Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

Hoạt động ngoại giao của mặt trận dân tộc giải phóng miền nam việt nam và chính phủ lâm thời cộng hòa miền nam việt nam thời kỳ 1960 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 197 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phạm Thị Xn Hịa

HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO CỦA MẶT
TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM
VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ LÂM THỜI
CỘNG HỊA MIỀN NAM VIỆT NAM
THỜI KỲ 1960 - 1975

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Thành Phố Hồ Chí Minh – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phạm Thị Xn Hịa
HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO CỦA MẶT TRẬN DÂN
TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM VÀ
CHÍNH PHỦ LÂM THỜI CỘNG HỊA MIỀN NAM
VIỆT NAM
THỜI KỲ 1960 - 1975

Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 602254

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA


HỌC:
TS. LÊ HUỲNH HOA
Thành Phố Hồ Chí Minh - 2012


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Khoa Lịch Sử và Phòng Sau Đại học
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi
cho em trong quá trình học tập tại trường
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến T.s Lê Huỳnh Hoa, cơ đã nhiệt tình
giúp đỡ em trong q trình làm luận văn.
Xin cảm ơn bố mẹ, gia đình và các bác đã từng tham gia vào
MTDTGPMNVN, CPCMLTCHMNVN đã có những động viên, đóng góp
q báu để hồn thành luận văn này.


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong
các cơng trình khác.
HỌC VIÊN CAO HỌC

Phạm Thị Xn Hòa


NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
- MTDTGPMNVN

: Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam
Việt Nam


- CPCMLTCHMNVN : Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng
hịa miền Nam Việt Nam
- VNDCCH

: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

- VNCH

: Việt Nam Cộng hịa

- TP. HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

- XHCN

: xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... 3

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................... 4
NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ................ 5
MỤC LỤC ....................................................................................... 6
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ..............................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................3

4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .........................................................................3
5. Cấu trúc của luận văn ................................................................................7
6. Đóng góp của luận văn...............................................................................7

CHƯƠNG 1: Q TRÌNH THÀNH LẬP MẶT TRẬN DÂN
TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM (1954 - 1960) .... 8
1.1. Một số khái niệm chung ..........................................................................9
1.1.1. Mặt trận ........................................................................................................... 9
1.1.2. Khái niệm về ngoại giao ............................................................................... 15

1.2. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời – Một tất
yếu lịch sử của cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam. ........................ 18
1.2.1. Mối quan hệ hai cực của chiến tranh lạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai –
Một yếu tố quan trọng tác động đến những biến động của cách mạng Việt Nam. . 18
1.2.2. Chính sách chống cộng của Mỹ và Chính quyền tay sai Ngơ Đình Diệm –
Yếu tố thúc đẩy sự chuyển hướng chiến lược của cách mạng miền Nam. ............. 23
1.2.3. MTDTGPMNVN thành lập – bước chỉ đạo chiến lược tất yếu cho cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam. ..................................................... 32

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO CỦA MẶT TRẬN
DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 1960 - 1969 ........................................................................ 44
2.1. Tình hình trong và ngoài nước ảnh hưởng đến hoạt động ngoại giao
của MTDTGPMNVN .................................................................................. 44
2.2. Hoạt động ngoại giao MTDTGPMNVN vì mục tiêu hịa bình trung
lập giai đoạn 1960 – 1964. ........................................................................... 52


2.2.1. Cơ sở cho hoạt động ngoại giao hịa bình trung lập giai đoạn 1960 – 1964. 52
2.2.2. Hoạt động ngoại giao MTDTGPMNVN giai đoạn 1960–1964 với quan hệ

gắn chặt với hoạt động ngoại giao của chính phủ VNDCCH. ................................ 54
2.2.3. Những thành quả ngoại giao của Mặt trận giai đoạn 1960-1965. ................. 66

2.3. Hoạt động ngoại giao của MTDTGPMNVN giai đoạn 1965 – 1968 vì
mục tiêu đồn kết, mở rộng bang giao quốc tế......................................... 72
2.3.1. Định hướng hoạt động và nhiệm vụ ngoại giao của nước VNDCCH và của
MTDTGPMNVN. ................................................................................................... 72
2.3.2. Phương châm và hình thức tiến hành ngoại giao của MTDTGPMNVN. ..... 75
2.3.3. Những hoạt động ngoại giao cụ thể của MTDTGPMNVN giai đoạn 19651968. ........................................................................................................................ 76
2.3.4. Thành quả của hoạt động ngoại giao Mặt trận – Một đóng góp quan trọng
trong việc xây dựng hình ảnh lực lượng cách mạng miền Nam trên trường quốc tế.
................................................................................................................................. 83

CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO CỦA CHÍNH PHỦ
CÁCH MẠNG LÂM THỜI CỘNG HÒA MIỀN NAM VIỆT
NAM (1969-1975).......................................................................... 85
3.1. CPCMLTCHMNVN – Bước chuyển đổi tất yếu đánh dấu thắng lợi
bước đầu, cơ bản của cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam Việt
Nam. .............................................................................................................. 85
3.2. Hướng đến Hội nghị Pari vì một giải pháp hịa bình giải quyết vấn
đề chiến tranh Việt Nam 1969 - 1973 ........................................................ 91
3.3. Hoạt động ngoại giao của CPCMLTCHMNVN giai đoạn sau ký kết
Hiệp định Paris ngày 17-1-1973 đến 1975............................................... 108

CHƯƠNG 4: THÀNH TỰU VÀ Ý NGHĨA HOẠT ĐỘNG
NGOẠI GIAO CỦA MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHĨNG
MIỀN NAM VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG
LÂM THỜI CỘNG HÒA MIỀN NAM VIỆT NAM .............. 120
4.1. Những thành tựu của hoạt động ngoại giao .................................... 120
4.2. Ý nghĩa hoạt động ngoại giao của MTDTGPMNVN và

