Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0: Kinh nghiệm quốc tế và gợi suy cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM

Ngành: Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201

HỌ VÀ TÊN: VŨ ĐỨC DŨNG
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. PHẠM THU HƯƠNG

Hà Nội – 2018


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ 1
DANH MỤC HÌNH VẼ .............................................................................................. 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ 4
TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN ....................................... 5
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................ 6
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 .................. 14
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN .................................................................................................14
1.1.1 Khái niệm về đầu tư và đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin................. 14
1.1.2 Sự cần thiết của đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thơng tin ............................ 15


1.1.3. Các hình thức đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin ............................... 18
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ...........19
1.2.1. Lịch sử hình thành cách mạng cơng nghiệp 4.0 .............................................. 19
1.2.2. Đặc điểm của cách mạng công nghiệp 4.0 ...................................................... 25
1.2.3. Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 ...................................................... 27
1.3. ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ........................................................................35
1.3.1. Vai trị và tác động của đầu tưvào lĩnh vực cơng nghệ thông tin trong cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0 ....................................................................................... 35
1.3.2. Các chỉ số đánh giá thực trạng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin trong
bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ........................................................................ 48
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới đầu tư lĩnh vực công nghệ thông tin ....................... 50
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆTHÔNG
TIN TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP 4.0 TRÊN THẾ GIỚI ......................... 53


2.1. TỔNG QUAN THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TRÊN
THẾ GIỚI ..................................................................................................................53
2.1.1. Xu hướng đầu tư của các nước trên thế giới ................................................... 53
2.1.2. Tác động của đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin trong bối cảnh công
nghiệp 4.0 đến nền kinh tế - xã hội ........................................................................... 57
2.2. HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG BỐI CẢNH CMCN 4.0 CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ..........74
2.2.1. Hoạt động đầu tư tại Hoa Kỳ .......................................................................... 74
2.2.2. Hoạt động đầu tư tại Singapore ....................................................................... 78
2.2.3. Hoạt động đầu tư tại Malaysia ........................................................................ 83
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHỆ 4.0 TRÊN THẾ GIỚI- NHỮNG
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC- HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN ..................................86

2.3.1 Đánh giá thực trạng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin- Hạn chế và
nguyên nhân .............................................................................................................. 86
2.3.2 Kinh nghiệm từ các quốc gia về chính sách đầu tư và phát triển vào lĩnh vực
ICT ............................................................................................................................ 88
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GỢI SUY VỀ ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG
NGHỆTHÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ... 92
3.1. TỔNG QUAN THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TẠI VIỆT
NAM..........................................................................................................................92
3.1.1. Các chỉ số đánh giá đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam... 92
3.1.2 Thực trạng yếu tố ảnh hưởng tới lĩnh vực công nghệ thông tin trong bối cảnh
cách mạng công nghiệp 4.0 ....................................................................................... 94


3.1.3. Đánh giá thực trạng đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin trong bối cảnh
cách mạng công nghiệp 4.0 ....................................................................................... 96
3.2. MỘT SỐ GỢI SUY CHO VIỆT NAM VỀ ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 105
3.2.1 Gợi suy về chiến lược thúc đẩy đầu tư vào phát triển lĩnh vực cơng nghệ thơng
tin đối với Chính phủ Việt Nam .............................................................................. 105
3.2.2 Gợi suy về đầu tư phát triển vào lĩnh vực công nghệ thông tin trong bối cảnh
cách mạng cơng nghiệp 4.0 đối với nhóm doanh nghiệp ........................................ 108
3.2.3 Đầu tư và quản lý phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động công nghệ thông
tin ............................................................................................................................. 108
3.2.4 Trình độ dân trí và thói quen sử dụng ............................................................ 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 111


1


Lời cảm ơn
Đề tài “NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN

TRONG

BỐI

CẢNH

CÁCH

MẠNG

CÔNG

NGHIỆP

4.0:

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM” là nội dung tôi chọn
để nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp sau hai năm theo học chương trình cao
học chun ngành Tài chính- Ngân hàng tại trường Đại học Ngoại thương
Để hồn thành q trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này, lời đầu tiên
tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Cô Phạm Thu Hương Phòng Quản lý đào
tạo – Trường Đại học Ngoại thương đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tơi trong
suốt q trình nghiên cứu để tơi hồn thiện luận văn này. Ngồi ra tơi xin chân
thành cảm ơn các Thầy, Cơ trong Khoa Tài chính- Ngân hàng đã đóng góp những ý
kiến quý báu cho luận văn.
Nhân dịp này, tôi cũng xin cảm ơn lãnh đạo và các anh chị đang cơng tác tại

Vụ Kế hoạch-Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Thông tin KH&CN Quốc
gia, đã tạo điều kiện và thời gian cho tôi trong suốt q trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã luôn bên tôi, động viên
tơi hồn thành khóa học và bài luận văn này.
Trân trọng cảm ơn!

