Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Luận văn thạc sỹ - Tăng cường quản lý của Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Cao Bằng đối với khu kinh tế cửa khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.5 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
=============

ĐOÀN HỒNG HẢI

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CỦA BAN QUẢN LÝ
KHU KINH TẾ TỈNH CAO BẰNG ĐỐI VỚI
KHU KINH TẾ CỬA KHẨU

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Hà Nội, năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
=============

ĐOÀN HỒNG HẢI

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CỦA BAN QUẢN LÝ
KHU KINH TẾ TỈNH CAO BẰNG ĐỐI VỚI
KHU KINH TẾ CỬA KHẨU
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ THƯƠNG MẠI
MÃ NGÀNH : 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. TẠ VĂN LỢI



Hà Nội, năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học
thuật. Tôi xin cam đoan rằng, nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Tác giả luận văn

Đoàn Hồng Hải


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên
cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân cịn có sự hướng dẫn nhiệt tình, khoa học
của các thầy cơ giáo trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS. Tạ Văn Lợi người đã
hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tơi hồn thành luận văn
này. Trong q trình nghiện cứu, thực hiện Luận văn, dưới sự hướng dẫn của
thầy, tơi đã học hỏi được những kiến thức bổ ích và phương pháp nghiên cứu
khoa học.
Xin chân thành cảm ơn tới Lãnh đạo, cán bộ, công chức Ban quản lý khu
kinh tế tỉnh Cao Bằng và các cơ quan liên quan đã cung cấp số liệu và có
những ý kiến q báu trong q trình tơi thực hiện đề tài. Chúc anh, chị luôn
mạnh khỏe và thành công trong công tác.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các
bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tơi rất nhiều trong suốt q trình học tập,
nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2019

Tác giả luận văn

Đoàn Hồng Hải


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................................................... 3
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................................ 4
MỤC LỤC..................................................................................................................................................... 5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................................................. 6
3.2.2. Mục tiêu phát triển...................................................................................................................... 52
3.3.1.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực........................................................................................ 54


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

KCX

Khu chế xuất

KCN

Khu cơng nghiệp

KKT


Khu kinh tế

KTCK

Kinh tế cửa khẩu

KKTCK

Khu Kinh tế cửa khẩu

KT-XH

Kinh tế - xã hội

KT - TM

Kinh tế - Thương mại

NSNN

Ngân sách nhà nước

XNK

Xuất nhập khẩu

XNC

Xuất nhập cảnh


QLNN

Quản lý nhà nước

UBND

Ủy ban nhân dân


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế tồn cầu hố và hội nhập kinh tế Quốc tế hiện nay, mỗi
quốc gia phải không ngừng đổi mới, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của
mình nhằm theo kịp và chủ động hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Xuất phát
từ đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam, Đảng và Nhà nước đề ra chiến lược
phát triển kinh tế phù hợp, từng bước thực hiện công nghiệp hố hiện đại hố
đất nước. Trong tiến trình CNH, HĐH đất nước, việc xây dựng cơ sở vật chất,
kỹ thuật và phát triển công nghệ ngày càng hiện đại đóng một vai trị quan
trọng. Trong đó, một trong những nhiệm vụ hàng đầu là hình thành, xây dựng
và phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế, đặc biệt là tại các địa phương
có lợi thế về cửa khẩu quốc tế.
Phát triển các khu kinh tế là một trong những phương hướng quan trọng
nhằm thu hút các nguồn lực để phát triển cơng nghiệp, thúc đẩy q trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển các ngành thương mại, dịch vụ.
Khu kinh tế, trong đó có khu kinh tế tại các cửa khẩu ở Việt Nam ra đời
cùng với đường lối đổi mới mở cửa do Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 khởi
xướng. Nghị quyết hội nghị giữa nhiệm kỳ khoá VII năm 1994 đã đề ra yêu cầu
về “Quy hoạch các vùng trước hết là các địa bàn trọng điểm, các KCX, Khu kinh

tế đặc biệt, KCN tập trung …”. Tiếp đó Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X đã xác định “ Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm cơng
nghiệp trên cả nước; hình thành các vùng công nghiệp trọng điểm; gắn việc phát
triển sản xuất với bảo đảm các điều kiện sinh hoạt cho người lao động.
Qua giai đoạn nhiều năm hình thành và phát triển, hệ thống các khu
kinh tế ở Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ.Theo thống kê, hiện
cả nước có 21 khu kinh tế cửa khẩu tại biên giới trong tổng số 5 tỉnh có biên
giới đất liền được duy trì khu kinh tế cửa khẩu, trong đó giáp Trung Quốc có


2

6 tỉnh, giáp Lào có 8 tỉnh và giáp Campuchia có 8 tỉnh (do khu kinh tế cửa
khẩu quốc tế Bờ Y vừa giáp Lào, vừa giáp Campuchia); sẽ có 4 tỉnh thành lập
khu kinh tế cửa khẩu theo kế hoạch dự kiến trong giai đoạn 2016- 2020. Trải
qua hơn 20 năm hoạt động, các khu kinh tế cửa khẩu đã thu hút gần 800 dự án
đầu tư, trong đó, có 700 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký đầu tư
trên 50 nghìn tỷ đồng và khoảng 100 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
với tổng số vốn đăng ký là 700 triệu USD. Kết quả này cho thấy, khu kinh tế
cửa khẩu có sức thu hút đầu tư khá mạnh mẽ, khơng chỉ đối với các nhà đầu
tư trong nước mà cả với các nhà đầu tư nước ngoài. Các khu kinh tế cũng
khẳng định rõ vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm an
ninh quốc phòng tại các tỉnh miền núi, biên giới.
Theo quyết định số 20/2014/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2014 về
việc thành lập khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng, Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh
Cao Bằng gồm diện tích (một phần hoặc toàn bộ) các xã biên giới từ xã Đức
Long huyện Thạch An đến xã Cần Nông của huyện Thơng Nơng, với tổng
diện tích tự nhiên là 30.130,34 ha, bao gồm 37 xã và 03 thị trấn. Khu kinh tế
cửa khẩu Cao Bằng được tổ chức thành khu phi thuế quan và các khu chức
năng như: Khu cửa khẩu quốc tế, các khu cơng nghiệp, trung tâm tài chính,

