Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

(Luận văn thạc sĩ) ứng dụng hệ thống chi phí dựa trên hoạt động (ABC) tại công ty TNHH kato sangyo việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------***----------

TIÊU LỆ ANH

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG CHI PHÍ
DỰA TRÊN HOẠT ĐỘNG (ABC) TẠI
CƠNG TY TNHH KATO SANGYO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------***----------

TIÊU LỆ ANH

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG CHI PHÍ
DỰA TRÊN HOẠT ĐỘNG (ABC) TẠI
CƠNG TY TNHH KATO SANGYO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã ngành: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Lê Đình Trực


TP.Hồ Chí Minh – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Ứng dụng hệ thống chi phí dựa trên hoạt động
(ABC) tại cơng ty TNHH Kato Sangyo Việt Nam” là do tôi nghiên cứu dưới sự hướng
dẫn của TS. Lê Đình Trực.
Các dữ liệu được thu thập và kết quả xử lý là hoàn toàn trung thực. Nội dung
của luận văn chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào.
Tơi xin hoàn toàn chịu trách nghiệm về nội dung nghiên cứu của tồn bộ luận
văn này.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2018
Người thực hiện

Tiêu Lệ Anh


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT BẰNG TIẾNG ANH
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT BẰNG TIẾNG VIỆT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết của nghiên cứu ............................................................................................... 1
2. Các nghiên cứu trước đây có liên quan.............................................................................. 2
3. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................... 4

4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................................ 4
5. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................ 4
6. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................... 5
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 5
8. Bố cục của luận văn ........................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: .......................................................................................................................... 7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CHI PHÍ DỰA TRÊN HOẠT ĐỘNG (ABC) ............ 7
1.1 Tổng quan về mô hình ABC ............................................................................................ 7
1.1.1 Mơ hình ABC ............................................................................................................ 7
1.1.2 Vai trị của ABC ...................................................................................................... 10
1.1.3 Lợi ích và hạn chế của ABC ................................................................................... 11
1.1.4 So sánh chi phí dựa trên mơ hình truyền thống và chi phí dựa trên mơ hình ABC 12
1.2 Chi phí trong cơng ty thương mại .................................................................................. 15
1.2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại................................... 15


1.2.2 Phân loại chi phí trong cơng ty thương mại ............................................................ 16
1.2.3 Hệ thống chi phí cho các cơng ty thương mại ......................................................... 20
1.2.4 Phân bổ chi phí ước tính theo mức độ hoạt động cho các công ty thương mại ...... 22
1.2.5 Ý nghĩa của kế tốn chi phí dựa trên hoạt động (ABC) .......................................... 27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................................... 29
THỰC TRẠNG KẾ TỐN CHI PHÍ TẠI CƠNG TY TNHH KATO SANGYO VIỆT NAM
............................................................................................................................................. 30
2.1 Giới thiệu Công ty TNHH Kato Sangyo Việt Nam ....................................................... 30
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .............................................................................. 30
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ........................................................................................... 30
2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý........................................................................................ 30
2.1.4 Đặc điểm tài chính và kế tốn ................................................................................. 32
2.1.5 Đặc điểm sản phẩm và quy trình cung cấp sản phẩm ............................................. 34
2.2 Thực trạng kế tốn chi phí tại Cơng ty TNHH Kato Sangyo Việt Nam ........................ 39

2.2.1 Kế toán chi phí tại Cơng ty TNHH Kato Sangyo Việt Nam ................................... 39
2.2.2 Kế tốn chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp .................................... 44
2.3 Đánh giá, kiểm định thực trạng cơng tác kế tốn chi phí tại Cơng ty TNHH Kato Sangyo
Việt Nam. ............................................................................................................................. 45
2.3.1 Ưu điểm ................................................................................................................... 45
2.3.2 Khuyết điểm ............................................................................................................ 46
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................................... 47
CHƯƠNG 3: ........................................................................................................................ 48
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHI PHÍ DỰA TRÊN HOẠT ĐỘNG (ABC) TẠI CÔNG TY
TNHH KATO SANGYO VIỆT NAM ................................................................................ 48
3.1 Phương hướng, nội dung cần hoàn thiện ....................................................................... 48
3.2 Những giải pháp cụ thể để hoàn thiện ........................................................................... 50


3.2.1 Xác định các hoạt động cụ thể, đối tượng tập hợp chi phí hoạt động và đơn vị đo
lường hoạt động (Bước 1) ................................................................................................ 50
3.2.2 Phân bổ chi phí chung cho các hoạt động (Bước 2) ................................................ 57
3.2.3 Tính hệ số hoạt động (Bước 3) ................................................................................ 60
3.2.4 Phân bổ chi phí hoạt động cho từng đối tượng chi phí (Bước 4) ............................ 62
3.2.5 Lập báo cáo quản trị để phục vụ cho việc ra quyết định chiến lược (Bước 5) ........ 62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................................... 65
KẾT LUẬN CHUNG .......................................................................................................... 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT BẰNG TIẾNG ANH
ABC (Activity Based Costing): hệ thống chi phí dựa trên mức hoạt động
Activity center: trung tâm hoạt động
Activity consumption cost driver: tiêu thức phân bổ chi phí các hoạt động

