Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Văn 9 ( Theo chuẩn ktkn 2010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.46 KB, 17 trang )

TUẦN 1
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
(Lê Anh Trà)
Tiết thứ 1
Ngày soạn:10/8
A. Mục tiêu cần đạt:
I.Chuẩn:
1. Kiến thức:
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh: Sự kết hợp hài hòa giữa
tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại.giữa truyền thống và
hiện đại, giữa vĩ đại và bình dị.
- Đặc điểm kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc.
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản nhật dụng.
- Nắm bắt ND văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo
vệ bản sắc văn hóa dân tộc
- Vận dụng các biện pháp NT trong việc viết VB về một vấn đề thuộc lĩnh
vực văn hóa lối sống.
3. Thái độ:
- Có ý thức kính yêu, tự hào và tu dưỡng bản thân theo gương Bác.
II.Nâng cao. Mở rộng:
- Kể một câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Bác.
B.Chuẩn bị:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, soạn giáo án.
- Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C. Phương pháp và KTDH: Thảo luận nhóm, động não
D. Tiến trình lên lớp:
* Ổn định:
* Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.


*Triển khai bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học
* Hoạt động 1 :
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc
văn bản, yêu cầu đọc rõ ràng từng
câu từng đoạn.
- Hướng dẫn tìm hiểu bố cục văn
bản.
I. Tìm hiểu chung:
a. Đọc văn bản:
b. Bố cục của văn bản:
Văn bản gồm hai phần :
- Phần đầu nói về cách tiếp thu tinh
hoa văn hoá nhân loại của Chủ Tịch
Hồ Chí Minh.
- Phần 2 nói về lối sống giản dị,
* Hoạt động 2:
? Ở phần đầu của văn bản, tác giả
nói với chúng ta những gì về phong
cách Hồ Chí Minh trong tiếp thu
tinh hoa văn hoá nhân loại?
? Tác giả đã dùng những biện pháp
nghệ thuật gì để làm sáng tỏ điều
mình muốn nói?
? Từ “điều kì lạ” đó của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, chúng ta rút ra được bài
học gì trong sự hội nhập với thế giới
hiện nay?
thanh đạm của Người.
II. Tìm hiểu phong cách Hồ Chí

Minh về tiếp thu tinh hoa văn hoá
nhân loại:
-“Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc
với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng
trên thế giới…” (kể chuyện)
-“Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại
am hiểu nhiều về các dân tộc…”
(bình luận)
-“Người cũng chịu ảnh hưởng của tất
cả các nền văn hoá…” (nhận định)
-“Nhưng điều kì lạ là tất cả những
ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn
với cái gốc văn hoá dân tộc "rất
bình dị, rất Việt Nam…” (bình luận)
*Nghệ thuật: Vừa kể vừa nhận định,
bình luận và lập luận bằng nghệ thuật
đối lập "Hồ Chí Minh là người đã
tiếp xúc, am hiểu,chịu ảnh hưởng của
nhiều nền văn hoá trên thế giới
nhưng Người không hề bị lai căng…
Người vẫn giữ được cái gốc văn hoá
dân tộc…
" Trong xu thế hội nhập với thế giới
hiện nay, phong cách Hồ Chí
Minh…vừa có ý nghĩa cập nhật vừa
có ý nghĩa lâu dài. Học tập Bác Hồ,
thế hệ trẻ chúng ta sẽ tiếp thu những
cái đẹp cái hay của thế giới, đồng
thời phải biết phê phán cái tiêu cực
trái với thuần phong mỹ tục của dân

tộc Việt Nam, giữ được bản sắc văn
hoá dân tộc mình trong lối sống,
trong cách ứng xử hàng ngày.
E. Tổng kết-rút kinh nghiệm:
- Đọc lại văn bản.
- Nhấn mạnh nét đẹp vừa dân tộc vừa hiện đại trong phong cách Hồ
Chí Minh (kết hợp hài hoà giữa dân tộc - hiện đại).
- Suy nghĩ về câu hỏi 2 trong sgk.
- Chuẩn bị học tiếp phần còn lại.
TUẦN 1
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
(Lê Anh Trà)
Tiết thứ 2
Ngày soạn:10/8
A . Mục tiêu cần đạt:
I.Chuẩn:
1.Kiến thức:
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh: Sự kết hợp hài hòa giữa
tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại.giữa truyền thống và
hiện đại, giữa vĩ đại và bình dị.
- Đặc điểm kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc.
2.Kỹ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản nhật dụng.
- Nắm bắt ND văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo
vệ bản sắc văn hóa dân tộc
- Vận dụng các biện pháp NT trong việc viết VB về một vấn đề thuộc lĩnh
vực văn hóa lối sống.
3.Thái độ:

- Có ý thức kính yêu, tự hào và tu dưỡng bản thân theo gương Bác.
II.Nâng cao. Mở rộng:
- Kể một câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Bác.
B.Chuẩn bị:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, soạn giáo án.
- Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C. Phương pháp và KTDH: Thảo luận nhóm, động não
D. Tiến trình lên lớp:
* Ổn định:
* Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
*Triển khai bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học
* Hoạt động 3:
? Tác giả đã nói với chúng ta những
điều gì về phong cách Hồ Chí
Minh?
? Cách trình bày ở đây khác cách
trình bày ở trên như thế nào?
III.Tìm hiểu phong cách Hồ Minh về
lối sống:
+ Một lối sống vô cùng giản dị:
- Về nhà ở: … “Lấy chiếc nhà sàn
nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm
“cung điện” của mình, […] chiếc nhà
? Đôi dép cao su của Bác đã trở
thành đề tài sáng tác của nhiều nhạc
sĩ, em hãy giới thiệu một trong
những bài hát đó?
? Từ lối sống của Bác gợi em nhớ
đến lối sống của những ai trong lịch

