Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may việt nam sang thị trường mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


TRƯƠNG HỒI NGỌC CHÂU

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN
PHẨM DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNG MỸ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH THƯƠNG MẠI
MÃ SỐ: 60.34.01.21

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. LÊ TẤN BỬU

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013


LỜI MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài. .........................................................................i
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... ii
3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ ii
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... ii
5. Tính mới của đề tài ................................................................................................. ii
5.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................... ii
5.2 Tính mới của đề tài .............................................................................................. iii
6. Bố cục của đề tài .................................................................................................... iii
Chương 1: Cơ sở khoa học và thực tiễn……………………………. ......................... 1
1.1 Cơ sở khoa học về sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt
Nam sang thị trường Mỹ .............................................................................................. 2
1.1.1 Thuyết trọng thương ........................................................................................... 2


1.1.2 Học thuyết về lợi thế so sánh của D.Ricardo...................................................... 3
1.1.3 Lý thuyết thương mại hóa dựa trên các “sản phẩm được khác biệt”.................. 3
1.1.4 Lý thuyết về thương hiệu .................................................................................... 4
1.2 Tổng quan về thị trường dệt may Mỹ .................................................................... 5
1.2.1 Khái quát chung về nước Mỹ và thị trường Mỹ ................................................. 5
1.2.1.1 Vài nét về nước Mỹ và nền kinh tế Mỹ ........................................................... 5
1.2.1.2 Cơ chế quản lý của Mỹ đối với hàng hóa nhập khẩu ..................................... 6
1.2.2 Thị trường dệt may Mỹ ..................................................................................... 12
1.2.2.1 Nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ..................................................... 12
1.2.2.2 Một số nhà cung cấp hàng dệt may chủ yếu cho thị trường Mỹ ................... 14
1.2.2.3 Thị hiếu tiêu dùng hàng dệt may ở Mỹ.......................................................... 17
1.2.2.4 Tổ chức hệ thống phân phối hàng dệt may của Mỹ....................................... 20
1.2.3 Các chính sách của Mỹ đối với hàng dệt may .................................................. 21
1.2.3.1 Chính sách bảo hộ đối với hàng dệt may trong nước .................................... 21
1.2.3.2 Luật điều tiết nhập khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ ........................... 21
1.3 Kinh nghiệm của các nước xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường Mỹ.... 23


1.3.1 Trung Quốc ....................................................................................................... 23
1.3.2 Campuchia ........................................................................................................ 24
1.3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang thị
trường Mỹ .................................................................................................................. 25
Chương 2: Phân tích tình hình xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam sang thị
trường Mỹ từ năm 2006-2011………………………………………........................ 28
2.1 Tổng quan tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam vào Mỹ ............................... 29
2.1.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vào Mỹ ........................................... 29
2.1.2 Cơ cấu các sản phẩm chủ lực của Việt Nam vào Mỹ ....................................... 30
2.2 Tình hình xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam ............................................. 32
2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam ................................... 32
2.2.2 Cơ cấu sản phẩm dệt may xuất khẩu ................................................................ 34

2.2.3 Thị trường xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam ................................... 36
2.3 Những thành tựu đạt được của ngành dệt may Việt Nam khi xuất sang thị
trường Mỹ .................................................................................................................. 39
2.3.1 Kim ngạch và thị phần xuất khẩu của dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ .. 39
2.3.2 Các mặt hàng dệt may xuất khẩu chính của Việt Nam vào thị trường Mỹ....... 45
2.4 Thực trạng về tình hình xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam tại thị trường
Mỹ……. ..................................................................................................................... 46
2.4.1 Giới thiệu về mẫu khảo sát ............................................................................... 46
2.4.2 Nguồn nguyên liệu để sản xuất hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ .................. 47
2.4.3 Mẫu mã và chất lượng của hàng dệt may Việt Nam......................................... 48
2.4.4 Giá cả của hàng dệt may Việt Nam ................................................................. 50
2.4.5 Thương hiệu của hàng dệt may Việt Nam tại thị trường Mỹ............................ 51
2.4.6 Hệ thống phân phối sản phẩm và xúc tiến thương mại ................................... 53
2.4.7 Nguồn nhân lực của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam ............................... 55
2.4.8 Các khó khăn chung đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sang
Mỹ .............................................................................................................................. 56
Chương 3: Giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam sang


thị trường Mỹ………………………………………………………….. ................... 58
3.1 Mục tiêu và quan điểm đề xuất giải pháp ............................................................ 59
3.2 Căn cứ để xây dựng giải pháp ............................................................................. 59
3.2 Các giải pháp ....................................................................................................... 60
3.3.1 Giải pháp về nguồn nguyên liệu của hàng dệt may Việt Nam ......................... 60
3.3.1.1 Nội dung giải pháp......................................................................................... 60
3.3.1.2 Mục tiêu đề xuất giải pháp............................................................................. 60
3.3.1.3 Các bước thực hiện ........................................................................................ 61
3.3.1.4 Lợi ích dự kiến:.............................................................................................. 62
3.3.1.5 Khó khăn ........................................................................................................ 63
3.3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm hàng dệt may xuất khẩu.................. 63

