Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

(Luận văn thạc sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến dự định trở về nước của du học sinh việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
----------o0o----------

BÙI THANH YÊN THẢO

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ ĐỊNH
TRỞ VỀ NƯỚC CỦA DU HỌC SINH VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CƠNG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
----------o0o----------

BÙI THANH YÊN THẢO

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ ĐỊNH
TRỞ VỀ NƯỚC CỦA DU HỌC SINH VIỆT NAM
Chuyên ngành: Chính sách Cơng
Mã ngành: 60340402

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CƠNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Đinh Cơng Khải


TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015


-i-

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là do chính tơi thực hiện. Mọi trích dẫn và số liệu trong
luận văn đều đƣợc dẫn nguồn với mức độ chính xác cao nhất trong khả năng hiểu biết của
tơi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trƣờng Đại học Kinh Tế
Tp.HCM hay Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 06 năm 2015
Tác giả

Bùi Thanh Yên Thảo


-ii-

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên tôi gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy Đinh Công Khải, ngƣời trực tiếp hƣớng
dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu luận văn này. Thầy đã kiên trì góp ý, cho tơi những
lời khun chân thành trong những lúc tôi thật sự hoang mang vì lựa chọn hƣớng phân tích
và độ khó của q trình lấy mẫu, động viên tinh thần tơi, và chỉnh sửa cách diễn đạt để
hồn thành bài nghiên cứu. Tơi cũng chân thành cám ơn cơ Quỳnh Trâm vì những góp ý
q báu trong các đợt xê-mi-na.
Tơi xin đƣợc bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến các thầy cơ của trƣờng đã nhiệt tình giúp tơi
chia sẻ bài khảo sát điện tử cũng nhƣ những tƣ vấn khi tôi mới hình thành ý tƣởng đề tài.
Tơi chân thành cảm ơn bạn bè, các bạn du học sinh Việt Nam và tập thể MPP6 đã sẵn sàng

hỗ trợ tôi đạt đƣợc số lƣợng khảo sát trên mong đợi trong thời gian ngắn cho nghiên cứu.
Cuối cùng, lời cảm ơn sâu sắc với gia đình, ngƣời thân đã ủng hộ tơi quay trở lại con
đƣờng học tập và tạo điều kiện cho tôi tập trung học trong 2 năm vừa qua.

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 06 năm 2015
Tác giả

Bùi Thanh Yên Thảo


-iii-

TĨM TẮT
Theo báo cáo “Thúc đẩy khoa học, cơng nghệ, và đổi mới sáng tạo trở thành động lực cho
tăng trƣởng bền vững tại Việt Nam” do Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế (2014) thực hiện, chảy máu chất xám gia tăng là một trong ba thách thức
trong hệ thống đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Đề tài tiến hành nghiên cứu toàn diện các
yếu tố ảnh hƣởng đến dự định trở về nƣớc của du học sinh Việt Nam (DHSVN) nhằm xác
định những yếu tố cốt lõi thu hút DHSVN về nƣớc, giảm tình trạng chảy máu chất xám và
góp phần tăng trƣởng bền vững cho Việt Nam.
Đề tài lấy ý kiến của 2 nhóm DHSVN thơng qua bảng khảo sát điện tử trong thời gian 2
tháng gồm 488 DHSVN đang học ở nƣớc ngoài và 205 DHSVN đã học xong ở nƣớc ngoài
và đang làm việc ở nƣớc ngoài. Khung phân tích đƣợc xây dựng dựa trên mơ hình lực hút
– lực đẩy của Güngör và Tansel (2003) về dự định về nƣớc của du học sinh Thổ Nhĩ Kỳ và
có điều chỉnh các yếu tố phù hợp với thực trạng ở Việt Nam. Phƣơng pháp nghiên cứu
định tính và định lƣợng theo mơ hình probit có thứ tự đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này.
Nghiên cứu cho thấy sự khác biệt về thu nhập không phải là nhân tố quyết định thu hút
DHSVN trở về. Đối với nhóm sinh viên, các yếu tố làm tăng khả năng dự định về nhƣ:
ràng buộc trở về của học bổng, lí do về nƣớc để khởi nghiệp, mơi trƣờng làm việc có thể
áp dụng kiến thức và kinh nghiệm học ở nƣớc ngồi. Các yếu tố ảnh hƣởng đến dự định

khơng về nhƣ: dự định ban đầu khơng về nƣớc; nhóm ngành khoa học-kĩ thuật-công nghệ
và y; sự ủng hộ của gia đình trong quyết định ở lại nƣớc ngồi và có vợ/chồng đi theo; và
thiếu cơ hội đào tạo nâng cao chun mơn ở nƣớc nhà. Từ đó, tác giả có một số khuyến
nghị chính sách. Thứ nhất, cần mở rộng cơ chế tự chủ cho hoạt động nghiên cứu khoa học,
và tăng cƣờng khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ cho hoạt động R&D nhằm thu hút du học
sinh nhóm ngành khoa học-kĩ thuật-công nghệ và y. Thứ hai, tạo môi trƣờng khởi nghiệp
thuận lợi về khả năng tiếp cận vốn, chính sách ổn định, cơ chế minh bạch, rõ ràng. Thứ ba,
cơ chế trọng dụng ngƣời tài và cơ chế đánh giá theo năng lực, theo sản phẩm giúp điều
kiện ràng buộc về nƣớc của học bổng du học đạt hiệu quả cao. Cuối cùng, những ƣu đãi,
quan tâm đến thành viên gia đình DHS giúp DHS an tâm và gắn bó với cơng việc.
Từ khóa: Du học sinh, học nước ngoài, dự định trở về nước, chảy máu chất xám;
Overseas students, study abroad, return intention, brain drain, human capital flight.


-iv-

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ii
TÓM TẮT ............................................................................................................................. iii
MỤC LỤC .............................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................ viii
DANH MỤC PHỤ LỤC ........................................................................................................ix
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................................. 1
1.1 Bối cảnh ........................................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................... 3
1.3 Câu hỏi chính sách ........................................................................................................ 3

1.4 Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................................... 3
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................... 4
1.6 Kết cấu đề tài................................................................................................................. 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƢỚC............ 5
2.1 Khái niệm ...................................................................................................................... 5
2.2 Cơ sở lý thuyết .............................................................................................................. 5
Cơ sở lý thuyết đƣợc tham khảo từ Güngör và Tansel (2003). ........................................... 5
2.2.1

Lý thuyết vốn con ngƣời về di cƣ ..................................................................... 5

2.2.2

Mơ hình lý thuyết về chảy máu chất xám dựa trên lý thuyết vốn con ngƣời ... 6

2.3 Tổng quan các nghiên cứu trƣớc về các yếu tố ảnh hƣởng đến dự định trở về ............ 9
2.3.1

Đặc điểm cá nhân .............................................................................................. 9

2.3.2

Các yếu tố lực hút – lực đẩy ........................................................................... 10

2.3.3

Các yếu tố khác liên quan đến dự định trở về................................................. 12

CHƯƠNG 3: MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 15
3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................................. 15

3.2 Mơ hình nghiên cứu .................................................................................................... 17


