........................................................................................30
3.2.5. Tỷ lệ thừa cân của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn theo các nhóm biếng ăn......31

3.3. TÌNH TRẠNG THIẾU VI CHẤT CỦA TRẺ BIẾNG ĂN DƯỚI 5 TUỔI...31
3.3.1. Tình trạng thiếu máu của trẻ biếng ăn dưới 5 tuổi................................31
3.3.2. Tình trạng kẽm huyết thanh của trẻ biếng ăn dưới 5 tuổi......................34
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN............................................................................36
4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU......................................36
4.1.1. Tuổi...................................................................................................36
4.1.2. Giới tính............................................................................................36
4.1.3. Nơi cư trú..........................................................................................37
4.1.4. Thứ tự con trong gia đình...................................................................37
4.1.5. Thời gian biếng ăn.............................................................................38
4.1.6. Tỷ lệ các nhóm biếng ăn.....................................................................38
4.2. TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ BIẾNG ĂN DƯỚI 5 TUỔI.....39
4.2.1. Tình trạng dinh dưỡng chung của trẻ biếng ăn dưới 5 tuổi......................39
4.2.2. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ biếng ăn dưới 5 tuổi theo các nhóm tuổi. .40
4.2.3. Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ biếng ăn dưới 5 tuổi theo giới tính...42


4.2.4. Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ biếng ăn dưới 5 tuổi theo các nhóm
biếng ăn............................................................................................42
4.3. TÌNH TRẠNG THIẾU VI CHẤT CỦA TRẺ BIẾNG ĂN DƯỚI 5 TUỔI. .43
4.3.1. Tình trạng thiếu máu của trẻ biếng ăn dưới 5 tuổi................................43
4.3.2. Tình trạng thiếu kẽm của trẻ biếng ăn dưới 5 tuổi................................44
KẾT LUẬN....................................................................................................47
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1:


Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi......................25

Bảng 3.2:

Thứ tự con trong gia đình........................................................27

Bảng 3.3:

Thời gian biếng ăn.....................................................................27

Bảng 3.4:

Tỷ lệ các nhóm biếng ăn...........................................................28

Bảng 3.5:

Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ biếng ăn dưới 5 tuổi theo các
nhóm tuổi...................................................................................29

Bảng 3.6:

Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn
theo giới tính.............................................................................30

Bảng 3.7:

Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ biếng ăn dưới 5 tuổi theo các
nhóm biếng ăn...........................................................................30


Bảng 3.8:

Tỷ lệ thừa cân của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn theo các nhóm
biếng ăn......................................................................................31

Bảng 3.9:

Tỷ lệ thiếu máu của trẻ biếng ăn dưới 5 tuổi theo các nhóm
biếng ăn......................................................................................32

Bảng 3.10: Nồng độ Hemoglobin trung bình của trẻ biếng ăn dưới 5 tuổi
theo các nhóm biếng ăn............................................................33
Bảng 3.11: Phân bố mức độ thiếu máu của trẻ biếng ăn dưới 5 tuổi.......33
Bảng 3.12: Tỷ lệ thiếu kẽm của trẻ biếng ăn dưới 5 tuổi theo các nhóm
biếng ăn......................................................................................35
Bảng 3.13: Nồng độ kẽm huyết thanh trung bình của trẻ biếng ăn dưới 5 tuổi
theo các nhóm biếng ăn...............................................................35


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính........................26
Biểu đồ 3.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nơi cư trú......................26
Biểu đồ 3.3: Tình trạng dinh dưỡng chung của trẻ biếng ăn dưới 5 tuổi.29
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ thiếu máu của trẻ biếng ăn dưới 5 tuổi theo nhóm tuổi
.........................................................................................................................31
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ thiếu máu của trẻ biếng ăn dưới 5 tuổi theo giới tính. 32
Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ thiếu kẽm của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn theo nhóm tuổi
.........................................................................................................................34
Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ thiếu kẽm của trẻ biếng ăn dưới 5 tuổi theo giới tính........34



