Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

(Luận văn thạc sĩ) một số giải pháp hoàn thiện dịch vụ logistics tại cảng cát lái tổng công ty tân cảng sài gòn đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------------- --- --

NGUYỄN THỊ HƯƠNG DỊU

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN DỊCH VỤ
LOGISTICS TẠI CẢNG CÁT LÁI - TỔNG CÔNG
TY TÂN CẢNG SÀI GÕN ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh- Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------------- ------ --

NGUYỄN THỊ HƯƠNG DỊU

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN DỊCH VỤ
LOGISTICS TẠI CẢNG CÁT LÁI - TỔNG CÔNG
TY TÂN CẢNG SÀI GÕN ĐẾN NĂM 2020
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số:

60340102

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TẠ THỊ KIỀU AN



TP. Hồ Chí Minh- Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nội dung đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện Dịch vụ
Logistics tại Cảng Cát Lái thuộc Tổng Cơng ty Tân Cảng Sài Gịn đến năm
2020” là cơng trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu điều tra và
kết quả nghiên cứu trong luận văn đƣợc thực hiện nghiêm túc và trung
thực
Tôi xin chịu trách nhiệm với cam đoan trên

TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2013
Ngƣời thực hiện luận văn

Nguyễn Thị Hƣơng Dịu


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................1
1. Giới thiệu lý do chọn đề tài .............................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu .....................................................................2

4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................3
5. Kết cấu luận văn: .............................................................................................3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS ..........................4
1.1 Những vấn đề cơ bản về logistics và dịch vụ logistics ...................................4
1.1.1 Khái niệm logistics ..................................................................................4
1.1.2 Phân loại và các cấp độ của dịch vụ logistics .........................................5
1.1.3 Đặc điểm của dịch vụ logistics................................................................7
1.1.4 Đặc điểm của Cảng biển trong dịch vụ logistics ....................................9
1.1.5 Đặc điểm dịch vụ logistics tại Việt Nam ..............................................11
1.2 Mơ hình hoạt động logistics và vai trị của nó đối với doanh nghiệp ...........12
1.2.1 Mơ hình hoạt động logistics của doanh nghiệp ....................................12
1.2.2 Vai trò của Logistics trong hoạt động của doanh nghiệp .....................13
1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động logistics ............................................17
1.3.1 Các nhân tố bên ngoài ...........................................................................17
1.3.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp .....................................................19
Tóm tắt chƣơng 1 ...............................................................................................21
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CẢNG CÁT LÁI
........................................................................................................................22


2.1 Giới thiệu tổng quan về Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gịn ...........................22
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ...........................................................22
2.1.2 Sơ đồ tổ chức .........................................................................................25
2.1.3 Hạ tầng và trang thiết bị ........................................................................26
2.1.4 Khách hàng và thị trƣờng ......................................................................27
2.1.5 Kết quả HĐSXKD của Cảng trong những năm qua .............................30
2.1.5.1 Sản lƣợng hàng hóa thơng qua Cảng .................................................30
2.1.5.2 Kết quả HĐSXKD giai đoạn 2008 – 2012 ........................................32
2.2 Thực trạng hoạt động dịch vụ logistics Cảng những năm qua .....................34
2.2.1 Dịch vụ Kho vận – Giao nhận ...............................................................34

2.2.2 Dịch vụ kiểm hóa máy soi + Đón thẳng ...............................................36
2.2.3 Dịch vụ vận tải thủy, bộ ........................................................................39
2.2.4 Dịch vụ sửa chữa container rỗng ..........................................................43
2.2.5 Dịch vụ hỗ trợ khách hàng ....................................................................45
2.2.6 Dịch vụ Freight Forwarder và khai thuê Hải quan ...............................46
2.2.7 Dịch vụ tại khu vực cảng mở ................................................................47
2.2.8 Các dịch vụ logistics khác .....................................................................52
2.3 Những nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động logistics Cảng Cát Lái ................54
2.3.1 Những nhân tố bên ngoài ......................................................................54
2.3.2 Những nhân tố bên trong .......................................................................55
2.4 Đánh giá dịch vụ logistics của Cảng trong thời gian qua ............................57
2.4.1 Ƣu điểm .................................................................................................57
2.4.2 Nhƣợc điểm ...........................................................................................58
Tóm tắt chƣơng 2 .................................................................................................61
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN DỊCH VỤ LOGISTICS
TẠI CẢNG CÁT LÁI- TỔNG CƠNG TY TÂN CẢNG SÀI GỊN............62
3.1 Mục tiêu, phƣớng hƣớng phát triển dịch vụ logistic Cảng ...........................62
3.1.1 Xu hƣớng phát triển dịch vụ logistics hiện nay ....................................62
3.1.2 Mục tiêu của dịch vụ logistics đến năm 2020 .......................................63
3.1.3 Định hƣớng phát triển ngành dịch vụ Cảng ..........................................64


3.2 Một số giải pháp phát triển dịch vụ logistics Cảng đến năm 2020 ...............65
3.2.1 Giải pháp mở rộng và đa dạng hoá các dịch vụ logistics .....................65
3.2.2 Giải pháp đẩy mạnh kết nối hệ thống logistics tồn Tổng cơng ty .....66
3.2.3 Giải pháp thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin .......................68
3.2.4 Giải pháp về nguồn nhân lực.................................................................70
3.2.5 Giải pháp nâng cao tính cạnh tranh .......................................................72
3.3 Đề xuất và kiến nghị ......................................................................................73
3.3.1 Đối với cấp Nhà nƣớc ...........................................................................73

3.3.2 Đối với các cấp Trung ƣơng ..................................................................75
Tóm tắt chƣơng 3 ...............................................................................................76
KẾT LUẬN ........................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CTY TCSG: CÔNG TY TÂN CẢNG SÀI GỊN
Cty CP ĐL GNVT XD TC: CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ GIAO NHẬN XẾP DỠ
TÂN CẢNG
ĐIỂM TB: ĐIỂM TRUNG BÌNH
ĐIỂM TBHT: ĐIỂM TRUNG BÌNH HÃNG TÀU
ĐIỂM TBQĐ: ĐIỂM TRUNG BÌNH QUY ĐỔI
HT: HÃNG TÀU
FCL/FCL: DỊCH VỤ HÀNG NGUYÊN CONTAINER
M&R : MAINTERNANCE & REPAIR
FI-FO: FIRST IN FIRST OUT
FWD: FORWARDER
PTI: PRE-TRIP INSPECTION AND AUTO
TCL: TÂN CẢNG LOGISTICS
TCCT: TAN CANG - CAI MEP CONTAINER TERMINAL
TCIT: TAN CANG - CAI MEP INTERNATIONAL TERMINAL
TCIS : CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


