Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-------o0o-------

VÕ TRỌNG HỊA

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ƯU ĐÃI
ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-----------------------

VÕ TRỌNG HỊA

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ƯU ĐÃI
ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. PHẠM TỐ NGA

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10 NĂM 2015


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................................... 1
1.

Bối cảnh nghiên cứu .................................................................................................................... 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................................... 2

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3

4.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................................ 3

5.


Kết cấu của luận văn ................................................................................................................... 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI HỘ
NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ....................................................................... 4
1.1 Cơ sở lý thuyết về hộ nghèo .................................................................................................... 4
1.1.1 Khái niệm về hộ nghèo ........................................................................................................... 4
1.1.2 Phương pháp đo lường nghèo ................................................................................................. 5
1.1.3 Nguyên nhân nghèo tại các hộ ................................................................................................ 7
1.2 Cơ sở lý thuyết về tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội ..... 9
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội ..................................... 9
1.2.2 Một số hoạt động chủ yếu của Ngân hàng chính sách xã hội ............................................... 11
1.2.3 Tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại NHCSXH ................................................................... 12
1.2.3.1 Khái niệm và bản chất của tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại NHCSXH .................. 12
1.2.3.2 Nguyên tắc cấp tín dụng ................................................................................................. 14
1.2.3 Rủi ro tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo ............................................................................... 15
1.3 Chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội............... 16
1.3.1 Khái niệm về chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã
hội .......................................................................................................................................................... 16
1.3.2 Sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo ..................................... 17
1.3.3 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo ................................. 19
1.3.3.1

Đối với góc độ khách hàng và nền kinh tế - xã hội .................................................... 20

1.3.3.2 Đối với góc độ Ngân hàng chính sách xã hội.............................................................. 21
1.3.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo ....................... 23


1.4 Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng
chính sách xã hội ........................................................................................................................ 25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..................................................................................................................... 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO
TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ..................................................................................... 30
2.1 Thực trạng nghèo tại Việt Nam ........................................................................................... 30
2.2 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng chính sách xã hội ...................................................... 33
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................................... 33
2.2.2 Ng̀n vốn tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo ..................................................................... 33
2.3 Thực trạng chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã
hội ................................................................................................................................................ 37
2.3.1 Một số hoạt động cấp tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo chủ yếu tại Ngân hàng chính
sách xã hội.............................................................................................................................................. 37
2.3.1.2 Chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở ...................................................................... 38
2.3.1.3 Chương trình cho vay học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn ................................ 39
2.3.1.4. Chương trình cho vay xuất khẩu lao động .................................................................... 40
2.3.2 Quy trình cho vay đối với hộ nghèo ..................................................................................... 41
2.3.3 Chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội .................. 44
2.3.3.1 Chất lượng tín dụng đối với Ngân hàng chính sách xã hội ............................................ 44
2.3.3.2 Chất lượng tín dụng đối với tồn xã hội........................................................................ 61
2.3.4 Đánh giá chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo ......................................................... 65
2.3.4.1 Những kết quả đạt được ................................................................................................. 65
2.3.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân ..................................................................................... 69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..................................................................................................................... 71
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ƯU ĐÃI ĐỐI
VỚI HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ..................................................... 73
3.1 Định hướng chung về nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng chính sách
xã hội ........................................................................................................................................... 73
3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính
sách xã hội Việt Nam ................................................................................................................. 74
3.2.1 Giải pháp chung .................................................................................................................... 74
3.2.2 Giải pháp cụ thể .................................................................................................................... 75

3.2.2.1 Chương trình cho vay hộ nghèo ..................................................................................... 75
3.2.2.2 Chương trình cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở ............................................................ 76


3.2.2.3 Chương trình cho vay học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn ................................ 76
3.2.3.4 Chương trình cho vay xuất khẩu lao động ..................................................................... 77
3.3 Một số kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước .................................................................... 79
3.4. Kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ và Ban ngành................................................................. 80
3.5 Kiến nghị đối với chính quyền địa phương các cấp ............................................................ 81
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..................................................................................................................... 82
KẾT LUẬN ........................................................................................................................................... 83

