Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

NGUYỄN HÀO HIỆP

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG

T.p Hồ Chí Minh - Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

NGUYỄN HÀO HIỆP

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG

Chun ngành: Chính sách cơng
Mã số:

60 34 04 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hướng dẫn khoa học:


T.S. HUỲNH THẾ DU

T.p Hồ Chí Minh, Năm 2017


-i-

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân do tơi thực
hiện. Các số liệu và trích dẫn được sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và chính
xác nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Kết quả thực hiện của luận văn là trung thực và
chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Luận văn này khơng nhất thiết thể hiện quan điểm của Chương trình giảng dạy kinh
tế Fulbright hoặc Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả luận văn

Nguyễn Hào Hiệp


-ii-

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện và hoàn thành tại Chương trình giảng dạy kinh tế
Fulbright với sự hướng dẫn của thầy Huỳnh Thế Du. Hoàn thành luận văn này, tác giả muốn
được bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy Huỳnh Thế Du, người đã giành nhiều cơng sức hướng
dẫn, đóng góp ý kiến cũng như giúp đỡ tác giả. Đồng thời, tác giả cũng chân thành cảm ơn
các giảng viên, nhân viên tại Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập cũng như khi thực hiện luận văn.
Xin được cảm ơn bạn bè đã luôn động viên, chia sẻ, giúp đỡ, và có những ý kiến
đóng góp q báu nhằm hồn thiện nội dung của luận văn. Cũng xin gửi lời cảm ơn tới các

cơ quan và cá nhân đã giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập dữ liệu thực hiện luận văn
này.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình đã ln ở cạnh tơi, giành tình thương u, tin tưởng
và ủng hộ tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Hào Hiệp


-iii-

TĨM TẮT
Hải Phịng là trung tâm kinh tế lớn của vùng Đồng Bằng Sông Hồng và cả nước, tuy
nhiên sự phát triển mạnh mẽ của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng đã đặt ra nguy cơ tụt hậu
đối với Hải Phòng. Nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh thành phố Hải Phịng” nhằm
tìm ra yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh và lực cản đối với sự phát triển của thành phố
dựa trên hai mục tiêu cơ bản (ngân sách và việc làm) thông qua khung phân tích năng lực
cạnh tranh địa phương của Porter được hiệu chỉnh bởi Vũ Thành Tự Anh so với các đối thủ
cạnh tranh tiềm năng trong nhóm so sánh.
Phân tích mục tiêu cơ bản về việc làm cho thấy Hải Phòng hiện chưa tạo được đủ
việc làm cho lao động, đặc biệt là lao động có kỹ năng. Cơ hội việc làm tại Hải Phòng cũng
kém hấp dẫn so với các địa phương khác. Lao động chủ yếu tập trung trong khu vực hộ cá
thể, nông nghiệp và công nghiệp thâm dụng lao động, là những khu vực Hải Phịng khơng
có nhiều tiềm năng để phát triển. Về ngân sách, Hải Phịng có nguồn thu lớn nhất từ thuế
gián thu từ hoạt động ngoại thương, nhưng ngân sách thành phố không được hưởng các
khoản này. Ngân sách địa phương khá hạn chế của Hải Phịng khi dẫn tới những khó khăn
trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và các ngành tiềm năng của thành phố.
Phân tích năng lực cạnh tranh theo khung phân tích năng lực cạnh tranh địa phương
cho thấy Hải Phịng có nhiều lợi thế về các yếu tố sẵn có. Tài ngun khống sản, tài ngun
biển và du lịch thuận lợi để khai thác. Quy mô dân số và vị trí địa lý mở ra thị trường và cơ
hội giao thương cho các doanh nghiệp địa phương, rất thuận lợi để phát triển thương cảng

quy mô lớn. Tuy vậy, năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương của Hải Phòng còn khá yếu:
Hạ tầng y tế và giáo dục về cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển, nhưng vẫn cần khắc
phục về vấn đề chất lượng. Hạ tầng kỹ thuật giao thông và khu công nghiệp của thành phố
đã khá đầy đủ nhưng sự phát triển thiếu đồng bộ và khó tiếp cận đối với doanh nghiệp. Chính
sách điều hành của chính quyền thành phố còn nhiều hạn chế, đặc biệt là về ngân sách - đầu
tư, tính minh bạch của chính quyền và trách nhiệm giải trình với người dân. Mơi trường kinh
doanh thiếu công bằng ảnh hưởng lớn tới hoạt động và sự phát triển của các doanh nghiệp
tại Hải Phòng, vốn chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ. Cụm ngành thế mạnh của thành phố là
cảng biển đã khá phát triển nhưng gặp các giới hạn về liên kết, cơ sở hạ tầng dù các điều
kiện cầu thuận lợi.


-ivDựa trên kết quả phân tích, nghiên cứu kiến nghị các chính sách để nâng cao năng
lực cạnh tranh của thành phố Hải Phịng. Đối với chính phủ, kiến nghị việc xem xét cơ cấu
phân chia ngân sách để cân bằng giữa tính hiệu quả và cơng bằng đối với các địa phương.
Đối với Hải Phòng, các kiến nghị bao gồm: (i) cải thiện cơ sở hạ tầng và khả năng tiếp cận
nguồn lực của doanh nghiệp; (ii) cải cách khu vực cơng bao gồm cải cách hành chính, tính
năng động, thái độ và năng lực phục vụ của chính quyền, (iii) xây dựng niềm tin của người
dân và tận dụng vốn xã hội; (iv) tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh và khuyến khích
khởi nghiệp; (v) tăng cường kết nối và phát triển cảng biển theo cấu trúc cụm ngành.