Học viên

Vũ Đức Dũng


2

Lời cam đoan
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo
đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích
một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết
quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.

Học viên

Vũ Đức Dũng


3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ICTs


Công nghệ thông tin

NHTG

Ngân hàng thế giới

WEF

(World Economic Forum) Diễn đàn kinh tế thế
giới

CMCN

Cách mạng công nghiệp

KH&CN

Khoa học và Công nghệ

AEC

(ASEAN Economic Community) Cộng đồng
kinh tế ASEAN

DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

R&D


Nghiên cứu và phát triển


4

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Hình ảnh về các cuộc CMCN từ trước đến nay..............................Trang 19
Hình 2.1: Năng lực đổi mới và số lượng Patent đăng ký trên 1 triệu dân từ năm
2012-2016……………………………………………………….......…...….Trang 53
Hình 2.2: Năng lực đổi mới và số lượng Patent đăng ký trên 1 triệu dân từ năm
2012-2016………………………………………………………..……...….Trang 54
Hình 2.3: Tác động của cơng nghệ đến đổi mới mơ hình kinh doanh:
2015 và 2016…………………………………………………….....…..…..Trang 58
Hình 2.4: Tác động đến kinh tế của ICTs đối với các quốc gia và khu vực trên thế
giới từ năm 2012-2016. ……………………………………………….........Trang 59
Hình 2.5: Bảng xếp hạng của 7 nước dẫn đầu về 9 chỉ số cịn lại……....…..Trang 60
Hình 2.6: Xu hướng sử dụng ICTs tại các khu vực: Cá nhân, tư nhân và Chính
phủ…………………………………………………………………...…..….Trang 63
Hình 3.1 Chỉ số NRI Việt Nam năm 2016…………………………..…..….Trang 79

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Chỉ số NRI Việt Nam giai đoạn 2014-2016……………….....…. Trang 80


5

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu được tình hình và hiện trạng đầu
tư vào lĩnh vực cơng nghệ thông tin trong bối cảnh CMCN 4.0 trên một số quốc
gia.Do bối cảnh của đề tài nghiên cứu được thực hiện vào thời điểm cuộc CMCN

4.0 đã phát triển mạnh mẽ, các quốc gia, doanh nghiệp trên thế giới đều nhận thức
được tầm quan trọng của cuộc CMCN này, đặc biệt là lĩnh vực cơng nghệ thơng tin
đóng vai trị chủ đạo với các tác động trực tiếp đến xã hội và nền kinh tế. Bài nghiên
cứu tìm hiểu về hoạt động đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin: bản chất của
đầu tư vào công nghệ thông tin, các hình thức đầu tư vào cơng nghệ thơng tin. Tiếp
theo đó, bản chất của cuộc CMCN 4.0, cùng với đó là nêu ra được vai trị của cơng
nghệ thơng tin và những lợi ích thu được khi đầu tư vào công nghệ thông tin trong
bối cảnh CMCN 4.0
Tại Chương II, để đánh giá về thực trạng đầu tư vào lĩnh vực cơng nghệ thơng
tin, người viết cũng tìm hiểu về tình hình đầu tư theo các báo cáo c như triển khai các dự án thuộc Đề án 112.
Điều này gây ra tình trạng chồng chéo ở các địa phương trong việc thực hiện các
mục tiêu của đề án và lãng phí rất lớn tại các địa phương. Cụ thể, mục tiêu xây dựng
một mơ hình chung cho cả nước nhưng khơng có định hướng cụ thể khiến mỗi tỉnh
làm một kiểu, có tỉnh tự xây dựng mơ hình riêng nhưng do tính chất đặc thù nên k
thể áp dụng cho các tỉnh khác, trung ương xây dựng mô hình nhưng khơng tính đến
các trường hợp, đặc điểm đặc thù của địa phương nên cũng khơng áp dụng được
tồn diện. Bản thân đề án chưa tiến hành mơ hình thử nghiệm (ví dụ trên một vài


