Tải bản đầy đủ (.pdf) (195 trang)

Biện pháp giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 3 thông qua hoạt động dạy học môn tự nhiên và xã hội tại thành phố đà lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 195 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Kim Anh

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI
CHO HỌC SINH LỚP 3
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Kim Anh

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI
CHO HỌC SINH LỚP 3
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
Chuyên ngành : Giáo dục học (tiểu học)
Mã ngành

: 60 14 01 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THỊ KIM ANH

Thành phố Hồ Chí Minh – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất cứ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn
Trần Thị Kim Anh


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khố Cao học 24 chun ngành Giáo dục tiểu học, tôi nhận được
rất nhiều sự quan tâm, động viên và hỗ trợ. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Các thầy cơ thuộc Phịng Sau Đại học, Khoa Giáo dục tiểu học và toàn thể giảng
viên giảng dạy khoá Cao học 24 chuyên ngành Giáo dục tiểu học trường ĐHSP TP
HCM đã nhiệt tình giảng dạy và hướng dẫn chúng tơi trong suốt khố học.
Ban Giám hiệu và giáo viên dạy lớp 3 của các trường tiểu học tại thành phố Đà
Lạt đã nhiệt tình hỗ trợ, tạo điều kiện và tích cực tham gia cùng chúng tơi trong q
trình thực hiện đề tài.
Ban giám hiệu và Khoa Giáo dục tiểu học trường Cao đẳng Sư phạm TP Đà Lạt
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành khố học.
Đặc biệt, xin bày tỏ sự biết ơn đến Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Anh – người hướng
dẫn khoa học đã luôn tận tình hướng dẫn giúp đỡ và động viên tơi trong quá trình
thực hiện đề tài.
Các em học sinh lớp 3 đã nhiệt tình tham gia với chúng tơi trong suốt quá trình

thực hiện đề tài.
Gia đình và bạn bè đã ln hỗ trợ cho tơi nhiệt tình.
Trần Thị Kim Anh


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC ............................................................................. 7
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 7
1.1.1. Trên thế giới ..................................................................................................... 7
1.1.2. Tại Việt Nam .................................................................................................... 9
1.2. Một số khái niệm công cụ ....................................................................................... 11
1.2.1. Kỹ năng .......................................................................................................... 11
1.2.2. Kỹ năng xã hội ............................................................................................... 14
1.2.3. Giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động dạy
học môn Tự nhiên và Xã hội .......................................................................... 25
1.2.4. Hoạt động dạy học.......................................................................................... 29
1.2.5. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 3 ........................................................ 31
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.............................................................................................. 34
Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO HỌC
SINH LỚP 3 TẠI TP ĐÀ LẠT ............................................................... 35
2.1. Khái quát điều tra thực trạng .................................................................................. 35

2.1.1. Mục tiêu điều tra ............................................................................................ 35
2.1.2. Nội dung điều tra ............................................................................................ 35
2.1.3. Đối tượng điều tra .......................................................................................... 35
2.1.4. Thời gian điều tra ........................................................................................... 38
2.1.5. Phương pháp điều tra ..................................................................................... 38
2.2. Kết quả điều tra thực trạng...................................................................................... 40
2.2.1. Chương trình mơn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 (chương trình sau
năm 2000) ....................................................................................................... 40


2.2.2. Định hướng chương trình dạy về nội dung khoa học tự nhiên và khoa
học xã hội cho học sinh lớp 3 theo Đề án Đổi mới Sách giáo khoa .............. 41
2.2.3. Thực trạng nhận thức về KNXH .................................................................... 44
2.2.4. Thực trạng GDKNXH .................................................................................... 50
2.2.5. GDKNXH thông qua môn TN và XH............................................................ 56
2.2.6. Đánh giá mức độ KNXH của HS lớp 3 .......................................................... 61
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.............................................................................................. 69
Chương 3. ĐỀ XUẤT VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO
DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO HỌC SINH LỚP 3 TẠI TP
ĐÀ LẠT QUA MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI .................................. 71
3.1. Nguyên tắc và cơ sở đề xuất biện pháp GDKNXH ................................................ 71
3.1.1. Nguyên tắc GD KNXH .................................................................................. 71
3.1.2. Cơ sở đề xuất biện pháp ................................................................................. 72
3.2. Biện pháp giáo dục kỹ năng xã hội thông qua hoạt động dạy học môn Tự
nhiên và Xã hội cho học sinh lớp 3......................................................................... 76
3.2.1. Biện pháp tích hợp mục tiêu giáo dục kỹ năng xã hội vào mục tiêu dạy
học TN và XH ................................................................................................ 76
3.2.2. Biện pháp tích hợp nội dung GDKNXH vào nội dung dạy TN và XH ......... 79
3.2.3. Biện pháp sử dụng các phương pháp dạy học ................................................ 84
3.3. Kết quả nghiên cứu ................................................................................................. 96

3.3.1. Khái quát về thử nghiệm ................................................................................ 96
3.3.2. Kết quả của thử nghiệm ............................................................................... 100
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3............................................................................................ 112
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 116
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ/CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT

Các từ được viết đầy đủ

Các từ được viết tắt

1

Giáo viên

GV

2

Học sinh

HS

3

Phương pháp dạy học


PPDH

4

Kỹ năng xã hội

KNXH

5

Giáo dục kỹ năng xã hội

GDKNXH

6

Kỹ năng sống

KNS

7

Giáo dục kỹ năng sống

GDKNS

8

Phương pháp dạy học


PPDH


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Tình hình GV dạy lớp 3 tại TP Đà Lạt năm học 2014 – 2015 ................ 36

Bảng 2.2.

Tình hình các trường tiểu học tại TP Đà Lạt năm học 2014 - 2015 ........ 36

Bảng 2.3.

Danh sách các trường khảo sát ................................................................ 37

Bảng 2.4.

