Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

BÀI tập NHÓM môn tâm lý tư PHÁP 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.12 KB, 18 trang )

BÀI TẬP NHĨM MƠN TÂM LÝ TƯ PHÁP- NHĨM 3 LỚP K2B

ĐỀ BÀI: So sánh đặc điểm tâm lý và hành vi của bị can trong giai đoạn điều tra
và bị cáo tại phiên tòa? Và rút ra kết luận.


I. MỞ ĐẦU
Trong quá trình tố tụng để giải quyết vụ án hình sự. Chúng ta cần phải trải
qua các giai đoạn tố tụng để tìm ra sự thật vụ án. Do đó các cơ quan tiến hành tố
tụng phải áp dụng các biện pháp điều tra, các biện pháp tâm lý để đấu tranh và khai
thác ra nội dung vụ án. Mỗi một giai đoạn tố tụng việc hiểu rõ đặc điểm tâm lý
hành vi của bị can bị cáo là vô cùng quan trọng. Bởi qua việc hiểu rõ đặc điểm tâm
lý đó sẽ giúp cán bộ điều tra, kiểm sát viện, thẩm phán nắm được bị cán, bị cáo
nghĩ gì suy nghĩ ra sao, họ đang lo sợ hay đang nói dối... vì vậy việc nghiên cứu
đặc điểm tâm lý của bị can và bị cáo là vơ cùng quan trọng. Để thực hiện bài tập
nhóm mơn: “ Tâm lý tư pháp ” nhóm 3 lớp K2B chúng em đã nghiên cứu chủ đề:
“So sánh đặc điểm tâm lý và hành vi của bị can trong giai đoạn điều tra và bị cáo
tại phiên tòa? Và rút ra kết luận.” Để qua đó có thể làm rõ hơn đặc điểm của bị can
và bị cáo trong các giai đoạn này.


II.

ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ VÀ HÀNH VI CỦA BỊ CAN TRONG GIAN

ĐOẠN ĐIỀU TRA
Theo khoản 1 Điều 60 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 : “ Bị can là người hoặc
pháp nhân bị khởi tố về hình sự”. Là người bị cơ quan có thẩm quyền khởi tố và áp
dụng các biện pháp để tiến hành điều tra theo những trình tự, thủ tục tố tụng. Do
đó, trong giai đoạn này bị can thường có trạng thái tâm lí căng thẳng và phức tạp
do bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau:


Thứ nhất, tính chất hành vi phạm tội của bị can. Hành vi phạm tội của bị can
thường là những hành vi có lí trí, ý chí và chuẩn bị đầy đủ, do đó sau khi thực hiện
hành vi phạm tội bao giờ cũng để lại những hậu quả tâm lí nhất định cho bị can.
Những hậu quả tâm lí này khác nhau đối với từng bị can, nhóm tội phạm khác
nhau.
Đối với những bị can phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh;
bị rủ rê, lôi kéo ép buộc… hoặc là kém hiểu biết về pháp luật thường sẽ rơi vào
trạng thái đau khổ, ân hận, thất vọng, lo lắng. Nên bị cáo thường sẽ thành khẩn
khai báo mong nhận được sự khoan hồng từ nhà nước. Còn đối với những bị cáo
phạm những tội về cướp tài sản, trộm cắp tài sản… thường họ đã có những sự
chuẩn bị sẵn về trạng thái tâm lí nếu bị phát hiện, cho nên khi bị bắt thường có tâm
lí bình tĩnh, khai báo quanh co, nhỏ giọt thậm chí cịn có những thái độ khiêu
khích, chống đối cơ quan điều tra.
Thứ hai, tình huống bị bắt và giam giữ bị can. Bị can bị bắt giữ trong những tình
huống khác nhau: đang thực hiện tội phạm hay đã thực hiện xong, bị bắt ở đâu, địa
bàn nào, thời gian vào ban ngày hay ban đêm…đều có tác động mạnh đến tâm lí
của bị can. Trong trường hợp bị can bị bắt quả tang, bất ngờ bị bắt với những
chứng cứ, tội trạng rõ ràng thì họ thường có trạng thái tâm lí lo sợ, đau khổ, chán