-v-

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.1. Bối cảnh ...................................................................................................................... 1
1.2. Vấn đề chính sách và mục tiêu nghiên cứu................................................................. 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................... 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.5. Cấu trúc luận văn ........................................................................................................ 3
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................................... 4
2.1. Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh ...................................................................... 4
2.2. Phân tích năng lực cạnh tranh địa phương .................................................................. 4
CHƯƠNG 3. NĂNG LỰC CẠNH TRANH THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG .......................... 7
3.1. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của Hải Phòng ..................................................... 7
3.1.1. Cơ cấu kinh tế ...................................................................................................... 7
3.1.2. Cơ cấu việc làm và thu ngân sách ........................................................................ 8
3.1.2.1. Cơ cấu lao động và việc làm ......................................................................... 8
3.1.2.2. Nguồn thu ngân sách................................................................................... 10
3.1.2.3. Vai trò của cảng biển đối với ngân sách và tạo việc làm tại Hải Phòng ..... 13
3.2. Khả năng thu hút đối tượng tiềm năng của Hải Phòng ............................................. 15
3.2.1. Khả năng thu hút người giàu và người giỏi ....................................................... 15
3.2.2. Khả năng thu hút doanh nghiệp ......................................................................... 16
3.2.2.1. Thu hút doanh nghiệp nước ngoài (vốn FDI) ............................................. 16
3.2.2.2. Phát triển doanh nghiệp địa phương ........................................................... 17
3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Hải Phịng .................. 18
3.3.1. Nhóm yếu tố lợi thế sẵn có của địa phương....................................................... 18
3.3.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................. 18
3.3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên ............................................................................... 19
3.3.1.3. Quy mô địa phương .................................................................................... 20
3.3.2. Nhóm yếu tố năng lực cạnh tranh cấp độ địa phương ....................................... 21
3.3.2.1. Cơ sở hạ tầng xã hội ................................................................................... 21
3.3.2.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ................................................................................ 23
3.3.2.3. Chất lượng chính sách điều hành của địa phương ...................................... 26
3.3.3. Nhóm yếu tố năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp .................................... 31
3.3.3.1. Chất lượng môi trường kinh doanh ............................................................. 31
3.3.3.2. Hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp ................................................ 33



-vi3.3.3.3. Trình độ phát triển của cụm ngành ............................................................. 35
CHƯƠNG 4. TỔNG HỢP VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HẢI PHỊNG ........... 40
4.1. Vấn đề nhìn từ mục tiêu ngân sách và việc làm ....................................................... 40
4.2. Tổng hợp về năng lực cạnh tranh của thành phố Hải Phòng .................................... 41
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 43
5.1. Kết luận ..................................................................................................................... 43
5.2. Kiến nghị chính sách................................................................................................. 44
5.2.1. Kiến nghị chính sách đối với Chính phủ ........................................................... 44
5.2.2. Kiến nghị chính sách đối với Hải Phòng ........................................................... 44
5.3. Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................. 46


-vii-

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1-1: GRDP và thu NSNN các địa phương trong nhóm so sánh .................................... 1
Hình 2-1: Khung phân tích năng lực cạnh tranh địa phương................................................. 5
Hình 2-2: Mơ hình “kim cương” ........................................................................................... 6
Hình 3-1: Cơ cấu kinh tế theo khu vực của Hải Phịng ......................................................... 7
Hình 3-2: Cơ cấu kinh tế theo loại hình kinh tế của Hải Phịng (2005÷2014) ...................... 7
Hình 3-3:Cơ cấu lao động tại Hải Phịng phân theo một số chỉ tiêu ..................................... 8
Hình 3-4: Cơ cấu lao động, việc làm tại Hải Phòng (2000÷2011) ........................................ 9
Hình 3-5: Thu NSNN tại Hải Phịng (2000÷2015) .............................................................. 10
Hình 3-6: Cơ cấu thu nội địa trong thu NSNN của Hải Phịng............................................ 11
Hình 3-7: Thu NSNN Hải Phịng theo loại hình doanh nghiệp ........................................... 11
Hình 3-8: Cơ cấu phân chia NSNN Hải Phịng (2015) ........................................................ 12
Hình 3-9: Thu hải quan trong so sánh với tổng thu-chi ngân sách Hải Phịng .................... 13
Hình 3-10: Thu-chi NSNN năm 2015 của Nhóm so sánh ................................................... 14
Hình 3-11: Tốc độ tăng dân số Hải Phịng (2005÷2015) ..................................................... 15
Hình 3-12: Số liệu di cư đi và đến Hải Phịng (2004÷2009) ............................................... 16

Hình 3-13: Thu hút vốn FDI của Nhóm so sánh (1996÷2016) ............................................ 17
Hình 3-14: Số lượng doanh nghiệp tại địa phương trong Nhóm so sánh (năm 2005÷2014)
............................................................................................................................................. 18
Hình 3-15: Diện tích, dân số và quy mơ GRDP của Nhóm so sánh .................................... 21
Hình 3-16: Chỉ số cơ sở hạ tầng PCI năm 2016 của nhóm so sánh ..................................... 24
Hình 3-17: Chỉ số PAPI của Nhóm so sánh (2011÷2015) ................................................... 27
Hình 3-18: Các chỉ tiêu thành phần của chỉ số PAPI Hải Phòng (2011÷2015) ................... 27
Hình 3-19: Thu và chi ngân sách bình qn đầu người Nhóm so sánh (2001÷2014) ......... 29
Hình 3-20: Cơ cấu chi NSNN của Hải Phòng năm 2015 .................................................... 29
Hình 3-21: Cơ cấu chi NSNN đầu tư, giáo dục & y tế Hải Phịng (2008÷2014) ................ 30
Hình 3-22: Cơ cấu chi đầu tư, chi giáo dục & y tế của Nhóm so sánh năm 2014 ............... 30
Hình 3-23: Xếp hạng chỉ số PCI của Nhóm so sánh ........................................................... 32
Hình 3-24: Chỉ số PCI của Hải Phịng (2006÷2016) ........................................................... 32
Hình 3-25: Cơ cấu doanh nghiệp tại Hải Phịng .................................................................. 33
Hình 3-26: Cơ cấu vốn và Vốn bình quân doanh nghiệp Hải Phịng (2000÷2013) ............. 34


-viiiHình 3-27: Sơ đồ cụm ngành Cảng biển ở Hải Phịng......................................................... 36
Hình 3-28: Lượng hàng thơng qua cảng biển Hải Phịng (năm 2006÷2016) ...................... 37
Hình 3-29: Mơ hình kim cương cụm ngành cảng biển tại Hải Phịng ................................. 39
Hình 4-1: Kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh của thành phố Hải Phòng ........................ 41

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3-1: Thu hút vốn FDI của Hải Phịng (1996÷2016) ................................................... 16
Bảng 3-2: Lượng hành khách và hàng hóa vận chuyển tại Hải Phịng ................................ 25
Bảng 3-3: Tổng chi ngân sách của Nhóm so sánh (2001÷2014) ......................................... 28