Cấu trúc chương trình môn TN và XH .................................................... 40

Bảng 2.5.

Kế hoạch giáo dục các môn ở Tiểu học ................................................... 43

Bảng 2.6.

Nhận thức của GV và CBQL về KNXH ................................................. 44

Bảng 2.7.


Nhận thức của phụ huynh về KNXH đối với HS lớp 3 ........................... 45

Bảng 2.8.

Nhận thức của GV và CBQL về vai trò của KNXH ............................... 46

Bảng 2.9.

Nhận thức của GV và CBQL về vai trị của KNXH đối với HS
lớp 3 thơng qua phỏng vấn ...................................................................... 47

Bảng 2.10.

Nhận thức của phụ huynh về vai trò của KNXH đối với học sinh
lớp 3 ............................................................................... ………………..49

Bảng 2.11.

Nhận định của GV và CBQL về các yếu tố ảnh hưởng đến
GDKNXH………….. .............................................................................. 50

Bảng 2.12.

Những biện pháp GDKNXH GV và CBQL đã sử dụng ......................... 51

Bảng 2.13.

Biện pháp GDKNXH cho HS lớp 3 của phụ huynh ................................ 52


Bảng 2.14.

Đánh giá những khó khăn khi GDKNXH cho học sinh của GV
và CBQL .................................................................................................. 53

Bảng 2.15.

Đánh giá những khó khăn khi GDKNXH qua phỏng vấn của GV
và CBQL .................................................................................................. 54

Bảng 2.16.

Lý do cần GDKNXH cho học sinh lớp 3 của GV và CBQL................... 55

Bảng 2.17.

Nhận định lý do nên tích hợp GDKNXH qua mơn TN và XH của
GV và CBQL ........................................................................................... 56

Bảng 2.18.

Những biện pháp GV và CBQL đã sử dụng để GDKNXH cho học
sinh lớp 3 thông qua môn TN và XH ...................................................... 58

Bảng 2.19.

Các phương pháp GV và CBQL đã sử dụng để GDKNXH qua môn
TN và XH cho học sinh lớp 3 .................................................................. 59

Bảng 2.20.


Những KNXH được GV và CBQL giáo dục thông qua môn TN
và XH ...................................................................................................... 60


Bảng 2.21.

Đánh ức độ kỹ năng xã hội học sinh lớp 3 của GV và CBQL ................ 62

Bảng 2.22.

So sánh kỹ năng giao tiếp của trường áp dụng và không áp dụng mơ
hình Vnen................................................................................................. 64

Bảng 2.23.

So sánh kỹ năng hợp tác của học sinh được học và không được học
mô hình Vnen .......................................................................................... 65

Bảng 2.24.

So sánh kỹ năng tương tác cơ bản của học sinh được học và không
được học mơ hình Vnen........................................................................... 66

Bảng 2.25.

So sánh kỹ năng giải quyết mâu thuẫn của học sinh được học và
không được học mơ hình Vnen ............................................................... 67

Bảng 2.26.


So sánh kỹ năng thấu cảm của học sinh được học và không được
học mô hình Vnen .................................................................................... 68

Bảng 3.1.

Đánh giá tính cần thiết của các biện pháp GDKNXH qua dạy học
môn TN và XH được đề xuất .................................................................. 74

Bảng 3.2.

Đánh giá tính khả thi của các biện pháp GDKNXH qua dạy học
môn TN và XH được đề xuất .................................................................. 75

Bảng 3.3.

Nội dung các bài TN và XH có thể tích hợp GDKNXH ......................... 80

Bảng 3.4.

Hệ thông các bài dạy được thử nghiệm ................................................... 99

Bảng 3.5.

So sánh mức độ kỹ năng giao tiếp đầu vào của nhóm đối chứng và
thử nghiệm ............................................................................................. 100

Bảng 3.6.

So sánh mức độ kỹ năng tương tác đầu vào của nhóm đối chứng và

thử nghiệm ............................................................................................. 100

Bảng 3.7.

So sánh mức độ kỹ năng hợp tác đầu vào của nhóm đối chứng và
thử nghiệm ............................................................................................. 101

Bảng 3.8.

So sánh mức độ kỹ năng giải quyết mâu thuẫn đầu vào của nhóm
đối chứng và thử nghiệm ....................................................................... 102

Bảng 3.9.

So sánh mức độ kỹ năng thấu cảm đầu vào của nhóm đối chứng và
nhóm thử nghiệm ................................................................................... 103

Bảng 3.10.

So sánh mức độ kỹ năng giao tiếp trước và sau khi thử nghiệm của
nhóm nghiên cứu ................................................................................... 104


Bảng 3.11.

So sánh mức độ của kỹ năng tương tác cơ bản trước và sau thử
nghiệm của nhóm nghiên cứu ................................................................ 105

Bảng 3.12.


So sánh mức độ của kỹ năng hợp tác trước và sau thử nghiệm của
nhóm nghiên cứu ................................................................................... 106

Bảng 3.13.

So sánh mức độ của kỹ năng giải quyết mâu thuẫn trước và sau thử
nghiệm của nhóm nghiên cứu ................................................................ 107

Bảng 3.14.

So sánh mức độ của kỹ năng thấu cảm trước và sau thử nghiệm của
nhóm nghiên cứu ................................................................................... 109

Bảng 3.15.

