Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.22 KB, 22 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐỀ TÀI: HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU
QUẢ KỸ THUẬT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CÓ XUẤT
KHẨU TẠI VIỆT NAM

Mã lớp học phần: FDE3002 1
Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Duyên

Hà Nội, tháng 6 năm 2020


2

Mục Lục

TĨM TẮT
Bài viết sử dụng phương pháp phân tích hàm sản xuất ngẫu nhiên SFA (Stochastic
Frontier Analysis) để ước tính hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
(DNNVV) thực hiện xuất khẩu của Việt Nam năm 2013, đồng thời sử dụng hàm hồi
quy Tobit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các doanh
nghiệp này. Phầm mềm được sử dụng là Stata 14.1. Bài nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu
khảo sát Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam năm 2013 (SMEs 2013), bao gồm
2575 quan sát, trong đó có 163 doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu. Kết quả
nghiên cứu cho thấy hiệu quả kỹ thuật bình quân của các DNNVV xuất khẩu là
71.45%, cao hơn hiệu quả kỹ thuật trung bình của các DNNVV là 70.3%. Kết quả hồi
quy mơ hình Tobit cho thấy trong tổng số 8 yếu tố được đưa vào mơ hình phân tích thì
có 4 yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các DN xuất khẩu, đó là: địa


phương mà DN hoạt động, giới tính của chủ sở hữu/người quản lý, kích thước DN
(tổng số lao động của DN) và hoạt động cải tiến sản phẩm hiện có. Các doanh nghiệp
xuất khẩu ở thành thị có hiệu quả kỹ thuật cao hơn các DN tại nông thôn. Lao động có
ảnh hưởng ngược chiều lên hiệu quả kỹ thuật của DN xuất khẩu và việc tăng lao động
không làm tăng hiệu quả kỹ thuật. Doanh nghiệp có chủ sở hữu là nam có hiệu quả kỹ


3

thuật cao hơn các doanh nghiệp có chủ sở hữu là nữ và việc cải tiến sản phẩm hiện có
làm giảm hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất
những chính sách nhằm tăng hiệu quả sản xuất cho các DNNVV xuất khẩu tại Việt
Nam.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ST
T
1
2
3

Từ viết tắt

Viết đầy đủ

SMEs
DNNVV
SFA

Small and Medium Enterprise
Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Stochastic Frontier
Analysis

4

DEA

Data envelopment analysis

5

CIEM

6

ILSSA

7

DERG

8
9

DN
Te

Central Institute for Economic
Management
Institute of Labour Science and

Social Affairs
Development Economics
Research group
Doanh nghiệp
Technical efficiency

Nghĩa tường minh
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Phương pháp phân tích
hàm sản xuất biên ngẫu
nhiên
Phương pháp phân tích bao
dữ liệu
Viện Quản lý Kinh tế
Trung Ương
Viện Khoa học Lao động
và Xã hội
Nhóm Nghiên cứu Kinh tế
Phát triển
Doanh nghiệp
Hiệu quả kỹ thuật

DANH MỤC CÁC BẢNG

I. GIỚI THIỆU
Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa hay cịn gọi thơng dụng là doanh nghiệp nhỏ và
vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu.



4

Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại đó là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh
nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh
nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp
nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở xuống, cịn
doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao động nguồn vốn 20 đến 100 tỷ (Đoàn Luật sư
Thành phố Hà Nội)
Năm 2014 các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 96% tổng số các doanh nghiệp đang
hoạt động tại Việt Nam, và đóng góp 46% cho GDP, đã tạo việc làm cho gần nửa số lao
động trong các doanh nghiệp nói chung (Cơ quan ngôn luận Tổng cục Thống kê, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư – ISSN 0866-7322). Thực tế, các DNNVV đã khẳng định vai trị
tích cực của mình vào q trình cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá và làm đa dạng hoá nền
kinh tế thị trường ở nước ta.
Tuy nhiên, trong tổng số các DNNVV Việt Nam, tỷ lệ doanh nghiệp có xuất khẩu thấp
cho thấy các DNNVV không năng động ở thị trường nước ngồi và ít quan tâm đến các
tiêu chuẩn quốc tế. Tỷ lệ các doanh nghiệp xuất khẩu năm 2013 là dưới 7%. Tỷ lệ lớn
các DNNVV không có Chứng nhận chất lượng hoặc mơi trường và xu hướng này đang
gia tăng. (Cổng thông tin điện tư Bộ Kế hoạch và đầu tư, truy cập ngày 14/6/2020
[online]). Việc xuất khẩu mang lại rất nhiều ý nghĩa đối với nền kinh tế quốc dân cũng
như đối với bản thân các doanh nghiệp, giúp các DN tăng hiệu quả sản xuất, kinh
doanh. Với tỷ lệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới trên 90% tổng số doanh
nghiệp cả nước, tuy nhiên hoạt động xuất khẩu của các DN này lại hạn chế. Vậy các
doanh nghiệp xuất khẩu có hiệu quả cao hơn các doanh nghiệp không thực hiện xuất
khẩu hay không? Và những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kỹ thuật của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa xuất khẩu là gì? Bài viết này sẽ đi trả lời cho hai câu hỏi trên. Từ đó
kiến nghị những chính sách cần thiết cho Chính phủ nhằm tăng khả năng xuất khẩu của
các DNNVV ra thị trường thế giới.