Activity: Hoạt động
Cost center: trung tâm chi phí
Cost driver: tiêu thức phân bổ chi phí
Cost pool: tổ hợp chi phí
GAAP (General Accepted Accounting Principles): những ngun tắc kế tốn chung
được thừa nhận
MT: Modern Trade - kênh bán hàng hiện đại tập trung ở một địa điểm lớn (siêu thị,
cửa hàng tiện lợi,..)
HORECA: Hotel – Restaurant – Catering – khách hàng liên quan ngành công nghiệp
thực phẩm và đồ uống cho ngành nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ ăn uống liên
quan.
TT: Traditional Trade – kênh bán hàng truyền thống (tiểu thương ở chợ,…)
Resource: nguồn lực

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT BẰNG TIẾNG VIỆT:
CP: chi phí
CPNC trực tiếp: Chi phí nhân cơng trực tiếp
CPNVL trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPQLDN: Chi phí quản lý doanh nghiệp
GVHB: Giá vốn hàng bán
Hệ thống ABC: Hệ thống kế tốn chi phí dựa theo mức hoạt động
NV: nhân viên
NVKD: Nhân viên kinh doanh
QL: quản lý


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: So sánh chi phí dựa trên mơ hình truyền thống và chi phí dựa trên mơ
hình ABC (Garrisson, 2012, trang 291-294) .............................................12

Bảng 2.1 - Danh mục sản phẩm và nhà cung cấp được phân loại theo nhóm 1 –
Hàng nhập khẩu từ nước ngồi về, bán tại thị trường Việt Nam ...............34
Bảng 2.2 - Danh mục sản phẩm và nhà cung cấp được phân loại theo nhóm 2 –
Hàng được mua và bán lại tại thị trường Việt Nam...................................35
Bảng 2.3 - Danh mục sản phẩm và nhà cung cấp được phân loại theo nhóm 3 –
Hàng mua tại Việt Nam được xuất khẩu ra nước ngoài ............................36
Bảng 2.4 - Bảng kê một số mã sản phẩm trong danh mục hàng hóa ........................39
Bảng 2.5 - Bảng tổng hợp giá trị hàng rong biển mua vào tháng 09/2017 ...............41
Bảng 2.6 – Bảng tổng hợp giá trị hàng mua phát sinh trong tháng 09/2017 ............41
Bảng 2.7 - Bảng tính giá xuất kho một số mã sản phẩm trong tháng 09/2017 .........43
Bảng 2.8 - Bảng tính giá vốn hàng bán của một số mã sản phẩm tháng 09/2017 ....44
Bảng 3.1 – Bảng liệt kê các khách hàng hiện tại của doanh nghiệp .........................49
Bảng 3.2 – Các hoạt động được thực hiện tại bộ phận kho ......................................51
Bảng 3.3 – Nhóm các hoạt động thành các trung tâm hoạt động ở bộ phận kho .....52
Bảng 3.4 – Các hoạt động được thực hiện tại bộ phận văn phòng ...........................53
Bảng 3.5 – Nhóm các hoạt động thành các trung tâm hoạt động tại bộ phận văn
phòng..........................................................................................................55
Bảng 3.6 – Bảng thống kê các trung tâm hoạt động tại Công ty TNHH Kato Sangyo
Việt Nam ....................................................................................................56
Bảng 3.7 – Tỷ lệ phân bổ chi phí nguồn lực cho các trung tâm hoạt động ..............58
Bảng 3.8 – Hệ số hoạt động tại Công ty TNHH Kato Sangyo Việt Nam .................61
Bảng 3.9 – Báo cáo bộ phận Công ty TNHH Kato Sangyo Việt Nam .....................64


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 - Mơ hình kế tốn chí phí dựa trên hoạt động ..............................................9
H ì n h 2 .1

– Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH Kato Sangyo Việt Nam ..........................31


H ì n h 2 .2

– Quy trình bán hàng – thu tiền..................................................................37


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: So sánh hệ thống chi phí truyền thống và hệ thống chi phí theo hoạt động
ABC .........................................................................................................14
Sơ đồ 1.2: Minh họa mối quan hệ giữa chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp với đối
tượng tập hợp chi phí ...............................................................................17
Sơ đồ 3.1 – Mơ hình ABC tại Cơng ty TNHH Kato Sangyo Việt Nam ...................62