Tài liệu tham khảo


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

1

ADB

Asia development bank

2


BWPN

Banking with the Poor Network

3

CVƯĐ

Cho vay ưu đãi

4

HĐQT

Hội đồng quản trị

5

HNTW

Hội nghị Trung ương

6

HSSV

Học sinh sinh viên

7


NGOs

Non-govementtal organization

8

NHCSXH

Ngân hàng Chính sách xã hội

9

NHNo&PTNT

Ngân hàng Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn

10

NHTM

Ngân hàng thương mại

11

NQ

Nghị quyết

12


TDƯĐ

Tín dụng ưu đãi

13

TK&VV

Tiết kiệm và vay vốn

14

UBND

Ủy ban nhân dân

15

XKLĐ

Xuất khẩu lao động

16

WB

World bank


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2. 1: Chuẩn nghèo theo thu nhập bình quân. ................................................31
Bảng 2. 2: Tỷ lệ hộ nghèo phân theo vùng tại Việt Nam ........................................31
Bảng 2. 3: Tỷ trọng hộ nghèo phân theo vùng .......................................................32
Bảng 2. 4: Nguồn vốn cho vay tại Ngân hàng chính sách xã hội ..........................35
Bảng 2. 5: Lãi suất và mức cho vay tối đa chương trình tín dụng học sinh sinh viên
..........................................................................................................................40
Bảng 2. 6: Dư nợ cho vay tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính
sách xã hội ........................................................................................................45
Bảng 2. 7: Số lượng tổ tiết kiệm và vay vốn theo phương thức ủy thác qua các tổ
chức chính trị xã hội. ........................................................................................45
Bảng 2. 8: Cơ cấu dư nợ tín dụng ưu đãi theo vùng địa lý tại Ngân hàng chính sách
xã hội ................................................................................................................46
Bảng 2. 9: Cơ cấu dư nợ theo chương trình giai đoạn 2005 -2014 .........................47
Bảng 2. 10: Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn cho vay ưu đãi tại Ngân hàng chính
sách xã hội ........................................................................................................48
Bảng 2. 11: Cơ cấu nợ quá hạn theo vùng địa lý ....................................................49
Bảng 2. 12: Tỷ lệ nợ quá hạn của tín dụng ưu đãi theo vùng .................................50
Bảng 2. 13: Tỷ lệ nợ khoanh tín dụng ưu đãi ..........................................................51
Bảng 2. 14: Tỷ lệ nợ khoanh tín dụng ưu đãi theo vùng .........................................51
Bảng 2. 15: Cơ cấu dư nợ chương trình cho vay hộ nghèo theo vùng địa lý .........53
Bảng 2. 16: Tỷ lệ nợ quá hạn chương trình cho vay hộ nghèo theo vùng địa lý ....54
Bảng 2. 17: Cơ cấu dư nợ chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở theo vùng .....55
Bảng 2. 18: Cơ cấu dư nợ chương trình cho vay HSSV theo vùng địa lý ..............57
Bảng 2. 19: Tỷ lệ nợ quá hạn chương trình cho vay HSSV theo vùng địa lý .........58
Bảng 2. 20: Cơ cấu dư nợ chương trình cho vay xuất khẩu lao động theo vùng ....60
Bảng 2. 21: Tỷ lệ nợ quá hạn của chương trình cho vay xuất khẩu lao động theo
vùng ..................................................................................................................61
Bảng 2. 22: Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn cho vay hộ nghèo ...................62



Bảng 2. 23: Số lượng nhà xây dựng từ chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở ..63
Bảng 2. 24: Số lượng học sinh, sinh viên được nhận hỗ trợ từ chương trình vay vốn
..........................................................................................................................64
Bảng 2. 25: Số cơng việc tạo ra và số lao động đi lao động có thời hạn tại nước
ngồi. ................................................................................................................65

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2. 1: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng chính sách xã hội .............................. 35
Biểu đờ 2. 2: Dư nợ các chương trình TDƯĐ đối với hộ nghèo .................................. 47
Biểu đờ 2. 3: Dư nợ cho vay chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở........................... 55
Biểu đồ 2. 4: Dư nợ chương trình cho vay học sinh sinh viên...................................... 58
Biểu đờ 2. 5: Dư nợ chương trình cho vay đi lao động có thời hạn ở nước ngồi........ 59

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đờ 2. 1: Quy trình cho vay đối với phương thức cho vay ủy thác ............................ 42
Sơ đờ 2. 2: Quy trình cho vay phương pháp trực tiếp .................................................... 43


1

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Bối cảnh nghiên cứu
Trên thế giới, bất kỳ một quốc gia nào trong quá trình xây dựng và phát triển

đất nước thì khơng thể khơng nói đến sự phát triển của lĩnh vực tài chính, ngân hàng
nhằm cung ứng các dịch vụ tài chính, tài trợ vốn để các thành phần kinh tế đầu tư
phát triển sản xuất. Trong khi đó, xã hội sẽ tờn tại những đối tượng, khu vực, có sức
cạnh tranh kém, khơng có hoặc không đủ điều kiện để tiếp cận với các nguồn vốn ở

các ngân hàng thương mại. Cụ thể như là các ngành nghề mang tính chất công cộng,
công ích, xã hội, những khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, hộ nghèo, hộ cận
nghèo… ngân hàng thương mại hạn chế cấp tín dụng do độ rủi ro cao. Mặc khác, lợi
nhuận kinh doanh từ mảng hoạt động này thấp dẫn đến các đối tượng gặp trở ngại
trong việc tiếp cận ng̀n vốn lại càng thêm khó khăn.
Với những thành tựu kinh tế – xã hội to lớn và quan trọng trong những năm
qua, đất nước ta tiến vào thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm sớm
khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Để đạt được như vậy, tăng trưởng kinh tế phải
gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá
trình phát triển. Công bằng xã hội phải thể hiện ở cả khâu phân phối tư liệu sản xuất
lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ
hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của cá nhân.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, quan điểm của Nhà nước và Chính phủ là phải
có kênh tín dụng hoặc là ngân hàng đặc thù để thực hiện cấp tín dụng cho nhóm đối
tượng trong xã hội ít có điều tiếp xúc với các NHTM với những điều kiện về đảm
bảo cho các khoản vay. Đối với Chính phủ Việt Nam, việc thành lập Ngân hàng
chính sách xã hội (NHCSXH) là để thực hiện tín dụng ưu đãi đối với người nghèo
và các đối tượng chính sách khác. Đối tượng phục vụ chủ yếu của NHCSXH là ở
vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, hảo đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc
biệt khó khăn.


2

Ngân hàng chính sách xã hội là một trong những công cụ quan trọng nhằm
thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo và đảm bảo
an sinh xã hội (Nghị định 78/2002/NĐ-CP).
Trong thời gian qua, hoạt động của NHCSXH đã thực hiện tốt nhiệm vụ mà
Đảng và nhà nước giao, được Ủy ban giám sát các vấn đề xã hội của Quốc hội đánh

giá là điểm sáng trong chính sách giảm nghèo giai đoạn 2010- 2015 và là một trụ
cột vững chắc trong hệ thống chính sách giảm nghèo của Đảng và nhà nước.
Với hơn 10 năm hoạt động, từ năm 2002 đến nay, NHCSXH đang triển khai
gần 20 chương trình tín dụng ưu đãi, trong đó có 4 chương trình ưu đãi đặc thù
riêng cho đối tượng là hộ nghèo. Với quy mô tín dụng ngày càng tăng, mức đầu tư
tín dụng qua hộ gia đình ngày càng cao, địi hỏi NHCSXH phải có giải pháp nâng
cao chất lượng tín dụng để đáp ứng yêu cầu quản lý.
Từ thực tế hoạt động của NHCSXH, nhằm đánh giá thực tiễn tình hình quản lý
chất lượng tín dụng, đặc biệt là quản lý chất lượng đối với các chương trình tín dụng
mà đối tượng thụ hưởng là hộ nghèo, tác giả chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng tín
dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội” để làm luận văn
thạc sỹ kinh tế.
2.

Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu về chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng

CSXH có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cho công tác quản lý, điều hành hoạt động
của NHCSXH cũng như là cơng tác hoạch định chính sách của các nhà làm luật,
công tác triển khai thực hiện của chính quyền địa phương các cấp trong cơng tác
phối kết hợp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo.
Từ việc triển khai thực hiện chương trình tín dụng ưu đãi dành cho hộ nghèo
trong thời gian qua của Ngân hàng CSXH, tác giả thu thập số liệu nghiên cứu
những kết quả đạt được về ng̀n vốn cấp tín dụng, cấp tín dụng ưu đãi đối với hộ
nghèo, về chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo… trong đó tập trung phân
tích những chỉ tiêu đối với góc độ NHCSXH như quy mơ tín dụng, nợ q hạn, tỷ lệ


3


nợ quá hạn, nợ khoanh…, và những chỉ tiêu đối với góc độ khách hàng và nền kinh
tế - xã hội, những hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
Trên cơ sở thực trạng chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại ngân
hàng CSXH trong thời gian qua, cùng với những định hướng mà Chính phủ đang
triển khai nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững,
tác giả đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi đối với
hộ nghèo tại NHCSXH trong thời gian tới.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ

nghèo tại NHCSXH, hoạt động cho vay thơng qua 04 chương trình cho vay dành
cho đối tượng là hộ nghèo trong giai đoạn 2005-2014. Đây là bốn chương trình cho
vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số dư cho vay đối với đối tượng hộ nghèo
bao gồm: cho vay hộ nghèo, cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, cho vay học sinh
sinh viên (HSSV)có hồn cảnh khó khăn, cho vay hỗ trợ xuất khẩu lao động.
4.

Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp thu thập thông tin dữ liệu, đối chiếu, so sánh,

thống kê dữ liệu lịch sử, và phân tích đánh giá thực trạng để đưa ra các lý luận
nhằm xác định chất lượng tín dụng của các chương trình cho vay cụ thể.
5.

Kết cấu của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại

Ngân hàng chính sách xã hội.

Chương 2 : Thực trạng chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân
hàng chính sách xã hội.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ
nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội.


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ƯU ĐÃI ĐỐI
VỚI HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.1 Cơ sở lý thuyết về hộ nghèo
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều khái niệm khác nhau liên quan đến hộ
nghèo. Tùy theo quan điểm, mục đích nghiên cứu mà mỗi tác giả sẽ có cách tiếp cận
khác nhau nhằm giải quyết những nội dung cần quan tâm.
1.1.1 Khái niệm về hộ nghèo
Khái niệm hộ nghèo được hình thành từ sự kết hợp của 2 khái niệm riêng biệt
là hộ gia đình và nghèo.
Theo từ điển kinh tế (Business dictionary), hộ gia đình là tồn bộ các thành
viên sống dưới một mái nhà, cư trú trong phần nhà ở riêng biệt có quyền trao đổi
với các vùng bên ngồi (hay vùng cơng cộng) hay tính theo cơ sở là nấu ăn chung.
Các thành viên trong hộ gia đình có mối quan hệ huyết thống hay mối quan hệ được
pháp luật thừa nhận và bảo hộ, họ cấu thành một gia đình.
Tại Việt Nam, theo quy định tại điều 106 Bộ luật dân sự, hộ gia đình là tập
hợp các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế
chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh khác do pháp luật quy định.
Như vậy, theo quan điểm của thế giới, hộ gia đình phải “sống dưới một mái
nhà” tức là những thành viên phải cùng chung sống tại một địa chỉ được pháp luật
thừa nhận, hoặc là “nấu ăn chung” tức là các thành viên có quan hệ về nhu cầu sống
cơ bản của con người đó là ăn , “các thành viên có mối quan hệ huyết thống hay

mối quan hệ được pháp luật thừa nhận và bảo hộ”. Còn theo quan điểm của Việt
Nam, hộ gia đình là tập hợp các thành viên có “ tài sản chung”, có “hoạt động kinh
tế chung”.
Tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội năm 1995, nghèo được
định nghĩa là thu nhập bình quân trong năm thấp hơn một chuẩn chung. Đồng thời,
cũng nhận định rằng nghèo không chỉ đo lường bằng thu nhập, chi tiêu bình qn
của hộ gia đình mà cịn ở khả năng tiếp cận một cách đồng thời các yếu tố hàng hóa


5

và dịch vụ nhu cầu thiết yếu trong xã hội. Các yếu tố ở đây có thể là: lương thực,
nhà ở, nước sạch hay việc tiếp cận các chương trình chăm sóc sức khỏe thiết yếu…
Tại Hội nghị chống nghèo ở châu Á Thái Bình Dương do ESCAP (The United
Nations Economic and Social Commission for Asia and Pacific) tổ chức vào tháng
3 -1993, nghèo được định nghĩa là tình trạng không được hưởng và thỏa mãn những
nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy
theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương.
Trong khuôn khổ của luận văn này, kết hợp hai khái niệm trên có thể đưa ra
khái niệm về hộ nghèo: là một tập hợp các thành viên có tài sản chung, có mối quan
hệ với nhau về huyết thống hay mối quan hệ được pháp luật thừa nhận, cùng góp
sức để hoạt động kinh tế chung; gặp khó khăn trong vấn đề tiếp cận các yếu tố hàng
hóa và dịch vụ cần thiết cơ bản của con người trong đời sống.
1.1.2 Phương pháp đo lường nghèo
Các quốc gia khác nhau sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau để đo lường nghèo.
Nước Mỹ áp dụng mức chuẩn từ những năm 60 của thế kỷ trước, cụ thể, thu nhập
18.600 đô la/năm là ngưỡng nghèo đối với các gia đình có bốn người (gồm bố mẹ
và hai con), và thu nhập 9.573 đô la/năm là ngưỡng nghèo đối với người độc thân
trong độ tuổi lao động.
Hiện nay thống kê của các tổ chức như ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng

phát triển châu Á (ADB) chưa có thang đo thống nhất về khả năng tiếp cận các yếu
tố hàng hóa và dịch vụ cơ bản. Vì khơng có chuẩn nghèo chung cho các quốc gia, từ
năm 2005 WB vẫn dùng thang đo truyền thống là đo lường thu nhập bình quân đầu
người (tính theo giá hiện hành), và tỉ lệ phần trăm người có mức sống bình qn
thấp hơn 1,25$/ ngày (tính theo ngang giá sức mua PPP). Tỉ lệ dân số sống dưới
mức chuẩn chung, và tỉ lệ này khác nhau và có sự chênh lệch rất lớn giữa các vùng.
Áp dụng tiêu chuẩn là mức sống là 1,25$/ ngày của WB, bảng thống kê tỉ lệ
người nghèo tại một số quốc gia trong vùng.