Mức độ hứng thú của HS đối với bài được thử nghiệm ........................ 110


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Mối quan hệ giữa KNXH và KNS ............................................................... 17
Hình 1.2. Sơ đồ phân loại kỹ năng xã hội của Kay Burke ........................................... 21
Hình 1.3. Mơ hình kỹ năng tư duy xã hội của Crick and Dodge (1994) ..................... 25
Hình 1.4. Bảng quy trình GDKNXH của Pearson ....................................................... 27
Hình 2.1. Biểu đồ nhận thức về vai trò của KNXH của GV và CBQL ....................... 46
Hình 2.2. Biểu đồ đánh giá vai trị của gia đình và nhà trường đối với GDKNXH .... 52
Hình 3.1. Mơ hình chương trình lồng ghép trong mơn ................................................ 73


1


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo
theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”. Nghị quyết số
29-NQ/TW đã cho thấy rõ vai trò, tầm trọng của phẩm chất và năng lực của người học
trong giai đoạn hiện nay. [21]
Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đề ra mục tiêu
“Đổi mới mục tiêu cơ bản của giáo dục từ tập trung vào trang bị kiến thức, kỹ năng
sang phát triển phẩm chất và năng lực người học, đảm bảo hài hoà giữa “dạy chữ”,
“dạy người” và định hướng nghề nghiệp”. Theo Đề án chương trình mới, sách giáo
khoa mới được xây dựng theo hướng không chỉ cung cấp những kiến thức, kỹ năng mà
còn phát triển năng lực, phẩm chất để học sinh có thể thích nghi với cuộc sống xã hội
và học tập suốt đời. Nội dung khoa học xã hội và khoa học tự nhiên ở tiểu học được
chia làm hai giai đoạn và được triển khai thành 3 môn học bắt buộc. Giai đoạn 1 (các
lớp 1, 2, 3), HS sẽ được học môn “Cuộc sống quanh ta”. Giai đoạn 2 (các lớp 4, 5), HS
được học hai môn học là “Tìm hiểu Xã hội” và “Tìm hiểu Tự nhiên”. Bên cạnh cung
cấp những kiến thức, kỹ năng cần thiết liên quan thì mơn học cịn hình thành cho HS
năng lực giải quyết vấn đề; tái hiện phân tích, tổng hợp, so sánh các sự kiện, hiện
tượng; ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội. [2,tr. 8]
Chúng ta có thể thấy dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất đang là
mối quan tâm hàng đầu hiện nay. Chúng ta khơng chỉ dạy chữ mà cịn dạy người. Kỹ
năng xã hội là một trong những yếu tố nền tảng để HS có thể phát triển năng lực và
phẩm chất. Có thể nói, hiện nay KNXH đã được nhìn nhận một cách đúng đắn. Đề án
cũng cho thấy, chúng ta có thể lồng ghép dạy cho trẻ những phẩm chất và năng lực
trên thông qua môn học, mà nội dung khoa học xã hội và khoa học tự nhiên là một ví
dụ điển hình.
Kỹ năng xã hội ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi con
người trong giai đoạn hiện nay. Walker (1983) quan niệm, KNXH là “một tập hợp các
năng lực mà cho phép mỗi cá nhân bắt đầu và duy trì mối quan hệ xã hội tích cực;



2

đóng góp vào sự chấp nhận của bạn bè và sự hài lòng với những đánh giá ở trường và
cho phép mỗi cá nhân đương đầu hiệu quả với môi trường xã hội rộng lớn hơn trường
học.” [63, tr.3]
Theo Zins, Weissbert, Wang, & Walberg (2004), KNXH là kỹ năng tổ chức và
quản lí cảm xúc, phát triển sự quan tâm đối với người khác, thiết lập mối quan hệ tích
cực, đưa ra những quyết định có trách nhiệm và xử lý các tình huống thử thách mang
tính xây dựng và có đạo đức. [69]
Những định nghĩa trên cho thấy KNXH là một tập hợp những mẫu hành vi giúp
cho con người có thể giao tiếp và tương tác hiệu quả với nhau. Trên cơ sở giao tiếp và
tương tác hiệu quả, chúng ta sẽ có nhiều mối quan hệ tốt, kỹ năng giao tiếp phát triển,
năng lực làm việc tốt hơn, có khả năng thành cơng cao hơn và hạnh phúc hơn. KNXH
cần thiết mọi nơi: trong môi trường gia đình, lớp học, cơng sở... Như vậy, có thể nói
đó là một kỹ năng thiết yếu. Chính vì vậy, việc dạy KNXH đã được các nhà nghiên
cứu, giáo dục ở các nước phát triển chú trọng dạy từ giai đoạn rất sớm như mầm non,
tiểu học. Để giáo dục kỹ năng xã hội một cách hiệu quả và nhẹ nhàng, họ đã tiến hành
giáo dục tích hợp với các mơn học.
Kỹ năng xã hội là một trong ba nhóm của kỹ năng sống. Trên thực tế, ở Việt
Nam, giáo dục kỹ năng sống đã được chú trọng trong môi trường giáo dục. Hiện nay,
GDKNS được rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà giáo dục quan tâm và được Nhà nước
khuyến khích, tạo điều kiện. Bên cạnh những những thuận lợi thì q trình GDKNS
cũng gặp khơng ít khó khăn như thời lượng học tập chiếm chủ yếu trong một tiết học,
điều kiện cơ sở vật chất cịn thiếu thốn,…Thêm vào đó, số lượng các cơng trình khoa
học về KNXH và GDKNXH cho HS tiểu học còn hạn chế. Những yếu tố kể trên đã
phần nào ảnh hưởng đến chất lượng GDKNXH cho HS tiểu học.
Từ những lí do trên, chúng tơi chọn đề tài nghiên cứu “Biện pháp giáo dục kỹ
năng xã hội cho học sinh lớp 3 thông qua hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội
tại thành phố Đà Lạt”.

2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp GDKNXH thông qua hoạt động dạy
học mơn Tự nhiên và Xã hội nhằm góp phần nâng cao KNXH cho học sinh lớp 3.


