Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

(Luận văn thạc sĩ) vận dụng mô hình bảng điểm cân bằng (balanced scorecard) để xây dựng hệ thống đo lường kết quả hoạt động tại công ty TNHH thiện tấn dũng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------- oOooOo ----------

NGUYỄN THỌ THIỆN

VẬN DỤNG MƠ HÌNH BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG
(BALANCED SCORECARD) ĐỂ XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH THIỆN TẤN DŨNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp.Hồ Chí Minh - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------- oOooOo ----------

NGUYỄN THỌ THIỆN

VẬN DỤNG MƠ HÌNH BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG
(BALANCED SCORECARD) ĐỂ XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH THIỆN TẤN DŨNG

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN ANH HOA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



Tp.Hồ Chí Minh - Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
“Vận dụng mơ hình Bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard) để xây dựng hệ
thống đo lường kết quả hoạt động tại công ty TNHH Thiện Tấn Dũng” là một cơng
trình nghiên cứu độc lập của tơi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn hoàn toàn
trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thọ Thiện


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
TĨM TẮT
ABSTRACT
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Sự cần thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu .................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 3
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3
5. Bố cục của đề tài ............................................................................................. 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG .................. 5
1.1

Tổng quan nghiên cứu BSC trong lĩnh vực giáo dục .............................. 5

1.1.1

Các nghiên cứu trên thế giới về BSC trong lĩnh vực giáo dục .............. 5

1.1.2

Các nghiên cứu tại Việt Nam về BSC trong lĩnh vực giáo dục ............. 6

1.1.3

Khe hổng nghiên cứu ........................................................................... 8

1.2 Sự cần thiết phải vận dụng Bảng điểm cân bằng - BSC trong đo lường
kết quả hoạt động ............................................................................................. 10
1.3

Mơ hình Bảng điểm cân bằng - BSC ..................................................... 12

1.3.1

Khái niệm .......................................................................................... 12

1.3.2

Các phương diện của mơ hình Bảng điểm cân bằng - BSC................. 16


1.3.3

Phát triển bản đồ chiến lược ............................................................... 24

1.3.4

Kết nối các thước đo trong mơ hình Bảng điểm cân bằng .................. 24

1.4

Qui trình xây dựng mơ hình Bảng điểm cân bằng ................................ 25

1.5

Quản lý chiến lược bằng Bảng điểm cân bằng ...................................... 27

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI
CÔNG TY TNHH THIỆN TẤN DŨNG............................................................. 30
2.1

Khái quát về Công ty TNHH Thiện Tấn Dũng ..................................... 30

2.1.1

Quá trình hình thành và phát triển ...................................................... 30


2.1.2


Đặc điểm tổ chức bộ máy và tổ chức kế tốn ..................................... 32

2.1.3

Mục tiêu, chiến lược của cơng ty TNHH Thiện Tấn Dũng ................. 34

2.2 Thực trạng đo lường kết quả hoạt động tại công ty TNHH Thiện Tấn
Dũng ................................................................................................................. 35
2.2.1

Phương diện tài chính ........................................................................ 35

2.2.2

Phương diện khách hàng .................................................................... 38

2.2.3

Phương diện qui trình kinh doanh nội bộ ........................................... 39

2.2.4

Phương diện học hỏi và phát triển ...................................................... 42

2.2.5 Đánh giá thực trạng đo lường kết quả hoạt động tại công ty TNHH
Thiện Tấn Dũng .............................................................................................. 43
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 45
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MƠ HÌNH BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG ĐỂ ĐO
LƯỜNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH THIỆN TẤN

DŨNG................................................................................................................... 47
3.1 Các yếu tố tác động đến sự hình thành BSC trong đánh giá kết quả hoạt
động tại cơng ty TNHH Thiện Tấn Dũng ........................................................ 47
3.2

Trình tự xây dựng mơ hình BSC tại cơng ty TNHH Thiện Tấn Dũng 48

3.3 Khảo sát về đo lường kết quả hoạt động tại công ty TNHH Thiện Tấn
Dũng 50
3.3.1

Phương pháp khảo sát ........................................................................ 50

3.3.2

Đối tượng khảo sát và bảng câu hỏi khảo sát...................................... 52

3.3.3

Kết quả trả lời khảo sát ...................................................................... 55

3.3.4

Kết quả .............................................................................................. 57

3.4 Xây dựng bản đồ chiến lược và các hành động thực hiện mục tiêu tại
công ty TNHH Thiện Tấn Dũng ...................................................................... 64
3.4.1

Bản đồ chiến lược tại công ty TNHH Thiện Tấn Dũng ...................... 64


3.4.2

Hành động thực hiện của các mục tiêu ............................................... 64

3.5 Xác lập các thước đo và mối quan hệ nhân quả trong mơ hình BSC của
công ty TNHH Thiện Tấn Dũng ...................................................................... 66
3.5.1

Phương diện tài chính ........................................................................ 66

3.5.2

Phương diện khách hàng .................................................................... 67

3.5.3

Phương diện qui trình kinh doanh nội bộ ........................................... 69

3.5.4

Phương diện học hỏi - phát triển ........................................................ 71

3.5.5

Mối quan hệ nhân quả giữa các thước đo ........................................... 74

3.6

Triển khai mơ hình BSC tại công ty TNHH Thiện Tấn Dũng ............. 74


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................... 77


CHƯƠNG 4: HÀM Ý VÀ KẾT LUẬN .............................................................. 78
4.1

Hàm ý ...................................................................................................... 78

4.2

Kết luận................................................................................................... 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AEFE

: Cơ quan giáo dục Pháp tại nước ngoài

BSC

: Bảng điểm cân bằng ( Balanced Scorecard)

CNTT

: Công nghệ thông tin


CP

: Cổ phần

EBIT

: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

EPS

: Chỉ số thu nhập trên mỗi cổ phần

EVA

: Chỉ số giá trị kinh tế gia tăng

ROA

: Tỷ suất sinh lợi trên tài sản

ROE

: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

ROI

: Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư

TMCP


: Thương mại cổ phần

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

WTO

: Tổ chức thương mại quốc tể


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Tổng quan nghiên cứu ứng dụng BSC vào lĩnh vực giáo dục .................. 8
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính tại cơng ty TNHH Thiện Tấn Dũng ................ 38


