Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Quan điểm của lênin về xây dựng chính quyền nhà nước trong tác phẩm những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền xô viết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.5 KB, 22 trang )

Quan điểm của Lênin về xây dựng chính quyền Nhà nước trong tác phẩm Những
nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xơ viết. Liên hệ với nhiệm vụ xây dựng
chính quyền của nhà nước ở Việt Nam.
MỞ ĐẦU
Năm 1918, Nga ký Hịa ước Bơrétlitốp với Đức, tạm thời có hịa bình, do đó
phải tập trung mọi sức lực vào việc khôi phục nền kinh tế quốc dân bị chiến tranh
tàn phá, xây dựng và phát triển kinh tế.
Nhiệm vụ đặt ra trước Đảng Cộng sản lúc này là phải làm cho toàn Đảng và
toàn thể nhân dân nước Cộng hoà Xôviết trẻ tuổi thấy rõ những đặc điểm của thời
kỳ cách mạng chuyển từ giai đoạn giành chính quyền sang giai đoạn nắm giữ chính
quyền, từ nhiệm vụ lật đổ chế độ cũ sang nhiệm vụ xây dựng chế độ mới và quản
lý đất nước. Toàn Đảng và toàn dân phải hiểu thấu đáo những nhiệm vụ chủ yếu,
trước mắt và những nhiệm vụ cơ bản, lâu dài của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong
giai đoạn mới : tổ chức, xây dựng và quản lý nhà nước theo một kiểu mới khác về
chất và cao hơn hẳn kiểu tổ chức và quản lý tư bản chủ nghĩa. Để làm việc đó,
Lênin đã viết tác phẩm Những nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền Xơ viết và
hồn chỉnh vào tháng 6-1918. Trong tác phẩm của mình, Lênin đã phân tích những
vấn đề quan trọng nhất của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã
hội, những căn cứ lý luận của đường lối chính sách kinh tế của nhà nước chun
chính vơ sản, ý nghĩa và nội dung của nhiệm vụ tổ chức và quản lý chế độ xã hội
mới, việc tiếp tục đấu tranh tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa tư bản và giành thắng lợi
hoàn toàn cho chủ nghĩa xã hội.
Những bài viết hoặc bài phát biểu của Lênin trước hoặc sau khi viết tác
phẩm này tiếp tục bổ sung và phát triển những quan điểm tư tưởng nêu lên trong
tác phẩm và đã hợp thành một kế hoạch hoàn chỉnh nhằm xây dựng một cách có hệ
thống xã hội mới.


Nhằm hiểu hơn về quan điểm của Lê nin, tôi xin lựa chọn đề tài: “Quan
điểm của Lênin về xây dựng chính quyền Nhà nước trong tác phẩm Những
nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xơ viết. Liên hệ với nhiệm vụ xây dựng


chính quyền của nhà nước ở Việt Nam”.


NỘI DUNG
PHẦN 1: QUAN ĐIỂM CỦA LÊNIN VỀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN NHÀ
NƯỚC TRONG TÁC PHẨM NHỮNG NHIỆM VỤ TRƯỚC MẮT CỦA
CHÍNH QUYỀN XƠ VIẾT
1. Nắm vững đặc điểm và nhiệm vụ trung tâm của cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa
Lênin đã chỉ rõ rằng, tất cả chính Đảng vơ sản chân chính và có trọng trách
đối với tương lai đều có nhiệm vụ: Trước hết là, thuyết phục quần chúng nhân dân
về sự đúng đắn của cương lĩnh và sách lược của mình; hai là, giành lấy chính
quyền và đập tan sự phản kháng của bọn bóc lột; ba là, tổ chức, xây dựng và quản
lý đất nước theo chủ nghĩa xã hội. Đương nhiên, nhiệm vụ thuyết phục quần chúng
nhân dân bao giờ cũng sẽ được đặt ra trong số những nhiệm vụ quan trọng của việc
quản lý, còn nhiệm vụ đè bẹp sự phản kháng của bọn bóc lột và bọn kẻ cướp thì
giai cấp vơ sản cũng khơng một phút nào được cho phép mình lãng quên. Nhưng
dẫu sao nhiệm vụ tổ chức, xây dựng và quản lý đất nước cũng đã trở thành nhiệm
vụ chủ yếu trung tâm, trở thành nhiệm vụ quan trọng bậc nhất. Lênin đã giải thích:
Trong nhiệm vụ quản lý nước nhà, cái có ý nghĩa trọng đại hơn cả khơng phải là
chính trị mà là kinh tế... Giờ đây, nhiệm vụ quản lý quốc gia trước hết và trên hết
được ghi lại thành một nhiệm vụ thuần túy kinh tế. Sau này, Lênin lại kết luận
rằng, chính trị chủ yếu của chúng ta là xây dựng nhà nước về mặt kinh tế... Đối với
chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không chỉ là một cương lĩnh, một học thuyết, một
nhiệm vụ nữa, ngày nay đó là cơng việc xây dựng cụ thể. Như vậy, đây là một giai
đoạn mới của cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản, giai đoạn
tạo những điều kiện để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa tư bản khơng cho nó phục hồi
hoặc tái sinh. Giai đoạn đấu tranh này, hình thức thì có vẻ hịa bình và phương