nản, bất cần bời vì trong trường hợp này họ biết khơng thể che giấu được những tội
lỗi mà mình đã gây ra. Trong trường hợp bị can bị bắt theo lệnh truy nã, họ thường
có trạng thái tâm lí bình tĩnh, lì lợm, ngoan cố vì họ đã có sự chuẩn bị về tâm thế,
có dự kiến trước về tình huống mình sẽ bị bắt. Cịn trong những trường hợp khác
thì lúc đầu, bị can thường hoang mang, lo sợ tuy nhiên sau đó họ thường sẽ quanh
co, gian dối bởi vì họ vẫn cịn niềm tin là trốn tránh hay giảm nhẹ tội nhờ vào
những thế lực bên ngoài.
Thứ ba, các chỗ dựa bên ngoài của bị can. Đây là một trong những nhân tố có ảnh
hưởng trực tiếp, lớn đến đặc điểm tâm lí và thái độ của bị can. Với những bị can có
chỗ dựa, có mối quan hệ với những người có chức có quyền…thường có biểu hiện

ngang bướng khơng khai báo hoặc khai báo nhỏ giọt, quanh co để chờ đợi sự giúp
đỡ từ những mối quan hệ đó. Tâm lí này thường biểu hiện trong nhóm tội phạm về
kinh tế như : tham nhũng, buôn lậu,…
Thứ tư, những chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của bị can mà cơ quan điều
tra thu thập được. Đa số bị can thường có tâm lí mong muốn tìm hiểu về tiến trình
điều tra, sự hiểu biết của điều tra viên về vụ án để từ đó xác định thái độ của mình.
Nếu như q trình điều tra đang gặp khó khăn, bế tắc, chưa có chứng cứ đầy đủ về
hành vi phạm tội của mình thì họ thường có tâm lí bình tĩnh, lì lợm, thách thức và
thái độ khai báo quanh co hoặc khơng khai báo. Ngược lại, nếu q trình điều tra
diễn ra thuận lợi, đã tìm thấy những chứng cứ xác thực về hành vi phạm tội của
mình thì họ thường có tâm lí lưỡng lự, khai báo thành khẩn hơn, tiếp cận với sự
thật của vụ án.
Thứ năm, đặc điểm nhân cách của bị can. Đây cũng là nhân tố quyết định thái độ
tâm lí của bị can khi bị phát hiện. Mỗi cá nhân có một đặc điểm nhân cách khác
nhau tuy nhiên có thể chia thành 2 nhóm. Nhóm bị can có khí chất ưu tư thường có
tâm trạng lo sợ, đau khổ, bi quan, chán nản thậm chí cịn trở nên mệt mỏi và trầm


uất. Nhóm bị can có khí chất bình thản thường trở nên bình tĩnh hơn, có thái độ lì
lợm, thách thức, khơng muốn tiếp xúc với điều tra viên, có tâm thế cảnh giác, đề
phịng, đối phó với CQĐT.
Thứ sáu, kinh nghiệm tiếp xúc với cơ quan điều tra của bị can. Bất kì một việc nào
khi đã có kinh nghiệm thì cũng trở nên bình tĩnh hơn. Đối với những bị can đã có
tiền án tiền sự, nhiều lần tiếp xúc với CQĐT thì họ sẽ có trạng thái tâm lí bình tĩnh
và tự tin hơn những bị can phạm tội lần đầu.
Thứ bảy, thái độ, phong cách, năng lực hỏi cung của điều tra viên. Thái độ tâm lí
của bị can chịu sự ảnh hưởng từ thái độ, phong cách hỏi cung của điều tra viên.
Những điều tra viên có phong cách hỏi cung đàng hồng, chững chạc, chín chắn, tự
tin, có thái độ đúng đắn, biết lập luận và giải thích một cách lơgic, biết đưa ra
những câu hỏi cần thiết, phù hợp với trình độ hiểu biết của bị can…thì thường sẽ

thuyết phục, cảm hóa được bị can. Ngược lại, nếu điều tra viên có thái độ và phong
cách khơng đàng hồng, có hành vi thơ bạo, có những lời nói xúc phạm, năng lực
hỏi cung thấp, khơng đủ hiểu biết để giải thích, lí giải, thuyết phục, tranh luận với
bị can thì bị can thường có thái độ lì lợm, thách thức, chống đối lại CQĐT và
không khai báo hoặc khai báo qua loa, nhận bừa gây khó khăn cho q trình điều
tra.
Thơng qua việc phân tích một số yếu tố tác động trạng thái tâm lí của bị can ở trên,
có thể rút ra được một số đặc điểm tâm lí của bị can trong giai đoạn điều tra như
sau:
1. Bị can lúc đầu thường có tâm trạng hoang mang , lo lắng, đau khổ, ân hận với
những hành vi của mình và mong muốn được sửa chữa, khắc phục hậu quả. Sau
khi bị bắt, họ thường bi quan, chán nản, thất vọng, bất cần, phó mặc cho số phận vì


