Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại NHNo PTNT việt nam chi nhánh sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1003.47 KB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI
TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT VIỆT NAM
CHI NHÁNH SÀI GỊN
Chun ngành : Kinh tế Tài Chính – Ngân hàng
Mã số : 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS,TS TRẦN HUY HỒNG

-------------------------------

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật các Tổ chức tín dụng (1997) và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của

Luật các Tổ chức tín dụng (2004), Luật các Tổ chức tín dụng (2010).
2. Quyết định số112/2006/QĐ-TTg, ngày 24/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ

về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020.
3. Thông tư số 23/2010/TT-NHNN, ngày 09/11/2010 của NHNN quy định về

việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân


hàng
4. PGS.TS.Trần Huy Hoàng (2009), Quản trị ngân hàng, Nhà xuất bản Lao

động xã hội.
5. PGS.TS.Nguyễn Đang Dờn (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà

xuất bản Thống Kê
6. TS Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản
Thống Kê
7. Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính

8. Các báo cáo thường niên của NHNoVN và các báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh của NHNo Sài Gòn từ năm 2006 đến 2010.
9. Một số luận văn các khoá 16,17 Cao học Kinh tế Trường đại học Kinh tế
TP.HCM
10. Tạp chí ngân hàng, tạp chí cơng nghệ ngân hàng, tạp chí thị trường tài chính tiền
tệ.
11. Các Website tham khảo:
-

Website NHNN Việt Nam :

-

Website Ngân hàng Nông nghiệp&PTNT VN:

-

Website Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN:


-

Website Ngân hàng TMCP Á Châu:

-

Website Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín:

-

Website Ngân hàng TMCP Công thương VN: tinbank. vn


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AGRIBANK

Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam

ATM

Automatic Teller Machine

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

L/C

Thư tín dụng


NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

VCB VN

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

ACB

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

SACOMBANK

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín

VIETINBANK

Ngân hàng Công Thương Việt Nam

HSBC


Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam

UOB

United Oversea Bank

ANZ BANK

Australia Newzeland Bank

TCTD

Tổ chức tín dụng

NHNo&PTNTVN Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam
ABIC

Công ty cổ phần bảo hiểm NHNo&PTNT Việt Nam

FPT

Công ty là Công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ FPT


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tơi với sự hỗ trợ
từ Thầy hướng dẫn Trần Huy Hoàng. Các nội dung nghiên cứu và kết quả
trong đề tài này là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất cứ cơng
trình nào. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận
xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong

phần tài liệu tham khảo.

Người viết,

Nguyển Thị Hương Giang


LỜI CÁM ƠN

Xin ghi lại nơi đây lòng biết ơn chân thành, sâu sắc của tơi đến Thầy Trần
Huy Hồng – người đã định hướng, giúp tôi phát hiện đề tài và hướng dẫn tận
tình, thấu đáo trong suốt quá trình tơi thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Xin cảm ơn Quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh đã
nhiệt tình truyền đạt kiến thức và khơi gợi trong tôi niềm ham mê nghiên cứu
trong suốt thời gian tơi theo học lớp Cao học Tài chính – Ngân hàng khóa 17.
Tơi cũng xin cảm ơn các giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu đã có những
cơng trình nghiên cứu trên lĩnh vực tài chính – ngân hàng đã tiếp sức cho tôi
về thông tin, tư liệu để tơi hồn thành đề tài này.

TP.Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2011
Nguyễn Thị Hương Giang


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế đã và đang trở thành một xu hướng tất yếu,
mang tính khách quan đối với bất kỳ quốc gia nào trong quá trình phát triển hiện nay,
đặc biệt là đối với những nước đang phát triển như Việt Nam. Xuất phát từ nhận thức
đó, Việt Nam đã và đang tích cực tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và
đang dần thực thi mạnh mẽ những cam kết quốc tế của mình, trong đó có cam kết

trong lĩnh vực ngân hàng. Theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, đến năm 2010
lĩnh vực ngân hàng sẽ mở cửa hoàn toàn các dịch vụ cho khối ngân hàng nước ngoài
Hội nhập kinh tế quốc tế đang mở ra cho các NHTM Việt Nam những cơ hội
lớn để phát triển. Bên cạnh những cơ hội thì quá trình hội nhập cũng đặt các NHTM
Việt Nam đứng trước những thách thức vô cùng to lớn, khi mà “vòng bảo hộ” của Nhà
nước đối với các NHTM trong nước khơng cịn nữa. Để có thể vượt qua khó khăn,
thách thức và phát triển một cách bền vững, các NHTM Việt Nam nói chung và Ngân
hàng Nơng nghiệp và PTNT Việt Nam nói riêng cần phải lành mạnh hóa tài chính theo
chuẩn mực quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh. Một trong những yếu tố quan trọng
góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh đó là phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng,
đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng.
Như chúng ta đã biết, nguồn thu từ các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng là nguồn
thu an tồn và ổn định, tuy nhiên hiện nay nguồn thu này của các NHTM Việt Nam
còn khá thấp so với hệ thống một số ngân hàng nước ngồi. Chính vì vậy , các NHTM
Việt Nam cần nhìn lại mình và đề ra hướng đi thích hợp để đảm bảo hoạt động kinh
doanh cũng như đạt đến mức phát triển bền vững cho chính mình và góp phần tạo nên
sự bình ổn của thị trường tài chính quốc gia.


Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng
đồng thời xuất phát từ những địi hỏi mang tính thực tiễn và nhu cầu cấp thiết ở
Agribank Sài Gòn trong việc thay đổi cơ cấu nguồn thu, đặc biệt trong bối cảnh hội
nhập khu vực và tồn cầu hóa tơi chọn đề tài: “Giải Pháp Phát triển Dịch Vụ Phi
Tín Dụng Tại Ngân Hàng Nơng nghiệp và PTNT Việt Nam – Chi Nhánh Sài
Gịn” với mong muốn góp phần vào sự phát triển bền vững của chi nhánh.
2. Mục đích nghiên cứu:
+ Mục tiêu chung :
Thiết lập một cơ cấu nguồn thu của ngân hàng sao cho hợp lý và hạn chế rủi ro
+ Mục tiêu cụ thể:
Nghiên cứu cơ sở lý luận về dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại,

các loại hình dịch vụ phi tín dụng chủ yếu của ngân hàng thương mại, tầm quan
trọng và lợi ích từ việc nâng cao tỷ trọng thu dịch vụ với bối cảnh hội nhập kinh tế.
Tìm hiểu các yếu tố tác động đến hoạt động dịch vụ phi tín dụng tại Agribank
Sài Gịn . Đề tài tập trung phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh,
phân tích tồn tại, hạn chế của Agribank Sài Gòn trong hoạt động thu dịch vụ so với
các NHTM cùng địa bàn.
Đề xuất các giải pháp khả thi nhằm gia tăng tỷ trọng thu dịch vụ p hi tín
dụng trong cơ cấu thu nhập của Agribank Sài Gòn .
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh dịch
vụ phi tín dụng và tỷ trọng thu dịch vụ phi tín dụng của Agribank Sài Gòn; đánh giá
thị phần, định mức hiệu quả và mức độ cạnh tranh của từng dịch vụ so với các
NHTM trên địa bàn.


Phạm vi nghiên cứu: kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình phát triển hoạt
động dịch vụ ngân hàng tại Agribank Sài Gòn giai đoạn 2006 – 2010.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp khảo sát, thống kê, so sánh, phân tích. Khảo sát ý kiến
của khách hàng đang sử dụng các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng tại Agribank Sài Gòn.
Dựa vào kết quả khảo sát và kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 20062010 là cơ sở để phân tích và đề xuất các giải pháp để tăng nguồn thu từ hoạt động
dịch vụ phi tín dụng của Agribank Sài Gịn.
Nguồn số liệu: thu thập và xử lý thông tin qua hai nguồn:
+ Dữ liệu nội bộ tại Agribank Việt Nam và Agribank Sài Gòn : kết quả hoạt
động kinh doanh qua các năm 2006 – 2010 của Agribank Sài Gòn , Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh, Báo cáo thu nhập – chi phí, Báo cáo quyết tốn,
+ Dữ liệu của các NHTM trên địa bàn được cung cấp bởi NHNN TPHCM
+ Thu thập dữ liệu, thông tin từ các nguồn: các bài viết, bài báo, bài phân
tích của các chuyên gia kinh tế – Thầy Cô, thông tin thương mại, báo cáo thường
niên, …

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
Ý nghĩa khoa học: hệ thống những lý luận về dịch vụ ngân hàng và cơ cấu
thập của ngân hàng thương mại.
Ý nghĩa thực tiễn: đề xuất các giải pháp p há t t r iể n dịch vụ ngân hàng đặc
biệt là các dịch vụ phi tín dụng để giúp Agribank Sài Gòn, cơ cấu lại nguồn thu theo
hướng tăng tỷ trọng thu ngồi tín dụng trong tổng thu Qua đó góp phần nâng cao năng
lực cạnh tranh của Agribank Sài Gịn nói riêng và hệ thống Agribank nói chung để có
thể phát triển bền vững.


6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tai liệu tham khảo, danh mục các từ
viết tắt, danh mục các bảng biểu, nội dung luận văn chia làm ba chương:
Chương 1:Tổng quan về dịch vụ phi tín dụng và thu nhập của ngân hàng
thương mại.
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ phi tín dụng tại Ngân
hàng Nơng nghiệp và PTNT VN- Chi nhánh Sài Gòn.
Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nơng
nghiệp và PTNT VN- Chi nhánh Sài Gòn.


1

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG VÀ THU
NHẬP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về dịch vụ phi tín dụng
1.1.1. Khái niệm
- Theo luật các TCTD 2010 thì hoạt động ngân hàng là “việc kinh doanh, cung
ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ:

a) Nhận tiền gửi.
b) Cấp tín dụng.
c) Cung ứng dịch vụ thanh tốn qua tài khoản.
Do đó có thể thấy rằng hoạt động nhận tiền gửi mang lại nguồn vốn cho Ngân hàng
để tiến hành cấp tín dụng từ đó đem lại nguồn thu từ tín dụng cho ngân hàng. Song
song đó, hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản sẽ mang lại các
nguồn thu khác không liên quan đến hoạt động tín dụng. Cũng theo luật các TCTD
2010 thì “Cung ứng dịch vụ thanh tốn qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện
thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy
nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh tốn khác cho khách
hàng thơng qua tài khoản của khách hàng”.
Như vậy từ những định nghĩa trên có thể rút ra khái niệm: Dịch vụ phi tín
dụng bao gồm các dịch vụ thanh tốn qua tài khoản cho khách hàng như: thực
hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ
ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh tốn khác cho khách hàng thơng
qua tài khoản của khách hàng”. Tuy nhiên khái niệm này còn nhiều chỗ thiếu sót
và chưa đầy đủ vì hoạt động của ngân hàng rất đa dạng, ngồi các hoạt động cấp tín
dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản cịn có các hoạt động đầu tư,
hoạt động tư vấn tài chính, mơi giới…đã chưa được đề cập mặc dù chúng là những
hoạt động khơng liên quan đến tín dụng.
Chúng ta xem xét trên khía cạnh thứ hai để nêu lên khái niệm này là ở các nguồn thu
của ngân hàng:


2

Doanh thu của NHTM bao gồm:
o Thu từ hoạt động nghiệp vụ: thu lãi cho vay, tiền gửi, nghiệp vụ cho th tài
chính, dịch vụ thanh tốn, dịch vụ ngân quỹ, nghiệp vụ chiết khấu, bảo lãnh và các
dịch vụ khác liên quan đến hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng.