-v-

3.2.1

Biến phụ thuộc và mơ hình hồi quy probit có thứ tự ...................................... 17

3.2.2

Biến giải thích cho mơ hình nghiên cứu ......................................................... 19

3.2.2.1

Đặc điểm cá nhân ........................................................................................ 19

3.2.2.2

Các yếu tố lực hút – lực đẩy........................................................................ 21

3.2.2.3

Các yếu tố khác liên quan đến về hay ở lại nƣớc ngoài .............................. 21

3.3 Phƣơng pháp chọn mẫu ............................................................................................... 25
3.4 Phƣơng pháp xác định kích thƣớc mẫu ....................................................................... 25
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................... 26
4.1 Mô tả dữ liệu mẫu ....................................................................................................... 26
4.2 Giải thích kết quả hồi quy ........................................................................................... 30

4.2.1

Các yếu tố phức hợp ....................................................................................... 31

4.2.1.1

Nhóm ngành học ......................................................................................... 31

4.2.1.2

Dự định làm việc trong khu vực học thuật (sau khi học xong 5 năm) ........ 32

4.2.2

Các yếu tố lực hút và lực đẩy.......................................................................... 32

4.2.3

Các yếu tố làm tăng dự định trở về ................................................................. 33

4.2.4

Các yếu tố làm tăng dự định không trở về ...................................................... 34

4.3 Thảo luận kết quả từ góc độ chính sách ...................................................................... 35
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH .................................... 39
5.1 Kết luận ....................................................................................................................... 39
5.2 Đề xuất các gợi ý chính sách ....................................................................................... 39
5.3 Hạn chế và hƣớng phát triển của đề tài ....................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 43



-vi-

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tiếng Việt

BCT

Bộ Chính trị

CP

Chính Phủ

CT

Chính trị

DHS

Du học sinh

DHSVN

Du học sinh Việt Nam


KH-KT-CN

Khoa học, kĩ thuật, và công nghệ

ML

(Ƣớc lƣợng) Hợp lý cực đại

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế

Tiếng Anh

Maximum Likelihood
Organization for Economic
Cooperation and
Development

R&D

Nghiên cứu và phát triển

Research and Development

WB

Ngân hàng thế giới


World Bank


-vii-

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Minh họa một số lực hút – lực đẩy ảnh hƣởng đến dự định không về ................... 8
Bảng 2.2 Các khó khăn và thích nghi với mơi trƣờng theo Güngưr và Tansel (2003) ........ 13
Bảng 2.3 Các lí do trở về đƣợc đề xuất bởi Güngưr và Tansel (2003) ................................ 14
Bảng 3.1 Biến phụ thuộc dự định trở về của nhóm sinh viên .............................................. 18
Bảng 3.2 Các biến lực đẩy ................................................................................................... 21
Bảng 3.3 Các biến lực hút .................................................................................................... 22
Bảng 3.4 Các lí do đến đất nƣớc hiện tại dùng cho mơ hình ............................................... 23
Bảng 4.1 Dự định hiện tại và ràng buộc trở về .................................................................... 27
Bảng 4.2 Mối quan hệ giữa dự định hiện tại và lực hút – lực đẩy, nhóm sinh viên ............ 29
Bảng 4.3 Xác suất của dự định hiện tại đối với ngành nghề ............................................... 31
Bảng 4.4 Xác suất của dự định trở về đối với khu vực dự định làm việc sau 5 năm .......... 32
Bảng 4.5 Xác suất của dự định trở về đối với ràng buộc trở về của học bổng .................... 34


-viii-

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................................. 16
Hình 3.2 Mơ hình các yếu tố tác động đến dự định trở về ................................................... 17
Hình 4.1 Phân ngành học ở 2 nhóm...................................................................................... 26
Hình 4.2 Phân phối tần suất của dự định trở về của DHSVN - nhóm sinh viên .................. 30
Hình 4.3 Xác suất của dự định hiện tại đối với ngành nghề và dự định làm việc trong
khu học thuật ......................................................................................................................... 32



-ix-

DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC A.......................................................................................................................... 47
Phụ lục A. 1 Bảng câu hỏi mở, cấu trúc............................................................................ 47
Phụ lục A. 2 Danh sách DHS góp ý thiết kế bảng khảo sát .............................................. 50
Phụ lục A. 3 Bảng khảo sát điện tử ................................................................................... 51
Phụ lục A. 4 Thông tin điều chỉnh thang đo trong quá trình nghiên cứu .......................... 71
Phụ lục A. 5 Kiểm tra mẫu và mã hóa dữ liệu .................................................................. 71
Phụ lục A. 6 Một số nghị định về thu hút, sử dụng, trọng dụng nhân lực trong tổ chức
khoa học và công nghệ ...................................................................................................... 72
Phụ lục A. 7 Danh sách biến và kì vọng ........................................................................... 73
PHỤ LỤC B .......................................................................................................................... 78
Bảng B. 1 Thống kê mô tả và quan hệ giữa biến giải thích và biến phụ thuộc (kiểm
định 2 biến), nhóm sinh viên ............................................................................................. 78
Bảng B. 2 Giới tính và nhóm DHS ................................................................................... 82
Bảng B. 3 Tình trạng hơn nhân và nhóm DHS ................................................................. 82
Bảng B. 4 Thời gian ở nƣớc hiện tại và nhóm DHS ......................................................... 82
Bảng B. 5 Dự định ban đầu và dự định hiện tại của nhóm sinh viên ................................ 83
Bảng B. 6 Nƣớc DHS đang ở ............................................................................................ 84
Bảng B. 7 Khó khăn chính ở nƣớc hiện tại và giới tính (nhóm sinh viên), nhóm DHS ... 85
Bảng B. 8 Tỉ lệ lựa chọn lực hút-lực đẩy nhƣ là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến dự
định không trở về của DHS ............................................................................................... 86
Bảng B. 9 Ràng buộc trở về nƣớc và nhóm ngành học, nhóm sinh viên .......................... 87
Bảng B. 10 Lí do đến đất nƣớc hiện tại và giới tính (2 nhóm) ......................................... 88
PHỤ LỤC C .......................................................................................................................... 89
Phụ lục C. 1 Bảng hệ số hồi quy, mơ hình probit có thứ tự, nhóm sinh viên ................... 89
Phụ lục C. 2 Hệ số tác động biên của các biến độc lập lên biến phụ thuộc, mơ hình
probit có thứ tự, nhóm sinh viên ....................................................................................... 91

Phụ lục C. 3 Tác động biên của các nhân tố lên dự định chắc chắn trở về của DHSVN,
nhóm sinh viên .................................................................................................................. 92
Phụ lục C. 4 Tác động biên của các nhân tố lên dự định không trở về của DHSVN,
nhóm sinh viên .................................................................................................................. 93