cho rằng cuộc đời đã hết, khơng cịn tương lai, hi vọng sụp đổ, sự trừng phạt của
pháp luật là khơng thể tránh khỏi.
• Ví dụ: Do bất đồng quan điểm trong đã chuyện tình cảm nên A đã vơ tình xơ ngã
chị B dẫn tới chị B bị chấn thương sọ não và chết, sau khi biết chị B đã chết, A
hoang mang tột độ, đau khổ và mau chóng đưa chị B tới bệnh viện với hi vọng cứu
được B. Những trường hợp này đa phần các người phạm tội thường tự thú để mong
muốn chuộc lại lỗi lầm của mình.
• Ví dụ: Khi bị bắt vơ trại tạm giam, bị can Đào Ngọc Dần trong vụ án giết người,
cướp tài sản ở Hưng Yên đã có những biểu hiện gần như rơi vào trạng thái trầm
uất, thường câm lặng ngồi bó gối, chẳng thiết ăn uống, ngủ nghỉ ( theo lời kể của
giám thị trại giam ).
• Ví dụ: Đối với những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng vì biết mình mắc tội nặng
khơng thể thốt án tử hình nên mặc kệ số phận, khơng khai báo.
2. Bên cạnh đó, với những bị can đã có sự chuẩn bị từ trước biết rằng sẽ khơng
thốt được tội hay có niềm tin vào sự giúp đỡ từ bên ngoài, chứng cứ mà CQĐT
chưa thu thập đầy đủ, điều tra viên khơng có năng lực, năng lực thấp thì họ thường

có tâm lí bình tĩnh, lì lợm, khai báo gian dối, nhỏ giọt hoặc khơng khai báo thậm
chí là thách thức, chống đối CQĐT.
Ví dụ : Anh A phạm tội trộm cắp tài sản, biết rằng CQĐT chưa có đầy đủ những
chứng cứ để buộc tội mình nên trong quá trình điều tra viên B lấy lời khai đã có
những lời lẽ mang tính thách thức đối với điều tra viên B.
3. Các bị can thông thường rất sợ sẽ bị trừng phạt và ln mong muốn tìm cách
trốn tránh hay giảm nhẹ TNHS. Trong trường hợp biết không thể trốn tránh do đã
có đầy đủ chứng cứ thì thường lâm vào trạng thái chán nản, phó mặc cho số phận.


Ví dụ : Anh A phạm tội cướp tài sản và đã bị bắt quả tang nên có trạng thái chán
nản, qua loa đại khái không quan tâm đến kết quả điều tra.
4. Trong những vụ án có sự tham gia của đồng phạm thì bị can thường sẽ lo lắng
cho mình sao cho càng nhẹ tội càng tốt, khơng lo cho đồng bọn, có tư tưởng “thân
ai người nấy lo”. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp các bị cáo có tình cảm gắn
bó với nhau thì họ thường có thái độ chủ động nhận tội về mình.
Ví dụ 1: A và B cùng thực hiện hành vi hiếp dâm chị C, sau khi A bị bắt đã khai ra
B là chủ mưu. Khi CQĐT bắt B thì B lại khai A là chủ mưu.
Ví dụ 2. C và D là 2 vợ chồng cùng thực hiện hành vi buôn bán trẻ em. Khi bị bắt,
C và D chủ động nhận tội về mình và khai báo rằng người cịn lại khơng liên quan
đến hành vi phạm tội này.
• Ví dụ 3: Trong vụ thảm sát kinh hồng giết 6 người ở Bình Phước, sau khi bị bắt
2 bị can Dương và Tiến đã không khai báo thành thật mà đổ tội cho nhau nhằm
giảm nhẹ hình phạt cho mình đồng thời chúng khai báo gian dối khiến cơ quan
điều tra vơ cùng vất vả trong q trình lấy lời khai của 2 bị can.
5. Mong muốn tìm hiểu xem điều tra viên và cơ quan điều tra hình sự đã biết
những gì về họ.
• Ví dụ: Đối với những đối tượng không phải lần đầu phạm tội, và các tình tiết vụ
án đối tượng này gây lên vẫn chưa rõ ràng. Để mong có thể giảm nhẹ tội, hắn ln
hỏi dị hay tìm cách để tiếp cận thông tin của điều tra viên để khai cho phù hợp.

