Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước mùa kiệt ở ven biển đồng bằng sông cửu long trong điều kiện nước biển dâng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

ĐẬU THỊ THANH HIỀN

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC, SỬ DỤNG HIỆU
QUẢ NGUỒN NƯỚC MÙA KIỆT Ở DẢI VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG TRONG ĐIỀU KIỆN NƯỚC BIỂN DÂNG

Chuyên ngành: Quy hoạch & Quản lý tài nguyên nước
Mã số: 60-62-30

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. LƯƠNG QUANG XÔ
2. PGS.TS: NGUYỄN ĐĂNG TÍNH

Hà Nội – 2011


LỜI CẢM ƠN

S

au một thời gian thu thập tài liệu và nghiên cứu, đến nay luận văn

“Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hiệu quả


nguồn nước mùa kiệt ở dải ven biển ĐB SCL trong điều kiện nước biển dâng” đã
hoàn thành và đáp ứng được các yêu cầu đề ra.
Để hoàn thành được luận văn này, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
Phòng đào tạo Đại học và Sau đại học; Khoa Kỹ thuật tài nguyên nước trường Đại
học Thủy Lợi; các thầy cơ, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, những người đã dạy
dỗ, chỉ bảo và khích lệ động viên ủng hộ mọi mặt, đặc biệt là đơn vị công tác – công
ty CPTVXD Thủy Lợi 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành luận văn này.
Tác giả xin đặc biệt cảm ơn đến TS Lương Quang Xơ và PGS.TS Nguyễn
Đăng Tính cùng tập thể cán bộ cơng nhân viên Phịng nghiên cứu thuỷ cơng và
thuỷ lực – Viện khoa học thuỷ lợi miền Nam đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác
giả hồn thành tốt luận văn.
Đây là lần đầu tiên tác giả nghiên cứu khoa học, mặc dù tác giả đã hết sức cố
gắng thu thập tài liệu, nghiên cứu và phân tích với tinh thần trách nhiệm và tâm
huyết nhưng do trình độ và thời gian có hạn nên trong luận văn khơng thể tránh
khỏi những tồn tại và thiếu sót, tác giả rất mong nhận được mọi ý kiến đóng góp và
chia sẻ những kinh nghiệm quí báu. Tác giả cũng mong muốn những vấn đề còn tồn
tại chưa nghiên cứu sẽ được tác giả phát triển ở mức độ nghiên cứu sâu hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 09 năm 2011
Tác giả luận văn

Đậu Thị Thanh Hiền


MỤC LỤC
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ DẢI VEN BIỂN ĐBSCL .......................... 1
1.1
Phạm vi vùng nghiên cứu .........................................................................................2
1.2
Đặc điểm địa hình, địa mạo...................................................................................... 2

1.2.1
Đặc điểm địa hình ....................................................................................... 2
1.2.2
Đặc điểm địa mạo. ....................................................................................... 3
1.3
Đặc điểm đất đai, thổ nhưỡng..................................................................................3
1.3.1
Các nhóm, loại đất: ...................................................................................... 3
1.3.2
Tính chất lý học đất ..................................................................................... 4
1.4
Đặc điểm địa chất, địa chất thủy văn. .....................................................................5
1.4.1
Đặc điểm chung .......................................................................................... 5
1.4.2
Đặc điểm địa chất cơng trình ........................................................................ 5
1.4.3
Đặc điểm địa chất thủy văn .......................................................................... 6
1.5
Đặc điểm khí tượng...................................................................................................7
1.5.1
Đặc điểm chung .......................................................................................... 7
1.5.2
Nhiệt độ, độ ẩm và bốc hơi .......................................................................... 7
1.6
Đặc điểm thủy văn ....................................................................................................9
1.6.1
Mạng lưới sông rạch .................................................................................... 9
1.6.2
Đặc điểm thủy triều ..................................................................................... 9

1.6.3
Đặc điểm thủy văn vùng cửa sông .............................................................. 12
1.6.4
Chất lượng nước các vùng biển, cửa sông ................................................... 13
1.7
Dân số, dân tộc và định cư .....................................................................................14
1.8
Hiện trạng SXNN của vùng ven biển ....................................................................16
1.8.1
Tình hình sử dụng đất NN .......................................................................... 16
1.8.2
Nuôi trồng, khai thác đánh bắt thủy hải sản ................................................. 17
1.8.3
Một số vấn đề liên quan đến phát triển thuỷ sản vùng ven biển ĐBSCL........ 17
1.9
Hiện trạng hệ thống cơng trình thủy lợi ...............................................................18
1.9.1
Hệ thống đê biển, đê cửa sông .................................................................... 18
1.9.2
Hệ thống bờ bao ........................................................................................ 20
1.9.3
Hệ thống các cấp kênh ............................................................................... 20
1.9.4
Hệ thống các cống ..................................................................................... 21
1.9.5
Hệ thống trạm bơm .................................................................................... 21
1.10 Định hướng phát triển SXNN ở ĐBSCL đến các năm 2020, 2030, 2050 .......... 22
1.10.1
Quan điểm ................................................................................................ 22
1.10.2

Mục tiêu phát triển .................................................................................... 22


Chương 2 NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN DÒNG CHẢY VÀ XU
THẾ XÂM NHẬP MẶN TRONG VÙNG NGHIÊN CỨU THEO
CÁC KỊCH BẢN NƯỚC BIỂN DÂNG ........................................................ 24
2.1
Cơ sở lựa chọn mơ hình mơ phỏng diễn biến dịng chảy và xu thế xâm nhập
mặn ở dải ven biển ĐBSCL ........................................................................................ 24
2.2
Xây dựng sơ đồ mô phỏng thủy động lực học ...................................................... 26
2.2.1
Mô phỏng hệ thống mạng thủy lực ............................................................. 26
2.3
Kịch bản nước biển dâng .......................................................................................32
2.3.1
Tổng quan về BĐKH và kịch bản NBD cho Việt Nam ................................ 32
2.3.2
Kịch bản NBD cho ĐB SCL ...................................................................... 34
2.4
Mô phỏng thay đổi diễn biến ngập lụt ..................................................................38
2.4.1
Phương pháp xây dựng bản đồ ngập lụt ...................................................... 38
2.4.2
Kết quả mô phỏng thay đổi ngập lụt ở khu vực nghiên cứu .......................... 41
2.5
Mô phỏng xâm nhập mặn ...................................................................................... 50
2.5.1
Phương pháp xây dựng bản đồ xâm nhập mặn............................................. 50
2.5.2

Kết quả mô phỏng xâm nhập mặn .............................................................. 51

Chương 3 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHAI THÁC,
SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC HIỆU QUẢ TRONG ĐIỀU KIỆN
NƯỚC BIỂN DÂNG ............................................................................................ 59
3.1
Đánh giá ảnh hưởng của NBD đến vùng nghiên cứu theo kịch bản tính tốn . 59
3.1.1
Lựa chọn kịch bản tính tốn ....................................................................... 59
3.1.2
Ảnh hưởng của ngập lũ đến vùng ven biển ĐB SCL theo kịch bản chọn ....... 60
3.1.3
Ảnh hưởng của xâm nhập mặn theo kịch bản tính tốn đến vùng nghiên cứu 65
3.2
Đánh giá khả năng khai thác nguồn nước của dải ven biển theo kịch bản
chọn ........................................................................................................................ 70
3.2.1
Cơ sở đánh giá .......................................................................................... 70
3.2.2
Khả năng khai thác các nguồn nước của vùng nghiên cứu ............................ 71
3.3
Đề xuất một số giải pháp ứng phó với ngập sâu và xâm nhập mặn cho dải
ven biển ĐB SCL ........................................................................................................ 74
3.3.1
Cơ sở đề xuất các giải pháp ........................................................................ 74
3.3.2
Giải pháp cơng trình .................................................................................. 74
3.3.3
Giải pháp phi cơng trình ............................................................................ 85


KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ ............................................................................. 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 95