-ix-


DANH SÁCH PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bản đồ hành chính Tp. Hải Phòng ...................................................................... 52
Phụ lục 2: Dân số, GRDP và thu NSNN của Hải Phịng so với Bình Dương, Bắc Ninh,
Quảng Ninh (năm 2000 và 2015) ........................................................................................ 53
Phụ lục 3: Diện tích tự nhiên, quy mơ dân số và GRDP năm 2015 của các địa phương trong
nhóm so sánh ....................................................................................................................... 54
Phụ lục 4: Tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa Ngân sách địa phương và Ngân sách Trung
ương (năm 2007÷2017E) ..................................................................................................... 54
Phụ lục 5: Số doanh nghiệp trong VNR500 của các địa phương trong Nhóm so sánh ....... 55
Phụ lục 6: Các địa điểm đầu tư hấp dẫn nhất Việt Nam (Báo cáo PCI 2016) ..................... 55
Phụ lục 7: Một số chỉ tiêu về giáo dục của Hải Phòng ........................................................ 56
Phụ lục 8: Một số chỉ tiêu về Y tế tại các địa phương trong nhóm so sánh ......................... 60
Phụ lục 9: Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của Hải Phòng ................................................ 61
Phụ lục 10: Phát triển Khu cơng nghiệp tại Hải Phịng trước năm 2007 ............................. 64
Phụ lục 11: Cơ sở hạ tầng tại một số Khu cơng nghiệp tại Hải Phịng năm 2015 ............... 65
Phụ lục 12: Phân tích các chỉ tiêu thành phần PCI của Hải Phịng...................................... 66
Phụ lục 13: Phân tích mơ hình kim cương đối với cụm ngành cảng biển Hải Phòng ......... 83
Phụ lục 14: Danh sách các cảng biển chính tại Hải Phòng .................................................. 90
Phụ lục 15: Kết quả khảo sát doanh nghiệp tại Hải Phòng Những điểm yếu của hệ thống cơ
sở hạ tầng logistics ở cảng Hải Phòng ................................................................................. 94


-x-

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Thuật ngữ tiếng Anh

Thuật ngữ tiếng Việt


BR-VT

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

CNTT

Công nghệ thông tin

DDI

Domestic Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nội địa

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Gross Regional Domestic

Tổng sản phẩm trên địa bàn

Product
ICD


Inland Container Depot

Cảng cotainer nội địa

KCN

Khu cơng nghiệp

Nhóm so sánh

Nhóm đối thủ cạnh tranh tiềm
năng của Tp. Hải Phòng (sử dụng
trong nghiên cứu)

NGTK

Niên giám thống kê

NSNN

Ngân sách nhà nước

PAPI

Provincial Governance and

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành

Public Administration


chính cơng cấp tỉnh

Performance Index
Provincial Competitiveness

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp

Index

tỉnh

PPP

Public - Private Partnership

Hợp tác công - tư

TEU

Twenty-foot Equivalent Units

Đơn vị hàng hóa được tiêu chuẩn

PCI

hóa tương đương một container
tiêu chuẩn 20ft
THCN

Trung học chuyên nghiệp


Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

vùng ĐBSH

Vùng Đồng bằng Sông Hồng


-1-

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Bối cảnh
Hải Phòng là trung tâm kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH) với
hệ thống cảng có vai trị quan trọng trong xuất - nhập khẩu và lưu chuyển hàng hóa của miền
Bắc. Năm 2000÷2015, Hải Phịng ln đứng trong nhóm có tổng sản phẩm địa phương
(GRDP) cao nhất cả nước (tương ứng thứ 5 và 6 cả nước). Trong giai đoạn này, thu ngân
sách nhà nước (NSNN) của Hải Phòng cũng đứng thứ 4 cả nước (sau Tp. Hồ Chí Minh, Hà
Nội và Bà Rịa - Vũng Tàu). Tính riêng trong vùng ĐBSH, Hải Phòng chỉ xếp sau Hà Nội
trong đóng góp GRDP và thu NSNN.
Hình 1-1: GRDP và thu NSNN các địa phương trong nhóm so sánh
Thu ngân sách năm 2000

Thu ngân sách năm 2015
284,2

158,1

250


26,1

32,4

55,8

45,7

43,4

1,2
37,4

0,8
33,0

Vĩnh Bình Đồng Quảng Hải BR VT Hà Nội TP
Đà
Hải
HCM
Nẵng Dương Phúc Dương Nai
Ninh Phịng

4,6

Bắc
Ninh

2,5


Cần
Thơ

3,0

1,7
21,4

50

0,3
15,0

100

0,7
21,5

150

33,8
84,3

200

1,2
13,1

Nghìn tỷ VND


300

0

GRDP năm 2000

GRDP năm 2015
957,4

570,0

800

75,9

39,9

282,3
46,5

196,8

Bắc
Ninh

6,1

Cần
Thơ


13,6
191,9

Vĩnh
Hải Quảng
Phúc Dương Ninh

10,5
126,8

Đà
Nẵng

3,4
118,4

5,4
87,4

3,9
70,1

200

6,2
77,3

400


4,5
91,7

600

4,9
63,4

Nghìn tỷ VND

1.000

0
Hải Đồng Bình BR VT Hà Nội TP
HCM
Phịng Nai Dương

Nguồn: Tổng hợp Niên giám thống kê (NGTK) các địa phương
Dù luôn là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, nhưng Hải Phòng đang dần bị các địa
phương khác bắt kịp và vượt qua: Năm 2000, Bình Dương có dân số và GRDP chỉ bằng
khoảng ½ so với Hải Phịng, nhưng tới năm 2015, tỉnh này đã có dân số tương đương và có
GRDP gấp 1,55 lần Hải Phịng. Tương tự, các địa phương khác trong vùng ĐBSH như:
Quảng Ninh, Bắc Ninh,… cũng có sự phát triển mạnh mẽ và đã thu hẹp đáng kể khoảng cách


-2phát triển so với Hải Phòng (Phụ lục 2). Điều này đặt ra nguy cơ bị tụt hậu và thách thức lớn
cho Hải Phịng trong việc duy trì vị thế trung tâm kinh tế của vùng ĐBSH và của cả nước.
Bên cạnh đó, năng lực điều hành kinh tế và mơi trường kinh doanh của Hải Phịng
cũng khơng được các doanh nghiệp đánh giá cao. Dù xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh (PCI) của Hải Phòng năm 2016 (thứ 21 cả nước) đã tăng đáng kể từ năm 2014 (thứ