-x-

Phụ lục C. 5 Kết quả một số kiểm định và thơng số cho mơ hình hồi quy, nhóm sinh
viên .................................................................................................................................... 94
Phụ lục C. 6 Xác suất và tác động biên của lực đẩy lƣơng thấp lên dự định hiện tại ....... 96
Phụ lục C. 7 Phân tích tác động của một số yếu tố khác lên dự định hiện tại .................. 96
PHỤ LỤC D.......................................................................................................................... 99
Hình D. 1 Lí do đến đất nƣớc đang ở của nhóm sinh viên ............................................... 99
Hình D. 2 Lí do chính đến đất nƣớc đang ở của nhóm đi làm .......................................... 99
Hình D. 3 Nhân tố quan trọng giúp DHS thích nghi với cuộc sống ở nƣớc ngồi ......... 100
Hình D. 4 Những lí do chính làm DHS trở về Việt Nam ................................................ 100


-1-

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Bối cảnh
Hiện tƣợng chảy máu chất xám đã và đang là vấn đề quan tâm của nhiều nƣớc đang phát
triển nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. Tỉ lệ du học sinh (DHS) Trung Quốc không
về nƣớc khá cao. Cụ thể, trong giai đoạn 1978-2007, Trung Quốc có trên 1,21 triệu ngƣời
đi học và nghiên cứu ở nƣớc ngoài, tuy nhiên, chỉ khoảng 25% trở về nƣớc (Cao, 2008). Ở
Thổ Nhĩ Kỳ, vào những năm 2000, làn sóng di cƣ của các chuyên gia và quyết định ở lại
nƣớc ngoài của DHS Thổ Nhĩ Kỳ đến mức báo động, tạo mối quan tâm, lo ngại cho chính
phủ (CP) bởi sự mất đi một lƣợng lớn về vốn con ngƣời sẽ ảnh hƣởng nghiêm trọng đến

phát triển và tăng trƣởng của đất nƣớc trong dài hạn. Những đề án nghiên cứu về hiện
tƣợng chảy máu chất xám ở những nƣớc này đƣợc hình thành với hàng loạt các cải cách về
kinh tế, chính trị và xã hội đồng thời kêu gọi, thu hút sự trở về của những ngƣời có trình độ
và nguyện vọng đóng góp cho đất nƣớc.
Hiện tƣợng chảy máu chất xám cũng đang gióng lên hồi chng báo động ở Việt Nam.
Lƣợng mất mát vốn con ngƣời có chất lƣợng cao này đối với nƣớc nhà sẽ làm ảnh hƣởng
đến sự phát triển đất nƣớc trong dài hạn và tạo hiệu ứng bầy đàn cho nhiều thế hệ sau nếu
CP thiếu sự quan tâm và dành những chính sách để thu hút sự trở về của nhóm ngƣời này.
Từ xa xƣa, ơng cha ta đã khẳng định “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, ngun khí
vững thì thế nƣớc mạnh và thịnh, ngun khí kém thì thế nƣớc yếu và suy, cho nên các
đấng thánh đế minh vƣơng không ai không chăm lo xây dựng nhân tài” (Trích Bia Văn
Miếu – Quốc Tử Giám). Ngày nay, trong thời kì đổi mới – mở cửa phát triển nền kinh tế
thị trƣờng, mở rộng giao thƣơng và hợp tác với bạn bè trên thế giới, Việt Nam cũng nhận
thức rõ tầm quan trọng của vốn con ngƣời đối với sự phát triển đất nƣớc. Từ năm 2000,
hàng loạt các đề án đƣa sinh viên, cán bộ đi du học, tiếp thu kiến thức, văn hóa tinh túy
trên thế giới bằng ngân sách nhà nƣớc (Đề án 322, Đề án 911,…), đồng thời cũng mở cửa
cho các trƣờng đại học nƣớc ngoài vào tuyển sinh. Theo ông Nguyễn Xuân Vang - Cục
trƣởng Cục đào tạo với nƣớc ngoài của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam có hơn 100,000
DHS1 đang học ở gần 50 nƣớc trên thế giới (2012) với khoảng 10% DHS theo diện học
bổng và 90% là du học tự túc (Thanh Lam, 2013). Tuy nhiên, theo báo cáo “Thúc đẩy khoa
1

Qui ƣớc: “,”: phân cách phần nghìn; “.”: phân cách phần thập phân để thống nhất với kết quả của Stata.


-2-

học, công nghệ, và đổi mới sáng tạo trở thành động lực cho tăng trƣởng bền vững tại Việt
Nam” của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (2014), chảy máu
chất xám là một trong ba thách thức cho tăng trƣởng bền vững của Việt Nam2.

Số lƣợng sinh viên Việt Nam học ở các nƣớc phát triển theo diện học bổng và tự túc đều
tăng. Theo Australian Education International (2013), Việt Nam xếp thứ 4 về số du học
sinh tại Úc (sau Trung Quốc, Ấn Độ, và Hàn Quốc). Theo ngân hàng HSBC, Việt Nam xếp
thứ 8 về số du học sinh tại Mỹ (Thanh Xn, 2014). Những nƣớc tiếp nhận DHS có những
chính sách tạo điều kiện thúc đẩy con đƣờng du học của học sinh, sinh viên Việt Nam.
Chẳng hạn, Úc sẵn sàng cấp giấy phép ở lại làm việc cho ngƣời có trình độ cao; Singapore
cũng đồng ý cho DHS ở lại sau khi tốt nghiệp nếu đƣợc một công ty tiếp nhận (Yến Anh,
2008); Anh cho phép sinh viên tốt nghiệp sau đại học đƣợc ở lại phát triển kĩ năng
(Ministry of Foreign Affairs in Vietnam, 2012). Do đó, DHS càng có cơ hội ở lại nƣớc
ngồi sau thời gian học tập.
Trong khi đó, hiện nay Việt Nam đang có nhu cầu cao về nhân lực có kĩ năng nhằm đóng
góp và thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập quốc tế.
Hàng loạt các chính sách phát triển khoa học, kĩ thuật, cơng nghệ (KH-KT-CN) cao thuộc
nhiều lĩnh vực nhƣ: nông nghiệp, công nghệ vi mạch,…Những dự án từ những chính sách
này thƣờng mang tính đột phá nên cần sự đóng góp của DHS – những ngƣời tiếp cận nền
giáo dục tiên tiến trên thế giới về dẫn dắt. Và cũng chính lực lƣợng chất lƣợng cao này sẽ
tạo ngoại tác tích cực – chuyển giao công nghệ, tạo môi trƣờng trao đổi học hỏi, nâng cao
chun mơn trong nhóm làm việc. DHS còn tham gia phát triển doanh nghiệp hoặc tự khởi
nghiệp tại nƣớc nhà. Một môi trƣờng kinh doanh cạnh tranh cơng bằng sẽ thu hút nhiều tập
đồn quốc tế lớn đầu tƣ và sự hình thành các doanh nghiệp có tiềm lực phát triển.
Từ năm 2011, Thủ tƣớng CP giao cho Bộ Ngoại giao chủ trì xây dựng đề án “Xây dựng cơ
chế, chính sách thu hút, bố trí sử dụng tài năng trẻ học tập, công tác, sinh sống ở nước
ngoài về nước tham gia phát triển đất nước”. Từ đó đến nay, nhiều cơ chế, chính sách mới
liên quan đến việc thu hút và tuyển dụng nhân tài trẻ trong và ngồi nƣớc đã đƣợc các Bộ
trình CP và đƣợc ban hành (Phụ lục A.6). Tuy nhiên, kết quả thực hiện không nhƣ mong
2