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Balanced Scorecard đưa ra một mơ hình để chuyển chiến lược thành hành
động cụ thể ............................................................................................................ 17
Hình 2.1: Doanh thu của Cơng ty TNHH Thiện Tấn Dũng từ năm 2010 đến năm
2017 ...................................................................................................................... 36


TĨM TẮT

Trong khi các thước đo tài chính được sử dụng rộng rãi từ nhiều năm, các
khuôn khổ mới đã xuất hiện những năm gần đây mở rộng quan điểm của tổ chức vượt
ra ngồi các thước đo tài chính truyền thống. Trong số đó, Bảng điểm cân bằng là

một trong những mơ hình mới phổ biến nhất. Mặc dù việc áp dụng Bảng điểm cân
bằng trong lĩnh vực kinh doanh và giáo dục đã được báo cáo thông qua nhiều bài
nghiên cứu trước đây, tuy nhiên có rất ít nghiên cứu đề cập đến việc vận dụng BSC ở
bậc giáo dục mầm non. Với đề tài này, tác giả tập trung vận dụng lý thuyết về Bảng
điểm cân bằng để xây dựng hệ thống đo lường kết quả hoạt động tại Công ty TNHH
Thiện Tấn Dũng. Thông qua phương pháp khảo sát lấy ý kiến, tác giả đã làm rõ các
mục tiêu kinh doanh dài hạn, từ đó làm căn cứ để xây dựng bản đồ chiến lược cho
công ty và lựa chọn các thước đo của mơ hình Bảng điểm cân bằng. Đề tài đã xây
dựng được Bảng điểm cân bằng triển khai cho năm 2019, bên cạnh đó là trình tự triển
khai mơ hình BSC để hướng đến mục tiêu đề ra năm 2024.
Từ khóa: Bảng điểm cân bằng; Bản đồ chiến lược; Hệ thống đo lường kết quả
hoạt động.


ABSTRACT

While financial measures were in wide use for many years, new frameworks
have emerged in recent years that extend organizational perspectives beyond
traditional financial measures. Among them the Balanced Scorecard is one of the
most popular new frameworks. Although the application of the balanced scorecard
(BSC) in the business sector and education sector is well documented, very little
research has been reported regarding the adaptation or application of the BSC in the
childhood education sector. In this research, the author focuses on applying the theory
of Balanced scorecard to build a performance measurement system at Thien Tan
Dung Company Limited - A preschool. Through the survey method, the author has
clarified the business objectives in the long term, thereby serving as a basis for
building a strategic map for the company and selecting the measures of the balance
scorecard. The research has been developed by BSC for 2019, along with the process
of deploying BSC to aim at the target of 2024.
Keywords: Balanced Scorecard; Strategic map; Performance measurement

system


1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Cùng với xu hướng tồn cầu hóa trên thế giới đang phát triển ngày càng mạnh
mẽ, Việt Nam cũng đang từng bước hội nhập sâu và rộng cùng với xu hướng tồn cầu
hóa của thế giới. Tồn cầu hóa dẫn đến khoảng cách giữa các nước hay giữa các doanh
nghiệp ở các nước đã gần nhau hơn, hay nói cách khác là việc liên kết và cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp trên toàn thế giới càng trở nên mạnh mẽ. Đây là một cơ hội nhưng
cũng là một thách thức không hề nhỏ đối với các doanh nghiệp trong nước để nắm bắt
cơ hội và vượt qua khó khăn giai đoạn hội nhập. Trong bối cảnh đó, việc đo lường và
đánh giá kết quả hoạt động, xác định tiềm năng của mỗi doanh nghiệp để đề ra một chiến
lược hoạt động hiệu quả là vơ cùng quan trọng.
Các thước đo tài chính hiện nay được các doanh nghiệp sử dụng để đo lường kết
quả hoạt động chủ yếu chỉ chú trọng đến mục tiêu tài chính trong ngắn hạn mà bỏ qua
các mục tiêu dài hạn, không đo lường được các tài sản vơ hình thuộc về trí tuệ của doanh
nghiệp. Trong bối cảnh giá trị hoạt động kinh doanh được tạo ra từ những tài sản vơ hình
thuộc về trí tuệ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong tổng giá trị tài sản của các doanh
nghiệp, và chúng ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của một doanh nghiệp trong môi
trường cạnh tranh, địi hỏi các doanh nghiệp cần phải có thước đo mới để đo lường kết
quả hoạt động kinh doanh.
Để đáp ứng yêu cầu đó, hệ thống Bảng điểm cân bằng - The Balanced Scorecard
được ra đời năm 1992. Đây là một cơng cụ hữu ích được 2 tác giả Roberrt S.Kaplan và
David P.Norton giới thiệu và phát triển nhằm tạo ra một hệ thống đo lường kết quả hoạt
động trên bốn phương diện:
-


Phương diện tài chính.

-

Phương diện khách hàng.

-

Phương diện qui trình kinh doanh nội bộ.

-

Phương diện học hỏi và phát triển.

Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo ở bậc học nhà
trẻ và mầm non. Qua gần 15 năm hoạt động, doanh nghiệp hướng đến sự khác biệt trong
dịch vụ cung cấp cho khách hàng là giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Pháp tiến tới đạt
chuẩn các tiêu chí của tổ chức AEFE. Bước đầu đã thành công trong mục tiêu mang lại


2

lợi nhuận cho nhà đầu tư và dần khẳng định được vị thế và uy tín trong cộng đồng phụ
huynh học sinh có nhu cầu cho con em theo học chương trình bằng tiếng Pháp ở Thành
phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên với mơ hình kinh doanh ngày càng được mở rộng và điều
kiện cạnh tranh từ các đối thủ ngày càng khốc liệt thì các thước đo tài chính được sử
dụng để đo lường và đánh giá kết quả hoạt động hiện nay đã khơng cịn đáp ứng được
các yêu cầu của nhà quản trị tại công ty. Hiện nay công ty chỉ đo lường và đánh giá được
các chỉ tiêu về kết quả tài chính là chủ yếu, mà chưa đo lường được sự thành công về
phương diện khách hàng, qui trình kinh doanh nội bộ và học hỏi - phát triển. Hơn nữa,

các công cụ đo lường đang sử dụng hiện nay chưa hỗ trợ quản trị chiến lược của công
ty. Với đặc thù là đơn vị giáo dục hoạt động trong môi trường cạnh tranh, công ty cần
có một cơng cụ để đo lường tồn diện các hoạt động và hỗ trợ cho quản trị chiến lược
của cơng ty.
Qua tìm hiểu, tác giả cho rằng mơ hình Bảng điểm cân bằng đáp ứng được yêu
cầu trong quản trị hoạt động và hỗ trợ quản trị chiến lược hiện nay tại cơng ty, vì thế tác
giả đã quyết định chọn đề tài: “Vận dụng mơ hình Bảng điểm cân bằng (Balanced
Scorecard) để xây dựng hệ thống đo lường kết quả hoạt động tại công ty TNHH Thiện
Tấn Dũng”
Đề tài hồn thành sẽ cung cấp cho cơng ty một phương tiện hữu hiệu trong quản
lý hoạt động và quản lý chiến lược. Mơ hình BSC sẽ giải quyết được những vấn đề gây
cản trở trong hoạt động của công ty như: sự đồng thuận và truyền thông về chiến lược,
quy trình hoạt động lỗi thời và nhiều điểm yếu... Ngồi ra tác giả hy vọng đề tài có thể
cung cấp một phương pháp xây dựng mơ hình BSC được kết hợp giữa lý thuyết và thực
nghiệm cho các tổ chức giáo dục mầm non khác.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
2.1

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Xây dựng Bảng điểm cân bằng để đo lường kết quả hoạt động
tại công ty TNHH Thiện Tấn Dũng thơng qua các thước đo tài chính và phi tài chính.
Mục tiêu cụ thể:
- Phát triển bản đồ chiến lược cho mơ hình Bảng điểm cân bằng tại Cơng ty TNHH
Thiện Tấn Dũng.


3

- Xây dựng các thước đo, mối liên hệ nhân quả giữa các thước đo trong mơ hình

Bảng điểm cân bằng tại Công ty TNHH Thiện Tấn Dũng.
- Xây dựng phương pháp và tính tốn các chỉ tiêu cho các thước đo tại công ty
TNHH Thiện Tấn Dũng.
- Thiết lập qui trình triển khai mơ hình Bảng điểm cân bằng tại công ty TNHH
Thiện Tấn Dũng.
2.2

Câu hỏi nghiên cứu

- Bản đồ chiến lược của mơ hình Bảng điểm cân bằng tại cơng ty TNHH Thiện
Tấn Dũng được hình thành như thế nào?
-

Thước đo được sử dụng để đo lường kết quả hoạt động trong mơ hình Bảng

điểm cân bằng tại công ty TNHH Thiện Tấn Dũng bao gồm những thước đo nào? Mối
quan hệ nhân quả giữa các thước đó ra sao?
-

Việc tính tốn các chỉ tiêu của các thước đo trong mơ hình Bảng điểm cân

bằng tại cơng ty TNHH Thiện Tấn Dũng như thế nào?
- Việc đo lường kết quả hoạt động thông qua sử dụng Bảng điểm cân bằng được
triển khai như thế nào tại công ty TNHH Thiện Tấn Dũng?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống đo lường kết quả hoạt động dựa trên
mơ hình Bảng điểm cân bằng được đo lường thông qua các chỉ tiêu tài chính và phi tài
chính.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Công ty TNHH Thiện
Tấn Dũng nhằm tập trung xây dựng hệ thống đo lường kết quả hoạt động theo mơ hình

Bảng điểm cân bằng triển khai trong năm 2019, dựa trên chiến lược phát triển công ty
đến năm 2024 và chỉ tập trung xây dựng ở cấp độ công ty.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu liên quan đến BSC trong giáo dục
trên thế giới và trong nước để làm cơ sở lý thuyết, nhận định khe hổng nghiên cứu để
thực hiện đề tài. Tác giả sử dụng cơ sở lý thuyết BSC của Giáo sư Rober S.Kaplan và
David P.Norton đồng thời sử dụng mơ hình nghiên cứu của tác giả Nopadol Rompho về
xây dựng mơ hình Bảng điểm cân bằng để vận dụng tại Công ty TNHH Thiện Tấn Dũng.


4

Phương pháp quan sát các hoạt động tổ chức, quản lý, điều hành của các phòng
ban, hoạt động dạy học và cung cấp các dịch vụ... để đánh giá thực trạng hoạt động, từ
đó tìm những ưu điểm và khuyết điểm cịn tồn tại ở cơng ty.
Phương pháp phỏng vấn các đối tượng có liên quan để thu thập dữ liệu về qui
trình hoạt động, chiến lược kinh doanh của cơng ty để làm cơ sở cho việc phân tích và
đánh giá thực trạng qui trình hoạt động và đo lường kết quả hoạt động tại công ty.
Phương pháp khảo sát lấy ý kiến về nhu cầu sử dụng Bảng điểm cân bằng và
làm rõ chiến lược của công ty; khảo sát các nội dung liên quan đến việc xây dựng Bảng
điểm cân bằng tại công ty.
Phương pháp thống kê và phân tích kết quả khảo sát, lựa chọn các mục tiêu và
thước đo để xây dựng bản đồ chiến lược và mơ hình BSC tại cơng ty.
5. Bố cục của đề tài
Đề tài gồm 4 chương
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về Bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard)
Chương 2: Thực trạng về đo lường kết quả hoạt động tại cơng ty TNHH Thiện
Tấn Dũng
Chương 3: Xây dựng mơ hình Bảng điểm cân bằng để đo lương kết quả hoạt động
tại công ty TNHH Thiện Tấn Dũng