DANH MUC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sơ đồ quan hệ giữa chức năng logistics với chuỗi cung ứng ......................5
Hình 1.2: Các dịch vụ của Cảng logistics ...................................................................8
Hình 1.3: Mơ hình hoạt động logistics của Doanh nghiệp........................................12

Hình 2.1: Sơ đồ mặt bằng Cảng Cát Lái ...................................................................24
Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức của Tổng Cơng ty Tân Cảng Sài Gịn .............................. 25
Hình 2.3: Sản lƣợng container thông qua Cảng Cát Lái từ 2005 - 2013 ..................28
Hình 2.4: Thị phần Tổng Cty Tân Cảng Sài Gịn so với thị phần cả nƣớc ...............28
Hình 2.5: Thị phần container XNK qua các Cảng khu vực phía Nam năm 2012 ....29
Hình 2.6: Thị phần container XNK qua các Cảng khu vực Cái Mép năm 2012 ......29
Hình 2.7: Biến động các hệ số hiệu quả HĐKD tại Cảng (2008-2012) ..............33


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Sản lƣợng hàng hóa thơng qua Cảng (2008-2012) ..................................31
2.2

2008 – 2012 .................32

2.3:

(2008-2012) 33

2.4: Sản lƣ

..........................................34

2.5: Sản lƣợng

.............36

2.6: Sản lƣợng vận


...................................39

2.7: Sản lƣợng sửa chữa container

.............................. 43

2.8: Dịch vụ Freight Forwarder và khai thuê Hải quan
2.9: Sản lƣợng tại Cảng mở qua

..............46

........................................................ 49


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, khối lƣợng hàng hóa thơng qua cảng Tân Cảng Cát
Lái – thuộc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đã tăng trƣởng đáng kể bất chấp tình
hình kinh tế thế giới và tình hình Việt Nam rơi vào giai đoạn khủng hoảng nói
chung và của ngành vận tải biển nói riêng, Năm 2006, từ mức sản lƣợng thông qua
chƣa đến 1,5 triệu TEU, đến mốc 2 triệu TEU trong năm 2008; đạt 2,8 triệu TEU
năm 2010 và đạt hơn 3,5 triệu TEU năm 2012 vừa qua. Trong q trình phát triển
đó, nhiều cảng biển khác trong khu vực cũng đang ngày càng phát triển nhanh
chóng, yêu cầu về việc phải cung cấp những dịch vụ hữu ích cho các hãng tàu biển,
đại lý, các công ty giao nhận vận tải và khách hàng xuất nhập khẩu theo hƣớng hiện
đại hóa với chất lƣợng ngày càng cao, chi phí hợp lý, an tồn, trọn gói, tăng sức
cạnh tranh của Cảng là rất cần thiết để ngành khai thác cảng biển Việt Nam có thể
chủ động hội nhập và mở rộng thị trƣờng trong khu vực và trên thế giới. Theo

hƣớng đó, cảng Cát Lái cũng cần phải quan tâm nhiều hơn đến việc nâng cao chất
lƣợng dịch vụ của mình với các doanh nghiệp khác.
Có thể hiểu logistics theo 2 cấp độ cơ bản: cấp độ vi mô - trong lĩnh vực
quản trị sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp và cấp độ vĩ mô nhƣ một ngành
kinh tế. Ơ cấp độ vi mô, logistics đƣợc hiểu là chuỗi hoạt động cung ứng nhằm đảm
bảo nguyên nhiên vật liệu, máy móc, thiết bị, nhân lực,… cho hoạt động sản xuất
kinh doanh đƣợc hiệu quả, liên tục. Xét ở cấp độ kinh tế vĩ mô, logistics là một
ngành kinh doanh dịch vụ hoàn chỉnh, nhằm thực hiện chuỗi cung ứng từ nhà sản
xuất đến ngƣời tiêu dùng với nhiều dịch vụ rất phong phú đa dạng. Ở Việt Nam,
hoạt động dịch vụ logistics còn tƣơng đối mới mẻ đối với các doanh nghiệp và cả
các nhà quản lý. Một số doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực giao nhận –
kho vận, là một công đoạn của dịch vụ logistics. Số lƣợng các doanh nghiệp trong
lĩnh vực này khoảng 800, trong đó chỉ khoảng 1/10 gia nhập Hiệp hội giao nhận và
kho vận Việt Nam (VIFFAS).


2

Dịch vụ logistics ngày càng đóng vai trị quan trọng trong hoạt động kinh doanh
của mọi doanh nghiệp nói chung và Tổng Cơng ty nói riêng, đặc biệt là trong q
trình tồn cầu hóa hiện nay. Có thể khẳng định nền kinh tế càng mở cửa, vai trò
kinh doanh dịch vụ logistics càng quan trọng, tác động lớn đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp. Đây cịn là một loại hình dịch vụ hồn
chỉnh có giá trị gia tăng lớn mà trong định hƣớng của Tổng Công ty đã nhấn mạnh
cần phát triển.
Ơ Việt Nam, các doanh nghiệp đã và đang thực hiện dịch vụ logistics ở các mức
độ khác nhau, nhƣng vấn đề này còn tƣơng đối mới nên chƣa đƣợc quan tâm nghiên
cứu đầy đủ. Các sách viết về lý thuyết logistics ở những góc độ khác nhau có khá
nhiều, nhƣng tuyệt đại đa số là sách nƣớc ngoài. Sách tiếng Việt hiện tại chỉ có bộ
sách chuyên khảo “Quản trị logistics” của PGS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân, cung cấp

những kiến thức ban đầu và thƣờng thức về logistics.
Trong bối cảnh đó, đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện Dịch vụ Logistics tại
Cảng Cát Lái thuộc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đến năm 2020” đƣợc đặt ra
nghiên cứu nhằm phát huy một ngành dịch vụ có tiềm năng phát triển mạnh trong
tƣơng lai.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là đƣa ra giải pháp nhằm hoàn thiện dịch vụ logistic tại cảng
Cát Lái đến năm 2020 trên cơ sở:
- Khái quát đƣợc những vấn đề cơ bản về dịch vụ logistics, làm nền tảng cho
phân tích thực trạng logistic của cảng Cát Lái
- Nhận diện và đánh giá tình hình hoạt động dịch vụ logistics cảng Cát Lái thuộc
Tổng Cơng ty Tân Cảng Sài Gịn trong những năm qua.
- Trên cơ sở thực trạng hoạt động logistics Cảng, đề ra các giải pháp nhằm hoàn
thiện dịch vụ logistics tại Cảng Cát Lái đến năm 2020.
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Logistics mang một ý nghĩa rộng và bao quát. Tuy nhiên, trong phạm vi giới
hạn, do đó đề tài chỉ xem xét logistics dƣới góc độ là một mảng dịch vụ của Cảng
Cát Lái trong Tổng Công ty Tân Cảng Sài gịn, có xét đến xu hƣớng phát triển của


