Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Biện pháp rèn luyện tố chất nhanh nhẹn trong vận động cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.88 MB, 162 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Hồ Thị Bích Phượng

BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN TỐ CHẤT
NHANH NHẸN TRONG VẬN ĐỘNG
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Hồ Thị Bích Phượng

BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN TỐ CHẤT
NHANH NHẸN TRONG VẬN ĐỘNG
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI
Chuyên ngành : Giáo dục học (Giáo dục mầm non)
Mã số

: 60 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. BÙI THỊ VIỆT



Thành phố Hồ Chí Minh – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu này là do chính tơi thực hiện. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa được cơng bố
trong bất kì cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn

Hồ Thị Bích Phượng


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm trân trọng, em xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc đến
TS. Bùi Thị Việt - cơ giáo đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên
cứu và hoàn thành Luận văn.
Em trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo Khoa Giáo dục Mầm non, trường Đại
học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy, tạo mọi điều kiện cho tôi học tập,
nghiên cứu.
Tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, tập thể giáo viên, các cháu
mẫu giáo trường Mầm non Thiên Anh và một số trường Mầm non tại thành phố Hồ Chí
Minh đã hợp tác, giúp đỡ tơi trong suốt q trình khảo sát, thử nghiệm.
Tơi cảm ơn các bạn đồng nghiệp, bạn học đã chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu
khoa học, hỗ trợ tơi tìm kiếm tài liệu liên quan đến đề tài.
Luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự chỉ dẫn, góp ý của Q
thầy, cơ, bạn đọc để Luận văn ngày một hoàn thiện.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 9 năm 2016
Học viên


Hồ Thị Bích Phượng


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt trong đề tài
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ và sơ đồ
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN TỐ CHẤT
NHANH NHẸN TRONG VẬN ĐỘNG CHO TRẺ MẪU GIÁO
5 – 6 TUỔI ....................................................................................... 7
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 7
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước ............................................................................. 7
1.1.2. Nghiên cứu trong nước ............................................................................ 10
1.2. Các khái niệm công cụ ................................................................................... 12
1.2.1. Vận động ................................................................................................. 12
1.2.2. Vận động cơ bản....................................................................................... 13
1.2.3. Kĩ năng vận động .................................................................................... 14
1.2.4. Kĩ xảo vận động ...................................................................................... 14
1.2.5. Tố chất vận động ..................................................................................... 15
1.2.6. Tố chất nhanh nhẹn ................................................................................. 18
1.2.7. Hoạt động giáo dục phát triển vận động ................................................. 25
1.2.8. Biện pháp rèn luyện TCNN trong VĐ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ................. 27
1.3. Một số vấn đề lý luận liên quan ..................................................................... 29
1.3.1. Đặc điểm phát triển VĐ cơ bản của trẻ MG 5 – 6 tuổi ......................... 29

1.3.2. Đặc điểm phát triển TCNN trong VĐ của trẻ MG 5 – 6 tuổi ............... 30
1.3.3. Nội dung các bài tập rèn luyện TCNN trong VĐ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi
trong Chương trình giáo dục mầm non 2009 và Chuẩn phát triển
trẻ 5 tuổi ................................................................................................ 30


1.3.4. Vai trò của TCNN đối với sự phát triển VĐ của trẻ MG 5 – 6 tuổi ....... 31
1.3.5. Mối quan hệ giữa hoạt động giáo dục phát triển VĐ và hoạt động rèn luyện
TCNN .................................................................................................... 33
1.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển TCNN của trẻ MG 5 – 6 tuổi .. 33
1.3.7. Tiêu chí và thang đánh giá TCNN trong VĐ của trẻ MG 5 – 6 tuổi..... 38
Tiểu kết Chương 1 .............................................................................................. 40
Chương 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN
TCNN TRONG VĐ CHO TRẺ MG 5 – 6 TUỔI Ở MỘT SỐ
TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH...... 42
2.1. Thực trạng của nội dung rèn luyện TCNN trong VĐ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi
trong chương trình giáo dục mầm non hiện hành và Bộ chuẩn phát triển trẻ
5 tuổi .............................................................................................................. 42
2.1.1. Mục đích ................................................................................................ 42
2.1.2. Đối tượng .............................................................................................. 42
2.1.3. Phương pháp .......................................................................................... 42
2.1.4. Nội dung ................................................................................................ 42
2.1.5. Kết quả .................................................................................................. 42
2.2. Tổ chức khảo sát nhận thức của giáo viên về việc sử dụng các biện pháp rèn
luyện TCNN trong VĐ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ............................................... 45
2.2.1. Mục đích ................................................................................................ 45
2.2.2. Đối tượng .............................................................................................. 45
2.2.3. Phương pháp khảo sát ........................................................................... 45
2.2.4. Nội dung khảo sát .................................................................................. 45
2.2.5. Thời gian khảo sát ................................................................................. 46

2.2.6. Kết quả khảo sát .................................................................................... 46
2.3. Tổ chức khảo sát đánh giá mức độ phát triển TCNN trong VĐ của trẻ MG
5 – 6 tuổi ........................................................................................................ 58
2.3.1. Tiêu chí và thang đánh giá TCNN trong VĐ của trẻ MG 5 – 6 tuổi..... 58
2.3.2. Thực trạng mức độ TCNN trong VĐ của trẻ MG 5 – 6 tuổi ................ 61


2.4. Khảo sát thực trạng việc giáo dục rèn luyện TCNN trong VĐ cho trẻ MG
5 – 6 tuổi ...................................................................................................... 64
Tiểu kết Chương 2 .............................................................................................. 69
Chương 3.

