Tải bản đầy đủ (.docx) (186 trang)

luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động dạy học môn sinh học theo định hướng phát triển năng lực người học ở trường trung học phổ thông tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 186 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

ĐẶNG VĂN LINH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN SINH HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THỔNG TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14

Người hướng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN THANH GIANG

ĐỒNG THÁP - NĂM 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi.
Tất cả các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Đặng Văn Linh


ii



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi ln
nhận được sự động viên và tạo điều kiện thuận lợi cũng như sự giúp đỡ nhiệt
tình của các cấp lãnh đạo, q thầy, cơ giáo, anh, chị, em và bạn bè đồng
nghiệp. Với tình cảm chân thành, tơi xin tỏ lịng trân trọng và cảm ơn đến:
Trường Đại học Đồng Tháp, q thầy, cơ giáo Ban Lãnh đạo Trường Đại
học Đồng Tháp, Phòng Đào tạo Sau Đại học, quý Thầy Cô tham gia giảng dạy,
cung cấp những kiến thức giúp tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thanh Giang
người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình chỉ bảo, góp ý để tơi có thể
hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng, Huyện
Ủy, UBND Cù Lao Dung đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi theo
học lớp thạc sĩ Quản lý Giáo dục và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin cảm ơn cán bộ lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục trung học,
giáo viên, nhân viên, học sinh các trường THPT, các bạn đồng nghiệp đã tận
tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu, số liệu, tham gia đóng góp ý kiến, chia sẻ cơng
việc cho tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, phạm vi nghiên cứu còn hạn hẹp
so với thực tiễn công tác, chắc chắn luận văn không thể tránh được những
thiếu sót. Tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cơ
giáo, bạn bè đồng nghiệp và bạn đọc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


iii

MỤC LỤC
Trang

LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................. ix
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................................... x
A. MỞ ĐẦU................................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu....................................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu............................................................................ 3
4. Giả thuyết khoa học.......................................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................................... 4
6. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................ 4
8. Những đóng góp của luận văn...................................................................................... 5
9. Cấu trúc luận văn............................................................................................................... 5
B. NỘI DUNG............................................................................................................................ 7
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MÔN SINH HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NGƯỜI HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG................................. 7
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ...................................................................... 7
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài..................................................................... 7
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước...................................................................... 9
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI........................11
1.2.1. Quản lý.................................................................................................................... 11
1.2.2. Quản lý giáo dục................................................................................................. 12
1.2.3. Hoạt động dạy học............................................................................................. 13


iv

1.2.4. Quản lý hoạt động dạy học............................................................................. 14

1.2.5. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học...........15
1.2.6. Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực
người học............................................................................................................................ 16
1.3. LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN SINH HỌC THEO
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG......................................................................................... 17
1.3.1. Vị trí, vai trị của mơn Sinh học trong chương trình trung học
phổ thơng............................................................................................................................ 17
1.3.2. Nội dung, chương trình mơn Sinh học ở trường trung học phổ thông
................................................................................................................................................ 18
1.3.3. Tiếp cận hoạt động dạy học môn Sinh học theo định hướng phát
triển năng lực người học ở trường trung học phổ thông.................................. 19
1.3.4. Phương tiện dạy học môn Sinh học ở trường trung học phổ thông. 20
1.3.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Sinh học ở trường trung
học phổ thơng.................................................................................................................... 20
1.4. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MƠN SINH HỌC THEO ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG............................................................................................................ 22
1.4.1. Nội dung quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học của giáo viên theo
định hướng phát triển năng lực người học ở trường trung học phổ thông . 22

1.4.2. Quản lý hoạt động học tập môn Sinh học của học sinh theo định
hướng phát triển năng lực người học ở trường trung học phổ thông.........29
1.4.3. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
theo định hướng phát triển năng lực người học ở trường trung học
phổ thông............................................................................................................................ 32
1.4.4. Quản lý các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động dạy học môn Sinh học theo


