Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của các công ty ngành năng lượng trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG

TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN
ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC CÔNG TY
NGÀNH NĂNG LƯỢNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG

TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN
ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC CÔNG TY
NGÀNH NĂNG LƯỢNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT



TP.Hồ Chí Minh – Năm 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả
năng sinh lợi của các công ty ngành năng lượng trên thị trường chứng khốn Việt
Nam” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, thông tin nêu trong luận án là trung thực, được ghi rõ ràng
nguồn gốc theo quy định vàkết quả có được trong luận văn chưa từng sử dụng
trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào trước đây.
TP.HCM, tháng 07 năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Xuân Trường


ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tơi xin gửi lịng biết ơn sâu sắc đến PGS – TS Phan Thị Bích
Nguyệt đã tận tình hướng dẫn và đóng góp những ý kiến q báu, những nhận xét
tận tình giúp đỡ tơi thực hiện tốt luận văn này cũng như hoàn thiện kiến thức
chun mơn của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn chân thành đến Quý Thầy, Quý Cô tại Trường
Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức
chuyên ngành làm nền tảng lý luận cho Luận văn này, các Thầy Cô đang công tác
tại Viện đào tạo Sau đại học đã quan tâm hỗ trợ, tạo mọi điều kiện để tơi có thể

hồn thành các môn học với kết quả tốt nhất.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo tại Công ty Điện lực Thủ Đức
đã tạo điều kiện cho tôi tham gia học tập, nghiên cứu thêm kiến thức chuyên mơn,
vàhỗ trợ tơi hồn thành bài Luận văn.
Mặc dù đã nỗ lực, cố gắng hoàn thành bài luận văn nhưng do kiến thức
chun mơn cịn nhiều hạn chế nên Luận văn khơng tránh khỏi một số thiếu sót nhất
định. Tơi kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của Q Thầy Cơ để Luận
văn được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
Tác giả

NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH VẼ .......................................................................................... ix
DANH MỤC PHỤ LỤC............................................................................................x
TÓM TẮT ................................................................................................................ xi
ABSTRACT ............................................................................................................ xii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI ......................................................................1
1.1. Lýdo chọn đề tài nghiên cứu .......................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................... 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................................... 2

1.4. Đối tượng vàphạm vi nghiên cứu .................................................................................. 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 3
1.6. Kết cấu luận văn: ............................................................................................................ 3

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ............................................................................5
2.1. Cơ sở lýthuyết về vốn luân chuyển vàkhả năng sinh lợi của doanh nghiệp ................. 5
2.1.1. Vốn luân chuyển .......................................................................................................... 5
2.1.2. Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp ............................................................................ 9
2.2. Các nghiên cứu cóliên quan ......................................................................................... 11
2.2.1. Tác động của số ngày khoản phải thu đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp ....... 11
2.2.2. Tác động của số ngày tồn kho đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp ................... 13
2.2.3. Tác động của số ngày khoản phải trả đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp ........ 16


iv
2.2.4. Tác động của chu kỳ tiền mặt đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.................... 20
2.3. Kết luận về các nghiên cứu trước ................................................................................. 27
2.4. Một số đặc điểm ngành năng lượng điện/khí................................................................ 27

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................29
3.1 Dữ liệu nghiên cứu......................................................................................................... 29
3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................................... 29
3.1.2. Phương pháp xử lýsố liệu ......................................................................................... 29
3.1.3. Cơ sở lựa chọn mơhình ............................................................................................. 29
3.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 30
3.2.1. Thống kêmơtả .......................................................................................................... 30
3.2.2. Phân tích ma trận tương quan .................................................................................... 30
3.2.3. Phân tích hồi quy ....................................................................................................... 30
3.3. Mơhình nghiên cứu ...................................................................................................... 31

3.4. Mơtả các biến và cách đo lường các biến trong mơhình ............................................ 32
3.4.1. Biến phụ thuộc ........................................................................................................... 32
3.4.2. Biến độc lập ............................................................................................................... 33
3.4.2.1. Số ngày khoản phải thu (AR). ................................................................................ 33
3.4.2.2. Số ngày tồn kho (INV)............................................................................................ 33
3.4.2.3. Số ngày khoản phải trả (AP) ................................................................................... 33
3.4.2.4. Chu kỳ tiền mặt (CCC) ........................................................................................... 34
3.4.3. Biến kiểm sốt ........................................................................................................... 34
3.4.3.1. Quy mơdoanh nghiệp (SIZE) ................................................................................. 34
3.4.3.2. Tỷ lệ nợ (DEBT) ..................................................................................................... 35
3.4.3.3. Tăng trưởng doanh thu (GROWTH) ...................................................................... 35
3.4.3.4. Tỷ số thanh toán hiện thời CR (Current ratio): ....................................................... 35