pháp thì có nội dung mới khác trước. Nhưng tất cả đều nhằm phát triển cuộc đấu
tranh đó đến thắng lợi hoàn toàn của chủ nghĩa cộng sản.
Mục tiêu, đồng thời cũng là nội dung cơ bản của nhiệm vụ tổ chức, xây dựng
và quản lý đó là nhằm: Thiết lập một hệ thống quan hệ tổ chức mới hệ thống cực
kỳ phức tạp về kinh tế bao gồm sự sản xuất và phân phối một cách kế hoạch các
sản phẩm cần thiết cho đời sống của hàng triệu người; là nhằm thật sự xã hội hóa
sản xuất và đảm bảo “nâng cao năng suất lao động trong phạm vi toàn quốc”.
Muốn tổ chức, xây dựng nên cả một hệ thống quan hệ kinh tế xã hội chủ
nghĩa, thực hiện xã hội hóa “thật sự” sản xuất và nâng cao năng suất lao động như
vậy thì phải tiến hành cải tạo tồn bộ nền kinh tế quốc dân, xóa bỏ quyền sở hữu
của bọn bóc lột, phải chuyển từ nền kinh tế hàng hóa nhỏ, cá thể sang nền kinh tế
tập thể, sản xuất hiện đại; phải xóa bỏ hệ thống tổ chức kinh tế cũ, xây dựng hệ
thống tổ chức kinh tế mới, phải tổ chức lại lao động xã hội theo một trình độ cao,
thực hiện sản xuất và phân phối một cách có kế hoạch trên cơ sở sản xuất ngày
càng hiện đại hóa vì lợi ích trước mắt và lâu dài của mọi người lao động - Tổ chức
lao động theo một trình độ cao là tổ chức lao động trên cơ sở những quan hệ xã hội
mới giữa những người lao động đã làm chủ tập thể, liên hiệp một cách tự do và
bình đẳng trong lao động sản xuất và phân phối sản phẩm, có sự phân cơng hợp lý
và hiệp tác hữu nghị rộng rãi; đó cịn là tổ chức lao động xã hội dựa trên cơ sở chế
độ công hữu nhằm kết hợp những thành tựu mới nhất của khoa học và kỹ thuật với
tập thể những người lao động, có văn hóa, có kỹ thuật, có kỷ luật tự giác, đem lại
nhiệt tình cách mạng và nghị lực sáng tạo xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ
nghĩa. Đó là con đường đúng đắn để nâng cao năng suất lao động lên vượt bậc. Đó
cũng là cái quan trọng nhất, căn bản nhất đảm bảo cho thắng lợi của trật tự xã hội
mới.


Lênin chỉ rõ: Việc nâng cao năng suất lao động trước hết đòi hỏi cơ sở vật
chất của nền đại công nghiệp phải được bảo đảm, ngành sản xuất nhiên liệu sắt,
máy móc, hóa chất phải phát triển, việc khai thác những của cải tự nhiên ấy bằng

phương pháp kỹ thuật hiện đại sẽ mang lại cho lực lượng sản xuất một cơ sở để đạt
được đà phát triển mới.
Người còn chỉ rõ: “Một điều kiện khác để nâng cao năng suất lao động,
trước hết là việc nâng cao trình độ học vấn và văn hóa của quần chúng nhân dân...
hai là để đẩy mạnh phát triển kinh tế, chúng ta còn phải nâng cao tinh thần kỷ luật
của những người lao động, kỹ năng lao động của họ, tính khéo léo của họ, phải
tăng thêm cường độ lao động và tổ chức lao động cho tốt hơn”.
Tóm lại: Phải tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, phải tiến hành cách mạng
kỹ thuật, xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, tiến
hành cách mạng tư tưởng và văn hóa để năng suất lao động của xã hội khơng
ngừng tăng lên... Đó là những nhiệm vụ tổ chức và quản lý cơ bản được đặt ra sau
khi giai cáp vô sản đã giành được chính quyền thiết lập chế độ xã hội mới.
2. Tổ chức cho toàn dân kiểm kê và kiểm soát một cách hết sức chặt chẽ sự
sản xuất và phân phối sản xuất
Kiểm kê, kiểm sốt do tồn dân thực hiện từ dưới lên trên là một trong
những phương pháp vô sản mới, không làm được việc này trong các xí nghiệp và
cơ sở sản xuất, trong các ngành và các lĩnh vực kinh tế thì khơng thể tăng năng
suất lao động xã hội, đảm bảo việc thiết lập chủ nghĩa xã hội được.
Kiểm kê, kiểm sốt các xí nghiệp vừa giành lại trong tay giai cấp tư sản để
cơng nhân nắm được tình hình sản xuất, giữ cho guồng máy hoạt động đều đặn,
không bị gián đoạn. Qua q trình kiểm kê, kiểm sốt, cơng nhân sẽ học được cách


quản lý và từ đó chuyển sang thực hiện việc công nhân tham gia điều tiết sản xuất
và nâng cao năng suất lao động.
Phải kiểm soát chặt chẽ các giai cấp bóc lột, tất cả những kẻ quen thói ngồi
khơng ăn bám, những bọn con ông cháu cha, bọn ăn cắp, lưu manh. Bắt chúng phải
phục tùng, phải gánh vác nghĩa vụ xã hội - trước hết là nghĩa vụ lao động.
Thực hiện kiểm kê, kiểm soát việc sản xuất và phân phối sản phẩm còn là
phương pháp để nắm sát tình hình tiến hành kế hoạch hóa sự phát triển kinh tế.