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Bản đồ hành chính ĐB SCL................................................................................... 2
Hình 2.1 : Sơ đồ Mike11 ở ĐBSCL...................................................................................... 26
Hình 2.2 : Biểu đồ diễn biến độ mặn mơ phỏng và thực đo trạm Đại Ngãi ........................ 30
Hình 2.3 : Biểu đồ diễn biến độ mặn mô phỏng và thực đo trạm Trà Vinh ........................ 30
Hình 2.4 : Biểu đồ diễn biến độ mặn mô phỏng và thực đo trạm Sơn Đốc ......................... 31
Hình 2.5 : Biểu đồ diễn biến độ mặn mơ phỏng và thực đo trạm Hịa Bình ....................... 31
Hình 2.6 : Diễn biến độ mặn mơ phỏng và thực đo trạm Tân An........................................ 32
Hình 2.7: Diễn biến độ mặn mô phỏng và thực đo trạm Cầu Nổi (sơng Vàm Cỏ)............. 32
Hình 2.8 : Bản đồ nền địa hình ĐB SCL ............................................................................. 39
Hình 2.9 : Mơ phỏng phương pháp nội suy độ cao địa hình TIN ........................................ 39
Hình 2.10 : Lưới nội suy ...................................................................................................... 40
Hình 2.11: Bản đồ cao độ số cho khu vực nghiên cứu ........................................................ 40
Hình 2.12: Sơ đồ ngập sâu .................................................................................................. 41
Hình 2.13: Thay đổi ngập sâu theo hiện trạng 2005 ........................................................... 41
Hình 2.14 : Thay đổi ngập sâu ứng với NBD 50cm............................................................. 42
Hình 2.15: Thay đổi ngập sâu ứng với NBD 100cm............................................................ 42
Hình 2.16: Thay đổi ngập thời đoạn ứng với hiện trạng 2005 ............................................ 43
Hình 2.17: Thay đổi ngập thời đoạn ứng với NBD 50cm .................................................... 44
Hình 2.18: Thay đổi ngập thời đoạn ứng với NBD 100cm .................................................. 44
Hình 2.19: Thay đổi ngập thời đoạn ứng với mức ngập 100cm-hiện trạng 2005 ............... 45
Hình 2.20: Thay đổi ngập thời đoạn ứng với mức ngập 100cm-NBD 50cm ....................... 45
Hình 2.21 : Thay đổi ngập thời đoạn ứng với mức ngập 100cm-NBD 100cm .................... 46
Hình 2.22 : Diễn biến ngập HT05 ....................................................................................... 46
Hình 2.23 : Diễn biến ngập khi NBD30cm .......................................................................... 47

Hình 2.24 : Diễn biến ngập khi NBD 50cm ......................................................................... 47
Hình 2.25 : Diễn biến ngập khi NBD 75cm ......................................................................... 48
Hình 2.26 : Diễn biến ngập khi NBD 1m ............................................................................. 48
Hình 2.27: Bản đồ mặn nền và ngưỡng mặn ....................................................................... 50
Hình 2.28: Bản đồ mô phỏng xâm nhập mặn theo nồng độ - Cả 4 tháng–HT 05 ............... 51
Hình 2.29: Mơ phỏng XNM theo nồng độ - NBD 1m- tháng 1 ............................................ 51
Hình 2.30: Mô phỏng XNM theo nồng độ - NBD 1m- tháng 2 ............................................ 52
Hình 2.31: Mơ phỏng XNM theo nồng độ - NBD 1m- tháng 3 ............................................ 52
Hình 2.32: Mơ phỏng XNM theo nồng độ - NBD 1m- tháng 4 ............................................ 53
Hình 2.33: Mơ phỏng XNM theo nồng độ -mùa kiệt -ứng với mực NBD 30cm .................. 53
Hình 2.34 : Mô phỏng XNM theo nồng độ -mùa kiệt -ứng với mực NBD 50cm ................. 54
Hình 2.35 : Mơ phỏng XNM theo nồng độ -mùa kiệt -ứng với mực NBD 75cm ................. 54
Hình 2.36 : Mơ phỏng XNM theo nồng độ -mùa kiệt -ứng với mực NBD 100cm ............... 55


Hình 2.37 : Mơ phỏng XNM theo nồng độ 4g/l -mùa kiệt -ứng với mực NBD 30cm .......... 55
Hình 2.38 : Mô phỏng XNM theo nồng độ 4g/l -mùa kiệt -ứng với mực NBD 50cm .......... 56
Hình 2.39 : Mơ phỏng XNM theo nồng độ 4g/l -mùa kiệt -ứng với mực NBD 75cm .......... 56
Hình 2.40 : Mơ phỏng XNM theo nồng độ 4g/l -mùa kiệt -ứng với NBD100cm ................. 57
Hình 2.41 : Thay đổi diện tích mặn trong kịch bản NBD 50cm so với HT2005.................. 57
Hình 2.42 : Thay đổi diện tích mặn trong kịch bản NBD 100cm so với HT2005................ 58
Hình 3.1: Bản đồ khoanh vùng nhạy cảm với ngập triều ở dải ven biển ............................ 60
Hình 3.2 : Diễn biến ngập HT05 ......................................................................................... 61
Hình 3.3 : Diễn biến ngập khi NBD 50cm ........................................................................... 61
Hình 3.4 : Diễn biến ngập khi NBD 1m ............................................................................... 61
Hình 3.5: Ảnh hưởng đến loại hình sử dụng đất vùng ven biển .......................................... 63
Hình 3.6 : Gia tăng diện tích mặn theo nồng độ trong KB NBD50cm so với HT2005 ....... 65
Hình 3.7 : Gia tăng diện tích mặn theo nồng độ trong KB NBD100cm so với HT2005 ..... 65
Hình 3.8: Biến động đường bờ khu vực ven biển Trà Vinh từ 1973 đến 2008 (dữ liệu ảnh
viễn thám đa thời gian) ........................................................................................................ 75

Hình 3.9: Biến động đường bờ khu vực ven biển Bến Tre từ 1973 đến 2008 (dữ liệu ảnh
viễn thám đa thời gian) ........................................................................................................ 75
Hình 3.10: Biến động đường bờ khu vực ven biển Tiền Giang từ 1973 đến 2008 (dữ liệu
ảnh viễn thám đa thời gian) ................................................................................................. 76
Hình 3.11: Hình thái các bãi triều ở ven bờ biển tỉnh Sóc Trăng ....................................... 77
Hình 3.12: Hình thái các bãi triều ở ven bờ biển tỉnh Bạc Liêu ......................................... 78
Hình 3.13: Hình thái các bãi triều ở ven bờ biển tỉnh Cà Mau ........................................... 79
Hình 3.14: Bản đồ so sánh diện tích bị XNM kịch bản hiện trạng và kịch bản NBD 1m khi
chưa có cơng trình bảo vệ.................................................................................................... 83
Hình 3.15: Bản đồ so sánh diện tích bị XNM kịch bản hiện trạng và kịch bản NBD 1m khi
có cơng trình bảo vệ............................................................................................................. 83
Hình 3.16: Thời vụ gieo trồng (Ni thủy sản) chính và các yêu cầu thủy lợi – Vùng
BĐCM .................................................................................................................................. 86
Hình 3.17: Thời vụ gieo trồng (NTS) phổ biến vùng ngập lũ TGLX – ĐTM và các yêu cầu
thủy lợi ................................................................................................................................. 86
Hình 3.18: Thời vụ gieo trồng (NTS)phổ biến ở vùng kẹp giữa và ven 2 sông Tiền, sông
Hậu và các yêu cầu thủy lợi ................................................................................................. 87


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 : Kịch bản quốc gia về nước biển dâng ................................................................ 34
Bảng 2.2 : Tổng hợp các kịch bản mô phỏng ...................................................................... 36
Bảng 2.3: Tổng hợp các kịch bản mô phỏng ngập lụt do NBD ........................................... 37
Bảng 2.4 :Tổng hợp các kịch bản mô phỏng xâm nhập mặn theo các kịch bản.................. 37
Bảng 2.5 :Tổng hợp kết quả phân tích các kịch bản ........................................................... 49
Bảng 3.1 : Tổng hợp các kịch bản mô phỏng ...................................................................... 59
Bảng 3.2 : Thay đổi diện tích ngập theo các kịch bản......................................................... 62
Bảng 3.3 : Giới hạn xâm nhập mặn 4g/l xảy ra trong quá khứ (km)................................... 66
Bảng 3.4 : Thay đổi diện tích xâm nhập mặn theo các kịch bản NBD ................................ 68
Bảng 3.5 : Độ mặn lớn nhất tháng 4/2005 tại một số vị trí theo các PA NBD (g/l) ................. 68