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Với hầu hết trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ, ni ăn dường như là tiến trình tự nhiên.
Tuy nhiên, chỉ khoảng 25% trẻ phát triển bình thường về các mặt và lên đến 80%
trẻ có vấn đề phát triển được ghi nhận liên quan đến các vấn đề ni ăn. Ngồi ra,
người ta nhận thấy có 1% đến 2% trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ có khó khăn nuôi ăn nặng
đi kèm kém tăng cân. Rối loạn nuôi ăn không chỉ dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng,
suy dinh dưỡng, làm gián đoạn phát triển của trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ mà còn liên
quan đến những khiếm khuyết phát triển nhận thức, các bất thường hành vi về sau,
cũng như các rối loạn lo âu và rối loạn nuôi ăn suốt trong thời kỳ thơ ấu, thanh thiếu
niên, ảnh hưởng xấu đến khả năng hòa nhập xã hội của trẻ. Do đó, việc nhận ra,
hiểu và điều trị sớm các rối loạn nuôi ăn là rất quan trọng [1].
Các tác giả nước ngồi dùng những thuật ngữ khó khăn trong nuôi ăn (Benny
Kerzner), rối loạn nuôi ăn (Irene Chatoor) để chỉ tất cả các loại khó ăn và các vấn đề
ảnh hưởng xấu đến q trình ni ăn của trẻ mà cha mẹ hay người chăm sóc trẻ gặp
phải. Ở đây chúng tôi dùng thuật ngữ biếng ăn để mô tả biểu hiện trẻ từ chối ăn, để
gần gũi với bệnh nhân ở nước ta.
Cho đến gần đây, chưa có một khung chẩn đốn nào để giúp các bác sĩ nhi
khoa đánh giá và điều trị các bệnh nhi được gia đình nhận định là biếng ăn. Một
chương trình mới IMFeD (Xác định và chẩn đốn biếng ăn) là một sáng kiến của
Benny Kerzner, chuyên ngành Nhi khoa, thuộc Trung tâm Nhi khoa Quốc gia Hoa
Kỳ, nhằm cung cấp cho các nhân viên y tế và các bác sĩ nhi khoa thông tin và công
cụ giúp thuận tiện trong q trình chẩn đốn các nhóm biếng ăn thường gặp, có
hướng tiếp cận và điều trị thích hợp cho từng nhóm biếng ăn, giáo dục cha mẹ hay
người chăm sóc trẻ những phương pháp tiếp cận và điều trị thích hợp.
Tần suất biếng ăn ở một số quốc gia trên thế giới như ở Hoa Kỳ là 50% ở trẻ
tập đi từ 4-24 tháng tuổi [2], ở Tây Ban Nha là 44% trẻ từ 1-10 tuổi [3], ở Anh là
33% trẻ dưới 5 tuổi [4], ở Philippine là 67% [2], và 39,7% trẻ từ 1-6 tuổi từ Trung

Quốc [5]. Ở Việt Nam, theo khảo sát của Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, tỷ lệ biếng ăn


2

của trẻ em chiếm đến 45,9%-57,7% [6]. Nghiên cứu về trẻ biếng ăn đến khám tại
Trung tâm Dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh của Đào Thị Yến Phi (2005) [7] cho
thấy tỷ lệ trẻ biếng ăn được gia đình nhận định là 65,5%, tỷ lệ trẻ được nhận định là có
biếng ăn đồng thời có sự giảm cân nặng theo tuổi là 60,8%, tỷ lệ biếng ăn có ảnh
hưởng đến thể chất trong số trẻ được gia đình nhận định là biếng ăn là 92,9%. Nghiên
cứu của Lê Thị Kim Dung (2013) [8] cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ biếng ăn từ
12 -36 tháng tại phòng khám Dinh dưỡng bệnh viện Nhi đồng 1, thành phố Hồ Chí
Minh là 38,3%. Nghiên cứu của Trương Tuyết Mai (2013) [9] trên 112 đối tượng suy
dinh dưỡng thấp còi từ 1-3 tuổi cho thấy tỷ lệ biếng ăn là 83,5%.
Như vậy, biếng ăn rất phổ biến trên toàn thế giới và là một trong những mối
quan tâm lớn của các bậc cha mẹ. Để phát hiện và điều trị sớm tình trạng biếng ăn
là rất quan trọng. Mặt khác, nhằm cung cấp số liệu về tỷ lệ, tình trạng biếng ăn được
gia đình trẻ ghi nhận và một số yếu tố liên quan đến tình trạng biếng ăn của những
trẻ em đến khám tại Khoa khám tư vấn dinh dưỡng số 2, Viện Dinh Dưỡng, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tình trạng dinh dưỡng và thiếu vi chất ở trẻ dưới
5 tuổi biếng ăn đến khám tại Khoa khám tư vấn dinh dưỡng số 2, Viện Dinh
Dưỡng, năm 2015” với hai mục tiêu sau:
1. Xác định tình trạng dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn đến khám tại
Khoa khám tư vấn dinh dưỡng số 2, Viện Dinh Dưỡng, năm 2015.
2. Đánh giá tình trạng thiếu vi chất ở trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn đến khám tại
Khoa khám tư vấn dinh dưỡng số 2, Viện Dinh Dưỡng, năm 2015.