Trong thời hạn tạm giam để điều tra, tội phạm này luôn yêu cầu cần gặp người thân
để hỏi về tình hình bên ngồi để khai báo.
Với những đặc điểm tâm lí cụ thể, bị can thường có những hành vi biểu hiện ra
bên ngoài cụ thể là:


1. Mua chuộc điều tra viên, tìm cách nhờ sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè, người
thân, những người có chức có quyền nhằm trốn tránh hoặc giảm nhẹ tội.
Ví dụ: anh A là con của Chủ tịch tỉnh R, phạm tội hiếp dâm nên khi bị bắt anh A
khơng có thái độ khai báo thành khẩn, ln tìm mọi cách để liên hệ với gia đình
nhằm “chạy tội” cho bản thân.
2. Khai báo quanh co nhỏ giọt, không thành thật hoặc khơng khai báo. Có những
hành vi thách thức chống đối CQĐT.
Ví dụ : chị B phạm tội trộm cắp tài sản đã có tiền án tiền sự. Khi bị bắt chị B có
thái độ lì lợm, khơng khai báo, thách thức cơ quan điều tra.
3. Chủ động tiếp xúc, gặp gỡ với điều tra viên, tìm hiểu những thơng tin mà CQĐT
nắm giữ.
Ví dụ: Bà B đánh anh C bị thương nặng và phải đi cấp cứu trong tình trạng hơn
mê. Sau khi CQĐT tiến hành các hoạt động điều tra, bà B chủ động gặp gỡ và giúp
đỡ CQĐT trong việc khám nghiệm hiện trường qua đó nắm bắt các thơng tin mà
CQĐT đang nắm giữ.
4. Trong một số trường hợp bị can thường tìm cách trốn tránh, lần tránh cơ quan
chức năng.
Ví dụ : Cơ N phạm tội giết người, do lo sợ bị phát hiện nên đã bỏ trốn đi một nơi
thật xa nhằm lẩn tránh cơ quan chức năng, nếu bị phát hiện có thể tẩu thốt dễ
dàng.
5. Quan sát, để ý thái độ biểu hiện của điều tra viên trong quá trình hỏi cung để
phán đốn những thơng tin mà CQĐT đang nắm giữ để đưa ra những lời khai có
lợi cho bản thân.



Ví dụ : ơng K phạm tội bn bán ma túy, sau khi đã bị bắt và trong quá trình lấy lời
khai, K khai báo nhỏ giọt, nhiều tình tiết sai sự thật, khơng rõ ràng, quan sát biến
hóa trong thái độ của điều tra viên W để đưa ra những lời khai tiếp theo theo hướng
có lợi nhất cho bản thân.
6. Những bị can phạm tội nhiều lần, có tính chất chun nghiệp hoặc có sự chuẩn
bị đầy đủ thường tìm cách tạo chứng cứ giả nhằm có lợi cho mình và gây khó khăn
cho q trình điều tra của CQĐT.
Ví dụ :Anh F vừa được ra tù lại tiếp tục phạm tội trộm cắp tài sản, để tránh cho
CQĐT có thể phát hiện những tình tiết bất lợi cho bản thân, anh đã nhờ chị Z nói
trong khoảng thời gian xảy ra hành vi phạm tội anh đang ở cùng với chị trong
trường hợp có người hỏi. Từ đó tạo bằng chứng ngoại phạm cho bản thân.
Do tâm lí bị can có những đối lập trong nội tâm, một mặt bị can muốn tiếp xúc
với điều tra viên để thăm dị, tìm hiểu q trình điều tra, mặt khác, họ cố tình né
tránh, lẩn tránh tiếp xúc với cơ quan điều tra để có thời gian chuẩn bị ứng phó với
các tình huống bất lợi cho họ và tìm cách lấy thơng tin từ điều tra viên. Do vậy,
điều tra viên cần phải có tâm lí vững vàng, khơn khéo và có trình độ nghiệp vụ giỏi
để có thể đấu tranh với các loại tội phạm trong quá trình điều tra nhằm thu thập
được những bằng chứng sắc bén nhất, tìm ra tội phạm góp phần bảo vệ pháp luật,
bảo vệ con người trong đời sống xã hội hiện nay.
II. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ VÀ HÀNH VI CỦA BỊ CÁO TẠI PHIÊN TÒA
Theo khoản 1 điều 61 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 : “ Bị cáo là người hoặc
pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử”. Cách xử sự của bị cáo tại phiên
tòa phần lớn phụ thuộc vào các yếu tố như phẩm chất tâm lý của bị cáo,thế giới
quan của bị cáo,thái độ của bị cáo đối với việc buộc tội,sự đánh giá về hành vi
phạm tội của bị cáo,kinh nghiệm tiếp xúc với cơ quan tiến hành tố tụng của bị cáo.