Chương 4: Hàm ý và kết luận


5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG
1.1

Tổng quan nghiên cứu BSC trong lĩnh vực giáo dục

1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới về BSC trong lĩnh vực giáo dục
 Hamid Tohidi và cộng sự đã viết bài nghiên cứu “Using Balanced Scorecard
in educational organization” được công bố năm 2010 tập trung giải quyết vấn đề lập kế
hoạch chiến lược cho các tổ chức giáo dục tại Iran. Bài nghiên cứu đã cung cấp bản đồ
chiến lược để áp dụng hiệu quả cho các tổ chức giáo dục và tính linh hoạt của mơ hình
BSC để giải quyết các vấn đề của một tổ chức giáo dục, nâng cao hiệu quả hoạt động
của nó.
Kết quả nghiên cứu đã rút ra một số lợi ích của việc sử dụng công cụ BSC cho
các tổ chức giáo dục:
-

Tổ chức tập trung vào các chiến lược về dịch vụ giáo dục thay vì cung cấp

nhiều dịch vụ chất lượng thấp.
-

Kế hoạch hoạt động hàng năm sẽ được điều chỉnh cho thích hợp.

-


Sự tham gia của nhân viên trong q trình ra quyết định.

 Demetrius Karathanos và Patricia Karathanos đã viết bài nghiên cứu “Applying
the Balanced Scorecard to Education” đăng tải ở tạp chí Journal of Education for
Business số 80 năm 2005 tập trung giải quyết hai vấn đề là: (1) Các tiêu chuẩn chất
lượng Baldrige về hiệu quả hoạt động đã áp dụng BSC cho hoạt động giáo dục như thế
nào, (2) Những khác biệt về BSC đối với hoạt động kinh doanh và BSC đối với hoạt
động giáo dục. Bài viết đã giới thiệu Giải thưởng chất lượng quốc gia Baldrige - Baldrige
National Quality Program, với trọng tâm là Tiêu chuẩn giáo dục về hiệu quả xuất sắc
được phát triển trong bộ Giải thưởng về chất lượng quốc gia Baldrige từ năm 1999. Các
tiêu chuẩn của Baldrige yêu cầu các tổ chức tuân thủ theo trong lĩnh vực kinh doanh là
tương đồng với BSC, tuy nhiên trong lĩnh vực giáo dục, có một số phương diện khác so
với lĩnh vực kinh doanh.
Kết quả nghiên cứu đã rút ra 6 phương diện cần quan tâm trong lĩnh vực giáo dục
là: Kết quả học tập của học sinh; Quá trình tập trung vào học sinh và các bên liên quan;
Ngân sách, tài chính và thị trường; Nhân viên và các khóa giảng dạy; Hiệu quả của tổ
chức, bao gồm các biện pháp về hoạt động nội bộ chính; Pháp luật và trách nhiệm xã
hội. Bài nghiên cứu cũng lấy ví dụ về ba trường học đã được nhận giải thưởng Baldrige


6

về giáo dục lần đầu tiền năm 2001 là: Học khu Chugach, học khu Pearl River và trường
đại học Wisconsin-Stout.
 Linda Forbes và John Hamilton đã viết bài nghiên cứu “Building an
International Student Market: Educational - Balanced Scorecard Solutions for Regional
Australian Cities” đăng tải trên tạp chí International Education Journal năm 2004 đã tập
trung giải quyết vấn đề về mô hình quản lý giáo dục vận dụng mơ hình BSC.
Kết quả nghiên cứu đã xây dựng một bảng hướng dẫn những hoạt động cần làm
và không nên làm để thu hút và quản lý tốt học sinh du học tại Khu Cairns từ đó làm cơ

sở vận dụng phương pháp tiếp cận bằng mơ hình BSC. Đây là một cách tiếp cận quan
trọng để cung cấp chiến lược, bản đồ chiến lược, đo lường và định lượng kết quả của
hoạt động giáo dục tại Khu Cairns.
 Nopadol Rompho đã viết bài nghiên cứu “Building the Balanced Scorecard for
the University Case Study: The University in Thailand” công bố năm 2004. Bài nghiên
cứu tập trung trả lời ba câu hỏi: (1) Các trường đại học khác áp dụng mơ hình BSC như
thế nào? (2) Mơ hình BSC cho trường đại học dựa trên nhận thức của các bên liên quan
tại trường Đại học Thammasat như thế nào? (3) Nhận thức của cán bộ quản lý trường
đại học Thammasat về việc sử dụng mơ hình BSC cho trường học là gì?
Kết quả nghiên cứu cung cấp một phương pháp xây dựng mơ hình BSC ứng dụng
vào thực tiễn hoạt động quản lý giáo dục tại trường đại học Thammasat. Xuất phát từ
việc lựa chọn và phỏng vấn các bên liên quan của công ty gồm nhân viên học thuật, học
sinh, quản lý, nhân viên hành chính, nhà quản lý, nhà tài trợ tài chính...để hình thành
một bảng câu hỏi bao gồm những thước đo được đề xuất cho đánh giá kết quả hoạt động
của trường. Sau đó bảng câu hỏi được gửi đến cho một bộ phận những nhân viên học
thuật để khảo sát. Căn cứ kết quả của cuộc khảo sát để lựa chọn 28 thước đo trong 4
phương diện để xây dựng BSC.
1.1.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam về BSC trong lĩnh vực giáo dục
BSC đã được ứng dụng thực tế ở nhiều công ty trên thế giới và ở Việt ở cả lĩnh
vực kinh doanh và lĩnh vực giáo dục, tác giả tổng hợp và so sánh một số bài nghiên cứu
trong nước về ứng dụng mơ hình BSC vào đo lường kết quả hoạt động trong lĩnh vực
giáo dục về các chỉ tiêu như bậc giáo dục, phạm vi nghiên cứu, loại hình sở hữu của đơn
vị, vấn đề nghiên cứu và kết quả nghiên cứu. Bên cạnh đó tác giả cũng chỉ ra các chỉ tiêu


7

trong đề tài ứng dụng mơ hình BSC tại cơng ty TNHH Thiện Tấn Dũng nhằm giúp cho
người đọc có cái nhìn tổng quát về các nghiên cứu và khe hổng nghiên cứu hiện nay.