CPCMLTCH MN VN ............................................................................... 135
4.3. Vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận đối với thắng lợi
của cuộc đấu tranh ngoại giao ................................................................. 143

KẾT LUẬN ................................................................................. 149


TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 153
PHỤ LỤC .................................................................................... 160


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Hoạt động ngoại giao là một trong những yếu tố góp phần tạo nên sức mạnh
của dân tộc Việt Nam trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Trong tiến trình
lịch sử dân tộc, hoạt động ngoại giao khơng chỉ đóng góp to lớn về mặt chính trị
mà còn ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác như kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật...
Ngày nay, hoạt động ngoại giao càng giữ vai trò quan trọng hơn. Bởi khơng chỉ
giữ vững mơi trường hịa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc
đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hố, hiện đại hố đất
nước, mà cịn đóng góp thiết thực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp
phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hịa bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Nhìn lại lịch sử Việt Nam, từ thời kỳ độc lập tự chủ, các triều đại phong
kiến nước ta đã chú trọng đến hoạt động ngoại giao. Nhờ đó mà sau các cuộc
kháng chiến chống xâm lược phương Bắc, nước ta có được thời gian lâu dài để
khôi phục và phát triển đất nước. Như vậy, hoạt động ngoại giao khéo léo sẽ đem
đến những hiệu quả to lớn.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bên cạnh hoạt động đấu
tranh trực diện với kẻ thù trên mặt trận chính trị, quân sự, binh vận... Đảng Cộng

sản Việt Nam xem hoạt động ngoại giao là một phần không thể thiếu của cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc. Cơng tác ngoại giao trong giai đoạn này đã thể hiện được
sự đúng đắn, tính chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, tạo được sự đồng tình ủng
hộ của nhân dân các nước, của các tổ chức quốc tế và khu vực trên thế giới. Kết
quả từ hoạt động ngoại giao đó đã góp phần mang lại thắng lợi cuối cùng của cuộc
kháng chiến - giải phóng hồn tồn Miền Nam thống nhất đất nước vào mùa xuân
năm 1975.
Xuất phát từ điều kiện thực tế của nước ta, từ những khác biệt, những cản
trở trong dư luận quốc tế và hoàn cảnh đấu tranh khác nhau của hai miền Nam –


Bắc, ngoại giao Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước phải chia thành hai
bộ phận: miền Bắc có hoạt động ngoại giao của Bộ Ngoại giao Nước Việt Nam
Dân chủ Cộng Hòa (VNDCCH), miền Nam hoạt động ngoại giao dưới sự lãnh đạo
của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN) và sau
năm 1969 là hoạt động ngoại giao của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa
miền Nam Việt Nam (CPCMLTCHMNVN). Những thắng lợi ngoại giao trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã thể hiện sinh động, rõ nét sự lãnh đạo
đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những bài học kinh
nghiệm từ hoạt động ngoại giao trong giai đoạn này cho đến hơm nay vẫn có giá trị
rất cao, nhất là với hình thức ngoại giao nhân dân. Chính vì thế, nghiên cứu về
hoạt động ngoại giao của MTDTGPMNVN và của CPCMLTCHMNVN, trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước không chỉ dựng lại bức tranh tổng thể và
sinh động về hoạt động ngoại giao phong phú của lực lượng cách mạng trong thời
kỳ chống Mỹ, mà còn rút ra nhiều bài học quý báu cho hoạt động ngoại giao của
Việt Nam trong giai đoạn hậu chiến tranh lạnh và tồn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay.
Nghiên cứu về “Hoạt động ngoại giao của Mặt trận Dân tộc Giải phóng
miền Nam Việt Nam và Chính phủ lâm thời Cộng hịa miền Nam Việt Nam thời
kỳ 1960-1975” giúp ích cho việc tìm hiểu sâu hơn lịch sử Việt Nam thời kỳ hiện
đại, một giai đoạn lịch sử quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam, là nội dung

trọng tâm của chương trình phổ thơng. Giúp hiểu biết hồn chỉnh giai đoạn lịch sử
chống Mỹ của dân tộc Việt Nam tạo điều kiện tốt cho việc giảng dạy lịch sử ở
trường phổ thông trung học nhất là khối lớp 12.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài “Hoạt động ngoại giao của Mặt
trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Lâm thời Cộng hịa
miền Nam Việt Nam thời kỳ 1960 - 1975” là các hoạt động ngoại giao của
MTDTGPMNVN và CPCMLTCHMNVN. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu
chi tiết hoạt động ngoại giao giai đoạn 1960 – 1975, luận văn cũng đồng thời tìm


hiểu các chính sách ngoại giao của nhà nước VNDCCH và ảnh hưởng qua lại của
hai hoạt động ngoại giao này cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Phạm vi không gian nghiên cứu của đề tài là những mối quan hệ quốc tế
trong đó quan trọng nhất là quan hệ quốc tế trong giai đoạn 1960 – 1975 liên quan
đến cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam và địa bàn hoạt động của
MTDTGPMNVN và CPCMLTCHMNVN.
Phạm vi thời gian là từ khi MTDTGPMNVN ra đời (năm 1960) đến khi
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi hoàn tồn (năm 1975). Tuy nhiên,
để có cái nhìn tổng thể, luận văn cũng sẽ tìm hiểu bối cảnh chung của cả Việt Nam
và thế giới sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, đặc biệt là sau cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp thắng lợi năm 1954, đến việc Mỹ nhảy vào Đơng Dương thực
hiện các chính sách thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam.

3. Phương pháp nghiên cứu
Để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu của đề tài, luận văn sử dụng hai phương
pháp nghiên cứu chính là phương pháp lịch sử và phương pháp logic.
Phương pháp lịch sử áp dụng trong luận văn nhằm tập hợp, phân tích đánh
giá các hoạt động ngoại giao trong các hồn cảnh cụ thể theo trình tự khơng gian

và thời gian. Bên cạnh đó, sử dụng phương pháp logic là để phân tích tác động,
mối liên hệ qua lại giữa các hoạt động ngoại giao đưa đến thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp
thống kê, phương pháp suy luận, phương pháp diễn dịch... để góp phần làm sáng tỏ
thêm các nhận định, đánh giá trong luận văn.

