Tải bản đầy đủ (.pdf) (199 trang)

Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo công tác xuất bản từ năm 1990 đến năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.37 MB, 199 trang )

HỌC
VIỆN
CHÍNH
TRỊ
MINH
HỌC
VIỆN
CHÍNH
TRỊQUỐC
QUỐCGIA
GIA HỒ
HỒ CHÍ
CHÍ MINH

ĐÀO THỊ HỒN

ĐÀO THỊ HỒN
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC XUẤT BẢN
TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2016

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC XUẤT BẢN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2016

CHUYÊN NGÀNH:
Mã số:

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
62 22 03 15



LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS Trần Văn Hải
NGÀNH: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
2. PGS, TS Nguyễn Thắng Lợi
MÃ SỐ:
922 90 15

HÀ NỘI - 2019
HÀ NỘI - 2020


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐÀO THỊ HỒN

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
LÃNH ĐẠO CƠNG TÁC XUẤT BẢN
TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2016

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH:

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

MÃ SỐ:

922 90 15

Hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS Trần Văn Hải

2. PGS, TS Nguyễn Thắng Lợi

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu
của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ
theo quy định.
Tác giả luận án

Đào Thị Hoàn


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN ........................................................................................................................... 8
1.1. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN...................9
1.2. KẾT QUẢ CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
LUẬN ÁN TIẾP TỤC GIẢI QUYẾT................................................................................................. 24
Chương 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI
CÔNG TÁC XUẤT BẢN TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2004 .......................................... 28
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM............................................................................................................................................. 28
2.2. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC XUẤT BẢN ...................................................... 29
2.3. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ CÔNG TÁC XUẤT BẢN (1990-2004)..................................... 39
2.4. Q TRÌNH CHỈ ĐẠO CƠNG TÁC XUẤT BẢN................................................................................... 45

Chương 3: ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XUẤT BẢN TRONG
BỐI CẢNH MỚI (2004-2016) ......................................................................................... 70
3.1. YÊU CẦU ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XUẤT BẢN TRONG TÌNH HÌNH MỚI...... 70
3.2. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XUẤT BẢN
(2004-2016) ............................................................................................................................................................ 74
3.3. CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC XUẤT BẢN, ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU MỚI .................................................................................................................................................... 81
Chương 4: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM ............................................. 118
4.1. MỘT SỐ NHẬN XÉT ...........................................................................................................................................118
4.2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU...........................................................................................................135
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 151
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN (2017-2020) .................................................................. 154
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 155
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 172


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

NXB

Nhà xuất bản


XBP

Xuất bản phẩm


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1.

Số lượng sách xuất bản (1987-1990)

36

Bảng 2.2.

Tình hình thực hiện đặt hàng trợ giá qua các năm

56

(1992-2002) (cấp qua Bộ Văn hóa Thơng tin)
Bảng 2.3.

Cơ sở đào tạo ngành xuất bản –in – phát hành

65

Bảng 3.1.


Số lượng cơ sở in và cơ cấu thành phần kinh tế trước và
sau năm 2004

100

Bảng 3.2.

Xuất nhập khẩu sách (2006-2016)

106


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1.
Biểu đồ 2.2.
Biểu đồ 2.3.
Biểu đồ 2.4.
Biểu đồ 2.5.
Biểu đồ 2.6.
Biểu đồ 3.1.
Biểu đồ 3.2.
Biểu đồ 3.3.
Biểu đồ 3.4.
Biểu đồ 3.5.
Biểu đồ 3.6.
Biểu đồ 3.7.
Biểu đồ 3.8.
Biểu đồ 3.9.
Biểu đồ 4.1.

Biểu đồ 4.2.
Biểu đồ 4.3.

Biểu đồ 4.4.
Biểu đồ 4.5.
Biểu đồ 4.6.
Biểu đồ 4.7.
Biểu đồ 4.8.

Sơ đồ quy trình xuất bản trước năm 1990
Tình hình xuất bản các năm 1991-2002
Năng lực trang in qua các năm (1991-2002)
Tổng số sách phát hành sách trong nước (1996-2003)
Phát hành sách trong nước (1996-2003)
Xuất nhập khẩu sách (1996-2002)
Sơ đồ Quy trình biên tập bản thảo trên bơng của NXB Tư pháp
Số lượng NXB (2006-2011)
Cơ cấu mơ hình hoạt động của các NXB (2015)
Lực lượng lao động tại các NXB (2008-2012)
Tình hình xuất bản (2006-2011)
Doanh thu ngành in (2006-2010)
Số lượng sách phát hành sách trong nước (2005-2009)
Doanh thu phát hành sách trong nước (2005-2009)
Chương trình đào tạo tại Khoa Xuất bản, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền
Đánh giá về vai trò của cấp ủy đảng trong hoạt động xuất bản
Đánh giá giá công tác định hướng, chỉ đạo của Đảng
trong hoạt động xuất bản
Đánh giá vai trò chỉ đạo của Cục Xuất bản - In - Phát hành,
Sở Thông tin và Truyền thông trong chỉ đạo các đơn vị

Xuất bản, In và Phát hành thực hiện chính sách, pháp luật
của Đảng, Nhà nước đối với xuất bản và quản lý hoạt động
xuất bản
Đánh giá về cơ chế chính sách đối với hoạt động xuất bản
ở Việt Nam
Đánh giá các nội dung kiểm tra hoạt động xuất bản của Đảng
Đánh giá các nội dung công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
làm công tác xuất bản
Đánh giá về việc thực thi pháp luật xuất bản
Đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công
tác xuất bản

