Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh trong các trường trung học phổ thông tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 176 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ HỒNG SƠN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
ĐÁNH GIÁ HẠNH KIỂM HỌC SINH
TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chun ngành : QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số

: 62.14.01.14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. PHAN VĂN KHA
2. TS. NGUYỄN KIM DUNG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2015


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và
chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả


LÊ HỐNG SƠN


iii

LỜI CẢM ƠN
Với những người thầy đáng kính, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến
GS.TS Phan Văn Kha, TS. Nguyễn Kim Dung, những người đã tận tình hướng dẫn
tơi trong suốt q trình thực hiện luận án. Tôi cũng xin gửi lời cảm tạ đến các thầy
cô trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ, hỗ trợ tơi trong
q trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
Xin cảm ơn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Sở Giáo dục và Đào tạo
Thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp tư liệu, khích lệ và tạo điều kiện thuận lợi cho
tơi hồn thành luận án.
Chân thành cảm ơn hiệu trưởng các trường THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh
đã giúp chúng tơi trong suốt q trình khảo sát, lấy dữ liệu và cung cấp thơng tin.
Luận án này có được cũng nhờ sự giúp đỡ và hỗ trợ quý báu của những người
thân trong gia đình và bạn bè đồng nghiệp. Tôi đã nhận và xin cảm ơn ý kiến tư
vấn, sự giúp đỡ lớn lao của các cơ quan và các cá nhân đã hỗ trợ tôi trong thời gian
qua.
Luận án khơng sao tránh khỏi những sơ sót, khiếm khuyết khi nghiên cứu và
biên tập. Kính mong được sự chỉ dẫn và hỗ trợ của quý thầy cô, quý đồng nghiệp.


iv

MỤC LỤC
Lời cam đoan .............................................................................................................. ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
Mục lục ...................................................................................................................... iv

Danh mục cụm từ viết tắt ........................................................................................ viii
Danh mục các bảng ................................................................................................... ix
Danh mục sơ đồ ...........................................................................................................x
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
ĐÁNH GIÁ HẠNH KIỂM HỌC SINH TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG ................................................................................11
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................11
1.1.1. Những nghiên cứu ngoài nước ................................................................11
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước .................................................................16
1.2. Các khái niệm cơ bản .....................................................................................21
1.2.1. Nhân cách ................................................................................................21
1.2.2. Đạo đức ....................................................................................................24
1.2.3. Hạnh kiểm học sinh .................................................................................26
1.2.4. Đánh giá hạnh kiểm học sinh trung học phổ thông .................................27
1.2.5. Quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh .....................................30
1.3. Hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh trung học phổ thơng .......................31
1.3.1. Mục đích đánh giá hạnh kiểm học sinh trung học phổ thông ..................31
1.3.2. Nguyên tắc đánh giá hạnh kiểm học sinh trung học phổ thơng...............32
1.3.3. Tiêu chí đánh giá hạnh kiểm học sinh trung học phổ thông ....................33
1.3.4. Hình thức và phương pháp đánh giá hạnh kiểm học sinh trung học
phổ thơng .................................................................................................34
1.3.5. Quy trình đánh giá hạnh kiểm học sinh trung học phổ thông .................36
1.4. Quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh trung học phổ thông ..........39
1.4.1. Phân cấp quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh trung học
phổ thông .................................................................................................39
1.4.2. Lập kế hoạch hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh trung học
phổ thông .................................................................................................41



v

1.4.3. Tổ chức hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh trung học
phổ thông .................................................................................................42
1.4.4. Chỉ đạo hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh trung học
phổ thông .................................................................................................44
1.4.5. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch đánh giá hạnh kiểm học
sinh trung học phổ thông .........................................................................46
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý các hoạt động đánh giá hạnh kiểm
học sinh trung học phổ thông ................................................................................48
1.5.1. Đặc điểm sinh lý, tâm lý học sinh trung học phổ thơng ..........................48
1.5.2. Nhà trường ...............................................................................................50
1.5.3. Gia đình....................................................................................................50
1.5.4. Các yếu tố khác ........................................................................................50
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................52
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
HẠNH KIỂM HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................53
2.1. Khái qt tình hình phát triển giáo dục trung học phổ thơng tại Thành
phố Hồ Chí Minh ...................................................................................................53
2.1.1. Một số đặc điểm của Thành phố Hồ Chí Minh có ảnh hưởng tới
hạnh kiểm của học sinh trung học phổ thông ..........................................53
2.1.2. Kết quả giáo dục của học sinh trung học phổ thông tại Thành phố
Hồ Chí Minh ............................................................................................55
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ...........................................................................56
2.2.1. Mẫu khảo sát bằng phương pháp điều tra bảng hỏi .................................56
2.2.2. Cách thức thu thập các dữ liệu, thông tin hỗ trợ......................................57
2.2.3. Quy ước cách thức xử lý số liệu ..............................................................58
2.3. Thực trạng chung về hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh ở các
trường trung học phổ thơng tại Thành phố Hồ Chí Minh .....................................59

2.3.1. Thực trạng chung về hạnh kiểm học sinh trung học phổ thơng
Thành phố Hồ Chí Minh ..........................................................................59
2.3.2. Thực trạng hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh trung học phổ
thông tại TP. HCM ..................................................................................64
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh trung học
phổ thông ...............................................................................................................77


vi

2.4.1. Thực trạng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí
Minh về giáo dục đạo đức cho học sinh ..................................................77
2.4.2. Thực trạng thực hiện các chức năng quản lý hoạt động đánh giá
hạnh kiểm học sinh trung học phổ thông .................................................79
2.4.3. Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đánh giá
hạnh kiểm HS THPT tại Tp.HCM ...........................................................84
2.4.4. Thực trạng về đội ngũ tham gia vào quá trình đánh giá hạnh kiểm
học sinh trung học phổ thông ..................................................................88
2.5. Đánh giá chung về quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh
trung học phổ thơng tại Thành phố Hồ Chí Minh .................................................93
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................95
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
HẠNH KIỂM HỌC SINH THPT TẠI THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH .......................................................................................97
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ..................................................................97
3.1.1. Đảm bảo tính cần thiết .............................................................................97
3.1.2. Đảm bảo tính khả thi................................................................................97
3.1.3. Đảm bảo tính phù hợp .............................................................................98
3.1.4. Đảm bảo tính kế thừa và hiệu quả ...........................................................98
3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS THPT tại