4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hoạt động ngoại giao của Việt Nam nói chung, của MTDTGPMNVN và
CPCMLTCHMNVN trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước nói riêng đã được rất nhiều
cơ quan, các nhà nghiên cứu... từ cấp Trung ương đến các địa phương tập trung
nghiên cứu. Chính vì thế, có rất nhiều cơng trình: sách, tạp chí, kỷ yếu hội thảo...


nghiên cứu về giai đoạn chống Mỹ, trong đó hoạt động ngoại giao là một phần
không thể thiếu của đấu tranh cách mạng. Một số cơng trình chính có thể kể đến là:
- Cuốn sách Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (19601977) của hai tác giả Hà Minh Hồng và Trần Nam Tiến do Nxb Tổng Hợp
TP.HCM xuất bản năm 2010. Sách giới thiệu ngắn gọn nhưng tương đối đầy đủ về
MTDTGPMNVN với những nội dung cơ bản về qua trình ra đời, hoạt động và vai
trị của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng. Trong đó nêu khá cụ thể các vấn đề: Bối
cảnh lịch sử và những tiền đề trực tiếp của sự ra đời Mặt Trận Dân Tộc Giải
Phóng, cương lĩnh của MTDTGPMNVN, cuộc kháng chiến của nhân dân miền
Nam dưới sự lãnh đạo của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng...
- Cơng trình Chung một bóng cờ do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ chủ biên,
Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 1993. Đây là một tập hợp các bài
viết về MTDTGPMNVN của những người đã từng tham gia lãnh đạo trong Mặt
trận như LS. Nguyễn Hữu Thọ - Chủ tịch Mặt trận, Thượng tướng Trần Văn Trà,
Tướng Trần Nam Trung - Đại diện lực lượng vũ trang nhân dân sau là Bộ trưởng
Bộ quốc phòng của CPCMLTCHMNVN, Trần Bạch Đằng - Chủ tịch hội liên hiệp
thanh niên giải phóng miền Nam Việt Nam... Những bài viết trong cơng trình trình

bày nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc kháng chiến, từ chính trị, quân sự, binh
vận, ngoại giao, trên địa bàn nông thôn, rừng núi, đô thị và với sự đấu tranh của
các tầng lớp giai cấp trong xã hội như nông dân, phụ nữ, trí thức... Bên cạnh đó,
cơng trình cịn có phần phụ lục khá đầy đủ về hệ thống tổ chức và một số hình ảnh
về CPCMLTCHMNVN.
- Tác phẩm Ngọn cờ vẻ vang của Đinh Phong và Trần Thanh Phương, Nxb
Văn hóa Thơng tin năm 2010. Cơng trình viết nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập
CPCMLTCHMNVN gồm một tập hợp những văn kiện, ý kiến chỉ đạo, các bài báo
cáo, tham luận, liên quan đến quá trình hoạt động của CPCMLTCH MNVN và các
cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam trên các mặt trận, các vùng chiến lược...
- Luận văn thạc sĩ của Đoàn Luyến với đề tài Vai trò của MTDTGP MNVN
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1960-1968), bảo vệ tại Trường Đại học Sư
phạm TP. HCM năm 2007. Luận văn giới thiệu tổng quan về hoạt động của Mặt


Trận Dân Tộc Giải Phóng giai đoạn 1960-1968. Trong đó đề cập đến hồn cảnh ra
đời, hoạt động chính trị, quân sự, ngoại giao của mặt trận từ năm 1960 - 1968. Qua
đó, nêu bật vai trị của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng trong sự nghiệp đấu tranh
chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc, thực hiện nhiệm vụ thống nhất đất nước.
- Cuốn sách Ngoại giao Việt Nam 1945-2000 do Nguyễn Đình Bin chủ
biên, Nxb CTQG Hà Nội năm 2002, là một cơng trình nghiên cứu khoa học công
phu của tập thể các nhà ngoại giao, các chuyên gia hàng đầu về quan hệ quốc tế
của nước ta như Nguyễn Mạnh Cầm - nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ ngoại
giao, Đinh Nho Liêm, Trần Quang Cơ, Hà Văn Lâu... Sách phát họa những nét
chính của hoạt động ngoại giao Việt Nam từ năm 1945 - 2000 và hệ thống lại
những sự kiện ngoại giao của Việt Nam.
- Cuốn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (1960-1975) là
Luận văn Thạc Sĩ Lịch sử của Nguyễn Thanh Hải, Trường ĐHKHXH-NV TP.
HCM, bảo vệ năm 1997. Luận văn chủ yếu khái quát toàn bộ các hoạt động của
Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng từ năm 1960-1975 như hồn cảnh ra đời hoạt động

chính trị, qn sự; một số sự kiện về hoạt động ngoại giao và đề cập sơ lược về vai
trò của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng.
- Cuốn sách Mặt trận dân tộc giải phóng, Chính phủ cách mạng lâm thời
tại hội nghị Paris về Việt Nam, Nguyễn Thị Bình chủ biên, Nxb CTQG năm 2001.
Sách ra đời nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập MTDTGPMNVN. Trong đó các
tác giả đã phát họa bức tranh sống động về quá trình đấu tranh đàm phán, qua báo
chí, qua dư luận quốc tế từ ngày mở đầu hội nghị bốn bên đến khi ký kết hiệp định
Paris và thời gian thi hành hiệp định.
- Cuốn sách Luật sư Nguyễn Hữu Thọ - gắn bó với dân tộc, với nhân dân,
với cách mạng, Trần Bạch Đằng chủ biên, Nxb CTQG Hà Nội xuất bản năm 1996.
Đây là tập hợp các bài viết, các bài phát biểu và các văn kiện của LS Nguyễn Hữu
Thọ trong suốt thời kỳ lãnh đạo cách mạng miền Nam qua tổ chức MTDTGP
MNVN và một số bài viết cảm nghĩ về những đóng góp, những cảm tình của các
giới dành cho LS Nguyễn Hữu Thọ.


- Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, người con tận trung với nước, tận hiếu với
dân, sách do Trần Bạch Đằng chủ biên, Nxb CTQG Hà Nội xuất bản năm 1998.
Nhóm tác giả trong đó có Trần Bạch Đằng người đã gắn bó với Luật sư Nguyễn
Hữu Thọ từ thời MTDTGPMNVN đến những năm sau khi đất nước thống nhất.
Nội dung chính của sách là những đóng góp to lớn, qng đời hoạt động cách
mạng, cảm tình của đồng bào đồng chí và bạn bè thế giới đối với LS. Nguyễn Hữu
Thọ.
- Cuốn sách Ngoại giao và công tác ngoại giao của tác giả Vũ Dương
Huân, Nxb CTQG Hà Nội năm 2009. Nội dung sách giới thiệu những khái niệm,
những hình thức ngoại giao và quá trình hình thành khái niệm ngoại giao trong lịch
sử. Qua đó, sách giúp người đọc biết chính xác hơn về hoạt động ngoại giao và các
hình thực liên quan nhất là sự đa dạng, phong phú của các hình thức ngoại giao
thời đại hiện nay.
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Văn kiện Đảng về Mặt

trận dân tộc Thống nhất Việt Nam, tập 2 (1945-1977) do NXB CTQG Hà Nội in
2001. Nội dung sách là tập hợp các văn kiện cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam,
có liên quan đến đường lối hoạt động của Mặt Trận Thống Nhất Việt Nam trong
đó có thời kỳ 1960-1975 của MTDTGPMNVN.
Qua phần trình bày lịch sử nghiên cứu vấn đề như trên cho thấy cho đến
hiện nay vẫn cịn thiếu những cơng trình nghiên cứu về hoạt động ngoại giao
xuyên suốt của MTDTGPMNVN và CPCMLTCHMNVN ở miền Nam Việt Nam
trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Vì vậy, tơi đã chọn đề tài “HOẠT
ĐỘNG NGOẠI GIAO CỦA MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHĨNG MIỀN
NAM VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ LÂM THỜI CỘNG HÒA MIỀN NAM
VIỆT NAM THỜI KỲ 1960 - 1975” làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ. Tuy nhiên,
các tác phẩm, luận văn, cơng trình nghiên cứu... kể trên đã tạo điều kiện cho việc
nghiên cứu và tiếp cận các vấn đề cần tìm hiểu của luận văn. Trong quá trình thực
hiện đề tài, tác giả luận văn đã kế thừa và tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu
của nhiều cơng trình nghiên cứu trước.


5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn được chia làm bốn chương chính. Tên nội dung cụ thể từng chương như sau:
Chương 1: Sự thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam
1959– 1960.
Chương 2: Hoạt động ngoại giao của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền
Nam Việt Nam 1960 – 1968.
Chương 3: Hoạt động ngoại giao của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng
hòa miền Nam Việt Nam giai đoạn 1969 – 1975.
Chương 4: Thành tựu và ý nghĩa hoạt động ngoại giao của Mặt trận Dân tộc
Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hịa
miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.


6. Đóng góp của luận văn
Qua nghiên cứu “Hoạt động ngoại giao của Mặt trận Dân tộc Giải phóng
miền Nam Việt Nam và Chính phủ Lâm thời Cộng hịa miền Nam Việt Nam thời
kỳ 1960-1975” đề tài có một số đóng góp sau:
-

Phục dựng có hệ thống tồn cảnh hoạt động ngoại giao của
MTDTGPMNVN trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, một thời kỳ vơ vàn
khó khăn thử thách của dân tộc Việt Nam. Trong khó khăn thử thách đó
lực lượng cách mạng Việt Nam đã vươn lên không ngừng, đã đem lại
những thành quả to lớn trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

-

Phân tích thành quả lớn nhất của hoạt động ngoại giao là tạo nên dư luận
quốc tế tốt, đầy thiện cảm đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt
Nam. Đó chính là những phong trào, những diễn đàn chống chiến tranh
ở các hội nghị quốc tế, ở các nước trên thế nhằm mục đích hỗ trợ cho
cuộc chiến đấu chống Mỹ, cứu nước của nhân dân miền Nam.

-

Qua nghiên cứu về hoạt động ngoại giao, chứng tỏ sự sáng suốt, linh
hoạt, sáng tạo trong đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.


Bên cạnh ý nghĩa khoa học, việc nghiên cứu đề tài còn đem lại những bài
học thực tiễn quý giá cho hoạt động ngoại giao hiện nay. Trong mối quan hệ quốc
tế mới, với xu hướng tồn cầu hóa, các quốc gia dân tộc trên thế giới đều chung

tay với nhau trên mọi lĩnh vực không phân biệt dân tộc, tơn giáo và cả chính trị
nhằm xây dựng một thế giới hịa bình, hợp tác, hữu nghị và cùng tiến bộ. Với một
thế giới có xu hướng như thế thì hoạt động ngoại giao là một lĩnh vực hoạt động có
vai trị quan trọng trong quản lý nhà nước, quyết định sự phát triển của cả quốc gia
dân tộc. Những bài học kinh nghiệm về hoạt động ngoại giao trong lịch sử Việt
Nam sẽ góp phần đưa đất nước phát triển, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, văn minh.

CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP MẶT TRẬN DÂN
TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM (1954 - 1960)


1.1. Một số khái niệm chung
1.1.1. Mặt trận
Theo Từ điển Tiếng Việt, “Mặt trận” được định nghĩa là “tổ chức có hàng
ngũ và đeo đuổi một mục đích tranh đấu gắt gao như ở bãi chiến trường” [50324].
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, từ thời kỳ phong kiến Việt Nam đến các
cuộc đấu tranh chống xâm lược thời cận – hiện đại, các triều đại phong kiến và
lãnh đạo lực lượng cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ đã có nhiều hình thức tập
hợp lực lượng để tạo nên sức mạnh to lớn của dân tộc, của nhân dân vào cuộc đấu
tranh chống ngoại xâm như Hội nghị Diên Hồng thời Trần, Hội nghị quốc dân ở
Tân trào thời kỳ chống Pháp trước cách mạng tháng Tám …, các hình thức tập hợp
lực lượng này là một trong những nhân tố góp phần đem đến thắng lợi cho dân tộc
Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước, giành lại độc lập dân tộc. Kế thừa
truyền thống đấu tranh đó, Đảng cộng sản Việt Nam và Bác Hồ đã kết hợp nhu cầu
đấu tranh cách mạng ở miền Nam nói riêng và cả nước nói chung để chỉ đạo thành
lập một tổ chức mang tên “MTDTGPMNVN”. Đây là “Mặt trận” tập hợp mọi
thành phần, mọi tầng lớp nhân dân đồn kết chống giặc vì quốc gia dân tộc.
Ngay từ Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt được thông qua tại Hội
nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (2-1939) do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ

trì đã vạch ra sự cần thiết phải xây dựng một Mặt trận Dân tộc thống nhất nhằm
đoàn kết các giai tầng trong xã hội, các tổ chức chính trị, các cá nhân phát huy
truyền thống yêu nước, phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Đảng Cộng sản Việt Nam - người chủ xướng việc hình thành Mặt trận Dân
tộc thống nhất trong thời hiện đại - vừa là thành viên tích cực của Mặt trận vừa
được các thành viên của Mặt trận thừa nhận vai trò lãnh đạo.
Từ sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, dựa vào tình hình thực tế
của từng giai đoạn lịch sử cụ thể, Đảng đã lãnh đạo thành lập tổ chức mặt trận với
quy mơ, tính chất, hình thức hoạt động phù hợp yêu cầu của từng hoàn cảnh lịch sử
cụ thể.


Nhằm phát huy sức mạnh dân tộc vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Các
hình thức Mặt trận tiêu biểu qua các thời kỳ gồm có:
Hội phản đế Đồng Minh (18-11-1930)
Sau khi thành lập Đảng, phong trào cách mạng phản đế, phản phong diễn ra
sôi nổi trong cả nước với đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh. Qua phong trào các tổ
chức chính trị với các hệ tư tưởng khác nhau đã gặp nhau ở mục tiêu giải phóng
dân tộc lần lượt xuất hiện với sự tham gia của nhiều tầng lớp, nhiều dân tộc. Việc
tham gia cách mạng của các tầng lớp xã hội cũng khẳng định năng lực cách mạng
của các giai tầng trong xã hội, khẳng định vị trí đặc biệt và hệ tư tưởng của giai
cấp công nhân với việc định hướng cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Q
trình đấu tranh cách mạng đã khẳng định khối liên minh công - nông là cơ sở của
Mặt trận Dân tộc thống nhất do Đảng chủ xướng. Trong Nghị quyết về vấn đề
phản đế, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương
tháng 10 năm 1930 đã nêu rõ sự cấp thiết phải thành lập Mặt trận Thống nhất Phản
đế. “Ngày 18/11/1930 Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương
đã ra Chỉ thị thành lập Hội Phản đế Đồng minh hình thức đầu tiên của Mặt trận
Dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng” [52].
Phản đế Liên Minh (3-1935)

Sau những hoạt động tập hợp của “Hội phản đế Đồng minh”, trong hoàn
cảnh cần phải tăng cường sức mạnh của tất cả các tầng lớp, các tổ chức yêu nước
cho sự nghiệp cách mạng và mở rộng hoạt động của hình thức Mặt trận thống
nhất, “Tháng 3 năm 1935, Đại hội Đảng lần thứ nhất đã thông qua nghị quyết về
công tác Phản đế liên minh, quyết định thành lập và thông qua điều lệ của tổ chức
này nhằm tập hợp tất cả các lực lượng phản đế toàn Đông dương. Điều lệ của
Phản đế Liên minh rộng và linh hoạt hơn Điều lệ Hội phản đế đồng minh. Bất kỳ
người hoặc đoàn thể nào thừa nhận nghị quyết, Điều lệ và thường xun nộp hội
phí thì được thừa nhận là hội viên” [52]. Như vậy, hình thức Mặt trận đã được
nâng cao lên một bước.
Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế (10-1936)
“Mặt trận thống nhất nhân dân Phản đế” thành lập nhằm khắc phục những
sai lầm trong quá trình hoạt động của “Phản đế liên minh” thời kỳ trước. Ngày 30-


10-1936 “Việc tập hợp lực lượng trong Mặt trận được công khai qua bức thư ngỏ
của Đảng Cộng sản Đông Dương gửi cho Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp bày
tỏ sự đồng minh với nhân dân Pháp, kêu gọi ban hành một số quyền tự do dân chủ
cơ bản cho nhân dân Đông Dương và hô hào "tất cả các đảng phái chính trị, tất
cả các tầng lớp nhân dân Đông Dương tham gia Mặt trận nhân dân Đông
Dương" ” [52].
Mặt trận Dân chủ Đông Dương (6-1938)
Từ năm 1936, tình hình thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng đến Việt
Nam, đặc biệt là Mặt trận nhân dân chống phát xít ở Pháp hình thành và phát triển.
Họ gặt hái được thành công rực rỡ là đã thắng lợi trong việc ngăn chặn chủ nghĩa
phát xít hình thành ở Pháp, lập nên chính phủ mới - chính phủ Mặt trận nhân dân
Pháp với nhiều chính sách tiến bộ, trong đó có những chính sách liên quan đến các
thuộc địa. Sau khi Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền, trong bản chương trình
hành động của Mặt trận có nêu việc thành lập một “Ủy ban” của Nghị viện điều tra
tình hình chính trị và kinh tế ở các thuộc địa. Trước hồn cảnh mới đó, hình thức

