Tải bản đầy đủ (.docx) (175 trang)

Biện pháp giáo dục về biển đảo qua hoạt động làm quen MTXQ với cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường mầm non tại thành phố cao lãnh, đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.71 MB, 175 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NCKH CỦA SINH VIÊN NĂM HỌC 2018 - 2019

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC VỀ BIỂN - ĐẢO QUA HOẠT
ĐỘNG LÀMQUEN VỚI MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TẠI
THÀNH PHỐ CAO LÃNH, ĐỒNG THÁP

SPD2018.02.35

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Thoại Mỹ
Lớp: ĐHGDMN15G
Người tham gia thực hiện: Lưu Thị Kim Ngân
Nguyễn Hải Yến

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Nguyễn Thị Như Mai

Đồng Tháp, 08/2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NCKH CỦA SINH VIÊN NĂM HỌC 2018 - 2019

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC VỀ BIỂN - ĐẢO QUA HOẠT
ĐỘNG LÀMQUEN VỚI MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH


CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TẠI
THÀNH PHỐ CAO LÃNH, ĐỒNG THÁP

SPD2018.02.35
Chủ nhiệm đề tài

Giảng viên hướng dẫn

(ký, họ tên)

(ký, ghi rõ họ tên)

Xác nhận của Chủ tịch hội đồng

(ký, ghi rõ họ tên)

Đồng Tháp, 08/2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
chúng tơi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong đề cương này là
trung thực, chính xác, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa
từng được công bố trong bất kỳ một cơng trình nào khác.
Tác giả đề tài
Nguyễn Thị Thoại Mỹ
Lưu Thị Kim Ngân
Nguyễn Hải Yến



ii

LỜI CẢM ƠN
Trước hết chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường
Đại học Đồng Tháp và quý thầy cơ Khoa Giáo dục đã tận tình chỉ dạy và
hướng dẫn cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua tại trường.
Đặc biệt, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Trần
Nguyễn Thị Như Mai đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên trong suốt
quá trình thực hiện nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý thầy cô các trường Thực
hành sư phạm Mầm non Hoa Hồng, trường Mầm non Hoa Sữa, trường Mầm
non Sao Mai đã nhiệt tình trao đổi thông tin, kinh nghiệm công tác trong
ngành trong suốt q trình chúng tơi nghiên cứu đề tài.
Tuy có nhiều cố gắng trong nghiên cứu không tránh khỏi những sai sót, rất mong
nhận được những sự nhận xét và góp ý của các thầy cơ, để đề tài được hồn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!
Đồng Tháp, tháng 07 năm 2019
Sinh viên
Nguyễn Thị Thoại Mỹ
Lưu Thị Kim Ngân
Nguyễn Hải Yến


iii

MỤC LỤC
Trang


Lời cam đoan...................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.......................................................................................................................................... ii
Mục lục................................................................................................................................................. iii
Thông tin kết quả nghiên cứu................................................................................................. vi
Danh mục các cụm từ viết tắt................................................................................................ vii
Danh mục các bảng, biểu đồ................................................................................................. viii
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu............................................................................................. 1
2. Các vấn đề nghiên cứu về việc giáo dục biển - đảo qua hoạt động làm quen môi

trường xung quanh............................................................................................................... 4
3. Kết quả nghiên cứu việc nâng cao nhận thức về biển – đảo theo đề án, văn bản chỉ

đạo; theo Chương trình Giáo dục mầm non liên quan về giáo dục biển - đảo. .9

4. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................................. 16
5. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................................ 17
6. Các phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 17
7. Đối tượng và khách thể nghiên cứu............................................................................. 18
8. Giả thuyết khoa học............................................................................................................... 19
9. Giới hạn phạm vi và thời gian nghiên cứu................................................................ 19
10. Những đóng góp mới của đề tài................................................................................... 19
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC VỀ BIỂN - ĐẢO
QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH CHO
TRẺ 5 - 6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON
1.1.

Những khái niệm cơ bản.............................................................................................. 20


1.2. Nội dung giáo dục biển - đảo trong hoạt động làm quen mơi trường xungquanh.22

1.2.1. Tìm hiểu khái qt về bãi biển, các đảo và quần đảo lớn của nước ta
............................................................................................................................................................ 22

1.2.2. Đặc điểm của các ngành kinh tế biển.............................................................. 22
1.2.3.Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường biển - đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi.......22


iv
1.3. Ý nghĩa của việc giáo dục biển - đảo qua hoạt động làm quen môi trường

xung quanh cho trẻ 5 - 6 tuổi.................................................................................................. 23
1.4. Cơ sở tâm, sinh lý của việc giáo dục về biển - đảo cho trẻ MG 5 - 6 tuổi
thông qua hoạt động làm quen MTXQ............................................................................... 24
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục về biển - đảo cho trẻ MG 5 - 6 tuổi

thông qua hoạt động làm quen MTXQ............................................................................... 25
1.5.1. Yếu tố thứ 1: Bản thân trẻ....................................................................................... 25
1.5.2. Yếu tố thứ 2: Môi trường......................................................................................... 25
1.5.3. Yếu tố thứ 3: Tác động của người lớn............................................................ 26
1.6. Mục đích của việc giáo dục về biển - đảo cho trẻ MG 5 - 6 tuổi qua hoạt
động làm quen MTXQ ở trường mầm non...................................................................... 26
1.7. Các hình thức và phương pháp giáo dục về biển - đảo cho trẻ MG 5 - 6 tuổi

thông qua hoạt động làm quen MTXQ ở trường mầm non
1.7.1. Các hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục về biển - đảo cho trẻ MG

5 – 6 tuổi............................................................................................................................................. 27