Lênin cũng đã nêu rõ rằng, chương trình của việc kiểm kê, kiểm soát ấy rất giản
đơn, rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi người: phải làm sao cho mọi người đều có
bánh ăn, đều có giày dép tốt và quần áo lành, đều có nhà cửa ấm áp, đều làm việc
có ý thức; phải làm sao không cho một tên ăn cắp nào và không một tên trốn tránh
lao động nào lại có thể đi dạo chơi nhởn nhơ mà không bị bỏ tù hay không bị phạt
khổ sai thật nặng...; ai khơng làm thì khơng được ăn, đó là điều lệnh thực tiễn của
chủ nghĩa xã hội.
Sau đó, Lênin kết luận: “Chừng nào sự kiểm sốt của cơng nhân chưa trở
thành sự thật hẳn hoi, chừng nào những công nhân tiên tiến chưa tổ chức và tiến
hành thắng lợi một cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống tất cả những kẻ vi
phạm sự kiểm soát ấy, hoặc những kẻ tỏ ra thờ ơ về mặt đó; thì chừng đó sẽ khơng
thể nào tiến từ bước thứ nhất (thực hiện việc kiểm sốt của cơng nhân) lên bước
thứ hai trên con đường đi tới chủ nghĩa xã hội; tức là bước chuyển sang việc công
nhân điều tiết sản xuất”.
3. Thực hiện “chế độ nhiệm vụ lao động” xây dựng một “kỷ luật lao động tự
giác cao” biết sử dụng “chuyên gia” lợi dụng những thành tựu “khoa học kỹ
thuật” mà chủ nghĩa tư bản đã tích lũy được.


Chế độ nghĩa vụ lao động trước hết và trên hết là bắt các giai cấp hữu sản
phải gánh vác nghĩa vụ xã hội của họ, là cưỡng bức bọn bóc lột, bọn ăn bám, bọn
lười biếng phải lao động thì mới được sống chính đáng trong xã hội mới.
Ở đây, trong việc xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, trong việc tổ
chức lao động của xã hội mới có vấn đề chuyên gia, người hướng dẫn tổ chức lao
động, giúp đỡ quần chúng về mặt kỹ thuật, về mặt ứng dụng khoa học vào quá
trình sản xuất. Khơng có sự chỉ đạo của các chun gia am hiểu các lĩnh vực khoa
học - kỹ thuật và kinh nghiệm thì khơng có bước chuyển lên chủ nghĩa xã hội
được. Điều chủ yếu để giải quyết vấn đề này là đi đơi với việc nâng cao trình độ
khoa học - kỹ thuật và trình độ văn hóa cho quảng đại quần chúng là phải ra sức
đào tạo cho được một tầng lớp trí thức mới thật sự của nhân dân, trưởng thành từ

trong quần chúng lao động và tuyệt đối trung thành với nhân dân, với sự nghiệp
cách mạng của giai cấp công nhân. Phải biết vun trồng, bồi dưỡng, quý trọng từng
chuyên gia, có thái độ cư xử đúng đắn với trí thức. Cần phải biết thu phục chuyên
gia tư sản cũ, thu hút được những người có tài tổ chức và những chun gia giỏi,
thậm chí có thể trả lương cao cho những chuyên gia xuất sắc, điều đó là cần thiết
cho cơng cuộc xây dựng kinh tế, cần thiết để học tập kinh nghiệm quản lý của họ,
rồi dần dần cải tạo họ đi theo chủ nghĩa xã hội.
Để xây dựng xã hội mới, Đảng của giai cấp cơng nhân cịn phải biết sử dụng
hợp lý, có hiệu quả tồn bộ tri thức phong phú về khoa học kỹ thuật mà chủ nghĩa
tư bản đã tích lũy được.
Đi đơi với chế độ nghĩa vụ lao động cưỡng bức đối với bọn bóc lột ăn bám,
cịn phải áp dụng chế độ nghĩa vụ lao động tự giác đối với mọi người lao động.
Trước kia, tổ chức lao động xã hội của phong kiến là dựa vào kỷ luật roi vọt và
dùng cả đến sự áp bức siêu kinh tế để đè nén những người nông nô; đến chủ nghĩa


tư bản, giai cấp tư sản dùng kỷ luật đói rét, thất nghiệp bần cùng để buộc chặt
những người nô lệ làm thuê vào guồng máy bóc lột của nó. Giờ đây, tổ chức lao
động xã hội cộng sản chủ nghĩa mà bước đầu là chủ nghĩa xã hội thì dựa vào và sẽ
ngày càng dựa vào kỷ luật tự giác và tự nguyện của chính ngay những người lao
động, những người sẽ bẻ gãy gông cùm của bọn địa chủ tư bản.
Trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội tâm lý “của người lao động
làm thuê” không thể khắc phục được ngay, hơn nữa ở một nước sản xuất nhỏ, tản
mạn còn chiếm ưu thế, lao động thủ cơng cịn phổ biến, lại bị chiến tranh tàn phá
nặng nề như ở nước Nga, thì tình trạng vơ tổ chức, vơ kỷ luật, tính tự phát phóng
túng tiểu tư sản cịn có đất để phát triển, thậm chí có khi gây nên rối loạn trong
kinh tế - đó là điều khó tránh. Sự thay thế lao động nơ lệ bằng lao động cho mình
và cho xã hội, bằng lao động có tổ chức và có kế hoạch trong quy mơ tồn quốc
với một kỷ luật tự giác được mọi người tơn trọng và giữ vững địi hỏi phải có một
sự giáo dục rèn luyện bền bỉ đối với con người và điều đó chỉ có thể diễn ra trong