định hướng phát triển năng lực người học ở trường trung học phổ thông

................................................................................................................................................ 33


v

1.5. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
DẠY HỌC MÔN SINH HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG................................... 34
1.5.1. Những yếu tố chủ quan..................................................................................... 34
1.5.2. Những yếu tố khách quan................................................................................ 35
Tiểu kết chương 1................................................................................................................ 37
Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MÔN SINH HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NGƯỜI HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TỈNH SĨC TRĂNG............................................................................................................. 38
2.1. KHÁI QT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO TỈNH SÓC TRĂNG.................................................................................... 38
2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Sóc Trăng.................38
2.1.2. Tình hình Giáo dục và Đào tạo của tỉnh Sóc Trăng.............................. 39
2.2. GIỚI THIỆU VỀ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG............................................. 41
2.2.1. Mục đích khảo sát............................................................................................... 41
2.2.2. Nội dung khảo sát............................................................................................... 41
2.2.3. Đối tượng khảo sát............................................................................................. 42
2.2.4. Phương thức xử lý số liệu................................................................................ 43
2.2.5. Cách thức xử lý số liệu..................................................................................... 43
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN SINH HỌC THEO
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THƠNG TỈNH SĨC TRĂNG............................................... 44
2.3.1. Thực trạng nhận thức về vị trí, vai trị mơn Sinh học ở trường trung
học phổ thông hiện nay................................................................................................. 44



vi

2.3.2. Thực trạng thực hiện kế hoạch, nội dung chương trình mơn Sinh
học theo định hướng phát triển năng lực người học ở trường trung học
phổ thơng tỉnh Sóc Trăng............................................................................................. 45
2.3.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn Sinh học theo định hướng phát
triển năng lực người học ở trường THPT tỉnh Sóc Trăng............................... 47
2.3.4. Thực trạng hoạt động học tập môn Sinh học theo định hướng phát
triển năng lực người học.............................................................................................. 52
2.3.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Sinh học
theo định hướng phát triển năng lực người học ở trường THPT
tỉnh Sóc Trăng................................................................................................................... 53
2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN SINH
HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG
THPT TỈNH SÓC TRĂNG............................................................................................. 55
2.4.1. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học của giáo viên
theo định hướng phát triển năng lực người học ở trường trung học phổ
thông tỉnh Sóc Trăng...................................................................................................... 55
2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động học tập môn Sinh học của học sinh ở
trường THPT tỉnh Sóc Trăng...................................................................................... 61
2.4.3. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Sinh
học theo định hướng phát triển năng lực người học ở trường THPT
tỉnh Sóc Trăng.................................................................................................................. 64
2.4.4. Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động dạy học
môn Sinh học theo định hướng phát triển năng lực người học ở trường
trung học phổ thơng tỉnh Sóc Trăng......................................................................... 66
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
DẠY HỌC MÔN SINH HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC Ở TRƯỜNG THPT TỈNH SÓC TRĂNG..........69


vii

2.5.1. Mặt mạnh............................................................................................................... 69
2.5.2. Mặt yếu................................................................................................................... 70
2.5.3. Cơ hội...................................................................................................................... 71
2.5.4. Thách thức............................................................................................................. 71
Tiểu kết chương 2................................................................................................................ 73
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MÔN SINH HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NGƯỜI HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
TỈNH SĨC TRĂNG............................................................................................................. 74
3.1. CƠ SỞ VÀ NGUN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP................................. 74
3.1.1. Cơ sở xác lập biện pháp................................................................................... 74
3.1.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp........................................................................ 75
3.2. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN SINH
HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC Ở
TRƯỜNG THPT TỈNH SÓC TRĂNG....................................................................... 78
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về
hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học............78
3.2.2. Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học môn Sinh học của
giáo viên theo định hướng phát triển năng lực người học.............................. 82
3.2.3. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý hoạt động học
tập môn Sinh học theo định hướng phát triển năng lực người học..............85
3.2.4. Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
theo định hướng phát triển năng lực........................................................................ 88
3.2.5. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, sử dụng thiết bị dạy học môn
Sinh học phục vụ cho hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng

lực người học.................................................................................................................... 91


viii

3.2.6. Xây dựng cơ chế, tạo động lực thúc đẩy cho giáo viên môn Sinh
học phát huy năng lực sư phạm trong hoạt động dạy học theo định hướng
phát triển năng lực người học.................................................................................... 93
3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP...................................................... 96
3.4. KHẢO NGHIỆM TÍNH CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI....................96
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm...................................................................................... 96
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm...................................................................................... 96
3.4.3. Đối tượng khảo nghiệm.................................................................................... 97
3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm............................................................................. 97
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm......................................................................................... 98
Tiểu kết chương 3.............................................................................................................. 101
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................ 102
1. KẾT LUẬN.................................................................................................................... 102
2. KHUYẾN NGHỊ.......................................................................................................... 105
2.1.1. Đối với Sở Giáo dục & Đào tạo.................................................................. 105
2.1.2. Đối với trường trung học phổ thông......................................................... 105
2.1.3. Đối với Giáo viên............................................................................................. 106
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 108
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN.....................111
PHỤ LỤC

STT
1
2



3
4
5
5
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16


x

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tóm tắt mẫu khảo sát.................................................................................... 42
Bảng 2.2. Đánh giá về vị trí, vai trị của mơn sinh học trong chương trình
giáo dục phổ thơng....................................................................................... 44
Bảng 2.3. Khảo sát cán bộ quản lý và giáo viên về thực hiện kế hoạch, nội
dung chương trình dạy học môn Sinh học.......................................... 45
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát thực trạng lập kế hoạch cá nhân của giáo viên
Sinh học ở trường THPT tỉnh Sóc Trăng............................................. 47
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát thực trạng việc chuẩn bị giờ lên lớp của giáo
viên Sinh học ở trường THPT tỉnh Sóc Trăng................................... 48

Bảng 2.6. Kết quả khảo sát thực trạng đổi mới phương pháp dạy học theo
định hướng phát triển năng lực của giáo viên Sinh học ở trường
THPT tỉnh Sóc Trăng.................................................................................. 50
Bảng 2.7. Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động học tập môn Sinh học
theo định hướng phát triển năng lực người học................................ 52
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn
Sinh học theo định hướng phát triển năng lực người học.............54
Bảng 2.9. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý việc lập kế hoạch công tác
của giáo viên Sinh học ở trường THPT tỉnh Sóc Trăng.................56
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý việc chuẩn bị giờ lên lớp
của giáo viên Sinh học ở trường THPT tỉnh Sóc Trăng...............57
Bảng 2.11. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý việc đổi mới phương pháp
dạy học theo định hướng phát triển năng lực của giáo viên Sinh
học ở trường THPT tỉnh Sóc Trăng..................................................... 58
Bảng 2.12. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên
môn Sinh học ở trường THPT tỉnh Sóc Trăng................................. 60


xi

Bảng 2.13. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động học tập môn
Sinh học trên lớp của HS ở trường THPT tỉnh Sóc Trăng..........61
Bảng 2.14. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động tự học của học
sinh ở trường THPT tỉnh Sóc Trăng

62

Bảng 2.15. Kết quả khảo sát thực trạng phối hợp các bộ phận trong quản lý
hoạt động học của học sinh ở trường THPT tỉnh Sóc Trăng .. 63
Bảng 2.16. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết

quả học tập môn Sinh học theo định hướng phát triển năng lực
người học ở trường THPT tỉnh Sóc Trăng........................................ 65
Bảng 2.17. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ cho giáo viên Sinh học ở trường THPT tỉnh
Sóc Trăng

