Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

(Luận văn thạc sĩ) các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái thực và độ lệch của tỷ giá khỏi giá trị cân bằng dài hạn tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM


Hà Minh Tú

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC
VÀ ĐỘ LỆCH CỦA TỶ GIÁ KHỎI GIÁ TRỊ
CÂN BẰNG DÀI HẠN TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM


Hà Minh Tú

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC
VÀ ĐỘ LỆCH CỦA TỶ GIÁ KHỎI GIÁ TRỊ
CÂN BẰNG DÀI HẠN TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : GS.TS Trần Ngọc Thơ



TP.Hồ Chí Minh – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi dƣới sự hƣớng dẫn
của ngƣời hƣớng dẫn khoa học là GS.TS Trần Ngọc Thơ. Những số liệu phục vụ
cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá trong bài nghiên cứu do tác giả thu thập đƣợc
ghi nguồn gốc chính thống và đáng tin cậy.
Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực, đƣợc đúc
kết từ quá trình học tập và kết quả nghiên cứu trong thực tiễn của tác giả.

TP.Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 08 năm 2018
Tác giả

Hà Minh Tú


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................... 3
1.1.

Tổng quan chung về vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 3

1.2.


Các mơ hình thực nghiệm nghiên cứu tỷ giá cân bằng ......................................................... 4

1.2.1.

Mơ hình tỷ giá cân bằng cơ sở (Fundamental Equilibrium Exchange Rate – FEER) . 4

1.2.2.

Mơ hình tỷ giá cân bằng hành vi – (Behavioral Equilibrium Exchange Rate – BEER)5

1.3.

Các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ giá hối đối........................................................................... 7

CHƢƠNG II: XÂY DỰNG MƠ HÌNH XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CÂN BẰNG DÀI HẠN TẠI
VIỆT NAM ....................................................................................................................................... 11
2.1.

Xây dựng mơ hình BEER cho Việt Nam ............................................................................ 11

2.2.

Lựa chọn biến đƣa vào mơ hình ......................................................................................... 12

2.2.1.

Chi tiêu chính phủ – GOV .......................................................................................... 14

2.2.2.


Quy mô cung tiền trong nước – M.............................................................................. 15

2.2.3.

Tỷ lệ tài sản nước ngồi rịng – NFA ......................................................................... 15

2.2.4.

Độ mở cửa của nền kinh tế – OPEN .......................................................................... 16

2.2.5.

Năng lực sản suất – PROD ........................................................................................ 17

2.2.6.

Chênh lệch lãi suất thực trong nước so với lãi suất nước ngoài – R ......................... 18

CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU – MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ
ĐỐI VỚI TỶ GIÁ THỰC VÀ ĐỘ LỆCH CỦA TỶ GIÁ TRONG THỰC TẾ KHỎI GIÁ TRỊ CÂN
BẰNG DÀI HẠN .............................................................................................................................. 19
3.1.

Kiểm định tính dừng của các biến ...................................................................................... 19

3.2.

Kỹ thuật đồng liên kết của Johansen .................................................................................. 20

3.3.


Kết quả hồi quy VECM ...................................................................................................... 21

3.4.

Kiểm định tính bền vững của mơ hình................................................................................ 22

3.5.

Ƣớc tính sai lệch của tỷ giá hối đoái thực........................................................................... 23

CHƢƠNG IV: ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN ..................................................................................... 25
4.1.

Các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ giá hối đoái thực tại Việt Nam ........................................... 25

4.2.

Mức độ sai lệch tỷ giá hối đoái thực của Việt Nam............................................................ 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
Tiếng Anh:
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ASEAN


Nghĩa Tiếng Việt
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

PPI

Nghĩa Tiếng Anh
Association of South East Asian
Nations
Behavioral Equilibrium
Exchange Rate
Consumer Price Index
Error Correction Model
Equilibrium Real effective
exchange rate
Fundamental Equilibrium
Exchange Rate
Gross Domestic Product
International Financial Statistics
Organization for Economic Cooperation and Development
Producer price index

REER

Real effective exchange rate

UIP
VAR
VECM
USD


Uncovered Interest Parity
Vector Autoregressive Model
Vector Error Correction Model
United States dollar

Tỷ giá hối đối thực có hiệu lực/Tỷ
giá thực đa phƣơng
Ngang giá lãi suất khơng phịng ngừa
Mơ hình vector tự hồi quy
Mơ hình vector hiệu chỉnh sai số
Đồng đơ-la Mỹ

BEER
CPI
ECM
EREER
FEER
GDP
IFS
OECD

Mơ hình tỷ giá cân bằng hành vi
Chỉ số giá tiêu dùng
Mơ hình hiệu chỉnh sai số
Tỷ giá thực cân bằng dài hạn
Mô hình tỷ giá cân bằng cơ sở
Tổng sản phẩm quốc nội
Dữ liệu thống kê tài chính quốc tế
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh
tế

chỉ số giá sản xuất


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng 1.1: Tóm tắt tác động của các yếu tố vĩ mô đến tỷ giá hối đoái theo các nghiên cứu trƣớc đây ... 10
Bảng 3.1: Kết quả kiểm định ADF ..................................................................................................... 19
Bảng 3.2: Lựa chọn độ trễ tối ƣu ........................................................................................................ 20
Bảng 3.3: Kết quả kiểm định đồng liên kết theo phƣơng pháp Johansen ............................................. 21
Bảng 3.4: Kết quả ƣớc lƣợng mơ hình VECM .................................................................................... 21
Đồ thị 3.1: Kiểm định nghiệm đặc trƣng AR ...................................................................................... 22
Bảng 3.5: Kiểm định mơ hình VECM ................................................................................................ 23
Đồ thị 3.2: Diễn biến của REER so với EREER từ 2000 – 2016 ......................................................... 24
Đồ thị 3.3: Mức độ sai lệch của tỷ giá thực qua các năm từ 2000 – 2016 ............................................ 24
Đồ thị 4.1: Cân đối thƣơng mại Việt Nam năm 2000 – 2015............................................................... 27
Bảng 4.1: Mức độ sai lệch tỷ giá hối đoái thực của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2016 .......................... 30


