Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

(Luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực basel tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

NGUYỄN THỊ LỆ THỦY

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO CHUẨN MỰC BASEL TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Phú Yên- Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

NGUYỄN THỊ LỆ THỦY

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO CHUẨN MỰC BASEL TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN
CHI NHÁNH PHÚ N

Chun ngành: Tài chính- Ngân hàng.
(Hướng ứng dụng)
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN QUỐC ANH



Phú Yên - Năm 2019



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của
tơi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lệ Thủy


ii

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ........................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2

1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 3
1.4.1. Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................... 3
1.4.2. Phân tích dữ liệu nghiên cứu ..................................................................... 3
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................... 4
1.5.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 4
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................... 4
1.6. Kết cấu của đề tài .......................................................................................... 5
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................................... 5
CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................... 6
2.1. Giới thiệu tổng quan về ngân hàng .............................................................. 6
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ............................................................. 6
2.1.2. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................... 7


iii

2.1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn chi nhánh Phú Yên ..................................................................... 9
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Chi nhánh Phú Yên. ........................................................................... 9
2.2. Những dấu hiệu cảnh báo ........................................................................... 12
2.3. Biểu hiện vấn đề ........................................................................................... 13
2.4. Xác định vấn đề ............................................................................................ 13
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 14
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 15
3.1. Rủi ro tín dụng ............................................................................................. 15

3.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 15
3.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng .......................................................................... 15
3.1.3. Một số chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng ................................................. 17
3.1.4. Nguyên nhân rủi ro tín dụng.................................................................... 19
3.1.5. Hậu quả của rủi ro tín dụng ..................................................................... 21
3.1.6. Hệ thống các nhân tố ảnh hưởng đến Rủi ro tín dụng Ngân hàng……...22
3.2. Quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại....................................... 26
3.2.1. Khái niệm ................................................................................................ 26
3.2.2. Mục đích của quản trị rủi ro tín dụng ...................................................... 26
3.2.3. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng ............................................................ 27
3.2.4. Các phương pháp quản trị rủi ro tín dụng ............................................... 34
3.2.5. Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng ......................................................... 35
3.3. Tiêu chuẩn Basel II và quản trị rủi ro ngân hàng .................................... 37
3.4. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trước đây ...................................... 40
3.4.1. Nghiên cứu quốc tế về rủi ro tín dụng ngân hàng ................................... 40
3.4.2. Nghiên cứu trong nước về rủi ro tín dụng ngân hàng ............................. 42
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 46


iv

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI
NHÁNH PHÚ YÊN.................................................................................................47
4.1. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nơng nghiệp và phát
triển nông thôn Chi nhánh Phú Yên theo Basel II .......................................... 47
4.1.1. Tỷ lệ an tồn vốn của ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nông thôn Chi
nhánh Phú Yên. ................................................................................................. 47
4.1.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Chi nhánh Phú Yên.................................................................................... 48

4.1.3. Phân tích thực trạng nội dung cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng nơng nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Phú Yên. ........................ 51
4.2. Đánh giá về cơng tác quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II
của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Phú Yên .. 64
4.2.1. Những kết quả đạt được .......................................................................... 64
4.2.2. Những tồn tại .......................................................................................... 67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ......................................................................................... 69
CHƯƠNG 5: KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN
TIÊU CHUẨN BASEL II TRONG CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI
NHÁNH PHÚ YÊN ................................................................................................. 70
5.1. Định hướng phát triển của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Chi nhánh Phú Yên theo tiêu chuẩn Basel II trong quản trị rủi ro tín
dụng .................................................................................................................... 70
5.1.1. Định hướng phát triển của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Chi nhánh Phú Yên.................................................................................... 70
5.1.2. Mục tiêu và định hướng quản trị rủi ro ngân hàng .................................. 72
5.2. Đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận Basel II trong quản trị
rủi ro tín dụng tại ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nông thôn Chi
nhánh Phú Yên .................................................................................................... 73


v

5.2.1. Hồn thiện quy trình tín dụng chuẩn ....................................................... 73
5.2.2. Tăng cường công cụ đo lường trong quản trị rủi ro tín dụng .................. 74
5.2.3. Tăng cường cơ chế nhận diện rủi ro, nâng cao trách nhiệm kiểm tra kiểm
soát nội bộ .......................................................................................................... 76
5.2.4. Nâng cấp hệ thống thông tin cảnh báo khách hàng..................................75
5.2.5. Giải pháp xử lý nợ ................................................................................... 80

