Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

TỔNG QUAN VỀ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.44 KB, 26 trang )

TỔNG QUAN VỀ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về cho vay trung và dài hạn của NHTM
1.1.1. Khái niệm cho vay trung và dài hạn
Cho vay là “một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho
khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định
theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”
1
. Nghiệp vụ cho vay có
thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau: căn cứ vào tài sản thế chấp, căn cứ
vào hạn mức tín dụng, căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, căn cứ vào thời gian
vay. Theo tiêu thức thời gian vay, cho vay được chia ra thành: cho vay ngắn hạn
(cho vay theo đặc điểm tuần hoàn và luân chuyển của vốn) thường để bổ sung cho
cho vốn lưu động của khách hàng; ngược lại cho vay trung và dài hạn là để bổ
sung cho tài sản cố định của người đi vay nhằm phát triển sản xuất theo chiều rộng
và chiều sâu.
Cho vay trung và dài hạn của ngân hàng là các khoản cho vay có thời hạn
trên 01 năm nhưng không dài hơn thời gian sử dụng còn lại của tài sản hình thành
bằng vốn vay. Việc phân định cụ thể thời gian của cho vay trung hạn và dài hạn
tuỳ thuộc vào quy định của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, theo “Quy chế cho vay của
tổ chức tín dụng đối với khách hàng”
2
thì: “Cho vay trung hạn là các khoản vay có
1 Điều 3, quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN
2 Điều 8, quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN
thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng; Cho vay dài hạn là các khoản cho
vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên”.
1.1.2. Vai trò của cho vay trung và dài hạn
1.1.2.1. Vai trò của cho vay trung và dài hạn đối với NHTM
 Mang lại lợi nhuận cao hơn cho vay ngắn hạn


Trong các loại tài sản của ngân hàng thì khoản mục cho vay bao giờ cũng
chiếm tỷ trọng cao nhất (thường là 70%) và là khoản mục mang lại thu nhập chủ
yếu cho ngân hàng. Trong tổng thể các hoạt động cung cấp dịch vụ của NHTM thì
chỉ có lãi suất thu được từ cho vay mới bù đắp nổi các chi phí tiền gửi, chi phí dự
trữ, chi phí kinh doanh và quản lý, chi phí thuế và các chi phí rủi ro đầu tư… Hoạt
động cho vay trung và dài hạn tuy chiếm tỷ trọng nhỏ do tính rủi ro cao nhưng
cũng chính tính rủi ro của những khoản cho vay này lại đem lại lợi nhuận cao hơn
các khoản cho vay ngắn hạn của NHTM. Thu nhập từ tiền cho vay biểu hiện dưới
dạng lãi tiền vay phụ thuộc chủ yếu vào thời hạn món vay. Thời hạn cho vay càng
dài thì lãi suất càng cao và do đó thu nhập của ngân hàng càng lớn. Do đó, ngân
hàng nào càng mở rộng cho vay trung và dài hạn thì càng có cơ hội kiếm lời nhiều
hơn.
 Mở rộng thị phần cho NHTM
Nguồn huy động vốn trung và dài hạn – cơ sở để phát triển cho vay trung và
dài hạn của NHTM là nguồn khan hiếm và đắt đỏ do đó khả năng mở rộng tín dụng
trung và dài hạn thể hiện tiềm lực về vốn của ngân hàng góp phần làm tăng uy tín
của ngân hàng. Đó là cơ sở để tạo lòng tin cho các khách hàng hiện tại và khách
hàng tương lai. Hơn thế nữa, phát triển cho vay trung và dài hạn còn được coi là
một vũ khí cạnh tranh lợi hại. Bởi lẽ, doanh nghiệp được vay vốn trung và dài hạn
họ sẽ có điều kiện để đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị mở rộng sản
xuất, … do đó sẽ nảy sinh nhu cầu cần vốn lưu động. Bên cạnh việc mở rộng sản
xuất kinh doanh thì nhu cầu về thanh toán, bảo lãnh, tư vấn, … cũng từ đó mà phát
triển. Trong trường hợp đó, ngân hàng mà doanh nghiệp đã vay nợ trung và dài hạn
sẽ là địa chỉ đầu tiên mà doanh nghiệp tìm tới cho các nhu cầu về vốn, cũng như
các dịch vụ ngân hàng khác phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.
 Góp phần nâng cao chất lượng các khoản cho vay của NHTM
Một khi đã đồng ý cho vay và ký kết hợp đồng tín dụng trung và dài hạn với
khách hàng nghĩa là NHTM đó đã xác định sẽ tạo lập quan hệ lâu dài với khách
hàng đó. Quan hệ lâu dài không chỉ giới hạn trong khoảng thời gian dài của một
khoản vay mà là nhiều khoản vay khác nữa sau đó. Hơn thế nữa, thì việc phát triển