34), nhưng những điểm yếu cố hữu: chi phí khơng chính thức, tiếp cận đất đai, tính năng
động của chính quyền, ít được cải thiện.
1.2. Vấn đề chính sách và mục tiêu nghiên cứu
Sự vươn lên mạnh mẽ của các tỉnh trong vùng ĐBSH và các trung tâm kinh tế lớn của
cả nước đặt ra nguy cơ bị tụt hậu của Hải Phòng và cho thấy thách thức lớn cho thành phố
trong việc duy trì vị thế trung tâm kinh tế của vùng và của cả nước. Để đạt được các mục
tiêu này và phát triển trở thành “thành phố cảng xanh, văn minh hiện đại phát triển bền
vững” 1, Hải Phòng cần cải thiện năng lực cạnh tranh của mình. Vì vậy, tác giả chọn đề tài
“Nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố Hải Phòng” nhằm phân tích các yếu tố
chính cấu thành năng lực cạnh tranh của thành phố, đề xuất những biện pháp khả thi giúp
cải thiện năng lực cạnh tranh của thành phố dựa trên kết quả nghiên cứu.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu bao gồm:
(i) Hiện trạng năng lực cạnh tranh của thành phố Hải Phòng như thế nào?
(ii) Chính sách nào cần thực hiện để nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố?
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính bằng việc: (i) Thu thập thông tin, số liệu
thứ cấp sẵn có (Niên giám thống kê, báo cáo PCI, báo cáo PAPI…) để có nhận định và phân
tích về năng lực cạnh tranh của Hải Phòng. (ii) Thu thập dữ liệu từ các nhóm đối tượng có
liên quan bổ sung cho lập luận và phân tích. (iii) Nhận dạng các yếu tố cốt lõi quyết định
năng lực cạnh tranh của thành phố, từ đó đưa ra kiến nghị chính sách.
Năng lực cạnh tranh của Hải Phòng được đặt trong so sánh với nhóm đối thủ cạnh
tranh tiềm năng (sau đây gọi là Nhóm so sánh). Trong nghiên cứu, nhóm này được lựa chọn
gồm: (i) nhóm địa phương trong vùng ĐBSH đã có sự vươn lên mạnh mẽ: Quảng Ninh, Bắc

Nghị quyết số 12-NQ/ĐH, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hải Phòng lần thứ XV, nhiệm kỳ 20152020, 10/2015
1


-3Ninh,Vĩnh Phúc, Hải Dương; (ii) nhóm trung tâm kinh tế lớn: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh

(Tp.HCM), Đà Nẵng, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) và Bình Dương.
1.5. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm năm chương: (i) Chương 1 nêu lên bối cảnh, vấn đề chính sách, câu hỏi
nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu; (ii) Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết, khung phân
tích; (iii) Chương 3 nêu lên thực trạng của năng lực cạnh tranh của Hải Phòng trên cơ sở hai
mục tiêu chủ yếu và thu hút các đối tượng tiềm năng; phân tích các yếu tố tác động tới năng
lực cạnh tranh; (iv) Chương 4 tổng hợp và đánh giá năng lực cạnh tranh của thành phố; (v)
Chương 5 kết luận và kiến nghị các chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Hải
Phịng dựa trên các kết quả phân tích đã thực hiện.


-4-

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh
Mỗi địa phương đều hướng tới sự phát triển thịnh vượng thông qua việc thực hiện
hai mục tiêu cơ bản: (i) tạo việc làm và thu nhập cho người dân, (ii) ngân sách đảm bảo cung
cấp dịch vụ công. Để thực hiện các mục tiêu này, địa phương cần phải thu hút được các đối
tượng tiềm năng: doanh nghiệp tới kinh doanh, người có năng lực đến làm việc và người khá
giả tới cư trú (Peterson, 1981 trích theo Huỳnh Thế Du, 2016), thơng qua việc nâng cao
“năng lực cạnh tranh” của mình.
“Năng lực cạnh tranh” thể hiện khả năng cung cấp các loại hàng hóa, dịch vụ của một
địa phương khi so sánh với các sản phẩm từ các địa phương khác (Webster và Muller, 2000).
Việc sản xuất hàng hóa có giá trị cao với giá thành thấp tương ứng với quá trình nâng cao
năng suất của địa phương. Vì vậy, năng suất là yếu tố quyết định quan trọng nhất của mức
sống dài hạn và là nguyên nhân sâu xa của thu nhập bình quân đầu người (Porter, 2008). Để
tăng trưởng năng suất bền vững, nền kinh tế phải liên tục tự nâng cấp mình.
Vì vậy, để đánh giá năng lực cạnh tranh, nghiên cứu tập trung vào: (i) đánh giá thực
trạng năng lực cạnh tranh thông qua cơ cấu ngân sách, việc làm cũng như khả năng thu hút
các đối tượng tiềm năng; (ii) phân tích các yếu tố có tác động tới năng lực cạnh tranh, tìm ra

các yếu tố quan trọng tác động tới năng lực cạnh tranh.
2.2. Phân tích năng lực cạnh tranh địa phương
Nghiên cứu sử dụng khuôn khổ phân tích năng lực cạnh tranh của Porter (2008), được
hiệu chỉnh cho cấp độ địa phương bởi Vũ Thành Tự Anh (2016). Theo khung phân tích này,
năng suất và tốc độ tăng năng suất của địa phương được quyết định bởi ba nhóm yếu tố:
“Các yếu tố sẵn có của địa phương” gồm: tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, hay quyề kế tốn tài chính và dịch vụ tư vấn
về pháp luật là các dịch vụ được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất, thấp nhất là dịch vụ
xúc tiến thương mại và đào tạo quản trị kinh doanh. Bên cạnh đó là tỷ lệ doanh nghiệp có ý
định tiếp tục sử dụng các dịch vụ thay đổi khá lớn tùy thuộc loại dịch vụ: thấp nhất vẫn là
các dịch vụ xúc tiến thương mại và đào tạo quản trị kinh doanh.
Đào tạo lao động
Kết quả khảo sát doanh nghiệp cho thấy chỉ số về đào tạo lao động tại Hải Phịng là
tốt và thuộc nhóm cao nhất cả nước (thứ 4/63). Nhóm so sánh nhìn chung có kết quả khá tốt,
hầu hết các địa phương còn lại đều ở trong nhóm dẫn đầu cả nước.
Mặc dù có điểm số và thứ hạng cao, nhưng kết quả cụ thể cho thấy đào tạo lao động
tại Hải Phòng những điểm cần khắc phục. Cụ thể, chỉ có 40,1% số doanh nghiệp tại Hải
Phòng đánh giá dịch vụ giáo dục phổ thông do địa phương cung cấp ở mức tốt hoặc rất tốt.
Tương tự, ở lĩnh vực dạy nghề, tỷ lệ này là gần 30%, tương ứng với hơn 70% số doanh
nghiệp khơng có đánh giá tích cực về chất lượng đào tạo nghề tại Hải Phòng, tỷ lệ này tương
đương với phần lớn các địa phương trong nhóm so sánh.