mới trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam là tận dụng
cao nhất sự tiến bộ của chính phủ mới để đem đến quyền lợi cho nhân dân Đông
Dương. Cùng với các thuộc địa khác của Pháp, Đảng Cộng sản Đông Dương kêu
gọi "tiến tới một cuộc Đông Dương Đại hội" làm dấy lên một phong trào sôi nổi
trong nhân dân cả nước.
Tháng 9-1937 các tổ chức đồn thể nhanh chóng hình thành như Thanh niên
Dân chủ Đơng Dương, Hội Cứu tế bình dân, Cơng hội, Nơng hội ra đời cùng với
việc hoạt động công khai và nửa công khai của các tổ chức quần chúng như hội ái
hữu, tương tế, các hội hoạt động âm nhạc... qua đó từng bước hình thành Mặt trận
Dân chủ Đơng Dương.
“Tháng 6/1938 Đảng Cộng sản Đông Dương gửi thư công khai cho các
đảng phái đề nghị gác các ý kiến bất đồng để "bước tới thành lập Mặt trận Dân
chủ Đơng Dương" chính trong thời kỳ này từ những phong trào Mặt trận đã dần
hình thành Mặt trận với tính chất của một tổ chức” [52].
Mặt trận Dân tộc Thống nhất Phản đế Đông Dương (1-1939)
Năm 1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Mặt trận Dân chủ Đông
dương bị thực dân Pháp thẳng tay đàn áp. Pháp liên tục bại trận trên chiến trường.


Tình thế khó khăn của các thuộc địa Pháp bị đe dọa, “tháng 11/1939 Đảng Cộng
sản Đông Dương đã kịp thời chuyển hướng chỉ đạo, chuyển cuộc vận động Mặt
trận Dân chủ thành Mặt trận Dân tộc thống nhất chống chiến tranh đế quốc với
tên gọi chính thức: Mặt trận Dân tộc Thống nhất Phản đế Đông Dương” [52]
nhằm liên hiệp tất cả các dân tộc Đông Dương, các giai tầng, đảng phái, cá nhân có
tinh thần phản đế muốn giải phóng dân tộc chống đế quốc, bè lũ tay sai của chúng
và vua chúa bản xứ phản bội quyền lợi dân tộc. Các tổ chức phản đế phát triển
nhanh chóng dưới hình thức bí mật và cơng khai.
Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội (Việt Minh - 19-5-1941)
Năm 1940, Nhật kéo vào Đông Dương, thực dân Pháp đầu hàng và làm tay
sai cho phát xít Nhật. Tại Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ

8, theo đề nghị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Mặt trận Dân tộc Thống nhất chống
phát xít Pháp - Nhật với tên gọi Việt Nam Độc lập Đồng minh gọi tắt là Việt Minh
đã ra đời ngày 19-5-1941 lấy cờ đỏ sao vàng năm cánh làm cờ của Việt minh và
làm cờ Tổ quốc "khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà".
Mặt trận Việt minh thu hút được mọi giới đồng bào u nước, từ cơng nhân,
nơng dân, trí thức, tiểu tư sản đến tư sản dân tộc, phú nơng và một số địa chủ nhỏ
có tinh thần u nước, đưa tới cao trào đánh Pháp, đuổi Nhật của toàn dân ta trong
những năm 1941-1945, Mặt trận Việt minh là một trong những nhân tố cơ bản bảo
đảm cho cách mạng thành cơng.
“Từ sáng kiến triệu tập tồn quốc đại biểu đại hội, Quốc dân Đại hội do
Tổng bộ Việt minh triệu tập họp ở Tân Trào trong 2 ngày 16 - 17/8/1945 đã thông
qua lệnh tổng khởi nghĩa, quyết định quốc kỳ, quốc ca và cử ra Ủy ban giải phóng
dân tộc tức là Chính phủ Lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Ngày 2/9/1945
Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập, đại
biểu tổng bộ Việt Minh Nguyễn Lương Bằng đọc lời hiệu triệu đồng bào cả nước”
[52].
Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (Hội Liên Việt - 29-5-1946)
Năm 1946, giữa lúc nước VNDCCH vừa ra đời phải đương đầu với nhiều
khó khăn lớn, một Ban vận động thành lập Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam gồm


27 người với đại biểu Việt minh là Hồ Chí Minh, được thành lập nhằm mở rộng
hơn nữa khối đoàn kết dân tộc.
Việt Minh và Liên Việt đã cùng nhau làm chỗ dựa vững chắc cho chính
quyền Cách mạng non trẻ đối phó có hiệu lực với thù trong giặc ngoài.
Mặt trận Liên Việt (3-3-1951)
Năm 1951, với các chủ trương đường lối đúng đắn của Đảng Lao động Việt
Nam và sự ủng hộ tích cực của các Đảng Xã hội, Đảng Dân chủ, các tổ chức
chính trị, các nhân sĩ trí thức trong Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt, hai tổ
chức Mặt trận được hợp nhất thành Mặt trận Liên Việt.