1.7.2. Phương pháp giáo dục về biển - đảo cho trẻ MG 5 - 6 tuổi.................29
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.................................................................................................................. 32
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC VỀ BIỂN - ĐẢO QUAHOẠT ĐỘNG
LÀM QUEN MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI
TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CAO LÃNH,
TỈNH ĐỒNG THÁP
2.1. Vài nét về cơ sở nghiên cứu.......................................................................................... 33
2.2. Mục đích nghiên cứu thực trạng................................................................................. 33
2.3. Phương pháp nghiên cứu thực trạng...................................................................... 33
2.4. Đối tượng nghiên cứu thực trạng............................................................................... 34
2.5. Nội dung nghiên cứu thực trạng................................................................................. 34
2.6. Tiêu chí đánh giá biểu hiện mức độ hiểu về biển - đảo của trẻ.................. 34
2.7. Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng............................................................... 36
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2................................................................................................................ 50


v

CHƯƠNG 3
ĐỀ XUẤT VÀ THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
VỀ BIỂN - ĐẢO QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN MÔI TRƯỜNG
XUNG QUANH CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON
3.1. Một số quan điểm giáo dục _ cơ sở định hướng xây dựng biện pháp giáo
dục về biển - đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi qua hoạt động làm quen môi trường xung

quanh................................................................................................................................................... 51
3.2. Xây dựng biện pháp giáo dục về biển - đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi qua hoạt động

làm quen môi trường xung quanh....................................................................................... 52

3.2.1. Biện pháp 1: Giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức giáo dục biển -

đảo cho giáo viên mầm non............................................................................................... 52
3.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường sử dụng các phương tiện trực quan trong tổ

chức hoạt động làm quen MTXQ về biển - đảo cho trẻ....................................... 53
3.2.3. Biện pháp 3: Trị chuyện gợi mở để kích thích trẻ quan sát, so sánh,

phân loại, suy luận, biểu đạt,....................................................................... về
biển - đảo.................................... 54
3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức hoạt động để trẻ sáng tạo làm những món đồ
chơi từ những nguyên vật liệu có sẵn ở biển - đảo (như vỏ ốc, vỏ sị, sỏi, đá,

rong, san hơ…).......................................................................................................................... 57
3.2.5. Biện pháp 5: Giáo dục về biển - đảo cho trẻ thơng qua trị chơi trong

hoạt động làm quen MTXQ.................................................................................................. 58
3.2.6. Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh trong giáo dục trẻ để nâng cao ý

thức bảo vệ môi trường, tài nguyên biển - đảo ở trẻ........................................... 59
3.3. Thực nghiệm sư phạm...................................................................................................... 60
3.3.1. Mục đích thực nghiệm.............................................................................................. 60
3.3.2. Nội dung và cách thực nghiệm............................................................................ 60
3.3.3. Phân tích kết quả qua trao đổi, quan sát hoạt động học của trẻ......65
TIỂU KẾTCHƯƠNG 3................................................................................................................... 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................ 86
PHỤ LỤC............................................................................................................................................ P1



vi

THƠNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thơng tin chung
Tên đề tài: “Biện pháp giáo dục về biển - đảo qua hoạt động làm quen
MTXQ với cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non tại thành phố Cao Lãnh,
Đồng Tháp”. Mã số: SPD2018.02.35
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Thoại Mỹ
Điện thoại: 0987 237 817

Email:

Thời gian thực hiện: 04/2018 - 07/2019
2. Mục tiêu
Đề tài này được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu sau đây: Đề xuất được các
biện pháp giáo dục về biển - đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi qua hoạt động làm quen MTXQ nhằm
nâng cao hiệu quả giáo dục nhận thức của trẻ về biển - đảo, góp phần hình thành ý thức,
thái độ và hành vi tích cực về biển - đảo, tình yêu quê hương đất nước cho trẻ.

3. Nội dung chính
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc giáo dục về biển - đảo cho trẻ 5 - 6

tuổi qua hoạt động làm quen MTXQ ở trường mầm non
- Nghiên cứu thực trạng của việc giáo dục về biển - đảo cho trẻ 5 - 6

tuổi qua hoạt động làm quen MTXQ ở trường mầm non trên địa bàn thành
phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
- Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp giáo dục về biển - đảo cho

trẻ 5 - 6 tuổi qua hoạt động làm quen MTXQ ở trường mầm non

4. Kết quả nghiên cứu
Đề tài đã nghiên cứu thực trạng và thực nghiệm một số biện pháp giáo dục
về biển - đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi qua hoạt động làm quen MTXQ. Đến đây chúng tơi
có thể khẳng định rằng: Mỗi giáo viên đều có tiềm năng xây dựng hoạt động nhằm
giáo dục về biển - đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi qua hoạt động làm quen MTXQ đạt hiệu
quả khi có kiến thức và kỹ năng cần thiết, mơi trường thích hợp để tổ chức hoạt
động làm quen MTXQ nhằm giáo dục về biển - đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi.

Chủ nhiệm đề tài


vii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12


BP
ĐC
ĐTB
GA
GDMN
GV
GVMN
HĐKP
KH
MTXQ
SL
TL


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
STT

Bảng/biểu đồ
1

2

3

4

5
6

7

8

9

10

11

12

13

Bảng 2.1. Tiêu chí đánh giá biểu hiện mức độ
trẻ

Bảng 2.2. Tầm quan trọng của việc giáo dục về
6 tuổi

Bảng 2.3. Các nội dung giáo viên thường thực

động khám phá môi trường biển - đảo ch

Bảng 2.4. Các hình thức giáo viên thường thực

động khám phá môi trường biển - đảo ch

Bảng 2.5. Các phương tiện giáo viên thường


hoạt động khám phá môi trường biển - đ

Bảng 2.6. Mục đích giáo dục về biển - đảo
Bảng 2.7. Mức độ biểu hiện của trẻ trong việc

thông qua các hoạt động làm quen MTXQ

Bảng 2.8. Phương pháp giáo dục về biển - đả
quen MTXQ cho trẻ 5 - 6 tuổi
Bảng 2.9. Những thuận lợi khi tổ chức hoạt
cho trẻ 5 - 6 tuổi