3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ BIẾNG ĂN
Biếng ăn là một triệu chứng rất hay gặp ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ, với nhiều
nguyên nhân khác nhau, như yếu tố tâm lý, bệnh tật kèm theo, môi trường và xã
hội. Biếng ăn làm cho trẻ chậm tăng cân, chậm tăng chiều cao nếu không can thiệp
kịp thời trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng. Trẻ biếng ăn sẽ dẫn đến nhiều hậu quả bất lợi cho
sự phát triển của trẻ như kém hấp thu các chất dinh dưỡng tại đường tiêu hóa, chậm
phát triển về chiều cao, cân nặng, nguy cơ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thể thấp còi
cao hơn từ 2,5-3 lần, nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hơn so với trẻ bình
thường [10],[11].
1.1.1. Khái niệm về biếng ăn
Cho đến hiện nay, tiêu chuẩn chính thức để xác định tình trạng biếng ăn vẫn
cịn đang được tranh luận. Một số định nghĩa sau đây thường được sử dụng hơn cả
[12],[13],[14],[15]:
- Biếng ăn là tình trạng giảm hoặc mất cảm giác thèm ăn ở trẻ nhỏ, khiến trẻ
không nhận đủ lượng thức ăn theo nhu cầu.
- Trẻ ăn không đủ lượng yêu cầu của lứa tuổi, ăn dưới ½ lượng nhu cầu của
lứa tuổi.
- Thời gian cho trẻ ăn kéo dài trên 30 phút.
- Trẻ thường kén chọn thức ăn, ăn chậm và không hứng thú với ăn.
- Trẻ từ chối ăn trong vịng 1 tháng, khơng tăng trưởng.
- Chế độ ăn uống nghèo nàn so với nhu cầu khuyến nghị.
1.1.2. Phân loại về biếng ăn
1.1.2.1. Phân loại các nhóm biếng ăn theo Hội Tâm lý Hoa Kỳ
Hội Tâm lý Hoa Kỳ đã đưa ra hệ thống phân loại biếng ăn có tên là DSM-IV
(theo Cẩm nang thống kê và chẩn đoán các rối loạn tâm thần), gồm các tiêu chí sau
[17],[16]:



4

Không thể cho ăn đủ kéo dài với không tăng cân hoặc sụt cân qua thời gian ít
nhất 1 tháng.
Một số trẻ bị rối loạn ăn uống có chế độ ăn cực kỳ hạn chế làm ảnh hưởng xấu
đến sự phát triển thể chất và tâm lý xã hội, nhưng vẫn có thể duy trì được cân nặng
hoặc tăng cân. Mặc dù những đứa trẻ này đáp ứng với phần đầu của tiêu chí (ăn
khơng đủ dinh dưỡng), chúng tăng cân, loại trừ chẩn đốn rối loạn ni ăn.
Những trẻ khác biểu hiện bằng việc trì trệ hoặc thiếu những kỹ năng ăn uống mà
khơng thể giải thích bằng những bệnh lý y khoa tiềm ẩn. Những trẻ này thường
sẽ được ni ăn bằng ống do đó việc khơng tăng cân hoặc sụt cân đáng kể không
thể xác nhận được.
Rối loạn ăn không do bệnh lý dạ dày- ruột hay các bệnh lý khác đi kèm
Cẩm nang thống kê và chẩn đoán các rối loạn tâm thần (DSM), khác với hệ
thống phân loại bệnh quốc tế (ICD). Trong hệ thống ICD, những vấn đề về nuôi ăn
được phân loại dưới nhiều đề mục khác nhau, phản ánh cả nguyên nhân thực thể
(những rối loạn cấu trúc và chức năng ảnh hưởng đến sinh lý và các cơ quan trong cơ
thể) và không thực thể (nguyên nhân xã hội, môi trường). Trong thực hành, khái niệm
những rối loạn nuôi ăn do ngun nhân thực thể hay khơng thực thể khó áp dụng hay
chứng minh là đúng. Trẻ bị rối loạn nuôi ăn được thấy trong nhiều bệnh cảnh lâm
sàng, được điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa như chuyên khoa tiêu hóa, chun gia
về ngơn ngữ và phát âm, chun gia sức khỏe tâm thần. Nói chung, các khó khăn
ni ăn có thể do bệnh lý y khoa, do những khó khăn về chức năng, do cảm xúc, do
hành vi, hoặc những vấn đề trong các mối quan hệ. Việc phân biệt ngun nhân rõ
ràng khó thực hiện vì trẻ em có biểu hiện đa dạng và cần nhiều cách điều trị.
Rối loạn ăn khơng tính đến rối loạn tâm thần khác (ví dụ : Rối loạn nhai lại)
hoặc do thiếu sự sẵn có của thực phẩm
Tiêu chí của rối loạn nhai lại chưa rõ ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ hay
việc lên cân kém. Trong lý thuyết, rối loạn này biểu hiện thích ăn uống, khơng tính
đến việc thiếu hụt thực phẩm. Thực tế cho thấy các rối loạn ni ăn thường gặp nhất