khu đơ thị, khu trung tâm hành chính, khu dân cư và các khu chức năng khác.
Quy mơ, vị trí từng khu chức năng được xác định trong quy hoạch chung xây
dựng và quy hoạch chi tiết Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng. Hoạt động và
các cơ chế, chính sách đối với Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng thực hiện
theo Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư, Nghị định
số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu
công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, Nghị định số 164/2013/NĐCP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của
Chính phủ quy định về khu cơng nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, Quyết


3

định số 72/2013/QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính
phủ quy định cơ chế chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu và các
văn bản khác có liên quan.
Kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động, khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao
Bằng đã đạt được những thành tựu đáng kể, đóng góp lớn vào tăng trưởng
kinh tế xã hội địa phương. Tuy nhiên, vần còn nhiều bật cập trong tổ chức và
hoạt động của khu kinh tế cửa khẩu như quản lý hoạt động thương mại chưa
chặt chẽ, việc ban hành các quy định chưa sát với thực tế…, ; Ban quản lý
khu kinh tế tỉnh mới được thành lập, tổ chức bộ máy còn thiếu biên chế, cơ sở
vật chất chưa đáp ứng yêu cầu, công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, địa
phương, Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu chưa đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả
chưa cao;...Để khai thác tốt các khu kinh tế cửa khẩu, thì các cấp, các ngành
có liên quan cần có phối hợp chặt chẽ để nhanh chóng giải quyết triệt để các
vấn đề còn tồn tại nêu trên. Từ những vấn đề trên cho thấy công tác quản của
Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Cao Bằng đối với khu kinh tế cửa khẩu chưa đáp
ứng được các yêu cầu đặt ra ngày càng cao, do đó cần phải có những phân
tích kỹ lưỡng, tồn diện để phát hiện vấn đề từ đó đề xuất các giải pháp hồn

thiện quản lý hoạt động thương mại. Đây chính là lý do để chọn đề tài: "Tăng
cường quản lý của Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Cao Bằng đối với khu
kinh tế cửa khẩu ". Đề tài hết sức cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tăng cường quản lý của Ban
Quản lý khu kinh tế tỉnh Cao Bằng đối với khu kinh tế cửa khẩu, trên cơ sở đó
đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý của Ban quản lý
khu kinh tế với khu kinh tế cửa khẩu.
3. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong
phạm vi quản lý của Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Cao Bằng đối với khu kinh
tế cửa khẩu.


4

Về thời gian: Nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng quản lý của
Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Cao Bằng đối với khu kinh tế cửa khẩu trong
thời gian 2013-2018 và đề xuất các giải pháp đến 2030.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
phương pháp phân tích hệ thống, thống kê, so sánh, sử dụng các kết quả điều
tra khảo sát, số liệu thứ cấp và sơ cấp… Tổng quan tài liệu có liên quan đến
KKT, phân tích số liệu sẵn có từ các báo cáo của Sở, ngành, Ban quản lý khu
kinh tế, báo cáo của tỉnh Cao Bằng.
Để thu thập số liệu, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp, thu thập số liệu
thứ cấp từ các báo cáo hằng năm của Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Cao Bằng.
Thông qua các phương pháp so sánh, đối chiếu để phân tích sự biến
động của các chỉ tiêu liên quan đến công tác quản lý hoạt động thương mại tại
Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Cao Bằng.

5. Số liệu nghiên cứu:
+ Số liệu dùng để nghiên cứu trong Luận văn được sử dụng từ các loại
tài liệu thứ cấp : Là các tài liệu đã có sẵn về vấn đề tổ chức, nhân sự, các tài
liệu liên quan đến các khu kinh tế trên địa bàn tỉnh.
+ Phương pháp thu thập số liệu:
- Tham khảo tài liệu: Từ sách, báo chí, các tài liệu chuyên ngành, ngành
dọc, tài liệu sẵn có của tổ chức và của ngành thống kê, các tài liệu hàn lâm về
tổ chức nhân sự, về tổ chức dự án, tổ chức
6. Kết cấu chính của bản luận văn: gồm 3 phần:
Ngoài phẩn mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về quản lý của Ban Quản lý khu kinh tế
đối với khu kinh tế cửa khẩu
Chương 2: Thực trạng công tác Quản lý của Ban Quản lý khu kinh tế
tỉnh Cao Bằng đối với khu kinh tế cửa khẩu
Chương 3: Một số giải pháp tăng cường quản lý của Ban Quản lý khu
kinh tế tỉnh Cao Bằng đối với khu kinh tế cửa khẩu


