Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

LV hoat dong trai nghiem

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
-----  -----

NGUYỄN THỊ HỒNG THÚY

DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 11 THPT
QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Chuyên ngành: LL và PPDH bộ môn Kỹ thuật công nghiệp
Mã số:
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. VƯƠNG HUY THỌ

HÀ NỘI – 2019


MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương VIII – Khóa XI của
Đảng về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã nêu rõ: “Phát triển giáo dục và đào
tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh
quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện
năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành lý luận gắn với thực
tiễn giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.
Thơng tư 32/2018/TT-BGĐT ban hành chương trình giáo dục phổ
thơng mới cũng đã nhấn mạnh “ Đa dạng hóa hình thức học tập ” coi trọng
dạy học trên lớp và hoạt động xã hội, trải nghiệm sáng tạo, tập dượt nghiên
cứu khoa học. Phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội.


Đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thơng tin và truyển thông trong các hoạt động
giáo dục. Trong xu hướng đổi mới giáo dục tiếp cận năng lực, dạy học trải
nghiệm trở thành một phương pháp hêt sức cần thiết trong dạy học.
Trong xu hướng đổi mới giáo dục tiếp cận năng lực, dạy học trải
nghiệm đóng một vai trị vơ cùng quan trọng. Dạy học trải nghiệm thực tế đã
tồn tại rất lâu trước đó trong các mơn học, các hoạt động ngoại khóa, sinh
hoạt tập thể ở trường học. Giáo viên và học sinh đã tiến hành các hoạt động
đó mà chưa hiểu sâu sắc và đầy đủ về vài trò của dạy học trải nghiệm đối với
sự hình thành và phát triển năng lực người học.


Trước tình hình thực tế hiện nay, đa số giáo viên đều có ý thức đổi mới
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng hình thành, phát triển
năng lực và phẩm chất, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh. Tuy nhiên, phần lớn các giáo viên đều hướng đến việc đổi mới trong
hoạt động hình thành, trang bị kiến thức mà chưa quan tâm đến việc ứng dụng
của các kiến thức ấy trong thực tế. Bên cạnh đó, hiện nay học sinh phổ thơng
khơng thích học mơn cơng nghệ với tâm lí là mơn cơng nghệ khơng nằm
trong các mơn thi trong kì thi trung học phổ thông quốc gia. Đặc biệt, bản
thân hiện đang là giáo viên dạy môn công nghệ tại trường THPT Chuyên –
Đại học Sư Phạm Hà Nội và THPT Chuyên Ngoại Ngữ - Đại học Ngoại Ngữ,
nhận thấy đây là những cơ sở cịn ít được đầu tư cở sở vật chất, trang thiết bị
dạy học trong môn công nghệ.
Khoa Sư phạm Kỹ thuật – Trường đại học Sư phạm Hà Nội là nơi đào
tạo giáo viên công nghệ có trình độ chun mơn, nghiệp vụ cao và là nơi có
đầy đủ thiết bị, máy móc, đồ dùng, dụng cụ,..để thực hành. Ngoài ra, việc kết
nối giữa cơ sở đào tạo giáo viên và các trường phổ thông hiện nay cịn hạn
chế. Do đó, nếu cho học sinh được trải nghiệm tại khoa Sư phạm Kỹ thuật
một số nội dung học trong chương trình mơn cơng nghệ 11 thơng qua hoạt
động trải nghiệm: thực hành, thăm quan,quan sát,… thì sẽ tạo được hứng thú

học tập cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ.
Xuất phát từ những lý do đó, nhận thấy tầm quan trọng của dạy học
trải nghiệm trong việc hình thành và phát triển năng lực người họcngười
nghiên cứu quyết định chọn đề tài “Dạy học môn Công nghệ lớp 11 ở trường
phổ thông qua hoạt động trải nghiệm.” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình.


II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động trải nghiệm.
- Tổ chức dạy học một số nội dung môn Công nghệ 11 ở trường phổ thông
qua hoạt động trải nghiệm nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh, qua
đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ mơn.
III. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
- Các trường THPT trên địa bàn quận Cầu Giấy.
- Hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động trải nghiệm và vận dụng vào q trình dạy học mơn Cơng
nghệ 11 ở trường phổ thơng.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Q trình dạy học mơn Công nghệ lớp 11 ở các trường phổ thông
trên địa bàn quận Cầu Giấy.
IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu tổ chức được các hoạt động trải nghiệm trong quá trình dạy học
mơn Cơng nghệ lớp 11 thì sẽ kích thích được hứng thú học tập của học sinh,
qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài đặt ra một số nhiệm vụ nghiên
cứu cụ thể như sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động trải nghiệm.

- Thực trạng của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường phổ
thoogn nói chung và vận dụng chúng trong dạy học môn Công nghệ.