Tác giả

Tên đề tài

Phạm
vi
nghiên
cứu

Vận dụng mơ
hình Bảng điểm
cân bằng
(Balanced
Scorecard) để
xây dựng hệ
thống đo lường
kết quả hoạt
động tại cơng ty
TNHH Thiện
Tấn Dũng

Xây
dựng
BSC
cho
tồn
trường

Xây dựng bảng
điểm cân bằng

Nguyễn
(Balanced
Thị
scorecard) để đo
Diễm
lường thành quả
Trang
chiến lược tại
(2016)
trường Đại học
Bạc Liêu

Phân
bổ
BSC
xuống
một số
bộ
phận

Lê Thị
Lan
Anh
(2015)

Xây dựng các
chỉ tiêu đo lường
tổng thể theo
bốn khía cạnh
của BSC tại

trường Cao đẳng
nghề tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu

Xây
dựng
BSC
cho
toàn
trường


Mộng
Huyền
(2014)

Xây dựng bảng
cân bằng điểm
để đo lường
thành quả hoạt
động tại trường

Xây
dựng
BSC
cho
tồn
trường

Bậc

giáo
dục

Loại
hình sở
hữu

Vấn đề
nghiên cứu

Kết quả nghiên
cứu

Trường
dân lập

Vận dụng mơ
hình BSC để
đề xuất các
thước đo và
khảo sát lựa
chọn thước để
xây dựng mơ
hình Bảng
điểm cân
bằng

Xậy dựng mơ
hình BSC và kế
hoạch triển khai

BSC cho năm
2019 dựa trên
chiến lược đến
năm 2024

Đại
học

Đơn vị
hành
chính sự
nghiệp

Vận dụng
BSC đã được
cơng bố cho
riêng lĩnh vực
giáo dục vào
giải quyết
thực trạng tại
nhà trường

Xây dựng mơ
hình BSC năm
2017 cho nhà
trường và các bộ
phận dựa trên
chiến lược đến
năm 2020


Cao
đẳng

Đơn vị
hành
chính sự
nghiệp

Xây dựng
BSC sử dụng
phương pháp
phỏng vấn
chuyên gia

Xây dựng mơ
hình BSC và kế
hoạch triển khai
năm 2015 cho
nhà trường

Đại
học

Đơn vị
hành
chính sự
nghiệp

Vận dụng các
cơ sở lý

thuyết của
BSC đã được
cơng bố riêng
cho lĩnh vực

Triển khai vận
dụng mơ hình
BSC tại nhà
trường năm 2015

Mầm
non

tiểu
học
tiếng
Pháp


8

Đại học Quy
Nhơn

giáo dục vào
giải quyết
thực trạng tại
nhà trường

Trần

Thị Mỹ
Linh
(2014)

Vận dụng Bảng
điểm cân bằng
trong đánh giá
thành quả hoạt
động tại trường
Cao đẳng Kỹ
Thuật Cao
Thắng

Xây
dựng
BSC
cho
toàn
trường

Phạm
Thị
Thu
Quỳnh
(2013)

Vận dụng bảng
cân bằng điểm
trong đánh giá
kết quả hoạt

động tại trường
Cao đẳng Đức
Trí Đà Nẵng

Xây
dựng
BSC
cho
tồn
trường

Vận dụng Bảng
điểm cân bằng
Nguyễn trong đánh giá
Quỳnh
thành quả hoạt
Giang động tại học viện
(2013)
Ngân hàng Phân viện Phú
Yên

Xây
dựng
BSC
cho
toàn
phân
viện

Vận dụng Bảng

cân bằng điểm

trong đánh giá
Nguyễn
kết quả hoạt
Ngọc
động tại trường
Thu
Cao Đẳng Sư
(2010)
Phạm Trung
Ương Thành phố
Hồ Chí Minh

Xây
dựng
BSC
cho
tồn
trường

Cao
đẳng

Vận dụng
BSC để đưa
Đơn vị
ra một số kiến
hành
nghị nhằm

chính sự
giải quyết
nghiệp
thực trạng tại
nhà trường

Xây dựng mơ
hình BSC và kế
hoạch triển khai
năm 2014 cho
nhà trường

Cao
đẳng

Trường
dân lập

Vận dụng
BSC vào thực
trạng đánh giá
kết quả hoạt
động tại nhà
trường

Xây dựng mơ
hình BSC và kế
hoạch triển khai
năm 2013 cho
nhà trường


Học
viện
Phân
viện

Vận dụng
BSC để đưa
Đơn vị
ra một số ý
hành
kiến kiến nghị
chính sự
giải quyết
nghiệp
thực trạng tại
phân viện

Xây dựng mơ
hình BSC và kế
hoạch triển khai
năm 2013 cho
phân viện

Cao
đẳng

Vận dụng
Đơn vị BSC vào thực
hành

trạng đánh giá
chính sự kết quả hoạt
nghiệp
động tại nhà
trường

Xây dựng mơ
hình BSC và kế
hoạch triển khai
năm 2010 cho
nhà trường

Bảng 1.1: Tổng quan nghiên cứu ứng dụng BSC vào lĩnh vực giáo dục
1.1.3 Khe hổng nghiên cứu