là có nhiều ngun nhân, đáng chú ý là yếu tố hành vi.


5

Khởi phát trước 6 tuổi
Trong hệ thống DSM, trẻ khởi phát các vấn đề ăn uống sau 6 tuổi không có
một chẩn đốn rối loạn ni ăn chính thức. Các rối loạn ăn uống có khởi phát và
biểu hiện trong thời niên thiếu bị loại ra khỏi hệ thống chẩn đốn DSM và khơng
được điều trị thích hợp.
Tiêu chí DSM không giải quyết được các lý do tại sao trẻ nhũ nhi hay trẻ nhỏ
không ăn đủ số lượng yêu cầu và không phân loại được các loại biếng ăn [9],[18].
1.1.2.2. Phân loại các nhóm biếng ăn của Irene Chatoor
Biếng ăn do điều chỉnh trạng thái
Tiêu chí chẩn đốn [19]:
- Khó khăn ăn uống của trẻ xuất hiện trong những tháng đầu đời và kéo dài ít
nhất 2 tuần.
- Trẻ khó khăn trong việc đạt được và duy trì một trạng thái tỉnh táo, ổn định
trong lúc ăn, trẻ hoặc quá buồn ngủ hoặc là quá kích động hoặc rất khó chịu khi ăn.
- Trẻ khơng đạt được cân nặng phù hợp với lứa tuổi hoặc sụt cân.
- Khó khăn ăn uống của trẻ khơng thể giải thích được do bệnh lý thực thể.
Biếng ăn do thiếu đồng cảm giữa người cho ăn và trẻ
Tiêu chí chẩn đốn [20]:
- Dạng biếng ăn này thường quan sát thấy trong những năm đầu đời, khi trẻ
nhũ nhi biểu hiện một số vấn đề y khoa cấp tính (thường gặp nhiễm trùng) phải đi
khám bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu hoặc đi cấp cứu, và bác sĩ phát hiện trẻ bị
suy dinh dưỡng.
- Trẻ nhũ nhi thiếu các dấu hiệu phát triển về giao tiếp thích hợp (ví dụ : trao
đổi ánh mắt, mỉm cười, hoặc nói bi bơ) với người chăm sóc trong khi ăn.
- Trẻ nhũ nhi chậm tăng trưởng đáng kể.

- Người chăm sóc ban đầu thường khơng nhận thấy hoặc phủ nhận các vấn đề
về nuôi ăn và tăng trưởng của trẻ.
- Sự thiếu tăng trưởng và thiếu các mối quan hệ không phải chỉ do rối loạn
thực thể hay rối loạn phát triển toàn thân.


6

Biếng ăn nhũ nhi
Tiêu chí chẩn đốn [21]:
- Đặc điểm của rối loạn nuôi ăn này là việc nhũ nhi trong tuổi tập đi từ chối ăn
đủ khối lượng thức ăn cần thiết ít nhất trong 1 tháng.
- Việc từ chối thức ăn thường bắt đầu vào giai đoạn chuyển tiếp sang ăn bằng
muỗng hoặc tự ăn, điển hình từ lúc 6 tháng đến 3 tuổi.
- Trẻ hiếm khi đòi ăn, khơng thích thức ăn và việc ăn. Thích chơi, chạy xung
quanh và thích nói chuyện hơn là ăn.
- Trẻ chậm tăng trưởng rõ rệt (suy dinh dưỡng cấp hay mạn tính theo tiêu
chuẩn của Waterlow (1997)) hoặc trọng lượng của trẻ lệch quá 2 bách phân vị trong
giai đoạn 2-6 tháng tuổi.
- Việc từ chối thức ăn không khởi đầu sau một chấn thương vùng hầu họng
hay ống tiêu hóa.
- Việc từ chối thức ăn khơng do bệnh một bệnh lý nền khác.
Ác cảm với thức ăn
Tiêu chí chẩn đoán [22]:
- Biếng ăn đặc trưng bởi từ chối một số thức ăn nhất định của trẻ do mùi, độ
mịn, nhiệt độ hay khẩu vị của thức ăn trong vòng tối thiểu 1 tháng.
- Khởi đầu của việc từ chối thức ăn diễn ra trong khi bắt đầu một thức ăn mới
hay một loại thức ăn mà trẻ có ác cảm (ví dụ : trẻ uống được sữa nhưng từ chối sữa
có mùi vị khơng giống, trẻ có thể ăn bột, nhưng khơng thích bột lợn cợn hay thức ăn
cứng phải nhai, trẻ có thể nhai thức ăn nhưng lại từ chối thức ăn nghiền).