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Sự biến động của tỷ hối đoái sẽ kéo theo nhiều tác động đối với trạng thái
cân bằng chung của nền kinh tế. Việc tỷ giá hối đoái bị định giá quá cao hay định
giá quá thấp so với mức tỷ giá cân bằng đều gây ra những tác động truyền dẫn tiêu
cực: tỷ giá hối đoái thấp hơn mức cân bằng sẽ làm giảm đi sức cạnh tranh của hàng
xuất khẩu, từ đó làm xấu đi cán cân thƣơng mại, trong khi tỷ giá hối đoái bị định giá
cao sẽ gây áp lực lên giá cả hàng hóa trong nƣớc, khiến cho lạm phát gia tăng và
gây ra tình trạng bất ổn cho nền kinh tế. Do đó, việc xác định độ lệch tỷ giá hối đoái
so với giá trị cân bằng là một vấn đề cấp thiết đƣợc đặt ra cho mỗi quốc gia. Mặt
khác, để các chính sách điều hành tỷ giá phát huy đƣợc tính hiệu quả, đạt đƣợc các

mục tiêu kinh tế xã hội đề ra thì cần phải xác định đƣợc các nhân tố có ảnh hƣởng
và cơ chế tác động của chúng đến tỷ giá hối đối, từ đó đƣa ra các chính sách điều
chỉnh phù hợp với thực tế, đúng với trọng tâm vấn đề cần giải quyết.
Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, nghiên cứu sẽ xác định vai trò và đánh giá mức độ ảnh hƣởng của
các yếu tố kinh tế vĩ mô đối với tỷ giá hối đối thực có hiệu lực tại Việt Nam, từ đó
làm cơ sở để tính tốn tỷ giá thực cân bằng trong dài hạn.
Thứ hai, dựa vào giá trị tỷ giá cân bằng trong dài hạn thu đƣợc, nghiên cứu
sẽ tiến hành xác định độ lệch của tỷ giá trong thực tế so với tỷ giá cân bằng, qua đó
một mặt đánh giá đƣợc tình trạng sai lệch của tỷ giá tại Việt Nam, mặt khác dùng
làm cơ sở để gợi ý các chính sách điều tiết tỷ giá một cách có hiệu quả, theo sát với
diễn biến của thị trƣờng.


2

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng của đề tài là mối quan hệ trong dài hạn giữa các yếu tố kinh tế vĩ
mô đối với tỷ giá hối đoái thực và độ lệch của tỷ giá trong thực tế khỏi giá trị cân
bằng dài hạn. Các yếu tố kinh tế vĩ mô đƣợc xem xét cụ thể ở đây là chi tiêu của
chính phủ, mức cung tiền trong nƣớc, tỷ lệ tài sản có ngoại tệ rịng, độ mở của nền
kinh tế, chênh lệch năng lực sản xuất và chênh lệch lãi suất trong nƣớc so với nƣớc
ngoài.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn tại thị trƣờng Việt Nam. Do tính hạn
chế về mặt dữ liệu, đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu đƣợc cho giai đoạn từ năm 2000
– 2016.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài xác định mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô đối với tỷ giá thực
và độ lệch của tỷ giá khỏi giá trị cân bằng dựa trên cơ sở mơ hình tỷ giá cân bằng
hành vi (Behavioral Equilibrium Exchange Rate - BEER) do Clark và MacDonald

đƣa ra vào năm 1998. Đề tài tiếp cận mơ hình dựa trên phƣơng pháp hồi quy vector
hiệu chỉnh sai số (Vector Error Correction Model – VECM) nhằm đánh giá đƣợc
mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến số trong mơ hình, đồng thời giải thích đƣợc
các biến động trong ngắn hạn do các cú sốc kinh tế.
Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm có 3 phần:
-

CHƢƠNG I: Tổng quan chung về vấn đề nghiên cứu

-

CHƢƠNG II: Xây dựng mơ hình xác định tỷ giá hối đoái cân bằng dài hạn
tại Việt Nam

-

CHƢƠNG III: Kết quả nghiên cứu – mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ
mô đối với tỷ giá thực và độ lệch của tỷ giá trong thực tế khỏi giá trị cân
bằng dài hạn

-

CHƢƠNG IV: Đánh giá và kết luận


3

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.

Tổng quan chung về vấn đề nghiên cứu
Tỷ giá hối đoái biến động lệch khỏi mức cân bằng, cho dù bị định giá cao

hay định giá thấp cũng đều kéo theo nhiều tác động truyền dẫn tiêu cực: tỷ giá hối
đoái bị định giá thấp hơn mức cân bằng sẽ làm giảm đi sức cạnh tranh của hàng
xuất khẩu, từ đó làm xấu đi cán cân thƣơng mại; trong khi tỷ giá hối đoái bị định giá
cao sẽ gây áp lực lên giá cả hàng hóa trong nƣớc, khiến cho lạm phát gia tăng và
gây ra tình trạng bất ổn cho nền kinh tế. Do đó, việc xác định mức tỷ giá cân bằng
và độ lệch tỷ giá hối đoái trong thực tế so với giá trị cân bằng là một trong những
vấn đề cấp thiết đƣợc đặt ra cho mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, để mục tiêu điều hành
tỷ giá đi đúng định hƣớng và có tính hiệu quả, cần phải xác định đƣợc các yếu tố
chính có tác động đến tỷ giá hối đối thực, từ đó đƣa ra các chính sách điều tiết phù
hợp hƣớng tới đúng đối tƣợng cần điều chỉnh, tránh gây ra các phản ứng phụ tiêu
cực khác trên thị trƣờng.
Để tính đƣợc độ lệch của tỷ giá hối đoái trong thực tế, trƣớc hết cần phải xác
định đƣợc mức tỷ giá hối đoái cân bằng. Trên thế giới có nhiều trƣờng phái nghiên
cứu về tỷ giá với nhiều hƣớng tiếp cận khác nhau, trong đó hƣớng nghiên cứu xác
định độ lệch của tỷ giá theo hƣớng tiếp cận các mơ hình lý thuyết truyền thống nhƣ
ngang giá sức mua và ngang giá lãi suất thƣờng ít đƣợc áp dụng trong thực tế do tồn
tại nhiều hạn chế xuất phát từ các giả định lý thuyết nền bị vi phạm. Bên cạnh đó,
có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các mối quan hệ ngang giá này thƣờng khơng
đƣợc duy trì liên tục, đặc biệt là trong ngắn hạn do những tồn tại bất cân xứng của
thị trƣờng. Hƣớng tiếp cận khác thƣờng đƣợc sử dụng là các mơ hình nghiên cứu
thực nghiệm. Các nghiên cứu thực nghiệm về tỷ giá trên thế giới có 2 phƣơng pháp
tiếp cận phổ biến: mơ hình tỷ giá cân bằng cơ sở (Fundamental Equilibrium
Exchange Rate – FEER) và mơ hình tỷ giá cân bằng hành vi (Behavioral



4

Equilibrium Exchange Rate – BEER). Mơ hình tỷ giá cân bằng cơ sở dựa trên điều
kiện cân bằng cả bên trong lẫn bên ngồi của nền kinh tế vĩ mơ, với ƣu điểm dễ áp
dụng và có khả năng giải thích đƣợc các biến động trong dài hạn của tỷ giá, trong
khi mơ hình tỷ giá cân bằng hành vi cho phép giải thích đƣợc các biến động trong
ngắn hạn của tỷ giá dựa trên các thành phần kinh tế cơ bản.
1.2.