Một vụ án được đưa ra xét xử là những vụ án đã có những chứng cứ, tài liệu chứng
minh tội phạm một cách rõ ràng, đầy đủ. Bên cạnh đó, bị cáo được tiếp xúc nhiều

với CQĐT, VKS, được giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình cũng như được
phân tích về những yếu tố sai trái trong hành vi của mình. Nên khi hoạt động xét
xử diễn ra, bị cáo thường có những trạng thái tâm lí khác biệt so với quá trình điều
tra. Một số đặc điểm tâm lý của bị cáo tại phiên tòa như sau :
-

Trong một số trường hợp tâm lí của bị cáo tại phiên tịa giống với trạng thái

tâm lí trong quá trình điều tra như :
 Bình tĩnh, lì lợm có thái độ chống đối khai báo quanh co( với những người
phạm tội có tính chất chuyện nghiệp,có nhiều tiền án tiền sự,…)
 Ân hận và mong muốn được sửa chữa, khắc phục hậu quả , khai báo thành
khẩn nhằm nhận được sự khoan hồng của pháp luật ( với những người phạm
-

tội do vô ý, hiểu biết pháp luật cịn hạn chế, bị lơi kéo, rủ rê…).
Do bị cáo đã làm quen được với những tài liệu, chứng cứ, biết được mình bị

truy tố về tội gì, dự đốn được những sự kiện diễn ra trong quá trình xét xử nên bị
cáo thường có tâm lí bình tĩnh, bình thản hơn so với trong quá trình điều tra.
Trong quá trình xét xử, bị cáo thường có tâm lí mâu thuẫn, lưỡng lự giữa
việc khai báo gian dối, nhỏ giọt để chối tội, giảm nhẹ tội với việc khai bao thành
khẩn để nhận được sự khoan hồng.
Thông thường, bị cáo sẽ xuất hiện trạng thái tâm lí căng thẳng, lo lắng.
Trong một số trường hợp tâm lí của bị cáo có sự thay đổi do ảnh hưởng từ
cảm xúc mạnh mẽ của người bị hại, gia đình, thân nhân của người bị hại…
Các bị cáo thường có tâm lí hi vọng nhận được sự cảm thông từ HĐXX,
người bị hại, gia đình thân nhân người bị hại,…
Bình thản, phó mặc cho số phận, khơng q để ý đến việc mình sẽ phải chịu
hình phạt như thế nào.

Những hành vi của bị cáo thường thực hiện tại phiên tòa :


-

Chuẩn bị sẵn những câu trả lời, lập luận mà bị cáo cho rằng HĐXX sẽ hỏi bị

cáo tại phiên tịa.
Ví dụ : “tình tiết của vụ án cướp giết người nhưng bị cáo bị cáo bị VKS truy tố
theo điểm C khoản 1 giết phụ nữ mà biết có thai do đó bị cáo sẽ chuẩn bị các lập
luận để cho rằng mình khơng biết nạn nhân đang mang thai.”
-

Tập trung tư duy để đưa ra những giả thiết mới về sự kiện, cung cấp thêm

những sự kiện mới nhằm thay đổi ý nghĩa của những sự kiện đã rõ ràng.
-

Cố gắng xử sự phù hợp để nhận được sự thơng cảm từ HĐXX và gia đình

người bị hại.
Ví dụ : “ trước khi được đưa ra xét xử có những bị cáo gần như khơng hiểu biết
pháp luật thạm trí việc mình làm tưởng rằng ko có tội nhưng sau giai đoạn điều tra
và truy tố bị cáo đã nhận thức rõ ràng hành vi của mình, cư xử đúng mực và có thái
độ ăn năn hối cải.”
-