5

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG QUẢN LÝ CỦA BAN QUẢN LÝ KHU
KINH TẾ ĐỐI VỚI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU
1.1. Một số khái niệm về khu kinh tế cửa khẩu
1.1.1. Khái niệm khu kinh tế cửa khẩu
Thuật ngữ khu kinh tế cửa khẩu mới được dùng ở Việt Nam trong một
số năm gần đây khi quan hệ kinh tế-thương mại Việt Nam và Trung Quốc đã
có những bước phát triển mới, địi hỏi phải có mơ hình kinh tế phù hợp nhằm
khai thác các tiềm năng, thế mạnh kinh tế của hai nước thông qua các cửa
khẩu biên giới. Bên cạnh đó Việt Nam cịn có biên giới với Lào và

Campuchia, tuy họ là các quốc gia nhỏ, còn khó khăn về kinh tế, nhưng lại có
vị trí hết sức quan trọng là nằm trong tiểu vùng sông Mêkông. Giữa các quốc
gia thuộc tiểu vùng sơng Mêkơng đang có nhiều dự án xây dựng cầu, đường
thúc đẩy phát triển kinh tế theo tuyến hành lang Đông-Tây trên cơ sở dịng
chảy tự nhiên của sơng Mêkơng. Tât cả các điều kiện thuận lợi trên chỉ có thể
phát huy tốt nếu có các mơ hình kinh tế thích hợp, trong đó phải kể đến khu
kinh tế cửa khẩu.
Để đưa ra được khái niệm về khu kinh tế cửa khẩu, cần phải dựa trên cơ
sở của nhiều khái niệm có liên quan. Khái niệm được đề cập đến đầu tiên là
“giao lưu kinh tế qua biên giới”, từ trước đến nay khái niệm về “giao lưu kinh
tế qua biên giới” thường được hiểu theo nghĩa hẹp là các hoạt động trao đổi
thương mại, trao đổi hàng hoá giữa cư dân sinh sống trong khu vực biên giới,
hoặc giữa các doanh nghiệp nhỏ đóng tại các địa bàn biên giới xác định, thuộc
tỉnh có cửa khẩu biên giới. Thương mại qua các cửa khẩu biên giới có thể
được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: trao đổi hàng hoá qua các cặp
chợ biên giới, nơi cư dân 2 bên biên giới thực hiện các hoạt động mua/bán
hàng hoá trên cơ sở tuân thủ các quy định của Nhà nước về tổng khối lượng


6

hoặc tổng giá trị trao đổi. Địa điểm cho các cặp chợ này do chính quyền của
cả 2 bên thỏa thuận. Hoặc là các hoạt động thương mại biên giới thực hiện
dưới dạng trao đổi hàng hố giữa hai xí nghiệp nhỏ tại địa phương với các đối
tác của mình ở bên kia biên giới. Thông thường, đây là các hoạt động trao đổi
hàng hố với giá trị khơng lớn lắm. Trong khi đó, hiểu theo nghĩa rộng, giao
lưu kinh tế qua biên giới bao gồm các dạng hoạt động trao đổi kinh tế, kĩ
thuật qua các cửa khẩu biên giới, trong đó các hoạt động trao đổi thương mại
là một trong những yếu tố cấu thành.
Khái niệm khu KTCK được hình thành trên cơ sở hàng loạt các khái

niệm có liên quan. Trước hết là khái niệm: "Giao lưu kinh tế qua biên giới".
Theo nghĩa hẹp, khái niệm này bao gồm các hoạt động trao đổi thương mại,
trao dổi hàng hóa giữa các cư dân, các doanh nghiệp nhỏ đóng tại địa bàn biên
giới xác định, thường là những nơi có các cửa khẩu biên giới. Trên thực tế,
những hình thức này có thể được thực hiện ở các dạng chợ biên giới, thậm chí
ở các đường mịn biên giới với một khối lượng hàng hóa và giá trị theo quy
định của Nhà nước hoặc chính quyền địa phương. Với nhiều mức độ khác
nhau, giao lưu kinh tế biên giới theo nghĩa hẹp là hình thức diễn ra phổ biến ở
tất cả các quốc gia có đường biên giới chung trong điều kiện hịa bình. Tuy
nhiên, có một điều dễ thấy là quy mô, mức độ hoạt động kinh tế - thương mại
diễn ra khác nhau giữa các vùng, miền, khu vực biên giới cả nước vì nó phụ
thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau: trình độ phát triển kinh tế; điều kiện
tự nhiên; vị trí địa lý; chính sách biên mậu; các tiềm năng, thế mạnh tại chỗ;
sự ổn định về an ninh chính trị... Vì vậy, xuất hiện một nội dung rộng hơn,
bao quát hơn trước tức giao lưu kinh tế qua biên giới là tất cả các hoạt động
kinh tế - thương mại, đầu tư khoa học và công nghệ qua các cửa khẩu biên
giới, giữa các quốc gia có đường biên giới chung. Nội dung của giao lưu kinh
tế qua biên giới theo nghĩa rộng khơng chỉ đơn thuần là bn bán, trao đổi
hàng hóa thơng thường, mà cịn bao hàm cả các hoạt động về hợp tác khoa