Bảng 2.10. Những khó khăn khi tổ chức hoạt
cho trẻ 5 - 6 tuổi

Bảng 2.11. So sánh sự khác biệt của nhóm t
nhóm đối chứng

Bảng 3.1. So sánh sự khác biệt của nhóm trước
sau thực nghiệm

Bảng 3.2. So sánh sự khác biệt của nhóm sau
đối chứng


Biểu đồ 2.1. Mức độ hiểu biết của nhóm trước
14

đối chứng về tên, vị trí địa lý, đặc điểm nổi bậ
hòn đảo nổi tiếng ở nước ta



ix

15

Biểu đồ 2.2. So sánh mức độ hiểu biết về ph

trênbiển của nhóm trước thực nghiệm và

Biểu đồ 2.3. So sánh mức độ hiểu biết về tên,
16

ngành nghề trên biển của nhóm trước thực
chứng

17

Biểu đồ 2.4. So sánh mức độ hiểu biết về lợi

nhóm trước thực nghiệm và nhóm đối ch

Biểu đồ 2.5. So sánh mức độ phân biệt hành đ
18

người đối với mơi trường biển thơng qua hìn
thực nghiệm và nhóm đối chứng

Biểu đồ 2.6. So sánh mức độ nhận ra một số
19


nhiễm và tác hại của việc môi trường biển bị ơ
thực nghiệm và nhóm đối chứng

20

Biểu đồ 2.7. So sánh mức độ ý thức tham gia

môi trường của nhóm trước thực nghiệm
Biểu đồ 3.1. Mức độ hiểu biết của nhóm trước

21

sau thực nghiệm về tên, vị trí địa lý, đặc điểm

biển, hòn đảo nổi tiếng ở nước ta (dựa th

Biểu đồ 3.2. So sánh mức độ hiểu biết về phươ
22

biển của nhóm trước thực nghiệm và nhóm sau
tiêu chí 2)

Biểu đồ 3.3. So sánh mức độ hiểu biết về tên,
23

ngành nghề trên biểncủa nhóm trước thực ngh
nghiệm (dựa theo tiêu chí 3)

Biểu đồ 3.4. So sánh mức độ hiểu biết về lợi

24

nhóm trướcthực nghiệm và nhóm sau thực n
chí 4)

Biểu đồ 3.5. So sánh mức độ phân biệt hành đ
25

người đối với môi trường biển thông qua hìn


thực nghiệm và nhóm sau thực nghiệm (


x

Biểu đồ 3.6. So sánh mức độ nhận ra một số
26

nhiễm và tác hại của việc môi trường biển bị ô

thực nghiệm vànhóm sau thực nghiệm (d

Biểu đồ 3.7. So sánh mức độ ý thức tham gia
27

mơi trường của nhóm trước thực nghiệm và n
(dựa theo tiêu chí 7)

Biểu đồ 3.8. Mức độ hiểu biết của nhóm sau t

28

đối chứng về tên, vị trí địa lý, đặc điểm nổi bậ

đảo nổi tiếng ở nước ta (dựa theo tiêu ch

Biểu đồ 3.9. So sánh mức độ hiểu biết về phươ
29

biển của nhóm sau thực nghiệm và nhóm đố
chí 2)

Biểu đồ 3.10. So sánh mức độ hiểu biết về tên,
30

ngành nghề trên biểncủa nhóm sau thực nghiệ
(dựa theo tiêu chí 3)

31

Biểu đồ 3.11. So sánh mức độ hiểu biết về lợ

nhóm sau thực nghiệm và nhóm đối chứng

Biểu đồ 3.12. So sánh mức độ phân biệt hành đ
32

người đối với môi trường biển thơng qua hình ả

nghiệm và nhóm đối chứng (dựa theo tiê


Biểu đồ 3.13. So sánh mức độ nhận ra một s
33

nhiễm và tác hại của việc môi trường biển bị ơ

thực nghiệm và nhóm đối chứng (dựa th

Biểu đồ 3.14. So sánh mức độ ý thức tham gia
34

môi trường của nhóm sau thực nghiệm và nhó
tiêu chí 7)


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biển - đảo Việt Nam là phần lãnh thổ của nước Việt Nam, qua nghìn đời
nó ln gắn chặt với người dân nước Việt cả về vật chất lẫn tinh thần. Vì thế,
biển - đảo trong tâm thức của người Việt Nam luôn là Đất nước, là cuộc sống.

“Biển trời của chúng ta, đảo gọi ngàn tiếng ca
Từng ngày con sóng vỗ, một màu xanh bao la
Biển trời biết mấy yêu thương, đảo là gấm vóc q hương
Ngàn năm cha ơng mở cõi, giờ đây ta quyết giữ gìn”
Đây chính là những lời ca trong bài hát “Biển đảo quê hương”, đúng
như lời bài hát nói, biển trời, đảo chính là gấm vóc quê hương. Cha ông ta
đã dựng xây, mở mang bờ cõivà nhiệm vụ của thế hệ chúng ta chính là giữ

