Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trong hoạt động vẽ theo ý thích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.36 MB, 144 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Kim Thoa

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG
SÁNG TẠO CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI
TRONG HOẠT ĐỘNG VẼ THEO Ý THÍCH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Kim Thoa

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG
SÁNG TẠO CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI
TRONG HOẠT ĐỘNG VẼ THEO Ý THÍCH

Chuyên ngành : Giáo dục học (Giáo dục Mầm non)
Mã số

: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS. TS. LÊ THỊ MINH HÀ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu này là của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì cơng trình
nào khác.


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm TP.HCM đặc biệt là những thầy cô
khoa Giáo dục mầm non và những thầy cô đã tận tình giảng dạy cho tơi trong suốt
thời gian học tập tại trường.
Tôi cũng xin gửi lời tri ân chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS. Lê Thị Minh
Hà, người Cơ kính mến đã hết lịng quan tâm, hỗ trợ, hướng dẫn nghiên cứu và động
viên để tơi hồn thành luận văn..
Tơi xin cảm ơn Q Thầy Cơ Phịng Sau đại học đã hỗ trợ và tạo điều kiện để
tơi có thể tham gia học tập và thực hiện luận văn.
Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu, giáo viên trường Mầm non Sen
Hồng, Mầm non Hoa Dừa, Mầm non Rạng Đông, Mầm non Trúc Giang, Mầm non
Hướng Dương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong công tác nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến gia đình, quý đồng nghiệp và bạn bè đã
động viên, khích lệ và chia sẻ kiến thức trong suốt q trình nghiên cứu.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn
đã cho tơi những đóng góp q báu để hồn chỉnh luận văn này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 11 năm 2018
Tác giả


Nguyễn Thị Kim Thoa


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ
NĂNG SÁNG TẠO CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI
TRONG HOẠT ĐỘNG VẼ THEO Ý THÍCH .................................. 5
1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................... 5
1.1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu trên thế giới ................................................... 5
1.1.2. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu ở Việt Nam .................................................... 8
1.2. Lý luận về sáng tạo và phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo
5 - 6 tuổi ............................................................................................................. 10
1.2.1. Sáng tạo ....................................................................................................... 10
1.2.2. Khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động vẽ ............. 14
1.3. Lý luận hoạt động vẽ theo ý thích ....................................................................... 21
1.3.1. Khái niệm hoạt động vẽ theo ý thích .......................................................... 21
1.3.2. Đặc điểm hoạt động vẽ theo ý thích của trẻ mẫu giáo ................................ 22
1.3.3. Một số tiêu chí đánh giá khả năng sáng tạo cho trẻ MG 5-6 tuổi trong
tranh vẽ theo ý thích. ................................................................................... 29
1.4. Biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong
hoạt động vẽ theo ý thích. .................................................................................... 32

1.4.1. Khái niệm biện pháp và biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ
mẫu giáo trong hoạt động vẽ theo ý thích. .................................................. 32
1.4.2. Biện pháp tổ chức hoạt động vẽ theo ý thích cho trẻ mẫu giáo
5 – 6 tuổi ...................................................................................................... 33
Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 36


Chương 2. THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG
SÁNG TẠO CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI TRONG
HOẠT ĐỘNG VẼ THEO Ý THÍCH ................................................ 37
2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ............................................................................ 37
2.1.1. Mục đích....................................................................................................... 37
2.1.2. Đối tượng ..................................................................................................... 37
2.1.3. Nội dung ....................................................................................................... 38
2.1.4. Phương pháp ................................................................................................ 38
2.1.5. Thời gian: Tháng 2 – 3/2018 ........................................................................ 39
2.2. Phân tích kết quả điều tra bằng phiếu.................................................................. 39
2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc phát triển khả năng sáng
tạo cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động vẽ theo ý thích ................. 39
2.2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động vẽ theo ý thích nhằm phát triển khả năng
sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non. ............................ 50
2.2.3. Thực trạng biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
trong tranh vẽ theo ý thích. ......................................................................... 52
Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 58
Chương 3. ĐỀ XUẤT VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT
TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6
TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG VẼ THEO Ý THÍCH ...................... 59
3.1. Một số biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
trong hoạt động vẽ theo ý thích .................................................................................. 59
3.1.1. Cơ sở đề xuất biện pháp .............................................................................. 59

3.1.2. Nguyên tắc vận dụng các biện pháp ............................................................ 59
3.1.3. Đề xuất một số biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu
giáo 5- 6 tuổi trong HĐVTYT .................................................................... 60
3.2. Thử nghiệm một số biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu
giáo 5- 6 tuổi trong hoạt động vẽ theo ý thích............................................................ 66
3.2.1. Khái quát về tổ chức thử nghiệm ................................................................. 66
3.2.2. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm ................................................................... 75
Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................... 98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 102
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MG

:

Mẫu giáo

MN

:

Mầm non

GV

:


Giáo viên

HĐVTYT

:

Hoạt động vẽ theo ý thích

VTYT

:

Vẽ theo ý thích

ĐC

:

Đối chứng

TN

:

Thử nghiệm

SL

:


Số lượng

%

:

Tỷ lệ


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Nhận thức của GV về phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo
5 - 6 tuổi trong HĐVTYT ......................................................................... 39
Bảng 2.2. Nhận thức của GV về biểu hiện sáng tạo trong tranh vẽ của trẻ .............. 40
Bảng 2.3. Tần suất tổ chức HĐVTYT ....................................................................... 40
Bảng 2.4. Giáo viên đánh giá mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi trong HĐVTYT ................................................................. 41
Bảng 2.5. Giáo viên đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố trong quá
trình tổ chức HĐVTYT ............................................................................. 43
Bảng 2.6. Giáo viên sử dụng biện pháp phát triển khả năng sáng tạo trong
HĐVTYT .................................................................................................. 44
Bảng 2.7. Nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi trong HĐVTYT ........................................................................... 47
Bảng 2.8. Giáo viên kiến nghị nhằm phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi trong HĐVTYT ................................................................. 49
Bảng 2.9. Kết quả mức độ sáng tạo tranh vẽ của trẻ ở các trường mầm non ............ 53
Bảng 3.1. Khả năng sáng tạo qua tranh vẽ “Vẽ quà tặng Ba Mẹ” ............................ 75
Bảng 3.2. Kết quả khả năng sáng tạo qua tranh Vẽ tự do (Chủ điểm: Thực vật) ..... 77
Bảng 3.3. Kết quả khả năng sáng tạo qua tranh Vẽ tự do (Chủ điểm: Phương
tiện giao thông) ......................................................................................... 82
Bảng 3.4. Kết quả khả năng sáng tạo qua tranh Vẽ tự do (Chủ điểm: Động vật) ........ 87