cho vay trung và dài hạn còn góp phần đảm phát triển các khoản cho vay ngắn hạn
và các dịch vụ khác của ngân hàng . Mối quan hệ này được tạo lập dựa trên quá
trình thẩm định kỹ càng khách hàng do đó sẽ đảm bảo tính an toàn cho những
khoản vay. Như vậy thông qua cho vay trung và dài hạn NHTM tạo sự gắn bó với
khách hàng, tạo ra nhóm khách hàng trung thành của NHTM, là cơ sở nâng cao
chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của
ngân hàng.
Như vậy, một mặt thì do nhu cầu khách quan của nền kinh tế, mặt khác để
đạt được mục tiêu phát triển cho chính mình thì đối với các NHTM cho vay trung
và dài hạn luôn là mảng kinh doanh đầy tiềm năng.
1.1.2.2. Đối với nền kinh tế
Cho vay trung và dài hạn của NHTM góp phần giảm gánh nặng cho ngân
sách Nhà nước cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nó là công cụ tài trợ cho
các ngành kinh tế kém phát triển và ngành kinh tế mũi nhọn. Thông qua hệ thống
ngân hàng, Nhà nước tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển bằng việc cho
vay ưu đãi với lãi suất thấp, thời gian dài, mức vốn lớn. Bên cạnh đó Nhà nước còn
có thể tài trợ cho những ngành kinh tế mũi nhọn - các ngành này phát triển sẽ tạo
cơ sở cho các ngành kinh tế khác phát triển theo. Bên cạnh đó, khi cho vay thì một
trong những yêu cầu đầu tiên mà ngân hàng đặt ra là phải đảm bảo được tính an
toàn. Chính vì vậy mà ngân hàng luôn có các biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ
trước, trong và sau khi cho vay đối với mọi dự án. Và cũng không giống như
nguồn vốn cấp phát từ ngân sách Nhà nước, nguồn vốn từ ngân hàng được cấp dựa
trên nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi, vì vậy người đi vay sẽ phải đảm bảo
thực hiện đúng tiến độ, sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất. Đây chính là điểm
ưu việt của nguồn vốn vay trung và dài hạn của NHTM so với nguồn từ ngân sách
Nhà nước.
Trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, nguồn vốn trung và dài hạn là một
nhân tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH.
Thêm vào đó, nó là công cụ đòn bẩy thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế hàng hoá,
hình thành và góp phần ổn định nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, thị trường tài

chính – tiền tệ, nhất là thị trường vốn chưa phát triển thì toàn bộ áp lực về vốn
trung và dài hạn đang dồn lên vai các ngân hàng.
1.1.3. Đặc điểm của cho vay trung, dài hạn của NHTM
1.1.3.1. Mục đích cho vay
“Bên cho vay cho bên vay vay vốn trung hạn và dài hạn để đầu tư cho các dự
án xây dựng mới, mở rộng, cải tạo, khôi phục, đổi mới kỹ thuật, ứng dụng khoa học
và công nghệ nhằm mục tiêu lợi nhuận, phù hợp với chính sách phát triển kinh tế -
xã hội và pháp luật của Nhà nước”
3
Cho vay trung và dài hạn của NHTM nhằm tài trợ vốn cho việc hình thành
tài sản cố định của khách hàng. Cụ thể là:
Cho vay trung hạn là loại cho vay vốn được sử dụng để tài trợ cho tài sản cố
định như phương tiện vận tải, một số cây trồng vật nuôi, trang thiết bị chóng bị hao
3 Điều 4, quyết định 367/1995/QĐ-NHNN
mòn; cải tiến đổi mới kỹ thuật và sản phẩm; mở rộng sản xuất kinh doanh; xây
dựng các dự án có quy mô nhỏ và có thời gian thu hồi vốn nhanh…
Cho vay dài hạn là loại cho vay được sử dụng tài trợ cho công trình xây
dựng và cải tạo như nhà, cầu đường, máy móc thiết bị có giá trị lớn, thường có thời
gian sử dụng lâu dài.
1.1.3.2. Đối tượng cho vay
Cho vay trung và dài hạn của NHTM xác định đối tượng cho vay: “ Là các
chi phí cấu thành trong tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng mới, mở rộng,
cải tạo, khôi phục, đổi mới kỹ thuật, ứng dụng khoa học và công nghệ, bao gồm:
giá trị vật tư, máy móc, thiết bị, công nghệ chuyển giao, sáng chế và phát minh; chi
phí nhân công; giá thuê và chuyển nhượng đất đai; giá thuê mua các tài sản khác
trong khuôn khổ Luật định; chi phí mua bảo hiểm tài sản thuộc dự án đầu tư; chi
phí khác”
4
1.1.3.3. Nguồn hình thành nguồn vốn trung và dài hạn của NHTM
Tín dụng trung, dài hạn hình thành từ 5 nguồn: vốn chủ sở hữu; vốn huy