3.3.2.1 Nội dung giải pháp......................................................................................... 63
3.3.2.2 Mục tiêu đề xuất giải pháp............................................................................. 63
3.3.2.3 Các bước thực hiện giải pháp ........................................................................ 64
3.3.2.4 Lợi ích dự kiến ............................................................................................... 65
3.3.2.5 Khó Khăn ....................................................................................................... 65
3.3.3 Giải pháp về tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm
và xây dựng thương hiệu ........................................................................................... 66
3.3.3.1 Nội dung giải pháp......................................................................................... 66
3.3.3.2 Mục tiêu thực hiện giải pháp ......................................................................... 66
3.3.3.3 Các bước thực hiện giải pháp ........................................................................ 66
3.3.3.4 Lợi ích dự kiến ............................................................................................... 68
3.3.3.5 Khó khăn ........................................................................................................ 68
3.3.4 Giải pháp về nguồn nhân lực ............................................................................ 69
3.3.4.1 Nội dung giải pháp......................................................................................... 69
3.3.4.2 Mục tiêu đề xuất giải pháp............................................................................. 69
3.3.4.3 Các bước thực hiện giải pháp ........................................................................ 70
3.3.4.4 Lợi ích dự kiến ............................................................................................... 71
3.3.4.5 Khó khăn ........................................................................................................ 71


3.4 Kiến nghị ............................................................................................................. 71
3.4.1 Đối với Hiệp Hội Dệt May Việt Nam ............................................................... 71
3.4.2 Đối với nhà nước .............................................................................................. 72
KẾT LUẬN……………………………………………………………..…. ............ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………….. ....................... 78
PHIẾU THĂM DỊ Ý KIẾN...................................................................................... 81
DANH SÁCH CÁC CƠNG TY ĐƯỢC KHẢO SÁT………………....................... 84


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

KNNK: kim ngạch nhập khẩu
KNXK: kim ngạch xuất khẩu
NK: nhập khẩu
XK: xuất khẩu
CMT: cut, make and trim: gia công thuần túy
CPSC: consumer product safety commission: Uỷ Ban An Toàn Hàng Tiêu Dùng
Hoa Kỳ
CPSIA: consumer product safety improvement act: cải tiến an toàn sản phẩm tiêu
dùng
EU: European Union: Liên Minh Châu Âu hay Liên Hiệp Châu Âu
FDI: Foreign direct investment: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FOB: free on board: Hợp đồng gia cơng trọn gói.
GATT: general agreement on tariffs and trade: Hiệp ước chung về thuế quan và mậu
dịch
WTO: World Trade Organization: Tổ Chức Thương Mại Thế Giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Sáu nhóm hàng may mặc nhập khẩu chủ yếu của Mỹ năm 2011….. ....... 14
Bảng 1.2: Các nước xuất khẩu dệt may hàng đầu sang Mỹ qua các năm 20062011..……………………………………………………………………………. ... .17
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam- Mỹ từ năm 2006-2011 .......... 30
Bảng 2.2: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong tổng giá trị
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam………………………………….. ....................... 34
Bảng 2.3: Một số chủng loại và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
trong giai đoạn 2006- 2011…………………………………………. ....................... 36
Bảng 2.4: Tỷ trọng xuất khẩu của dệt may Việt Nam tại thị trường Mỹ trong tổng
kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam………………………. ........................ 42
Bảng 2.5: Thị phần hàng dệt may Việt Nam tại thị trường Mỹ…….. ...................... 43
Bảng 2.6: Các mặt hàng dệt may chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ năm 2011 ................. 45

Bảng 2.7: Các khó khăn của doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu ở thị
trường Mỹ………………………………………………………….. ........................ 52
Bảng 2.8: Chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp dệt may................... 56


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng một số nhóm hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ năm
2011………………………………………………………………… ....................... 31
Biểu đồ 2.3: KNXK hàng dệt may Việt Nam sang một số thị trường chính qua các
năm 2006-2011…………………………………………………………………… .. 39
Biểu đồ 2.4: KNXK hàng dệt may sang Mỹ và tổng KNXK hàng dệt may của Việt
Nam từ năm 2006-2011……………………………………………. ........................ 43
Biểu đồ 2.5: Thị phần của hàng dệt may Việt Nam tại thị trường Mỹ ...................... 44
Biểu đồ 2.6: Nguồn cung nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
trong năm 2011………………………………………………………. ..................... 48
Biểu đổ 2.7: Tỷ lệ hàng đạt chất lượng khi xuất sang thị trường Mỹ........................ 50
Biểu đồ 2.8: Phương thức doanh nghiệp dệt may Việt Nam tiếp cận nhà nhập khẩu
Mỹ……………………………………………………………………….................. 54


i

LỜI MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài.
Hiện nay, ngành dệt may đang giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế
đất nước. Với trên 2 triệu lao động trong ngành, dệt may hiện nay đang sử dụng gần
5% lao động toàn quốc, hơn 20% lao động trong khu vực cơng nghiệp, đóng góp
16% giá trị xuất khẩu công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu luôn đứng hàng đầu và
đóng góp hơn 16% trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong hơn 10 năm qua,

ngành dệt may Việt Nam đã đạt tăng trưởng bình quân cao về nhiều mặt và năng lực
sản xuất và thương mại của ngành đã phát triển mạnh mẽ. Trong những năm qua,
ngành dệt may Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tương đối cao và
gia tăng kim ngạch xuất khẩu trên nhiều thị trường. Đặc biệt là tại thị trường Mỹ,
nếu năm 2001 kim ngạch xuất khẩu dệt may chỉ đạt 47 triệu USD, nhưng bước sang
năm 2002 kim ngạch xuất khẩu dệt may vào Mỹ tăng trưởng mạnh, đạt gần 900
triệu USD, và đến năm 2011 thì kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 14,04 tỷ USD.
Sản phẩm may mặc Việt Nam được hầu hết các nhà nhập khẩu lớn trên thế giới
đánh giá cao và đã có vị thế trên thị trường nước ngồi. Bên cạnh đó, cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới năm 2007-2009, dệt may Việt Nam không những tiếp tục trụ
vững trên cả ba thị trường chính là Mỹ, EU, Nhật Bản mà cịn có một bước tiến
vượt bậc khi vươn lên vị trí thứ hai về thị phần tại Mỹ.
Thêm vào đó, nước ta đang trong tiến trình hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh
tế thế giới và đã trở thành thành viên chính thức cuả Hiệp hội các nước Đông Nam
Á (ASEAN) từ tháng 7/1995, thành viên của Diễn đàn Kinh tế Châu Á Thái Bình
Dương (APEC) từ tháng 11/1998, là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) từ tháng 11/2006.
Đó chính là những điều kiện thuận lợi cho hàng dệt may Việt Nam tiếp tục
đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Do đó, tơi đã chọn đề tài: “Giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ” để làm đề tài
luận văn cao học của mình. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và


ii

thực tiễn đối với lĩnh vực công tác của tôi.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện nhằm những mục tiêu sau:
Thứ nhất là tiếp tục xây dựng thị trường Mỹ thành thị trường xuất khẩu lớn
về mặt hàng dệt may của Việt Nam.