Bảng 3.5. Kết quả khả năng sáng tạo qua tranh “Vẽ theo truyện bé yêu thích” ....... 92


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Điểm trung bình các tiêu chí nhóm ĐC và TN trước TN ..................... 76
Biểu đồ 3.2. Điểm trung bình các tiêu chí nhóm ĐC và TN trong tranh Vẽ tự
do (Chủ điểm: Thực vật)....................................................................... 81
Biểu đồ 3.3. Điểm trung bình các tiêu chí nhóm ĐC và TN trong tranh Vẽ tự
do (Chủ điểm: Phương tiện giao thông) ............................................... 87
Biểu đồ 3.4. Điểm trung bình các tiêu chí nhóm ĐC và TN trong tranh Vẽ tự
do (Chủ điểm: Động vật) ...................................................................... 91
Biểu đồ 3.5. Điểm trung bình các tiêu chí nhóm ĐC và TN trong tranh “Vẽ
theo truyện mà bé thích” ....................................................................... 96


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là
nền tảng cho các bậc học tiếp theo và còn là thời kỳ vàng để phát triển nhân cách cho
trẻ. Sự hình thành và phát triển các đặc điểm tâm lý nói chung và khả năng sáng tạo
nói riêng ở lứa tuổi mẫu giáo là cơ sở, nền móng cho sự phát triển tâm lý cũng như
khả năng sáng tạo sau này của trẻ. Hoạt động tạo hình là nhu cầu không thể thiếu,
được xem là hoạt động thú vị với mọi trẻ và cũng là một trong những nội dung giáo
dục giúp cho trẻ phát triển thẩm mĩ và hoàn thiện nhân cách.
Các nghiên cứu về vai trị của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển nhận
thức của trẻ cho thấy hoạt động tạo hình tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển khả
năng sáng tạo của trẻ em.
Hoạt động tạo hình bao gồm nhiều hoạt động: vẽ, nặn, thủ công và lắp ghép

xây dựng. Trong đó, hoạt động vẽ mang tính tạo hình đặc trưng, xuất hiện sớm nhất.
Có thể nói, vẽ chính là một trò chơi, thú tiêu khiển của trẻ thơ. Đặc biệt là trẻ thích tự
mình làm ra sản phẩm, mặc dù sản phẩm của trẻ còn rất đơn sơ nhưng nó chứa đựng
tính hồn nhiên của trẻ, làm trẻ thích thú ngắm nhìn, khác nào một họa sĩ vừa hoàn
thành một tuyệt tác. Trẻ lứa tuổi mầm non, đặc biệt trẻ 5 – 6 tuổi rất thích vẽ, trẻ vẽ
say mê, vẽ không biết mệt. Trong hoạt động vẽ, nhất là vẽ theo ý thích (VTYT), trẻ
dùng ngơn từ là những nét vẽ, màu sắc, biểu tượng để nói lên xúc cảm của mình về
thế giới xung quanh theo cách sáng tạo riêng của trẻ. Quá trình sáng tạo này không
phải ngẫu nhiên tập trung vào môn vẽ mà chính hoạt động vẽ có thể biểu thị dễ dàng
hơn hết những điều tràn ngập trong tâm hồn trẻ. Với trẻ, vẽ theo ý thích đã đánh thức
trí tưởng tượng để từ đó trí tưởng tượng trở thành nhiên liệu thắp sáng năng lực sáng
tạo đang tiểm ẩn trong con người trẻ. Những suy nghĩ, ước mơ thầm kín, ngộ nghĩnh
của trẻ được bộ lộ qua bức tranh vẽ với những đường nét và màu sắc hấp dẫn, phong
phú. Từ tranh vẽ của trẻ ta có thể hiểu trẻ và có hướng giáo dục phù hợp, đồng thời
phát huy được năng lực sáng tạo của trẻ.
Tuy nhiên, qua khảo sát các trường mầm non trong Thành phố Bến Tre hiện
nay, việc tổ chức hoạt động vẽ nói chung và hoạt động vẽ theo ý thích (HĐVTYT)


2
của trẻ nói riêng chưa thực sự kích thích được khả năng sáng tạo của trẻ. Việc giáo
viên hoàn toàn chỉ đạo trẻ như: áp đặt sẵn các hoạt động vẽ trên bàn, dạy trẻ cách sử
dụng và sau đó đứng cạnh bàn theo dõi để đảm bảo trẻ làm theo chỉ dẫn của giáo
viên đã khiến HĐVTYT trở nên ít sáng tạo. Bên cạnh đó, hoạt động này tổ chức với
nội dung chưa phong phú, chất lượng các giờ học vẽ theo ý thích chưa cao, bởi các
giờ học vẽ mang tính khn mẫu, thiếu đi sự mềm mại. Hay khi đưa ra nhiều nguyên
vật liệu mở về hoạt động vẽ vào lớp học giúp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ
nhưng trẻ chưa được tự do thoải mái sử dụng theo ý thích của mình, chưa được tự do
thỏa sức sáng tạo. Vì thế, trẻ thực hiện quá trình tạo hình một cách thụ động thiếu
nguồn cảm hứng. Tình trạng này sẽ làm cản trở sự phát triển nhận thức thẩm mỹ và

làm mai một khả năng sáng tạo của trẻ.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, chúng tơi đã lựa chọn đề tài "Biện pháp
phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vẽ theo ý
thích".
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một số biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi trong hoạt động vẽ theo ý thích nhằm phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ trong
hoạt động này.
3. Giới hạn đề tài
3.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
- Biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt
động vẽ theo ý thích.
- Khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động vẽ theo ý thích.
3.2. Giới hạn về mẫu nghiên cứu
- Khảo sát thực trạng biện pháp giáo viên sử dụng nhằm phát triển khả năng
sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vẽ theo ý thích.
- Khảo sát thực trạng khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt
động vẽ theo ý thích ở 5 trường mầm non tại Thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.
- Thử nghiệm sư phạm được tổ chức tại 2 lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở Trường
Mầm non Rạng Đông, Thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.