Xung đột, thách thức, thậm chí là đe dọa người bị hại, người làm chứng

Ví dụ : Trong q trình tranh tụng, anh V có những lời lẽ đe dọa đến chị C là người

làm chứng để chị C không khai ra những tình tiết bất lợi cho mình.
-

Kêu gọi, hơ hào gia đình bạn bè, đồng bọn thậm chí là thuê xã hội đen đến

phiên tòa nhằm tạo áp lực cho HĐXX cũng như người tham gia phiên tịa.
Ví dụ :Ông K cầm đầu một băng đảng xã hội đen và bị bắt vì có hành vi tổ chức
đánh bạc. Tại phiên tịa, ơng K kêu gọi đàn em của mình đến vây kín phiên tịa
nhằm tạo áp lực cho HĐXX và những người tham gia phiên tòa.
III. So sánh đặc điểm tâm lý và hành vi của bị can trong giai đoạn điều tra và
bị cáo tại phiên tòa.


Kể cả trong quá trình xét xử hay trong quá trình diễn ra phiên tịa thì bị can, bị cáo
đều có những đặc điểm tâm lý, hành vi giống nhau như:
 Bình tĩnh, lì lợm có thái độ chống đối khai báo quanh co( với những người
phạm tội có tính chất chuyện nghiệp,có nhiều tiền án tiền sự,…)
 Ân hận và mong muốn được sửa chữa, khắc phục hậu quả, khai báo thành
khẩn nhằm nhận được sự khoan hồng của pháp luật ( với những người phạm
tội do vô ý, hiểu biết pháp luật cịn hạn chế, bị lơi kéo, rủ rê…).
 Tập trung tư duy để đưa ra những giả thiết mới về sự kiện, cung cấp thêm
những sự kiện mới nhằm thay đổi ý nghĩa của những sự kiện đã rõ ràng.
 Khai báo quanh co nhỏ giọt, khơng thành thật hoặc khơng khai báo. Có
những hành vi thách thức chống đối CQĐT.
 tìm cách nhờ sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè, người thân, những người có
chức có quyền nhằm trốn tránh hoặc giảm nhẹ tội.
Khi bị cáo đối mặt trước vành móng móng ngựa trước hội đồng xét xử. Lúc này bị
cáo sẽ có nhận thức, xử sự và trạng thái tâm lý khác hẳn với các quá trình diễn biến
tâm lý các giai đoạn khác như sau:
-


Về mặt nhận thức: nhận thức pháp luật cũng như hành vi pháp luật của mình

một cách rằng, đầy đủ hơn so với các giai đoạn truy tố, điều tra.
-

Về hành vi xử sự: tùy thuộc vào chứng cứ, tài liệu và diễn biến của quá trình

giải quyết vụ án cũng như tại phiên tịa, nhìn nhận chung bị cáo hợp tác hơn so với
gia đình với mong muốn được giảm nhẹ hình phạt.Ở giai đoạn này hành vi xử sự
của bị cáo cũng như người nhà bị cáo đã thay đổi với những mong muốn được
khoan hồng và giảm nhẹ hình phạt.
-

Về trạng thái tâm lý: hoang mang lo sợ về tội danh và hình phạt của mình có

nguy cơ bị áp dụng.


Như vậy ta có thể thấy được sự khác biệt giữa bị can và bị cáo, và ở mỗi giai đoạn
khác nhau ( bị can trong giai đoạn điều tra, bị cáo trong giai tại phiên tòa) bị can,
bị cáo đều có những đặc điểm tâm lý và hành vi khác nhau. Đối với cùng một
người hay pháp nhân vừa có thể là bị can rồi trở thành bị cáo, nhưng ở mỗi giai
đoạn khác nhau thì đặc điểm tâm lý và hành vi của họ lại đều khác nhau và có
những đặc điểm riêng biệt.
Vậy nên, việc xem xét và phân tích, so sánh đặc điểm tâm lý của bị can trong giai
đoạn điều tra và bị cáo tại phiên tòa là rất quan trọng trong việc làm sáng tỏ vụ án,
tránh oan sai, xử đúng người đúng tội, không bỏ lọt tội phạm.
Đặc điểm tâm lý và hành vi của bị can và bị cáo đã được phân tích rõ ở trên nhưng
có những đặc điểm riêng biệt và khác biệt cơ bản sau:

Tiêu chí

Khái niệm

Bị can trong giai đoạn điều tra
Bị can là người hoặc pháp nhân bị
khởi tố về hình sự.