7

học - công nghệ, đầu tư lẫn nhau, hoạt động XNK, liên doanh phát triển kết
cấu hạ tầng, du lịch qua biên giới...
Các lý thuyết kinh tế học phát triển đã chỉ rõ rằng giao lưu kinh tế qua
biên giới với tư cách là một hình thức mở cửa kinh tế giữa các nước láng
giềng có thể mang lại nhiều lợi thế cho các nước này. Sơ lược có thể đưa ra
bốn lợi thế như sau:
Thứ nhất, các nước láng giềng có ưu thế về vị trí địa lý, khoảng cách

nối liền qua biên giới sẽ làm giảm nhiều chi phí giao thơng vận tải và liên lạc;
các vùng biên giới lại thường là các vùng có nguồn tài nguyên dồi dào, sản
vật quý đa dạng, là những tiền đề tốt để phát triển thương mại và du lịch.
Thứ hai, khu vực các cửa khẩu biên giới trên bộ hiện còn chưa phải đối
mặt với cạnh tranh thương trường ở mức gay gắt như các vùng cửa khẩu hàng
không hàng hải, mà chỉ là một thị trường mới mở, mang tính chất bổ sung cho
các nhu cầu của nhau.
Thứ ba, các nước láng giềng có trình độ phát triển khơng quá chênh
lệch về cơ cấu ngành nghề, sản phẩm, nguyên liệu, nhu cầu thị trường.
Thứ tư, buôn bán biên giới trên bộ có thể có những hình thức đa dạng hơn so
với buôn bán qua các cửa khẩu hàng không, hàng hải. Nhân dân vùng biên
giới hai nước qua lại buôn bán, giao lưu, làm thúc đẩy nhu cầu quan hệ, trao
đổi chính thức ở cấp Nhà nước.
Tính đa dạng trong các loại hình và yếu tố quyết định cho sự lựa chọn
một mơ hình cụ thể phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, những điều kiện
cần và đủ để quyết định những loại hình phù hợp, có hiệu quả. Thơng qua các
hình thức, các cấp độ phát triển khác nhau của liên kết kinh tế, căn cứ theo
đặc điểm của một loại hình KTCK cho phép áp dụng những chính sách riêng
trong một phạm vi khơng gian, thời gian xác định mà ở đó đã có giao lưu kinh
tế biên giới phát triển sẽ hình thành khu KTCK.


8

Qua những phân tích trên, chúng ta có thể hiểu: Khu kinh tế cửa khẩu
là một không gian kinh tế xác định gắn với cửa khẩu, có dân cư hoặc khơng
có dân cư sinh sống và được thực hiện những cơ chế, chính sách phát triển
riêng phù hợp với đặc điểm ở đó nhằm đưa lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao
hơn, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (Trần Báu
Hà, 2017).

1.1.2. Đặc điểm cơ bản của các khu kinh tế cửa khẩu
Về tư cách pháp nhân, các mơ hình kinh tế này đều được thành lập do
quyết định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ; được hưởng một số chế
độ ưu đãi của Chính phủ và chính quyền địa phương; có một khơng gian kinh
tế xác định. Các hình thức kinh tế này đều nhằm mục đích nâng cao hiệu quả,
thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, thông qua việc phát huy đặc điểm hoạt động
của từng loại hình này đối với vùng hay kinh tế cả nước.
Để thành lập được khu KTCK, điều kiện tiên quyết là phải gắn với vị
trí cửa khẩu, là khu vực có hoặc khơng có dân cư sinh sống, có các doanh
nghiệp trong nước, nước ngồi. Mục đích thành lập khu KTCK nhằm ưu tiên
phát triển thương mại, XNK, dịch vụ, du lịch và công nghiệp. Trong đó, quan
trọng nhất là hoạt động thương mại, dịch vụ gồm có: Hoạt động XNK, tạm
nhập, tái xuất, vận chuyển hàng hóa quá cảnh, kho ngoại quan, cửa hàng miễn
thuế, hội chợ triển lãm, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các cơ sở sản xuất, gia
công hàng xuất khẩu và các chi nhánh đại diện các công ty trong nước, nước
ngoài, chợ cửa khẩu.
Ưu tiên trong Khu KTCK là các hoạt động về thương mại, dịch vụ, gắn
với cửa khẩu chịu tác động mạnh mẽ của khu vực kinh tế, chính sách biên
mậu của các nước láng giềng có đường biên giới chung. Do vậy, nguồn hàng
hóa tại chỗ và từ nơi khác (các vùng kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất)
là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả hoạt động của nó. Mặt khác, hoạt động
của khu KTCK cịn liên quan nhiều đến thơng lệ quốc tế, vấn đề chủ quyền,


9

an ninh biên giới, các chính sách chung của hai nước thông qua cặp cửa khẩu
và hệ thống các đường giao thơng. Từ đó, một số nhà nghiên cứu Việt Nam đã
đưa ra những mơ hình cụ thể về khu KTCK, trên cơ sở đó tùy điều kiện từng
vùng (địa phương) có thể áp dụng cho phù hợp.

1.2. Mơ hình phát triển khu kinh tế cửa khẩu
1.2.1. Mơ hình khu kinh tế cửa khẩu biệt lập
Là khu kinh tế cửa khẩu có hàng rào cứng cách ly với bên ngồi, khơng
có dân sinh sống, thường là có quy mơ nhỏ từ vài trăm đến vài nghìn hecta.
Quan hệ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa KKTCK và thị trường trong và ngồi
nước là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu; có tổ chức Hải quan thực hiện việc
kiểm tra, giám sát hàng hóa.
1.2.2. Mơ hình khu kinh tế cửa khẩu thơng thường
Là KKTCK có dân cư sinh sống, thường là có quy mơ lớn đến hàng
chục ngàn hecta, khơng có hàng rào cứng cách ly với bên ngoài. Phân khu
chức năng trong KKTCK có thể bao gồm: Khu phi thuế quan; Khu chế xuất;
Khu công nghiệp; Khu thương mại, dịch vụ, du lịch; Khu kiểm sốt XNK và
XNC, khu hành chính; Khu đô thị, khu dân cư; và các khu chức năng khác,...
Phía bên kia biên giới có thể có ho c khơng có khu kinh tế đối xứng. Đây là
mơ hình phổ biến nhất trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay. Những nơi
có hai KKTCK loại này đối xứng nhau qua đường biên giới là có điều kiện để
tiến tới thành lập Khu hợp tác kinh tế biên giới.
1.2.3. Mơ hình khu hợp tác kinh tế biên giới
Hình thức hợp tác kinh tế biên giới song phương giữa hai quốc gia láng
giềng chuyển hai KKTCK ở hai bên biên giới thành một Khu hợp tác kinh tế
biên giới, được cách ly với bên ngoài (nội địa của mỗi bên) và hoạt động theo
một số chính sách chung. đây, hai nước tự nguyện hợp tác, cùng nhau trao
đổi, thỏa thuận quy hoạch, lựa chọn các chính sách và biện pháp quản lý
chung, thúc đẩy mở cửa và tăng cường hợp tác khu vực biên giới,…