q trình tiến hành cơng cuộc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của nền sản xuất
lớn xã hội chủ nghĩa và chỉ được củng cố trên cơ sở những điều kiện vật chất của
nền sản xuất đó. Trước tình hình đói kém, thất nghiệp và tính phóng túng tiểu tư
sản hồnh hành ở nước Nga lúc đó, Lênin nghiêm khắc phê phán tính tự phát tiểu
tư sản và đặc biệt nhấn mạnh tính cưỡng chế của kỷ luật lao động.
4. Tổ chức thi đua xã hội chủ nghĩa và áp dụng triệt dể nguyên tắc phân phối
theo lao động.
Việc tổ chức thi đua phải chiếm vị trí quan trọng trong xây dựng kinh tế của
nhà nước chuyên chính vơ sản. Vì vậy, trong thời kỳ q độ lên chủ nghĩa xã hội
phải xây dựng được những cơ sở của việc tổ chức thi đua xã hội chủ nghĩa. Lênin
nhấn mạnh: Chỉ có trên những cơ sở quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, quyền làm


chủ của người lao động được xác lập thì việc tổ chức thi đua theo nguyên tắc xã
hội chủ nghĩa với nhiều hình thức phong phú của nó mới có tác dụng quan trọng
trong việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, và việc tổ chức thi đua giữa các
đơn vị sản xuất, giữa các địa phương, giữa các cá nhân mới có ý nghĩa chân chính,
và vì vậy, tất cả phương tiện tuyên truyền phải nêu gương những cơ sở làm ăn tốt
và phê bình những cơ sở làm ăn tồi.
Cần phải thu hút đông đảo quần chúng lao động tham gia phong trào thi đua
xây dựng kinh tế bằng cách đặt những vấn đề lao động thực tiễn lên hàng đầu,
bằng cách nêu những điển hình gương mẫu, bằng cách đại chúng hóa cơng tác
thống kê để cho chính người lao động dần dần nhận xét và dần dần tự mình hiểu
được phải lao động như thế nào và học tập những gì ở những cá nhân và cơ sở điển
hình tiên tiến.
Đồng thời với việc tổ chức thi đua xã hội chủ nghĩa, nhà nước phải kiểm tra
chặt chẽ mức lao động của mọi công dân và sẽ áp dụng ngày càng triệt để nguyên
tắc phân phối theo lao động. Ở đây, nhà nước phân phối sản phẩm lao động cho
mỗi cá nhân theo năng suất lao động, theo số lượng và chất lượng lao động của
mỗi người, làm cho họ quan tâm thiết thân đến kết quả lao động của mình, đến sự

phát triển sản xuất của xã hội.
5. Vai trò của nguyên tắc tập trung dân chủ và việc áp dụng nguyên tắc tập
trung dân chủ vào lĩnh vực kinh tế.
Nguyên tắc tập trung dân chủ đòi hỏi phải xây dựng một tổ chức xã hội
trong đó hàng chục triệu người lao động làm việc một cách đều đặn có trật tự có kỷ
luật “làm việc chính xác như bộ máy đồng hồ”, kết hợp sự quản lý kinh tế tập
trung, có kế hoạch, có lãnh đạo với việc phát huy dân chủ rộng rãi, có sự tham gia


quản lý kinh tế rộng rãi của quảng đại quần chúng nhân dân, kết hợp “nguyên tắc
tập thể” dân chủ xã hội chủ nghĩa với sự chuyên chính của một số cá nhân; kết hợp
sự chỉ đạo sản xuất của thủ trưởng với sự kiểm tra từ dưới lên của quần chúng.
Chế độ tập trung dân chủ đòi hỏi phải kết hợp sự lãnh đạo tập trung của
Trung ương với sự đảm bảo đầy đủ quyền chủ động sáng tạo của địa phương. Các
địa phương khác nhau đều được tự do phát huy đầy đủ nhất những đặc điểm,
những khả năng tiềm tàng của mình để giải quyết bằng những cách thức khác nhau
những vấn đề khác nhau của đời sống chính trị và kinh tế thậm chí có thể dùng đến
cả hình thức chế độ tự trị và chế độ liên bang (nếu xét thấy cần thiết) để rồi tiến tới
chế độ tập trung dân chủ thật sự xã hội chủ nghĩa.
Không được lẫn lộn chế độ tập trung dân chủ với chủ nghĩa quan liêu, với tổ
chức dập khn máy móc. Phải xuất phát đầy đủ từ nhiệm vụ chung và yêu cầu
chung của cả nước, đồng thời phải tính đến đặc điểm riêng, điều kiện riêng, phong
tục tập qn, trình độ dân trí từng địa phương để phát huy hết tính năng động, chủ
quan dù nhỏ nhất nhằm thực hiện kế hoạch chung, mục tiêu chung của cả nước.
Tất cả những điều đó trở thành tính nhiều vẻ độc đáo trên con đường tiến lên
chủ nghĩa xã hội của các tổ chức kinh tế, của các địa phương khác nhau. Đây
không phải là trái kế hoạch chung, pháp luật chung mà là cảnh muôn hoa đua nở để
đi đến một sự phát triển phong phú, nhanh chóng trong một nhà nước xã hội chủ
nghĩa có tổ chức.
Tập trung dân chủ còn đòi hỏi kết hợp sự tham gia quản lý kinh tế, quản lý

xã hội của quần chúng lao động với sự phụ trách của cá nhân người lãnh đạo.
Chính vì lẽ đó mà Lênin đề ra chế độ thủ trưởng - một chế độ biết trao trách nhiệm
cho những người đại biểu chấp hành nền chuyên chính của giai cấp cách mạng.