-80Hình PL12-16: Một số chỉ tiêu thành phần của Chỉ số đào tạo lao động các địa phương
trong nhóm so sánh
Hải Phịng

Hà Nội

Đà Nẵng


Tp. Hồ Chí Minh

Cần Thơ

Quảng Ninh

Bắc Ninh

Vĩnh Phúc

Hải Dương

Bình Dương

Bà Rịa - Vũng Tàu

100%

67,79%

87,50%

29,59%

60%

40,10%

80%


40%
20%
0%

DN đánh giá tốt về giáo DN đánh giá tốt về giáo DN hài lòng về mức độ % lao động của DN đã
dục phổ thông tại địa
dục dạy nghề tại địa đáp ứng được nhu cầu hoàn thành đào tạo tại
phương (%)
phương (%)
sử dụng lao động (%) trường dạy nghề (%)

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo PCI 2016
Hình PL12-17: Chi phí tuyển dụng và đào tạo của doanh nghiệp tại các địa phương trong
nhóm so sánh
% Tổng chi phí kinh doanh dành cho đào tạo lao động
% Tổng chi phí kinh doanh dành cho tuyển dụng lao động
Bình Dương

4,10

3,26

Quảng Ninh

4,17

3,57

Cần Thơ


4,18

3,65

Bắc Ninh

4,45

Đà Nẵng

4,50

Vĩnh Phúc

4,56

Hải Dương

2,89
4,17
5,00

5,33

Tp. Hồ Chí Minh

6,10

Hà Nội


6,11

Hải Phịng

5,17
6,31
4,67

6,27

Bà Rịa - Vũng Tàu

4,12

6,59
8

6

5,51
4

2

0

2

4


6

8

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo PCI 2016


-81Chi phí dành cho việc tuyển dụng và đào tạo lao động tại Hải Phòng là tương đối cao
so với các địa phương trong nhóm cũng như cả nước. Cụ thể, để tuyển dụng và đào tạo lao
động, doanh nghiệp tại Hải Phịng phải bỏ ra tổng chi phí 10,4% chi phí kinh doanh. Trong
khi đó, địa phương có tổng chi phí tuyển dụng và đào tạo thấp nhất trong nhóm so sánh là
Bình Dương với mức chi phí tương ứng là 7,7%.
Thiết chế pháp lý
Kết quả khảo sát doanh nghiệp cho thấy Hải Phịng có chỉ số về thiết chế pháp lý thuộc
nhóm trung bình của nhóm so sánh (thứ 6) và cả nước (thứ 37). Trong đó, chỉ có khoảng
56% số doanh nghiệp cho rằng q trình xét xử và thi hành án các vụ kiện kinh tế của tịa án
và chính quyền tại Hải Phịng được tiến hành nhanh chóng. Như vậy, vẫn có gần ½ số doanh
nghiệp phải chờ đợi quá trình xét xử và thi hành án kéo dài. Đồng thời, cũng có tới hơn 20%
số doanh nghiệp cho rằng phán quyết của tòa là thiếu cơng bằng. Các tỷ lệ này tại Hải Phịng
dù khá cao, nhưng vẫn ở mức trung bình của nhóm và cả nước, phản ánh chất lượng chung
của của hệ thống pháp lý.
Hình PL12-18: Một số chỉ tiêu thành phần của Chỉ số thiết chế pháp lý các địa phương
trong nhóm so sánh
Hà Nội

Đà Nẵng

Tp. Hồ Chí Minh

Cần Thơ


Quảng Ninh

Bắc Ninh

Vĩnh Phúc

Hải Dương

Bình Dương

Bà Rịa - Vũng Tàu

64,85%

77,11%

30,89%

40%

24,74%

60%

59,88%

77,04%

80%


55,49%

100%

72,56%

Hải Phịng

20%
0%
PL có cơ chế DN tin vào
giúp DN tố khả năng bảo
cáo tham vệ của PL về
nhũng của bản quyền,
cán bộ (% hợp đồng (%
thường
đồng ý)
xuyên)

Tòa án của
tỉnh xử các
vụ kiện kinh
tế nhanh
chóng (%
đồng ý)

Phán quyết Các cơ quan Các chi phí Phán quyết DN sẵn sàng
của tòa được trợ giúp pháp chính thức và của tồ án là sử dụng tịa
thi hành lý hỗ trợ DN khơng chính cơng bằng án để giải

nhanh chóng dùng luật để thức là chấp (% đồng ý) quyết các
(% đồng ý) khởi kiện khi nhận được
tranh chấp
có tranh chấp (% đồng ý)
(% có)
(% đồng ý)

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo PCI 2016


-82Ngồi ra, có chưa tới ¼ số doanh nghiệp tại Hải Phịng cho rằng pháp luật có cơ chế
tố cáo hành vi tham nhũng của cán bộ. Đây là mức khá thấp trong nhóm, tương đương với
Tp.HCM và chỉ cao hơn BR-VT với mức tương ứng là 21,1%. Điều này phản ánh sự thiếu
tin tưởng vào hệ thống pháp luật trong hoạt động chống tham nhũng tại địa phương. Bên
cạnh đó, chi phí của hoạt động pháp lý (bao gồm chi phí chính thức và khơng chính thức)
cũng là gánh nặng đối với doanh nghiệp tại Hải Phòng khi chỉ có gần ¾ số doanh nghiệp tại
thành phố cho rằng các chi phí pháp lý là chấp nhận được.
Hình PL12-19: Một số chỉ tiêu thành phần trong Chỉ số thiết chế pháp lý của Hải Phòng