Bị cáo tại phiên tịa
Bị cáo là người hoặc pháp nhân
đã bị Tòa án quyết định đưa ra

Người tiến

Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ

xét xử
Chánh án, phó chánh án tịa án,

hành tố

quan điều tra,Cán bộ điều tra, điều

thẩm phán, hội thẩm,thư ký tòa

tụng

tra viên

án và thẩm tra viên.

Bị cáo trước tòa phải tiếp xúc với

Nguyên

Trong giai đoạn điều tra, bị can đa

hội đồng xét xử, trước đơng

nhân, điều

phần tiếp xúc với điều tra viên ( có

người (như bị hại, người dự

kiện hồn

thể gặp gia đình,..)và bị tạm giam

phiên tòa,..) và bị cáo biết đồng

cảnh

để điều tra ( có thể khơng )

xét xử là cơ quan ra quyết định
cuối cùng


1,Khi nhận quyết định đưa vụ án


Trạng thái
tâm lý của
bị cán ,bị
cáo ( chia
ra các giai
đoạn)

1, Khi bị bắt và được nhận quyết

ra xét xử: “ lúc này bị cáo đã

định khởi tố bị can : “ thường

bình tâm và tìm cách để có thể

hoang mang lo sợ và có những biểu đối đáp lại các chứng cứ buộc tội
hiện có thể là run, hay da mặt tái,

của mình.”

đổ mồ hơi nhiều”.

2, Khi bị cáo bị xét xử trước tịa

2, Khi trong giai đoạn trải qua việc và nhận bản án kết tội của tòa án:
áp dụng các giai đoạn áp dụng các

“ lúc này bị cáo đã hiểu và được

biện pháp điều tra: “ trong giai


đọc về tình tiết và hồ sơ vụ án

đoạn này bị can thường tìm cách để

của mình nên khi ra trước tịa bị

làm giảm nhẹ tội của mình. Tìm

cáo thường tìm lập luận tranh

cách giảm nhẹ tội.”

luận hoặc ăn nan hối cải để được
khoan hồng

Mua chuộc điều tra viên, tìm cách
nhờ sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè,
người thân.

Chuẩn bị sẵn những câu trả lời,

Khai báo quanh co nhỏ giọt, không lập luận.
thành thật hoặc không khai báo, Cố gắng xử sự phù hợp để nhận
thách thức chống đối CQĐT.
Hành vi

được sự thông cảm từ HĐXX và

Chủ động tiếp xúc, gặp gỡ với điều gia đình người bị hại.

tra viên.

Xung đột, thách thức, thậm chí là

Tìm cách trốn tránh, lần tránh cơ đe dọa người bị hại, người làm
quan chức năng.

chứng

Quan sát, để ý thái độ biểu hiện của Kêu gọi, hô hào gia đình bạn bè,
điều tra viên trong quá trình hỏi đồng bọn đến tham dự phiên tịa.
cung.
Tìm cách tạo chứng cứ giả.


Chủ thể: Cơ quan điều tra ( điều tra

Chủ thể: Hội đồng xét xử, gia

viên, cán bộ điều tra), gia đình,

đình người bị hại, người bị hại,

người thân bị can tác động đến tâm

đại diện viện kiểm sát, cơ quan



điều tra.. tác động tâm lý cho bị

cáo mạnh mẽ hơn, nhất là người

Tác động

bị hại và gia đình người bị hại

giáo dục

Hoàn cảnh: Bị can hiểu đầy đủ

chắn,cụ thể về tội danh mà hành

và rõ ràng hơn về tội danh mà

phạm tội của mình, các tình tiết

mình sắp bị kết án, nắm bắt được

giảm nhẹ..

các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ..
Hội đồng xét xử giáo dục cho bị

Cán bộ điều tra, điều tra viên

Hình thức,
nội dung

Hồn cảnh: Bị can chưa hiểu chắc


khuyên răn bị can nên thành thật
khai báo, kết hợp với cơ quan điều
tra để được giảm nhẹ tội danh

cáo hiểu về tội danh mà bị cáo
mắc phải, giáo dục để bị cáo
nhận thức rõ, chấp hành hình
phạt, tự cải tạo