5

II. VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN VÀ
DOANH NGHIỆP
Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân


Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ cơng nghiệp hố, hiện

đạI hố.
• Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát


triển.
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các nghành khác có cơ hội phát triển thuận lợi. Ví dụ
khi phát triển nghành dệt may xuất khẩu sẽ tạo cơ hội đầy đủ cho việc phát triển
nghành sản xuất nguyên liệu như bông hay thuốc nhuộm. Sự phát triển của
nghành công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu (gạo, dầu, thực vật, chè.v.v..)
có thể sẽ kéo theo sự phát triển của nghành công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ



cho nó.
Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát

triển và ổn định.
• Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng


cao năng lực sản xuất trong nước.

Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng
lực sản xuất, hay xuất khẩu chính là một phương tiện quan trọng tạo ra vốn, kỹ
thuật và công nghệ từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam nhằm thúc đẩy nền kinh tế

phát triển.
• Thơng qua xuất khẩu, hàng hố của ta sẽ phải tham gia vào cuộc cạnh tranh trên
thị trường thế giới cả về chất lượng cũng như giá cả. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi
chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất ln thích nghi
được với thị trường.
• Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện
đời sống của nhân dân. Tác động đó thể hiện trước hết ở chỗ: sản xuất hàng hoá
xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập khơng
thấp. Xuất khẩu cịn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu


6

phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của
nhân dân.
• Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của
nước ta.
Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh


Thơng qua xuất khẩu các doanh nghiệp trong nước có thêm rất nhiều cơ hội để tiêu
thụ sản phẩm của mình với khối lượng lớn và với các chủng loại hàng hố phong

phú đa dạng khác nhau.
• Nhờ có xuất khẩu mà doanh nghiệp luôn luôn sẵn sàng đổi mới và hoàn thiện cơ
cấu sản xuất kinh doanh phù hợp với thị trường và theo kịp sự phát triển chung của

thế giới.
• Doanh nghiệp trong q trình tiền hành hoạt động xuất khẩu có nhiều cơ hội mở
rộng quan hệ làm ăn bn bán với nhiều đối tác nước ngồi. Qua đó sẽ tiếp thu


được nhiều kinh nghiệm trong việc kinh doanh , quản lý doanh nghiệp của mình.
Nguồn ngoại tệ do xuất khẩu mang lại giúp doanh nghiệp có thêm nguồn tài chính
mạnh để tái đầu tư vào q trình sản xuất cả về chiều rộng cũng như chiều sâu.
Doanh nghiệp có thể mang lại lợi ích cho xã hội nhiều hơn thông qua sản xuất
hàng xuất khẩu thu hút nhiều lao động tạo thu nhập ổn định, đồng thời tạo ra thu
nhập để nhập khẩu vật tư, tư liệu sản xuất, vật phẩm tiêu dùng phục vụ cho sản
xuất cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. (VOER, truy cập
ngày 14//2020 [online])

III. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Le.V, Harvestie.C(2010) đã nghiên cứu về hiệu quả kỹ thuật của các DNNVV Việt
Nam, sử dụng bộ dữ liệu SME 2002, 2005 và 2007, kết quả từ các ước tính cho thấy
rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất tại Việt Nam có hiệu quả kỹ thuật trung
bình tương đối cao, dao động từ 84,2% đến 92,5%. Bài viết thấy rằng tuổi doanh
nghiệp, kích thước,vị trí, quyền sở hữu, hợp tác với đối tác nước ngoài, hợp đồng thầu


7

phụ, sản phẩm đổi mới, cạnh tranh và hỗ trợ của chính phủ liên quan đáng kể đến kỹ
thuật hiệu quả, mặc dù với mức độ và hướng khác nhau. Việt Lê, Xuân Bình Vũ, Sơn
Nghiêm (2017) đã nghiên cứu về hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
(DNNVV) Việt Nam, sử dụng bộ dữ liệu Khảo sát cấp doanh nghiệp năm 2008 bằng
phương pháp phân tích siêu biên giới ngẫu nhiên. Kết quả nghiên cứu cho thấy trung
bình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tăng sản lượng hiện tại lên 8% bằng cách sử