1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của nghiên cứu
Tính cho đến hôm nay, khái niệm nhà phân phối đã thực sự trở nên quen thuộc
với cả nhà sản xuất và người tiêu dùng. Không như trước đây, người ta quan niệm là
trung gian chỉ gây tốn phí và mất thời gian, thì thực tế cho thấy các nhà phân phối đã
làm tốt vai trị quan trọng của mình giúp cho cả bên bán và bên mua cảm thấy thuận
lợi trong giao dịch buôn bán.
Công ty TNHH Kato Sangyo Việt Nam đã ra đời với chức năng là nhà phân
phối mang những sản phẩm từ các nhà sản xuất uy tín đến tay người tiêu dùng Việt
Nam. Trước những yêu cầu về giá cả, chất lượng, tính nhanh chóng trong giao hàng
và sức ép cạnh tranh từ đối thủ, Ban giám đốc Công ty TNHH Kato Sangyo Việt Nam
đặt ra những yêu cầu rất cao đối với thơng tin kế tốn quản trị, và chủ yếu là thông
tin về doanh thu, chi phí của từng sản phẩm, từng khách hàng để nhằm đưa ra những
quyết định phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế của công ty, đặc biệt là về giá cả
hàng hoá.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy doanh nghiệp chỉ mới thành lập hơn 3 năm, còn
non trẻ và đang áp dụng hệ thống kế tốn chi phí truyền thống trong thực trạng các
khoản phí phát sinh tại doanh nghiệp là rất nhiều, đa dạng, phức tạp, và ắt hẳn cách
phân bổ chi phí theo phương pháp truyền thống trước đây đã dần tỏ ra khơng phù
hợp. Nói một cách cụ thể hơn, hiện tại doanh nghiệp chỉ mới phân bổ trực tiếp được
các biến phí (giá vốn hàng bán) đến khách hàng, và chưa phân bổ chi phí chung đến
các khách hàng nên chưa có cơ sở đánh giá khả năng sinh lợi theo khách hàng mà
doanh nghiệp đang có. Vì vậy doanh nghiệp nên có một sự thay đổi trong hệ thống
kế tốn chi phí của mình, cái mà có thể giúp doanh nghiệp phân bổ được chi phí
chung đến từng khách hàng hoặc sản phẩm của mình để quản lý doanh nghiệp và có
cơ sở để ra những quyết định chiến lược, mang lại nhiều lợi nhuận hơn nữa cho doanh
nghiệp mình.
Qua tìm hiểu cho thấy, hệ thống chi phí dựa trên hoạt động (ABC – Activity
Based Costing) có thể được xem là giải pháp tốt cho những vấn đề phát sinh nêu trên.


2

Với ABC, những chi phí phát sinh sẽ được theo dõi một cách toàn diện cho từng hoạt
động gắn liền với việc cung cấp sản phẩm đến từng khách hàng, có thể khắc phục
được nhược điểm của hệ thống chi phí truyền thống và vì thế thơng tin chi phí được
cung cấp bởi ABC có mức độ chính xác cao hơn, có khả năng đáp ứng được nhu cầu
thực tiễn của Cơng ty và đây cũng là lí do tơi chọn đề tài này.
Giải quyết tốt được đề tài trên cũng là một trong những biện pháp nhằm nâng
cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp còn non trẻ như Kato Sangyo Việt Nam và góp
phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và đứng vững trên thị trường.
2. Các nghiên cứu trước đây có liên quan
* Trên thế giới
- Robin Cooper (1991); Profit Priorities from Activity-Based Costing; Havard
Business Review chỉ ra rằng ABC giúp nhà quản trị tháo gỡ được vướng mắc về chi

phí trong các khâu thiết kế, sản xuất và cung ứng sản phẩm. Bên cạnh đó, ABC cịn
là một cơng cụ tốt nhất mà nhà quản lý có thể thấy được bức tranh tổng quan về cách
doanh thu được tạo ra và nguồn lực được sử dụng thông qua các sản phẩm, thương
hiệu, khách hàng và kênh phân phối, từ đó thấy được nhiều lợi nhuận hơn.
- Timo Pirttila và Petri Hautaniemi (1995); Activity-based costing and distribution
logistics management; International journal of production economics chỉ ra rằng chi
phí của loại hình doanh nghiệp vận tải sẽ được trình bày chi tiết thơng qua ABC chứ
khơng riêng gì ở loại hình doanh nghiệp sản xuất mới được áp dụng. Và hiển nhiên
là ABC được triển khai để kiểm soát các hoạt động một cách chính xác hơn và kịp
thời hơn những cách tính chi phí khác.
- Lin, Collins and Su (2001) đã bàn về ứng dụng Hệ thống ABC trong quản lý chuỗi
cung ứng. Tác giả chỉ ra sự cần thiết của việc thực hiện ABC trong ngành công nghiệp
sản xuất để nâng cao hệ thống kế tốn chi phí vì sự leo thang của chi phí chung và sự
lỗi thời của phương pháp phân bổ chi phí truyền thống như giờ công hay số giờ máy.
* Tại Việt Nam
- Nguyễn Phong Ngun, 2005. Xây dựng mơ hình vận dụng ABC và TOC trong
việc xác định kết cấu sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam. Luận


