Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Biện pháp phát triển kĩ năng vận động tinh của trẻ 25 36 tháng tại một số trường mầm non thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.88 MB, 172 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỚ HỒ CHÍ MINH

Lâm Quế Vương

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG
VẬN ĐỘNG TINH CỦA TRẺ 25-36 THÁNG
TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỚ HỒ CHÍ MINH

Lâm Quế Vương

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG
VẬN ĐỘNG TINH CỦA TRẺ 25-36 THÁNG
TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Chuyên ngành : Giáo dục học (Giáo dục Mầm non)
Mã số

: 8140101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ THANH BÌNH

Thành phố Hồ Chí Minh - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các thông tin, số liệu trong cơng trình nghiên cứu khoa học
là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong đề tài này chưa
từng được công bố trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào.

Tác giả

Lâm Quế Vương


LỜI CÁM ƠN
Để có thể hồn thành tốt cơng trình nghiên cứu khoa học này, tôi xin chân
thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến:
Quý Lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cùng quý
Thầy Cô đã giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quan trọng và thiết thực trong
thời gian tôi ngồi ghế nhà trường;
Q Thầy Cơ Phịng Sau đại học, Thư viện Trường Đại học Sư phạm đã tạo
điều kiện và hỗ trợ tốt nhất để tơi có thể tham gia học tập và tìm kiếm nhiều nguồn
tài liệu có giá trị.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời tri ân đến Cô hướng dẫn đề tài, TS. Nguyễn Thị
Thanh Bình, người đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và hoàn thành
đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Lãnh đạo, đồng nghiệp cơ quan đã
tạo điều kiện thuận lợi để tơi tham gia và hồn thành khóa học; Quý chị em phụ

trách mầm non ở các đơn vị phòng giáo dục, cán bộ quản lý, giáo viên các trường
mầm non đã hỗ trợ, phối hợp trong thời gian tôi tiến hành khảo sát, thực nghiệm.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình đã ln ủng hộ, động viên
trong suốt quá trình nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2019
Tác giả

Lâm Quế Vương


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 7
1.1. Lịch sử nghiên cứu............................................................................................... 7
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngồi..................................................... 7
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam ....................................................... 9
1.2. Các khái niệm cơ bản ......................................................................................... 10
1.2.1. Vận động tinh ............................................................................................ 10
1.2.2. Kĩ năng vận động tinh ............................................................................... 11
1.2.3. Biện pháp phát triển kĩ năng vận động tinh............................................... 16
1.3. Tầm quan trọng của kĩ năng vận động tinh đối với sự phát triển của trẻ
25-36 tháng ......................................................................................................... 19

1.4. Sự phát triển kĩ năng vận động tinh của trẻ 25-36 tháng ................................... 23
1.4.1. Đặc điểm phát triển kĩ năng vận động tinh ............................................... 23
1.4.2. Các yếu tố cần thiết để phát triển kĩ năng vận động tinh của trẻ 25-36
tháng .......................................................................................................... 26
1.4.3. Các hoạt động phát triển kĩ năng vận động tinh của trẻ 25-36 tháng
trong trường mầm non ............................................................................... 34
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................... 37
Chương 2. THỰC

TRẠNG

TỔ

CHỨC

CÁC

HOẠT

ĐỘNG

PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG VẬN ĐỘNG TINH CỦA TRẺ 2536 THÁNG Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON THÀNH
PHỐ CẦN THƠ ................................................................................ 38


2.1. Khái quát về Giáo dục mầm non tại thành phố Cần Thơ ................................... 38
2.2. Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng tổ chức các hoạt động phát triển
kĩ năng vận động tinh của trẻ 25-36 tháng tại một số trường mầm non của
thành phố ............................................................................................................ 39
2.2.1. Mục đích khảo sát thực trạng .................................................................... 39

2.2.2. Đối tượng và phạm vi thực hiện ................................................................ 40
2.2.3. Thời gian khảo sát ..................................................................................... 40
2.2.4. Phương pháp khảo sát................................................................................ 41
2.3. Thực trạng tổ chức các hoạt động phát triển kĩ năng vận động tinh cho trẻ
25-36 tháng tại một số trường mầm non ............................................................ 43
2.3.1. Giáo viên ................................................................................................... 43
2.3.2. Gia đình trẻ ................................................................................................ 59
2.3.3. Môi trường vật chất ................................................................................... 65
2.3.4. Thực trạng kĩ năng vận động tinh của trẻ 25-36 tháng ............................. 70
2.4. Đánh giá chung nguyên nhân của thực trạng tổ chức các hoạt động phát
triển kĩ năng vận động tinh của trẻ 25-36 tháng tại một số trường mầm
non của thành phố ............................................................................................ 75
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................... 77
Chương 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG
VẬN ĐỘNG TINH CỦA TRẺ 25-36 THÁNG TRONG
TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ CẦN THƠ ........................ 79
3.1. Đề xuất một số biện pháp phát triển kĩ năng vận động tinh của trẻ
25-36 tháng ......................................................................................................... 79
3.1.1. Xây dựng môi trường giáo dục................................................................... 79
3.1.2. Tổ chức các hoạt động giúp trẻ phát triển kĩ năng vận động tinh .............. 93
3.1.3. Tác động đến trẻ mọi lúc mọi nơi với sự hợp tác chặt chẽ giữa giáo
viên và phụ huynh ..................................................................................... 96
3.2. Điều kiện thực hiện các biện pháp ..................................................................... 98
3.3. Thời gian và địa điểm thực nghiệm ................................................................... 99
3.4. Quy trình thực nghiệm ..................................................................................... 100


3.5. Kết quả thực nghiệm ........................................................................................ 101
3.5.1. Kết quả đo trước thực nghiệm giữa nhóm đối chứng và nhóm
thực nghiệm ............................................................................................. 101

3.5.2. Kết quả đo sau thực nghiệm của nhóm đối chứng và nhóm
thực nghiệm ............................................................................................. 102
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................. 109
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM .......................................................... 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 113
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Các mục tiêu phát triển thể chất của nhà trẻ liên quan đến kĩ năng
vận động tinh (Chương trình GDMN) .................................................. 44

Bảng 2.2.