dụng cùng một lượng đầu vào. Các tác giả chỉ ra rằng hầu hết các doanh nghiệp vừa và
nhỏ ở Việt Nam sử dụng các công nghệ tương đối thấp.
Ngeh Ernest Tingum (2014) đã phân tích hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp,các
yếu tố quyết định hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp của Cameroon. Bài nghiên
cứu cũng điều tra mối quan hệ giữa hiệu quả kỹ thuật và hiệu suất xuất khẩu của các
doanh nghiệp bằng phương pháp SFA và mơ hình Probit, Tobit. Kết quả cho thấy mức
độ hiệu quả cao hơn, quy mô doanh nghiệp, sở hữu nước ngoài, thuế suất thấp hơn, sản
xuất trong khu công nghiệp, và ngành chế biến thực phẩm và dệt may là những yếu tố
chính quyết định xu hướng xuất khẩu và quyết định xuất khẩu hay không. Huong Van
Vu, Mark Holmes, Tuyen Quang Tran et al (2016) đã sử dụng dữ liệu cấp độ doanh
nghiệp Việt Nam để kiểm tra mối quan hệ giữa năng suất và xuất khẩu của công ty. Đặc
biệt, bài viết này cho thấy các cơng ty có năng suất cao hơn có khả năng xuất khẩu
nhiều hơn so với các công ty kém năng suất hơn.
Manoj Kumar (2016) đã sử dụng phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) và mơ hình hiệu quả
kỹ thuật khơng hiệu quả để dự đoán hiệu quả kỹ thuật của 3.168 doanh nghiệp sản xuất
và xuất khẩu Ấn Độ, phân tích lợi nhuận của họ theo quy mơ và các yếu tố chính ảnh
hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của họ. Các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu của Ấn
Độ phụ thuộc nhiều vào lao động thay vì vốn để tăng sản lượng. Mơ hình hiệu ứng
kém hiệu quả cho thấy quy mô doanh nghiệp, độ tuổi doanh nghiệp, sở hữu nước


8

ngồi, vị trí và hỗ trợ của chính phủ là các yếu tố đặc thù của công ty ảnh hưởng đáng
kể đến hiệu quả kỹ thuật của sản xuất.
Việt Lê, Abbas Valadkhani (2014) đã so sánh hiệu quả kỹ thuật của các DNNVV có
xuất khẩu và khơng xuất khẩu bằng cách sử dụng Cơ sở dữ liệu theo chiều dọc do Cục
Thống kê Úc biên soạn cho giai đoạn 2005-2006. Kết quả từ phân tích của 543 doanh
nghiệp vừa và nhỏ sản xuất cho thấy rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất đã cải
thiện mức hiệu quả kỹ thuật theo thời gian, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu gần

đạt 80%. Kết quả nghiên cứu cũng cho biết các doanh nghiệp vừa và nhỏ khơng xuất
khẩu có xu hướng có hiệu quả kỹ thuật thấp hơn so với các đối tác xuất khẩu của họ.
Vũ, Vân Hương (2014) đã xem xét liệu năng suất cao là nguyên nhân hay hậu quả của
quyết định xuất khẩu của một doanh nghiệp. Sử dụng bộ dữ liệu bảng cân đối từ 20052009 cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất tại Việt Nam, kết quả thực nghiệm tác
giả tìm thấy bằng chứng thống kê mạnh mẽ cho việc tự lựa chọn các công ty năng suất
cao hơn vào thị trường xuất khẩu. Nghiên cứu này cũng cho thấy tham gia xuất khẩu có
tác động khơng đáng kể về mặt thống kê đến hiệu quả kỹ thuật, tiến bộ kỹ thuật và thay
đổi quy mơ.
Các cơng trình nghiên cứu về DNNVV nói chung và DNNVV xuất khẩu nói riêng khá
đa dạng vì các DNNVV là một thành phần đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế của
các nước đang phát triển. Việc nghiên cứu về các DNVV sẽ giúp cho các cơ quan lập
pháp có cơ sở để bổ sung, hồn thiện các chính sách hỗ trợ các DNNVV phát triển. Tuy
nhiên các nghiên cứu đã khá lâu, khơng có tính cập nhật, các nghiên cứu về doanh
nghiệp xuất khẩu sử dụng bộ dữ liệu đã cũ. Trong bài nghiên viết này, tác giả sẽ đi sâu
phân tích hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp nhỏ và vừa xuất khẩu và các yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các DN này, sử dụng bộ dữ liệu khảo sát DNNVV


9

năm 2013, từ đó đưa ra kiến nghị chính sách cho Chính phủ nhằm tăng số lượng và
chất lượng của các DNNVV.
IV. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Dữ liệu
Dữ liệu của bài nghiên cứu được trích từ kết quả của cuộc Khảo sát về doanh nghiệp
vừa và nhỏ của Việt Nam, được thu thập hai năm một lần từ năm 2005, được tiến hành
bởi Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), Viện Khoa học Lao động và Xã hội
(ILSSA) cùng với sự hợp tác của Nhóm Nghiên cứu Kinh tế Phát triển (DERG) tại Đại
học Copenhagen và UNU-WIDER. Các cuộc điều tra DNNVV trong năm 2005, 2007,
2009 và 2011 là các cuộc điều tra toàn diện với khoảng từ 2.500 đến 2.800 doanh

nghiệp tại 10 tỉnh thành cố định trong đó các doanh nghiệp cịn hoạt động được phỏng
vấn lại trong từng vòng điều tra (điều tra theo dõi).
Cuộc khảo sát được thực hiện tại mười tỉnh của đất nước: Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng,
Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng và
Long An. Các doanh nghiệp được khảo sát phân phối trên khoảng 18 lĩnh vực như: chế
biến thực phẩm, sản phẩm kim loại chế tạo và sản xuất các sản phẩm gỗ,... Các doanh
nghiệp được phân loại theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới hiện nay. (UNUWINDER, truy cập ngày 16/6/2020 [online])
Quy trình chọn mẫu năm 2013 tuân theo quy trình chọn mẫu của các năm 2005, 2007,
2009 và 2011 với 2575 quan sát. Tổng mẫu các doanh nghiệp chế biến ngoài quốc
doanh tại 10 tỉnh thành được chọn dựa trên hai nguồn số liệu từ Tổng cục Thống kê
Việt Nam (GSO): Tổng điều tra Cơ sở năm 2002 (GSO, 2004) và Điều tra công nghiệp
2004-2006 (GSO, 2007) (CIEM, DoE, ILSSA và UNU-WIDER, 2014).
Bảng 1. Mô tả thống kê các biến sử dụng để tính hiệu quả kỹ thuật năm 2013
Variables

