Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh dầu cây nghệ cầu lửa ( curcuma sp ), họ gừng ( zingiberaceae) ở đà bắc, hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.73 MB, 79 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN NGỌC ÁNH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT,
THÀNH PHẦN HĨA HỌC VÀ
HOẠT TÍNH KHÁNG VI SINH VẬT
CỦA TINH DẦU CÂY NGHỆ CẦU LỬA
(Curcuma sp.), HỌ GỪNG (Zingiberaceae)
Ở ĐÀ BẮC, HỊA BÌNH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN NGỌC ÁNH
Mã sinh viên: 1501039

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT,
THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ
HOẠT TÍNH KHÁNG VI SINH VẬT
CỦA TINH DẦUCÂY NGHỆ CẦU LỬA
(Curcuma sp.), HỌ GỪNG (Zingiberaceae)
Ở ĐÀ BẮC, HỊA BÌNH
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:


PGS.TS. Nguyễn Hoàng Tuấn
Nơi thực hiện:
Bộ môn Dược liệu

HÀ NỘI - 2020


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện khóa luận tại bộ môn Dược liệu, trường Đại học Dược
Hà Nội, tôi đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ và giúp đỡ q báu từ thầy cơ, bạn bè và
gia đình.
Lời đầu tiên, với tất cả lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành tới PGS.TS. Nguyễn Hồng Tuấn, người thầy đã ln quan tâm hướng dẫn,
chỉ bảo tận tình và tạo điều kiện cho tơi từ những ngày đầu thực hiện khóa luận cho tới
khi hồn thành.
Tơi xin chân thành cảm ơn DS.NCS. Nguyễn Thanh Tùng đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi
để tôi có thể hồn thành khóa luận.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới tồn thể thầy cơ trường Đại học Dược
Hà Nội nói chung, các thầy cơ và anh chị kỹ thuật viên thuộc bộ môn Dược liệu – Trường
Đại học Dược Hà Nội nói riêng đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình
nghiên cứu.
Xin cảm ơn tồn thể anh chị, các bạn cùng nghiên cứu tại Bộ môn Dược liệu đã
đồng hành, động viên tinh thần và giúp đỡ tôi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đã luôn ở bên
động viên, ủng hộ và là chỗ dựa vững chắc cho tôi trong những ngày tháng học tập,
nghiên cứu tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 19 tháng 6 năm 2019
Sinh viên


Nguyễn Ngọc Ánh


MỤC LỤC
Trang

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .........................................................................................3
1.1. Tổng quan về họ Gừng (Zingiberaceae) ................................................................... 3
1.1.1.

Vị trí phân loại ...................................................................................................... 3

1.1.2.

Đặc điểm thực vật họ Gừng .................................................................................. 3

1.1.3.

Phân loại thực vật họ Gừng .................................................................................. 3

1.2.

Tổng quan về chi Curcuma L. ................................................................................... 6

1.2.1.


Đặc điểm thực vật, sinh thái và phân bố chi Curcuma L. .................................... 6

1.2.2.

Phân loại chi Curcuma L. ở Việt Nam ............................................................... 10

1.2.3.

Thành phần hóa học chi Curcuma L. ................................................................. 12

1.2.4.

Giá trị sử dụng của chi Curcuma L. ................................................................... 14

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................17
2.1. Đối tượng và phương tiện nghiên cứu .................................................................... 17
2.1.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 17

2.1.2.

Phương tiện nghiên cứu ...................................................................................... 17

2.2.

Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 18

2.2.1.


Nghiên cứu đặc điểm thực vật ............................................................................ 18

2.2.2.

Nghiên cứu thành phần hóa học ......................................................................... 18

2.3.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 18

2.3.1.

Phương pháp giám định tên khoa học ................................................................ 18

2.3.2.

Phương pháp nghiên cứu hiển vi ........................................................................ 18

2.3.3.

Phương pháp hóa học ......................................................................................... 19

2.3.4.

Phương pháp sắc ký lớp mỏng ........................................................................... 19

2.3.5.

Phương pháp xác định hàm lượng nước trong dược liệu ................................... 19


2.3.6.

Phương pháp xác định hàm lượng tinh dầu trong dược liệu .............................. 20

2.3.7.

Phương pháp sắc ký khí kết hợp khối phổ.......................................................... 20

2.3.8.

Thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định ......................................................... 21

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ, BÀN LUẬN.......................................23
3.1.
3.1.1.

Nghiên cứu về thực vật ............................................................................................ 23
Đặc điểm thực vật ............................................................................................... 23


So sánh đặc điểm thực vật của mẫu nghiên cứu với C. sahuynhensis Škorničk. &

3.1.2.

N.S.Lý và C. cotuana Luu, Škorničk. & H.Đ.Trần. ............................................................ 26
3.2.

Nghiên cứu đặc điểm vi phẫu mẫu nghiên cứu ..................................................... 31

3.2.1.


Đặc điểm vi phẫu thân rễ .................................................................................... 31

3.2.1.

Đặc điểm vi phẫu lá ............................................................................................ 32

3.3.

Nghiên cứu về đặc điểm vi học bột dược liệu ........................................................ 35

3.3.1.

Đặc điểm bột thân rễ........................................................................................... 35

3.3.2.

Đặc điểm bột thân lá ........................................................................................... 36

3.4.

Định tính hóa học ..................................................................................................... 36

3.5.

Xác định hàm lượng tinh dầu trong các bộ phận của cây Nghệ cầu lửa ............ 38

3.6.

Sắc ký lớp mỏng tinh dầu các bộ phận cây Nghệ cầu lửa .................................... 38


3.7.

Sắc ký khí kết hợp khối phổ tinh dầu .................................................................... 40

3.8.

Thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của tinh dầu ..................................... 44

3.9.

Bàn luận .................................................................................................................... 44

3.9.1.

Về thực vật.......................................................................................................... 46

3.9.2.

Về thành phần hóa học ....................................................................................... 44

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 48
4.1. Kết luận ........................................................................................................................ 48
4.2. Kiến nghị ...................................................................................................................... 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

C.

Curcuma

DD

Dung dịch

DĐVN

Dược điển Việt Nam

GC-MS

Gas Chromatography - Mass Spectromectry
(Sắc ký khí kết hợp khối phổ)

HNU

Herbarium of National University
(Bảo tàng Thực vật - Đại học Quốc gia)

HPTLC

Sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao

RT

Thời gian lưu


RI

Retention Index literature comparison

Rf

Retention factor

SKĐ

Sắc ký đồ

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

STT

Số thứ tự

TLTK

Tài liệu tham khảo

TT

Thuốc thử

UV


Ultra Violet


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

Trang

Bảng 1.1. Hệ thống phân loại thực vật họ Gừng ở Việt Nam sắp xếp theo
hệ thống John Kress & cộng sự (2002)
Bảng 1.2. Các loài thuộc chi Curcuma L. ở Việt Nam

4
7

Bảng 1.3. Thành phần chủ yếu trong tinh dầu một số loài thuộc chi
Curcuma L. ở Việt Nam.