Các căn cứ để xác định mục tiêu giáo dục năm học của trẻ
25-36 tháng............................................................................................ 45

Bảng 2.3.

Hiệu quả việc phát triển kĩ năng vận động tinh của trẻ 25-36 tháng .... 46

Bảng 2.4.

Mức độ cần thiết của các nội dung giáo dục giúp trẻ 25-36 tháng
phát triển kĩ năng vận động tinh trong Chương trình GDMN .............. 47

Bảng 2.5.


Phân chia nội dung giáo dục liên quan đến kĩ năng vận động tinh
theo các hoạt động trong ngày cho trẻ 25-36 tháng .............................. 49

Bảng 2.6.

Tổng hợp hoạt động Chơi - tập có chủ định đối với nội dung giáo
dục kĩ năng vận động tinh ..................................................................... 50

Bảng 2.7.

Tổ chức các hoạt động cho trẻ 25-36 tháng phát triển kĩ năng vận
động tinh ở các góc chơi – tập .............................................................. 52

Bảng 2.8.

Phương pháp sử dụng khi tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng
vận động tinh cho trẻ 25-36 tháng ........................................................ 53

Bảng 2.9.

Khó khăn hiện tại của giáo viên dạy nhóm 25-36 tháng trong q
trình giúp trẻ phát triển kĩ năng vận động tinh ...................................... 55

Bảng 2.10. Điều kiện cần để giúp trẻ 25-36 tháng phát triển kĩ năng
vận động tinh ......................................................................................... 57
Bảng 2.11. Ý nghĩa của việc phát triển kĩ năng vận động tinh cho trẻ 25-36
tháng ...................................................................................................... 60
Bảng 2.12. Mức độ cần thiết của các điều kiện phát triển kĩ năng vận động
tinh của trẻ 25-36 tháng ........................................................................ 62
Bảng 2.13. Sự phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh để phát triển kĩ năng vận

động tinh của trẻ .................................................................................... 64
Bảng 2.14. Tổng hợp kết quả khảo sát kĩ năng vận động tinh của trẻ 25-36
tháng trong hoạt động giáo dục ............................................................. 71
Bảng 2.15. Tổng hợp kết quả khảo sát kĩ năng vận động tinh của trẻ 25-36
tháng trong hoạt động tự phục vụ ......................................................... 74


Bảng 3.1.

So sánh mức độ kĩ năng vận động tinh của nhóm đối chứng và
nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm ................................................ 101

Bảng 3.2.

So sánh mức độ kĩ năng vận động tinh của nhóm đối chứng và
nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm ................................................... 102

Bảng 3.3.

Kết quả xếp loại của trẻ ở nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm .... 105

Bảng 3.4.

Mức độ kĩ năng vận động tinh của trẻ trước và sau thực nghiệm ....... 106


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1.

Tình hình thực hiện việc đánh giá sự phát triển của trẻ.................... 57


Biểu đồ 2.2.

Mối liên quan giữa việc đánh giá sự phát triển của trẻ và kế
hoạch giáo dục .................................................................................. 58

Biểu đồ 2.3.

Sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng vận động tinh ..................... 60

Biểu đồ 2.4.

Sự cần thiết của các nội dung giáo dục trẻ 25-36 tháng phát
triển kĩ năng vận động tinh trong Chương trình GDMN .................. 61

Biểu đồ 2.5.

Mức độ cần thiết của các điều kiện phát triển kĩ năng vận động
tinh của trẻ 25-36 tháng .................................................................... 63

Biểu đồ 2.6.

Phân nhóm sự phát triển kĩ năng vận động tinh của trẻ
25-36 tháng ....................................................................................... 72

Biểu đồ 3.1.

Điểm số trung bình trước và sau thực nghiệm của nhóm ĐC ........ 104

Biểu đồ 3.2.


Điểm số trung bình trước và sau thực nghiệm của nhóm TN ........ 104


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1.

Bố trí chỗ ngồi và sử dụng sách truyện chưa phù hợp ở
hoạt động góc ........................................................................................ 54

Hình 2.2.

Đồ chơi các góc bố trí dàn trải, khơng sử dụng giá, kệ......................... 65

Hình 2.3.

Sắp xếp đồ dùng đồ chơi khơng khoa học, hấp dẫn .............................. 66

Hình 2.4.

Rèn kĩ năng cầm bút cho trẻ.................................................................. 66

Hình 2.5.

Thao tác vai khơng thích hợp với kinh nghiệm của trẻ 25-36 tháng .... 67

Hình 2.6.

Xây dựng góc Gia đình khơng phù hợp với trẻ 25-36 tháng thích
chơi riêng lẻ ........................................................................................... 67


Hình 2.7.

Sắp xếp đồ chơi trong góc chưa khoa học ............................................ 68

Hình 2.8.

Đồ chơi tự tạo hiệu quả sử dụng không cao .......................................... 68

Hình 2.9.

Bày biện đồ dùng đồ chơi quá nhiều ..................................................... 69

Hình 2.10. Góc sách, truyện .................................................................................... 70
Hình 3.1.

Gợi ý đồ chơi trong góc thao tác vai ..................................................... 82

Hình 3.2.

Gợi ý sắp xếp đồ chơi trong góc thao tác vai ........................................ 82

Hình 3.3.

Gợi ý sắp xếp đồ chơi trong góc Hoạt động với đồ vật ........................ 83

Hình 3.4.

Gợi ý một số đồ chơi trong góc Hoạt động với đồ vật .......................... 84


Hình 3.5.

Tạo điều kiện cho trẻ tự trưng bày sản phẩm ........................................ 85

Hình 3.6.

Gợi ý đồ chơi góc âm nhạc ................................................................... 86

Hình 3.7.