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................38
4.1. Môtả mẫu nghiên cứu .................................................................................................. 38


v
4.1.1. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ..................................................................................... 39
4.1.2. Kỳ thu tiền ................................................................................................................. 39
4.1.3. Kỳ luân chuyển hàng tồn kho .................................................................................... 40
4.1.4. Kỳ trả tiền .................................................................................................................. 40
4.1.5. Chu kỳ tiền mặt .......................................................................................................... 40
4.1.6. Quy môdoanh nghiệp ................................................................................................ 41
4.1.7. Tỷ lệ nợ ...................................................................................................................... 41
4.1.8. Tốc độ tăng trưởng doanh thu .................................................................................... 41
4.1.9. Tỷ số thanh toán hiện thời ......................................................................................... 41
4.2. Phân tích tương quan .................................................................................................... 42
4.3. Phân tích hồi quy .......................................................................................................... 43
4.3.1. Ước lượng mơhình hồi quy tuyến tính bằng phương pháp OL ................................ 43

4.3.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ......................................................................... 44
4.3.3. Kiểm định phương sai thay đổi: ................................................................................. 45
4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 48
4.4.1. Mơhình 1: Nghiên cứu tác động của kỳ thu tiền đến tỷ suất sinh lợi ....................... 49
4.4.2. Mơhình 2: Nghiên cứu tác động của kỳ luân chuyển hàng tồn kho đến tỷ suất sinh
lợi ......................................................................................................................................... 50
4.4.3. Mơhình 3: Nghiên cứu tác động của kỳ trả tiền đến tỷ suất sinh lợi ........................ 51
4.4.4. Mơhình 4: Nghiên cứu tác động của chu kỳ tiền mặt đến tỷ suất sinh lợi................ 51
4.4.5. Tác động của các biến kiểm soát đến tỷ suất sinh lợi ................................................ 52

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ......................................................................................53
5.1. Kết luận ......................................................................................................................... 53
5.2. Một số gợi ýnhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ....................................................... 54
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................... 55
5.3.1. Hạn chế ...................................................................................................................... 55
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo....................................................................................... 56


vi

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................57
PHỤ LỤC .................................................................................................................60


vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt

Giải thích


AP

Kỳ phải trả

AR

Kỳ phải tthu

CCC

Kỳ luân chuyển tiền mặt

CR

Tỷ số thanh toán hiện thời

DEBT

Tỷ lệ nợ

GROWTH

Tốc độ tăng trưởng doanh thu

INV

Kỳ tồn kho

ROA


Lợi nhuận trên tài sản

SIZE

Quy mô doanh nghiệp

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh


viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Bảng tóm tắt kết quả các nghiên cứu trước đây ....................................... 23
Bảng 3.1: Các biến sử dụng trong mơ hình nghiên cứu ............................................ 36
Bảng 4.1. Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình ................................................... 38
Bảng 4.2. Số liệu trung bình năm của 41 cơng ty ..................................................... 42
Bảng 4.3. Ma trận tương quan giữa các biến ............................................................ 42
Bảng 4.4. Kết quả hồi quy tuyến tính bằng phương pháp OLS ................................ 43
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ........................................... 44
Bảng 4.6. Kết quả kiểm định phương sai thay đổi .................................................... 45
Bảng 4.7. Kết quả hồi quy khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi .................... 46
Bảng 4.8. Tổng hợp kết quả nghiên cứu ................................................................... 48


ix

DANH MỤC HÌNH VẼ


nh 2.1: Đường biểu diễn thời gian của dòng tiền và hoạt động kinh doanh ngắn
hạn của một doanh nghiệp........................................................................................... 9


x

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Thống kê mô tả .....................................................................................60
Phụ lục 2: Ma trận hệ số tương quan .....................................................................61
Phụ lục 3: Kết quả hồi quy tuyến tính bằng phương pháp OLS ............................62
Phụ lục 4: Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ........................................67
Phụ lục 5: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi ................................................68
Phụ lục 6: Kết quả hồi quy sau khi đã khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi ...
.................................................................................................................................70
Phụ lục 7: Danh sách 41 công ty nghiên cứu ..........................................................75
Phụ lục 8: Dữ liệu chạy mô hình (trích) ..................................................................77