6

Bảng 1.1: Thu nhập bình qn đầu người (tính theo giá hiện hành) và tỉ lệ
người sống dưới mức chuẩn 1,25$/ ngày năm 2012 của một quốc gia.

STT

Nước

Thu nhập bình quân

Tỉ lệ % (tính theo

đầu người (tính theo

ngang

giá hiện hành USD)

giá sức mua PPP)


1

Trung Quốc

5.720

6,30%

2

Brazil

11.640

3,80%

3

Campuchia

880

10,10%

4

Indonesia

3.120


16,20%

5

Ấn Độ

1.550

24,70%

6

Maylaysia

9.820

0,00%

7

Philippin

2.950

19,00%

8

Lào


1.270

30,30%

9

Việt Nam

1.550

2,40%

10

Thái Lan

5.250

0,30%

(Nguồn: Báo cáo phát triển năm 2012,Ngân hàng thế giới WB)
Theo bảng 1.1, số liệu WB cơng bố bao gờm thu nhập bình quân đầu người và
tỉ lệ người sống dưới mức chuẩn cho thấy độ phân tán của thu nhập của bộ phận dân
cư của quốc gia. So với một số quốc gia trong vùng, mặc dù Việt Nam có thu nhập
bình quân đầu người thấp, tuy nhiên tỉ lệ số người có thu nhập thấp hơn mức chuẩn
$1,25/ ngày cũng ở mức thấp. Điều này nói lên bất bình đẳng trong thu nhập giữa
các bộ phận dân cư tại Việt Nam thấp hơn các quốc gia khác. Trong khi đó
Philippin đó thu nhập bình quân đầu người gần gấp hai lần của Việt Nam nhưng 1/5
dân số sống dưới ngưỡng thu nhập $1,25/ ngày mà WB thống kê. Hay như Ấn Độ là

nước có mức thu nhập bình qn đầu người xấp xỉ Việt Nam nhưng có đến ¼ dân
số có mức sống dưới 1,25$/ngày.
Theo xu hướng phát triển chung của thế giới, vấn đề bảo đảm an sinh xã hội,
phát triển bền vững ngày càng được các quốc gia chú trọng, quan tâm. Đặc biệt vấn
đề nghèo không chỉ được nhìn nhận ở khía cạnh nghèo về tiền (chủ yếu quan tâm


7

đến thu nhập và chi tiêu) mà nghèo được nhìn nhận theo nghĩa rộng hơn, theo nhiều
chiều cạnh khác nhau liên quan đến cuộc sống con người như: điều kiện sống, an
ninh lương thực, tiếp cận các dịch vụ cơ bản, sở hữu tài sản và cơng cụ sản xuất,
tình trạng phát triển kinh tế - xã hội… Một số nước sử dụng các tiêu chí để xác định
nghèo như: Ma-lai-xi-a sử dụng tiêu chuẩn 9.910 ca-lo một ngày tính trên một gia
đình có hai người lớn và ba trẻ em để làm đường nghèo. Ấn Độ áp dụng ngưỡng
nghèo với chuẩn mực tiêu thụ bình quân đầu người hàng ngày 2.400 ca-lo đối với
vùng nông thôn và 2.100 ca-lo đối với vùng đô thị. Phi-lip-pin lại lấy ngưỡng nghèo
ở mức 2.000 ca-lo. Tương tự, Xri Lan-ca: 2.500 ca-lo; Nê-pan: 2.124 ca-lo; Thái Lan:
2.099 ca-lo; Bang-la-đet: 2.122 ca-lo; A-dec-bai-gian: 2.200 ca-lo…
Ở Việt Nam, từ trước đến nay thường sử dụng chuẩn nghèo về thu nhập để xác
định nghèo. Nhưng Chính phủ Việt Nam vừa có kế hoạch thay đổi cách xác định
nghèo đơn chiều (chỉ có thu nhập) sang xác định tiêu chí và chuẩn nghèo theo
phương pháp tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 gờm: tiêu chí về
thu nhập và tiêu chí về tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản.
1.1.3 Nguyên nhân nghèo tại các hộ
Trong xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng đa dạng phong phú thì
nguyên nhân gây ra nghèo cũng rất đa dạng. Khơng có một ngun nhân biệt lập,
riêng lẽ dẫn đến nghèo mà có sự đan xen lẫn nhau giữa nguyên nhân khách quan,
nguyên nhân chủ quan; nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài; nguyên
nhân trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp; nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân thứ

yếu…
Nguyên nhân nghèo ở mỗi đất nước trên thế giới, mỗi vùng miền điều có sự
khác biệt nhau về của cải vật chất, sở hữu tài sản, khả năng nhận thức của con
người, giáo dục đào tạo…Tựu chung lại, nguyên nhân gây ra nghèo có thể được
chia thành những nhóm chính như sau:
- Vấn đề tìm việc làm: Tỉ lệ thất nghiệp tại vùng nông thôn thường cao hơn so
với vùng thành thị do: (i) quá trình cơng nghiệp hiện đại hóa làm giảm nhu cầu lao
động trong lĩnh vực nông nghiệp; (ii) khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm giảm lượng