Mặt trận Liên Việt đã góp phần động viên cơng sức của tồn qn, tồn dân
lập nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đưa đến việc ký kết hiệp định Genève
năm 1954 công nhận chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước
Việt Nam.
Mặt trận tổ quốc Việt Nam (10-9-1955)
Đế quốc Mỹ nhảy vào miền Nam Việt Nam, hất cẳng Pháp và phá hoại
Hiệp định Genève, chiếm đóng miền Nam, âm mưu chia cắt lâu dài nước ta. Cách
mạng nước ta lúc này có hai nhiệm vụ chiến lược là tiến hành cách mạng xã hội
chủ nghĩa ở miền Bắc và hoàn thành cách mạng Dân tộc Dân chủ ở miền Nam,
thực hiện thống nhất nước nhà.
Ngày 10.9.1955, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời nhằm đoàn kết mọi lực
lượng dân tộc và dân chủ, đấu tranh đánh bại đế quốc Mỹ xâm lược và tay sai, xây
dựng một nước Việt Nam hồ bình thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phát huy tác dụng to lớn của mình trong
kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng như trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở miền Bắc. Mặt trận cũng đã động viên đồng bào và chiến sĩ đánh thắng hai
cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ và đáp ứng các yêu cầu của cuộc đấu
tranh yêu nước của đồng bào miền Nam. Ngồi ra, Mặt trận đã tích cực tham gia
cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ
và giúp đỡ các nhà tư sản dân tộc thơng suốt chính sách làm cho cuộc cải tạo công
thương nghiệp tư bản tư doanh tiến hành thuận lợi, đạt kết quả. Mặt trận đã tích


cực góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân, ra sức động viên nhân dân
tham gia bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, xây dựng chính quyền
cách mạng, phát triển sản xuất, xây dựng kinh tế, thực hiện nếp sống mới, xây
dựng con người mới.
“Đại hội Mặt trận Dân tộc thống nhất họp từ 31-1 đến 4-2-1977 tại thành
phố Hồ Chí Minh đã thống nhất ba tổ chức Mặt trận ở hai miền Nam Bắc nước ta
thành một tổ chức Mặt trận Dân tộc thống nhất duy nhất lấy tên là Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam.” [52]
Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960)
Sau hiệp định Genève, quá trình can thiệp trực tiếp của Mỹ vào miền Nam
đã ngăn cản quá trình thống nhất đất nước. Miền Nam bị biến thành thuộc địa kiểu
mới của Mỹ và trở thành đầu mối của chính sách ngăn chặn cộng sản ở khu vực
Đơng Nam Á của Nhà trắng. Quá trình chống can thiệp Mỹ đã dẫn đến phong trào
“đồng khởi” của đồng bào miền Nam, một bước chuyển hướng chiến lược của
cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Từ thành quả
của phong trào “đồng khởi”, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra
đời (20-12-1960) đảm nhận nhiệm vụ đoàn kết toàn dân miền Nam, lãnh đạo nhân
dân miền Nam đánh bại chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, đánh đổ nguỵ
quyền tay sai của chúng, giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất Tổ quốc. Mặt
trận Dân tộc Giải phóng đã tập hợp dưới ngọn cờ của mình các tầng lớp nhân dân,
các tổ chức và mọi người Việt Nam yêu nước, để cùng nhau chống Mỹ cứu nước.
Mặt trận Dân tộc Giải phóng khơng ngừng củng cố và mở rộng khối đoàn
kết dân tộc, tổ chức và động viên đồng bào và chiến sĩ miền Nam đẩy mạnh đấu
tranh trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị và ngoại giao. Ảnh hưởng của Mặt trận
Dân tộc Giải phóng khơng ngừng được mở rộng trong các tầng lớp nhân dân miền
Nam và uy tín của mặt trận đã được nâng cao trên trường quốc tế.
Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hịa bình Việt Nam (20-41968)
Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân (1968) Liên minh các
lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hồ bình Việt Nam ra đời (20-4-1968). Đây là tổ


chức hình thành từ các phong trào đấu tranh yêu nước của các giới sinh viên, học
sinh, trí thức, đồng bào tôn giáo, công thương gia, nhân sĩ dân chủ tại các thành thị
miền Nam. Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hồ bình Việt Nam đã
góp phần động viên thúc đẩy các phong trào đấu tranh tại thành thị, tăng thêm sức
mạnh cho khối đoàn kết toàn dân, chống Mỹ cứu nước.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và Liên

minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hoà bình Việt Nam đã ln ln hợp tác
chặt chẽ, hỗ trợ nhau tạo nên một sức mạnh khơng gì lay chuyển nổi của khối đại
đoàn kết dân tộc, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của toàn dân đến
thắng lợi hoàn toàn, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện
thống nhất nước nhà.
1.1.2. Khái niệm về ngoại giao
Để đi sâu nghiên cứu hoạt động ngoại giao cần tìm hiểu một cách chính
xác khái niệm “ngoại giao”, theo tài liệu “Ngoại giao và công tác ngoại giao” của
Vũ Dương Huân thì: “Ngoại giao là một khoa học mang tính tổng hợp, một nghệ
thuật của những khả năng, là hoạt động của các cơ quan làm công tác ngoại giao
và các đại diện có thẩm quyền, là công tác ngoại giao của nhà nước, bảo vệ quyền
lợi, lợi ích, quyền hạn quốc gia, dân tộc ở trong nước và trên thế giới, giải quyết
các vấn đề quốc tế chung bằng con đường đàm phán và các hình thức hịa bình
khác” [23-20]
Hoạt động ngoại giao có nhiều hình thức, nhưng ảnh hưởng lớn và mang
tính quyết định đến mối quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia dân tộc trên thế giới
chủ yếu diễn ra giữa chính phủ quốc gia này với chính phủ quốc gia khác đó là
ngoại giao nhà nước. Chính phủ đó là một đại diện pháp lý quốc tế chính thức có
quyền đại diện cho quốc gia dân tộc đó quyết định các vấn đề quốc tế liên quan
đến quốc gia mình. Do đó, trên mối quan hệ ngoại giao hình thức chủ yếu, phổ
biến nhất là ngoại giao nhà nước.
Ngoại giao nhà nước