Các mơ hình thực nghiệm nghiên cứu tỷ giá cân bằng

1.2.1. Mơ hình tỷ giá cân bằng cơ sở (Fundamental Equilibrium Exchange Rate
– FEER)
Mơ hình FEER đƣợc đề xuất lần đầu tiên bởi Williamson (1994), dựa trên
điều kiện cân bằng cả bên trong lẫn bên ngoài của nền kinh tế vĩ mô. Cân bằng bên
trong đƣợc xác định tại mức sản lƣợng tiềm năng tƣơng ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự
nhiên và tỷ lệ lạm phát thấp bền vững. Cân bằng bên ngồi đƣợc xác định bởi các
dịng vốn luân chuyển bền vững giữa các quốc gia khi đã đạt đƣợc trạng thái cân
bằng bên trong. Theo mô hình FEER, tỷ giá cân bằng đƣợc xác định dựa trên trạng
thái cân bằng trong trung và dài hạn của cán cân vãng lai và trạng thái toàn dụng
của nền kinh tế. Cốt lõi của mơ hình FEER là sự cân bằng giữa tài khoản vãng lai
(CA) và tài khoản vốn (KA):
CA = - KA
Trong điều kiện nền kinh tế đạt trạng thái tồn dụng thì trạng thái của cán
cân vãng lai đƣợc biểu thị qua hàm số tuyến tính của các biến tỷ giá thực đa phƣơng
(q), tổng cầu hay tổng thu nhập quốc dân trong nƣớc ( ̅d) và tổng thu nhập quốc dân
ở nƣớc ngoài ( ̅f).
CA = b0 + b1q + b2 ̅d + b3 ̅f = – ̅̅̅̅

(1.1)


Trong đó: b1 < 0, b2 > 0 và b3 > 0, tƣơng ứng với các thành phần chính cấu
thành nên cán cân vãng lai: cán cân thƣơng mại (q) và cán cân thu nhập ( ̅d và
̅f). ̅̅̅̅ là chênh lệch giữa mức tiết kiệm và đầu tƣ, biểu thị trạng thái của cán cân


5

vốn trong trung hạn. Từ phƣơng trình (1.1), tỷ giá cân bằng cơ sở FEER đƣợc xác
định:
̅̅̅̅

̅

̅

FEER =
Mơ hình FEER xem xét tỷ giá đặt trong điều kiện cân bằng bền vững cả bên
trong lẫn bên ngoài của nền kinh tế trong trung và dài hạn. Các yếu tố mang tính
chu kỳ và đầu cơ trong ngắn hạn của thị trƣờng ngoại hối khơng đƣợc xem xét tới
trong mơ hình. Vì vậy mơ hình FEER phù hợp trong việc giải thích các biến động
của tỷ giá cân bằng trong trung và dài hạn hơn là trong ngắn hạn.
1.2.2. Mơ hình tỷ giá cân bằng hành vi – (Behavioral Equilibrium Exchange
Rate – BEER)
Phƣơng pháp xác định tỷ giá cân bằng BEERs (Behavioral Equilibrium
Exchange Rate) đƣợc Clark và MacDonald đƣa ra vào năm 1998. Theo đó, phƣơng
pháp này giúp phân tích sự biến động của tỷ giá hối đối thực thơng qua các yếu tố
kinh tế tác động đến tỷ giá theo thời gian. Tỷ giá thực BEER đƣợc xây dựng dựa
trên hai nhóm yếu tố cơ bản: (1) các yếu tố cơ bản có tác động đến tỷ giá cân bằng
trong trung hạn và dài hạn, và (2) các yếu tố tạm thời khác có ảnh hƣởng đến tỷ giá

trong ngắn hạn:
qt = β1’Z1t + β2’Z2t + τ’Tt + εt

(1.2)

Với:
Z1: vector các yếu tố kinh tế cơ bản đƣợc kỳ vọng có tác động lên tỷ giá
trong dài hạn,
Z2: vector các yếu tố kinh tế cơ bản có tác động lên tỷ giá trong trung hạn,
T: vector các yếu tố tạm thời có tác động đến tỷ giá trong ngắn hạn,
β1, β2, τ: vector hệ số góc của các biến,
εt : sai số ngẫu nhiên.


6

Nhƣ vậy, theo phƣơng trình (1.2) tỷ giá hối đối thực có hiệu lực sẽ chịu ảnh
hƣởng bởi tập hợp các yếu tố kinh tế vĩ mô cơ bản Z1 và Z2, các yếu tố ảnh hƣởng
đến tỷ giá trong ngắn hạn T, và sai số ngẫu nhiên εt. Tỷ giá cân bằng trong hiện tại,
ký hiệu q’, sẽ chịu ảnh hƣởng bởi giá trị hiện tại của các yếu tố kinh tế vĩ mô trung
và dài hạn:
qt’ = β1’Z1t + β2’Z2t
Độ lệch của tỷ giá trong hiện tại (current misaligment - cmt) là sự khác biệt
giữa tỷ giá quan sát đƣợc trong thực tế so với tỷ giá cân bằng trong hiện tại, đƣợc
ƣớc lƣợng bằng cách sử dụng các giá trị hiện tại của yếu tố kinh tế cơ bản. Độ lệch
của tỷ giá trong hiện tại phản ánh biến động của tỷ giá trong ngắn hạn. Độ lệch của
tỷ giá trong hiện tại đƣợc xác định:
cmt = qt – qt’ = τ’Tt + εt
Gọi ̅̅̅̅ và ̅̅̅̅ là các giá trị bền vững của các yếu tố kinh tế vĩ mô trong
trung và dài hạn, tỷ giá hối đoái cân bằng trong trung và dài hạn, ký hiệu qt*, đƣợc

xác định:
qt* = β1’̅̅̅̅ + β2’̅̅̅̅
Tổng sai lệch của tỷ giá hối đoái (total misaligment - tmt) là sự khác biệt
giữa tỷ giá quan sát đƣợc trong thực tế so với tỷ giá cân bằng trong trung và dài hạn.
Tổng sai lệch của tỷ giá phản ánh biến động của tỷ giá trong trung và dài hạn:
tmt = qt - qt* = τ’Tt + εt + β1’(Z1t – ̅̅̅̅) + β2’(Z2t – ̅̅̅̅)
Nhƣ vậy, tổng sai lệch của tỷ giá hối đoái tại bất kỳ thời điểm nào cũng có
thể phân tách thành các thành phần riêng biệt: sai lệch do tác động của các yếu tố
tạm thời (Tt), sai lệch do nhiễu ngẫu nhiên (εt) và sai lệch do các yếu tố kinh tế cơ
bản trong ngắn hạn đi chệch khỏi giá trị bền vững trong dài hạn của chúng (̅̅̅̅ và