- Phản ứng của trẻ đưa đến ác cảm với thức ăn xếp loại từ nhăn mặt hoặc phun
thức ăn ra ngồi đến nơn khan và nơn ói. Sau phản ứng ác cảm, trẻ từ chối luôn cả
những thức ăn trẻ vẫn thường dùng và từ chối ln các thức ăn có màu sắc, hình thức
hoặc mùi vị tương tự. Hậu quả là trẻ từ chối hầu hết thức ăn.
- Trẻ miễn cưỡng ăn thức ăn mới nhưng khi đưa thức ăn trẻ thích thì trẻ ăn
nhanh hơn.


7

- Nếu khơng có thực phẩm bổ sung, trẻ sẽ có biểu hiện thiếu một hoặc nhiều
chất chun biệt (ví dụ: vitamin, sắt, kẽm hay đạm) nhưng thường trẻ vẫn cao lớn
thậm chí cịn có thể dư cân và/hoặc:
 Chậm phát triển cơ vận động vùng miệng và chậm diễn cảm bằng lời nói
và/hoặc
 Bắt đầu từ mẫu giáo, trẻ đã cho thấy sự lo lắng trong giờ ăn và tránh
-

những kích thích nào từ chung quanh có liên quan đến việc ăn uống.
Việc từ chối thức ăn không theo sau những chấn thương vùng hầu họng.
Từ chối ăn một số thức ăn chuyên biệt không liên quan đến dị ứng thức ăn
hay do trẻ đang bệnh.
Rối loạn nuôi ăn sau chấn thương
Tiêu chí chẩn đốn [23]:

-

Đặc trưng của rối loạn nuôi ăn này khởi đầu bằng việc trẻ đột ngột bỏ ăn hồn tồn.

-


Khởi phát bỏ ăn có thể ở bất kỳ tuổi nào, từ nhũ nhi đến người lớn.

-

Bỏ ăn xảy ra sau một biến cố gây chấn thương hay những tổn thương lặp đi
lặp lại vùng hầu họng và đường tiêu hóa (sặc, ọe, nơn, trào ngược dạ dày-thực
quản, đặt nội khí quản hay ống thơng mũi-dạ dày, hút, ép ăn) gây ra đau đớn
dữ dội cho trẻ.
Rối loạn nuôi ăn liên quan đến một bệnh nội khoa
Tiêu chí chẩn đốn [24]:

-

Rối loạn ni ăn được đặc trưng bởi việc không chịu ăn và ăn không đủ ít
nhất 2 tuần.

-

Trẻ có thể bắt đầu khơng chịu ăn ở bất kỳ tuổi nào, mức độ có thể tăng giảm,
tùy thuộc tình trạng bệnh nội khoa.

-

Nhũ nhi và trẻ mới biết đi bắt đầu bữa ăn dễ dàng, nhưng sau đó biểu hiện
đau đớn và khơng chịu ăn tiếp.

-

Nhũ nhi và trẻ mới biết đi đang mắc một bệnh lý thực thể làm trẻ đau đớn (ví

dụ : trào ngược dạ dày-thực quản, hay mắc bệnh hô hấp, tim mạch).

-

Nhũ nhi và trẻ mới biết đi chậm tăng cân, thậm chí sụt cân.


8

-

Điều trị bệnh nội khoa cải thiện được vấn đề ni ăn nhưng có thể khơng
giảm hồn tồn.