5.2.6. Quản trị nguồn nhân lực hiệu quả ........................................................... 81
5.2.7. Nâng cao hiệu quả cơng tác thẩm định tín dụng ..................................... 78
5.2.8. Xây dựng mối quan hệ với khách hàng ................................................... 81
5.2.9. Đa dạng hóa danh mục đầu tư ................................................................. 77
5.2.10. Hồn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng.............................................. 75
5.3. Một số kiến nghị .......................................................................................... 82
5.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà Nước………………………………………….....82
5.3.2. Đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam….......83
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ........................................................................... ........83
KẾT LUẬN ............................................................................................................. .84
TÀI LIỆU THAM KHẢO


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

GIẢI NGHĨA

Agribank

Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nơng thơn

BCTC

Báo cáo tài chính

BCTN


Báo cáo thường niên

DPRR

Dự phòng rủi ro

HĐQT

Hội đồng quản trị

HSX & CN

Hộ sản xuất và cá nhân

KTKSNB

Kiểm tra, kiểm soát nội bộ

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

QTRR

Quản trị rủi ro


QTRRTD

Quản trị rủi ro tín dụng

RRTD

Rủi ro tín dụng

TCTD

Tổ chức tín dụng

XHTD

Xếp hạng tín dụng

XHTDNB

Xếp hạng tín dụng nội bộ


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Phú Yên giai đoạn
2015 – 2018 .............................................................................................................. 10
Bảng 2.2. Chỉ tiêu Tổng nguồn vốn của các NHTM trên địa bàn ........................... 11
Bảng 2.3 Chỉ tiêu Tổng dư nợ của các NHTM trên địa bàn .................................... 11
Bảng 2.4 Một số chỉ tiêu cảnh báo rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Phú Yên
.................................................................................................................................. 12

Bảng 2.5 Dư nợ theo hệ số an toàn CAR ................................................................. 12
Bảng 3.1 So sánh Basel I với Basel II ……………………………………………35
Bảng 4.1 Tỷ lệ an toàn vốn Agribank Chi nhánh Phú Yên giai đoạn 2015- 2018 .. 47
Bảng 4.2 Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế của Agribank Chi nhánh Phú n giai
đoạn 2015-2018 ........................................................................................................ 49
Bảng 4.3 Trích lập dự phịng rủi ro của Agribank Chi nhánh Phú Yên giai đoạn
2015-2018................................................................................................................. 50
Bảng 4.4 Nợ xấu Agribank Chi nhánh Phú Yên giai đoạn 2015-2018 .................... 51
Bảng 4.5 Tỷ lệ trích lập dự phòng của Agribank Chi nhánh Phú Yên .................... 55
Bảng 4.6 Điểm xếp hạng tín dụng của Agribank Chi nhánh Phú Yên .................... 61


viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Agribank Chi nhánh Phú Yên ..............................7
Biểu đồ 2.2 Mơ hình mạng lưới Agribank Chi nhánh Phú n ..............................8
Biểu đồ 4.1 Tình hình tín dụng của Agribank Chi nhánh Phú Yên giai đoạn 20152018........................................................................................................................48
Biểu đồ 4.2 Qui trình chấm điểm tín dụng doanh nghiệp ......................................61
Biểu đồ 4.3 Quy trình chấm điểm tín dụng cá nhân ..............................................62


ix

TÓM TẮT
Lý do chọn đề tài: Tiêu chuẩn Basel II đã trở thành bộ tiêu chuẩn phổ biến
trong hoạt động QTRR của các ngân hàng trên thế giới, theo đó các ngân hàng tuân
thủ các thông lệ và chuẩn mực quốc tế để chuẩn hóa, cải thiện và lành mạnh lĩnh
vực ngân hàng, nâng cao việc hội nhập thành công. Nhận thức được tầm quan trọng
đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel tại