gìn, bảo vệ chủ quyền biển đảo cho dân tộc.
Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đơng, có địa chính trị và
địa kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có. Với bờ biển dài
trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam,vươn trải ra hướng đơng, ta có trên 3000 hòn
đảo lớn nhỏ, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh
thổ trên thế giới. Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển
và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển. Từ lâu biển Đơng đã
gắn bó với đất nước Việt Nam như một hữu thể không thể tách rời. Biển Đơng là q
mẹ của những cháu con dịng dõi Tiên - Rồng từ thuở lập quốc. Vì thế, cuộc sống của
bao thế hệ người dân Việt gắn liền với biển, gắn liền với những con thuyền lênh đênh
sóng nước để từ đó đánh dấu chủ quyền thiêng liêng của mình lên những “bãi cát
vàng” lịch sử. Chủ quyền ấy đã được lịch sử chứng minh với những luận cứ không
thể chối cãi qua nhiều chứng cứ xác thật.
Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển - đảo ln
gắn với q trình xây dựng và phát triển của đất nước và con người Việt Nam. Việt Nam có
một khơng gian biển rộng lớn, không chỉ là nơi cung cấp nguồn sống cho các thế hệ
người Việt mà cịn là nơi hình thành nên các cơ tầng văn hóa Việt và cũng là nơi lưu giữ
các trầm tích văn hóa Việt tự bao đời nay. Biển - đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ thiêng
liêng không thể tách rời của Tổ quốc được cha ông truyền lại. Qua hàng


2

ngàn năm lịch sử đã chứng minh, người Việt đã ra sức khai phá xây dựng,
sẵn sàng đổ cả máu xương cho chủ quyền biển - đảo.
Biển - đảo đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong lịch sử phát triển dân tộc. Trong
tiến trình lịch sử Việt Nam, biển - đảo đóng vai trị quan trọng trong việc tạo lập khơng
gian sinh tồn, hình thành nền văn hóa biển, thiết lập quan hệ giao thương với lân bang và
xác lập chủ quyền và an ninh biển quốc gia. Biển - đảo là nhà của rất nhiều ngư dân,
những người phải đi mây về gió, chống chọi với bão tố. Đây cũng là nguồn lợi du lịch của

những thành phố như Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu… Với một hệ sinh thái biển đặc sắc,
Việt Nam tự hào là một điểm đến kỳ thú đối với bạn bè năm châu.

Thế nhưng, hiện nay biển - đảo đang bị đe dọa nghiêm trọng. Trước tiên là từ
vấn đề ô nhiễm môi trường biển. Các số liệu thống kê cho thấy, hàng năm có khoảng
70% chất thải đổ ra biển có nguồn gốc từ đất liền khi các nhà máy, xí nghiệp, khu dân
cư, bệnh viện, thuốc bảo vệ thực vật,… Mà lượng lớn chất thải này chưa được xử lý,
thông qua hệ thống thốt nước xả thẳng ra các sơng, trăm sông đổ về biển hoặc xả
trực tiếp ra biển, mang theo một lượng lớn các chất bồi lắng, nhựa, hóa chất, kim loại,
cặn dầu, thậm chí cả những chất phóng xạ. Tiếp theo là do ý thức của người dân khi
đi tắm biển, đi tham quan, họ vô tư vứt rác, vứt chai nhựa xuống biển mà không quan
tâm đến hệ sinh thái. Ngoài ra, vấn đề nghiêm trọng hơn cả đó là sự mất an ninh của
biển - đảo, sự đe dọa của các nước đến vấn đề chủ quyền. Tình hình biển - đảo Việt
Nam hiện nay đang có những diễn biến phức tạp, khi Trung Quốc đã liên tiếp có
những hành động đe dọa đến chủ quyền biển - đảo của nước ta. Bên cạnh đó, tài
nguyên, khống sản, mơi trường biển cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những tác
động xấu của thiên nhiên và con người. Biển nước ta giàu tài nguyên thiên nhiên, là
nơi nương tựa của hàng chục triệu người dân đất Việt, là không gian sinh tồn của dân
tộc, là địa bàn chiến lược trong bảo vệ và phát triển đất nước. Vì vậy, trách nhiệm bảo
vệ chủ quyền, mơi trường biển - đảo trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trách nhiệm
ấy, không là trách nhiệm của riêng ai, mà là nghĩa vụ của cả dân tộc, của mỗi người
dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ[25].
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày
nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”.
Khẳng định của Người khơng chỉ thôi thúc cả dân tộc quyết tâm đánh bại đế quốc


3

và tay sai, giải phóng dân tộc mà cịn đặt trách nhiệm cho các thế hệ người Việt Nam phải

biết chăm lo phát huy lợi thế và bảo vệ vững chắc vùng trời, biển - đảo thiêng liêng của Tổ
quốc. Vì vậy, trong suốt tiến trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói chung, lãnh
đạo sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay nói riêng, Đảng ta luôn
quan tâm đến việc phát huy lợi thế của đất nước về biển, kết hợp với phát huy sức mạnh
của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong bảo vệ chủ quyền biển - đảo Việt Nam, coi đó là
một trong những động lực cơ bản cho sự phát triển bền vững của đất nước. Ngày nay, dù
chiến tranh đã đi qua, đất nước đã hịa bình và phát triển, nhưng biển xa vẫn canh cánh
mối lo hiểm họa xâm lăng của các thế lực thù địch. Nên nhiệm vụ của tuổi trẻ, nhiệm vụ
của mỗi công dân lại được đặt lên trên hết.

