Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế bằng chứng tại các quốc gia châu á có mức thu nhập trung bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LƯƠNG THỊ ANH TRANG

PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ: BẰNG CHỨNG TẠI CÁC QUỐC GIA CHÂU Á CĨ
MỨC THU NHẬP TRUNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LƯƠNG THỊ ANH TRANG

PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ: BẰNG CHỨNG TẠI CÁC QUỐC GIA CHÂU Á CĨ
MỨC THU NHẬP TRUNG BÌNH

Chun ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT

TP. Hồ Chí Minh – năm 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài luận văn Thạc sĩ với chủ đề “ Phát triển tài chính và
tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng tại các quốc gia Châu Á có thu nhập trung
bình” hồn tồn là cơng trình nghiên cứu độc lập do tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT. Nội dung cũng như dữ liệu trong
luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được công bố trong bất
kỳ cơng trình nào khác.
Tơi cam đoan sẽ hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực
được trình bày trong luận văn này.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 09 năm 2019

Lương Thị Anh Trang


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...................................................2
1.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................2
1.4. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................3
1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu ....................................................................................3

1.6. Kết cấu của nghiên cứu.....................................................................................3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .........................................................4
2.1. Lý thuyết nền tảng về mối quan hệ tài chính và tăng trưởng ...........................4
2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của phát triển tài chính lên tăng
trưởng kinh tế .........................................................................................................10
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................17
3.1. Khung phân tích ..............................................................................................17
3.1. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................19
3.2. Dữ liệu nghiên cứu .........................................................................................21
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................24
4.1. Kiểm định nghiệm đơn vị ...............................................................................24
4.2. Kiểm định đồng liên kết .................................................................................28
4.3. Kết quả hồi quy FMOLS và DOLS ................................................................29
4.4. Phân tích nhân quả ..........................................................................................34
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ......................................................................................37


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Thuật ngữ

Diễn giải

OLS (Ordinary Least Squares)

Phương pháp bình phương nhỏ nhất


LIC (Low-income country)

Các quốc gia có thu nhập thấp

MIC (Middle - income country)

Các quốc gia có thu nhập trung bình

HIC (High-income country)

Các quốc gia có thu nhập cao

GMM (Generalized Method of Moment)

phương pháp moment tổng quát hóa

FEM (Fixed effect method)

phương pháp hiệu ứng cố định

REM (Random effect method)

phương pháp hiệu ứng ngẫu nhiên

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Thống kê mô tả các biến số được sử dụng trong nghiên cứu
Bảng 4.1. Kiểm định phụ thuộc chéo
Bảng 4.2. Kiểm định nghiệm đơn vị
Bảng 4.3. Kết quả kiểm định đồng liên kết Pedroni.
Bảng 4.4. Kết quả hồi quy FMOLS và DOLS (biến phụ thuộc: LGDP).
Bảng 4.5.Các kết quả hệ số dài hạn từ kỹ thuật FMOLS cho từng quốc gia (biến phụ
thuộc: LGDP).
Bảng 4.6. Kết quả kiểm định nhân quả


TĨM TẮT
Nghiên cứu này nhằm mục đích điều tra mối quan hệ dài hạn giữa phát triển
tài chính và tăng trưởng kinh tế, bằng cách sử dụng phân tích nghiệm đơn vị bảng
và đồng liên kết bảng ở 11 quốc gia châu Á có thu nhập trung bình, trong khoảng
thời gian 23 năm từ 1995 đến 2017. Mối quan hệ dài hạn được ước tính sử dụng các
kỹ thuật OLS động (DOLS) và OLS hiệu chỉnh toàn phần (FMOLS). Kết quả cho
thấy tồn tại sự phụ thuộc chéo giữa các quốc gia. Phân đồng liên kết bảng Pedroni
cung cấp hỗ trợ rõ ràng cho giả thuyết tồn tại mối quan hệ đồng liên kết dài hạn
giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Các ước tính bảng dài hạn chỉ ra
rằng phát triển tài chính có tác động tích cực và đáng kể đến tăng trưởng kinh tế. Để
đảm bảo tính vững của kết quả, nghiên cứu cũng thực hiện phân tích chuỗi thời gian
cho từng quốc gia. Kết quả cũng cho thấy tác động tích cực của phát triển tài chính
đối với tăng trưởng kinh tế ở phần lớn các quốc gia. Một trong những hàm ý chính
sách quan trọng của kết quả nghiên cứu này là các nhà hoạch định chính sách nên
chú trọng hơn vào các chính sách cung cấp mơi trường thuận lợi cho khu vực tư
nhân phát triển.
Từ khóa: Phát triển tài chính; tăng trưởng kinh tế; phụ thuộc chéo; đồng liên
kết bảng; các quốc gia thu nhập trung bình.
ABSTRACT
This paper aims to investigate the long-run relationship between financial

development and economic growth using panel unit root and panel cointegration
analysis in 11 selected middle-income countries in Asia for the period of 23 years
from 1995 to 2017. The long-run relationship has been estimated using fully
modified OLS (FMOLS) and dynamic OLS (DOLS) techniques. The results show
that there exists a cross-sectional dependence across the countries. The Pedroni’s
panel cointegration analysis provides clear support for the hypothesis that there
exists a long-run cointegrating relationship between financial development and
economic growth. The long-run panel estimates indicate that financial development
has a positive and significant impact on economic growth. For the robustness of the


results, this paper has also performed time-series analysis on a single country basis.
The results also show the positive impact of financial development on economic
growth in the majority of the countries. One of the important policy implications of
this study findings is that policymakers should give more emphasis on the policies
that provide a favourable environment for private sector to grow.
Keywords: Financial development; economic growth; cross-sectional
dependence; panel cointegration; middle-income countries.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài
Hệ thống tài chính hoạt động tốt được xem là một trong những nền tảng quan
trọng giúp phát triển kinh tế bền vững (Demirguc-Kunt, 2006). Tuy vậy, trái ngược
với nhận định trên, hiện nay, vẫn chưa có sự đồng thuận chung về mối quan hệ giữa
phát triển tài chính (financial development) và tăng trưởng kinh tế (economic
growth). Một trong những vấn đề được tranh luận sôi nổi trong các nghiên cứu về
lĩnh vực kinh tế tài chính là mối quan hệ tài chính-tăng trưởng (finance-growth