Trong thời kỳ hiện đại nhất là trong giai đoạn sau chiến tranh Thế giới thứ
II hoạt động ngoại giao phổ biến và có vai trị quan trọng trên chính trường quốc tế
là hình thức ngoại giao nhà nước.
Theo “Từ điển bách khoa Việt Nam”, ngoại giao được xem như là một hoạt
động dành riêng cho chính quyền đương thời của quốc gia đó, đó là: “Ngành khoa
học mang tính tổng hợp, một nghệ thuật của những khả năng; là hoạt động chính

thức của các cơ quan làm cơng tác ngoại giao và các đại diện có thẩm quyền thực
hiện các nhiệm vụ, chính sách ngoại giao của nhà nước, nhằm bảo vệ các quyền
và lợi ích của nước mình, của các cơ quan tổ chức và công dân nước mình ở nước
ngồi, góp phần giải quyết các vấn đề quốc tế bằng con đường đàm phán và các
hình thức hồ bình khác.
... Trước kia, ngoại giao là cơng việc của các Bộ trưởng Ngoại giao, các
Đại sứ hoặc Phái viên đặc biệt. Trong những thập kỉ gần đây, các vị nguyên thủ
quốc gia, đứng đầu chính phủ cũng làm công việc ngoại giao thông qua những
cuộc gặp thượng đỉnh, những chuyến viếng thăm chính thức, viếng thăm làm việc
và đàm phán ở cấp cao. Ngoại giao còn được tiến hành trong các cuộc hội nghị và
gặp mặt ngoại giao; chuẩn bị và kí kết các điều ước quốc tế hoặc các văn kiện
ngoại giao khác giữa hai bên hay nhiều bên; tham gia hoạt động của các tổ chức
quốc tế và các cơ quan của những tổ chức này, vv.” [53]
Trong các phương thức hoạt động ngoại giao hiện đại, “Đàm phán là nghệ
thuật nhằm ngăn ngừa hoặc giải quyết các cuộc xung đột quốc tế, tìm kiếm thoả
hiệp hoặc giải pháp mà các bên cùng chấp nhận được, phát triển sâu rộng hợp tác
quốc tế”. [53]
Ngoại giao nhân dân
Bên cạnh ngoại giao nhà nước là hình thức ngoại giao nhân dân. Trong q
trình hoạt động của MTDTGPMNVN, đóng vai trò chủ đạo trong nhiệm vụ gây
dựng và phát triển mối quan hệ quốc tế của Mặt trận chính là hình thức ngoại giao
nhân dân. Vậy, ngoại giao nhân dân được hiểu như thế nào? Có nguốn gốc ra sao?
Ngoại giao nhân dân bắt đầu hình thành từ mối quan hệ quốc tế sau thế
chiến thứ hai. Theo đó, các tổ chức nghiệp đồn, các tổ chức phi chính phủ, các tổ
chức quốc tế và khu vực hình thành ngày càng nhiều với những mục tiêu khác
nhau. Những tổ chức này xây dựng các mối quan hệ rộng rãi trên thế giới do đó đã


hình thành loại hình hoạt động ngoại giao tổ chức đồn thể, tổ chức phi chính phủ
… Các hình thức ngoại giao xác lập mối quan hệ quốc tế qua các tổ chức quốc tế

và khu vực bằng hoạt động của các hội đồn mang tính quốc tế gọi là hình thức
ngoại giao nhân dân.
Trong quá trình hoạt động ngoại giao của MTDTGPMNVN và CPCMLT
CHMNVN có cả hai hình thức ngoại giao là ngoại giao nhà nước và ngoại giao
nhân dân. Trong đó đóng vai trị chủ đạo đem đến thắng lợi cho hoạt động ngoại
giao của Mặt trận giai đoạn 1960 – 1968 chủ yếu là hoạt động ngoại giao nhân
dân. Hoạt động ngoại giao trong giai đoạn CPCMLT CHMNVN 1969 – 1975 lại
có hình thức chủ yếu là ngoại giao nhà nước. Ngoại giao nhân dân là hoạt động
ngoại giao do các tổ chức nhân dân như Hội Thanh niên, Hội Phụ nữ, Tổ chức
Cơng đồn, Hội cựu chiến binh, Hội Nông dân, hoạt động ngoại giao của các tổ
chức nghề nghiệp thực hiện. Đây là hoạt động có tác động rất lớn đến ngoại giao
nhà nước, nó làm cho vị thế các quốc gia ngày càng được nâng cao, mở rộng sự
hiểu biết quốc tế, tạo ra một diễn đàn đấu tranh vì sự nghiệp hịa bình dân chủ và
tiến bộ trên toàn thế giới. Những tác động từ ngoại giao nhân dân tạo điều kiện cho
hoạt động đàm phán trong ngoại giao đạt hiệu quả cao nhất. Qua các tổ chức quốc
tế và khu vực, các tổ chức, đồn thể trong nước có được sự cổ vũ động viên to lớn
từ khắp nơi trên thế giới.
Theo từ điển bách khoa Việt Nam ngoại giao nhân dân được định nghĩa:
“Một hình thức thực hiện quan hệ ngoại giao, do các tổ chức hoặc cá nhân
(thuộc nhiều lĩnh vực) tiến hành, khơng mang tính chất chính thức của chính phủ
các nước. Có nhiều hình thức phong phú: gặp gỡ, các cuộc đi thăm hữu nghị, hội
đàm, trao đổi ý kiến, hội thảo, hội nghị quốc tế, fextivan, vv. Trong những thập kỉ
gần đây, ngoại giao nhân dân phát triển mạnh, đóng vai trị ngày càng to lớn
trong việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và hợp tác có hiệu quả giữa các dân tộc,
động viên dư luận thế giới đấu tranh vì hồ bình, giảm căng thẳng và giải trừ
quân bị. Nhiều khi ngoại giao nhân dân trở thành bước đi đầu tiên tạo thuận lợi và
mở đường cho việc thiết lập và phát triển quan hệ chính thức giữa các quốc gia.



×