67

Bảng 2.18. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy
học và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mơn
Sinh học ở trường THPT tỉnh Sóc Trăng 68
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết về các biện pháp quản lý
hoạt động dạy học môn Sinh học theo định hướng phát triển
năng lực người học ở trường THPT tỉnh Sóc Trăng

98

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi về các biện pháp quản lý hoạt
động dạy học môn Sinh học theo định hướng phát triển năng
lực người học ở trường THPT tỉnh Sóc Trăng

99

Bảng 2.1. Thống kê xếp loại học lực của HS trong 3 năm học ở các trường
THPT tỉnh Sóc Trăng

P34

Bảng 2.2. Thống kê xếp loại hạnh kiểm của HS trong 3 năm học ở các
trường THPT tỉnh Sóc Trăng

Bảng 2.3. Thống kê tỉ lệ tốt nghiệp THPT trong 3 năm học ở các trường
THPT tỉnh Sóc

P34


xii

Trăng ..........................................................................................
P35..............................................................................................


1

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang ở những thập niên đầu thế kỉ XXI, thế kỉ của nền kinh tế
tri thức với sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật và văn minh công
nghệ thông tin. Để đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới và yêu cầu của sự
nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta đã khẳng định vai trò hết sức quan trọng của
sự nghiệp giáo dục.
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình
tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Để thực hiện điều đó,
nhất định phải thực hiện thành công chuyển từ phương pháp dạy học theo lối
“truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dung kiến thức, rèn luyện
kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh
giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng
lực, vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập với đánh giá quá trình học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học
và giáo dục.

Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu tất yếu trong sự nghiệp đổi
mới Giáo dục và Đào tạo ở nước ta hiện nay. Đây là vấn đề cấp bách khơng chỉ
tồn ngành Giáo dục quan tâm mà được thể hiện trong đường lối lãnh đạo công
tác giáo dục của Đảng. Đặc biệt Nghị quyết Số 29- NQ/TW ngày 04/11/2013 của
Ban chấp hành trung ương khoá XI đã chỉ rõ “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng
bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm
chất, năng lực của người học. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức,
kỹ năng người học; khắc phục lối truyền thụ và áp đặt một chiều, ghi nhớ máy
móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người
học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển


2

năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa
dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.
Trong nhà trường, mục tiêu đảm bảo và nâng cao chất lượng là hoạt
động dạy học, một nhiệm vụ trọng tâm, có tính cấp bách của nhà trường trong
bối cảnh hiện nay. Một trong những nhân lực chủ chốt, quyết định chất lượng
hoạt động dạy học là người giáo viên, yếu tố then chốt, quyết định để nâng cao
chất lượng giáo dục.
Ở trường trung học phổ thông, mơn Sinh học có vị trí và vai trị quan

trọng, là một trong những môn khoa học thực nghiệm nên ln tạo cho học
sinh có thái độ u thích, đam mê môn Sinh học bằng cách luôn hướng cho các
em những nhận thức và giải thích được các vấn đề cơ bản đặt ra.
Thực tế, trong những năm qua ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc
Trăng đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt

với bộ môn Sinh học, kết quả học tập của học sinh đạt điểm khá, giỏi cũng dần
được nâng lên đáng kể, nhiều học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi
cấp tỉnh. Tuy nhiên, việc đổi mới hoạt động dạy học mơn Sinh học vẫn cịn có
những hạn chế nhất định, vẫn cịn giáo viên giảng dạy theo phương pháp
truyền thống như: thuyết trình, liệt kê kiến thức mà chưa chú trọng đến đổi mới
phương pháp dạy học tích cực nhằm hướng đến phát triển năng lực người học.
Do đó, tiết học diễn ra đơn điệu, gây nhàm chán, học sinh ít có cơ hội thảo
luận, thuyết trình, để tự tìm tịi, xây dựng hệ thống kiến thức, ảnh hưởng không
nhỏ đến chất lượng giáo dục, nhân cách của học sinh.
Công tác quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học theo định hướng phát
triển năng lực người học được CBQL các trường quan tâm. Tuy nhiên, vẫn cịn
nhiều trường làm theo thói quen, chưa linh hoạt, chủ động sáng tạo trong tổ
chức và quản lý dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Việc