3
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt
động vẽ theo ý thích.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong
hoạt động vẽ theo ý thích.

5. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu đề xuất được một số biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo
5 – 6 tuổi trong hoạt động vẽ theo ý thích thì sẽ giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài bao gồm: sáng tạo, khả năng
sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi và khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
trong hoạt động vẽ theo ý thích; hoạt động vẽ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi và hoạt
động vẽ qua thể loại vẽ theo ý thích của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi; biện pháp phát triển
khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vẽ theo ý thích.
- Thực trạng biện pháp giáo viên sử dụng nhằm phát triển khả năng sáng tạo
cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vẽ theo ý thích và thực trạng khả năng
sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vẽ theo ý thích.
- Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vẽ theo ý thích.
7. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng và phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa tài liệu nhằm xác lập cơ sở lý luận về biện
pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vẽ theo
ý thích.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi


4
Sử dụng phiếu điều tra bằng bảng hỏi 50 giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi
của 5 trường mầm non trên địa bàn Thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Cụ thể:
- Tìm hiểu các biện pháp giáo viên sử dụng nhằm phát triển khả năng sáng tạo
của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động vẽ theo ý thích.
- Tìm hiểu thực trạng khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt

động vẽ theo ý thích.
7.2.2. Phương pháp quan sát
- Quan sát những biện pháp giáo viên sử dụng nhằm phát triển khả năng sáng
tạo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vẽ theo ý thích.
- Quan sát biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt
động vẽ theo ý thích.
7.2.3. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động vẽ theo ý thích
Nghiên cứu tranh vẽ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vẽ theo ý thích
để đánh giá khả năng sáng tạo ở trẻ.
7.2.4. Phương pháp thử nghiệm
- Thử nghiệm sư phạm được sử dụng để kiểm chứng tính khả thi của giả thuyết
khoa học của đề tài.
- Thử nghiệm sư phạm được tổ chức tại 2 lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở Trường
mầm non Rạng Đông, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre: một lớp đối chứng và một
lớp thử nghiệm để tiến hành phương pháp này.
7.3. Phương pháp toán thống kê
Phương pháp thống kê toán học (phần mềm SPSS) được sử dụng để thu thập,
xử lý, phân tích số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu.
8. Những đóng góp mới của đề tài
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực tiễn và biện pháp phát triển khả năng sáng
tạo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vẽ theo ý ở một số trường mầm non
trên địa bàn Thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm hỗ trợ giáo viên phát triển khả năng sáng tạo
cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vẽ theo ý ở một số trường mầm non trên
địa bàn Thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.


5

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN

KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI
TRONG HOẠT ĐỘNG VẼ THEO Ý THÍCH
1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu trên thế giới
1.1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu về sáng tạo
Khi nói đến sáng tạo người ta thường đề cập đến những thiên tài trong các lĩnh
vực khoa học, nghệ thuật như: Leonarda Vinci, Albert Einstein, Tonxtoi … những danh
nhân này sáng tạo ra những vấn đề khoa học lớn, những tác phẩm vĩ đại. Các nhà khoa
học trước đây khi nghiên cứu vấn đề sáng tạo tập trung mơ tả, giải thích sơ bộ dựa trên
cơ sở các hồi ký, tiểu sử, các tác phẩm văn học mang tính tự thuật của các doanh nhân
nhưng chưa đi sâu vào bản chất, quy luật của hoạt động sáng tạo.
Giữa thế kỷ XIX, với những nghiên cứu đầu tiên và có ý nghĩa lớn về sáng tạo,
các nhà xã hội học đã khẳng định rằng, bản chất của tính tích cực sáng tạo là hoạt
động tưởng tượng, nhờ hoạt động tưởng tượng mà kích thích khả năng sáng tạo.
Quan điểm này gần với quan điểm của các nhà tâm lý học ngày nay.
Sang thế kỷ XX đây là thời điểm có tính chất bước ngoặt trong lịch sử phát
triển nhân loại, cùng với sự phát triển vượt bậc trong các lĩnh vực khoa học, nhiều
ngành khoa học ra đời, nhiều thành tựu khoa học được công bố và lĩnh vực sáng tạo
cũng bắt đầu được quan tâm nghiên cứu như là một hiện tượng phổ biến trong xã hội.
Như một tất yếu, quốc gia nào có nền khoa học kỹ thuật phát triển cao thì càng tập
trung nghiên cứu nhiều lĩnh vực sáng tạo.
Khi nói đến lĩnh vực sáng tạo thì phải kể đến các nghiên cứu của nước Mỹ một ra và bồi dưỡng những nhân cách sáng tạo là vấn đề có ý nghĩa quốc gia, bởi vì
“hoạt động sáng tạo có ảnh hưởng to lớn không chỉ đến sự tiến bộ khoa học, mà cịn
đến tồn bộ xã hội nói chung, và dân tộc nào biết nhận ra được những nhân cách
sáng tạo một cách tốt nhất, biết phát triển họ và biết tạo ra một cách tốt nhất cho họ
những điều kiện thuận lợi nhất, thì dân tộc đó sẽ có những ưu thế lớn lao” (Trần
Trọng Thủy, 2000).