ĐỀ XUẤT VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN
LUYỆN TỐ CHẤT NHANH NHẸN TRONG VẬN ĐỘNG CHO
TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI...................................................... 71

3.1. Đề xuất một số biện pháp rèn luyện TCNN trong VĐ cho trẻ MG 5 – 6
tuổi 71
3.1.1. Cơ sở đề xuất một số biện pháp rèn luyện TCNN trong VĐ cho trẻ MG
5 – 6 tuổi ................................................................................................ 71
3.1.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp rèn luyện TCNN trong VĐ cho trẻ MG
5 – 6 tuổi ................................................................................................ 73
3.1.3. Biện pháp rèn luyện TCNN trong VĐ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi............... 76
3.1.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp rèn luyện TCNN trong VĐ cho trẻ MG
5 – 6 tuổi ................................................................................................ 84
3.2. Thử nghiệm một số biện pháp rèn luyện TCNN trong VĐ cho trẻ MG
5 – 6 tuổi ...................................................................................................... 86
3.2.1. Mục đích thử nghiệm ............................................................................ 86
3.2.2. Đối tượng, phạm vi, thời gian thử nghiệm ............................................ 86
3.2.3. Nội dung thử nghiệm............................................................................. 86

3.2.4. Các tiêu chí và thang đánh giá thử nghiệm ........................................... 87
3.2.5. Tiến hành thử nghiệm ........................................................................... 87
3.2.6. Kết quả thử nghiệm ............................................................................... 89
3.3. Kết quả khảo sát các biện pháp rèn luyện TCNN trong VĐ cho trẻ MG
5 – 6 tuổi ...................................................................................................... 103
Tiểu kết Chương 3 ............................................................................................ 107
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM ...................................................... 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 112
PHỤ LỤC


DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

ĐC

Đối chứng

MG

Mẫu giáo

MN

Mầm non

TCNN

Tố chất nhanh nhẹn

TCVĐ


Tố chất vận động

TN

Thử nghiệm



Vận động


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Kết quả khảo sát về trình độ và thâm niên công tác của giáo viên
(n=30)................................................................................................ 46

Bảng 2.2.

Kết quả nhận thức của giáo viên về vai trò của việc rèn luyện TCNN
trong VĐ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi (n = 30).......................................... 48

Bảng 2.3.

Kết quả nhận thức của giáo viên về các hình thức biểu hiện của TCNN
trong VĐ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi (n=30)............................................ 48

Bảng 2.4.


Kết quả ý kiến của giáo viên về mức độ rèn luyện TCNN trong VĐ cơ
bản cho trẻ MG 5 – 6 tuổi (n=30) ..................................................... 49

Bảng 2.5.

Kết quả khảo sát mức độ sử dụng các bài tập VĐ để rèn TCNN trong
VĐ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi (n=30) ..................................................... 50

Bảng 2.6.

Kết quả khảo sát những biện pháp mà giáo viên thường sử dụng để rèn
luyện TCNN trong VĐ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi (n=30) ...................... 52

Bảng 2.7.

Kết quả khảo sát những hình thức giáo thường sử dụng để tổ chức rèn
luyện TCNN trong VĐ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi (n=30) ...................... 55

Bảng 2.8.

Kết quả khảo sát những khó khăn mà giáo viên thường gặp trong quá
trình rèn luyện TCNN trong VĐ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi (n=30) ....... 56

Bảng 2.9.

Kết quả đánh giá mức độ TCNN trong VĐ của trẻ MG 5 – 6 tuổi
(n=90)................................................................................................ 62

Bảng 2.10. Kết quả đánh giá mức độ TCNN trong VĐ của trẻ MG 5 – 6 tuổi qua
từng tiêu chí (n=90) .......................................................................... 63

Bảng 2.11. Kết quả khảo sát thực trạng việc tổ chức rèn luyện TCNN trong VĐ
của trẻ MG 5 – 6 tuổi (n = 13) .......................................................... 65
Sơ đồ 3.1. Phối hợp các biện pháp GD nhằm rèn luyện TCNN cho trẻ MG
5 - 6 tuổi ............................................................................................ 86
Bảng 3.1.

Mức độ phát triển TCNN trong VĐ của trẻ MG 5 – 6 tuổi trước khi
TN trên 2 nhóm ĐC và TN ............................................................... 89

Bảng 3.2.

Mức độ nhanh phản ứng của hai nhóm ĐC và TN trước TN ........... 91

Bảng 3.3.

Mức độ nhanh di chuyển của hai nhóm ĐC và TN trước TN .......... 93


Bảng 3.4.

Mức độ nhanh động tác của hai nhóm ĐC và TN trước TN ............ 93

Bảng 3.5.

Kết quả kiểm nghiệm t – Test mức độ tương đồng của hai nhóm ĐC
và TN trước TN................................................................................. 95

Bảng 3.6.

Mức độ phát triển TCNN của trẻ MG 5 – 6 tuổi sau khi TN trên 2

nhóm ĐC và TN ................................................................................ 96

Bảng 3.7.

Mức độ nhanh phản ứng của hai nhóm ĐC và TN sau TN .............. 98

Bảng 3.8.

Mức độ nhanh di chuyển của hai nhóm ĐC và TN sau TN ............. 98

Bảng 3.9.

Mức độ nhanh động tác của hai nhóm ĐC và TN sau TN ............... 99

Bảng 3.10. Kết quả đo trước và sau TN của nhóm ĐC (n=15) ......................... 100
Bảng 3.11. Kết quả đo trước và sau TN của nhóm TN (n =15) ........................ 101
Bảng 3.12. Kết quả kiểm nghiệm t – Test mức độ hiệu quả các biện pháp ...... 102
Bảng 3.13. Kết quả khảo sát tính khả thi và cần thiết các biện pháp rèn luyện
TCNN trong VĐ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi (n=30) .............................. 104


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Mức độ TCNN trong VĐ của trẻ MG 5 – 6 tuổi ............................ 62
Biểu đồ 2.2. Mức độ TCNN trong VĐ của trẻ MG 5 – 6 tuổi qua từng tiêu chí63
Biểu đồ 2.3. Kết quả tổng hợp mức độ đánh giá quá trình giáo dục rèn luyện TCNN
trong VĐ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ..................................................... 68
Sơ đồ 3.1.