Thành phố Hồ Chí Minh........................................................................................98
3.2.1. Biện pháp 1. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động đánh giá hạnh
kiểm HS tại các trường THPT .................................................................98
3.2.2. Biện pháp 2. Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo
viên, giám thị về đánh giá hạnh kiểm học sinh trung học phổ thông ....102
3.2.3. Biện pháp 3. Tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng CBQL, GV,
Giám thị về đánh giá hạnh kiểm cho HS THPT ....................................107
3.2.4. Biện pháp 4. Bổ sung các nội dung, tiêu chí đánh giá xếp loại hạnh
kiểm học sinh trung học phổ thông .......................................................109
3.2.5. Biện pháp 5. Xây dựng thang đo đánh giá hạnh kiểm HS THPT .........111
3.2.6. Biện pháp 6. Đổi mới phương pháp đánh giá hạnh kiểm học sinh
bằng phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực .........................................112
3.2.7. Biện pháp 7. Đổi mới phương pháp đánh giá hạnh kiểm học sinh
thông qua các hoạt động giáo dục trải nghiệm ......................................116


vii

3.2.8. Biện pháp 8. Xây dựng qui trình đánh giá hạnh kiểm học sinh trung
học phổ thông ........................................................................................121
3.3. Tổ chức khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp .......122
3.4. Thực nghiệm biện pháp quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS
THPT tại TP. HCM .............................................................................................126
3.4.1. Mục đích, nội dung thực nghiệm ...........................................................126
3.4.2. Tổ chức thực nghiệm .............................................................................126
3.4.3.Tiến hành thực nghiệm và phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm .....129
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................135
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................136
NHỮNG CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ......138
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................139

PHỤ LỤC ...............................................................................................................149


viii

DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Đọc là

CBQL

Cán bộ quản lý

CB

Cán bộ

CL

Cơng lập

CSVC

Cơ sở vật chất

HCM

Hồ Chí Minh


HS

Học sinh

HSSV

Học sinh, sinh viên

GD

Giáo dục

GDCD

Giáo dục công dân

GDĐT

Giáo dục và Đào tạo

GDKLTC

Giáo dục kỉ luật tích cực

GV

Giáo viên

GVBM


Giáo viên bộ mơn

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

NV

Nhân viên

ĐTB

Điểm trung bình

THPT

Trung học phổ thơng

THCS

Trung học cơ sở

TCCN

Trung cấp chuyên nghiệp

TT

Thông tư


TT58

Thông tư 58/TT-BGDĐT

TT08

Thông tư 08/TT-BGDĐT

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Bảng khảo sát quan niệm về hạnh kiểm ................................................27

Bảng 2.1.

Tổng hợp số liệu về số HS, số lớp số trường, số GV ............................53

Bảng 2.2.


Kết quả học tập của HS THPT ..............................................................55

Bảng 2.3.

Kết quả thi tốt nghiệp THPT trong 3 năm gần đây ...............................56

Bảng 2.4.

Đối tượng khảo sát ................................................................................56

Bảng 2.5.

Quy ước xử lý số liệu ............................................................................58

Bảng 2.6.

Kết quả hạnh kiểm HS THPT ................................................................59

Bảng 2.7.

Thực trạng về hạnh kiểm HS THPT ......................................................60

Bảng 2.8.

Thực trạng hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS THPT ...........................65

Bảng 2.9.

Kết quả đánh giá hạnh kiểm học sinh THPT Lương Thế Vinh ............73


Bảng 2.10. Thống kê kết quả môn Giáo dục công dân THPT Lương Thế Vinh .....73
Bảng 2.11. Kết quả đánh giá hạnh kiểm học sinh THPT Trần Khai Nguyên .........76
Bảng 2.12. Thống kê kết quả môn GDCD của học sinh

THPT Trần

Khai Nguyên ..........................................................................................77
Bảng 2.13. Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS THPT ..............80
Bảng 2.14. Mức độ ảnh hưởng của nhà trường đến hạnh kiểm HS .........................84
Bảng 2.15. Mức độ ảnh hưởng của gia đình đến hạnh kiểm HS .............................85
Bảng 2.16. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động đánh giá hạnh
kiểm HS .................................................................................................87
Bảng 2.17. Tình hình đội ngũ giám thị trong các trường THPT .............................89
Bảng 2.18. Tình hình đội ngũ giáo viên tư vấn trong các trường THPT .................91
Bảng 3.1.

Lấy ý kiến về tính khả thi và tính cần thiết của nội dung chuyên đề
bồi dưỡng CBQL, GV về đánh giá hạnh kiểm cho HS .......................105

Bảng 3.2.

Nội dung đánh giá hạnh kiểm HS THPT Tp.HCM .............................110

Bảng 3.3.

Tổng hợp về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp .............124

Bảng 3.4.

Kết quả khảo sát thực nghiệm đo trình độ đầu vào .............................130


Bảng 3.5.

Kết quả khảo sát lý thuyết q trình nhóm thực nghiệm.....................132

Bảng 3.6.

Kết quả khảo sát thực hành q trình của nhóm thực nghiệm ............132

Bảng 3.7.

Kết quả khảo sát lý thuyết đầu ra ........................................................133

Bảng 3.8.