10

1.3. Quản lý của Ban Quản lý khu kinh tế cấp tỉnh đối với khu
kinh tế cửa khẩu

1.3.1. Khái niệm, vai trò quản lý cấp tỉnh đối với khu
kinh tế cửa khẩu
Quản lý nhà nước đối với KKTCK là tác động của các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền đối với KKTCK, dựa trên việc xây dựng và thực hiện các
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và ban hành chính sách, văn bản
quy phạm pháp luật về KKTCK, hướng dẫn khai thác, sử dụng, cũng như
kiểm tra giám sát nhằm phát triển bền vững các nguồn lực, từ đó mang lại
hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất cho KKTCK.
Quản lý nhà nước (cấp tỉnh) đối với KKTCK là tác động có tổ chức của
các cơ quan nhà nước địa phương có thẩm quyền đối với KKTCK, dựa trên
việc thực thi các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chính sách đã được các
cơ quan nhà nước các cấp ban hành (theo thẩm quyền) trong khuôn khổ pháp
luật quy định, hướng dẫn khai thác, sử dụng, cũng như kiểm tra giám sát việc
thực thi kế hoạch nhằm phát triển bền vững các nguồn lực, từ đó mang lại
hiệu quả KT-XH cao nhất cho khu kinh tế cửa khẩu trong chiến lược phát
triển tổng thể của cả quốc gia.
Ở cấp Trung ương, chủ thể QLNN đối với KKTCK là Chính phủ.
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về KKTCK trong phạm vi cả nước
trên cơ sở phân công nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của từng Bộ, ngành, các cơ
quan ngang bộ (các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư; Nội vụ; Tài chính; Xây dựng;
Cơng Thương; Tài nguyên và Môi trường; Khoa học và Công nghệ; Lao
động, Thương binh và Xã hội; Cơng an; Quốc phịng; Văn hóa, Thể thao và
Du lịch; và Bộ quản lý ngành khác).
Ở địa phương, chủ thể QLNN đối với KKTCK là Uỷ ban nhân dân
(UBND) tỉnh và Ban quản lý KKTCK theo quyền hạn, trách nhiệm được
Chính phủ phân cơng.


11


- Đối tượng QLNN đối với KKTCK ở cấp tỉnh là:
+ Các tổ chức, cá nhân đầu tư, kinh doanh, xuất cảnh, nhập cảnh, lưu
trú tại KKTCK.
+ Các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước tại KKTCK.
- Các phương diện quản lý bao gồm:
+ Các hoạt động quản lý tài nguyên và môi trường, đầu tư xây dựng
phát triển đô thị và kết cấu hạ tầng KKTCK.
+ Các hoạt động đầu tư, kinh doanh, thương mại, xuất khẩu, nhập khẩu
tại KKTCK.
+ Các hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, lưu trú, tạm trú trong KKTCK
- QLNN đối với KKTCK nhằm để thực hiện các mục tiêu sau:
+ Tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt
Nam với các nước láng giềng.
+ Khai thác lợi ích kinh tế qua các cơ chế hợp tác khu vực để thúc đẩy
phát triển KT-XH của địa phương, góp phần vào sự phát triển và hội nhập
kinh tế quốc tế của cả nước.
+Tạo môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào
KKTCK; khai thác tối đa lợi thế sẵn có, phát triển sản xuất và các loại hình
dịch vụ, đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường. - Tạo việc làm, thúc đẩy
việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho KKTCK.
- Cơ chế QLNN nói chung và cơ chế QLNN đối với KKTCK là những
quan điểm, chủ trương, nguyên tắc, biện pháp, công cụ, phương tiện mà chủ
thể quản lý (nhà nước) sử dụng để tác động vào các hoạt động, lĩnh vực (lĩnh
vực quản lý) nhằm thực hiện mục tiêu quản lý của Nhà nước. Cơ chế QLNN
cấp tỉnh đối với KKTCK do chính quyền địa phương đề ra để quản lý
KKTCK phù hợp với điều kiện địa phương theo quy định, phân cấp, ủy quyền
của Chính phủ. M t khác, QLNN đối với KKTCK cấp tỉnh cịn có chức năng
tổ chức thực hiện các luật liên quan đến các vấn đề của KKTCK và thực hiện