Phối hợp các biện pháp GD nhằm rèn luyện TCNN cho trẻ MG 5 - 6
tuổi .................................................................................................. 86


Biểu đồ 3.1. Mức độ phát triển TCNN của 2 nhóm ĐC và TN trước TN .......... 90
Biểu đồ 3.2. Mức độ biểu hiện TCNN trên từng tiêu chí của hai nhóm ĐC và TN
trước TN ......................................................................................... 95
Biểu đồ 3.3. Mức độ phát triển TCNN của trẻ MG 5 - 6 tuổi ở nhóm ĐC và TN
sau TN ............................................................................................. 97
Biểu đồ 3.4. Kết quả đo trước và sau TN của nhóm ĐC .................................. 100
Biểu đồ 3.5. Kết quả đo trước và sau TN của nhóm TN ................................... 101
Biểu đồ 3.6. Mức độ biểu hiện TCNN trên từng tiêu chí của hai nhóm ĐC và TN
trước TN ....................................................................................... 102


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục thể chất là một bộ phận không thể tách rời của giáo dục tồn diện. Ngồi
nhiệm vụ hình thành những kĩ năng, kĩ xảo vận động thì nhiệm vụ giáo dục phát triển
các tố chất vận động có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thiện thể chất của trẻ.
Đến 5 – 6 tuổi, khi hệ thần kinh và các vận động của trẻ dần đi đến hoàn thiện;
các quá trình tâm lí cũng được phát triển rõ rệt, trẻ hiểu được nhiệm vụ của mình, nhanh
nhẹn nhận thấy những yêu cầu chính trong lúc thực hiện vận động. Với những đặc điểm
phát triển như thế thì hiện nay, trong Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi và Chương trình giáo
dục mầm non cũng có các chuẩn cũng như nội dung giáo dục về tố chất nhanh nhẹn cho
trẻ rất rõ ràng, và đây chính là cơ sở để giáo viên xây dựng những mục tiêu trong hoạt
động rèn tố chất nhanh nhẹn cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, chuẩn bị tốt thể lực cho trẻ
trước khi vào lớp 1. Tuy nhiên không phải đứa trẻ nào cũng có thể đạt tới những mục
tiêu đó trong một giờ học hay một hoạt động vận động nào đó, mà cần phải có một q
trình rèn luyện. Qua sự rèn luyện, tố chất nhanh nhẹn được phát triển thì các tố chất vận
động khác cũng được cải thiện và trẻ có thể thực hiện được các kĩ năng vận động ở

những hình thức khác nhau một cách dễ dàng hơn.
Ngồi ra, trong quá trình rèn luyện, những phản ứng nhanh nhẹn đối với các kích
thích có một tác động lớn lao đối với cuộc sống tương lai và hoạt động của trẻ. Trẻ nắm
bắt được thông tin một cách nhanh chóng, dễ dàng thực hiện được các nhiệm vụ thì trẻ
sẽ tích cực, hứng thú hơn trong vận động cũng như trong việc khám phá thế giới xung
quanh, góp phần giúp trẻ phát triển nhận thức. Cũng như theo thuyết phát sinh nhận thức
của J.Piaget đã đề cập, sự trưởng thành của cơ thể trẻ cùng với sự luyện tập và giáo dục
là một trong những yếu tố chi phối sự phát triển trí tuệ của trẻ. Vì vậy, việc rèn luyện tố
chất nhanh nhẹn là một nội dung cần chú ý trong quá trình giáo dục phát triển thể chất
cho trẻ.
Để việc rèn luyện tố chất nhanh nhẹn cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đạt hiệu quả thì
cần lựa chọn và sử dụng hệ thống các biện pháp một cách khoa học, phù hợp với đặc
điểm phát triển vận động cũng như tâm sinh lí của trẻ, điều kiện cơ sở vật chất của địa
phương, trường lớp. Tuy nhiên, hiện nay tại các trường mầm non, việc tổ chức rèn luyện


2

các tố chất vận động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi chưa được thể hiện rõ. Giáo viên thường
chỉ chú ý đến việc hình thành những kĩ năng, kĩ xảo trong vận động, rất ít khi chú trọng
đến việc rèn luyện tố chất vận động. Qua đây cũng nói lên một điều rằng giáo viên cũng
chưa quan tâm nhiều đến việc rèn tố chất nhanh nhẹn cho trẻ. Những trường hợp có tổ
chức rèn luyện thì cũng chỉ mang tính hình thức như thơng qua việc cho trẻ chơi tự do
ngồi trời, hoặc là các trị chơi vận động trong giờ thể dục… Các biện pháp giáo viên
thực hiện thường khơng có chủ đích và chủ yếu mang tính hình thức. Điều này ảnh
hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất của trẻ cũng như chất lượng giáo dục phát
triển thể chất trong trường mầm non.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là giáo viên mầm non chưa
thực sự quan tâm đúng mức đến việc phát triển tố chất vận động nói chung và tố chất
nhanh nhẹn nói riêng. Liên quan đến việc tổ chức hoạt động giáo dục phát triển thể chất

thì chỉ chú ý, quan tâm đến việc dạy kĩ năng vận động cho trẻ và cho rằng sự phát triển
thể chất của trẻ vốn dĩ đã mang tính tự nhiên.
Làm thế nào để giáo viên mầm non chú ý đến việc tổ chức rèn tố chất vận động
cho trẻ nói chung và rèn tố chất nhanh nhẹn nói riêng một cách có chủ đích để từ đó
giúp trẻ có nhiều cơ hội được hoạt động tích cực và phát triển tồn diện thể chất? Việc
tìm hiểu những cơ sở cho những nhận định khoa học về tố chất nhanh nhẹn và đưa ra
một số biện pháp để cải thiện thực trạng trên là rất cần thiết. Vì vậy đề tài “Biện pháp
rèn luyện tố chất nhanh nhẹn trong vận động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi” được đưa
ra nhằm hệ thống lại cơ sở lí luận và giúp giáo viên có một số biện pháp rèn tố chất
nhanh nhẹn cho trẻ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục thể chất.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp nhằm rèn luyện tố chất nhanh nhẹn trong
vận động, góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động giáo dục phát triển vận động
cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu


3

3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục rèn luyện tố chất nhanh nhẹn trong vận động cho trẻ mẫu giáo
5 - 6 tuổi.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp giáo dục rèn luyện tố chất nhanh nhẹn trong vận động cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu có biện pháp rèn luyện phù hợp với đặc điểm phát triển thể chất và tố chất
nhanh nhẹn của trẻ, phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp mầm non sẽ giúp trẻ
nhanh nhẹn hơn trong thực hiện các kỹ năng vận động, góp phần giúp trẻ hoàn thiện thể

chất và nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài: Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận có liên
quan đến đề tài như: Tố chất vận động, tố chất nhanh nhẹn và biện pháp rèn luyện tố
chất nhanh nhẹn cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng các biện pháp rèn luyện tố chất
nhanh nhẹn cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục phát triển thể chất và
các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó.
5.3. Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp rèn luyện tố chất nhanh nhẹn cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong vận động ở trường mầm non.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp rèn luyện tố chất nhanh
nhẹn trong vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về tố chất vận động và
tố chất nhanh nhẹn; đặc điểm phát triển của tố chất nhanh nhẹn ở trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi;
vai trò của tố chất nhanh nhẹn và những điều kiện để rèn luyện tố chất nhanh nhẹn trong


4

vận động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi; biện pháp rèn luyện tố chất nhanh nhẹn cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong vận động.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát biểu hiện tố chất nhanh nhẹn trong vận động của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
và quan sát việc sử dụng các biện pháp rèn luyện tố chất nhanh nhẹn trong vận động cho
trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục phát triển vận động của giáo viên mầm

non.
+ Mục đích: Quan sát việc tổ chức rèn luyện tố chất nhanh nhẹn cho trẻ mẫu giáo
5 - 6 tuổi của giáo viên mầm non nhằm thu thập thông tin về mức độ nhanh nhẹn của trẻ
trong vận động và các biện pháp giáo viên sử dụng để rèn luyện tố chất nhanh nhẹn
trong hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi (trước và sau
thử nghiệm).
+ Đối tượng: vận động của trẻ, biện pháp tổ chức rèn luyện tố chất nhanh nhẹn
trong vận động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi của giáo viên mầm non.
+ Địa bàn: 4 trường mầm non ở thành phố Hồ Chí Minh.
+ Cách thực hiện: Xây dựng phiếu, quan sát giờ hoạt động phát triển thể chất của
cô và trẻ ở trường mầm non.
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
+ Mục đích: Sử dụng phiếu khảo sát dành cho giáo viên mầm non để tìm hiểu về
các biện pháp GVMN đã sử dụng để rèn luyện tố chất nhanh nhẹn cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi.
+ Đối tượng: giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi ở 4 trường.
+ Địa bàn: 4 trường mầm non tại Tp.Hồ Chí Minh.
+ Cách thực hiện: phát phiếu câu hỏi cho giáo viên trả lời.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
+ Mục đích: Tìm hiểu thực trạng sử dụng các biện pháp rèn tố chất nhanh nhẹn
trong vận động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
+ Đối tượng: 10 giáo viên.
+ Địa bàn: 4 trường MN tại TP.HCM.


5

+ Cách thực hiện: xây dựng bảng hỏi và hỏi trực tiếp giáo viên.
7.2.4. Phương pháp phân tích sản phẩm
+ Mục đích: Phân tích chương trình giáo dục mầm non hiện hành và Bộ chuẩn
phát triển trẻ 5 tuổi để xác định quá trình thực hiện nội dung rèn luyện TCNN trong VĐ

cho trẻ MG 5 – 6 tuổi.
Tìm hiểu thực trạng việc lập kế hoạch rèn luyện tố chất nhanh nhẹn trong vận
động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
+ Đối tượng: 30 giáo viên, Chương trình giáo dục MN, Bộ chuẩn trẻ năm tuổi.
+ Địa bàn: 4 trường MN tại TP.HCM.
+ Cách thực hiện: thu thập kế hoạch và phân tích.
7.3. Phương pháp thử nghiệm
+ Mục đích: Thử nghiệm để đánh giá hiệu quả của các biện pháp rèn luyện tố
chất nhanh nhẹn trong vận động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non.
+ Đối tượng: 15 trẻ lớp Lá 1 và 15 trẻ lớp Lá 2 trường mầm non Thiên Anh (trước
và sau khi thử nghiệm).
+ Địa bàn: trường mầm non Thiên Anh, quận Bình Thạnh.
+ Cách thực hiện: xây dựng tiêu chí đánh giá trẻ, đề xuất và thử nghiệm một số
biện pháp rèn luyện tố chất nhanh nhẹn trong vận động cùng với 2 giáo viên dạy lớp
mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất.
7.4. Phương pháp thống kê tốn học
+ Mục đích: Xử lý các số liệu thu được để đưa ra kết quả nghiên cứu, tính tỷ lệ
% để so sánh độ tin cậy.
+ Đối tượng: Các số liệu thu thập được.
+ Cách thực hiện: sử dụng chương trình SPSS để xử lý số liệu.
7.5. Đóng góp mới của đề tài
- Góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tố chất vận động, tố chất nhanh
nhẹn, biện pháp rèn luyện tố chất nhanh nhẹn trong vận động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
- Đề tài có giá trị thực tiễn với việc đề ra các biện pháp rèn luyện tố chất nhanh
nhẹn trong vận động, góp phần giúp trẻ hoàn thiện thể chất, nâng cao hiệu quả tổ chức
hoạt động giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.