36
57
58
59
59
61
92
93
94
95
98
99
102
106
110
121
121
123


124
125
128
130
134


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Đảng Cộng sản Việt Nam, ngay từ khi ra đời đã sử dụng sách, báo làm công
cụ tuyên truyền, vận động, giáo dục quần chúng cách mạng, tập hợp, tổ chức lực
lượng và đấu tranh đối với kẻ thù. Công tác xuất bản dưới sự lãnh đạo của Đảng
đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cách mạng, kháng chiến, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bước vào thời kỳ đổi mới, thực hiện cơ chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự định hướng, chỉ đạo của Đảng đối với
công tác xuất bản càng sâu sắc, thiết thực và cụ thể hơn. Tại Văn kiện Đại hội đại
biểu toàn quốc lần VI (1986), Đảng đã chỉ rõ: “Quản lý chặt chẽ công tác xuất
bản, công tác điện ảnh và công tác phát hành sách, báo, phim ảnh. Phát triển các
phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao chất lượng thông tin” [99, tr.92]… Đến
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991), Đảng tiếp tục khẳng định: “Phát
triển sự nghiệp thông tin, báo chí, xuất bản theo hướng nâng cao chất lượng, đáp
ứng nhu cầu thông tin và nâng cao kiến thức mọi mặt cho nhân dân… Quản lý
chặt chẽ công tác xuất bản, thơng tin, báo chí…” [100, 84]. Đồng thời, trong
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng
nhấn mạnh việc “Bảo đảm quyền được thông tin, quyền tự do sáng tạo của công
dân. Phát triển các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin đa dạng, nhiều chiều,

kịp thời, chân thực và bổ ích” [101, tr.14-15]. Đại hội Đảng lần thứ IX (2001),
Đảng đã khẳng định rõ vai trò quan trọng của báo chí, xuất bản trong tình hình
mới: “Hướng báo chí, xuất bản làm tốt chức năng tuyên truyền đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phát hiện những nhân tố mới, cái hay,
cái đẹp trong xã hội, giới thiệu gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên
tiến, phê phán các hiện tượng tiêu cực, uốn nắn những nhận thức lệch lạc, đấu
tranh với những quan điểm sai trái; Nâng cao tính chân thực, tính giáo dục và tính
chiến đấu của thơng tin; khắc phục khuynh hướng “thương mại hóa” trong hoạt


2

động báo chí, xuất bản”[110, tr.144]. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
(2016), Đảng tiếp tục khẳng định, cần "Làm tốt công tác lãnh đạo, quản lý báo chí,
xuất bản. Các cơ quan truyền thơng phải thực hiện đúng tơn chỉ, mục đích, đối tượng
phục vụ, nâng cao tính tư tưởng, nhân văn và khoa học, đề cao trách nhiệm xã hội,
nghĩa vụ cơng dân, góp phần xây dựng văn hóa và con người Việt Nam" [123].
Với tinh thần đổi mới toàn diện, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo ngành
xuất bản xác định phương hướng hoạt động phù hợp, từng bước đưa hệ thống các
đơn vị xuất bản, in, phát hành từng bước thích ứng với cơ chế thị trường. Hoạt
động xuất bản đã góp phần tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm, chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước; tuyên truyền những mơ hình tiêu biểu thực hiện nhiệm vụ chính
trị; cổ vũ, tạo sự đồng thuận xã hội; nâng cao kiến thức của nhân dân về chính trị,
lý luận và pháp luật, phục vụ sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đồng thời, XBP là công cụ đấu tranh chống các tư tưởng phản động, thù địch
trong và ngồi nước; cơng cụ quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam hịa bình, hữu
nghị, ổn định và phát triển năng động, giàu tiềm năng hợp tác và là một thành viên
tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; góp phần thơng tin về Việt Nam,
giúp nhân dân thế giới và người Việt Nam ở nước ngoài hiểu đúng về các chủ

trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, về đất nước, con người
Việt Nam. Chú trọng đảm bảo định hướng chính trị và hiệu quả kinh tế của hoạt
động xuất bản.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác lãnh đạo, quản lý hoạt động xuất
bản thời kỳ đổi mới còn những hạn chế: Nhận thức của nhiều cấp ủy về vai trò của
hoạt động xuất bản cịn chưa đúng, nhiều nơi bng lịng, chưa sâu sát; tổ chức bộ
máy quản lý xuất bản còn nhiều bất cập; trình độ chun mơn, nghiệp vụ của đội
ngũ làm cơng tác xuất bản cịn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu; tình trạng nhà xuất
bản xa rời tơn chỉ mục đích, “thương mại hóa” gia tăng; chủ trương phát triển lĩnh
vực xuất bản của Đảng trong một số trường hợp chưa được cụ thể hóa, thể chế
hóa; chưa có biện pháp kịp thời, kiên quyết để ngăn chặn những ấn phẩm có nội


3

dung độc hại; hoạt động liên kết xuất bản ở một số nhà xuất bản (NXB) tổ chức
thiếu chặt chẽ, khơng quản lý tốt nội dung sách liên kết; tình trạng vi phạm bản
quyền, sách lậu, sách kém chất lượng vẫn còn, gây bức xúc dư luận xã hội…
Ngày nay, trước bối cảnh tồn cầu hóa, khoa học cơng nghệ phát triển mạnh
mẽ, sự bùng nổ của dữ liệu, số hóa, kết nối internet, với những thành tựu đột phá
về công nghệ thông tin, hoạt động xuất bản của các quốc gia trên thế giới có sự
phát triển nhanh chóng, hiện đại, đặt ra hàng loạt vấn đề và thách thức đối với
ngành xuất bản Việt Nam. Khi công nghệ và tự động hóa phát triển, các đơn vị xuất
bản phải đối mặt với áp lực nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến và đổi mới dây
chuyền công nghệ, nguồn nhân lực cần có năng lực về cơng nghệ cao,… Công nghệ,
nhân lực. nguồn vốn, năng lực, quy mô, trình độ của các NXB cịn nhiều hạn chế,
mơ hình tổ chức chưa phù hợp. Công tác chỉ đạo, quản lý nhà nước về xuất bản trên
một số mặt chưa hiệu quả, nhất là quản lý xuất bản điện tử,...
Vì vậy, công tác xuất bản đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết trên cả
phương diện lý luận và thực tiễn, địi hỏi phải được nghiên cứu tồn diện, đầy đủ,