7

̅̅̅̅). Khác với mơ hình tỷ giá FEER bỏ qua các yếu tố mang tính xu hƣớng và tạm
thời trong ngắn hạn, mơ hình xác định tỷ giá cân bằng hành vi – BEER có thể đƣợc
sử dụng để giải thích các chuyển động mang tính chu kỳ của tỷ giá hối đối thực.
Do đó, trong khn khổ của bài nghiên cứu này sẽ áp dụng mơ hình tỷ giá cân bằng
hành vi – BEER.
Mơ hình tỷ giá cân bằng hành vi BEER là mơ hình thực nghiệm, các biến số
đƣợc áp dụng trong mơ hình sẽ thay đổi phụ thuộc vào khuôn khổ lý thuyết đƣợc áp
dụng. Mỗi nền kinh tế, mỗi quốc gia đều mang nét đặc trƣng và các điều kiện kinh
tế riêng biệt, nên ảnh hƣởng của cùng một nhân tố đến tỷ giá của quốc gia này có
thể khác biệt so với quốc gia khác. Do đó các biến số đƣợc lựa chọn đƣa vào mơ
hình sẽ thay đổi tùy thuộc vào các điều kiện đặc trƣng của từng nền kinh tế cụ thể.
1.3.

Các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ giá hối đoái
Trên thế giới, có nhiều nghiên cứu khác nhau đã xác định đƣợc các nhóm


yếu tố kinh tế vĩ mơ cơ bản có tác động chi phối và ảnh hƣởng đến biến động của tỷ
giá hối đoái thực, tuy nhiên mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô lên tỷ
giá lại không giống nhau đối với mẫu dữ liệu của các quốc gia khác nhau.
Ở nhóm các nƣớc phát triển, nghiên cứu của Fernandez, Osbat và Schnatz
(2006) với mẫu dữ liệu gồm 25 nƣớc thuộc nhóm OECD trong giai đoạn từ 1975 –
2002, phát hiện ra rằng trong trung và dài hạn tỷ giá thực tế phụ thuộc vào thu nhập
bình quân đầu ngƣời (thƣớc đo thay thế cho năng suất), chi tiêu của chính phủ và độ
mở cửa của nền kinh tế. Trong đó mức thu nhập bình quân đầu ngƣời và chi tiêu
của chính phủ tăng lên sẽ khiến cho tỷ giá tăng, trong khi gia tăng độ mở cửa của
nền kinh tế sẽ khiến tỷ giá giảm. Nghiên cứu thực nghiệm của Elbadawi và Soto
(2005) dựa trên dữ liệu của 84 quốc gia (bao gồm 17 quốc gia phát triển và 67 quốc
gia đang phát triển) trong giai đoạn từ 1980 – 2003, kết quả cho thấy năng suất là
yếu tố có ảnh hƣởng lớn nhất đến tỷ giá, tiếp đến là trạng thái của cán cân vãng lai,
các cơng cụ kết hợp của chính sách tài khóa và điều kiện thƣơng mại. Theo đó, sự


8

kết hợp giữa việc cơ cấu lại chi tiêu của chính phủ, giảm thuế đối với hàng hóa phi
mậu dịch và các chính sách khác nhằm gia tăng độ mở cửa của nền kinh tế có thể
khiến cho tỷ giá cân bằng sụt giảm từ 30% đến 40%.
Đối với nhóm nƣớc đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi, Dufrenot
và Yehoue (2005) nghiên cứu về độ lệch của tỷ giá hối đoái thực tại 64 quốc gia
đang phát triển trong giai đoạn từ 1979 – 2000, phát hiện các biến số kinh tế vĩ mô
cơ bản nhƣ năng suất, điều kiện thƣơng mại, độ mở cửa của nền kinh tế có mối
tƣơng quan chặt chẽ đến sự thay đổi của tỷ giá hối đối ở nhóm các nƣớc có mức
thu nhập thấp, tuy nhiên ở nhóm những quốc gia có mức thu nhập trung bình thì lại
khơng tồn tại mối tƣơng quan này. Nghiên cứu của Candelon và cộng sự (2006) ƣớc
tính tỷ giá hối đối thực cân bằng cho nhóm 8 nƣớc thành viên mới của khu vực
đồng EURO trong giai đoạn từ 1993 – 2003, cho thấy mức năng suất có mối tƣơng

quan cùng chiều với các thay đổi trong tỷ giá, trong khi độ mở cửa của nền kinh tế
lại có tác động ngƣợc chiều đến tỷ giá hối đối. Bên cạnh đó, độ lệch của tỷ giá hối
đoái sau khi các nƣớc này gia nhập vào khu vực đồng EURO là rất nhỏ. MacDonald
và Vieira (2010) bằng phƣơng pháp hồi quy dữ liệu bảng với hiệu ứng cố định và
hiệu ứng ngẫu nhiên cho mẫu bao gồm 90 quốc gia trong giai đoạn từ năm 1980 đến
2004, cho thấy độ lệch tỷ giá hối đối có mối tƣơng quan với các biến số GDP bình
qn đầu ngƣời, tài sản có ngoại tệ rịng, điều kiện thƣơng mại và chi tiêu của chính
phủ. Đặc biệt, hệ số ƣớc lƣợng của các biến số này cao hơn tại các nƣớc đang phát
triển và các nƣớc mới nổi.
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ giá cân bằng dài hạn của nhóm 5
nƣớc Đơng Nam Á (ASEAN-5) của AbuDalu và Elgazoli (2013) trong giai đoạn từ
1991 - 2006 dựa trên các biến tốc độ tăng trƣởng của GDP, chênh lệch trong mức
lãi suất, mức cung tiền trong nƣớc (M1), tài sản có ngoại tệ rịng và điều kiện
thƣơng mại đã chỉ ra rằng: các yếu tố quyết định chính yếu đến sự cân bằng của tỷ
giá hối đoái đối với các nền kinh tế đang phát triển là không đồng nhất. Tuy nhiên,
nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tỷ giá hối đoái cân bằng trong dài hạn của nhóm các