Kết quả khảo sát thực hành đầu ra.......................................................133


x

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Trình bày quá trình giáo dục theo Tyler ..................................................15
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ mô tả sự hình thành và phát triển nhân cách ................................22
Sơ đồ 1.3. Sơ đồ đánh giá hạnh kiểm HS .................................................................30
Sơ đồ 1.4. Quy trình đánh giá giáo dục chi tiết.........................................................36
Sơ đồ 1.5. Quy trình đánh giá hạnh kiểm học sinh phổ thơng ..................................37
Sơ đồ 1.6. Quy trình đánh giá hạnh kiểm học sinh THPT theo tình hình cụ thể .....39
Sơ đồ 1.7. Sơ đồ phân cấp quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS THPT .........40
Sơ đồ 1.8. Quy trình quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS THPT ..................51
Sơ đồ 3.1. Quy trình đánh giá hạnh kiểm HS THPT ..............................................122



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) là trung tâm hàng đầu về kinh tế - văn
hóa – xã hội của cả nước và khu vực. Với vị trí đặc biệt, trung tâm của khu vực
Đông Nam Á, Tp.HCM là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ,
đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ
quốc tế. Thành phố có diện tích lớn thứ hai (sau Hà Nội) nhưng có quy mơ dân số
lớn nhất cả nước với khoảng 8 triệu dân (nếu tính cả người cư trú khơng đăng ký thì
dân số thành phố đã vượt trên 10 triệu người) trên diện tích hơn 2.000 km2. Thành
phố cũng là địa phương có tỷ lệ tăng dân số cao nhất cả nước. Trong khi tỷ lệ tăng
dân số tự nhiên thấp, chỉ khoảng 1,07%, thì tỷ lệ tăng cơ học lên tới 2,5%. Năm
1975, Thành phố chỉ có gần 3,5 triệu dân thì sau 40 năm đã tăng gần 2,3 lần (và
tăng 2,85 lần nếu tính cả số dân cư trú khơng đăng ký). Tất cả những vấn đề đó đặt
ra cho Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố, bên cạnh những thuận lợi của một đô
thị trung tâm, nhiều thách thức lớn cần vượt qua.
Sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực kinh tế, xã hội và hội nhập quốc
tế nói chung và ở Tp.HCM nói riêng đang tác động đa chiều, ảnh hưởng đến quá
trình hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Theo tổng kết chương trình
giáo dục rèn luyện đạo đức, tác phong, lối sống của HS trong 3 năm gần đây, Sở
Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Tp.HCM đã nhận định “Một số HS THPT của thành
phố chưa rèn luyện cho mình một lý tưởng sống đẹp, hướng đến cộng đồng. Sự ích
kỷ, thói quen hưởng thụ, quá xem trọng cá nhân, nạn bạo lực trong xã hội đe dọa
môi trường trong lành của học đường...”. Thực tiễn này khiến xã hội và ngành giáo
dục thành phố đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống cho HS
trong các nhà trường nói chung và hoạt động đánh giá hạnh kiểm, đạo đức của học
sinh THPT nói riêng.

Luật Giáo dục 2005 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục
năm 2009 đã xác định mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát
triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành


2

với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân
cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc.
Trong trường phổ thơng nói chung và trường trung học phổ thơng (THPT)
nói riêng, hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục là một trong những khâu
quan trọng của hoạt động giáo dục tổng thể. Kiểm tra, đánh giá không chỉ nhằm
đánh giá kết quả quá trình học tập, rèn luyện của học sinh, khuyến khích, tạo động
lực cho học sinh, giúp học sinh tiến bộ khơng ngừng mà cịn cung cấp thông tin
phản hồi giúp nhà quản lý, giáo viên hiểu rõ thực trạng chất lượng giáo dục, từ đó
có những điều chỉnh thích hợp cho hoạt động giáo dục. Khơng những thế, đánh giá
kết quả giáo dục cịn giúp cơ quan giáo dục, các nhà quản lí và hoạch định chính
sách có được các số liệu, thơng tin về chất lượng và trình độ của hệ thống giáo dục
các cấp để có những điều chỉnh, bổ sung và chỉ đạo kịp thời. Hoạt động đánh giá
hạnh kiểm của học sinh ở các trường THPT là một trong những bộ phận quan trọng
trong hoạt động đánh giá kết quả giáo dục nói chung. Trong đó, đánh giá hạnh kiểm
học sinh thể hiện nét đặc thù về đối tượng được đánh giá - là nhân cách, đạo đức
của học sinh. Trong tình hình đất nước đang hội nhập với khu vực và quốc tế, điều
kiện kinh tế - xã hội đã có nhiều thay đổi, hệ thống giá trị truyền thống của dân tộc
đang chịu tác động lớn từ nhiều phía, kéo theo hệ quả là đạo đức của thanh thiếu
niên có một số biểu hiện xuống cấp như chạy theo lối sống thực dụng, hưởng thụ,
ích kỷ, vơ cảm, … Những biểu hiện này được xã hội quan tâm và các nhà giáo dục
đang nỗ lực tìm kiếm những giải pháp hữu hiệu để giáo dục thanh thiếu niên. Mục
tiêu cơ bản của các nhà trường phổ thông là vừa trang bị kiến thức vừa giáo dục đạo

đức, nhân cách cho học sinh. Đối với giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh, các
nhà trường đều chú trọng khâu tổ chức các hoạt động và đánh giá kết quả hoạt động
giáo dục đạo đức. Đây được xem là 2 khâu thiết yếu góp phần tác động, uốn nắn
đạo đức, hình thành nhân cách học sinh theo hướng tích cực.
Ở trường THPT, hạnh kiểm được xem như là đạo đức. Vì thế hoạt động đánh
giá hạnh kiểm thường căn cứ biểu hiện cụ thể về thái độ và hành vi đạo đức. Việc