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Phú Yên” để làm
luận văn thạc sĩ của mình.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: là phân tích đánh giá thực trạng rủi ro tín
dụng tại Agribank Chi nhánh Phú Yên; phân tích đánh giá các nội dung quản trị rủi
ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Phú Yên theo tiêu chuẩn Basel II. Từ đó, đề
xuất các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank
Chi nhánh Phú Yên hướng tới Basel II.
Phương pháp nghiên cứu: thông qua phương pháp thống kê, phân tích tổng
hợp, so sánh để làm rõ sự cần thiết, những khó khăn, thách thức trong lộ trình áp
dụng Basel II, qua đó nêu một số giải pháp và đề xuất kiến nghị trong việc xây dựng
hệ thống QTRR, áp dụng thành công Basel II hướng tới sự phát triển bền vững, lành
mạnh, an toàn của hệ thống ngân hàng Việt Nam trước thềm hợp tác quốc tế.
Kết quả nghiên cứu: Thông qua nghiên cứu, luận văn đã nhận diện được
các dấu hiệu cảnh báo, biểu hiện vấn đề của thực trạng và các nội dung quản trị rủi
ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Phú Yên theo Basel II từ đó đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Phú Yên
hướng tới Basel II.
Kết luận và hàm ý: Luận văn là cơng trình nghiên cứu có hệ thống và logic
đánh giá cơng tác quản trị RRTD tại Agribank Chi nhánh Phú Yên. Luận văn là tài
liệu có giá trị tham khảo cho Ban lãnh đạo, cán bộ tín dụng của chi nhánh tham
khảo trong việc quản trị RRTD theo chuẩn mực Basel.
Từ khóa: Basel II, quản trị rủi ro tín dụng, Agribank Chi nhánh Phú Yên.


x

ABSTRACT
Reasons for choosing the topic: Basel II Standard has become a common
set of standards in risk management activities of banks around the world, whereby
banks adhere to international practices and standards to standardize and improve.

good and healthy banking sector, enhance the successful integration. Recognizing
that importance, the author chooses the topic: "Credit risk management according to
Basel standards at the Bank of Agriculture and Rural Development in Phu Yen
Branch" to make his master's thesis.
The research objectives of the Project: are to analyze and assess the
situation of credit risk at Agribank Phu Yen Branch; analyze and assess the contents
of credit risk management at Agribank Phu Yen Branch according to Basel II
standards. From there, propose solutions to improve access to credit risk
management at Agribank Phu Yen Branch towards Basel II.
Research methodology: through statistical, general and comparative
analysis methods to clarify the necessity, difficulties and challenges in the Basel II
application roadmap, thereby stating some solutions and recommendations.
recommendations in the development of risk management system, successful
application of Basel II towards the sustainable, healthy and safe development of the
Vietnamese banking system before the international cooperation.
Research results: Through the study, the thesis has identified warning signs,
problematic expression and the content of credit risk management at Agribank Phu
Yen Branch according to Basel II from there. proposing solutions to improve the
efficiency of credit risk management at Agribank Phu Yen Branch towards Basel II.
Conclusion and implications: The thesis is a systematic and logical research project
to evaluate the risk management practices at Agribank Phu Yen Branch. The thesis
is a valuable reference document for the Board of Directors, credit officers of the
reference branch in the management of credit risk according to Basel standards.
Keywords: Basel II, credit risk management, Agribank Phu Yen Branch.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động tín dụng là một hoạt động quan trọng mang lại thu nhập chủ yếu
cho NHTM. Tuy nhiên, hoạt động này cũng hàm chứa nhiều rủi ro, do đó ảnh
hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hiện nay chất
lượng tín dụng trong hệ thống NHTM Việt Nam đang ở mức thấp, điều này thể hiện
ở tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng
cao trong đó có nguyên nhân xuất phát từ chất lượng hoạt động quản lý rủi ro tín
dụng tại các NHTM. Trước yêu cầu bảo đảm an toàn trong kinh doanh của hệ thống
Ngân hàng, vấn đề nhận diện được rủi ro tín dụng cũng như tăng cường quản lý
RRTD trở nên hết sức cần thiết.
Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế tất yếu và đang diễn ra ngày
càng sâu rộng cả về nội dung và quy mô trên nhiều lĩnh vực. Ngành Ngân hàng
cũng khơng nằm ngồi xu thế đó. Để hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
tham gia tốt hơn vào quá trình quốc tế hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh trong tiến
trình hội nhập, lành mạnh hóa tài chính theo chuẩn mực quốc tế, các ngân hàng
thương mại cần phải tuân thủ một số điều ước quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh
ngân hàng.
Tiêu chuẩn Basel II đã mang lại những giá trị thiết thực khơng chỉ cho chính
Ngân hàng, mà khách hàng và cổ đông cũng nhận được nhiều lợi ích. Việc triển
khai Basel II thành cơng đã giúp ngân hàng tối ưu hóa lợi nhuận bằng các chiến
lược kinh doanh dựa vào mức độ rủi ro, phân bổ vốn hợp lý vào từng nhóm đối
tượng khách hàng và sản phẩm, thiết lập được danh mục đầu tư tín dụng có mức lợi
nhuận tối ưu. Thêm vào đó, khách hàng cũng sẽ yên tâm hơn khi giao dịch, bởi tài
sản của khách hàng đã được bảo vệ trước các rủi ro có thể phát sinh. Hiểu được việc
quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II là bước đi quan trọng trong lộ trình hội nhập
với thế giới và cũng là cách để bảo vệ ngân hàng, khách hàng tốt nhất.
Nhận thức được tầm quan trọng của rủi ro tín dụng đối với hoạt động kinh
doanh, thời gian qua Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Phú
n đã có những biện pháp tích cực trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng. Tuy