3

đổi mới PPDH tích cực và kiểm tra đánh giá chưa thật sự hiệu quả, vẫn là cách
dạy tiếp cận nội dung chưa chạm đến ngưỡng tiếp cận năng lực người học.
Xuất phát từ những lý do trên và thực tế công tác quản lý hoạt động dạy
học ở trường THPT, tác giả chọn đề tài “Quản lý hoạt động dạy học môn
Sinh học theo định hướng phát triển năng lực người học ở trường trung học
phổ thơng tỉnh Sóc Trăng” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng, đề tài đề xuất các
biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học theo định hướng phát triển
năng lực người học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Sinh
học ở trường trung học phổ thông tỉnh Sóc Trăng.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu

Quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học ở trường trung học phổ thông.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học theo định hướng phát triển
năng lực người học ở các trường trung học phổ thơng tỉnh Sóc Trăng.
4. Giả thuyết khoa học
Trong thời gian qua công tác quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học theo
định hướng phát triển năng lực người học ở các trường trung học phổ thơng tỉnh
Sóc Trăng đã đạt được những kết quả nhất định nhưng bên cạnh đó cịn có nhiều
hạn chế so với yêu cầu đặt ra. Nếu xây dựng được cơ sở lý luận vững chắc, đánh
giá đúng thực trạng thì có thể đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học
môn Sinh học theo định hướng phát triển năng lực người học ở các trường trung
học phổ thông tỉnh Sóc Trăng một cách hợp lý và khả thi, góp


4

phần nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn Sinh học đáp ứng với yêu
cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Sinh
học theo định hướng phát triển năng lực người học ở trường trung học phổ
thông.
5.2. Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Sinh
học theo định hướng phát triển năng lực người học ở trường trung học phổ
thơng tỉnh Sóc Trăng.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học
theo định hướng phát triển năng lực người học ở trường trung học phổ thơng
tỉnh Sóc Trăng.
6. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, tác giả khảo sát thực tế hoạt động dạy học

môn Sinh học theo định hướng phát triển năng lực người học ở 07 trường trung
học phổ thơng trong tỉnh Sóc Trăng. Số lượng người khảo sát: 483 người (Hiệu
trưởng: 7 người, Phó Hiệu trưởng: 17 người, giáo viên Sinh học: 39 người và 420
học sinh), thời gian trong 3 năm học 2016-2017, 2017-2018, 2018-2019.

7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập, nghiên cứu các văn bản, Chỉ thị,
Nghị quyết của Đảng, Nhà nước về cơng tác giáo dục, những tài liệu có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu như: Sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án, internet
để kế thừa những kết quả nghiên cứu và xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
Nhóm này gồm các phương pháp cụ thể sau đây: Phương pháp phân tích,
phương pháp tổng hợp.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn


5

Nhóm phương pháp nhằm thu thập thơng tin thực tiễn để xây dựng cơ sở
thực tiễn của đề tài. Nhóm phương pháp này gồm: Phương pháp quan sát,
phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Xử lý các số liệu đã thu thập được bằng thống kê tốn học trong q
trình nghiên cứu.
8. Những đóng góp của luận văn
8.1. Về mặt lý luận
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học
theo định hướng phát triển năng lực người học ở các trường trung học phổ thông.