Theo một vài khảo sát, khoảng 70% DHS không trở về nƣớc sau khi tốt nghiệp. Do Việt Nam chƣa có số
liệu tổng hợp chính thức, tác giả sƣu tầm thêm từ nhiều nguồn trên các trang mạng chính thức nhƣ
/>


-3-

đợi. Đầu năm 2014, Bộ Chính trị (BCT) đã có kết luận về chính sách thu hút, tạo nguồn
cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc và cán bộ khoa học trẻ thông qua Kết luận số 86KL/TW. BCT nhận xét chính sách thu hút nhìn chung chƣa đủ sức thu hút mạnh mẽ và
đồng thời cũng đƣa ra nguyên nhân chủ yếu là “do công tác của nhiều cấp uỷ, chính quyền
từ Trung ương đến cơ sở … còn thiếu nhất quán, chưa đầy đủ và mạnh mẽ; hệ thống cơ
chế, chính sách chưa phù hợp, thiết thực, thiếu khả thi đối với từng đối tượng, lĩnh vực cần
thu hút; tổ chức thực hiện cịn mang tính chắp vá, hình thức”. Để khắc phục tình trạng
này, BCT cũng chỉ đạo những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu và cụ thể để thu hút sinh viên
tốt nghiệp xuất sắc và cán bộ khoa học trẻ nhƣ chính sách tuyển dụng, bổ nhiệm, lương,
nâng ngạch công chức viên chức, nhà ở, tôn vinh và khen thưởng.
Tuy nhiên để hoạch định và triển khai chính sách thu hút DHS có hiệu quả, thiết thực và
gắn kết với nguyện vọng của DHS cần nghiên cứu toàn diện các yếu tố ảnh hƣởng đến dự
định trở về hay không về nƣớc của du học sinh Việt Nam (DHSVN).
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố từ nhiều khía cạnh ảnh hƣởng đến dự định về
hay khơng về của DHSVN đang học tập hoặc làm việc ở nƣớc ngồi; từ đó, ƣớc lƣợng
mức độ tác động của các yếu tố đến dự định về hay không về và khuyến nghị những chính
sách dựa trên những yếu tố quan trọng nhất để hạn chế tình trạng chảy máu chất xám, thu
hút nhân tài cho đất nƣớc.
1.3 Câu hỏi chính sách
Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung trả lời ba câu hỏi sau:
i. Các yếu tố nào ảnh hƣởng đến dự định về nƣớc hay ở lại nƣớc ngồi của DHSVN?
ii. Những yếu tố này có mức độ tác động nhƣ thế nào đến dự định trở về hay khơng về
của DHSVN?
iii. Chính sách can thiệp nào cần thiết để thu hút DHSVN trở về nƣớc, đóng góp cho sự
phát triển của nƣớc nhà?
1.4 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng khảo sát là DHSVN đang học hay đang làm việc ở nƣớc ngoài. Khái niệm

DHSVN trong đề tài này đƣợc hiểu là ngƣời đã hoặc đang học tập ở nƣớc ngoài.


-4-

Đối tƣợng nghiên cứu: dự định trở về của DHSVN (gồm cả dự định chắc chắn không về).
Đề tài khảo sát dự định trở về của 2 nhóm DHSVN: (1) Nhóm sinh viên gồm những DHS
đang học tập ở nƣớc ngồi; (2) Nhóm đi làm gồm những DHS đã tốt nghiệp ở nƣớc ngoài,
và đang làm việc ở nƣớc ngoài.
Tuy nhiên, số quan sát thu đƣợc của nhóm đi làm khơng đủ cho mơ hình hồi quy probit có
thứ tự nên dữ liệu thu đƣợc của nhóm này chỉ dùng để so sánh với nhóm sinh viên.
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu dựa trên mơ hình lực hút – lực đẩy của Güngör và Tansel (2003) để xây dựng
các yếu tố có thể ảnh hƣởng đến dự định trở về của DHSVN. Đề tài sử dụng phƣơng pháp
nghiên cứu định tính thơng qua phỏng vấn cấu trúc/bán cấu trúc để hiệu chỉnh thang đo.
Sau đó, phƣơng pháp định lƣợng (hồi quy probit có thứ tự) đƣợc sử dụng để xác định các
nhân tố có ảnh hƣởng và tác động biên của các yếu tố này đến dự định trở về của DHSVN.
Tác giả dựa vào mức độ tác động biên của các yếu tố lên dự định trở về của DHS và tỉ lệ
DHS lựa chọn các yếu tố này để đề xuất, khuyến nghị chính sách.
Dữ liệu sử dụng cho nghiên cứu là dữ liệu sơ cấp thu đƣợc từ khảo sát bằng bảng hỏi điện
tử và phỏng vấn cấu trúc/bán cấu trúc, kết hợp với dữ liệu thứ cấp từ các bài báo, nghiên
cứu khoa học quốc tế và trong nƣớc về phân tích các yếu tố tác động đến dự định về hay
không về của DHS.
1.6 Kết cấu đề tài
Chƣơng 1 giới thiệu bối cảnh chính sách, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối
tƣợng, và phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 2 trình bày cơ sở lý thuyết, và lƣợc khảo kết
quả nghiên cứu trƣớc. Chƣơng 3 trình bày quy trình nghiên cứu, mơ hình nghiên cứu và
phƣơng pháp chọn mẫu, xác định kích thích mẫu. Chƣơng 4 trình bày kết quả nghiên cứu
và các thảo luận. Chƣơng 5 gồm kết luận, đề xuất các gợi ý chính sách, và các hạn chế,
hƣớng nghiên cứu tiếp theo.