- Xây dựng nguyên tắc, quy trình, điều kiện để tổ chức hoạt động trải
nghiệm trong dạy học môn Công nghệ 11.
- Kiểm nghiệm, đánh giá.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, người nghiên
cứu đã sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận:
Phân tích, tổng hợp, khái qt hóa các tài liệu có liên quan đến đề tài để
xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Thực nghiệm sư phạm, quan sát, trao đổi, đàm thoại, khảo sát để minh
chứng cho giả thuyết khoa học được đề ra và tính khả thi của việc tổ chức
hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Công nghệ 11.
Sử dụng phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi, phương pháp thống kê
toán học để xử lý các số liệu khảo sát và thực nghiệm.
VII. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI
NGHIỆM
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Hoạt động
1.2.2. Trải nghiệm

1.2.3. Hoạt động trải nghiệm


1.2.4. Hứng thú học tập
1.3. Bản chất, mơ hình của hoạt động trải nghiệm
1.4. Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm
1.5. Phân biệt hoạt động trải nghiệm với dạy học thực hành, hoạt động ngoài
giờ lên lớp
1.6. Thực trạng dạy học môn Công nghệ ở trường phổ thông qua hoạt động
trải nghiệm
Kết luận chương 1
CHƯƠNG 2. DẠY HỌC MÔN CƠNG NGHỆ 11 QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI
NGHIỆM
2.1. Mơn Cơng nghệ 11 trong chương trình giáo dục phổ thơng năm 2018
2.2. Nguyên tắc dạy học môn Công nghệ 11 qua hoạt động trải nghiệm
2.3. Cấu trúc chung dạy học môn Công nghệ 11 qua hoạt động trải nghiệm
2.4. Thiết kế một số nội dung dạy học môn Công nghệ 11 qua hoạt động trải
nghiệm
Kết luận chương 2
CHƯƠNG 3. KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ
3.1. Mục đích, nội dung và phương pháp kiểm nghiệm
3.1.1. Mục đích kiểm nghiệm
3.1.2. Nội dung kiểm nghiệm
3.1.3. Phương pháp kiểm nghiệm
3.2. Tiến trình kiểm nghiệm và đánh giá
3.2.1. Kiểm nghiệm bằng phương pháp thực nghiệm sư phạm
3.2.2 Kiểm nghiệm bằng phương pháp chuyên gia
3.3. Kết quả kiểm nghiệm và đánh giá
3.3.1. Kết quả định tính
3.3.2. Kết quả định lượng



Kết luận chương 3
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI
NGHIỆM
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục được rất nhiều các quốc
gia trên thế giới quan tâm, nhất là các nước tiếp cận chương trình giáo dục
phổ thơng theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất, kĩ năng. Nó có thể là
những hoạt động chính khóa nằm trong chương trình giáo dục phổ thơng
hoặc những chương trình có tính chất ngoại khóa, bổ trợ,…Những hoạt động
trải nghiệm này có thể tồn tại dưới các tên gọi khác như: hoạt động giáo dục
tổng hợp, hoạt động giáo dục ngoài trời, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt
động giáo dục đặc biệt,…đây đều là những hoạt động giáo dục nhằm nâng
cao năng lực, kinh nghiệm sống cho học sinh, giúp học sinh có cơ hội vận
dụng tối đa những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn
cuộc sống.
Thuyết đa trí tuệ của H.Gardner chỉ ra rằng, mỗi người đều có khả năng
phát triển đầy đủ các loại trí tuệ: trí tuệ ngơn ngữ, trí tuệ cơ thể vận động, trí
tuệ giao tiếp, trí tuệ âm nhạc,…Khơng nhất thiết mỗi cá nhân khác nhau các
loại trí tuệ đó phải được bộc lộ hết mà vấn đề ở chỗ loại trí tuệ nào phù hợp
với những yêu cầu hoạt động của mỗi cá nhân trong một thời điểm nhất định
của cá nhân đó.[6]

Các nhà giáo dục đã dựa trên quan điểm triết học về giáo dục của mình
đã nghiên cứu về vai trò của trải nghiệm đối với giáo dục ở các góc độ khác
nhau. Có thể kể tới quan điểm:


Khổng Tử (551-479 TCN): “Quan điểm về phương pháp giáo dục coi
trọng thực hành, vận dụng”
J.A Co-men-xki: “Quan điểm về dạy học phải đảm bảo mối liên hệ giữa
đời sống, giáo dục thơng qua trị chơi, hoạt động ngồi lớp, ngoài thiên
nhiên”[10]
Học thuyết giáo dục của Mac-Ănghen và Lê-nin về “Giáo dục kĩ thuật
tổng hợp và giáo dục kết hợp với lao động sản xuất”. Lê-nin đã nêu quá trình
nhận thức của loài người: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ
tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của nhận thức
chân lí, nhận thức hiện thực khách quan”.
Quan điểm học qua trải nghiệm chỉ trở thành tư tưởng giáo dục chính
thống và phát triển thành học thuyết khi gắn liền với các nhà tâm lí học giáo
dục học như: John Dewey, Kurt Lewwin, Jean Piaget,...Khi bàn về vai trò của
giáo dục, J.Deway là người đưa ra quan điểm “Học qua làm, học bắt đầu từ
làm”. Theo ông, giáo dục tốt nhất phải là sự học tập trong cuộc sống. Mục
đích của giáo dục nhà trường là đảm bảo quá trình giáo dục liên tục bằng cách
tổ chức hoạt động thúc đẩy sự phát triển của trẻ. Xu hướng học tập từ cuộc
sống là cách tốt nhất của việc tổ chức hoạt động giáo dục trong trường học.
Bên cạnh các hoạt động trong trường học, cần thiết kế các hoạt động xã hội
khác để trẻ có hứng thú, tham gia thực hiện và tự trau dồi các kĩ năng cần
thiết cho bản thân.[8]
Theo Bourassa, Serre và Ross để chiếm lĩnh được các kiến thức và
năng lực, trước tiên con người phải sống trong sự trải nghiệm của chính mình
và sau đó phải suy ngẫm về sự trải nghiệm đó. Sự trải nghiệm không những là
nguồn gốc của kiến thức mà cũng là môi trường kiểm chứng kiến thức thu