Đề xuất các biệp pháp quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học theo

định hướng phát triển năng lực người học ở các trường trung học phổ thông để
các trường trung học phổ thơng có thể tham khảo và vận dụng.
8.2. Về mặt thực tiễn
Tổ chức khảo sát, đánh giá đúng thực trạng việc quản lý hoạt động dạy
học môn Sinh học theo định hướng phát triển năng lực người học ở các trường
trung học phổ thơng tỉnh Sóc Trăng. Chỉ ra những điểm mạnh, hạn chế, từ đó
có được cơ sở khoa học cho việc xây dựng biện pháp quản lý hoạt động dạy
học môn Sinh học theo định hướng phát triển năng lực người học ở các trường
trung học phổ thơng tỉnh Sóc Trăng.
Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng để quản lý hoạt động dạy học môn
Sinh học theo định hướng phát triển năng lực người học ở các trường trung học
phổ thơng tỉnh Sóc Trăng.
9. Cấu trúc luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và tài liệu tham
khảo, các bảng phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:


6

Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học
theo định hướng phát triển năng lực người học ở trường trung học phổ thông.
Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học theo
định hướng phát triển năng lực người học ở trường trung học phổ thơng tỉnh
Sóc Trăng.
Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học theo
định hướng phát triển năng lực người học ở trường trung học phổ thơng tỉnh
Sóc Trăng.


7


B. NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MÔN SINH HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NGƯỜI HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngồi
Chúng ta có thể thấy trên thế giới đã có rất nhiều những cơng trình
nghiên cứu về cơng tác quản lý giáo dục như: “Những vấn đề quản lý trường
học” của tác giả P.V Zimin, M.I Kônđakốp. Khi tổng kết những kinh nghiệm
quản lý chuyên môn trong vai trị là Hiệu trưởng nhà trường, nhà giáo dục học
Xơ-viết V.A Xukhomlinxki đã kết luận rằng “Kết quả hoạt động của nhà
trường phụ thuộc rất nhiều vào công việc tổ chức đúng đắn các hoạt động dạy
học”. Cùng với nhiều tác giả khác, ông đã nhấn mạnh đến sự phân công, sự
phối hợp chặt chẽ, thống nhất và khoa học về cơng tác quản lý giữa Hiệu
trưởng và Phó hiệu trưởng để đạt được mục tiêu đề ra.
Trong quyển “Best ideas from the world’s teachers for improving
Education in the classroom” của Stigler, J. W., & Hiebert, J. (1999) có nói rằng
“Việc học ở trường sẽ không được cải thiện rõ rệt trừ khi chúng ta trao cho
giáo viên cơ hội và sự hỗ trợ mà họ cần để thúc đẩy nghề của mình bằng cách
tăng hiệu quả của phương pháp họ sử dụng”. Đây được xem là một trong
những tiền đề để xây dựng một nền giáo dục tốt cho cả giáo viên và học sinh
trên khắp thế giới, cuốn sách đưa ra những ý kiến và phương pháp giảng dạy
cho giáo viên, làm cách nào dạy cho có hiệu quả, mang lại sự thích thú cho học
sinh, cũng như nhiệt huyết của giáo viên.
Theo quyển “Cách biệt toàn cầu về thành quả giáo dục” – Tony Wagner
(nguyên tác: The Global Achivement Gap, bản tiếng Việt do Dtbooks phát hành
năm 2014) là cuốn sách tập hợp những bài viết nghiên cứu về giáo dục. Trong