3

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lí luận của đề tài.
3.2. Khảo sát và phân tích thực trạng nhận thức quan niệm về KNXH,
GDKNXH và GDKNXH thông qua hoạt động dạy học môn TN và XH cho
HS lớp 3 tại TP. Đà Lạt.
3.3. Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp GDKNXH thông qua hoạt động
dạy học môn TN và XH cho HS lớp 3 tại TP Đà Lạt.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp GDKNXH cho HS lớp 3 thông qua hoạt động dạy học mơn TN và
XH.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Q trình GDKNS cho HS lớp 3 qua hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội
của GV.
5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: nghiên cứu bốn biện pháp giáo dục các KNXH như kỹ
năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng thể hiện sự thấu cảm, kỹ năng tương tác cơ
bản và kỹ năng giải quyết mâu thuẫn thông qua hoạt động dạy học môn TN và XH cho
HS lớp 3. Ba biện pháp GDKNXH cho HS lớp 3 qua môn Tự nhiên và Xã hội bao
gồm:
− Biện pháp tích hợp mục tiêu GDKNXH vào mục tiêu dạy học TN và XH;
− Biện pháp tích hợp nội dung GDKNXH vào nội dung dạy học TN và XH;
− Biện pháp sử dụng các phương pháp dạy học;

Địa bàn nghiên cứu: 23 trường tiểu học tại TP Đà Lạt.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Kỹ năng xã hội của HS tiểu học có thể hình thành và phát triển trong q trình
học tập mơn TN và XH. Do vậy, nếu GV lớp 3 sử dụng 3 biện pháp GDKNXH được
đề xuất một cách phù hợp thì việc GDKNXH sẽ đạt hiệu quả cao và góp phần nâng
cao KNXH cho HS lớp 3.


4

7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
Cách tiếp cận lịch sử - logic
Nghiên cứu tổng quan những cơng trình khoa học về KNXH, GDKNXH, cho
đối tượng HS trên thế giới và ở Việt Nam. Từ đó, chúng tơi kế thừa, phát triển đề tài
một cách khoa học theo hướng mới.
Cách tiếp cận hệ thống cấu trúc
Vận dụng cách tiếp cận hệ thống cấu trúc để hệ thống hoá cơ sở lý luận, làm
sáng tỏ một số khái niệm công cụ như kĩ năng, KNXH, GDKNXH, các thành tố của
hoạt động dạy học. Các KNXH được nghiên cứu trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau,
khơng có kỹ năng nào hồn tồn biệt lập mà đều nằm trong chỉnh thể thống nhất. Đồng
thời, đề tài nghiên cứu trên cơ sở cấu trúc đã được thiết lập.
Cách tiếp cận hoạt động
Nhân cách của con người sẽ hình thành và phát triển thơng qua các hoạt động
trải nghiệm. Trên cơ sở đó, thơng qua tổ chức các hoạt động dạy học môn TN và XH,
chúng tôi đề xuất và thử nghiệm các biện pháp GD KNXH cho HS lớp 3 để tạo điều
kiện cho các em trải nghiệm và phát triển.
Cách tiếp cận thực tiễn
Thực tiễn là cơ sở để nhận ra tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, đề xuất các
biện pháp GDKNXH. Thực tiễn cũng là cơ sở để đánh giá tính khoa học, hợp lí của

các biện pháp nghiên cứu. Do đó, việc đề xuất các biện pháp GD KNXH qua hoạt
động dạy học môn TN và XH cho HS lớp 3 phải dựa trên cách tiếp cận thực tiễn.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhằm mục đích tổng quan cơ sở lý luận một cách khoa học, chúng tơi tiến hành
thu thập, phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa những thơng tin khoa học qua
sách báo, tạp chí, các cơng trình nghiên cứu để tổng quan vấn đề nghiên cứu trên thế
giới, ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, hệ thống hóa các khái niệm công cụ của đề tài như kỹ
năng, KNXH, GDKNXH cho HS tiểu học, các thành tố của quá trình dạy học, tâm


5

sinh lí của HS lớp 3, GDKNXH cho HS tiểu học thông qua hoạt động dạy học môn TN
và XH. Từ đó, xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát
Nhằm mục đích thu thập các biểu hiện KNXH của HS lớp 3, chúng tôi sử dụng
phương pháp quan sát được tiến hành trong giờ ra chơi và giờ học.
Đối tượng quan sát là 40 HS lớp 3 trong nhóm thử nghiệm và đối chứng. Quan
sát cách các em đối xử với nhau, cách giao tiếp, cách thể hiện bản thân, cách ứng phó
với những rắc rối liên quan đến các mối quan hệ trong xã hội.
Song song với q trình quan sát, chúng tơi ghi chép những thơng tin thu thập
được từ quá trình quan sát (cách các em đối xử với nhau, cách giao tiếp, cách thể hiện
bản thân, cách ứng phó với những rắc rối liên quan đến các mối quan hệ trong xã hội.
Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn được thực hiện nhằm mục đích thu thập những thơng
tin về KNXH của HS lớp 3 và nhận thức của GV, CBQL và phụ huynh về KNXH,
GDKNXH, GDKNXH thông qua hoạt động dạy học môn TN và XH lớp 3.
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn trên 40 học sinh trong nhóm đối chứng và nhóm

thử nghiệm, 45 GV dạy lớp 3, 15 cán bộ quản lí và 20 phụ huynh HS lớp 3.
Phương pháp này nhằm thu thập những thông tin về mức độ KNXH, nhận thức
về KNXH, GDKNXH và các biện pháp GDKNXH của cho HS 3 thông qua môn TN
và XH.
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Bảng hỏi dành cho đối tượng 100 GV dạy lớp 3 hoặc đã từng dạy lớp 3 và 30
CBQL tại 23 trường tiểu học tại TP Đà Lạt nhằm thu thập các thông tin liên quan đến
quan niệm về KNXH, GDKNXH và những biện pháp đối tượng đã, đang và sẽ sử
dụng để GDKNXH, GDKNXH qua môn TN và XH.
Kết quả điều tra sẽ được sẽ được tiến hành xử lí và phân tích nhằm thu được
những thông tin cần thiết về thực trạng GDKNXH cho HS lớp 3 tại TP Đà Lạt.