3

văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Trình bày thực trạng vận dụng
mơ hình ABC và TOC ở các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam và trên thế giới. Đề
tài đã tìm hiểu và trình bày được những vấn đề mang tính lý luận về mơ hình ABC
và TOC, tuy đã được vận dụng ở các nước phát triển trên thế giới nhưng vẫn còn rất
mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đề tài đã nêu lên sự cần thiết phải sử
dụng mơ hình này trong q trình cơng nghiệp hố và hiện đại hoá đất nước.
- Nguyễn Việt Hưng, Trần Thứ Ba, 2016. Nhân tố ảnh hưởng đến sự hạn chế vận
dụng mơ hình ABC trong kế tốn quản trị tại các doanh nghiệp Việt Nam. Tạp chí
phát triển và hội nhập số 31, tháng 11-12/2016. Trình bày nghiên cứu mơ hình đánh

giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hạn chế vận dụng ABC tại các doanh nghiệp Việt
Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố tác động đến sự Hạn chế chế vận dụng
mơ hình ABC vào các doanh nghiệp Việt Nam gồm: Hạn chế về nhận thức, Thiếu
nguồn lực, Tâm lý hạn chế thay đổi, Chưa xây dựng chiến lược kinh doanh địi hỏi
sử dụng mơ hình ABC, Khơng xây dựng mục tiêu cho từng giai đoạn triển khai gắn
với khen thưởng hợp lý.
- Nguyễn Việt Hưng, 2017. Những nhân tố cản trở đến vận dụng phương pháp
phân bổ chi phí ước tính theo mức độ hoạt động vào các doanh nghiệp Việt Nam.
Luận án tiến sĩ kinh tế. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án đã chứng
minh mơ hình nghiên cứu gồm có chín nhân tố tác động ảnh hưởng tiêu cực đến việc
vận dụng phương pháp ABC vào các doanh nghiệp Việt Nam. Mơ hình này cũng chỉ
rõ mức độ tác động của từng nhân tố mang tính riêng biệt với đặc điểm của Việt Nam.
Đây chính là bản đồ giúp doanh nghiệp tham khảo để xây dựng kế hoạch vận dụng
phương pháp phân bổ chi phí ước tính theo mức độ hoạt động vào thực tế tại đơn vị,
với những giải pháp cụ thể, linh hoạt và có những bước chuẩn bị cần thiết để hạn chế
ảnh hưởng của những nhân tố trên.
Dựa vào các nghiên cứu đã trình bày ở trên cho thấy việc nghiên cứu và vận
dụng phương pháp ABC vào thực tế các doanh nghiệp còn rất ít, chủ yếu chỉ là nghiên
cứu liên quan đến công ty sản xuất, điều này thể hiện sự mâu thuẫn là về học thuật,
phương pháp ABC được quan tâm rất nhiều nhưng về áp dụng thực tế còn rất hạn
chế, đặc biệt trong các công ty của các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, các nghiên


4

cứu thể hiện việc ứng dụng ABC vào kế toán doanh nghiệp đặc biệt là loại hình doanh
nghiệp chuyên về thương mại và phân phối như Công ty TNHH Kato Sangyo Việt
Nam là gần như rất hạn chế. Đây chính là khe hổng về phương pháp ABC tại Việt
Nam. Nghiên cứu này sẽ góp phần làm sáng tỏ cách thức tìm hiểu nhược điểm của
tình hình kế tốn chi phí của doanh nghiệp thương mại, điều kiện đầu tiên để thay đổi

hệ thống kế tốn chi phí. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng nhằm thể hiện được phương
hướng, nội dung vận dụng ABC vào doanh nghiệp. Kết quả của nghiên cứu nhằm
giúp nhà quản trị doanh nghiệp có thể nhìn thấy được kết quả kinh doanh theo từng
bộ phận trước và sau khi áp dụng ABC vào đơn vị.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống những vấn đề lý luận về hệ thống chi phí dựa trên mức độ hoạt động
(ABC), các yếu tố cần thiết khi thực hiện. Từ đó đánh giá những ưu điểm, nhược
điểm của hệ thống này làm cơ sở cho việc đề xuất vận dụng ABC tại doanh nghiệp.
- Phân tích thực trạng tình hình cơng tác kế tốn chi phí tại Cơng ty TNHH Kato
Sangyo Việt Nam.
- Đề xuất công tác xây dựng và ứng dụng ABC vào hệ thống kế tốn chi phí của
doanh nghiệp.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Cơ sở lý luận của ABC như thế nào là đủ để có thể định hướng ứng dụng vào
hệ thống kế tốn chi phí của doanh nghiệp?
- Thực trạng tình hình cơng tác kế tốn chi phí tại Cơng ty TNHH Kato Sangyo
Việt Nam như thế nào?
- Làm thế nào để có thể xây dựng và áp dụng ABC vào hệ thống kế toán chi phí
của doanh nghiệp?
5. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là những vấn đề thực tiễn của q trình
quản lý chi phí của cơng ty và việc vận dụng ABC để xác định chi phí tính cho sản
phẩm tại Kato Sangyo phục vụ cho nhu cầu ra quyết định và kiểm sốt tốt chi phí.


5

6. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: các nội dung liên quan đến cơng tác phân bổ chi phí chung tại
Công ty TNHH Kato Sangyo Việt Nam.

7. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu
định tính.
Trong khảo sát định tính, tác giả sử dụng các cơng cụ phỏng vấn ý kiến nhân
viên và nhà quản trị của các phòng ban. Tác giả thực hiện theo các giai đoạn sau:
Giai đoạn thứ nhất, tác giả dùng phương pháp lý thuyết nền là tập hợp những
tài liệu và cơng trình nghiên cứu có giá trị của một số tác giả trong và ngồi nước có
liên quan đến mơ hình ABC. Các tài liệu và cơng trình nghiên cứu này thể hiện những
quan điểm riêng của từng tác giả về khái niệm, ưu điểm, nhược điểm, mơ hình vận
dụng ABC. Qua đó, phương pháp so sánh và đánh giá những tài liệu thu thập được,
luận văn sẽ cố gắng tổng hợp và nêu bật được những vấn đề mang tính lý luận của
ABC để có cơ sở cần thiết cho việc định hướng vận dụng mơ hình ABC vào Cơng ty
TNHH Kato Sangyo Việt Nam.
Giai đoạn thứ hai là thông qua việc trình bày về cơ sở lý luận của mơ hình ABC
tác giả sẽ tiến hành khảo sát thực tế tại Công ty TNHH Kato Sangyo Việt Nam cũng
như những điều kiện cần thiết để vận dụng mơ hình ABC. Phương pháp nghiên cứu
chính của tác giả là phỏng vấn trực tiếp, ứng dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu
trúc bằng một bảng câu hỏi chưa hoàn thiện, tác giả khai thác các thông tin cần thiết
thể hiện được thực trạng quản lý chi phí của doanh nghiệp, từ đó tổng hợp được những
nhược điểm của hệ thống kế toán chi phí để từ đó đưa ra giải pháp.
Giai đoạn thứ ba cũng là giai đoạn cuối cùng, thông qua các tài liệu nghiên cứu
được, và những nhược điểm của hệ thống kế tốn chi phí của doanh nghiệp, tác giả
tìm hiểu về sự vận dụng của mơ hình ABC, tác giả sẽ so sánh và phân tích về những
điều kiện để vận dụng mơ hình ABC vào Cơng ty TNHH Kato Sangyo Việt Nam.
Nguồn dữ liệu thứ cấp: Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu từ các bài viết, nghiên
cứu hàn lâm trước đây ở các quốc gia. Các số liệu thống kê được cơng bố chính thức


6


tại Việt Nam. Các nguồn dữ liệu này được trích dẫn trực tiếp trong luận văn và được
thể hiện chi tiết trong mục tài liệu tham khảo.
Nguồn dữ liệu sơ cấp: luận văn tiến hành lấy ý kiến từ các cá nhân liên quan
thông qua bảng câu hỏi. Đối tượng được phỏng vấn là nhân viên công ty và nhà quản
trị.
8. Bố cục của luận văn
Đề tài được thực hiện bao gồm 66 trang, biểu bảng, hình vẽ, sơ đồ và phụ lục,
ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống chi phí dựa trên hoạt động (ABC)
Chương 2: Thực trạng về kế toán chi phí tại Cơng ty TNHH Kato Sangyo Việt Nam
Chương 3: Xây dựng Hệ thống chi phí dựa trên hoạt động (ABC) tại Công ty TNHH
Kato Sangyo Việt Nam


7

CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CHI PHÍ DỰA TRÊN HOẠT ĐỘNG
(ABC)
1.1 Tổng quan về mơ hình ABC
1.1.1 Mơ hình ABC
a. Mơ hình ABC là gì?
* Trước khi tìm hiểu về mơ hình ABC, tác giả có một số thuật ngữ cần làm
rõ như sau:
- Chi phí (cost): sự hao tổn về nguồn lực để đạt được một mục tiêu. (Đoàn Ngọc
Quế, 2015, trang 330)
- Đối tượng chịu chi phí (Cost object): sản phẩm, dịch vụ, khách hàng,…Tuỳ
theo yêu cầu thông tin quản trị của nhà quản lý mà xác định các đối tượng chịu chi
phí sao cho thích hợp.
- Hoạt động (activity): Một hoạt động có thể là một hành động riêng lẻ hoặc là

tập hợp của nhiều hành động có mối quan hệ với nhau. (Blocher, 2010, trang 129)
- Nguồn lực (resource): nguồn lực là một yếu tố kinh tế cần thiết để thực hiện
các hoạt động như là nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị,..(Blocher, 2010, trang 129)
- Tiêu thức phân bổ chi phí (cost driver): là nguồn gốc phát sinh chi phí, ví dụ
như số lượng sản phẩm hoặc mức độ hoạt động. (Đoàn Ngọc Quế, 2015, trang 330)
- Trung tâm chi phí (cost center): một bộ phận, có mối quan hệ rõ ràng giữa
các chi phí của các nguồn lực với các sản phẩm hoặc dịch vụ của bộ phận đó, mà các
nhà quản trị của nó chỉ chịu trách nhiệm đối với các chi phí có thể kiểm sốt phát sinh
trong bộ phận đó. (Đồn Ngọc Quế, 2015, trang 330)
* Hệ thống chi phí dựa trên hoạt động (ABC)
ABC được xem là một giải pháp thay thế cho phương pháp phân bổ chi phí
theo phương pháp truyền thống và nó được xem như là một phương pháp tính chi phí
mới.
Vậy, có thể đưa ra khái niệm về phương pháp kế toán phân bổ chi phí theo hoạt
động (ABC) như sau: “ABC là phương pháp xác định chi phí dựa trên các hoạt động
căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí và hoạt động tạo ra chi phí. Bao gồm việc xác