Chương 1 TỔNG QUAN VỀ DẢI VEN BIỂN ĐBSCL
Tổng quan về đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thuộc lãnh thổ Việt Nam và nằm trong
lưu vực sông Mekong. Sông Mekong dài 4.200 km, chảy qua 6 nước là Trung
Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, có diện tích lưu vực
795.000 km2, trong đó vùng Châu thổ 49.367 km2. ĐBSCL là phần cuối cùng của
Châu thổ sông Mekong, bao gồm 13 tỉnh/thành là Long An, Tiền Giang, Đồng
Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang, Kiên
Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và T.P Cần Thơ, với tổng diện tích tự nhiên khoảng 3,96
triệu ha, chiếm 79% diện tích tồn Châu thổ và bằng 5% diện tích tồn lưu vực sơng
Mekong.
Khi chảy xuống hạ lưu Phnôm Pênh, sông Mekong chia thành 2 nhánh chảy
ra biển Đông qua Việt Nam là sông Tiền và sơng Hậu. Chế độ dịng chảy sơng
Mekong thành 2 mùa rõ rệt là mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 12 với lượng dòng chảy
chiếm 90% tổng lượng dòng chảy năm và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 5. Tháng 3
và 4 là hai tháng có dịng chảy cạn nhất.
ĐBSCL có vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của cả nước.
Với tiềm năng nông nghiệp to lớn, trong những năm qua, ĐBSCL ln đóng góp
50% tổng sản lượng lương thực, quyết định thực hiện thành công chiến lược an ninh
lương thực Quốc gia và chiếm chủ đạo trong xuất khẩu mỗi năm 3 - 4 triệu tấn gạo.
Tuy là vùng đồng bằng giàu tiềm năng, nhưng do nằm cuối lưu vực sơng lớn
nên có nhiều vấn đề nảy sinh về nguồn nước như: lũ lụt, hạn hán, chua phèn và xâm
nhập mặn (dòng chảy lũ 28.000-30.000 m3/s, lớn nhất đạt đến 40.000 m3/s; dòng
chảy kiệt vào đồng bằng chỉ bằng 2.600 – 4.000 m3/s, lúc thấp nhất khoảng 2.000 –
2.400 m3/s). Đặc biệt, Biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã được khẳng định là
nguy cơ lớn nhất mà con người phải đối diện trong thế kỷ 21. Xu hướng gia tăng
các hệ quả tiêu cực của biến đổi khí hậu trong đó bao gồm nước biển dâng là không
thể đảo ngược và đã có những cảnh báo là nghiêm trọng hơn những gì được dự báo

1


bởi IPCC, 2007. Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất
của nước biển dâng, trong đó ĐBSCL sẽ bị tổn thương rất lớn nếu khơng có những
biện pháp ứng phó phù hợp và kịp thời, mà thiệt hại nặng nề nhất là các tỉnh dọc
ven biển ĐBSCL như: Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, bán đảo Cà Mau và
Kiên Giang.
1.1

Phạm vi vùng nghiên cứu
Nằm ở ven biển ĐBSCL với tổng diện tích tự nhiên: 1.753.298 ha, chiếm

46,19% DTTN của ĐBSCL. Vùng nghiên cứu bao gồm diện tích của 8 tỉnh ven
biển là: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và
Kiên Giang, gồm 47 huyện (Thị xã, thành phố trực thuộc 8 tỉnh)

Hình 1.1: Bản đồ hành chính ĐB SCL
1.2

Đặc điểm địa hình, địa mạo

1.2.1 Đặc điểm địa hình
Vùng nghiên cứu có nền địa hình khá bằng phẳng, phần lớn diện tích có cao
độ mặt đất bình quân từ 0,5 đến 1,0 m. Cao độ thấp nhất từ 0,0 đến 0,4 m, phân bố
2


nhiều ở vùng Quản Lộ - Phụng Hiệp, U Minh Thượng, ven sông Cái Lớn Cái Bé,...
Cao độ cao nhất từ + 2,0 đến 2,5 m, phân bố ở vùng Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú,

Vĩnh Châu. Hướng dốc chính của vùng nghiên cứu là từ Đông Bắc – Tây Nam.
1.2.2 Đặc điểm địa mạo
Phù sa và tác động của sóng biển, đã tạo nên ở vùng phía Đơng Bắc của dự
án có một số giồng cát gần với bờ biển, với cao độ từ 1,5 đến 3,0 m (Gò Cơng, Bến
Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và Bạc Liêu). Phù sa sơng Tiền, sơng Hậu, cũng đã hình
thành các dải đất cao ven các sông rạch lớn.
Các khu vực tiếp giáp với biển có nhiều bãi bồi với mức độ ngập nước khác
nhau, đa số các bãi bồi ngập nước không thường xuyên, ngập nước vào lúc đỉnh
triều cao (đỉnh triều) và lộ đất vào lúc triều thấp (chân triều). Dọc bờ biển có nhiều
rừng ngập mặn, điển hình tại bờ biển của Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng,
Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang
Theo bản đồ địa hình 1/1.000.000, tổng chiều dài bờ biển của vùng nghiên
cứu (kể cả các vịnh nhỏ) là khoảng 775 km, trong đó, bờ biển có núi đá dài 18 km,
loại bãi bùn cát dài 607 km và loại bãi bùn cửa sông dài 150 km. Dưới tác động rất
phức tạp của chế độ thủy, hải văn và tác động của sóng gió, diễn biến của vùng bờ
biển ĐBSCL khá phức tạp. Nhìn chung bờ biển phần lớn có xu thế được bồi, tiến ra
biển. Tuy nhiên, cũng có một số chỗ bị xói trầm trọng như cửa rạch Bùn (Gị Cơng),
Long Toàn (Trà Vinh), cửa Gành Hào, Hố Gùi (Cà Mau).
1.3

Đặc điểm đất đai, thổ nhưỡng

1.3.1 Các nhóm, loại đất
Vùng ven biển có 9 nhóm đất phân thành 24 loại đất, trong đó đất thủy thành
có 8 nhóm và đất địa thành chỉ có 2 nhóm (đất trơ sỏi đá và đất đỏ vàng, phân bố
chi tiết các loại đất như sau:
Nhóm đất mặn: 758.985 ha, chiếm 40,49% diện tích tự nhiên trong đó tỉnh
Cà Mau: 222.572 ha, tỉnh Sóc Trăng: 141.018 ha; tỉnh Bạc Liêu: 118.392 ha, v.v…
Nhóm đất phèn: 596.046, chiếm 31,8% diện tích tự nhiên, trong đó tỉnh Kiên


3


Giang: 277.328 ha, tỉnh Cà Mau: 201.545 ha và tỉnh Bạc Liêu: 82.431 ha.
Nhóm đất líp (đất xáo trộn) có diện tích lớn thứ 3: 272.371 ha, chiếm:
14,53% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác ở hầu hết vùng nghiên cứu.
Nhóm đất phù sa là loại đất thủy thành tốt nhất, thích hợp với nhiều loại cây
trồng, có diện tích 78.757 ha, chiếm 4,2% diện tích tự nhiên trong đó tỉnh Kiên
Giang 30.201 ha, tỉnh Long An 20.280 ha và tỉnh Trà Vinh 11.374 ha. Nhóm đất
này khơng có ở 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.
Năm nhóm cịn lại có diện tích khơng lớn, gồm nhóm đất cát 27.839 ha,
nhóm đất than bùn 25.950 ha, nhóm đất xám 12.732 ha, nhóm đất đỏ vàng 743 ha,
nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá 614 ha.
Dải đất dọc bờ biển chủ yếu là đất mặn, trong đó phần lớn là đất mặn nhiều,
một số nơi như Ngọc Hiển và rải rác ở Duyên Hải (Trà Vinh) là đất phèn tiềm tàng
nhiễm mặn. Ở ven biển Bạc Liêu, Trà Vinh, Bến Tre, Gị Cơng có nhiều dải đất cát
hẹp với địa hình cao; Sát với dải đất ven bờ biển là dải đất mặn trung bình đến mặn
ít; độ rộng thay đổi theo từng nơi từ 2- 3 km đến trên 10 km; Kế tiếp là dải đất phèn
mặn trên địa hình thấp trũng.
Tóm lại, vùng nghiên cứu có 8/9 nhóm đất thuộc “ đất có vấn đề ” như đất
cát thành phần cơ giới nhẹ, nghèo dinh dưỡng; đất xám thành phần cơ giới nhẹ, đặc
biệt 3 nhóm đất mặn, đất phèn, đất than bùn phèn có tổng diện tích lên đến:
1.380.981 ha, chiếm 73,67% diện tích tự nhiên.
1.3.2 Tính chất lý học đất
Nhóm đất có thành phần cơ giới nhẹ gồm đất cát, đất xám, đất đỏ vàng còn
lại 5 nhóm đất phù sa, đất mặn, đất phèn, đất than bùn, đất líp có thành phần cơ giới
nặng do quy luật lắng đọng của phù sa, nơi nào càng xa nguồn phát sinh thì hạt phù
sa càng mịn. Kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ sét đối với 5 nhóm đất kể trên từ
53,14% - 63,0%.
Đất cát giồng nghèo hữu cơ (0,3 - 0,83%), các loại đất thủy thành (Pf, M,