Gợi ý bổ sung các loại rối cho trẻ ......................................................... 87

Hình 3.8.

Gợi ý các trị chơi khi tổ chức hoạt động ngồi trời ............................. 89

Hình 3.9.

Gợi ý các nhạc cụ tự tạo ngoài sân vườn .............................................. 90


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lứa tuổi 25-36 tháng là giai đoạn chuẩn bị chuyển tiếp từ nhà trẻ lên mẫu
giáo, hoạt động chủ đạo là hoạt động với đồ vật. Đây cũng là một trong những bước
ngoặt quan trọng của cuộc đời trẻ. Trong một bài viết của Pam Deyell-Gingold trên
trang web Linkedin có nêu rằng: “Trẻ em trải qua nhiều quá trình chuyển tiếp trong
suốt cuộc đời của chúng, nhưng một trong những chuyển tiếp quan trọng nhất là từ

chương trình nhà trẻ lên mẫu giáo” (Pam Deyel1-Gingold, 2015).
Môi trường và chế độ sinh hoạt ở mẫu giáo hồn tồn khác so với nhà trẻ, địi
hỏi ở trẻ một số kiến thức, kĩ năng cơ bản để thích ứng với hoạt động chủ đạo mới.
Nếu khơng thích ứng được trẻ sẽ dễ bị rơi vào tình trạng hành động kém hiệu quả
dẫn đến thiếu tự tin vào bản thân, tâm lý bị ảnh hưởng, trẻ không thể hịa nhập tốt
với các bạn trong lớp,… chính những điều này sẽ tác động không tốt đến sự phát
triển sau này của trẻ. Vì vậy, trẻ 25-36 tháng cũng cần được chuẩn bị tâm thế trước
khi vào mẫu giáo.
Một trong những kĩ năng quan trọng đối với trẻ giai đoạn cuối tuổi nhà trẻ đầu tuổi mẫu giáo này chính là kĩ năng vận động tinh. Vận động tinh nếu được phát
triển tốt sẽ giúp cho bàn tay trẻ nhỏ có sức mạnh và sự khéo léo. Những hoạt động
chơi và kĩ năng thao tác với nhiều đối tượng khác nhau (đồ chơi, dây buộc - xâu,
các nút cài - bấm, đất nặn…) sẽ giúp trẻ được thường xuyên rèn luyện cơ tay, từ đó
có thể kiểm sốt sức mạnh trong lúc cắt, xé, xâu, tô màu,… đây là tiền đề của việc
cầm bút viết chữ sau này ở trẻ khi vào lớp một. Ngồi ra, trẻ có kĩ năng vận động
tinh thành thạo sẽ giúp trẻ có tính độc lập khi thực hiện các kĩ năng tự phục vụ như
tự xúc cơm, rửa tay, lau mặt, buộc dây giày, cài – cởi nút,..
Trẻ lên ba thường hay nói “tự xúc cơm” hay “Con tự rửa tay”... không muốn
người lớn can thiệp vào những việc đó. Tính độc lập xuất hiện ở trẻ, nhu cầu
muốn hành động độc lập là rất lớn, để khẳng định mình. Nhu cầu tự khẳng định
là một động lực mạnh mẽ, thúc đẩy trẻ bước sang một giai đoạn phát triển mới.
(Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa, 2014, p.148).


2

Để sẵn sàng thực hiện được các nhu cầu này thì trẻ phải có sức mạnh, sự khéo
léo của đơi tay và sự phối hợp tay – mắt, đây cũng là kết quả mong đợi cuối độ tuổi
25-36 tháng theo nội dung giáo dục của Lĩnh vực phát triển thể chất trong Chương
trình Giáo dục Mầm non (GDMN) được ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số
01/VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào

tạo (GD&ĐT). Phát triển tốt kĩ năng vận động tinh sẽ là điều kiện thuận lợi cho trẻ
khi tham gia vào các hoạt động chăm sóc vệ sinh hằng ngày giúp trẻ luyện tập dần
hình thành nề nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe. Trong cuốn
“Hướng dẫn thực hiện công tác vệ sinh, nước sạch và giáo dục vệ sinh cho trẻ” của
Bộ GD&ĐT có đề cập đến:
Giáo dục trẻ hình thành những thói quen vệ sinh như: rửa mặt, đánh răng, chải tóc,
rửa tay hằng ngày là việc làm mà mỗi giáo viên mầm non cần tiến hành thường
xuyên, thuần thục. Những việc làm này sẽ giúp cho cơ thể trẻ phát triển tốt, bảo vệ
sức khỏe, chống đỡ được các bệnh tật, tránh được những dị tật và thích nghi được
với điều kiện sống; hình thành những thói quen cơ bản để giúp trẻ có nền nếp tốt
(Nguyễn Bá Minh, Nguyễn Minh Huyền, Nguyễn Thị Hiền, 2017).

Trong bài viết “Hỗ trợ sự phát triển của trẻ” thảo luận về tầm quan trọng của
các kĩ năng vận động tinh đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, Angela Owens
nhận định: Sự phát triển các kĩ năng vận động tinh của trẻ là nền tảng quan trọng để
đạt được các kĩ năng quan trọng khác trong tương lai như viết, vẽ và tự phục vụ.
Giống như mọi lĩnh vực phát triển khác, giáo viên đóng một vai trị quan trọng
trong việc cung cấp kinh nghiệm, học liệu và hướng dẫn giúp trẻ phát triển tốt kĩ
năng vận động tinh thông qua các hoạt động chơi hàng ngày. Việc áp dụng cách tác
động cá nhân dựa trên nhu cầu, sở thích của từng trẻ sẽ giúp việc tổ chức các hoạt
động thú vị và có ý nghĩa hơn, từ đó thúc đẩy kết quả học tập tích cực cho những trẻ
gặp khó khăn với các kĩ năng vận động tinh hoặc không quan tâm thực sự đến các
hoạt động như vẽ, thủ công... (Owens, 2008, p.3-5)