8

cầu nhập khẩu hàng nông sản, ảnh hưởng đến đại bộ phận người lao động trong lĩnh
vực nông nghiệp; (iii) tốc độ chuyển dịch lao động từ vùng nông nghiệp sang bộ
phận phi nông nghiệp chậm, chỉ khoảng 1%/ năm (theo báo cáo xóa đói giảm
nghèo); (iv) trình độ lao động của người lao động trong vùng nông nghiệp thấp gây
khó khăn trong việc chuyển đổi ng̀n lao động từ bộ phận nơng nghiệp sang lĩnh
vực khác.
- Trình độ người lao động nghèo thấp. Vì nghèo nên khơng có điều kiện hoặc
không quan tâm tiếp cận với giáo dục gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tiếp
nhận các ứng dụng khoa học kỹ thuật hay các chính sách của nhà nước, tạo nên một
vòng luẩn quẩn. Để giảm nghèo hiệu quả và bền vững cần có giải pháp nâng cao
nguồn lực lao động, đặc biệt tại vùng nông thôn và phân bổ sử dụng hiệu quả nguồn
lực này.
- Ảnh hưởng của thiên tai, những hộ nghèo nhạy cảm trước những thay đổi
của ngoại cảnh như hạn hán, lũ lụt, biến đổi khí hậu... Thiên tai được nhận định là
một trong những nguyên nhân gây ra tái nghèo.
- Tình trạng nghèo còn phụ thuộc vào vùng địa lý và các nhóm dân tộc. Điều
này thể hiện tỷ lệ hộ nghèo phân bố khác nhau giữa các vùng, bên cạnh đó tỷ lệ hộ
nghèo có chênh lệch khơng nhỏ giữa nhóm dân tộc. (Báo cáo của Ngân hàng thế

giới, 2012)
Giải pháp giảm nghèo bằng cách đầu tư cho giáo dục nhận được sự đờng tình
của các quốc gia trên thế giới, vì đầu tư cho giáo dục nhằm nâng cao trình độ của
các thành viên trong hộ gia đình giúp họ tự vươn lên thoát nghèo. Giải pháp đầu tư
cho giáo dục địi hỏi một thời gian nhất định mới có hiệu quả, nhưng sẽ có tác dụng
lâu dài và căn cơ khi giúp các hộ gia đình tiếp cận với tri thức và tìm ra phương án
sản xuất kinh doanh hiệu quả.
Trong quá trình tạo điều kiện việc làm cho hộ nghèo thì việc cung ứng ng̀n
vốn cho hộ nghèo đóng vai trị quan trọng, giúp họ tự tin hơn trong việc tự mình
vươn lên thốt nghèo, đờng thời cịn tạo cho họ có kinh nghiệm trong việc đầu tư
phát triển sản xuất, biết tính toán làm ăn và biết tích lũy để dành đầu tư cho phát


9

triển nhiều hơn. Do đó tín dụng ưu đãi đóng một vai trò quan trọng trong các
phương thức giảm nghèo.
1.2 Cơ sở lý thuyết về tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính
sách xã hội
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội
Trong lịch sử phát triển của nền kinh tế thế giới, NHTM ra đời, tồn tại và phát
triển với hoạt động là huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để cho vay trên
nguyên tắc bù đắp chi phí huy động và có lãi.
Vì hoạt động mang tính chất kinh doanh, nên NHTM phải tạo ra được lợi
nhuận cho mình và có những quy định để bảo vệ lợi ích kinh tế riêng cho mình, dẫn
đến khơng phải ai cần vốn cũng được NHTM cho vay, đặc biệt là hộ nghèo, những
hộ không đủ điều kiện bảo đảm tín dụng cho những khoản vay của họ.
Theo thống kê của Liên hiệp quốc năm 2012, gần 1/2 dân số trên thế giới sống
với mức thu nhập dưới 2 USD/ngày, trong đó có khoảng 1,2 tỷ người đang phải
sống trong cảnh nghèo đói. Điều đó cho thấy nghèo ln là vấn nạn lớn của tồn

cầu và mục tiêu xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội luôn là mục tiêu
hàng đầu mà các quốc gia trên thế giới ln phải quan tâm trong q trình xây dựng
phát triển đất nước.
Từ những nhu cầu khách quan đó, vào những năm 70 của thế kỷ XX, các nước
trên thế giới đã bắt đầu nảy sinh ý tưởng về một mô hình tín dụng cung cấp vốn cho
hộ nghèo. Tùy vào điều kiện lịch sử hình thành và mục đích hoạt động mà mỗi quốc
gia có những cách gọi khác nhau cho loại hình tín dụng này như: Quỹ Palli Karma –
Sahayak (PKSF) của Bangladdesh với nhiệm vụ cho vay xóa đói giảm nghèo thơng
qua tạo việc làm, Ngân hàng Grameen của Bangladesh, Ngân hàng Center for
Agriculture and Rural Development (CARD) của Philippines… Nhưng có thể hiểu
với khái niệm chung và rộng nhất đó là các NHCSXH.
NHCSXH là một tổ chức tín dụng và là một ngân hàng với hoạt động chủ yếu
là phục vụ hộ nghèo và thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị và xã hội đặc biệt
của mỗi quốc gia. Mục tiêu chính của các NHCSXH không phải là lợi nhuận trong


10

kinh doanh mà là hỗ trợ tối đa về vốn cho các đối tượng trên nhằm: góp phần xóa
đói giảm nghèo, tạo công bằng xã hội; thúc đẩy phát triển kinh tế ở các vùng sản
xuất, các doanh nghiệp hoạt động ở những vùng khó khăn, cần sự giúp đỡ hỗ trợ
phát triển; thực hiện các chính sách kinh tế, xã hội của chính phủ trong giáo dục, y
tế, khoa học..
Hoạt động của NHCSXH có những đặc thù khác như sau:
Thứ nhất, mục tiêu hoạt động của NHCSXH là nhằm thực hiện một chủ
trương của Nhà nước để thực hiện một chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ cho một
đối tượng cụ thể, nhằm đảm bảo an sinh xã hội, khơng vì lợi nhuận. NHCSXH được
xem như là một cơng cụ để Chính phủ tiến hành hỗ trợ các hộ gia đình trong đối
tượng chính sách tiếp cận được ng̀n vốn ưu đãi và nhờ đó tiến hành các hoạt động
sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng cuộc sống thu hẹp khoảng cách giàu