Sp, Sj) tỷ lệ hữu cơ từ 1,54 đến 3,0% đặc biệt đầt than bùn phèn (TS) tỷ lệ hữu cơ
lên đến 29,7%. Đất phù sa có hàm lượng tổng số (N, P2O5, K2O) ở mức trung bình

4


(0,14%, 0,046%, 0,58%), pHH2O: 5,1 đối với đất mặn, phèn, than bùn tỷ lệ đạm (N)
khá cao 0,16% - 2,4% lân (P2O5): 0,05% - 0,097% và Kali (K2O): 0,73% - 1,86%,
đặc biệt hàm lượng độc tố khá cao Cl- : 0,14% - 0,84%, SO4-2 : 0,04% - 0,18% nếu
muốn trồng trọt hoặc nuôi thủy sản phải đầu tư cải tạo đất, giảm nồng độ các độc tố
trong dung dịch đất bằng nhiều biện pháp như thủy lợi, hóa học, sinh học, canh tác.
1.4

Đặc điểm địa chất, địa chất thủy văn

1.4.1 Đặc điểm chung
ĐBSCL là phần hạ lưu của Châu thổ sơng Mekong, được tạo thành chủ yếu
bởi sự bồi tích của phù sa sông, phù sa biển trên nền đá gốc là trầm tích bở rời với
chiều dày khá lớn. Trừ một số ngọn núi ở phía Tây-Bắc đá gốc lộ lên mặt, đại bộ
phận diện tích ĐBSCL có tầng đá gốc cách mặt đất khá sâu, ở dọc biên giới Việt
Nam–Campuchia từ 100-300 m, càng về phía ven biển, độ sâu càng lớn, ở khu vực
cửa sông Hậu là trên 1000 m.
Vùng ven biển ĐBSCL nằm dọc theo bờ biển Đông và Tây, với chiều dài bờ
biển khoảng 775km, có nền địa chất rất phức tạp. Nhìn chung, là trầm tích bở rời
với chiều dày khá lớn. Trừ khu vực Tây Bắc thuộc các huyện Hà Tiên–Hịn Đất là
có tầng đá gốc gần mặt đất, còn đại bộ phận diện tích vùng ven biển có tầng đá gốc
nằm sâu dưới mặt đất từ 300-1000 m. Thành phần thạch học có sét-cát mịn đến cát
thơ và sỏi cuội. Lớp trên mặt phân bố khá phức tạp. Vùng ven biển Rạch Giá-Hà
Tiên, U Minh, Nam Cà Mau, ven biển Bạc Liêu có tỷ lệ sét cao.
1.4.2 Đặc điểm địa chất cơng trình

Qua nghiên cứu các tài liệu khảo sát địa chất phục vụ việc xây dựng các cơng
trình thủy lợi, giao thông kiến trúc trong vùng như kênh đào, cầu, cống và các cơng
trình kiến trúc khác.
Nhìn chung, lớp sát mặt đất, với chiều dày dưới 1m, có trạng thái dẻo đến
dẻo mềm, tỷ lệ sét trung bình đến cao, độ sệt khoảng 0,4-0,8; Kế đến là lớp đất mềm
yếu lẫn xác thực vật, tỷ lệ sét cao, đất ở trạng thái dẻo mềm đến dẻo chảy, độ sệt
khoảng 1,5-2,2. Ở các khu vực có nhiều giồng cát như ở Vĩnh Châu, Cầu Ngang,
Ba Lai... tỷ lệ cát cao hơn. Sau lớp đất mặt, khoảng từ 7 m trở xuống là các lớp có

5


kết cấu chặt hơn. Đánh giá cho các tiểu vùng như sau:
Vùng thứ nhất thuộc khu vực ven biển Bạc Liêu – Vĩnh Châu có tỷ lệ cát khá
hơn, độ ổn định và chịu lực khá; Vùng thứ hai thuộc khu vực ven biển Rạch Giá đến
cửa sông Gành Hào, nói chung đất rất mềm yếu, độ ổn định kém, khả năng chịu tải,
chịu nén kém, nên khi đắp đê bị lún nhiều; Vùng thứ 3 thuộc khu vực từ Rạch Giá–
Hà Tiên có khả năng chịu lực và ổn định khá hơn; Vùng thứ tư là các khu vực từ
Trà Vinh đến Long An tương tự như khu vực ven biển Vĩnh Châu; Vùng thứ năm là
khu vực ven biển thuộc vùng U Minh và Nam Cà Mau, vùng Cần Đước- Cần Giuộc
có khả năng chịu lực của nền móng kém nhất.
Nhìn chung, khi xây dựng cầu, cống trên vùng đất ven biển rất mềm yếu,
phải chú ý việc xử lý gia cố nền móng.
1.4.3 Đặc điểm địa chất thủy văn
Vùng ven biển ĐBSCL có nguồn nước dưới đất khá phong phú. Các tầng
chứa nước gồm: phức hệ Holocene, Pleistocene, Pliocene, Miocene, phức hệ nước
lỗ hổng (đất cát) và các khe nứt (đá). Tuy nhiên do bị nhiễm mặn nên mức độ phong
phú của nước có chất lượng tốt phân bố không đều. Nước ngầm tầng nông đại bộ
phận có chất lượng xấu (bị nhiễm mặn và ơ nhiễm vi sinh cao). Ở một số nơi như
Vĩnh Châu, Trà Vinh ở các giồng cát có thể khai thác được nước tầng nơng có chất

lượng khá, có thể sử dụng được cho sinh hoạt, tưới cho hoa màu. Tình hình về chất
lượng nước ngầm các khu vực như sau:
Khu vực ven biển và cửa sông thuộc tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre và
một phần của tỉnh Trà Vinh nước ngầm các tầng gần mặt đất bị nhiễm mặn cao, độ
sâu trên 300 m mới có nước ngầm có chất lượng tốt, một số nơi như Bến Tre, Gị
Cơng cịn khó khăn hơn; Các khu vực Tây Trà Vinh, Tiếp Nhật, ven biển Vĩnh
Châu–Bạc Liêu, Đầm Dơi (Cà Mau), nguồn nước ngầm chất lượng tốt khá phong
phú, có thể khai thác nước có chất lượng tốt ở độ sâu 80-120 m; Khu vực ven biển
Tây từ Mũi Cà Mau đến Rạch Giá có thể khai thác được nước ngầm có chất lượng
tốt ở độ sâu khoảng 120-150 m. Tuy nhiên, tại một số nơi, ở độ sâu 150-200 m vẫn
chưa khai thác được nước có chất lượng tốt; Khu vực ven biển TGLX từ Hòn Đất

6


đến Hà Tiên khai thác nước ngầm khó khăn vì bị nhiễm mặn cao, với độ sau trên
200m mới có nước ngầm chất lượng tốt.
1.5

Đặc điểm khí tượng

1.5.1 Đặc điểm chung
Vùng ven biển có nền nhiệt độ và bức xạ ổn định với hai mùa gió là gió mùa
Tây-Nam và gió mùa Đơng-Bắc. Hồn lưu khí quyển (HLKQ) trong gió mùa ĐôngBắc dưới tác động của các trung tâm tác động khí quyển ở lớp biên khí quyển (trung
bình đến 1.500m) bao gồm trung tâm áp cao Xi-bê-ri, trung tâm áp thấp A-lê-út-xkơ
và trung tâm áp thấp châu Úc, tạo nên dịng khơng khí, xuất phát từ TTAC Xi-bê-ri
đến vùng hút gió của TTAT châu Úc. Dịng khơng khí này có hướng từ Đơng-Bắc
mà ta gọi là gió mùa Đơng-Bắc. Mùa gió này thường bắt đầu từ tháng IX năm trước
đến hết tháng IV năm sau. Do cơ chế giáng động khơng khí của HLKQ gió mùa
Đơng-Bắc nên ở ĐBSCL hình thành một mùa khơ kiệt rõ rệt.