6

Phương pháp thử nghiệm sư phạm
Chúng tôi tiến hành thử nghiệm một số biện pháp GD KNXH thông qua hoạt
động dạy học môn TN và XH ở lớp 3 nhằm kiểm chứng giả thiết nghiên cứu của đề tài
đưa ra.
Phương pháp xử lý số liệu
Đề tài sử dụng các phương pháp thống kê số liệu và phần mềm SPSS 20 để xử lý
các số liệu nghiên cứu thu được từ phiếu điều tra, kết quả thử nghiệm. Sau đó, trình
bày các số liệu dưới dạng bảng số liệu, biểu đồ.
8. Đóng góp mới của đề tài
Về lý luận
Tổng quan những cơng trình nghiên cứu về KNXH và GDKNXH dành cho đối
tượng HS tiểu học;
Hệ thống hóa lý luận về GDKNXH cho HS tiểu học, đặc biệt là đối tượng HS lớp
3 tại TP Đà Lạt.
Về thực tiễn

Khảo sát thực trạng về quan niệm về KNXH, mức độ KNXH của HS lớp 3,
GDKNXH, GDKNXH thơng qua tích hợp mơn TN và XH 3 tại TP Đà Lạt.
Đề xuất và thử nghiệm biện pháp tích hợp nội dung, tích hợp mục tiêu và biện
pháp sử dụng các phương pháp dạy học thông qua hoạt động dạy học môn TN và XH
cho HS lớp 3 trường tiểu học Lý Thường Kiệt tại TP Đà Lạt.
Từ đó đề xuất những kiến nghị cần thiết.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần “Mở đầu”, “Kết luận”, “Tài liệu tham khảo”, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh tiểu học
Chương 2: Thực trạng giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 3 tại TP Đà Lạt
Chương 3: Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp giáo dục kỹ năng xã hội cho học
sinh lớp 3 tại TP Đà Lạt thông qua môn Tự nhiên và Xã hội


7

Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Kỹ năng xã hội cũng như GDKNXH đã được quan tâm và nghiên cứu trong
nhiều thập kỉ nay. Tuy nhiên, do phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ dừng lại ở những
nghiên cứu quan trọng.
1.1.1. Trên thế giới
Hiện nay, các nước trên thế giới đã có nhiều chương trình nghiên cứu về KNXH
và GDKNXH với nhiều phương diện, đối tượng và khía cạnh khác nhau. Các tổ chức
quốc tế như WHO, UNICEF,... đã đóng vai trị quan trọng trong việc nghiên cứu
KNXH và GDKNXH cho các đối tượng khác nhau trong xã hội và đưa ra những biện
pháp hỗ trợ phù hợp cho những đối tượng này.

Đã có nhiều nghiên cứu về những nhân tố tác động cũng như các phương pháp,
kỹ thuật GDKNXH cho HS. Bàn về vai trị của GV trong GDKNXH, nhóm tác giả Đại
học Columbia, bao gồm Thomas A. DiPrete và Jennifer L. Jennings trong nghiên cứu
“Vai trò của giáo viên trong giáo dục kỹ năng xã hội, hành vi ở giai đoạn đầu tiểu học”
(Teacher Effects on Social/Behavioral Skills in Early Elementary School – 2009), đã
đưa ra cái nhìn mới mẻ về vai trị của người GV trong hình thành KNXH ở HS. Rất
nhiều nhà nghiên cứu trước đây chỉ đánh giá sự ảnh hưởng của GV trên lĩnh vực học
tập của HS (Clotfelter, Ladd, and Vigdor 2006; Rivkin, Hanushek, and Kain 2005;
Rockoff 2004). Những nghiên cứu này chỉ ra rằng những GV có kinh nghiệm, trình độ
học vấn cao thường có những tác động tích cực đến kết quả học tập của HS. Một mặt
cơng nhận tính thực tiễn và khoa học, một mặt Thomas A. DiPrete và Jennifer L.
Jennings cũng chỉ ra được điểm thiếu sót những nghiên cứu trước đây. Họ cho rằng
“Giáo viên khơng chỉ có thể nâng cao kiến thức mà cịn có thể cải thiện được những
KNXH và hành vi.” [50, tr.10]. Đồng quan điểm với những nhà nghiên cứu trước đó,
hai nhà nghiên cứu cũng cho rằng vai trò của cha mẹ, nhà thờ, cộng đồng rất quan
trọng trong việc tạo ra một môi trường tốt để HS có thể cải thiện KNXH của mình.
Thêm vào đó, họ cũng thực hiện những nghiên cứu dựa vào khả năng đọc và làm toán


8

của các HS để chứng minh KNXH tỉ lệ thuận với kết quả học tập của HS. Nghiên cứu
của họ đã cung cấp một khía cạnh mới trong q trình GDKNXH cho HS tiểu học.
Tuy nhiên, nghiên cứu chưa nêu rõ những yếu tố, đặc điểm cụ thể như giọng nói, cách
cư xử, cách giải quyết tình huống,…nào của người GV có thể tác động đến q trình
GDKNXH. Những cách thức mà GV có thể thực hiện để tác động đến KNXH của HS
cũng chưa được quan tâm đúng mực. [50], [44]
Nghiên cứu “Cải thiện kỹ năng xã hội cho học sinh tiểu học trong giờ sinh hoạt
lớp” (Improving social skills in elementary students through classroom meetings 2008) của nhóm tác giả Kira Fetissoff, Jeannie Kry và Aryn Skilling của đại học Saint
Xavier, Chicago, Illinois đi sâu vào sự tác động của nhân tố môi trường đến