13

Bảng 3.1. So sánh đặc điểm thực vật của mẫu nghiên cứu với C.
sahuynhensis Škorničk. & N.S.Lý và C. cotuana Luu, Škorničk.

26

& H.Đ.Trần trong các tài liệu.
Bảng 3.2. Kết quả định tính sơ bộ các nhóm chất trong dịch chiết mẫu
nghiên cứu
Bảng 3.3. Hàm lượng tinh dầu trong các bộ phận của mẫu nghiên cứu.


37
38

Bảng 3.4. Kết quả định tính các thành phần tinh dầu các bộ phận của mẫu
nghiên cứu bằng SKLM.

39

Bảng 3.5. Thành phần cấu tử trong tinh dầu các bộ phận của mẫu nghiên
cứu
Bảng 3.6. So sánh thành phần tinh dầu trong các bộ phận mẫu nghiên cứu

40
42

Bảng 3.7. Kết quả thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn tinh dầu mẫu nghiên
cứu

44

Bảng 3.8. Điểm khác biệt giữa mẫu nghiên cứu và C. sahuynhensis
Škorničk. & N.S.Lý & C. cotuana Luu, Škorničk. & H.Đ.Trần.

45


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Tên hình vẽ, đồ thị
Hình 3.1 .


Trang

Ảnh chụp cây và một số bộ phận của cây Nghệ cầu lửa
(Curcuma sp.)

25

Hình 3.2.

Vi phẫu cắt ngang thân rễ Nghệ cầu lửa (Curcuma sp.)

32

Hình 3.3.

Vi phẫu cắt ngang lá Nghệ cầu lửa (Curcuma sp.)

34

Hình 3.4.

Đặc điểm bột thân rễ Nghệ cầu lửa (Curcuma sp.)

35

Hình 3.5.

Đặc điểm bột lá Nghệ cầu lửa (Curcuma sp.)


36

Hình 3.6.

Sắc ký đồ tinh dầu các bộ phận của mẫu nghiên cứu

39


ĐẶT VẤN ĐỀ
Chi Nghệ (Curcuma L.) là một trong những chi lớn nhất trong họ Gừng
(Zingiberaceae), phân bố rộng khắp nhưng chủ yếu tập trung ở Nam Á, Đông Nam Á
và phía nam Trung Quốc. Một số ít lồi phân bố ở cả phía nam Australia và Nam Phi
[51]. Trên thế giới hiện có khoảng hơn 120 lồi thuộc chi Curcuma L., tuy nhiên, số
lượng lồi chính xác vẫn chưa thể xác định [32]. Ấn Độ và Thái Lan là hai quốc gia có
sự đa dạng lồi lớn nhất, với ít nhất 40 loài, tiếp đến là Myanma, Bangladesh, Indonesia
và Việt Nam [31]. Với địa hình đa dạng và khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam,
phù hợp với sinh thái của đa số các loài Curcuma L., đã tạo điều kiện để chúng phát
triển thuận lợi. Tính đến nay ở Việt Nam đã có 29 lồi thuộc chi Curcuma L. được công
bố [3], [34], [38]. Từ xa xưa, các loài thuộc chi Curcuma L. đã được sử dụng làm gia vị,
thực phẩm, mỹ phẩm và làm thuốc chữa bệnh. Trong y học, chúng được sử dụng trong
điều trị bệnh dạ dày, kích thích tiêu hóa, bảo vệ cơ quan tiêu hóa (ruột, dạ dày, gan),
chống viêm, làm lành vết thương, chống lão hóa, ngăn ngừa ung thư, chống oxy
hóa...[46]. Trong đó Nghệ vàng (C. longa L.) là loài phổ biến được sử dụng nhiều nhất,
tiếp đến là Nghệ đen (C. zedoaria Rosc.). Các thành phần được cho là tạo nên tác dụng
của đa số các loài Curcuma L. là các curcuminoid và tinh dầu. Bên cạnh nhóm các
curcuminoid có nhiều hoạt tính sinh học và có ứng dụng làm thuốc cao, tinh dầu nghệ
cũng là một nhóm đang được quan tâm nghiên cứu và cũng có giá trị lớn trong lĩnh vực
dược phẩm, y học và mỹ phẩm [17]. Với những tiềm năng về giá trị sử dụng và số lượng
loài lớn như vậy, việc nghiên cứu về các lồi thuộc chi Curcuma L. là vơ cùng cần thiết.

Trong chuyến điều tra thực địa tại Hịa Bình, chúng tơi đã phát hiện một lồi thuộc
chi Curcuma L. tên địa phương là Nghệ cầu lửa có phần thân rễ được người dân địa
phương sử dụng trong điều trị bệnh đau dạ dày. Qua tra cứu các tài liệu trên thế giới
[26], [34] và Việt Nam [2], chúng tôi nhận thấy loài này mang những đặc điểm khác
biệt với các lồi đã mơ tả trước đó ở Việt Nam và trong khu vực. Do đó, khóa luận
“Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và hoạt tính kháng vi sinh vật
của tinh dầu cây Nghệ cầu lửa (Curcuma sp.), họ Gừng (Zingiberaceae) ở Đà Bắc,
Hịa Bình” được thực hiện với mục đích cung cấp thơng tin cơ sở về lồi này, góp phần
xây dựng hệ thống dữ liệu của chi Curcuma L., ứng dụng trong nghiên cứu phát triển và
kiểm nghiệm thuốc từ dược liệu.
Để thực hiện mục đích trên, đề tài này được tiến hành với 4 mục tiêu sau:
1


 Mơ tả đặc điểm hình thái, giám định tên khoa học, đặc điểm vi phẫu và đặc điểm
bột thân rễ và bột lá của mẫu nghiên cứu.
 Định tính sơ bộ các nhóm chất hữu cơ trong mẫu nghiên cứu thơng qua các phản
ứng hóa học.
 Xác định hàm lượng tinh dầu trong thân rễ, lá của mẫu nghiên cứu bằng phương
pháp cất kéo hơi nước và xác định thành phần cấu tử trong tinh dầu cất được bằng sắc
ký khí kết hợp khối phổ.
 Thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của tinh dầu thân rễ và lá của mẫu
nghiên cứu.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về họ Gừng (Zingiberaceae)
1.1.1. Vị trí phân loại