nexus).
Có hai trường phái tư tưởng chính để giải thích mối quan hệ này. Những
người ủng hộ trườg phái đầu tiên lập luận rằng phát triển tài chính có vai trị khơng
thể thiếu đối với tăng trưởng kinh tế (Schumpeter, 1911; Goldsmith, 1959;
McKinnon, 1973; và Levine, 1997). Theo King và Levine (1993a), phát triển tài
chính kích thích tăng trưởng kinh tế bằng cách tăng tốc độ tích lũy vốn (capital
accumulation). Beck và cộng sự (2000) kết luận rằng các trung gian tài chính có
nhiều tác động tích cực đến tăng trưởng năng suất nhân tố tổng hợp (total-factor
productivity), điều này dẫn đến tăng trưởng GDP tổng thể. Mô hình tăng trưởng nội
sinh cũng lập luận rằng các trung gian tài chính ảnh hưởng đến tăng trưởng bằng
cách thay đổi tiết kiệm (Bencivenga và Smith, 1991; Pagano, 1993; Levine, 1997).
Tuy nhiên, những người ủng hộ trường phái thứ hai, các nhà lý thuyết tân cổ
điển, lại cho rằng tài chính khơng phải là nguồn gốc của sự tăng trưởng (Lucas,
1988). Theo Lucas (1988), mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh
tế đang được thổi bùng quá mức trong nhiều tài liệu nghiên cứu (Christopoulos và
Tsionas, 2004). Bên cạnh đó, Singh (1997), Andersen và Tarp (2003), Ayadi và
cộng sự (2015), và Ductor và Grechyna (2015) cung cấp một số lập luận và bằng
chứng cho mối quan hệ nghịch đảo giữa phát triển khu vực tài chính và tăng trưởng
kinh tế.
Các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ về phát triển tài chính và tăng
trưởng kinh tế có nhiều kết quả trái ngược nhau. Vì vậy tác giả tiến hành nghiên cứu


2

đề tài “ Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng tại các quốc gia
Châu Á có thu nhập trung bình” nhằm mục đích phân tích và tìm hiểu mối quan hệ
giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế trong nhóm quốc gia ở Châu Á có
mức thu nhập trung bình trong giai đoạn 1995 – 2017.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm cung cấp bằng chứng về mối quan hệ
giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia Châu Á có mức thu
nhập trung bình trong giai đoạn 1995 – 2017. Bên cạnh đó nghiên cứu cịn tiến hành
xem xét vấn đề về phụ thuộc chéo và quan hệ đồng liên kết dài hạn giữa phát triển
tài chính và tăng trưởng kinh tế.
Không giống như những nghiên cứu khác thường gộp chung các quốc gia có
phân hạng thu nhập khác nhau hoặc phân tích một mẫu nhỏ của từng quốc gia,
nghiên cứu này tổng hợp dữ liệu một nhóm gồm 11 quốc gia thu nhập trung bình
(gồm 3 quốc gia có thu nhập trên trung bình và 8 quốc gia có thu nhập dưới trung
bình), được phân loại bởi Ngân hàng Thế giới (World Bank)1. Việc lựa chọn các
quốc gia và thời gian nghiên cứu (theo năm trong giai đoạn 1995–2017) được giới
hạn bởi tính khả dụng của dữ liệu. Các quốc gia được lựa chọn trong nghiên cứu
này gồm Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Mông
Cổ, Pakistan, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Tất cả dữ liệu đều được thu thập
và tính tốn từ nguồn Ngân hàng Thế giới.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị bảng sau đó thực hiện kiểm
định đồng liên kết giữa phát triển tài chính, tăng trưởng kinh tế và các biến kiểm
soát. Sau khi thiết lập nghiệm đơn vị và đồng liên kết, tác giả ước tính các tham số

Các nền kinh tế được chia thành các nhóm thu nhập dựa vào tổng thu nhập quốc dân (GNI) bình qn đầu
người năm 2018, được tính bằng phương pháp Atlas của Ngân hàng Thế giới. Các nhóm gồm: thu nhập thấp,
$1,025 trở xuống; thu nhập dưới trung bình, $1,026–3,995; thu nhập trên trung bình, $3,996–12,375; và thu
nhập cao, $12,375 trở lên.
1


3

đồng liên kết dài hạn thông qua phương pháp hồi quy FMOLS (Fully Modified

OLS) và DOLS( Dynamic OLS).
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Mối quan hệ đồng liên kết dài hạn giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển tài
chính có tồn tại hay không trong mẫu quan sát của 11 quốc gia châu Á có thu nhập
trung bình?
Phát triển tài chính có tác động cùng chiều hay ngược chiều lên tăng trưởng
kinh tế của 11 quốc gia châu Á có thu nhập trung bình?
1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu đưa ra bằng chứng về mối quan hệ giữa phát triển tài
chính và tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó giúp có cái nhìn chính xác hơn về những
định hướng phát triển tài chính của các quốc gia có mức thu nhập trung bình ở khu
vực Châu Á.
1.6. Kết cấu của nghiên cứu
Bài nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2 : Tổng quan nghiên cứu
Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu
Chương 4 : Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận


4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Lý thuyết nền tảng về mối quan hệ tài chính và tăng trưởng
Lý thuyết tăng trưởng nội sinh (endogenous growth theory) cố gắng giải
thích mối liên hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Levine (1997,
2005) xem xét các tài liệu lý thuyết về mối quan hệ tài chính-tăng trưởng. Levine
(1997) lập luận rằng chi phí thu thập thơng tin và giao dịch là những động lực cho
sự xuất hiện của thị trường và định thế tài chính. Các hệ thống tài chính có thể ảnh

hưởng đến tăng trưởng kinh tế bằng cách cung cấp các chức năng tạo thuận lợi cho
giao dịch, phịng ngừa rủi ro, đa dạng hóa và gộp chung rủi ro. Những chức năng
này ảnh hưởng đến tăng trưởng bằng cách ảnh hưởng đến tỷ lệ tích lũy vốn (rate of
capital formation). Các chủ dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn bên ngoài làm nguồn
đầu tư, và các ngân hàng là nguồn huy động tiết kiệm rẻ nhất và nhanh nhất cho các
chủ dự án này. Levine (2005) lập luận rằng “các hệ thống tài chính ảnh hưởng đến
tăng trưởng bằng cách giảm chi phí thơng tin và giao dịch và từ đó, cải thiện việc
mua lại thông tin về các doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, quản lý rủi ro, huy
động nguồn lực và trao đổi tài chính”. Levine (2005) thảo luận rằng các ngân hàng
cải thiện việc thu thập thông tin về các doanh nghiệp và thay đổi việc phân bổ tín
dụng. Tương tự, các hợp đồng tài chính, khiến các nhà đầu tư tự tin hơn, sẽ ảnh
hưởng đến việc phân bổ tiền tiết kiệm của họ. Các chức năng cung cấp bởi các hệ
thống tài chính được phân loại bởi Levine (2005) như sau. Cụ thể, hệ thống tài
chính tạo ra thơng tin về các khoản đầu tư khả thi và phân bổ vốn phù hợp; giám sát
đầu tư và thực hiện quản trị doanh nghiệp; tạo điều kiện cho giao dịch, đa dạng hóa
và quản lý rủi ro; huy động và gộp tiết kiệm; và tạo thuận lợi cho trao đổi hàng hóa
và dịch vụ. McKinnon (1973) và Shaw (1973) cho thấy các quốc gia có tăng trưởng
kinh tế cao cũng có thị trường tài chính phát triển, và tại các quốc gia đó, thị trường
tài chính phát triển dẫn đến tăng trưởng kinh tế cao hơn bằng cách tăng quy mô tiết
kiệm và cải thiện hiệu quả đầu tư.
Về mặt lý thuyết, Diamond và Dybvig (1983) nhấn mạnh vai trò quan trọng
của thị trường tài chính khi cung cấp thanh khoản cho các nhà đầu tư. Trong mô


5

hình của các tác giả, các đại diện (agent) phải đối mặt với 2 cơ hội đầu tư: một dự
án kém thanh khoản, lợi nhuận cao và một dự án thanh khoản, lợi nhuận thấp. Một
số đại diện đón nhận các cú sốc (shock) và muốn tiếp cận khoản tiết kiệm của mình
trước khi dự án thanh khoản kém được tiến hành. Việc sẵn sàng đầu tư vào các dự

án thanh khoản, lợi nhuận thấp là do rủi ro này. Trong mơ hình thanh khoản của
mình, Diamond và Dybvig (1983) phân tích nền kinh tế với một ngân hàng duy
nhất. Các tác giả giải thích là nó đại diện cho ngành trung gian tài chính, và đại diện
cho rút tiền ròng (net withdrawal) khỏi hệ thống. Bencivenga và Smith (1991) phát
triển mơ hình tăng trưởng nội sinh cho thấy sự dịch chuyển của tiết kiệm sang vốn
của các trung gian tài chính để thúc đẩy tăng trưởng. Phân tích của các tác giả dựa
trên mơ hình của Diamond và Dybvig (1983). Trong mơ hình của mình, Bencivenga
và Smith (1991) cho thấy các ngân hàng ảnh hưởng đến sự phân bổ tài nguyên
(resource allocation) và tốc độ tăng trưởng thực. Khi các ngân hàng loại bỏ rủi ro
thanh khoản, đầu tư vào tài sản có tính thanh khoản cao sẽ tăng lên, giúp cải thiện
tăng trưởng. Bencivenga và Smith (1991) cho rằng các trung gian tài chính làm
giảm số lượng tiết kiệm được giữ dưới dạng các tài sản lưu động không sản xuất
(unproductive liquid asset) và ngăn ngừa phân bổ sai vốn (misallocation of capital)
do nhu cầu thanh khoản. Trong mơ hình tăng trưởng nội sinh của Bencivenga và
Smith (1991), nền kinh tế bao gồm các thế hệ ba giai đoạn sống (three-period-lived
generation), chồng lấn (overlapping generation), với nhiều tài sản. Các đại diện phải
đối mặt với nhu cầu thanh khoản tích lũy vốn tương lai. Thời gian được ký hiệu bởi
t = 0, 1... Tại t = 0, tồn tại thế hệ cũ ban đầu (initial old generation), được cấp cho
một cổ phiếu vốn từng doanh nghiệp ban đầu là k 0 , cũng như thế hệ trung niên ban
đầu (initial middle-aged generation), được cấp cho một cổ phiếu vốn từng doanh
nghiệp của các đơn vị k1 tại t = 1. Có 2 hàng hóa trong nền kinh tế này: một hàng
tiêu dùng (consumption good) đơn và một hàng hóa vốn (capital good) đơn. Hàng
hóa tiêu dùng được sản xuất từ vốn và lao động. Tất cả vốn được sở hữu bởi các đại
diện cũ, được gọi là các doanh nhân (entrepreneur). Các doanh nhân chỉ sử dụng
vốn của chính mình trong sản xuất và khơng có thị trường cho thuê vốn. Mỗi đại