1.1.2.3. Cơng cụ IMFeD
IMFeD (Xác định và xử trí biếng ăn) được giới thiệu đầu tiên vào năm 2009,
do Benny Kerzner, chuyên ngành Nhi khoa, thuộc Trung tâm Nhi khoa Quốc gia
Hoa Kỳ, dựa trên sự phân loại, cách tiếp cận và phương pháp điều trị biếng ăn của
Irene Chatoor.
Công cụ IMFeD gồm 02 phần: hỗ trợ chẩn đoán của bác sĩ, hỗ trợ cha mẹ
cung cấp thông tin [25],[26]:
- Bảng câu hỏi dành cho cha/mẹ hoặc người chăm sóc: Bằng cách kiểm tra các
câu hỏi thích hợp nhất mơ tả nhận thức của họ về tình trạng của con mình, cha mẹ
có thể nhanh chóng cung cấp thơng tin cho bác sĩ nhi khoa khi tham vấn.
- Bảng câu hỏi dành cho bác sĩ: Giúp các bác sĩ kiểm tra lại các thông tin do
cha/mẹ cung cấp nhằm đảm bảo thu thập được các thơng tin chính xác cho chẩn đốn.
Nhận định sai của người chăm sóc (quan tâm quá mức của người chăm sóc)
- Trẻ ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng theo lứa tuổi.
- Trẻ thường có kích thước nhân trắc nhỏ nhưng nằm trong giới hạn bình
thường theo lứa tuổi.

- Sự lo lắng quá mức của người chăm sóc trẻ dẫn đến ép buộc trẻ ăn và tác
động bất lợi đến trẻ.
Trẻ hiếu động ít quan tâm đến ăn- trẻ ít thèm ăn
- Trẻ khỏe mạnh, lanh lợi, hiếu động.
- Trẻ quan tâm đến việc chơi và giao tiếp với mọi người nhưng ít khi biểu lộ
hoặc quan tâm đến việc ăn uống.
- Trẻ có thể chỉ ăn một vài miếng và ngừng ăn, dễ lơ đãng với việc ăn và có
thể khó giữ yên tại bàn hoặc ghế trong khi ăn.
Trẻ thờ ơ, lãnh đạm ít quan tâm đến ăn
- Trẻ ít có cảm giác ngon miệng và ăn ít.


9

- Trẻ có biểu hiện lãnh đạm, thờ ơ, ít giao tiếp bằng lời (cười, nói) và khơng
lời (ánh mắt) với người cho ăn.
Ác cảm với thức ăn (quá kén chọn thức ăn)
- Trẻ kiên quyết từ chối một số món ăn vì mùi vị, độ mịn màng, hình thức,
thành phần món ăn.
- Trẻ có thể trở nên lo lắng nếu bị ép ăn các thực phẩm khơng thích.
Sợ ăn
- Trẻ có biểu hiện sợ hãi khi biết sắp phải ăn, trẻ chống lại việc cho ăn bằng
cách khóc, co người hoặc từ chối mở miệng.
- Có thể đã trải qua trước đó một sự cố đáng sợ liên quan đến ăn uống.
Biếng ăn do bệnh lý thực thể
- Trẻ ít thấy ngon miệng (ăn ít) hoặc từ chối ăn uống liên quan đến việc đang
mắc bệnh.
1.2. TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ BIẾNG ĂN
1.2.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ biếng ăn trên thế giới và Việt Nam
1.2.1.1. Trẻ ăn không đủ chất dinh dưỡng

Nghiên cứu của Lindberg (2006) [27] trên 15 trẻ có vấn đề ăn uống được
phân loại theo DSM-IV cho thấy, những trẻ rối loạn biếng ăn có khẩu phần ăn thấp
hơn nhóm chứng về năng lượng cacbonhydrat, protein, kẽm, vitamin B6. Đồng thời
những trẻ rối loạn ăn uống cũng có tăng trưởng chậm hơn nhóm chứng. Nghiên cứu
của Dubois (2007), tiến hành nghiên cứu dọc 2103 trẻ từ lúc mới sinh từ 1998 đến
2002 cho thấy, những trẻ kén chọn thức ăn có khẩu phần ăn thấp hơn nhóm chứng
về năng lượng, chất béo, protein và tỷ lệ nhẹ cân gấp hai lần nhóm chứng [28],[29].
1.2.1.2. Chậm phát triển thể chất
Theo nghiên cứu của Susanna Saarilehto và cộng sự (2004) [30] ở 494 trẻ tại
thời điểm 5 tuổi cho thấy trẻ biếng ăn thấp hơn, nhẹ cân hơn so với nhóm chứng.
Nghiên cứu của Wright và cộng sự (2007) [31] tại Anh ở trẻ 30 tháng tuổi cũng cho