được và đảm bảo được sự đúng đắn và chính xác của các kiến thức lý luận đã
lĩnh hội được. Trong quá trình trải nghiệm, người học phải điều tiết những đặc


trưng mang tính bản chất của mình với mơi trường, từ đó hình thành ý thức,
kĩ năng cho bản thân. [11]
Dewey, Vygotshy và Glassman cho rằng, trong quá trình trải nghiệm,
người học được thể hiện bản thân mình, thiết lập được các mối quan hệ. Sự
trải nghiệm sẽ huy động được tổng thể các giá trị của bản thân: Cảm xúc, ý
thức, hành động, xây dựng được các mối quan hệ.[13]
Năm 1995, Conrad và Hedin đã phỏng vấn 4000 học sinh trong 33
chương trình học tập trải nghiệm khác nhau và rút ra được kết luận là học qua
trải nghiệm đã đem lại kết quả tích cực đối với sự phát triển tâm lí cho người
học. Mặt khác, các năng lực xã hội của người học cũng phát triển như: có ý
thức và thái độ khi làm việc nhóm, kích thích sự ham muốn tham gia các hoạt
động xã hội, đặc biệt năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cũng tăng lên.
Cũng trong năm 1995, Druism, Owens cũng có những vấn đề nghiên
cứu về học tâp trải nghiệm và đưa ra kết quả là người học tăng sự tự tin vào
chính mình và có những biểu hiện, những hành động khéo léo, linh hoạt hơn
khi giao tiếp với người khác so với trước khi tham gia hoạt động trải nghiệm.
Năm 1996, Bisson và Luckner đã nghiên cứu và khẳng định sau quá
trình trải nghiệm thì người học thấy thoải mái và thích thú hơn bởi q trình
trải nghiệm đã kích thích sự tị mị, sự hứng thú của người học, giảm stress và
sự căng thẳng. Bện cạnh đó, mọi học sinh đều được tơn trọng như nhau,
khơng có sự cứng nhắc theo khuôn mẫu. Bởi hoạt động trải nghiệm chấp nhận
những rủi ro của các câu trả lời và sự khác biệt và chấp nhận sự thử sai khi
thực hiện hành động.[12]
Hiệp hội giáo dục trải nghiệm của Canada đã tổng kết và đưa ra những
tiêu chí để đảm bảo tổ chức hoạt động trải nghiệm và đưa ra kết luận: Tổ chức
hoạt động trải nghiệm phải đặt người học trong trạng thái trải nghiệm bởi sự

đa dạng của các giác quan. Từ đó, người học phải trình bày và biểu hiện đa


dạng các kinh nghiệm sống và vốn hiểu biết của mình, đồng thời phải trao cho
người học cơ hội để thể hiện giá trị của họ đối với người khác, đối với chuyên
gia hoặc người hiểu biết hơn về lựa chọn quan điểm riêng của người học.
Theo J.Piaget, trong hoạt động trải nghiệm phải để người học đóng vai
như nhà nghiên cứu khoa học mà mục đích chính là xây dựng kiến thức một
cách khách quan được rút ra từ chính thực tế sinh động mà người học đang
trải nghiệm, kết quả thu được của người học chính là sự thích ứng mới và sự
thích nghi với mơi trường thực tiễn đang trải nghiệm.[9]
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Nguyên lí giáo dục Việt Nam đã quy định trong Luật giáo dục có nội
dung như sau: “ Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lí học
đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liên với
thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã
hội”. (Luật giáo dục, Sđd, Điều 3, tr.8-9).
Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn
Trong nền giáo dục Việt Nam, học và hành luôn luôn đi cùng nhau, bổ
trợ cho nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Bác Hồ cũng đã dạy: “Học với hành
phải đi đơi, học mà khơng hành thì học vơ ích, hành mà khơng học thì hành
khơng trơi chảy”. (Hồ Chí Minh tuyển tập, Tập 5).
Học là tiếp thu, lĩnh hội các kiên thức về lý luận. Hành là sự vận dụng
kiến thức học được vào thực tiễn đời sống và lao động sản xuất. Học “đi đôi”
kết hợp với hành cho nhận thức và hành động của con người có tính thống
nhất, bổ sung cho nhau, tác động qua lại. Thông qua việc thực hành, người
học sẽ củng cố kiến thức, hành động có cơ sở khoa học, logic và chính xác
hóa các kiến thức lý luận và đồng thời trau dồi được những kĩ năng cần thiết.