9

nƣớc ASEAN-5 đều chịu ảnh hƣởng bởi mức cung tiền trong nƣớc (M1) và lãi suất
nƣớc ngoài. Nghiên cứu về tỷ giá cân bằng ở Việt Nam áp dụng mô hình tỷ giá cân
bằng hành vi của tác giả Nguyễn Cẩm Nhung và Hồng Minh Trí (2016) sử dụng
mẫu dữ liệu từ năm 1997 – 2014 cho thấy các biến số có ảnh hƣởng lớn đến tỷ giá
là năng suất, tài sản ngoại tệ ròng, độ mở cửa của nền kinh tế, chênh lệch lãi suất
thực tế và cung tiền. Nghiên cứu tỷ giá của Hạ Thị Thiều Dao và Phạm Thị Tuyết
Trinh (2012) cũng dựa trên mơ hình tỷ giá cân bằng hành vi dựa trên dữ liệu từ năm
2000 – 2010 chỉ ra rằng chi tiêu của chính phủ có tác động cùng chiều và mạnh nhất
đến tỷ giá hối đoái, tiếp đến là độ mở cửa của nền kinh tế, trong khi tín dụng nội địa
và tài sản nƣớc ngồi rịng thì có ảnh hƣởng ít hơn và có mối tƣơng quan ngƣợc

chiều với giá. Kết quả nghiên cứu của Vũ Quốc Huy và cộng sự (2012) cho thấy
phần nào có mối quan hệ dài hạn giữa tỷ giá và tài sản nƣớc ngồi rịng, chênh lệch
năng suất, độ mở cửa của nền kinh tế và FDI (đại diện cho cán cân vốn), mặc dù chỉ
có hệ số của các biến tài sản nƣớc ngồi rịng và năng suất là có ý nghĩa thống kê.
Trong đó, biến tài sản nƣớc ngồi rịng có tác động cùng chiều với tỷ giá, trái với kỳ
vọng ban đầu của nhóm tác giả.
Nhƣ vậy, một yếu tố có thể có tác động đối với tỷ giá ở quốc gia này nhƣng
lại khơng có mối quan hệ gì đối với tỷ giá tại quốc gia khác. Bên cạnh đó, các kết
quả nghiên cứu trong những giai đoạn khác nhau của các tác giả khác nhau trong
cùng một nhóm nƣớc hoặc một quốc gia cũng không đồng nhất với nhau. Điều này
cho thấy mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô đối với tỷ giá sẽ thay đổi phụ
thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, đồng thời mối quan hệ này cũng sẽ
thay đổi khác nhau phụ thuộc vào các giai đoạn nghiên cứu khác nhau.


10

Bảng 1.1: Tóm tắt tác động của các yếu tố vĩ mơ đến tỷ giá hối đối theo các nghiên cứu trước đây


11

CHƢƠNG II: XÂY DỰNG MƠ HÌNH XÁC ĐỊNH
TỶ GIÁ HỐI ĐỐI CÂN BẰNG DÀI HẠN TẠI VIỆT NAM
2.1.

Xây dựng mơ hình BEER cho Việt Nam
Clark và MacDonald (1998) xây dựng mơ hình BEER dựa trên điều kiện

ngang giá lãi suất khơng phịng ngừa (UIP) và đề xuất các biến số kinh tế vĩ mô nhƣ

tỷ lệ thƣơng mại (term of trade – TOT), tỷ lệ giá nội tại (traded to non-traded –
TNT), tài sản nƣớc ngồi rịng (net foreign assets – NFA), nợ của chính phủ
(government dept – λ):
BEER = f(R – R*, TOT, TNT, NFA, λ)
Với:
(i)

R – R*: Sự thay đổi trong lãi suất thực. Theo lý thuyết ngang giá lãi

suất khơng phịng ngừa, tỷ giá hối đối sẽ thay đổi tƣơng ứng với sự chênh lệch
trong lãi suất của 2 quốc gia;
(ii)

TOT – Term Of Trade: Tỷ số giữa chỉ số giá xuất khẩu và chỉ số giá

nhập khẩu, phản ánh điều kiện thƣơng mại giữa các quốc gia;
(iii)

TNT: Tỷ lệ giá nội tại (internal price index), đƣợc đo bằng tỷ lệ giữa

chỉ số giá của rổ hàng hóa thƣơng mại (traded goods) và rổ hàng hóa phi thƣơng
mại (non-traded goods), phản ánh hiệu ứng Balassa – Samuelson. TOT tăng lên, tức
năng suất sản xuất hàng hóa mậu dịch tăng lên sẽ khiến cho đồng nội tệ lên giá.
(iv)

NFA – Net Foreign Assets: Tài sản nƣớc ngồi rịng;

(v)

λ: Nợ của Chính phủ.


Trong nghiên cứu thực nghiệm giữa các nƣớc, các biến số kinh tế vĩ mô cơ
bản trong vector Zit có thể thay đổi tùy theo đặc thù môi trƣờng kinh tế vĩ mô của
mỗi nƣớc và lý thuyết thực nghiệm đƣợc áp dụng. Khơng có mơ hình chuẩn cho tất
cả các nền kinh tế, tùy vào điều kiện và tình hình cụ thể của mỗi quốc gia khác nhau


12

mà các biến giải thích có thể đƣợc thêm vào hay loại bỏ khỏi mơ hình BEER, nhằm
mục tiêu cuối cùng là tìm ra mơ hình chứa các yếu tố kinh tế vĩ mơ cơ bản tối ƣu có
thể giải thích một cách đầy đủ nhất biến động của tỷ giá thực. Do đó, các nghiên
cứu tỷ giá thực khác nhau cùng sử dụng mơ hình BEER có thể đƣa ra cấu trúc mơ
hình hồn tồn khác nhau. Ví dụ, trong nghiên cứu của Wang và cộng sự (2007) về
tỷ giá cân bằng dài hạn ở thị trƣờng Trung Quốc, các biến số vĩ mơ đƣợc sử dụng
trong mơ hình BEER là tỷ lệ thƣơng mại, năng suất, dự trữ ngoại hối và cung tiền,
bỏ qua sự chênh lệch về lãi suất. Trong một nghiên cứu khác của Shinji và
Zongying (2010) cũng tại thị trƣờng Trung Quốc thì các biến số đƣợc sử dụng trong
mơ hình BEER lại là tỷ lệ thƣơng mại, độ mở cửa của nền kinh tế, chi tiêu của
Chính phủ, tài sản có ngoại tệ rịng và chênh lệch lãi suất. Trong các nghiên cứu ở
Việt Nam, các biến số thƣờng đƣợc sử dụng là độ mở cửa của nền kinh tế, tỷ lệ
thƣơng mại, khác biệt về năng lực sản suất, chi tiêu của chính phủ, tín dụng nội địa,
tài sản có ngoại tệ rịng (Hạ Thị Thiều Dao và Phạm Thị Tuyết Trinh, 2012).
Nguyễn Cẩm Nhung và Hồng Minh Trí (2016) thì sử dụng các biến độ mở cửa của
nền kinh tế, khác biệt về năng lực sản suất, quy mô mức cung tiền M2, tài sản có
ngoại tệ rịng, chênh lệch lãi suất thực tế ...
2.2.

Lựa chọn biến đƣa vào mơ hình
Nghiên cứu tỷ giá hối đoái ở các nƣớc đang phát triển của Montiel (1999) đã


phân chia các biến số kinh tế nền tảng tác động đến tỷ giá hối đoái thực thành 4
nhóm lớn dựa trên điều kiện cân bằng bên trong và cân bằng bên ngồi của nền kinh
tế: chính sách tài khóa (chi tiêu chính phủ), chính sách ngoại thƣơng (trợ cấp xuất
khẩu, độ mở cửa của nền kinh tế ...), nhân tố cung nội địa (năng lực sản xuất, GDP
bình quân ... phản ánh hiệu ứng Balassa – Samuelson), môi trƣờng kinh tế quốc tế
(điều kiện thƣơng mại, lƣu chuyển vốn, ...). Tuy nhiên, biến số cụ thể đại diện cho
từng nhóm sẽ đƣợc lựa chọn tùy thuộc vào tình hình và đặc điểm khác nhau của các
nền kinh tế.