9

Các bài nghiên cứu về BSC trong lĩnh vực giáo dục trên thế giới đã chỉ ra rằng
các bên liên quan trong hoạt động kinh doanh thông thường và hoạt động kinh doanh
trong lĩnh vực giáo dục là khác nhau, chính vì vậy các chủ đề chiến lược đối với hoạt
động cung cấp dịch vụ giáo dục cũng có nhiều điểm khác biệt như: cần tập trung vào kết
quả học tập của học sinh, sự hài lòng của cả học sinh và phụ huynh, chất lượng của giáo
viên và các khóa học... Điều này dẫn đến việc vận dụng mơ hình BSC trong xây dựng
hệ thống đo lường kết quả hoạt động của tổ chức hoạt động trong lĩnh vực giáo dục sẽ
có những điểm khác biệt so với những tổ chức hoạt động kinh doanh thông thường.
Các bài nghiên cứu về BSC trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam đã kế thừa kết
quả của những nghiên cứu trên thế giới về sự khác biệt trong lĩnh vực giáo dục để xây
dựng thành cơng mơ hình BSC cho tồn tổ chức hoặc phân bổ xuống từng bộ phận trong
tổ chức. Tuy nhiên, những mơ hình BSC để đánh giá kết quả hoạt động ở lĩnh vực giáo

dục đã hoàn thành chỉ mới được áp dụng tại các trường ở bậc đại học, cao đẳng và trung
học. Đối tượng và độ tuổi giảng dạy ở mỗi bậc sẽ khác nhau, dẫn đến các bên liên quan
của nhà trường cũng sẽ khác nhau; điều này dẫn đến chiến lược kinh doanh cho các
trường ở từng cấp học sẽ khác nhau. Hơn nữa với mỗi đơn vị nhà trường - đặc biệt là
trường dân lập - sẽ có những chiến lược phát triển khác nhau như tập trung vào chất
lượng chương trình học, chất lượng giáo viên, chất lượng dịch vụ đi kèm, chất lượng
chương trình ngoại khóa hay về giá - học phí... dẫn đến chiến lược phát triển của mỗi
đơn vị nhà trường trong cùng một bậc giáo dục cũng sẽ có nhiều điểm khác nhau.
Đề tài: “Vận dụng mơ hình Bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard) để xây
dựng hệ thống đo lường kết quả hoạt động tại công ty TNHH Thiện Tấn Dũng” là
một đề tài nghiên cứu nhằm ứng dụng lý thuyết về BSC vào thực tế để đánh giá hiệu quả
hoạt động của đơn vị giáo dục. Cơng ty TNHH Thiện Tấn Dũng đã có hơn 15 năm hoạt
động trong lĩnh vực giáo dục mầm non và tiểu học. Trong giai đoạn đầu của quá trình
phát triển cơng ty, giám đốc chưa thực sự có chun mơn về quản trị, vì vậy cơng tác
quản trị cơng ty chủ yếu chỉ tập trung vào các mục tiêu hiện hữu trong công việc hàng
ngày như: tăng số lượng học sinh bằng cách đảm bảo chất lượng chương trình học và
dịch vụ, quản lý dòng tiền thu - chi của cơng ty nhằm đảm bảo kết quả tài chính và kết
quả kinh doanh chủ yếu được đánh giá bằng số tiền dương thu về hàng năm. Tuy nhiên
với quy mô công ty ngày càng mở rộng, việc quản trị chỉ thơng qua các chỉ tiêu tài chính


10

truyền thống đơn giản đã khơng cịn hiệu quả, dẫn đến hệ quả quy mô công ty mở rộng
nhưng lại không tăng được lợi nhuận cho nhà đầu tư. Với mong muốn cải thiện kết quả
kinh doanh, địi hỏi cơng ty phải xây dựng lại hệ thống quản trị hoạt động cũng như quản
trị chiến lược.
Chiến lược phát triển của công ty là tập trung vào sự khác biệt ở chất lượng
chương trình học bằng 100% tiếng Pháp và tiến tới đạt chuẩn theo yêu cầu của Cơ quan
Giáo dục Pháp tại nước ngồi - AEFE, có thể thấy chiến lược phát triển của công ty

TNHH Thiện Tấn Dũng tạo được sự khác biệt so với các nhà trường khác trong bậc mầm
non và tiểu học khác. Vì vậy việc xây dựng bản đồ chiến lược và xác lập các thước đo,
chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động tại công ty cũng cần thể hiện được chiến lược phát
triển khác biệt của mình.
Với thực trạng cần thiết phải xây dựng một hệ thống đánh giá kết quả hoạt động
mới đáp ứng được chiến lược phát triển của công ty; cùng với sự khác nhau về các đặc
điểm và môi trường giảng dạy, đây là khe hổng nghiên cứu để tác giả có thể vận dụng
mơ hình BSC để xây dựng hệ thống do lường kết quả hoạt động của trường mầm non và
tiểu học - thuộc công ty TNHH Thiện Tấn Dũng. Đề tài sử dụng cơ sở lý thuyết về BSC
của giáo sư David Norton và Robert Kaplan, kế thừa những chủ đề chiến lược cần tập
trung của hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục đã được trình bày ở các nghiên
cứu về BSC trên thế giới để xây dựng bản đồ chiến lược; sử dụng các mục tiêu, thước
đo và phương pháp xây dựng trong các nghiên cứu đã được công bố để vận dụng xây
dựng hệ thống đánh giá kết quả hoạt động theo mơ hình BSC cho cơng ty TNHH Thiện
Tấn Dũng.
1.2

Sự cần thiết phải vận dụng Bảng điểm cân bằng - BSC trong đo lường kết

quả hoạt động
Từ khi lĩnh vực kinh doanh ra đời, cùng với đó là việc đo lường kết quả hoạt động
kinh doanh truyền thống chủ yếu dựa trên những số liệu của sổ sách kế toán và tồn tại
qua hàng ngàn năm. Ở thời kỳ sơ khai, các ghi chép kế toán chủ yếu tồn tại ở dạng đơn
giản, chỉ phục vụ cho mục đích tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc trao đổi hàng hóa.
Đến thế kỷ thứ XIX, sau cuộc cách mạng công nghiệp, bắt đầu xuất hiện các doanh
nghiệp lớn trong nhiều lĩnh vực dẫn đến tác động cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng
bắt đầu xuất hiện. Các nhà đầu tư đã bắt đầu quan tâm hơn đến kết quả hoạt động kinh