8

định các hoạt động và chi phí nguồn lực, sau đó tập hợp chi phí các nguồn lực vào
hoạt động và phân bổ chi phí từ các hoạt động cho đối tượng tập hợp chi phí theo
mức độ sử dụng hoạt động của đối tượng”
(Blocher, 2010, trang 129)
b. Phương pháp tiếp cận hai giai đoạn trong phân bổ chi phí và thiết kế hệ thống
ABC
Dựa vào các khái niệm nêu trên và tham khảo mơ hình ABC của tác giả Garrison năm
2012 thì để có thể thực hiện được ABC, tồn bộ q trình kinh doanh phải được chia
ra làm nhiều nhóm các hoạt động. Sơ đồ bên dưới thể hiện q trình để xác định được
những hoạt động chính này. Để thiết lập được những hoạt động cần thiết cho ABC,

những qui trình giống nhau phải được nhóm lại với nhau hoặc những hoạt động tác
động lên sản phẩm và những hoạt động tác động lên khách hàng phải được tách ra để
lập nên hai nhóm hoạt động riêng rẽ và đồng nhất.
* Thiết kế Hệ thống ABC
“Hệ thống ABC hoạt động theo 5 bước dưới đây:
Bước 1: Xác định Hoạt động, Đối tượng tập hợp chi phí hoạt động, và Đơn vị đo
lường hoạt động
Bước 2: Phân bổ chi phí chung cho các hoạt động
Bước 3: Tính tỷ lệ phân bổ của từng hoạt động
Tỷ lệ phân bổ = Tổng chi phí của từng hoạt động/Tổng số lượng hoạt động
Bước 4: Phân bổ chi phí chung cho các sản phẩm/khách hàng
Chi phí chung phân bổ cho đối tượng chịu chi phí = Tỷ lệ phân bổ * Tiêu thức phân
bổ chi phí
Bước 5: Lập báo cáo quản trị”
(Garrison, 2012, trang 279)


9

CPNVL

CPNC

CP giao

Chi phí chung

trực tiếp

trực tiếp


hàng

(Chi phí sản xuất và chi phí phi sản xuất)

Phân bổ
trực tiếp

Phân bổ
trực tiếp

Phân bổ
trực tiếp

---------------------------Phân bổ giai đoạn 1----------------------------

Hoạt

Hoạt

Hoạt

Hoạt

Hoạt động

động 1

động 2


động 3

động 4

khác

---------------------------Phân bổ giai đoạn 2---------------------------Đối tượng chịu chi phí:
Sản phẩm, Đơn hàng của khách hàng, Khách hàng

Khơng
phân bổ

(Garrison, 2012, trang 285)
Hình 1.1 - Mơ hình kế tốn chí phí dựa trên hoạt động
Từ mơ hình trên, tác giả trích dẫn nội dung của phân bổ 2 giai đoạn bằng diễn giải
dưới đây:
Trước khi phân bổ giai đoạn 1: Xác định chi phí phí nguồn lực và các hoạt
động.
Bước đầu tiên trong việc thiết kế một Hệ thống ABC là tiến hành phân tích hoạt
động để xác định chi phí nguồn lực và hoạt động của công ty. Hầu hết các công ty
đều ghi lại chi phí nguồn lực trong các tài khoản cụ thể trong hệ thống kế tốn.
Thơng qua phân tích hoạt động, một cơng ty xác định cơng việc cụ thể mà nó
thực hiện để phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Các phân tích hoạt
động bao gồm thu thập dữ liệu từ các tài liệu và hồ sơ hiện có cũng như thu thập dữ
liệu bổ sung bằng các bảng câu hỏi, quan sát, hoặc phỏng vấn các nhân sự chủ chốt.
Các câu hỏi mà các thành viên của đội ABC thường đặt ra cho nhân viên hoặc
nhà quản lý thu thập dữ liệu hoạt động bao gồm:
• Bạn làm cơng việc hoặc hoạt động nào?
• Bạn dành bao nhiêu thời gian để thực hiện các hoạt động này?



