BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
HỒNG THỊ Q HỊA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
HỒNG THỊ Q HỊA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Hướng ứng dụng)
Mã chuyên ngành: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TRƯƠNG THỊ HỒNG
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi được. Các số liệu, nội
dung và kết quả trong luận văn này là trung thực và không sao chép của bất cứ ai. Tôi
xin chịu hồn tồn trách nhiệm về luận văn của mình.
TP. Hồ Chí Minh, Ngày Tháng Năm 2019
Người cam đoan
HỒNG THỊ QUÝ HÒA
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TĨM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI ................................................................1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu ...................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ..................................................2
1.3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ........................3
1.3.1.
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu........................................................3
1.3.2.
Phương pháp nghiên cứu .....................................................................3
1.4. Cấu trúc của luận văn ....................................................................................3
1.5. Ý nghĩa và tính mới của đề tài .......................................................................4
1.6. Kết luận chương 1 .........................................................................................4
CHƯƠNG 2
SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI ........................5
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Quân Đội ...................................................5
2.1.1.
Quá trình hình thành và phát triển .......................................................5
2.1.2.
Cơ cấu tổ chức .....................................................................................5
2.1.3.
Các sản phẩm tín dụng chiến lược ......................................................8
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của MB từ 2016 đến 2018 .......................10
2.3. Thực trạng rủi ro tín dụng............................................................................11
2.4. Kết luận chương 2 .......................................................................................15
CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG .......17
3.1. Cơ sở lý thuyết .............................................................................................17
3.1.1.
Rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại ..................................17
3.1.2.
Nguyên nhân rủi ro tín dụng..............................................................17
3.1.3.
Hậu quả của rủi ro tín dụng ...............................................................21
3.1.4.
Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng .....................................................23
3.1.5.
Các tiêu chí đánh giá quản trị rủi to rín dụng ....................................24
3.1.6.
Sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng ............................................27
3.1.7.
Nội dung quản trị rủi ro tín dụng .......................................................28
3.2. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát Triển Singapore 40
3.2.1.
Giới thiệu chung ................................................................................40
3.2.2.
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát Triển Singapore ...........41
3.2.3.
Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Quân Đội ....................44
3.3. Kết luận chương 3 .......................................................................................45
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI .......................................................................................46
4.1. Khảo sát về quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội .........46
4.1.1.
Cơ sở và phương pháp khảo sát ........................................................46
4.1.2.
Hạn chế của khảo sát .........................................................................47
4.1.3.
Kết quả của khảo sát ..........................................................................47
4.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Quân Đội .........50
4.2.1.
Chiến lược và chính sách quản trị rủi ro tín dụng .............................50
4.2.2.
Mơ hình quản trị rủi ro tín dụng ........................................................52
4.2.3.
Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân
Đội
...........................................................................................................53
4.2.4.
Đánh giá quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội ...63
4.3. Kết luận chương 4 .......................................................................................66
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI ..........................................................................68
5.1. Đề xuất các giải pháp hồn thiện quản trị rủi ro tín dụng ...........................68
5.2. Kết luận chương 5 .......................................................................................73
5.3. Hạn chế của đề tài ........................................................................................74
KẾT LUẬN ...............................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC: BẢNG CÂU HỎI VÀ KẾT QỦA KHẢO SÁT
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ý nghĩa từ viết tắt
Từ viết tắt
BCTC
Báo cáo tài chính
CIB
Khối khách hàng doanh nghiệp lớn
CNTT
Cơng nghệ thơng tin
HĐQT
Hội đồng quản trị
HTXHTD
Hệ thống xếp hạng tín dụng
MB
Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội
NHNN
Ngân hàng Nhà nước
NHTM
Ngân hàng thương mại
QTRR
Quản trị rủi ro
QTRRTD
Quản trị rủi ro tín dụng
RRTD
Rủi ro tín dụng
SME
Khối khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ
TMCP
Thương mại cổ phần
VAMC