3

nhận dạng bản chất khái niệm như thế cũng như việc tìm kiếm mối quan hệ giữa
hạnh kiểm với các khái niệm liên quan như đạo đức, phẩm chất, giá trị,…đã và đang
tạo ra những vấn đề cần được xem xét với việc soạn thảo các văn bản pháp quy, chỉ
đạo thực hiện hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh (HS) của giáo viên ở trường
trung học phổ thông một cách thống nhất và có hiệu quả. Trước hết cần có sự đồng
thuận trong quan niệm về hạnh kiểm HS thông qua bản chất, ý nghĩa, nội dung,…
mối quan hệ giữa hạnh kiểm và đạo đức,…thông qua việc định nghĩa các khái niệm.
Hoạt động đánh giá, xếp loại HS trong trường THPT từ trước đến nay được
tiến hành theo Thông tư 58/TT-BGDĐT (TT 58) của Bộ Giáo dục và Đào tạo
(GDĐT) bao gồm: đánh giá, xếp loại hạnh kiểm; đánh giá, xếp loại học lực. Trong
thực tế, việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm HS còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ.
Những căn cứ, tiêu chuẩn để đánh giá, xếp loại hạnh kiểm HS chưa hướng đến đầy
đủ các phạm trù đạo đức, cịn thiếu những tiêu chí, chỉ số quan trọng để đánh giá kĩ
năng xã hội của HS. Hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS chưa đảm bảo được sự
thống nhất trong tất cả cơ sở giáo dục và đặc biệt là thiếu những thay đổi mang tính
cập nhật, phù hợp với những đặc điểm của bối cảnh mới. Mục đích của đánh giá
hạnh kiểm là để giáo dục đạo đức cho HS. Chính vì vậy muốn giáo dục đạo đức cho
HS tốt hơn thì cần thay đổi phương pháp, kỹ thuật, nội dung của đánh giá hạnh
kiểm.
Công tác quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm, đạo đức của học sinh ở các

trường THPT tại Tp.Hồ Chí Minh đã được thực hiện theo các quy chế, thông tư,
hướng dẫn của Bộ GDĐT, Sở GDĐT và đã đạt được những kết quả nhất định, góp
phần phản ánh chất lượng giáo dục phẩm chất, nhân cách học sinh. Tuy nhiên,
trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông, công tác này bộc lộ
nhiều bất cập, hạn chế. Báo cáo tổng kết năm học 2012-2013 đã nhận định: “Công
tác quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS THPT tại Tp.HCM còn chưa đồng
bộ, chưa chặt chẽ từ khâu lập kế hoạch, tổ chức đến việc thực hiện và kiểm tra đánh
giá hoạt động đánh giá hạnh kiểm trong nhà trường THPT”.


4

Tuy đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về đạo đức, hoạt động giáo dục đạo
đức, hạnh kiểm học sinh trong nhà trường, song nghiên cứu sâu về hạnh kiểm của
HS, hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS, đặc biệt quản lý hoạt động đánh giá hạnh
kiểm cả về lý luận và thực tiễn theo đối tượng HS của từng cấp học, trong đó có học
sinh THPT thì hầu như cịn ít cơng trình trong thời gian qua.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu:
“Quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh trong các trường trung học
phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đóng góp, hệ thống lại cơ sở lý luận về quản lý đánh giá hạnh kiểm HS
THPT; Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS
THPT tại Tp.HCM; Từ đó xây dựng các biện pháp đổi mới quản lý hoạt động đánh
giá hạnh kiểm HS trong các trường THPT tại TP.HCM phù hợp với tình hình phát
triển của xã hội.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS ở
trường THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS trong

các trường THPT tại Tp.HCM.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và đánh giá hoạt động đánh giá hạnh
kiểm HS THPT ở Tp.HCM chưa thống nhất và đồng bộ. Nếu xây dựng được các
biện pháp quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS THPT dựa trên những quan
điểm mới, nhân văn về đạo đức và đánh giá hạnh kiểm của học sinh và vận dụng
đồng bộ các chức năng quản lý (thông qua việc bổ sung các tiêu chí, quy trình, đổi
mới phương pháp đánh giá hạnh kiểm và các biện pháp về bồi dưỡng nghiệp vụ
chuyên môn về đánh giá hạnh kiểm HS cho các đối tượng tham gia đánh giá hạnh
kiểm…) thì sẽ nâng cao được chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý hoạt


5

động đánh giá hạnh kiểm HS THPT, góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới hoạt động
đánh giá hạnh kiểm HS THPT ở Tp.HCM.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS
trong trường THPT.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS và quản
lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm trong các trường THPT tại Tp.HCM.
5.3. Xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS trong
các trường THPT tại Tp.HCM phù hợp với tình hình phát triển của xã hội hiện nay.
5.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp và thực
nghiệm một biện pháp đã xây dựng.
6. Giới hạn nghiên cứu
- Về loại hình trường: Luận án chỉ nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động
đánh giá hạnh kiểm HS THPT và xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động đánh
giá hạnh kiểm HS tại các trường THPT công lập trên địa bàn Tp.HCM thuộc Sở
GDĐT Tp.HCM quản lý.