3

Sự thành thạo về kĩ năng vận động tinh cho phép đứa trẻ tự tin thực hiện các
thao tác đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ (mở chốt cửa, khóa kéo, đánh răng...) mà không
cần sự giúp đỡ của người khác, trẻ dần có tính độc lập. Khi các kĩ năng vận động

tinh đã trở nên thành thạo với sự phối hợp nhuần nhuyễn của tay-mắt cũng là lúc
mở ra những cánh cửa mới cho việc khám phá, học tập và sáng tạo của đứa trẻ. Trên
thực tế, nhiều nghiên cứu cho thấy sự tập trung của trẻ vào các hoạt động tư duy trí
tuệ ít hữu ích hơn so với các hoạt động khuyến khích kĩ năng vận động tinh và sự
phối hợp tay-mắt. Những kĩ năng này sẽ đặt nền móng cho việc học tập trong những
năm sau này của trẻ, chẳng hạn như để học viết hay vẽ, đứa trẻ phải có bàn tay
mạnh mẽ với các ngón tay linh hoạt, biết kiểm sốt để giữ một chiếc bút chì ổn định
trong một khoảng thời gian dài (Parents Magazine, n.d.).
Tuy nhiên trên thực tế, giáo viên mầm non vẫn chưa thực sự quan tâm đến
việc phát triển kĩ năng vận động tinh ở lứa tuổi này, giáo viên cịn gặp khó khăn
trong cơng tác lập kế hoạch, tổ chức hoạt động cũng như sử dụng các biện pháp
hiệu quả để tác động trẻ. Về phía trẻ, do trẻ 25-36 tháng không được chú trọng phát
triển vận động tinh đúng mức nên trẻ gặp khó khăn khi lên mẫu giáo: trẻ không chủ
động trong sinh hoạt hằng ngày, có trẻ vẫn chưa biết tự cầm muỗng xúc ăn, trẻ tham
gia các hoạt động không hứng thú, không sử dụng thành thạo các phương tiện để tạo
sản phẩm nên dễ gây cảm giác chán nản cho trẻ… Ngày 25 tháng 02 năm 2014, Bộ
GD&ĐT đã phát hành Công văn số 808/BGDĐT-GDMN hướng dẫn xây dựng kế
hoạch và thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động
cho trẻ trong trường mầm non, giai đoạn 2013-2016”. Thành phố Cần Thơ cũng đã
xây dựng kế hoạch, triển khai và thực hiện theo chỉ đạo. Tuy nhiên, thực tế đa số
các trường mầm non ở địa phương vẫn mới chỉ quan tâm đến phát triển vận động
thô cho trẻ mà bỏ qua vận động tinh; việc xây dựng mơi trường phát triển vận động
cho trẻ cịn mang tính hình thức… Trẻ ở lứa tuổi 25-36 tháng vẫn khơng được quan
tâm đúng mức trong việc giáo dục phát triển kĩ năng vận động tinh.
Xuất phát từ vai trò của vận động tinh đối với sự phát triển của trẻ và hiện
trạng của địa phương, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Biện pháp phát triển kĩ
năng vận động tinh của trẻ 25-36 tháng tại một số trường mầm non thành phố Cần


4


Thơ” nhằm tìm thêm cơ sở lý luận và đề xuất một số biện pháp khắc phục thực
trạng hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng việc giáo viên áp dụng các biện pháp phát triển kĩ năng
vận động tinh ở một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Cần Thơ, đề tài đề
xuất và thực nghiệm một số biện pháp phát triển kĩ năng vận động tinh của trẻ 2536 tháng.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục phát triển kĩ năng vận động tinh cho trẻ 25-36 tháng.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp phát triển kĩ năng vận động tinh của trẻ 25-36 tháng.
4. Giả thuyết khoa học
Kĩ năng vận động tinh của trẻ 25-36 tháng còn hạn chế và không được quan
tâm phát triển. Nếu giáo viên có kế hoạch giáo dục hợp lý, sử dụng đúng đắn các
biện pháp phát triển kĩ năng vận động tinh phù hợp với điều kiện thực tế và đặc
điểm phát triển kĩ năng vận động tinh của trẻ 25-36 tháng thì sẽ khắc phục được
thực trạng đó.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định khái niệm liên quan đến biện pháp phát triển kĩ năng vận động tinh
của trẻ 25-36 tháng.
- Khảo sát thực trạng sử dụng các biện pháp tác động đến sự phát triển kĩ năng
vận động tinh của trẻ 25-36 tháng.
- Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp phát triển kĩ năng vận động tinh
của trẻ 25-36 tháng.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu thực hiện tại 04 trường thuộc quận và 02 trường thuộc
huyện có nhóm trẻ 25-36 tháng.



5

7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Tham khảo tài liệu trong và ngoài nước về vận động tinh, các điều kiện đảm
bảo sự phát triển vận động tinh của trẻ, các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước
để làm cơ sở cho nghiên cứu đề tài này.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ
Nghiên cứu bộ kế hoạch giáo dục của giáo viên (kế hoạch năm, tháng, tuần,
ngày,..), đưa ra nhận xét dựa trên cơ sở lý luận vận động tinh của trẻ 25-36 tháng và
thực tiễn các biện pháp phát triển vận động tinh của trẻ mà giáo viên đang vận
dụng.
7.2.2. Phương pháp quan sát
Quan sát, ghi nhận thực tiễn các hoạt động về kĩ năng vận động tinh của trẻ.
7.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Xây dựng bảng hỏi dành cho giáo viên nhóm 25-36 tháng, giáo viên lớp mầm
và phụ huynh.
7.2.4. Phương pháp thực nghiệm
Sử dụng các biện pháp được xây dựng bởi người nghiên cứu trên cơ sở khảo
sát thực tế sự phát triển vận động tinh của trẻ 25-36 tháng, đánh giá hiệu quả của
các biện pháp đó tác động đến trẻ như thế nào.
8. Những đóng góp mới của đề tài
Đề tài mô tả thực trạng sử dụng các biện pháp phát triển vận động tinh của trẻ
25-36 tháng ở một số trường mầm non tại địa phương, từ đó đề xuất biện pháp giúp
giáo viên vận dụng vào thực tiễn, hỗ trợ công tác giáo dục phát triển kĩ năng vận
động tinh của trẻ 25-36 tháng, tạo tâm thế vững chắc cho các vận động tự phục vụ
và các hoạt động phát triển thể chất tuổi mẫu giáo tiếp theo.
9. Cấu trúc của đề tài
Đề tài bao gồm 3 chương gồm các nội dung cụ thể như sau:

- Chương 1. Cơ sở lí luận vấn đề nghiên cứu.