có hệ thống sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công tác xuất bản
trong thời kỳ đổi mới. Việc tổng kết thực tiễn, đánh giá quan điểm, chủ trương của
Đảng trong công tác xuất bản, đúc rút các kinh nghiệm chủ yếu là yêu cầu cần
thiết, góp phần cung cấp những luận cứ khoa học để Đảng và Nhà nước tiếp tục
xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách cho cơng tác xuất bản hoạt động hiệu
quả, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.
Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo công tác xuất bản từ năm 1990 đến năm 2016” làm luận án tiến sĩ, ngành
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ vai trị lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác xuất bản nói chung, với
các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất bản nói riêng từ năm 1990 đến
năm 2016. Từ đó, đúc kết một số kinh nghiệm để vận dụng cho giai đoạn hiện nay.


4

2.2. Nhiệm vụ của luận án
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, luận án giải quyết một số nhiệm vụ
cơ bản:
- Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến luận án.
- Làm rõ bối cảnh lịch sử và những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác xuất bản từ năm 1990 đến năm 2016.
- Làm rõ những chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác xuất
bản từ năm 1990 đến năm 2016.
- Phân tích q trình Đảng chỉ đạo công tác xuất bản qua hai giai đoạn 19902004 và giai đoạn 2004-2016.
- Làm rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân; đúc kết những kinh nghiệm
qua thực tiễn q trình Đảng lãnh đạo cơng tác xuất bản từ năm 1990 đến năm 2016.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu sự lãnh đạo công tác xuất bản của Đảng từ năm 1990
đến năm 2016.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Bắt đầu từ năm 1990 - là năm Ban Bí thư Trung ương Đảng
(Khóa VI) ban hành Chỉ thị số 63/CT-TW, ngày 25-7-1990, Về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác báo chí, xuất bản. Đây được coi là văn kiện
quan trọng đánh dấu mốc đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối
với công tác báo chí, xuất bản. Mốc thời gian kết thúc nghiên cứu: năm 2016 - là
năm Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Thông báo số 19-TB/TW, ngày 29-12-2016,
Về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư khóa IX “Về nâng
cao chất lượng tồn diện của hoạt động xuất bản”.
- Về không gian: Luận án nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
xuất bản trên phạm vi cả nước, trong đó, tập trung khảo sát một số cơ quan chỉ
đạo, quản lý xuất bản trên cả nước và một số NXB, cơ sở in, đơn vị phát hành sách
trên địa bàn Hà Nội.


5

- Về nội dung: Luận án nghiên cứu toàn bộ sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác xuất bản trên các mặt: định hướng lãnh đạo, quản lý hoạt động xuất bản;
chỉ đạo hoạt động kiểm tra, giám sát công tác xuất bản; công tác đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ làm công tác xuất bản.
4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
4.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận để tiếp cận vấn đề là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
về công tác xuất bản.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic. Bên cạnh

đó là các phương pháp: phân tích, tổng hợp, kết hợp các phương pháp liên ngành
như phương pháp điều tra bảng hỏi,…
- Phương pháp lịch sử- logic trong nghiên cứu lịch sử Đảng là phương pháp
dựa trên những tư liệu, cứ liệu lịch sử, trình bày quá trình phát sinh, vận động, biến
đổi và phát triển của thực tiễn từ khi Đảng ra đời, lãnh đạo công tác xuất bản; khái
qt hóa, mơ tả, tái hiện thực trạng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xuất bản.
Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê được sử dụng nhằm làm rõ chủ
trương và luận chứng các mặt chỉ đạo của Đảng đối với công tác xuất bản từ qua hai
giai đoạn 1990-2004 và 2004-2016: Văn kiện của Đảng, Nhà nước; những bài nói, bài
viết, cơng trình nghiên cứu tiêu biểu của tổ chức, cá nhân về sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác xuất bản; Niên giám thống kê, báo cáo của ngành xuất bản từ năm 1990
đến nay; Kết quả nghiên cứu từ các bài báo khoa học, đề tài khoa học, hội thảo
khoa học liên quan đến chủ đề Luận án.
Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh hoạt động lãnh đạo của
Đảng đối với công tác xuất bản giữa các giai đoạn.
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Điều tra bảng hỏi; Thời điểm khảo sát:
năm 2019 và năm 2020; Địa bàn: Ban Tuyên giáo các tỉnh, thành phố trên cả nước;
Sở Thông tin và Truyền thông một số tỉnh, thành phố; Một số NXB, cơ sở in, công
ty phát hành sách, nhà sách trên địa bàn Hà Nội; Đối tượng: là cán bộ lãnh đạo,


