Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

(Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện mô hình xử lý tập trung trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP á châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----------------------------

Nguyễn Trần Nhật Thun

HỒN THIỆN MƠ HÌNH XỬ LÝ TẬP TRUNG
TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh - Năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----------------------------

Nguyễn Trần Nhật Thun

HỒN THIỆN MƠ HÌNH XỬ LÝ TẬP TRUNG
TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS, TS. BÙI KIM YẾN


TP.Hồ Chí Minh - Năm 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “ Hồn thiện mơ hình xử lý tập trung trong
hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Á Châu” là cơng trình nghiên
cứu của riêng tơi.
Những số liệu đƣợc sử dụng có chỉ rõ nguồn trích dẫn trong danh mục tài liệu tham
khảo. Kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào từ trƣớc đến nay. Các giải pháp nêu trong luận văn đƣợc rút ra từ những cơ
sở lý luận và quá trình nghiên cứu thực tiễn.
Tác giả

Nguyễn Trần Nhật Thuyên


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 .Lý luận cơ bản về Thanh toán quốc tế ..................................................... 5
1.1.1. Khái niệm Thanh tốn quốc tế............................................................. 5
1.1.2. Vai trị của hoạt động TTQT ............................................................... 5
1.1.2.1. Đối với nền kinh tế ...................................................................... 5
1.1.2.2. Đối với Ngân hàng thƣơng mại .................................................. 6

1.1.3. Các phƣơng thức chủ yếu trong TTQT ............................................... 7
1.1.3.1. Phƣơng thức chuyển tiền ........................................................... 8
1.1.3.2. Phƣơng thức nhờ thu .................................................................. 9
1.1.3.3. Phƣơng thức tín dụng chứng từ................................................ 10
1.2 Giới thiệu về mơ hình xử lý tập trung trong ngân hàng thƣơng mại .......
........................................................................................................................... 11
1.3 Sự cần thiết phải áp dụng mô hình xử lý tập trung trong hoạt động
TTQT: .............................................................................................................. 13
1.3.1 Tính tất yếu phải áp dụng mơ hình xử lý tập trung hoạt động TTQT: ...
..................................................................................................................... 13
1.3.2 Các tiền đề để áp dụng mơ hình xử lý tập trung trong hoạt động TTQT:
..................................................................................................................... 15
1.3.2.1 Thuận lợi trong việc áp dụng mơ hình xử lý tập trung dựa trên
các đặc trƣng cơ bản của hoạt động TTQT: ........................................... 15


1.3.2.2 Việc áp dụng mơ hình xử lý tập trung giúp hạn chế thấp nhất các
rủi ro trong hoạt động TTQT ................................................................. 17
1.3.2.2.1 Rủi ro vĩ mô: ...................................................................... 17
1.3.2.2.2 Rủi ro vi mơ: ...................................................................... 19
1.3.2.3 Việc áp dụng mơ hình xử lý tập trung giúp nâng cao hiệu quả hoạt
động TTQT của NHTM: ........................................................................ 20
1.3.2.3.1 Đối với chất lƣợng phục vụ khách hàng: .......................... 20
1.3.2.3.2 Đối với hiệu quả kinh doanh ngân hàng: .......................... 21
1.3.2.3.3 Đối với nền kinh tế: ........................................................... 22
1.4.Bài học kinh nghiệm về việc áp dụng mô hình xử lý tập trung trong
hoạt động TTQT: ............................................................................................ 23
1.4.1 Bài học kinh nghiệm về việc áp dụng mơ hình xử lý tập trung hoạt động
TTQT của các ngân hàng khác: ................................................................... 23
1.4.1.1 Ngân hàng TMCP công thƣơng Việt Nam (Vietinbank) ........... 23

1.4.1.2 Ngân hàng Citibank ................................................................... 25
1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho ngân hàng TMCP Á Châu (sau đây xin đƣợc
gọi là ACB):................................................................................................. 26
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.................................................................................. 28
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MƠ HÌNH XỬ LÝ TẬP TRUNG
TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI ACB
2.1 Tổng quan về ACB và hoạt động TTQT tại ACB: ................................ 29
2.1.1 Tổng quan về ACB: ............................................................................ 29
2.1.1.1 Quá trình thành lập và phát triển: .............................................. 29
2.1.1.2 Đối thủ cạnh tranh: ..................................................................... 33
2.1.1.3 Đánh giá vị thế: .......................................................................... 35
2.1.2 Hoạt động TTQT tại ACB: ................................................................. 37
2.1.2.1 Trƣớc khi thực hiện xử lý tập trung: .......................................... 39
2.1.2.2 Sau khi thực hiện xử lý tập trung: .............................................. 41
2.2 Mơ hình xử lý tập trung trong hoạt động TTQT tại ACB: ................... 42


Nghiệp vụ chuyển tiền bằng điện: ..................................................................... 44
Nghiệp vụ nhờ thu nhập khẩu: .......................................................................... 46
Nghiệp vụ nhờ thu xuất khẩu: ........................................................................... 47
Nghiệp vụ tín dụng chứng từ nhập khẩu ........................................................... 47
Nghiệp vụ tín dụng chứng từ xuất khẩu ............................................................ 49
2.3 Q trình triển khai áp dụng mơ hình xử lý tập trung hoạt động
TTQT tại ACB: ............................................................................................... 51
2.3.1. Hoàn thiện về cơng nghệ: .................................................................. 51
2.3.2. Hồn thiện về nhân sự: ...................................................................... 53
2.3.3. Công tác đào tạo, phổ biến: ............................................................... 54
2.3.4. Chỉnh sửa quy trình, phối hợp tác nghiệp: ........................................ 55
2.4. Đánh giá mơ hình xử lý tập trung hoạt động TTQT tại ACB: ............ 55
2.4.1. Những thành công: ............................................................................ 55