6

Vào đầu năm 1920 cơng trình nghiên cứu về sáng tạo của Lewis Terman trên
những học sinh giỏi có chỉ số IQ từ 140 trở lên đã được các nhà khoa học đánh giá
cao. Sau đó, ơng cịn nghiên cứu tiếp tục nhiều cơng trình khác cũng về lĩnh vực sáng
tạo, rút ra nhiều kết luận về các vấn đề chung của sáng tạo như: môi trường sáng tạo,
sản phẩm sáng tạo, vấn đề nhân cách sáng tạo.
Và quyển sách đầu tiên về vấn đề sáng tạo xuất hiện vào năm 1943 ở Mỹ của
tác giả A.Osborn. Ông đã cho ra đời 4 quyển sách về lĩnh vực này và được tái bản
nhiều lần. Theo kinh nghiệm từ bản thân, ông nhận thấy rằng sự thành công của ông
trong lĩnh vực kinh doanh là nhờ vào sự phát minh ra phương pháp “Tập kích não” –
phương pháp này dựa trên cơ sở của hoạt động sáng tạo.
Tuy nhiên, vấn đề sáng tạo chỉ được nghiên cứu một cách có hệ thống khi
J.P.Guilford, nhà tâm lý học Mỹ. Trong bài phát biểu tại buổi lể nhận chức Chủ tịch
hội tâm lý học Mỹ, đã nhấn mạnh đến ý nghĩa của hoạt động sáng tạo và đồng thời
khuyến khích cổ vũ các nhà tâm lý học tham gia nghiên cứu vấn đề này. Từ đó vấn
đề sáng tạo được đầu tư và cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Nhiều cơng trình nghiên cứu trong thời gian này đã được xuất bản nội dung đề
cập đến những vấn đề cơ bản của hoạt động sáng tạo, các thuộc tính của nhân cách
sáng tạo, bản chất, quy luật của hoạt động sáng tạo, các giai đoạn của q trình sáng
tạo … Ngồi ra cịn có nhiều tác giả khác ở Mỹ cũng nghiên cứu về vấn đề sáng tạo
như: Barron, Blom, Helmoholtz, Wallass …
Vượt ra khỏi nước Mỹ, các nhà khoa học Liên Xơ (cũ) cũng có nhiều cơng trình
nghiên cứu về sáng tạo, đóng góp cho xã hội, nổi bật như: V.N.Puskin, P.A.Rudich,
L.X.Vygotski … Họ cũng đã tổ chức hội nghị, hội thảo về sáng tạo vào những năm
1960 – 1980 tại Matxcova, Praha, Budapest …
Từ những năm 60 – 70 của thập kỷ XX trở đi, không chỉ ở Mỹ, Liên xô mà cả ở
Tây Âu, đặc biệt là Đức, do nhận ra ý nghĩa phát triển kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật,
cũng như ý nghĩa phát triển cá nhân của sáng tạo mà vấn đề tính sáng tạo dưới góc nhìn
mới của tâm lý học, giáo dục học và xã hội học đã được quan tâm nghiên cứu.



7
1.1.1.2. Những cơng trình nghiên cứu về hoạt động vẽ của trẻ em
Việc nghiên cứu về hoạt động tạo hình của trẻ em mà đặc biệt là hoạt động vẽ
có lịch sử khá phức tạp. Lúc đầu, sự lý giải về bản chất của hoạt động này mang tính
kinh nghiệm chủ nghĩa. Sau đó các cách giải thích đều mang ảnh hưởng của các
trường phái Tâm lý học như: “Tâm lý học Ưu sinh”, “Tâm lý học cấu trúc”, “Tâm lý
học duy vật biện chứng” với câu hỏi được các nhà tâm lý học giải đáp là “Trẻ em vẽ
gì?” (Lê Thanh Thủy, 1998).
Các nhà Tâm lý học theo trường phái Ưu sinh đã xem xét bản chất của hoạt
động vẽ của trẻ từ góc độ sinh học. Đại diện nổi tiếng của trường phái này là
G.Kerschensteiner khi trả lời câu hỏi “Trẻ vẽ gì” đã khẳng định rằng “Trẻ vẽ những
gì nó biết”. Một đại diện khác là V.Stern lại chỉ rõ hơn “Trẻ vẽ những gì nó nghĩ, nó
biết chứ khơng phải là cái nó nhìn thấy”. Sự phát triển hoạt động tạo hình theo quan
điểm này chính là những tiềm năng mang tính bẩm sinh mà đứa trẻ có được từ khi
sinh ra (Lê Thanh Thủy, 1998).
Các nhà Tâm lý học cấu trúc cũng nghiên cứu hoạt động vẽ của trẻ em và cho
rằng “Trẻ em vẽ những gì chúng nhìn thấy”. Điều này cho thấy Tâm lý học cấu trúc
đã khẳng định vai trò quan trọng của tri giác thị giác và kinh nghiệm trong quá trình
trẻ vẽ. Tuy nhiên, theo trường phái này “nhìn” và nhìn nhiều thì chưa đủ, cần phải
biết nhìn: “nhìn” trong hoạt động tạo hình là khả năng quan sát có phân tích, tổng
hợp và nhận biết cấu trúc của đối tượng quan sát như một tổng thể trọn vẹn. Quan
điểm này là một đóng góp rất lớn cho cơng tác giáo dục nghệ thuật. Họ khẳng định
vai trò của tri giác trọn vẹn trong việc hình thành các tác phẩm nghệ thuật. Hạn chế
của họ là quá thiên về “quy luật bừng sáng” và đánh giá quá cao về nó nhằm giải
thích các hiện tượng sáng tạo trong hoạt động vẽ như là kết quả của sự “lóe lên” của
“cấu trúc sinh học” mang tính tiền định nên đánh giá thấp vai trò của ý thức trong
hoạt động sáng tạo nghệ thuật (Lê Thanh Thủy, 1998).
Tranh vẽ của trẻ là sự quan tâm đặc biệt của các nhà Phân tâm học khi lý giải
về bản chất của tranh vẽ, họ khẳng định “Đứa trẻ vẽ những gì chúng cảm thấy”. Cái
“Cảm thấy” ở đây chính là các năng lượng sinh học bản năng. Với quan điểm này,