104

tỉnh có đặc thù giống nhau) rồi mới tiến hành áp dụng cho cả nước thì bước này lại
bị bỏ qua mà tiến đến đích ln khiến đề án khơng thể triển khai được.
- Kinh phí khơng được cơng khai rõ ràng, gây lãng phí nguồn lực và thiếu
kiểm sốt. Cụ thể khung chuẩn của hệ thống tin học hóa không được xây dựng
khiến sự việc trở nên trầm trọng khi các bộ ngành, địa phương đầu tư tùy tiện. Bản
thân Kiểm tốn nhà nước và UBKHCN mơi trường cũng phải nhảy vào để điều tra,
kiểm toán số lượng kinh phí đầu tư Theo kết quả kiểm tốn Nhà nước: tổng mức
đầu tư được duyệt cho Đề án 112 là 3.836,85 tỷ đồng. Tổng kinh phí đã được cấp
phát là 1.534,325 tỷ đồng. Tổng kinh phí đã sử dụng là 1.159,636 tỷ đồng. Tại

khoản chi xây dựng cơ bản từ ngân sách trung ương, Kiểm toán Nhà nước đã phát
hiện: 55,702 tỷ đồng chi sai nguyên tắc. Khoản chi thường xuyên từ ngân sách
trung ương có 43,99 tỷ đồng phải loại khỏi quyết toán, nộp ngân sách nhà nước do
chi chưa có đơn giá, chi sai nhiệm vụ, chi nhưng khơng có sản phẩm... Nguồn vay
Ngân hàng Phát triển châu Á có 103,848 tỷ đồng cũng có tình trạng như trên.
Nguồn ngân sách địa phương có 1,315 tỷ đồng chi vượt định mức, sai chế
độ... />Sơ bộ qua, khơng phải Chính phủ Việt Nam chưa thực hiện các đề án phát
triển ICT mà là những gì các đề án được thực hiện quá vội vàng, thiếu đồng bộ,
thiếu một sự chỉ đạo tập trung nhưng toàn diện khiến cho hiệu quả thấp, khơng đem
lại được gì ngồi sự lãng phí cả về thời gian và tiền bạc khiến Việt Nam bị chậm
chân hơn so với các quốc gia khác trong cuộc đua phát triển ICT. Nhìn lại bài học
kinh nghiệm của Hoa Kỳ, Singapore và Malaysia, Việt Nam cần phải học hỏi theo
những gì Singapore đã làm được và đang làm, cụ thể một lộ trình tồn diện với việc
đặt ra một cơ quan về cơng nghệ trực thuộc Chính phủ, chỉ đạo trực tiếp bởi Văn
phịng Chính phủ, đồng phối hợp với các các cơ quan Bộ ngành khác.


105

3.2. MỘT SỐ GỢI SUY CHO VIỆT NAM VỀ ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG
NGHIỆP 4.0
3.2.1 Gợi suy về chiến lược thúc đẩy đầu tư vào phát triển lĩnh vực công
nghệ thông tin đối với Chính phủ Việt Nam
Để có thể phát triển bền vững ICTs ở Việt Nam và phù hợp với bối cảnh
CMCN 4.0, cần phải xem xét các quan điểm sau:
+ Quan điểm: xây dựng một hệ sinh thái ICTs sáng tạo và bền vững tại Việt
Nam có khả năng cung cấp các giải pháp toàn diện cho thị trường quốc nội.
+ Mục tiêu: tham gia vào chuỗi cung ứng ICTs hướng tới: Nâng cao chất
lượng và tiếp tục tái đầu tư vào ICTs. Trở thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo

ICTs của khu vực.
+ Chiến lược:
(1) Trở thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo ICTs: Chính phủ khởi tạo một hệ
sinh thái sáng tạo hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp khởi nghiệp
thông qua hợp tác với các đối tác toàn cầu để định chuẩn và khởi tạo hệ sinh thái
này, ưu đãi để thu hút các doanh nghiệp khởi nghiệp của khu vực và thế giới tham
gia, tận dụng thế mạnh của nguồn nhân lực và chi phí sản xuất tại Việt Nam.
(2) Tạo ra hệ sinh thái sáng tạo mở: Chính phủ tạo định chế hỗ trợ doanh
nghiệp khởi nghiệp thông qua việc tạo nền tảng nguồn mở dựa trên phần cứng và
phần mềm nguồn mở và mở hóa các dữ liệu cơng và nêu ra các nhu cầu của xã hội,
qua đó doanh nghiệp khởi nghiệp có thể nhanh chóng tạo ra các ứng dụng linh hoạt
và phù hợp với nhu cầu xã hội.
(3) Xây dựng lợi thế cạnh tranh trong một số lĩnh vực quan trọng và đặc thù:
Định hướng thị trường ICTs vào một số lĩnh vực như nông nghiệp, quốc phòng, tạo
ra một số dự án tiên phong để nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
để tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và hướng tới thị trường quốc tế.


106

- Để các chiến lược được thực thi hiệu quả, cần nhất là thị trường và nguồn
nhân lực, các khuyến nghị sau:
+ Chú trọng xây dựng nguồn nhân lực nghiên cứu và vận hành ICTs: Các viện
trường nên mở các khoa, chương trình hợp tác nghiên cứu về Khoa học cơng nghệ
thơng tin, cũng như mở các khóa đào tạo về kỹ sư công nghiệp (industrial engineer).
Ở mức phổ thông cần chú trọng triển khai giáo dục STEM và theo xu hướng Maker
(nhà sáng chế)
+ Nhà nước khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp đi vào ứng dụng ICTs và
Công nghiệp 4.0 thơng qua việc hiện đại hóa quản trị, tích hợp dọc và ngang hệ
thống từ sản xuất tới dịch vụ. Hỗ trợ chính sách và cơ chế để các doanh nghiệp sản

xuất lớn đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước dẫn đầu chuyển đổi và có quỹ hỗ trợ cho
các doanh nghiệp vừa và nhỏ triển khai ứng dụng thơng qua các cơ chế thuế, tài
chính đặc thù. Áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế đối với các doanh
nghiệp khoa học và công nghệ
+ Tăng cường kết nối, chia sẻ và trao đổi thông tin về kết quả triển khai thực
hiện Chỉ thị 16/CT-TTg, các mơ hình thành cơng trong nghiên cứu, ứng dụng, phát
triển các sản phẩm, dịch vụ, mơ hình sản xuất, kinh doanh dựa trên nền tảng công
nghệ của cuộc CMCN 4.0; cung cấp thông tin phục vụ tuyên truyền về CMCN4.0.
+ Có một lộ trình, cơ chế, chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức nghiên cứu về khoa
học và công nghệ tập trung nguồn lực, cán bộ vào các nhiệm vụ nghiên cứu khoa
học công nghệ thuộc lĩnh vực ICTs có vai trị then chốt trong CMCN 4.0 như cơng
nghệ viễn thơng băng rộng, trí tuệ nhân tạo, IoT, dữ liệu lớn… và nghiên cứu ứng
dụng các công nghệ này trong các ngành có nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ từ
CMCN 4.0.
+ Bộ, cơ quan ban ngành chủ quản về ICTs (Bộ Thông tin và Truyền thông và
Bộ Khoa học và Cơng nghệ) có đề xuất xây dựng các đề án của Chính phủ tập trung
vào giải quyết vấn đề: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trọng điểm về ICTs
(hoặc một vài công nghệ chủ đạo) để sẵn sàng cho CMCN 4.0.


107

+ Tuyên truyền, quảng bá cho xã hội về tầm quan trọng, ý nghĩa và vai trò của
mỗi cá nhân, tổ chức có liên quan cũng như tồn xã hội về cuộc CMCN 4.0 và đối
với lĩnh vực ICTs.
Tất cả những khuyến nghị nêu trên cần đưa vào một chiến lược quốc gia tổng
thể, tương tự như Vision 2020 của Malaysia, và tiến hành đầu tư, phát triển từng
bước một như Singapore, cụ thể:
1. Đầu tư vào chất lượng giáo dục, tăng cường, khuyến khích học sinh tham
gia học tập các ngành tự nhiên, tham gia vào các chương trình giáo dục về ICT để