Mean

SD


10

l (lao động)
k (vốn)
va (tổng giá trị gia
tăng)

15.56061
5380325
1385526


44.83319
1.36e+07
5194139

Bảng 2. Mô tả thống kê các biến yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các
DNNVV xuất khẩu
Variable

Obs

Mean

Std. Dev.

Min

Max

2,573

1.400311

.4900566

1

2

Địa phương doanh 2,575

nghiệp hoạt động

45.71223

26.21291

1

80

2.32424

1.943473

1

7

Kích thước doanh 2,574
nghiệp

15.56061

44.83319

1

1700

Vốn 2,574


5380325

1.36e+07

1000

2.04e+08

Giới tính

Loại hình sở hữu

2,566

Hoạt động cải tiến
1

2,575

1.99301

.0833314

1

2

Hoạt động cải tiến
2


2,575

1.833786

.3733865

1

2

Hoạt động cải tiến
3

2,575

1.935922

.2449388

1

2

4.2 Phương pháp nghiên cứu
* Thống kê mô tả: Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả để lập luận
cho các quan điểm mà nhóm tác giả đưa ra. Cụ thể là mơ tả những đặc tính cơ bản của


11


dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm, cùng với phân tích đồ họa đơn giản,
làm nền tảng cho các phân tích định lượng về số liệu đi kèm.
* Phân tích hiệu quả:
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích giới hạn sản xuất ngẫu nhiên SFA để
ước tính hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp nhỏ và vừa xuất khẩu. Với cỡ mẫu lớn
(2575 quan sát), việc sử dụng phương pháp SFA thay vì phương pháp phân tích bao dữ
liệu DEA sẽ giúp phù hợp hơn và giúp khắc phục các khuyết tật do cỡ mẫu lớn mang
lại như biến ngoại lai, đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi,...
Trong bài nghiên cứu, đầu ra, đầu vào được xác định như sau: tổng giá trị gia tăng
(total value added) là đầu ra, tổng số lao động của doanh nghiệp và tổng vốn vật
chất+tổng vốn tài chính là hai đầu vào đại diện cho lao động và vốn.
Nghiên cứu sử dụng hàm Cobb-Douglas để phân tích hiệu quả kỹ thuật của doanh
nghiệp. Hàm sản xuất Cobb-Douglas được xác định như sau:
(1)
Trong đó: VA là tổng giá trị gia tăng (đơn vị: triệu đồng); K là vốn (đơn vị: triệu đồng);
L là lao động (đơn vị: số lượng nhân viên); các hệ số α, β là các tham số thể hiện sự
đóng góp của các yếu tố sản xuất là vốn và lao động tới sản lượng và thỏa mãn α + β =
1.
Lấy logarithm tự nhiên cho mơ hình (1), ta được mơ hình ước lượng:
(2)
Sai số ε trong mơ hình (2) được phân rã thành hai bộ phận υ và u. Khi đó mơ hình (2)
có dạng:


12

(3)
Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên có dạng:
(4)

Trong đó: là mức sản lượng đầu ra của đơn vị sản xuất thứ i (i = 1,2,…n); là các yếu tố
đầu vào sản xuất thứ i bao gồm vốn và lao động; β là hệ số cần được ước lượng; là sai
số ngẫu nhiên được giả định là độc lập, đồng nhất và có phân phối chuẩn N (0, σ2 ) và
độc lập với . Trong đó, Ui là phần biến ngẫu nhiên khơng âm, liên quan đến tính phi
hiệu quả trong sản xuất và được giả định là có phân phối độc lập, một phía và có dạng
ui ~N+(0, σ2u)
 Nếu như Ui = 0 thì đơn vị sản xuất thứ i đạt hiệu quả kỹ thuật 100% và nằm trên

đường biên giới hạn sản xuất.
 Nếu như Ui > 0 thì đơn vị sản xuất thứ i đang sử dụng lãng phí các yếu tố đầu

vào – cịn gọi là phi hiệu quả.
Hiệu quả kỹ thuật Te được tính như sau:

Hiệu quả kỹ thuật TE được đo giữa 0 và 1. Hiệu quả tối ưu đạt được khi TE=1. Kết
quả TE cho thấy độ lớn tương đối của đầu ra của đơn vị thứ i so với đầu ra của đơn
vị có hiệu quả cao nhất.
*Phân tích yếu tố ảnh hưởng: Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ
thuật của các DNNVV xuất khẩu Việt Nam, sử dụng hàm hồi quy Tobit bằng phần
mềm Stata 14.1. Với giá trị của hiệu quả kỹ thuật Te trong khoảng từ 0-1, việc sử dụng
hàm hồi quy Tobit là phù hợp hơn cả so với hàm Probit hay Logit. Các yếu tố được tác
giả lựa chọn để đưa vào mơ hình bao gồm: (i) địa phương hoạt động của doanh nghiệp,