3

logistics. Đề tài tập trung việc phân tích hoạt động logistics tại Cảng Cát Lái - Tổng
Công ty Tân Cảng Sài Gòn để phát hiện những vấn đề tồn tại và đề xuất giải pháp
thích hợp nhằm hồn thiện và nâng cao chất lƣợng dịch vụ logistics tại Cảng Cát
Lái.
Chúng ta đã biết hoạt động logistics có tính chất liên kết chặt chẽ và thƣờng có
địa bàn hoạt động rất rộng. Nhƣng trong phạm vi nguồn lực của đề tài, tác giả chỉ
tập trung nghiên cứu tại Cảng Cát Lái thuộc Tổng Cơng ty Tân Cảng Sài Gịn, là
doanh nghiệp đi đầu cả nƣớc về sản lƣợng container xuất nhập khẩu.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trƣớc hết, đề tài khảo cứu các tài liệu cơ bản về logistics để giới thiệu một cách
tổng quát về các khái niệm và xu hƣớng phát triển của ngành dịch vụ logistics trên
thế giới. Phần lý luận này sẽ làm nền tảng cho việc nhận diện và phân tích thực
trạng hoạt động logistics tại Cảng Cát Lái - Tổng Cơng ty Tân Cảng Sài Gịn.
Nhƣ vậy, các phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm:
-

Phƣơng pháp điều tra: thu thập số liệu từ Tổng Cơng ty Tân Cảng Sài Gịn,

điều tra và khảo sát khách hàng.
-

Phƣơng pháp thống kê để xử lý số liệu, phân tích và tổng hợp các tài liệu, số

liệu thu thập đƣợc.
-

Và phối hợp với phƣơng pháp phân tích so sánh, và phƣơng pháp chuyên gia

để tổng hợp báo cáo kết quả nghiên cứu.
5. Kết cấu luận văn: ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng
-

CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LOGISTICS VÀ DỊCH VỤ
LOGISTICS CẢNG

-

CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ

LOGISTICS TẠI CẢNG CÁT LÁI - TỔNG CÔNG TY TÂN CẢNG SÀI GÒN

-

CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ


4

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS
1.1 Những vấn đề cơ bản về logistics và dịch vụ logistics
1.1.1 Khái niệm logistics
Logistics dƣới góc độ quản trị chuỗi cung ứng
Khoảng 10 năm trƣớc đây, các nhà quản trị hiếm khi sử dụng cụm từ “chuỗi
cung ứng”. Họ chỉ mới sử dụng các cụm từ “logistics” hay “vận tải” để mơ tả dịng
chảy hàng hố. Sự xuất hiện của quản lý chuỗi cung ứng ban đầu chỉ là liên kết sự
vận chuyển và logistics với sự thu mua hàng hóa, tất cả đƣợc gọi chung là q trình
thu mua hàng hóa. Q trình hợp nhất ban đầu này sẽ sớm mở rộng ra lĩnh vực phân
phối và logistics cho khách hàng tiêu dùng cuối cùng. Các công ty sản xuất bắt đầu
tích hợp chức năng quản lý nguyên liệu, sản xuất, phân phối vào một quy trình
thống nhất.
Vậy dưới góc độ quản trị chuỗi cung ứng, logistics là quá trình tối ưu hố về vị
trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên/yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên
là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng
cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế.
Logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ, mà là một chuỗi các hoạt động
liên tục, có liên quan mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, đƣợc thực hiện
một cách khoa học và có hệ thống qua các bƣớc nghiên cứu, hoạch định, tổ chức,
quản lý, thực hiện, kiểm tra, kiểm sốt và hồn thiện. Vị trí của logistics trong tồn
bộ q trình phân phối vật chất thực chất là sử dụng công nghệ thông tin để tổ chức

và quản lý q trình lƣu chuyển hàng hóa qua nhiều công đoạn, chặng đƣờng,
phƣơng tiện và địa điểm khác nhau. Các hoạt động này phải tuân thủ đặc tính của
dây chuyền: vận tải - lƣu kho - phân phối và hơn thế nữa chúng phải đáp ứng yêu
cầu về tính kịp thời.


5

Sản xuất

Bán lẻ

Bán bn

Khách hàng

logistics
Dịng thơng tin

Dịng sản phẩm

Dịng tiền tệ

Hình 1.1: Sơ đồ quan hệ giữa chức năng logistics với chuỗi cung ứng
(Nguồn: Nguyễn Hồng Gấm, 2012)
Logistics trong giao nhận vận tải
Trong lĩnh vực giao nhận vận tải logistics không phải là một dịch vụ đơn lẻ mà
luôn luôn là một chuỗi các dịch vụ về giao nhận hàng hoá, nhƣ: làm các thủ tục,
giấy tờ, tổ chức vận tải, bao bì đóng gói, ghi nhãn hiệu, lƣu kho, lƣu bãi, phân phát
hàng hoá đi các địa điểm khác nhau, chuẩn bị cho hàng hóa ln ln sẵn sàng ở

trạng thái nếu có yêu cầu của khách hàng là đi ngay đƣợc (Inventory level). Chính
vì vậy khi nói tới logistics bao giờ ngƣời ta cũng nói tới một chuỗi hệ thống các
dịch vụ (Logistics system chain). Với hệ thống chuỗi dịch vụ này ngƣời cung cấp
dịch vụ logistics (Logistics service provider) sẽ giúp khách hàng có thể tiết kiệm
đƣợc chi phí của đầu vào trong các khâu vận chuyển, lƣu kho, lƣu bãi và phân phối
hàng hoá cũng nhƣ chi phí tƣơng tự ở đầu ra bằng cách kết hợp tốt các khâu riêng lẻ
qua hệ thống logistics nêu trên.
1.1.2 Phân loại và các cấp độ của dịch vụ logistics
Dựa vào các tiêu chí khác nhau mà có nhiều cách phân loại dịch vụ logistics
khác nhau. Theo Điều 4 Nghị Định số 140/2007/ NĐ-CP thì dịch vụ logistics đƣợc
phân loại nhƣ sau:
 Thứ nhất, các dịch vụ logistics chủ yếu, bao gồm: Dịch vụ bốc xếp hàng hoá,
bao gồm cả hoạt động bốc xếp container. Dịch vụ kho bãi và lƣu giữ hàng hóa, bao
gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị.
Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế


6

hoạch bốc dỡ hàng hóa. Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lƣu
kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lƣu kho hàng hóa trong suốt
cả chuỗi lơ-gi-stíc; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn
kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và
thuê mua container.
 Thứ hai, Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải, bao gồm: Dịch vụ vận
tải hàng hải. Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa; Dịch vụ vận tải hàng không; Dịch vụ
vận tải hàng không; Dịch vụ vận tải đƣờng bộ. Dịch vụ vận tải đƣờng sắt
 Thứ ba, Các dịch vụ lơ-gi-stíc liên quan khác, bao gồm: Dịch vụ kiểm tra và
phân tích kỹ thuật; Dịch vụ bƣu chính; Dịch vụ thƣơng mại bán bn; Dịch vụ
thƣơng mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lƣu kho, thu gom, tập hợp,

phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng;
 Các cấp độ của dịch vụ logistics (Nguyễn Hồng Gấm, 2012)
Phổ biến hiện nay, trên thế giới ngƣời ta phân lọai logistics theo các hình thức
sau (Một số ngƣời dịch là bên thứ 1, 2, 3, 4, 5). Cụ thể là: Logistics cấp độ 1 (1PLFirst Party Logistics) : là hình thức mà theo đó ngƣời chủ sở hữu hàng hóa tự mình
tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân.
Logistics cấp độ 2 (2PL-Second Party Logistics) : Ngƣời cung cấp dịch vụ logistics
bên thứ hai là ngƣời cung cấp dịch vụ cho một hoạt động đơn lẻ trong chuỗi các
họat động logistics (vận tải, kho bãi, thủ tục hải quan,…) để đáp ứng nhu cầu của
chủ hàng, chƣa tích hợp hoạt động logistics. Logistics cấp độ 3 (3PL- Third Party
Logistics): là ngƣời thay mặt chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics
cho từng bộ phận chức năng. Do vậy, 3PL bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết
hợp chặt chẽ việc ln chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử lý thơng tin,... và có tính tích
hợp vào dây chuyền cung ứng của khách hàng. Logistics cấp độ 4 (4PL-Forth Party
Logistics): là ngƣời tích hợp, hợp nhất, gắn kết các nguồn lực tiềm năng và cơ sơ
vật chất khoa học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và
vận hành các giải pháp chuỗi logistics. 4PL chịu trách nhiệm quản lý dòng lƣu
chuyển logistics, cung cấp giải pháp dây chuyền cung ứng, hoạch định, tƣ vấn
logistics, quản trị vận tải,.... 4PL hƣớng đến quản trị cả quá trình logistics. Logistics


7

cấp độ 5 (5PL-Fifth Party Logistics): cịn có tên là e-logistics, phát triển dựa trên
nền tảng của thƣơng mại điện tử. Các nhà cung cấp dịch vụ 5PL là các 3PL và 4PL
đứng ra quản lý tòan chuỗi phân phối trên nền tảng thƣơng mại điện tử.
1.1.3 Đặc điểm của dịch vụ logistics
Giống các hàng hóa dịch vụ khác dịch vụ logistics có đặc điểm :
(1) Dịch vụ Logistics khơng hiện hữu : Dịch vụ là vơ hình, khơng tồn tại dƣới
dạng vật thể. Tính khơng hiện hữu đƣợc biểu lộ khác nhau đối với từng loại dịch vụ.
Nhờ đó ngƣời ta có thể xác định mức độ sản phẩm hiện hữu, dịch vụ hoàn hảo và

mức độ trung gian giữa dịch vụ và hàng hóa hiện hữu. Trong dịch vụ logistics ngƣời
ta cung cấp cả sản phẩm hữu hình và vơ hình (dịch vụ, tƣ vấn…). đơi khi cũng
khơng có ranh giới rõ ràng, ví dụ nhƣ: Trên góc độ logistics từ hàng hóa hữu hình
tới dịch vụ phi hữu hình có 4 mức độ:
+ Hàng hóa hiện hữu: Cung ứng tàu biển đồ ăn, nƣớc uống (là bán hàng).
+ Hàng hóa hồn hảo: Gồm hàng hóa hồn hảo và khi tiêu dùng phải có dịch vụ
đi kèm để tăng sự thỏa mãn: Ví dụ: Đóng gói hàng hóa…
+ Dịch vụ: Thỏa mãn thông qua sản phẩm dịch vụ kèm phƣơng tiện Vận tải
+ Dịch vụ hoàn hảo: Hoàn tồn khơng hiện hữu: Khai th hải quan …
+ Mức độ hữu hình và vơ hình của sản phẩm gây khó khăn trong đáng giá của
khách hàng.
(2) Dịch vụ khơng đồng nhất: Sản phẩm dịch vụ khó tiêu chuẩn hóa, khó kiểm
sốt, các nhân viên thực hiện dịch vụ trong các lần khác nhau cũng khác nhau (cƣời,
làm chứng từ nhanh, chính xác…).Khách hàng tiêu dùng là ngƣời quyết định chất
lƣợng dựa vào cảm nhận của họ

Khách hàng khác nhau có cảm nhận khác nhau.

Sản phẩm dịch vụ sẽ có giá trị cao khi thõa mãn nhu cầu riêng biệt của khách hàng.
Do vậy trong cung cấp dịch vụ thƣờng thực hiện cá nhân hóa dịch vụ và làm cho
tăng thêm mức độ khác biệt giữa các dịch vụ. Dịch vụ logistics khơng đồng nhất
cịn do dịch vụ bao quanh và môi trƣờng vật chất hay thay đổi. Các dịch vụ là khác
loại nếu dịch vụ cơ bản khác nhau. Ngay cả dịch vụ logistics cùng loại cũng có sự
khác nhau về lƣợng và về phẩm cấp do dịch vụ bao quanh và kỹ năng nghề nghiệp
khác nhau .