xi

TĨM TẮT
Ngành năng lượng đóng góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế,
chí
nh trị vàxãhội vìlàngành đầu vào của nền kinh tế. Tác giả chọn nghiên cứu các
công ty ngành năng lượng được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2019, mà trong đó tập trung về tác
động của quản trị vốn luân chuyển lên khả năng sinh lợi của các công ty này. Trong
công tác quản lýtài chính của doanh nghiệp chắc chắn khơng thể thiếu việc quản trị
vốn luân chuyển, nếu việc quản trị vốn luân chuyển hiệu quả thìsẽ đảm bảo được


nh thanh khoản vàlợi nhuận của doanh nghiệp.
Trong bài luận văn này, tác giả sử dụng phân tí
ch hồi quy bằng phương pháp
hồi quy bình phương bé nhất (OLS) để nghiên cứu tác động của quản trị vốn luân
chuyển đến khả năng sinh lợi của các công ty ngành năng lượng trên thị trường
chứng khoán Việt Nam. Tác giả sử dụng mẫu dữ liệu gồm 41 công ty ngành năng
lương (thuộc danh mục ngành năng lượng điện/khí
) được niêm yết trong khoảng
thời gian từ 2015 đến 2019. Mơ hì
nh nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của các
biến độc lập: Kỳ tồn kho (INV), Kỳ phải thu (AR); Kỳ phải trả (AP), Kỳ luân
chuyển tiền mặt (CCC) đến biến phụ thuộc làkhả năng sinh lời của doanh nghiệp
(ROA); mơ hình cũng sử dụng các biến kiểm sốt gồm: Quy mơ doanh nghiệp
(SIZE), Tỷ lệ nợ (DEBT). Tốc độ tăng trưởng doanh thu (GROWTH) và Tỷ số
thanh toán hiện thời (CR).
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự ảnh hưởng hưởng của các biến đại diện cho
vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của các công ty như sau: AR tác động ngược
chiều đến ROA ở mức ý nghĩa 1%, AP cũng có kết quả tác động ngược chiều với
ROA tại mức ý nghĩa 1%. Riêng INV và CCC khơng cho kết quả có ý nghĩa thống
kê với biến phụ thuộc ROA. Bên cạnh đó, các biến kiểm soát cũng cho kết quả khác
nhau, tỷ lệ nợ (DEBT) tương quan nghịch với ROA; quy mô công ty (SIZE), tốc độ
tăng trưởng doanh thu (GROWTH) và tỷ số thanh tốn hiện thời (CR) khơng cho
kết quả có ý nghĩa thống kê với ROA.
Từ khóa: Vốn luân chuyển, vốn lưu động, khả năng sinh lợi, công ty ngành năng
lượng, sàn giao dịch chứng khoán.


xii


ABSTRACT
The energy sector is an important role in economic, political and social
development because it is the input sector of the economy. The author chose to
study energy companies listed on Vietnam's stock market during the detention
period from 2015 to 2019, which focuses on the impact of rotating capital
governance on fertility. benefit of these companies. In the financial management of
the enterprise, it is certainly indispensable for the management of circulating capital,
if the effective management of circulating capital, it will ensure the liquidity and
profitability of the business.
In this essay, the author uses regression analysis using the least square
regression method (OLS) to study the impact of floating capital management on the
profitability of the energy companies above Vietnam stock market. The author uses
a data sample of 41 energy companies (listed in the electricity / gas energy industry)
listed between 2015 and 2019. The research model is designed to assess the impact
of toxic variables. establishment: Number of days inventory (INV), Number of days
accounts receivable (AR); Number of days accounts payable (AP), Cash conversion
cycle (CCC) to the dependent variable is the profitability of the business (ROA);
The model also uses control variables including: Firm size (SIZE), Debt ratio
(DEBT). Sales growth rate (GROWTH) and Current Ratio (CR).
The research results indicated the effects of working capital management on
the profitability of companies: AR has a negative impact on ROA at 1%
significance level, AP also has results. Negative impact on ROA at 1% significance
level. Particularly INV and CCC did not give statistically significant results with
dependent variable ROA. Besides, the control variables also show different results,
the debt ratio (DEBT) is negatively correlated with the ROA; firm size (SIZE), sales
growth rate (GROWTH), and current ratio (CR) do not give statistically significant
results with ROA.
Keywords: Working capital management, profitability, ROA, ROE, energy
company, HOSE ….