6

- Chương 2. Thực trạng tổ chức các hoạt động phát triển kĩ năng vận động tinh
của trẻ 25-36 tháng ở một số trường mầm non thành phố Cần Thơ.
- Chương 3. Đề xuất một số biện pháp phát triển kĩ năng vận động tinh của trẻ
25-36 tháng trong trường mầm non thành phố Cần Thơ.


7

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử nghiên cứu
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngoài
Kĩ năng vận động tinh từ lâu đã được công nhận là một nền tảng quan trọng
cho sự phát triển toàn diện. Tác giả Maria Montessori, nhà giáo dục người Ý cũng
là một bác sĩ cho rằng: “Bàn tay chính là cơng cụ thơng minh của con người”. Do
vậy, môi trường Montessori phải là môi trường quan tâm đến các kĩ năng vận động
tinh cho trẻ từ khi còn nhỏ. Bà tin rằng trẻ học tốt nhất là thông qua những trải
nghiệm cảm giác bằng những giáo cụ và đồ dùng vừa vặn với bàn tay bé nhỏ của trẻ
và chúng phải thực sự dùng được. Bà cho rằng trẻ em cần những công cụ thực sự
nếu chúng làm những công việc thực tế hấp dẫn chúng. Để trẻ có thể trưởng thành
và phát triển được các kĩ năng thì người lớn cần tạo cho trẻ cơ hội để các em tự
mình làm những việc đó. Trẻ học tốt nhất là qua làm việc và qua việc làm đi làm lại.
Trẻ thực hiện nhiều các hoạt động đa dạng gần gũi với cuộc sống hàng ngày một
cách háo hức và tự nhiên sẽ giúp trẻ phát triển sự tập trung cao độ đồng thời phát
triển cơ tay và sự kết hợp đơi bàn tay của mình (Nguyễn Bảo Trung dịch, 2016).
Liên quan đến phương pháp giáo dục Montessori, năm 2017, Elizabeth

Elcombe hoàn thành báo cáo tại Đại học Wisconsin – River Falls với đề tài “Hiệu
quả của các bài tập trải nghiệm cuộc sống đối với sự phát triển vận động tinh trong
lớp học của trẻ Montessori” nhằm nghiên cứu hiệu quả tác động của các bài tập
thực hành đối với sự phát triển vận động tinh của trẻ mầm non. Kết quả cho thấy sự
tiến bộ về khả năng vận động tinh đối với các trẻ trong môi trường Montessori được
can thiệp bởi các bài tập thực hành trải nghiệm, hỗ trợ khả năng tham gia vào các
hoạt động thực tế của trẻ (Elcombe, 2017). Điều đó cho thấy mơi trường đóng vai
trị quan trọng trong việc cho trẻ thao tác đối tượng khi thực hiện các bài tập. Trong
q trình phân tích, báo cáo cũng chứng minh có sự kết nối giữa khả năng vận động
tinh với nhận thức cũng như tình cảm xã hội, trên cơ sở đó lập luận rằng các bài tập
thực hành trải nghiệm cũng hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển của trẻ về các lĩnh vực


8

phát triển này. Những kinh nghiệm trẻ có được sẽ đặt nền tảng cho việc học tập sau
này.
Một nhà nghiên cứu nổi tiếng cũng đã chứng minh có mối liên hệ mật thiết
giữa kĩ năng vận động tinh và sự phát triển bộ não, đó là Jean Piaget với Thuyết
phát sinh nhận thức. Ơng chia q trình phát triển trí tuệ của trẻ em thành 04 giai
đoạn lớn: (1) Giai đoạn cảm giác - vận động, gọi tắt là giai đoạn giác - động, từ 0
đến 1.5 tuổi hoặc 2 tuổi; (2) Giai đoạn tiền thao tác gồm 2 phân đoạn: trí tuệ tượng
trưng, từ 2 tuổi đến 4 tuổi và trí tuệ trực giác, từ 4 đến 6 hoặc 7 tuổi; (3) Giai đoạn
thao tác cụ thể, từ 7 - 8 tuổi đến 11 - 12 tuổi; (4) Giai đoạn thao tác hình thức, từ sau
11 - 12 tuổi. Trong đó, trẻ 25-36 tháng nằm trong phân đoạn trí tuệ tượng trưng.
Bước chuyển từ biểu tượng trên hành động (bắt chước hành động) sang biểu tượng
trong ý nghĩ được thực hiện khi ở trẻ xuất hiện hành động tượng trưng và hành động
vẽ hình (xâu vịng, nặn hình, xếp nhà ,…). Sự xuất hiện của các hành động này đánh
dấu sự hình thành hình ảnh tinh thần của trẻ, là kết quả của sự bắt chước đã chuyển
vào trong (Phan Trọng Ngọ, 2003). Đối với trẻ 25-36 tháng, đồ dùng, đồ chơi thật