2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân: ......................................................... 58
2.4.2.1 Nguồn nhân lực: ......................................................................... 58
2.4.2.2 Công nghệ: ................................................................................. 59
2.4.2.3 Các hạn chế khác: ...................................................................... 60
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.................................................................................. 61
Chƣơng 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN MƠ HÌNH XỬ
LÝ TẬP TRUNG TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI
ACB
3.1 Giải pháp đối với ACB .............................................................................. 63
3.1.1 Về nguồn nhân lực:............................................................................. 63
3.1.2 Về công nghệ: ..................................................................................... 66
3.1.3 Về đào tạo ........................................................................................... 68
3.1.4 Tổ chức hoạt động .............................................................................. 69
3.2 Giải pháp đối với các cơ quan Nhà nƣớc và các ban ngành có liên quan
........................................................................................................................... 71
3.2.1 Giải pháp đối với các cơ quan Nhà nƣớc: .......................................... 71


3.2.2 Giải pháp đối với các ban ngành có liên quan: .................................. 72
3.3 Giải pháp đối với doanh nghiệp: ............................................................. 72
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.................................................................................. 74
KẾT LUẬN CỦA LUẬN VĂN ...................................................................... 75
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Phụ lục 1: Bảng mẫu dấu sử dụng trong nghiệp vụ TTQT tại ACB
Phụ lục 2: Sơ đồ tổ chức của ACB
Phụ lục 3: Mạng lƣới CN và PGD của ACB tính đến 31/12/2011
Phụ lục 4: Thống kê các chỉ tiêu TTQT của ACB năm 2011



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
 ACB: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu.
 ANZ: Ngân hàng ANZ.
 BCT: Bộ chứng từ
 BIDV: Ngân hàng đầu tƣ và phát triển Việt Nam
 CAD (Cash against document): Phƣơng thức giao chứng từ nhận tiền
ngay
 CDCS (Certified Documentary credit Specialist): chứng chỉ nghề nghiệp
về nghiệp vụ tín dụng chứng từ
 CN: Chi nhánh
 DP (document against payment): Phƣơng thức thanh toán nhờ thu trả
chậm
 DA (document against acceptance): Phƣơng thức thanh toán nhờ thu trả
chậm
 Eximbank: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam
 HSBC (Hongkong and Shanghai Banking Corporation): Ngân hàng
Hồng Kông và Thƣợng Hải
 ISBP (International standard banking Practice for the examination of
documents under documentary credits): tập quán ngân hàng tiêu chuẩn
quốc tế về kiểm tra chứng từ theo tín dụng chứng từ
 LC (Letter of credit): Phƣơng thức thanh tốn tín dụng chứng từ
 NHNN: Ngân hàng nhà nƣớc
 NHTM: Ngân hàng thƣơng mại
 NHTMCP: ngân hàng thƣơng mại cổ phần
 NHTMNN: ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc
 PGD: Phòng giao dịch
 Sacombank: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gịn Thƣơng Tín.


 SWIFT


(Society

for

Worldwide

Interbank

Financial

Telecommunication): Hiệp hội Viễn thơng Tài chính Liên Ngân hàng
tồn thế giới
 T/T (Telegraphic transfer): Phƣơng thức thanh tốn chuyển tiền bằng
điện
 TTQT: thanh toán quốc tế
 UCP (Uniform Customs and Practice for Documentary Credits): Quy tắc
thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ
 URC (Uniform Rules for collection): Quy tắc thống nhất về nghiệp vụ
nhờ thu
 URR (The Uniform Rules for Bank to bank Reimbursement under
Documentary credit): Quy tắc thống nhất hoàn trả liên ngân hàng theo tín
dụng chứng từ
 Vietcombank: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại Thƣơng Việt Nam
 Vietinbank: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: So sánh một số tiêu chí cơ bản trong hoạt động ngân hàng năm 2011
giữa ACB và các ngân hàng thƣơng mại khác

Bảng 2.2: Phân công hạn mức thực hiện nghiệp vụ TTQT tại ACB trƣớc xử lý
tập trung
Bảng 2.3: Phân công hạn mức kiểm sốt cơng việc tại trung tâm TTQT
Bảng 2.4: Mơ tả quá trình phối hợp tác nghiệp giữa kênh phân phối và trung
tâm TTQT trong nghiệp vụ nhờ thu nhập khẩu
Bảng 2.5: Mơ tả q trình phối hợp tác nghiệp giữa kênh phân phối và trung
tâm TTQT trong nghiệp vụ nhờ thu xuất khẩu
Bảng 2.6: Mơ tả q trình phối hợp tác nghiệp giữa kênh phân phối và trung
tâm TTQT trong nghiệp vụ phát hành LC nhập khẩu
Bảng 2.8: Mô tả quá trình phối hợp tác nghiệp giữa kênh phân phối và trung
tâm TTQT trong nghiệp vụ thông báo LC xuất khẩu
Bảng 2.9: Mơ tả q trình phối hợp tác nghiệp giữa kênh phân phối và trung
tâm TTQT trong nghiệp vụ xử lý BCT xuất trình theo LC xuất khẩu