1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1. Lýdo chọn đề tài nghiên cứu
Đảng ta chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa
nhằm phát huy vai trị tích cực của kinh tế thị trường trong việc thúc đẩy phát triển
sức sản xuất, xã hội hóa lao động, cải tiến kỹ thuật - công nghệ, nâng cao chất
lượng sản phẩm, tạo ra nhiều của cải, góp phần làm giàu cho xã hội và cải thiện đời
sống nhân dân. Trong đó, Nhà nước nắm vai trị định hướng, xây dựng và hoàn
thiện thể chế kinh tế; sử dụng các cơng cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà
nước để điều tiết tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Ngành năng lượng là một trong những ngành cơng nghiệp chủ đạo của tăng
trưởng kinh tế, góp phần vào việc phát triển đất nước, ổn định tình hình chính trị xã
hội. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp ngành năng lương cũng có mục
tiêu như các doanh nghiệp trong các ngành nghề khác, đều phải tìm được phương
thức đưa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đạt mức cao nhất.
Một phần quan trọng trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp và ảnh
hưởng đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp được quan tâm đó chính là việc quản
trị vốn ln chuyển. Quản trị vốn luân chuyển góp phần sử dụng hợp lý các nguồn
vốn, tiết kiệm chi phí và mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty. Mối quan hệ giữa
vốn luân chuyển và khả năng sinh lời của công ty là vấn đề nhận được sự quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu cho đến thời điểm
hiện tại cịn chưa thống nhất. Vì vậy vấn đề quản trị vốn luân chuyển nhằm mục
tiêu tối đa hóa khả năng sinh lời cho doanh nghiệp càng ngày càng được quan tâm.
Thêm vào đó, ngành năng lượng điện/khí tại Việt Nam mới được đưa lên sàn
giao dịch chứng khốn lần đầu vào năm 2005 với 02 cơng ty đầu tiên là Cơng ty cổ
phần Điện lực Khánh Hịa (mã chứng khốn: KHP, giao dịch ngày 02/11/2005) và
Cơng ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn-Sơng Hinh (mã chứng khốn: VSH, giao
dịch lần đầu ngày 02/11/2005) cho đến nay tổng cộng có hơn 40 cơng ty được niêm

yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam. Các bài nghiên cứu về vốn luân


2

chuyển tại Việt Nam trước đây đã từng nghiên cứu về các ngành như ngành vật liệu
xây dựng, ngành bất động sản, thủy sản … nhưng đặc điểm ngành khác nhau lại
xuất hiện mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi giữa các
ngành cũng khác nhau. Với dữ liệu mới nhất đến năm 2019 được niêm yết trên sàn
giao dịch của các công ty ngành năng lượng tại thời điểm nghiên cứu, tác giả ưu
tiên sử dụng các báo cáo tài chính sau kiểm toán nhằm đưa ra các kết luận nghiên
cứu từ những dữ liệu mới nhất tại thời điểm nghiên cứu.
Vì thế, tác giả đã lựa chọn đề tài “Tác động của quản trị vốn luân chuyển đến
khả năng sinh lợi của các công ty ngành năng lượng trên thị trường chứng khoán
Việt Nam” Qua việc thực hiện đề tài này tác giả đi vào phân tích tác động của quản
trị vốn luân chuyển tại các công ty thuộc ngành năng lượng niêm yết tại thị trường
chứng khoán Việt Nam; xem xét ảnh hưởng của vốn luân chuyển đến hiệu quả của
các công ty này và đưa ra một số khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu “Tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh
lợi của các công ty ngành năng lượng trên thị trường chứng khoán Việt Nam”
hướng đến mục tiêu: Nghiên cứu ảnh hưởng của việc quản trị vốn luân chuyển đến
khả năng sinh lợi của các công ty ngành năng lượng trên thị trường chứng khoán
Việt Nam.
Từ kết quả thu được, trên cơ sở đó đề xuất các chính sách quản trị vốn ln
chuyển tại các cơng ty ngành năng lượng có thể áp dụng nhằm giúp nâng cao giá trị
công ty.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, bài luận văn này cần giải quyết
câu hỏi nghiên cứu sau:

Các yếu tố của quản trị vốn luân chuyển tác động như thế nào đến khả năng
sinh lợi của các công ty ngành năng lượng trên thị trường chứng khoán Việt Nam?


3

1.4. Đối tượng vàphạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu về tác động của 41 công ty cổ phần
ngành năng lượng được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu về tác động của quản trị vốn luân
chuyển đến khả năng sinh lợi của các công ty ngành năng lượng trong khoảng thời
gian 5 năm, từ năm 2015 đến năm 2019.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
- Thống kê mơ tả
Tác giả thu thập số liệu, tóm tắt, tính tốn bằng phần mềm STATA và trình
bày mơ tả tổng quát các đối tượng nghiên cứu.
- Phân tích ma trận tương quan
Tác giả sử dụng bảng ma trận tương quan để tìm hiểu mối quan hệ giữa các
biến trong mơ hình.
- Phân tích hồi quy
Tác giả sử dụng phần mềm STATA để thực hiện ước lượng mơ hình hồi quy
tuyến tính nhằm xác định mối quan hệ giữa các biến độc lập cũng như các biến
kiểm soát đối với các biến phụ thuộc bằng phương pháp OLS và thực hiện kiểm
định như kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến giải thích, kiểm định
hiện tượng phương sai thay đổi. Nếu mơ hình có xảy ra các khuyết tật trên thì tác
giả sẽ thực hiện khắc phục.
1.6. Kết cấu luận văn:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết và các kết quả nghiên cứu có liên quan
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị


4

Kết luận chương 1
Thơng qua chương 1 trình bày lý do chọn đề tài nghiên cứu của luận văn,
giới thiệu tổng quan các vấn đề liên quan đến mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên
cứu, đối tượng phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và bố cục của luận
văn. Qua, đó thấy được ý nghĩa của đề tài và làm nền tảng cho các chương tiếp theo.


5

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
2.1. Cơ sở lýthuyết về vốn luân chuyển vàkhả năng sinh lợi của doanh nghiệp
2.1.1. Vốn luân chuyển
Vốn luân chuyển là chênh lệch giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn. Trong
mỗi chu kỳ kinh doanh, vốn luân chuyển chuyển hóa qua tất cả các dạng – từ tiền
mặt đến hàng tồn kho, khoản phải thu và quay trở về hình thái cơ bản ban đầu là
tiền mặt. Vốn luân chuyển thường được kết hợp với việc ra quyết định tài chính
ngắn hạn, có vai trị quan trọng trong việc tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.
Vốn luân chuyển với tên gọi khác là vốn luân chuyển ròng.
Vốn luân chuyển ròng = tài sản ngắn hạn – nợ ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn là các khoản mục trên bảng cân đối kế toán.
Tài sản ngắn hạn là tài sản có thể tạo ra tiền mặt trong khoảng thời gian một
năm, bao gồm các khoản: vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải
thu, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác.

Nợ ngắn hạn là các khoản nợ cịn phải trả có thời hạn thanh tốn trong vịng
một năm, bao gồm các khoản: nợ phải trả cho nhà cung cấp, vay ngắn hạn, ký quỹ,
thuế và khoản phải trả cho người lao động.
Đối với những cơng ty có tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn tức là vốn
ln chuyển dương. Cơng ty có thể sử dụng phần thặng dư từ tài sản ngắn hạn để
thực hiện được cam kết về tài chính và nghĩa vụ đối với cổ đông. Phần chênh lệch
dương này là một yếu tố quan trọng đến việc duy trì sự phát triển của công ty. Tuy
nhiên, một công ty có lượng vốn luân chuyển cao cũng cần xem xét lại khi mà số
vốn này nằm ở những tài sản ngắn hạn, số vốn này không thể giúp công ty gia tăng
giátrị cũng như thực hiện những dự án mới tiềm năng để mang lại lợi nhuận cao
hơn cho công ty.
Đối với những cơng ty có tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn, lúc này vốn
luân chuyển bị âm tức là công ty gặp trở ngại về khả năng thanh tốn, khơng có đủ


6

vốn để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn. Đa số các cơng ty sẽ rơi vào tình
trạng khó khăn khi vốn luân chuyển bị âm và đây là lúc mà những công ty buộc
phải vay nợ hay bán tài sản để trang trải các khoản nợ ngắn hạn đến hạn thanh tốn,
dễ dẫn đến tình trạng phá sản nếu họ khơng tích cực quản lý vốn ln chuyển một
cách hiệu quả.
Thành phần quản trị vốn luân chuyển: gồm quản trị bốn thành phần

chí
nh làSố ngày khoản phải thu, số ngày luân chuyển hàng tồn kho, số ngày khoản
phải trả và chu kỳ tiền mặt.
- Chu kỳ tiền mặt:
Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (hay còn gọi là chu kỳ tiền mặt - cash conversion
cycle – CCC) là số ngày giữa chi tiêu tiền mặt của công ty để mua ngun liệu thơ

dùng sản xuất hàng hóa (sản phẩm) để bán và thu tiền mặt từ việc bán thành phẩm
(Sathyamoorthi và Wally-Dima, 2008). Quản lý tiền mặt hiệu quả của cơng ty có
thể làm tăng giá trị hiện tại ròng của dòng tiền và cuối cùng là chu kỳ tiền mặt ngắn
hơn có thể dẫn đến mức lợi nhuận cao hơn. Nói cách khác, chu kỳ tiền mặt ngắn
hơn tức là giảm ngày tồn kho, giảm ngày phải thu và giảm ngày phải trả.
Chu kỳ tiền mặt gồm số ngày thu tiền khoản phải thu, số ngày luân chuyển
hàng tồn kho và số ngày thanh toán khoản phải trả (Richards & Laughlin, 1980)
Chu kỳ tiền
mặt