12

các chính sách của Nhà nước Trung ương đối với KKTCK
1.3.2. Vai trò của quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với
khu kinh tế cửa khẩu
Quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với KKTCK là q trình chính quyền
cấp tỉnh thực thi, vận hành cơ chế quản lý phù hợp với quy định pháp luật,
phù hợp với điều kiện KT-XH, phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan
để tác động vào KKTCK nhằm đạt các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, các
KKTCK hoạt động hiệu quả lại không phải là có sẵn và chính quyền cấp tỉnh
buộc phải tham gia vào việc hình thành, định hướng và hỗ trợ cho quá trình
phát triển của các KKTCK đạt được các mục tiêu đã đề ra. Vai trò của QLNN
cấp tỉnh đối với KKTCK bao gồm:
Một là, hình thành và định hướng phát triển các KKTCK. Đây có thể
coi là vai trò quan trọng nhất của QLNN đối với KKTCK. Muốn thực hiện
được vai trị này, chính quyền cấp tỉnh phải:
- Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế cửa khẩu của tỉnh mình
trong quy hoạch hay chiến lược phát triển KKTCK trên phạm vi cả nước.
- Dựa trên quy hoạch phát triển tổng thể hệ thống các KKTCK trên
phạm vi cả nước, định hướng phát triển các KKTCK trên địa bàn tỉnh phù hợp
với điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và các lợi của từng KKTCK.
- Thành lập ho c đề xuất cấp có thẩm quyền thành lập các KKTCK, các
đơn vị quản lý, phân cấp quản lý.
Hai là, điều hành, dẫn dắt sự phát triển của KKTCK theo các mục tiêu
đã đề ra thông qua việc xây dựng, ban hành (ho c trình cấp có thẩm quyền ban
hành) và thực thi các khung pháp lý, quy hoạch, kế hoạch, các chính sách đ c thù
cho KKTCK. Về cơ bản, các KKTCK được hình thành từ chỗ ban đầu là ở
những địa phương, địa bàn thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và đ c biệt
khó khăn, cách xa các trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh; hoạt động kinh doanh
nhỏ lẻ và chủ yếu là trao đổi biên mậu của người dân bai bên cửa khẩu



13

Ba là, hỗ trợ các hoạt động, thúc đẩy sự phát triển và trọng tài giải
quyết các mâu thuẫn phát sinh trong KKTCK.
1.3.3. Nội dung quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với
khu kinh tế cửa khẩu
Quản lý nhà nước đối với KKTCK bao gồm nhiều cấp và nhiều cơ quan
quản lý từ cấp Trung ương đến địa phương. Thông thường, mỗi địa phương cấp
tỉnh chỉ có một Ban quản lý, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối
với tất cả các KCN, KCX và KKT, KKTCK trên địa bàn theo quy định của pháp
luật; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính cơng và
dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho
nhà đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế. Ban Quản lý là cơ quan trực thuộc
chính quyền tỉnh, do người đứng đầu Chính phủ quyết định thành lập và chịu sự
chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế, chương trình kế hoạch cơng tác và kinh
phí hoạt động của chính quyền tỉnh; Ban Quản lý có tư cách pháp nhân, tài khoản
và con dấu; kinh phí quản lý hành chính nhà nước, kinh phí hoạt động sự nghiệp
và vốn đầu tư phát triển do ngân sách nhà nước cấp theo kế hoạch hàng năm.
1.3.3.1. Mục tiêu quản lý
Quản lý nhà nước đối với KKTCK nhằm để thực hiện các mục tiêu sau:
- Tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt
Nam với các nước láng giềng.
- Khai thác lợi ích kinh tế qua các cơ chế hợp tác khu vực để thúc đẩy
phát triển KT-XH của địa phương, góp phần vào sự phát triển và hội nhập
kinh tế quốc tế của cả nước.
- Tạo môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào
KKTCK; khai thác tối đa lợi thế sẵn có, phát triển sản xuất và các loại hình
dịch vụ, đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường.

- Tạo việc làm, thúc đẩy việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực cho KKTCK.


14

1.3.3.2. Bộ máy quản lý
Theo quy định của pháp luật hiện hành (thông tư liên bộ số 06/2015/TLLBBKHDT-BNV ngày 3 tháng 9 năm 2015), cơ cấu tổ chức quản lý của Ban quản lý
khu kinh tế bao gồm: các phòng chun mơn, nghiệp vụ; Văn phịng Ban
Quản lý; Văn phịng đại diện tại khu công nghiệp, khu kinh tế (nếu có); đơn vị
sự nghiệp cơng lập (nếu có).
Số lượng các phịng chun mơn, nghiệp vụ khơng q 05 phịng với
tên gọi như sau: Phòng Kế hoạch tổng hợp; Phòng Quản lý đầu tư; Phòng
Quản lý doanh nghiệp; Phòng Quản lý tài ngun và mơi trường; Phịng Quản
lý quy hoạch và xây dựng.
Đối với các địa phương có số lượng lao động làm việc trong khu công
nghiệp, khu kinh tế từ 50.000 lao động trở lên, Ban Quản lý được bổ sung,
thành lập Phòng Quản lý lao động.
Đối với các địa phương có từ 200 dự án đầu tư trở lên đang hoạt động
với tổng đầu tư đăng ký trên 2,5 tỷ USD hoặc 100 dự án đầu tư với tổng số
vốn đầu tư đăng ký trên 5,0 tỷ USD trong khu công nghiệp, khu kinh tế, Ban
Quản lý được bổ sung, thành lập Phòng Hỗ trợ và giám sát hoạt động đầu tư.
1.3.3.3. Công cụ quản lý
Quản lý nhà nước bằng công cụ thuế quan
Thuế là nguồn thu của ngân sách nhà nước. Xuất phát từ đặc điểm của
nền kinh tế thị trường là nhà nước không tham gia trực tiếp vào các hoạt động
sản xuất kinh doanh (đó là chức năng của doanh nghiệp) song Nhà nước vẫn
có chức năng quản lý vĩ mơ tồn bộ nền kinh tế, là người duy nhất đảm bảo
giữ vững mọi mặt cân đối của nền kinh tế, đưa nền kinh tế phát triển tồn
diện, vững chắc. Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ đóng

góp cho Nhà nước để đảm bảo cho sự vận hành của bộ máy Nhà nước từ
Trung ương đến địa phương. Các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả sẽ
đóng góp cho Nhà nước được nhiều, cân đối được các khoản chi của ngân