8

(3) Dịch vụ logistics không tách rời với hoạt động sản xuất và phân phối

chúng : Các sản phẩm cụ thể khơng đồng nhất nhƣng đều mang tính hệ thống, đều
từ cấu trúc của dịch vụ cơ bản phát triển thành. Một sản phẩm dịch vụ cụ thể gắn
liền với cấu trúc của nó và là kết quả của quá trình hoạt động của hệ thống cấu trúc
đó. Q trình sản xuất gắn liền với việc tiêu dùng dịch vụ, ngƣời tiêu dùng cũng
tham gia vào hoạt động cung cấp dịch vụ cho chính mình. Dịch vụ là liên tục và có
hệ thống.
(4) Sản phẩm dịch vụ Logistics là khơng thể tồn trữ (trừ phƣơng tiện và cơ
sở vật chất của dịch vụ - nhƣng chƣa phải là dịch vụ nếu khơng có sự vận hành của
con ngƣời). Dịch vụ logistics không thể để tồn kho và vận chuyển từ khu vực này
đến khu vực khác vì vậy việc tạo ra và tiêu dùng dịch vụ bị giới hạn bởi thời gian.
Điều này dẫn tới mất cân đối cục bộ trong cung cầu dịch vụ ở một khoảng thời gian
Neo đậu tàu biển

Xếp dỡ hàng hóa

DVnào
lƣuđó.
giữ container

Dịch vụ thơng quan

Dịch vụ gom hàng lẻ

DV đóng gói, phân phối

Cảng
Logistics

DV giao nhận cont


Dịch vụ Hàng hải

Dịch vụ sửa chữa
đóng gói lại hàng hóa

Trung chuyển hàng hóa

DV sửa chữa container

DV Khai thuê HQuan
Dịch vụ Door to door

Các dịch vụ logistics khác

Hình 1.2: Các dịch vụ của Cảng logistics
Nguồn: (Mai Hoa, 2012)


9

Cảng logistics( hình 1.4), ngồi dịch vụ cốt lõi là xếp dỡ hàng hóa, neo đậu tàu,
giao nhận, lƣu giữ container và dịch vụ hàng hải thì cảng có thêm các dịch vụ khác
gọi là dịch vụ bao quanh. Những dịch vụ này quy định trong điều 233/LTM là:
“Nhận hàng, vận chuyển, lƣu kho, lƣu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ
khác, tƣ vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch
vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hƣởng thù lao
dịch vụ”.
Như vậy dịch vụ logistics: Là một quá trình hoạt động bao gồm các nhân tố
hiện hữu và không hiện hữu, giải quyết các quan hệ giữa ngƣời cung cấp với khách
hàng hoặc tài sản của khách hàng mà không có sự thay đổi quyền sở hữu. Sản phẩm

của dịch vụ có thể trong phạm vi hoặc vƣợt quá phạm vi của sản phẩm vật chất.
Trên góc độ hàng hóa, dịch vụ logistics là hàng hóa mang lại những giá trị thỏa mãn
những nhu cầu nào đó của khách hàng và thị trƣờng. Dịch vụ logistics phải gắn với
hoạt động tạo ra nó. Các nhân tố cấu thành dịch vụ logistics, khơng nhƣ hàng hóa
hiện hữu, nó khơng tồn tại dƣới dạng hiện vật. Dịch vụ logistics là một quá trình
hoạt động, diễn ra theo một trình tự bao gồm nhiều nhiều khâu, nhiều bƣớc khác
nhau. Mỗi khâu mỗi bƣớc có thể là những dịch vụ nhánh hoặc dịch vụ độc lập với
dịch vụ chính (ví dụ dịch vụ vận tải và dịch vụ về chứng từ). Giá trị ở đây là thỏa
mãn những nhu cầu mong đợi của ngƣời tiêu dùng dịch vụ logistics, nó có quan hệ
mật thiết với lợi ích tìm kiếm và động cơ mua dịch vụ. Những giá trị của hệ thống
dịch vụ gọi là chuỗi giá trị. Trong chuỗi giá trị có giá trị của dịch vụ chính và các
dịch vụ bao quanh. Dịch vụ chính: là hoạt động dịch vụ tạo ra giá trị thỏa mãn lợi
ích cơ bản (lợi ích chính) của ngƣời tiêu dùng đối với dịch vụ đó. Đó chính là mục
tiêu tìm kiếm của ngƣời mua. Dịch vụ bao quanh: là những dịch vụ phụ hoặc các
khâu của dịch vụ đƣợc hình thành nhằm mang lại giá trị phụ thêm cho khách hàng.
Dịch vụ bao quanh có thể nằm trong hệ thống của dịch vụ cơ bản và tăng thêm lợi
ích cốt lõi hoặc có thể là những dịch vụ độc lập mang lại lợi ích phụ thêm.
1.1.4 Đặc điểm của Cảng biển trong dịch vụ logistics
Cảng biển là cơ sở hạ tầng quan trọng để phát triển dịch vụ logistics: Dịch vụ
logistics chính là sự phát triển cao và hoàn thiện của họat động giao nhận vận tải, là


10

sự phát triển tòan diện của vận tải đa phƣơng thức. Cho nên việc phát triển và nâng
cao hiệu quả của hoạt động giao nhận vận tải sẽ góp phần phát triển họat động
logistics. Trong các yếu tố cấu thành chuỗi logistics thì giao nhận vận tải là khâu
quan trọng nhất. Chí phí giao nhận vận tải thƣờng chiếm hơn 1/3 tổng chi phí của
logistics, trong đó chi phí giao nhận vận tải bằng đƣờng biển chiếm tỷ trọng lớn
nhất, đơn giản bởi vì vận tải bằng đƣờng biển có những ƣu điểm vƣợt trội mà các