Thứ hai là nâng cao tính cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị
trường Mỹ.
Thứ ba tăng nhanh và ổn định kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam
sang thị trường Mỹ.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này sử dụng phương pháp thống kê kinh tế qua chuỗi số liệu thời gian
và phương pháp thống kê mơ tả để tìm hiểu về tình hình xuất khẩu hàng dệt may
Việt Nam sang thị trường Mỹ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
*Đối tượng:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu
sang thị trường Mỹ.
*Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi thời gian: đề tài được nghiên cứu dựa trên tình hình xuất nhập khẩu
của các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ từ
năm 2006-2011.
Phạm vi không gian:
Đề tài tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam xuất
khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng
Nai và Bình Dương.
5. Tính mới của đề tài
5.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Xuất khẩu dệt may đang là một trong những đề tài được quan tâm trong q
trình hoạch định, phát triển chính sách kinh tế của đất nước, đặc biệt xuất khẩu


iii

hướng tới thị trường Mỹ, vì đây là một trong những thị trường tiềm năng. Do đó đã
có rất nhiều đề tài viết về vấn đề này. Trong đó có thể kể đến các đề tài sau:

- Chiến lược xuất khẩu mặt hàng dệt may cho các doanh nghiệp ở TP.Hồ Chí
Minh sang thị trường Mỹ giai đoạn 2006-2010, Hồng Tuấn Anh.
- Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị
trường Mỹ, Nguyễn Thị Ngọc Lan.
- Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ đến năm 2015,
nhóm tác giả trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.
Nhìn chung, những đề tài trên đều đề cập đến thực trạng xuất khẩu hàng dệt
may Việt Nam sang thị trường Mỹ nhưng việc nghiên cứu cịn hạn chế vì các đề tài
đều nghiên cứu dựa vào số liệu thứ cấp và sử dụng phương pháp thống kê, mơ tả để
từ đó đưa ra các giải pháp cho vấn đề.
So với những đề tài trên, đề tài của tác giả có những điểm mới như sau.
5.2 Tính mới của đề tài
Luận văn góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động
xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ sau giai đoạn bãi bỏ
rào cản thương mại giữa Việt Nam và Mỹ.
Thông qua số liệu thống kê, khảo sát thực tế tại doanh nghiệp để đánh giá
thực trạng tình hình xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam.
Từ những khảo sát thực tế về thực trạng xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt
may Việt Nam, tác giả đưa ra những đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ.
Luận văn đã đúc kết được những bài học kinh nghiệm từ xuất khẩu hàng dệt
may sang thị trường Mỹ của Trung Quốc, Campuchia cùng với việc ứng dụng các
học thuyết khoa học về kinh tế từ đó đưa ra hướng phát triển cho dệt may Việt Nam
trong thời gian tới.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
chia làm 3 chương, bao gồm:


iv


Chương 1: Cơ sở khoa học và thực tiễn
Chương 2: Phân tích tình hình xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam sang thị
trường Mỹ từ năm 2006-2011
Chương 3: Giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam sang
thị trường Mỹ.


1

Chương 1:
Cơ sở khoa học và
thực tiễn


2

Dệt may là một trong những ngành trọng điểm của ngành công nghiệp Việt
Nam. Được xem là ngành sản xuất mũi nhọn và có tiềm lực phát triển mạnh mẽ.
Trong những năm gần đây, dệt may Việt Nam phát triển với tốc độ ấn tượng và đưa
xuất khẩu dệt may Việt Nam đứng thứ năm về kim ngạch xuất khẩu dệt may trên
thế giới. Và một thị trường có ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế thế giới nói chung
và nền kinh tế khu vực nói riêng là thị trường Mỹ. Mặc dù, xuất khẩu dệt may Việt
Nam sang thị trường Mỹ với kim ngạch ngày càng tăng qua các năm, nhưng hàng
dệt may xuất khẩu Việt Nam vẫn chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ trong tổng kim
ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt
may của Việt Nam vào thị trường này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển
của ngành. Do đó, đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ
là mục tiêu mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hướng tới.
1.1 Cơ sở khoa học về sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt

Nam sang thị trường Mỹ
Cơ sở khoa học để khẳng định đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
sang thị trường Mỹ là một tất yếu khách quan và để đề xuất một số giải pháp nhằm
đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này là dựa trên các học thuyết sau:
1.1.1 Thuyết trọng thương
Thuyết trọng thương ra đời ở Châu Âu, mạnh mẽ nhất ở Anh, Pháp vào
khoảng thế kỷ XV. Theo thuyết trọng thương: sự thịnh vượng của quốc gia được thể
hiện qua khối lượng tiền tệ mà quốc gia đó nắm giữ, được xem là tài sản quốc gia.
Con đường duy nhất để tăng tài sản quốc gia là phải phát triển ngoại thương và nhấn
mạnh rằng xuất siêu là biện pháp hữu hiệu nhất trong hoạt động ngoại thương. Hoạt
động ngoại thương được hiểu theo Luật trị chơi bằng khơng (Zero – sum game)
nghĩa là lợi ích kinh tế mà một quốc gia thu được là từ nguồn lợi của quốc gia khác;
Thương mại quốc tế không chỉ dựa vào tiềm năng của một quốc gia mà Chính phủ
đóng một vai trị quan trọng thơng qua các chính sách bảo hộ mậu dịch, độc quyền
ngoại thương để chi phối toàn bộ thị trường nhằm đạt được mục tiêu xuất siêu mang