DN sẵn sàng sử dụng
tòa án để giải quyết
các tranh chấp (% có)

PL có cơ chế giúp
DN tố cáo tham
nhũng của cán bộ (%
thường xuyên)
100%
80%
60%


DN tin vào khả năng
bảo vệ của PL về bản
quyền, hợp đồng (%
đồng ý)

40%
Phán quyết của tồ
án là cơng bằng (%
đồng ý)

20%
0%

Các chi phí chính
thức và khơng chính
thức là chấp nhận
được (% đồng ý)

Tòa án của tỉnh xử
các vụ kiện kinh tế
nhanh chóng (%
đồng ý)

Hải Phịng
Chỉ số thấp nhất
Chỉ số cao nhất

Phán quyết của tịa
được thi hành nhanh

chóng (% đồng ý)
Các cơ quan trợ giúp
pháp lý hỗ trợ DN
dùng luật để khởi
kiện khi có tranh…

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo PCI 2016


-83Phụ lục 13: Phân tích mơ hình kim cương đối với cụm ngành cảng biển Hải Phòng
Điều kiện các yếu tố đầu vào
Điều kiện tự nhiên: Hải Phịng có bờ biển dài, vịnh Hải Phịng kín sóng gió thuận lợi
để phát triển cảng biển. Thành phố cũng là cửa ngõ ra biển và tuyến hàng hải quốc tế thuận
lợi nhất của Hà Nội và vùng ĐBSH. Tuy vậy, với việc bề rộng lịng sơng tại khu vực Hải
Phịng khơng lớn và vùng cửa sông ven bờ bị bồi lắng mạnh làm gia tăng chi phí khai thác
và duy tu luồng hàng hải, đồng thời cản trở việc khai thác đối với các tàu có trọng tải lớn.
Cơ sở hạ tầng:
Hệ thống cảng biển và luồng hàng hải tại Hải Phòng đã được phát triển từ rất sớm và
hiện tại đã phát triển khá đầy đủ. Hệ thống cảng biển tập trung trên hai khu vực chính: khu
bến trên sơng Cấm với cảng chính là Cảng Hồng Diệu và khu bến Đình Vũ. Dù hàng hóa
thơng qua hệ thống cảng biển của thành phố rất đa dạng, nhưng phần lớn các cảng có trang
bị hệ thống bốc xếp và kho bãi phục vụ cho hàng container và hàng tổng hợp. Hệ thống xếp
dỡ các loại hàng hóa đặc thù (hàng lỏng, hàng rời, hàng bao kiện, xe hơi nguyên chiếc…),
siêu trường, siêu trọng tại hệ thống cảng còn khá hạn chế.
Hệ thống giao thông kết nối đến cảng khá đa dạng về loại hình kết nối, nhưng sự phát
triển là khơng đồng đều. Trong đó, kết nối giao thơng đường bộ là chủ yếu, các loại hình kết
nối khác: đường sắt, đường thủy có nhiều tiềm năng nhưng thực tế khai thác cịn rất hạn chế.
Hệ thống giao thơng đường bộ kết nối tới hệ thống cảng biển của thành phố hiện trong tình
trạng quá tải và xuống cấp. Trong khi đó, hệ thống đường cao tốc mới tuy rút ngắn được thời
gian vận chuyển, nhưng chưa hoàn thiện kết nối đồng bộ và có phí sử dụng cao, nên hàng

hóa tới hệ thống cảng vẫn chủ yếu thông qua các tuyến đường kết nối cũ vốn đã quá tải và
xuống cấp.
Hệ thống kho bãi hiện chủ yếu thuộc phần diện tích của hệ thống cảng hiện hữu nên
khá hạn chế và chỉ được thiết kế để đáp ứng được nhu cầu luân chuyển tạm thời tại các cảng.
Nhu cầu lưu trữ, bảo quản hàng hóa trong thời gian dài và đóng-rút container được thực hiện
tại hệ thống kho ngoại quan, hoặc các cảng container nội địa (hay “cảng cạn”, ICD). Hệ
thống kho ngoại quan và ICD của Hải Phòng hiện đang phát triển tự phát, chưa có quy hoạch
cụ thể. Các trang thiết bị xếp dỡ và dịch vụ thông quan còn khá hạn chế.


-84Nguồn nhân lực:
Thực trạng chung về nhân lực trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam là khá yếu và chưa
đạt yêu cầu. Trong đó, có 81% nhân lực qua đào tạo cơng việc hàng ngày, chỉ có 10% có
trình độ tiếng anh chuyên ngành32. Theo ước tính của Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam
(VIFFAS), nguồn cung lao động trong ngành hiện chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu
thực tế, đặc biệt khan hiếm là nhân lực trình độ cao33.
Là trung tâm lớn về đào tạo chuyên sâu đối với các ngành trong cụm ngành cảng biển
nên nhân lực chuyên môn trong ngành logistics không phải là vấn đề lớn đối với cụm ngành
cảng biển tại Hải Phòng. Tuy vậy, với việc các quy trình của hoạt động hải quan thay đổi
khá nhiều trong những năm gần đây, các doanh nghiệp trong ngành thực hiện bổ sung và
cập nhật kiến thức liên tục đối với nhân lực trong lĩnh vực này.
Nguồn vốn đầu tư:
Phần lớn vốn đầu tư vào hệ thống cảng biển, kho ngoại quan và ICD là từ các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cảng biển và kho vận. Ngân sách nhà nước được sử dụng
để đầu tư cho hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng kỹ thuật (điện, nước, viễn thông và
CNTT…) kết nối tới cảng. Trong đó, một phần khá lớn ngân sách được chi để duy trì hệ
thống luồng hàng hải, đảm bảo điều kiện khai thác tại hệ thống cảng biển hiện hữu bị bồi
lắng thường xuyên.
Các yếu tố điều kiện cầu
Hệ thống cảng biển tại Hải Phòng là đầu mối chính xuất nhập khẩu và vận chuyển