Hồn lưu khí quyển trong gió mùa Tây-Nam có hình ảnh hồn tồn ngược lại
so với gió mùa Đơng-Bắc, dịng khơng khí xuất phát từ vùng thốt gió của TTAC
châu Úc đến TTAT hút gió Châu Á qua ĐBSCL tạo nên gió mùa Tây-Nam từ tháng
V, kết thúc vào đầu tháng X.
1.5.2 Nhiệt độ, độ ẩm và bốc hơi
1.5.2.1 Nhiệt độ khơng khí
Dưới tác động của nguồn năng lượng bức xạ phong phú và ít biến động, ở
ĐBSCL có chế độ nhiệt độ cao và ổn định. Nhiệt độ khơng khí khá cao, trung bình
ngày trong cả năm ở ĐBSCL đạt khoảng 27 oC. Biên độ nhiệt độ trung bình năm ở
khu vực này chỉ dao động trong khoảng 2–3 oC và sự dao động cùng thời gian giữa
các năm cũng chỉ khoảng 2–3 oC. Biên độ nhiệt độ trong năm chỉ lệch nhau có 3,4
o

C là cao nhất.
Vùng ven biển có nhiệt độ khơng khí trung bình tháng phổ biến từ 25–29 oC.

Tháng IV có nhiệt độ trung bình cao nhất, từ 27,9-29,0 oC, lớn nhất tại Rạch Giá.
Tháng XII và tháng I là hai tháng có nhiệt độ thấp nhất, nhiệt độ trung bình tháng
của 2 tháng này từ 25,1-26,0 oC. Nói chung, vùng ven biển phía Đơng có nhiệt độ

7


khơng khí trung bình năm, thấp hơn vùng biển Tây - Tây - Nam khoảng 0,4 oC trở
lên.
Nhiệt độ không khí cao nhất trung bình tháng phổ biến từ 28–34 oC. Cao
nhất tuyệt đối tháng đạt đến 31–38 oC. Tháng IV có nhiệt độ trung bình cao nhất
trong năm. Nói chung, vùng ven biển phía Đơng có nhiệt độ khơng khí cao nhất
trung bình năm, thấp hơn vùng ven biển phía Tây-Nam, khoảng 1đến 2oC.
Nhiệt độ khơng khí thấp nhất trung bình tháng phổ biến từ 22–26 oC, thấp

nhất tuyệt đối tháng phổ biến từ 15–23 oC. Tháng I là tháng có nhiệt độ thấp nhất
trung bình nhỏ nhất trong năm, giá trị nhỏ nhất là 21,8 oC (Bạc Liêu) và giá trị nhỏ
nhất là 14,8 oC (Rạch Giá).
1.5.2.2 Độ ẩm khơng khí tương đối
Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm đều từ 74% trở lên. Các
tháng II–IV có độ ẩm tương đối trung bình thấp trong năm. Các tháng IX, X có giá
trị cao nhất trong năm với giá trị cao nhất là 90% vào tháng X (Bạc Liêu). Độ ẩm
tương đối trung bình năm khá đồng nhất trên cả vùng ven biển, cao nhất tại Bạc
Liêu và Cà Mau (84%) và thấp nhất tại Vũng Tàu (78%).
Độ ẩm tương đối thấp nhất trung bình có giá trị từ 48% trở lên. Nói chung,
các tháng mùa khơ có độ ẩm tương đối thấp nhất. Các tháng mùa mưa có giá trị này
cao hơn, với giá trị lớn nhất là 78% vào tháng VII .
1.5.2.3 Bức xạ và nắng
ĐBSCL có một chế độ bức xạ dồi dào và ổn định. Tổng lượng bức xạ dao
động trong khoảng từ 370–490 cal/cm2.ngày hay 10,2-15,4 kcal/cm2.tháng và 144154 kcal/cm2.năm.
Vào mùa gió Đơng-Bắc, bức xạ tổng cộng trung bình, cùng với số giờ nắng
trung bình ngày đạt trị số lớn hơn so với trong mùa gió Tây-Nam. Trị số trung bình
lớn nhất của bức xạ tổng cộng và số giờ nắng xảy ra trong tháng III tương ứng là
462 Calo/cm2.ngày và 9h10’/ ngày. Tháng II và III có số giờ nắng nhiều nhất đạt
đến 8–9 giờ/ngày, tháng VII–VIII đạt trên dưới 6 giờ/ngày. Tháng IX có số giờ
nắng ít nhất, chỉ đạt khoảng trên dưới 5 giờ/ngày.

8


1.6

Đặc điểm thủy văn

1.6.1 Mạng lưới sông rạch

a- Sông MeKong có chiều dài 4.200 km, chảy qua 6 nước là Mianma,
Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Cam Pu Chia và Việt Nam. Sông MêKong đổ vào Việt
Nam bằng 2 nhánh là sông Tiền và sông Hậu. Hiện nay sông Cửu Long cịn 8 cửa
sơng chảy qua vùng nghiên cứu là: cửa Đại, cửa Tiểu, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ
Chiên, Cung Hầu, Định An và cửa Trần Đề (Bassac). Các cửa này là nơi thoát nước
lũ cho ĐBSCL và cũng là hướng truyền mặn sâu vào một phần diện tích của 8 tỉnh
vùng bán đảo Cà Mau.
b- Các sông Sông Mỹ Thanh, Gành Hào: Sơng Mỹ Thanh có diện tích lưu
vực khoảng 1.800 km2, có các rạch chính nối vào sơng Mỹ Thanh là Nhu Gia,
Chàng Ré, Dù Tho, Cổ Cò, tổng chiều dài khoảng 200km. Sông Gành Hào nối từ
Cà Mau ra biển Đông, sông dài khoảng 35km. Hai sông này làm nhiệm vụ tiêu, và
cấp nước mặn cho vùng đất phía Nam của vùng BĐCM.
c- Sơng Ơng Đốc, Bảy Háp và sông Cửa Lớn, sông Cái Lớn- Cái Bé. Các
sông này có nhiều rạch nhỏ hơn nối vào như: Rạch Cái Tầu, sơng Trèm Trẹm nối
với sơng Ơng Đốc, với tổng chiều dài khoảnh 120km. Rạch Đầm Dơi, Đầm Chim
nối vào sông Cửa Lớn với chiều dài 150km. Rạch Cái Bé, Xẻo Chít, Nước Đục nối
vào sơng Cái lớn với tổng chiều dài 210km. Hệ thống sông rạch này là các trục tiêu,
dẫn nước mặn chính cho vùng đất phía Tây của BĐCM.
1.6.2 Đặc điểm thủy triều
a. Thủy triều biển Đơng
Vùng cửa sơng Cửu Long, từ Sồi Rạp đến Gành Hào, có xu thế chung là:
biên độ triều tăng dần, nhưng thời gian xuất hiện đỉnh, chân triều, chậm dần. Các
pha triều truyền vào những nhánh sơng phía Bắc sớm hơn những nhánh sơng phía
Nam.
Thủy triều ở vùng biển này thuộc loại bán nhật triều khơng đều, trong ngày
có hai lần nước lên và hai lần nước xuống. Không đều ở đây thể hiện ở cao độ mực
nước của hai đỉnh triều và hai chân triều không bằng nhau. Sự chênh lệch giữa mực