o Thu từ hoạt động khác: thu lãi góp vốn, mua cổ phần; tham gia thị trường
tiền tệ; kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ; nghiệp vụ ủy thác đại lý; dịch vụ bảo hiểm;
dịch vụ tư vấn; nghiệp vụ mua bán nợ giữa các TCTD; cho thuê tài sản và thu dịch
vụ khác.
o Thu hồn nhập các khoản dự phịng đã trích trong chi phí; thu các khoản vốn đã
được xử lý tài sản cố định; thu về chênh lệch tỷ giá theo quy định của pháp luật.
o Thu khác.
Theo cách phân loại này có thể thấy khá chi tiết tất cả các nguồn thu của
ngân hàng, các nguồn thu từ tín dụng và phi tín dụng được phân loại vào các khoản
mục khác nhau bao gồm thu từ hoạt động nghiệp vụ, thu từ hoạt động khác…Vậy để
phân biệt thu từ hoạt động tín dụng và thu từ hoạt động phi tín dụng cần hiểu rõ hoạt
động tín dụng là gì? Theo luật Các TCTD 2010 thì hoạt động cấp tín dụng là: “việc
thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử
dụng một khoản tiền theo ngun tắc có hồn trả bằng nghiệp vụ: cho vay, chiết
khấu, cho thuê tài chính, bao thanh tốn, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp
tín dụng khác.”
Từ những khía cạnh trên chúng ta có thể khái qt khái niệm: “Dịch vụ phi
tín dụng là những dịch vụ nằm ngoài phạm vi cấp tín dụng”.
1.1.2. Đặc trưng
Các dịch vụ phi tín dụng cũng là một loại hình dịch vụ nên có những đặc
trưng sau:
- Tính vơ hình: Khách hàng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng thường khơng nhìn
thấy hình dáng cụ thể của loại hình dịch vụ nên rất khó đánh giá và so sánh chất
lượng như các hàng hóa hữu hình khác, chỉ có thể cảm nhận thơng qua các tiện
ích mà dịch vụ mang lại.


3

- Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm diễn ra đồng thời : Chu kỳ của một sản

phẩm chia làm hai giai đoạn: sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên đối với
dịch vụ ngân hàng, chúng được tạo ra khi khách hàng có yêu cầu và sử dụng
ngay.
- Không ổn định về mặt chất lượng và dễ sao chép (cả về tính chất và hình thức)
và do nhiều yếu tố cấu thành: Một dịch vụ tài chính do sự kết hợp của các yếu tố
bên trong (nhân lực, cơng nghệ…) và bên ngồi (mơi trường, thể chế…). Ngồi
ra, cịn có sự tham gia của các NHTM và các tổ chức phi tài chính.
1.1.3. Phân loại dịch vụ phi tín dụng
Trong phạm vi nghiên cứu của bài luận văn, người viết chỉ đề cập đến một số
dịch vụ phi tín dụng chủ yếu của các NHTM.
1.1.3.1. Dịch vụ phi tín dụng truyền thống
a) Thanh tốn trong nước
Các giao dịch thương mại, kinh tế, … được kết thúc bằng việc thanh
tốn. Khách hàng có thể thanh tốn bằng tiền mặt hay thanh toán qua ngân hàng.
Khách hàng thường sử dụng thanh toán bằng tiền mặt đối với những giao dịch nhỏ
lẻ, giá trị giao dịch thấp. Để an tồn, dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện, khách
hàng sẽ chọn thanh toán qua ngân hàng với những giao dịch với giá trị lớn, bị hạn
chế về địa lý. Thanh tốn qua ngân hàng đem lại những lợi ích sau:
-

Đẩy nhanh tốc độ ln chuyển hàng hóa.

-

An tồn cho khách hàng

-

Tăng nguồn vốn cho ngân hàng để mở rộng đầu tư vào các quá trình tái
sản suất


-

Giảm tỷ trọng tiền mặt trong lưu thơng, tiết kiệm chi phí phát hành giúp
kiềm chế lạm phát và tiêu cực xã hội

-

Tiết kiệm thời gian giao dịch, chi phí lưu thơng tiền

-

Đẩy mạnh khoa học – công nghệ phát triển, tạo điều kiện phát triển sản
phẩm dịch vụ ngân hàng.


4

-

Khách hàng được hưởng lãi từ số dư tài khoản tại ngân hàng.

Có rất nhiều phương thức thanh tốn qua hệ thống ngân hàng như: thanh
toán bằng ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, … Ngồi ra, cịn có các giao dịch thanh toán
giữa các ngân hàng như: thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước, thanh toán bù trừ
giữa các ngân hàng, thu hộ – chi hộ giữa các ngân hàng, … Mặc dù trong từng giao
dịch của loại hình dịch vụ này đem lại mức thu khá khiêm tốn cho ngân hàng
nhưng do khối lượng giao dịch lớn nên tổng phí thu được là khá lớn. Ngồi ra,
nhờ dịch vụ thanh toán mà các ngân hàng sẽ khai thác được nguồn tiền gửi của
khách hàng với chi phí thấp.

b) Thanh toán quốc tế
Khi tham gia các giao dịch thương mại vượt biên giới, các khách hàng đã sử
dụng dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng như một lời đảm bảo từ phía ngân hàng
để có thể mua hàng trả chậm của đối tác nước ngoài. Cung cấp các dịch vụ này cho
khách hàng, ngân hàng sẽ thu được các loại phí từ phía khách hàng và cũng nâng cao uy
tín của mình trên thị trường tài chính quốc tế. Để thuận tiện cho việc thanh toán,
khách hàng thường sử dụng các hình thức thanh tốn của ngân hàng như:
- Hình thức nhờ thu: là hình thức thanh tốn trong đó việc thu tiền cho
nhà xuất khẩu từ nhà nhập khẩu được ngân hàng thực hiện trên sự uỷ nhiệm bằng
các chứng từ thanh tốn do chính nhà xuất khẩu lập sau khi đã giao hàng hoặc đã
cung ứng dịch vụ cho nhà nhập khẩu theo hợp đồng thương mại đã ký kết. Có hai
loại nhờ thu: Nhờ thu trơn, Nhờ thu kèm chứng từ.
- Thư tín dụng – Letter of Credit: là một cam kết bằng văn bản do ngân
hàng phát hành (ngân hàng phát hành L/C) – theo chỉ thị của nhà nhập khẩu
(người yêu cầu mở L/C) cho người hưởng lợi (nhà xuất khẩu), với điều kiện người
hưởng lợi làm đúng và đủ những qui định trên L/C. Bản quy tắc và cách thực
hành thống nhất thư tín dụng chứng từ – UCP (The Uniform Custom and
Pratice for Documentary Credit) được coi như cẩm nang thanh toán đối với các
doanh nghiệp xuất, nhập khẩu. UCP đưa ra những điều chỉ dẫn cần thiết cho các
bên khi áp dụng hình thức thanh tốn bằng thư tín dụng.