- Về nội dung các biện pháp: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp
quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS ở cấp trường THPT, cấp Sở GDĐT.
- Về phạm vi thực nghiệm: Chỉ thực nghiệm một biện pháp về quản lý nhằm
phát triển, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS trong
trường THPT phù hợp với tình hình phát triển xã hội hiện nay.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng, tìm hiểu hoạt động, thu thập số liệu
khảo sát trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2014.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận nghiên cứu
7.1.1. Tiếp cận hệ thống
Luận án tiếp cận theo quan điểm hệ thống để nghiên cứu về đánh giá hạnh
kiểm và quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS THPT. Hoạt động đánh giá hạnh
kiểm là một thành tố trong hệ thống quản lý giáo dục nói chung và quản lý chất


6

lượng HS nói riêng. Hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS có mối liên hệ chặt chẽ với
các hoạt động đánh giá giáo dục khác.
7.1.2. Tiếp cận thực tiễn
Luận án tiếp cận theo quan điểm thực tiễn để nghiên cứu về đánh giá hạnh
kiểm và quản lý họat động đánh giá hạnh kiểm HS THPT. Mọi thay đổi của đời
sống, văn hóa, xã hội đều có tác động rất lớn đến hành vi, thái độ, cách ứng xử và
đạo đức của con người. Giáo dục đạo đức, hạnh kiểm cho HS cũng như đánh giá
hạnh kiểm của HS phải phù hợp với sự phát triển chuẩn mực đạo đức của xã hội
hiện đại.
7.1.3. Tiếp cận lịch sử-logic
Luận án tiếp cận theo quan điểm lịch sử - logic. Những yêu cầu về phẩm
chất đạo đức, hạnh kiểm HS THPT luôn phải đáp ứng với sự vận động thay đổi của
xã hội hiện đại. Do vậy khi xây dựng các tiêu chí đánh giá hạnh kiểm cũng như

cách thức đánh giá hạnh kiểm HS THPT phải đặt trong định hướng phát triển chung
của Tp.HCM về yêu cầu của một công dân hiện đại, năng động hội nhập nhưng
không làm mất đi bản sắc dân tộc, truyền thống của người Việt Nam.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận từ các cơng trình được lựa
chọn trong và ngồi nước có liên quan đến đánh giá hạnh kiểm và quản lý hoạt
động đánh giá hạnh kiểm HS THPT.
7.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Mục đích: Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi nhằm khảo sát thực
trạng hoạt động đánh giá hạnh kiểm và thực trạng quản lý hoạt động đánh giá hạnh
kiểm HS THPT tại Tp.HCM. Ngoài ra, phương pháp này cịn sử dụng để hỏi ý kiến về
tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp được xây dựng.
Nội dung: Khảo sát thực trạng hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS THPT như
tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá hạnh kiểm HS THPT, qui trình đánh giá hạnh kiểm HS


7

THPT, sử dụng kết quả hạnh kiểm HS THPT…; Khảo sát thực trạng quản lý hoạt
động đánh giá hạnh kiểm HS THPT thông qua các chức năng như lập kế hoạch, tổ
chức, chỉ đạo kiểm tra đánh giá hạnh kiểm HS THPT.
Công cụ: Xây dựng bộ công cụ là phiếu khảo sát dùng cho các đối tượng
sau: Phụ lục 1 dùng cho cán bộ quản lý (CBQL) cấp Sở; CBQL, giáo viên (GV) của
trường THPT; Phụ lục 2 dùng cho cha mẹ HS và HS trường THPT.
7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Mục đích: Sử dụng phương pháp này nhằm trao đổi, phỏng vấn một số
CBQL, GV, cha mẹ HS, HS về hoạt động đánh giá hạnh kiểm, quản lý hoạt động
đánh giá hạnh kiểm HS THPT.

Nội dung: Phỏng vấn cụ thể về mục đích, nội dung, qui trình, kết quả đánh
giá hạnh kiểm HS THPT. Phỏng vấn về những khó khăn và thuận lợi trong quá
trình thực hiện việc đánh giá hạnh kiểm của HS THPT theo Thông tư 58 và Thông
tư 08 của Bộ GDÐT.
Xây dựng công cụ phỏng vấn là phiếu phỏng vấn CBQL, GV (Phụ lục 3),
phiếu phỏng vấn cha mẹ HS (Phụ lục 4), phiếu phỏng vấn HS (Phụ lục 5).
7.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Mục đích: Sử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu về những hoạt động
quản lý cấp Bộ, cấp Sở, cấp trường về đánh giá hạnh kiểm HS THPT thông qua các
văn bản chỉ đạo, những qui định, nội qui nhà trường, báo cáo tổng kết, xếp loại học
sinh…
Nội dung:
- Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tất cả văn bản qui phạm pháp luật chỉ đạo
từ các cơ quan quản lý cấp Bộ GDĐT, Sở GDĐT về đánh giá hạnh kiểm HS THPT
trong những năm gần đây.
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá, tổng hợp tất cả các hồ sơ xử lý vi phạm
kỷ luật HS của trường THPT.
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá, tổng hợp nội dung, tiêu chí đánh giá hạnh
kiểm HS THPT.


8

- Nghiên cứu phân tích, đánh giá việc dạy mơn Giáo dục Công dân (GDCD)
và thực hiện đánh giá hạnh kiểm HS qua kết quả môn GDCD theo Thông tư 58 của
Bộ GDĐT.
- Nghiên cứu phân tích, đánh giá việc xét khen thưởng và vi phạm của HS
theo Thông tư 08 của Bộ GDĐT.
7.2.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Mục đích: Sử dụng phương pháp nhằm thu thập ý kiến của các chuyên gia

trong lĩnh vực quản lý giáo dục, đặc biệt là các chuyên gia trong lĩnh vực đánh giá
và quản lý đánh giá hạnh kiểm HS THPT.
Nội dung: Trao đổi về tiêu chuẩn, quy trình, thang đo trong việc đánh giá
hạnh kiểm HS THPT; trao đổi về cách thức quản lý hiện nay của hiệu trưởng THPT
về đánh giá hạnh kiểm HS.
Công cụ là phiếu phỏng vấn chuyên gia (Phụ lục 6).
Tổ chức tọa đàm lấy ý kiến của hiệu trưởng THPT về thực hiện Thông tư 58
và Thông tư 08.
7.2.2.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Phương pháp này nhằm tổng kết một số kinh nghiệm của các tỉnh, thành
khác về tổ chức quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS THPT; Kinh nghiệm một
số nước trên thế giới về giáo dục đạo đức, hạnh kiểm cũng như đánh giá hạnh kiểm
HS THPT.
Sử dụng công cụ ở Phụ lục 8.
7.2.2.6. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình (case study)
Mục đích: Sử dụng phương pháp này nhằm nghiên cứu sâu ở trường THPT
về hoạt động đánh giá hạnh kiểm bao gồm: Tiêu chí đánh giá, quy trình đánh giá,
phương pháp đánh giá, xếp loại đánh giá, sử dụng kết quả đánh giá.
Nội dung: Tiến hành nghiên cứu điển hình 02 trường THPT là THPT Trần
Khai Nguyên, Quận 5 và THPT Lương Thế Vinh, Quận 1.