15

sách. Một đất nước mạnh cũng là do có hệ thống các doanh nghiệp mạnh,
làm ăn có hiệu quả.
Quản lý nhà nước bằng thủ tục hải quan
Bản thân hoạt động ngoại thương đã thể hiện sự liên quan đến đường
biên giới giữa các quốc gia. Để bảo đảm sự lãnh đạo và quản lý chặt chẽ các
hoạt động ngoại thương, trong đó có hoạt động XNK, Hải quan là bộ máy hành
chính kinh tế của Nhà nước để quản lý các hoạt động kinh doanh XNK. Cơ quan
Hải quan là cơng cụ quản lý hành chính hữu hiệu của Nhà nước, là nơi thực thi
pháp luật và các quy định của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh XNK.
Nếu khơng có bộ máy hải quan mà chỉ có các cơng cụ kinh tế, luật pháp… thì
khơng thể quản lý được các hoạt động xuất, nhập khẩu. Công tác hải quan luôn
luôn là một nội dung quan trọng trong bất kỳ một cơ cấu kinh tế nào.
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển khu kinh tế cửa khẩu
+ Quy hoạch KKTCK bao gồm: Quy hoạch phát triển KKTCK; quy
hoạch chung xây dựng KKTCK; các quy hoạch phân khu xây dựng các khu
chức năng trong KKTCK; quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng, các
dự án đầu tư xây dựng trong KKTCK.
- Quy hoạch phát triển KKTCK: Việc xây dựng quy hoạch phát triển
KKTCK được coi là phương án tổng thể nhằm phát triển các KKTCK phù hợp
với yêu cầu của xã hội, phù hợp với chiến lược phát triển của toàn bộ nền kinh tế.
- Quy hoạch chung xây dựng KKTCK do Chính quyền cấp tỉnh trình
Chính phủ phê duyệt. Nội dung quy hoạch chung xây dựng KKTCK phải phù
hợp, thống nhất với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (cấp

tỉnh) và phát triển hệ thống KKTCK trên phạm vi cả nước trong cùng giai
đoạn phát triển.
- Quy hoạch phân khu xây dựng các khu chức năng trong KKTCK
nhằm cụ thể hóa quy hoạch chung xây dựng KKTCK.


16

- Quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng: Căn cứ quy hoạch phân khu
xây dựng các khu chức năng đã được phê duyệt, Ban quản lý KKTCK lập quy
hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng trình UBND cấp tỉnh phê duyệt.
+ Xây dựng kế hoạch phát triển KKTCK
Kế hoạch phát triển KKTCK gồm: Kế hoạch tổng thể phát triển
KKTCK; Các kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm. Kế hoạch tổng thể phát
triển KKTCK được xây dựng căn cứ vào quy hoạch phát triển KT-XH của địa
phương và quy hoạch chung xây dựng KKTCK. Sau khi quy hoạch chung xây
dựng KKTCK được phê duyệt, Ban quản lý KKTCK lập kế hoạch tổng thể
phát triển KKTCK trình UBND cấp tỉnh phê duyệt để làm căn cứ thực hiện.
+ Hợp tác quốc tế trong việc phát triển kinh tế cửa khẩu "đối xứng".
Một trong những nội dung quan trọng của kế hoạch phát triển KKTCK là hợp
tác quốc tế trong việc phát triển kinh tế cửa khẩu "đối xứng"
Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách phát triển khu
kinh tế cửa khẩu
+ Tổ chức thực hiện các chính sách của Trung ương: Chính sách phát
triển KKTCK chủ yếu được xây dựng, ban hành chủ yếu từ cấp Trung ương,
bao gồm: Chính sách ưu đãi đầu tư đối với KKTCK; về huy động các nguồn vốn
để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội KKTCK;
Các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, đi lại và cư trú, tạm trú ở KKTCK; Các
chính sách về tài chính và tín dụng đối với KKTCK; và một số quy định riêng áp
dụng đối với một số KKTCK.Về nguyên tắc, chính sách và mơi trường đầu tư,

sản xuất, kinh doanh trong các KKTCK phải thực sự đ c biệt thơng thống để tạo
điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân trong nước và
nước ngoài yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.
+ Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách thuộc thẩm
quyền của cấp tỉnh: Chính quyền cấp tỉnh theo thẩm quyền và ủy quyền của
Chính phủ cũng ban hành một số chính sách phát triển KKTCK ở địa phương


17

mình nhưng thường chỉ là các chính sách ưu đãi trong một số lĩnh vực cụ thể
phù hợp với các quy định của pháp luật và thực tiễn của địa phương, có thể
bao gồm:
- Chính sách hỗ trợ bồi thường, giải phóng m t bằng, tái định cư để đẩy
nhanh q trình đầu tư và phát triển KKTCK;
- Chính sách hỗ trợ xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch;
- Chính sách đối với việc ưu tiên tuyển dụng và sử dụng lao động tại
chỗ, lao động có chun mơn cao, tay nghề giỏi; hỗ trợ đào tạo nghề đối với
lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế;
- Chính sách về hỗ trợ nhà đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ
thuật trong hàng rào các khu chức năng thuộc KKTCK từ nguồn NSNN;
- Chính sách về hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà ở cho cơng nhân, cơng
trình dịch vụ, tiện ích cơng cộng phục vụ chung cho KKTCK và các cơng
trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội khác trong KKTCK theo quy định của
pháp luật;
- Chính sách về hỗ trợ tài chính, tín dụng cho tổ chức, cá nhân đầu tư
vào KKTCK;
Điều hành, quản lý các hoạt động chủ yếu của khu kinh tế cửa khẩu
Các hoạt động của một KKTCK hết sức đa dạng, liên quan đến nhiều
chủ thể từ doanh nghiệp đến người lao động và cơ quan quản lý các cấp. Việc