6

quản lý, cán bộ, biên tập viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý
hoạt động xuất bản, trong đó thâm niên cơng tác chủ yếu trên 10 năm.
4.3. Nguồn tài liệu
- Các văn kiện Đảng gồm: Văn kiện các kỳ Đại hội Đảng, Văn kiện Hội
nghị BCH Trung ương Đảng; các chỉ thị, nghị quyết, thông tri, thơng báo, kết luận
của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; chương trình, kế hoạch, báo cáo, văn bản quy phạm
pháp luật của Nhà nước và các bộ, ban, ngành có liên quan; báo cáo kết quả công

tác xuất bản của các cơ quan, các cấp tại Văn phòng và Cục Xuất bản, In và Phát
hành thuộc Bộ Thông tin và Truyền thơng,…
- Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của tập thể, cá nhân các
nhà khoa học trong nước và nước ngoài tại liên quan đến đề tài luận án,…
- Nguồn tài liệu, số liệu khảo sát thực tế ở một số NXB, cơ quan quản lý
hoạt động xuất bản.
5. Đóng góp mới của Luận án
- Phân tích, làm rõ chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng về công tác xuất bản từ
năm 1990 đến năm 2016.
- Làm rõ quá trình phát triển của hoạt động xuất bản ở Việt Nam dưới sự lãnh
đạo của Đảng từ năm 1990 đến năm 2016.
- Đưa ra những nhận xét khách quan, khoa học về những ưu điểm, hạn chế và
phân tích nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế qua thực tiễn q trình Đảng
lãnh đạo cơng tác xuất bản từ năm 1990 đến năm 2016.
- Làm rõ hiệu quả triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, thông báo kết luận
của Đảng; các luật, nghị định, thông tư của Nhà nước về công tác xuất bản; đúc rút
kinh nghiệm, góp phần cung cấp luận cứ khoa học phục vụ việc bổ sung, hồn thiện
chủ trương, chính sách đối với cơng tác xuất bản.
- Luận án cịn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy
chuyên ngành lịch sử Đảng, chuyên ngành xuất bản.


7

6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo, luận
án gồm 4 chương, 11 tiết.
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến Luận án
- Chương 2: Đảng lãnh đạo công tác xuất bản từ năm 1990 đến năm 2004
- Chương 3: Đảng lãnh đạo đẩy mạnh công tác xuất bản trong bối cảnh mới

(2004-2016)
- Chương 4: Nhận xét và một số kinh nghiệm


8

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Trong quá trình đấu tranh cách mạng, cùng với báo chí, các xuất bản phẩm
(XBP) đóng vai trị là công cụ tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục, tập
hợp lực lượng cách mạng và là vũ khí sắc bén, tấn công trực diện kẻ thù, phục vụ
đắc lực cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, báo chí, xuất bản ngày càng đóng vai trị quan trọng trong q trình
truyền tải thơng tin, là "kênh" quan trọng thực hiện nhiệm vụ phổ biến, tuyên
truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đến
với nhân dân; cung cấp tri thức khoa học; đấu tranh chống các quan điểm sai trái,
thù địch, những hiện tượng tiêu cực trong xã hội,....
Bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập, công tác xuất bản vừa thuộc lĩnh vực
tư tưởng lý luận vừa thuộc lĩnh vực kinh tế, có vai trị quan trọng trong lĩnh vực
lý luận, tư tưởng, văn hóa của Đảng, vừa có vai trị quan trọng trong sự phát triển
kinh tế - xã hội. Do đó, Đảng lãnh đạo trực tiếp, tồn diện cơng tác xuất bản, đặt
dưới sự quản lý trực tiếp của Nhà nước, khơng tư nhân hóa xuất bản là ngun tắc
thống nhất của Đảng.
Do vị trí, vai trị quan trọng của xuất bản trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng
dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đến nay đã có
nhiều cơng trình nghiên cứu về xuất bản Việt Nam, hoạt động xuất bản và sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công tác xuất bản, với quy mô và mức
độ khác nhau, trên các phương diện: Nhận thức của các cấp ủy về vai trò của hoạt

động xuất bản; Việc thể chế hóa quan điểm của Đảng bằng các văn bản quy phạm
pháp luật; Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý những sai phạm trong lĩnh vực xuất
bản - in - phát hành; những biểu hiện “thương mại hóa” xuất bản; Công tác đào


9

tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ của đội ngũ làm cơng
tác xuất bản.
Các cơng trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng đối với từng lĩnh vực cụ thể
của hoạt động xuất bản, in và phát hành khá đa dạng cả về phương diện lý luận cũng
như thực tiễn; nghiên cứu ở những góc độ khác nhau về hoạt động xuất bản, sự lãnh
đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực xuất bản ở Việt Nam.
1.1. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về hoạt động xuất bản
1.1.1.1. Các học giả trong nước nghiên cứu về hoạt động xuất bản
Trần Văn Phượng (1997), Vì sự nghiệp xuất bản, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội, lưu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, KH Kho:VV97.03531, VV97.03532.
Với dung lượng 179 trang, cuốn sách tập hợp 48 bài viết của tác giả trong quá
trình nghiên cứu về xuất bản, nghiên cứu quan điểm của các nhà kinh điển, Chủ
tịch Hồ Chí Minh, các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam về công tác xuất
bản - in - phát hành; nghiên cứu các văn bản liên quan đến xuất bản; nghiên cứu
hoạt động xuất bản sách ở nước ngoài. Cuốn sách cung cấp một phần lịch sử cũng
như diện mạo của ngành xuất bản, in và phát hành trong tiến trình lịch sử.
Tạ Ngọc Tấn (2003), “Đào tạo cán bộ báo chí, xuất bản ở nước ta hiện nay”,
Tạp chí Giáo dục, số 61, tháng 6. Bài viết trình bày những nét cơ bản về thực trạng
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí và xuất bản ở Việt Nam, những yêu
cầu mới đặt ra đối với công tác đào tạo cán bộ báo chí, xuất bản, đồng thời kiến
nghị một số vấn đề nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác

này trong thời gian tiếp theo.
Đỗ Q Dỗn (2005), “Thực trạng hoạt động báo chí, xuất bản và công tác
quản lý nhà nước năm 2004”, Tạp chí Văn hố nghệ thuật, số 4, tr.3-9. Tác giả
nêu bối cảnh tình hình và những nét chủ yếu trong hoạt động báo chí xuất bản,
đồng thời phân tích thực trạng cơng tác quản lý báo chí, xuất bản trong năm 2004.