Chế độ thủ trưởng không mâu thuẫn với nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, với
nguyên tắc tập trung dân chủ. Nguyên tắc này chẳng những đòi hỏi phải đảm bảo
cho quần chúng tham gia bàn bạc và kiểm soát sự chấp hành các quy chế, pháp luật
và nghị quyết, mà cịn bảo đảm cho quần chúng có quyền bầu cử, lựa chọn những
người lãnh đạo của mình, có quyền kiểm tra mà kiểm soát mọi hoạt động của
những người lãnh đạo, có quyền thay đổi những cá nhân phụ trách khơng xứng
đáng. Song, điều đó hồn tồn khơng có nghĩa là cơng việc tập thể khơng cần có
người lãnh đạo, khơng cần có một trật tự chặt chẽ do ý chí duy nhất của người lãnh
đạo tạo ra.
Thực hiện chế độ thủ trưởng trong kinh tế thì địi hỏi quần chúng phải phục
tùng vơ điều kiện ý chí của người lãnh đạo trong sản xuất; phải biết chuyển những
sự thảo luận, phê bình, kiểm sốt và sửa chữa sang sự hoạt động ăn khớp, đều đặn,
nhịp nhàng, chính xác do một trung tâm duy nhất chi phối. Bản thân người cán bộ
lãnh đạo phải có tinh thần phụ trách, phải chịu trách nhiệm về sự thành bại của
toàn bộ guồng máy kinh tế…
6. Cần thiết phải có chun chính vô sản - đây là công cụ xây dựng chủ nghĩa
xã hội
Qua tác phẩm này, Lênin đã nêu rõ tính tất yếu, mục đích thực chất của
chun chính “vơ sản” và dân chủ xã hội chủ nghĩa là: Trấn áp và cưỡng bức đối
với bọn bóc lột, bọn phá rối trật tự, kỷ luật và thực hiện một nền dân chủ mới, phát
động quần chúng lao động tham gia vào việc quản lý nhà nước và xây dựng cơ sở
xã hội mới, đẩy mạnh sản xuất phát triển.


Để thực hiện mục đích và chức năng của nhà nước chun chính vơ sản,

Lênin nhấn mạnh phải tăng cường bộ máy nhà nước chun chính vơ sản và đề cập
một số nhiệm vụ:
- Một là, cần phải có một tịa án mới, trước hết để chống lại bọn bóc lột, tước
bỏ hết đặc quyền, đặc lợi và ngăn chặn âm mưu khôi phục lại nền thống trị của
chúng. Một tác dụng quan trọng hơn là, tòa án bảo đảm cho mọi người lao động
chấp hành một cách nghiêm ngặt nhất kỷ luật tự giác. Tòa án phải gánh nhiệm vụ
to lớn là giáo dục nhân dân theo kỷ luật lao động đó. Đồng thời, tịa án cũng là cơ
quan thực hiện sự cưỡng bức tất yếu phải có trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ
nghĩa xã hội.
- Hai là, đối với các cơ quan dân cử, các Xô viết cũng vậy. Mục đích của
cách mạng là làm cho quần chúng lao động đều được tham gia quản lý kinh tế,
quản lý xã hội. Do đó, tất cả mọi tổ chức, mọi biện pháp dùng để đạt đến mục đích
đó đều phải được củng cố và phát triển, các cơ quan do họ dựng lên càng phải
tham gia thực sự việc quản lý.
- Ba là, cơng đồn và hợp tác xã trong điều kiện lịch sử mới là những tổ
chức nằm trong hệ thống chun chính vơ sản, dưới sự lãnh đạo của Đảng cũng
đều phải biết thực hiện chuyên chính với kẻ thù, đồng thời củng cố và phát triển
mối quan hệ với quần chúng lao động, đoàn kết với họ để cùng tiến hành xây dựng
và bảo vệ xã hội mới...
- Bốn là, chuyển sang thực hiện nhiệm vụ tổ chức và quản lý, đòi hỏi nhà
nước chun chính vơ sản phải đào tạo được những cán bộ có tài, tổ chức đáp ứng
được nhiệm vụ mới của người lãnh đạo, phải kiên quyết thay đổi những lề thói cũ
và biết phát hiện, khuyến khích đề bạt những nhà tổ chức có tài trong quần chúng


nhân dân vào những cương vị chỉ đạo quá trình lao động sản xuất, tạo điều kiện
cần thiết để họ có thể trở thành người lãnh đạo những tập thể lao động, phát huy
được mọi sức mạnh sáng tạo dưới xã hội mới.
PHẦN 2: LIÊN HỆ VỚI NHIỆM VỤ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN NHÀ
NƯỚC Ở VIỆT NAM