5

Ngoài ra, ngân hàng là trung gian chuyển tiền của các Việt kiều về nước
cho thân nhân để tiêu dùng, học tập, sinh hoạt, đầu tư, kinh doanh, … Ngân hàng sẽ
liên kết với các trung tâm chuyển tiền trên thế giới như: Western Union,
Moneygram, … giúp hoạt động chuyển tiền diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, an
tồn. Ngồi khoản phí thu được từ dịch vụ này, ngân hàng cịn tăng lợi nhuận khi
mua lại ngoại tệ trong các giao dịch kiều hối.

c) Kinh doanh ngoại hối
* Kinh doanh ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng
Có những thời điểm mà cung ngoại tệ ở ngân hàng này thừa nhưng lại thiếu
hụt ở ngân hàng khác. Từ đó, xuất hiện việc mua bán ngoại tệ trên thị trường liên
ngân hàng. Nếu ngoại tệ khan hiếm, các ngân hàng sẽ dự trữ mà không bán ra để
đảm bảo cung ngoại tệ cho khách hàng của mình. Điều này làm cho hoạt động mua
bán trên thị trường liên ngân hàng khơng cịn sôi động như trước và gây ảnh
hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn làm thiệt hại cho nền kinh tế. Để điều chỉnh
thị trường và thi hành chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước sẽ can thiệp bằng
cách bán bớt ngoại tệ dự trữ của mình cho các ngân hàng.
* Kinh doanh ngoại tệ với khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp
Ngân hàng thường giao dịch mua bán ngoại tệ với khách hàng là doanh
nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Các công ty xuất khẩu thu được
ngoại tệ từ hoạt động kinh doanh có nhu cầu bán ngoại tệ để lấy đồng Việt Nam hay
các loại ngoại tệ khác phục vụ cho nhu cầu chi tiêu của mình. Ngược lại, các cơng
ty nhập khẩu hàng hóa lại có nhu cầu mua ngoại tệ để thanh tốn các hợp đồng
nhập khẩu đến hạn. Bên cạnh đó, ngân hàng cịn cung cấp ngoại tệ cho khách hàng
có nhu cầu như: đi cơng tác nước ngồi, đi khám chữa bệnh, du học, du lịch, …
Ngân hàng đứng ra làm trung gian mua từ nơi thừa, bán cho khách hàng có
nhu cầu và hưởng chênh lệch từ hoạt động kinh doanh này.
d) Dịch vụ ủy thác
Đây là loại hình dịch vụ mà ngân hàng thực hiện việc quản lý tài sản,
quản lý hoạt động tài chính cho khách hàng để thu phí hay hoa hồng. Hầu hết các


6

ngân hàng đều cung cấp cả hai loại: Ủy thác thơng thường cho cá nhân, hộ gia
đình, Ủy thác thương mại cho các doanh nghiệp. Các nghiệp vụ ủy thác bao gồm:
- Quản lý di sản: quản lý tài sản của người đã khuất theo chúc thư.

- Quản lý tài sản theo hợp đồng đã ký kết: ngân hàng đứng ra quản lý hộ
tài sản cho khách hàng theo thỏa thuận được ký kết trong hợp đồng
- Ủy thác giám hộ: ngân hàng đứng ra quản lý toàn bộ tài sản của người
chưa đến tuổi thành niên, người bị bệnh tâm thần, người bị bệnh nặng hay theo phán
quyết của tòa.
e) Dịch vụ giữ hộ và ký gửi
Các ngân hàng nhận giữ hộ các tài sản quý, các giấy tờ có giá, tài liệu
quan trọng, … cho khách hàng. Các loại tài sản này được bảo quản trong kho theo
cách ghi chi tiết những gì được lưu giữ hay giữ trong những phong bì dán kín có
niêm phong, trong hộp khố kín mà khách hàng là người giữ chìa khóa. Dịch vụ
này đã phát triển rộng trên thế giới nhưng chỉ mới được triển khai ở số ít trong các
NHTM tại Việt Nam. Nguyên nhân chính là do chi phí đầu tư cho cở sở hạ tầng
tương đối cao và thói quen lưu giữ tài sản có giá tại ngân hàng vẫn ít xuất hiện
trong nếp nghĩ của số đơng người dân Việt Nam.
f) Dịch vụ truyền thống khác
Ngoài ra, các ngân hàng còn cung cấp một số dịch vụ truyền thống khác
như: dịch vụ ngân quỹ, cung cấp các tài khoản giao dịch, chuyển tiền kiều hối,
… Các sản phẩm dịch vụ truyền thống của ngân hàng được cải tiến theo hướng
hoàn chỉnh hơn, gọn về thủ tục, rút ngắn được thời gian giao dịch. Các ngân hàng
đã hướng tới việc xuất phát từ nhu cầu của khách hàng hơn là áp đặt sản phẩm mà
mình có.
1.1.3.2. Dịch vụ phi tín dụng hiện đại
a) Dịch vụ thẻ
Thẻ thanh tốn là phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt hiện đại
do tổ chức tín dụng phát hành để khách hàng rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền mua
hàng hoá, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ theo hợp đồng ký