sự là cần thiết, chính nhờ các trò chơi tượng trưng như ru búp bê ngủ, cho búp bê
ăn, làm bác sĩ,… hay các hoạt động tạo sản phẩm mà trí tuệ trẻ ngày càng phát triển.
Bàn về tầm quan trọng của kĩ năng vận động tinh đối với sự phát triển của trẻ,
Moira Pieterse xuất bản bộ tài liệu “Từng bước nhỏ: chương trình can thiệp sớm
cho trẻ chậm phát triển” năm 1989, trong đó quyển số 5 với tiêu đề là “Những kĩ
năng vận động tinh” nhấn mạnh kĩ năng vận động tinh và cách giải quyết vấn đề
cũng như sự phát triển của các khái niệm về màu sắc, hình dạng và kích thước (Tôn
Nữ Thùy Nhung dịch, 1989).
“Những kĩ năng quan trọng ở mẫu giáo theo nhận định của giáo viên” là bài
nghiên cứu trên tạp chí Journal of Early Intervention tìm hiểu quan điểm của các
giáo viên xem các kĩ năng nào là cần thiết cho trẻ bước vào mẫu giáo được thành
công. Những giáo viên khối mẫu giáo xác định các kĩ năng quan trọng bao gồm tính
độc lập, khả năng giao tiếp ngôn ngữ và các kĩ năng xã hội giúp trẻ hòa nhập với
bạn bè và người lớn. Qua nghiên cứu cho thấy trước khi vào mẫu giáo, trẻ nên được


9

chuẩn bị tâm thế và các kĩ năng vận động tinh được xem như là một yếu tố then
chốt của sự sẵn sàng đến trường (Johnson, Gallagher, Cook, & Wong, 1995).
Heather Greutman, một nhà trợ lý chữa trị tâm lý chuyên nghiệp tại Ohio,
đồng thời là bloger của GrowingHandsOnKids.com, bằng kinh nghiệm và vốn kiến
thức của mình đã cho ra đời quyển “Cơ sở của kĩ năng vận động tinh – Những hoạt
động phát triển cho trẻ”. Cuốn sách là tổng hợp tất cả các kĩ năng cần thiết để
khuyến khích sự phát triển tối đa vận động tinh của trẻ từ lúc mới sinh đến 6 tuổi.
Những lứa tuổi mà các hoạt động thực hành là hữu ích nhất. Trẻ em học cách vận
động, tri giác và cảm nhận thế giới xung quanh (Greutman, 2017). Cho dù là phụ
huynh hoặc trẻ em có nhu cầu đặc biệt, là một giáo viên hay một nhà trị liệu, cuốn
sách cũng rất hữu ích vì cung cấp cái nhìn tổng quan về những gì một đứa trẻ cần để
phát triển kĩ năng vận động tinh. Nhiều hoạt động trong cuốn sách rất đa dạng,

phong phú, tác động tích cực đến trẻ một cách tự nhiên, giúp trẻ được trải nghiệm
theo nhu cầu thực tế.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam
Cũng giống như các nước trên thế giới, kĩ năng vận động tinh cũng được các
nhà giáo dục Việt Nam quan tâm và nghiên cứu vì vận động tinh có liên quan mật
thiết đến sự phát triển não bộ. Trong tài liệu “Những kĩ năng sư phạm mầm non”,
tập 2 “Phát triển những kĩ năng cần thiết cho trẻ mầm non”, tác giả Lê Xuân Hồng
cùng các cộng sự đã phân chia các kĩ năng về thể chất thành 2 loại là kĩ năng vận
động cơ bản và kĩ năng vận động khéo léo. Kĩ năng vận động khéo léo được đề cập
trong tài liệu liên quan đến việc dùng các ngón tay một cách linh hoạt, có sự phối
hợp tay – mắt để thao tác với các vật thể (Lê Xuân Hồng, 2000).
Nhằm giới thiệu cho giáo viên và cha mẹ trẻ một số hoạt động có thể tổ chức
tại trường và gia đình nhằm giúp trẻ nhà trẻ phát triển, Phùng Thị Tường đã xuất
bản “Các trò chơi và hoạt động cho trẻ từ 3-36 tháng theo chủ đề”. Trong đó, tác giả
cũng đưa ra rất nhiều trị chơi, bài tập rèn luyện sự khéo léo của bàn tay, ngón tay
trẻ (Phùng Thị Tường, 2011).
Hồ Lam Hồng trong bài báo “Trị chơi ngón tay với sự phát triển trẻ mầm
non” cùng đầu sách “Trị chơi ngón tay” với hệ thống các trị chơi sử dụng ngón tay


10

chơi theo chủ đề. Trong tác phẩm, mỗi trò chơi đều đưa ra mục đích chơi và hướng
dẫn chi tiết cách chơi như thế nào. Ngoài ra, qua các bài vè, bài thơ ngắn có thể tích
hợp tổ chức một số hoạt động trong ngày để giúp trẻ phát triển vận động tinh (Hồ
Lam Hồng, 2013).
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Lan Dung về đề tài “Biện pháp phát triển kĩ năng
vận động tinh của trẻ 18-24 tháng” bàn về một số biện pháp nhằm phát triển kĩ năng
vận động tinh ở lứa tuổi 18-24 tháng (Nguyễn Lan Dung, 2015).
Phan Thị Ly thực hiện đề tài Luận văn thạc sĩ năm 2015 “Thiết kế môi trường