11


doanh của cơng ty mình, và các thước đo tài chính về tỷ lệ lợi nhuận, tiền mặt hay ngân
sách hoạt động bắt đầu được sử dụng rộng rãi. Trong những năm cuối thế kỷ XX và đầu
thế kỷ XXI, xu hướng tồn cầu hóa ngày càng phát triển, các tập đoàn đa quốc gia khổng
lồ ra đời kèm với đó là mơi trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt, các công ty hoạt
động không chỉ trong một mà nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, việc chỉ sử dụng
các thước đo tài chính truyền thống dần bộc lộ nhiều điểm yếu cần khắc phục như:
Các thước đo tài chính truyền thống chỉ cung cấp thông tin về các hoạt động
tài chính đã xảy ra trong q khứ, chính vì vậy ít có ý nghĩa trong việc tạo lập giá trị ở
tương lai. Ghi chép kế toán là sự tổng hợp lại những hoạt động kinh tế đã xảy ra hoặc
chắc chắn xảy ra, các thước đo tài chính truyền thống sử dụng số liệu kế tốn chỉ có thể
đánh giá được hiệu quả hoạt động trong quá khứ mà không thể cung cấp những thông
tin cần thiết cho hoạt động hay dự báo ở tương lai. Những nhà quản trị, nhà đầu tư chỉ
quan tâm đến các thước đo tài chính truyền thống sẽ khó có thể nhìn nhận được những
tiềm năng phát triển hay những điểm yếu cần phải cải thiện trong chiến lược kinh doanh
của công ty.
Thông tin do các thước đo tài chính truyền thống cung cấp không đủ để đánh
giá bao quát hiệu quả hoạt động. Các thước đo tài chính truyền thống sử dụng thơng
tin từ việc ghi chép kế tốn để tính tốn, tuy nhiên một số lượng lớn thơng tin phi tài
chính hiện nay vẫn bị bỏ sót trong việc ghi chép kế tốn như tài sản vơ hình, chất lượng
nguồn nhân lực, các qui trình kinh doanh nội bộ... Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh
ngày càng khốc liệt và giá trị của các tài sản vơ hình ngày càng lớn, việc đánh giá đúng
và đầy đủ tiềm năng của tổ chức là vô cùng cần thiết. Khác với tài sản hữu hình, những
tài sản vơ hình được hình thành chủ yếu thông qua các nỗ lực và hành động trong dài
hạn của công ty như:
-

Phát triển những sản phẩm thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng về chất

lượng và giá thành để tạo dựng thương hiệu trên thị trường.

-

Tạo lập mối quan hệ thân thiết, xây dựng và duy trì được lịng tin của khách

hàng cũ, thu hút các phân khúc khách hàng mới bằng các chính sách ưu đãi.
- Xây dựng đội ngũ nhân viên có năng lực, thúc đẩy sự phát triển không ngừng
của nhân viên và gắn liền lợi ích của nhân viên với lợi ích của tổ chức.
-

Ứng dụng công nghệ - khoa học tiên tiến vào hoạt động.


12

-

Chủ động trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội của công

ty đối với các bên liên quan như: môi trường, xã hội, khách hàng, nhân viên...
Sử dụng các thước đo tài chính truyền thống khơng thể cung cấp đầy đủ thông tin
để đánh giá hiệu quả của hoạt động tạo lập tài sản vơ hình cũng như quản lý tài sản vơ
hình hiện tại để mang lại lợi ích lớn nhất cho cơng ty.
Thước đo tài chính truyền thống chủ yếu phục vụ mục đích quản trị trong ngắn
hạn, việc chỉ chú trọng đến các thước đo tài chính truyền thống sẽ bỏ sót các mục tiêu
dài hạn. Một cơng ty có các hoạt động đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới, đào tạo nhân
viên hay chăm sóc khách hàng sẽ phải bỏ thêm một khoản chi phí so với những cơng ty
khơng thực hiện những hoạt động này; chính vì vậy sẽ làm các chỉ tiêu tài chính trong
ngắn hạn của cơng ty này khơng tốt bằng những cơng ty cịn lại. Tuy nhiên trong dài hạn
thì các hoạt động này sẽ mang lại cho cơng ty những lợi ích to lớn hơn phần chi phí bỏ
ra và nâng cao được năng lực của cơng ty. Vì vậy nếu q chú trọng đến các chỉ tiêu tài

chính trong ngắn hạn, sẽ khiến nhà quản trị cắt bỏ đi những chi phí khơng mang lại lợi
ích tức thì, đồng nghĩa với việc các mục tiêu phát triển hướng đến tương lai sẽ bị bỏ qua.
Số liệu kế tốn có thể bị bóp méo nhằm mục đích thay đổi kết quả của các chỉ
số tài chính truyền thống trong ngắn hạn. Mọi nhà quản trị đều chịu áp lực từ hiệu quả
hoạt động của công ty, hay cụ thể hơn là hiệu quả tài chính trong ngắn hạn. Việc các cổ
đông hay nhà đầu tư chỉ quan tâm đến phần lợi ích mà họ trực tiếp nhận được qua mỗi
kỳ sẽ gây áp lực xấu lên người điều hành, khiến việc đưa ra các quyết định chỉ nhằm
mục đích cải thiện chỉ tiêu tài chính trong ngắn hạn hay thậm chí là cố tình bóp méo các
chỉ tiêu tài chính, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cơng ty.
1.3

Mơ hình Bảng điểm cân bằng - BSC

1.3.1 Khái niệm
Bảng điểm cân bằng - BSC diễn giải các nhiệm vụ và chiến lược của một tổ chức
thành một tập hợp hoàn chỉnh các thước đo hiệu quả hoạt động, các thước đo này cung
cấp một khung làm việc cho hệ thống quản lý và đo lường chiến lược.
BSC được ra đời vào những năm đầu của thập niêm 90, trong bối cảnh, hầu hết
các công ty đều cố gắng cải thiện kết quả hoạt động của mình thơng qua các nỗ lực nhằm
hồn thiện tiến trình hoạt động bằng các biện pháp như giảm thiểu tối đa chi phí, nâng
cao chất lượng dịch vụ - sản phẩm, rút ngắn thời gian đáp ứng, nâng cao tay nghề nhân