2

nhiên, những bất cập vẫn còn tồn tại như: tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu và nhất là
nợ xấu ngoại bảng, nợ tiềm ẩn nợ xấu v.v… Những bất cập này có nguyên nhân từ
vấn đề quản lý RRTD tại ngân hàng, vì vậy địi hỏi thời gian tới Agribank Chi
nhánh Phú Yên cần phải tăng cường hoạt động quản lý rủi ro tín dụng hơn nữa.
Vậy, Agribank Chi nhánh Phú Yên đã quản lý rủi ro tín dụng như thế nào?
Những thành cơng, hạn chế và nguyên nhân của hoạt động này tại ngân hàng là gì?
Agribank Chi nhánh Phú Yên và các cơ quan, ban ngành liên quan cần có những
giải pháp nào để tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng này trong thời
gian tới?
Từ những nội dung cấp thiết ấy, tác giả đã chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín
dụng theo chuẩn mực Basel tại Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nông
thôn Chi nhánh Phú Yên” làm đề tài luận văn cao học của mình và nhằm giải đáp
câu hỏi trên.
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại
Agribank Chi nhánh Phú n. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả
năng tiếp cận tiêu chuẩn Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng.
Mục tiêu cụ thể:
Phân tích đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Phú
Yên.
Phân tích đánh giá các nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi
nhánh Phú Yên theo tiêu chuẩn Basel II.
Đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận quản trị rủi ro tín dụng tại
Agribank Chi nhánh Phú Yên hướng tới Basel II.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng quản trị RRTD tại Agribank Chi nhánh Phú Yên hiện nay như thế

nào? Mức độ đáp ứng các chuẩn mực Basel II về quản trị RRTD tại Agribank Chi
nhánh


3

Phú Yên?
Lộ trình triển khai Basel II tại Agribank Chi nhánh Phú Yên như thế nào?
Để đảm bảo việc triển khai áp dụng thành cơng quản trị rủi ro tín dụng theo
chuẩn mực Basel thì Agribank Chi nhánh Phú Yên cần có những giải pháp gì nhằm
tiết kiệm nguồn lực, tránh tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh và phù hợp
thực tiễn tại Agribank Chi nhánh Phú Yên?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.2.3. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng rủi ro tín dụng và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng
thương mại.
1.2.4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Agribank Chi nhánh Phú Yên.
Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu các dữ liệu về hoạt động tín dụng
và quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Phú Yên từ năm 2015 đến 2018,
điều tra sơ cấp đến tháng 09/2019
Phạm vi học thuật: Nghiên cứu quản trị RRTD theo Basel II là cơ sở giúp
các nhà quản lý, điều hành hệ thống ngân hàng hiểu rõ và xây dựng mơ hình quản
trị phù hợp để quản trị RRTD hiệu quả theo chuẩn mực quốc tế và phù hợp với điều
kiện hội nhập.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu là các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính được Agribank Chi nhánh Phú
Yên công bố trong các báo cáo hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính (BCTC),
báo cáo thường niên (BCTN) được kiểm tốn cơng bố cơng khai trên cổng thơng tin