13

Dựa theo sự phân chia các nhóm yếu tố nền tảng tác động lên tỷ giá hối đoái
thực của Montiel (1999) kết hợp với kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm về tỷ
giá trƣớc đây (Bảng 1.1), những biến số đƣợc lựa chọn đƣa vào mơ hình BEER áp
dụng cho Việt Nam là những biến số có ảnh hƣởng lớn đến tỷ giá hối đoái cân bằng
xuyên suốt nhiều nghiên cứu khác nhau nhƣ năng suất và độ mở cửa của nền kinh tế
(Fernandez và cộng sự, 2006; Elbadawi và Soto, 2005; Dufrenot và Yehoue, 2005;
Candelon và cộng sự, 2006; Nguyễn Cẩm Nhung và Hồng Minh Trí, 2016). Ngồi
ra, các nghiên cứu cũng cho thấy yếu tố chi tiêu chính phủ và tài sản có ngoại tệ
rịng cũng có ảnh hƣởng đến tỷ giá hối đoái thực tại Việt Nam (Nguyễn Cẩm Nhung
và Hồng Minh Trí, 2016; Hạ Thị Thiều Dao và Phạm Thị Tuyết Trinh, 2012). Nhƣ
vậy, các biến số đại diện cho từng nhóm yếu tố phản ánh mối quan hệ cân bằng bên
trong và bên ngoài của nền kinh tế dựa theo sự phân chia của Montiel (1999) đƣợc
lựa chọn đƣa vào mơ hình BEER bao gồm: chi tiêu của chính phủ – đại diện cho
chính sách tài khóa, độ mở cửa của nền kinh tế – đại diện cho chính sách ngoại
thƣơng, năng suất – đại diện cho nhân tố cung nội địa và tài sản có ngoại tệ rịng –
đại diện cho yếu tố mơi trƣờng kinh doanh quốc tế. Bên cạnh đó, các nghiên cứu tỷ
giá trong khu vực ASEAN và các nghiên cứu tại Việt Nam cũng chỉ ra rằng chênh

lệch lãi suất và cung tiền là hai yếu tố có tác động mạnh đến tỷ giá hối đoái thực
(AbuDalu và Elgazoli, 2013; Nguyễn Cẩm Nhung và Hồng Minh Trí, 2016). Do
đó, nghiên cứu bổ sung thêm hai biến số là chênh lệch lãi suất và cung tiền. Cuối
cùng, mơ hình BEER áp dụng cho Việt Nam sẽ đƣợc xây dựng dựa trên 6 biến số là
chi tiêu của chính phủ – GOV, quy mô cung tiền trong nƣớc – M, tài sản có ngoại tệ
rịng – NFA, độ mở cửa của nền kinh tế – OPEN, sự khác biệt trong năng lực sản
xuất – PROD và mức chênh lệch lãi suất trong nƣớc so với lãi suất nƣớc ngoài – R:
REER = f (GOV, M, NFA, PROD, OPEN, R)
Tỷ giá đƣợc xem xét trong bài nghiên cứu là tỷ giá thực đa phƣơng hay tỷ giá
thực có hiệu lực (Real Effective Exchange Rate – REER). REER là chỉ số tỷ giá
thực trung bình của một đồng tiền so với các đồng tiền khác trong rổ tiền tệ của


14

nhiều quốc gia đối tác thƣơng mại khác nhau. REER phản ánh chính xác sức mua
thực tế đồng tiền của một quốc gia đồng thời cho thấy vị thế cạnh tranh thƣơng mại
của quốc gia đó so với các bạn hàng cịn lại. REER đƣợc xác định dựa theo cơng
thức:
REER = ∑

CPIi

Với Ei là tỷ giá danh nghĩa của đồng tiền của quốc gia thứ i trong rổ tiền tệ,
Wi là tỷ trọng thƣơng mại của quốc gia i, CPIi là chỉ số giá của quốc gia i và CPIh là
chỉ số giá trong nƣớc. Trong bài nghiên cứu, tỷ giá danh nghĩa Ei đƣợc tính theo
cách yết giá trực tiếp.
Bài nghiên cứu sử dụng phƣơng trình đồng liên kết của Johansen để phân
tích mối quan hệ trong dài hạn của các yếu tố kinh tế vĩ mô đối với tỷ giá thực của
đồng Việt Nam. Bên cạnh đó, mơ hình vector hiệu chỉnh sai số – VECM cũng sẽ

đƣợc sử dụng để phân tích các tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mơ lên tỷ giá hối
đối thực của đồng Việt Nam trong ngắn hạn. Cuối cùng, nghiên cứu sử dụng bộ lọc
Hodrick-Prescott để loại bỏ các biến động ngẫu nhiên và tức thời trong ngắn hạn
của các chuỗi dữ liệu gốc, nhằm thu đƣợc các giá trị ƣớc lƣợng bền vững trong dài
hạn của các yếu tố kinh tế vĩ mô, dùng làm cơ sở để tính tốn tỷ giá thực cân bằng
dài hạn, từ đó xác định độ lệch của tỷ giá trong thực tế so với tỷ giá cân bằng trong
dài hạn.
2.2.1. Chi tiêu chính phủ – GOV
Chi tiêu chính phủ đại diện cho nhóm yếu tố chính sách tài khóa. Tác động
của chi tiêu chính phủ đến tỷ giá cịn phụ thuộc vào việc chính phủ chi tiêu cho
hàng hóa mậu dịch nhiều hơn hay hàng hóa phi mậu dịch nhiều hơn. Theo Frenkel
và Razin (1996), nếu chính phủ chi tiêu cho hàng hóa mậu dịch nhiều hơn, cầu hàng
hóa mậu dịch tăng lên gây tác động tiêu cực đến cán cân thƣơng mại, khiến cho