các nhà phân tâm học đã sinh vật hóa tâm lý con người, làm cho con người mất đi


8
tính chủ thể, tính tích cực hoạt động và sự sáng tạo trong hoạt động vẽ (Lê Thanh
Thủy, 1998).
Nhìn chung, khi xem xét các quan điểm của những trường phái Tâm lý học
trên có thể nhận thấy chỉ mới dừng lại ở sự phát triển tự phát của trẻ trong hoạt động
tạo hình mà khơng thừa nhận rằng hoạt động tạo hình của trẻ là kết quả hoạt động
tích cực của chủ thể trên cơ sở lĩnh hội và vận dụng sáng tạo các kinh nghiệm xã hội,
kinh nghiệm hoạt động thực tiễn.
Từ những năm 40 - 50 của thế kỷ XX, dưới ánh sáng của các cơng trình nghiên
cứu của nhà Tâm lý học Xô viết lỗi lạc L.X.Vưgotski thì sự nhìn nhận về sự phát
triển hoạt động tạo hình nói chung và sự sáng tạo nói riêng ở trẻ đã có sự thay đổi.
Khi tìm hiểu xem “trẻ em vẽ gì” các nhà tâm lý học duy vật biện chứng đã nhận thấy
tranh vẽ của trẻ em thể hiện các kinh nghiệm sau:
- Trước hết và nhiều nhất là các kinh nghiệm tri giác bằng thị giác về sự vật,
hiện tượng, sự kiện trong thế giới xung quanh.
- Tiếp đó là các kinh nghiệm về sự vật xung quanh mà trẻ có được khi tiếp xúc,
tiếp nhận bằng các cơ quan cảm giác khác như xúc giác, cảm giác vận động, thính
giác, thị giác, khứu giác.
- Các khn mẫu đồ họa mang tính sơ đồ mà trẻ tiếp thu được từ người lớn
trong quá trình giao tiếp.
Sự thể hiện những kinh nghiệm trên có liên quan rất chặt chẽ với các đặc điểm
đặc trưng của khả năng tri giác, tư duy, tưởng tượng, xúc cảm, tình cảm và thái độ rất
riêng của từng đứa trẻ đối với thế giới xung quanh (Hồ hồng Yến, 2011).
Tóm lại, các nhà Tâm lý học duy vật biện chứng đã khẳng định rằng, hoạt động
tạo hình của trẻ em nói chung và hoạt động vẽ nói riêng là một hoạt động có nguồn
gốc xã hội, mang bản chất xã hội rõ rệt.
1.1.2. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, nhiều hoạt động thể hiện sự chăm lo, bồi dưỡng, khuyến khích khả
năng sáng tạo được tổ chức hàng năm như: Hội thi sáng chế kỹ thuật, tổ chức hỗ trợ
sáng tạo khoa học và công nghệ Việt Nam thuộc Viện Khoa học Việt Nam và Trung


9
tâm sáng chế khoa học kỹ thuật thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và
nhiều hội thi tài năng được tổ chức trong các trường học.
Đến năm 1990, Viện Khoa học giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ
quan khoa học đầu tiên ở Việt Nam tiến hành nghiên cứu về “khả năng sáng tạo” của
học sinh. Các cơng trình này nghiên cứu bản chất, cấu trúc tâm lý của sự sáng tạo,
phương pháp chẩn đoán, đánh giá khả năng sáng tạo của người Việt Nam.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu về hoạt động sáng tạo cũng
như đề xuất các biện pháp nhằm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ như:
 Lê Thanh Thủy nghiên cứu “Ảnh hưởng của tri giác tới tưởng tượng sáng
tạo trong hoạt động vẽ của trẻ 5 – 6 tuổi”.
 Phạm Thu Hương nghiên cứu “Tiềm năng sáng tạo và biểu hiện của nó trong
vận động theo nhạc của trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi”.
 Lại Thị Kim Cúc nghiên cứu “Một số biện pháp phát huy khả năng sáng tạo
của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động ca hát ở trường mầm non”.
 Luận văn Thạc sĩ của Ngô Thị Tuyết Mai nghiên cứu “Biện pháp phát huy
khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trị chơi đóng kịch”.
 Nguyễn Thị Ngọc Nuôi nghiên cứu “Một số biện pháp phát triển khả năng
tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động kể chuyện”.
 Phạm Thị Nguyên Chi nghiên cứu “Biện pháp giáo dục tính sáng tạo cho trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại góc tạo hình”.
 Nguyễn Thị Huệ nghiên cứu “Một số biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình
nhằm phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi”.
 Nguyễn Huỳnh Ngọc Thủy nghiên cứu “Biện pháp phát huy khả năng sáng
tạo của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vẽ”.

Những nghiên cứu trên đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của sáng tạo như:
khái niệm, bản chất, đặc điểm của sáng tạo, vai trò của sáng tạo đối với sự phát triển
của trẻ trong các hoạt động khác nhau. Và đưa ra một số biện pháp để phát huy tính
sáng tạo của trẻ trong các hoạt động này.


10
Việc phát triển khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo thơng qua hoạt động tạo
hình nói chung và phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt
động vẽ theo ý thích nói riêng là vấn đề hết sức cần thiết và mang ý nghĩa thực tiễn
cao. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu biện pháp phát triển khả năng sáng tạo
trong hoạt động vẽ chỉ nghiên cứu hoạt động vẽ theo mẫu, hoạt động vẽ theo đề tài,
rất ít cơng trình nghiên cứu về hoạt động VTYT. Chúng tôi nhận thấy biện pháp phát
triển khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vẽ theo ý thích là
rất cần thiết. Vì vậy, chúng tơi hi vọng đề tài của mình sẽ góp phần phát triển khả
năng sáng tạo ở trẻ.
1.2. Lý luận về sáng tạo và phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo
5 - 6 tuổi
1.2.1. Sáng tạo
1.2.1.1. Khái niệm chung về sáng tạo
Cho đến nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về sáng tạo:
Theo S.Freud “Sáng tạo cũng giống như giấc mơ hiện hành, là sự tiếp tục và sự
thay thế trò chơi trẻ con cũ” (Vụ Giáo dục mầm non, 2005).
Cùng với quan điểm của S.Freud cho rằng sáng tạo như một trò chơi, Thiessy
Gaudin, tác giả cuốn: “Chuyện kể về thế kỷ 21”, đã viết rằng: “Trò chơi là sự thăm
dị những cái có thể và một sự học tập. Ai khơng chơi thì người đó thu hẹp trường tri
giác và sáng tạo của họ” (Đức Uy, 1998).
Đối với L.X.Vygotsky hoạt động sáng tạo được coi là hoạt động cao nhất của
con người. Theo ông “Bộ não không những là một cơ quan giữ lại và tái hiện kinh
nghiệm cũ của chúng ta, nó cịn là cơ quan phối hợp, chỉnh lý một cách sáng tạo và

xây dựng nên những tình thế mới và hành vi mới bằng những yếu tố của kinh nghiệm
cũ đó” Hoạt động sáng tạo được ơng nhìn nhận như sau: “Sự sáng tạo thật ra khơng
chỉ có ở nơi nó tạo ra những tác phẩm vĩ đại, mà ở khắp nơi nào con người tưởng
tượng, phối hợp, biến đổi và tạo ra cái gì mới, cho dù cái mới ấy nhỏ bé đến đâu đi
nữa so với những sáng tạo của các thiên tài…” (Nguyễn Thị Ngọc Kim, 2005).
Theo Chu Quang Tiềm, đại học Bắc Kinh, trong cuốn sách “Tâm lý học văn
nghệ”đã định nghĩa sáng tạo là: “Căn cứ vào những ý tưởng đã có sẵn làm tài liệu