-5-

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƢỚC
Chƣơng 2 trình bày khái niệm cơ bản, cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trƣớc
để xây dựng mơ hình các yếu tố ảnh hƣởng đến dự định trở về của DHSVN.
2.1 Khái niệm
Chảy máu chất xám là hiện tƣợng những ngƣời có trình độ cao chuyển sang sống và làm
việc ở những nơi có điều kiện và mơi trƣờng sống tốt hơn (Güngưr và Tansel, 2003).
Chảy máu chất xám mang lại lợi ích cho cả ba đối tƣợng (triple-win): nƣớc ngoài, nƣớc
nhà và cá nhân. Đối với nƣớc ngoài, lƣợng chất xám này sẽ bù đắp sự thiếu hụt lực lƣợng
lao động kĩ năng trong nƣớc hoặc bù đắp số lƣợng bị thu hút bởi nƣớc phát triển khác, với
mức lƣơng thấp hơn lƣơng trả cho dân bản xứ với vị trí tƣơng ứng. Đối với nƣớc nhà
(thƣờng là nƣớc đang phát triển), lƣợng kiều hối gởi về nƣớc cho ngƣời thân giúp cải thiện
đời sống gia đình của ngƣời làm việc xa xứ và đầu tƣ phát triển kinh tế trong nƣớc. Riêng
với bản thân ngƣời làm việc ở nƣớc ngoài, đời sống, mức lƣơng, kĩ năng và chuyên môn
của họ đƣợc nâng cao. Đặc biệt đối với những sinh viên du học, sau khi tốt nghiệp, làm
việc ở chính đất nƣớc họ theo học sẽ giúp sinh viên vận dụng vào thực tế những kiến thức
học ở trƣờng, giúp tăng cƣờng chuyên môn và kĩ năng nhanh chóng, thay vì bị lãng phí
nếu về nƣớc mà khơng có mơi trƣờng áp dụng. GS Nguyễn Thiện Nhân cũng cho rằng
không nên đặt yêu cầu tất cả DHS phải về nƣớc, thậm chí cịn đƣợc đề nghị phải học thêm,
trở thành ngƣời tài rồi hãy trở về (Quỳnh Trang, 2014). Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích trên,
chảy máu chất xám sẽ gây thiệt hại cho nƣớc đang phát triển về lâu dài do ngày càng thiếu
hụt nguồn vốn con ngƣời chất lƣợng cao và lƣợng kiều hồi gởi về phục vụ cho nhiều mục
đích khác nhƣ chi tiêu thay vì đầu tƣ kinh doanh. Do đó, tùy mỗi quốc gia, mỗi giai đoạn
mà vấn đề đƣợc nhận định và có giải pháp thích hợp.
2.2 Cơ sở lý thuyết
Cơ sở lý thuyết đƣợc tham khảo từ Güngör và Tansel (2003).
2.2.1 Lý thuyết vốn con ngƣời về di cƣ

Trong nhiều lý thuyết kinh tế về di cƣ trong nƣớc hay giữa các quốc gia, quyết định di cƣ
từ nơi này sang nơi khác khi sự di cƣ đó mang lại lợi ích kinh tế rịng cho cá nhân di cƣ.
Theo Sjaastad (1962), di cƣ xảy ra chỉ khi thực thu từ thay đổi môi trƣờng (M) đạt đƣợc


-6-

dƣơng. M đƣợc tính từ chênh lệch giá trị hiện tại của dòng tiền khi thay đổi nơi ở, trừ đi tất
cả các loại chi phí bằng tiền và chi phí tinh thần (C) để thích nghi với mơi trƣờng mới. Chi
phí bằng tiền nhƣ chi cho tái định cƣ, di chuyển,… và cả chi phí về tinh thần để thích nghi
mơi trƣờng mới, sống xa gia đình, bạn bè.
wtF  wtH
C
M= 
t 1
t 1 (1  r )
T

( 2.1)

r: suất chiết khấu.

wtF  wtH : chênh lệch giữa mức lƣơng tƣơng ứng với kĩ năng ở nƣớc ngoài và ở nƣớc nhà
vào thời điểm t (trong T giai đoạn).
Quan điểm này dựa trên việc ra quyết định hợp lý của cá nhân để mang lại lợi nhuận cao
nhất.
2.2.2 Mô hình lý thuyết về chảy máu chất xám dựa trên lý thuyết vốn con ngƣời
Nhiều nghiên cứu khoa học về hiện tƣợng chảy máu chất xám dựa trên lý thuyết vốn con
ngƣời về di cƣ đã xuất hiện từ những năm 1960 và 1970. Theo các nghiên cứu này, yếu tố
chính của q trình di cƣ của ngƣời có trình độ cao là do chênh lệch về lƣơng giữa các

quốc gia. Sự khác biệt này là do khác biệt về năng suất, hay sâu xa hơn là khác biệt về đầu
tƣ vốn vật chất giữa nƣớc nhà và nơi đến. Các nƣớc phát triển thƣờng dồi dào vốn vật chất
làm tăng năng suất và từ đó lƣơng cũng đƣợc bù đắp tƣơng xứng. Ngồi ra sự khác biệt
chính này cịn đƣợc giải thích bởi các lý thuyết sau:
Bất cân xứng thông tin - Information Asymmetry
Theo Kwok-Leland (1982) trong nghiên cứu về DHS Đài Loan không trở về nƣớc, sự khác
biệt về lƣơng giữa 2 quốc gia không những do khác biệt về vốn đầu tƣ vật chất mà còn do
sự khác biệt về khả năng của cá nhân đƣợc nhìn nhận bởi nhà tuyển dụng. DHS đƣợc đánh
giá đúng thực lực ở nƣớc sở tại và đƣợc trả lƣơng tƣơng xứng với khả năng của từng cá
nhân; trong khi đó, ở nƣớc nhà họ chỉ đƣợc đề nghị một mức lƣơng tƣơng ứng với năng
suất trung bình của nhóm DHS quay về mà không dựa vào năng lực của mỗi cá nhân. Sự
khác biệt này là do nhà tuyển dụng ở nƣớc sở tại đƣợc lợi thế có kiến thức và thông tin về
nền giáo dục của đất nƣớc cũng nhƣ kinh nghiệm về cơng tác tuyển dụng đƣợc tích lũy so


-7-

với nhà tuyển dụng ở nƣớc nhà của DHS. Tuy nhiên, khảo sát này chỉ hƣớng đến đối tƣợng
DHS, không thu thập dữ liệu từ nhà tuyển dụng nên đề tài khơng dùng cách giải thích này.
Hiệu suất/lợi tức tăng theo quy mơ với trình độ giáo dục cao – Increasing Returns to
Scale in Advanced Education
Mơ hình của Miyagiwa (1991) về lợi thế tích tụ hay thuyết lợi thế tăng theo quy mô về vốn
con ngƣời ở nƣớc sở tại giải thích cho sự khác biệt về lƣơng. Miyagiwa (1991) tập trung
vào đối tƣợng có bằng cấp cao đƣợc tập trung vào cùng một nơi, gây hiệu ứng lan tỏa –
chia sẻ kiến thức, ý tƣởng, cùng hợp tác để hồn thành cơng việc, làm tăng năng suất làm
việc của mỗi cá nhân trong khu vực. Điều này có nghĩa là những ngƣời có kĩ thuật cao
đƣợc làm việc ở các trung tâm nghiên cứu hiện đại và cùng làm việc với nhóm ngƣời cũng
có trình độ cao sẽ có cơ hội trao đổi, học hỏi và phát triển chuyên mơn và tay nghề; từ đó,
tăng năng suất làm việc, tăng lƣơng. Do đó, các nƣớc phát triển dễ dàng thu hút ngƣời có
kĩ năng qua làm việc bởi ngoại tác tích cực này.