tăng cường sự hứng thú, quan tâm của thanh thiếu niên với lĩnh vực tiềm năng này.
Tạo ra các chương trình hợp tác, trao đổi với cơ sở giáo dục nước ngoài để đưa các
cá nhân có trình độ sang học tập làm việc. Một ví dụ như Dự án Đẩy mạnh Đổi mới
sáng tạo thông qua nghiên cứu khoa học (Dự án FIRST) có hợp phần tài trợ: Mời
chuyên gia giỏi nước ngoài về Việt Nam làm việc. Hợp phần này cực kỳ phù hợp
với lĩnh vực ICT do yêu cầu về cơ sở vật chất không cao, và dễ dàng đáp ứng nên
việc mời được các chuyên gia về Việt Nam giảng dạy, đào tạo tập huấn ngắn hạn
cho các giảng viên, chuyên gia người Việt Nam để đào tạo lại cho học sinh sinh
viên. Kết quả của dự án ngoài kiến thức được truyền dạy, các cơ sở đào tạo (giữa
bên chuyên gia nước ngồi và bên Việt Nam) sẽ hình thành các mối quan hệ, tạo
tiền đề cho các chương trình hợp tác mới do 2 bên tự xây dựng.
2. Đồng thời, đầu tư vào cơ sở hạ tầng viễn thông, hệ thống trang thiết bị để
sẵn sàng trước các cơ hội của cuộc CMCN 4.0. Hiện tại, Hàn Quốc đã sẵn sàng cho
việc vận hành hệ thống 5G nhưng ở Việt Nam mới chỉ nhen nhúm về ý tưởng, và
thực tế hệ thống viễn thông ở Việt Nam chỉ dừng ở mức đã cung cấp các dịch vụ
nhưng chất lượng không tốt, đặc biệt về tính ổn định và bảo dưỡng. Ví dụ hệ thống
cáp quang ở liên tục bị đứt, dịch vụ 4G được cung cấp phủ sóng gần như cả nước
nhưng chất lượng khơng ổn định, và có dấu hiệu độc quyền (Viettel, Vinaphone).
3. Xây dựng các đề án, quỹ đầu tư vào ICT theo các tiêu chuẩn, quy định, thủ
tục đầu tư của nước ngoài như World Bank để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng


108

nguồn vốn, để trên tiền đề cơ sở hạ tầng và chất lượng giáo dục được cải thiện, các
hoạt động, đề tài nghiên cứu từ quỹ có điều kiện để ứng dụng, đưa vào thực tế
4. Xây dựng một nền hành chính cơng, dịch vụ cơng ứng dụng cơng nghệ số
để giảm bớt gánh năng ngân sách, thời gian thủ tục hành chính thơng qua việc áp
dụng, triển khai các hoạt động dịch vụ công trực tuyến, tự động thay thế cán bộ
hành chính hiện tại.

3.2.2 Gợi suy về đầu tư phát triển vào lĩnh vực công nghệ thông tin trong
bối cảnh cách mạng cơng nghiệp 4.0 đối với nhóm doanh nghiệp
Do tính chất phức tạp của Cuộc CMCN 4.0 và có sự liên kết giữa các khu vực
trong nền kinh tế với nhau nên phía khu vực tư nhân, các doanh nghiệp cũng cần
phải dành sự đầu tư và ý thức được trách nhiệm của mình:
- Doanh nghiệp cần dành nguồn lực đầu tư vào nghiên cứu, đổi mới sáng tạo,
ứng dụng khoa hoc và công nghệ để khai thác cơ hội mở ra từ cuộc CMCN 4.0
- Doanh nghiệp cũng cần tham gia vào chuỗi cung ứng, chuyển giao và ứng
dụng một số công nghệ mới trong Công nghiệp 4.0;
- Nên tập trung áp dụng hệ thống quản lý, quản trị theo xu thế của cuộc
CMCN 4.0 đồng thời nghiên cứu đổi mới hệ thống linh hoạt để phù hợp với diễn
biến của cuộc CMCN 4.0
- Ứng dụng thành tựu công nghệ mới vào đào tạo người lao động có tư duy và
kỹ năng phù hợp với xu thế, chuyển giao lại các quy trình đào tạo tân tiến cho các tổ
chức khác nhau để cùng phát triển.
- Phòng tránh, ngăn ngừa các tác động ảnh hưởng đến môi trường, xã hội, đạo
đức, an ninh thông tin, an ninh quốc gia và tôn trọng 10 quy tắc của Liên hợp quốc
về người lao động
3.2.3 Đầu tư và quản lý phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động công
nghệ thông tin
Thông thường, khi đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động công nghệ
thông tin sẽ vẫn cần phải chú ý vào 3 mục tiêu chính:


109

- Xây dựng cơ sở hạ tầng băng thông rộng
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng băng thông rộng hiện có
- Cài đặt các hệ thống băng thơng rộng cố định cùng với xây dựng các cơ sở hạ
tầng khác để có thể đồng thời hoạt động song song

Tuy nhiên, thời điểm này đầu tư vào một hệ thống cơ sở vật chất không phải
chỉ là điều Việt Nam cần phải chú ý đến, trên thực tế chính phủ và các doanh nghiệp
cung ứng dịch vụ Internet Việt Nam cũng đang cung cấp một môi trường cực kỳ
thuận lợi khi mà giá dich vụ Internet băng thông rộng của Việt Nam đang là thấp
hàng đầu thế giới, với tính cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ là rất mạnh
mẽ. Điều Việt Nam cịn thiếu đó là kỹ năng sử dụng. Rõ ràng là, trên một phương
diện cá nhân, một dụng cụ muốn được tận dung đến mức tối đa khả năng của nó thì
người sử dụng cần phải có những kỹ năng, kiến thức nhất định. Vì vậy, cơ sở vật
chất, hạ tầng có chất lượng cao đến đâu nhưng người sử dụng trong cộng đồng
không đủ kiến thức sẽ gây ra sự lãng phí về tài nguyên và cơ hội lớn hơn nữa.
Nói cách khác, những gì mà Việt Nam cần phải thực hiện, bao gồm cả Chính
phủ, doanh nghiệp lẫn người dân Việt Nam phải có được là:
1. Chính phủ Việt Nam có các chính sách, hỗ trợ đầu tư, thuế, cho các doanh
nghiệp đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, hoặc hỗ trợ đào tạo, tổ chức
các hội thảo khoa học, tọa đàm hướng dẫn về cách thức quản lý hệ thống cơ sở hạ
tầng cho các doanh nghiệp, người dân, là một cách để các thành phần trong xã hội
có được cái nhìn và định hướng đúng trong việc đầu tư và sử dụng công nghệ trong
lĩnh vực ICT.
2. Các doanh nghiệp cần đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng ICT, đồng thời đảm
bảo người lao động có đủ các kỹ năng cần thiết về ICT trước khi tiến hành vận
hành, thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra trình độ định kỳ.
3.2.4 Trình độ dân trí và thói quen sử dụng
Ở mục 3.3.3 đã đề cập về kỹ năng và kiến thức để sử dụng, tối đa hóa khả
năng của cơ sở hạ tầng ICT, bản chất lại gắn liền với thực trạng đào tạo, giáo dục


110

hiện tại của Việt Nam. Cần có một sự định hướng phù hợp, để các học sinh có năng
lực về tốn, vật lý có được cơ hội học tập về các lĩnh vực có liên quan, đặc biệt là

ICT. Ngồi ra, chương trình giảng dạy cũng nên dành nhiều sự quan tâm, đầu tư về
toán, tin học, đặc biệt gắn liền với thực tế các hoạt động về ICT mà các em có tiếp
xúc trong cuộc sống, từ đó sẽ cải thiện khả năng học tập, nâng cao kỹ năng, khả
năng ứng dụng và đam mê với lĩnh vực ICT.
Ngoài ra, một lượng lớn lực lượng lao động hiện tại ở Việt Nam khơng có
được cơ hội học tập, đào tạo về sử dụng, vận dụng ICT trong công việc cũng cần
phải có những bước đi cần thiết để cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, khác với các
cuộc CMCN trước đây thì khả năng tiếp cận cơng nghệ, kiến thức khá lạ hữu hạn do
điều kiện hạn chế, nguồn thơng tin hữu hạn thì thời điểm cuộc CMCN 4.0 đã đến,
hệ thống Internet với nguồn tài nguyên thông tin vơ hạn, có đủ khả năng cho bất cứ
người nào muốn tìm hiểu, tự học, cải thiện bản thân có thể tự tiếp cận. Đây sẽ là vấn
đề về thói quen và sự cố gắng của mỗi cá nhân, tuy nhiên cũng nên có sự khuyến
khích, vận động hỗ trợ từ Chính phủ trong việc học tâp nghiên cứu về ICT, đồng
thời các Doanh nghiệp nên đưa ra thêm các tiêu chuẩn kỹ năng sử dụng ICT để
nâng cao hoạt động học tập, nghiên cứu của người dân nói riêng và nâng cao kỹ
năng cả xã hội nói chung