Đất nước Việt Nam với đường bờ biển trải dài khắp miền của đất nước cùng
nhiều quần đảo lớn nhỏ rải rác trên biển mang lại giá trị kinh tế và tiềm năng du lịch to
lớn cho đất nước nên được ví “Rừng vàng, biển bạc”. Biển - hải đảo của Tổ quốc Việt
Nam là những vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, biển - đảo có vai trị, vị trí quan trọng, gắn bó mật thiết ảnh hưởng to lớn
và đã có những đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế, xã hội, bảo đảm
quốc phòng, an ninh.Biển - đảo là không gian sinh tồn của dân tộc, là địa bàn chiến
lược trong bảo vệ và phát triển đất nước. Do vậy bảo vệ chủ quyền và phát huy tiềm
năng biển - đảo là mệnh lệnh của Tổ quốc cho mỗi người Việt Nam.
Để mỗi người dân Việt Nam có ý thức về chủ quyền biển - đảo của chúng ta, khơng
có cách nào tốt hơn là đưanội dung chương trình giáo dục về biển - đảo vào chương trình
họclà rất cần thiết, và đặc biệt là ở ngay bậc học mầm non. Đồng thời, trẻ 5 tuổi rất tò mò,
khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh để mở rộng nhận thức. Vì vậy, việc đưa giáo
dục về biển - đảo vào cấp học mầm non là tạo cơ hội cho trẻ được làm quen, nhận biết và
hiểu thêm về biển - đảo Việt Nam. Trên cơ sở đótrang bị kiến thức, nâng cao nhận thức, ý
thức về biển - đảo, hình thành cho trẻ thói quen, hành vi bảo vệ tài nguyên, môi trường
biển - hải đảo cho những người chủ tương lai của đất nước.
Trẻ mầm non là thế hệ tương lai của đất nước, song song với nhiệm vụ phát triển
nhận thức cho trẻ là mục tiêu hình thành các biểu tượng về cuộc sống xung quanh gần
gũi. Chúng ta cần lựa chọn nội dung phù hợp để GD cho trẻ về biển - đảo, giúp trẻ biết

những giá trị thiêng liêng của biển - đảo đã mang lại cho con người. Để từ đó hình


4

thành cho trẻ ý thức về bảo vệ môi trường biển - đảo, ý thức về chủ quyền biển đảo, hình thành tình yêu biển - đảo là nền tảng của tình yêu quê hương đất nước.

Hoạt động làm quen MTXQ là một hoạt động đưa vào chương trình
giáo dục mầm non. Nhằm phát triển nhận thức cho trẻ qua các hoạt động
tìm tịi, khám phá về thế giới xung quanh. Hoạt động làm quen MTXQ của
trẻ ở trường mầm non là điều kiện thuận lợi để GD về biển - đảo cho trẻ.
Qua tìm hiểu thực tế ở trường mầm non hiện nay, việc tổ chức hoạt động
làm quen MTXQ còn biểu lộ nhiều hạn chế, giáo viên thường tổ chức theo kiểu
trẻ làm quen, mà chưa tạo điều kiện cho trẻ khám phá, nên kết quả đạt được
chưa cao, giáo viên chưa thật sự khai thác được hết tiềm năng của hoạt động
làm quen MTXQ để giúp trẻ khám phá về biển - đảo cho trẻ.

Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài “Biện pháp giáo
dục về biển - đảo qua hoạt động làm quen MTXQ với cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các
trường mầm non tại thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp”.
2. Các vấn đề nghiên cứu về việc giáo dục biển - đảo qua hoạt động làm

quen mơi trường xung quanh
Có thể thấy vấn đề giáo dục về biển - đảo cho trẻ đã bắt đầu được
quan tâm nghiên cứu. Vì vậy, giáo dục biển - đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi là một
vấn đề hết sức cần thiết trong trường mầm non.
2.1. Các vấn đề nghiên cứu về khả năng nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh

Skinner B.F,1953 và Albert Bandura, 1963 - hai người xây dựng nên thuyết
hành vi. Thuyết này cho rằng việc học ở trẻ nhỏ là biến các hành vi quan sát được

thành của mình và tái tạo lại các hành vi đó. Vì thế chúng ta có thể thấy rằng việc
cho trẻ tiếp xúc cũng như quan sát các hành vi về bảo vệ mơi trường biển - đảo từ
đó trẻ có thể tự điều chỉnh được hành vi của mình[16].

Nhà giáo dục người Tiệp Khắc (trước đây) là J.A.Comenxki (1952 1670) đã đưa ra những biện pháp bắt học sinh phải tự tìm tịi, suy nghĩ để
tìm hiểu, khám phá lĩnh hội tri thức về sự vật, hiện tượng[5].
Các nhà giáo dục học Macxit đã khẳng định: Sự phát triển trí tuệ của trẻ là phụ
thuộc vào tính chất mà tri thức trẻ đã lĩnh hội. Như vậy việc lựa chọn đối tượng cho trẻ


5

khám phá sẽ rất quan trọng, qua đối tượng trẻ sẽ lĩnh hội được tri thức gì
và điều này ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ[18].
Theo thuyết phát triển nhận thức của Jean Piaget, 1963. Trẻ nhỏ có vai trị tích cực
trong sự phát triển nhận thức của mình thơng qua sự tương tác qua lại tích cực với cả
môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Ơng nhấn mạnh chơi là hình thức cơ bản giúp
trẻ phát triển sự khẳng định mình trong suy nghĩ, vai trị của GV là khai thác các tình
huống và các vật liệu trong mơi trường để khuyến khích trẻ chơi, qua đó kích thích sự suy
nghĩ và sự giao tiếp tích cực ở trẻ [12]. Qua đây có thể thấy rằng việc cho trẻ tham gia các
trò chơi về biển - đảo hay xử lý tình huống, trẻ tiếp xúc với các mơ hình biển - đảo trong
khn viên trường mầm non sẽ góp phần tích cực trong nhận thức của trẻ về biển - đảo,
góp phần giáo dục biển - đảo cho trẻ đạt hiệu quả nhất.

Nhà tâm lý học L.X.Vưgốtky cho rằng những thay đổi cơ bản trong phát
triển tri giác xuất hiện trong cấu trúc tâm lý mới. Điều này được nhà tâm lý học
giải thích ban đầu tri giác của con người gắn liền với vận động và xúc cảm.Trẻ tri
giác đối tượng xung quanh dựa trên những kinh nghiệm cũ và những hình ảnh đã
được hình thành trước đó[23]. Do vậy khi cho trẻ tri giác với những hình ảnh, kiến
thức liên quan đến biển - đảo sẽ giúp trẻ phát triển tri thức về biển - đảo.