10

thấy 11,1% trẻ biếng ăn tăng cân ít hơn trong 2 năm đầu so với 3,5% trẻ không
biếng ăn. Nghiên cứu của Đào Thị Yến Phi (2006) [7] cho thấy cân nặng trung bình
của nhóm trẻ biếng ăn thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm trẻ khơng biếng ăn. Trong
nghiên cứu của Lê Thị Kim Dung (2013) [8] có 38,3% trẻ trong 366 trẻ biếng ăn từ
12-36 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng.
1.2.1.3. Chậm phát triển tâm thần vận động
Chứng biếng ăn của trẻ có thể làm ảnh hưởng đến khơng khí gia đình, gây
tâm lý căng thẳng cho mọi người trong gia đình. Các nghiên cứu cũng cho thấy
người chăm sóc quá lo lắng có thể áp dụng các phương pháp cưỡng chế có thể ảnh
hưởng xấu đến tương tác giữa người nuôi trẻ và trẻ. Các tác động bất lợi đó có thể
ảnh hưởng xấu đến phát triển tâm thần kinh của trẻ. Nghiên cứu của Chatoor (2004)
[32] cho thấy những trẻ chán ăn, ác cảm với thức ăn có điểm số phát triển tâm thần
(MDI) thấp hơn đáng kể so với trẻ bình thường, đặc biệt trẻ ác cảm với thức ăn có
điểm số MDI thấp hơn 14 điểm. Biếng ăn và các rối loạn về ăn uống ở độ tuổi nhỏ
thường kéo dài đến tuổi trưởng thành và là tiền đề của biếng ăn ở người lớn.

1.2.1.4. Rối loạn về nội tiết và chuyển hóa
Giảm tốc độ chuyển hóa của cơ thể, hạ thân nhiệt, tụt huyết áp, mất nước, rối
loạn thăng bằng điện giải, tóc thưa mảnh, giảm bạch cầu, lỗng xương, gan nhiễm
mỡ….nếu tình trạng biếng ăn kéo dài dẫn đến suy kiệt trầm trọng [33],[34].
Theo Hütter (2009) [35], thiếu máu và giảm bạch cầu nhẹ được phát hiện
trong gần một phần ba của những bệnh nhân này, trong khi đó giảm tiểu cầu là khá
phổ biến. Cơ chế chính xác cho những phát hiện này vẫn chưa rõ ràng, nhưng 50%
bệnh nhân chán ăn tâm thần với những thay đổi về huyết học hiển thị dấu hiệu hình
thái của một phần tủy xương teo. Suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng là một
trong những yếu tố nguy cơ làm suy giảm miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
Các yếu tố này tác động trở lại làm cho trẻ càng chán ăn và tạo ra vòng luẩn quẩn.
1.2.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ biếng ăn
1.2.2.1. Số lượng thức ăn ăn vào ít hơn so với nhu cầu thực sự


11

Trẻ biểu hiện khó khăn trong việc điều chỉnh trạng thái, ảnh hưởng xấu đến
khả năng ăn uống một cách hiệu quả. Trẻ gặp khó khăn trong việc đạt được và duy
trì một trạng thái tỉnh táo bình ổn cần thiết cho việc ăn uống [36],[37]. Một số thì
q kích thích, khóc q mức và khơng thể giữ bình tĩnh trong lúc ăn. Số khác thì
buồn ngủ và khơng thể đánh thức hoặc không thức đủ lâu để ăn [38].
1.2.2.2. Kén chọn thức ăn, chỉ chấp nhận một số loại thức ăn
Trẻ phản ứng với vị thức ăn mới, hay thức ăn có độ mịn màng khác trước
bằng cách nhăn mặt, phun thức ăn hoặc nơn khan hay nơn ói. Trẻ từ chối khi nhìn thấy
thức ăn mà trẻ có ác cảm, nhất là những thức ăn mà đã từng kích thích trẻ nơn khan
hoặc nơn ói. Cha mẹ càng cố gắng ép trẻ ăn những loại thức ăn này, trẻ càng sợ hãi ăn
và càng lúc càng từ chối nhiều loại thức ăn hơn nữa. Trẻ sẽ khóc thét, chạy trốn khi
nhìn thấy thức ăn. Các trẻ này có thể từ chối đủ các loại thức ăn, thường gặp nhất là rau
củ, trái cây, thịt. Trong những trường hợp đỉnh điểm, trẻ từ chối ăn cả những thức ăn trẻ