9

7.2.2.7. Phương pháp quan sát
Mục đích: Sử dụng phương pháp này nhằm quan sát các hoạt động đánh giá
hạnh kiểm HS trong trường THPT của GV, giám thị. Quan sát và ghi nhận những
tình huống đánh giá hạnh kiểm của những HS vi phạm kỉ luật.
Nội dung: Quan sát việc ứng xử của GV, giám thị khi nhận xét, đánh giá
hành vi cụ thể của HS.

7.2.2.8. Phương pháp thực nghiệm
Mục đích: Sử dụng phương pháp này nhằm chứng minh tính khả thi và tính
cần thiết của biện pháp được lựa chọn để thực nghiệm, góp phần khẳng định tính
đúng đắn của giả thuyết khoa học.
Nội dung: Tiến hành tổ chức thực nghiệm nhóm biện pháp “bồi dưỡng
chun mơn nghiệp vụ của giáo viên và cán bộ quản lý về hạnh kiểm và đánh giá
hạnh kiểm HS tại Tp.HCM”.
7.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Luận án sử dụng kỹ thuật thống kê tốn học để thống kê, phân tích số liệu
trong các bảng hỏi và các số liệu, thông tin thu thập được từ các phương pháp
nghiên cứu khoa học đã sử dụng trong luận án.
8. Đóng góp mới của luận án
8.1. Về lý luận
Luận án góp phần phát triển những vấn đề lý luận về hoạt động đánh giá hạnh
kiểm và quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm cho HS THPT. Trong đó luận án đã
đi sâu phân tích làm sáng rõ và phân biệt 2 khái niệm đạo đức và hạnh kiểm học
sinh; Góp phần xây dựng hệ thống lý luận về hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS
THPT bao gồm mục đích đánh giá, tiêu chí đánh giá, quy trình đánh giá, phương
pháp và kỹ thuật đánh giá, sử dụng kết quả đánh giá hạnh kiểm học sinh THPT.
Trên cơ sở tiếp cận mục tiêu quản lý và chức năng quản lý, luận án xây dựng lý luận
về quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS THPT thông qua các khâu: Lập kế
hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá việc thực hiện hoạt


10

động đánh giá hạnh kiểm HS THPT. Luận án đã xây dựng các nhóm biện pháp quản
lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS THPT.
8.2. Về thực tiễn
Trên cơ sở lý luận và kết hợp các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, luận án

đã khảo sát, đánh giá được thực trạng hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS THPT tại
Tp.HCM gồm thực trạng về mục đích đánh giá, tiêu chí đánh giá, quy trình đánh
giá, phương pháp và kỹ thuật đánh giá, sử dụng kết quả đánh giá hạnh kiểm học
sinh THPT. Luận án đã khảo sát và phân tích sâu thực trạng quản lý hoạt động đánh
giá hạnh kiểm HS THPT thông qua các chức năng như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ
đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS THPT. Từ đó có những
đánh giá chung về ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của thực trạng quản lý hoạt động
đánh giá hạnh kiểm HS THPT tại Tp.HCM. Căn cứ vào các biện pháp quản lý hoạt
động đánh giá hạnh kiểm HS THPT đã xây dựng, luận án tiến hành khảo nghiệm
các biện pháp, thực nghiệm 1 biện pháp và chứng minh được tính cần thiết, khả thi,
có thể áp dụng vào thực tiễn của biện pháp này.
9. Cấu trúc luận án
Mở đầu
Chương 1: Cở sở lý luận về quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS THPT
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS trong các
trường THPT tại Tp.HCM
Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS trong các
trường THPT tại Tp.HCM
Kết luận và khuyến nghị
Danh mục cơng trình của tác giả liên quan đến luận án
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


11

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
HẠNH KIỂM HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Những nghiên cứu ngoài nước
1.1.1.1. Nghiên cứu về giáo dục đạo đức ở một số nước trên thế giới
Từ khi xuất hiện trên trái đất, con người không thể tránh khỏi một quy luật
tất yếu là họ phải có quan hệ trực tiếp hay gián tiếp với nhau để sinh tồn và phát
triển. Quan hệ giữa con người và con người, giữa cá nhân và cộng đồng ngày càng
phức tạp và phong phú, đòi hỏi mỗi cá nhân phải lựa chọn cách giao tiếp, ứng xử,
điều chỉnh thái độ, hành vi sao cho phù hợp với lợi ích chung của mọi người. Giáo
dục đạo đức cho con người nói chung và cho HS nói riêng, ln được các quốc gia
trên thế giới coi trọng và đưa vào chương trình giáo dục phổ thơng.
Giáo dục đạo đức cho HS ở Mỹ: Mục tiêu giáo dục đạo đức cho HS ở Mỹ
là cung cấp cho học sinh những kiến thức và cơ hội thực hành, vận dụng để xây
dựng được một nền tảng tính cách bền vững, hài hòa dựa trên ba mục tiêu lớn của
cuộc đời: Giáo dục học sinh trở thành những công dân có trách nhiệm, hiểu biết và
có thể tham gia hiệu quả vào đời sống chính trị, xã hội của đất nước. Nội dung giáo
dục đạo đức cho HS ở Mỹ bao gồm 6 trụ cột: Trụ cột thứ nhất: Sự tin cậy; Trụ cột
thứ hai: Tôn trọng; Trụ cột thứ ba: Tinh thần trách nhiệm; Trụ cột thứ tư: Công
bằng; Trụ cột thứ năm: Quan tâm; Trụ cột thứ sáu: Bổn phận công dân. Phương
pháp giáo dục đạo đức cho HS ở Mỹ bao gồm các cách cơ bản như: Nêu gương;
Giải thích; Cổ vũ, khích lệ; Bảo đảm môi trường đạo đức; Trải nghiệm; Kỳ vọng
vào sự ưu tú [128]
Giáo dục đạo đức cho HS ở Thái Lan: Mục tiêu của giáo dục đạo đức cho
HS ở Thái Lan là giúp HS nhận thức được điều tốt, quan tâm đến điều tốt, làm điều
tốt. Nội dung bao gồm: Đáng tin cậy – trung thực và nói sự thật; Tơn trọng – lịch sự
và nhã nhặn; Trách nhiệm; Tính cơng bằng; Sự chu đáo – tốt bụng, lịng thương; Ý