13

(ii) hình thức sở hữu, (iii) giới tính của chủ sở hữu, (iv) kích thước doanh nghiệp (tổng
số lao động), (v) vốn, (vi) hoạt động giới thiệu sản phẩm mới, (vii) hoạt động cải tiến
sản phẩm hiện có và (viii) hoạt động áp dụng quy trình, cơng nghệ sản xuất mới.
V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM

5.1 Hiệu quả kỹ thuật của các DNNVV có tiến hành xuất khẩu
Bằng việc sử dụng phương pháp phân tích giới hạn sản xuất ngẫu nhiên SFA, tác giả
lựa chọn hàm sản xuất Cobb-Douglas có dạng cụ thể như sau:

Trong đó là yếu tố đầu vào của doanh nghiệp, cụ thể là tổng gia trị gia tăng; k là vốn
(tổng vốn tài chính và tổng vốn vật chất); l là tổng số lao động của doanh nghiệp (bao
gồm lao động thương xuyên, không thường xuyên và lao động thường xuyên không
được trả lương); là sai số hỗn hợp của mơ hình.

Bảng 3. Kết quả hồi quy hàm sản xuất ngẫu nhiên Cobb-Douglas
Number of obs =

2515

Wald chi2(2) = 12635.81
Prob > chi2 = 0.0000
Log likelihood = -2447.6537
lnva
Frontier

Coef.

Std. Err.

z

p>|z|

[95% Conf. Interval]



14

lnk
lnl
_cons
Usigma
_cons
Vsigma
_cons
sigma_u
sigma_v
lambda

.2633553
.9549769
7.637828

.0103914
.0161192
.1302732

25.34
59.24
58.63

0.000
0.000
0.000


.2429885
.9233838
7.382497

.2837222
.98657
7.893159

-1.937454

.1076771

-17.99

0.000

-2.148497

-1.726411

-1.294087
.379566
.5235914
.5484487

.0473296
.0204353
.0123907
.7249278


-27.34
18.57
42.26
24.77

0.000
0.000
0.000
0.000

-1.386852 -1.201323
.3415543 .4218079
.4998607 5484487
.6675709 .7822847
Nguồn: Tính tốn của tác giả

Ta có mơ hình hồi quy:

Kết quả hồi quy Prob > chi2 = 0.0000 cho thấy mơ hình hồi quy đã xây dựng là hoàn
toàn phù hợp. chứng tỏ hai biến K và L đều có ý nghĩa thống kê.
cho biết, khi vốn k thay đổi 1% thì tổng giá trị gia tăng của doanh nghiệp cũng thay
đổi 0.2633%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
cho biết, khi lao động thay đổi 1% thì tổng giá trị gia tăng của doanh nghiệp cũng thay
đổi 0.955%, trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi.
Lao động có tầm ảnh hưởng đến tổng giá trị gia tăng cao hơn so với biến vốn, điều này
chứng tỏ các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào lao
động trong quy trình sản xuất kinh doanh của họ. Sự phụ thuộc quá mức vào lao động
có thể dẫn đến một cái bẫy lao động với chi phí thấp, khiến các cơng ty khó có thể tiến
lên chuỗi giá trị và tăng khả năng cạnh tranh của họ.Trong khi đó, đầu vào vốn có tầm
ảnh hưởng khơng đáng kể.

Bảng 4. Hiệu quả kỹ thuật của các DNNVV xuất khẩu Việt Nam năm 2013
Variable

Obs

Mean

Std. Dev.