Theo Hệ thống phân loại của Takhtajan 2009 [12], vị trí của họ Gừng
(Zingiberaceae) trong giới thực vật như sau:
Giới (Kingdom)
Ngành (Division)

Thực vật (Planta)
Ngọc lan (Magnoliophyta)

Lớp (Class)

Hành (Liliopsida)

Phân lớp (Subclass)

Loa kèn (Liliidae)

Liên bộ (Superorder)

Gừng (Zingiberanae)

Bộ (Order)

Gừng (Zingiberales)

Họ (Family)

Gừng (Zingiberaceae)

1.1.2. Đặc điểm thực vật họ Gừng
Cây thảo, sống lâu năm. Thân rễ khoẻ, có khi phồng lên như củ. Thân khí sinh

khơng có hay mọc rất cao, do các bẹ lá ôm chặt với nhau tạo thành. Lá đơn, nguyên, xếp
thành 2 dãy song song. Bẹ lá kéo dài thành lưỡi nhỏ. Phiến lá có gân chạy song song.
Cụm hoa dạng bông, chùm, mọc ở gốc (từ thân rễ) hay mọc ở ngọn (từ thân khí sinh)
[1]. Hoa lưỡng tính, mẫu 3, đối xứng hai bên, có màu sắc, kích thước trung bình hoặc
lớn [2]. Đài 3, dính nhau tạo thành ống, trên chia 3 thùy. Tràng dính nhau tạo thành ống,
chia 3 thùy, thùy giữa thường lớn hơn 2 thùy bên. Nhị 1, bao phấn 2 ô, chỉ nhị nạc, hình
lịng máng. Ba nhị thối hóa dính nhau tạo thành cánh môi lớn, màu sắc sặc sỡ, 2 nhị
còn lại tiêu giảm ở mức độ khác nhau, có khi lớn hơn cánh hoa, hay thành hình dạng dùi
ở 2 bên gốc chỉ nhị hữu thụ, có khi tiêu giảm hồn tồn. Bộ nhụy 2 lá nỗn, dính nhau
tạo thành bầu dưới, 3 ơ, đính nỗn trung trụ, mỗi ơ nhiều nỗn, có khi chỉ cịn 1 ơ. Vịi
nhụy hữu thụ 1, mang núm nhụy hình phễu xun qua khe giữa của 2 ơ phấn và thị ra
ngồi, 2 vịi cịn lại khơng sinh sản, tiêu giảm ở gốc vịi hữu thụ. Quả nang, ít khi là quả
mọng. Hạt có nội nhũ và ngoại nhũ [1].
1.1.3. Phân loại thực vật họ Gừng
Sự phát triển của công nghệ sinh học cuối thế kỷ XX, đầu thể kỷ XXI đã hỗ trợ rất
lớn cho nghiên cứu phân loại thực vật. Năm 2002, một hệ thống phân chia họ Gừng mới
đã được John Kress đề xuất trên cơ sở những nghiên cứu phân tích sinh học phân tử và
các đặc điểm hình thái. Hệ thống John Kress (2002) đã kế thừa một cách khách quan từ
3


các hệ thống phân loại trước đây, giải quyết được các mâu thuẫn của các hệ thống đó và
ứng dụng nghiên cứu sinh học phân tử đế làm rõ mối quan hệ giữa các taxon. Vì vậy, có
thể nói rằng, đây là hệ thống phân loại hoàn thiện, tiên tiến nhất từ trước đến nay. Theo
hệ thống phân loại này thì họ Gừng được xếp thành 4 phân họ là Siphonochiloideae,
Tamijoideae, Alpinioideae và Zingiberoideae với 53 chi và 6 tông [2].
Ở Việt Nam, các chi trong họ Gừng được sắp xếp theo hệ thống này thành 2 phân
họ và 3 tông như bảng sau [2]:
Bảng 1.1. Hệ thống phân loại thực vật họ Gừng ở Việt Nam sắp xếp theo hệ thống
John Kress & cộng sự (2002) [2].

Phân họ 1. Alpinioideae

Phân họ 2. Zingiberoideae

Tông 1. Alpinieae

Tông 2. Zingibereae

Tông 3. Globbeae

1. Alpinia

9. Zingiber

18. Globba

2. Siliquamomum

10. Stahlianthus

19. Gagnepainia

3. Hornstedtia

11. Curcuma

4. Etlingera

12. Hedychium


5. Amomum

13. Caulokaempferia

6. Geostachys

14. Cautleya

7. Elettaria

15. Boesenbergia

8. Elettaiopsis

16. Distichochlamys
17. Kaempferia

Cụ thể, khóa định loại các phân họ, tơng và chi thuộc họ Gừng ở Việt Nam [2] như sau:
1A. Nhị lép bên tiêu giảm hay dạng răng, dạng dùi, hiếm khi là dạng trứng hẹp
(Phân họ 1. Alpinioideae) (Tông 1. Alpinieae)
2A. Cụm hoa trên ngọn thân có lá.
3A. Nhị lép bên tiêu giảm hay dạng răng, dạng dùi; quả hình cầu, bầu dục, hiếm khi
là hình thoi………………………………………………………………….1. Alpinia
3B. Nhị lép bên hình trứng ngược hẹp; quả dạng quả cải…………..2. Siliquamomum
2B. Cụm hoa mọc từ thân rễ, riêng với thân có lá.
4A. Hoa nhiều, xếp sít nhau trên trục cụm hoa; các lá bắc xếp lợp lên nhau.
4