Công ty Quản lý tài sản các Tổ chức Tín dụng Việt Nam
XHTD
Xếp hạng tín dụng
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2-1: Vốn chủ sở hữu (2016-2018) ................................................................10
Bảng 3-1: Phân loại nhóm nợ ................................................................................36
Bảng 3-2: Tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể ...........................................................37
Bảng 4-1: Xếp hạng và phân loại nợ đối với khách hàng doanh nghiệp...........56
Bảng 4-2: Đánh giá tài sản bảo đảm khách hàng là đơn vị kinh doanh nhỏ ....57
Bảng 4-3: Ma trận xếp loại khách hàng là đơn vị kinh doanh nhỏ ...................57
Bảng 4-4: Phân loại nợ tại MB ..............................................................................59
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2-1: Tình hình thu nhập (2016-2018) ...............................................................11
Hình 4-1: Tổng dư nợ cho vay khách hàng (2016-2018)..........................................12
Hình 4-2: Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng theo nhóm nợ (2016-2018) ...............13
Hình 4-3: Dự phịng rủi ro cho vay khách hàng (2016-2018) ..................................14
Hình 4-4: Khảo sát đánh giá mức độ ảnh hưởng của các loại rủi ro.........................48
Hình 4-5: Khảo sát về khó khăn của cán bộ tín dụng ...............................................49
Hình 4-6: XHTD khách hàng doanh nghiệp .............................................................54
Hình 4-7: XHTD khách hàng là đơn vị kinh doanh nhỏ ...........................................56
Hình 4-8: XHTD khách hàng cá nhân ......................................................................58
TĨM TẮT
Tiêu đề: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội
Ngân hàng TMCP Quân Đội - “MB” là một trong những ngân hàng thương mại Việt
Nam đầu tiên đáp ứng được yêu cầu quản trị rủi ro của “Hiệu ước Basel II”. Bằng
phương pháp phân tích tổng hợp về thực trạng quản trị rủi ro tín dụng và phương
pháp khảo sát với mẫu gồm 80 cán bộ tín dụng tại MB để tìm hiểu văn hóa quản trị
rủi ro cũng như những khó khăn đang tồn đọng trong việc quản trị rủi ro tín dụng,
luận văn này sẽ phân tích quản trị rủi ro tín dụng tại MB từ khi được chọn thí điểm
áp dụng Basel II năm 2016 đến năm 2018. Kết quả cho thấy MB được xây dựng hệ
thống quản trị rủi ro tín dụng tương đối hồn thiện với hệ thống chiến lược và chính
sách hồn chỉnh, mơ hình tổ chức cũng phần nào đảm bảo được yêu cầu phân tách
chức năng nhiệm vụ của các phịng ban, các mơ hình đo lường và xếp hạng tín dụng
nội bộ đã được MB triển khai và thường xuyên cập nhập, hệ thống kiểm sốt rủi ro
tín dụng cũng tương đối chặt chẽ. Tuy nhiên, hệ thống quản trị rủi ro tín dụng của
MB vẫn chưa thực sự hoàn hảo và vẫn cịn một số hạn chế cần hồn thiện hơn về
chiến lược, mơ hình, sản phẩm, văn hóa quản trị rủi ro cũng như hệ thống đo lường
và giám sát. Do đó bài luận văn đề xuất một số giải pháp để MB hồn thiện hệ thống
quản trị rủi ro tín dụng của mình.
Từ khóa: rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng, Ngân hàng TMCP Quân Đội
ABSTRACT
Title: Credit risk management of Military Bank joint stock company
Military Bank joint stock company - “MB” which is one of the first Vietnamese
commercial banks can meet the risk management requirements of the Basel II. By the
method of analysis of the situation of MB’s credit risk management and the method
of survey with a sample about 80 MB’s credit officers for understanding the culture
as well as the difficulties of MB when managed the credit risk, this thesis will analyze
the credit risk management system of MB from 2016 to 2018. The result shown that
the credit risk management system of MB is almost perfect. The policies and
strategies is adequate, the organizational models mostly can sepatate the
responsibilities of each function, the credit risk measurement models and internal
rating system has been implemented and regularly updated; the credit risk control
system has closely controlled the credit risk. However, there are still some limitations
that need to be improved on their strategies, models, products, cultures of credit risk
management, the measurement and control credit risk system. Therefore, a number
of solutions for perfecting the credit risk management system will be proposed in this
thesis.
Keywords: credit risk, credit risk management, Military Bank
1
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI
1.1.
Đặt vấn đề nghiên cứu
Trong hơn 30 năm đổi mới, hệ thống các NHTM có vai trị rất quan trọng, đóng góp
rất nhiều cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Thông qua các hoạt động của
mình, NHTM giúp cho việc thanh toán, trao đổi mua bán của các tổ chức khác trong
nền kinh tế được diễn ra một cách dễ dàng, nhanh chóng và an tồn và trở thành một
kênh truyền dẫn hữu hiệu cho các chính sách và cơng cụ điều tiết nền kinh tế của
NHNN. Hiện nay, hoạt động nghiệp vụ tín dụng được xem là một trong những nghiệp
vụ đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các NHTM; cùng với việc huy động vốn từ
các chủ thể thừa vốn trong nền kinh tế, nghiệp vụ này có nhiệm vụ phân bổ nguồn
vốn và cung cấp vốn cho nền kinh tế cũng như góp phần vào việc bảo đảm hiệu quả
sử dụng vốn. Tuy nhiên, các NHTM phải dối mặt với rất nhiều rủi ro trong hoạt động
tín dụng của mình. RRTD gây ra các tổn thất về mặt tài chính, mất uy tín cũng như
sụt giảm giá trị vốn hóa của ngân hàng và thậm chí có thể đe dọa đến sự tồn tại của
ngân hàng và dẫn đến những khó khăn trong tồn hệ thống.
Để QTRRTD hiệu quả các NHTM phải xây dựng cho mình hệ thống QTRR có thể
giúp ngân hàng cân bằng được giữa những lợi ích và thu nhập có được với những rủi
ro có thể phải đối mặt từ hoạt động tín dụng, giúp ngân hàng có thể phát triển ổn định
và bền vững. Cùng với sự hội nhập với nền kinh tế thế giới, tháng 2/2016 NHNN đã
đưa Basel II vào thí điểm tại 10 NHTM Việt Nam. Một trong số 10 ngân hàng này là
Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội - “MB”.