9



nước đỉnh cao và chân thấp trong một ngày (biên độ triều) có thể đạt trên 4,0 m.
Dọc bờ biển từ Vũng Tàu đến cửa sông Gành Hào, diễn biến thủy triều
không đồng nhất, xu thế chung là biên độ triều tăng lên và thời gian xuất hiện chân
đỉnh triều chậm dần. Vì vậy, triều truyền vào các cửa sơng trong vùng bị lệch pha.
Vùng biển ven bờ phía đơng của ĐBSCL có những đặc điểm thủy triều như sau:
Chu kỳ triều ngày: Trong một ngày thường có hai dao động. Hai dao động
này ln biến thiên, trung bình là 24h50’, thời gian nước lên và nước xuống bằng
nhau: 12h25’.
Chu kỳ triều nửa tháng: Trong chu kỳ triều nửa tháng có một kỳ triều cường
và một kỳ triều kém. Ngày triều cường nhất (đỉnh triều cao nhất, chân triều thấp
nhất) xuất hiện vào khoảng thời kỳ không trăng hoặc trăng tròn, và ngày triều kém
nhất (biên độ triều nhỏ nhất) xuất hiện vào những ngày mặt trăng thượng, hạ huyền
(ngày 7 và 23 âm lịch).
Trong chu kỳ triều nửa tháng đỉnh triều cao và chân triều cao biến động
tương đối nhỏ, còn chân triều thấp và đỉnh triều thấp biến đổi lớn hơn, đặc biệt là
chân triều thấp có thể dao động lớn hơn 2,0 m. Trong kỳ triều cường, hai đỉnh triều
chênh lệch nhau nhỏ, nhưng hai chân triều chênh lệch nhau đạt cực đại. Ngược lại
trong kỳ triều kém, hai đỉnh triều lệch nhau đạt cực đại, hai chân triều lệch nhau đạt
cực tiểu.
Về xu thế mực nước triều vùng biển phía Đơng, có các tính chất sau:
Mực nước cao nhất theo chu kỳ đường bao đỉnh triều, trong tháng lên cao
sau các ngày Sóc vọng (khơng trăng hoặc trăng tròn) ta gọi là triều cường và xuống
thấp sau các ngày trăng hạ huyền (triều kém) tạo thành 24,5 chu kỳ trong năm, với
biên độ từ 0,5 – 1,0 m. Trong năm lên cao vào tháng XI, XII và xuống thấp vào
tháng VI, VII với chênh lệch khoảng 0,5 m;
Mực nước thấp nhất theo chu kỳ đường bao chân, trong tháng xuống thấp
vào các ngày sóc vọng. Biên độ dao động của chân triều 0,5–2m. Trong năm, triều
xuống thấp nhất vào các tháng VI, VII và tháng XII, I và lên cao vào các tháng III,
IV, IX, X. (chênh từ 1,5 – 2,0 m).


10


Mực nước trung bình gần mực nước cao nhất hơn vì chênh lệch 2 chân lớn, 2
đỉnh nhỏ, nên số giờ mực nước cao nhiều hơn. Trong tháng mực nước bình quân lên
xuống theo chu kỳ của chân triều, với biên độ dao động khoảng 20-50cm. Trong
năm, mực nước trung bình lại theo xu thế của mực nước cao nhất, xuống thấp nhất
vào tháng VI, VII và lên cao nhất vào tháng XI, XII, chênh lệch nhau khoảng 50
cm.
Vận tốc truyền triều từ biển vào trong sông phụ thuộc chủ yếu vào độ sâu
lịng sơng, biên độ thủy triều ở cửa và độ dốc lịng dẫn.
Trên sơng Tiền, tốc độ truyền triều bình quân vào khoảng 29km/h. Thời gian
truyền từ điểm ngồi cửa sơng đến Tân Châu, vào khoảng 7h45’. Trên sông Hậu,
tốc độ truyền triều thay đổi không đáng kể, trung bình khoảng 23 km/h. Thời gian
truyền triều từ điểm ngồi cửa sơng đến Châu Đốc khoảng 7h30’.
Dạng triều trong các sơng chính tuy vẫn giữ được chế độ bán nhật triều
nhưng đã bị biến dạng. Về mùa cạn, cao độ đỉnh triều càng vào sâu trong sông càng
giảm. Ngược lại, chân triều càng vào sâu càng cao. Sông Vàm Cỏ Đơng có biên độ
triều nhỏ nhất, khả năng ảnh hưởng triều gần nhất.
Do tác động của thủy triều nên dao động mực nước trên các sông rạch rất
phức tạp. Ở càng gần cửa sông dao động mực nước chủ yếu chịu sự tác động của
thủy triều càng tăng.
Tuy cùng một nguồn truyền triều từ biển Đông vào, nhưng do những tác
động khác nhau về lưu lượng nước sông, địa hình lịng sơng, cơ cấu mạng lưới sơng
rạch v.v… nên hình dạng triều, biên độ triều, tốc độ truyền triều trên mỗi sơng, trên
từng đoạn sơng đều có những sắc thái riêng, về cơ bản dạng triều trong sông gần
giống với dạng triều ở biển Đông.
b. Thủy triều biển Tây
Thủy triều ở ven biển Tây Nam nói chung thuộc triều hỗn hợp, thiên về nhật

triều, biến đổi phức tạp, tuy trong ngày cũng có 2 đỉnh và 2 chân nhưng dao động
lớn nên có dạng gần như nhật triều. Hình dạng triều ở đây gần như ngược lại với
dạng triều ở vùng ven biển phía Đơng - chênh lệch giữa 2 đỉnh triều lớn nhưng
11


chênh lệch của 2 chân triều lại nhỏ. Sự khác biệt giữa triều cường và triều kém thể
hiện ở chỗ: đỉnh triều cao trong kỳ triều cường lớn hơn nhiều trong kỳ triều kém,
trong kỳ triều kém sự chênh lệch khơng đáng kể. Trong năm, mực nước trung bình
xuống thấp vào các tháng IV, V và lên cao nhất vào tháng X, XI, chênh lệch nhau
khoảng 20-30 cm. Mực nước cao nhất xuống thấp vào các tháng III, IV và lên cao
nhất vào tháng X, XI, chênh lệch nhau khoảng 20-25 cm. Mực nước thấp nhất
xuống thấp vào tháng V, VI và lên cao nhất vào tháng X, chênh lệch nhau khoảng
20-40 cm.
Ở đây, thời gian nước lên và nước xuống rất không đều nhau trong từng
ngày. Biên độ triều nhỏ, tối đa chỉ đạt 1,1± 0,1m. Vì vậy ảnh hưởng triều biển Tây
vào ĐBSCL rất nhỏ.
Trong tháng, mực nước cao nhất vào những ngày Sóc Vọng, xuống thấp vào
những ngày thượng, hạ Huyền biên độ từ 0,2–0,5m. Mực nước thấp nhất và trung
bình khơng có chu kỳ rõ rệt vì dao động 2 đường bao chân nhỏ
Với mức độ ảnh hưởng khác nhau, tồn bộ các sơng rạch ở vùng ven biển
ĐBSCL đều chịu ảnh hưởng thủy triều (từ biển Đông, hoặc từ biển Tây), nhưng
triều từ biển Đông truyền vào chiếm ưu thế cả về phạm vi lẫn cường độ.
1.6.3 Đặc điểm thủy văn vùng cửa sơng
Dịng chảy từ thượng lưu về, sau khi được Biển Hồ giữ lại hay bổ sung thêm
một phần, chảy qua Phnom Penh và đi vào ĐBSCL bằng hai nhánh sông Tiền và
Hậu. Trong luận văn, chỉ đi sâu vào việc xem xét sự phân phối lưu lượng vào
ĐBSCL theo thời gian (chủ yếu phân phối giữa hai mùa lũ - kiệt) và theo khơng
gian (chủ yếu trên các nhánh sơng chính).
a. Phân bố dịng chảy sơng Me Kơng

Bị chi phối do hệ thống mưa khá đồng nhất theo mùa trên toàn lưu vực, dịng chảy
sơng Mekong có sự phân hóa theo mùa rất rõ rệt. Tại Paksé, nơi được đánh giá là có
trạm thủy văn đo đạc khá tốt và có thể xem là trạm đại diện cho dòng chảy thượng
lưu (trước khi có điều tiết của Biển Hồ), tỷ lệ phân phối giữa lưu lượng trung bình
mùa lũ và mùa kiệt là 6,49 và tỷ lệ giữa tháng lũ cao nhất (tháng IX) và tháng kiệt