5A. Lá bắc con hình trứng, mở đến gốc………………………………3. Hornstedtia

5B. Lá bắc con hình ống, khơng mở.
6A. Các hoa xếp theo vòng tròn đồng tâm……………………………4. Etlingera
6B. Các hoa xếp dọc theo trục cụm hoa; cánh mơi hình trịn, trứng hay hình bầu
dục………………………………………………………………...….5. Amomum
4B. Hoa ít, xếp thưa trên trục cụm hoa; các lá bắc không xếp lợp lên nhau.
7A. Lá bắc con hình ống; phần trên đài xẻ một bên………………….6. Geostachys
7B. Lá bắc con mở đến gốc; phần trên đài xẻ thành 2-3 răng ngắn.
8A. Trục cụm hoa mảnh, dài, cong xuống; lá bắc bao 1 cụm nhỏ có 3-4
hoa……………………………………………………………...……...7. Elettaria
8B. Trục cụm hoa rất ngắn, thẳng; lá bắc bao 1 cụm nhỏ có 1-2 hoa...8. Elettaiopsis
1B. Nhị lép bên dạng cánh tràng, hiếm khi là dạng dùi (Phân họ 2. Zingiberoideae)
9A. Bầu 3 ơ, nỗn đính trung trụ (Tơng.2. Zingibereae).
10A. Nhị lép bên dạng cánh tràng dính với cánh mơi; vịi nhụy được bao bởi phần
phụ trung đới của bao phấn kéo dài…………………………………….….9. Zingiber
10B. Nhị lép bên dạng cánh tràng khơng dính với cánh mơi; vịi nhụy khơng được
bao bởi phần phụ trung đới của bao phấn kéo dài.
11A. Cụm hoa được bao bởi lá bắc hình chng………………….10. Stahlianthus
11B. Cụm hoa khơng được bao bởi lá bắc hình chng.
12A. Các lá bắc dính với nhau ở nửa dưới làm thành dạng túi………11. Curcuma
12B. Các lá bắc khơng dính với nhau ở nửa dưới và không thành dạng túi.
13A. Cụm hoa trên ngọn thân có lá.
14A. Lá bắc con hình ống……………………………….……..12. Hedychium
14B. Lá bắc con khơng hình ống, mở đến gốc hay tiêu giảm.
15A. Lá bắc hình mũi mác hẹp, bao 1 cụm nhỏ có 1-4 hoa; gốc 2 thùy tràng
bên khơng dính với cánh mơi……………………………13. Caulokaempferia
15B. Lá bắc dạng thuyền chỉ bao 1 hoa; gốc 2 thùy tràng dính với cánh
môi……………………………………………………………….14. Cautleya
13B. Cụm hoa mọc ở bên hay giữa các lá.
16A. Các lá bắc xếp hai hàng.
17A. Cánh môi thường lõm hình túi, mép lượn sóng, đầu khơng xẻ

thùy…………………………………………………………15. Boesenbergia
5


17B. Cánh mơi khơng lõm hình túi, mép thẳng, đầu xẻ thành 2
thùy…………………………………………………..…..16. Distichochlamys
16B. Các lá bắc xếp xoắn………………………………………17. Kaempferia
9B. Bầu 1 ơ, nỗn đính vách (Tơng 3. Globbeae).
18A. Cánh mơi khía mép hay chia thùy, khơng có thùy giữa; cụm hoa trên ngọn thân
có lá………………………………………………………….…………..18. Globba
18B. Cánh mơi chia 3 thùy, thùy giữa nhỏ như chỉ, 2 thùy bên dạng cánh hoa; cụm
hoa mọc từ gốc thân……………………………………………..…19. Gagnepainia
1.2.

Tổng quan về chi Curcuma L.

1.2.1. Đặc điểm thực vật, sinh thái và phân bố chi Curcuma L.
1.2.1.1.

Đặc điểm hình thái thực vật và sinh thái của chi Curcuma L.

Đặc điểm thực vật: Cây thân thảo, cao 1-2 m; rễ phần lớn hình ống; thân rễ có
nhánh, dày, nạc, có mùi thơm. Lá có phiến hình mũi mác rộng hay hình bầu dục dài,
hiếm khi là hình dải hẹp; cuống lá thường dài; lưỡi ngắn. Cụm hoa mọc thẳng từ thân rễ
hay giữa các bẹ lá, hay sát bên thân có lá, đôi khi cụm hoa xuất hiện trước lá. Các lá bắc
dính với nhau ở 1/2 chiều dài phía dưới và làm thành hình túi, phần trên xịe ra, mỗi lá
bắc chứa một cụm nhỏ có 2-7 hoa, các lá bắc có màu sắc; ở một số lồi, lá bắc bất thụ
và lá hữu thụ có màu khác nhau; các lá bắc con mở đến gốc (đơi khi là hình dải). Phần
dưới đài hình ống hay hình chng ngắn; phần trên xẻ sâu 1 bên, đầu chia thành 2 hoặc
3 thùy hình răng nhỏ. Phần dưới tràng hình phễu hẹp; phần trên chia thành 3 thùy hình

trái xoan hay hình bầu dục dài, các thùy gần bằng nhau, đôi khi thùy giữa hơi dài hơn
hai thùy bên, đầu thùy hình mũ. Cánh mơi có phần giữa dày giống như gân, hai bên
mỏng hơn. Nhị có chỉ nhị ngắn và rộng, thường thót lại phía đầu phần đính với bao phấn;
bao phấn 2 ơ, đính lưng, song song, gốc mỗi ơ bao phấn kéo dài xuống phía dưới thành
hình cựa ở phần lớn các lồi, phần phụ trung đới đơi khi kéo dài lên phía trên thành mào
nhỏ. Nhị lép hình mũi mác, trái xoan hay bầu dục, hiếm khi là hình dùi (Curcuma
stenochila Gagnep.). Bầu 3 ơ. Quả hình trái xoan, vỏ mỏng. Chưa gặp quả ở các loài
thuộc chi Nghệ ở Việt Nam [2].
Sinh thái: Phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới [46]. Cây ưa bóng,
mọc dưới tán rừng ẩm, ven suối, ven nương rẫy, sinh trưởng tốt trên đất giàu dinh dưỡng,
đất phù sa nhiều mùn ẩm, thốt nước, khơng chịu được úng [2].

6


1.2.1.2.

Phân bố các loài thuộc chi Curcuma ở Việt Nam

Chi Nghệ (Curcuma L.) là một trong những chi lớn nhất trong họ Gừng
(Zingiberaceae). Ở Việt Nam, từ năm 2015 có 27 loài Curcuma L. [3], phân bố rải rác
từ Bắc vào Nam. Sau đó, vào năm 2017 có thêm 2 lồi mới được cơng bố, đó là Curcuma
singularis Gagnep. vào tháng 3/2017 [38] và Curcuma cotuana Luu, Škorničk. &
H.Đ.Trần vào tháng 10/2017 [34], bổ sung thêm vào danh sách loài trong chi Curcuma
L. ở Việt Nam.
Như vậy, đến nay có khoảng 29 lồi Nghệ được cơng bố ở Việt Nam. Các loài được
liệt kê dưới bảng sau:
Bảng 1.2. Các loài thuộc chi Curcuma L. ở Việt Nam.
STT
1


Tên khoa học
C. alismatifolia

Tên Việt Nam
Nghệ lá từ cơ

Phân bố

TL
TK

Quảng Ninh (ng Bí), Kon Tum [2]
(Đắk Glei), Tây Ninh, Tp. Hồ Chí

Gagnep.