Tác phẩm Những nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền Xơ viết có giá trị lý
luận và thực tiễn vơ cùng to lớn, nó có sức sống lâu bền theo thời gian. Tất cả các
vấn đề Lênin trình bày trong tác phẩm là những vấn đề có tính quy luật chẳng
những đối với nước Nga Xơ viết mà cịn đối với tất cả các nước bước vào thời kỳ
quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong đó có Việt Nam.
Thứ nhất, sau khi miền Bắc được giải phóng và tiến hành phục hồi kinh tế,
tiếp thu và vận dụng tư tưởng của V.I.Lê-nin về khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã
hội của những nước kinh tế kém phát triển, Đảng ta xác định, miền Bắc bước vào
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình đất nước
có chiến tranh, miền Bắc vừa chi viện sức người, sức của cho cuộc đấu tranh giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước, vừa chống lại cuộc chiến tranh phá hoại
của Mỹ, nên những quan điểm của Đảng vận dụng tư tưởng của V.I.Lê-nin về xây
dựng chủ nghĩa xã hội chưa có điều kiện để thực hiện. Nền kinh tế kế hoạch hóa
tập trung quan liêu, bao cấp thời kỳ này có nhiều nét tương đồng với nền kinh tế
nước Nga thời kỳ Chính sách Cộng sản thời chiến của V.I.Lê-nin (tuy không quyết
liệt bằng), như: không phát triển kinh tế tư nhân, hạn chế quan hệ hàng hóa - tiền
tệ, thực hiện chế độ phân phối bằng hiện vật cho sản xuất và tiêu dùng... Cơ chế
kinh tế này đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử tập trung sức mạnh của cả dân tộc đánh
thắng kẻ thù xâm lược, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước. Nhưng sau đó, việc kéo dài thực hiện mơ hình kinh tế này đã đưa đất nước
vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng.


Thứ hai, Đại hội VI của Đảng (1986) mở ra đường lối đổi mới đất nước mà
khởi nguồn là đổi mới tư duy, đổi mới quan điểm của Đảng về chủ nghĩa xã hội và
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Những đổi mới này, trên rất nhiều
vấn đề, nhiều nội dung cơ bản, quan trọng là sự vận dụng sáng tạo tư tưởng của
V.I.Lê-nin về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước kinh tế chưa phát triển vào
điều kiện nước ta ngày nay.
Đảng ta tiếp tục khẳng định nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội với những đặc điểm đặc thù. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội (được Đại hội VII của Đảng thông qua năm 1991 Cương lĩnh 1991) xác định: “Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư
bản, từ một nước vốn là nước thuộc địa nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rất
thấp. Đất nước trải qua hàng chục năm chiến tranh, hậu quả để lại còn nặng nề.
Những tàn dư thực dân, phong kiến còn nhiều. Các thế lực thù địch thường xuyên
tìm cách phá hoại chế độ xã hội chủ nghĩa và nền độc lập dân tộc của nhân dân ta”.
Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) nêu rõ, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta “là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái
cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước phát triển,
nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen”.
Đảng ta vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng của V.I.Lê-nin về phát triển
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần quá độ lên chủ nghĩa xã hội trở thành phát
triển nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu, nhiều loại hình doanh
nghiệp hình thành và phát triển mạnh mẽ ở nước ta. Cùng với kinh tế nhà nước và
kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển ở các ngành, lĩnh vực
mà pháp luật không cấm, không giới hạn về quy mơ, khuyến khích hình thành các


tập đoàn kinh tế tư nhân lớn; quyền sở hữu, quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh,
cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác được bảo đảm. Kinh tế tư
nhân được xác định là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Việc thu hút vốn
đầu tư trực tiếp, gián tiếp của nước ngoài được đẩy mạnh; các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngồi trở thành một bộ phận có vai trị quan trọng của nền kinh tế đất
nước.
Những cản trở quan hệ mua - bán, tự do lưu thông, việc phân phối bằng hiện
vật bị bãi bỏ; quan hệ hàng hóa - tiền tệ được phục hồi, các loại thị trường hình
thành và phát triển. Thị trường có vai trị ngày càng lớn trong việc quyết định giá
cả hàng hóa, dịch vụ (phạm vi giá cả do Nhà nước quyết định ngày càng thu hẹp),

trong việc huy động và phân bổ các nguồn lực, điều tiết lưu thơng hàng hóa, điều
tiết hoạt động của doanh nghiệp (Nhà nước không can thiệp vào hoạt động của
doanh nghiệp bằng mệnh lệnh hành chính, doanh nghiệp tự chủ, điều chỉnh hoạt
động theo các tín hiệu trên thị trường) và thanh lọc doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ.
Cho tới trước Đại hội IX của Đảng (năm 2001), Đảng ta vẫn xác định nền kinh tế
nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội IX của
Đảng (năm 2001) xác định “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mơ
hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”. Đến
Đại hội XII (năm 2016), Đảng ta xác định nền kinh tế nước ta là kinh tế thị trường
hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế
thị trường, đồng thời có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp
với từng giai đoạn phát triển của đất nước, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh”. Đây là bước tiến lớn trong nhận thức, quan điểm
của Đảng ta, là đóng góp của Đảng ta vào việc bổ sung, phát triển tư tưởng của