6

diện trẻ được cấp cho một đơn vị lao động đơn. Khơng có lao động được cấp ở tuổi

2 hoặc 3. Các trung gian tài chính cũng được giới thiệu trong mơ hình. Các trung
gian này chấp nhận tiền gửi từ những người tiết kiệm trẻ và đầu tư vào cả tài sản lưu
động và vốn kém thanh khoản. Đầu tư vào tài sản lưu động là một khoản dự trữ của
các ngân hàng. Ngân hàng tối đa hóa tiện ích kỳ vọng của người gửi tiền đại diện
(representative depositer). Việc giới thiệu các trung gian làm dịch chuyển tiết kiệm
sang vốn, làm cho các trung gian thúc đẩy tăng trưởng. Ngồi ra, các trung gian làm
giảm thanh tốn vốn (capital liquidation) khơng cần thiết và do đó, có xu hướng
thúc đẩy tăng trưởng.
Greenwood và Jovanovic (1990) cho thấy mô hình lý thuyết khác liên kết các
trung gian tài chính và tăng trưởng kinh tế. Trong mơ hình của mình, vốn được giả
định là khan hiếm. Các tác giả cho thấy các trung gian tài chính thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế bằng cách cải thiện thông tin về các doanh nghiệp và bằng cách cung
cấp vốn hiệu quả. Tương tự, Grossman và Stiglitz (1980) cho thấy thị trường chứng
khốn kích thích tạo ra thơng tin về các doanh nghiệp, và với thị trường tài chính
thanh khoản đang phát triển, các đại diện dễ dàng thu thập thơng tin và tìm kiếm lợi
nhuận. Bencivenga và Smith (1993) cho thấy các trung gian tài chính cải thiện quản
trị doanh nghiệp bằng cách giảm chi phí giám sát, sẽ giảm phân phối tín dụng
(credit rationing) và từ đó cải thiện tích lũy và tăng trưởng vốn. Levine (1997) phát
biểu rằng phát triển tài chính có tác động tích cực đến tích lũy vốn và tăng trưởng
kinh tế. Tương tự, King và Levine (1993b) và Acemoglu và cộng sự (2006) cho
rằng phát triển tài chính có thể có tác động tích cực đến các hoạt động đổi mới cơng
nghệ và do đó, có thể cải thiện tăng trưởng kinh tế. Các trung gian tài chính có thể
cải thiện quản trị rủi ro và do đó ảnh hưởng phân bổ và tăng trưởng nguồn lực.
Levine (2005) chia thảo luận về rủi ro thành ba loại: đa dạng hóa rủi ro chéo (crosssectional risk diversification), chia sẻ rủi ro liên ngành (intertemporal risk sharing)
và rủi ro thanh khoản. Levine (2005) giải thích rằng các hệ thống tài chính, như
ngân hàng, quỹ tương hỗ và thị trường chứng khốn có thể làm giảm rủi ro liên
quan đến các dự án cá nhân, doanh nghiệp, ngành công nghiệp, khu vực và quốc


7


gia, có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế dài hạn. Levine (2005) đưa ra quan
điểm sau: các dự án sinh lời cao thường rủi ro hơn các dự án sinh lời thấp và người
tiết kiệm khơng thích rủi ro. Do đó, thị trường tài chính đa dạng rủi ro có xu hướng
tạo ra sự dịch chuyển danh mục đầu tư sang các dự án có lợi nhuận kỳ vọng cao hơn
(xem Gurley và Shaw, 1955; Patrick, 1966; Greenwood và Jovanovic, 1990;
Devereux và Smith, 1994; và Obstfeld, 1994). Obstfeld (1994) và Devereux và
Smith (1994) cho thấy thị trường chứng khoán hội nhập quốc tế làm giảm rủi ro
quốc tế và khiến các nhà đầu tư muốn đầu tư vào các dự án lợi nhuận cao; và do đó,
những thị trường này có thể có tác động tích cực đến tăng trưởng. Levine (1997)
cho thấy thị trường chứng khốn có thể ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng bằng
cách tăng thanh khoản và giảm rủi ro đầu tư. Acemoglu và Zilibotti (1997) cũng
phát triển mơ hình cho thấy mối liên hệ giữa chia sẻ rủi ro chéo và tăng trưởng kinh
tế.
Một thảo luận về dạng rủi ro khác, Levine (2005) định nghĩa chia sẻ rủi ro
liên ngành. Allen và Gale (1997) xác nhận vai trò của các trung gian trong chia sẻ
rủi ro liên ngành và cho thấy các rủi ro khơng thể đa dạng hóa tại một thời điểm cụ
thể có thể được đa dạng hóa qua các thế hệ. Levine (2005) định nghĩa rủi ro thanh
khoản là rủi ro phát sinh do sự không chắc chắn liên quan đến việc chuyển đổi tài
sản thành phương tiện trao đổi. Levine (2005) phát biểu rằng “thanh khoản phản
ánh chi phí và tốc độ mà các đại diện có thể chuyển đổi các cơng cụ tài chính thành
sức mua với giá thỏa thuận”. Người tiết kiệm khơng thích các dự án địi hỏi phải có
cam kết dài hạn về vốn, và do đó, có thể có sự suy giảm đầu tư vào các dự án này.
Các trung gian tài chính làm tăng tính thanh khoản của các khoản đầu tư dài hạn
này. Levine (1991) và Bencivenga và cộng sự (1995) suy ra các mơ hình cho thấy
thị trường chứng khốn thanh khoản làm giảm sự không đồng ý đầu tư vào các dự
án dài hạn, do đó tạo điều kiện đầu tư vào các dự án trong dài hạn có lợi nhuận cao
hơn, thúc đẩy tăng trưởng năng suất. Các tác giả cho thấy việc giảm chi phí giao
dịch khuyến khích các đại diện tìm kiếm thanh khoản được cung cấp bởi các thị
trường có tổ chức. Levine (1991) phát triển mơ hình tăng trưởng nội sinh và cho