IV. Ý NGHĨA
Mặc dù trong hai giai đoạn khác nhau nhưng chúng ta có thể thấy việc thay đổi đặc
điểm tâm lý của bị can và bị cáo là rõ rệt. Tuy vậy chúng ta vẫn có thể nhìn thấy
rằng ở hai giai đoạn này đặc điểm tâm lý của có vẫn có những điểm giống nhau.
Như ở cả hai giai đoạn này bị can và bị cáo đều có tâm lý lo sợ chán nản và vơ
cùng thất vọng. Nhưng ngoài những đặc điểm tâm lý giống nhau thì ở mỗi giai
đoạn tố tụng họ lại có những đặc điểm tâm lý riêng biệt và đó chính là những đặc
điểm quan trong để cán bộ điều tra, kiểm sát viên và thẩm phán nắm được để khai
thác được đúng tâm lý của bị can và qua đó có có thể đánh gia được lời khai,
chứng cứ để hồn thiện được hồ sơ củng cố vụ án. Mục đích của việc nắm được
những đặc điểm tâm lý quan trọng này chính là một trong những bước quan trọng


để giải quyết vụ án hình sự. Hạn chế được việc thấp nhất việc án oan sai và bỏ lọt
tội phạm. Nhưng có thể thấy việc nắm được đặc điểm tâm lý này là vơ cùng khó
khăn bời có những bị can, bị cáo đã có nhiều tiền án tiền sự và họ có thế khốc trên
mình một bộ mặt khác hoặc họ chống đối không lo sợ và gây ra rất nhiều khó khăn
cho các cơ quan tiến hành tố tụng vì vậy phải nâng cao trình độ cho những người
tiến hành tố tụng để có thể nâng cao hiệu quả của việc giải quyết các vụ án.
Vì hiểu biết vì tâm lý của tội phạm ở các giai đoạn này sẽ giúp cán bộ điều tra,
điều tra viên, kiểm sát viên thẩm phán trong quá trình tố tụng sẽ giúp những người

này hoàn thành được nhiệm vụ và điều quan trọng nhất là giải quyết được vụ án đó
đạt được kết quả cao.
 Đối với cán bộ điều tra, điều tra viên:
Trong quá trình điều tra từ khi có các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can thì
cán bộ điều tra sẽ tiến hành các biện pháp nghiệp vụ các biện pháp điều tra để cũng
cố hồ sợ vụ án và tìm ra những bằng chứng để buộc bị can nhận tội. Vì vậy việc
đấu tranh tâm lý đối với bị cáo là vô cùng quan trọng do đó việc nắm được tâm lý
bị can sẽ giúp các cán bộ điều tra và điều tra viên khai thác và cũng cố được chứng
cứ buộc tội bị cáo.
 Đối với thẩm phám tại phiên tòa xét xử:
Qua trình xét xử là q trình quan trọng đó là quá trình xem xét lại chứng cứ, kiểm
tra bằng chứng tại phiên tịa thơng qua lời khai của bị cáo tại chính phiên tịa. Vì
vậy thẩm phán xét xử tại phiên tòa cần nắm được tâm lý của bị can, và có những
biện pháp làm sao để bị cáo khai chính xác và thành khẩn nhận tội sẽ giúp thẩm
phán đưa ra các phán quyết chính xác và ra một bản án đúng người đúng tội.
 Đối với kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử:


Kiểm sát viên đóng vai trị vơ cùng quan trọng tại phiên tịa với nhiệm vụ thực
hành quyền cơng tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Do đó việc đưa ra các bằng
chứng buộc tội cũng như hiểu và nắm rõ được diễn biến tâm lý của bị cáo sẽ kiểm
sát viên đưa ra quyết định đúng đắn, hợp lý đúng người đúng tội.
V. KẾT LUẬN
Qua việc làm bài tập nhóm này, nhóm chúng em đã có nhìn nhận và có thể hiểu rõ
hơn đặc điểm tâm lý và hành vi của bị can và bị cáo ở giai đoạn điều tra và ở phiên
tịa xét xử. Nhóm chúng em có thể tìm được những điểm giống và khác nhau về
đặc điểm tâm lý và hành vi của bị can và bị cáo ở hai giai đoạn này. Qua bài làm
cịn nhiều thiếu xót mong q thầy cơ xem xét và cho nhóm chúng em ý kiến để có
thể hồn thiện được bài tập và có cái nhìn rõ ràng hơn. Chúng em xin chân thành
cảm ơn!


DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO

1.Giáo trình :Tâm lý học pháp lý,(Nguyễn Hồi Loan-Đặng Thanh Nga.)


2.Bộ luật Tố Tụng Hình Sự 2015.



×