=

Số ngày khoản
phải thu

Số ngày luân
+

chuyển hàng
tồn kho

Số ngày
-

khoản phải
trả

Gentry, Vaidyanathan và Lee (1990) đã phát triển một chu kỳ tiền mặt bổ
sung thêm trọng số, trong đó chia tỷ lệ thời gian theo tổng số tiền từng giai đoạn
trong chu kỳ tiền mặt. Tuy nhiên, trong khi thực hiện theo cách bổ sung thêm trọng

số lại khơng tính tốn được đầy đủ các thơng tin cần thiết nên khó áp dụng cho chu
kỳ tiền mặt.
- Số ngày khoản phải thu:


7

Số ngày thu tiền khoản phải thu được tính từ khi sản phẩm hàng hóa của
cơng ty được bán cho đến khi thu được tiền từ khách hàng. Khi công ty áp dụng
biện pháp thắt chặt tín dụng bằng cách thu hẹp số ngày thu tiền trung bình sẽ giúp
cơng ty hạn chế rủi ro, thu được tiền nhanh chóng, cải thiện được tính thanh khoản.
Nhưng nếu cơng ty thực hiện nới lỏng chính sách tín dụng tức kéo dài số ngày thu
tiền thì sẽ làm cho doanh thu và khả năng sinh lời của công ty tăng, thu hút thêm
lượng đơng đảo khách hàng, có thêm nhiều đơn hàng mới, giúp công ty tiếp tục giữ
mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Bên cạnh đó, có khả năng xảy ra trường hợp
không thu hồi được nợ, các khoản nợ xấu tăng lên, cơng ty gặp phải khó khăn về
dòng tiền và khả năng thanh khoản làm tăng rủi ro trong kinh doanh.
Theo lý thuyết quản trị dòng tiền, kỳ thu tiền của khách hàng càng ngắn, hiệu
quả sản xuất kinh doanh của công ty sẽ tốt hơn (Churchill and Mullins, 2001; Farris
and Hutchison, 2002, 2003; Stewart, 1995). Do đó việc cần thiết đối với nhà quản
trị doanh nghiệp là duy trì khoản phải thu ở mức tối ưu.
- Số ngày tồn kho:
Hàng tồn kho dùng để dự trữ các sản phẩm mà một công ty đang chào bán và
gồm cả các thành phần khác nhau dùng để tạo nên các sản phẩm này. Theo chuẩn
mực kế toán việt Nam, hàng tồn kho là những tài sản: (a) Được giữ để bán trong kỳ
sản xuất, kinh doanh bình thường; (b) Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở
dang; (c) Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản
xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. Do đó, hàng tồn kho bao gồm ngun vật
liệu, phụ tùng, hàng hóa đang trong q trình sản xuất, hàng hóa thành phẩm.
Số ngày tồn kho là khoảng thời gian cần thiết để chuyển hóa nguyên vật liệu

sang thành phẩm và bán những thành phẩm này.
Hàng tồn kho thiết lập một mối liên kết giữa sản xuất và bán hàng. Mọi nhu
cầu kinh doanh đều yêu cầu phải có một lượng hàng tồn kho dữ trữ nhất định để kịp
thời cung cấp cho khách hàng. Tuy nhiên, hàng tồn kho là một tài sản nhàn rỗi và
phát sinh các chi phí như chi phí bảo quản, chi phí lưu kho; Doanh nghiệp ln