13

viên; tuy nhiên những nỗ lực cải thiện trong hoạt động này chỉ được thực hiện theo từng
mục tiêu trong từng thời kỳ mà chưa gắn kết được với chiến lược trong dài hạn hay sứ
mệnh của công ty. Nhận thấy được các thước đo kết quả hoạt động giản lược đã lỗi thời
trong việc tạo ra giá trị kinh tế trong tương lai, học viện Nolan Norton - bộ phận nghiên
cứu của KPMG đã bảo trợ cho một cuộc nghiên cứu do David Norton phụ trách và

Robert Kaplan làm cố vấn chuyên môn với đề tài “Đo lường hiệu suất hoạt động của tổ
chức trong tương lai”.
Đầu tiên, “Thẻ điểm tập thể” được đề xuất như một cách thức đo đạc các mức độ
tiến bộ trong hoạt động cải thiện liên tục. “Thẻ điểm tập thể” là một nhóm gồm các thước
đo tài chính truyền thống và các thước đo về hiệu suất liên quan đến số lần phục vụ
khách hàng, chất lượng sản phẩm, số lần lặp lại của qui trình sản xuất và hiệu quả của
những cải tiến, phát triển sản phẩm mới. Dựa trên những kinh nghiệm thực tế về “Thẻ
điểm tập thể”, nhiều ý tưởng đề xuất cũng quan tâm đến các vấn đề khác như giá trị của
cổ đông, các thước đo năng suất và chất lượng; từ đó những người tham gia dự án đã đề
xuất phương pháp “Thẻ điểm đa chiều” nhằm giải quyết được mối liên hệ của các nhu
cầu quản trị. Mơ hình BSC sơ khai được áp dụng thử nghiệm tại nhiều công ty và báo
cáo lại những lợi ích, khó khăn và những triển vọng của mơ hình. Nhóm nghiên cứu đã
chứng minh được tính khả thi và những lợi ích mà hệ thống đo lường mang lại cho các
công ty áp dụng và kết quả nghiên cứu này lần đầu được công bố trong bài báo “The
Balanced Scorecard - Measures That Drive Performance” đăng trên tờ Havard Business
Review số tháng một và hai năm 1992. Sau đó, để làm rõ thêm tầm quan trọng của việc
lựa chọn các thước đo ảnh hưởng đến mức độ thành công của các chiến lược, bài báo
thứ hai được đăng trên tờ Harvard Business Review số tháng chín và mười năm 1993
với tên “Putting the Balanced Scorecard to Work”.
BSC kết nối các thước đo truyền thống với mục tiêu chiến lược của cơng ty một
cách hồn hảo, trở thành một một hệ thống quản lý cốt lõi để nhà quản trị triển khai
chiến lược cũng như nhận những phản hồi để quản trị chiến lược đến thành công. BSC
là một công trình nghiên cứu mang ý nghĩa thực tiễn to lớn và ảnh hưởng sâu rộng đến
đo lường kết quả kinh doanh và hoạt động quản trị chiến lược. BSC làm rõ các chiến
lược chung thành các mục tiêu của nhóm và cá nhân, phân phối nguồn lực, dự toán ngân
sách, lên kế hoạch cho các hoạt động quan trọng; đồng thời cũng nhận những phản hồi


14


từ việc áp dụng chiến lược và giúp nhà quản trị dễ dàng nhận ra những vấn đề trong quá
trình hoạt động để đưa ra những điều chỉnh khi cần thiết. Nhóm nghiên cứu đã tóm lược
những phát triển này của BSC trong bài báo thứ ba được đăng trên tờ Harvard Business
Review số tháng một và hai năm 1996 với tên gọi: “Using the Balanced Scorecard as a
Strategic Management systerm”
Các thước đo tài chính vẫn là thành phần cơ bản của BSC và được xắp sếp lại
thành một hệ thống đo lường đảm bảo được sự cân bằng, liên kết được hiệu quả hoạt
động ở hiện tại và trong tương lai. Sự cân bằng được thể hiện thông qua việc đo lường
hiệu quả hoạt động và chú trọng đến cả bốn phương diện của BSC. Sự cân bằng giữa
các phương diện được thể hiện thông qua:
- Cân bằng giữa mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
- Cân bằng giữa các thước đo tài chính và phi tài chính.
- Cân bằng giữa chỉ số về kết quả và chỉ số về các yếu tố thúc đẩy hoạt động.
- Cân bằng giữ hiệu quả hoạt động ngoại vi và nội bộ.
BSC được xây dựng dựa trên mối quan hệ nguyên nhân - kết quả, vì vậy các thước
đo trong mỗi phương diện được liên kết chặt chẽ với nhau, giúp nhà quản trị có thể nhìn
nhận được điểm bắt đầu và kết thúc của việc triển khai các hoạt động để hướng đến mục
tiêu chiến lược, qua đó liên kết được những hoạt động hiện tại với giá trị thu lại trong
tương lai.
Tóm lại, BSC được ứng dụng để hồn thành bốn q trình quản lý trọng yếu
(Kaplan và Norton, 1996, p 10) bao gồm:
- Làm rõ và cụ thể hóa tầm nhìn và chiến lược
- Truyền đạt và kết nối những mục tiêu chiến lược và các thước đo
- Lên kế hoạch, đạt mục tiêu và liên kết các sáng kiến chiến lược
- Nâng cao sự phản hồi và việc học hỏi chiến lược
Chiến lược là lựa chọn của tổ chức về những gì tổ chức đó sẽ thực hiện và không
thực hiện, là một tập hợp các quyết định về xác định các mục tiêu trong dài hạn và các
biện pháp, cách thức, con đường để đi đến mục tiêu đó (Atkinson và Kaplan, 1998).
Mục tiêu là kết quả cuối cùng hay trạng thái mà công ty muốn đạt được trong
khoảng thời gian nhất định. Xuất phát từ tầm nhìn và sứ mệnh của cơng ty, mục tiêu của



×