phƣơng thức vận tải khác khơng có đƣợc nhƣ chi phí thấp, vận tải với khối lƣợng
lớn, thân thiện với môi trƣờng…Thực tiễn phát triển dịch vụ logistics ở các nƣớc
trên thế giới cho thấy, ngành dịch vụ này chỉ có thể phát triển trên nền tảng cơ sở hạ
tầng vững chắc, đặc biệt là cơ sở hạ tầng cảng biển. Nói cách khác, cảng biển đóng
vai trị rất quan trọng, quyết định sự phát triển của ngành dịch vụ logistics.
Sự phát triển của cảng biển giúp ngành logistics giảm chi phí, tăng khả năng
cạnh tranh và nâng cao chất lƣợng dịch vụ: Logistics là q trình tối ƣu hóa về vị
trí và thời gian, lƣu chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu của dây chuyền
cung ứng cho đến tay ngƣời tiêu dùng. Đối với dịch vụ logistics trọn gói “Door to
door” đòi hỏi nhà cung cấp dịch vụ (Logistics Service Provider) phải đứng ra tổ
chức nhận hàng tại cơ sở của từng ngƣời bán và gom hàng lẻ thành nhiều đơn vị gởi
hàng (consolidation) tại các kho (CFS) trƣớc khi chúng đƣợc gửi đến nơi đến trên
các phƣơng tiện vận tải khách nhau. Tại nơi đến, nhà cung cấp dịch vụ logistics sẽ
tiến hành tách các đơn vị hàng gửi đó (deconsolidation) từ các lơ hàng lớn thành các
kiện hàng phù hợp để phân phối đến từng ngƣời mua. Nhà cung cấp dịch vụ
logistics trong trƣờng hợp này không chỉ thực hiện cơng đọan giao nhận, vận tải mà
cịn phải làm các công việc nhƣ: lƣu kho, dán nhãn, bao bì, đóng gói, th phƣơng
tiện vận tải, làm thủ tục hải quan… thay cho chủ hàng.
Để cả quá trình này hoạt động một cách nhịp nhàng, hiệu quả thì ngồi khả năng
tổ chức thực hiện của nhà cung cấp dịch vụ cịn cần phải có một hệ thống cảng biển
phù hợp để đáp ứng cho các họat động này. Với một cảng biển tốt sẽ giúp tiết kiệm
đƣợc nhiều chi phí cho cả q trình tổ chức thực hiện dịch vụ logistics và giảm bớt
chi phí, tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao chất lƣợng dịch vụ logistics.


11

1.1.5 Đặc điểm dịch vụ logistics tại Việt Nam
Dịch vụ logistics đã qua nhiều giai đoạn phát triển, đến nay đang trong thời kỳ
quản trị cung ứng (SCM) với đặc trƣng nổi bật là phát triển quan hệ đối tác, kết hợp

chặt chẽ giữa nhà sản xuất, nhà cung cấp với ngƣời tiêu thụ và những bên liên quan.
Trong xu thế phát triển toàn cầu, dịch vụ này đƣợc mở ra trên phạm vi rộng, đáp
ứng nhu cầu tích hợp nhiều hoạt động. Ngoài logistics cấp độ thứ nhất (1PL) là chủ
hàng, logistics cấp độ thứ 2 (2PL) là nhà cung cấp hoạt động đơn lẻ; Logistics cấp
độ thứ 3 (3PL) làm nhiệm vụ tích hợp, kết hợp việc luân chuyển, tồn trữ và xử lý
thông tin; Logistics cấp độ thứ tƣ (4PL) hƣớng tới quản trị cả quá trình nhận hàng
từ nơi sản xuất, xuất nhập khẩu đƣa hàng đến nơi tiêu thụ; Logisgics cấp độ thứ
năm (5PL) đƣợc hình thành nhằm vào quản lý tồn chuỗi phân phối trên nền tảng
thƣơng mại điện tử.
Ở Việt Nam, dịch vụ logistics mới hình thành, đang cịn nhỏ bé (khoảng 2-4%
GDP). Theo Ngân hàng Thế giới (WB), hiệu quả hoạt động logistics Việt Nam ở
mức trung bình, xếp thứ 53 thế giới với năng lực tổng hợp đạt 2,96; riêng cơ sở hạ
tầng ở mức thấp nhất 2,56 theo thang điểm 5 (WB 2010). Mặc dù còn sơ khai, song
thị trƣờng logistics đã có sức hấp dẫn. Cả nƣớc có khoảng 1.200 doanh nghiệp và
25 trên 30 tập đoàn giao nhận hàng đầu thế giới tham gia đầu tƣ và kinh doanh dƣới
nhiều hình thức. Trong 5 cấp độ cung cấp, số đông doanh nghiệp là những nhà đầu
tƣ nhỏ, kinh doanh manh mún mới ở cấp độ 1,2.
Theo viện Nomura (Nhật Bản), doanh nghiệp logistics Việt Nam mới đáp ứng
đƣợc ¼ nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc (NCEIF 2010). Phần lớn nhà kinh doanh Việt
xuất khẩu hàng hóa theo điều kiện FOB. Thói quen mua CIF bán FOB dẫn đến
doanh nghiệp trong nƣớc chỉ khai thác vận tải và bảo hiểm đƣợc từ 10% đến 18%
lƣợng hàng xuất nhập khẩu. Giai đoạn 2006-2010, mặc dù thị trƣờng logitics phát
triển nhanh, song trên 70% giá trị tạo ra lại thuộc các cơng ty nƣớc ngồi.
Thực hiện lộ trình cam kết gia nhập WTO, cơng ty logistics 100% vốn nƣớc
ngồi đƣợc vào hoạt động, đây là thách thức lớn khi doanh nghiệp trong nƣớc phải
cạnh tranh gay gắt ngay tại sân nhà. Đáng lo ngại trong lúc doanh nghiệp nhỏ còn
cạnh tranh thiếu lành mạnh thì các tập đồn quốc tế với năng lực cạnh tranh cao, bề


12


dày kinh nghiệm lớn và nguồn tài chính khổng lồ đã từng bƣớc thâm nhập và chiếm
lĩnh những khâu chủ yếu của thị trƣờng dịch vụ này.
1.2 Mơ hình hoạt động logistics và vai trị của nó đối với doanh nghiệp
1.2.1 Mơ hình hoạt động logistics của doanh nghiệp
Nếu nhƣ trƣớc đây ngƣời ta chỉ tập trung vào việc sản xuất và nghiên cứu tổ
chức vận chuyển ( Đầu vào) và phân phối sảm phẩm ( Đầu ra) thì ngày nay, ngƣời
ta đã kết hợp nghiên cứu ln cả dịng vật từ, nguyên vật liệu trang thiết bị, nguồn
nhân lực, tài chính cũng nhƣ thơng tin cho đầu vào. Chính sự kết hợp này đã tạo ra
logistics. Chi tiết nhƣ hình 1.5: Mơ hình hoạt động logistics của Doanh nghiệp