động dài hạn (trái phiếu, tiền gửi dài hạn); huy động ngắn hạn; vay nước ngoài;
vốn nhận uỷ thác và vốn tài trợ để cho vay theo chương trình hoặc dự án đầu tư của
Nhà nước, của tổ chức kinh tế - tài chính - tín dụng - xã hội ở trong và ngoài nước
Vốn chủ sở hữu hình thành do vốn góp hay do tích luỹ được trong quá trình
kinh doanh có vai trò rất quan trọng. Nó góp phần xác định quy mô và cơ cấu của
ngân hàng, tăng khả năng mở rộng cho vay và đầu tư, đặc biệt là trung và dài hạn.
Số vốn này thuộc về sở hữu của NHTM nên dùng để cho vay trung và dài hạn là
khá an toàn. Tuy nhiên vốn chủ sở hữu lại chiếm tỷ trọng nhỏ, thường chỉ từ 5%
đến 7% nên không dễ dàng mở rộng cho vay.
Nguồn hình thành từ hoạt động phát hành trái phiếu của ngân hàng và huy
động tiền gửi dài hạn của khách hàng: Nguồn từ phát hành trái phiếu không có tính
4 Điều 8, quyết định 367/1995/QĐ-NHNN
thường xuyên và cũng chỉ chiếm từ 4% đến 6,7% lượng vốn mà NHTM huy động
được. Còn nguồn từ tiền gửi dài hạn của khách hàng tại ngân hàng thì còn hạn chế
về cả khối lượng và thời gian gửi. Hơn nữa lãi mà ngân hàng phải trả cho tiền huy
động dài hạn lại cao hơn khi huy động ngắn hạn. Do đó nguồn này được xem là
khan hiếm và đắt đỏ.
Nguồn do huy động ngắn hạn chiếm tới 70% tổng lượng vốn huy động của
NHTM do đó có thể xem đây là một nguồn dồi dào. Và với công cụ chuyển hoán
kỳ hạn thì nguồn ngắn hạn có thể dùng để cho vay trung và dài hạn. Tuy nhiên
NHNN cũng quy định một tỷ lệ tối đa cho việc chuyển hoán này nhằm hạn chế rủi
ro trong hoạt động cho vay của NHTM.
Vay nợ nước ngoài: việc vay nợ nước ngoài để có nguồn vốn cho vay trung
và dài hạn phổ biến ở các ngân hàng trên Thế giới. Nguồn này có khối lượng lớn,
lãi suất phù hợp, chất lượng vốn cao nhưng đối với các nước đang phát triển như
nước ta do trình độ quản lý còn thấp nên hiệu quả sử dụng vốn không cao sẽ dễ dẫn
tới tình trạng không trả được nợ.
Nguồn vốn nhận uỷ thác và vốn tài trợ để cho vay theo chương trình hoặc dự
án đầu tư là nguồn chỉ có tính chất thời điểm.
Tóm lại, nguồn vốn cho vay trung và dài hạn của các NHTM hiện nay còn