11
rồi cắt xén gạt bỏ chọn lọc tổng hợp thành một hình tượng mới” (Nguyễn Thị Ngọc
Kim, 2005).
Theo từ điển triết học của NXB Tiến bộ Matxcơva: “Sáng tạo là quá trình hoạt
động của con người tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần. Các loại hình sáng
tạo được xác định bởi đặc trưng nghề nghiệp như khoa học, kỹ thuật, văn học nghệ
thuật…”. Có thể nói sáng tạo có mặt trong mọi lĩnh vực của thế giới vật chất và tinh
thần (Nguyễn Thị Ngọc Kim, 2005).
Từ điển Tiếng Việt của tác giả Như Ý: “Sáng tạo là tìm thấy và làm nên cái
mới” (Nguyễn Như Ý,1999).
Khi đề cập đến quá trình sáng tạo, Nguyễn Đức Uy cho rằng “Đó là sự đột khởi
thành hành động của một sản phẩm liên hệ mới mẻ nảy sinh từ sự độc đáo của một cá
nhân một đằng và những tư liệu biến cố, nhân sự hay những hoàn cảnh của đời người ấy,
đằng khác” (Nguyễn Ánh Tuyết, 2002).
Nguyễn Huy Tú định nghĩa:“Sáng tạo thể hiện khi con người đứng trước hồn
cảnh có vấn đề. Q trình này là tổ hợp các phẩm chất và năng lực mà nhờ đó con
người trên cơ sở kinh nghiệm của mình, và bằng tư duy độc lập tạo ra được ý tưởng
mới, độc đáo, hợp lý trên bình diện cá nhân hay xã hội. Ở đó người sáng tạo gạt bỏ
được các giải pháp truyền thống để đưa ra những giải pháp mới, độc đáo và thích
hợp cho vấn đề đặt ra” (Chu Quang Tiềm, 1999).
Đối với trẻ em, tính sáng tạo là năng lực diễn tả của bản thân theo cách của riêng

mình. Tiềm năng sáng tạo của trẻ em mầm non bao gồm cả trẻ khuyết tật được thể hiện
trong tất cả hoạt động của trẻ nhưng đặc biệt nổi trội là ở 4 hoạt động chính: âm nhạc, tạo
hình, ngơn ngữ và chơi tưởng tượng (Nguyễn Xuân Khoa, 2003).
Tóm lại, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những quan điểm khác nhau về sáng tạo
nhưng có điểm chung là sáng tạo là một quá trình tạo ra hay hướng đến cái mới. Trên
cơ sở phân tích một số quan niệm trên về sáng tạo của các nhà nghiên cứu, theo
chúng tơi sáng tạo có thể hiểu là: q trình con người vận dụng những kinh nghiệm
của bản thân, độc lập đưa ra những ý tưởng mới lạ hoặc cải tạo và biến đổi những
sản phẩm có sẵn để tạo ra những sản phẩm mới nhằm phục vụ cho lợi ích chính
đáng của bản thân và xã hội.


12
1.2.1.2. Đặc điểm của sáng tạo
Đặc điểm của sáng tạo được bộc lộ ở 3 thuộc tính cơ bản đó là: tính mới mẻ,
tính độc lập và tính hiện thực (Nguyễn Huy Tú, 1998).
Thứ nhất, tính sáng tạo bộc lộ ở tính mới mẻ trong sản phẩm của tư duy hay
hành động, tính mới mẻ này có thể là đối với cá nhân hoặc đối với xã hội. Khi đề cập
đến sự sáng tạo của người trưởng thành, của nhà khoa học, nhà phát minh sáng chế,
sáng tác… là nói đến tính mới mẻ trên bình diện xã hội.
Ở lứa tuổi học sinh, trong quá trình sáng tạo, cái mới được phát hiện khơng
nhất thiết phải có ý nghĩa tồn xã hội mà chỉ là đối với bản thân mình. Tuy nhiên,
bản thân q trình sáng tạo đó có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với xã hội. Tâm lý
học đã xác định được tính tương tự giữa quá trình sáng tạo của học sinh và quá trình
sáng tạo của các nhà khoa học, sáng chế sáng tác. Sự khác nhau ở đây chỉ là vấn đề
cần giải quyết ở trình độ tự lập trong diễn tiến các giai đoạn của q trình sáng tạo.
Cịn cơ chế dẫn đến cái mới về ngun tắc khơng có sự khác biệt nào giữa sáng tạo
của học sinh và người lớn.
Thứ hai, tính sáng tạo thể hiện ở tính độc lập trong tư duy và hành động. Tư
duy độc lập làm tiền đề để nảy sinh những ý tưởng mới, giải pháp và phương pháp

mới. Ở cả trẻ em và người lớn muốn phát triển tính độc lập tư duy, cần đặt cho họ
trước những vấn đề buộc họ đi đến đích bằng con đường giải quyết vấn đề đó. Khi đi
vào giải quyết vấn đề, nếu chúng ta thử nghiệm độc lập để tìm ra giải pháp và càng
khác lạ với thơng thường thì càng được đánh giá là có tính sáng tạo.
Người sáng tạo có khuynh hướng tránh lặp lại cách giải quyết cũ, họ hoài nghi,
muốn từ bỏ cái truyển thống, có khi từ bỏ cả mục đích truyền thống. Họ thường đưa ra
các ý tưởng mới, cách thực hiện mới để thực hiện ý tưởng độc đáo, mới lạ của mình.
Thứ ba là tính hiện thực, nó được thể hiện trong giá trị sản phẩm mới. Quá
trình sáng tạo ra sản phẩm mới ln có mối liên quan đến hiện thực. Sáng tạo không
phải là sự đoạn tuyệt của hiện thực mà là sự phản ánh hiện thực tối đa nhưng trong
tình huống mới, chất lượng mới và mục đích mới.
Người ta thường quan niệm rằng: sáng tạo bao giờ cũng xuất phát từ nhu cầu
của hiện thực khách quan nhằm vươn tới việc tạo ra cái mới, độc đáo, tốt hơn, có lợi