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Quy trình thanh tốn theo phƣơng thức chuyển tiền bằng điện
Hình 1.2: Quy trình thanh tốn theo phƣơng thức nhờ thu kèm chứng từ
Hình 1.3: Quy trình thanh tốn theo phƣơng thức tín dụng chứng từ.
Hình 1.4: Mơ hình xử lý tập trung tại trung tâm nghiệp vụ trong ngân hàng
thƣơng mại
Hình 2.1: Tốc độ tăng trƣởng của ACB giai đoạn 2007-2011
Hình 2.2: Lợi nhuận trƣớc thuế của ACB giai đoạn 2007-2011
Hình 2.3: Sự tăng trƣởng mạng lƣới kênh phân phối của ACB giai đoạn 2007-2011
Hình 2.4: So sánh về doanh số thanh tốn quốc tế giữa ACB và các ngân hàng
thƣơng mại khác
Hình 2.5: Tốc độ tăng doanh số TTQT của ACB giai đoạn 2005-2011
Hình 2.6: Tốc độ tăng trƣởng thu nhập phí TTQT của ACB giai đoạn 2005-2011
Hình 2.7: Cơ cấu tổ chức của trung tâm TTQT tại ACB



MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Có thể nói hiện nay nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang phải
trải qua giai đoạn khó khăn nhất trong thế kỷ này. Cùng với sự vỡ tan của bong
bóng bất động sản, chứng khốn, nền kinh tế Việt Nam đang phải gánh chịu những
hậu quả nặng nề đƣợc phản ánh rõ nét qua bức tranh hoạt động của các ngân hàng
thƣơng mại. Tỷ lệ nợ quá hạn của các ngân hàng tăng nhanh đến chóng mặt, tỷ lệ
thuận với số lƣợng doanh nghiệp phá sản, mất khả năng thanh toán đạt mức cao kỷ
lục từ trƣớc đến nay. Hoạt động tín dụng vốn là hoạt động chính yếu, mang lại
nguồn thu nhập lớn cho các ngân hàng đang bộc lộ nhiều rủi ro và kém bền vững.
Trong bối cảnh đó, để có thể tồn tại và trụ vững, các ngân hàng thƣơng mại cả
trong nƣớc và trên thế giới đang dần chuyển hƣớng chiến lƣợc sang tập trung phát
triển các dịch vụ phi tín dụng vốn có nguồn thu ổn định và ít rủi ro nhƣ: dịch vụ tài
khoản thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ tƣ vấn, dịch vụ ủy
thác, kinh doanh ngoại tệ…Trong đó, khơng thể khơng kể đến dịch vụ thanh toán
quốc tế.
Thanh toán quốc tế là một dịch vụ quan trọng trong hoạt động của ngân hàng
thƣơng mại, đóng góp khơng nhỏ vào lợi nhuận của ngân hàng thơng qua nguồn thu
nhập phí của mình. Trong xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, hoạt động ngoại
thƣơng giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ tạo điều kiện
cho dịch vụ thanh tốn quốc tế trong các ngân hàng có sự gia tăng nhanh chóng cả
về số lƣợng lẫn chất lƣợng giao dịch. Do vậy, với mục tiêu chiến lƣợc là gia tăng
thu nhập từ hoạt động thanh toán quốc tế, các ngân hàng thƣơng mại ln tìm kiếm
và áp dụng các biện pháp để tăng hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế. Hiện nay,
tập trung hóa hoạt động thanh tốn quốc tế đƣợc xem là một giải pháp tối ƣu, mang
lại nhiều tiện ích to lớn trong nhiều mặt nhƣ: thuận tiện trong quản lý, tiết kiệm chi
phí; chuyên nghiệp và nhất quán trong nghiệp vụ, nâng cao hình ảnh ngân hàng và
chất lƣợng phục vụ khách hàng…Vì vậy, mơ hình xử lý tập trung trong thanh tốn



quốc tế đã và đang trở thành xu hƣớng đƣợc các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc
và trên thế giới triển khai nghiên cứu và đƣa vào áp dụng. Chính thức vận hành vào
tháng 09/2009, ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) là một trong số ít các ngân hàng
thƣơng mại thực hiện đầu tiên mơ hình xử lý tập trung hoạt động thanh toán quốc tế
tại Việt Nam. Trải qua hơn ba năm ứng dụng, mơ hình này đã phát huy nhiều tác
dụng tích cực trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT, kiểm soát tốt rủi ro,
tinh gọn bộ máy hoạt động TTQT, nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng… Tuy
nhiên, do thời gian áp dụng chƣa lâu nên mơ hình xử lý tập trung tại ACB vẫn cịn
nhiều tồn tại cần khắc phục và hồn thiện.
Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên việc nghiên cứu mơ hình xử lý tập trung thanh toán quốc tế tại ngân hàng
TMCP Á Châu, luận văn trình bày quá trình chuẩn bị triển khai và mơ hình thực tế
đang đƣợc áp dụng tại ngân hàng Á Châu. Đồng thời, phân tích để đƣa ra những
thành công cũng nhƣ những tồn tại và ngun nhân của mơ hình này. Trên cơ sở
đó, đề xuất những giải pháp nhằm hồn thiện mơ hình xử lý tập trung thanh toán
quốc tế tại ngân hàng Á Châu. Thông qua luận văn này, tác giả hy vọng có thể cung
cấp mộ số kinh nghiệm thực tế trong việc triển khai áp dụng mơ hình tập trung xử
lý thanh toán quốc tế đối với những ngân hàng thƣơng mại có các điều kiện tƣơng
đồng với ngân hàng TMCP Á Châu.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tập trung nghiên cứu mơ hình xử lý tập trung trong hoạt
động thanh toán tại ngân hàng Á Châu và tham khảo thêm mơ hình của một số
ngân hàng khác
Phạm vi nghiên cứu:
Khơng gian: nghiên cứu mơ hình xử lý tập trung thanh toán quốc tế tại ngân hàng Á
Châu và tìm hiểu một cách khái qt mơ hình xử lý tập trung thanh toán quốc tế tại
một số ngân hàng khác