Giáo dục kết hợp với lao động, sản xuất
Trong ba nội dung chính của ngun lí giáo dục thì việc thưc hiện “giáo
dục kết hợp với lao động sản xuất” ln được Đảng và Nhà nước ta coi trọng
vì trong trường hợp này, giáo dục đóng vai trị vơ cùng quan trọng vì giáo dục
sẽ đóng góp trực tiếp vào việc sản xuất ra của cải, vật chất và cải tạo xã hội.
Bên cạnh đó, qua lao động sản xuất, con người sẽ có điều kiện đào sâu kiến
thức, rèn luyện tay nghề, nâng cao phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm.
Qua lao động sản xuất, người học sẽ tổ chức hoạt động một cách nghiêm túc,
có mục đích, có kế hoạch.
Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa của Liên hiệp quốc, viết tắt là
UNESCO đã đưa ra: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự
khẳng định minh”.
Bộ giáo dục và Đào tạo đã chính thức đưa hoạt động trải nghiệm vào
trong Chương trình giáo dục phổ thơng – Chương trình tổng thể được thơng
qua ngày 28/07/2017. Chương trình giáo dục phổ thơng – Chương trình tổng
thể nhấn mạnh, hoạt động trải nghiệm ở cả ba cấp học là “hoạt động giáo dục
bắt buộc”. Vai trò chủ động, sáng tạo của học sinh trong khi tiến hành hoạt
động này được khẳng định “học sinh dựa trên sự huy động tổng hợp kiến thức
và kĩ năng từ nhiều lĩnh vựa giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời
sống nhà trường, gia đình, xã hội, tham gia các hoạt động hướng nghiệp và
hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của các nhà giáo
dục, qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số
năng lực thành phần đặc thù của hoạt động này như: năng lực thiết kế và tổ
chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp, năng lực thích ứng với
những biến động trong cuộc sống và các kĩ năng sống khác.[2]
Trong dự thảo nêu rõ, theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục
phổ thơng sau 2015 thì các mơn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải


nghiệm sáng tạo được cấu trúc thành một hệ thống chỉnh thể, thông nhất từ

cấp tiểu học đến cấp trung học phổ thông. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
dành cho tất cả các học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 giúp học sinh vận dụng
những tri thức, kiến thức, kĩ năng, thái độ đã học từ nhà trường và những kinh
nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo. Bên cạnh đó,
đã xuất hiện một số cơng trình nghiên cứu, các tác giả luận văn, luận án cũng
đứa ra kết quả nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong thời gian
gần đây theo hướng tổng hợp lí thuyết, vận dụng hoạt động trải nghiệm sáng
tạo trong dạy học một số môn học ở trung học phổ thông, trung học cơ sở hay
tiểu học. Có thể kể đến các tác giả như: Nguyễn Thị Chi, Nguyễn Thị Liên,
Tưởng Duy Hải, Đinh Thị Kim Thoa,..
Nội dung của hoạt động trải nghiệm rất rộng nhưng về cơ bản sẽ được
thiết kế dựa trên “Các mối quan hệ giữa cá nhân học sinh với bản thân, giữa
học sinh với người khác, cộng đồng và xã hội, giữa học sinh với môi trường,
giữa học sinh với nghề nghiệp”. Vì vậy, các hoạt động trải nghiệm gồm bốn
nhóm chính: Hoạt động phát triển cá nhân, hoạt động lao động, hoạt động xã
hội và phục vụ cộng đồng, hoạt động hướng nghiệp.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giữ vai trị quan trọng
trong chương trình giáo dục phổ thơng mới. Hoạt động này giúp học sinh có
nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn
từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiểm năng sáng tạo của
bản thân.


1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1. Hoạt động
*Khái niệm hoạt động
- Theo Nguyễn Thi Hằng: “ Hoạt động là q trình tác động qua lại tích
cực giữa con người và thế giới khách quan mà qua đó mối quan hệ thực tiễn
giữa con người và thế giới khách quan được thiết lập”.[5]
- Trong mối quan hệ đó, có hai quá trình diễn ra đồng thời và bổ sung

cho nhau, thống nhất với nhau đó là q trình đối tượng hóa và chủ thể hóa.
Q trình đối tượng hóa là quá trình chủ thể chuyển năng lực của mình
thành sản phẩm hoạt động. Qua đó, tâm lý người được bộc lộ, được khách
quan hóa trong q trình tạo ra sản phẩm.
Q trình chủ thể hóa là q trình chuyển từ phía khách thể vào bản
thân chủ thể những quy luật , bản chất của thế giới để tạo nên tâm lý, ý thức,
cảm xúc của bản thân bằng cách chiếm lĩnh thế giới.
Như vậy, trong hoạt động con người vừa tạo ra sản phẩm về phía thế giới
đồng thời tâm lý, ý thức, nhân cách của con người được bộc lộ và hình thành
trong hoạt động.
* Đặc điểm của hoạt động
- Tính đối tượng: Hoạt động bao giờ cũng là hoạt động có đối tượng
bởi hoạt động ln nhằm tác động vào cái gì đó để thay đổi nó hoặc để tiếp
nhận nó. Đối tượng của hoạt động là cái con người cần làm ra, cần chiếm lĩnh.
Ví dụ: Đối tượng của hoạt động học tập là nhằm vào tri thức, kĩ năng, kĩ xảo,..
Thế giới đối tượng không tác động lên con người một cách trực tiếp mà tác
động qua chính hoạt động của con người, hoạt động này sinh ra phản ánh tâm
lí về thế giới đó.