13
hơn cho sự phát triển của xã hội. Điều này có vẻ trái ngược khi người ta nghiên cứu
các sản phẩm sáng tạo của trẻ: không độc đáo hơn, không đẹp hơn, khơng có lợi hơn
cho xã hội nhưng ở đây chúng ta đã tập cho trẻ học cách sáng tạo, để thể hiện nhu cầu
tự nhiên, vốn có của trẻ không bị phụ thuộc vào một công thức, một giải pháp, một
đường mịn có sẵn. Chúng ta giúp trẻ trở thành người sáng tạo. Như vậy, việc giúp cho
trẻ trở thành người sáng tạo là việc có ý nghĩa xã hội to lớn mà ngay chính đứa trẻ
cũng chưa ý thức được, mà trẻ chỉ thấy sự thoải mái được thực hiện những điều
chúng tưởng tượng ra.
Tóm lại, xét trên bình diện tồn xã hội thì hoạt động chơi và học tập là hoạt
động tái tạo, nhưng trên bình diện cá nhân thì hoạt động chơi và học tập là hoạt động
sáng tạo, sáng tạo cho bản thân mình. Vì vậy được gọi là sáng tạo đặc biệt. Do đó,
chúng ta phải động viên, chỉ dẫn và khuyến khích trẻ để trẻ tiếp tục sáng tạo và đó là
điều kiện rất tốt cho sự sáng tạo thực sự sau này của trẻ.
1.2.1.3. Các cấp độ của sáng tạo

Theo nhà tâm lý học người Mỹ C.W. Taylor sáng tạo có thể phân ra 5 cấp độ
khác nhau như sau:
Cấp độ 1: Sáng tạo biểu hiện là dạng cơ bản nhất của sáng tạo, khơng địi hỏi
tính độc đáo hay kỹ năng quan trọng nào. Đặc trưng của cấp độ sáng tạo này là tính
bộc phát “hứng khởi” và sự tự do khoáng đạt.
Cấp độ 2: Sáng tạo chế tạo là bậc cao hơn sáng tạo biểu hiện. Nó địi hỏi kỹ
năng nhất định (xử lý thông tin hoặc kỹ năng kỹ thuật…) để thể hiện rõ ràng, chính
xác các ý kiến của cá nhân. Ở cấp độ này tính tự do, hứng khởi bộc phát đã nhường
bước cho các quy tắc trong khi thể hiện cái tôi của người sáng tạo.
Cấp độ 3: Sáng tạo phát kiến có đặc trưng là sự phát hiện hoặc “tìm ra” do
“nhìn thấy” các quan hệ mới giữa các thông tin trước đây. Đây chưa phải là cấp bậc
sáng tạo cao nhất mà chỉ là chế biến các thông tin cũ và sắp xếp lại chúng để đi đến
các quan hệ mới và đó chính là sự xuất hiện sáng kiến hay phát kiến.
Cấp độ 4: Sáng tạo cải tiến (đổi mới, cải cách) là cấp bậc sáng tạo cao. Nó thể
hiện sự am hiểu sâu sắc các kiến thức khoa học hoặc nghệ thuật, kỹ thuật hay sản
xuất, tức địi hỏi một trình độ trí tuệ nhất định. Từ đó xây dựng được các ý tưởng cải


14
tạo, cải cách có ý nghĩa xã hội và khoa học kỹ thuật. Lackben cho rằng dự án trong
đầu càng xa với ban đầu bao nhiêu thì sự sáng tạo càng lớn bấy nhiêu.
Cấp độ 5: Sáng tạo bậc cao, tột đỉnh của quá trình sáng tạo. Người ta đưa ra
những ý tưởng mới hồn tồn, thậm chí nảy sinh những ngành nghề mới, trường phái
mới, chương trình mới… vượt qua trí tuệ đương thời. Đại diện cho những người đạt
cấp bậc này là Einstein trong vật lý học, Picasso trong hội họa, Chopin trong âm
nhạc, Darwin trong sinh vật học, K. Marx, Hồ Chí Minh trong xã hội và khoa học
chính trị (Lê Thanh Thủy, 2004)
Sáng tạo của trẻ em thường ở cấp bậc thấp nhất là sáng tạo biểu hiện, đây là
bậc quan trọng nhất của sáng tạo, vì khơng có nó thì chẳng có một chút sáng tạo nào
cao hơn. Đặc trưng của cấp độ một là tính bộc phát, hứng khởi và tự do khống đạt,

nếu như hai đặc tính này bị hạn chế, bị gị ép vào khn phép ngay từ lúc nẩy mầm
thì rất có hại cho sự sáng tạo.
Như vậy, nếu chúng ta làm hạn chế những biểu hiện sáng tạo của trẻ ngay từ
tuổi MN dần dần sẽ trở thành thói quen, ngấm dần vào trong tư duy của con người,
đi đến chỗ thụ động, máy móc.
1.2.2. Khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động vẽ
1.2.2.1. Khái niệm khả năng sáng tạo
Khả năng là cái có thể xuất hiện trong điều kiện nhất định.
Khả năng sáng tạo là sự hội tụ của nhiều yếu tố như: khả năng nhận thức, tính
cách cá nhân, cảm xúc và những yếu tố từ môi trường.
Mọi trẻ em đều tiềm ẩn năng lực sáng tạo, nhưng sự sáng tạo của trẻ em không
giống sự sáng tạo của người lớn. Sự sáng tạo của người lớn là việc tạo ra cái mới, cái
độc đáo, gắn với tính chủ đích, có tính bền vững và thường là kết quả của quá trình
nỗ lực tìm tịi để phát minh, sáng kiến ra những sản phẩm hồn tồn mới lạ và có ý
nghĩa nhất định trong đời sống xã hội. Nhưng ở một đứa trẻ thì khả năng sáng tạo lại
chính là khi trẻ bắt đầu tái tạo, bắt chước, mô phỏng một điều gì đó và thường khơng
có tính chủ đích. Sự sáng tạo của trẻ em phụ thuộc nhiều vào xúc cảm, tình huống và
thường kém bền vững.