nghèo, thực hiện các chính sách an sinh xã hội của nhà nước.
Thứ hai, đối tượng của NHCSXH đó là các hộ gia đình hay các cá nhân có nhu
cầu tiếp cận ng̀n vốn và được quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật cho từng
chương trình cho vay ưu đãi riêng biệt. Trong khi đó đối tượng phục vụ của các
NHTM là các tầng lớp dân cư cần tiếp cận nguồn vốn với mục đích sử dụng hợp
pháp.
Thứ ba, lãi suất của các hoạt động huy động vốn và cấp tín dụng của
NHCSXH được xác định theo văn bản pháp luật và được điều chỉnh theo từng thời
kỳ cho thích hợp, được nhà nước đảm bảo thanh toán. Đối với NHTM, lãi suất là
giá cả của quyền sử dụng vốn, được hình thành trên thỏa thuận của ngân hàng và
khách hàng.
Thứ tư, Nguồn vốn chủ yếu của NHCSXH là từ nguồn ngân sách cấp hay từ
các chương trình hỗ trợ của Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ thế giới… Trong khi
đó, ng̀n vốn của NHTM chủ yếu được hình thành từ 2 ng̀n chính là: vốn chủ sở
hữu và ng̀n vốn huy động từ vùng dân cư, các tổ chức. Trong đó ng̀n vốn huy
động từ vùng dân cư, các tổ chức chiếm tỉ trọng lớn còn vốn chủ sở hữu chỉ đóng
vai trị như là một mức đệm vốn cho ngân hàng.


11

Vì những nét khác biệt nói trên mà mục tiêu hoạt động chính của NHCSXH là
hướng đến mục tiêu an sinh chứ không phải ưu tiên cho mục tiêu lợi nhuận và ảnh
hưởng đến khía cạnh nâng cao đời sống của các hộ gia đình trên góc độ tồn xã hội
nên trong q trình hoạt động NHCSXH có những đặc thù riêng biệt khác với
những tổ chức trung gian tài chính khác.
1.2.2 Một số hoạt động chủ yếu của Ngân hàng chính sách xã hội
NHCSXH thực chất cũng là một loại hình ngân hàng trong hệ thống các tổ
chức tín dụng, nên cũng được thực hiện mọi hoạt động ngân hàng như sau:
- Huy động vốn.

- Cho vay xóa đói giảm nghèo; Cho vay hỗ trợ các chính sách xã hội, giáo dục,
y tế; Cho vay các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ hoặc không đủ điều kiện vay vốn
thông thường hoặc với các điều kiện ưu đãi.
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
- Tiếp nhận, quản lý, sử dụng và bảo tồn nguồn vốn của Chính phủ dành cho
chương trình tín dụng xố đói giảm nghèo và các chương trình khác.
- Tiếp nhận ng̀n vốn tài trợ uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa
phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay theo các chương trình
dự án.
Từ chức năng, nhiệm vụ được giao cho thấy, NHCSXH là ngân hàng đặc thù
của Chính phủ, hoạt động trong lĩnh vực giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ
các doanh nghiệp hoạt động tại các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn… có nhiều điểm
khác biệt so với các NHTM.
Trong các hoạt động của NHCSXH, thì hoạt động cho vay đối với hộ nghèo và
các đối tượng chính sách khác được coi là hoạt động chính và xuyên suốt nhất. Các
hoạt động khác chỉ là đa dạng thêm cho hoạt động của NHCSXH khi đóng vai trị
như một ngân hàng trong hệ thống tổ chức tín dụng.


12

1.2.3 Tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại NHCSXH
1.2.3.1 Khái niệm và bản chất của tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại
NHCSXH
Từ điển Oxford định nghĩa: “Tín dụng là trường hợp mà một khách hàng có
thể có được hàng hóa hay dịch vụ trước khi thanh tốn dựa trên uy tín và niềm tin
cho rằng khoản thanh toán này sẽ được tiến hành trong tương lai”.
Như vậy, nếu hiểu quyền sử dụng vốn là một loại hàng hóa thì trong trường
hợp này người được cấp tín dụng có thể có được quyền sử dụng vốn đó tại thời
điểm hiện tại, và người cấp tín dụng dựa trên uy tín của người được cấp tín dụng mà

có niềm tin rằng trong tương lai vốn cho vay ban đầu sẽ được hoàn trả cộng với một
giá trị tăng thêm.
Tại Việt Nam, theo định nghĩa tại khoản 10 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng
thì việc cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền
theo ngun tắc có hồn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính,
bao thanh tốn, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Về bản chất tín dụng ưu đãi cũng có những đặc điểm giống như quan hệ tín
dụng thơng thường bao gờm tính hồn trả, tính thời hạn và tính phí. Tuy nhiên, tín
dụng ưu đãi có những ưu tiên đối xử nhất định, như ưu tiên đối xử về lãi suất, ưu
tiên đối xử về thời hạn cho vay, ưu tiên đối xử về thủ tục vay vốn… để người nghèo
và các đối tượng chính sách khác vay vốn dùng vào việc sản xuất kinh doanh, cải
thiện đời sống góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, ổn định xã hội và phát triển
kinh tế.
Đối tượng nhận tín dụng ưu đãi: Vì lãi suất cho vay thường thấp hơn mức cân
bằng của thị trường, cầu về nguồn vốn cao hơn mức cung ứng nguồn vốn, do đó đối
tượng cho vay của các chương trình ưu đãi chỉ hạn chế trong một số nhóm đối
tượng cụ thể, giá trị của một khoản tín dụng ưu đãi bị giới hạn (thường có giá trị
nhỏ). Điều này khác với chương trình tín dụng của các NHTM, thơng thường giá trị
khoản cấp tín dụng phụ thuộc vào nhu cầu ng̀n vốn của khách hàng và nguồn vốn
của NHTM.


13

Tín dụng ưu đãi tại NHCSXH đối với hộ nghèo do Chính phủ quy định đối với
từng chương trình riêng biệt mà Chính phủ quan tâm, cần đầu tư, như: Cho vay hộ
nghèo, cho vay học sinh sinh viên có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, cho vay hộ
nghèo về nhà ở, cho vay xuất khẩu lao động… Vì vậy, tương ứng với một chương
trình thì sẽ có quy định một đối tượng thụ hưởng cụ thể với những tiêu chuẩn rõ
ràng để đảm bảo hỗ trợ đúng đối tượng thụ hưởng, tránh bị lợi dụng.