10

Bài viết khẳng định những ưu điểm trong công tác quản lý báo chí, xuất bản
với nhiều chuyển biến tích cực, đồng thời cũng nêu những hạn chế trong việc
dự báo, thơng tin, gợi ý, xây dựng mơ hình, phương thức hoạt động đối với hoạt
động báo chí, xuất bản. Qua đó đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm tăng
cường cơng tác quản lý báo chí, xuất bản, tiến tới thực hiện nhiệm vụ tuyên
truyền cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng và những ngày kỷ
niệm trọng đại của đất nước.
Đinh Xuân Dũng (2008), “Vấn đề quy mơ, năng lực và mơ hình của xuất bản
Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Tuyên giáo, số 10, tr.51-54. Tác giả bài viết phân
tích mơ hình hoạt động của hệ thống xuất bản Việt Nam, đánh giá quy mơ, năng
lực hoạt động của tồn ngành và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực
hoạt động của xuất bản Việt Nam trong tình hình mới.
Trần Hùng Phi (2009), “Hoạt động xuất bản ở thành phố Hồ Chí Minh những
vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động”, Tạp chí Khoa học chính
trị, số 5, tr.67-73. Bài viết nêu thực trạng hoạt động xuất bản sách trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh và đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động xuất bản sách trên địa bàn trong thời gian tới.
Trần Văn Hải (2010), Vấn đề xã hội hóa hoạt động xuất bản ở nước ta hiện
nay, Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, Hà Nội. Trên cơ sở làm rõ khái niệm, nội dung xã hội hóa hoạt động xuất
bản, đề tài đi sâu phân tích tình hình xã hội hóa xuất bản, những ưu điểm và hạn

chế của nó trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, từ đó
tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện chủ trương xã
hội hóa, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của hoạt động xuất bản.
Trần Anh Vũ (2012), Bảo vệ an ninh trong lĩnh vực xuất bản ở nước ta: thực
trạng và giải pháp trong tình hình hiện nay, NXB Cơng an Nhân dân, Hà Nội.
Sách trình bày khái quát cơ sở lý luận về xuất bản, hoạt động xuất bản và vấn đề
bảo vệ an ninh trong lĩnh vực xuất bản; thực trạng tình hình cơng tác bảo vệ an


11

ninh trong lĩnh vực xuất bản. Các tác giả đưa ra dự báo xu hướng và đề xuất một
số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ an ninh đối với lĩnh vực xuất bản
trong tình hình mới.
Phạm Thị Phương, Đỗ Thị Như Quỳnh và Ngô Thị Vân Anh (2013), Hoạt
động liên doanh, liên kết xuất bản sách truyện tranh nước ngoài dành cho thiếu
nhi tại NXB Kim Đồng hiện nay, Đề tài khoa học, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, Hà Nội. Đề tài đưa ra những vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động liên
doanh, liên kết xuất bản nói chung, hoạt động liên doanh liên kết xuất bản sách
truyện tranh nước ngồi nói riêng. Thực trạng của hoạt động xuất bản và đề xuất
một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động liên doanh, liên kết xuất
bản sách truyện tranh nước ngoài trong giai đoạn hiện nay.
Phạm Thị Thanh Tâm, Thái Thu Hoài (2014), "Ngành xuất bản - xu hướng
phát triển và vấn đề quản lý", Tạp chí Văn hố Nghệ thuật, số 362, tháng 8. Bài
viết phân tích bối cảnh tồn cầu hóa xuất bản tạo cơ hội cho q trình sản xuất và
lưu thơng XBP phát triển nhanh chóng, đa dạng và phong phú. Ngành xuất bản
Việt Nam đã đáp ứng khá tốt nhu cầu XBP của nhân dân, góp phần tích cực vào
việc thực hiện định hướng tư tưởng và giáo dục. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu
những bất cập trong quản lý xuất bản trước xu thể tồn cầu hóa, cơng tác quản lý
xuất bản chưa tiến kịp so với yêu cầu thực tiễn, qua đó tác giả đề xuất một số giải

pháp quản lý xuất bản trong tình hình mới như: Hồn thiện chính sách, luật pháp
về xuất bản; Nâng cao năng lực cán bộ quản lý xuất bản; Đổi mới phương pháp
kiểm tra, thanh tra trong hoạt động xuất bản.
Nguyễn An Tiêm-Nguyễn Nguyên (đồng chủ biên, 2015), Xã hội hóa hoạt
động xuất bản - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, lưu tại Thư viện Quốc Gia Việt
Nam, Tổng kho: VV15.06236. Sách có dung lượng 367 trang, gồm 4 chương nội
dung, tập trung làm rõ cơ sở lý luận của chủ trương xã hội hóa hoạt động xuất bản;
khái quát về tình trạng xuất bản và cơng tác chỉ đạo, quản lý việc thực hiện chủ
trương xã hội hóa hoạt động xuất bản. Qua đó, các tác giả đã dự báo xu hướng