Thời gian: chủ yếu là giai đoạn từ năm 2007-2011 là giai đoạn trƣớc và sau khi
ngân hàng Á Châu áp dụng mơ hình xử lý tập trung
Phƣơng pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học.
Trên cơ sở thu thập số liệu và thơng tin qua các tài liệu, tạp chí chun ngành, báo
cáo thƣờng niên của các ngân hàng, thông tin trên internet… kết hợp với các
phƣơng pháp: thống kê, so sánh, phân tích, … từ lý thuyết đến thực tiễn, từ bên
trong đến bên ngoài ngân hàng Á Châu nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục tiêu
nghiên cứu của luận văn. Đồng thời, tiếp thu ý kiến phản biện của nhiều chuyên
gia, cán bộ quản lý và điều hành có liên quan để hoàn thiện giải pháp.
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn có kết cấu gồm 3 chƣơng, cụ thể
nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về thanh toán quốc tế và mơ hình xử lý tập trung trong
hoạt động thanh tốn quốc tế
Chƣơng 2: Nghiên cứu thực trạng ứng dụng mô hình xử lý tập trung thanh tốn
quốc tế tại ngân hàng TMCP Á Châu
Chƣơng 3: Những giải pháp nhằm hoàn thiện mơ hình xử lý tập trung thanh tốn
quốc tế tại ngân hàng TMCP Á Châu
Tính mới của đề tài
Thanh toán quốc tế là đề tài tƣơng đối phổ biến trong nghiên cứu khoa học. Một số
khía cạnh mà các đề tài khoa học thƣờng tập trung nghiên cứu là: nâng cao hiệu
quả hoạt động TTQT, rủi ro trong hoạt động TTQT, phát triển doanh số và thị phần
TTQT, marketing trong hoạt động TTQT… Tuy nhiên, vấn đề liên quan đến mơ
hình xử lý tập trung trong hoạt động TTQT còn khá mới mẻ và hầu nhƣ chƣa đƣợc
nghiên cứu một cách phổ biến. Nhận thức đƣợc tính cấp thiết và tính ứng dụng cao
của mơ hình xử lý tập trung TTQT trong thực tiễn, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu


đề tài này. Qua đó, tập trung nghiên cứu về mơ hình xử lý tập trung thanh tốn

quốc tế tại ngân hàng thƣơng mại đặc biệt trong giai đoạn các ngân hàng thƣơng
mại tại Việt Nam đang có xu hƣớng triển khai áp dụng mơ hình tập trung nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động. Mặt khác, đƣa ra những giải pháp thiết thực và hữu
ích giúp ngân hàng Á Châu nói riêng và các ngân hàng thƣơng mại khác có thể
hồn thiện hơn mơ hình xử lý tập trung phần nào cịn non trẻ của mình.


1

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TTQT TẠI NHTM
1.1 Lý luận cơ bản về Thanh toán quốc tế:
1.1.1. Khái niệm Thanh tốn quốc tế:
Xét về khía cạnh nền kinh tế, TTQT là quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền
tệ quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối
quan hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nƣớc với nhau.
Xét về giác độ ngân hàng, TTQT là một nghiệp vụ ngân hàng quốc tế đƣợc hình
thành và phát triển trên nền tảng hoạt động ngoại thƣơng và các quan hệ trao đổi
quốc tế. Do khoảng cách địa lý, uy tín đối tác và chính sách về quản lý ngoại hối,
chính sách quản lý xuất nhập khẩu của mỗi quốc gia mà việc thanh toán tiền
hàng giữa bên mua và bên bán trong hoạt động ngoại thƣơng phải đƣợc thực
hiện thông qua ngân hàng. Cùng với quy mô phát triển kinh tế nói chung và xuất
nhập khẩu nói riêng, TTQT ngày càng thực sự trở thành một nghiệp vụ quan
trọng của ngân hàng thƣơng mại, mang lại nguồn thu về phí dịch vụ đáng kể
không những về số lƣợng tuyệt đối mà cả về tỷ trọng. TTQT còn là một mắt xích
quan trọng chắp nối và thúc đẩy, phát triển và mở rộng các hoạt động kinh doanh
khác của ngân hàng nhƣ kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh
ngân hàng trong ngoại thƣơng, tăng cƣờng nguồn vốn huy động, đặc biệt là vốn
bằng ngoại tệ…
1.1.2. Vai trò của hoạt động TTQT:

1.1.2.1. Đối với nền kinh tế:
Hiện nay, xu thế kinh tế thế giới ngày càng đƣợc quốc tế hóa, các quốc gia đang
ra sức phát triển kinh tế thị trƣờng, mở cửa, hợp tác và hội nhập. Trong bối cảnh
đó, TTQT nhƣ là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nƣớc với kinh tế thế giới, có
tác dụng bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hố và dịch vụ, đầu
tƣ nƣớc ngồi, thu hút kiều hối và các quan hệ tài chính, tín dụng quốc tế khác.