15
Ở lứa tuổi mầm non, trong bất cứ hoạt động nào trẻ cũng tỏ ra ngạc nhiên, tị
mị và có khuynh hướng khám phá, thử nghiệm. Do vậy, nếu một đứa trẻ khơng có
khả năng sáng tạo thì khơng hẳn do trẻ vốn đã thiếu khả năng sáng tạo mà có thể xuất
phát từ gia đình, trường học và mơi trường văn hóa mà trẻ tiếp nhận.
Khả năng sáng tạo được thể hiện rõ rệt ở trẻ 5 - 6 tuổi vì ở tuổi này trẻ đã bắt
đầu thích nghi với những điều xảy ra xung quanh thông qua việc học, chơi và biết
chủ động tham gia nhiều hoạt động khác nhau, từ đó trẻ tích lũy và biết cách phát
huy khả năng sáng tạo của mình.
1.2.2.2. Vai trị của sáng tạo đối với sự phát triển tâm lý cho trẻ mẫu giáo

Lứa tuổi MG là giai đoạn phát triển mạnh mẽ về thể chất và tâm lý, do đó mọi
tác động đến trẻ lúc này đều có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển nhân
cách của chính đứa trẻ sau này. Cho nên việc phát hiện và bồi dưỡng tính sáng tạo
cho trẻ cần phải được quan tâm thích đáng bởi vai trị quan trọng của nó đối với sự
phát triển toàn diện của trẻ. Mặc dù những nghiên cứu về khả năng sáng tạo của trẻ
còn ít, nhưng thông qua các nghiên cứu của một số nhà tâm lý, giáo dục học thì
chúng ta đã phần nào thấy được vai trị của tính sáng tạo đối với sự phát triển tâm lý
trẻ. Điều này thể hiện ở một số điểm: (Phạm Thị Nguyên Chi, 2013).
Một là, hoạt động sáng tạo là một hình thức giúp trẻ tự do thể hiện cái tơi của
mình. Đề cặp đến vấn đề này, X.L.Rubinstein cho rằng: “Mặc dù vốn kiến thức kinh
nghiệm của trẻ cịn hạn chế, nhưng trẻ có nhiều cơ hội để bộc lộ sự sáng tạo mang
tính chủ quan của mình. Điều quan trọng là phải xem cái gì là cái mới chủ quan của
trẻ. Sứ mệnh của sự sáng tạo với vị trí là bậc thang cao nhất ở hoạt động của con
người, có liên quan không chỉ những giá trị khách quan và sự phát triển xã hội mà
cịn có giá trị chủ quan đối với sự phong phú đa dạng trong cuộc sống cá nhân”
(Chu Quang Tiềm, 1999).
Như vậy, ý nghĩa sự sáng tạo của trẻ không chỉ được xem xét ở kết quả trong
sản phẩm sáng tạo mà cịn được nhìn nhận trong bản thân q trình sáng tạo. Điều
quan trọng khơng hẳn là ở cái mới mà trẻ tạo ra, mà là trẻ đang được sáng tạo, đang
được bộc lộ và rèn luyện trong hoạt động sáng tạo đó. Sáng tạo của trẻ như một trò


16
chơi nảy sinh từ một nhu cầu cấp bách tự nhiên. Trẻ tự mình khám phá, tìm tịi, nghĩ
ra một cái mới và thể hiện cái mới đó với niềm vui sướng vô biên.
Hai là, hoạt động sáng tạo giúp trẻ hình thành và phát triển những xúc cảm,
tình cảm thẩm mỹ ở trẻ. Khi trẻ sáng tạo, những xúc cảm ở trẻ lay động, qua đây trẻ
có thể nhìn thấy cái đẹp, yêu cái đẹp và cố gắng tạo ra cái đẹp trong khn khổ vốn
kinh nghiệm ít ỏi của mình. Cho dù những gì mà trẻ tạo ra khơng mang giá trị xã hội
lớn lao, khơng mang tính độc đáo hay mới đối với xã hội, nhưng khi được hoạt động,

được sáng tạo và trải nghiệm cảm xúc đã mang lại cho trẻ niềm vui thích vơ biên và
cũng là món q vơ giá mà sáng tạo mang lại cho trẻ.
Ba là, hoạt động sáng tạo giúp phát triển ngơn ngữ và trí tuệ của trẻ. Với trẻ,
muốn cho trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ phát triển phải cho nó được tham gia vào
các hoạt động, trong đó hoạt động vui chơi là hoạt động cơ bản. Thông qua hoạt
động vui chơi vá cả hoạt động tạo hình trẻ được tiếp xúc với thế giới xung quanh,
xác lập được quan hệ của mình với hồn cảnh và với người khác. Trẻ được giao lưu,
trao đổi, trình bày ý kiến của mình và thỏa sức tưởng tượng.
Do vậy có thể nói, thơng qua những ý tưởng và sáng tạo đã giúp cho các nét tâm lý
xã hội, những tri thức, kinh nghiệm và ngơn ngữ của trẻ có nhiều cơ hội phát triển.
1.2.2.3. Đặc điểm sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Sáng tạo của trẻ mầm non có những đặc điểm như sau: (Lê Thị Thanh Bình,
2006).
- Sáng tạo của trẻ bao giờ cũng xuất phát từ nhu cầu đã có trước, một nhu cầu
cấp bách tự nhiên và điều kiện tồn tại của trẻ. Trẻ khơng bao giờ sáng tạo cái gì mà
trẻ khơng biết, khơng hiểu và khơng có hứng thú.
- Trẻ có thể sáng tạo đột nhiên, có cách làm việc tự do, không cần ghi nhớ,
không cần sự bắt chước, bất kì chỗ nào thiếu trí nhớ, những kỉ niệm bị rạn nứt chỉ
cịn lại những yếu tố rời rạc thì óc tưởng tượng sẽ móc ghép theo cách riêng, thế là
có sáng tạo.
- Sáng tác của trẻ ít khi nghiền ngẫm lâu về tác phẩm của mình, phần lớn trẻ
sáng tác liền một mạch. Trẻ giải quyết nhu cầu sáng tạo của mình nhanh chóng và
triệt để những tình cảm đang tràn ngập trong lòng trẻ.


×