8

mong muốn đầu tư vào tài sản này ở mức tối thiểu có thể. Hàng tồn kho chỉ cần có
đủ số lượng khi có đơn hàng phát sinh, khơng cần nhiều hơn hoặc ít hơn. Hàng tồn
kho dự trữ khơng đủ sẽ làm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị gián đoạn,
trong khi hàng tồn kho dự trữ quá nhiều sẽ lại phát sinh thêm các chi phí cho việc
bảo quản, lưu trữ dẫn đến giảm lợi nhuận. Mục tiêu chính của quản lý hàng tồn kho
làtránh quá nhiều và quá ít để đáp ứng nhu cầu sản xuất và bán hàng khơng bị gián
đoạn với chi phí nắm giữ tối thiểu và đáp ứng dịch vụ của khách hàng ngày càng tốt
hơn (Ashok Kumar Panigrahi, 2013).
- Số ngày khoản phải trả:
Số ngày khoản phải trả (kỳ trả tiền) là khoảng thời gian từ khi mua nguyên
vật liệu, hàng hóa, dịch vụ cho đến khi doanh nghiệp thanh tốn cho nhà cung cấp.
Việc trì hỗn thanh tốn cho các nhà cung cấp cho phép một cơng ty có thời gian
đánh giá chất lượng của các sản phẩm đã mua, với chi phí khơng q đắt và là
nguồn tài chính linh hoạt cho công ty. Tuy nhiên, nếu các nhà cung cấp có chính
sách giảm giá cho người mua hàng thực hiện thanh tốn sớm thì cơng ty có thể phải
chịu một khoản chi phí tốn kém hơn, vì vậy cơng ty nên cân nhắc thanh tốn sớm
các hóa đơn mua hàng để được hưởng các khoản chiết khấu trên số tiền thực tế phải
trả nếu trả đúng hạn, dẫn đến tăng lợi nhuận. Trong một cuộc khảo sát năm 1996 về
chí
nh sách tín dụng thương mại ở châu Âu, Svensson (1997) cho thấy 75% các công
ty tại Bỉ cung cấp chiết khấu thanh tốn (trong vịng 10 ngày), vàchiết khấu trung

bình được cung cấp là 3%. Trung bì
nh thời hạn tín dụng hợp đồng là 41 ngày,
nhưng thực tế trung bình hời hạn thanh tốn là 61 ngày: 49% của tất cả tín dụng
thương mại làthanh tốn trễ hạn.
Một cơng ty được mở rộng chu kỳ thanh tốn, cơng ty sẽ khơng nhận được
khoản chiết khấu thanh tốn sớm ảnh hưởng đến vị thế và uy tín của cơng ty
(Fawcett và cộng sự, 2010). Theo Deloof (2003) cho rằng kỳ phải trả người bán
càng ngắn thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của cơng ty càng cao. Vì thế, công ty


9

phải lựa chọn các hình thức thanh tốn thích hợp an tồn, hiệu quả, đạt được sự
chí
nh xác cao vànâng cao uy tí
n của doanh nghiệp đối với khách hàng
Hàng tồn kho
được mua

Hàng tồn kho
được bán
Thời gian
tồn kho

Số ngày khoản
phải thu
Thời
gian

Số ngày

khoản phải trả

Vịng quay
tiền mặt

Thanh tốn
tiền hàng tồn kho

Thu tiền bán hàng

Chu kỳ hoạt động kinh doanh

nh 2.1: Đường biểu diễn thời gian của dòng tiền vàhoạt động kinh doanh
ngắn hạn của một doanh nghiệp
(Nguồn: Tài chính doanh nghiệp, Vũ Việt Quảng, 2017, Trang 884)
2.1.2. Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp
Khả năng sinh lợi hay tỷ suất lợi nhuận (profitability) là kết quả thu được khi
so sánh giữa lợi nhuận và quy mô doanh nghiệp.
Thông thường, khả năng sinh lợi có thể được đo lường theo một số các chỉ số
như: Chỉ số lợi nhuận gộp, chỉ số này cho biết mức độ hiệu quả khi sử dụng các yếu
tố đầu vào (vật tư, lao động) trong một quy trình sản xuất của doanh nghiệp; Chỉ số
lợi nhuận rịng cho biết được cơng ty thực có bao nhiêu lợi nhuận từ một đồng thu
nhập và qua đó cho thấy hiệu quả trong việc quản lý các chi phí hoạt động (chi phí
bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp); Chỉ số lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE)
cho thấy bao nhiêu lợi nhuận được tạo ra từ vốn đầu tư của cổ đông. Chỉ số lợi
nhuận trên tổng tài sản (ROA), chỉ tiêu cho biết một đơn vị tài sản bình quân đưa
vào kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế, chỉ số này càng lớn chứng tỏ
hiệu quả kinh tế của việc sử dụng tài sản càng cao và ngược lại.