- Tính chủ thể: Hoạt động do con người thực hiện, chủ thể có thể là một
người hoặc nhiều người. Ví dụ: giáo viên và học sinh là chủ thể của hoạt động
dạy học
- Tính mục đích: hoạt động bao giờ cũng có tính mục đích. Mục đích
của hoạt động là tạo ra sản phẩm có mối liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến
việc thỏa mãn nhu cầu của chủ thể hoặc xã hội. Trước khi tiến hành hoạt
động, con người ln xác định được mục đích của hoạt động là gì.
- Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp: Khi tiến hành một hoạt
động nào đó, con người đã gián tiếp tác động đến khách thể qua hình ảnh tâm
lí trong đầu, gián tiếp qua việc sử dụng công cụ lao động và sử dụng ngôn

ngữ. Vậy, cơng cụ ngơn ngữ, cơng cụ lao động đóng vai trò trung gian giữa
chủ thể và khách thể, thể hiện tính gián tiếp của hoạt động.
* Cấu trúc của hoạt động
A.N.Leonchiev đã nêu lên cấu trúc của hoạt động gồm 6 thành tố và
mối quan hệ của 6 thành tố đó: Hoạt động, hành động, động cơ, thao tác, mục
đích, phương tiện.
- Hoạt động được thúc đẩy một động cơ nhất đinh.
- Động cơ là cái quan trọng nhất của tâm lí người. Có động cơ gần và
động cơ xa. Động cơ xa là mục đích cuối cùng của hoạt động. Cịn động cơ
gần là mục đích của các giai đoạn nhỏ hơn. Mục đích bộ phận là mục đích của
từng hành động.
- Hành động là bộ phận hợp thành hoạt động. Mỗi hoạt động được tạo
thành bởi một hay nhiều hành động. Ngược lại, một hành động có thể tạo nên
một hay nhiều hoạt động khác nhau. Hành động nhằm giải quyết một nhiệm
vụ cụ thể trong một điều kiện cụ thể. Tùy mục đích và điều kiện cụ thể nơi
diễn ra hành động mà xác định cách thức cụ thể giải quyết nhiệm vụ. Cách
thức này chính là thao tác tạo nên hành động.


- Mục đích hành động thực hiện được là nhờ thực hiện thao tác. Ngược
lại các thao tác thực hiện được quyết định bởi các cơng cụ, điều kiện bên
ngồi.
Vậy, hoạt động đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong sự hình thành và phát
triển tâm lí con người. Nó thể hiện mối quan hệ tích cực giữa con người và
thế giới khách quan,
1.2.2. Trải nghiệm
* Khái niệm
- Theo Wikipedia: “Trải nghiệm là tiến trình hay quá trình hoạt động
năng động để thu thập kinh nghiệm, trên tiến trình đó để thu thập được những
kinh nghiệm tốt hoặc xấu, những bình luận, nhận định tích cực hay tiêu cực

khơng rõ ràng còn tùy thuộc theo nhiều yếu tố khác như mơi trường sống,
hồn cảnh”.
- Trong Từ điển Tiếng Việt, tác giả Hoàng Phê định nghĩa: “Trải
nghiệm được hiểu đơn giản là những gì con người từng kinh qua thực tế, tưng
biết, từng chịu”.[9]
- Trải nghiệm được dùng nhiều với vài trị là động từ, có nghĩa là tri
thức, kĩ năng đạt được thông tham gia, tiếp xúc trực tiếp với sự vật hoặc sự
kiện đó. Cịn kinh nghiệm dùng theo nghĩa như danh từ, với nghĩa là những gì
thu được qua trải nghiệm.
- Học tập thông qua trải nghiệm là học tập thông qua sự phản ánh về
việc làm, khác so với học vẹt sách giáo khoa. Học tập trải nghiệm có liên
quan nhưng khơng đồng nhất với giáo dục thực nghiệm, học tập hành động,
học tập khám phá
- Trải nghiệm sẽ bao hàm hai yếu tố “thử” và “sai”. Trải nghiệm sẽ đem
lại cho con người những kinh nghiệm phong phú từ thực tiễn cuộc sống. Bên
cạnh đó, quá trình trải nghiệm là qúa trình tích lũy kinh nghiệm, giúp con


người hình thành vốn kinh nghiệm, vốn sống, trau dồi kĩ năng và hoàn thiện
nhân cách.
- Vậy trải nghiệm là quá trình nhận thức , khám phá đối tượng bằng
việc tương tác với đối tượng thông qua các thao tác vật chất bên ngoài ( sờ,
nắm, nếm, ngửi,..) và các q trình tâm lí bên trong (chú ý, ghi nhớ, tư duy,
tưởng tượng,..). Qua đó, chỉ thể có thể học hỏi, tìm tịi, sáng tạo, tiếp thu được
những kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thiện nhân cách.
- Vận dụng vào nhà trường phổ thơng: Vì trải nghiệm rât đa dạng và
phong phú bởi những loại hình khác nhau. Bởi vậy, không nên hiểu một cách
cứng nhắc là bắt buộc học sinh phải tham gia học trải nghiệm ở ngoài trường
mới được xem là hoạt động trải nghiệm. Thực tế, khi học sinh tham gia trực
tiếp vào các hoạt động trên lớp, được tương tác trực tiếp với sự vật, hiện