Ngân hàng Quân Đội là một trong những ngân hàng tư nhân hàng đầu trong các
NHTM tại Việt Nam, không chỉ trong việc phát triển kinh doanh mà còn đi đầu trong
việc quản trị rủi ro, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngân hàng. Với tổng dư nợ
cho vay chiếm gần 60% tổng tài sản, có thể thấy, QTRRTD giữ vai trị quan trọng
trong hoạt động của ngân hàng và là vấn đề thực sự rất cần thiết cho sự tồn tại và phát
triển của ngân hàng. Tuy nhiên, tình hình nợ xấu của MB có xu hướng tăng; tính đến
Quý III năm 2019, theo số liệu từ báo cáo tài chính, tổng số nợ xấu tại MB đạt 3,2
2
nghìn tỷ đồng, đưa tỷ lệ nợ xấu lên 1,57%; trong đó, nợ nhóm 3 khoảng 781 tỷ đồng
(tăng 6% so với đầu năm), nợ nhóm 4 khoảng 1,1 nghìn tỷ đồng (tăng 67% so với
đầu năm) và nợ nhóm 5 khoảng 1,3 nghìn tỷ đồng (tăng 62% so với đầu năm). Tính
đến cuối năm 2018, tỷ lệ nợ xấu là 1,32% tăng so với con số 1,2% cùng kỳ năm 2017.
Vậy MB đã thực hiện quản trị rủi ro tín dụng trong giai đoạn 1 của lộ trình thí điểm
áp dụng Hiệp ước Basel II như thế nào, có những bất cập gì trong hệ thống và quy
trình quản trị rủi ro tín dụng khiến cho nợ xấu của MB tăng trong năm cuối của giai
đoạn 1 vừa qua? Và MB có thể làm gì để khắc phục những hạn chế đó để hồn thiện
hơn quản trị rủi ro tại đơn vị. Luận văn “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Quân Đội” sẽ tìm hiểu về QTRRTD tại MB trong thời gian từ
2016 đến 2018 đã được thực hiện như thế nào và góp ý một số giải pháp để có thể
giúp MB hồn thiện QTRRTD để có thể trả lời những câu hỏi trên.
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu của bài nghiên cứu là sẽ đánh giá thực trạng QTRRTD tại MB và đề xuất
một số giải pháp có thể hồn thiện QTRRTD trong thời gian tới.
Để đạt được mục tiêu chung nêu trên bài nghiên cứu đề ra các số mục tiêu cụ thể cần
thực hiện như sau:
-
Tìm hiểu được thực trạng QTRRTD tại MB.
-
Đánh giá được những ưu điểm và nhược điểm trong QTRRTD tại MB.
-
Đề xuất được một số giải pháp có thể giúp MB khắc phục hạn chế nêu ra và
hoàn thiện được QTRRTD.
Bài nghiên cứu sẽ trả lời các câu hỏi:
-
QTRRTD đã được MB triển khai thực hiện như thế nào? Có những ưu điểm và
hạn chế gì?
-
Để khắc phục các hạn chế và hồn thiện hơn QTRRTD, có những giải pháp nào
mà MB có thể thực hiện?
3
1.3.
Phạm vi, đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng
TMCP Quân Đội trong phạm vi thời gian từ lúc bắt đầu được NHNN chọn thí điểm
áp dụng Hiệp Ước Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng từ năm 2016 đến cuối năm
2018.
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu
Số liệu trong bài luận văn này là số liệu thứ cấp được thu thập từ BCTC kiểm toán
hợp nhất của MB qua các năm từ năm 2016 đến năm 2018. Ngồi ra, bài nghiên cứu
cũng có sử dụng các tài liệu có liên quan từ nội bộ ngân hàng và tài liệu công khai.
Bằng các số liệu và thông tin nêu trên, bài nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp phân
tích và tổng hợp để hiểu và có thể đánh giá được tình hình QTRRTD tại MB cũng
như dựa vào các kinh nghiệm QTRRTD trước đó để đề xuất giải pháp hoàn thiện.
Ngoài ra, luận văn này cũng sử dụng phương pháp điều tra khảo sát với mẫu khảo sát
là 100 cán bộ nhân viên đang công tác tại MB nhằm khảo sát thực tế quan điểm của
nhân viên ngân hàng về tầm quan trọng của QTRRTD, tìm hiểu văn hóa QTRRTD
của ngân hàng cũng như một số các khó khăn và bất cập đang tồn tại.
1.4.
Cấu trúc của luận văn
Cấu trúc của bài luận văn này gồm có 5 chương chính sau:
- Chương 1: Giới thiệu đề tài
- Chương 2: Sơ lược về Ngân hàng TMCP Quân Đội và quản trị rủi ro tín dụng
- Chương 3: Cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng
- Chương 4: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội
- Chương 5: Giải pháp hồn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân
Đội
4
1.5.
Ý nghĩa và tính mới của đề tài
Bài nghiên cứu này cho thấy được thực trạng QTRRTD tại MB trong thời gian từ
2016 đến 2018, mà trước đây chưa có nghiên cứu nào được thực hiện trong thời gian
này; đây là giai đoạn từ khi MB được NHNN chọn thí điểm áp dụng các nguyên tắc
của Hiệp ước Basel II vào việc QTRR cho đến 2018 khi đã hoàn khi đã hồn thiện và
được cơng nhận đạt tiêu chuẩn. Bài luận văn có ý nghĩa ở việc có thể chỉ ra một số
hạn chế trong QTRRTD tại MB cũng như đề xuất các giải pháp để khắc phục các hạn
chế đó; giúp các nhà QTRR của MB có thêm ý kiến và có cái nhìn đa chiều hơn về
QTRRTD tại ngân hàng mình để có thể xây dựnghồn thiện hơn hệ thống QTRRTD
phù hợp với ngân hàng.
1.6.