10

• Các nguồn lực cần thiết để thực hiện các hoạt động này là gì?
• Hoạt động có giá trị gì đối với sản phẩm, dịch vụ, khách hàng hay tổ chức?
* Phân bổ giai đoạn 1: Phân bổ chi phí nguồn lực cho các hoạt động
Chi phí dựa trên hoạt động sử dụng các tiêu thức phân bổ chi phí để phân bổ chi
phí đến các hoạt động. Bởi vì các tiêu thức phân bổ chi phí của các nguồn lực được
sử dụng là từ các hoạt động, công ty nên chọn tiêu thức phân bổ có mối quan hệ nhân
– quả với chi phí nguồn lực.
Chi phí của các nguồn lực có thể được phân bổ cho các hoạt động bằng cách
phân bổ trực tiếp. Phân bổ trực tiếp đòi hỏi phải đo lường việc sử dụng nguồn lực
thực tế theo từng hoạt động.
* Phân bổ giai đoạn 2: Phân bổ chi phí hoạt động đến đối tượng chịu chi phí.
Bước cuối cùng là phân bổ chi phí cho các hoạt động hoặc cho các đối tượng
chịu chi phí dựa trên tiêu thức phân bổ chi phí thích hợp. Đối tượng chịu chi phí tiêu
biểu cho một hệ thống chi phí là sản phẩm và dịch vụ; tuy nhiên, cũng có thể bao gồm
khách hàng, dự án hoặc đơn vị kinh doanh.
(Blocher, 2010, trang 132)
1.1.2 Vai trò của ABC
Chi phí dựa trên hoạt động (ABC) là phương pháp xác định chi phí chính xác.
ABC cũng là một sự đổi mới gần đây trong kế tốn chi phí, nó đang nhanh chóng
được các cơng ty chấp nhận trong nhiều tổ chức với nhiều ngành nghề và trong chính
phủ và các tổ chức phi lợi nhuận.
(Blocher, 2010, trang 127)
Nhờ công nghệ phát triển hiện nay nên phương pháp ABC được triển khai thơng
qua phần mềm máy tính, cho phép sử dụng các dữ liệu tài chính và chun mơn
nghiệp vụ để phục vụ phân tích chính xác, hiệu quả và liên tục.
Đồng thời, phần mềm cho phép so sánh đối chiếu các thông tin quan trọng phục
vụ việc ra quyết định của nhà quản trị.

Mặt khác, thơng tin ABC đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong hệ thống thơng
tin quản lý, hệ thống quản lý theo hoạt động khai thác dữ liệu chính từ ABC.
(Nguyễn Thị Minh Phương, 2017, trang 79)


11

1.1.3 Lợi ích và hạn chế của ABC
a. Lợi ích của ABC
Số lượng các công ty chấp nhận và ứng dụng Hệ thống ABC ngày càng
tăng từ những năm 1980 bởi những lợi ích mà ABC mang lại là khá nhiều. Ban đầu,
rất nhiều công ty ứng dụng Hệ thống ABC để giảm sự méo mó trong chi phí của sản
phẩm, nhưng bên cạnh đó những lợi ích của ABC mà nhiều cơng ty sẽ có được như
là:
- Đo lường lợi nhuận tốt hơn: ABC cung cấp thông tin chi phí chính xác và sự
chính xác hơn trong việc đo lường lợi nhuận sản phẩm và lợi nhuận khách hàng.
Thông tin lợi nhuận chính xác hơn sẽ dẫn đến sự đúng đắn khi ra quyết định chiến
lược về giá, các dòng sản phẩm, các phân khúc thị trường mục tiêu cho công ty.
- Ra quyết định tốt hơn để cải thiện quy trình: việc xác định chi tiết các thơng
tin về chi phí sẽ giúp ích doanh nghiệp trong chiến lược marketing, định giá bán hợp
lý, quyết định có nên tiếp tục kinh doanh sản phẩm hay ngừng kinh doanh…Bên cạnh
đó, doanh nghiệp có cơ sở tốt hơn, mạnh dạn đàm phán ký kết hợp đồng nhanh chóng
với nhiều mức giá khác nhau.
b. Hạn chế của ABC
- Chi phí để phát triển Hệ thống ABC là rất lớn: cần một nguồn lực lớn để duy
trì, và thực sự tốn kém nhiều chi phí hơn so với một hệ thống kế tốn truyền thống,
vì các dữ liệu liên quan đến nhiều các hoạt động phải được thu thập, kiểm tra và nhập
vào hệ thống một cách thường xuyên hơn. Tuy nhiên có thể nói chi phí để duy trì là
nhiều hơn lợi ích từ tính chính xác của các dữ liệu này mang lại.
- Một số khoản chi phí sản xuất chung sẽ khó phân bổ, thêm vào đó sẽ gặp khó

khăn trong việc xác định các trung tâm chi phí và các hoạt động một cách đầy đủ và
tiêu thức phân bổ.
- Vận dụng ABC có thể dẫn đến việc thay đổi về cơ cấu tổ chức: vì sẽ lệ thuộc
nhiều vào quy trình sản xuất kinh doanh và muốn thay đổi một doanh nghiệp đã hoạt
động theo khuôn khổ là việc khơng dễ dàng.
- ABC gây ra khó khăn khi chuẩn bị các báo cáo phục vụ phạm vi ngồi doanh
nghiệp: mặc dù phương pháp chi phí dựa trên hoạt động cung cấp chi phí chính xác