8

thấy thị trường chứng khoán cho phép người tiết kiệm mua và bán nhanh chóng và
rẻ, do đó, làm cho tài sản tài chính ít rủi ro hơn. Ngồi ra, các doanh nghiệp dễ dàng
phát hành vốn chủ sở hữu và tiếp cận vốn. Do đó, phân bổ vốn và tăng trưởng kinh
tế được cải thiện. Khi chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán giảm, các
khoản đầu tư vào các dự án kém thanh khoản, lợi nhuận cao sẽ tăng lên, và thanh
khoản thị trường chứng khoán khiến tăng trưởng bền vững (steady-state growth)
nhanh hơn. Theo mơ hình, trong trường hợp khơng có thị trường chứng khốn, các
đại diện ngại rủi ro sẽ khơng được khuyến khích đầu tư. Ngoài ra, các ngân hàng
cung cấp tiền gửi thanh khoản cho người tiết kiệm và thực hiện một hỗn hợp các
khoản đầu tư thanh khoản, lợi nhuận thấp (để đáp ứng nhu cầu về tiền gửi) và đầu
tư có tính thanh khoản kém, lợi nhuận cao. Do đó, các ngân hàng có thể cung cấp
bảo hiểm cho người tiết kiệm chống lại rủi ro thanh khoản và tạo điều kiện cho các
khoản đầu tư dài hạn vào các dự án lợi nhuận cao bằng cách chọn một hỗn hợp
thích hợp của các đầu tư thanh khoản và kém thanh khoản. Theo mơ hình tăng
trưởng nội sinh của Pagano (1993), tốc độ tăng trưởng phụ thuộc cùng chiều vào tỷ
lệ tiết kiệm chuyển hướng sang đầu tư. Pagano (1993) thảo luận rằng việc sàng lọc
những người tìm kiếm vốn và giám sát người nhận vốn dẫn đến phân bổ nguồn lực
hiệu quả hơn; dịch vụ tài chính có thể khuyến khích huy động các nguồn lực nhàn
rỗi; và cải thiện chia sẻ rủi ro và giảm chi phí khỏi đầu (origination cost), vì vậy, có
thể cải thiện tỷ lệ tiết kiệm và thúc đẩy sự khởi đầu của các dự án chất lượng cao,
sáng tạo.
Bên cạnh vấn đề về vai trị của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh
tế, các nhà nghiên cứu còn nghiên cứu tầm quan trọng tương đối của các hệ thống
tài chính dựa trên ngân hàng (bank-based financial system) và thị trường (marketbased financial system) (Goldsmith, 1969; Boot và Thakor, 1997; Allen và Gale,
2000; Demirgỹỗ-Kunt v Levine, 2001; Demirgỹỗ-Kunt v Maksimovic, 2002;
Beck v Levine, 2004). Trong số các nghiên cứu này, các mơ hình cho thấy những

lợi thế của hệ thống tài chính dựa trên ngân hàng, trong khi những mơ hình khác
cho thấy lợi ích của hệ thống tài chính dựa trên thị trường. Hệ thống dựa trên ngân


9

hàng có thể vượt trội so với hệ thống dựa trên thị trường, bởi vì có mối quan hệ dài
hạn giữa các ngân hàng và các doanh nghiệp. Những người ủng hộ các hệ thống dựa
trên ngân hàng lập luận rằng các hệ thống dựa trên thị trường có thể thu thập thơng
tin hồn hảo về các doanh nghiệp, làm giảm hiệu quả kinh tế. Boyd và Prescott
(1986) mơ hình hóa vai trị quan trọng của các ngân hàng trong việc giảm ma sát
thông tin và cải thiện phân bổ nguồn lực. Cả Stiglitz (1985) và Bhide (1993) đều
cho rằng các ngân hàng vượt trội so với thị trường chứng khoán trong việc cải thiện
phân bổ nguồn lực và quản trị doanh nghiệp. Allen và Gale (2000) nhấn mạnh vai
trò của thị trường trong việc giảm sự thiếu hiệu quả do sự độc quyền của các ngân
hàng và trong việc khuyến khích tăng trưởng kinh tế. Những người ủng hộ hệ thống
tài chính dựa trên thị trường lập luận rằng một thị trường chứng khốn hoạt động tốt
có thể tổng hợp thông tin về các doanh nghiệp và thị trường theo cách tốt hơn so với
một ngân hàng đơn lẻ. Hơn nữa, các ngân hàng phát hành các khoản vay có thể bị
thiên lệch với các dự án rủi ro cao. Thị trường chứng khốn cũng có thể tạo điều
kiện cho sự kiểm sốt của doanh nghiệp thơng qua các chương trình bồi thường
(compensation scheme), có liên quan đến hiệu suất thị trường chứng khốn. Thị
trường chứng khốn có thể làm cho các dự án rủi ro cao hấp dẫn hơn đối với nhà
đầu tư cá nhân bằng cách đa dạng hóa rủi ro (Svaleryd và Vlachos, 2005). Những
người ủng hộ hệ thống tài chính dựa trên thị trường cũng phát biểu rằng thị trường
cung cấp các công cụ quản lý rủi ro tốt hơn và linh hoạt hơn, trong khi các hệ thống
dựa trên ngân hàng cung cấp các dịch vụ quản lý rủi ro cơ bản cho các tình huống
tiêu chuẩn. Khi các nền kinh tế phát triển, họ sẽ cần các công cụ quản lý rủi ro tốt
hơn để huy động vốn và có thể được hưởng lợi từ môi trường hỗ trợ sự phát triển
của các hoạt động dựa trên thị trường (xem Levine, 2005).

Một lượng tài liệu lý thuyết khổng lồ về mối liên hệ giữa thị trường chứng
khoán và tăng trưởng dài hạn cho thấy thị trường chứng khốn có thể thúc đẩy tăng
trưởng dài hạn. Thị trường chứng khốn khuyến khích thu thập thơng tin, giảm chi
phí huy động tiết kiệm và tạo điều kiện đầu tư (Diamond, 1984; Greenwood và
Jovanovic, 1990; Williamson, 1986; Greenwood và Smith, 1997). Cuối cùng, một