Hình 1.3: Mơ hình hoạt động logistics của Doanh nghiệp
(Nguồn: Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, 2011)
Logistics là 1 quá trình tiên lƣợng nhu cầu và yêu cầu cuả khách hàng; lo liệu
vốn, vật tƣ, nhân lực, công nghệ và thơng tin cần thiết để có thể làm theo nhu cầu và
yêu cầu của khách hàng; tối ƣu hóa mạng lƣới hàng hóa, dịch vụ làm thỏa mãn yêu
cầu của khách hàng; và tận dụng mạng lƣới này làm tăng lợi thế cạnh tranh cũng
nhƣ tiết kiệm thời gian, không gian, phân phối hiệu quả sản phẩm, dịch vụ của
doanh nghiệp.
Các hoạt động chính mà logistics phải quản trị bao gồm: Dịch vụ khách hàng/Dự
báo nhu cầu/Quản lý dự trữ /Liên lạc logistics/Mua sắm vật tƣ/Xử lý đơn


13

hàng/Đóng gói/Dịch vụ hậu mãi (bảo hành, cung cấp phụ tùng..)/Lựa chọn kho/Lƣu
kho bãi, bảo quản hàng hóa/Quản lý vận tải và theo dõi hành trình hàng hóa vật tƣ...
Việc quản lý logistics là hết sức cần thiết đối với các nhà sản xuất, cung ứng,
thậm chí trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, thế giới đã trở nên phẳng hơn, nó trở
thành vấn đề tồn tại hay khơng không tồn tại đối với các công ty. Các hoạt động

logistics đƣa lại nhiều dịch vụ cho các nhà cung ứng dịch vụ logistics. Đây là điều
mà những ngƣời làm vận tải và các dịch vụ liên quan hết sức quan tâm.
Đối với tồn bộ q trình lƣu thơng, phân phối, ứng dụng hệ thống Logistics là
một bƣớc phát triển cao hơn của công nghệ vận tải. Vận tải đa phƣơng thức đã liên
kết đƣợc tất cả các phƣơng thức vận tải với nhau để phục vụ cho nhu cầu cung ứng
và tiêu thụ. Nhƣ vậy bản chất của logistics là quản lý các dòng vật tƣ từ nhà cung
cấp( đầu vào) và đƣa sản phẩm đến tay khách hàng( đầu ra). Nếu nhƣ trƣớc kia
ngƣời ta chỉ quan tâm đến việc lƣu thông phân phối sản phẩm, dịch vụ, thì logistics
đề cập cả việc sản xuất hình thành hàng hóa, dịch vụ qua việc cung ứng vật tƣ kĩ
thuật, lao động, thông tin,... để làm ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đó, và nhất là
điểm bắt đầu và kết thúc của quá trình logistics là thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng.
1.2.2 Vai trò của Logistics trong hoạt động của doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp, logistics đóng vai trị to lớn trong việc giải quyết bài tốn
đầu vào và đầu ra một cách có hiệu quả. Logistics có thể thay đổi nguồn tài nguyên
đầu vào hoặc tối ƣu hóa q trình chu chuyển ngun vật liệu, hàng hóa, dịch
vụ…Logistics cịn giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lí, giảm thiểu chi phí nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chủ động trong việc chọn
nguồn cung cấp nguyên vật liệu, công nghệ sản xuất, thiết kế mẫu mã, tìm kiếm thị
trƣờng tiêu thụ thông qua nhiều kênh phân phối khác nhau…, chủ động trong việc
lên kế hoạch sản xuất, quản lí hàng tồn kho và giao nhận hàng đúng thời gian với
tổng chi phí thấp nhất. Logistics cịn góp phần giảm chi phí thơng qua việc chuẩn
hố chứng từ. Theo các chun gia ngoại thƣơng, giấy tờ rƣờm rà chiếm một khoản
phí khơng nhỏ trong mậu dịch quốc tế và vận chuyển. Thông qua dịch vụ logistics


14

sẽ đứng ra đảm nhiệm kí kết một hợp đồng duy nhất sử dụng chung cho mọi loại

hình vận tải để đƣa hàng từ nơi gửi hàng đến nơi nhận cuối cùng.
Sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm gia tăng sự hài lòng và giá trị cung
cấp cho khách hàng của logistics. Đứng ở góc độ này, logistics đƣợc xem là công cụ
hiệu quả để đạt đƣợc lợi thế cạnh tranh lâu dài về sự khác biệt hoá và tập
trungLogistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên hệ mật thiết với nhau, tác
động qua lại lẫn nhau. Nếu xem xét dƣới góc độ tổng thể ta thấy logistics là mối
liên kết kinh tế xuyên suốt gần nhƣ tồn bộ q trình sản xuất, lƣu thơng và phân
phối hàng hố. Mỗi hoạt động trong chuỗi đều có một vị trí và chiếm một khoản chi
phí nhất định (Ở Việt Nam chi phí cho hoạt động logistics chiếm khoảng 20% giá
thành sản phẩm). Vì vậy nếu nâng cao hiệu quả trong hoạt động Logistics thì sẽ góp
phần quan trọng nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội.
Ngồi ra, logistics cịn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing hỗn hợp. Chính
logistics đóng vai trị then chốt trong việc đƣa sản phẩm đến đúng nơi cần đến, vào
đúng thời điểm thích hợp. Sản phẩm /dịch vụ chỉ có thể làm thoả mãn khách hàng
và có giá trị khi và chỉ khi nó đến đƣợc với khách hàng đúng thời hạn và địa điểm
qui định. Việc ứng dụng Quản trị chuỗi cung ứng và logistics một cách hiệu quả có
thể giúp cho doanh nghiệp đạt đƣợc mục tiêu tối ƣu hố của mình. Và một khi
doanh nghiệp Việt Nam đang bƣớc vào quá trình đổi mới kinh tế và sự cạnh tranh
đã mở rộng ra toàn cầu, sự cạnh tranh khơng cịn diễn ra giữa hoạt động của doanh
nghiệp này và doanh nghiệp khác mà là sự đối đầu giữa chuỗi cung ứng của doanh
nghiệp này và giữa chuỗi cung ứng của doanh nghiệp khác. Hoạt động logistics hiệu
quả làm tăng tính cạnh tranh của một quốc gia trên trƣờng quốc tế. Hơn nữa trình độ
phát triển và chi phí logistics của một quốc gia cịn đƣợc xem là một căn cứ quan
trọng trong chiến lƣợc đầu tƣ của các tập đoàn đa quốc gia. Quốc gia nào có hệ
thống cơ sở hạ tầng đảm bảo, hệ thống cảng biển tốt… sẽ thu hút đƣợc đầu tƣ của
các cơng ty hay tập đồn lớn trên thế giới. Sự phát triển vƣợt bậc của Singapore,
Hồng Kông và gần đây nhất là Trung Quốc là minh chứng sống động cho việc thu
hút đầu tƣ nƣớc ngoài nhằm tăng trƣởng xuất khẩu, tăng GDP thông qua việc phát
triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ logistics.