12

thức công dân. Nhà trường Thái Lan đã vận dụng một số phương pháp để giáo dục
đạo đức HS như: Phương pháp tương tác; Phương pháp học tập hợp tác; Phương

pháp giáo dục truyền thống; Phương pháp thảo luận nhóm; Phương pháp sắm vai;
Phương pháp học tập từ kinh nghiệm [130].
Giáo dục đạo đức cho HS ở Nhật: Mục đích của giáo dục đạo đức cho HS
ở Nhật là bồi dưỡng tinh thần tôn trọng nhân phẩm con người, trân trọng cuộc sống;
Nỗ lực kế thừa và phát triển văn hóa truyền thống, tạo dựng một nền văn hóa phong
phú về mặt cá nhân; Nỗ lực hình thành và phát triển xã hội và quốc gia dân chủ;
Đóng góp vào việc xây dựng một cộng đồng thế giới hịa bình; Có khả năng ra
quyết định độc lập; Bồi dưỡng ý thức đạo đức. Nội dung giáo dục bao gồm: Sự
đúng mực; Sự chuyên cần; Lòng dũng cảm; Sự chân thành; Tự do và luật lệ, Tự
hoàn thiện; Phép lịch sự, sự quan tâm và lịng tốt; Biết ơn và kính trọng, khiêm tốn;
Tơn trọng thiên nhiên và cuộc sống; Tính cao thượng; Cơng bằng; Trách nhiệm.
Phương pháp chính để giáo dục đạo đức cho HS ở Nhật là: Giáo dục đạo đức với tư
cách một môn học độc lập; Giáo dục đạo đức qua các môn học trong nhà trường;
Giáo dục đạo đức qua các hoạt động đặc biệt; Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt
động hàng ngày [129].
Từ những kết quả nghiên cứu kinh nghiệm quản lý hoạt động giáo dục đạo
đức của ba nước nói trên, luận án có thể rút ra một số nhận xét: Vấn đề giáo dục đạo
đức phải gắn với hệ thống giá trị của quốc gia, gắn với những đặc điểm văn hóa, đặc
điểm phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ở từng thời kỳ. Điều này phải được thể
hiện trong mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức học sinh. Trong
thực tế, chương trình một số môn học ở Việt Nam, đặc biệt là môn Đạo đức ở tiểu
học và môn Giáo dục công dân ở cấp trung học về cơ bản đã thể hiện những yêu cầu
trên. Tuy nhiên, trong thực tiễn, do phải dạy đúng khung chương trình quy định của
Bộ GDĐT nên các môn học này chưa tập trung vào những vấn đề thiết thực, thiếu
cập nhật, bổ sung tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như của
mỗi địa phương; Giáo dục đạo đức công dân qua các hoạt động đặc biệt như hoạt
động trải nghiệm, hoạt động cộng đồng chưa được đầu tư đúng mức.


13


Mục tiêu giáo dục đạo đức học sinh một mặt tập trung nhấn mạnh những giá
trị cốt lõi, mặt khác phải gắn với mục tiêu giáo dục cấp học, gắn với mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội mà Đảng và Nhà nước đã đưa ra. Ngoài mục tiêu chung cho
giáo dục phổ thơng, mỗi cấp học cịn phải cụ thể hóa mục tiêu giáo dục đạo đức cho
học sinh phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, với vùng miền.
Giáo dục đạo đức học sinh được thực hiện qua nhiều con đường, cách thức,
phương pháp cụ thể. Nhà trường Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm trong việc vận
dụng các phương pháp giáo dục đạo đức khác nhau, tuy nhiên cịn hạn chế và nghèo
nàn về hình thức giáo dục. Kinh nghiệm của ba nước nói trên cho thấy cần phải lựa
chọn những phương pháp đúng đắn và linh hoạt. Đó phải là những phương pháp có
trọng tâm trọng điểm, gắn với đặc điểm lứa tuổi, với điều kiện của từng trường, của
mỗi địa phương và phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Sử dụng các phương tiện giáo dục đạo đức cũng là một vấn đề được các
nước quan tâm. Truyền thống nhà trường, truyền thống cách mạng của địa phương,
các tấm gương sáng trong học sinh và trong cộng đồng,…đều là những phương tiện
giáo dục đạo đức có hiệu quả. Điều quan trọng là vận dụng như thế, vào những bài
học nào, những nội dung nào thì sẽ phát huy được hiệu quả của các phương tiện đó.
1.1.1.2. Nghiên cứu về hoạt động đánh giá đạo đức, hạnh kiểm, hành vi
của học sinh
A. Clair Harding (1978) trong luận án tiến sĩ Moral values and theirs
assessment: A personal construct theory approach (Giá trị đạo đức và cách đánh
giá: Một lý thuyết tiếp cận cá thể) tại Đại học Hồng Kông đã nhấn mạnh: Thực hiện
đánh giá đạo đức của mỗi cá nhân đều thông qua hành vi cụ thể của từng người
trong từng hoàn cảnh điển hình của cá nhân đó [80].
Peter F. Oliver (2006) trong cơng trình Developing The Curriculum (Xây
dựng chương trình học) do Nguyễn Kim Dung dịch (tại Chương 12), trình bày rất
sâu và chi tiết về đánh giá các mặt khác nhau ở người học, cụ thể là HS THPT.
Nghiên cứu này đã phân tích q trình đánh giá gồm có: Tiền đánh giá, đánh giá
quá trình, đánh giá tổng kết. Tác giả còn đi sâu vào 2 kỹ thuật đo lường: Đo lường