10

số lý thuyết cho rằng thị trường và ngân hàng là bổ sung chứ không phải thay thế.
Các thành phần khác nhau của cả thị trường và ngân hàng đều cải thiện tăng trưởng
kinh tế (xem Levine, 1997; Boyd và Smith, 1998; Huybens v Smith, 1999;
Demirgỹỗ-Kunt v Levine, 2001). Boyd và Smith (1998) lập luận rằng tất cả tài
chính ngoại sinh (external finance) đều ở dạng hoặc nợ, chẳng hạn như vay ngân
hàng (xem Greenwood và Jovanovic, 1990; Bencivenga và Smith, 1991) hoặc vốn
chủ sở hữu (xem Levine, 1991; Bencivenga và cộng sự, 1995) nhưng không phải cả
hai. Mục tiêu của các tác giả là đưa ra một khuôn khổ trong đó hình thành vốn được
tài trợ bằng cách phát hành cả nợ và vốn chủ sở hữu. Các tác giả cho rằng thị trường
nợ và vốn cổ phần có thể là sự thay thế hoặc bổ sung cho đầu tư tài chính.
Tuy nhiên, các lý thuyết hiện tại đang bỏ qua các tác động của lạm phát,
Hung (2003) phát triển mơ hình tăng trưởng nội sinh để minh họa tầm quan trọng
của lạm phát trong việc xác định vai trị của phát triển tài chính đối với tăng trưởng
kinh tế. Mơ hình lý thuyết này cho thấy mối tương quan nghịch giữa lạm phát và
tăng trưởng kinh tế đối với các quốc gia có tỷ lệ lạm phát ban đầu cao, và chỉ ra
rằng lực lượng cơ bản khả thi là phát triển tài chính. Hung (2003) cho thấy sự phát
triển tài chính làm tăng lạm phát và giảm tăng trưởng kinh tế cho các quốc gia có tỷ
lệ lạm phát ban đầu tương đối cao. Nói cách khác, phát triển tài chính có thể làm
giảm lạm phát và chỉ thúc đẩy tăng trưởng khi tỷ lệ lạm phát ban đầu tương đối
thấp.
2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của phát triển tài chính lên tăng

trưởng kinh tế
Về mặt thực nghiệm, các tài liệu về mối quan hệ tài chính-tăng trưởng có thể
được chia thành 3 loại, nghiên cứu chéo, dữ liệu bảng và chuỗi thời gian. Hầu hết
các nghiên cứu về dữ liệu chéo và dữ liệu bảng đề cập đến mối quan hệ cùng chiều
giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Goldsmith (1959), lần đầu tiên sử
dụng bộ dữ liệu hàng năm của 35 quốc gia trong giai đoạn 1994–1963, ghi nhận
mối tương quan cùng chiều giữa phát triển tài chính và GDP bình quân đầu người.
De Gregorio và Guidotti (1995) sử dụng dữ liệu xuyên quốc gia cho thấy sự phát


11

triển tài chính, đại diện bởi tín dụng ngân hàng cho khu vực tư nhân trên GDP, có
mối tương quan cùng chiều với tăng trưởng. Tuy nhiên, các tác giả tìm thấy mối
quan ngược chiều trong bảng dữ liệu của các quốc gia Mỹ Latinh. Các tác giả lập
luận rằng tự do hóa tài chính trong mơi trường pháp lý kém là lý do cho mối quan
hệ ngược chiều này này. King và Levine (1993a), sử dụng bộ dữ liệu của 80 quốc
gia trong giai đoạn 1960–1989, cho thấy sự phát triển tài chính gắn liền với tăng
trưởng thực của GDP bình qn đầu người, tỷ lệ tích lũy vốn vật chất, và với sự cải
thiện về tính hiệu quả của các nền kinh tế sử dụng vốn vật chất. Một kết quả tương
tự cũng được tính tốn bởi Rajan và Zingales (1996), khi kết luận rằng thị trường tài
chính cung cấp các dịch vụ quan trọng cho tăng trưởng. Tương tự, Khan và
Senhadji (2000) cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa phát triển
tài chính và tăng trưởng kinh tế bằng cách sử dụng dữ liệu của 159 quốc gia (bao
gồm cả các quốc gia công nghiệp và đang phát triển) trong giai đoạn 1960–1999.
Phương trình tăng trưởng được ước tính bằng cả hai mẫu dữ liệu chéo thuần túy
(bằng cách lấy trung bình theo chiều thời gian) và bảng trung bình 5 năm (thu được
bằng cách lấy trung bình 5 năm của dữ liệu gốc). Các tác giả kết luận rằng tác động
của phát triển tài chính đối với tăng trưởng là tích cực, quy mô của hiệu ứng thay
đổi theo các chỉ số khác nhau đo lường phát triển tài chính, phương pháp ước tính,

tần suất dữ liệu và dạng hàm của mối quan hệ.
Một cơng trình tiên phong về phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế của
Beck và cộng sự (2000) kết luận rằng tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa thống kê và giá
trị về mặt kinh tế giữa phát triển trung gian tài chính và cả tăng trưởng GDP thực
bình quân đầu người và tăng trưởng năng suất nhân tố tổng hợp. Các tác giả sử
dụng dữ liệu xuyên quốc gia trong giai đoạn 1960–1995. Sử dụng kỹ thuật GMM để
giải quyết vấn đề nội sinh tiềm ẩn của các biến hồi quy, các tác giả kết luận thêm
rằng các trung gian tài chính hoạt động tốt hơn sẽ cải thiện việc phân bổ nguồn lực
và đẩy nhanh tăng trưởng năng suất nhân tố tổng hợp với những tác động tích cực
lên tăng trưởng kinh tế dài hạn. Tương tự như vậy, sử dụng cùng kỹ thuật phân tích
dữ liệu, Levine và cộng sự (2000) nhận thấy rằng thành phần ngoại sinh của phát