rất hạn hẹp. Nguồn vốn hạn hẹp dẫn tới khả năng cho vay trung và dài hạn của các
ngân hàng là không đáng kể, hạn chế mở rộng quan hệ của ngân hàng với khách
hàng.
1.1.3.4. Lãi suất khoản vay
Theo cấu trúc rủi ro lãi suất thì “thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao”.
Nguyên nhân là, thời hạn cho vay chính là thời gian sử dụng vốn nên thời hạn càng
dài giá trị sử dụng càng lớn thì lãi suất càng cao. Hơn nữa, thời gian càng dài thì
xác suất để món vay gặp rủi ro càng lớn. Đó là lý do mà NHTM định ra mức lãi
suất của các khoản cho vay trung và dài hạn thường cao hơn lãi suất cho vay ngắn
hạn, không những để bù đắp cho chi phí của việc huy động vốn dài hạn mà còn
nhằm mục đích bù lại những thiệt hại có thể xẩy ra. Đó là chưa kể đến việc ngân
hàng sẽ mất cơ hội sử dụng khoản cho vay một cách linh hoạt trong khoảng thời
gian dài của một hợp đồng tín dụng. Mức lãi suất cho vay do NHTM và khách
hàng thoả thuận phù hợp với quy định của NHNN
5
. Lãi suất áp dụng ở đây có thể
là cố định suốt thời hạn vay vốn (gọi là lãi suất cố định), cũng có thể là lãi suất
biến đổi tuỳ thuộc sự biến động của thị trường (gọi là lãi suất thả nổi). Tuy nhiên
với các khoản cho vay có thời gian là trung và dài hạn thì NHTM thường áp dụng
lãi suất thả nổi nhằm đảm bảo cả hai mục tiêu là an toàn và sinh lợi.
1.1.3.7. Cho vay trung và dài hạn có tính rủi ro cao
So với các khoản cho vay ngắn hạn với thời gian dưới 01 năm thì cho vay
trung và dài hạn là hoạt động có tính rủi ro cao. Tính chất rủi ro của các khoản cho
vay trung và dài hạn cao xuất phát từ đặc điểm về thời hạn cho vay dài và quy mô
cho vay lớn của chúng.
 “Thời hạn cho vay được TCTD và khách hàng thoả thuận căn cứ vào chu kỳ
sản xuất kinh doanh, thời gian thu hồi vốn của phương án, dự án đầu tư, khả năng
trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của TCTD. Đối với các pháp nhân
Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không quá thời gian hoạt động còn lại
theo quyết định thành lập hoặc theo giấy phép hoạt động tại Việt Nam”

6
. Do mục
đích của các khoản vay như đã trình bày thì thời gian để khách hàng có thể hoàn
vốn là rất dài đồng thời khối lượng vốn vay lại rất lớn. Trong thời gian đó nhiều
biến động không mong muốn có thể xảy ra như khách hàng làm ăn thua lỗ, dự án
không được hoàn thành, lãi suất thị trường tăng cao trong khi lãi suất cho vay đã
được cố định từ trước trong hợp đồng tín dụng, … đều có thể gây thiệt hại trực tiếp
hoặc gián tiếp cho hoạt động của NHTM.
5 Điều 11 quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN
6 Điều 10 Quyết định 1627/QĐ-NHNN
 Tính rủi ro của các khoản cho vay trung và dài hạn còn thể hiện ở chỗ đây là
những tài sản kém thanh khoản, khó có thể chuyển nhượng hay thế chấp được. Do
đó một khi ngân hàng đã đồng ý cho vay thì đồng nghĩa với việc phải chấp nhận sự
rủi ro trong suốt thời hạn tín dụng cam kết trên hợp đồng.
 Thêm vào đó, việc chuyển hoán kỳ hạn nguồn ngắn hạn để cho vay trung và
dài hạn của NHTM cũng được cảnh báo là tiềm ẩn nhiều rủi ro. Theo quyết định
457/2005/QĐ-NHNN về các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng
do NHNN ban hành, các NHTM được phép dùng tối đa 40% tổng nguồn vốn ngắn
hạn của mình để sử dụng cho vay trung và dài hạn.
Tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn
7
:
Giá trị nguồn vốn ngắn hạn dùng cho vay trung và dài hạn
Tn =
Dư nợ cho vay dài hạn
Sở dĩ phải quy định tỷ lệ chuyển hoán này bởi vì đặc trưng hoạt động của
NHTM là dùng tiền huy động được để cho vay. Vốn huy động không kỳ hạn có thể
bị khách hàng rút ra bất cứ lúc nào; vốn huy động dưới 01 năm nếu dùng quá nhiều
để cho vay trung và dài hạn thì khi đáo hạn khách hàng đến rút tiền ngân hàng sẽ
không thể chi trả. Việc chuyển hoán kỳ hạn nguồn ngắn để cho vay trung và dài