15

REER có xu hƣớng tăng. Ngƣợc lại, nếu chính phủ chi tiêu cho hàng hóa phi mậu
dịch nhiều hơn, cầu nội địa tăng gây áp lực lên giá cả hàng hóa và dịch vụ trong
nƣớc khiến cho REER giảm. Bên cạnh đó, kết quả nghiên tỷ giá trong quá khứ của
Hạ Thị Thiều Dao và Phạm Thị Tuyết Trinh (2012) cũng cho thấy chi tiêu của
chính phủ là một trong những yếu tố có ảnh hƣởng mạnh nhất đến tỷ giá hối đối
thực tại Việt Nam. Biến GOV đƣợc tính bằng tỷ trọng của tổng chi tiêu chính phủ
so với GDP, trong đó số liệu chi tiêu của chính phủ và GPD đƣợc lấy từ nguồn dữ
liệu của World Bank.
2.2.2. Quy mô cung tiền trong nước – M
Nghiên cứu biến động của tỷ giá cho mẫu gồm 5 quốc gia thành viên
ASEAN của AbuDalu và Elgazoli (2013) đã chỉ ra rằng: cung tiền là một trong
những yếu tố chính dẫn dắt sự biến động của tỷ giá trong dài hạn. Quy mô cung tiền
trong nƣớc tăng lên sẽ tác động trực tiếp đến giá trị của đồng nội tệ, khiến cho đồng

nội tệ mất giá, từ đó làm cho REER tăng lên. Mặt khác, theo nghiên cứu của
Nguyễn Cẩm Nhung và Hồng Minh Trí (2016), quy mơ cung tiền tăng lên cũng
đồng thời gây áp lực lên giá cả hàng hóa trong nƣớc, làm tăng mức giá chung của
nền kinh tế khiến cho REER giảm xuống. Do đó tác động của cung tiền có thể cùng
chiều hoặc ngƣợc chiều so với biến động của tỷ giá. Biến quy mô cung tiền M đƣợc
tính bằng tỷ trọng của mức cung tiền trong nƣớc so với GDP, trong đó số liệu cung
tiền đƣợc lấy từ nguồn dữ liệu mở của Dữ liệu thống kê tài chính quốc tế
(International Financial Statistics – IFS).
2.2.3. Tỷ lệ tài sản nước ngồi rịng – NFA
Tài sản nƣớc ngồi rịng hay tài sản có ngoại tệ rịng, là phần chênh lệch
giữa tài sản có ngoại tệ và tài sản nợ ngoại tệ thể hiện trên Bảng cân đối thống kê
tiền tệ tổng hợp của Ngân hàng Nhà nƣớc và các tổ chức tín dụng. Biến NFA phản
ánh dịng chu chuyển vốn, đại diện cho yếu tố mơi trƣờng kinh tế quốc tế. Theo
Faruqee (1995) và Gagnon (1996), NFA tăng lên cho thấy dịng vốn nƣớc ngồi


16

chảy vào làm tăng mức thu nhập trong nƣớc dẫn đến cầu hàng hóa nội địa tăng lên,
tác động truyền dẫn khiến cho giá cả hàng hóa trong nƣớc tăng lên. Do đó, biến
NFA đƣợc kỳ vọng có tác động ngƣợc chiều với REER. Tuy nhiên, các kết quả
nghiên cứu trƣớc đây cho thấy tác động của biến NFA lên tỷ giá không đồng nhất:
nghiên cứu của Hạ Thị Thiều Dao và Phạm Thị Tuyết Trinh (2012) cùng với
Nguyễn Cẩm Nhung và Hồng Minh Trí (2016) cho thấy kết quả biến NFA có tác
động đến tỷ giá đúng với kỳ vọng lý thuyết, trong khi nghiên cứu của MacDonald
và Vieira (2010) và Vũ Quốc Huy và cộng sự (2012) lại cho thấy NFA có mối
tƣơng quan ngƣợc chiều so với REER. Do đó, cần phải đánh giá thêm tác động của
yếu tố tài sản có ngoại tệ rịng đến tỷ giá hối đối thực trong thực tế. Biến NFA
đƣợc tính bằng tỷ trọng của tài sản có ngoại tệ rịng so với GDP, trong đó số liệu tài
sản có ngoại tệ ròng đƣợc lấy từ nguồn dữ liệu mở của IFS.

2.2.4. Độ mở cửa của nền kinh tế – OPEN
Biến OPEN đại diện cho nhóm yếu tố chính sách ngoại thƣơng, đƣợc tính
bằng tỷ lệ của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP danh nghĩa. Theo
Candelon và cộng sự (2006), khi chính sách ngoại thƣơng đƣợc mở rộng, tiêu dùng
trong nƣớc sẽ có xu hƣớng chuyển dịch từ hàng hóa phi mậu dịch sang hàng hóa
mậu dịch rẻ hơn, do đó khiến mặt bằng giá trong nƣớc giảm và làm cho REER tăng
lên. Tuy nhiên, gia tăng độ mở cửa nền kinh tế cũng có thể tác động đến tỷ giá theo
cách khác: hàng rào thuế quan và bảo hộ thƣơng mại dần đƣợc gỡ bỏ, mở đƣờng
cho hàng hóa trong nƣớc xuất khẩu ra nƣớc ngồi, từ đó cải thiện cán cân thƣơng
mại khiến cho REER giảm xuống. Nhƣ vậy biến OPEN có thể có tác động cùng
chiều hoặc ngƣợc chiều với REER. Các nghiên cứu trong quá khứ của Hạ Thị Thiều
Dao và Phạm Thị Tuyết Trinh (2012), Nguyễn Cẩm Nhung và Hồng Minh Trí
(2016) đã chỉ ra rằng gia tăng mở cửa nền kinh tế trong trƣờng hợp của Việt Nam sẽ
gây ra tác động làm tăng tỷ giá hối đoái thực. Tuy nhiên tác động của biến OPEN
trong hiện tại cần phải đƣợc xem xét và đánh giá thêm. Số liệu tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu đƣợc lấy từ nguồn dữ liệu của World Bank.


17

2.2.5. Năng lực sản suất – PROD
Biến PROD đại diện cho nhóm yếu tố nhân tố cung nội địa, phản ánh hiệu
ứng Balassa – Samuelson. Trong mơ hình gốc của Clark và MacDonald (1998),
biến đƣợc sử dụng để phản ánh hiệu ứng Balassa – Samuelson là biến TNT (traded
to non-traded) – phản ánh tỷ lệ giá nội tại (internal price index), đƣợc đo bằng tỷ lệ
giữa chỉ số giá của rổ hàng hóa mậu dịch (traded goods) và rổ hàng hóa phi mậu
dịch (non-traded goods). Hiệu ứng Balassa – Samuelson dựa trên sự khác biệt trong
năng suất giữa 2 khu vực mậu dịch và phi mậu dịch. Hiệu ứng chỉ ra rằng, khi năng
suất của khu vực mậu dịch tăng lên sẽ khiến cho mức lƣơng của khu vực mậu dịch
tăng lên, kết hợp với sự tự do dịch chuyển lao động giữa 2 khu vực sẽ khiến cho