điều hành, quản lý các hoạt động này trước hết phải dựa vào các kế hoạch và
các chính sách phát triển của từng KKTCK
+ Đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và thu ngân sách Hoạt động
XNK qua KKTCK bao gồm hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái
xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh, chuyển khẩu đối với hàng hóa, vật phẩm
qua cửa khẩu. Quản lý hoạt động XNK qua KKTCK do cơ quan Hải quan cửa
khẩu chủ trì, phối hợp với các lực lượng quản lý nhà nước chuyên ngành tại
cửa khẩu thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa tại cửa


18

khẩu biên giới; phịng, chống bn lậu, gian lận thương mại; thực hiện kiểm
tra giám sát hải quan đối với phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo
quy định của pháp luật.
+ Đối với hoạt động xuất nhập cảnh Hoạt động XNC bao gồm: Hoạt
động xuất cảnh, nhập cảnh đối với người; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh,
tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập đối với phương tiện qua cửa khẩu, lối mở
biên giới đất liền.
+ Quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa
khẩu Quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KKTCK bao gồm:
- Quản lý quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng cơ sở hạ tầng
cho KKTCK;
- Quản lý các dự án, cơng trình đầu tư xây dựng phát triển hệ thống kết
cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong KKTCK.
+ Quản lý hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại trong
KKTCK Xúc tiến đầu tư là tổng thể các biện pháp, các hoạt động nhằm thu
hút sự quan tâm của nhà đầu tư hay định hướng nhà đầu tư đến với các cơ hội
đầu tư vào một nước hay một khu vực cụ thể của một quốc gia. Chính phủ
phê duyệt kế hoạch, định hướng thu hút đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước

ngoài; chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia cho từng thời kỳ, từng năm; và
phân cấp cho các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện.
+ Quản lý hoạt động phịng chống bn lậu và gian lận thương mại
trong khu kinh tế cửa khẩu. Buôn lậu và gian lận thương mại được coi là một
trong những nguyên nhân chính gây tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế của
quốc gia và lợi ích của cộng đồng. Vì vậy, các quốc gia đều coi trọng phịng
chống bn lậu, gian lận thương mại, xác định đây là cuộc đấu tranh có tính
cấp bách, lâu dài và được tổ chức thực hiện với sự phối hợp của nhiểu ngành,
nhiều cấp từ cấp trung ương đến địa phương.
Kiểm tra, giám sát và xử lý các vấn đề phát sinh trong hoạt động của


19

khu kinh tế cửa khẩu
Chủ thể quản lý (cấp tỉnh) tại KKTCK bao gồm các cơ quan quản lý
hành chính (Ban quản lý KKTCK, Ban quản lý cửa khẩu), các lực lượng chức
năng chun ngành (Hải quan, Biên phịng, Cơng an XNC, Kiểm dịch y tế, Kiểm
dịch động vật, Kiểm dịch thực vật) và cịn có cả sự quản lý của chính quyền cấp
huyện nơi có KKTCK. Vì vây việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát, thanh tra (viết
gọn là kiểm tra, giám sát) và xử lý các vấn đề phát sinh trong KKTCK cũng do
các chủ thể nêu trên thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được
giao. Đối tượng được kiểm tra, giám sát là: các tổ chức, cá nhân hoạt động đầu tư,
sản xuất, kinh doanh trong KKTCK và các đối tượng là hàng hoá, người, phương
tiện vận tải khi làm thủ tục XNK, XNC qua cửa khẩu và Cổng B.
1.4. Kinh nghiệm quản lý tại một số khu kinh tế
1.4.1. Kinh nghiệm quản nhà nước đối với Khu kinh tế - thương mại
đặc biệt Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị
Khu kinh tế-thương mại đặc biệt Lao Bảo là một trong những khu kinh
tế cửa khẩu quan trọng nhất của Việt Nam, nằm tại khu vực cửa khẩu Lao

Bảo. Cửa khẩu Lao Bảo là một cửa khẩu của Việt Nam trên đường biên giới
giữa Việt Nam và Lào, thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Đối diện với
cửa khẩu quốc tế Lao Bảo ở bên kia đường biên giới là cửa khẩu Den Savanh
của Lào. Cửa khẩu Lao Bảo nằm trên quốc lộ 9từ Đông Hà sang Lào, cách
thành phố Đông Hà khoảng 80 km, và ngay cạnh sông Sepon. Đối diện với
Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo qua đường biên giới là Khu
thương mại biên giới Den Savanh của Lào. Hai khu này là một nút quan trọng
trên Hành lang kinh tế Đông - Tây.
+ Về xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển
Tỉnh Quảng Trị đã phát huy tốt lợi thế chiến lược của mình, tham mưu
cho Chính phủ đưa tuyến đường Quốc lộ 9 vào tham gia Hiệp định vận tải
xuyên biên giới (GMS-CBTA) và hợp tác với tỉnh Savanakhet tham mưu cho


×