điện tử của Agribank. Dữ liệu được trích xuất cho giai đoạn 2015-2018 theo năm.
1.3.2. Phân tích dữ liệu nghiên cứu
Trong nghiên cứu này với dữ liệu hạn chế trong quy mơ nội tại ngân hàng, khó
khăn để xây dựng dữ liệu chuỗi thời gian hay dữ liệu bảng đủ lớn để xây dựng mơ
hình hồi quy nghiên cứu. Do đó, phương pháp thống kê phân tích tổng hợp, so sánh,
thống kê mô tả được sử dụng để trích xuất các kết quả nghiên cứu có ý nghĩa.


4

 Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê được sử dụng phổ biến trong chương 2 và chương 4.
Các bảng số liệu thống kê về kết quả kinh doanh, tín dụng, nguồn vốn, chất lượng
tín dụng, nợ quá hạn, nợ xấu, trích lập dự phịng RRTD, kết quả kinh doanh của
Agribank Chi nhánh Phú Yên qua các năm đã được thống kê nhằm cung cấp tư liệu
cho việc phân tích, so sánh trong các nội dung quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng.
 Phương pháp phân tích - tổng hợp
Phương pháp phân tích – tổng hợp được sử dụng chủ yếu trong chương 3. Từ
các thông tin được thu thập, tác giả tiến hành phân tích các nội dung quản trị rủi ro
tín dụng tại Agribank Chi nhánh Phú Yên, để từ đó tổng hợp lại nhằm đề xuất một
số giải pháp phù hợp với thực tế.
 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng trong chương 2, chương 4 để phân tích, so
sánh số liệu từ biểu đồ, bảng số liệu qua các năm của Agribank Chi nhánh Phú Yên.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Trên cơ sở hệ thống các vấn đề cơ bản về quản trị RRTD theo tiêu chuẩn
Basel tại NHTM, luận văn đã cung cấp, hệ thống hóa và tiếp cận chuẩn mực Basel
II trong công tác quản trị RRTD và các điều kiện để NHTM triển khai quản trị
RRTD theo Basel II. Các nhà nghiên cứu, nhà quản lý và những người quan tâm có

thể tham khảo để hiểu sâu hơn nội dung Basel II về quản trị RRTD và việc triển
khai áp dụng Basel II về quản trị RRTD tại NHTM. Bên cạnh đó, luận văn đã đúc
kết các bài học kinh nghiệm về triển khai quản trị RRTD theo Basel II cho
Agribank Chi nhánh Phú Yên trên cơ sở khảo sát thực tiễn tại một số NHTM trong
và ngoài nước.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản trị RRTD tại Agribank Chi nhánh Phú
Yên giai đoạn 2015-2018, luận văn đã chỉ ra mức độ đáp ứng chuẩn mực Basel II về
quản trị RRTD tại đơn vị. Các nhận định, đánh giá của luận văn sẽ giúp cho Ban
lãnh đạo Agribank Chi nhánh Phú Yên có cái nhìn tổng thể, đầy đủ về thực trạng