7


kết giữa ngân hàng và khách hàng. Khách hàng có thể sử dụng thẻ để thực hiện
các giao dịch:
+ Thanh tốn cước điện thoại, điện, nước, internet, phí bảo hiểm, …
+ Thanh tốn hàng hóa, dịch vụ tại nhà sách, siêu thị, trung tâm thương
mại, nhà hàng, khách sạn, …
+ Mua hàng qua mạng: vé máy bay, tàu lửa, sách báo, …
b) Dịch vụ quản lý tiền mặt
Qua nhiều năm, các ngân hàng đã phát hiện ra rằng một số dịch vụ mà họ
làm cho bản thân mình cũng có ích đối với các khách hàng. Ví dụ nổi bật nhất là
dịch vụ quản lý tiền mặt, trong đó ngân hàng đồng ý quản lý việc thu và chi cho một
công ty kinh doanh.
- Thu chi tiền mặt tại quầy: ngân hàng nhận tiền (VND và ngoại tệ) từ khách
hàng để gởi tiền, chuyển tiền, thanh toán, … đồng thời chi tiền mặt cho khách hàng
có nhu cầu tại quầy giao dịch.
- Thu chi hộ: ngân hàng thay mặt khách hàng thực hiện nghiệp vụ thu hộ, chi hộ
từ người mua hàng hóa – dịch vụ, chi trả lương, …
c) Dịch vụ ngân hàng điện tử: (Internet Banking – HomeBanking – Phone
Banking – Mobile Banking )
Đây là sự kết hợp giữa hoạt động dịch vụ ngân hàng với những tiến bộ khoa
học kỹ thuật trên thế giới mà đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Các
ngân hàng thường xuyên cập nhật những sản phẩm công nghệ ngân hàng mới để
cung cấp những sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng, phong phú, hiện đại và hữu
dụng cho khách hàng. Cụ thể như: Internet Banking – HomeBanking – Phone
Banking – Mobile Banking ). Thực chất đây là những kênh phân phối mới thông
qua các công cụ hỗ trợ như điện thoại, máy vi tính, mạng internet, … khách hàng có
thể hoạt động giao dịch, thanh tốn, xem thơng tin tại nhà, giám sát tình hình tài
chính của khách hàng bất kỳ thời điểm nào khách hàng muốn mà khơng cần phải
đến ngân hàng. Mỗi khách hàng có một mã số riêng và một mật khẩu riêng do ngân
hàng cung cấp và được giữ bí mật nhằm bảo đảm an toàn nhất cho các hoạt động



8

giao dịch của mình. Tuy nhiên, rủi ro trong hoạt động này là khá cao vì khó đảm
bảo được an tồn và bảo mật trong giao dịch.
d) Dịch vụ thơng tin tư vấn
Các ngân hàng sẽ chuyển những thông tin cần thiết đến cho khách hàng như:
tỷ giá hối đoái, lãi suất, giá chứng khốn, … Với trình độ chun mơn và kỹ năng
trong lĩnh vực tài chính, chiến lược cộng thêm kinh nghiệm trong nhiều ngành kinh
tế, các ngân hàng được khách hàng yêu cầu thực hiện hoạt động tư vấn tài chính,
đặc biệt là về tiết kiệm và đầu tư. Theo xu hướng hiện đại, ngân hàng ngày nay cung
cấp nhiều dịch vụ tư vấn đa dạng hơn như:
-Tư vấn tiền gửi: ngân hàng tư vấn cho khách hàng lựa chọn ngân hàng có
uy tín để gửi tiền một cách an toàn và hiệu quả nhất. Khách hàng nhận được các
thơng tin về thị trường tài chính tiền tệ liên quan hỗ trợ cho các quyết định về thời
hạn và số lượng tiền gửi hiệu quả.
- Thẩm định và tái thẩm định:
+ Thẩm định và tái thẩm định dự án đầu tư, phương án tài chính
+ Thẩm định các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của dự án, về các rủi ro có thể xảy
ra, làm cơ sở để đề ra quyết định cho vay, đầu tư hoặc từ chối.
+ Tư vấn cho chủ đầu tư về việc lựa chọn phương án đầu tư và phương án
tài chính phù hợp với khả năng tài chính và quy mơ của dự án
- Tư vấn tài chính: tư vấn cho khách hàng nâng cao khả năng thu hút các
khoản tài chính đầu tư vào doanh nghiệp, việc sử dụng có hiệu quả các nguồn tài
chính đó cũng như sử dụng tối đa chính giá trị của doanh nghiệp bằng các hoạt động
liên quan đến thị trường vốn.
-Tư vấn cổ phần hố: Tư vấn cho doanh nghiệp tồn bộ q trình cổ phần
hóa doanh nghiệp thành cơng:
+ Xây dựng lộ trình cổ phần hoá, chuyển đổi doanh nghiệp.
+ Xác định giá trị doanh nghiệp.

+ Xây dựng phương án cổ phần hoá, chuyển đổi doanh nghiệp.
+ Hỗ trợ tìm kiếm các nhà đầu tư tiềm năng.


9

+ Tổ chức phát hành ra công chúng.
+ Cung cấp các dịch vụ sau khi chuyển đổi mơ hình doanh nghiệp.
- Tư vấn niêm yết, tư vấn đăng ký giao dịch chứng khoán: doanh nghiệp sẽ
an tâm khi ngân hàng có thể thực hiện nghiệp vụ một cách chuyên nghiệp giúp
doanh nghiệp giảm bớt thời gian và các gánh nặng thủ tục và rủi ro về pháp lý trong
quá trình xin phép niêm yết.
+ Tư vấn các điều kiện niêm yết/đăng ký giao dịch.
+ Tư vấn địa điểm niêm yết/đăng ký giao dịch.
+ Tư vấn quá trình chuẩn bị hồ sơ.
+ Hỗ trợ quá trình phê duyệt hồ sơ.
+ Hỗ trợ đăng ký chứng khoán với Trung tâm giao dịch và lưu ký chứng
khốn tại Trung tâm lưu ký.
+ Cơng bố thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng và công bố
rộng rãi cho các nhà đầu tư.
+ Các dịch vụ hỗ trợ sau niêm yết: thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường
chứng khốn nhằm bình ổn giá chứng khốn, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hình
ảnh tốt đối với các nhà đầu tư thông qua chiến lược cơng bố thơng tin về kế hoạch
và tình hình hoạt động của doanh nghiệp ra công chúng, ...
- Dịch vụ tư vấn thuế:
+ Ngân hàng tư vấn kê khai thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác theo qui
định.
+ Lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá
nhân.
+ Hướng dẫn các nội dung của các luật thuế.