14

dựa vào tiêu chuẩn và đo lường dựa vào tiêu chí. Để đánh giá kết quả người học, tác
giả đề cập đến ba lĩnh vực: Kỹ năng; Nhận thức; Tình cảm. Trong ba lĩnh vực vừa
nêu, theo tác giả, lĩnh vực tình cảm hay thái độ (attitude) là khó khăn và phức tạp
hơn cả do có liên quan đến vấn đề đạo học hay hạnh kiểm của HS. Để đánh giá
chính xác tình cảm hay thái độ của HS, tác giả cho rằng không nên cho điểm từ A
đến F theo hệ thống điểm phần trăm vì các em có thể thiếu hay có đặc điểm tình
cảm đặc biệt nào đó. Để đánh giá được các kết quả tình cảm thì chúng ta phải
khuyến khích HS thể hiện cảm xúc, thái độ của mình vào các chủ đề được thảo luận
trong lớp. Tác giả đã phân loại mục tiêu đánh giá tình cảm hay thái độ của HS theo
các cấp bậc (tương tự như thang nhận thức của Bloom) như sau:
1.Tiếp nhận.
2. Phản hồi.
3. Giá trị.
4. Tổ chức.
5. Sự biểu hiện tính cách bằng giá trị hay một số giá trị.
Ngoài ra tác giả cũng đưa ra hàng loạt các ví dụ về kiểm tra tình cảm của các
em qua các lĩnh vực trên [17].
Ralph Tyler (1966) trong nghiên cứu Basic Principles of Curriculum and
Instruction (Những nguyên tắc cơ bản về chương trình và giảng dạy) được coi là
một trong những người đầu tiên đưa ra khái niệm đánh giá giáo dục. Ông sử dụng
thuật ngữ đánh giá để biểu thị quy trình đánh giá sự tiến bộ của người học theo các
mục tiêu đạt được. Ông thấy rằng quy trình này rất quan trọng trong việc cung cấp
thơng tin để đạt được các mục tiêu và độ chính xác, hiệu quả trong quá trình học
tập. Tyler đưa ra sơ đồ thể hiện 3 yếu tố chính trong q trình giáo dục là: Mục tiêu,
kinh nghiệm học tập và đánh giá người học (Sơ đồ 1.1). Mục tiêu của chương trình
giáo dục yêu cầu người học đạt được một hệ thống các kiến thức, kỹ năng và có thể

vận dụng vào cuộc sống. Theo Tyler, đánh giá người học trong q trình giáo dục là
cần thiết vì nó liên quan đến việc kiểm tra mức độ tối đa có thể đạt được các mục
tiêu chương trình.


15

Các mục tiêu

Trải nghiệm học tập

Đánh giá người học

Sơ đồ 1.1. Trình bày quá trình giáo dục theo Tyler
(Nguồn: The International Encyclopedia of Educational Evaluation.)
Đây là sơ đồ đa chiều, được đánh dấu bằng mũi tên hai chiều để nối các
thành phần với nhau. Bắt đầu từ mục tiêu, mũi tên chỉ về trải nghiệm học tập biểu
thị rằng các mục tiêu chỉ dẫn cho việc chọn lựa các trải nghiệm học tập. Mũi tên
hướng từ mục tiêu sang đánh giá người học biểu thị điểm chú ý đầu tiên của đánh
giá là tập trung vào các bằng chứng mở rộng của mục tiêu cần đạt được. Mũi tên chỉ
từ trải nghiệm học tập sang đánh giá người học biểu thị trải nghiệm học tập là các
minh chứng cho việc đánh giá. Hai mũi tên từ đánh giá người học sang mục tiêu và
trải nghiệm học tập là đặc biệt quan trọng. Mũi tên từ đánh giá người học tới mục
tiêu cho biết những thông tin mà mục tiêu cần đạt tới, đồng thời cũng cung cấp
những thơng tin có giá trị để hình thành hoặc xóa bỏ một số mục tiêu. Mũi tên từ
đánh giá người học tới trải nghiệm học tập đưa ra hai thông tin quan trọng. Thứ
nhất, chỉ có hoạt động đánh giá mới cung cấp thông tin để biết được trải nghiệm học
tập là tốt hay khơng tốt, có những thơng tin cần chỉnh sửa và có những thơng tin cần
loại bỏ. Thứ hai là, các nhiệm vụ, các bài tập và các vấn đề nảy sinh do các chuyên
gia đánh giá đưa ra có thể là đề xuất cho các kinh nghiệm học tập mới. Mũi tên cuối

cùng từ trải nghiệm học tập tới mục tiêu biểu thị các hoạt động học tập có thể là
điểm giao nhau giữa giáo viên, người học và tài liệu học tập để tạo nên các mục tiêu
mới [119].
Cecil R.Reynolds & Randy W. Kamphaus (2005) có cơng trình nghiên cứu
The Clinician‘s Guide To The Behavior Assessment System for Children (Hướng
dẫn chi tiết về hệ thống đánh giá hành vi của HS). Nghiên cứu này đã hướng dẫn
một cách rõ ràng chi tiết về cách đánh giá hành vi của học sinh từ 3 tuổi đến 18 tuổi


×