Kết luận chương 1
Là một trong những định chế tài chính quan trọng NHTM có nhiệm vụ là trung gian
thanh tốn cũng như phân bổ và cung cấp vốn cho các hoạt động của nền kinh tế.
Trong đó, tín dụng được xem là nghiệp vụ mang lại nguồn thu chính yếu cho các
NHTM Việt Nam. Mặc dù vậy hoạt động tín dụng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho
ngân hàng và đòi hỏi các ngân hàng phải xây dựng hệ thống QTRRTD hiệu quả, có
thể cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro. MB hiện nay là một trong những ngân hàng
đầu tiên được NHNN công nhận đạt chuẩn Basel II, điều này khẳng định năng lực
của ngân hàng trong việc đáp ứng các yêu cầu quốc tế trong việc QTRR nói chung
cũng như là QTRRTD trong lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên, tổng số nợ xấu cũng như
tỷ lệ nợ xấu của MB có xu hướng tăng trong năm 2018 . Bài nghiên cứu này được
thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng QTRRTD tại MB từ năm 2016 đến năm 2018,
tím hiểu những bất cập đang diễn ra khiến cho rủi ro tín dụng tăng cao cũng như đánh
giá và đề xuất một số giải pháp để khắc phục hạn chế và hoàn thiện QTRRTD tại
MB.
5
CHƯƠNG 2 SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI
2.1.
Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Quân Đội
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Giai đoạn 1994 – 2004
Ngân hàng TMCP Quân Đội được thành lập vào tháng 9/1994 với ý tưởng ban đầu
là xây dựng một tổ chức tín dụng phục vụ doanh nghiệp quân đội trong nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh thời kỳ tiền hội nhập. Tính đến cuối năm năm 2004, tổng tài sản của
MB đạt mức trên 7 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trên 500 tỷ và đặt trụ sở mới tại số 3 Liễu
Giai, Ba Đình, Hà Nội.
Giai đoạn 2005 – 2016
Trong giai đoạn này, MB đã áp dụng các giải pháp đổi mới từ mở rộng quy mô và
mạng lưới động, đầu tư công nghệ, tăng cường nhân sự, hướng mạnh về khách hàng
với việc phân chia chức năng quản lý và chức năng kinh doanh giữa Hội sở với Chi
nhánh, tổ chức lại đơn vị kinh doanh theo phân khúc khách hàng cá nhân, khách hàng
SME và CIB, nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ,… Năm 2016, MB được chọn là một
trong 10 NHTM tại Việt Nam tiến hành thực hiện thí điểm áp dụng các quy tắc của
“Hiệp ước Basel II” để QTRR.
Giai đoạn 2017 – 2018
Cuối năm 2018, vốn điều lệ của MB là 21,6 nghìn tỷ đồng, tổng tài sản hơn 362 nghìn
tỷ đồng. Các cổ đơng lớn của MB bao gồm Vietcombank (5%), Viettel (14,6%), SCIC
(9,7%), Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam (7,8%) và Tân Cảng Sài Gòn (7,5%).
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Với mơ hình tổ chức là một tập đồn tài chính hoạt động trong nhiều lĩnh vực và
ngành nghề tài chính khác nhau, Ngân hàng TMCP Quân Đội gồm có 7 cơng ty thành
viên như sau:
6
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân Đội: hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm
phi nhân thọ.
Công ty cổ phần Chứng khốn MB: hoạt động mơi giới, đầu tư kinh doanh
chứng khốn.
Cơng ty cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư MB: hoạt động ủy thác đầu tư, quản lý
danh mục đầu tư, quản lý quỹ.
Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản MB: hoạt động mua bán và quản lý
nợ, khai thác và định giá tài sản.
Công ty cổ phần Địa ốc MB: hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh
bất động sản.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas: hoạt động kinh
doanh bảo hiểm nhân thọ.
Cơng ty tài chính trách nhiệm hữu hạn Một Thành Viên MB (Mcredit)
Hội sở chính là nơi tập hợp các bộ phận đầu não có trách nhiệm quyết định chiến
lược, kế hoạch phát triển kinh doanh và điều hành toàn bộ hoạt động của MB, bao
gồm các bộ phận sau:
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất, thơng qua các buổi họp
hội đồng cổ đông sẽ tiến hành biểu quyết để quyết định các vấn đề liên quan đến
các định hướng, chiến lược và kế hoạch phát triển của MB trong từng thời kỳ cũng
như quyết định các vấn đề nằm ngoài quyền hạn của HĐQT.
Hội đồng quản trị sẽ do được bầu ra bởi Đại hội đồng cổ đông thông qua các cuộc
họp thường niên và thực hiện các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của mình theo sự ủy
quyền và phân công của Đại hội đồng cổ đông. Ban thường trực của HĐQT có
nhiệm vụ thường xuyên theo dõi và giám sát toàn bộ hoạt động của MB, xử lý các
vấn đề nằm ngoài quyền quyết định của Tổng giám đốc như cấp hạn mức tín dụng
vượt thẩm quyền tổng giám đốc, chiến lược và hoạt động đầu tư, phát hành trái
phiếu,… HĐQT bao gồm các ủy ban chuyên môn trực thuộc, đảm nhiệm các nhiệm
vụ và chức năng khác nhau, bao gồm:
7
o Ủy ban Quản trị rủi ro thực hiện các nhiệm vụ thuộc chuyên đề RRTD, rủi ro
thị trường, rủi ro hoạt động và các nội dung khác thuộc thẩm quyền của mình
như góp ý các chính sách cho HĐQT như: “Chính sách Tín dụng”, “Quy chế
tổ chức hoạt động của Ủy ban Tín dụng”, “Bộ chỉ tiêu xếp hạng khách hàng”,
“Chính sách Quản trị rủi ro tín dụng”, “Quy định tổ chức hoạt động tín dụng”,
“Chỉ đạo xây dựng triển khai dự án Basel II” …. nhằm bảo đảm phù hợp với
thực tế tại MB từng thời kỳ và định hướng của NHNN. Ủy ban này cũng
thường xuyên giám sát chất lượng các hoạt động tín dụng của ngân hàng.