2

Hoạt động TTQT ngày càng đa dạng và đóng vai trò hết sức quan trọng đối với
sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Trong đó, nhân tố trung tâm và quan
trọng nhất phải kể đến là các ngân hàng thƣơng mại. Thông qua việc hỗ trợ tốt
cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu về tƣ vấn kỹ thuật TTQT, các
tập quán, quy định ngoại thƣơng, hỗ trợ vốn sản xuất kinh doanh xuất nhập
khẩu… Từ đó tạo tâm lý tin tƣởng cho các doanh nghiệp trong đàm phán, ký kết
và thực hiện các thƣơng vụ, giúp hạn chế rủi ro trong quan hệ giao dịch mua bán
và thanh tốn tiền hàng với đối tác nƣớc ngồi. Ngồi ra, ngân hàng cịn tài trợ
vốn (chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, tài trợ trƣớc và sau khi giao hàng, tài trợ
nhập khẩu…) hỗ trợ kỹ thuật thanh tốn quốc tế. Nhờ đó, góp phần đẩy mạnh
tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất nhập khẩu, thu hút và tập trung nguồn thu
ngoại tệ từ xuất khẩu. Đồng thời, phối hợp với Ngân hàng Trung ƣơng giữ vững
cán cân TTQT của nền kinh tế và thực hiện tốt chính sách quản lý ngoại hối.
1.1.2.2. Đối với Ngân hàng thƣơng mại:
Hoạt động TTQT trƣớc tiên là một hoạt động kinh doanh thu lợi của các ngân
hàng thƣơng mại, trực tiếp tạo ra một khoản lợi nhuận khơng nhỏ đóng góp vào
lợi nhuận chung của ngân hàng bên cạnh các dịch vụ truyền thống khác.
 Thứ nhất, Ngân hàng thƣơng mại thu phí dịch vụ trong TTQT. Khi thực hiện
các yêu cầu của khách hàng có liên quan đến dịch vụ TTQT, ngân hàng
thƣơng mại đƣợc quyền thu một mức phí theo biểu phí đã quy định trƣớc.

Thực tế hiện nay trong các NHTM, thu nhập từ loại phí này khơng những
tăng về số lƣợng mà còn tăng cả về tỷ trọng trong cơ cấu thu nhập phí của
một ngân hàng thƣơng mại.
 Thứ hai, hoạt động TTQT còn làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng.
Trong q trình thực hiện các phƣơng thức TTQT đặc biệt là mở LC nhập
khẩu cho khách hàng, ngân hàng đƣợc nắm giữ một khoản tiền ký quỹ tỷ lệ
với giá trị mà ngân hàng bảo lãnh sẽ thanh toán. Nguồn tiền này tƣơng đối ổn
định và phát sinh thƣờng xuyên, nó trở thành một nguồn tạo thanh khoản cho
ngân hàng dƣới hình thức tiền tập trung chờ thanh toán.


3

 Thứ ba, thực hiện TTQT còn giúp các ngân hàng thƣơng mại tăng cƣờng
quan hệ đối ngoại. Thông qua việc bảo lãnh cho khách hàng trong nƣớc,
thanh toán cho ngân hàng nƣớc ngoài, ngân hàng thực hiện TTQT sẽ có đƣợc
những quan hệ đại lý với ngân hàng và đối tác nƣớc ngoài. Mối quan hệ này
dựa trên cơ sở hợp tác và tƣơng trợ. Với thời gian hoạt động nghiệp vụ càng
lâu, mối quan hệ ngày càng mở rộng. Đây cũng là hiệu quả do TTQT mang
lại cho các ngân hảng thƣơng mại.
 Thứ tư, Ngân hàng thƣơng mại có thể thu lợi từ việc khách hàng sử dụng các
dịch vụ khác phát sinh từ dịch vụ TTQT, đặc biệt là vay vốn kinh doanh xuất
nhập khẩu. Trong q trình thực hiện TTQT, khách hàng khơng đủ khả năng
tài chính cần đến sự tài trợ của ngân hàng, ngân hàng cho vay để thanh toán
hàng nhập khẩu, bảo lãnh thanh toán mở L/C, chiết khấu bộ chứng từ xuất
khẩu, tài trợ trƣớc và sau khi giao hàng, bao thanh toán…
 Thứ năm, thực hiện tốt nghiệp vụ TTQT, ngân hàng có thể giám sát đƣợc tình
hình kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và hoạt động ngoại
thƣơng nói chung, khuyến khích và có chính sách hỗ trợ các ngành hàng ƣu
tiên thông qua các dịch vụ của mình. Từ đó, tạo điều kiện tốt trong việc thực

hiện quản lý có hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu trong nƣớc và chính sách
quản lý ngoại hối theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nƣớc và Chính phủ.
1.1.3. Các phƣơng thức chủ yếu trong TTQT:
Trong TTQT, ngƣời thụ hƣởng và ngƣời thanh toán thƣờng ở hai quốc gia khác
nhau, khơng thể thanh tốn trực tiếp cho nhau mà phải thông qua hệ thống ngân
hàng. Dựa trên vị thế của ngƣời mua và ngƣời bán, sự tin tƣởng, mối quan hệ và
khả năng tài chính của mỗi bên mà họ cùng thỏa thuận để lựa chọn phƣơng thức
TTQT phù hợp nhất. Và tùy theo đó mà sự tham gia của ngân hàng ít hoặc nhiều
trong từng thƣơng vụ ấy. Sau đây, xin xét đến từng phƣơng thức TTQT chủ yếu
theo thứ tự vai trò của ngân hàng ngày càng tăng.