6


8. Cấu trúc luận văn
Cấu trúc luận văn gồm 3 phần chính:
Mở đầu
Nội dung
Chương 1. Cơ sở lý luận về biện pháp rèn luyện tố chất nhanh nhẹn trong vận
động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Chương 2. Thực trạng sử dụng các biện pháp rèn luyện tố chất nhanh nhẹn trong
vận động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non tại TP.HCM
Chương 3. Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp rèn luyện tố chất nhanh nhẹn
trong vận động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


7

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN
TỐ CHẤT NHANH NHẸN TRONG VẬN ĐỘNG
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu ngồi nước
Trải suốt q trình hàng ngàn năm trong xã hội nguyên thủy, con người sống
trong điều kiện “đấu tranh” về sức mạnh, sức nhanh, sức bền và khéo léo với nhiều loại
công việc như săn bắt, hái lượm, bắt cá đã tạo nên sự bền bỉ về thể lực. Việc chế tạo và
sử dụng các loại công cụ săn bắt cũng đòi hỏi ở con người sự phát triển nhất định về thể
lực, kỹ năng vận động. Dựa vào năng lực tư duy đã cho phép con người xác lập được
mối quan hệ giữa việc chuẩn bị từ trước với kết quả săn bắt. Sự xuất hiện của các bài
tập vận động để rèn luyện thể lực được xếp vào thời kỷ sớm nhất. Như vậy, có thể nói
rằng, từ thuở bình minh con người đã quan tâm đến việc rèn luyện thể chất.

Nhìn tổng qt, có hai nền văn minh: Phương Đông và Phương Tây. Cùng phát
triển với nền văn hóa, việc rèn luyện thể chất của các nước Phương Đơng có lịch sử
hàng mấy ngàn năm. Xuất phát từ triết học Phương Đông với nền tảng học thuyết Âm –
Dương, Ngũ hành, Bát quái, mục tiêu rèn luyện thể chất là rèn luyện con người tồn
diện: thể lực, trí tuệ, khí phách, v.v… tạo nên sức mạnh tổng hợp. Như Hoa Đà – danh
y nổi tiếng của Trung Quốc ở thế kỉ II đã nói: “Vận động giúp khí huyết lưu thơng và
ngăn ngừa bệnh tật” [17].
Phương Tây cổ đại cũng rất chú trọng đến rèn luyện thể chất cho trẻ em từ thời
thơ ấu bằng con đường kinh nghiệm. Những trẻ khỏe mạnh, cứng cáp và có khả năng
chống đỡ được các tác nhân của mơi trường xung quanh thì để ni, trẻ ốm yếu bị thủ
tiêu. Lúc bấy giờ các nhà triết học, các nhà giáo dục chưa hiểu được các quy luật hoạt
động của cơ thể, chưa thể giải thích được cơ chế tác động của việc luyện tập các bài tập
vận động cơ bản do đó đánh giá hiệu quả của các bài tập theo kết quả bên ngoài (đúng
hơn, thuần thục hơn, kĩ thuật hơn, có nhiều kĩ năng hơn…). Sau đó, họ đã biết liên kết
các biện pháp để rèn luyện vận động cơ bản và phát triển các tố chất như sức nhanh, sức
mạnh, sức bền, sự khéo léo thành một hệ thống thống nhất. Mục tiêu của nền giáo dục


8

này là đào tạo các chiến binh phục vụ cho các cuộc chinh chiến thế nên quá trình rèn
luyện các kĩ năng chiến đấu như đi, chạy, lăn, bò, trườn, kĩ năng sử dụng vũ khí… được
đặt lên hàng đầu [17].
Như trong xã hội chiếm hữu nô lệ, thể dục thể thao ở Hy Lạp cổ đại được phát
triển như là một bộ phận của văn hóa cổ đại. Thời kì này, người ta chú ý đến giáo dục
thể chất và các cuộc thi đấu khác nhau. Sức mạnh, sức nhanh, bền bỉ và lòng dũng cảm
được đánh giá rất cao. Họ cho rằng các vị thần cũng rất thích sức mạnh thể chất và thể
hiện qua đua tài. Do đó thi đấu đã trở thành một bộ phận của nghi thức tôn giáo từ rất
sớm. Trong hệ thống giáo dục thể chất ở Hy Lạp cổ đại có sử dụng nhiều phương tiện
dưới dạng các bài tập thân thể và gọi chung là “Thể dục”. Về nội dung, thể dục ở Hy

Lạp được chia thành 3 loại:
-

Palextorica: Các bài tập năm mơn phối hợp gồm có chạy 200m, nhảy xa, ném

đĩa, lao, vật. Các bài tập này phù hợp với thao tác chiến đấu của các chiến binh, thể hiện
được sức mạnh, nhanh, sức bền và sự khéo léo.
-

Orkhextorica: các bài tập vũ đạo gồm múa cổ điển, múa dân gian, có nhạc đệm,

đàn trống.
-

Trị chơi: được sử dụng trong tập luyện cho trẻ em gồm nhiều loại trò chơi với

bóng, kéo co, thăng bằng, trị chơi kết hợp với chạy [14].
Đến giai đoạn đầu của thời cận đại, Giăng Giác Rút xô (1712-1778) đã phát triển
tư tưởng về vai trị qui định của mơi trường bên ngồi trong việc hình thành nhân cách
con người. Ơng viết “Thân thể sinh ra trước tâm hồn, nên việc quan tâm đến thân thể
phải là việc trước tiên”. Bắt đầu là rèn luyện cơ thể, sau đó là các trị chơi và các bài tập
thể dục thể chất [14].
Nhà giáo dục Thụy Sĩ Logan Pêxtalotxi (1746-1827) có cơng lớn trong lĩnh vực
giáo dục thể chất. Ông đã soạn ra phương pháp phân tích, gọi các động tác ở khớp là
động tác sơ đẳng, là cơ sở để giảng dạy động tác phối hợp phức tạp [14].
Hệ thống GD thể chất ở Thụy Điển với đại biểu ưu tú chính là hai cha con P.Lingơ
(1776 – 1839) và I.Lingơ (1820 – 1886). Qua việc nghiên cứu về giải phẫu và sinh lý của
trẻ em, hai ông nhấn mạnh đến sự cần thiết phải bắt đầu giáo dục thể chất từ lứa tuổi còn
thơ ấu và trẻ em cần phải áp dụng những bài tập tăng cường và phát triển thân thể. Theo