3

lại nhiều vàng bạc cho quốc gia.[19]
Học thuyết này có những nhược điểm nhất định vì nếu muốn ngành dệt may
Việt Nam phát triển bền vững thì khơng những phải tăng số lượng hàng hóa xuất
khẩu mà cịn chú trọng đến giá trị của hàng dệt may. Do đó, nếu vận dụng sáng tạo
trong điều kiện hiện nay thì học thuyết này vẫn mang lại hiệu quả cao cho các
doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng và ngành dệt may Việt Nam nói chung.
1.1.2 Học thuyết về lợi thế so sánh của D.Ricardo
David Riacrdo (1772 – 1823) là nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh. Theo
Ông nếu mỗi quốc gia chun mơn hóa vào sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm
mà mình có lợi thế so sánh và nhập khẩu những sản phẩm mà mình khơng có lợi thế
so sánh thì tất cả các quốc gia đều có lợi. Tuy nhiên, lợi thế so sánh ở đây là dựa

vào trình độ phát triển các yếu tố sản xuất của mỗi quốc gia. Lợi thế so sánh thay
đổi tùy thuộc vào thời gian và trình độ phát triển của mỗi quốc gia hay địa
phương.[11]
Vận dụng học thuyết này của Ông, để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt
Nam thì chúng ta phải tận dụng lợi thế về nguồn lao động dồi dào, giá rẻ sản xuất
hàng dệt may xuất khẩu.
1.1.3 Lý thuyết thương mại hóa dựa trên các “sản phẩm được khác
biệt”
Thông thường, ở mỗi quốc gia, mỗi địa phương nhà sản xuất chỉ tập trung
làm những sản phẩm phục vụ cho thị hiếu đa số. Điều này sẽ tạo ra khoảng trống
cho thị hiếu của thiểu số và thị hiếu này sẽ được thỏa mãn một cách hữu hiệu thơng
qua con đường nhập khẩu, vì sản phẩm nhập khẩu sẽ có “sự khác biệt” so với sản
phẩm trong nước. Hơn thế nữa, sự khác biệt của sản phẩm và lợi thế quy mơ lại có
liên hệ mật thiết với nhau. Cạnh tranh khốc liệt trên thị trường quốc tế buộc mỗi
hãng sản xuất ở các nước chỉ tập trung sản xuất một số loại hàng hóa với một số
kiểu dáng nhất định để tận dụng lợi thế quy mơ và chi phí sản xuất cho mỗi đơn vị
sản phẩm thấp nhất.[11]


4

Vận dụng học thuyết này tác giả rút ra nhận xét: để đẩy mạnh xuất khẩu hàng
dệt may thì các doanh nghiệp xuất khẩu phải làm theo đúng quy luật kinh doanh, đó
là “bán cái khách hàng cần”. Vấn đề tồn tại của các doanh nghiệp hiện nay là các
sản phẩm dệt may của Việt Nam chỉ sản xuất đại trà, theo mẫu mã của khách hàng
mà chưa có khẳng định được thương hiệu cũng như những sản phẩm đặc trưng của
mình trên thị trường thế giới nói chung và Mỹ nói riêng.
1.1.4 Lý thuyết về thương hiệu
Thương hiệu là tên, dấu hiệu nhận biết đặc trưng nhằm nhận diện hàng hóa
hay dịch vụ của người bán, phân biệt chúng với hàng hóa và dịch vụ của các đối thủ

cạnh tranh.[2]
Thương hiệu được coi là tài sản vơ hình của doanh nghiệp. Qua đó, khách
hàng có thể cảm nhận, đánh giá và phân biệt giữa sản phẩm và dịch vụ của doanh
nghiệp này với doanh nghiệp khác.
Đối với người tiêu dùng, thương hiệu được coi là một sự đảm bảo về chất
lượng từ phía nhà sản xuất và được định hình qua một quá trình trải nghiệm và đúc
kết khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu đó. Thương hiệu được coi như
sự xác nhận của doanh nghiệp đối với khách hàng về nguồn gốc và giá trị của sản
phẩm, dịch vụ cung cấp. Và do đó, thương hiệu giúp khách hàng giảm thiểu những
rủi ro có thể phải gánh chịu khi mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp như
những sai hỏng về tính năng, những nguy hại đối với sức khoẻ, sự lừa gạt về mặt
giá trị, những rủi do về mặt xã hội và những phí tổn về mặt thời gian hao phí trong
trường hợp sảm phẩm không đảm bảo.
Đối với doanh nghiệp, một thương hiệu mạnh là công cụ marketing hữu hiệu,
đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế: giúp khách hàng nhận thức tốt hơn, đầy đủ
hơn về sản phẩm dịch vụ, góp phần duy trì và giành được niềm tin của khách hàng,
giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận hấp dẫn hơn, giảm thiểu ảnh hưởng của các
đối thủ cạnh tranh, giảm thiểu tác động xấu trong điều kiện khủng hoảng thị trường
và là sự đảm bảo tốt có lợi thế trong đàm phán, hợp tác kinh doanh. Những thương
hiệu mạnh còn là cơ sở để phát triển các cơ hội quảng bá khác cũng như có giá trị


5

thực buộc người sử dụng phải mua bản quyền và được bảo vệ về mặt pháp lí tránh
khỏi mọi sự xâm hại.
Lý thuyết về thương hiệu có giá trị cao trong việc vận dụng vào thực tế phát
triển ngoại thương đối với những quốc gia có thế mạnh trong sản xuất hàng dệt may
nhưng cịn yếu trong cơng tác marketing, tiếp thị sản phẩm và xây dung thương
hiệu.