12

phát triển, quan điểm chỉ đạo và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thực hiện
chủ trương này.
Trên từng khía cạnh cụ thể của hoạt động xuất bản, có các cơng trình: Thanh
tra Bộ Văn hóa - Thơng tin (2007), Bàn về cơng tác phịng và chống in lậu XBP,
Hội thảo chuyên đề, Hà Nội; NXB Chính trị quốc gia - Học viện Báo chí và Tuyên
truyền (2018), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ biên tập, xuất bản trong bối
cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội.
1.1.1.2. Cơng trình của các học giả nước ngoài về hoạt động xuất bản
Tác giả G. Philíp Altbach và Damfew Teferra (1999), Xuất bản và phát triển,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Các tác giả khẳng định: Xuất bản vừa là một
nghệ thuật vừa là một ngành kinh doanh. Xuất bản vừa thực sự liên quan đến ý
tưởng và truyền thông, lại vừa thực sự liên quan đến lợi nhuận, đặc biệt trong điều
kiện các nước đang phát triển. Nếu muốn tồn tại, xuất bản phải hoạt động trên
nguyên tắc kinh doanh. Nguyên tắc tài chính cơ bản này sẽ dần thấm vào các tổ
chức xuất bản ở các nước đang phát triển. Đồng thời, xuất bản phải làm việc với
các ý tưởng, và ở phần cốt lõi của nó, với hoạt động truyền thông...
Emmanuel Pierrat (2007), Quyền tác giả và hoạt động xuất bản (In lần thứ 3),

NXB. Hội Nhà văn, Trung tâm Quyền tác giả Văn học Việt Nam, cuốn sách đánh giá
hoạt động xuất bản ở một số quốc gia; hệ thống các tác phẩm được bảo hộ quyền tác
giả; các loại hình tác phẩm được bảo hộ. Bên cạnh đó, sách cập nhật nhiều nội dung
mới liên quan đến truyền thơng đa phương tiện, quyền đối với hình ảnh, thời hạn các
quyền tác giả, kể cả việc nhượng lại quyền.
Xu và Fang (2008), trong đề tài “Công nghiệp xuất bản Trung Quốc hướng
tới toàn cầu: Bối cảnh và Hiệu suất” (Chinese Publishing Industry Going Global:
Background and Performance) phân tích thị trường mua bán, giao dịch bản quyền
sách tại Trung Quốc, đánh giá, so sánh số lượng sách được mua và dịch cũng như
số lượng sách Trung Quốc được bán ra thị trường quốc tế. Các số liệu phân tích
của tác giả cho thấy sự mất cân bằng nghiêm trọng giữa nhập khẩu và xuất khẩu


13

trong vấn đề thương mại sách bản quyền của Trung Quốc, nhập khẩu hoặc mua
lại bản quyền dịch thuật, in lại vượt trội so với xuất khẩu hoặc bán các quyền đó.
Grigoriev và Adjoubei (2009), Đề tài “Khảo sát xuất bản sách ở Nga” (Survey
of Book Publishing in Russia), đánh giá về ngành cơng nghiệp xuất bản ở Nga, vị
trí, số lượng, quy mô của các đơn vị xuất bản ở Nga. Sự suy giảm văn hóa đọc
trong thanh niên, sự cạnh tranh của các phương tiện truyền thông kỹ thuật số là
thách thức đối với công nghiệp xuất bản của Nga. Đề tài đánh giá, xuất bản sách
ở Nga là một ngành cơng nghiệp có lợi nhuận, khá năng động, có sự tăng trưởng
hàng năm.
Kulesz (2011), Đề tài “Xuất bản kỹ thuật số ở các nước đang phát triển: Sự
nổi lên của các mơ hình mới?” (Digital Publishing in Developing Countries: The
Emergence of New Models?), phân tích về xuất bản điện tử tại các nước đang phát
triển. Các nước đang phát triển với kinh nghiệm xuất bản truyền thống gặp nhiều
thách thức khi xuất hiện xuất bản điện tử. Hoạt động xuất bản ngày nay chuyển
sang sử dụng phương tiện kỹ thuật số nên các khâu xuất bản được thực hiện rất

nhanh, hiệu quả cao. Đề tài đã đề ra các giải pháp để phát triển xuất bản kỹ thuật
số trong thời kỳ mới.
N.D.Eriasvili (2013), Xuất bản: Quản trị và Marketing, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội. Tác giả phân tích hoạt động xuất bản trong điều kiện kinh tế thị trường
ở Nga, một số nội dung tham khảo tình hình kinh doanh sách ở Mỹ và một số quốc
gia, từ đó tổng hợp nội dung quan trọng về nghiệp vụ xuất bản, thị trường sách.
Qua phân tích, tác giả cuốn sách đã đúc kết một số phương pháp, nguyên tắc, hình
thức kinh doanh sách, báo trong điều kiện kinh tế thị trường, có sự cạnh tranh giữa
các mơ hình kinh doanh.
Châu Úy Hoa (2017), Truyền thơng số và chuyển đổi mơ hình xuất bản (sách
tham khảo), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, lưu tại Thư viện quốc gia Việt Nam,
KH Kho: VV18.00517, VV18.00518. Tác phẩm này do Công ty TNHH NXB Đại
học Bắc Kinh xuất bản, NXB Chính trị quốc gia Sự thật dịch. Sách dày 670 trang,