tượng, con người và hình thành được những kĩ năng, kinh nghiệm cho bản
thân, như vậy có nghĩa học sinh đã tham gia trải nghiệm. Khi hiểu đúng bản
chất của trải nghiệm, nếu có những nội dung học tập khơng tổ chức được cho
học sinh ngồi trời thì chúng ta vẫn có thể tổ chức trong phạm vi lớp học, sử
dụng các phương pháp dạy học như: giải quyết tình huống, tổ chức câu lạc
bộ,..mục đích làm cho các hoạt động trải nghiệm trở nên thật phong phú và đa
dạng.
1.2.3. Hoạt động trải nghiệm
*Khái niệm
- Theo Nguyễn Thi Hằng: “Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo
dục, trong đó học sinh dựa trên sự huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng từ
nhiều lĩnh vực khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống gia đình, nhà
trường và xã hội, tham gia hoạt động hướng nghiệp và tham gia các hoạt động
cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục”.[5]


- Nguyễn Thị Liên cho rằng: “Trong hoạt động trải nghiệm, mỗi học
sinh đóng vai trị vừa là người tham gia, vừa là người thiết kế và tổ chức hoạt
động cho chính mình. Qua đó, học sinh tự khám phá, tự điều chỉnh bản thân
và tự điều chỉnh cách tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống để sinh hoạt và
làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm. Học sinh cũng tự xác định được năng
lực, sở trường và chuẩn bị một số năng lực cơ bản của người lao động trong
tương lai và người cơng dân có trách nhiệm”.[7]
- Hoạt động trải nghiệm sẽ tạo cơ hội cho học sinh huy động các kiến
thức, kĩ năng các môn học, các lĩnh vựa giáo dục khác nhau để có thể trải
nghiệm thực tiễn trong nhà trường, gia đình, xã hội. Đồng thời, giúp các em
có cơ hội tham gia các hoạt động cộng đồng và hoạt động hướng nghiệp. Đặc
biệt, các hoạt động này phải dưới sự hướng dẫn, tổ chức của nhà giáo dục. Từ
đó, giúp hình thành những năng lực chung, những phẩm chất đã được quy
định trong chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể. Các năng lực và phẩm

chất chung này sẽ được thực hiện trong hoạt động trải nghiệm thông qua ba
mục tiêu của hoạt động trải nghiệm
- Hiểu theo nghĩa chung nhất: Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo
dục, trong đó học sinh đóng vai trị là chủ thể của hoạt động sẽ làm các nhiệm
vụ: xây dựng nội dung, cách thức tổ chức hoạt động, lên kế hoạch, chủ động
xây dựng chiến lược hành động cho bản thân và cho cả nhóm để hình thành
và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, tâm lí, tình cảm, giá trị , kĩ năng
sống và năng lực cần có của cơng dân trong xã hội hiện đại.[1]
- Nếu hiểu hoạt động trải nghiệm dưới góc nhìn là một hình thức tổ
chức hoạt động thì có thể hiểu: hoạt động trải nghiệm là một hình thức dạy
học, giáo dục để tổ chức các hoạt động giáo duc mà trong đó, học sinh được
tham gia trực tiếp để chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Từ đó, giúp hình
thành và phát triển năng lực bản thân.[7]


- Nếu hiểu hoạt động trải nghiệm dưới góc nhìn là một nội dung giáo
dục thì có thể hiểu: hoạt động trải nghiệm là tổng hợp các nội dung giáo dục
rất đa dạng gồm: khoa học kỹ thuật công nghệ, lao động hướng nghiệp, văn
hóa nghệ thuật, đời sống xã hội, thể thao, vui chơi giải trí,…các nội dung đó
được các nhà giáo dục thiết kế theo mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách
học sinh. [7]
- Nếu hiểu hoạt động trải nghiệm dưới góc nhìn là bản chất của một
hoạt động thì: hoạt động trải nghiệm là một hoạt động có mục đích, có đối
tượng, có mục tiêu và có kết quả…trong đó: Chủ thể của hoạt động trải
nghiệm là học sinh và giáo viên,..Đối tượng của hoạt động trải nghiệm là tri
thức, kinh nghiệm xã hội, giá trị sống, kĩ năng sống,..Mục tiêu của hoạt động
trải nghiệm là giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện,..Kết quả của
hoạt động trải nghiệm là các kỹ năng xã hội, năng lực xã hội, phẩm chất đạo
đức, giá trị sống.[7]
- Theo tác giả, hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục, trong đó

nội dung và cách thức tổ chức tạo điều kiện cho mỗi học sinh được tham gia
trực tiếp hoạt động thực tiễn dưới sự hướng dẫn, tổ chức của nhà giáo dục,
qua đó hình thành và thể hiện những phẩm chất, năng lực, nhận ra năng khiếu,
sở thích, đam mê, khuynh hướng phát triển bản thân và sẽ có hứng thú học tập
với mơn Cơng nghệ.
Vậy, hoạt động trải nghiệm có thể có nhiều cách hiểu, cách diễn đạt
khác nhau nhưng đều có các đặc trưng sau:
+ Sự tham gia trực tiếp của học sinh vào mỗi hoạt động
+ Tính tự chủ của học sinh trong kế hoạch và hành động cá nhân
+ Tính trọn vẹn của hoạt động thực tiễn
+ Tính tập thể