hàng hóa nội địa bằng đường biển tại miền Bắc. Từ năm 2006 tới hết năm 2016, khối lượng
hàng hóa thơng qua các cảng tại Hải Phòng tăng rất nhanh với mức tăng bình quân
18,5%/năm. Thống kê sơ bộ hết tháng 11/2016, lượng hàng qua hệ thống cảng biển tại Hải
Phòng đã đạt 80 triệu tấn hàng hóa và nhiều khả năng còn tăng mạnh trong năm 2017.
JICA (2010) thực hiện dự báo lượng hàng thơng qua các cảng phía Bắc (chủ yếu là hệ
thống cảng tại Hải Phòng) tới năm 2020 với các kịch bản tăng trưởng cao/ổn định/thấp (Bảng
PL13-1). Trong đó, dự báo cho lượng hàng thơng qua các cảng phía Bắc trong năm 2020 là:
62,5÷81,1 triệu tấn. Với sự gia tăng mạnh của lượng hàng và sự ổn định của kinh tế vĩ mô
Thùy Dương, “Đánh thức tiềm năng phát triển logistics ở Việt Nam”, Tạp chí giao thơng (bản điện tử), url:
(ngày tham
khảo: 10/03/2017)
33
Nguyễn Thành Nam, “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành dịch vụ logistics Việt Nam”, Tạp chí tài
chính, kỳ 2, 06/2016
32


-85kỳ vọng tiếp tục tăng lên những năm tới và sớm vượt dự báo của JICA. Như vậy, cầu rất lớn
về vận tải đường biển thông qua cảng biển tại Hải Phòng là yếu tố quan trọng thúc đẩy đầu
tư vào cụm ngành để gia tăng năng lực thông qua của cả hệ thống.
Bảng PL13-1: Dự báo lượng hàng thông qua các Cảng biển Bắc Bộ
Hàng hóa

Đơn vị

Năm
2008

2015


2020

Kịch bản tăng trưởng thấp
Xuất khẩu

1,000 tấn

6.233

10.616

14.200

Nhập khẩu

1,000 tấn

11.024

20.418

26.484

Nội địa

1,000 tấn

8.033

16.271


21.812

Tổng lượng hàng dự báo

1,000 tấn

25.340

47.305

62.496

Xuất khẩu

1,000 tấn

6.233

11.712

16.192

Nhập khẩu

1,000 tấn

11.024

22.766


30.349

Nội địa

1,000 tấn

8.083

18.318

25.245

Tổng lượng hàng dự báo

1,000 tấn

25.340

52.796

71.786

Xuất khẩu

1,000 tấn

6.233

12.808


18.183

Nhập khẩu

1,000 tấn

11.024

25.115

34.213

Nội địa

1,000 tấn

8.083

20.365

28.677

Tổng lượng hàng dự báo

1,000 tấn

25.340

58.288


81.073

Kịch bản tăng trưởng ổn định

Kịch bản tăng trưởng cao

Nguồn: JICA (2010)
Dự báo lượng hàng cũng cho thấy hàng hóa qua cảng chủ yếu là hàng ngoại thương.
Trong khi đó, chưa có các tuyến hàng hải từ Hải Phòng tới các đối tác thương mại lớn nhất
của Việt Nam là Hoa Kỳ, EU (Hình PL13-1). Hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
với các đối tác này thực hiện thông qua các cảng trung chuyển quốc tế. Đối với hàng hóa từ
Hải Phịng, tuyến trung chuyển chủ yếu thông qua cảng tại Hồng Kông, Cao Hùng (Đài
Loan) hay Singapore. Việc thông qua các cảng trung chuyển quốc tế như trên làm kéo dài
thời gian và chi phí vận chuyển. Nghiên cứu của JICA (2010) cũng cho thấy các tuyến vận
tải Hồng Kông, Busan và Cao Hùng (tương ứng 70% số tuyến dịch vụ) sẽ chuyển sang sử
dụng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng khi cảng này được đưa vào khai thác.


-86Hình PL13- 1: Các tuyến dịch vụ tải Cảng Hải Phịng

2%

7%

Tuyến Hồng Kơng
Tuyến Busan

21%
47%


Tuyến Cao Hùng
Tuyến Singapore
Tuyến Tp.HCM

14%
9%

Tuyến khác

Nguồn: JICA (2010), Hình 5.9.3, Trang 5-13
Bối cảnh cạnh tranh
Các cảng biển tại Hải Phịng có tính cạnh tranh rất cao. Hệ thống cảng hiện tập trung
chủ yếu trên luồng Hải Phòng trên sơng Cấm trải dài từ cảng Hồng Diệu tới cảng Nam Đình
Vũ với khoảng 60 cầu cảng. Phần lớn các cảng này có cơ sở vật chất và điều kiện khai thác
khá tương đồng nên các dịch vụ cung cấp tại các cảng này khơng có nhiều sự khác biệt. Vì
vậy, cạnh tranh về giá là chiến lược hợp lý của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Theo
FPTS (2015), mặt bằng giá dịch vụ tại các cảng tại Hải Phòng là khoảng 1 triệu VND/1TEU,
và giữ ổn định ở mức này kể từ năm 2011.
Trong tương lai, cạnh tranh giữa các cảng tại Hải Phòng sẽ chuyển sang cạnh tranh
trong việc đa dạng hóa dịch vụ cung cấp. Các cảng thuộc cụm cảng cửa ngõ Hải phịng có
ưu thế vượt trội trong cơ sở hạ tầng và khả năng cung ứng dịch vụ đối với các tuyến hàng
hải đường dài tới các cảng tại Châu Âu/ Châu Mĩ. Các cảng hiện tại sẽ cạnh tranh ở các
tuyến vận tải trong khu vực Đông Nam Á và vận tải trong nước.
Ngoài ra, các doanh nghiệp trong cụm ngành vẫn sẽ tiếp tục cạnh tranh để mở rộng
thị trường và duy trì mức giá cạnh tranh. Ngồi ra, các doanh nghiệp cũng sẽ phát triển hệ
thống quản lý chuyên ngành nhằm nâng cao hiệu suất và khả năng luận chuyển hàng hóa
nhằm cắt giảm chi phí, gia tăng năng suất và đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp tại cảng, kho
ngoại quan và ICD.