GDKNXH. Nghiên cứu được thực hiện trên ba nhóm đối tượng là phụ huynh, GV và
HS. Các em có những khác biệt về trình độ học vấn, văn hóa, dân tộc, thu nhập gia
đình và nghề nghiệp và trình độ của cha mẹ. Các câu hỏi được đặt ra liên quan tới biểu
hiện thái độ của HS khi làm bài tập ở nhà, làm việc nhà, đối xử với cha, mẹ, chịu trách
nhiệm với công việc được giao, biểu hiện trên lớp, cảm nhận của các em với các bạn…
Dữ liệu cho thấy rằng các em thiếu những KN như tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác,
thấu hiểu và tự điều chỉnh cảm xúc. Biểu hiện sự thiếu hụt KNXH thường diễn ra ở
những HS bị cơ lập, hoặc những em có xu hướng nói chuyện trong lớp và mắt vẫn theo
dõi GV. Đặc biệt là những em HS trong những gia đình có thu nhập khơng ổn định, có
ba mẹ li hơn, có những gương xấu hay những HS bị cha mẹ bỏ rơi. Đồng quan điểm
với những nhà nghiên cứu trước đó như Atici (2007), Meier và các cộng sự (2006),
Johnson và các cộng sự (2005), Shapiro (1993), nhóm tác giả cũng cho rằng để giáo
dục tốt KNXH cần tạo cho các em một môi trường giao tiếp tốt. Để đạt được điều đó,
phụ huynh, GV, HS cần hợp tác cùng nhau. Trong những giờ sinh hoạt lớp để giáo dục
tốt KNXH, GV không chỉ cần tổ chức những môi trường để HS thảo luận, hợp tác mà
bản thân GV cũng cần tạo một hình mẫu tốt về KNXH để học sinh noi theo. Tác giả
Laura Fazio-Griffith, đại học Southeastern Louisiana trong nghiên cứu “Phát triển kỹ
năng xã hội cho học sinh tiểu học” (Social Skills Development for Elementary School
Children) cũng cho rằng nên tạo một môi trường cho HS rèn luyện KNXH. Theo bà,
chúng ta cần tổ chức những hoạt động lấy hình thức và phương pháp dạy học theo


9

nhóm nhỏ làm nền tảng. Như vậy, các nghiên cứu này đều đã xác định đúng vai trò và
sự tác động của môi trường trong GDKNXH. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ mới dừng lại
ở những trường hợp mẫu, những tình huống cụ thể. Nó chưa khái quát thành những
cách thức chung nhất, cụ thể để những nhà giáo dục có thể dựa vào đó tổ chức những
thành những hoạt động giáo dục. [55], [37], [56].
Nhìn chung, những nghiên cứu về KNXH và GDKNXH của các cơng trình trên

đã nêu ra được những yếu tố cơ bản tác động tích cực tới q trình GDKNXH ở HS
tiểu học. Những những đóng góp của họ sẽ góp phần xây dựng những phương pháp,
kỹ thuật để GDKNXH cho HS tiểu học một cách hiệu quả.
1.1.2. Tại Việt Nam
Kỹ năng xã hội là một trong ba nhóm thuộc kỹ năng sống nhưng hiện nay vẫn
chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu về KNXH và GDKNXH. Nó chỉ được nghiên
cứu trên những quy mơ nhỏ như các bài báo, các tham luận. Chẳng hạn như bài báo
“Kỹ năng xã hội – nền tảng cho sự hội nhập cho trẻ” của UNESCO Vietnam. Chính vì
vậy, trong phần lịch sử nghiên cứu trong nước chúng tôi xin chỉ đề cập đến những
nghiên cứu về KNS và GDKNS.
Năm 1995 – 1996, thông qua dự án “Giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khỏe
và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường”, thuật ngữ
“kỹ năng sống” bắt đầu được quan tâm ở nước ta. Từ đó đến nay, đã có nhiều dự án,
hội thảo, nghiên cứu liên quan tới GD KNS cho HS.
Một trong những người đi sâu vào nghiên cứu về KNS và GDKNS hiện nay là
tác giả Huỳnh Văn Sơn. Thông qua các cơng trình nghiên cứu như “Nhập mơn kỹ
năng sống”, Quan niệm kỹ năng sống hiện nay”, “Thử nghiệm biện pháp tác động
nhằm nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề cho sinh viên tại TP. Hồ Chí Minh – 2011”,
“Nguyên nhân của những hạn chế trong thực trạng kỹ năng sống của sinh viên các
trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh”,…tác giả chủ yếu nghiên cứu kĩ năng sống và
GDKNS trên đối tượng sinh viên. Kĩ năng sống ở đây được giáo dục với tư cách một
nội dung độc lập. Điều này khá phù hợp với trình độ nhận thức của sinh viên. Thông
qua những hoạt động của khoa Tâm lí, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh phối hợp
với Nhà văn hóa Thanh niên thành phố tổ chức, sinh viên sẽ được hiểu về vai trò và


10

các thông tin cần thiết về kĩ năng sống. Những hiểu biết đó tác động đến nhận thức của
sinh viên đối với KNS và góp phần hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề. Đây là một