Min

Max


15

te
export

157
163

.7145023
1

.117517
0

.2864894
.9039422

1
1
Nguồn: Tính tốn của tác giả

Trong tổng số 2575 doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát các DNNVV năm 2013, chỉ
có 163 doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu, đây là một con số khá nhỏ. Tuy
nhiên, các DNNVV xuất khẩu lại có hiệu quả kỹ thuật bình qn là 71.45%, cao hơn
mức hiệu quả trung bình của các DNNVV là 70.3%. Trong khi đó, hiệu quả kỹ thuật
bình quân của các doanh nghiệp không thực hiện hoạt động xuất khẩu là 70.23%.
Trong tổng số 163 DN xuất khẩu, có 58.28% DN có hoạt động tại thành thị (Hà Nội,
Hải Phòng và TP. HCM), còn lại là các DN hoạt động tại Phú Thọ, Hà Tây và Long An.
Các DNNVV xuất khẩu sẽ có cơ hội được tiếp cận với dây chuyền cơng nghệ tiên tiến
của nước ngồi. Hơn nữa, các doanh nghiệp có thể tiếp cận được với thị trường nước
ngồi chứng tỏ họ có khả năng huy động vốn, khả năng quản lý doanh nghiệp, dây
chuyền sản xuất hiệu quả và sản phẩm có chất lượng. Do vậy, các doanh nghiệp xuất
khẩu cũng có hiệu quả kỹ thuật cao hơn. Số lao động trung bình của các doanh nghiệp
xuất khẩu cao hơn ~5 lần so với số lao động trung bình của các DN khơng thực hiện
xuất khẩu. Có 34.76% DN xuất khẩu tiến hành cải tiến sản phẩm hiện có trong năm
khảo sát, trong khi con số đó của các DN khơng xuất khẩu chỉ là 15.5%. Tỷ lệ các
doanh nghiệp xuất khẩu đã đổi mới quy trình sản xuất hoặc sử dụng cơng nghệ sản
xuất mới kể từ sau cuộc khảo sát năm 2011 là 10.98%, cao hơn các doanh nghiệp
không thực hiện xuất khẩu 4.89% (theo tính tốn của tác giả). Điều đó chứng tỏ các
DN xuất khẩu rất chú trọng vào việc đổi mới từ dây chuyền sản xuất đến sản phẩm.
Sau đây, tác giả sẽ đi phân tích sâu hơn vào những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ
thuật của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện xuất khẩu.


16

5.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp

xuất khẩu
Để phân tích yếu tố ản hưởng tới hiệu quả kỹ thuật của các DNNVV xuất khẩu, tiến
hành hồi quy mơ hình Tobit. Các yếu tố được sử dụng trong mơ hình bao gồm: (i) địa
phương hoạt động của doanh nghiệp, (ii) hình thức sở hữu, (iii) giới tính của chủ sở
hữu, (iv) kích thước doanh nghiệp (tổng số lao động), (v) vốn, (vi) hoạt động giới thiệu
sản phẩm mới, (vii) hoạt động cải tiến sản phẩm hiện có và (viii) hoạt động áp dụng
quy trình, cơng nghệ sản xuất mới.
Với nghi ngờ mơ hình bị mắc một hoặc một vài khuyết tật, tác giả tiến hành kiểm tra
các khuyết tật của mô hình.

Bảng 5. Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến
Variables
VIF
1/VIF
capital
1.36
0.733064
labor
1.32
0.756292
legal status 1.24
0.80943
province
1.01
0.985682
innovation1 1.01
0.988148
innovation2 1.10
0.905340
innovation3 1.09

0.917956
Các giá trị VIF của các yếu tố ảnh hưởng đều nhỏ hơn 2 (VIF < 2), mơ hình khơng có
hiện tượng đa cộng tuyến.
Bảng 6. Kết quả kiểm tra phương sai sai số thay đổi
Source
Heteroskedasticity
Skewness
Kurtosis
Total

chi2
64.69
123.93
47.41
236.03

df
41
8
1
50

p
0.0106
0.0000
0.0000
0.0000


17


Kết quả kiểm định cho thấy có hiện tượng phương sai sai số thay đổi do p=0.0000<5%.
Để khắc phục phương sai sai số thay đổi bằng cách sử dụng bằng mơ hình sai số chuẩn
mạnh (thêm robust vào cuối câu lệnh)
Sau khi đã kiểm tra và khắc phục khuyết tật, hồi quy mơ hình Tobit với các biến đại
diện cho nhân tố ảnh hưởng đã xác định, kết quả hồi quy được thể hiện trong bảng:

Bảng 7. Kết quả hồi quy mơ hình Tobit
Number of obs

Log likelihood = 131.87141
te

=

156

LR chi2(7)