+ Tư vấn về các luật thuế quốc tế.
+ Hoạch định kế hoạch tiết kiệm thuế.
+ Hỗ trợ các doanh nghiệp giải đáp các thắc mắc trong lĩnh vực thuế, …
- Dịch vụ tư vấn đầu tư: cung cấp cho khách hàng dịch vụ tư vấn đầu tư bao
gồm triển khai việc đầu tư mới, mở rộng hoặc thu hẹp đầu tư gồm các nội dung:


10

+ Tư vấn nghiên cứu dự án đầu tư mới.
+ Tư vấn lập luận chứng đầu tư.
+ Tư vấn lập dự toán cho các dự án đầu tư.
+ Tư vấn trình tự thủ tục tái đầu tư.
+ Phân tích đánh giá tình hình thị trường cho các dự án chuẩn bị đầu tư.
+ Hoạch định chiến lược xúc tiến đầu tư.
e) Dịch vụ địa ốc
Cùng với sự phát triển của thị trường bất động sản, ngân hàng tham gia cung
cấp các dịch vụ môi giới, dịch vụ định giá bất động sản, ủy thác thanh toán tiền mua
bán địa ốc, tư vấn thủ tục thanh tốn, tư vấn tình trạng pháp lý, dịch vụ làm hộ giấy
tờ nhà đất cho khách hàng, … để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Với sự góp mặt
của ngân hàng khi tham gia cung cấp loại hình dịch vụ này đã tạo được sự yên tâm
giữa người bán và người mua, hạn chế rủi ro, tránh được các tranh chấp mua bán
vẫn thường xảy ra.
f) Giao dịch các công cụ phái sinh
Nghiệp vụ tài chính phái sinh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển ngày càng
sâu rộng và đa dạng của thị trường tài chính. Sự biến động khó lường của giá cả
hàng hóa, vàng, lãi suất, tỷ giá, chứng khốn, … trên thị trường là nguyên nhân gây
ra rủi ro cho các nhà đầu tư. Để giảm thiểu hoặc loại bỏ rủi ro cho khách, các
nghiệp vụ tài chính phái sinh đã được hình thành.
- Mua bán ngoại tệ có kỳ hạn (Forward): khách hàng sẽ được ngân hàng cung

cấp dịch vụ phịng ngừa rủi ro có kỳ hạn thơng qua hợp đồng mua bán ngoại tệ có
kỳ hạn mà theo đó, việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện tai thời điểm trong
tương lai theo tỷ giá được xác định trong hiện tại.
- Giao dịch ngoại tệ quyền chọn (Options): hợp đồng này cho phép khách
hàng có quyền được mua hay bán một số ngoại tệ xác định với một mức tỷ giá và
thời hạn được ấn định trước. Tuy nhiên, khách hàng có quyền thực hiện hoặc khơng
thực hiện nghĩa vụ của mình đối với ngân hàng nhưng nếu không thực hiện quyền,
khách hàng phải trả cho ngân hàng một khoản phí. Ngân hàng ln thực hiện nghĩa


11

vụ của mình theo u cầu của khách hàng.
- Hốn đổi ngoại tệ: đây là sự kết hợp giữa một giao dịch giao ngay (Spot)
với giao dịch kỳ hạn (Forward). Một đồng tiền được chuyển đổi sang đồng tiền khác
trong thời gian nhất định bằng cách cùng lúc ký kết hợp đồng mua – bán lại đồng
tiền đó trong tương lai hợp đồng kỳ hạn.
Với sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế, hoạt động kinh doanh
ngoại tệ của ngân hàng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Hoạt động kinh doanh này
có thể đem lại lợi nhuận rất cao cho ngân hàng, nhưng cũng chứa đầy rủi ro về tỷ
giá, lãi suất, rủi ro hệ thống, … Ngân hàng vẫn có thể hạn chế được rủi ro cho
mình bằng cách tự tiến hành các biện pháp phịng ngừa như trên.
h) Mơi giới đầu tư chứng khốn
Ngân hàng sẽ tư vấn cho khách hàng trong những giao dịch chứng khốn.
Với kinh nghiệm về phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, phân tích thị
trường… các nhân viên tư vấn cung cấp cho khách hàng những thông tin tham
khảo cần thiết để khách hàng có quyết định đầu tư đúng đắn. Bên cạnh đó, ngân
hàng cịn cung cấp những dịch vụ: nhận đặt lệnh giao dịch, lưu ký chứng khoán,
chi trả cổ tức, …
1.1.4. Sự cần thiết phải phát triển dịch vụ phi tín dụng

Một là, do tác động khách quan từ phía nhà nước nhất là khi ngân hàng nhà
nước thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát thì tỷ tăng trưởng tín
dụng của các NHTM sẽ bị hạn chế dẫn đến nguồn thu tín dụng giảm theo, tất yếu
các NHTM phải tìm cách gia tăng nguồn thu từ các dịch vụ phi tín dụng.
Hai là, trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, tất yếu nền kinh tế của một đất
nước sẽ bị ảnh hưởng đáng kể trong đó ngành ngân hàng bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Và một khi năng lực tài chính của một ngân hàng gặp khó khăn dẫn đến nguồn vốn
cấp tín dụng giảm, nguồn thu từ tín dụng giảm. Chính điều đó buộc các NHTM
phải chuyển sang kinh doanh các loại hình dịch vụ khác ít rủi ro hơn đó chính là
dịch vụ phi tín dụng.
Ba là, do rủi ro từ hoạt động cho vay quá lớn khiến cho các ngân hàng