trong những biện pháp hiệu quả để GDKNS. [23], [25], [26], [27]
Đi theo hướng tiếp cận mới, sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích
cực để tạo điều kiện, cơ hội cho HS được thực hành, trải nghiệm và rèn luyện KNXH
trong quá trình học tập, Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã chỉ đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam biên soạn bộ tài liệu về GDKNS cho
HS qua một số một môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Bộ tài liệu này
bao gồm “Giáo dục kỹ năng sống trong môn GDCD ở trường trung học cơ sở, Giáo
dục kỹ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở, Giáo dục kỹ năng
sống trong môn Sinh học ở trường trung học cơ sở, Giáo dục kỹ năng sống trong mơn
Địa lí ở trường trung học cơ sở, Giáo dục kỹ năng sống trong Hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở”. Bằng cách tích hợp GDKNS với các mơn
học, thơng qua sử dụng các phương pháp, kỹ thuật, HS được GDKNS một cách nhẹ
nhàng, hiệu quả, không làm nặng nề nội dung học tập, gây áp lực với HS và GV.
Hướng tiếp cận này khá phù hợp với HS tiểu học. [8], [9], [10], [11]
Đến nay, tiêu biểu có 4 cơng trình nghiên cứu kĩ năng sống và GDKNS dành cho
HS tiểu học. Thứ nhất là “Giáo dục sống khoẻ mạnh và kỹ năng sống trong dạy học Tự
nhiên - Xã hội ở tiểu học” (Dự án Đào tạo Giáo viên Tiểu học- 2007). Thứ hai là “Tích
hợp dạy kỹ năng sống cho học sinh tiểu học qua môn Khoa học và hoạt động ngoài giờ
lên lớp” (Lục Thị Nga - 2009). Thứ ba là “Giáo dục kỹ năng sống trong các môn học ở
tiểu học” (Bộ Giáo dục và Đào tạo - 2010). Và cuối cùng là luận án “Giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam (qua
mơn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học) của tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng. Những nghiên
cứu này đã đưa ra những hướng tích hợp GDKNS trong dạy học chương trình TN –
XH. Một số nghiên cứu đã có những nét mới như nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị
Thu Hằng, nghiên cứu đã chú ý tới việc khai thác nội dung trong dạy học KNS cho
HS, đánh giá được những sự tác động tới GDKNS cho các em và xây dựng các nhóm
biện pháp phù hợp với đối tượng là HS dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. [3], [20],
[15]



11

Như vậy, ở nước ta, các nghiên cứu hiện nay đa phần dành cho đối tượng là HS
thuộc độ tuổi trung học cơ sở, trung học phổ thông, sinh viên hay độ tuổi nhỏ hơn như
mầm non, còn các nghiên cứu dành cho HS tiểu học chưa nhiều. Đặc biệt là
GDKNXH cho các em thơng qua mơn TN và XH.
Nhìn chung, GDKNXH cho HS đã và đang là vấn đề được chính phủ và xã hội
quan tâm. Trên thế giới đã có nhiều dự án, cơng trình nghiên cứu về KNXH và
GDKNXH. Những nghiên cứu đó được thực hiện trên những nhóm đối tượng có
những đặc điểm tâm sinh lí, xã hội, kinh tế,… đa dạng và đã đưa ra những góc nhìn,
những cách tiếp cận nghiên cứu rất khoa học. Tại Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu
sâu vào KNXH và GDKNXH chưa nhiều. Đa phần là các nghiên cứu đi sâu vào kĩ
năng sống và GDKNS nhưng những cơng trình nghiên cứu đó đã đóng góp và củng cố
phương hướng giáo dục kỹ năng cho HS tiểu học.
1.2. Một số khái niệm công cụ
1.2.1. Kỹ năng
1.2.1.1. Định nghĩa kỹ năng
Wikipedia định nghĩa “Kỹ năng là khả năng được học để thực hiện một nhiệm
vụ với kết quả xác định trước trong một lượng thời gian, năng lượng nhất định hoặc
bao gồm cả hai. Nói cách khác, kỹ năng là khả năng mà người ta có. Kỹ năng thường
có thể được chia thành các kỹ năng chung và những kỹ năng cụ thể.” (A skill is the
learned ability to carry out a task with pre-determined results often within a given
amount of time, energy, or both. In other words the abilities that one possesses. Skills
can often be divided into domain-general and domain-specific skills.) [72]
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, “kỹ năng là khả năng vận
dụng được những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế”. [36,
tr. 520]
Từ điển Oxford định nghĩa kỹ năng là “khả năng làm tốt một cái gì đó” (the
ability to do something well). [75]
Tâm lý học đưa ra hai quan niệm về kỹ năng. Quan niệm thứ nhất: Kỹ năng là

mặt kỹ thuật của thao tác, hành động, hoạt động. Quan niệm thứ hai: Kỹ năng là biểu
hiện năng lực của con người.


12

Quan niệm thứ nhất có các tác giả như Trần Trọng Thuỷ, nhóm tác giả Nguyễn
Hữu Nghĩa, Triệu Xuân Quýnh, Bùi Ngọc Oánh, N.D.Levitovxam, Chaplin,…
Theo tác giả Trần Trọng Thủy, kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động, con
người nắm được cách hành động tức là có kỹ thuật hành động, có kỹ năng. [31, tr.49].
J.P. Chaplin (1968) định nghĩa “kỹ năng là thực hiện một trật tự cao cho phép
chủ thể tiến hành hành động một cách trôi chảy và đúng đắn.” [24, tr.17]
Quan niệm thứ hai có các tác giả như nhóm tác giả Nguyễn Quang Uẩn (chủ
biên), Nguyễn Kế Hào, Phan Thị Hạnh Mai (2005), A.V.Petrovski; Uỷ ban Giáo dục
Châu Âu; Huỳnh Văn Sơn,…
Khung chương trình học tập trọn đời của Châu Âu định nghĩa “kỹ năng là khả
năng áp dụng kiến thức và sử dụng kiến thức để hoàn thành nhiệm vụ và giải quyết
vấn đề”. (‘skills’ means the ability to apply knowledge and use know-how to complete
tasks and solve problems.) [66, tr. 3]
Giáo trình tâm lý học, (Dự án phát triển giáo viên tiểu học) cho rằng KN là khả
năng vận dụng kiến thức (khái niệm, cách thức, phương thức) để giải quyết một nhiệm
vụ mới. [35, tr 130]
Theo tác giả Huỳnh Văn Sơn “Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một
hành động nào đó bằng các vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để
hành động phù hợp với những điều kiện cho phép”. [24, tr 17]
Từ những quan niệm trên về KNXH, chúng ta có thể nhận ra kỹ năng có mối
quan hệ chặt chẽ với tri thức, nó hình thành thơng qua hoạt động học tập, rèn luyện.
Có thể nói kỹ năng có nguồn gốc tâm lí. Nó chính là mặt thao tác, hành động và hoạt
động.
Như vậy, kỹ năng là cách thức vận dụng những tri thức, cách thức, khả năng

được hình thành thơng qua học tập và rèn luyện để giải quyết tốt những vấn đề trong
cuộc sống.
1.2.1.2. Các mức độ của kỹ năng
Các nhà nghiên cứu chia quá trình hình thành kỹ năng thành nhiều mức độ khác
nhau. Những cách chia này phần lớn chia thành 5 mức độ từ thấp nhất đến cao nhất.