sử? ( Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh
Khiêm...)
* Hoạt động 4:
? Điều gì trong văn bản đem đến cho
em hiểu biết mới về Bác Hồ kính
yêu?
? Để giới thiệu phong cách Hồ Chí
Minh Tác giả đã sử dụng những biện
pháp nghệ thuật nào?
Học sinh đọc phần ghi nhớ trong
sách giáo khoa.
sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng
tiếp khách, họp bộ chính trị…với đồ
đạc rất mộc mạc đơn sơ”.
- Về trang phục: Trang phục hết sức
giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu,
chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô
sơ…”
- Về ăn uống: đạm bạc, không cầu kì
(cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà
muối…)
+ Cách sống vô cùng thanh cao sang
trọng:
- Không phải là lối sống khắc khổ
của những người tự vui trong cảnh
nghèo khó.
- Không phải là cách tự thần thánh
hoá tự làm cho khác đời.
- Một cách sống có văn hoá đã trở
thành quan niệm thẩm mĩ: Cái đẹp là

sự giản dị tự nhiên.
=> Sự kết hợp hài hoà giữa giản dị
và thanh cao.
IV.Khắc sâu ấn tượng về bài văn:
* Về nghệ thuật:
- Kết hợp giữa kể và bình luận.
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
- Sử dụng đan xen thơ Nguyễn Bỉnh
Khiêm.
- Sử dụng nghệ thuật đối lập:
Vĩ nhân mà gần gũi; am hiểu văn hoá
nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức
Việt Nam.
IV. Tổng kết:
- Bài học rút ra sau khi học tập phong
cách Hồ Chí Minh.
- Ghi nhớ: (sách giáo khoa)
E. Tổng kết-rút kinh nghiệm:
- Học bài, nắm nét chính về phong cách Hồ Chí Minh.
- Sưu tầm những chuyện kể về phong cách Hồ Chí Minh.
- Bài học tu dưỡng, rèn luyện bản thân.
- Đọc văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình, trả lời các câu hỏi
hướng dẫn tìm hiểu bài trong sách giáo khoa.
- Đọc bài Các phương châm hội thoại.
TUẦN 1
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
Tiết thứ 3
Ngày soạn:12/8
A . Mục tiêu cần đạt:
I.Chuẩn:

1.Kiến thức:
- Nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất.
2.Kỹ năng:
- Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng, phương
châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
- Vận dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động
giao tiếp.
- Nói đúng yêu cầu nội dung giao tiếp, nói những điều có bằng chứng xác
thực, nói đúng dề tài, ngắn gọn, rành mạch, tôn trọng người đối thoại.
3.Thái độ:
Có ý thức giao tiếp phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh, mục đích để đạt được
hiệu quả giao tiếp.
II.Nâng cao. Mở rộng:
- Sử dụng phương châm về lượng, phương châm về chất đạt hiệu quả.
B.Chuẩn bị:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, soạn giáo án.
- Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C. Phương pháp và KTDH: Phân tích tình huống, động não, trao đổi
thảo luận
D. Tiến trình lên lớp:
* Ổn định:
* Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
*Triển khai bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học
• Hoạt động 1 :
? Hãy đọc kĩ 2 ví dụ trong sách
giáo khoa và cho biết ở ví dụ 1, câu
nói nào là không bình thường. vì
sao? Ở ví dụ 2, tại sao lại gây ra
1. Phương châm về lượng:

a.Ví dụ: ( sách giáo khoa).
b. Bài học rút ra là:
- Trả lời phải đúng với điều mà
người hỏi muốn biết, không nên nói
tiếng cười
Từ 2 ví dụ trên, em rút ra được
những yêu cầu gì khi giao tiếp?
• Hoạt động 2:
? Truyện cười quả bí khổng lồ phê
phán điều gì? Từ nội dung truyện đó,
em rút ra được điều gì cần phải tuân
thủ khi giao tiếp? (phê phán tính hay
nói khoác)
• Hoạt động 3:
Gọi học sinh lên bảng làm BT 1 và
2.
Gọi 2 học sinh khác nhận xét.
Giáo viên kết luận.
3. HD học sinh thảo luận nhóm bài
tập

ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
- Không nên nói nhiều hơn những gì
cần nói.
2. Phương châm về chất:
a. Ví dụ: ( sách giáo khoa)
b. Bài học rút ra: Trong giao tiếp,
không nên nói những điều mà mình
tin là không đúng sự thật hay không
có bằng chứng xác thực.

3. Luyện tập:
a .Bài tập 1 :
- Nói thừa “nuôi ở nhà”vì từ “ gia
súc”đã có ý đó.
- Nói thừa “có hai cánh”vì loài chim
nào cũng có hai cánh.
b. Bài tập 2: chọn từ ngữ thích hợp
điền vào chỗ trống:
- Nói có căn cứ chắc chắn là nói có
sách, mách có chứng.
- Nói sai sự thật một cách cố ý,
nhằm che dấu một điều gì đó là nói
dối.
- Nói một cách hú hoạ, không có căn
cứ là nói mò.
- Nói nhảm nhí, vu vơ là nói nhăng
nói cuội.
- Nói khoác lác…nói trạng
E. Tổng kết-rút kinh nghiệm:
- Học bài, nắm chắc các phương châm hội thoại đã học.
- Làm các bài tập còn lại.
- Đọc bài các phương châm hội thoại tiếp theo.
- Chuẩn bị bài : Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản
thuyết minh
TUẦN 1

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×