Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Mối quan hệ giữa hoạt động chia sẻ, thu nhận tri thức và hiệu quả công việc của nhân viên tín dụng ngân hàng TMCP quân đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.23 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN </b>



Học tập là chìa khóa để con người trở nên khác biệt, có bản sắc và mở rộng khả năng


sáng tạo và cống hiến. Đó cũng là chìa khóa để một doanh nghiệp không ngừng lớn mạnh về
năng lực, đóng góp vào sự phát triển chung của tổ chức. Trong nền kinh tế tri thức, nguồn
nhân lực chất lượng cao và tài sản tri thức là nguồn lực quan trọng bậc nhất tạo nên sức cạnh
tranh của cá nhân và tổ chức. Ngân hàng Quân Đội cũng khơng nằm ngồi xu hướng phát
triển chung này và luôn coi trọng hàng đầu việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ và kỹ năng trong công việc.


Phần lớn tri thức ẩn tàng trong từng cá nhân dưới dạng kĩ năng, know-how, kinh
nghiệm. Những chuyên gia (theo nghĩa rộng: tức là tinh thơng lĩnh vực gì đó, chứ khơng
chỉ qua đào tạo hay bằng cấp) giàu trải nghiệm trong ngành có thể đưa ra những quyết
định nhanh chóng chính xác và khả năng thực hành thành thục đáng ngạc nhiên. Từng
lãnh đạo, từng cán bộ quản lý và đến từng nhân viên trong ngân hàng Quân Đội đều là
những kho tri thức quý báu. Vấn đề hệ trọng đặt ra là làm cách nào để biến tri thức của
riêng mỗi cá nhân thành tri thức chung của tổ chức và để tri thức chung này có thể dễ
dàng lan tỏa tới các cá nhân khác. Q trình này chính là q trình thu nhận và chia sẻ tri
thức trong các tổ chức nói chung và trong Ngân hàng Quân Đội nói riêng.


Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá các vấn đề sau: (1) Các hoạt
động thu nhận, chia sẻ tri thức có tác động như thế náo đến mức độ thu nhận, chia sẻ tri
<b>thức của nhân viên tín dụng Ngân hàng Quân Đội. (2) Mức độ thu nhận, chia sẻ tri thức </b>
có tác động như thế nào đến kết quả công việc của các nhân viên tín dụng Ngân hàng
<b>Quân Đội. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

nghị đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả cơng việc của nhân viên tín dụng.


Đối với mục tiêu thứ nhất, Đánh giá Các hoạt động thu nhận, chia sẻ tri thức có tác
động như thế náo đến mức độ thu nhận, chia sẻ tri thức của nhân viên tín dụng Ngân


hàng Qn Đội, mơ hình nghiên cứu đề nghị 4 thành phần của hoạt động Thu nhận, chia
<i>sẻ tri thức như sau: (1) Hoạt động trải nghiệm, (2) Đa dạng ý tưởng, (3) Đào tạo kèm </i>


<i>cặp, (4) Truy cập và sử dụng hệ thống dữ liệu và thông tin và đánh giá tác động của 4 </i>


<i>hoạt động này đến mức độ Thu nhận và chia sẻ tri thức. </i>


Đối với mục tiêu thứ hai, Mức độ thu nhận, chia sẻ tri thức có tác động như thế nào
đến kết quả cơng việc của các nhân viên tín dụng Ngân hàng Qn Đội, mơ hình nghiên
<i>cứu đề nghị đánh giá tác động của mức độ Thu nhận và chia sẻ tri thức tới Hiệu quả công </i>


<i>việc. </i>


Với 10 giả thuyết tương ứng với từng thành phần được phát triển dựa trên cơ sở lý
thuyết về sáng tạo tri thức, hiệu quả công việc và các nghiên cứu liên quan. Nghiên cứu
định tính được thực hiện nhằm điều chỉnh, bổ sung biến quan sát cho các thước đo.
Nghiên cứu định lượng thực hiện với 212 mẫu thông qua phiếu khảo sát ý kiến nhân viên
tín dụng và một số cán bộ quản lý cấp Phòng để điều chỉnh và hồn thiện mơ hình nghiên
cứu và kiểm định thước đo.


Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’Alpha và phân tích nhân tố EFA đã giúp loại
bỏ đi một số biến quan sát không phù hợp với mơ hình. Các nhân tố độc lập và phụ thuộc
<i>vẫn giữ nguyên nhưng có sự thay đổi về số lượng biên quan sát: (1) Hoạt động trải </i>


<i>nghiệm, (2) Đa dạng ý tưởng, (3) Đào tạo kèm cặp, (4) Truy cập và sử dụng hệ thống </i>
<i>dữ liệu và thơng tin. Kết quả phân tích EFA cho thấy nhân tố trung gian là Thu nhận và </i>


chia sẻ tri thức (là nhân tố phụ thuộc của mô hình 1 và là nhân tố độc lập của mơ hình 2)
khi xem xét dưới góc độ là 1 nhân tố thì được phân thành 2 nhóm nhân tố tuy nhiên khi
xem xét dưới góc độ là 2 thành phần Thu nhận và chia sẻ tách biệt thì cho thấy từng


thành phần đều chỉ hội tụ lại theo 1 nhóm nhân tố.