12

hơn phương pháp chi phí truyền thống, nhưng nó khơng thường xuyên sử dụng cho
các báo cáo bên ngoài. Đầu tiên, các báo cáo bên ngồi thì ít chi tiết hơn các báo cáo
bên trong doanh nghiệp. Trên các báo cáo bên ngồi doanh nghiệp, chi phí mỗi sản
phẩm sẽ khơng được trình bày. Giá vốn và hàng tồn kho được đưa ra, nhưng nó khơng
được phân chia ra theo từng sản phẩm. Nếu một vài sản phẩm bị ước tính chi phí thấp
hơn hay cao hơn, lỗi có xu hướng bù lại cho nhau khi chi phí sản phẩm ghép lại với
nhau.
(Garrisson, 2012, trang 297)
1.1.4 So sánh chi phí dựa trên mơ hình truyền thống và chi phí dựa trên mơ
hình ABC
Theo Garrisson thì sự khác biệt về đặc điểm của ABC và hệ thống chi phí truyền
thống được thể hiện ở quan điểm về chi phí, tiêu thức phân bổ chi phí và đối tượng
tập hợp chi phí như bảng 1.1 và sơ đồ 1.1 như bên dưới.
Bảng 1.1: So sánh chi phí dựa trên mơ hình truyền thống và chi phí dựa trên
mơ hình ABC (Garrisson, 2012, trang 291-294)
STT

1


Tiêu chí

Hệ thống tính giá thành

Hệ thống tính giá thành

so sánh

truyền thống

theo ABC

Khơng phân bổ chi phí bán

Phân bổ chi phí bán hàng và chi

Quan điểm

hàng và chi phí quản lý

phí quản lý doanh nghiệp đến

chi phí

doanh nghiệp vì được xem

đối tượng chịu chi phí (sản

là chi phí thời kỳ


phẩm, khách hàng,…)
Từng đối tượng tập hợp chi phí

Tiêu thức
2

phân bổ
chi phí

Tiêu thức phân bổ liên
quan đến khối lượng, sản
lượng sản xuất (Giờ cơng
lao động hoặc giờ máy)

có đơn vị đo lường hoạt động
riêng trên cơ sở mối quan hệ
nhân quả giữa các hoạt động và
những đối tượng tập hợp chi phí
(khơng liên quan đến khối
lượng)


13

STT

Tiêu chí

Hệ thống tính giá thành


Hệ thống tính giá thành

so sánh

truyền thống

theo ABC
Chỉ phân bổ chi phí sản xuất

Đối tượng
3

Phân bổ tất cả chi phí sản

chung được sử dụng bởi các sản

tập hợp chi xuất chung cho các sản

phẩm cho các sản phẩm đó. Đối

phí

tượng tập hợp chi phí là các hoạt

phẩm

động


14


Hệ thống chi phí theo hoạt động (mơ hình ABC)

Hệ thống chi phí truyền thống
Chi phí sản xuất chung

Bước 1:

Bước 1:

Phân bổ chi phí sản
chung cho từng phân
xưởng

Bước 2:
Phân bổ
chi phí
cho từng
sản phẩm

Chi phí sản xuất gián tiếp

Tỷ lệ phân
bổ theo sản
lượng

Phân
xưởng 1

Tỷ lệ

phân bổ

Phân
xưởng 2

Tỷ lệ
phân bổ

Sản phẩm
Sản phẩm

Phân
xưởng 3

Tỷ lệ
phân bổ

Phân bổ chi phí gián tiếp
cho từng hoạt động

Bước 2:
Phân bổ
chi phí cho
từng sản
phẩm theo
tỷ lệ phân
bổ

Tỷ lệ phân
bổ chi phí

theo hoạt
động

Hoạt
động A

Hoạt
động B

Hoạt
động C

Tỷ lệ
phân bổ

Tỷ lệ
phân bổ

Tỷ lệ
phân bổ

Sản phẩm
Sản phẩm

Sơ đồ 1.1: So sánh hệ thống chi phí truyền thống và hệ thống chi phí theo hoạt động ABC


15

1.2 Chi phí trong cơng ty thương mại

1.2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại
Hoạt động thương mại là mọi hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, đồng nghĩa
với hoạt động kinh doanh. “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc
tất cả các cơng đoạn của q trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc
cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”. Hoạt động kinh doanh
thực hiện trong nhiều lĩnh vực sản xuất, lưu thơng hàng hóa và dịch vụ.
(Khoản 16, Điều 4, Luật doanh nghiệp 2014)
“Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán
hàng hố, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục
đích sinh lợi khác”
(Khoản 1, Điều 3, Luật thương mại 2005)
Hai lĩnh vực chủ yếu của hoạt động thương mại là: thương mại hàng hoá và
thương mại dịch vụ.
- Mua bán hàng hoá (Thương mại hàng hóa) là hoạt động thương mại, theo đó
bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận
thanh tốn; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu
hàng hoá theo thỏa thuận.
(Khoản 8, Điều 3, Luật thương mại 2005)
Cung ứng dịch vụ (Thương mại dịch vụ) là hoạt động thương mại, theo đó một
bên (gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và
nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho
bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.
(Khoản 9, Điều 3, Luật thương mại 2005)
Hoạt động kinh doanh thương mại là hoạt động lưu thơng phân phối hàng hố
trên thị trường bn bán hàng hố, thực hiện q trình lưu chuyển hàng hoá từ nơi
sản xuất, nhập khẩu tới nơi tiêu dùng. Hoạt động thương mại có đặc điểm chủ yếu
sau:



×