5

quản trị RRTD và mức độ đáp ứng Basel II về quản trị RRTD tại chi nhánh. Từ
thực trạng quản trị RRTD tại Agribank Chi nhánh Phú Yên và kinh nghiệm triển
khai quản trị RRTD theo Basel II tại một số NHTM, luận văn đề xuất giải pháp và
kiến nghị theo lộ trình từ năm 2020 và những năm tiếp theo để Agribank Chi nhánh
Phú Yên đạt chuẩn Basel II về quản trị RRTD. Các giải pháp được xây dựng trên
nền tảng lý luận, kinh nghiệm thực tiễn và đảm bảo sự phù hợp với chủ trương của
NHNN Việt Nam và của Agribank Việt Nam.
1.5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, danh mục sơ
đồ bảng biểu, đề tài được cấu thành 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Xác định vấn đề nghiên cứu
Chương 3: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Phú Yên
Chương 5: Khuyến nghị giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tiêu chuẩn Basel II

trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nông
thôn Chi nhánh Phú Yên.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương này đưa ra các vấn đề nghiên cứu cấp thiết liên quan đến quản trị rủi
ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại một ngân hàng thương mại. Từ đó đề xuất
mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu cho luận văn.


6

CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Giới thiệu tổng quan về ngân hàng
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính
phủ) ra đời đánh dấu bước phát triển mới của hệ thống Ngân hàng Việt Nam, từ đây
hệ thống Ngân hàng Việt Nam được chia thành 2 cấp. Với tư cách là ngân hàng của
các ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng
và ngân hàng; các ngân hàng chuyên doanh (ngân hàng thương mại quốc doanh)
thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng.
Hệ thống Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam nói chung và Ngân
hàng Phát triển nơng nghiệp Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Yên nói riêng là một
trong các ngân hàng chuyên doanh ra đời và đi vào hoạt động từ tháng 07/1988. Ba
mươi năm qua là một chặng đường phấn đấu đầy khó khăn, gian khổ. Q trình đó
đã ghi nhận sự phát triển và trưởng thành của Agribank Việt Nam Chi nhánh tỉnh
Phú Yên.
Từ một chi nhánh ngân hàng chuyên doanh ra đời theo Nghị định 53/HĐBT,
Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Yên đã qua nhiều lần "thay
tên đổi họ". Cùng với sự thay đổi đó là sự biến đổi về chất trong mơ hình quản lý và
hoạt động của chi nhánh, đó là:
- Tháng 12/1990, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra Quyết định

số 603/NH-QĐ chuyển Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Phú Yên
thành Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Phú Yên. Kể từ đây mọi hoạt động
của Ngân hàng Nông nghiệp được điều chỉnh theo Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác
xã tín dụng và Cơng ty tài chính.
- Tháng 06/1998 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê chuẩn điều
lệ và các chi nhánh thành viên của Agribank Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ra Quyết định số
203/QĐ-NHNo-02 thành lập lại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Yên cho đến ngày hôm nay. Trụ sở chính đóng tại 321
Trần Hưng Đạo, Phường 4, Thành phố Tuy Hòa, Tỉnh Phú Yên.


7

2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Agribank Chi nhánh Phú Yên là chi nhánh loại I trực thuộc Agribank, hoạt
động theo luật các TCTD và điều lệ của Agribank nhưng có quyền tự chủ trong
kinh doanh và có con dấu riêng. Tổng số cán bộ đến 30/09/2019 là 300 cán bộ, cơ
cấu tổ chức bao gồm: Ban giám đốc và 08 phòng nghiệp vụ: Phòng Khách hàng
Doanh nghiệp, Phòng Khách hàng Hộ Sản xuất và cá nhân, Phòng Dịch vụMarketing, Phòng Tổng hợp, Phịng kế tốn và Ngân quỹ, Phịng Kế hoạch Nguồn
vốn, Phịng Kiểm tra Kiểm sốt Nội bộ, Phịng Điện toán. Hội sở tỉnh và 10 chi
nhánh loại II với 07 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh loại II.
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Agribank Chi nhánh Phú Yên