1.2 Tổng quan về thị trường dệt may Mỹ
1.2.1 Khái quát chung về nước Mỹ và thị trường Mỹ
1.2.1.1 Vài nét về nước Mỹ và nền kinh tế Mỹ
Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ thường gọi là Mỹ hay nước Mỹ là một quốc gia đa
văn hóa, đa chủng tộc với diện tích khoảng 9,6 triệu km2, lớn thứ tư trên thế giới
sau Nga, Canada và Trung Quốc và dân số tính đến ngày 1 tháng 1 năm 2012 là
312,8 triệu người chiếm khoảng 4,47% dân số thế giới. Trong đó người da trắng
chiếm 80% dân số, còn lại là da màu. Mặc dù đang trong giai đoạn khủng hoảng
kinh tế nhưng Mỹ vẫn là một trong những nước có nền kinh tế lớn nhất trên thế
giới.
Năm 2011, GDP của Mỹ đạt 15.094 tỷ USD, chiếm 21,57% GDP của thế giới,
GDP bình quân đã đạt 49.000 USD/người, trong đó có tới 40% dân có thu nhập trên
50.000 USD/năm, sức mua cao.
Mỹ là quốc gia có nền kinh tế hỗn hợp, nơi mà các cơng ty, các tập đồn lớn và
các cơng ty tư nhân là những thành phần chính của nền kinh tế vi mơ, ảnh hưởng
đến tồn bộ nền kinh tế của Mỹ.
Sức tiêu dùng của người dân Mỹ được xem là lớn nhất thế giới, cao hơn hẳn
Nhật Bản và EU. Mỹ là thị trường tiêu thụ nhiều loại hàng hóa, đa dạng về chủng
loại và chất lượng.
Mỹ là nền kinh tế lớn của thế giới với nhiều ngành nghề đa dạng với tính cạnh
tranh cao, bao gồm nhiều lĩnh vực từ khu vực có giá trị gia tăng cao cho đến trung
bình, là nền kinh tế tự do nhất thế giới. Mỹ giữ vai trò chi phối gần như tuyệt đối


6

trong các tổ chức tài chính, kinh tế thế giới như Ngân Hàng Thế Giới (WB), Qũy
Tiền Tệ Thế Giới (IMF), Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO)...
Về hoạt động xuất khẩu: Mỹ là nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ năm 2011 của Mỹ là 2.103,367 tỷ USD

trong đó xuất khẩu hàng hóa là 1.497,406 tỷ USD và dịch vụ là 605.961 tỷ USD.
Điều này cho thấy thế mạnh của Mỹ trong lĩnh vực dịch vụ và công nghệ cao. Mỹ
tập trung xuất khẩu những mặt hàng tạo ra giá trị gia tăng cao, cần nhiều công nghệ
tinh vi, phức tạp.
Về hoạt động nhập khẩu: Mỹ cũng là nước đứng đầu thế giới với tổng mức
nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ là 2.663,247 tỷ USD. Trong đó nhập khẩu hàng hóa
là 2.235,819 tỷ USD, dịch vụ là 427.428 tỷ USD. Như vậy trong lĩnh vực kinh tế
Mỹ là một nước nhập siêu hàng hóa hữu hình nhưng lại là một nước xuất siêu trong
lĩnh vực dịch vụ. Mỹ nhập khẩu những hàng hóa có giá trị kinh tế thấp sử dụng
nhiều lao động từ bên ngoài nhằm hạ giá thành sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của
người thu nhập thấp và tầng lớp trung lưu. Từ đó làm giảm lạm phát tăng sức mua
cho người dân. Đây chính là mảnh đất màu mỡ cho hàng dệt may của các nước
đang phát triển như Việt Nam với đặc điểm sử dụng nhiều lao động và chi phí thấp
thâm nhập.
Tóm lại Mỹ là một nước với nền kinh tế siêu cường chi phối cả nền kinh tế
thế giới. Là một thị trường với những phân khúc đa dạng có thể thu hút và tiêu thụ
nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau. Có thể nói Mỹ là thị trường lý tưởng cho việc
xuất khẩu hàng hóa của các cơng ty trong đó đặc biệt là hàng dệt may Việt Nam.
1.2.1.2 Cơ chế quản lý của Mỹ đối với hàng hóa nhập khẩu
Hoạt động nhập khẩu hàng hóa vào Mỹ chịu sự điều tiết bởi hệ thống luật
chặt chẽ, chi tiết và Chính Phủ Mỹ thơng qua 5 cơ quan cơ bản để điều tiết nền
ngoại thương của Mỹ. Việc nắm vững cơ chế quản lý của Mỹ cho phép đề xuất
những giải pháp nhằm thâm nhập thị trường Mỹ có hiệu quả.
 Hệ thống luật cơ bản điều tiết hoạt động nhập khẩu vào Mỹ:


7

+ Luật thuế suất năm 1930:
Luật này ra đời nhằm điều tiết hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ, bảo vệ chống lại

việc nhập khẩu hàng hóa giả, luật này quy định mức thuế rất cao đối với hàng nhập
khẩu. Đến nay, nhiều điều khoản của luật này vẫn còn hiệu lực song thuế suất đã
nhiều lần sửa đổi và hạ xuống rất nhiều.
+ Luật buôn bán năm 1974:
Luật này định hướng cho các hoạt động bn bán. Luật có nhiều điều khoản
cho phép đền bù các tổn thất cho ngành công nghiệp Mỹ bị cạnh tranh bởi hàng
nhập khẩu. Luật này gây rất nhiều bất lợi cho hàng hóa nhập khẩu vì hàng hóa của
Mỹ đã được Chính phủ đứng sau lưng bảo hộ.
+ Hiệp định buôn bán năm 1979:
Bao gồm các điều khoản về sự bảo trợ của chính phủ về các chướng ngại kỹ
thuật trong buôn bán, các sửa đổi thuế bù trừ và thuế chống hàng thừa, ế, một loại
thuế đánh vào các loại hàng hóa bị cho là có trợ giá hoặc bán phá giá. Hiệp định này
được thơng qua nhằm mục đích thưc hiện một bộ luật được thơng qua nhằm mục
đích thương lượng tại vòng đàm phán Tokyo của GATT.
+ Luật thuế tổng hợp về buôn bán và cạnh tranh năm 1998:
Luật này ủy nhiệm tổng thống Mỹ tham gia vòng đàm phán Uruguay đồng thời thiết
lập thủ tục đặc biệt ( Super 301) cho phép Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối
với các quyết định không chịu mở cửa cho hàng hóa Mỹ vào và vi phạm quyền sở
hữu trí tuệ của Mỹ.
 Một số tổ chức liên quan đến luật thương mại
Luật thương mại của Mỹ được thi hành bởi nhiểu tổ chức, cơ quan nhưng
chủ yếu là năm cơ quan sau:
+ Ủy Ban Thương Mại quốc tế (ITC) và Phịng thương mại quốc tế (ITA)
Đây là cơ quan có liên quan đến đến việc có đánh thuế hàng thừa ế hay
không. Trong một vụ xử kiện chống hàng thừa ế, ITA xác định hàng nhập khẩu có
bị bán phá giá hay khơng cịn ITC giám định sự tổn hại của việc bán phá giá cho
công nghiệp bản xứ.


8


+ Đại diện thương mại Mỹ (USTR)
Được thành lập theo luật buôn bán năm 1974, là nơi tiếp xúc của những
người muốn điều tra về các vi phạm Hiệp Định Thương Mại.
+ Cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc men (FDA)
Là cơ quan kiểm tra và bảo đảm chất lượng thực phẩm, thuốc men nhập vào Mỹ.
+ Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA)
Là cơ quan thiết lập và giám sát các tiêu chuẩn chất lượng khơng khí, nước, ban
hành những qui định về chất thải…
+ Cục hải quan Mỹ (USCD)
Là cơ quan thuộc Bộ Ngân Khố có nhiệm vụ tính thuế và thu lệ phí đánh vào
hàng nhập khẩu, thi hành các luật và hiệp ước thương mại, chống bn lậu và khai
gian.
 Thuế nhập khẩu hàng hố vào Mỹ
Biểu thuế nhập khẩu: là nội dung quan trọng nhất trong luật thuế của Mỹ.
Biểu thuế này có hơn 1600 trang, liệt kê rất chi tiết các loại hàng hố và thuế xuất
nhập khẩu trong đó cột thuế xuất dành cho hàng hố nhập khẩu từ những nước
khơng có qui chế quan hệ thương mại bình thường (NTR) với Mỹ và cột thuế dành
cho các nước có qui chế (NTR)
Các loại thuế hải quan được phân loại dựa trên:
- Thuế quan theo giá: Dựa trên phần trăm giá trị đã xác định của hàng hoá
được nhập
- Thuế theo lượng: Là thuế đánh theo trọng lượng hay dung tích hàng hoá,
một số lượng qui định trên trọng lượng đơn vị hoặc các số đo khác về số lượng.
- Thuế hỗn hợp: Tức là thuế quan theo lượng và theo giá, là loại thuế đánh
trên trọng lượng cộng thêm phần trăm của giá trị ( theo giá )
Bảng liệt kê thuế đã được cơng bố cho mọi nước có quan hệ thương mại với
Mỹ nhưng nên chú ý là các loại thuế luôn chịu sự thay đổi.



9

Hạn ngạch thuế quan: Mỹ áp dụng hạn ngạch để kiểm soát về khối lượng
hàng nhập khẩu trong một thời gian nhất định. Phần lớn hạn ngạch nhập khẩu do
cục hải quan quản lý và chia làm hai loại:
Hạn ngạch thuế quan: Qui định số lượng đối với loại hàng nào đó được nhập
khẩu vào Mỹ được hưởng mức thuế thấp trong một thời gian nhất định, nếu vượt sẽ
bị đánh thuế cao.
Hạn ngạch tuyệt đối: Là hạn ngạch về số lượng cho một chủng loại hàng hố
nào đó được nhập khẩu vào Mỹ trong một thời gian nhất định, nếu vượt sẽ khơng
được phép nhập khẩu. Có hạn ngạch tuyệt đối mang tính tồn cầu, nhưng có hạn
ngạch tuyệt đối chỉ áp dụng đỗi với từng nước riêng biệt.
 Áp mã thuế nhập khẩu
Luật pháp Mỹ cho chủ hàng được chủ động xếp ngạch thuế cho các mặt hàng
nhập và nộp thuế theo kê khai, do đó người nhập hàng cần phải hiểu nguyên tắc xếp
loại
Trước khi xếp ngạch thuế phải cố tìm được sự mơ tả chính xác của món hàng
trong biểu thuế nhập khẩu. Trong trường hợp món hàng có 2-3 bộ phận có mã số
thuế khác nhau thì phải dựa vào đặc tính chủ yếu của món hàng để xếp loại.
Nếu dựa vào đặc tính chủ yếu cũng khơng xếp loại được thì áp dụng ngun
tắc xếp loại theo mặt hàng gần với mặt hàng được mơ tả nhất trong biểu thuế. Nếu
cũng khơng được thì xếp loại theo mục đích sử dụng của mặt hàng. Trường hợp mặt
hàng có nhiều đặc tính sử dụng thì xếp loại theo đặc tính sử dụng chính.
Đối với vải khi xếp loại sẽ áp dụng nguyên tắc cân lượng .Ví dụ vải dược xếp
từ hai loại sợi cotton và polyester, nếu sợi cotton chiếm tỷ lệ lớn hơn thì xếp vào mã
số thuế của vải cotton, ngược lại thì xếp vào mã số thuế của polyester.
Trong trường hợp mặt hàng có nhiều bộ phận khác nhau và các bộ phận này
có thể tách ra để sử dụng độc lập thì phải tách ra để ấn định mã số thuế cho từng
loại riêng. Định giá tính thuế hàng nhập khẩu:
Nguyên tắc chung là đánh thuế theo giá giao dịch, nhưng giá giao dịch ở đây