9

ý kiến của ông: củng cố và tăng cường sức khỏe là nhiệm vụ duy nhất của thể chất nên trẻ
em cần nâng cao sự gắng sức thể lực chung. Tư thế đúng của tay, chân và mình được đặc
biệt chú ý trong khi thực hiện các vận động đi, chạy, nhảy… kết hợp với khả năng giữ
thăng bằng. Để tiếp tục hoàn thiện thêm các bài tập Lingơ đã bổ sung dụng cụ trong quá
trình thực hiện vận động cơ bản [17].
Gorinhépxki (1857 - 1937) - giáo sư, bác sĩ nhi khoa, học trò của p. Ph. Lexgáp,
là người đã làm rõ hơn học thuyết của Lexgáp về giáo dục thể chất. Hoạt động của ông
diễn ra trong suốt những năm 80 – 90 của thế kỉ XIX và tiếp tục trong vòng 20 năm sau
Cách mạng tháng Mười Nga. Ông nghiên cứu vấn đề vệ sinh của các bài tập thể chất,
thể dục chữa bệnh. Ông là người sáng lập công tác kiểm tra y tế và giáo dục trong các
tiết học thể dục và rèn luyện thể thao. Ông xác định những đặc trưng của giáo dục thể
chất trong các giai đoạn khác nhau của cuộc sống con người. Sơ đồ của ông về "Bài tập
thể chất phù hợp vói lứa tuổi" có ý nghĩa tuyên truyền rộng rãi và tác phẩm "Văn hoá
thể dục cho trẻ trước tuổi đến trường" đã bổ sung về mặt lí luận giáo dục thể chất cho
trẻ.
N. K. Krúpxkaia (1869 - 1939) là người có cơng lao lớn nhất trong q trình phát
triển lí luận về giáo dục tồn diện cho trẻ mầm non. Bà đã chỉ ra sự cần thiết phải nghiên
cứu lí luận giáo dục mới, xây dựng trên cơ sở học thuyết Mác - Lênin, kết hợp với nhiệm
vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Bà cho rằng, giáo dục thể chất cho trẻ có ý nghĩa lớn,
coi luyện tập thể dục thể thao là nhiệm vụ quan trọng để làm vững mạnh thế hệ mai sau.
Ghi nhận sự tác động có ích của bài tập thể chất lên cơ thể trẻ, bà đề cao vai trò của trị
chơi. Trị chơi khơng chỉ củng cố sức khoẻ của cơ thể, mà cịn được sử dụng với mục
đích giáo dục, góp phần hình thành, củng cố kĩ năng bài tập thể chất, giáo dục cách biết
điều khiển bản thân có tổ chức, có tính cách.
E.G. Gorinhépxkai bác sĩ, nhà giáo dục, đã đóng góp nhiều cơng lao trong
lĩnh vực lí luận và thực tiễn giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. Tác phẩm "Rèn luyện
cơ thể trẻ" và "Sự phát triển vận động cơ bản của trẻ mầm non" của bà và A. I. Bưcốpva

đã giúp cho các nhà nghiên cứu có cơ sở xây dựng hệ thống bài tập thể chất phù hợp với
trẻ mầm non.


10

Những cơng trình nghiên cứu khoa học về phương pháp của N.A. Métlơp, M.M.
Kơntorơvích, L.Mikhailơpva A.I. Bưcốpva có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển lí
luận và thực tiễn của giáo dục thể chất mầm non. Cùng với những tác giả khác, họ đã
nghiên cứu chương trình giáo dục thể chất cho trẻ, giáo trình giảng dạy cho trường Trung
học Sư phạm và những trò chơi vận động cho các trường mầm non.
Bên cạnh đó, nhà khoa học nổi tiếng Tiệp Khắc cũng đã đề cập về quy luật phát
triển các TCVĐ và các yếu tố chi phối trực tiếp đến hiệu quả công tác giáo dục thể chất
cho trẻ em (H.Tatrova và M.Mêxia, Tiệp Khắc, 1985).
Vào những năm gần đây, lĩnh vực giáo dục thể chất cũng được các nhà khoa học
quan tâm một cách toàn diện hơn. Đặc biệt là vấn đề TCVĐ và giáo dục TCVĐ.
J. M. Sheppard & W. B. Young với tác phẩm Agility literature review:
Classifications, training and testing của trường đại học Ballarat, Úc đã hệ thống lại các
quan điểm về TCNN của các nghiên cứu khoa học trên thế giới. Với nghiên cứu của J.
M. Sheppard & W. B. Young đã giúp làm sáng tỏ một phần của các TCVĐ đang được
các nhà giáo dục thể chất quan tâm hiện nay.
Trong Perceptual and motor skills đã thể hiện nghiên cứu của N. Oxyzoglou, A.
Kanioglou và G. Ore về việc đưa ra các bài tập đánh giá TCVĐ của trẻ mầm non. Các
nhà nghiên cứu cho rằng rèn luyện TCVĐ giúp cải thiện thể chất cho trẻ.
Qua đây, cho thấy rằng, nội dung rèn luyện thể lực, cụ thể là rèn luyện các TCVĐ,
trong đó có TCNN đã được quan tâm từ rất sớm và đang được tiếp tục nghiên cứu để
làm phong phú hơn nội dung giáo dục thể chất ngày nay.
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Trong cuốn “Thể dục thể thao nhi đồng trước tuổi học” của tác giả Lưu Tân đã
chỉ ra bài tập vận động gồm: bài tập động tác cơ bản, bài tập thể dục cơ bản, trò chơi

vận động và các hoạt động vận động với dụng cụ. Trong đó rèn luyện các bài tập động
tác cơ bản và rèn luyện các TCVĐ là mục tiêu, nội dung quan trọng để thực hiện nhiệm
vụ hoạt động thể dục thể thao. Theo ơng hoạt động này có thể rèn luyện tồn bộ cơ thể
một cách có hiệu quả, nâng cao, tăng cường thể chất, phát triển các năng lực hoạt động
cơ bản và tạo điều kiện để các em thích ứng tốt hơn đối với xã hội [12].