+ Học sinh sẽ huy động năng lực, kinh nghiệm của bản thân khi tham
gia các hoạt động thực tiễn từ đó khẳng định giá trị bản thân.
+ Học sinh hình thành được những ý thức, phẩm chất cùng chung sống
và sống có trách nhiệm với bản thân và xã hội.
+ Học sinh được tiếp cận với các giá trị cuộc sống trong những tình
huống thực tiễn.
- Bên cạnh hoạt động trải nghiệm chung, ở mỗi mơn học cũng có các
hoạt động trải nghiệm mang tính đặc trưng, đặc thù riêng của mơn học góp
phần hình thành và phát triển năng lực chuyên biệt cho học sinh.
1.2.4. Hứng thú học tập
- Theo quan điểm của A.G.Kovaliov: Hứng thú học tập chính là thái độ
lựa chọn đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của hoạt động học tập vì sự
thu hút về mặt tình cảm và thực tiễn của nó trong đời sống cá nhân.[9]
- Theo Nguyễn Quang Uẩn: Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân
đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng
mang lại khối cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động [8]
- Một cách khái quát có thể hiểu: Hứng thú là thái độ của con người đối

với sự vật, hiện tượng nào đó. Hứng thú là biểu hiện của xu hướng về mặt
nhận thức của cá nhân với hiện thực khách quan, biểu hiện sự ham thích của
con người về sự vật, hiện tượng nào đó.
- Hứng thú học tập là thái độ của chủ thể đối với đối tượng của hoạt
động học tập vì ý nghĩa thiết thực với chủ thể trong quá trình nhận thức.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập
- Yếu tố chủ quan: người học với tư cách là chủ thể của hoạt động học
tập được xem là yếu tố quyết định đến mức độ hứng thú đối với học tập. Khi
học sinh có trình độ và phát triển mơn học và thái độ đúng đắn đối với nội


dung mơn học thì họ sẽ thể hiện thái độ học tập tích cực, chủ động, sáng tạo
để chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của môn học này.
- Yếu tố khách quan:
+ Đặc điểm về môn học: Nội dung môn học tác động đến hứng thú học
tập của học sinh
+ Người dạy: trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm, thái độ trong
việc tổ chức các hoạt động dạy học của người dạy đây được xem là yếu tố
quan trọng tạo nên hứng thú của người học.
+ Môi trường học tập: là khơng khí lớp học, là mối quan hệ với bạn bè,
thầy cơ. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật đóng vai trị vô
cùng quan trọng trong việc tạo hứng thú học tập cho học sinh. Nó giúp cho
các hoạt động dạy học trở nên sinh động, trực quan, …từ đó kích thích được
sự tò mò, hứng thú của học sinh.
* Vai trò của hoạt động trải nghiệm đối với hứng thú học tập mơn
Cơng nghệ
- Duy trì được trạng thái tỉnh táo khi học tập. Khi tham gia hoạt động
trải nghiệm, học sinh sẽ được hoạt động liên tục, tránh uể oải, giúp điều khiển
và định hướng hoạt động.
- Đặc điểm nội dung của mơn Cơng nghệ là tính trừu tượng hóa và khái

quát hóa. Do đó, khi tham gia hoạt động trải nghiệm môn Công nghệ học sinh
sẽ được nghe, được nhìn, được hoạt động, được thực hành với những nội
dung kiến thức mang tính trừu tượng như: Vật liệu cơ khí, động cơ đốt trong
và điện – điện tử,..Từ đó sẽ hình thành hứng thú học tập mơn Cơng nghệ. Khi
có hứng thú thì sự ghi nhớ là tự nguyện và kiến thức sẽ được khắc sâu hơn.
- Hứng thú học tập môn Công nghệ sẽ giúp học sinh duy trì sự chú ý
trong một thời gian dài.
- Giúp học sinh phát huy tối đa khả năng sáng tạo, tìm tòi.


- Các nhà tâm lí học cho rằng: Chủ thể phải tích cực hành động để
chiếm lĩnh đối tương hứng thú, trong đó có hứng thú học tập. Hứng thú học
tập kích thích tính tích cực của người học, nỗ lực hành động trong học tập tạo
nên động cơ kích thích người học chiếm lĩnh, lĩnh hội tri thức. Hứng thú học
tập phải gắn liền với đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Thực
tiễn cho thấy rằng, thiếu hứng thú học tập là nguyên nhân dẫn đến kết quả
khơng tốt trong học tập. Từ đó, thái độ học tập sẽ là đối phó và bị động.
Vậy, hoạt động trải nghiệm có vai trị là phải hình thành và phát huy
được hứng thú học tập cho học sinh trong học tập mơn Cơng nghệ.
1.3. BẢN CHẤT, MƠ HÌNH CỦA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
1.3.1. Bản chất của hoạt động trải nghiệm
- Bản chất của hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục được tổ
chức theo nguyên lí gắn lý thuyết với thực tiễn, sự thống nhất giữa nhận thức
và hành động. Vì vậy, theo nghĩa hẹp hoạt động trải nghiệm sẽ mang dáng dấp
của hoạt động trong nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức. Tuy nhiên,
điểm khác biệt giữa chúng chính là cách làm, cách triển khai hoạt động.
- Khi triển khai hoạt động trải nghiệm, cần chú trọng vào việc thay đổi
cách làm, nhấn mạnh sự tham gia trực tiếp của người học vào hoạt động, giáo
dục xúc cảm, thúc đẩy hứng thú học tập.
- Nhìn chung, có hai vấn đề cần lưu ý:

+ Một là, bản chất của hoạt động trải nghiệm chính là hoạt động giáo
dục, được tổ chức theo phương thức tạo điều kiện tối đa để học sinh được
tham gia trực tiếp vào các hoạt động và mối quan hệ xã hội. Trước đây, chúng
ta lấy vị trí của hoạt động trong chương trình giáo dục phổ thơng với tên gọi
là “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” – cách gọi này đã vơ hình chung
đặt hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp vào vị trí phụ, thứ yếu. Cịn ngày
nay, chúng ta thay đổi – lấy phương thức hoạt động làm tên gọi là “ Hoạt


động trải nghiệm” nhằm nhấn mạnh phương thức, cách thức tiến hành hoạt
động.
+ Hai là, “ Bản chất của quá trình giáo dục là trải nghiệm” có nghĩa là
thơng qua hoạt động và bằng hoạt động, đưa quá trình giáo dục về đúng bản
chất vốn có của nó. Điểm khác biệt giữa hoạt động giáo dục trước đây và hoạt
động trải nghiệm hiện nay không nằm ở bản chất của hoạt động mà nằm trong
nhận thức và cách làm của những người làm giáo dục.
+ Ba là, Khi tham gia hoạt động trải nghiệm, học sinh thực sự là một
chủ thể tích cực, chủ động. Nếu học sinh tham gia hoạt động một cách thụ
động, bị ép buộc thì khơng thể có trải nghiệm. Khi học sinh tự giác thì mới có
những trải nghiệm tích cực. Kinh nghiệm chỉ được hình thành khi tham gia
hoạt động với một trạng thái tích cực và tự giác. Trải nghiệm ln bao gồm
hia yếu tố là “hành động” và “xúc cảm”, thiếu một trong hai yếu tố đó thì
khơng thể mang lại hiệu quả giáo dục.

1.3.2. Mơ hình hoạt động trải nghiệm


Mơ hình hoạt động trải nghiệm

Hình thức có tính

khám phá

Tham
Thực
địa, thực quan, trị
chơi
tế

Hình thức có tính
triển khai

Dự án,
câu lạc
bộ

Nghiên
cứu
khoa học

Hình thức có tính
cống hiến

Hình thức có tính
trình diễn

Diễn
đàn,
giao lưu

Hội thảo,

sân khấu
hóa

Thực
hành lao
động
việc nhà,
lớp

* Hình thức có tính khám phá
- Các hình thức có tính khám phá như: thực địa, thực tế, tham quan, dã
ngoại, cắm trại, du lịch qua màn ảnh nhỏ, bài tập quan sát phát hiện, xử lí
tình huống,..
- Mục đích của hình thức tổ chức hoạt động có tính khám phá là:
+ Tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm với thế giới tự nhiên , trải
nghiệm thực tế cuộc sống, là môi trường tốt cho học sinh khẳng định chính
mình.
+ Giúp học sinh khám phá những điều mới lạ, tìm hiểu, phát hiện vấn
đề từ thực tiễn cuộc sống, thu được những kinh nghiệm từ thực tế.

Các hoạt
động
tình
nguyện


+ Tăng cường cơ hội cho học sinh giao lưu, chia sẻ, thể hiện những khả
năng, năng lực vốn có của bản thân
+ Mang lại những cảm xúc tích cực, cảm nhận được vẻ đẹp của quê
hương, đất nước, hiểu được những giá trị truyền thống và hiện đại.

-Ví dụ 1: Tham quan, dã ngoại
+ Tạo cơ hội cho học sinh được giao lưu, chia sẻ, thể hiện những khả
năng vốn có của mình, hiểu và cảm nhận được những giá trị truyền thống, vẻ
đẹp quê hương đất nước.
+ Đây là hoạt hoạt đề học sinh khẳng định mình, thể hiện tính tự quản,
tự đánh giá khả năng, sự trưởng thành của bản thân.
+ Giúp học sinh có những kinh nghiệm từ thực tế,, từ các mơ hình, cách
làm hay và hiệu quả trong các lĩnh vực khác nhau từ đó có thể áp dụng vào
cuộc sống.
Có thể kể đến tham quan hướng nghiệp: tham quan các nhà máy, xí nghiệp, cở
sở sản xuất, làng nghề,…
* Hình thức có tính triển khai
- Các hình thức có tính nghiên cứu: dự án, nghiên cứu khoa học, hội
thảo, câu lạc bộ, khảo sát, điều tra, hội thảo khoa học, sáng tạo và nghệ
thuật,..
- Mục đích của hoạt động trải nghiệm có hình thức nghiên cứu là:
+ Tạo cơ hội cho học sinh tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu khoa
học nhờ cảm hứng từ những trải nghiệm thực tế . Từ đó, đề xuất được những
biện pháp giải quyết vấn đề một cách khoa học.
+ Hình thức có tính nghiên cứu nhằm tổ chức cho học sinh hoạt động
tìm kiếm, khám phá những điều mới mẻ đối với học sinh trong phạm vi các
hoạt động giáo dục trong nhà trường.
- Ví dụ 1: Nghiên cứu khoa học


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×