12

triển trung gian tài chính có liên quan cùng chiều với tăng trưởng kinh tế. Các tác
giả cũng kết luận rằng sự khác biệt giữa các quốc gia trong hệ thống pháp lý và kế
tốn giúp giải thích cho sự khác biệt trong phát triển tài chính. Tuy nhiên,
Christopoulos và Tsionas (2004) thách thức những phát hiện của Beck và cộng sự
(2000) và Levine và cộng sự (2000) bằng cách nêu ra các vấn đề khi sử dụng kỹ
thuật GMM. Các tác giả tuyên bố rằng trong cách tiếp cận này, các thuộc tính tích
hợp và đồng liên kết của dữ liệu bị bỏ qua. Do đó, các mơ hình dữ liệu bảng ước
tính có thể tính trình bày mối quan hệ cân bằng dài hạn giả mạo.
Cân nhắc hiện tượng hợp nhất và đồng liên kết, nghiên cứu có tầm ảnh
hưởng của Christopoulos và Tsionas (2004) tìm hiểu mối quan hệ dài hạn giữa độ
sâu tài chính (financial depth) và tăng trưởng kinh tế, lấy dữ liệu từ 10 quốc gia
đang phát triển. Các tác giả phân tích dữ liệu bằng cách sử dụng các kỹ thuật đồng
liên kết bảng và nghiệm đơn vị bảng. Các tác giả cũng đề cập hiệu ứng ngưỡng; và
kết luận rằng tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa phát triển tài chính và tăng trưởng
kinh tế ở 10 quốc gia đang phát triển. Tương tự như vậy, Christopoulos và Tsionas

(2004) phát hiện ra rằng hiện diện mối quan hệ nhân quả dài hạn một chiều xuất
phát từ phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các tác giả không đề
cập đến vấn đề phụ thuộc chéo. Tương tự, Bojanic (2012), Uddin và cộng sự
(2013), Jedidia và cộng sự (2014), và Samargandi và cộng sự (2014) sử dụng các kỹ
thuật chuỗi thời gian để phân tích dữ liệu cũng tìm thấy tác động tích cực của phát
triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế.
Mặc dù có một số lập luận về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng
trưởng kinh tế, nhưng phần lớn các nghiên cứu gần đây không bỏ qua tầm quan
trọng của phát triển khu vực tài chính đối với tăng trưởng của một nền kinh tế.
Nghiên cứu về mối quan hệ tài chính-tăng trưởng của Zhang và cộng sự (2012) thấy
rằng phát triển tài chính có liên quan tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở Trung
Quốc. Herwartz và Walle (2014), sử dụng dữ liệu hàng năm cho 73 nền kinh tế
trong giai đoạn 1975–2011, kết luận rằng tác động của tài chính đối với sự phát
triển kinh tế nói chung mạnh hơn ở các nền kinh tế có thu nhập cao so với các nền


13

kinh tế có thu nhập thấp. Cùng chung ý tưởng, nghiên cứu gần đây của Pradhan và
cộng sự (2017) sử dụng bốn đại diện khác nhau cho phát triển tài chính (phát triển
khu vực ngân hàng, phát triển thị trường trái phiếu, phát triển thị trường chứng
khoán và phát triển khu vực bảo hiểm) để kiểm tra các mối quan hệ tài chính-tăng
trưởng trong khu vực ASEAN trong giai đoạn 1991–2011. Kết quả của các tác giả
cho thấy sự phát triển của khu vực ngân hàng, phát triển thị trường chứng khoán,
phát triển thị trường trái phiếu, phát triển thị trường bảo hiểm và tăng trưởng kinh tế
bình quân đầu người có chung mối quan hệ đồng liên kết trong dài hạn. Tuy nhiên,
đề cập đến quan hệ nhân quả, kết quả của các tác giả rất nhạy cảm với việc sử dụng
biến đại diện phát triển tài chính. Các tác giả tìm thấy mối quan hệ một chiều từ
phát triển khu vực ngân hàng đến tăng trưởng kinh tế và nhân quả hai chiều giữa
phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế, và phát triển khu vực bảo

hiểm và tăng trưởng kinh tế.
Ghirmay (2004) phân tích mối liên kết nhân quả giữa phát triển tài chính và
tăng trưởng kinh tế ở 13 quốc gia châu Phi cận Sahara. Sử dụng kiểm định đồng
liên kết Johannsen, các tác giả tìm thấy mối quan hệ đồng liên kết giữa phát triển tài
chính và tăng trưởng kinh tế. Liên quan nhân quả, kết quả nghiên cứu rất nhạy cảm
với từng quốc gia. Tuy nhiên, Menyah và cộng sự (2014), sử dụng bộ dữ liệu của 21
quốc gia châu Phi, khơng tìm thấy sự hỗ trợ mạnh mẽ cho bằng chứng tài chính dẫn
dắt tăng trưởng. Hassan và cộng sự (2011) cung cấp kết quả thực nghiệm về mối
quan hệ tài chính-tăng trưởng ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Kết quả
thực nghiệm cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa phát triển tài chính và tăng
trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Kết quả cho thấy mối quan hệ nhân quả
hai chiều giữa tài chính và tăng trưởng đối với hầu hết các khu vực và quan hệ nhân
quả một chiều từ tăng trưởng đến tài chính cho hai khu vực nghèo nhất. Andersen
và Tarp (2003) sử dụng bộ dữ liệu của các quốc gia kém phát triển nhất về tự do
hóa tài chính, phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế; và đi đến kết luận hệ thống
tài chính hoạt động tốt có thể đóng vai trị quan trọng trong q trình tăng trưởng


14

kinh tế; sự tham gia của chính phủ trong lĩnh vực tài chính có những tác động tiêu
cực rất lớn.
Có một nhóm nghiên cứu khác phát hiện mối quan hệ ngược chiều hoặc
khơng có mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Narayan và
Narayan (2013) cho 65 quốc gia đang phát triển, Ayadi và cộng sự (2015) cho các
quốc gia phía bắc và nam Địa Trung Hải, Ductor và Grechyna (2015) cho 101 quốc
gia phát triển và đang phát triển, Grassa và Gazdar (2014) cho 5 quốc gia GCC; và
Mhadhbi (2014) trong trường hợp các quốc gia phát triển đã tìm thấy mối quan hệ
yếu giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế.
Các nghiên cứu gần đây cũng đề cập quan điểm về hiệu ứng ngưỡng hoặc