4

1.1.3.1. Phƣơng thức chuyển tiền:
Đây là phƣơng thức đơn giản nhất trong TTQT. Hiện nay, phổ biến nhất là thanh
toán chuyển tiền bằng điện Swift. Theo đó, nhà nhập khẩu đến ngân hàng yêu
cầu chuyển một số tiền nhất định cho một ngƣời thụ hƣởng (có thể là nhà xuất
khẩu hoặc không phải là nhà xuất khẩu trong trƣờng hợp bn bán trung gian).
Phƣơng thức thanh tốn chuyển tiền có hai loại: thanh toán trƣớc khi giao hàng
và thanh toán sau khi giao hàng. Trong đó, thanh tốn trƣớc khi giao hàng (ứng
trƣớc tiền hàng) có lợi cho nhà xuất khẩu mà thanh tốn sau khi giao hàng lại có
lợi cho nhà nhập khẩu. Hiện nay, do chi phối bởi Luật quản lý ngoại hối của
nƣớc ta nên các ngân hàng thƣơng mại khi thanh toán chuyển tiền cho nhà nhập
khẩu đều phải xem xét kỹ hợp đồng và tờ khai hải quan rất kỹ nhằm đảm bảo có
lƣợng hàng mậu dịch tƣơng ứng với lƣợng tiền chuyển ra nƣớc ngoài.
Tuy nhiên, chuyển tiền chỉ là một phƣơng thức thanh toán trực tiếp giữa hai bên
mua và bán. Ngân hàng chỉ là đóng vai trị trung gian thực hiện thanh tốn theo
u cầu của khách hàng, khơng ràng buộc về tránh nhiệm bảo lãnh thanh tốn.
Quy trình thực hiện nhƣ sau:


Ngân hàng chuyển tiền

1

Thực hiện lệnh
chuyển tiền

Ngƣời thụ hƣởng
Báo có tài
khoản

2

Ký kết hợp đồng
ngoại thƣơng

Đề nghị
chuyển tiền

Ngƣời chuyển tiền

4

Ngân hàng thụ hƣởng

3

Hình 1.1: Quy trình thanh tốn theo phƣơng thức chuyển tiền bằng điện



5

1.1.3.2. Phƣơng thức nhờ thu.
Nhờ thu là phƣơng thức thanh tốn mà nhà xuất khẩu sau khi hồn thành nghĩa
vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình (ngân
hàng nhờ thu) gửi bộ chứng từ thông qua ngân hàng của ngƣời mua (ngân hàng
thu hộ) đến cho ngƣời mua để đƣợc thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp
nhận các điều kiện và điều khoản khác. Trong phƣơng thức nhờ thu, các ngân
hàng chỉ tham gia với tƣ cách là trung gian thu hộ tiền, khơng cam kết, khơng
bảo lãnh thanh tốn đối với nhà xuất khẩu cũng nhƣ nhà nhập khẩu. Các ngân
hàng chỉ cần thực hiện đúng các chỉ thị nhờ thu và tập quán quốc tế. Hiện nay,
việc thực hiện phƣơng thức nhờ thu của các ngân hàng trên thế giới đƣợc áp
dụng theo Quy tắc thống nhất về nghiệp vụ nhờ thu (The Uniform Rules for
Collections - URC 522)(Phòng thương mại Quốc tế, Số xuất bản 522).
Có 2 loại nhờ thu chính: nhờ thu trả ngay (Documents against payment -DP) và
nhờ thu trả chậm (Documents against Acceptance - DA).
Phƣơng thức nhờ thu có sự tham gia sâu hơn của ngân hàng thƣơng mại so với
phƣơng thức chuyển tiền. Ngân hàng của nhà xuất khẩu tham gia gửi chứng từ
và lập chỉ thị nhờ thu. Ngân hàng của nhà nhập khẩu có trách nhiệm thực hiện
theo chỉ thị nhờ thu của ngân hàng nhờ thu. Tuy nhiên, việc thanh toán trong
phƣơng thức này cũng phụ thuộc vào thiện chí của ngƣời nhập khẩu. Rủi ro
khơng thanh tốn phát sinh cao đối với phƣơng thức nhờ thu trả chậm vì khi
nhận bộ chứng từ, ngƣời nhập khẩu chỉ cần cam kết thanh tốn vào ngày đáo hạn
mà khơng kèm theo bất cứ ràng buộc nào. Việc có thực hiện việc thanh tốn vào
ngày đáo hạn nhƣ đã cam kết hay khơng hồn tồn tùy thuộc vào uy tín và thiện
chí của nhà nhập khẩu
Quy trình thực hiện nhƣ sau:



6

1
Ký kết hợp đồng ngoại thƣơng
Ngƣời đòi tiền

Ngƣời trả tiền
Giao hàng

2

Báo có/ thơng báo
cam kết thanh tốn

Xuất trình BCT
nhờ thu

Ngân hàng nhờ thu

Thanh tốn/
Thơng báo chấp nhận
Gửi BCT

Thơng báo BCT

3

6

Thanh tốn/

Cam kết thanh tốn
và giao BCT

8

5

7
Ngân hàng thu hộ

4

Hình 1.2: Quy trình thanh tốn theo phƣơng thức nhờ thu kèm chứng từ
1.1.3.3. Phƣơng thức tín dụng chứng từ:
Phƣơng thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó, theo yêu cầu của
ngƣời đề nghị mở thƣ tín dụng (nhà nhập khẩu), một ngân hàng (ngân hàng phát
hành thƣ tín dụng) sẽ phát hành một tín dụng thƣ (Letter of Credit - L/C). Theo
đó, ngân hàng phát hành đã cam kết trả tiền ngay hoặc chấp nhận hối phiếu và
trả tiền vào một ngày trong tƣơng lai cho một bên thứ ba (ngƣời thụ hƣởng L/C)
khi ngƣời này xuất trình cho ngân hàng phát hành một bộ chứng từ hợp lệ, phù
hợp với những điều kiện và điều khoản quy định của L/C. Đây là phƣơng thức
thanh tốn có những quy định chặt chẽ, hạn chế rủi ro thấp nhất cho ngƣời bán
và ngƣời mua và đƣợc sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong TTQT. Đây cũng là
phƣơng thức mà ngân hàng tham gia sâu nhất và chịu trách nhiệm cao nhất. Tuy
nhiên, để có thể áp dụng phƣơng thức thanh toán này thuần thục và đạt hiệu quả
cao đòi hỏi các bên tham gia phải nghiên cứu và tìm hiểu kỹ càng bởi có thể nói
đây là phƣơng thức thanh tốn phức tạp và có nhiều hình thức áp dụng tùy vào
từng thƣơng vụ cụ thể. Hiện nay, việc thực hiện phƣơng thức thanh tốn tín dụng



7

chứng từ của các ngân hàng trên thế giới đƣợc áp dụng theo UCP600( Uniform
Customs and Practices for Documentary Credits, 2007 Revision) (Phòng thương
mại Quốc tế, Số xuất bản 600) và ISBP681 (International Standard Banking
Practice for the Examination of Documents under Documentary Credits 2007
Revision) )(Phòng thương mại Quốc tế, Số xuất bản 681).
Quy trình thực hiện nhƣ sau:
1
Ký kết hợp đồng ngoại thƣơng

Ngƣời yêu cầu
phát hành LC

Ngƣời thụ hƣởng
5

9

2

8
Kiểm tra và
thơng báo BCT

Báo có/ thơng báo
cam kết thanh tốn

10
0


u cầu phát hành
LC
Thanh tốn/
Cam kết thanh tốn
BCT và giao BCT

6

4
Thơng báo LC

Xuất trình BCT

Giao hàng

Thanh tốn/Thơng báo chấp nhận

Ngân hàng thơng
báo/
ngân hàng xuất
trình

3

Ngân hàng
phát hành

Phát hành LC
Kiểm tra và gửi BCT


7

Hình 1.3: Quy trình thanh tốn theo phƣơng thức tín dụng chứng từ.
Ngồi ra, cịn một vài phƣơng thức thanh tốn quốc tế khác nhƣ giao chứng từ
nhận tiền (Cash against documents – CAD), các phƣơng thức bảo lãnh quốc tế:
bảo lãnh đối ứng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh giao hàng … Tuy nhiên, vì xét
về tỷ trọng chiếm rất thấp so với các phƣơng thức đã kể trên và mức độ phổ biến
là không cao ở nƣớc ta hiện nay nên trong phạm vi bài nghiên cứu này xin đƣợc
phép không giới thiệu đến.


8

1.2 Giới thiệu về mơ hình xử lý tập trung trong ngân hàng thƣơng mại
Hoạt động kinh doanh ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt, cung cấp
những dịch vụ tài chính, tiền tệ cho khách hàng. Các sản phẩm dịch vụ đặc biệt
này địi hỏi phải ln chính xác và hồn hảo tuyệt đối. Trong xu thế phát triển
chung hiện nay, hầu hết các ngân hàng thƣơng mại đều cố gắng mở rộng mạng
lƣới các chi nhánh, phòng giao dịch gọi chung là kênh phân phối nhằm đƣa các
sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng mình đến tận tay khách hàng. Khi đó, với một
mạng lƣới rộng lớn và nguồn nhân lực đa dạng về trình độ nghiệp vụ và phong
cách phục vụ, một yêu cầu đƣợc đặt ra là làm sao để các sản phẩm, dịch vụ mà
ngân hàng cung cấp luôn đồng đều về chất lƣợng khi đến tay khách hàng. Vì
vậy, việc áp dụng mơ hình tập trung trong hệ thống các ngân hàng thƣơng mại là
một đòi hỏi tất yếu.
Hơn nữa, khi thực hiện mơ hình tập trung các ngân hàng thƣơng mại cịn đƣợc
hƣởng lợi thế về tính kinh tế theo quy mơ nghĩa là khi quy mơ càng lớn thì chi
phí bình qn mỗi sản phẩm làm ra càng thấp. Nói cách khác, khi hệ thống kênh
phân phối của một ngân hàng đạt đến một quy mơ lớn nhất định thì việc áp dụng