Quá trình nhận thức về MTXQ ở trẻ diễn ra trên cơ sở thống nhất giữa
nhận thức cảm tính và lý tính. Trong đó, nhận thức cảm tính là nguồn gốc duy
nhất của mọi tri thức về môi trường. Nhận thức bắt nguồn từ cảm giác, xuất
hiện khi sự vật, hiện tượng tác động lên cơ quan cảm giác. Cơ sở sinh lý của
nhận thức cảm tính là hoạt động cùng nhau của các cơ quan phân tích (thị
giác, thính giác, xúc giác,…). Do vậy, càng nhiều giác quan tham gia vào quá
trình nhận thức thì biểu tượng càng chính xác, phong phú[20].

Trẻ ln sử dụng các giác quan để tìm hiểu MTXQ, nó làm cho việc
tìm hiểu thế giới xung quanh của trẻ sâu sắc hơn, giúp cho trẻ tiếp cận và
giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống dễ dàng hơn. Ở trẻ có nhu
cầu cao trong việc nhận thức thế giới xung quanh. Nó xuất hiện ngay từ
sau khi sinh và phát triển mạnh ở lưới tuổi mẫu giáo[11].


6

2.2. Các vấn đề nghiên cứu về giáo dục biển – đảo
Biển - đảo là rất thiêng liêng và có ý nghĩa to lớn về lịch sử chính trị
và giá trị kinh tế.Bảo vệ giá trị biển - đảo của mỗi dân tộc là thể hiện niềm
tự tôn của dân tộc đó. Vì thế, giáo dục Việt Nam cũng đã có rất nhiều tài
liệu giáo dục tuyên truyền về biển - đảo.
Bộ sách “Chủ quyền biển đảo Việt Nam” của NXB Thanh niên xuất bản năm
2012 do tác giả Song Lam và Thái Quỳnh biên soạn:Bộ sách xoáy vào những kiến
thức cơ bản về Luật Biển quốc tế và hệ thống pháp luật về biển - đảo của Nhà
nước ta. Những cơ sở pháp lý, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các
quần đảo trên biển Đông, khẳng định quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong
việc giải quyết tranh chấp. Tuyên truyền ý nghĩa, nội dung, kết quả thực hiện các
văn bản pháp lý về biển - đảo Việt Nam đã ký kết với các nước láng giềng, các

nước có liên quan ln được tác giả nhấn mạnh và nêu rõ[7].
Tác giả Đậu Thị Hải Vân, Luận văn Thạc sĩ “Giáo dục ý thức về chủ quyền biển

- đảo Tổ Quốc cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10, trung học

phổ thông” năm 2012 tác giả đã đề xuất những nguyên tắc đưa giáo dục biển đảo vào chương trình dạy học: Xác định đúng những kiến thức cơ bản cần
giáo dục đảm bảo tính khoa học, chính xác, tính tư tưởng, đảm bảo tính cụ
thể, hình ảnh, giàu biểu tượng lịch sử phát huy tính tích cực của học sinh[21].
Đề tài nghiên cứu “Vấn đề giáo dục về chủ quyền biển - đảo cho thế hệ trẻ
hiện nay” vào năm 2012- Cao Huy Hiệp, Nguyễn Bá Phúc, đoạt giải đặc biệt của
chương trình hỗ trợ nghiên cứu Biển Đơng do Học viện Ngoại giao tổ chức. Cho
biết họ chọn đề tài nghiên cứu này vì tình yêu với biển - đảo quê hương.Hai tác
giả cho biết họ chọn đề tài nghiên cứu này vì tác giả ln có một tình u với biển
- đảo quê hương. Thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước, hơn ai hết
họ phải biết, phải hiểu về lịch sử của dân tộc nói chung và lịch sử khẳng định chủ
quyền biển - đảo nói riêng để từ đó khơi dậy, củng cố tình yêu Tổ quốc, nâng cao
ý thức học tập, phục vụ sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc[6].
Bộ sách “Giáo dục chủ quyền biển - đảo cho thế hệ trẻ Việt Nam”, PGS.TS. Trần
Viết Lưu biên soạn, do nhà xuất bản Văn hóa - thơng tin xuất bản năm 2014 với 206 trang
sách, khổ 16 x 24 cm, người đọc sẽ được cung cấp những kiến thức giáo dục và


7

tìm hiểu lịch sử biển, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Góp phần tuyên truyền,
giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu nước, nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm
bảo vệ chủ quyền biển - đảo đất nước [8].
Tài liệu “100 câu hỏi - đáp về biển - đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam”xuất bản
vào tháng 8 năm 2013là cuốn sách đoạt giải Đồng Sách Hay năm 2014. Sách do
Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo biên soạn, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền

thông ấn hành. Cuốn sách trang bị cho tuổi trẻ Việt Nam những nhận thức đúng
đắn, đầy đủ và sâu sắc về biển - đảo quê hương, về tài nguyên và môi trường
biển, về không gian biển - đảo của đất nước, về chủ quyền, quyền chủ quyền và
quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển - đảo, về chủ trương, chính sách và
pháp luật của Đảng và Nhà nước ta đối với những vấn đề biển - đảo nói chung và
Biển Đơng nói riêng [1]. Qua tài liệu này, mọi người sẽcó thêm nhiều kiến thức bổ
ích liên quan đến các vấn đề về biển - đảo, là phương tiện giúp chúng ta trang bị
cho mình những kiến thức quan trọng và bổ ích về biển - đảo quê hương.
Bộ sách “Giáo dục về biển - đảo Việt Nam”xuất bản vào tháng 10 năm 2014
nằm trong tủ sách biển - đảo Việt Nam gồm ba cuốn do PGS. Nguyễn Đức Vũ chủ
biên [22]. Đây là bộ sách mang tính khoa học sư phạm được tổ chức biên soạn
với nội dung rất chặt chẽ, tác giả cung cấp cho người đọc những tư liệu, thơng tin
có hệ thống, chính xác và hàm súc về biển - đảo Việt Nam, vừa đáp ứng được yêu
cầu giáo dục về biển - đảo trong nhà trường vừa phục vụ công tác tuyên truyền về
biển - đảo trong xã hội. Đồng thời, bộ sách còn bổ sung những kiến thức chung
về giáo dục biển - đảo, các phương pháp giáo dục trong giờ lên lớp và ngồi giờ
lên lớp phù hợp với cơng tác dạy - học về biển - đảo Việt Nam ở từng cấp lớp.
Tài liệu “Bảo vệ chủ quyền Biển và hải đảo Việt Nam” đã cho thấy rằng việc
bảo vệ quyền lợi biển là vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với việc giữ gìn tồn
vẹn chủ quyền quốc gia, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước trong thời kì mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế [15].
Tác giả Trần Nguyễn Thị Như Mai, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục vào
tháng 6 năm 2017 đề cập và làm rõ đề tài “Biện pháp hình thành biểu tượng về biển đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học”[9]. Tác giả đã đề xuất


8

và thực nghiệm thành cơng một số biện pháp hình thành biểu tượng biển đảo cho trẻ tại một số trường mầm non và mang lại kết quả thiết thực.
Bên cạnh đó cũng có rất nhiều bài viết trong các tạp chí như tạp chí
nghiên cứu giáo dục, các tạp chí nghiên cứu lịch sử đã đề cập đến các vấn

đề nàyđã đề cập đến nội dung giáo dục biển - đảo. Tiêu biểu như:
Sáng kiến kinh nghiệm “Kinh nghiệm lồng ghép giáo dục biển - đảo cho
trẻ mầm non 5 - 6 tuổi” vào năm 2013 - 2014 của tập thể giáo viên trường mầm
non thị trấn Đức Phổ, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi phổ biến cách giáo dục
giúp khơi dậy, ni dưỡng tình u q hương, tình yêu biển - đảo cho các
em, đồng thời đề xuất góc tuyên truyền biển - đảo của nhà trường[13]. Sáng
kiến kinh nghiệm “Các biện pháp chỉ đạo giáo viên tích hợp nội dung giáo dục
về tài nguyên môi trường biển - hải đảo vào chương trình giáo dục trẻ mẫu
giáo 5 tuổi ở trường mầm non Vĩnh Quỳnh” vào ngày 26 tháng 2 năm 2016[14].
Tài liệu “Hướng dẫn tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường
biển - hải đảo vào chương trình giáo dục mầm non” do tác giả La Bích Thủy chủ biênTrường cao đẳng sư phạm Sóc Trăng. Tài liệu này, đã bổ sung được những nội dung
giáo dục về tài nguyên, biển - đảo mà chương trình GDMN đã chưa đề cập đến, cho ta
biết những nội dung, phương pháp, hình thức tích hợp giáo dục biển - đảo cho trẻ
trong các hoạt động trong trường mầm non mang tính thiết thực và hiệu quả cao[17].
Đã có nhiều trường mầm non nghiên cứu và xây dựng mơ hình giáo dục “Chủ
quyền biển - đảo Việt Nam”, bằng các phế liệu giáo viên đã tạo nên mơ hình quần đảo
Trường Sa, Hồng Sa để giáo dục trẻ mầm non ý thức bảo vệ môi trường và tình u
biển - đảo. Với những mơ hình sinh động, cùng cách giải thích gần gũi, dễ hiểu và
những bài hát về biển - đảo, về người lính hải quân, các cô giáo đã làm cho giờ học về
chủ quyền biển - đảo của các bé mầm non trở nên nhẹ nhàng, thú vị và hào hứng.

Giáo viên ở một số địa phương sáng tạo trong việc tích hợp giáo dục
chủ quyền biển - đảo cho trẻ mầm non trong giáo dục môi trường, trong
tiết học làm quen với MTXQ hay trong những sự kiện “Tuần lễ biển - đảo
q hương”, góp phần đổi mới hình thức giáo dục biển - đảo ở trường
mầm non. Tuy đã có những cơng trình nghiên cứu về giáo dục biển - đảo
cho trẻ nhưng đây vẫn là một đề tài rộng và mang tính thời sự.


9


3. Kết quả nghiên cứu việc nâng cao nhận thức về biển – đảo theo đề án, văn bản
chỉ đạo; theo Chương trình Giáo dục mầm non liên quan về giáo dục biển - đảo

3.1. Một số đề án, văn bản chỉ đạo liên quan về việc nâng cao nhận
thức về biển - đảo theo đề án, văn bản chỉ đạo
Căn cứ Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ
ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW
ngày 09 tháng 02 năm 2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về “Chiến
lược biển Việt Nam đến năm 2020”. Nghị quyết đề cập những vấn đề như sau: Một là,
nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy
mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong
phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài
hạn. Hai là, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng an ninh, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường, kết hợp giữa phát triển vùng biển, ven
biển, hải đảo với phát triển vùng nội địa theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