10

Harward và Upton (1961) đã phát biểu rằng “khả năng sinh lời của doanh
nghiệp là một khoản đầu tư để thu lợi nhuận từ việc đầu tư đó”. Khả năng sinh lời là
một thước đo cho sự hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất
định, là một yếu tố quan trọng xác định sự thành công hay thất bại của doanh
nghiệp. Một cách hiểu khác về khả năng sinh lời dưới góc độ kinh doanh chính là
sự gia tăng của lợi nhuận từ việc đầu tư kinh doanh. Theo Monica Tulsian (2014),
để đo hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, phân tích khả
năng sinh lợi mới được coi là một trong những kỹ thuật tốt nhất. Khả năng sinh lời
là một nội dung phân tích được nhiều đối tượng quan tâm, từ các nhà quản trị tài
chính, các nhà đầu tư cho tới các tổ chức cho vay, vì nó gắn liền với lợi ích của họ ở
hiện tại và tương lai, đồng thời là một trong những cơ sở tham khảo để ra quyết
định đầu tư, cho vay hay các quyết định tài chính khác sao cho phù hợp.
Việc đo lường khả năng sinh lợi của doanh nghiệp chủ yếu dựa vào chỉ số
ROA. Do đây là chỉ số đo lường mức sinh lợi trên cơ sở chính tài sản của doanh
nghiệp, chỉ số này sẽ cho biết doanh nghiệp đó sử dụng tài sản để kiếm lời hiệu quả
như thế nào. Tài sản được hình thành từ hai nguồn: vốn vay và vốn chủ sở hữu, các
hoạt động sản xuất kinh doanh đều được lấy từ hai nguồn vốn này. ROA chính là
thước đo hiệu quả của việc chuyển hóa số vốn đầu tư thành lợi nhuận. Nhà đầu tư
chỉ cần nhìn vào ROA là có thể biết được một doanh nghiệp kiếm được bao nhiêu
tiền, hưởng lãi bao nhiêu trên 1 đồng tài sản. Chỉ số ROA cung cấp thông tin những
khoản lãi được tạo sinh ra từ số vốn đầu tư (hoặc số tài sản). Do vậy, giới chuyên
môn gọi ROA là những con số biết nói của doanh nghiệp. Một con số có thể đánh
giá được khả năng sử dụng tài sản của cả doanh nghiệp. Chỉ số ROA càng cao tức
là khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng hiệu quả. ROA càng cao cho
biết công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên số tiền đầu tư ít hơn. Đồng thời, chỉ
số ROA tịnh tiến đều đặn cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ổn định.
Chỉ số ROA biến thiên, tăng giảm thất thường tức là doanh nghiệp kinh doanh bấp
bênh, chưa hiệu quả.



11

2.2. Các nghiên cứu cóliên quan
Các nghiên cứu trước đây ở trong nước và quốc tế về khả năng sinh lời của
doanh nghiệp đều chú ý quan tâm tác động của việc quản trị vốn luân chuyển, họ đã
sử dụng mẫu dữ liệu nghiên cứu tại nhiều công ty trên lãnh thổ các quốc gia khác
nhau, nhiều ngành nghề kinh doanh và có các mốc thời gian khác nhau. Các tác giả
nghiên cứu đều cho thấy tác động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp từ các
thành phần của vốn luân chuyển gồm: Số ngày khoản phải thu (AR), số ngày luân
chuyển hàng tồn kho (INV), số ngày khoản phải trả (AP) và chu kỳ tiền mặt (CCC).
2.2.1. Tác động của số ngày khoản phải thu đến khả năng sinh lợi của doanh
nghiệp
Hầu hết các tác giả trước đây đều cho ra kết luận rằng kỳ thu tiền có mối
tương quan ngược chiều với khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa
rằng các nhà quản lý có thể tăng khả năng sinh lợi bằng cách giảm thời gian khoản
phải thu khách hàng.
Nghiên cứu của Deloof (2003), nói rằng nhà quản lý doanh nghiệp có thể gia
tăng khả năng sinh lợi bằng việc giảm kỳ phải thu. Số ngày khoản phải thu càng dài
thì càng ảnh hưởng đến khả năng sinh lời. Nếu các công ty không quản lý tốt các
khoản nợ phải thu, họ dần mất kiểm sốt do sự sụt giảm của dịng tiền và tăng tỷ lệ
nợ xấu. Cơng ty có thể khơng thu được các khoản thu của đối tượng khách hàng nợ
tiền lâu ngày. Do đó, lợi nhuận chỉ có thể được gọi là lợi nhuận thực sau khi các
khoản phải thu được chuyển thành tiền mặt. Kết luận của bài nghiên cứu dựa trên
dữ liệu của 1.009 doanh nghiệp phi tài chính lớn nhất của Bỉ trong khoảng thời gian
từ năm 1992 đến năm 1996 và sử dung phương pháp ước lượng bình phương bé
nhất OLS, với biến phụ thuộc được tính bằng tổng thu nhập hoạt động; biến độc lập
làsố ngày khoản phải thu, số ngày hàng tồn kho, số ngày khoản phải trả và chu kỳ
tiền mặt.

Mumtaz và cộng sự (2011) nghiên cứu dữ liệu của 22 công ty thuộc ngành
hóa chất trên sàn giao dịch chứng khốn Karachi (KSE) trong khoảng thời gian
2005-2010. Biến phụ thuộc dùng để đo lường khả năng sinh lời trong nghiên cứu là


×