Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP GÓP PHẦN THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.68 KB, 11 trang )

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY TRONG
THỜI GIAN TỚI VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP GÓP PHẦN THÚC ĐẨY HOẠT
ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY
I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY TRONG THỜI GIAN
TỚI
Ngành cà phê nước ta trong thập kỷ qua đã có những bước phát triển vượt
bậc. Chỉ trong vòng 15 –20 năm, cà phê cả nước đã tăng lên hàng chục lần kể cả
diện tích và sản lượng. Cà phê đã từng mang lại cho các nhà sản xuất, kinh doanh
lợi nhuận siêu ngạch, tình hình phát triển cà phê đã ra khỏi tầm kiểm soát của Nhà
nước và vì thế mà sự tăng trưởng nhanh tróng với mức độ lớn đã tác độngquan
trọng trong việc góp phần đẩy ngành cà phê thế giới đến thời kỳ khủng hoảng thừa.
Giá cà phê giảm liên tục đến mức kỷ lục 30 năm trở lại đây. Theo các nhà phân
tích thì thời đại hoàng kim của ngành cà phê đã qua đi, ngành cà phê bước vào thời
kỳ ảm đạm và có phần hoảng loạn. Niên vụ 2001 – 2002 sản lượng cà phê thế giới
đã đạt đến hơn 115 triệu bao, tuy nhiên sức tiêu thụ cà phê không tăng theo cùng
nhịp độ, người ta ước đoán tổng lượng tiêu thụ vào khoảng 109 triệu bao, có nghĩa
là tỷ lệ dư thừa giữa cung và cầu là rất đáng kể.
Vấn đề đặt ra cho ngành cà phê Việt Nam và VINACAFE trong việc xác
định chiến lược phát triển từ nay đến năm 2005 và 2010 không phải đạt diện tích
và sản lượng tăng trưởng bao nhiêu, mà là cân đối một cách khoa học tỷ lệ cà phê
vối( Robusta ) và cà phê chè( Arabica ), đẩy nhanh công nghệ chế biến đảm bảo
chất lượng xuất khẩu để đủ sức cạnh tranh trên thị trường và tiêu thụ tốt sản phảm
làm ra với giá chấp nhận được.
Phương hướng phát triển của VINACAFE như sau :
- Chăm sóc, thâm canh diện tích cà phê vối hiện có, giữ năng suất ổn định,
hạ giá thành sản phẩm. Dừng toàn bộ các dự án phát triển cà phê vối, kể cả không
trồng thay thế diện tích cà phê già cỗi đã đến thời kỳ thanh lý. Mạnh dạn giảm diện
tích cà phê vối chỉ đạt năng suất dưới 1 tấn, chuyển sang sản xuất một số cây hàng
hoá có giá trị kinh tế hơn như : cao su, điều, ca cao….
- Chuyển một số diện tích cà phê vối có điều kiện sinh thái phù hợp sang
trồng cà phê chè như ở Đăknông, Đăkrlấp, M’Đăk ( ĐăkLăk ) và một số vùng ở


Gia Lai và Kon Tum.
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án phát triển 40.000 ha cà phê chè (giai
đoạn 1) bằng vốn vay của cơ quan phát triển pháp(AFD) ở các tỉnh trung du và
miền núi phía Bắc.
- Loại ra khỏi thị trường cà phê có chất lượng kém. Thực hiện công nghiệp
hoá - hiện đại hoá trong việc thu hái, chế biến đảm bảo chất lượng xuất khẩu và
khả năng cạnh tranh cao, tổ chức chế biến với quy trình đặc biệt để sản xuất ra loại
cà phê hảo hạng
- Ổn định thị trường tiêu thụ dã có, mở rộng thị trường mới như Trung Quốc,
Nga và khuyến khích tiêu dùng trong nước.
II. Những giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của
VINACAFE :
1. Giải pháp về tổ chức sản xuất và xây dựng đội ngũ cán bộ :
1.1.Tổ chức sản xuất :
Xây dựng đè án đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp theo hướng :
- Tăng cường hiệu lực quản lý, điều hành của Tổng công ty đối với các đơn
vị thành viên nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, chuyên môn hoá và hợp tác sản
xuất, nâng cao khả năng và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Sắp xếp, bố trí lại quy mô sản xuất phân tán hiện nay, xây dựng mô hình
quản lý mới theo hướng Công ty vùng ( kiểu Công ty mẹ ), giải thể hoặc sáp nhập
những Công ty, Nông trường hoạt động kinh doanh kém hiệu quả.
- Cổ phần hoá một số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và dịch vụ, tiến
hành thí điểm bán, khoán cho thuê doanh nghiệp Nhà nước.
Hình 4. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY ĐƯỢC SẮP XẾP LẠI
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
1.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ :
Việc xây dựng đội ngũ cán bộ là một yêu cầu bức thiết của VINACAFE. Để
hoàn thành tốt nhiệm vụ phải xây dựng đề án về công tác cán bộ theo các nội dung
sau :
- Kế hoạch hoá đội ngũ cán bộ, lựa chọn cán bộ, đánh giá cán bộ, đào tạo và