o Ủy ban Nhân sự: thực hiện đánh giá thi đua khen thưởng cấp HĐQT; Phê
duyệt kế hoạch nhân sự; Định hướng phương án mơ hình tổ chức ngân hàng
đồng thời ấn tuyển chọn nhân sự, bố trí, sắp xếp một số vị trí cán bộ quản lý,
phù hợp với nhu cầu phát triển kinh doanh và mơ hình tổ chức.
o Ủy ban Tín dụng có nhiệm vụ lấy ý kiến biểu quyết, góp ý và xây dựng các
vấn đề tín dụng, các chiến lược và định hướng phát triển cũng như các khung
pháp lý cho hoạt động của MB nhằm bảo đảm được hiệu quả kinh doanh của
MB. Ngoài ra, Ủy ban này có quyền tham gia phê duyệt cấp tín dụng đối với
khoản vay lớn, nhiều rủi ro mà chi nhánh không đủ quyền quyết định.
o Ủy ban ALCO thực hiện nhiệm vụ giám sát và quản lý việc cân đối giữa tài
sản nợ và tài sản có của MB; bảo đảm khả năng thanh khoản của cả hệ thống.
Ủy ban này cũng sẽ thực hiện đánh giá các rủi ro để có thể đưa ra những kiến
nghị góp ý nghị về chính sách tín dụng, chiến lược cho vay cũng như huy động
vốn của MB.
Ban kiểm sốt là bộ phận độc lập, khơng thuộc sự quản lý của hộ đồng quản trị,
có trách nhiệm thường xuyên và định kỳ thực hiện hoạt động giám sát, kiểm tra
toàn bộ hoạt động của MB trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật; điều lệ,
quy định, quy trình của MB giúp hạn chế rủi ro và bảo đảm hoạt động kinh doanh
được ổn định. Bộ phận kiểm toán nội bộ sẽ được thành lập và tổ chức thực hiện
bởi Ban kiểm soát và báo cáo với HĐQT.
8
Ban giám đốc: gồm 1 tổng giám đốc và 8 phó tổng giám đốc. Trong đó, tổng giám
đốc sẽ do HĐQT bổ nhiệm, có nhiệm vụ điều hành tồn bộ hoạt động của ngân
hàng và chịu trách nhiệm trước HĐQT và pháp luật. Các phó tổng giám đốc sẽ
được tổng giám đốc phân công nhiệm vụ, điều hành và quản lý một hoạt động, lĩnh
vực cụ thể trong ngân hàng.
Các khối và phịng ban chun mơn: thực hiện đề xuất ý kiến và hỗ trợ ban điều
hành trong việc quản lý các hoạt động của toàn hệ thống MB. Tùy vào từng chức
năng khác nhau của mỗi phòng ban sẽ có những nhiệm vụ riêng. Các khối và phịng
ban chun mơn sẽ thực hiện triển khai chiến lược kinh doanh, chiến lược QTRR
hoặc xây dựng cơ sở vật chất - CNTT, bảo đảm sự vận hành của cả ngân hàng. Các
Khối và phòng ban bao gồm: Khối tổ chức nhân sự; Khối tài chính kế tốn; Khối
kiểm tra kiểm sốt nội bộ; Khối hành chính; Khối QTRR; Khối mạng lưới và quản
lý chất lượng; Ban pháp chế; Văn phòng PMO; Văn phòng CEO; Các khối kinh
doanh (Khối khách hàng CIB, Khối khách hàng SME, Khối khách hàng cá nhân)
và Khối hỗ trợ kinh doanh (Khối thẩm định và phê duyệt tín dụng, Khối vận hành
và Khối cơng nghệ thông tin).
Các đơn vị kinh doanh (bao gồm chi nhánh và sở giao dịch) sẽ làm việc trực tiếp
với khách hàng; có nhiệm vụ tư vấn và bán các sản phẩm tín dụng, sản phẩm dịch
vụ của ngân hàng cho khách hàng.
2.1.3. Các sản phẩm tín dụng chiến lược
MB sở hữu cho mình một hệ thống sản phẩm tín dụng phong phú, có thể đáp ứng đa
dạng các nhu cầu đi vay khác nhau của khách hàng thuộc nhiều phân khúc khác nhau
như cá nhân, khách hàng SME, CIB, đơn vị kinh doanh nhỏ, hộ kinh doanh... Các sản
phẩm tín dụng của MB ln được cải tiến chất lượng theo hướng mang lại những sản
phẩm dịch vụ tiện ích phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng.
Sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân
Bất động sản
9
Nhà ở luôn là nhu cầu thiết yếu của cá nhân, do đó nhu cầu này ln được MB tận
dụng và quan tâm bằng việc đáp ứng đa dạng các nhu cầu về bất động sản như mua,
sửa chữa và xây dựng các loại nhà đất, căn hộ chung cư, dự án…. Đặc điểm sản phầm
là có thể tài trợ tối đa lên đến 90% nhu cầu của khách hàng trong khoảng 180-240
tháng với tài sản bảo đảm đa dạng như bất động sản, ơ tơ, giấy tờ có giá, quyền tài
sản…
Ơ tơ
Là một trong những sản phẩm trọng tâm của ngân hàng đối với mảng khách hàng cá
nhân. MB phục vụ nhu cầu vay mua ôtô của cá nhân cho mục đích đi lại với mức tài
trợ tối đa 90% giá trị xe và thời hạn cho vay tối đa 96 tháng. Ngoài việc cho vay mua
xe mới, MB cũng hỗ trợ cho vay đối với một số loại xe ô tô cũ đủ tiêu chuẩn.
Tiêu dùng
Các sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng khá đa dạng, bao gồm cho vay tín
chấp, cho vay tiêu dùng có thế chấp dànhccho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau
như cá nhân, công chức nhà nước, quân nhân…
Cho vay sản xuất kinh doanh
Đối với các khách hàng là các hộ kinh doanh nhỏ hoặc hộ nông dân, MB cũng đã có
sản phẩn tín dụng nhằm hỗ trợ vay vốn cho các cá nhân cần vốn để sản xuất kinh
doanh như cho vay bổ sung vốn lưu động trả góp đối với các hộ sản xuất kinh doanh,
cho vay hộ trồng lúa với mức tài trợ lên đến 80% nhu cầu vồn trong 84-120 tháng
Sản phẩm khách hàng doanh nghiệp
Tại phân khúc khách hàng doanh nghiệp, ngồi các sản phẩm tín dụng cơ bản như
cho vay ngắn hạn để phục vụ các nhu cầu vốn hoạt động trong ngắn hạn cho doanh
nghiệp như tiền th văn phịng, chi phí nhân cơng, bổ sung vốn lưu động… cho vay
trung dài hạn đầu tư tài sản cố định như mua máy móc, xây dựng nhà máy, tài trợ dự
dán, tài trợ thương mại, bảo lãnh… Ngân hàng còn cung cấp sản phẩm vay vốn kinh
doanh trả góp với thời gian vay dài hơn đáp ứng tốt hơn nhu cầu bổ sung vốn kinh
10
doanh cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, MB cịn cung cấp gói tín dụng chun biệt,
khép kín được thiết kế phù hợp với đặc thù thương mại của nhiều ngành nghề kinh
doanh khác nhau.
2.2.
Tình hình hoạt động kinh doanh của MB từ 2016 đến 2018
Cuối năm 2018, tổng tài sản của MB đạt 362,36 nghìn tỷ đồng với tổng dư nợ cho
vay khách hàng chiếm khoảng 59% tổng tài sản, đạt 214,69 nghìn tỷ đồng. So với
năm 2017, tổng tài sản đã tăng 15,45% trong đó tổng dư nợ cho vay khách hàng có
sự gia tăng 16,56%. Và so với năm 2016, tổng tài sản năm 2018 tăng đến 41,4% trong
đó tổng dư nợ cho vay khách hàng tăng 42,42%.
Tổng vốn chủ sở hữu năm 2018 của MB là 34,17 nghìn tỷ đồng; tăng 15,44% so với
năm 2017 và tăng 28,53% so với năm 2016. Trong đó vốn điều lệ chiếm khoảng
63,22% đạt 21,604 nghìn tỷ đồng; lợi nhuận chưa phân phối chiếm 20,85% đạt 7,123
nghìn tỷ đồng tính đến cuối năm 2018.
Bảng 2-1: Vốn chủ sở hữu (2016-2018)
Năm
2016
2017
2018
Tổng vốn CSH
26,588,446
29,601,170
34,172,858
Đơn vị: Triệu đồng
Vốn điều lệ
LN chưa phân phối
17,127,409
4,699,337
18,155,054
5,977,328
21,604,514
7,123,671
Nguồn: BCTC năm 2016-2018
So với năm 2017, thu nhập lãi thuần năm 2018 tăng 30% và tăng đến 83% so với năm
2016, đạt 14,58 nghìn tỷ đồng tính đến ngày 31/12/2018. Sự tăng trưởng của thu nhập
lãi đến từ sự tăng trưởng của quy mô dư nợ khi tổng dư nợ cho vay khách hàng tăng
16,6% so với cùng kỳ 2017 và tăng đến 42% so với cùng kỳ năm 2016. Bên cạnh đó
là nhờ lãi suất đầu ra được cải thiện 0,4 điểm % cùng với chi phí lãi ổn định.
Đối với thu nhập từ hoạt động dịch vụ, phần thu nhập này có sự tăng trưởng khá tốt,
đạt 5,72 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2018, tăng 77,5% so với cùng kỳ năm 2017 và
tăng đến 340% so với năm 2016. Ngân hàng đã đầu tư nhiều chi phí hơn cho các hoạt
11
động dịch vụ với tổng chi phí đạt 3,16 nghìn tỷ đồng cho các hoạt động dịch vụ vào
năm 2018, gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2016.