V.I.Lê-nin về phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở những nước lạc hậu, chưa qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
Cùng với khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, thu hút đầu tư trực tiếp
của nước ngoài, Đảng ta chỉ đạo sắp xếp lại, đổi mới (giải thể, bán, khoán, cho thuê
những doanh nghiệp thua lỗ; cổ phần hóa để thu hút thêm vốn, đổi mới mơ hình tổ
chức, quản lý doanh nghiệp) để phát triển, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà
nước; đổi mới, phát triển các hợp tác xã để kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo,
kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể trở thành nền tảng của nền kinh tế đất
nước. Vai trò và phương thức quản lý kinh tế của nhà nước có nhiều đổi mới. Nhà
nước khơng can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng mệnh lệnh
hành chính mà bằng pháp luật, chính sách, chiến lược quy hoạch, kế hoạch, các
định mức, tiêu chuẩn và sử dụng các nguồn lực kinh tế của Nhà nước; tạo hành

lang pháp lý, môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, đồng thời định
hướng hoạt động của doanh nghiệp vào các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước,
để gắn phát triển kinh tế với bảo vệ mơi trường, với phát triển văn hóa, xã hội, hạn
chế sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng, các địa phương, sự chênh
lệch về thu nhập, mức sống giữa các tầng lớp xã hội, thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội phù hợp với trình độ phát triển kinh tế. Đây được xác định là những
yếu tố để bảo đảm định hướng xã hội của nền kinh tế. Những nội dung này, vừa có
sự vận dụng, vừa có sự sáng tạo, góp phần bổ sung, phát triển tư tưởng của V.I.Lênin về quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên cơ sở phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần.
Xác định vai trị quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo là nhân tố quyết định nhất đối với sự phát triển
và định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế, do đó, Đảng ta đặc biệt quan tâm
tới đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý kinh tế nhà nước và việc đổi mới,


tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước.
Quản lý nhà nước về kinh tế tách khỏi quản lý sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp; tách các đơn vị sự nghiệp công lập và chức năng đại diện chủ sở hữu vốn
nhà nước tại doanh nghiệp khỏi chức năng quản lý nhà nước của các bộ, ngành;
nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch, xây dựng và hoàn thiện thể chế, tăng cường kiểm tra, nâng cao kỷ luật, kỷ
cương trong tổ chức thực hiện của các cơ quan quản lý nhà nước...
Tổ chức bộ máy nhà nước được đổi mới theo yêu cầu xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự
phân cơng, phối hợp, kiểm sốt lẫn nhau giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và
tư pháp; nhiều bộ, ngành quản lý chuyên ngành sâu về kinh tế kỹ thuật trong các
lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, nội thương, ngoại thương được hợp nhất để
thực hiện hiệu quả chức năng quản lý nhà nước, giảm bớt các tổ chức trung gian
(tổng cục). Chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan quản
lý nhà nước từng bước được hồn thiện, cải cách thủ tục hành chính được đẩy

mạnh. Cán bộ, công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm thông qua thi tuyển có cạnh
tranh, xác định việc làm của từng chức danh, vị trí cơng việc. Tăng cường cơng tác
đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí... Những đổi mới và công việc
được thực hiện như vậy của Đảng, Nhà nước ta vừa có sự vận dụng, vừa phát triển
sáng tạo tư tưởng của V.I.Lê-nin đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển đất nước.
Đất nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước kinh tế kém phát triển,
chưa qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa nên khó khăn lớn nhất là thiếu nền
tảng vật chất của chủ nghĩa xã hội. Do đó, ngay từ Đại hội III của Đảng (năm
1960), Đại hội mở đầu cho thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Đảng ta
đề ra đường lối công nghiệp hóa đất nước, xác định cơng nghiệp hóa là nhiệm vụ
trung tâm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Chỉ trong một thời


gian ngắn, cùng với phục hồi cơ sở công nghiệp cũ, nhiều cơng trình cơng nghiệp
mới, lớn đã được xây dựng, như: Cơ khí Hà Nội, Gang thép Thái Nguyên, Hóa
chất Việt Trì, Dệt 8-3... Nhưng chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ và
việc tập trung chi viện cho cuộc kháng chiến ở miền Nam đã làm cho chương trình
cơng nghiệp hóa bị gián đoạn.
Tại Đại hội IV của Đảng (năm 1976), Đại hội Đảng đầu tiên sau khi đất
nước hịa bình, thống nhất, Đảng ta tiếp tục xác định cơng nghiệp hóa là nhiệm vụ
trung tâm của đất nước để xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội. Tuy
nhiên, các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc của
đất nước, sự bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, cơ chế kinh tế kế hoạch
hóa tập trung quan liêu, bao cấp đã đẩy đất nước vào khủng hoảng kinh tế làm cho
nhiệm vụ công nghiệp hóa do Đại hội IV đề ra khơng thực hiện được. Trong bối
cảnh đất nước khủng hoảng kinh tế, các Đại hội V, VI của Đảng chủ trương tập
trung vào đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, sản xuất lương thực, thực phẩm và các
chương trình sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.
Ngay sau khi đất nước ra khỏi khủng hoảng, Hội nghị đại biểu tồn quốc
giữa nhiệm kỳ khóa VII (năm 1994) chủ trương “đẩy mạnh một bước công nghiệp