khơng phải là giá trên hố đơn mà phải cộng thêm nhiều chi phí khác như: tiền đóng


10

gói, tiền hoa hồng cho trung gian nếu người mua phải trả, tiền máy móc thiết bị của
nhà nhập khẩu mua cấp cho nhà sản xuất để giúp nhà sản xuất làm ra được món
hàng cần đặt, tiền lệ phí bản quyền, tiền thưởng thêm cho người bán nếu có...Ngồi
ra, giá giao dịch để đánh thuế khơng tính phí vận chuyển và phí bảo hiểm lơ hàng.
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp không xác định được giá giao dịch hoặc Hải
Quan Mỹ không chấp nhận giá giao dịch để xác định thuế. Ví dụ, cơng ty Mỹ nhận
hàng của một cơng ty con của mình ở Việt Nam, Hải Quan sẽ không chấp nhận
dùng giá giao dịch. Khi ấy phải dùng các nguyên tắc định giá khác. Có bốn nguyên
tắc định giá được Hải Quan Mỹ áp dụng theo thứ tự ưu tiên:
- Định giá theo món hàng giống hệt hoặc tương tự
- Tính giá suy ngược nghĩa là giá bán lẻ trên thị trường trừ đi các chi phí để tính giá
nhập khẩu.
- Xác định giá thành nghĩa là tính tốn các chi phí sản xuất ra món hàng để suy ra
giá gần với giá nhập khẩu.
- Biện pháp tổng hợp nhiều yếu tố để suy ra giá nhập. Tuy nhiên biện pháp này rất
hiếm khi sử dụng đến
 Những quy định đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ
Quy định về xuất xứ hàng hóa nhập vào Mỹ:
Việc xác định xuất xứ rất quan trọng vì hàng nhập khẩu ở những nước đang
phát triển hoặc những nước đã ký kết hiệp định thương mại với Mỹ sẽ được hưởng
thuế xuất thấp hơn.
Xuất xứ của mặt hàng được xác định theo nguyên tắc biến đổi phần lớn về
giá trị và được định nghĩa như sau: sản phẩm được xác định vào nước gốc là nơi
cuối cùng sản xuất ra sản phẩm và sản phẩm đã biến dạng để mang tên mới và có
đặc tính sử dụng mới. Ví dụ khi Việt Nam nhập khẩu vải để may thành áo xuất khẩu

sang Mỹ thì sản phẩm mang xuất xứ Việt Nam, vì khi ấy tên của sản phẩm mới là
áo và để mặc khác với sản xuất đặc tính ban đầu của vải. Hoặc Việt Nam nhập khẩu
da về may mũ giày, rồi đưa đi nước khác để gắn với đế thành giày hoàn chỉnh,
trường hợp này xuất xứ của sản phẩm được ghi là Việt Nam.


11

Khi xuất khẩu vào Mỹ, muốn được hưởng thuế xuất ưu đãi theo nước xuất
xứ, luật Mỹ quy định trên sản phẩm phải ghi nhãn của nước xuất xứ. Sản phẩm xuất
xứ từ Việt Nam thì phải ghi “made in Việt Nam”. Quy định này chỉ bắt buộc với
sản phẩm hồn chỉnh khi nhập vào Mỹ có thể bán thẳng cho người tiêu dùng.
Có một quy định đặc biệt là hàng hoá gốc từ Mỹ đưa sang nước khác để sắp
xếp lại, gia cơng thêm và đóng gói khi nhập khẩu trở lại Mỹ sẽ khơng phải đóng
thuế nhập khẩu cho phần nguyên liệu có gốc từ Mỹ. Dựa vào quy định này, Việt
Nam có thể nhận vải cắt sẵn của công ty Mỹ cung cấp, về may thành áo quần… rồi
xuất khẩu trở lại Mỹ sẽ chỉ phải chịu thuế nhập khẩu đối với phần phí gia cơng.
Quy định về nhãn hiệu hàng hóa nhập vào Mỹ
Quy định: Mọi hàng hố nhập khẩu có xuất xứ ngoại quốc phải ghi rõ ràng,
khơng tẩy xố được, ở chổ dễ nhìn thấy được trên bao bì xuất nhập khẩu. Tên người
mua cuối cùng ở Mỹ, tên bằng tiếng Anh nước xuất xứ hàng hố đó. Hàng đến tay
người mua cuối cùng thì trên các bao bì, vật dụng chứa đựng bao bì tiêu dùng của
hàng hố cũng phải ghi rõ nước xuất xứ của hàng hoá bên trong.
Luật pháp Mỹ quy định: Các nhãn hiệu hàng hoá phải được đăng ký tại cục Hải
Quan Mỹ. Hàng hoá mang nhãn hiệu giả hoặc sao chép, bắt chước một nhãn hiệu đã
đăng ký bản quyền của một công ty Mỹ hay một công ty nước ngoài đã đăng bản
quyền đều bị cấm nhập khẩu vào Mỹ. Bản sao đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải nộp
cho cục Hải Quan Mỹ và được lưu giữ theo quy định hàng nhập khẩu vào Mỹ có
nhãn hiệu giả sẽ bị tịch thu sung công.
Theo "Copyright Revision Act" của Mỹ, hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ theo

các bản sao chép các thương hiệu đã đăng ký mà khơng được phép của người có
bản quyền là vi phạm luật bản quyền, sẽ bị bắt giữ và tịch thu, các bản sao các
thương hiệu đó sẽ bị hủy. Các chủ sở hữu bản quyền muốn được cục Hải Quan Mỹ
bảo vệ quyền lợi thì cần đăng ký khiếu nại bản quyền tại văn phòng bản quyền theo
các thủ tục hiện hành.
 Xử lý vi phạm:


12

Hàng nhập vào Mỹ không tuân thủ quy định trên sẽ bị phạt mức 10% giá trị
lô hàng và phải thực hiện thêm một số yêu cầu nữa. Tuy nhiên, khơng phải có nghĩa
là người nhập khẩu được miễn thi hành nghĩa vụ đã quy định.
Hàng nhập khẩu không đáp ứng đúng yêu cầu về ghi mác mã sẽ bị giữ lại ở
khu vực Hải Quan Mỹ cho tới khi người nhập khẩu thu xếp tái xuất trở lại, phá huỷ
đi hoặc tới khi hàng được xem là bỏ để chính phủ định đoạt tồn bộ hoặc từng phần.
Phần 304(h) Luật thuế của Mỹ quy định ai cố tình vi phạm, cố tình che dấu
sẽ bị phạm tiền 5.000 USD hoặc bỏ tù dưới 1 năm.
Trường hợp có sự phối hợp với nước ngồi để thay đổi tẩy xố mác mã về xuất xứ
hàng hố thì bị phạm 100.000 USD với lần đầu và các vi phạm sau đó là 250.000
USD.
1.2.2 Thị trường dệt may Mỹ
1.2.2.1 Nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ
Theo thống kê của phòng Thương Mại Mỹ, kim ngạch nhập hàng dệt may
của Mỹ năm 2000 đã đạt 76.396 triệu USD, tăng 12% so với năm 1999.
Năm 2001, do ảnh hưởng của sự kiện khủng bố ngày 11 tháng 9, trị giá nhập
khẩu hàng dệt may của Mỹ là 64.600 triệu USD và sự kiện 11/9 đã làm cho nền
kinh tế Mỹ thêm chao đảo và sự suy sụp của các công ty dotcom trên thị trường
chứng khốn Mỹ. Chính vì điều đó đã làm cho người tiêu dùng Mỹ rất bi quan và
hoang mang nên thắt chặt chi tiêu, kể cả chi tiêu cho hàng dệt may.

Trong năm 2002, trị giá nhập khẩu hàng dệt may tiếp tục giảm gần 11% so
với cùng kỳ năm 2001 và còn 57.600 triệu USD.
Tuy nhiên nhờ vào chính sách kinh tế phù hợp của chính phủ Mỹ nên năm
2003 kinh tế Mỹ tăng trưởng trở lại, GDP tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm. Do đó tiêu
thụ hàng hóa của Mỹ cũng tăng lên và kéo theo kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may
của Mỹ năm 2003 là 62.600 triệu USD.
Năm 2004 là năm đánh dấu sự gia tăng lớn của mặt hàng dệt may vào thị trường
Mỹ với kim ngạch 92.897 triệu USD và tiếp tục tăng lên qua các năm sau đó. Với


13

kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của nước Mỹ năm 2005 là 99.431 triệu USD,
năm 2006 là 103.779 triệu USD, năm 2007 là 107.323 triệu USD.
Cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ làm cho nền kinh tế Mỹ tăng
trưởng chậm lại. Kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may năm 2008 giảm xuống còn
93.187 triệu USD và ảnh hưởng đến cà năm 2009 với kim ngạch là 81.006 triệu
USD.
Năm 2010 kinh tế Mỹ bắt đầu tăng trưởng trở lại. Theo báo cáo của Bộ Thương
Mại Mỹ, kinh tế Mỹ đã tăng trưởng với tốc độ 3,2% trong quý cuối cùng của năm
2009, cao hơn so với mức 2,6% trong quý trước. Do đó nhu cầu tiêu thụ hàng hóa
của Mỹ cũng tăng làm cho kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của năm 2010 là
93.279 triệu USD.
Năm 2011, mặc dù kinh tế Mỹ cũng bị suy thối khơng kém gì kinh tế của khu
vực đồng tiền chung Châu Âu – với cuộc khủng hoảng nợ công, nhưng kim ngạch
nhập khẩu hàng hóa vẫn tăng cao so với năm 2011, trong đó kim ngạch nhập khẩu
hàng dệt may là 101.324 triệu USD.
Theo thống kê của WTO, tổng tiêu thụ dệt may trên thế giới hiện nay đạt khoảng
350-400 tỷ USD/ năm. Và với kim ngạch nhập khẩu xấp xỉ 100 tỷ USD mỗi năm,
Mỹ hiện là nước nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Điều này có thể thấy

rằng thị trường này đã, đang và sẽ là một thị trường đầy sức hấp dẫn với các nhà
xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới.
Trong tổng lượng hàng hóa dệt may nhập khẩu, nhóm hàng nhập khẩu lớn
nhất là quần áo may sẵn, chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 89% tổng kim ngạch nhập
khẩu của Mỹ. Sản phẩm may mặc nhập khẩu từ nước ngoài vào Mỹ từ khu vực
Châu Á gồm có: Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Inđơnêxia,.. Các nhóm hàng nhập
khẩu vào Mỹ khá đa dạng và phong phú nhưng chủ yếu là sáu nhóm hàng chính như
sau:


×