111

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
Brown, C. S., 2016. The Industrial Revolution: Khanacademy.
Diễn đàn kinh tế thế giới, 2015. The global information technology report 2015,
Geneva: Diễn đàn kinh tế thế giới.
OECD, 2005. Oslo Manual: Guidelines for Collecting and Interpreting Innovation
Data, France: OECD.
Pepper, R. & Garrity, J., 2016. The global information report 2016, Geneva: World
economic forum.
Global information and Communication Technologies, 2009. Information and

Communications, Washington: Worldbank.
WEF, 2016. The global information report 2016, Geneva: WEF.
Roland Berger Strategy Consultants, 2012. Developing value adding capabilities to
overcome the parenting advantage paradox, Munchen: Roland Berger Strategy
Consultants.
Joseph C. Andersen & Danielle Coffey, 2009. The United States: ICT Leader or
Laggard, Washington: TIA Communications Research Division.
US office of management and budget, 2018. Analytical Perspectives BUDGET OF
THE U. S. GOVERNMENT Fiscal year 2018. pp. 191-196.
Hosseini Nasab, Ebrahim & Aghaei, Majid. (2009). The Effect of ICT on Economic
Growth: Further Evidence. International Bulletin of Business Administration
Saleh, S., 2012. MALAYSIAN ICT SECTORAL OUTLOOK: Trends , Challenges
and Prospects. Switzerland: The National ICT Association of Malaysia.
Laurent Elder, R. S. A. G. a. H. G., 2013. Information Lives of the Poor: Fighting
poverty with technology. Burmese: In_focus.


112

Lim, J., 2016. Singapore's ICT Policy for the New Millenium:, Berlin: Research
Gate.
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
Nguyen Bach, N., 2007. Giáo trình kinh tế đầu tư. 3rd ed. Hà Nội: Nhà xuất bản
kinh tế quốc dân.
Trung tâm phân tích thơng tin, 2017. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Hà
Nội: Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.
Tài liệu tham khảo Website
Mey,

M.,


2005.

Microsoft

blog.

[Trực

tuyến]

Tại địa chỉ: truy cập 15.01.2018].
Engelman,

R.,

2015.

ushistoryscene.

[Trực

tuyến]

Tại

/>
địa
truy


17.01.2018
Shank, P., 2016. atd. [Trực tuyến] Tại địa chỉ: />[Đã truy cập 19.01.2018].
MON, J. C. O., 2017. Worldbank Blog. [Trực tuyến]
Tại địa chỉ: truy cập 25 1 2018].
Collins, T. & Pettit, H., 2017. dailymail. [Trực tuyến] Tại địa chỉ:
truy cập 19.01.2018].
Jeremy, R., 2012. worldfinancialreview. [Trực tuyến]
Tại địa chỉ: truy cập
20.01.2018].

chỉ:
cập


113

Cohan, P., 2017. Inc.Southeast Asia. [Trực tuyến]
Tại địa chỉ: />[Đã truy cập 16 2 2018].
European Commission, 2017. R. [Trực tuyến] Tại địa chỉ:
truy cập 21 2 2018].
Tech

America,

2015.

PR

Newwire.


[Trực

tuyến]

Tại địa chỉ: truy cập 21 2 2018].
MTI,
Tại

2017.
địa

Mti.gov.vn.

[Trực

tuyến]

chỉ: />
Survey-of-Singapore-Third-Quarter-2017/BA_3Q17.pdf
[Đã truy cập 21 2 2018].
BHUNIA,

P.,

2017.

Open

Gov.


[Trực

tuyến]

Tại địa chỉ: truy cập 21 2 2018]..
Sengupta,

N.,

2016.

Straitstimes.

[Trực

tuyến]

Tại địa chỉ: truy cập 21
2 2018].
Basu,
Tại

M.,
địa

chỉ

2016.
:


GovInsider.

[Trực

tuyến]

a/innovation/malaysia-releases-digital-

government-plan-for-2020/[Đã truy cập 14 2 2018].
IMDA,2018.IMDA.[Trực tuyến] Tại địa chỉ: truy cập 12 2 2018]



×