14

với 8 chương nội dung, đi sâu nghiên cứu một cách tổng thể quy luật và đặc điểm
thay đổi, phát triển của các phương tiện xuất bản, cũng như quy trình xuất bản
trong điều kiện truyền thơng số; phân tích những vấn đề và thách thức đặt ra trong
quá trình chuyển đổi mơ hình xuất bản và đối sách của ngành truyền thông số của
thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc), chỉ ra những nhân tố gây trở ngại đối với sự
phát triển của xuất bản ở thành phố Bắc Kinh; Phân tích các nhân tố kéo chậm sự
phát triển của xuất bản số tại Trung Quốc và đề xuất các giải pháp xử lý mang tính
thực tiễn.
Tại Trung Quốc, quốc gia có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, hoạt
động xuất bản là sự nghiệp văn hóa tư tưởng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh
đạo. Mục tiêu xuất bản của Trung Quốc là xuất bản xã hội chủ nghĩa không đơn
thuần là công cụ kiếm tiền của cá nhân hay tập thể. Vì vậy, sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Trung Quốc đối với công tác xây dựng kế hoạch đề tài xuất bản cũng

như công tác xây dựng chiến lược phát triển sự nghiệp xuất bản là một nội dung
quan trọng.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của
Nhà nước đối với cơng tác xuất bản
Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tư tưởng Văn hóa - Trung ương (1992), Nâng
cao chất lượng, hiệu quả cơng tác báo chí, xuất bản, NXB Tư tưởng - Văn hóa,
Hà Nội, lưu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, KH Kho: VN92.01747,
VN92.01748. Sách có dung lượng 262 trang, tập hợp những bài viết, bài phát biểu
của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước về cơng tác báo chí xuất bản. Đồng
thời, tập hợp những văn bản chỉ đạo của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của
Nhà nước về công tác tác xuất bản trong các năm 1990 đến 1992.
Đường Vinh Sường (1993), Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động của
các NXB trong bước chuyển sang cơ chế thị trường - Luận án PTS kinh tế. Luận
án nghiên cứu và đề xuất cách thức quản lý nhà nước đối với các NXB trong bối


15

cảnh Quốc hội thông qua Luật Xuất bản năm 1993. Tác giả Luận án đã đề xuất kiến
nghị về việc xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Xuất bản 1993.
Vũ Mạnh Chu (1996), Pháp luật xuất bản ở Việt Nam, quá trình thực hiện
và đổi mới trong điều kiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Luận
án Phó tiến sĩ năm 1996, chuyên ngành: Lý luận nhà nước và pháp quyền. Luận
án hệ thống hóa quy định pháp luật Việt Nam về xuất bản, làm rõ q trình thể
chế hóa quan điểm của Đảng về lĩnh vực báo chí xuất bản, thực hiện pháp luật về
xuất bản Việt Nam trong điều kiện mới và đề xuất những giải pháp để thực hiện
tốt hơn trong thời gian tiếp theo.
Nhà xuất bản Lao động (2000), Đảng - Bác Hồ khai sinh ngành xuất bản
cách mạng Việt Nam thế kỷ XX, NXB Lao động, Hà Nội, lưu tại Thư viện Quốc
gia Việt Nam, KH Kho:VV00.01222, VV00.01223. Cuốn sách giới thiệu các văn

kiện, các bài nói, viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh bàn về xuất bản; các Nghị quyết,
Chỉ thị của Đảng; văn bản của Nhà nước về hoạt động xuất bản. Sách dày 262
trang, gồm hai phần: Phần 1: Các văn kiện của C. Mác, V.I.Lênin, Chủ tịch Hồ
Chí Minh về xuất bản; một số văn kiện của Đảng chỉ đạo công tác xuất bản; Một
số văn bản của Nhà nước về công tác quản lý xuất bản. Phần 2: Hình ảnh một số
đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước trực tiếp chỉ đạo công tác xuất bản.
Khuất Duy Hải (2001), Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức quản lý ở các
NXB nước ta hiện nay, Luận án chuyên ngành Kinh tế. Luận án nghiên cứu vấn
đề hoàn thiện tổ chức quản lý ở các NXB, đề xuất cách thức tổ chức quản lý, tổ
chức hoạt động của các NXB.
Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Bộ Văn hóa - Thơng tin, Hội Nhà báo
Việt Nam (2002), Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 22-CT/TW của Bộ Chính trị (Khóa
VIII) về đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý cơng tác báo chí, xuất bản, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội, lưu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, KH Kho:
VV02.03375, VV02.03376. Cuốn sách có dung lượng khá lớn với 429 trang là Kỷ
yếu Hội nghị báo chí, xuất bản tồn quốc từ ngày 29 đến 31-10-2001, với 34 bản báo


16

cáo, cung cấp bức tranh toàn cảnh sinh động về báo chí, xuất bản, cung cấp hệ thống
tài liệu, ý kiến đa chiều giúp các cơ quan chủ quản cũng như các đơn vị báo chí, xuất
bản quán triệt hơn nữa Chị thị 22-CT/TW của Bộ Chính trị (Khóa VIII) trong giai
đoạn mới.
Nguyễn Đình Nhã (2002), “Tăng cường quản lý hoạt động xuất bản”, Tạp
chí Cộng sản, số 15, tháng 5. Tác giả bài viết đánh giá thực trạng hoạt động xuất
bản sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TW, ngày 17-10-1997 của Bộ Chính trị
(Khóa VIII) về Tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý cơng tác báo
chí, xuất bản. Bài viết tập trung phân tích những nội dung nêu trong Chỉ thị, kết
quả triển khai, công tác quản lý xuất bản. Bài viết khẳng định, thực hiện Chỉ thị