-87-

Các ngành và thể chế hỗ trợ
Hải quan:
Hải Phòng là một trong những địa phương đầu tiên áp dụng Hệ thống thông quan điện
tử đối với tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh (E-manifest) từ năm 2012. Hệ thống thông quan tự
động (VNACCS/VCIS34) tiếp tục được Hải quan Hải Phòng đưa vào sử dụng từ năm 2014.
Hệ thống này cho phép doanh nghiệp khai báo trực tuyến qua mạng đối với hầu hết các bản
khai hàng hóa và các chứng từ có liên quan, cho phép rút ngắn thời gian thơng quan của tàu
và chi phí của doanh nghiệp và sai sót trong xử lý của hải quan. Khả năng xử lý của hệ thống
đối với hàng luồng xanh là 1÷3 giây, với luồng vàng và luồng đỏ phụ thuộc vào thời gian
kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa.
Thời gian thơng quan thực tế tại khu vực cửa khẩu tại Hải Phịng trong năm 2016 trung
bình là 24,6 giờ với hàng hóa nhập khẩu và 3,0 giờ với hàng hóa xuất khẩu35. Thời gian này
thấp hơn đáng kể so với thời gian thơng quan bình qn tại Việt Nam theo công bố của
World Bank (2017) tương ứng là 58 và 62 giờ. Điều này cho thấy năng lực xử lý thơng quan
của Hải quan tại Hải Phịng là khá tốt so với mặt bằng chung.
Kết quả khảo sát của Tổng cục Hải quan và VCCI (2015) về mức độ hài lòng của
doanh nghiệp đối với thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, cho thấy: (i) một số thủ tục
hành chính về thuế và giải quyết khiếu nại cịn gậy khó khăn cho số lượng khá lớn doanh
nghiệp; (ii) Các quy định và thủ tục thay đổi gây khó khăn cho doanh nghiệp; (iii) chi phí
ngồi quy định cũng là gánh nặng đối với số lượng khơng nhỏ doanh nghiệp khi chỉ có hơn
1

/3 số doanh nghiệp được khảo sát xác nhận không chi trả các khoản này. Những vấn đề cần

khắc phục cũng tương tự như trên, trong đó nổi bật là thái độ của cán bộ hải quan, các chi
phí ngồi quy định và khả năng phối giữa các hải quan và các cơ quan khác…


Hệ thống thông quan tự động gồm 02 hệ thống nhỏ: (i) Hệ thống thông quan tự động (Viet Nam Automated
Cargo Clearance System, hay: VNACCS); (ii) Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ (Vietnam Customs
Intelligence Information System, hay: VCIS). VNACCS/VCIS gồm các nghiệp vụ chính: khai báo thủ tục hải
quan điện tử (e-Declaration); bản lược khai hàng hóa điện tử (e-Manifest); hóa đơn điện tử (e-Invoice); nộp
thuế, lệ phí qua phương thức thanh tốn điện tử (e-Payment); cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa điện tử
(e-C/O)
35
Thống kê được thực hiện bởi Cục Hải quan Hải Phịng trong năm 2016. Thái Bình, “Chuyển biến về thời
gian thơng quan hàng hóa ở cảng Hải Phịng”, Báo Hải quan (bản điện tử), url: />Pages/Chuyen-bien-ve-thoi-gian-thong-quan-hang-hoa-o-cang-Hai-Phong.aspx (ngày tham khảo: 10/03/2017)
34


-88Đào tạo nhân lực
Hải Phòng là trung tâm đào tạo về các ngành về hàng hải nói chung và ngành cảng
biển nói riêng. Trong đó, Đại học Hàng Hải là cơ sở đào tạo đầu ngành đối với các ngành:
kinh tế vận tải biển, nhóm ngành đi biển và xây dựng quản lý và vận hành cảng biển. Ngoài
ra, hệ thống các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề khác của thành phố cũng có khả năng
đào tạo nhân lực cho các ngành trong cụm ngành cảng biển.
Hiệp hội ngành nghề
Cụm ngành cảng biển tập hợp rất nhiều chủ thể thuộc các đối tượng khác nhau và các
hiệp hội ngành nghề khá vững mạnh. Liên quan tới hoạt động logistics cảng biển có một số
các hiệp hội ngành nghề chính: Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics (VLA), Hiệp hội
cảng biển (VPA), Hiệp hội Đại lý và môi giới hàng hải (VISABA), Hiệp hội chủ tàu,… Các
hiệp hội này có nhiều hoạt động trong việc đào tạo chun mơn và hỗ trợ các thành viên,
cung cấp thông tin và phản biện chính sách. Tuy nhiên phần lớn các hiệp hội ngành nghề
này hiện khơng có văn phịng đại diện tại Hải Phòng dù số lượng hội viên tại thành phố là
khá lớn. Điều này rõ ràng cho thấy hoạt động thực tế của các hiệp hội nghề nghiệp này tại
Hải Phịng cịn khá hạn chế.
Chính sách của nhà nước
Hoạt động logistics hiện nay hoạt động theo quy định khá cụ thể tại Luật thương mại

(2005), Nghị định 140/2007/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn dưới luật. Ngoài các quy
định chung về logistics, ngành cảng biển còn chịu sự quản lý của Luật hàng hải (2015) và
Nghị định số: 30/2014/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển. Khung pháp lý
và các quy định của pháp luật đối với hoạt động của cụm ngành là khá đầy đủ và có những
thay đổi theo tình hình thực tế.
Ngồi các quy định chung về pháp luật, nhà nước cịn có chính sách quy hoạch đối với
thành phần cốt lõi của cụm ngành. Hệ thống cảng biển tại Hải Phòng hiện nay đã được quy
hoạch đến năm 2020, định hướng 2030 theo: (i) quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển
Việt Nam; (ii) quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển phía Bắc (Nhóm 1). Hệ thống ICD tại Hải
Phịng tn thủ theo quy hoạch chung năm 2020, định hướng 2030. Ngoài các quy hoạch
chung, hệ thống hạ tầng của cụm ngành cũng tuân theo quy hoạch phát triển của thành phố.
Tuy vậy tính thống nhất và kịp thời là vấn đề lớn đối với các quy hoạch này: Quy
hoạch chung về phát triển cảng biển được ban hành năm 2009, nhưng đến năm 2014 đã phải
điều chỉnh lại và tới năm 2016, Bộ Giao thông vận tải mới ban hành quy hoạch chi tiết. Điều


×