tính phi tuyến trong mối quan hệ tài chính-tăng trưởng. Quan điểm này lập luận
rằng mức độ phát triển tài chính có lợi cho tăng trưởng kinh tế đến một ngưỡng nhất
định. Một khi sự phát triển khu vực tài chính đạt đến ngưỡng đó, sự phát triển hơn
nữa của tài chính dẫn đến sự suy giảm tăng trưởng kinh tế. Law và Singh (2014), sử
dụng dữ liệu của 87 quốc gia phát triển và đang phát triển, kết luận rằng tài chính
phát triển nhiều hơn khơng nhất thiết tốt cho tăng trưởng kinh tế. Một nghiên cứu
tương tự của Samargandi và cộng sự (2015), sử dụng hiệu ứng ngưỡng, phân tích
mối quan hệ tài chính-tăng trưởng cho nhóm gồm 52 quốc gia có thu nhập trung
bình trong giai đoạn 1980–2008. Các tác giả tìm thấy mối quan hệ hình chữ U
ngược giữa tài chính và tăng trưởng trong dài hạn. Cùng chung mạch nghiên cứu,
Arcand và cộng sự (2015) và Rousseau và Wachtel (2011) tìm thấy hiệu quả biến
mất của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế. Theo Arcand và cộng sự
(2015), tài chính bắt đầu có tác động tiêu cực đến tăng trưởng sản lượng khi tín
dụng cho khu vực tư nhân đạt đến ngưỡng. Deidda và Fattouh (2002) sử dụng mơ
hình hồi quy ngưỡng cho thấy sự phát triển tài chính có tác động đáng kể hơn đến
tăng trưởng kinh tế ở các nước thu nhập cao so với các nước thấp. Một nghiên cứu
gần đây hơn của Demetriades và Rousseau (2016) về mối quan hệ không đơn điệu
giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế đã kết luận rằng độ sâu tài chính
khơng cịn là yếu tố quyết định đáng kể của tăng trưởng dài hạn. Các tác giả còn lập


15

luận rằng mối quan hệ tài chính-tăng trưởng chịu ảnh hưởng bởi quy định và giám
sát của ngân hàng. Điều quan trọng cần lưu ý là mức độ phát triển cao hơn của khu
vực tài chính có thể khơng phải lúc nào cũng có lợi cho tăng trưởng kinh tế. Tuy
nhiên, một vấn đề phổ biến với các nghiên cứu về mối quan hệ không đơn điệu giữa
phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế là chúng được thực hiện trên các bảng dữ
liệu không đồng nhất cao (bao gồm các nước thu nhập cao, trung bình hoặc thấp).
Nghiên cứu hiện tại cho thấy mức độ phát triển khu vực tài chính tương đối thấp ở

các quốc gia châu Á có thu nhập trung bình được chọn (cụ thể trung bình của tín
dụng cho khu vực tư nhân chỉ khoảng 59,54% GDP). Arcand và cộng sự (2015)
phát hiện sự tồn tại của ngưỡng đơn tín dụng cho khu vực tư nhân giao động trong
khoảng 80–100% GDP. Do đó, vấn đề về hiệu ứng ngưỡng không phải là mối bận
tâm chính trong nghiên cứu hiện tại.
Tại Việt Nam, số lượng nghiên cứu về chủ đề phát triển tài chính và tăng
trưởng kinh tế đã được thực hiện từ lâu và tương đối đa dạng. Hồ Thị Yến Nhi
(2018) áp dụng mơ hình tự hồi quy phân phối trễ ARDL và kiểm định nhân quả
Toda-Yamamoto nhằm tìm hiểu sự tồn tại của mối tương quan giữa phát triển tài
chính và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn ở Việt Nam và các nước đang phát triển
khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn 2005–2017. Kết quả thực nghiệm cho thấy
tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa phát triển tài chính đến tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam, tuy nhiên mối quan hệ này là ngược chiều đối với biến cung
tiền M2/GDP và cùng chiều đối với biến tỷ lệ tín dụng nội địa cho khu vực tư
nhân/GDP. Trịnh Thị Hồng Ngọc (2018) tiến hành nghiên cứu thực nghiệm để điều
tra mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở một số quốc gia
khu vực châu Á Thái Bình Dương. Nghiên cứu sử dụng mơ hình ước lượng hồi quy
SCC dựa trên nghiên cứu Daniel-Hoechle (2007), áp dụng phương pháp điều chỉnh
độ lệch chuẩn của Driscoll-Kraay (1998). Nguồn dữ liệu của nghiên cứu sử dụng
bảng dữ liệu của 17 quốc gia trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, giai đoạn từ
1998–2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy có tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa
phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở một số quốc gia khu vực châu Á Thái


16

Bình Dương. Nguyễn Thị Ngọc Phượng (2015) sử dụng phương pháp GMM cho bộ
dữ liệu của 28 đang phát triển quốc gia trên thế giới trong giai đoạn 2000–2014,
nhằm trả lời cho 2 câu hỏi, kiều hối cùng phát triển tài chính có tác động lên tăng
trưởng kinh tế hay không. Các kết quả thực nghiệm chỉ ra mối quan hệ cùng chiều

giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển tài chính; kiều hối đóng vai trị bổ sung cho
phát triển tài chính trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngồi ra, Nguyễn Thị
Út (2015) tìm hiểu vai trị của nguồn vốn FDI, phát triển tài chính trong các nền
kinh tế châu Á và Mỹ La-tinh giai đoạn 1996–2013. Thông qua phương pháp FEM,
REM và GLS, tác giả đi đến các kết luận quan trọng sau: i) khu vực tài chính giúp
tăng cường đóng góp của FDI tới tăng trưởng kinh tế; ii) phát triển tài chính ảnh
hưởng tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế, được giải thích bởi hệ thống tài chính khơng
vững mạnh tại các quốc gia trong mẫu quan sát. Cũng lưu ý rằng, tựu chung, các
nghiên cứu hiện có chưa đề cập hiệu ứng đồng liên kết dài hạn tiềm năng giữa các
biến số. Mặc dù nghiên cứu gần đây của Hồ Thị Yến Nhi (2018) sử dụng kiểm định
đồng liên kết trong khuôn khổ ARDL, nhưng giai đoạn nghiên cứu quá ngắn (2005–
2017), do đó tính phù hợp của kết quả nghiên cứu cịn bỏ ngõ.


×