thích nếu thức ăn tiếp xúc với thức ăn khác trên đĩa, nếu thức ăn khơng có nhiệt độ hợp
lý, hoặc nếu thức ăn đó khơng là nhãn hiệu mà trẻ thích [38],[39].
1.2.2.3. Dễ nơn, trớ, trào ngược khi ăn
Khởi đầu việc bỏ ăn thường khá đột ngột và xảy ra sau những chấn thương
vùng hầu họng, đường tiêu hóa, ví dụ như nơn khan, sặc, nơn ói, trào ngược dạ dày thực quản, đặt nội khí quản hoặc ống thông mũi-dạ dày, hay trẻ bị ép ăn [40],[29]. Trẻ
dễ lo lắng hoặc nhạy cảm với đau hơn. Trẻ ăn chậm, không chịu nhai nuốt, ngậm thức
ăn. Trẻ sợ thức ăn mắc ở vùng hầu họng và làm trẻ sặc đến chết [36],[41].
1.2.2.4. Hành vi bất thường liên quan đến bữa ăn
Trẻ dễ dàng bị phân tâm bởi những kích thích bên ngồi. Nếu có người tiến
vào phịng, nếu điện thoại reo, hoặc ngay cả khi đổi tư thế, trẻ sẽ ngừng ăn, nhìn
chung quanh và khơng muốn ăn nữa. Trẻ rất hiếu động, thích chơi đùa, trẻ có thể
ném thức ăn và dụng cụ ăn, thường xuyên tìm cách trèo khỏi ghế để chạy chơi. Trẻ
hầu như không thấy đói và khơng thích ăn [41],[42]. Ho, nơn ói, nổi giận, quăng đồ
đạc, đập phá, quăng ném thức ăn, trốn vào một góc, xua đuổi người cho ăn… Ngồi
bữa ăn trẻ khơng có các hành vi này.


12

1.3. TÌNH TRẠNG THIẾU VI CHẤT CỦA TRẺ BIẾNG ĂN
1.3.1. Tình trạng thiếu vi chất của trẻ biếng ăn trên thế giới và Việt Nam
1.3.1.1. Tình trạng thiếu máu thiếu sắt của trẻ dưới 5 tuổi trên thế giới và Việt Nam

Trên toàn cầu, bệnh thiếu máu ảnh hưởng tới 1,62 tỉ người, tương ứng
khoảng 24,8% dân số. Phổ biến nhất là ở trẻ em lứa tuổi trước khi tới trường
(47,4%). Thiếu máu xảy ra ở tất cả khu vực, tỷ lệ thiếu máu chung là 76,1%.
Chiếm tỷ lệ thấp nhất là khu vực Châu Âu với 26,5%, cao nhất là khu vực
Tây Thái Bình Dương (90,4%), các khu vực còn lại tỷ lệ này cũng rất cao
(Châu Phi 74,6%, Châu Mỹ 76,7%, Đông Nam Á 85,1% và Đông Địa Trung
Hải 76,4%)[43].

Tại Việt Nam, dựa vào kết quả của một số cuộc điều tra, một số tác giả
đã ước tính tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi từ 30-50% tùy theo vùng và
thiếu sắt là nhân tố quan trọng nhất [44],[45],[46]. Nghiên cứu của Nguyễn
Xuân Ninh và cộng sự (2006) [47] điều tra trên 1.775 trẻ em dưới 5 tuổi tại 6
tỉnh thành đại diện của Việt Nam, tỷ lệ thiếu máu trung bình ở trẻ em là 36,7%,
tỷ lệ thiếu máu nhiều nhất là trong nhóm 6-12 tháng tuổi (56,9%), có xu hướng
giảm dần khi tuổi của trẻ tăng lên: 45% ở nhóm 12-24 tháng tuổi, 38% ở nhóm
24-36 tháng tuổi, 29% ở nhóm 36-48 tháng tuổi và 19,9% ở nhóm 48-59 tháng
tuổi. Vùng nội thành có tỷ lệ thiếu máu thấp hơn ngoại thành.
1.3.1.2. Tình trạng thiếu kẽm của trẻ biếng ăn trên thế giới và Việt Nam
Biếng ăn kéo dài là một nguyên nhân quan trọng gây ra suy dinh dưỡng và
chậm phát triển ở trẻ biếng ăn. Dù cho nguyên nhân gây biếng ăn là gì, thường sau
một thời gian sẽ dẫn đến biếng ăn do thiếu các vi chất dinh dưỡng đặc hiệu. Suy
dinh dưỡng, thiếu máu, trong đó thiếu kẽm là ngun nhân đáng được lưu ý vì vai
trị sinh học đặc biệt của nó. Hiện nay thiếu kẽm được biết là một vấn đề sức khỏe
cộng đồng của nhiều nước.
Theo International Zinc Nutrition Consultative Group (IZiNCG, Nhóm tư
vấn dinh dưỡng kẽm quốc tế) (2004), hiện nay 1/3 trẻ em trước tuổi đi học ở những


×