Đào tạo thơng qua cơng việc – On-the-job Training
Mơ hình Chen và Su (1995) giải thích về chảy máu chất xám dựa vào yếu tố đào tạo thơng
qua cơng việc sau khi DHS hồn thành việc học ở nƣớc ngồi. Trong mơ hình này, lƣơng
phụ thuộc vào 3 yếu tố: (1) vốn vật chất và vốn con ngƣời, (2) ngành nghề của cá nhân, và
(3) kĩ năng. Yếu tố kĩ năng khơng những đƣợc tích lũy trong q trình học tập ở mơi
trƣờng giáo dục chất lƣợng mà cịn đƣợc tiếp tục tích lũy trong q trình làm việc ở nƣớc
ngoài so với nếu trở về nƣớc làm việc. Đối với ngành phụ thuộc vốn (capital dependent
disciplines/hard sciences) nhƣ y, khoa học và kỹ thuật, sau khi học xong, tiếp tục làm việc
ở nƣớc ngoài, DHS nhận đƣợc nhiều đào tạo chuyên môn, giúp tăng kĩ năng, tăng năng
suất nên có xu hƣớng khơng trở về nƣớc nhà so với sinh viên thuộc ngành không phụ thuộc
vốn nhƣ luật và nhân văn. Do đó, đối với nhóm ngành phụ thuộc vốn, DHS nhận đƣợc lợi
thế khi học tập và làm việc ở những nƣớc phát triển.
Cơng trình của Becker (1993, ấn bản đầu tiên năm 1964) về vốn con ngƣời cũng chỉ ra
rằng năng suất làm việc tăng phụ thuộc vào thời gian làm việc, số lƣợng và loại hình đào
tạo. Đào tạo cơng việc càng đặc trƣng cho ngành, cho công việc của công ty, ngƣời làm
việc càng ít di chuyển vì tốn chi phí cho mỗi lần chuyển việc. Tuy nhiên, yếu tố loại hình
đào tạo liên quan đến nhóm đi làm nên phù hợp với hƣớng nghiên cứu tiếp theo.


-8-

Tích lũy kinh nghiệm qua cơng việc – Learning-by-Doing
Trong mơ hình tích lũy kinh nghiệm qua cơng việc, kế thừa từ mơ hình Solow (1957) và
Arrow (1962), kiến thức đạt đƣợc thông qua học từ kinh nghiệm làm việc, lao động, sản
xuất. Wong (1995) áp dụng mơ hình này vào phân tích di cƣ lao động cho nhóm lao động
trẻ. Ông ta cho là ngƣời lao động có khuynh hƣớng chọn nơi làm việc mà họ có thể tích lũy
nhiều kinh nghiệm, từ đó, làm tăng năng suất. Kinh nghiệm làm việc tăng dẫn tới năng suất
tăng và lƣơng tăng. Tuy nhiên, yếu tố này liên quan đến nhóm đi làm nên phù hợp với
hƣớng nghiên cứu tiếp theo.
Mơ hình lực hút – lực đẩy trong nghiên cứu của Güngör và Tansel (2003)

Nghiên cứu của Güngör và Tansel (2003) đƣợc thiết kế dựa trên mơ hình lực hút – lực đẩy
về di cƣ đối với chảy máu chất xám của Thổ Nhĩ Kỳ để xây dựng các yếu tố có khả năng
ảnh hƣởng đến dự định trở về của 2 đối tƣợng sinh viên và ngƣời đang đi làm ở nƣớc
ngoài. Lực hút gồm các yếu tố của nước ngoài có tác dụng làm tăng dự định khơng trở về
nước của đối tượng khảo sát. Lực đẩy gồm các yếu tố của nước nhà có tác dụng làm tăng
dự định không trở về nước. Các yếu tố lực hút và lực đẩy thuộc nhiều lĩnh vực nhƣ kinh tế,
xã hội, chính trị, thể chế, và nghề nghiệp (Bảng 2.1). Từ đó, dịng vốn con ngƣời di chuyển
từ nơi tạo lực đẩy đến nơi phát sinh lực hút.
Bảng 2.1 Minh họa một số lực hút – lực đẩy ảnh hƣởng đến dự định không về
Yếu tố lực đẩy (từ nƣớc nhà)
Thu nhập thấp

Yếu tố lực hút (của nƣớc ngồi)
Lƣơng cao hơn

Khơng có cơ hội đƣợc đào tạo nâng cao Mơi trƣờng làm việc tốt hơn
trong lĩnh vực chuyên môn
Gần các trung tâm sáng tạo và nghiên cứu quan
Tổ chức quan liêu, không hiệu quả
trọng
Bất ổn kinh tế

Cơ hội giáo dục tốt hơn cho con cái

Đối tƣợng khảo sát đƣợc hỏi về mức độ quan trọng của từng yếu tố3 có thể làm bản thân
quyết định khơng về nƣớc hoặc hỗn về nƣớc (ngay cả câu hỏi về dự định hiện tại đƣợc trả
lời về hay không về nƣớc). Cách hỏi này với kì vọng mức độ càng quan trọng của mỗi yếu
tố càng có mối quan hệ với dự định hiện tại không về nƣớc.

3


5 mức của thang đo Likert: 1: Hồn tồn khơng quan trọng; 2: Khơng quan trọng; 3: Ít quan trọng; 4: Quan

trọng; 5: Rất quan trọng.


-9-

2.3 Tổng quan các nghiên cứu trƣớc về các yếu tố ảnh hƣởng đến dự định trở về
Từ cơ sở lý thuyết và một số nghiên cứu trƣớc khác, chênh lệch mức lƣơng thƣờng là yếu
tố quan trọng ảnh hƣởng đến dự định trở về của lao động có kĩ năng nói chung hay DHS
nói riêng. Tuy nhiên, theo Güngưr và Tansel (2003), còn nhiều yếu tố khác kết hợp tạo tác
động đến dự định này nhƣ: kinh tế, tâm lý, xã hội, chính trị và thể chế. Những yếu tố của
mơ hình lý thuyết của Becker (1993) và Wong (1995) chỉ liên quan đến nhóm đi làm,
khơng liên quan đến nhóm sinh viên nên khơng dùng cho mơ hình định lƣợng.
2.3.1 Đặc điểm cá nhân
Giới tính: Sự khác biệt về giới tính đƣợc kì vọng tạo sự khác biệt về khả năng trở về hay
không trở về của DHS. Ở một số nƣớc đặc biệt là những nƣớc mang nét văn hóa phƣơng
Đơng nhƣ Trung Quốc, nữ giới cịn gánh chịu sự bất bình đẳng giới tính tuy tình trạng này
đã đƣợc cải thiện đáng kể. Theo nghiên cứu dự định trở về của DHS Trung Quốc ở Mỹ
(Zweig và Changgui, 1995) cho rằng nữ giới ở Trung Quốc thiếu cơ hội làm việc, thiếu tự
do nên có xu hƣớng thích ở nƣớc ngồi với nhiều cơ hội nghề nghiệp, phong cách sống
thoải mái, nên họ ít có khả năng quay trở về nƣớc hơn nam giới.
Tuổi: Start và Bloom (1985) cho rằng ngƣời đi làm lớn tuổi ít có xu hƣớng chuyển chỗ
hơn ngƣời đi làm trẻ tuổi do tổn thất tinh thần tăng theo tuổi tác nghĩa là DHS càng lớn
tuổi đang ở nƣớc ngồi càng ít khả năng về nƣớc. Tuy nhiên, theo Chen và Su (1995),
ngƣời trẻ tuổi ít trở về nƣớc hơn do giá trị hiện tại rịng của thu nhập ở nƣớc ngồi cao hơn
nhiều so với ở nƣớc nhà; khi càng lớn tuổi, về hƣu, con ngƣời càng có xu hƣớng trở về
nƣớc, trở về cội nguồn.
Thời gian sống ở nước hiện tại: Güngör và Tansel (2003) đặc tả thời gian sống ở nƣớc

hiện tại là số năm sống ở nƣớc đang ở. Yếu tố này giải thích cho hiệu ứng quán tính, nghĩa
là khi thời gian sống ở nơi nào đó tăng, con ngƣời sẽ quen dần với cuộc sống, càng làm
tăng khả năng ở lại nƣớc ngồi của DHS.
Tình trạng hơn nhân: Tình trạng hơn nhân đƣợc dùng nhƣ một ràng buộc gia đình. Theo
Güngưr và Tansel (2003), khả năng khơng về tăng khi kết hơn với ngƣời nƣớc ngồi đối
với nhóm chun gia.
Ngành học: Mơ hình Chen và Su (1995) cho rằng tính chất đƣợc đào tạo thơng qua cơng
việc làm cho nhóm ngành phụ thuộc vốn nhƣ KH-KT-CN có xu hƣớng khơng về nhiều