8

Biểu đồ 2.2 Mơ hình mạng lưới Agribank Chi nhánh Phú Yên



9

2.1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn chi nhánh Phú n
Tầm nhìn: Agribank Chi nhánh Phú n đóng vai trị chủ lực trong phát
triển nơng nghiệp, nơng dân, nông thôn. Trong bối cảnh cạnh tranh với nhiều Ngân
hàng khác trên địa bàn, Agribank luôn khẳng định vị thế của mình, đủ sức cạnh
tranh và hội nhập, phát triển theo hướng ngân hàng hiện đại, “ tăng trưởng- an toànhiệu quả- bền vững”.
Sứ mệnh: Cùng với sứ mệnh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam với vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển nơng nghiệp, nơng dân,
nơng thơn và góp phần phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Agribank Chi nhánh Phú
Yên cũng ln đi đầu trong lĩnh vực tam nơng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tỉnh
nhà phát triển bền vững, ổn định xứng đáng với dòng chữ “Agribank mang phồn
thịnh đến khách hàng”.
Giá trị cốt lõi: Cùng với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam, Agribank Chi nhánh Phú Yên luôn định hướng khách hàng là nền tảng
của mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Ln phấn đầu phát huy tối đa văn
hóa Agribank trong giao dịch: Trung thực, Kỷ cương, Sáng tạo, Chất lượng và Hiệu
quả. Agribank Chi nhánh Phú Yên luôn đem đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ
tốt nhất, liên tục được cải tiến, đáp ứng yêu cầu cũng như sự hài lòng của khách
hàng. Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh, Agribank Chi nhánh Phú Yên còn thể hiện
trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp lớn với sự nghiệp An sinh xã hội trên địa
bàn.
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Chi nhánh Phú Yên.
Qui mô tài sản, qui mô nguồn vốn của Agribank Chi nhánh Phú Yên giai
đoạn 2015-2018 tăng trưởng ổn định.
Về huy động vốn: tăng trưởng qua các năm, trong đó năm 2015 đạt mức
thấp nhất là 4,849 triệu đồng , đến 31/12/2018 đạt 7,166 triệu đồng, tăng 2,317 triệu
đồng, tỷ lệ tăng 47.78%.

Về dư nợ: Tình hình dư nợ tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2015, dư nợ
đạt: 4,557 triệu đồng đến 31/12/2018 tổng dư nợ là: 7,995 triệu đồng, tăng 3,438


10

triệu đồng, tỷ lệ tăng 75.44%.
Tỷ lệ nợ xấu: Mặc dù có sự biến động qua các năm nhưng tính đến
31/12/2018 tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1.3% năm 2015 xuống cịn 1.27% năm 2018 trong
khi dư nợ tín dụng không ngừng tăng trưởng thể hiện sự nỗ lực của chi nhánh trong
cơng tác kiểm sốt nợ xấu.
Về thu dịch vụ: Bên cạnh nguồn thu chủ yếu từ công tác tín dụng, Agribank
Chi nhánh Phú Yên rất chú trọng đến thu nhập từ dịch vụ. Mặc dù, số tuyệt đối
tương đối thấp nhưng lại tăng đều qua các năm thể hiện các tiện ích của ngân hàng
điện tử cũng như việc bán chéo sản phẩm ngày càng được chú trọng.
Chênh lệch tài chính: Đến 31/12/2018, chênh lệch khốn tài chính của chi
nhánh đạt 153.6 tỷ đồng cao nhất từ 2015 đến nay thể hiện sự phấn đấu không
ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên chi nhánh trong hoạt động kinh doanh của
đơn vị.
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Phú
Yên giai đoạn 2015 – 2018
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017


Năm 2018

Tổng nguồn vốn

4,849

5,669

6,533

7,166

Tổng dư nợ

4,557

5,526

6,821

7,995

Tỷ lệ nợ xấu

1.3

1.8

1.6


1.27

Thu dịch vụ

16.5

19.9

23.72

27.77

Chênh lệch tài chính

140

-23

190

153.6

( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Agribank Chi nhánh Phú Yên)


11

STT

1

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Bảng 2.2. Chỉ tiêu Tổng nguồn vốn của các NHTM trên địa bàn

Đơn vị: Tỷ đồng, %
TÊN TCTD
TỔNG NGUỒN VỐN
Thị
31/12/2018 31/08/2019
+/%
phần
Viettinbank
3,804
3,769
-35
-0.9
16.1
BIDV
2,898
3,484
586
20.2
14.9
Agribank
7,358
8,630
1,272
17.3
36.9
Vietcombank
1,424
1,671
247
17.3