12


nhất (tháng IV), là 16,33. Từ năm 1978, sau khi có các hồ chứa thượng lưu, tuy
dịng chảy kiệt được bổ sung thêm vào khoảng 200-250 m3/s, nhưng chênh lệch
giữa mùa lũ và mùa kiệt vẫn còn ở tỷ lệ cao.
b. Nước dâng
Nước dâng do bão : Một ảnh hưởng quan trọng của bão lên vùng ven biển ĐBSCL
là hiện tượng nước dâng do bão mà các nghiên cứu tính toán và khảo sát cụ thể cho
cơn bão số 5 năm 1997 cho thấy bão ở cấp 10-11, tốc độ di chuyển khá nhanh
khoảng 20 km/h, gió mạnh tại Cà Mau và Rạch Giá 12 m/s (cấp 6); còn tại Phú
Quốc và Thổ Chu có giá trị lần lượt là 24 m/s (cấp 9) và 18 m/s (cấp 8), theo kết
quả tính tốn, đã gây ra nước dâng dọc theo bờ biển phía đơng của vùng ven biển
ĐBSCL (nằm trong góc phần tư bên phải phía trước bão) trước khi bão đổ bộ 12
tiếng và kéo dài khoảng 20 tiếng sau đó và có sự tương quan với khoảng cách từ
điểm tính đến tâm bão.
Kết quả khảo sát thực địa độ cao nước dâng do cơn bão số 5 cho thấy tại Bạc
Liêu là 142 cm, tại Gành Hào là 153 cm, tại cửa Bồ Đề là 192 cm và tại Năm Căn là
143 cm
Nước dâng do gió chướng : Vài đặc trưng thống kê của độ cao nước dâng do gió
từng giờ tính tốn từ chuỗi mực nước 1985-1990, trình bày trong Bảng 2.20. Độ cao
nước dâng trung bình tại các trạm nói chung có xu thế tăng từ tháng I đến tháng III
hoặc tháng IV, rồi giảm đến tháng IV, xu thế tăng từ Vàm Kênh (trung bình 28 cm)
xuống Mỹ Thanh (44 cm), và tại Đại Ngãi thì thấp nhất (21 cm).

1.6.4 Chất lượng nước các vùng biển, cửa sông
1.6.4.1. Chất lượng nước biển
Chất lượng nước biển được thể hiện một cách tổng quát thông qua các chỉ
tiêu như: nhiệt độ, độ pH, độ mặn, độ đục, Oxy hịa tan,...
Nếu xét theo mùa cho thấy, có sự khác nhau về chất lượng nước, đặc biệt là
các chỉ số về dinh dưỡng thủy vực sinh khối, hàm lượng muối hịa tan và
Chlorophyll-a, Pheophytin. Tuy nhiên, chúng cịn có sự khác nhau giữa các vùng.

13


1.6.4.2. Chất lượng nước vùng cửa sông, ven biển
Nhiệt độ nước trong vùng cửa sông, ven biển khu vực ĐBSCL khá ổn định,
biên độ nhiệt giữa các vùng và giữa 2 mùa, mùa khô và mùa mưa rất nhỏ. Trong
mùa mưa, nhiệt độ giao động trong khoảng 26 – 33oC và mùa khô trong khoảng 27
– 33oC.
Độ đục vùng cửa sông, ven biển trong khu vực ĐBSCL tùy thuộc vào từng
vùng, tuy vậy nhìn chung khá cao.
Độ mặn ở vùng ven bờ biển Đơng vào khoảng 30 ÷ 34 g/l, độ mặn vùng ven
biển Tây khoảng 22 ÷ 28 g/l. Do chịu ảnh hưởng chính của lưu lượng nước hệ thống
sông Cửu Long đổ ra nên độ mặn trong vùng từ Sồi Rạp đến Đơng mũi Cà Mau có
biên độ dao động lớn nhất, tiếp theo là mặn từ cửa sông Bảy Háp đến cửa Hà Tiên
và thấp nhất là vùng Đông Mũi Cà Mau đến cửa Đồng Cùng. Tuy nhiên, khi vào
vùng cửa sơng và nội đồng thì nồng độ mặn giảm dần xuống.
Do ảnh hưởng của việc rửa trôi đất nhiễm phèn tại Bán Đảo Cà Mau mà vào
mùa mưa độ pH tại vùng cửa sông, ven biển Cà Mau thay đổi rất lớn, từ 4,45 ÷ 8,7.
Tuy nhiên vào mùa khô độ pH trong vùng ổn định (dao động trong khoảng 8,1 ÷
8,7). Giống như vùng Bán Đảo Cà Mau, vùng ven biển Tây, địa phận tỉnh Kiên
Giang, do chịu ảnh hưởng của hệ thống thoát lũ biển Tây, nên vào đầu mùa mưa
nước chua cùng với các chất ô nhiễm khác ở đây trở nên nghiêm trọng mà những

người nuôi thủy sản ở vùng nước lợ và nước mặn ven biển từ Hòn Đất đến Hà Tiên.
Xét trên quy mơ cả đồng bằng, có thể nói vùng ven biển của Kiên Giang
hứng chịu nhiều nhất những chất gây ô nhiễm thải ra từ lục địa vào đầu mùa mưa.
Các yếu tố khác như COD, NH4N, PO4P thay đổi không đáng kể giữa vùng và các mùa
1.7

Dân số, dân tộc và định cư
Theo số liệu thống kê năm 2007/2008, dân số và lao động ở vùng ven biển

được tổng hợp như sau:
Tổng số nhân khẩu: 5.633.788 người, chiếm 35% dân số vùng ĐBSCL, bình
qn dân số nơng thơn chiếm khoảng 82,5%. Mật độ dân số bình qn tồn vùng
vào khoảng 321 người/km2, dưới mức trung bình của ĐBSCL (435 người/km2).
14


Dân cư tập trung đông ở các thị xã, một số khu vực như Cần Đước, Cần Giuộc, Gị
Cơng có mật độ khá cao với 750-800 người/km2, các khu vực vùng sâu ven biển
huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh; Thới Bình, U Minh, Đầm Dơi, Ngọc Hiển tỉnh Cà
Mau; Vĩnh Thuận, An Minh, Hòn Đất, Hà Tiên tỉnh Kiên Giang mật độ khoảng
120-200 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 1,4% năm 2003 xuống
1,19% năm 2007;
Dân cư trong vùng gồm 3 cộng đồng dân tộc chính là dân tộc Kinh, Hoa,
Khơme. Dân tộc Kinh chiếm 79%, Hoa 4%, Khơme 15%, các dân tộc khác chiếm tỷ
lệ nhỏ. Các tỉnh: Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu có đơng người Khơme sinh sống,
tỷ lệ tương ứng: 29,8; 26,8; 8,0%.
Về tôn giáo, đại bộ phận người kinh và người Hoa theo đạo phật, số ít theo
đạo thiên chúa. Người Khơme chủ yếu theo đạo phật nhưng thờ cúng theo phong
tục riêng.
Tổng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế khoảng 3.369 ngàn

người (chiếm 55,3% dân số), trong đó lao động nông, lâm, thuỷ sản khoảng 2.546
ngàn người (chiếm 69% tổng số lao động);
Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên tương đối cao, nhưng về mặt học vấn và mức
độ đào tạo kỹ thuật đều thấp hơn so với mức trung bình tồn quốc. Tỷ lệ lao động
không biết chữ 6,4%, chưa tốt nghiệp cấp I: 25,3%, tốt nghiệp cấp I: 43,08%, tốt
nghiệp cấp II 13,4%, tốt nghiệp cấp III dưới 10%. Đây được xem là trở ngại đối với
việc đưa khoa học, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp cũng như phát triển
các ngành kinh tế ở vùng dự án, đặc biệt là NTTS;
Nhìn chung, tình trạng định cư vùng ven biển ĐBSCL phân bố khá phân tán.
Đây là vấn đề khó khăn cho việc phát triển nông thôn theo hướng văn minh hiện
đại.