11

Tác giả Đặng Hồng Phương trong cuốn “Lí luận và phương pháp giáo dục thể chất
cho trẻ em lứa tuổi mầm non” đã chỉ ra các TCVĐ cơ bản trong vận động của trẻ như: tố
chất nhanh nhẹn, mạnh, bền và khéo léo [9].
Đề cập đến vấn đề rèn luyện TCVĐ trong một số luận văn thạc sĩ khoa học giáo
dục như: Phạm Thị Mỹ Hòa đã nghiên cứu một số biện pháp tổ chức bài tập thể dục nhịp
điệu để rèn luyện tố chất khéo léo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi; Đinh Thị Hồng Kiên đã
thiết kế một số trò chơi vận động nhằm rèn luyện tố chất khéo léo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi. Cả hai đề tài trên đã nghiên cứu sâu vào vấn đề TCVĐ của trẻ nhưng chưa đề cập
đến các biện pháp rèn luyện TCNN trong VĐ của trẻ.
Ngoài ra, trong các cấp học phổ thơng đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề
TCVĐ, trong đó TCNN cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm:
Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh, tốc độ khi học thể
dục nhào lộn cho sinh viên khoa GDTC trường ĐH Vinh năm 2005.
Nghiên cứu và lựa chọn một số trò chơi vận động nhằm nâng cao sức nhanh cho
học sinh nam khối 11 trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Hà Nội, khóa luận tốt nghiệp
2010.
Ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển sự khéo léo cho học sinh
khối 10 trường THPT Mỹ Hào – Hưng Yên, khóa luận Tốt nghiệp ĐH năm 2012.
Luận văn nghiên cứu ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm nâng cao thành
tích mơn chạy cư li ngắn cho HS nam khối 11 trường THPT (Khóa luận tốt nghiệp ĐH
năm 2013).

Những luận văn được đề cập đến vấn đề TCNN của trẻ thông qua các bộ môn thể
thao và trong các trò chơi. Nội dung đề cao vai trò của TCNN trong quá trình dạy học
và đào tạo nâng cao thành tích thể thao cho học sinh các cấp học; đồng thời qua đó giúp
cải thiện thể lực và sức khỏe cho người học.
Vì vậy, dựa trên kết quả nghiên cứu của các cơng trình kể trên, trong hệ thống
giáo dục thể chất cho trẻ mầm non vẫn chưa được khai thác nhiều về vấn đề các TCVĐ,
nên chúng tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu “Biện pháp rèn luyện tố chất nhanh nhẹn
trong vận động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi”, qua đây góp phần làm phong phú thêm cơ
sở lý luận và thực tiễn cho vấn đề này.


12

1.2. Các khái niệm công cụ
1.2.1. Vận động
 Khái niệm
Khái niệm VĐ được nghiên cứu, quan tâm dưới nhiều khía cạnh khác nhau:
Theo quan điểm duy vật biện chứng, VĐ là phương thức tồn tại của vật chất,
không chỉ là sự thay đổi vị trí trong khơng gian (hình thức vận động thấp, giản đơn của
vật chất) mà theo nghĩa chung nhất, vận động là mọi sự biến đổi. Ph. Ăngghen viết “VĐ
hiểu theo nghĩa chung nhất, bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra
trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”. Có rất nhiều hình thức
VĐ của vật chất (vận động cơ học, vật lý, hóa học, sinh học, xã hội), trong đó hình thức
VĐ phức tạp nhất của vật chất đó là vận động của sinh vật, cụ thể là VĐ của động vật
cao cấp – con người [13].
Xét ở góc độ sinh lý học, VĐ là sự chuyển động của cơ thể con người. Việc nắm
vững các chi tiết VĐ được xác định bởi sự hình thành hệ thống mới của sự hoạt động
não, cho nên ta có thể nói rằng VĐ chính là quá trình hoạt động của hệ thần kinh cao
cấp [10].
Trong tâm lý học, bất kì sự vật hiện tượng nào cũng luôn VĐ, bằng VĐ và thông

qua VĐ mà sự vật, hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của nó. Bởi vậy VĐ là thuộc
tính vốn có, là phương thức tồn tại của sự vật hiện tượng. Ở con người, thuộc tính đó,
phương thức đó chính là hoạt động. Các phạm trù hoạt động, tâm lý, ý thức là những
khái niệm cơ bản nhất của tâm lý học. Giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Hoạt động, giao tiếp của con người không thể diễn ra nếu thiếu sự tham gia của tâm lý,
ý thức. Mặt khác, tâm lý và ý thức cũng không thể tự nhiên sinh ra bên ngoài cuộc sống
hoạt động và giao tiếp của con người [18, tr.54]. Vì vậy, VĐ thúc đẩy sự phát triển tâm
lý. Ví như sự phát triển VĐ của bàn tay, ngón tay cho phép trẻ hoạt động một cách đa
dạng với đồ vật, hay việc biết đi giúp trẻ mở rộng phạm vi tiếp xúc với mơi trường xung
quanh… nhờ đó mà tâm lý của trẻ phát triển.
Ở góc độ giáo dục học, VĐ có trong tất cả mọi hoạt động của con người, nó có
tác động tốt lên cơ thể nếu đúng tư thế và vừa sức. VĐ là sự hoạt động tích cực của các
cơ quan vận động của con người; là phương tiện cơ bản, đặc biệt của quá trình giáo dục