=

38.40

Prob > chi2

=

0.0000

Pseudo R2


= -0.1704

q3be_x

Coef.
.0006908

Std. Err.
.0003025

t
2.28

p>|t|
0.024

[95% Conf. Interval]
.000093
.0012886

q12a_x

.0087222

.0048266

1.81

0.073


-.0008151

.0182595

q2c

-.0546453

.0175563

-3.11

0.002

-.0893367

-.0199538

labor

-.0001507

.0000623

-2.42

0.017

-.0002738


-.0000275

3.27e-10

0.22

0.824

-5.73e-10

7.19e-10

.0744902

-1.81

0.072

-.2820651

.0123222

capital 7.29e-11
innovation1

-.1348715


18


innovation2

.0741883

.0192757

3.85

0.000

.0360992

.1122773

innovation3

-.049055

.0279147

-1.76

0.081

-.1042147

.0061048

.1589628


6.11

0.000

.6568017

1.285027

_cons

.9709143

Trong đó: q3be_x là địa phương doanh nghiệp hoạt động; q12a_x là hình thức sở hữu;
q2c là giới tính của chủ sở hữu/người quản lý doanh nghiệp; labor là kích thước doanh
nghiệp; capital là vốn; innovation1 là hoạt động cải tiến 1 - giới thiệu sản phẩm mới;
innovation2 là hoạt động cải tiến 2 - cải tiến sản phẩm hiện có; innovation3 là hoạt
động cải tiến 3 - áp dụng quy trình/cơng nghệ sản xuất mới.
Kết quả hồi quy mơ hình Tobit cho thấy có 156 doanh nghiệp xuất khẩu trong tổng số
2575 doanh nghiệp tham gia khảo sát đạt hiệu quả kỹ thuật, và khơng có quan sát nào
bị kiểm duyệt phải. Giá trị LR chi2(7) với bậc tự do k=7 lớn hơn so với giá trị chi2 tra
bảng (chi2(7) = 12.02) ở mức ý nghĩa 1%, cho thấy mơ hình Tobit xây dựng là hồn
tồn phù hợp.
Trong tổng số 8 biến được đưa vào mơ hình Tobit, có 4 biến có tác động tới hiệu quả
kỹ thuật của các doanh nghiệp nhỏ và vừa xuất khẩu tại Việt Nam, bao gồm: địa
phương mà doanh nghiệp đang hoạt động, giới tính của chủ sở hữu/người quản lý, kích
thước doanh nghiệp (tổng số lao động của doanh nghiệp) và cải tiến sản phẩm hiện có.
Và có 4 yếu tố khơng có ý nghĩa thống kê đó là hình thức sở hữu của DN, vốn, hoạt
động cải tiến 1 và 2.
Biến labor có ảnh hưởng ngược chiều đến hiệu quả kỹ thuật của DN, khi lao động tăng

1 đơn vị thì hiệu quả kỹ thuật giảm đi -0.0001507 đơn vị. Phát hiện trên chứng tỏ rằng


19

các DNNVV xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào lao động và việc tăng lao động không làm
tăng hiệu quả kỹ thuật của DN, ngược lại còn làm giảm hiệu quả sản xuất.
Tiến hành hồi quy mơ hình Tobit với 4 yếu tố ảnh hưởng với biến “địa phương DN
hoạt động, biến “giới tính của chủ sở hữu/người quản lý”, và biến “hoạt động cải tiến
2” đặt dưới dạng biến giả, tác giả đã thu được một số kết quả sau:


Các DN xuất khẩu ở thành thị có hiệu quả kỹ thuật cao hơn các doanh nghiệp
xuất khẩu tại nông thôn. Các doanh nghiệp thuộc khu vực nơng thơn gặp khó
khăn về vốn lớn hơn so với các doanh nghiệp thuộc khu vực thành thị. Khoảng
¼ số doanh nghiệp điều tra gặp khó khăn trong việc xác định thị trường cho sản
phẩm mới của mình. Khó khăn về việc tìm kiếm máy móc và vị trí sản xuất phù
hợp chiếm khoảng 10% số doanh nghiệp có gặp khó khăn trong việc đưa ra sản
phẩm mới. Các doanh nghiệp thuộc khu vực nơng thơn thường khó khăn hơn
trong việc tìm kiếm vị trí sản xuất, máy móc và trang thiết bị phù hợp, trong khi
đó các doanh nghiệp thuộc khu vực thành thị phải đối mặt với thách thức lớn
hơn trong việc tuyển các lao động có kỹ năng. Kết quả này dường như minh họa
cho thực tế về sự kém thuận lợi về lao động có kỹ năng ở các khu vực thành thị
hay chiều hướng sử dụng công nghệ kém hiện đại hơn ở khu vực nơng thơn.

(CIEM, DoE, ILSSA,2014)
• Các DN có chủ sở hữu/người quản lý là nam có ảnh hưởng thuận chiều lên hiệu
quả kỹ thuật, các DN có chủ sở hữu/người quản lý là nữ thì có ảnh hưởng
ngược chiều. Có 45.39% các DNNVV tham gia hoạt động xuất khẩu có chủ sở
hữu/người quản lý là nữ. Các DN xuất khẩu do nữ giới quản lý có hiệu quả kỹ

thuật bình qn (69.32%) thấp hơn hiệu quả kỹ thuật trung bình của các DN
xuất khẩu do nam giới quản lý (73.25%) (tính tốn của tác giả). CCác doanh
nhân nữ thường khó tiếp cận với các kiến thức kỹ năng, thiếu thông tin thị
trường, nguồn lực, xúc tiến thương mại, kỹ năng xây dựng và phát triển mạng


20

lưới,..hơn các doanh nhân nam. Ví dụ, có 55% nữ chủ doanh nghiệp đề xuất cần
hỗ trợ bồi dưỡng kiến thức, chiếm tỷ lệ cao nhất trong 4 các đề xuất hỗ trợ (IFC,
2006); 33,8% nữ chủ DNNVV có trình độ từ Trung cấp trở xuống (Tổng cục
Thống kê, 2014). Ngồi ra, doanh nhân nữ cịn có những vấn đề riêng với giới
nữ như cân bằng công việc kinh doanh và chăm sóc gia đình. Những hoạt động
này chiếm thời gian đáng kể của nữ doanh nhân, làm hạn chế thời gian cho xây
dựng quan hệ đối tác và mạng lưới kinh doanh (HAWASME, MBI, 2016)
• Các DN xuất khẩu thực hiện cải tiến sản phẩm hiện có hiệu quả kỹ thuật thấp
hơn các DN không thực hiện cải tiến. Nói một cách cụ thể hơn là việc cải tiến
sản phẩm hiện có làm giảm hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp. Điều này đang
đi ngược lại so với kỳ vọng đặt ra rằng cải tiến sản phẩm sẽ giúp tăng hiệu quả
kỹ thuật của DN.
Nói chung, hiệu quả kỹ thuật của các DNNVV xuất khẩu phụ thuộc chủ yếu vào lao
động, địa bàn DN hoạt động và hoạt động cải tiến sản phẩm hiện có. Trong đó, cải tiến
sản phẩm hiện có là yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến hiệu quả kỹ thuật của DN.
KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH CHO CÁC NHÀ LẬP PHÁP
Kết quả nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp xuất còn phụ thuộc nhiều vào lao động
để tăng năng suất của họ. Tuy nhiên, mô hình Tobit đã chỉ ra rằng, việc tăng số lượng
lao động không làm tăng hiệu quả kỹ thuật, ngược lại cịn làm giảm hiệu quả sản xuất
doanh nghiệp. Vì vậy, Chính phủ cần chú trọng hơn nữa vào việc nâng cao nhận thức
cho các doanh nghiệp về việc sử dụng lao động hiệu quả, chú trọng vào hoạt động đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tay nghề giỏi và có trình độ chun mơn.