mặt bằng mức lƣơng chung tăng lên. Nhƣ vậy mức lƣơng khu vực phi mậu dịch
cũng tăng lên. Xét trong khu vực mậu dịch: sản lƣợng tăng bù lại cho chi phí lƣơng
tăng nên giá hàng hóa mậu dịch bán ra khơng đổi. Xét trong khu vực phi mậu dịch:
chi phí lƣơng tăng trong khi sản lƣợng không tăng khiến giá hàng hóa phi mậu dịch
phải tăng lên. Tác động tổng hợp sẽ khiến cho sản lƣợng nội địa tăng lên không
theo kịp tốc độ tăng của chi phí lƣơng, kết hợp với giá cả hàng hóa phi mậu dịch
trong nƣớc tăng dẫn đến tổng cầu dịch chuyển sang hàng hóa mậu dịch, gây ra áp
lực gia tăng nhập khẩu khiến cho tỷ giá tăng. Thông thƣờng, biến TNT không thể
đo lƣờng trực tiếp và rất khó ƣớc tính. Do đó, để phản ánh hiệu ứng Balassa –
Samuelson, nhiều nghiên cứu khác nhau đã đề xuất sử dụng các biến khác để thay
thế: Alberola và Tyrväinen (1998), De Gregorio và cộng sự (1994) đề xuất sử dụng
tỷ lệ giữa chỉ số giá tiêu dùng – CPI và chỉ số giá sản xuất – PPI đại diện cho hiệu
ứng Balassa – Samuelson; Hsieh (1982), Marston (1987), Canzoneri và cộng sự
(1997) đề xuất sử dụng năng suất lao động; trong các nghiên cứu tỷ giá hối đoái cân
bằng của Wang và cộng sự (2007), Hạ Thị Thiều Dao và Phạm Thị Tuyết Trinh
(2012), Vũ Quốc Huy và cộng sự (2012), Nguyễn Cẩm Nhung và Hồng Minh Trí
(2016) thì sử dụng GDP bình qn đầu ngƣời làm biến thay thế ... Trong mơ hình
nghiên cứu áp dụng cho Việt Nam, biến đại diện cho hiệu ứng Balassa – Samuelson
là thu nhập bình quân đầu ngƣời – PROD, phản ánh năng lực sản xuất của quốc gia.


18

Biến PROD đƣợc kỳ vọng có tác động cùng chiều so với REER. PROD đƣợc tính
bằng tỷ số giữa thu nhập bình quân đầu ngƣời của Việt Nam so với thu nhập bình
quân đầu ngƣời của thế giới, nguồn số liệu tính tốn đƣợc lấy từ hệ thống dữ liệu
của World Bank.
2.2.6. Chênh lệch lãi suất thực trong nước so với lãi suất nước ngoài – R
Theo lý thuyết ngang giá lãi suất, nếu lãi suất trong nƣớc cao hơn lãi suất
nƣớc ngoài, đồng ngoại tệ sẽ tăng giá để bù đắp cho lãi suất thấp hơn và ngƣợc lại.

Bên cạnh đó, nghiên cứu của AbuDalu và Elgazoli (2013), Nguyễn Cẩm Nhung và
Hồng Minh Trí (2016) cũng chỉ ra kết quả tƣơng tự: chênh lệch lãi suất trong nƣớc
so với nƣớc ngoài tăng sẽ gây ra tác động làm giảm tỷ giá thực. Nhƣ vậy biến chênh
lệch lãi suất R đƣợc kỳ vọng có mối tƣơng quan ngƣợc chiều so với REER. R đƣợc
tính tốn bằng mức chênh lệch giữa lãi suất thực của đồng Việt Nam so với lãi suất
thực của đồng tiền đại diện là USD, dữ liệu tính tốn đƣợc lấy từ nguồn dữ liệu mở
của IFS.
Các số liệu đƣợc lấy theo quý, trong giai đoạn từ năm 2000 – 2016, nguồn số
liệu của tỷ giá hối đối thực có hiệu lực đƣợc lấy từ Bruelgel.org. Các số liệu nhƣ
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, chi tiêu của chính phủ, GDP và GDP bình qn đầu
ngƣời chỉ có dữ liệu theo năm, đƣợc chuyển sang dữ liệu theo quý bằng phƣơng
pháp nội suy tuyến tính. Các chuỗi dữ liệu đƣa vào mơ hình đều đƣợc hiệu chỉnh
yếu tố mùa vụ và đƣợc chuyển sang dạng logarit:
lnREERt = α + β1lnGOVt + β2lnMt + β3lnNFAt + β4lnPRODt + β5lnOPENt+ β6lnRt + εt


19

CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
– MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ KINH TẾ
VĨ MÔ ĐỐI VỚI TỶ GIÁ THỰC VÀ ĐỘ LỆCH CỦA TỶ GIÁ
TRONG THỰC TẾ KHỎI GIÁ TRỊ CÂN BẰNG DÀI HẠN
3.1.

Kiểm định tính dừng của các biến
Một trong những vấn đề chính của phân tích dữ liệu theo chuỗi thời gian là

vấn đề hồi quy khơng xác thực hay hồi quy giả mạo do tính khơng dừng của các
chuỗi dữ liệu. Có nhiều phƣơng pháp kiểm tra tính dừng của chuỗi thời gian, trong
đó kiểm định thƣờng gặp nhất là kiểm định nghiệm đơn vị mở rộng của Dickey –

Fuller (Augmented Dickey Fuller test – ADF test) . Tiến hành kiểm định ADF với
chiều dài độ trễ đƣợc lựa chọn dựa trên tiêu chuẩn thông tin SIC (Schwarz Info
Criterion) thu đƣợc kết quả: chuỗi dữ liệu gốc của tất cả các biến đều là chuỗi
không dừng. Tuy nhiên chuỗi sai phân bậc 1 của các biến đều là chuỗi dừng. Nhƣ
vậy, kết quả cho thấy các biến trong mơ hình đều là chuỗi tích hợp bậc 1 (Bảng
3.1).

Bảng 3.1: Kết quả kiểm định ADF
Chuỗi
lnREER
d(lnREER)
lnGOV
d(lnGOV)
lnM
d(lnM)
lnNFA
d(lnNFA)
lnOPEN
d(lnOPEN)
lnPROD
d(lnPROD)
lnR
d(lnR)

Trị thống kê tau

p_value

-2.183807
-5.346467

-1.737390
-3.727783
-1.836556
-6.081294
-2.115734
-5.715558
-2.282476
-2.626356
-2.427395
-6.716590
-2.524056
-13.54003

0.4903
0.0000
0.4080
0.0003
0.3599
0.0000
0.2393
0.0000
0.4364
0.0936
0.3624
0.0000
0.1145
0.0000

Kết quả
Chuỗi không dừng

Chuỗi dừng
Chuỗi không dừng
Chuỗi dừng
Chuỗi không dừng
Chuỗi dừng
Chuỗi không dừng
Chuỗi dừng
Chuỗi không dừng
Chuỗi dừng
Chuỗi không dừng
Chuỗi dừng
Chuỗi khơng dừng
Chuỗi dừng
(Nguồn: Tính tốn từ Eview 9)


×