15

1.2.3 Các hoạt động trong dịch vụ logistics
 Dịch vụ kho vận giao nhận: Trƣớc tiên tác giả khái niệm kho bãi (Kho bãi đƣợc
xem xét dƣới 2 góc độ):
Góc độ kỹ thuật (hoặc hình thái tự nhiên): kho bãi là những cơng trình dùng để dự
trữ, bảo quản các loại vật tƣ, hàng hố phục vụ cho q trình sản xuất, lƣu thông
một cách liên tục, bao gồm: nhà kho, sân bãi, các thiết bị.
Góc độ kinh tế - xã hội: kho bãi là một đơn vị kinh tế có chức năng và nhiệm vụ dự
trữ, bảo quản, giao nhận vật tƣ, hàng hoá phục vụ cho sản xuất, lƣu thông, bao gồm
đầy đủ các yếu tố của một quá trình sản xuất, kinh doanh (cơ sở vật chất, kỹ thuật,
lao động, các yếu tố môi trƣờng hoạt động khác).
Vai trò của kho bãi: Kho bãi là nơi cất giữ, bảo quản, trung chuyển hàng hố và có
những vai trò quan trọng sau: Giúp các tổ chức tiết kiệm đƣợc chi phí vận tải: nhờ
có các tổ chức có thể gom nhiều lô hàng nhỏ thành một lô hàng lớn để vận chuyển
một lần; Tiết kiệm chi phí trong sản xuất: kho giúp bảo quản tốt nguyên vật liệu,
bán thành phẩm, thành phẩm, giảm bớt hao hụt, mất mát, hƣ hỏng, giúp cung cấp
nguyên vật liệu đúng lúc, tạo điều kiện cho sản xuất tiến hành liên tục, nhịp
nhàng…; Giúp vƣợt qua những khác biệt về không gian và thời gian giữa ngƣời sản
xuất và ngƣời tiêu dùng; Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đồng bộ, chứ
không phải là những sản phẩm đơn lẻ, giúp phục vụ tốt những nhu cầu của khách
hàng.
 Dịch vụ kiểm hóa máy soi + Đón thẳng: Máy soi container (bao gồm máy soi cố
định, dạng cổng và di động) được trang bị tại các địa điểm kiểm tra hàng hóa tập
trung, địa điểm kiểm tra hàng hóa trong khu vực cảng Các container hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra qua máy soi là các container đã được doanh nghiệp
đăng ký tờ khai hải quan tại các Chi cục Hải quan, được hệ thống quản lý rủi ro xác
định phải kiểm tra thực tế qua máy soi và các container phải chuyển luồng để kiểm
tra thực tế do lãnh đạo có thẩm quyền quyết định. Quy trình kiểm tra hải quan hàng

hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng máy soi container đã hướng dẫn cụ thể các nội dung
kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng máy soi container. Đến nay,


16

có 2 hình thức kiểm hóa: kiểm hố bằng máy soi container (kiểm soi) và kiểm hố
thủ cơng. Có trường hợp, kiểm máy soi thấy nghi ngờ lại cho mở container kiểm thủ
công (quá tốn kém). Với việc kiểm tra hàng hố bằng máy soi container. Hàng vẫn
cịn để trong container nguyên niêm seal hãng tàu nước ngoài được vận chuyển qua
máy soi và thông quan ngay nếu qua phân tích hình ảnh khơng có nghi vấn điều này
giúp Doanh nghiệp bảo quan hàng hoá tốt hơn sơ với phường pháp thủ công truyền
thống. Nhất là đối với các lô hàng có giá trị cao, hàng dễ vỡ, hàng có yêu cầu bảo
quản đặc biệt
 Dịch vụ vận tải thủy, bộ: Vận tải đường bộ cũng như đường thủy là phần không
thể tách rời khỏi dây chuyền cung ứng dịch vụ giao nhận kho vận. Cung ứng các
dịch vụ vận tải theo lịch trình, hàng gom và thuê nguyên chuyến. Dịch vụ vận tải
bao gồm: Bốc xếp và sắp đặt hàng. Giao nhận vận tải hàng trọn gói. Vận tải hàng
siêu trường, siêu trọng, hàng rời và hàng đặc biệt. Vận chuyển hàng đồ dùng gia
đình và tài sản cá nhân. Vận chuyển hàng quá cảnh. Vận chuyển hàng tạm nhập-tái
xuất và tạm xuất-tái nhập. Dịch vụ giao nhận hàng tận nhà (door to door services).
Giao nhận hàng với các điều kiện EXW hoặc DDU/DDP.
 Dịch vụ sửa chữa container rỗng: hay còn đƣợc gọi là duy tu bảo dƣỡng và sửa
chữa container ( M&R). Sửa chữa container là công việc phục hồi, khắc phục những
sự cố hƣ hỏng cho các bộ phận của container.
 Dịch vụ hỗ trợ khách hàng: Trong quá trình hoạt động logistics, dịch vụ khách
hàng chính là đầu ra và là thƣớc đo chất lƣợng của tồn bộ hệ thống. Do đó muốn
phát triển logistics phải có sự quan tâm thích đáng đến dịch vụ khách hàng. Trong
phạm vi một doanh nghiệp, dịch vụ khách hàng đƣợc coi là một trong những cách
thức nhờ đó mà cơng ty có đƣợc khả năng phân phân biêt sản phẩm, duy trì sự trung

thành của khách hàng, tăng doanh thu và lợi nhuận. Dịch vụ khách hàng thƣờng
xuyên ảnh hƣởng tới mọi lĩnh vực của một doanh nghiệp thông qua việc cung cấp
sự trợ giúp hoặc phục vụ khách hàng nhằm đạt đƣợc sự hài lòng cao nhất. Các chỉ
tiêu đo lƣờng dịch vụ khách hàng :


×