Hình 2-1: Tình hình thu nhập (2016-2018)
Đơn vị: Triệu đờng
Nguồn: tác giả tổng hợp từ BCTC năm 2016-2018”
Bên cạnh đó, MB cũng đang đẩy mạnh các sản phẩm thuộc kênh ngân hàng số và
dịch vụ nhằm gia tăng tỷ trọng của thu nhập từ các hoạt động ít rủi ro hơn.
Cùng với việc tăng trưởng về tổng quy mô dư nợ, so với năm 2017 lợi nhuận trước
thuế của MB đã tăng 68% và so với cùng kỳ năm 2016 là tăng 113%; đạt 7,77 nghìn
tỷ đồng tính đến cuối năm 2018.
Theo đó là sự tăng trưởng của các chỉ số đo lường hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả
sử dụng tài sản của ngân hàng. Trong vòng 3 năm từ 2016 đến 2018, ROA của ngân
hàng tăng từ 1,13% lên 1,71%. Năm 2016, ROE của ngân hàng đạt mức 10,85%; năm
2017 đạt 11,79% và năm 2018 tăng mạnh đạt 18,11%.
2.3.
Thực trạng rủi ro tín dụng
Tổng dư nợ cho vay khách hàng có xu hướng tăng, so với năm 2016 ở mức 150,74
nghìn tỷ đồng, năm 2018 con số này đạt mức 214,69 nghìn tỷ đồng, tăng 42,42% so
với năm 2016. Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng trưởng tín dụng, năm 2018 có tốc độ
tăng trưởng hằng năm chậm hơn, đạt 16,56% so với tốc độ tăng của năm 2017 là
12
22,19%. Nếu xem xét về tổng thể nền kinh tế năm 2018, có thể thấy sự chậm lại của
việc tăng trưởng dụng không chỉ là của riêng MB mà diễn ra trên toàn hệ thống. Trong
cuộc họp báo về kết quả hoạt động năm 2018 và triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng
năm 2019, Ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ cho biết tính đến
cuối năm 2018 tín dụng đã tăng khoảng 14% so với cuối năm 2017”. Đây là mức tăng
trưởng thấp nhất trong 4 năm qua, tuy nhiên trong tình hình kinh tế hiện nay, đây là
mức tăng trưởng hợp lý nằm trong kế hoạch kiểm sốt lạm phát của NHNN Việt
Nam.
Hình 2-2: Tổng dư nợ cho vay khách hàng (2016-2018)
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: BCTC hợp nhất năm 2016-2018
Tổng huy động tiền gửi khách hàng của MB đạt khoảng 239,96 nghìn tỷ đồng, con
số này tăng 9% so với năm 2017. Ngân hàng chủ trương duy trì mức giá huy động
vừa phải, giảm chi phí huy động vốn nhằm tăng biên lãi rịng (NIM) và duy trì tỷ lệ
dư nợ trên tổng tiền gửi (LDR) mở mức tối ưu. Năm 2018, tỷ lệ LDR đạt 89,5% tăng
5% so với năm 2017. Tỷ lệ này hiện đang cao hơn so với quy định của NHNN đối
với các NHTM cổ phần là 80% .
Tỷ lệ nợ xấu của MB vào năm 2016 đạt 1,32% và có sự giảm nhẹ xuống 1,2% vào
cuối năm 2017. Mặc dù trong năm 2017, Ngân hàng đã tất toán trước hạn toàn bộ trái
phiếu tại VAMC, đưa toàn bộ nợ xấu về xử lý tại ngân hàng, MB vẫn gây chú ý vì
vẫn duy trì được tỷ lệ nợ xấu thấp, thậm chí là giảm so với trước đó. Tuy nhiên tính
13
đến cuối năm 2018, song song với sự gia tăng của lợi nhuận thì nợ xấu của MB cũng
tăng. Mức tăng trưởng của lợi nhuận trước thuế lên đến 68% vào cuối năm 2018, đạt
7,77 nghìn tỷ đồng; nhưng đồng thời nợ xấu của ngân hàng này cũng tăng khá nhiều
so với cùng kỳ năm 2017 đạt 2,84 nghìn tỷ đồng và tăng đến 28% trong khi năm 2017
tổng nợ xấu chỉ tăng 11,6% so với năm 2016 trước đó. Tỷ lệ nợ xấu của MB cũng có
xu hướng tăng, đạt 1,32% vào năm 2018 cao hơn so với năm 2017 là 1,2%. Đặt biệt,
theo số liệu báo cáo tài chính của MB tại thời điểm Quý III năm 2019, tổng số nợ xấu
tại MB đạt 3,2 nghìn tỷ đồng, đưa tỷ lệ nợ xấu lên 1,57%; trong đó, nợ nhóm 3 khoảng
781 tỷ đồng (tăng 6% so với đầu năm), nợ nhóm 4 khoảng 1,1 nghìn tỷ đồng (tăng
67% so với đầu năm) và nợ nhóm 5 khoảng 1,3 nghìn tỷ đồng (tăng 62% so với đầu
năm). Có thể thấy, trong số dư nợ cho vay khách hàng của MB, số nợ xấu có sự gia
tăng đáng kể trong năm 2018, đặt biệt là đối với nhóm nợ số 4 và 5.