Minh, An Giang (Châu Đốc)
2

3

C. sparganifolia

Nghệ lá hắc tim Miền nam Việt Nam

Gagnep.

lang


C. kwangsiensis

Nghệ rừng

[2]

Điện Biên (Điện Biên Phủ), Kon [2]
Tum (Đắk Glei: Đắk Choong)

S.G. Lee & C.F.
Liang
4

C. cochinchinensis

Nghệ nam bộ, Lạng Sơn, Quảng Trị (Hải Lăng), [2],

Gagnep.

Gừng gầy

Kon Tum (Đắk Glei), Gia Lai [8]
(KBang), Đắk Lắk (Yok Đôn), Bà
Rịa-Vũng Tàu

5

6

C. thorelii Gagnep.


C. harmandii

Sơn La (Mộc Châu), Thừa Thiên- [2],

Nghệ thorel

Nghệ harmand

Gagnep.

7

Huế, Đắk Lắk, Tp. Hồ Chí Minh

[8]

Hịa Bình (Đà Bắc), Nam Bộ

[2]


7

C. longa L.

Nghệ,

Nghệ Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hà Nội, [2],


nhà,

Nghệ Ninh Bình, Đắk Lắk, Đồng Nai, [8]

trồng, Uất kim, Kon Tum
Khương hoàng,
Co hem, Co
khản

mỉn

(Thái)
8

9

C. rhomba K.

Nghệ hoa cựa Mới thấy ở Đắk Lắk (Dray Sup)

Larsen & J. Mood

cong

C. pierreana

Nghệ pierre

Thừa Thiên-Huế (Huế) và Nam Bộ [2],


Gagnep.
10 C. stenochila

[2]

[8]
Nghệ hoa vàng

Lào Cai (Sa Pa), Thái Nguyên (Đại [2]
Từ), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Ninh

Gagnep.

Bình (Cúc Phương), Thanh Hóa
(Bá Thước), Kon Tum (Đắk Glei,
Sa Thầy)
11 C. gracillima

Nghệ mảnh

Tây Ninh

Gagnep.
12 C. parviflora Wall.

[2],
[8]

Lâm Đồng (Đức Trọng)


Nghệ hoa nhỏ

[2],
[8]

13 C. aeruginosa
Roxb.

Nghệ ten đồng, Mọc hoang và được trồng ở Sơn La [2],
Nghệ
Nghệ

14 C. zanthorrhiza

đen, (Mộc Châu), Hà Giang, Tuyên [8]
xanh, Quang, Vĩnh Phúc, Bình Phước,

Ngải tím, Ngái

Tp. Hồ Chí Minh

Nghệ rễ vàng

Kon Tum (Đắk Tơ), Tp. Cần Thơ, [2],

Roxb.

Hậu Giang

[8]


15 C. zedoaria (Berg.) Nghệ đen, Nga Mọc hoang dại và được trồng nhiều [2],
Rosc.

truật, Ngải tím, nơi ở Việt Nam
Bồng nga truật,
Tam nại, Ngái

8

[8]


16 C. angustifolia

Kon Tum (Đắk Glei), Đắk Lắk (Ea [2],

Nghệ lá hẹp

Roxb.
17 C. trichosantha

Súp), Tây Ninh

[8]

Nghệ sâm

Cao Bằng


[2]

Mì tinh rừng

Thanh Hóa, Gia Lai (Mang Yang), [2],

Gagnep.
18 C. elata Roxb.

Lâm Đồng (Dran, Lang Biang)

[8]

19 C. aromatica

Nghệ

trắng, Được trồng và mọc hoang dại [2],

Salisb.

Nghệ

rừng, nhiều nơi ở Việt Nam: Sơn La [8]

Ngải trắng, Uất (Mộc Châu), Yên Bái (Văn Chấn),
kim

Cao Bằng (Nguyên Bình), Hà Nội
(Ba Vì, Bắc Từ Liêm, Nam Từ

Liêm), Ninh Bình (Cúc Phương),
Lâm Đồng (Bảo Lộc)

Củ Giờ, Nghệ

Tỉnh Phú Yên, dọc bờ sông Đà [25]

Škorničk. &

ăn được (pan :

Rằng

N.S.Lý

tất cả,

20 C. pambrosima

brosimos: ăn
được - tiếng
Hy Lạp)
Lâm Đồng (Đèo Bảo Lộc và Thác [28]

21 C. vitellina
Škorničk. &

Pongour)

H.Đ.Trần

Miền nam Việt Nam, tỉnh Đắk Lắk, [27]

22 C. newmanii
Škorničk.
23 C. xanthella

lân cận vùng Bản Đơn
Nghệ hoa vàng

Bình Thuận, Lâm Đồng

[27]

Škorničk.
Vườn Quốc gia Bù Gia Mập - tỉnh

24 C. leonidii
Škorničk. & Lưu

Bình Phước

[24]

Đắk Lắk, chưa ghi nhận ở nơi khác [30]

25 C. pygmaea
Škorničk. & Šída f.

9



26 C. arida Škorničk.

Vườn Quốc gia Núi Chúa tỉnh [26]

Nghệ khô hạn

& N.S.Lý
27 C. sahuynhensis
Škorničk. &

Ninh Thuận
Rau

nghệ, Huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. [26]

Nghệ sa huỳnh

N.S.Lý [18]
28 C. singularis
Gagnep.
29 C. cotuana Luu,

Cây khỏe, Sâm Gia Lai: Sa Thầy, KBang

[38]

đá
Ngải Cơ Tu


Quảng Nam (Tây Giang)

[34]

Škorničk. &
H.Đ.Trần
1.2.2. Phân loại chi Curcuma L. ở Việt Nam

 Khóa định loại các lồi thuộc chi Curcuma L. ở Việt Nam như sau [2]:
1A. Cụm hoa giữa các lá
2A. Gốc bao phấn có cựa
3A. Phiến lá hình dải hay mũi mác hẹp, chiều dài hơn chiều rộng 9-10 lần hay hơn.
4A. Lá bắc bất thụ ở phía trên, màu hồng tím, lá bắc hữu thụ ở phía dưới màu xanh
lục; cánh mơi màu tím........................................................... 1. C. alismatifolia
4B. Tất cả các lá bắc đều có màu tím hồng; cánh mơi màu vàng ở giữa, khơng có
màu tím................................................................................. 2. C. sparganifolia
3B. Phiến lá hình trái xoan, bầu dục rộng hay hình trứng, chiều dài hơn chiều rộng
1,3-3,5 lần.
5A. Mặt dưới phiến lá có lơng.
6A. Cây cao đến 1 m; phiến lá dài 30-60 cm; trung đới không kéo dài thành mào
............................................................................................ 3. C. kwangsiensis
6B. Cây cao 40-60 cm; phiến lá dài 20-30 cm; trung đới kéo dài lên phía trên thành
mào ngắn.
7A. Cuống cụm hoa dài 4-5 cm; cụm hoa hình trứng, dài 3,5-6 cm....................
...................................................................................... 4. C. cochinchinensis
7B. Cuống cụm hoa dài 20-25 cm; cụm hoa hình trụ, dài 12-16 cm...................
.................................................................................................... 5. C. thorelii
5B. Lá nhẵn cả 2 mặt.
10