Trong từng giai đoạn cụ thể sẽ có những chương trình tín dụng ưu đãi được
đưa ra nhằm phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, cũng như phù hợp với
định hướng mà Chính phủ quan tâm. Vì vậy, đối tượng hộ nghèo được vay vốn tín
dụng ưu đãi tại NHCSXH sẽ được tiếp cận nhiều chương trình tín dụng hơn, quy
mô đầu tư cũng được mở rộng hơn.
Ưu đãi về lãi suất: Thông thường lãi suất của NHTM cung cấp dựa trên mối
quan hệ cung và cầu về vốn. Tuy nhiên NHCSXH cấp tín dụng cho những đối
tượng có chất lượng cuộc sống thấp nên mức lãi suất cho vay ấn định thấp hơn so
với lãi suất thị trường. Lãi suất này thường được ngân hàng nhà nước hay chính phủ
ấn định cho từng chương trình và từng giai đoạn cụ thể. Ngoài ra thời gian ân hạn
cũng như thời gian hoàn trả các khoản vay thường kéo dài, nên tín dụng ưu đãi có
thời hạn thường là trung hạn và dài hạn.
Ưu đãi về điều kiện tiếp cận nguồn vốn: Thông thường, các đối tượng tiếp cận
nguồn vốn ưu đãi không đủ khả năng tiếp cận nguồn vốn của NHTM do nhiều
ngun nhân như: thu nhập thấp, khơng có tài sản đảm bảo cho khoản vay, không
đủ khả năng chi trả lãi suất mà NHTM đưa ra, mặt bằng trình độ dân trí thấp, khả
năng áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế. Vấn đề này dẫn đến khó khăn trong
việc tìm kiếm sự hỗ trợ ng̀n vốn để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh,
tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Do đó, NHCSXH sẽ phải giảm
thiểu các điều kiện tiếp cận nguồn vốn như không phải thể chấp tài sản, không phải
chứng minh tình hình tài chính… đơn giản hóa thủ tục hành chính, không đưa ra
những điều kiện ràng buộc gây khó khăn, mà người vay chỉ cần đáp ứng một số
điều kiện sau:


14

- Cơ sở pháp lý: chương trình tín dụng ưu đãi được cấp cho các đối tượng theo
chủ trương của Nhà nước, đối tượng được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đã phải
đảm bảo đúng theo quy định mà chính phủ cần hướng đến có sự hỗ trợ.

- Mục đích vay vốn: đối tượng vay vốn phải có mục đích vay vốn rõ ràng, vốn
vay không được đầu tư vào những ngành nghề mà pháp luật cấm, không được vi
phạm pháp luật.
- Phương án sản xuất kinh doanh, tiêu dùng: Đối tượng vay vốn phải có
phương án sản suất kinh doanh, tiêu dùng và phải có phương án hồn trả nợ gốc và
lãi khi đến hạn.
- Tài sản đảm bảo: Các chương trình tín dụng ưu đãi khơng địi hỏi về tài sản
đảm bảo, nhưng người được cấp tín dụng phải có uy tín, đảm bảo về việc vay vốn
và hồn trả đúng hạn.
Tóm lại, tín dụng ưu đãi cũng có tính chất như tín dụng. Tuy nhiên, khơng
phải như tín dụng thơng thường mà có mức độ ưu tiên đối xử nhất định. Tùy thuộc
vào từng đối tượng mà xác định mức độ ưu đãi như: ưu đãi về lãi suất, ưu đãi về
điều kiện tiếp cận nguồn vốn và đối tượng nhận tín dụng ưu đãi. Tín dụng ưu đãi
đối với hộ nghèo tại NHCSXH là công cụ tài chính của Nhà nước để cấp tín dụng
cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn theo một chính sách
ưu đãi, giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác đầu tư phát triển sản
xuất kinh doanh, cải thiện đời sống góp phần thực hiện giảm nghèo và đảm bảo an
sinh xã hội. Tín dụng ưu đãi có vai trị quan trọng trong nền kinh tế góp phần thực
hiện các mục tiêu phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo.
1.2.3.2 Nguyên tắc cấp tín dụng
Tín dụng ưu đãi cũng phải dựa trên ngun tắc cấp tín dụng thơng thường, bao
gờm:
Ngun tắc thời hạn và có hồn trả đầy đủ cả gốc và lãi: Trong điều kiện
ng̀n lực của Nhà nước cịn hạn chế về ng̀n vốn để tài trợ tín dụng cho các đối
tượng chính sách thì việc thu hời được ng̀n vốn để tiếp tục cấp cho các đối tượng
khác sẽ giảm áp lực cho Nhà nước trong việc triển khai thực hiện các chính sách về