13

thể chất. Chúng ta giáo dục thể chất cho trẻ chủ yếu là thông qua hoạt động tự vận động
của trẻ [10].
Theo Từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý thì VĐ được hiểu là sự thay đổi chỗ
hay tư thế của toàn bộ hay một phần thân thể. VĐ là điều kiện giữ gìn sức khỏe [22].
Vậy, VĐ là mọi sự biến đổi của cơ thể con người. Trong đó có sự tham gia của
hệ cơ, hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh. Việc thực hiện chế độ vận động hợp
lí cho trẻ em sẽ giúp cho quá trình phát triển cơ thể của trẻ tốt hơn, ngược lại sẽ có hại
cho sức khỏe của trẻ. Bên cạnh đó, VĐ làm cho cơ thể trẻ phát triển đều đặn, cân đối,
sức khỏe được tăng lên làm cơ sở cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người.
 Nội dung phát triển vận động
Phát triển các nhóm cơ: Cơ hơ hấp, tay vai, cơ chân, cơ lưng, cơ bụng…
Phát triển các vận động cơ bản (vận động thô): Đi, chạy, nhảy, thăng bằng, leo
trèo… Trẻ thực hiện các vận động theo nhạc, nhịp điệu và hiệu lệnh bằng lời, với các

dụng cụ như bóng, dây, gậy, vòng…
Phát triển các vận động tinh: vận động của bàn tay, sự khéo léo của các ngón tay,
phối hơp vận động mắt – tay và kĩ năng sử dụng các đồ dùng, dụng cụ (kéo, bút, đồ chơi…).
Trong các nội dung phát triển vận động trên, phát triển các vận động cơ bản là nội
dung quan trọng cần chú ý nhất để phát triển các tố chất vận động cho trẻ.
1.2.2. Vận động cơ bản
 Khái niệm
Vận động cơ bản là những VĐ cần thiết đối với con người trong cuộc sống, được
sử dụng trong hoạt động và hoàn cảnh khác nhau như: đi, chạy, nhảy, bài tập thăng bằng,
ném, chuyền, bắt, bị, trườn, trèo…; khắc phục khó khăn: nhảy qua rãnh nước, trèo lên
cây… Khi vận động, nó thu hút một số lớn cơ bắp làm việc [9, tr.173].
Khi thực hiện các VĐ cơ bản sẽ thu hút đa số các lượng cơ bắp hoạt động, đẩy
mạnh quá trình hoạt động sinh lý và nâng cao hoạt động sống của tồn bộ cơ thể. Như
vậy, qua q trình tập luyện các VĐ cơ bản sẽ giúp hoàn thiện khả năng làm việc của hệ
thần kinh trung ương, hệ tuần hồn, hệ hơ hấp, củng cố và phát triển cơ bắp, rèn luyện,
hình thành tư thế đúng…, qua đó phát triển thể lực, tạo điều kiện phát triển các tố chất
nhanh, mạnh, khéo léo,…


14

1.2.3. Kĩ năng vận động
Kĩ năng là động tác mà cơ sở của nó là sự vận dụng vào thực tế cấc kiến thức đã
tiếp thu được để đạt kết quả trong một hoạt động cụ thể [9].
Kĩ năng vận động là năng lực giải quyết nhiệm vụ vận động trong điều kiện người
học phải tập trung chú ý vào từng động tác của bài tập thể chất [9].
Đối với trẻ mầm non, kĩ năng vận động là mức độ tiếp thu kĩ thuật vận động thể
hiện ở sự tập trung chú ý vào các thao tác của bài tập, các thao tác vận động chưa nhuần
nhuyễn, chưa liên tục, chưa đảm bảo độ bền vững, dễ dàng mất đi nếu khơng được ơn
tập nhiều lần. Có thể thực hiện bài tập dưới nhiều hình thức như tập tay khơng, tập với

dụng cụ, dưới dạng trò chơi, tập kết hợp với âm nhạc [9].
Trong quá trình giáo dục thể chất, kĩ năng vận động được hình thành theo hai
dạng: kĩ năng thực hiện tổng hợp một số vận động và kĩ năng thực hiện các động tác
riêng lẻ với độ phức tạp khác nhau.
Các dấu hiệu đặc trưng của kĩ năng vận động là:
Việc điều khiển các động tác: thành phần của hành động trọn vẹn, diễn ra chưa
được tự động hóa mà phải ln ln có sự kiểm tra của ý thức, do đó dễ bị mệt mỏi và
rất căng thẳng.
Cách thức giải quyết nhiệm vụ vận động: chưa ổn định, việc tìm tịi những cách
thức mới hơn vẫn đang diễn ra.
Kĩ năng vận động là mức độ đầu tiên để đi đến nắm vững các hành động vận
động mà bất cứ người học nào cũng không thể bỏ qua được. Rèn luyện kĩ năng vận động
có giá trị giáo dưỡng rất lớn, vì cơ sở của nó là phải tư duy một cách tích cực [9].
1.2.4. Kĩ xảo vận động
Kĩ xảo là động tác lặp đi lặp lại nhiều lần đạt đến mức độ hoàn thiện, thể hiện sự
chính xác, nhanh và tiết kiệm sức lực [9].
Kĩ xảo vận động là năng lực giải quyết nhiêm vụ vận động một cách tự động hóa,
trong đó người học chỉ tập trung chú ý vào các điều kiện và kết quả của hành động mà
không tập trung vào kĩ thuật động tác riêng lẻ. Hay nói cách khác, kĩ xảo vận động là
loại hành động vận động được tự động hóa một cách có ý thức, tự động hóa nhờ luyện
tập [9].


×