15


1.8

Hiện trạng SXNN của vùng ven biển

1.8.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp
Kết quả điều tra thống kê hiện trạng sử dụng đất của 47 huyện/thị/thành phố
ở vùng ven biển ĐBSCL do Sở tài nguyên môi trường các tỉnh thực hiện cho thấy:
Tổng diện tích đất nơng nghiệp năm 2005: 1.507.871 ha, chiếm 86% tổng
diện tích tự nhiên (DTTN). Trong đó, đất sản xuất nơng nghiệp có quy mơ lớn nhất
836.297 ha, chiếm 55,5% diện tích đất nơng nghiệp (ĐNN); Đất ni thuỷ sản
487.581 ha chiếm 32,3% diện tích ĐNN; đất lâm nghiệp 176.699 ha, chiếm 11,7%
đất NN; đất làm muối 4.416 ha phân bố chủ yếu ở Bạc Liêu, Bến Tre, Sóc Trăng,
Trà Vinh; Cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp năm 2005: Trong tổng số 836.297 ha đất
sản xuất nơng nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm 656.366 ha, chiếm 78,5%
đất sản xuất nông nghiệp, trong đó đất lúa 602.337 ha, chiếm 92% diện tích đất cây

hàng năm. Đất trồng cây lâu năm 179.931 ha, chiếm 21,5% đất sản xuất nơng
nghiệp. Hệ số quay vịng trên đất cây hàng năm toàn vùng đạt 1,79 lần/năm và đất
ni thuỷ sản là 1,26 lần;
Đất lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp: 176.699 ha, trong đó tỉnh Cà Mau
106.089 ha (chiếm 60%), Kiên Giang 44.785ha (chiếm 25%), các tỉnh cịn lại diện
tích rừng khơng lớn, ít nhất là các huyện ven biển tỉnh Long An (86 ha). Cơ cấu đất
rừng gồm: rừng sản xuất 108.344ha chiếm 61,3% diện tích đất lâm nghiệp; rừng
phòng hộ 52.159 ha chiếm 39,5%; đất rừng đặc dụng 16.196 ha thuộc vườn quốc
gia U Minh Thượng, Vồ Dơi, khu bảo tồn thiên nhiên Đất Mũi và vườn chim Bạc
Liêu;
Đất nuôi thuỷ sản năm 2005: 487.581 ha, tâp trung nhiều nhất ở Cà Mau
227.908 ha (chiếm 46,7%), Bạc Liêu 109.862 ha (22,5%), Sóc Trăng 44.833 ha
(9,1%)… như vậy, đất thuỷ sản của 3 tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng chiếm gần
80% diện tích đất thuỷ sản của tồn vùng.
Tóm lại, sử dụng đất ở vùng Ven biển ĐBSCL đến năm 2005 đã đi vào ổn
định, chỉ còn các huyện ven biển và thị xã Hà Tiên tỉnh Kiên Giang là tiếp tục
chuyển đổi, một số khá lớn đất lâm nghiệp, đất trồng lúa sang đất nuôi thủy sản

16


mặn/lợ. Quá trình chuyển đổi xuất phát từ sự tự phát của người dân vá các địa
phương. Trong các năm 2000, 2002, 2003 sự chuyển đổi là theo các quy hoạch của
từng địa phương, các năm 2004, 2005 và sau năm 2005 chuyển đổi theo quy hoạch
chung, nhất là đối với đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng (Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg
của Thủ tướng chính phủ)
1.8.2 Ni trồng, khai thác đánh bắt thủy hải sản
Nuôi trồng thuỷ sản nước lợ vùng ĐBSCL đã xuất hiện từ các thập niên
trước, song phát triển rầm rộ nhất là giai đoạn 2001-2008. Trong những năm qua,
ngành TS đã phát triển nhanh, mạnh và đạt được những thành tựu to lớn. Chất

lượng và giá trị của các sản phẩm NTTS ngày càng cao, trở thành một trong những
nguồn nguyên liệu chính cung cấp cho chế biến xuất khẩu, góp phần nâng cao giá
trị các mặt hàng thuỷ sản và đóng góp quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội.
NTTS được xác định là một nghề sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội
cao, từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế ở các tỉnh vùng ven biển; góp phần giải
quyết công ăn, việc làm, tăng thu nhập. Đã thu hút được sự quan tâm đầu tư trong
và ngoài nước, đã và đang tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật và công nghệ
trong lĩnh vực NTTS.
Với sự năng động, nhạy bén sớm tiếp cận với nền kinh tế thị trường và tiếp
thu những thành tựu khoa học kỹ thuật mới, người dân đã sáng tạo nhiều mơ hình
ni thuỷ sản tiên tiến cho năng suất cao, đưa ngành NTTS ở ĐBSCL trở thành hoạt
động kinh tế chủ đạo của vùng.
Phần lớn các vùng NTTS đã chuyển sang hướng sản xuất hàng hoá và đang
từng bước trở thành một trong những nghề sản xuất chính, phát triển rộng khắp và
có vị trí quan trọng trong ngành thuỷ sản, đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng
trong cơ cấu kinh tế của các địa phương.
1.8.3 Một số vấn đề liên quan đến phát triển thuỷ sản vùng ven biển ĐBSCL
Hiện nay, phần lớn diện tích NTTS mặn/lợ theo phương thức quảng canh và
quảng canh cải tiến, chỉ có 10-12% diện tích ni thâm canh/bán thâm canh, vì vậy
năng suất, sản lượng nuôi thuỷ sản không cao, kém ổn định và nhiều rủi ro do
nguồn giống, ô nhiễm nguồn nước, dịch bệnh... Nhiều hộ nuôi tôm do khâu giống
17


chuẩn bị chưa tốt, nguồn nước bị ô nhiễm, việc áp dụng khoa học kỹ thuật ni
trồng cịn hạn chế nên đã thất thu, nhiều hộ thua lỗ nặng.
Nuôi tôm phát triển tự phát, mở rộng diện tích ni trong khi hệ thống cơ sở
hạ tầng chưa đáp ứng, nhiều hộ tự ý lấy nước mặn vào khu vực trồng lúa, có hộ chặt
phá rừng để ni tơm gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông, lâm nghiệp. Hiện ngành
thuỷ sản đang nỗ lực chỉ đạo thu hẹp dần diện tích ni quảng canh, phát triển diện

tích ni bán thâm canh/thâm canh để nâng cao hiệu quả nuôi trồng và khơi phục lại
diện tích rừng.
Việc đầu tư thuỷ lợi phục vụ NTTS ở mức thấp, chưa đáp ứng được kỹ thuật
nuôi trồng cả về số lượng và chất lượng nước. đặc biệt, là bố trí hệ thống cơng trình
thủy lợi và thoát nước riêng biệt, cũng như việc giải quyết vấn đề xử lý lượng chất
thải của NTTS, cũng như điều kiện vệ sinh môi trường. Vấn đề chế biến và bao tiêu
sản phẩm chưa chủ động, đã hạn chế thu nhập và chưa khuyến khích được người
NTTS. Nguồn giống mới đáp ứng được 45% nhu cầu của các hộ ni, cịn lại phải
mua từ ngồi về, chất lượng khơng đảm bảo.
1.9

Hiện trạng hệ thống cơng trình thủy lợi

1.9.1 Hệ thống đê biển, đê cửa sông
Giai đoạn trước năm 1945: để khai thác ruộng đất, Pháp cho đắp 3 tuyến đê
ven biển :
Tuyến đê thứ nhất từ thị xã Bạc Liêu đến Gành Hào (đê Trường Sơn), hiện vẫn có
tác dụng tốt. Tuyến đê từ Long Phú - cửa sông Mỹ Thanh, năm 1973 đê được bổ
sung nâng cấp dần, đã mang lại hiệu quả cao. Tuyến đê thứ hai vùng An Biên, An
Minh thuộc tỉnh Kiên Giang, trước giải phóng cũng đã hình thành đoạn đê biển dài
24 km từ kênh 6 đến kênh Chủ Vàng. Tuyến đê này thấp, thiếu cống dưới đê, tuy
nhiên cũng mang lại hiệu quả nhất định trong sản xuất nông nghiệp; Hiện nay, dự
án đầu tư xây dựng và nâng cấp đê biển An Biên-An Minh đã được Bộ Nông nghiệp
phê duyệt và đang triển khai xây dựng. Tuyến đê thứ ba vào thập niên 70: trong dự
án phát triển thủy lợi Tân An-Gị Cơng của Hàn Quốc đã đề xuất xây dựng tuyến đê
biển, đê sơng của Gị Cơng. Mặt khác trong dự án Kiến Hòa cũng đề xuất hệ thống
18



×