Ba là, khai thác mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ
môitrường biển trên tinh thần chủ động, tích cực mở cửa, phát huy đầy đủ
và có hiệu quả các nguồn lực bên trong; tranh thủ hợp tác quốc tế, thu hút
mạnh các nguồn lực bên ngoài theo ngun tắc bình đẳng, cùng có lợi, bảo
vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Căn cứ Quyết định số 1570/QĐ-TTg ngày 06 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ
mơi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu của chiến lược
nhằm hiểu rõ hơn về biển, về tiềm năng, lợi thế, các tác động bất lợi từ biển, thúc đẩy
khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên biển theo hướng bền vững, gìn
giữ chất lượng mơi trường nước biển, duy trì chức năng sinh thái và năng suất sinh
học của các hệ sinh thái biển góp phần thực hiện thành cơng Chiến lược biển Việt
Nam đến năm 2020, vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước.
Căn cứ Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ

về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án tổng thể tuyên truyền bảo vệ chủ quyền của Việt
Nam ở Biển Đông. Mục tiêu của chỉ thị nhằm tiếp tục củng cố, nâng cao nhận thức, tạo sự
thống nhất, tin tưởng trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong


10

huyện về chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về biển
– đảo, vai trị, vị trí chiến lược của biển – đảo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Từ đó, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế

- xã hội biển – đảo và bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán
Quốc gia và các lợi ích của Việt Nam trên Biển Đơng, giữ gìn mơi trường hịa bình, ổn
định để phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Đấu tranh có hiệu quả với hoạt động
tuyên truyền của các thế lực cơ hội, thủ địch ở trong và ngoài nước âm mưu lợi dụng
vấn đề chủ quyền trên biển làm tổn hại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ
đối ngoại truyền thống, tốt đẹp của Việt Nam với các nước láng giềng. Xác định rõ
công tác tuyên truyền biển – đảo là nhiệm vụ lâu dài, thường xuyên của các cấp ủy
đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị, có ý nghĩa của đất nước, của tỉnh, của
huyện trong bối cảnh hiện nay. Công tác tuyên truyền biển – đảo cần tiếp tục đổi mới,
đa dạng hóa hình thức tun truyền, coi trọng chất lượng, nội dung và sự phù hợp
đặc điểm đối tượng, địa bàn cũng như thời lượng tuyên truyền. Tạo sự đồng thuận,
thống nhất, tin tưởng trong nhân dân vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước về biển - đảo, tạo môi trường thuận lợi để thực hiện
thắng lợi hai mục tiêu chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Về văn bản chỉ đạo điều hành, Căn cứ quyết định số 354/QĐ – TTg
ngày 29 tháng 03 năm 2018 của Thủ Tướng Chính phủ về đổi tên “Quỹ
Trường Sa thân yêu” thành “Quỹ vì biển – đảo Việt Nam”.
Quyết định 930/QĐ – TTg ngày 27 tháng 07 năm 2018 của Thủ Tướng Chính phủ

“Đề án tuyên truyền bảo vệ chủ quyền và phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam giai đoạn
2018 - 2020”. Với nội dung tuyên truyền trọng tâm là đường lối chủ trương của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước về biển - đảo Việt Nam, về xây dựng nền quốc phịng
tồn dân, thế trận chiến tranh nhân dân, thế trận lòng dân, giáo dục kiến thức quốc phòng
- an ninh liên quan đến biển - đảo Việt Nam. Các văn bản pháp luật quốc tế, thỏa thuận
song phương và đa phương giữa Việt Nam với các quốc gia, các tổ chức quốc tế có liên
quan đến biển đảo, quan điểm, lập trường, căn cứ pháp lý của nước ta trong việc giải
quyết các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Những chứng cứ lịch sử và pháp lý khẳng định
chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa, Hồng Sa, vị trí, vai trị, tiềm năng,
các hoạt động phát triển kinh tế của biển, đảo Việt Nam. Những


11

hoạt động, đóng góp của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ, tấm lòng
của nhân dân Đất Tổ hướng về biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc thông qua các
phong trào “Hướng về biển đảo quê hương”, “Nghĩa tình biên giới, hải đảo”, “Chung
sức vì biển, đảo”, giáo dục lịng u nước, sẵn sàng xung kích xây dựng, bảo vệ chủ
quyền biển, đảo và Tổ quốc. Nêu gương, biểu dương các tập thể, cá nhân điển hình
tiên tiến trong công cuộc xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển - đảo Việt Nam.
Thực hiện QĐ số 373/QĐ-TTg ngày 23/03/2010 của Thủ tưởng Chính phủ về việc
phê duyệt “Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý bảo vệ phát triển bền vững
biển và hải đảo Việt Nam” với mục đích là đến năm 2015 nâng cao nhận thức về biển - đảo
của đội ngũ cán bộ công chức và các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Trên thực tế, sự
hiểu biết của của nhiều người về biển - đảo còn chưa nhiều, đặc biệt là thế hệ trẻ - những
người chủ tương lai của đất nước thì cần phải hồn thiện ngay những hạn chế này, khơng
thể để tình trạng nhiều người trẻ khơng biết nhiều về biển - đảo quê hương, về chủ quyền
của dân tộc. Để mỗi người dân Việt Nam có ý thức về chủ quyền biển - đảo của chúng ta,
khơng có cách nào tốt hơn là đẩy mạnh tun truyền GD về biển – đảo, đưa nội dung GD
về biển - đảo vào chương trình giáo dục ở các cấp học.


3.2. Nghiên cứu về giáo dục các nội dung về biển - đảo cho trẻ 5 - 6
tuổi trong chương trình giáo dục mầm non
Hiện nay chương trình giáo dục mầm non của nước ta đang thực
hiện theo chương trình giáo dục mầm non mới (Ban hành kèm theo thông
tư số 17/2009/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo [3].
Mục tiêu của chương trình mới bao gồm:

* Mục tiêu phát triển thể chất
-

Trẻ khoẻ mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.

-

Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế.

-

Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp
nhàng, biết định hướng trong khơng gian.

-

Có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đơi tay.

-

Có một số hiểu biết về thực phẩm và ích lợi của việc ăn uống đối
với sức khoẻ.



×