nâng cao trình độ cán bộ, bố trí, sử dụng cán bộ.
2. Giải pháp về sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến :
2.1. Về sản xuất :
Về sản xuất nông nghiệp, tiếp tục chăm sóc, thâm canh diện tích cà phê vối
hiện có, không phát triển thêm diện tích cà phê vối và chuyển một số diện tích
năng suất thấp, trên vùng đất xấu sang trồng một số loài cây hàng hoá khác.
VINACAFE đang triển khai chương trình phát triển 100.000 ha cà phê chè ở các
BAN KIỂM SOÁT
CƠ QUAN TCT
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
CÔNG TY
CỔ PHẦN
CÁC NHÀ
MÁY
CÔNG TY
SX VÙNG
CÔNG TY
XNK(MẸ)
ĐƠN VỊ
SỰ NGHIỆP
CÁC ĐƠN VỊ
SẢN XUẤT
NGUYÊN LIỆU
CÁC CÔNG TY
NÔNG TRƯỜNG
(CON)
CÁC CÔNG TY
CHI NHÁNH
(CON)
tỉnh Trung du, miền núi phía Bắc và một số vùng cao ở Tây nguyên, trong giai

đoạn 1 thực hiện 40.000 ha bằng nguồn vốn vay 42 triệu Frăng của Pháp.
Về địa lý, cây cà phê được phát triển ở cả 2 miền trên 7 vùng địa lý và 16 á
vùng khác nhau bao gồm 25 tỉnh từ Cao bằng, Lạng Sơn, vùng Tây Nguyên đến
Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu. Loại cà phê Robusta chủ yếu trồng ở
các tỉnh phái Nam từ đèo Hải Vân trở vào, cà phê Arabica trồng ở các tỉnh trung du
và miền núi phía Bắc.
Đối với cà phê vối, thông qua việc chọn giống tốt, thay đổi cây giống trong
vườn cà phê Robusta xấu bằng phương pháp ghép, cưa bỏ tán, ghép chồi giòng ưu
tú vô tính đã được chọn lọc, đảm bảo toàn bộ diện tích cà phê vối đều là giống tốt.
Còn đối với cà phê chè, trong nhiều loại giống cà phê chè được khuyến nghị
tại Việt Nam như giống Tybica, giống Bourbon đã trồng lâu năm ở nước ta, năng
suất thấp và mẫn cảm với rỉ sắt, giống Caturra… Qua nhiều lần khảo nghiệm, hiện
nay ở nước ta đang chọn giống cà phê chè Catimor do trung tâm nghiên cứu cà phê
Ekmát chọn từ thế hệ Catimor F4 và F5 do Viện nghiên cứu cà phê Columbia lai
tạo giữa giống Hibrido de Timor và giống Caturra. Đây là loại giống thích hợp với
điều kiện sinh thái ở nước ta và có khả năng chống bệnh cao, nhất là bệnh khô
cành và bệnh rỉ sắt.
Để có thể bán được giá cao hơn, chúng ta cần đầu tư cho một số vùng sản
xuất loại cà phê hảo hạng và cà phê hữu cơ. Xu thế của thế giới là nhu cầu với loại
cà phê hảo hạng có hương vị thơm ngon đặc biệt hoặc loại cà phê hữu cơ ít bị sâu
bệnh, nên không ảnh hưởng các độc tố do con người tạo ra khi chăm sóc cà phê.
2.2.Về công nghệ :
Sản xuất nông nghiệp tốt sẽ cung cấp cho công nghiệp chế biến nguyên liệu
tốt. Chế biến tốt sẽ hạn chế sự giảm mất chất lượng vốn có của cà phê ở mức thấp
nhất.
Đầu tư tập trung vào khâu chế biến, áp dụng công nghệ tiên tiến, thay đổi
thiết bị chế biến để nâng cao chất lượng cà phê xuất xưởng, đảm bảo trên 80% cà
phê xuất khẩu đạt loại tốt để đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng cà phê sống, chung ta cũng cần quan tâm
đến vấn đề chế biến sâu, đa dạng hoá sản phẩm cà phê xuất khẩu. Trước hết, phải

lo đổi mới công nghệ, nâng cao công suất chế biến cà phê hoà tan, xây dựng nhà
máy mới đưa sản lưọng cà phê hoà tan hàng năm lên tới 5000 tấn/năm với chất
lượng cao vào năm 2010. Bên cạnh cà phê hoà tan, phấn đấu sản xuất các loại sản
phẩm mới như cà phê dạng lỏng đóng hộp.
Giải pháp trên đây triệt để khắc phục tình hình công nghệ chế biến ở nức ta
nói chung và VINACAFE nói riêng hiện nay còn quá phân tán, tuỳ tiện và lạc hậu.
Tiêu chuẩn của Nhà nước về cà phê nhân sống đã được ban hành từ hơn 10 năm
nay nhưng chưa được quan tâm đúng mức. Tình trạng đó dẫn đến sự thua thiệt của
nghành cà phê xuất giá thấp hơn các nước. Nhiều Công ty nước ngoài mua cà phê
của ta ở dạng “xô” về tái chế lại và bán với giá cao hơn. Lợi nhuận trong khâu chế
biến vô hình chung đã rơi vào tay người nước ngoài.
3. Giải pháp về vốn :
- Vốn cho trồng mới cà phê chè Arabica : Dựa vào vốn vay của quỹ phát
triển Pháp (AFD) 42 triệu Frăng, với lãi suất ưu đãi, trả nợ trong 15 năm, ân hạn lãi
và gốc 3 năm. Ngoài ra còn huy động vốn trong nhân dân. Đồng thời Nhà nước hỗ
trợ cho vay dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.

×