giáo dục phát triển kĩ năng vận động tinh cho trẻ 24-36 tháng” có phần đề cập đến
kĩ năng vận động tinh cho trẻ, với nội dung nghiên cứu chính là các quan điểm thiết
kế mơi trường giáo dục, trên cơ sở đó xây dựng và áp dụng quy trình thiết kế mơi
trường giáo dục phát triển vận động tinh cho trẻ 24-36 tháng (Phan Thị Ly, 2015).
Tác phẩm “Tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ em dưới 3 tuổi” của tác giả
Phan Thị Minh Hà là tài liệu giới thiệu về những đặc điểm của hoạt động với đồ
vật; hiểu được vai trị của mơi trường giúp đơi tay của trẻ dần khéo léo hơn. Đây
cũng là cẩm nang dành cho cha mẹ có con nhỏ dưới 3 tuổi sử dụng trong quá trình
giúp trẻ tìm hiểu thế giới đồ dùng, đồ chơi phong phú xung quanh (Phan Thị Minh
Hà, 2017).
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đều nhận định kĩ năng
vận động tinh rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Qua các tác phẩm, báo
cáo hay bài nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa kĩ năng vận động tinh của trẻ
với môi trường đồ dùng, đồ chơi xung quanh, các trò chơi, hoạt động… Tuy nhiên,
vấn đề về biện pháp phát triển kĩ năng vận động tinh của trẻ đến nay vẫn chưa được
nghiên cứu cụ thể ở giai đoạn 25-36 tháng. Mặc dù vậy, kết quả nghiên cứu của các
cơng trình được giới thiệu trên sẽ là nguồn tư liệu hữu ích cho việc nghiên cứu đề
tại này.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Vận động tinh
Trong “Giáo trình phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non”, Phan Thị
Thu đưa ra khái niệm: “Vận động là sự hoạt động tích cực của các cơ quan vận


11

động của con người, là phương tiện cơ bản, đặc biệt của quá trình giáo dục thể chất.
Chúng ta giáo dục thể chất cho trẻ chủ yếu là thông qua hoạt động tự vận động của
trẻ” (Phan Thị Thu, 2006).
Theo Từ điển Tiếng Việt, vận động là “hoạt động thay đổi tư thế hay vị trí của

thân thể hoặc bộ phận thân thể” (Hồng Phê, 2010).
“Vận động có trong tất cả mọi hoạt động của con người, nó có tác động tốt lên
cơ thể nếu đúng tư thế và vừa sức. Vận động là sự hoạt động tích cực của các cơ
quan vận động của con người, là phương tiện cơ bản, đặc biệt của quá trình giáo dục
thể chất. Giáo dục thể chất cho trẻ chủ yếu là thông qua hoạt động tự vận động của
trẻ”. “Vận động bao gồm hai loại vận động chính, đó là vận động thơ và vận động
tinh. Ngồi ra cịn có sự kết hợp giữa hai loại vận động” (Đặng Hồng Phương,
2012, p.18).
Trong tác phẩm “Giáo dục cái đẹp cho trẻ thơ”, Nguyễn Ánh Tuyết có đưa ra
khái niệm: “Vận động tinh là những vận động được thực hiện bởi các cơ nhỏ của
bàn tay và các ngón tay phối hợp với mắt để thực hiện, vận động đòi hỏi sự tỉ mỉ,
tinh tế, khéo léo” (Nguyễn Ánh Tuyết, 1992).
Theo Angela Owens trong bài viết “Hỗ trợ sự phát triển của trẻ” giải thích
thuật ngữ “vận động tinh” có nghĩa là “những cơ nhỏ” (Owens, 2008).
Cùng chung khái niệm, Đặng Hồng Phương với tài liệu “Phương pháp hình
thành kĩ năng vận động cho trẻ mầm non” cho rằng: “Vận động tinh là những vận
động được thực hiện bởi các cơ nhỏ, chủ yếu là cơ của ngón tay trong những hoạt
động địi hỏi sự tỉ mỉ, tinh tế, khéo léo” (Đặng Hồng Phương, 2012). Đây cũng là
khái niệm chúng tôi cho là đầy đủ và sử dụng trong luận văn.
1.2.2. Kĩ năng vận động tinh
* Kĩ năng vận động
Trong quyển tài liệu “Hướng dẫn thực hiện công tác vệ sinh, nước sạch và
giáo dục vệ sinh cho trẻ” của Bộ GD&ĐT có đưa ra khái niệm về kỹ xảo và 3 giai
đoạn để hình thành kỹ xảo, trong đó kĩ năng được hình thành ở giai đoạn 2:


12
+ Giai đoạn I: Hiểu cách làm. Trẻ cần hiểu mỗi hành động gồm những thao tác
nào, các thao tác đó diễn ra theo trình tự như thế nào và cách tiến hành mỗi
thao tác cụ thể.

+ Giai đoạn II: Hình thành kĩ năng. Trẻ cần biết vận dụng các tri thức đã biết
để tiến hành một hành động cụ thể nào đó. Việc tiến hành các hành động ở giai
đoạn này đòi hỏi sự tập trung chú ý, nỗ lực về ý chí và biết vượt qua khó khăn.
+ Giai đoạn III: Hình thành kĩ xảo. Trẻ cần biết biến các hành động có ý chí
thành các hành động tự động hóa bằng cách luyện tập nhiều lần để giảm tới
mức tối thiểu sự tham gia của ý thức vào hành động (Nguyễn Bá Minh,
Nguyễn Minh Huyền, Nguyễn Thị Hiền, 2017).

Cơ chế hình thành kĩ năng được trình bày trong Từ điển thuật ngữ Tâm lý học
do Vũ Dũng chủ biên chia ra làm 3 giai đoạn: (1) Giai đoạn lần đầu làm quen với
vận động và lĩnh hội nó bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần để tìm được “bảng mã”;
(2) Giai đoạn tự động hóa vận động – thoát khỏi sự kiểm soát của ý thức; (3) Giai
đoạn “mài bóng” kĩ năng nhờ q trình ổn định hóa (đạt tính bền vững) và tiêu
chuẩn hóa (định khuôn) (Vũ Dũng, 2012).
“Kĩ năng vận động là khả năng vận động ở mức độ cần phải tập trung chú ý
cao vào từng chi tiết của bài tập vận động, các chi tiết của bài tập vận động được
luyện chưa liên tục, chưa nhuần nhuyễn, chưa đảm bảo độ bền vững” (Phan Thị
Thu, 2006).
Từ điển thuật ngữ Tâm lý học định nghĩa kĩ năng vận động là:
Sự tác động có tính tự động hóa lên các khách thể bên ngồi nhờ những vận
động đã được thực hiện nhiều lần trước đó nhằm cải tạo khách thể. Nói cách
khác, kĩ năng vận động là khả năng thực hiện những vận động mà khơng cần
đến sự kiểm sốt của ý thức và được hình thành bằng con đường luyện tập. Kĩ
năng vận động bao gồm kĩ năng nhận thức và kĩ năng trí tuệ. Kĩ năng vận động


13
điều khiển hai kĩ năng này trên cơ sở phản ánh có tính tự động hóa các sự vật,
điều kiện và trật tự thực hiện các thao tác hành động hướng tới việc cải tạo hiện
thực khách quan (Vũ Dũng, 2012).