hạn nếu vượt quá mức an toàn do các NHTM mải chạy theo lợi nhuận sẽ dẫn đến
khả năng mất cân đối vốn hoạt động hằng ngày. Và quan trọng hơn là trong điều
kiện kinh tế thế giới đang thiếu ổn định, cho vay trung và dài hạn nhiều dễ gặp rủi
ro trong tương lai.
Tóm lại, các đặc điểm của khoản cho vay trung và dài hạn như quy mô món
vay, thời hạn cho vay, cũng như mục đích sử dụng của khoản vay đều cho thấy tính
7 Nghiệp vụ ngân hàng (Trường ĐH Kinh tế TPHCM – NXB Thống kê 2005
chất rủi ro của tín dụng trung và dài hạn đối với hoạt động kinh doanh của NHTM.
Đây là nguyên nhân vì sao tỷ trọng tín dụng ngắn hạn tại các NHTM thường cao
hơn tín dụng trung và dài hạn. Tuy rủi ro cao song lợi nhuận nó đem lại cho ngân
hàng (như đã phân tích ở phần vai trò của cho vay trung và dài hạn) lại rất hứa hẹn
nếu không xảy ra các tình huống ngoài dự đoán của ngân hàng. Như vậy vấn đề đặt
ra không phải là hạn chế cho vay trung và dài hạn để giảm rủi ro mà phải biết tìm
ra các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay trung và dài hạn để tìm hướng giải
quyết hợp lý sao cho vừa đảm bảo được tính an toàn vừa nâng cao lợi nhuận
1.2. Khái quát về DNNQD tại Việt Nam
Hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội mỗi nước khác nhau sẽ tạo nên những
đặc điểm không thể giống nhau của khối kinh tế ngoài quốc doanh. Tại Việt Nam
thì khối DNNQD mới chỉ được Đảng chính thức công nhận như một thành phần
kinh tế tất yếu khách quan từ năm 1986. Tuy nhiên, để đảm bảo việc bám sát tình
hình thực tế của Việt Nam cũng như có đầy đủ các số liệu nhằm làm rõ các vấn đề
nêu ra thì trong giới hạn của chuyên đề này, em xin được tập trung tìm hiểu riêng
về DNNQD tại Việt Nam.
1.2.1. Khái niệm DNNQD
Sách Quản trị doanh nghiệp
8
đã đưa ra một khái niệm được xem là đầy đủ
nhất về DNNQD. Theo đó thì:
“DNNQD là các doanh nghiệp vốn trong nước, mà nguồn vốn thuộc sở hữu
tập thể, tư nhân một người hay một nhóm người hoặc có sở hữu Nhà nước nhưng

chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống. DNNQD bao gồm:
_ Các hợp tác xã (trừ hợp tác xã nông, lâm nghiệp, thuỷ sản)
_ Doanh nghiệp tư nhân
8 Quản trị doanh nghiệp (Nguyễn Hải Sản – NXB Thống kê)
_ Công ty hợp danh
_ Công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân (kể cả công ty trách nhiệm hữu hạn có
vốn Nhà nước từ 50% trở xuống)
_ Các công ty cổ phần tư nhân
_ Các công ty cổ phần có vốn Nhà nước từ 50% vốn điều lệ trở xuống”
1.2.2. Đặc điểm của DNNQD tại Việt Nam
1.2.2.1. Quy mô nhỏ
Khu vực DNNQD với 96% số doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (có vốn
đăng ký kinh doanh dưới 10 tỷ đồng, có số lao động thường xuyên làm việc dưới
300 người). Các DNNQD bình quân chỉ có 40 lao động, 7 tỷ đồng vốn. Trong khi
đó với DNQD, con số này là 421 lao động và 167 tỷ đồng vốn. Với doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài, con số tương ứng là 299 lao động, 152 tỷ đồng vốn
9
.
Quy mô nhỏ, năng lực tài chính thấp làm doanh nghiệp chỉ có thể tiến hành sản
xuất kinh doanh manh mún, nhỏ lẻ. DNNQD rất cần vốn để mở rộng sản xuất kinh
doanh nhưng đối với họ thì muốn thu hút thêm vốn đầu tư cũng khó khăn vì không
có đủ uy tín trên thị trường và với ngân hàng. Do đó “khát vốn” hiện vẫn đang là
vấn đề cấp thiết đối với khối DNNQD.
1.2.2.2. Kỹ thuật, công nghệ sản xuất lạc hậu
Các DNNQD bị giới hạn trong các ngành nghề nhỏ lẻ đòi hỏi ít vốn, thời
gian thu hồi vốn nhanh và lao động giản đơn. Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm
xuất khẩu cũng chủ yếu là hàng nông sản, may mặc, thủ công mỹ nghệ, … là
những ngành nghề chủ yếu sử dụng lao động thủ công. Vốn ít đã khiến các
DNNQD ít có khả năng trang bị công nghệ tiên tiến, với mức đầu tư trung bình cho
tài sản cố định trên một lao động chỉ có 43 triệu đồng so với 137 triệu đồng đối với

9 Niên giám Thống kê năm 2007 (NXB Thống kê)

×