13

Dưới đây là cách chia của 2 tác giả lần lượt là V.P.Bexpalko, nhóm tác giả
K.K.Platonov và G.G.Golubev.
V.P.Bexpalko chia KNXH làm 5 mức độ.
Mức 1: kỹ năng ban đầu. Người học đã có kiến thức về nội dung một dạng kỹ
năng nào đó, và trong những tình huống cụ thể khi cần thiết, sẽ có thể tái hiện được
những thao tác, hành động nhất định. Tuy nhiên ở mức độ kỹ năng ban đầu này thì
người học thường chỉ thực hiện được yêu cầu của những KN này dưới sự hướng dẫn
của người dạy.
Mức 2: kỹ năng mức thấp. Người học có khả năng thực hiện được những thao
tác, hành động cần thiết theo một trình tự cần thiết trong những tình huống quen thuộc
và chưa di chuyển được sang những tình huống mới.
Mức 3: kỹ năng trung bình. Người học tự thực hiện thành thạo các thao tác đã
biết trong tình huống đã biết (quen thuộc) và hạn chế trong những tình huống mới.
Mức 4: kỹ năng cao. Người học tự lựa chọn hệ thống các thao tác, các hành động
cần thiết trong các tình huống khác nhau. Bên cạnh đó, người học đã biết di chuyển
KN trong phạm vi nhất định.
Mức độ 5: kỹ năng hoàn hảo. Người học nắm đầy đủ hệ thống các thao tác, các
hành động cần thiết và ứng dụng chúng một cách thành thạo trong tình huống khác
nhau mà khơng gặp khó khăn gì? [24, tr. 20]
Theo K.K.Platonov và G.G.Golubev, kỹ năng hình thành qua 5 giai đoạn:
Mức 1: có kỹ năng sơ đẳng, hành động được thực hiện theo cách thử và sai, dựa

trên vốn hiểu biết và kinh nghiệm.
Mức 2: biết cách thực hiện hành động khơng đầy đủ.
Mức 3: có những kỹ năng chung nhưng cịn mang tính rời rạc, riêng lẻ.
Mức 4: có những kỹ năng chuyên biệt để hành động.
Mức 5: vận dụng sáng tạo những kỹ năng đó trong các tình huống khác nhau.
[12, tr.51]
Dựa trên cách chia mức độ KNXH của V.P.Bexpalko và K.K.Platonov G.G.Golubev, chúng tôi chia KNXH cho học sinh tiểu học thành năm mức độ:
Mức 1: Rất thấp. Đối tượng không bao giờ thực hiện kĩ năng (không bao giờ)


14

Mức 2: Thấp. Đối tượng thực hiện kĩ năng khi được nhắc nhở (hiếm khi)
Mức 3: Trung bình. Đối tượng thực hiện kĩ năng chưa thành thạo ở những tình huống
quen thuộc (thỉnh thoảng)
Mức 4: Cao. Đối tượng thực hiện kĩ năng thành thạo ở các tình huống quen thuộc và
một số tình huống mới, có thiếu sót nhưng khơng đáng kể. (thường xuyên)
Mức 5: Rất cao. Đối tượng thực hiện kĩ năng linh hoạt, chính xác trong mọi tình
huống (rất thường xuyên)
Đây là những mức độ chúng tôi sử dụng để đánh giá mức độ KNXH của học
sinh lớp 3.
1.2.2. Kỹ năng xã hội
1.2.2.1. Khái niệm KNXH
Có rất nhiều nhà tâm lý học cũng như giáo dục học phương Tây nghiên cứu về
KNXH. Từ đó, mỗi nhà nghiên cứu đưa ra một quan niệm riêng về KNXH.
Theo Từ điển mở, “Kỹ năng xã hội là bất kì những kỹ năng tạo điều kiện tương
tác và giao tiếp hiệu quả với người khác. Quy tắc xã hội và các mối quan hệ được tạo
ra, truyền đạt, và thay đổi trong giao tiếp bằng lời và khơng lời. Q trình học tập
những kỹ năng này được gọi là xã hội hóa.” (Wikipedia: Social skill is any skill
facilitating interaction and communication with others. Social rules and relations are

created, communicated, and changed in verbal and nonverbal ways. The process of
learning such skills is called socialization.) [70]
Hai tác giả Combs và Slaby (1977) quan niệm KNXH là “khả năng tương tác với
người khác trong ngữ cảnh xã hội nhất định bằng những cách cụ thể được xã hội chấp
nhận hoặc ghi nhận và đồng thời đạt được lợi ích cá nhân, lợi ích qua lại, hoặc lợi ích
cơ bản đến những người khác” (the ability to interact with others in a given social
context in specific ways that are socially acceptable or valued and at the same time
personally beneficial, mutually beneficial, or beneficial primarily to others.) [49, tr.
52]
Theo Walker (1983), KNXH là:
“Là một tập hợp các năng lực:
a) Cho phép mỗi cá nhân bắt đầu và duy trì những mối quan hệ xã hội tích cực;


×