hóa đất nước”; trong đó, đề ra nhiệm vụ hàng đầu là cơng nghiệp hóa nơng nghiệp,
nơng thơn. Từ Đại hội VIII (năm 1996) của Đảng đến nay, qua các nhiệm kỳ Đại
hội IX, X, XI và Đại hội XII của Đảng, cơng nghiệp hóa ln là một nhiệm vụ
hàng đầu để phát triển đất nước. Cơng nghiệp hóa được xác định gắn với hiện đại
hóa, phát triển kinh tế tri thức và hiện nay là gắn với sử dụng các thành tựu của
cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa được thực
hiện trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh hội nhập
quốc tế, với sự tham gia của các thành phần kinh tế, vừa phục vụ thị trường trong
nước, vừa hướng ra thị trường nước ngoài; vừa phát triển những ngành đất nước có


tiềm năng, lợi thế, sử dụng nhiều lao động, vừa đi ngay vào những ngành, lĩnh vực,
sản phẩm công nghệ cao, thân thiện với mơi trường. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
được thực hiện trong tất cả các ngành kinh tế, các lĩnh vực của xã hội. Trong công
nghiệp, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, bảo đảm độc lập tự chủ
kinh tế của đất nước; các ngành cơng nghệ cao tham gia có hiệu quả vào các chuỗi
giá trị toàn cầu, các ngành năng lượng mới, năng lượng tái tạo, các ngành công
nghiệp mới như công nghiệp văn hóa, cơng nghiệp mơi trường... Phát triển nền
nơng nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, nơng nghiệp cơng nghệ cao, nông nghiệp sinh
thái; gắn kết sản xuất với bảo quản, chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị, bảo vệ an
tồn thực phẩm, bảo vệ mơi trường. Phát triển du lịch và các dịch vụ cơng nghệ
cao, có giá trị gia tăng cao trong các lĩnh vực, như thông tin, viễn thơng, tài chính,
ngân hàng, y tế, giáo dục, khoa học, công nghệ...
Để phục vụ và thúc đẩy công nghiệp hóa, Đảng chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng
hệ thống kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, xem đây là những đột phá chiến
lược.
Để đẩy mạnh quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta chỉ đạo thực
hiện cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển từ phát triển theo
chiều rộng dựa trên tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên và sử dụng lao động phổ
thông, giá rẻ sang chủ yếu phát triển theo chiều sâu, dựa trên các thành tựu khoa

học, công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao. Để phục vụ và thúc đẩy cơng
nghiệp hóa, Đảng chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, đào tạo
nguồn nhân lực, xem đây là những đột phá chiến lược; đồng thời, đẩy mạnh đơ thị
hóa, xây dựng chính phủ điện tử, chính quyền điện tử…


KẾT LUẬN
Tác phẩm Những nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền Xơ viết có giá trị lý
luận và thực tiễn vơ cùng to lớn, nó có sức sống lâu bền theo thời gian. Tất cả các
vấn đề Lênin trình bày trong tác phẩm là những vấn đề có tính quy luật chẳng
những đối với nước Nga Xơ viết mà cịn đối với tất cả các nước bước vào thời kỳ
quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Liên Xô, nhân dân Xô viết
đã thực hiện những tư tưởng của Lênin đề cập trong tác phẩm: tập trung lực lượng
vào thực hiện chính sách kinh tế để tiến hành cơng nghiệp hố đất nước cải tạo nền
kinh tế theo chủ nghĩa xã hội, phát triển văn hóa xã hội chủ nghĩa, nhờ đó, nước
Nga từ một nước lạc hậu trở thành một nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh.
Thực tiễn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã chứng minh
rằng, nếu không trung thành và vận dụng sáng tạo những tư tưởng của Lênin trong
điều kiện lịch sử mới thì cách mạng sẽ bị vấp váp, sai lầm, thậm chí thất bại.
Nắm vững đặc điểm của bước ngoặt lịch sử mới ở nước ta, vận dụng những
nguyên lý được nêu trong tác phẩm và các nguyên lý khác của chủ nghĩa Mác Lênin, Đảng ta đã đề ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Để thực
hiện nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, các biện pháp lớn được đặt ra là: kiểm
kê, kiểm sát, sản xuất, phân phối sản phẩm, đề cao kỷ luật lao động, áp dụng
nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện chế độ thủ trưởng, đào tạo, bồi dưỡng đề
bạt cán bộ... đều được Đảng và Nhà nước ta chú trọng vận dụng vào việc xây dựng
và quản lý nền kinh tế đất nước.
Việc nghiên cứu tác phẩm Những nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền Xơ
viết của Lênin cũng như những tác phẩm khác của Người, đồng thời vận đụng sáng
tạo vào thực tiễn cách mạng của nước ta, học tập có chọn lọc kinh nghiệm xây



dựng chủ nghĩa xã hội của các nước trên thế giới đang là một nhu cầu bức thiết đối
với mỗi tổ chức đảng và mỗi cán bộ, đảng viên ta hiện nay.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giới thiệu tác phẩm của C.Mác và Ph.Ăng ghen, V.I.Lê nin, Hồ Chí Minh về xây
dựng Đảng và chính quyền nhà nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999.
2. V.I.Lê nin: Tồn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, NXB Sự thật, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI, NXB
Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011.
5. PGS.TS Nguyễn Văn Thạo, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Vận
dụng tư tưởng của V.I.Lê nin về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam,
Tạp chí cộng sản, 2020.



×