12

thương mại dần chuyển sang kinh doanh những loại hình dịch vụ ít rủi ro hơn đó là
dịch vụ phi tín dụng.
Bốn là, cùng với q trình hội nhập, các NHTM Việt Nam đang phải đối
diện với sự cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng nước ngoài với ưu thế vượt trội
không chỉ về vốn, về khoa học công nghệ, về trình độ chun mơn và kinh
nghiệm quản lý mà cịn có lợi thế hơn hẳn các NHTM Việt Nam về chất lượng,
tiện ích và sự đa dạng của dịch vụ ngân hàng.
Do đó để chủ động ứng phó trước những tác động của chính sách điều tiết
vĩ mơ nền kinh tế vĩ mô của nhà nước, khủng hoảng kinh tế đồng thời để không bị
“lép vế” so với các ngân hàng nước ngoài, ngoài việc các NHTM Việt Nam phải
nâng cao năng lực tài chính, đầu tư cho cơng nghệ, nâng cao trình độ chun mơn
và năng lực quản lý thì tất yếu các NHTM Việt Nam phải tập trung phát triển dịch
vụ ngân hàng vì một số lý do như sau:
- Giúp các NHTM phân tán và giảm thiểu rủi ro.
Lợi nhuận thu được của ngân hàng chủ yếu thơng qua các hoạt động tín

dụng, tuy nhiên tín dụng lại chứa đựng nhiều rủi ro. Vì thế, việc phát triển các dịch
vụ khác bên cạnh dịch vụ tín dụng sẽ phân tán và giảm thiểu rủi ro.
- Làm tăng lợi nhuận của các NHTM.
Khi lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tín dụng bắt đầu giảm sút do ảnh
hưởng từ chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng nhà nước, các ngân hàng
thương mại buộc phải tính đến các biện pháp khác để thu hút khách hàng, cải thiện
cơ cấu thu nhập. Đó là đa dạng hóa dịch vụ, cải tiến chất lượng dịch vụ, tăng hàm
lượng công nghệ trong dịch vụ mà ngân hàng cung cấp.Hoạt động dịch vụ ngân
hàng là hoạt động cốt lõi trong tất cả các hoạt động ngân hàng, phát triển dịch vụ
ngân hàng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu là điều kiện cần thiết để các NHTM tồn tại
và phát triển.
- Thúc đẩy các nghiệp vụ cùng phát triển.
Các nghiệp vụ của NHTM đều có mối quan hệ với nhau, tác động qua lại
với nhau tạo thành một thể thống nhất và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Huy động


13

vốn tạo nguồn cho việc thực hiện nghiệp vụ tín dụng và phát triển các dịch vụ khác,
và ngược lại các dịch vụ khác phát triển cũng sẽ thu hút được khách hàng và những
nguồn tiền nhàn rỗi của họ. Nền kinh tế thị trường càng phát triển, các doanh
nghiệp càng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và nhu cầu về các dịch vụ ngân
hàng ngày càng phong phú, điều đó địi hỏi các dịch vụ của ngân hàng cũng phải
đa dạng theo.
- Tăng khả năng cạnh tranh của NHTM trong nền kinh tế thị trường. Trong
điều kiện có rất nhiều ngân hàng với các hình thức sở hữu khác nhau,nhiều ngân
hàng liên doanh với nước ngoài và các tổ chức tài chính - tín dụng cùng hoạt động,
đã tạo sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng. Ngân hàng, TCTD nào
muốn tồn tại, muốn phát triển, đạt được lợi nhuận cao và tạo vị thế của mình trong
cạnh tranh đều phải thay đổi, cải tiến hoạt động sao cho đáp ứng kịp thời, thuận

tiện các nhu cầu, đòi hỏi phong phú, đa dạng khách của hàng để thu hút được
nhiều khách hàng hơn. Muốn làm được điều này thì cách tốt nhất phải phát triển
nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng.
1.2. Thu nhập của ngân hàng thương mại
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường
là hoạt động kinh doanh với mục đích là lợi nhuận. Muốn thu được lợi nhuận cao thì
vấn đề then chốt là quản lý tốt các khoản mục tài sản có, nhất là các khoản mục cho
vay và đầu tư, cùng các các hoạt động trung gian khác.
1.2.1. Khái niệm
Thu nhập ngân hàng là toàn bộ nguồn thu bằng tiền mà ngân hàng thu được
từ hoạt động kinh doanh trong một thời gian nhất định. Nguồn thu chính của ngân
hàng là thu từ lãi tài sản sinh lời, chủ yếu là từ các khoản cho vay, chứng khoán, tiền
gửi hưởng lãi từ các tổ chức tín dụng ngân hàng khác và các nguồn thu khác như:
thu nhập từ các chi nhánh ngân hàng hay thu nhập từ cho thuê các tài sản mà ngân
hàng sở hữu.


14

1.2.2. Các khoản thu nhập của ngân hàng thương mại
- Thu từ hoạt động nghiệp vụ: thu lãi cho vay, tiền gửi, nghiệp vụ cho thuê tài
chính, dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, nghiệp vụ chiết khấu, bảo lãnh và các
dịch vụ khác liên quan đến hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng.
-Thu từ hoạt động khác: thu lãi góp vốn, mua cổ phần; tham gia thị trường
tiền tệ; kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ; nghiệp vụ ủy thác đại lý; dịch vụ bảo hiểm;
dịch vụ tư vấn; nghiệp vụ mua bán nợ giữa các TCTD; cho thuê tài sản và thu dịch
vụ khác.
- Thu hoàn nhập các khoản dự phịng đã trích trong chi phí; thu các khoản vốn đã
được xử lý tài sản cố định; thu về chênh lệch tỷ giá theo quy định của pháp luật.
- Thu khác.