8A. Trung đới khơng kéo dài lên phía trên thành mào.
9A. Tất cả các lá bắc đều chứa hoa, màu xanh.............................6. C. harmandii
9B. Có lá bắc chứa hoa, có lá bắc không chứa hoa, màu trắng-xanh hay trắng
hồng............................................................................................... 7. C. longa
8B. Trung đới kéo dài lên phía trên thành mào.
10A. Cây cao 0,6-1,1 m..................................................................... 8. C. rhomba
10B. Cây cao 20-40 cm.
11A. Cây cao đến 20 cm; cánh môi màu trắng, gân giữa màu vàng.................
............................................................................................ 9. C. pierreana
11B. Cây cao 35-40 cm; cánh môi màu vàng...........................10. C. stenochila
2B. Gốc bao phấn khơng có cựa.
12A. Phiến lá hình dải, chiều dài hơn chiều rộng 6-18 lần...............11. C. gracillima
12B. Phiến lá hình trứng hay xoan, chiều dài hơn chiều rộng không quá 3-4 lần........
...................................................................................................12. C. parviflora
1B. Cụm hoa mọc ở bên, riêng với thân có lá.
13A. Dọc hai bên gân giữa lá mặt trên màu nâu đỏ.
14A. Lá không cuống; thân rễ cắt ngang có màu xanh xám............13. C. aeruginosa
14B. Lá có cuống, cuống dài 1-30 cm; thân rễ cắt ngang màu vàng hay vàng da cam.
15A. Lá bắc chứa hoa dài 2,8-3 cm, ngắn hơn chiều rộng.........................................
............................................................................................14. C. zanthorrhiza
15B. Lá bắc chứa hoa dài 4-5 cm, hình trái xoan hay mũi mác.........15. C. zedoaria
13B. Dọc hai bên gân giữa lá mặt trên khơng có màu nâu đỏ.
16A. Cây cao đến 50 cm; phiến lá dài 15-30 cm.
17A. Cuống lá dài 12-15 cm; thùy tràng dài 1,2-1,5 cm; cánh mơi hình bầu dục, dài
10-11 mm............................................................................ 16. C. angustifolia
17B. Cuống lá khơng có; thùy tràng dài đến 8 mm; cánh mơi gần trịn, đường kính
6-8 mm.............................................................................. 17. C. trichosantha
16B. Cây cao 1 m hay hơn; phiến lá dài 30-100 cm.
18A. Lá bắc bất thụ ở dưới, màu trắng xanh; lá bắc hữu thụ ở trên, màu trắng hồng

......................................................................................... (3. C. kwangsiensis)
18B. Lá bắc bất thụ ở trên, màu trắng hồng hay trắng tím, lá bắc hữu thụ ở dưới,
màu xanh.
11


19A. Lá bắc hữu thụ gần trịn, đường kính 5-6 cm...............................18. C. elata
19B. Lá bắc hữu thụ hình trái xoan, cỡ 4,5-5 × 2-2,5 cm............19. C. aromatica
1.2.3. Thành phần hóa học chi Curcuma L.
Qua nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học của các lồi trong chi Curcuma L.
các nhà khoa học đã phát hiện được rất nhiều chất chuyển hóa khác nhau. Trong số hơn
100 lồi thuộc chi này, C. longa L. (Nghệ vàng) là loài được nghiên cứu nhiều nhất, tiếp
đến là C. zedoaria Rosc. (Nghệ đen) và C. amada Roxb. [46]. Tuy nhiên, những nghiên
cứu tổng quát về thành phần hóa học của các lồi thuộc chi Curcuma L. cịn ít.
Theo nghiên cứu của Wusen và các cơng sự năm 2017, cho đến thời điểm nghiên
cứu có tổng cộng 720 hợp chất đã được phân lập và xác định từ 32 loài Curcuma L.
được nghiên cứu thành phần hóa học đã cơng bố trên các tài liệu. Hầu hết các hợp chất
này được phân lập từ thân rễ khô, một số khác từ thân rễ tươi và các bộ phận trên mặt
đất. Về mặt hóa học các hợp chất này có thể được chia thành 5 nhóm: diphenylalkanoid,
dẫn xuất phenylpropen, terpenoid, flavonoid và các nhóm khác [46].
- Diphenylalkanoid: đây là nhóm lớn bao gồm rất nhiều chất được phát hiện từ chi
Curcuma L. với tổng cộng 102 diphenylalkanoid đã được công bố. Dựa trên độ dài của
chuỗi carbon giữa 2 vịng thơm, các diphenylalkanoid có thể được phân loại thành nhóm
các diphenylheptanoid, nhóm diphenylpentanoid và các diphenylalkanoid khác [46].
Trong đó, các diphenylheptanoid thường được gọi là curcuminoid và chứa bộ
khung aryl-C7-aryl. Những hợp chất này có rất nhiều trong chi Curcuma L. với tổng số
khoảng 96 curcuminoid được biết đến. Curcumin, demethoxycurcumin và
bisdemethoxycurcumin, còn được gọi là curcumin I, II và III tương ứng, là các
curcuminoid thường gặp nhất trong chi. Điển hình được nghiên cứu nhiều nhất là
curcumin, nguồn chủ yếu từ C. longa L. (Nghệ vàng) [46].