-10-

hơn nhóm ngành khơng phụ thuộc vốn nhƣ ngơn ngữ, thƣơng mại và luật4. Dựa vào mơ
hình Chen và Su (1995), kết quả thực nghiệm của Güngör và Tansel (2003) giải thích
thành cơng xu hƣớng khơng về của nhóm ngành phụ thuộc vốn. Ngồi ra Güngưr và
Tansel (2003) tách riêng nhóm ngành kiến trúc, kinh tế và quản trị - nhóm ngành ít hoặc
khơng phụ thuộc vốn và chứng minh nhóm này cũng làm tăng xu hƣớng dự định khơng về.
Nghề nghiệp và hoạt động nghề nghiệp: Hoạt động nhóm nghiên cứu và phát triển
(R&D) gồm nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu cơ bản, và phát triển (OECD, 1994:
“Frascati Manual 1993”). Theo NSF (1997), nhóm ngƣời làm việc thuộc nhóm này có xu
hƣớng ít trở về hơn bởi cơng việc có tính đặc thù, khó phát triển ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tƣơng tự,
nghề thiên về học thuật (làm việc ở trƣờng học, viện nghiên cứu,..) thƣờng gắn liền với
hoạt động R&D nên cũng có xu hƣớng ít về nƣớc hơn những nghề khác.
2.3.2 Các yếu tố lực hút – lực đẩy
Các yếu tố lực hút – lực đẩy đƣợc đề xuất trong nghiên cứu của Güngör và Tansel (2003)
đa dạng về nhiều lĩnh vực nhƣ kinh tế, chính trị, xã hội,...Thang đo dùng trong khảo sát
cho nhóm yếu tố này là thang đo Likert gồm 5 mức5, tuy nhiên, chỉ dùng thang đo định
danh (1=quan trọng; 0=không quan trọng) cho mơ hình hồi quy.
Thu nhập: Chênh lệch về thu nhập giữa 2 nơi thƣờng là yếu tố kinh tế quan trọng ảnh
hƣởng đến dự định về nƣớc hay ở lại nƣớc ngoài của mỗi cá nhân DHS. Mức lương nước

nhà thấp thƣờng là yếu tố lực đẩy làm tăng dự định không về nƣớc của DHS, và mức
lương cao hơn ở nước ngoài là yếu tố hút DHS ở lại.
Xa hay gần các trung tâm nghiên cứu hiện đại và sáng tạo: Yếu tố lực đẩy xa các trung
tâm nghiên cứu hiện đại và sáng tạo và lực hút gần các trung tâm sáng tạo và nghiên cứu
quan trọng minh họa cho lý thuyết của mơ hình Miyagiwa (1991) về lợi thế tích tụ vốn con
ngƣời. DHS có xu hƣớng ở lại nƣớc ngoài là do họ đạt đƣợc lợi thế về khoảng cách vật lý,
đƣợc làm việc, thảo luận với nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu giỏi ở các nƣớc phát triển.

4

Kết quả thực nghiệm của Chen và Su chƣa thành cơng để lí giải điều này.

5

5 mức của thang đo Likert: 1: Hồn tồn khơng quan trọng; 2: Khơng quan trọng; 3: Ít quan trọng; 4: Quan

trọng; 5: Rất quan trọng.


-11-

Các yếu tố liên quan đến công việc: Các lực đẩy liên quan đến công việc từ nƣớc nhà và
lực hút từ nƣớc ngồi làm DHS có xu hƣớng khơng về nƣớc nhƣ: cơ hội được đào tạo, làm
việc trong lĩnh vực chuyên môn, và cơ hội được phát triển sự nghiệp. Môi trường làm việc
hiện đại, chuyên nghiệp, cạnh tranh nhƣng cơng bằng,... ở nƣớc ngồi cũng thu hút DHS ở
lại làm việc, học hỏi cách thức làm việc hiệu quả. Môi trƣờng làm việc cũng là một trong
những lí do làm cho giới chuyên gia hàng đầu Trung Quốc chƣa về nƣớc trong nghiên cứu
của Cao (2008). Các yếu tố này ảnh hƣởng đến kinh nghiệm làm việc, năng suất làm việc
và kéo theo sự chênh lệch về lƣơng giữa nƣớc nhà và nƣớc ngoài.
Các yếu tố về phong cách, văn hóa: Lực hút cuộc sống có tổ chức, thứ tự hơn và thỏa

mãn cuộc sống văn hóa, xã hội nhiều hơn từ nƣớc ngoài; và lực đẩy thỏa mãn cuộc sống
văn hóa và xã hội ít hơn từ nƣớc nhà làm cho những DHS thích lối sống này có xu hƣớng
ở lại nƣớc ngồi.
Các yếu tố về kinh tế - tài chính: lực đẩy thiếu nguồn tài chính, cơ hội để khởi nghiệp và
bất ổn kinh tế ở nƣớc nhà có khả năng tác động làm DHS chọn sống ở môi trƣờng kinh tế
ổn định, nhiều nguồn hỗ trợ khởi nghiệp ở nƣớc ngoài.
Các yếu tố về chính trị - xã hội: Các lực đẩy nhƣ về thiếu an ninh xã hội; bất hịa về chính
trị; tổ chức quan liêu, khơng hiệu quả cũng có xu hƣớng làm tăng dự định khơng về của
DHS. Tình hình chính trị và vấn đề xã hội cũng là lí do chính mà các nhà nghiên cứu từ bỏ
nƣớc nhà, sang các nƣớc phát triển trong nghiên cứu định tính của Nawab và Shafi (2011).
Các yếu tố khác: Các lực hút trực tiếp tác động đến thành viên trong gia đình và bản thân
có thể có tác động mạnh đến dự định ở lại nƣớc ngồi nhƣ: sở thích ở nước ngồi của
vợ/chồng hay cơng việc ở nước ngồi của vợ/chồng; mong muốn cơ hội giáo dục tốt cho
con cái; hay đơn giản chỉ ở nƣớc ngoài để hoàn thành dự án hiện tại. Công việc của
vợ/chồng và môi trƣờng học tập cho con cái cũng là lí do giải thích sự thờ ơ của giới
chuyên gia hàng đầu Trung Quốc với chính sách thu hút nhân tài của CP Trung Quốc trong
nghiên cứu của Cao (2008).
Theo kết quả thực nghiệm của Güngưr và Tansel (2003), đối với nhóm sinh viên Thổ Nhĩ
Kỳ, các yếu tố lực đẩy làm tăng dự định không về nƣớc là thỏa mãn cuộc sống văn hóa và
xã hội ít hơn; xa các trung tâm nghiên cứu hiện đại và sáng tạo. Các lực hút làm tăng dự
định khơng về là sở thích ở nước ngồi của vợ/chồng hay cơng việc ở nước ngồi của