1.2.3. Cơ cấu nguồn thu hợp lý
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang mang lại các cơ hội cũng như
các thách thức cho NHTM Việt Nam. Mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh
ngân hàng ở Việt Nam ngày càng trở nên gay gắt do sự tăng trưởng mạnh mẽ của
các ngân hàng thương mại trong nước cũng như do sự tham gia thị trường Việt Nam
một cách tích cực của các ngân hàng nước ngoài. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh
khiến cho hoạt động của các NHTM Việt Nam ngày càng rủi ro hơn do hầu hết các
NHTM Việt Nam đang dựa rất nhiều vào nguồn thu từ hoạt động tín dụng.
Hiện nay hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu của các TCTD tại Việt
Nam (chiếm khoảng 80% tài sản có của các TCTD và nguồn thu từ hoạt động tín
dụng cũng chiếm khoảng 80% tổng thu nhập của các TCTD). Chính vì vậy, chuyển
đổi định hướng kinh doanh của các ngân hàng thương mại sang khai thác mạnh
nguồn thu từ các dịch vụ phi tín dụng là rất cần thiết xét trên quan điểm giảm thiểu
rủi ro trong kinh doanh cũng như tiềm năng tích cực của việc gia tăng quy mô
doanh thu từ dịch vụ phi tín dụng (theo quy mơ của thị trường và sự phát triển của
công nghệ tin học)


15

Bảng 1.1 : Một số chỉ tiêu phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2011-2015:
STT

Tăng trưởng bình quân

Chỉ tiêu

đến năm 2015 (%)

1


Dịch vụ huy động vốn tiền gửi

27-32

2

Dịch vụ cung ứng vốn cho nền kinh tế

20-25

3

Kết quả kinh doanh tăng trưởng bình qn năm

20-25

4

Tổng khối lượng thanh tốn qua ngân hàng

> 85

5

Tỷ trọng thanh tốn khơng dùng tiền mặt

85-90

6


Khối lượng khách hàng có quan hệ với ngân hàng

60-90

7

Phát triển số lượng tài khoản cá nhân

50-60

8

Dịch vụ thẻ thanh toán

9

Dịch vụ phái sinh

15-20

10

Dịch vụ thanh toán quốc tế

20-22

11

Dịch vụ đầu tư tài chính


15-20

80

Một số chỉ tiêu khác
1

Tỷ trọng cho vay trung, dài hạn/tổng dư nợ

Chiếm 38-43%

2

Chất lượng tín dụng (Duy trì tỷ lệ nợ xấu)

< 3%

3

Tỷ trọng doanh thu từ dịch vụ /tổng thu nhập

Chiếm 30-35%
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Chính vì vậy định hướng phát triển hệ thống ngân hàng trong thời gian tới là
thúc đẩy cạnh tranh và năng lực cạnh tranh, gia tăng khả năng tiếp cận đối với các
dịch vụ ngân hàng. Theo đó, cạnh trạnh giúp bảo đảm rằng các định chế tài chính,
thị trường tài chính ngân hàng hoạt động hiệu quả; cạnh tranh cũng buộc các ngân
hàng phải cải thiện chất lượng và mở rộng phạm vi các dịch vụ của mình.

Từ những phân tích trên và thực hiện một số chỉ tiêu về phát triển dịch vụ của
NHNN (bảng 1.1) giai đoạn 2010-2015 thì yêu cầu về phát triển các dịch vụ phi tín
dụng của các TCTD nói chung và của Agribank nói riêng là hết sức quan trọng trong


16

hoạt động kinh doanh của mình đặc biệt là trong giai đoạn ngân hàng nhà nước siết
chặt tín dụng. như hiện nay.Trước yêu cầu đó, đề tài xin đề xuất về một cơ cấu
nguồn thu hợp lý cho các ngân hàng thương mại là một cơ cấu nguồn thu phải
đảm bảo tính linh hoạt, đa dạng, thành phần các nguồn thu hợp lý đồng thời hạn
chế được rủi ro và đạt được lợi nhuận cao nhất. Cụ thể là thu từ hoạt động tín
dụng chiếm khoảng 60-65%/tổng thu, thu từ hoạt động ngồi tín dụng chiếm
khoảng 35-40 %/tổng thu.
1.3. Bài học kinh nghiệm từ việc phát triển dịch vụ phi tín dụng tại một số ngân
hàng thương mại trong nước
Bảng 1.2 :

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ của một số ngân hàng
Đơn vị: tỷ đồng

NĂM
Agribank

VCB

Vietinbank

ACB


Sacombank

CHỈ
TIÊU

08

09

10

08

09

10

1.626

1.604

2.267

2.159

2.544

8.940

9.286 11.524


08

09

10

08

09

10

08

09

10

2.730

1.075

2.135

1.488

1.307

1.761


1.403

5.428 14.819

14.819

4.935

5.489

2.452

4.095

4.613

25%

43%

27%

53%

43%

30%

Thu nhập

từ dịch vụ
phi tín

2.615 1.505

977

dụng
Tổng thu
19.540

nhập

17.128 20.660

8694

Tỷ lệ thu
dịch vụ
phi tín

8%

9%

11%

24%

27%


23%

17%

18%

18%

dụng
/Tổng TN

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của các ngân hàng qua các năm)
Có thể dễ dàng nhận thấy tỷ trọng thu phí dịch vụ so với tổng thu nhập của
các ngân hàng thương mại Việt Nam là khá hạn chế, bình quân là 20%. Do mức độ
cạnh tranh cao và áp lực về lợi nhuận nên các ngân hàng chú trọng tập trung
nguồn lực vào hoạt động cấp tín dụng để đảm bảo thu nhập cho ngân hàng. Tuy
nhiên, áp lực ngày một cao khi Việt Nam gia nhập WTO. Thị phần từ hoạt động tín
dụng bị giảm sút, biến động kinh tế trong nước, khu vực và trên thế giới ngày một
gia tăng và khó lường nên các ngân hàng đã chủ động điều chỉnh chiến lược kinh


×