số 22-CT/TW của Bộ Chính trị, hoạt động xuất bản đã đạt được những bước tiến
mạnh mẽ và vững chắc. Hoạt động xuất bản trong 5 năm (1997-2002) đã vượt
qua nhiều khó khăn, thử thách, bước đầu thích ứng với cơ chế thị trường, ứng dụng
nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và quản lý, tạo nên sự phát triển mới
của toàn ngành.
Trần Văn Phượng (2002), Quá trình xây dựng Luật Xuất bản (Kỷ yếu), NXB
Văn hóa - Thơng tin, Hà Nội, lưu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, KH. Kho:
VN02.07475, VN02.07474, VN02.07473. Sách dày 276 trang, tác giả sưu tầm, hệ
thống hóa tất cả các văn bản như Báo cáo, cơng văn, tờ trình, bài phát biểu,... về
q trình khởi thảo, xây dựng, xin ý kiến, chỉnh sửa, bổ sung, hồn thiện Luật Xuất
bản (1993). Thơng qua các Chương, Điều, ngôn ngữ được chọn lọc, chắt lọc trong
Luật thể hiện sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và sự đóng góp trí tuệ
của tồn dân thơng qua các đại biểu Quốc hội khóa VIII và khóa IX, với 2.858 ý
kiến đóng góp và 30 lần chỉnh lý, bổ sung. Luật Xuất bản được Quốc hội khóa IX
thơng qua năm 2003.
Lê Thanh Bình (2004), Quản lý và phát triển Báo chí - Xuất bản
(Management and Development for journalism - publication), NXB Chính trị
quốc gia Hà Nội, lưu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, KH Kho: VN04.07085,


17

VN04.07084. Sách dày 350 trang đề cập đến các vấn đề lý luận chung về báo chí
- xuất bản, nêu thực trạng tình hình báo chí - xuất bản Việt Nam và thế giới những
năm đầu thế kỷ XX. Tác giả chỉ ra xu hướng thương mại hóa dẫn đến sự xa rời
tơn chỉ, mục đích hoạt động của một số cơ quan báo chí – xuất bản là một trong
những ngun nhân gây khó khăn trong cơng tác quản lý. Từ đó, tác giả đề xuất
một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh
vực báo chí - xuất bản.
Trần Văn Hải (chủ nhiệm) (2005), Xuất bản sách lý luận chính trị với việc

nâng cao chất lượng công tác tư tưởng, lý luận của Đảng ta trong cơ chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, Đề tài khoa học cấp bộ, Phân viện
Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.
Trần Thu Hà (2005), Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật về xuất
bản ở Việt Nam hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh. Đề tài đã phân tích thực trạng, làm rõ những hạn chế về quản lý nhà
nước đối với hoạt động xuất bản, như: mơ hình tổ chức và cơ chế chính sách cho
hoạt động xuất bản cịn nhiều hạn chế, bất cập; nội dung một số XBP có nội dung
khơng phù hợp với thuần phong mỹ tục bị dư luận phê phán; nạn in lậu, in trái
phép chưa được ngăn chặn, xử lý kịp thời; thị trường XBP chưa được quản lý chặt
chẽ; hệ thống phát hành XBP Nhà nước không được quan tâm đúng mức và đang
có nguy cơ bị thu hẹp, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Hồng Vinh (2006), “Một số vấn đề đặt ra từ công tác lãnh đạo, quản lý hoạt
động báo chí, xuất bản trong tình hình hiện nay”, Tạp chí Tư tưởng- văn hóa, số
7. Tác giả đi sâu phân tích lý do phải tăng cường lãnh đạo, quản lý hoạt động báo
chí, xuất bản. Trước hết, đó là địi hỏi tự thân sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống
báo chí, xuất bản trong hai mươi năm đầu đổi mới đất nước (1986-2006); do yêu
cầu phát triển phải đi đôi với quản lý tốt; do yêu cầu phát triển báo chí, xuất bản
của từng địa phương, từng ngành đặt ra những yêu cầu quản lý cụ thể. Bài viết nêu
những căn cứ để tiền hành cơng tác lãnh đạo, quản lý báo chí, xuất bản, như: các


18

văn bản của Đảng, Nhà nước đề cập công tác báo chí, xuất bản. Sau đó, bài viết
nêu một số vấn đề đáng chú ý trong hoạt động báo chí, xuất bản và đề xuất một số
trọng tâm trong công tác chỉ đạo, quản lý xuất bản hiện thời, trong đó nhấn mạnh
“... tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, trước hết là tăng cường chỉ đạo của chính
cơ quan tuyên giáo các cấp với tư cách vừa là người tham mưu đề xuất, vừa là
người tác chiến cụ thể trên lĩnh vực này”.

Nguyễn Duy Bắc (2009), “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cơng tác báo
chí - xuất bản trong thời kỳ đổi mới”, Đề tài cấp Bộ, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh. Đề tài làm rõ quan điểm của Đảng về báo chí và xuất bản, phân tích
những thành tựu, hạn chế trong cơng tác quản lý hoạt động báo chí xuất bản, đề
xuất những giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác báo
chí - xuất bản trong tình hình mới.
Lê Minh Nghĩa (2009), Xuất bản sách lý luận chính trị phục vụ hiệu quả
cuộc đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai
đoạn hiện nay, Đề tài khoa học cấp bộ của Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng
Trung ương. Đề tài phân tích cơ sở lý luận và những nhân tố tác động đến hoạt
động xuất bản sách lý luận chính trị. Đồng thời, đánh giá thực trạng xuất bản sách lý
luận chính trị bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nêu những vấn
đề đặt ra đối với việc xuất bản loại sách này. Đề tài xây dựng phương hướng và giải
pháp chủ yếu, đề xuất các kiến nghị làm cơ sở để thực hiện các giải pháp đó.
Đỗ Q Dỗn (2010), “Thể chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng về báo
chí, xuất bản thành chính sách, pháp luật của Nhà nước”, Tạp chí Cộng sản, số 4.
Bài viết khẳng định, báo chí, xuất bản là lĩnh vực có vai trị đặc biệt quan trọng
trong công tác tư tưởng, lý luận. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) chỉ rõ cơng
tác tư tưởng, lý luận và báo chí là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong
toàn bộ hoạt động của Đảng. Bài viết đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng
cơng tác thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng về báo chí, xuất bản trong
xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước.


×