Các nữ doanh nhân tại các DN xuất khẩu thường gặp nhiều khó khăn hơn trong việc
quản lý và điều hành doanh nghiệp, vì vậy các nhà lập pháp nên có những quan tâm
hơn đến các nữ doanh nhân, có những chính sách nhằm tạo điều kiện cho họ tiếp cận


21

với chương trình hỗ trợ về quản trị và mơ hình quản trị, quản lý nhân sự, tài chính,
marketing, lập kế hoạch kinh doanh,... DNNVV do phụ nữ làm chủ cần được quy định
là một đối tượng độc lập được hưởng hỗ trợ của Luật Hỗ trợ DNNVV. Có chính sách
tạo điều kiện dễ dàng hơn cho DNNVV do phụ nữ làm chủ vay vốn. Tăng cường vai
trò của các hiệp hội doanh nhân nữ/Câu lạc bộ doanh nhân nữ,...
Để có nhiều hơn nữa các DNNVV tham gia vào hoạt động xuất khẩu, Chính phủ cần
chú trọng nhiều hơn đến nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp trong việc mở rộng
thị trường xuất khẩu, cả trực tiếp và gián tiếp với vai trò là nhà cung cấp đầu vào cho
các doanh nghiệp lớn có xuất khẩu. Đồng thời, nâng cao nhận thức của các doanh
nghiệp đối với các tiêu chuẩn và việc kiểm soát chất lượng nhằm tăng khả năng xuất
khẩu của các doanh nghiệp ra thị trường thế giới.
KẾT LUẬN
Trong số 2575 doanh nghiệp tham gia khảo sát năm 2013, chỉ có 163 doanh nghiệp
tham gia vào xuất khẩu. Hiệu quả kỹ thuật bình quân của các doanh nghiệp này là
71.45%, cao hơn mức hiệu quả trung bình của các DNNVV là 70.3%. Các DN này phụ
thuộc vào lao động nhiêu hơn so với vốn. Các DN xuất khẩu tại thành thị có hiệu quả
cao hơn các DN tại nông thôn, các doanh nghiệp do nam giới làm chủ hoặc quản lý
cũng có hiệu quả cao hơn các doanh nghiệp do nữ giới làm chủ. Lao động và cải tiến
sản phẩm hiện có ảnh hưởng ngược chiều lên hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp.
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất những chính sách cho Chính phủ nhằm tăng
hiệu quả sản xuất và gia tăng số lượng doanh nghiệp xuất khẩu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Harvie, C. & Le, V. (2010). “How do Vietnamese SMEs perform? Technical


efficiency of SMEs in the manufacturing sector and its sub-sectors”


22

2. Viet Le, Son Hong Nghiem, Benjamin Vu (2017), “Technical efficiency of small

and medium manufacturing firms in Vietnam: A stochastic meta-frontier analysis”
3. HAWASME, MBI (2016), “Doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ tại Việt
Nam: Thực trạng và khuyến nghị chính sách”
4. Hương Văn Vũ, Mark Holmes, Tuyên Quang Trần et al (2016), “Firm exporting
and productivity: what if productivity is no longer a black box”
5. Manoj Kumar (2016), “A Stochastic Frontier Analysis of Exporting Small and

Medium Sized Enterprises in India: Exporting Small and Medium Sized
Enterprises”
6. Viet Le, Abbas Valdkhani (2014), “Are exporting manufacturing SMEs more

efficient than non-exporting ones? Evidence from Australiaùs business
longitudinal database”
7. Vu, Van Huong (2012), “Higher productivity in Exporters: self-selection, learning

by exporting or both? Evidence from Vietnamese manufacturing SMEs”
8. CIEM, DoE, ILSSA(2014) Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam: Kết quả
điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2013, Nhà xuất bản Tài chính
9. “Xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp”, Voer [online] < />10. “Database Viet Nam SME database”, United Nations University UNUWINDER[online] < />11. “Thế nào là doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Đoàn Luật sư Hà Nội [online]
< />12. “Kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2015”, Cổng thông tin điện tư
Bộ Kế hoạch và Đầu tư [online]< />idTin=34886&idcm=188>




×