Theo tác giả Đặng Hồng Phương, kĩ năng vận động là “năng lực giải quyết
nhiệm vụ vận động trong điều kiện người học phải tập trung chú ý cao vào từng
động tác của bài tập vận động”. “Đối với trẻ mầm non, kĩ năng vận động là mức độ
tiếp thu kĩ thuật vận động thể hiện ở sự tập trung cao vào các thao tác của bài tập và
thực hiện bài tập dưới nhiều hình thức như tập tay khơng, tập với dụng cụ dưới dạng
trò chơi, tập với âm nhạc” (Đặng Hồng Phương, 2012).
Trong bài nghiên cứu “Kĩ năng vận động liên quan như thế nào đối với hiệu
quả học tập và thành tích ở trường của trẻ?” trên tạp chí “Quan điểm phát triển trẻ
em”, nhóm nghiên cứu cho rằng: kĩ năng vận động đề cập đến các quá trình cơ bản
bên trong con người chịu trách nhiệm di chuyển cơ thể hoặc một phần của cơ thể
trong không gian. Kĩ năng vận động không chỉ là những động tác mà cịn bao gồm
các q trình nhận thức làm phát sinh chuyển động. Các kĩ năng tương tác, bao gồm
kĩ năng vận động tri giác, cảm giác và tâm vận động, liên kết với nhận thức giác
quan và tương tác của hệ thống chuyển động (bộ máy vận động của cơ thể) với hệ
thống nhận thức (Cameron, Cottone, Murrah, & Grissmer, 2016, p.93).
Theo nhóm biên tập của trang BabyCenter.com, kĩ năng vận động là những
chuyển động được thực hiện khi não, hệ thống thần kinh và cơ bắp hoạt động cùng
nhau (Team, 2018).
Với nhiều định nghĩa như trên, có thể xem kĩ năng vận động là hành động
chuẩn hóa nhờ q trình luyện tập trên cơ sở đã hình thành khái niệm về vận động
đó. Khi đã có kĩ năng vận động tức những vận động được thực hiện một cách bài
bản theo “mẫu” đã định sẵn trong não với sự tự động cao. Khả năng thực hiện kĩ
năng vận động của trẻ có liên quan trực tiếp đến thể lực.
* Kĩ năng vận động tinh
Angela Owens cho rằng kĩ năng vận động tinh bao gồm việc sử dụng các cơ
nhỏ của ngón tay, bàn tay và cánh tay để thao tác, kiểm soát và sử dụng các dụng cụ


14


và nguyên vật liệu. Sự phối hợp tay và mắt, tức sử dụng tầm nhìn để kiểm sốt các
cử động và hành động của các cơ nhỏ, cũng là một nội dung quan trọng trong việc
phát triển kĩ năng vận động tinh (Owens, 2008).
Trong ấn phẩm “Các hoạt động phát triển kỹ năng vận động tinh”, Jodene
Lynn Smith cho rằng: Kĩ năng vận động tinh đề cập đến khả năng của trẻ sử dụng
bàn tay của mình để vận hành các cơng cụ một cách chính xác. Các cơng cụ thường
được sử dụng trong trường bao gồm bút chì, bút màu, kéo và các nguyên vật liệu
khác. Độ chính xác khơng phải là ở vấn đề sức mạnh; nó là sự phối hợp của các cơ
tay (Smith, 2011, p.4).
“Kĩ năng vận động tinh là khả năng điều khiển, phối hợp các cơ nhỏ của bàn
tay và ngón tay để thực hiện các hoạt động đòi hỏi sự tỉ mỉ, tinh tế và khéo léo”
(Đặng Hồng Phương, 2012).
Theo Chương trình khung dành cho các trường mầm non của Singapore, “Kĩ
năng vận động tinh liên quan đến các cử động nhỏ, tinh tế và sử dụng các nhóm cơ
nhỏ như cơ ở ngón tay và bàn tay. Một số hoạt động giúp trẻ phát triển kĩ năng vận
động tinh như xé, vẽ, cắt, xâu - luồn và buộc dây” (Ministry of Education Republic
of Singapore, 2013).
Claire E. Cameron và các cộng sự trong đề tài nghiên cứu năm 2016 đăng trên
tạp chí “Quan điểm phát triển trẻ em” đã nhận xét: “Kĩ năng vận động tinh liên quan
đến việc điều phối các chuyển động cơ nhỏ cần thiết cho các nhiệm vụ như vẽ, viết,
nói và chơi một nhạc cụ” (Cameron et al., 2016).
Tổng hợp từ các khái niệm trên, kĩ năng vận động tinh trong đề tài nghiên cứu
là khả năng điều khiển các cơ nhỏ ở ngón tay, bàn tay một cách khéo léo phối hợp
với mắt để thực hiện hành động chính xác, thành thạo.
* Kĩ năng vận động tinh của trẻ mầm non bao gồm:
- Sức mạnh của cánh tay và bàn tay
Là khả năng sử dụng sức mạnh của cơ cánh tay và bàn tay (gồm các ngón tay)
một cách hiệu quả cho các nhiệm vụ vận động tinh. Cũng giống như một người
muốn nâng một quả tạ thì cơ thể cần được luyện tập để có đủ sức khỏe thực hiện, trẻ

em cần rèn luyện cơ tay và cánh tay để đảm bảo sức căng, độ bền cho các chuyển


×