Các diphenylpentanoid bao gồm 2 gốc phenyl nối nhau bởi chuỗi 5-carbon. Ba
hợp chất loại này đã được tìm thấy trong rễ và thân rễ của C. longa L. [16], [50].
- Dẫn xuất phenylpropen: 16 loại monomeric và 3 loại dimeric dẫn xuất phenylpropen
thu được từ các loài Curcuma L. đã được công bố [46].
- Các terpenoid (thành phần chính của tinh dầu): đây là nhóm bao gồm nhiều hợp chất
nhất được phân lập từ các loài trong chi Curcuma L.. Tổng cộng 526 terpenoid đã được
công bố từ 32 loài Curcuma L. (chiếm 74,7% trên tổng số hợp chất). Các loại tinh dầu
từ Curcuma L. chủ yếu là monoterpen và sesquiterpen, ngoài ra một số dạng diperten,
12


serterpin và triterpen cũng đã được phân lập [17]. Trong đó, sesquiterpen có cấu trúc đa
dạng và phong phú nhất. Bên cạnh các curcuminoid, đây cũng là thành phần đang được
nhiều sự quan tâm nghiên cứu.
- Monoterpen: các acyclic monoterpenoid (β-terpineol, trans-linalool oxid, elsholtzia
keton,…), các menthan monoterpenoid (o-, m-, p-menthan), các bicyclic monoterpenoid
[46].
- Sesquiterpen: (2Z,6E)-farnesol, (E)-β-farnesen, cis-sesquisabinen hydrat, transsesquisabinen hydrat, sesquisabinen, curcumenon, furanodien, curdion,…
Tinh dầu của các loài trong chi Curcuma L. chủ yếu được thu bằng phương pháp
cất kéo hơi nước từ thân rễ tươi hoặc khô. Thành phần tinh dầu thường được xác định
bằng sắc ký khí kết hợp khối phổ. Một số loài Curcuma L. ở Việt Nam đã được phân
tích thành phần tinh dầu được tóm tắt trong Bảng 1.3. Hàm lượng cũng như sự có mặt
của các thành phần tinh dầu cụ thể phụ thuộc nhiều yếu tố như: kiểu gen, giống, khác
biệt địa lý, khí hậu, mùa vụ, phương pháp trồng trọt, phân bón, thời gian thu hoạch, giai
đoạn sinh trưởng, cất trữ, chiết xuất và phương pháp phân tích [17]. Do đó các kết quả
phân tích thành phần tinh dầu của một lồi Curcuma L. thường dao động về cả thành
phần và hàm lượng. Tuy nhiên, sự khác biệt cũng có thể do sự nhầm lẫn giữa các loài
hoặc thành phần.
Bảng 1.3. Thành phần chủ yếu trong tinh dầu một số loài thuộc chi Curcuma L. ở
Việt Nam.

Loài Curcuma L.

C. aeruginosa
Roxb. [39], [42]

Huyện Phú
Bình, tỉnh Thừa
Thiên Huế (Lá)
Khu bảo tồn
thiên nhiên Chạm
Chu, tỉnh Tuyên
Quang,
Tỉnh Cao Bằng

C. harmandii
Gagnep.[18]

Thành phần tinh dầu ( > 5%)

Nơi thu hái

Hàm lượng
curzeren
germacron
1,8-cineol
camphor
β-pinen
neocurdion
curcumol
1,8-Cineol

germacron
β-pinen
β-elemen
isocurcumenol
13


1,43%
16,2%
13,6%
13,5%
5,7%

Thân rễ
0,18%

21,9%
16,1%
15,2%
13,5% 4,5-12,5%
11,5%, 9,0–20,5%
1,2–22,6%
6,5–11,3%
3,7–13,4%


Trung tâm
nghiên cứu cây
trồng và chế biến
C. longa L. [7],

cây thuốc Hà Nội
[19]
Viện Dược liệu
(Thân rễ).
- - Tỉnh Thừa Thiên
Huế (Lá).
C. zedoaria
(Berg.) Rosc.
(Thân rễ) [9]
C.
cochinchinensis
Gagnep.
(Thân rễ) [41]
C. singularis
Gagnep. (Thân
rễ) [37]

Thành phố Đà Lạt

Khu bảo tồn thiên
nhiên Chạm Chu,
tỉnh Tuyên Quang

Xã So Pai, huyện
Kbang, tỉnh Gia Lai

curdion
β-turmeron
germacron
1,8-cineol

β-sesquiphelladren
ar-curcumen
α-phellandren
p-cymen
β-pinen
γ- elemen
curzeren
termacron
Hàm lượng
curcumol
neocurdion
β-elemenon
β-pinen
Hàm lượng
camphor
germacron

36,8%

15,9%

18,8%
12,2%
10,2%
6,8%
5,7%

24,5%
13,2%
8,9%

14,18 –18,79%
14,28 –16,67%
22,53 –24,28%
0,21%
29,5 %
28,2 %
5,5 %
5,1 %
0,31%
25,83%
8,00%

- Flavonoid: Mặc dù flavonoid phân bố rộng rãi trong giới thực vật và đóng vai trị như
hoạt chất chính trong nhiều dược liệu, nhưng chỉ có khoảng 14 flavonoid được cơng bố
từ chi Curcuma L.. Ví dụ, trong thân rễ một số lồi như C. longa L. chứa quercetin, C.
zeodaria Rosc. chứa naringenin; từ lá bắc trên của C. alismatifolia Gagnep. phân lập
được malvidin 3-rutinosid (hợp chất anthocyanin) [46].
- Các nhóm khác:
Alcaloid: Trong rễ của C. longa L. chứa một alcaloid nhân quinolin danh pháp cụ
thể là 2-(20-methyl-10-propenyl)-4,6-dimethyl-7-hydroxyquinolin [46]. Hai alcaloid
khác là aurantiamid và curcuminol I được phân lập từ rễ khô của C. aromatica Salisb.
[35].
Ngồi các thành phần nêu trên, cịn nhiều hợp chất khác được phân lập từ chi
Curcuma L. như là acid béo, coumarin (scopoletin trong thân rễ khô của C. mangga
Valeton & Zijp), glycosid tim, tanin, saponin, acid amin, đường khử, steroid… [43],
[46].
1.2.4. Giá trị sử dụng của chi Curcuma L.
Chi Curcuma L. từ lâu đã là nguồn nguyên liệu sử dụng cho thực phẩm nhằm tạo
màu và vị tại châu Á, đồng thời cũng dùng làm các thuốc cổ truyền, thuốc nhuộm, nước
14