Hình 2-3: Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng theo nhóm nợ (2016-2018)
Đơn vị: Phần trăm (%)
Nguồn: Thu thập từ BCTC hợp nhất năm 2016-2018
Tỷ lệ nợ xấu của MB tăng trong năm 2018 với tổng dư nợ xấu đạt 2,84 nghìn tỷ đồng,
tăng 28% so với năm 2017. Tốc độ tăng của nợ xấu tăng lên đáng kể so với năm trước
đó 2017 là 11,6%. Nợ xấu tăng đồng nghĩa với sự gia tăng của dự phịng RRTD. Tính
đến cuối năm 2018, dự phịng rủi ro khách hàng đạt con số 3,21 nghìn tỷ đồng tăng
đến 52,1% so với năm 2017; tỷ lệ tăng này cũng khá đáng kể so với tỷ lệ tăng của
14
năm 2017 là 3,68%. Phân tích cụ thể hơn, sự gia tăng này chủ yếu đến từ sự gia tăng
của dự phòng RRTD cụ thể. Dự phòng RRTD cụ thể đạt 1,65 nghìn tỷ đồng, tăng
104% so với con số 806 tỷ đồng của năm 2017.
Hình 2-4: Dự phịng rủi ro cho vay khách hàng (2016-2018)
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn:Thu thập từ BCTC hợp nhất năm 2016-2018
Ngoài ra, từ năm 2017 trở về trước, MB bán nợ xấu và mua về trái phiếu do VAMC
phát hành, MB đã phải định kỳ hàng tháng trích lập dự phịng cho các trái phiếu của
VAMC. Trong đó, năm 2016 ngân hàng đã thực hiện trích lập 1 nghìn tỷ đồng và con
số này là 1,32 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2017. Tuy nhiên, trong năm 2017, ngân
hàng đã hồn thành tất tốn tồn bộ số trái phiếu của VAMC, đưa nợ xấu về xử lý tại
đơn vị. Do đó, năm 2018, MB đã khơng cịn phải trích dự phịng cho trái phiếu của
VAMC nữa.
Tỷ lệ an toàn vốn đạt 12,5% năm 2016 và có xu hướng giảm dần ở các năm sau đó,
cụ thể là 12% năm 2017 và 11% năm 2018. Mặc dù có xu hướng giảm trong những
năm gần đây, tỷ lệ này vẫn cao hơn tỷ lệ tối thiểu yêu cầu của NHNN Việt Nam là
9% cũng như so với tiêu chuẩn của “Hiệp ước Basel II” là 8%; bảo đảm phân bổ tài
sản tối ưu, tạo vùng đệm an toàn nhưng vẫn sử dụng tối ưu nguồn vốn, cân bằng giữa
lợi nhuận và rủi ro.
15
Về kỳ hạn cho vay, cơ cấu cho vay của MB chủ yếu là dư nợ cho vay ngắn hạn. Từ
2016 đến 2018, tỷ lệ dư nợ ngắn hạn của ngân hàng duy trì mở mức khoảng 49%, dư
nợ trung hạn khoảng 16%-19% và dư nợ dài hạn khoảng 31%-34%.
Về đối tượng khách hàng cho vay, ngân hàng chủ yếu cho vay các đối tượng là cá
nhân và các tổ chức kinh tế, trong đó phần lớn dư nợ là cho vay các tổ chức kinh tế.
Theo chiến lược đề ra, ngân hàng đang tập trung phát triển tín dụng ở phân khúc
khách hàng cá nhân, do đó tỷ lệ cho vay khách hàng cá nhân trên tổng dư nợ có sự
gia tăng từ 30% năm 2016 lên 38% năm 2018. Về tốc độ tăng trưởng, dư nợ cho vay
khách hàng cá nhân đạt mức tăng trưởng 34% so với năm 2017 và tăng 79% so với
năm 2016, đạt 81,8 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ cho vay khách hàng là các tổ chức kinh tế
mặc dù có xu hướng giảm nhẹ về tỷ trọng so với các năm trước nhưng vẫn chiếm tỷ
trọng lớn, đạt 130,4 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 60% vào cuối năm 2018. Trong
những năm tới, MB vẫn sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược mở rộng tín dụng cá nhân,
tập trung vào khai thác các khách hàng sẵn có và khai thác bán chéo với các cơng ty
con trong tập đồn cũng như với các đối tác chiến lược có thu nhập cao.
Về tỷ lệ cho vay theo ngành nghề tài trợ, ngân hàng tập trung trên 70% tổng dư nợ
vào các lĩnh vực như Sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia
đình, Hoạt động làm th các cơng việc trong các hộ gia đình, , Bán bn, bán lẻ, sữa
chữa ơ tơ, xe máy và xe có động cơ khác, Công nghiệp chế biến chế tạo và Xây dựng.
Ngoài ra, ngân hàng cũng tài trợ nhiều lĩnh vực khác như Vận tải, kho bãi, Hoạt động
kinh doanh bất động sản, Dịch vụ lưu trú và ăn uống…. nhưng tỷ lệ tài trợ thấp.
2.4.
Kết luận chương 2
Thành lập năm 1994 với mục đích ban đầu là phục vụ các doanh nghiệp trong quân
đội, trải qua 25 năm phát triển, hiện nay MB có cho mình mạng lưới hoạt động trên
tồn quốc và thậm chí tại nước ngồi với hệ thống sản phẩm đa dạng dành cho nhiều
đối tương và phân khúc khách hàng khác nhau. Mơ hình tổ chức của MB khá quy củ
và chặt chẽ, gồm nhiều phòng ban đảm nhiệm những chức năng nhiệm vụ khác nhau,
bảo đảm hoạt động được xuyên suốt nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. Sau 3 năm được