mơ hình xử lý tập trung cho từng hoạt động của nó sẽ trở nên hiệu quả hơn nhờ
giảm chi phí đầu tƣ, đào tạo, tiếp thị,… tăng tính chun nghiệp và nhất qn
trong tồn hệ thống. Mơ hình tập trung đƣợc áp dụng trong các ngân hàng
thƣơng mại có thể là mơ hình xử lý tập trung hồn tồn hoặc mơ hình xử lý tập
trung từng phần phụ thuộc vào từng lĩnh vực, nghiệp vụ hoạt động của ngân
hàng. Đối với những hoạt động địi hỏi tính thống nhất cao nhƣ: đào tạo,
marketing, thiết kế sản phẩm, dịch vụ … thì thƣờng xử lý tập trung tồn bộ tại
hội sở và thông đạt về kênh phân phối để thực hiện. Đối với những hoạt động,
nghiệp vụ đòi hỏi phải có sự phân cơng, phân quyền cho kênh phân phối nhƣ: tín
dụng, thanh tốn quốc tế, ngoại hối… thì áp dụng mơ hình xử lý tập trung có sự
phối hợp công việc giữa trung tâm xử lý và kênh phân phối. Nhƣ vậy, lợi ích của
việc áp dụng mơ hình xử lý tập trung nói chung trong các ngân hàng thƣơng mại
là hoàn toàn cụ thể và phù hợp với mục tiêu phát triển. Từ đó nó đã trở thành xu


9

hƣớng phổ biến cho các ngân hàng thƣơng mại trên thế giới từ rất sớm và mới
bắt đầu ở nƣớc ta trong giai đoạn gần đây.

Sở giao dịch

Các phòng,
ban Hội sở có
liên quan

Khách hàng
có nhu cầu
giao dịch trực
tiếp


Chi nhánh
Trung tâm xử
lý nghiệp vụ
tập trung

Phịng giao
dịch

Hình 1.4: Mơ hình xử lý tập trung tại trung tâm nghiệp vụ trong ngân hàng
thƣơng mại
1.3 Sự cần thiết phải áp dụng mơ hình xử lý tập trung trong hoạt động
TTQT:
1.3.1 Tính tất yếu phải áp dụng mơ hình xử lý tập trung hoạt động TTQT:
Trong xu hƣớng tồn cầu hóa hiện nay, thƣơng mại quốc tế ngày càng phát triển
và thanh toán quốc tế đã trở thành một hoạt động cơ bản, không thể thiếu của các
ngân hàng. Hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu
cầu đa dạng của khách hàng trong các mối quan hệ ngoại thƣơng. Đồng thời,
thanh toán quốc tế là một mảng dịch vụ mang lại một nguồn thu nhập phí lớn và
bền vững cho ngân hàng thƣơng mại. Do vậy, mở rộng và nâng cao nghiệp vụ
thanh tốn quốc tế ln là mục tiêu quan trọng hàng đầu của các ngân hàng
thƣơng mại. Và nhƣ đã đề cập ở trên, việc áp dụng mơ hình xử lý tập trung trong


10

các ngân hàng thƣơng mại nhằm tận dụng tính kinh tế theo quy mô là một nhu
cầu tất yếu.
 Xét ở góc độ khách hàng: khách hàng đƣợc hƣởng chất lƣợng dịch vụ nhƣ
nhau dù đang giao dịch với bất kỳ chi nhánh, phịng giao dịch nào của ngân

hàng vì đều đƣợc xử lý bởi một trung tâm. Thời gian xử lý nhanh và cách
tƣ vấn, giải quyết một cách nhất qn trong mọi tình huống từ những
chun gia có trình độ cao và chun nghiệp.
 Về phía ngân hàng: ngồi việc đƣợc hƣởng lợi thế về tính kinh tế theo quy
mơ, áp dụng mơ hình xử lý tập trung các ngân hàng thƣơng mại còn hạn
chế đƣợc các rủi ro đặc thù trong thanh toán quốc tế nhờ hệ thống dữ liệu
tập trung, kiểm soát tập trung. Bên cạnh đó cịn tiết kiệm đƣợc chi phí đào
tạo nhân viên, dễ dàng nâng cấp hệ thống kỹ thuật và tiết kiệm chi phí khi
nâng cấp hệ thống kỹ thuật. Hơn nữa, nhờ vào tính chun mơn hóa khi áp
dụng mơ hình xử lý tập trung, tay nghề nhân viên dễ dàng đƣợc nâng cao
và giàu kinh nghiệm.
Nói cách khác, mơ hình xử lý tập trung trong thanh tốn quốc giải quyết đƣợc
đồng thời cả 2 vấn đề: lợi ích của khách hàng và quản trị ngân hàng.
Tùy vào chính sách mục tiêu và quy mô của từng ngân hàng cụ thể mà mơ hình
của trung tâm xử lý thanh tốn quốc tế đƣợc thiết lập một cách hợp lý nhất.
Thông thƣờng, các trung tâm xử lý thanh toán quốc tế của các ngân hàng nƣớc
ngoài chỉ xử lý các nghiệp vụ TTQT đặc trƣng nhƣ: nhờ thu (D/P), tín dụng
chứng từ (L/C), CAD, bảo lãnh. Còn các trung tâm xử lý thanh toán quốc tế của
các ngân hàng Việt Nam lại bao gồm cả dịch vụ chuyển tiền bằng điện ra nƣớc
ngoài (T/T) do bị chi phối bởi luật quản lý ngoại hối ở nƣớc ta. Ngoài ra, các
trung tâm xử lý tập trung thanh tốn quốc tế có thể đảm nhận xử lý các nghiệp
vụ từ kênh phân phối trong một khu vực địa lý nhất định hoặc trên tồn thế giới.
Ví dụ: những ngân hàng lớn trên thế giới sẽ thành lập trung tâm tại một nƣớc nào
đó và nhận xử lý tất cả các giao dịch TTQT chuyển về trong khu vực nhƣ châu Á
Thái Bình Dƣơng hay Đông Nam Á hoặc của tất cả các chi nhánh trên thế giới…


×