8

đó chỉ ra các yếu điểm của một số mơi trường giáo dục và học tập thụ động.
Ông cho rằng nền giáo dục của chúng ta đang phải đối mặt với sự lỗi thời.
Thay vì dạy học sinh trở thành những người có tư duy phản biện và có khả
năng giải quyết vấn đề, chúng ta đang khiến người trẻ tập trung vào việc chuẩn
bị cho các kỳ thi và học theo kiểu ghi nhớ dữ liệu.
Ngoài ra, hưởng ứng những vấn đề quan trọng mà xuất hiện trong các
trường học tại Nhật Bản trong cuối năm 1990, Sato và những đồng nghiệp phát
triển nghiên cứu bài học cho cộng đồng học, một phương pháp để nghiên cứu
bài học là thu hút các học viên và những nhà nghiên cứu ở Nhật. Một nhân tố
làm gián đoạn các lớp học là thời điểm cuối thời kì bùng nổ kinh tế và bắt đầu
sự suy thoái kinh tế. Cho tới khi trẻ con mong muốn học hành chăm chỉ, chỉ
bởi hi vọng rằng giáo dục tốt hơn sẽ mang đến những người lao động tốt hơn.
Tuy nhiên, suy thoái kinh tế đã dẫn đến nhiều nhân viên bị sa thải, từ đó rất
nhiều trẻ em mất đi niềm u thích với học hành. Nhiều vấn nạn xảy ra: học
sinh nói chuyện riêng hoặc ngủ gật thường xuyên diễn ra trong lớp học của
những giáo viên độc đoán, những bài giảng của họ dựa trên những bài giảng
truyền thống, một chiều. Sato tuyên bố rằng vấn đề nghiêm trọng hơn là đa số
học sinh Nhật Bản đã đánh mất đi niềm yêu thích trong học tập. Để thay đổi
hồn cảnh đó, Sato và những đồng nghiệp giới thiệu nghiên cứu bài học cho
nhóm học thì khơng chỉ có vài bộ mơn mà tất cả các giáo viên cần tham gia và
họ cần tập trung nhiều hơn việc quan sát và phản ánh. [26]
Xem xét những điểm số thấp của học sinh trong những xu hướng
nghiên cứu toán học và khoa học quốc tế so sánh với những điểm số cao của
học sinh Đông Á, Hiebert and Stigler (2000) đã đề cập tới vấn đề liên quan tới
sự rèn luyện sư phạm ở Hoa Kì. Họ khẳng định rằng, mặc dù đã có những hoạt
động nhóm và giảng viên đều tin tưởng vào hướng đi theo xu hướng xã hội của
giáo dục, sự thật thì khơng nhiều thay đổi chú ý trong cách học của đứa trẻ.



9

1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam, ngay từ những năm 90 của thế kỷ XX cho đến nay đã xuất

hiện rất nhiều những cơng trình nghiên cứu về cơng tác quản lý giáo dục có giá
trị như: “Bài giảng cơ sở khoa học quản lý” của tác giả Nguyễn Quốc Chí và
tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Hà Nội 2004) [10]; Lý luận quản lý giáo dục đại
cương của tác giả Nguyễn Khắc Chương [13].
Đối với quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực có thể kể đến mộtsố cơng trình nghiên cứu như: tài liệu “Những khái niệm cơ

bản về quản lý giáo dục” của tác giả Nguyễn Ngọc Quang [30]; tác giả Đạ ̆ng Quốc Bảo với tài liệu “Quản lý, quản lý giáo dục tiếp cận từ
những mơ hình”

[4]. Đó là những tài liệu mà trong đó trình bày về khái niệm quản lý, quản lý giáo dục và quản lý giáo dục được tiếp cận từ những mô hình,
trong đó có đề cập đến dạy học theo định hướng phát triển năng lực.
Đinh Quang Báo - Phan Thị Thanh Hộicó bài viết Dạy học mơn Sinh học tiếp cận chương trình giáo dục phổ thơng
mới, Tạp chí Giáo dục, số 435 (Kì 1-8/2018), Tr40-43 [2]. Bài báo nêu ra rằng: Chương trình giáo dục phổ thơng (GDPT) mới có
các điểm chính như:1) Định hướng phát triển năng lực người học, điều này yêu cầu người giáo viên (GV) cần phải biết cách lựa
chọn phương pháp dạy học (PPDH), cách đánh giá kết quả giáo dục đáp ứng mục tiêu hiẹ ̂n thực hóa yêu cầu cần đạt thành và
chuẩn đầu ra của chương trình, nghĩa là cần xem mục tiêu và chuẩn đầu ra là bản thiết kế, còn người dạy là người đọc bản vẽ
thiết kế và thi công làm ra sản phẩm là nhân cách học sinh (HS); 2) Chu ̛ơng trình và sách giáo khoa (SGK) theo định hướng tích
hợp và phân hóa. Để hiện thực hóa Chương trình GDPT mới, GV, HS và nhà trường cần có những nỗ lực trong đổi mới chun
mơn, quản lí. Trong bài viết này, tác giả giới thiệu mộtsố ví dụ minh họa cho việc GV biết phân tích chương trình, đọc được bản
thiết kế u cầu cần đạt để tổ chức dạy học môn Sinh học đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT mới.