hoa, mĩ phẩm và cây cảnh. Một số loài nghệ ở Bangladesh, Malaysia, Ấn Độ, Nepal,
Thái Lan được sử dụng trong y học để chữa viêm phổi, viêm phế quản, bệnh lậu, tiêu
chảy, kiết lị, nhiễm trùng vết thương và áp-xe, côn trùng cắn [17], [37]. Giá trị sử dụng
của chi Curcuma L. là vơ cùng lớn, trong đó thân rễ là bộ phận được sử dụng nhiều nhất
với hoạt chất ứng dụng chủ yếu là các curcuminoid và các thành phần của tinh dầu.
Các curcuminoid đa dạng hoạt tính sinh học và an tồn. Trong đó, curcumin là
được nghiên cứu nhiều nhất và curcumin cho thấy nhiều hoạt tính sinh học như: tác dụng
bảo vệ đường tiêu hóa (dạ dày, ruột), bảo vệ gan, kích thích tuyến tụy tiết các men tiêu
hóa, bảo vệ tim mạch, tác dụng chống lại sự suy giảm trí nhớ, giảm lipid máu, đặc biệt
là chống viêm, chống oxy hóa. Ngồi ra curcumin cịn có tác dụng trong điều trị ung
thư, đái tháo đường, chống lại nấm mốc, vi khuẩn và virus gây bệnh [7], [23].
Tinh dầu của các lồi Curcuma L. có nhiều đặc tính dược lý trong điều trị bệnh,
bao gồm chống viêm, chống ung thư, chống tăng sinh khối u, giảm cholesterol, đái tháo
đường, bảo vệ gan, chống tiêu chảy, đầy hơi, lợi tiểu, chống thấp khớp, hạ huyết áp,
chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống virus, cơn trùng cắn, chống độc, chống huyết khối,
ức chế enzym tyrosinase (enzym tham gia tổng hợp melanin) và ức chế cyclooxygenase1 (COX-1). Ngoài ra, dầu của các loài Curcuma L. cũng được biết đến với khả năng
tăng cường chức năng miễn dịch, thúc đẩy lưu thơng máu, tăng tốc đào thải độc tố và
kích thích tiêu hóa [17], [37].
Một số tác dụng dược lý của chi Curcuma L. trong y dược học:
-

Chống ung thư: Hiệu quả và cơ chế chống ung thư của curcumin đã được nghiên

cứu sâu rộng về cả in vitro và in vivo [21], [22]. Ngoài tác dụng chống ung thư do
curcumin và các chất tương tự, hàng loạt các hợp chất tinh khiết khác và dịch chiết trong
chi Curcuma L. cũng được sàng lọc và thử nghiệm khả năng chống ung thư. Ví dụ,
furanodienon (C. phaeocaulis Valeton) [33], germacron-13-al (C. phaeocaulis Valeton)
[15],…

Ngoài ra, một số tinh dầu hay dịch chiết thu được từ C. aeruginosa Roxb., C.
aromatica Salisb., C. longa L. và C. zedoaria Rosc có thể gây độc trên tế bào ung thư.
Tuy nhiên, tác dụng của các dịch chiết này là tương đối thấp và các thành phần dịch
chiết vẫn chưa được phân tích rõ [46]. Dịch chiết n-hexan của C. ochrorhiza Valeton,
sesquiterpen zerumbon và zederon đã cho thấy khả năng gây độc tế bào ung thư trong
bệnh bạch cầu tăng lympho bào cấp tính [13].
15


Chống viêm: Các hợp chất và dịch chiết từ nhiều lồi thuộc chi Curcuma L. ức

-

chế q trình tạo nitric oxid (NO) và các cytokin như TNFα (yếu tố hoại tử khối u alpha),
interleukin 6 và prostaglandin E2 (PGE2) trong thử nghiệm in vitro. Một số hoạt chất
cho thấy tác dụng chống viêm trong các thử nghiệm như curcumin, zedoalacton B, βturmeron, xanthorrhizol, carrageenan,… [46].
-

Chống oxy hóa: Hoạt tính chống oxy hóa của các lồi Curcuma L., đặc biệt là C.

longa L., đã được đánh giá bằng nhiều phương pháp và chủ yếu là do thành phần
curcuminoid và sesquiterpenoid [45], [52]. Ở các loài Curcuma L., dịch chiết từ thân rễ
tươi và lá có đặc tính chống oxy hóa cao và đặc biệt là dịch chiết từ C. longa L. [14],
[20]. Ngoài ra, tinh dầu thân rễ các loài C. aromatica Salisb., C. zedoaria (Berg.) Rosc.,
C. aeruginosa Roxb., C. alismatifolia Gagnep.,…có tác dụng chống oxy hóa trên thử
nghiệm in vitro [17].
-

Tác dụng khác
Ức chế sự phát triển của nấm, vi khuẩn và virus (tinh dầu C. longa L. kháng khuẩn,


một số sequiterpenoid từ C. aromatica Salisb. ức chế hoạt động virus cúm,..), chống lão
hóa (xanthorrhizol), chống Alzemer, trừ sâu bệnh (keton, turmeron, curcumin,
demethoxycurcumin, bisdemethoxycurcumin từ C. longa L.),...[46]

16


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phương tiện nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu bao gồm phần trên mặt đất (lá, hoa) và phần dưới mặt đất
(thân rễ) của cây Nghệ cầu lửa (Curcuma sp.) có nguồn gốc tại xã Hiền Lương, huyện
Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình được thu hái vào ngày 15/08/2019.
Sau khi thu hái, mẫu được làm khô tự nhiên trong bóng râm; mẫu lá và thân rễ
được giữ ở dạng tươi để cất tinh dầu. Một phần lá và thân rễ được bảo quản trong ethanol
60° để làm vi phẫu thực vật. Một phần mẫu được để khô tự nhiên, bảo quản trong túi
nilon sạch, sử dụng để định tính sơ bộ các hợp chất hữu cơ khác (lá, thân rễ) và làm mẫu
vi phẫu học bột (lá, thân rễ).
Tiêu bản thực vật khô gồm thân rễ, bẹ lá, cuống lá, phiến lá và cụm hoa được lưu
giữ tại Bảo tàng thực vật (HNU), khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại
học Quốc gia Hà Nội với mã số tiêu bản là HNU 022972 (Phụ lục 2).
2.1.2. Phương tiện nghiên cứu
2.1.2.1. Hóa chất, dung mơi


Dùng trong nghiên cứu đặc điểm thực vật: nước cất, nước Javen, acid acetic 5%,

cloralhydrat 75%, xanh methylen, đỏ son phèn, glycerin.



Dùng trong định tính sơ bộ các thành phần hóa học: NaOH 10%, FeCl3 5%, HCl

đặc, H2SO4 đặc, TT Diazo, TT Fehling A & B, Na2CO3, chì acetat 10%, dd gelatin 1%,
TT Mayer, TT Dragendorff, TT Bouchardat, acid picric…


Dùng trong SKLM:
• Dung mơi: Ethanol, ethyl acetat, n-hexan, nước cất…
• Bản mỏng Silicagel 60 - F254 của Merck.
• Thuốc thử vanilin/ethanol/H2SO4 đặc.

Tất cả các hóa chất và dung mơi đều đạt tiêu chuẩn DĐVN V.
2.1.2.2. Dụng cụ, máy móc, thiết bị


Dụng cụ:
• Dụng cụ bằng thủy tinh: Cốc có mỏ, phễu, bình gạn, pipet, ống nghiệm, đũa
thủy tinh, lọ vial,…
• Dao lam, phiến kính, lam kính.
• Dụng cụ khác: Bát sứ, chày, cối, thuyền tán, khay tráng men,…
17


×