15


giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Việc tín dụng ưu đãi có thu lãi là để bù đắp
các khoản chi phí hoạt động của bộ máy thực hiện cơng việc quản lý, cấp phát tín
dụng.
Ngun tắc cấp đúng đối tượng và sử dụng vốn đúng mục đích: Nguồn vốn tín
dụng ưu đãi được cấp từ ngân sách Nhà nước hay nhận được từ sự hỗ trợ của các tổ
chức như WB hay các tổ chức phi chính phủ (NGOs) đưa ra để thực hiện chương
trình cụ thể và mục tiêu đạt được rõ ràng, minh bạch. Vì vậy địi hỏi ng̀n vốn này
phải được cấp đến đúng đối tượng và người vay phải sử dụng vốn đúng mục đích.
1.2.3 Rủi ro tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo
Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu do
khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả, hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi.
Khi thực hiện một hoạt động cho vay cụ thể, ngân hàng không dự kiến là khoản cho
vay đó sẽ bị tổn thất. (Phan Thị Thu Hà, 2009).
Theo GARP (Global Association of Risk Professionals) rủi ro tín dụng (credit
risk) được cho rằng đó là khoản thua lỗ tiềm tàng khi mà người vay nợ gặp khó
khăn trong việc chi trả các nghĩa vụ nợ theo các điều khoản thỏa thuận giữa hai bên.
Thông thường, tất cả các khoản vay luôn hàm chứa rủi ro, và nhà quản trị ngân
hàng thường dự tính trước một tỷ lệ khách hàng khơng hồn trả, hay hồn trả khơng
đầy đủ vốn gốc và tiền lãi trong q trình hoạt động nói chung. Do đó, nếu tổn thất
do rủi ro tín dụng dưới tỷ lệ dự kiến, ngân hàng được coi là thành công trong quản
lý.
Với những đặc thù của Ngân hàng chính sách xã hội và đặc thù của đối tượng
là hộ nghèo, rủi ro tín dụng ưu đãi hộ nghèo ln ở mức độ cao hơn vì những lý do
như sau:
Thứ 1, hầu hết các khoản cho vay đối tượng là hộ nghèo khơng có bảo đảm tín
dụng. Nên ngân hàng chính sách khơng có tài sản đảm bảo thu hời các khoản tiền
cho vay khi các hộ gia đình mất khả năng hoàn trả vốn gốc hay tiền lãi.
Thứ 2, đối tượng tiếp cận nguồn vốn là hộ nghèo, trình độ dân trí thấp, khả
năng tiếp cận các phương thức sản xuất tiên tiến không cao.



16

Thứ 3, một số hộ nghèo có tâm lý chủ quan, ỷ lại, không cố gắng sử dụng hiệu
quả nguồn vốn vay được, không muốn trả.
1.3 Chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã
hội
1.3.1 Khái niệm về chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng
chính sách xã hội
Khái niệm chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo là sự kết hợp giữa khái
niệm chất lượng và tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo. Tùy theo quan điểm và mục
đích nghiên cứu mà mỗi tác giả sẽ có cách nhìn nhận trên những phương diện khác
nhau.
Chất lượng là khả năng tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay
quá trình để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng và các bên có liên quan.
Kết hợp với khái niệm tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại NHCSXH đã trình
bày, chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại NHCSXH được hiểu là khả
năng đáp ứng nhu cầu vay vốn hộ nghèo của ngân hàng và hộ nghèo đưa vốn vào
sản xuất tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, thốt nghèo và có khả năng trả gốc và lãi
vay cho ngân hàng.
Như vậy, chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại NHCSXH là tập hợp
những đặc tính tín dụng được đánh giá trên 3 góc độ: đối với NHCSXH, đối với
khách hàng, đối với nền kinh tế.
Đối với NHCSXH: Chất lượng tín dụng thể hiện ở mức độ phù hợp với giới
hạn mà cơ quan quản lý cho phép về nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu, phù hợp với khả năng tài
chính của chính ngân hàng và phải đảm bảo được nguyên tắc hoàn trả vốn gốc và
tiền lãi đúng hạn.
Đối với khách hàng: phải đúng đối tượng thụ hưởng. Khách hàng vay vốn tín
dụng là để đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng nên chất lượng
tín dụng được đánh giá theo tính chất phù hợp với mục đích vay vốn, sử dụng vốn

của khách hàng, phù hợp với mức lãi suất và kỳ hạn hợp lý. Các khoản đầu tư tín
dụng được sử dụng đúng mục, sinh lời, đảm bảo có ng̀n thu để trả nợ khi đến hạn.


17

Đối với nền kinh tế: chất lượng tín dụng được đánh giá thông qua việc cung
ứng vốn cho nền kinh tế để đầu tư phát triển sản xuất và lưu thơng hàng hóa, khai
thác tiềm năng của nền kinh tế, thúc đẩy q trình tích tụ và tập trung sản xuất, giúp
cho đối tượng tiếp cận vốn thoát nghèo.
1.3.2 Sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo
Tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo được Nhà nước chọn là phương thức để
giảm thiểu tỷ lệ hộ nghèo, đồng thời đây được xem như là một công cụ trợ cấp của
Nhà nước đối với các đối tượng chính sách, góp phần giảm nghèo bền vững. Nên
chất lượng tín dụng ưu đãi cần phải được quan tâm và nâng cao để đáp ứng được
mục tiêu của chương trình tín dụng này.
Nhà nước có nhiều chính sách cho các hộ nghèo, trong đó có cả chính sách
cho khơng và chính sách tín dụng. Nhưng cơng tác tuyên truyền về các loại chính
sách này cho người dân hiểu, biết còn hạn chế nên một bộ phận người dân khi vay
vốn tín dụng chính sách chưa nhận thức được có vay, có trả, dẫn đến khơng chịu
khó tính toán, làm ăn hoặc thiếu ý thức trả nợ. Nếu nợ đến hạn, nợ q hạn khơng
được hồn trả cho ngân hàng vì các ngun nhân chủ quan khơng chỉ ảnh hưởng
đến nguồn vốn của Nhà nước dành cho người nghèo mà còn tạo nên tâm lý ỷ lại, coi
thường kỷ luật tín dụng của người vay, khơng thực hiện nghĩa vụ trả nợ làm gia
tăng nợ quá hạn, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
Cơng tác đơn đốc, nhắc nhở, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn người vay sử dụng
vốn vay có nhiều hạn chế. Nhiều hộ vay khơng có phương án sử dụng vốn hoặc
phương án khơng khả thi và khơng có khả năng sử dụng, quản lý vốn, dẫn đến sử
dụng vốn sai mục đích (tiêu sài, mua sắm vật dụng riêng trong gia đình…), khi đến
hạn khơng có ng̀n để trả nợ vay nên dẫn đến tăng nợ quá hạn. Nhiều trường hợp

hộ vay vốn đã thốt nghèo, có khả năng trả nợ nhưng thiếu ý thức trả nợ cũng góp
phần làm tăng nợ quá hạn, giảm chất lượng tín dụng.
Giải pháp giảm nghèo hiệu quả và bền vững khi mà nguồn vốn ưu đãi này
được các hộ gia đình sử dụng một cách hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh tạo ra
nguồn thu nhập dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của các tổ chức chính trị xã hội, và sau


×