-12-

vợ/chồng; lương cao hơn; nhìn chung cuộc sống được tổ chức và có thứ tự. Đối với nhóm
chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ, các yếu tố lực đẩy làm tăng dự định không về nƣớc là bất ổn kinh
tế, cơ hội việc làm trong lĩnh vực chuyên môn bị giới hạn, khơng có cơ hội được đào tạo
nâng cao trong lĩnh vực chuyên môn. Các lực hút làm tăng dự định không về là cơ hội giáo
dục tốt hơn cho con cái, gần các trung tâm sáng tạo và nghiên cứu quan trọng, nhìn chung

cuộc sống được tổ chức và có thứ tự, cơ hội phát triển chuyên môn cao hơn, thỏa mãn
cuộc sống văn hóa và xã hội nhiều hơn.
Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp của CP: là một trong những yếu tố quan trọng thu hút
DHS Trung Quốc ở Canada trong nghiên cứu của Asia Pacific Foundation of Canada
(2010).
2.3.3 Các yếu tố khác liên quan đến dự định trở về
Dự định ban đầu: Dự định ban đầu là dự định của DHS tại thời điểm DHS chuẩn bị đi du
học. Theo nghiên cứu của Zweig và Changgui (1995) về hiện tƣợng chảy máu chất xám ở
Trung Quốc, dự định lúc đầu về việc trở về nƣớc ảnh hƣởng quan trọng đến dự định hiện
tại trở về hay ở lại Mỹ của sinh viên và học giả Trung Quốc. Güngör và Tansel (2003) tiếp
tục khẳng định dự định ban đầu ở lại nƣớc ngồi có xu hƣớng làm tăng khả năng không trở
về nƣớc của DHS so với dự định ban đầu trở về.
Sự ủng hộ của gia đình trong quyết định ở lại nước ngoài lâu dài: Yếu tố này thể hiện sự
quan tâm của gia đình, nét văn hóa gia đình phƣơng Đơng. Trong nghiên cứu của Güngưr
và Tansel (2003), sự ủng hộ của gia đình trong quyết định ở lại nƣớc ngồi lâu dài càng
cao thì khả năng không trở về nƣớc của DHS càng lớn.
3 yếu tố so sánh về môi trường học tập, làm việc; khía cạnh xã hội và mức sống giữa
nước hiện tại so với nước nhà: Môi trƣờng học tập và làm việc bao gồm cơ sở vật chất
hiện đại, cạnh tranh nhƣng công bằng, đầy đủ trang thiết bị nghiên cứu/học tập,... Yếu tố
khía cạnh xã hội xét về mơi trƣờng bạn bè, các quan hệ xã hội. Trong nghiên cứu của
Güngưr và Tansel (2003), mơi trƣờng xã hội làm tăng khả năng dự định quay về nƣớc đối
với sinh viên; mức sống cao hơn ở nƣớc ngoài làm tăng xu hƣớng khơng về của cả sinh
viên và chun gia.
11 lí do đến đất nước hiện tại được đề xuất bởi Güngưr và Tansel (2003): Các lí do đến
đất nƣớc hiện tại đóng vai trị quan trọng giúp DHS lập kế hoạch cho việc trở về hay ở lại


-13-

nƣớc ngồi. Theo kết quả nghiên cứu của Güngưr và Tansel (2003), các lí do ban đầu có

xu hƣớng làm tăng dự định trở về: yêu cầu kinh nghiệm ở nước ngồi của nhà tuyển dụng
trong nước; lợi ích danh tiếng của việc du học; và đi theo vợ/chồng/người thân. Lí do có
ảnh hƣởng ngƣợc lại: khơng đủ phương tiện, trang thiết bị thực hiện nghiên cứu ở nước
nhà; thích phong cách sống ở nước ngồi; và xa rời mơi trường chính trị ở nước nhà.
12 yếu tố khó khăn và 7 yếu tố thích nghi với cuộc sống ở nước ngồi được đề xuất bởi
Güngưr và Tansel (2003) (Bảng 2.2): Các yếu tố này tác động đến khía cạnh tâm lý thoải
mái, hay tạo áp lực cho DHS. Hekmati (1973) cho rằng yếu tố tâm lý đóng vai trị quan
trọng cho khả năng thích ứng mơi trƣờng mới, giải thích lí do DHS về hay khơng về. Chi
phí tinh thần tăng vì phải thích nghi mơi trƣờng mới (Sjaastad, 1962), làm giảm dòng lợi
nhuận ròng khi rời nƣớc nhà sang nƣớc ngồi học tập và làm việc. Vì vậy, ngƣời gặp khó
khăn có xu hƣớng trở về hơn ngƣời khơng cảm thấy khó khăn nào.
Bảng 2.2 Các khó khăn và thích nghi với mơi trƣờng theo Güngưr và Tansel (2003)
Khó khăn ở nƣớc ngồi
A. Sống xa gia đình
B. Con cái lớn lên ở mơi trƣờng văn hóa khác
C. Một mình, khơng thể thích nghi
D. Nhịp độ sống nhanh, áp lực cơng việc
E. Ít hoặc khơng có thời gian rảnh
F. Thất nghiệp
G. Khơng có việc ở lĩnh vực đặc thù của tơi
H. Sự phân biệt ngƣời nƣớc ngồi
I. Thuế cao hơn

Yếu tố giúp thích nghi với mơi trƣờng
A. Kinh nghiệm sống ở nƣớc ngoài trƣớc
đây
B. Thời gian
C. Hỗ trợ của Hội sinh viên Thổ Nhĩ Kỳ
D. Ngƣời thân hoặc vợ/chồng/ngƣời yêu
E. Có bạn bè/đồng nghiệp ngƣời Thổ Nhĩ

Kỳ ở nơi làm/học
F. Sự tồn tại một cộng đồng ngƣời Thổ
Nhĩ Kỳ rộng lớn ở Thành phố đang sống
G. Giúp đỡ từ Đại sứ quán

J. Tội phạm, thiếu an ninh cá nhân
K. Chi phí sinh hoạt (cost of living) cao
L. Lƣơng thấp so với cơng việc ở nƣớc nhà

11 lí do trở về được đề xuất bởi Güngör và Tansel (2003) (Bảng 2.3): Lí do trở về thể
hiện nguyện vọng, mong muốn hay bắt buộc về nƣớc của DHS. Lí do A là yếu tố ràng
buộc trở về nƣớc của học bổng, là một trong những yếu tố quan trọng làm tăng dự định trở
về của DHS.


×