Kết quả phân tích tương quan cho thấy 4 biến độc lập có tương quan với biến phụ
thuộc và các biến độc lập không tương quan với nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

kiểm soát bao gồm Tuổi, Số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hiện tại, Số năm làm việc
tại đơn vị và “Tầm nhìn và định hướng phát triển chi nhánh”


<i>Kết quả phân tích hồi quy Mơ hình 1 cho thấy cả 4 biến độc lập (1) Hoạt động trải </i>


<i>nghiệm, (2) Đa dạng ý tưởng, (3) Đào tạo kèm cặp, (4) Truy cập và sử dụng hệ thống </i>
<i>dữ liệu và thơng tin đều có tác động thuận chiều đến biến phụ thuộc “Thu nhận và chia sẻ </i>


tri thức”. Trong đó, nhân tố Đào tạo kèm cặp có tác động mạnh nhất tới việc Thu nhận và
chia sẻ tri thức, tiếp theo là nhân tố Đa dạng ý tưởng. Ngoài ra khi đưa thêm các biến
kiểm sốt, kết quả phân tích hồi quy cho thấy sự tác động của biến kiểm sốt “Tầm nhìn
và định hướng phát triển Chi nhánh” cũng có tác động ít nhiều tới biến phụ thuộc.


Kết quả phân tích hồi quy Mơ hình 2 cho thấy biến độc lập Thu nhận và chia sẻ tri thức
có tác động thuận chiều đến Hiệu quả cơng việc của các nhân viên tín dụng.


Về mặt thực tiễn, nghiên cứu giúp cho Ban lãnh đạo và các nhà quản trị thấy được
rằng khi xem xét đến vấn đề hiệu quả công việc của nhân viên tín dụng thì việc thu nhận
và chia sẻ tri thức ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả công việc của họ, và khi quay lại xem
xét vấn đề thu nhận và chia sẻ tri thức nghiên cứu cho thấy Đào tạo và kèm cặp có ảnh
hưởng mạnh mẽ nhất, để từ đó đưa ra các khuyến nghị cần thiết và phù hợp để nâng cao
hiệu quả cơng việc của nhân viên tín dụng – yếu tố góp phần lớn trong sự thành cơng của


ngân hàng.



Bên cạnh những kết quả đã đạt được và những nỗ lực của tác giả trong quá trình
thực hiện luận văn, luận văn vẫn không tránh khỏi một số hạn chế:


Thứ nhất: Luận văn nghiên cứu về vấn đề thu nhận và chia sẻ tri thức nhưng chỉ
giới hạn ở việc nghiên cứu các kết quả theo đánh giá của bản thân nhân viên về việc thu
nhận và chia sẻ tri thức của họ là chủ yếu, chưa đi sâu vào phân tích q trình và các cách
thức cụ thể mà ngân hàng đang áp dụng. Do đó, vẫn cịn nhiều vấn đề liên quan đến lý
luận về việc thu nhận và chia sẻ tri thức cần tiếp tục nghiên cứu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

mơ hình hồi quy ảnh hưởng của mức độ Thu nhận tri thức đến Hiệu quả cơng việc giải
thích được 81% sự thay đổi của Hiệu quả công việc, mơ hình hồi quy ảnh hưởng của mức
độ Chia sẻ tri thức đến Hiệu quả cơng việc giải thích được 45.1% sự thay đổi của Hiệu
quả công việc. Điều này cho thấy vẫn còn những nhân tố tác động khác chưa được bổ
sung vào mơ hình. Đây cũng là định hướng cho những nghiên cứu mới theo hướng
nghiên cứu về thu nhận và chia sẻ tri thức toàn diện hơn có sự bổ sung các nhân tố liên
quan đến các cách thức cụ thể mà Ngân hàng đang áp dụng để nâng cao hiệu quả công
việc của nhân viên tín dụng (các sáng kiến cải tiến cơng việc, các chương trình tạo động
lực cho nhân viên, chính sách ưu đãi với khách hàng…) và một số yếu tố tác động từ mơi
trường bên ngồi ngân hàng.


Thứ ba: Do nguồn thông tin còn hạn chế nên đối với các biến quan sát nhằm đo
lường hiệu quả công việc của nhân viên tín dụng đang chủ yếu dựa trên ý kiến chủ quan
của chính người tham gia khảo sát, chưa có được nhiều các ý kiến khách quan hoặc kết
quả thực hiện công việc do bên thứ 3 độc lập đánh giá (như kết quả đánh giá của nhân sự,
của lãnh đạo cấp Phòng/cấp chi nhánh)


Thứ tư: việc thu nhận và chia sẻ tri thức cũng như hiệu quả công việc của nhân viên
tín dụng sẽ thay đổi theo yếu tố thời gian với sự thay đổi của nhu cầu, mục tiêu và kì
vọng xuất phát từ những hồn cảnh khác nhau. Do đó, những kết quả của nghiên cứu này
chỉ áp dụng cho Ngân hàng trong một giai đoạn nhất định.



Do hạn chế về mặt thời gian và nguồn lực cũng như kiến thức còn hạn hẹp nên


những nhận xét, đánh giá cịn đơi chút mang tính chủ quan, có những nội dung chưa đi
sâu vào mặt lý luận. Những hạn chế trên cũng chính là những gợi mở để tác giả có định
hướng khắc phục, mở rộng đề tài và phạm vi áp dụng cho những nghiên cứu tiếp theo.


Kết cấu luận văn bao gồm 5 phần:
<b>Chương I: </b> <b>Giới thiệu chung. </b>


<b>Chương II: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu đề xuất. </b>
<b>Chương III: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Quân Đội. </b>
<b>Chương IV: Phương pháp nghiên cứu. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5></div>

<!--links-->

×