7.1
Sacombank
2,205
2,401
196
8.9
10.3
Dongabank
390
437
47
12.1
1.9
Asia Commercial
bank
342
426
84
24.6
1.8
Kienlongbank
680
856
176
25.9
3.7
Maritimebank
186
208
22

11.8
0.9
LienVietPostbank
549
550
1
0.2
2.4
HD bank
330
314
-16
-4.8
1.3
MBbank
155
345
190
122.6
1.5
Nasbank
164
313
149
90.9
1.3
Tổng cộng
20,485
23,404
2,919

14.2
100
( Nguồn: NHNN Chi nhánh Phú Yên)
Bảng 2.3 Chỉ tiêu Tổng dư nợ của các NHTM trên địa bàn
Đơn vị: Tỷ đồng, %
TÊN TCTD
TỔNG DƯ NỢ
Thị
31/12/2018 31/08/2019
+/%
phần
Viettinbank
3,290
3,273
-17
-0.5
12.6
BIDV
4,579
5,084
505
11.0
19.5
Agribank
7,995
8,612
617
7.7
33.1
Vietcombank

3,127
3,674
547
17.5
14.1
Sacombank
1,692
1,997
305
18.0
7.7
Dongabank
54
76
22
40.7
0.3
Asia Commercial
bank
573
725
152
26.5
2.8
Kienlongbank
374
486
112
29.9
1.9

Maritimebank
26
17
-9
-34.6
0.1
LienVietPostbank
342
337
-5
-1.5
1.3
HD bank
581
898
317
54.6
3.4
MBbank
402
824
422
105.0
3.2
Nasbank
18
49
31
172.2
0.2

Tổng cộng
23,053
26,052
2,999
447
100


12

( Nguồn: NHNN Chi nhánh Phú Yên)
Số liệu mang tính chất tham khảo để thấy được vị thế của Agribank trên địa
bàn tỉnh Phú Yên.
2.2. Những dấu hiệu cảnh báo
Bảng 2.4 Một số chỉ tiêu cảnh báo rủi ro tín dụng tại Agribank Chi
nhánh Phú Yên
Đơn vị:Tỷ
đồng, %

STT
1
2
3
4
5

CHỈ TIÊU
NĂM 2015 NĂM 2016 NĂM 2017 NĂM 2018
Nợ nhóm 2
91

90
109
403.9
Nợ xấu
58.2
98.8
108
101
Tỷ lệ nợ xấu
1.3
1.8
1.6
1.27
Trích lập dự phịng
43.5
85
(32.7)
42
Thu nợ sau XLRR
18.8
19.6
23
34.3
( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Agribank Chi nhánh Phú Yên)
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy, Nợ nhóm II và nợ xấu cũng như tỷ lệ nợ

xấu tăng lên qua các thời kỳ, là dấu hiệu cảnh báo hoạt động tín dụng của chi nhánh
tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Bảng 2.5 Dư nợ theo hệ số an toàn CAR
Đơn vị: tỷ đồng, %

+/- với
31/12/2018
Dư nợ
Tỷ trọng
Dư nợ
Tỷ trọng
Dư nợ
Tổng Dư nợ Tổng
Dư nợ Tổng Dư nợ Tổng
Dư nợ Tổng Dư nợ
tài
tài
tài
HSRR tài sản
HSRR
HSRR tài sản
HSRR
HSRR
sản
sản
sản

cao từ

cao từ

cao từ

cao từ


cao từ
RR 100%
RR
100%
RR 100%
RR
100%
RR
100%
5.745 3.622 71.90% 45.30% 6.133 3.756 70.90% 43.40%
388
134
( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Agribank Chi nhánh Phú Yên)
31/12/2018

30/09/2019

So với đầu năm, đến 30/09/2019 dư nợ có tài sản rủi ro tăng 388 tỷ đồng, dư
nợ có hệ số rủi ro cao từ 100% tăng 134 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do tăng
cấp tín dụng tài sản bảo đảm bên thứ ba và tài sản hình thành từ vốn vay. Đây là dấu
hiệu không tốt đối với an tồn trong hoạt động cấp tín dụng của chi nhánh.
Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng thấp hơn so với mục tiêu ban đầu ngân hàng đặt
ra, nên cũng phần nào ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Kết quả đạt được cả


×