10


Mộtsố nghiên cứu trong các luận văn Thạc sĩ quản lý giáo dục, Thạc sĩ giáo dục học cũng đã đề cập đến công tác quản lý
chuyên môn, quản lý hoạt động dạy học trong các nhà trường phổ thông, các địa phương cụ thể. Những đề tài này đã nêu ra được cơsở lý
luận của việc quản lý chuyên môn và đề xuất được mộtsố biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở
mộtsố cơsở giáo dục.
Bùi Thu Trang với luận văn thạc sĩ Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường trung học cơsở
Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội[33]. Tìm hiểu và phân tích thực trạng hoạt động dạy học và thực trạng quản lý hoạt động dạy
học ở trươngg̀ THCS Nam Trung Yên theo định hướng phát triển năng lực để tìm ra ngun nhân của thực trạng đó. Đề xuất biện pháp
quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực nhằm nâng cao chất lượng dạy học tại trươngg̀ THCS Nam Trung Yên.

Bùi Thành Hồ với luận văn thạc sĩ Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở Trường Trung học Phổ thông
Mỹ Văn, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, Trường Đại Học Giáo Dục [19]. Luận văn
nghiên cứu thực trạng công tác quản hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Mỹ Văn, huyện Tam Nông, tỉnh
Phú Thọ; Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Mỹ Văn, huyện Tam Nông,
tỉnh Phú Thọ.

Các công trình nghiên cứu của các tác giả nêu trên, là những cơng trình
nghiên cứu vơ cùng giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở nghiên
cứu lý luận các cơng trình nghiên cứu trước, tác giả tiến hành nghiên cứu cơ sở
lý luận, khảo sát thực tiễn và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học
môn Sinh học theo định hướng phát triển năng lực người học ở trường trung
học phổ thông tỉnh Sóc Trăng nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói
chung và bộ mơn Sinh học nói riêng.


11

1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.2.1. Quản lý
Có nhiều khái niệm khác nhau:
Theo C. Mac “Quản lý là lao động điều khiển lao động”, Mác viết: “bất

cứ lao động hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy mô lớn, đều
yêu cầu phải có sự chỉ đạo để điều hịa những hoạt động cá nhân… một nhạc sĩ
thì điều khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì phải có nhạc trưởng” [25]
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý
trong việc huy động phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các
nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài nước (chủ yếu là nội lực)
một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [23].
Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì định nghĩa
kinh điển nhất về quản lý là “Quá trình tác động có chủ hướng, có chủ đích của
chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể (người bị quản lý) trong một tổ
chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của mình” [11].
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang “Quản lý là sự bảo đảm hoạt động
của hệ thống trong điều kiện có biến đổi liên tục của hệ thống và môi trường, là
chuyển hệ thống đến trạng thái mới thích ứng với hoàn cảnh mới” [30].
Theo tác giả Nguyễn Khắc Chương “Quản lý là thiết kế và duy trì một
mơi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể
hồn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định” [13].
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý là một quá trình tác động gây
ảnh hưởng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý nhằm đạt mục tiêu
chung” [3].
Như vậy, theo khái niệm của các tác giả thì bản chất của hoạt động quản
lý là sự tác động có mục đích của người quản lý đến tập thể người bị quản lý
nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Trong giáo dục nhà trường đó là tác động của


×