Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Đại học tài chính - quản trị kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.05 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TÓM TẮT LUẬN VĂN </b>



Giáo dục đại học Việt Nam đang diễn ra quá trình tái cấu trúc các trường đại
học một cách mạnh mẽ. Trong bối cảnh chung của thị trường lao động, sinh viên các
ngành kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh ra trường thất nghiệp nhiều do hệ quả của
việc mở trường và đào tạo ồ ạt trong khi không đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của xã
hội về chất lượng. Hiện nay, các trường đại học, cao đẳng đang phải tự đổi mới mình
để có thể đứng vững và tồn tại khi cuộc cạnh tranh giữa các trường đang diễn ra khá
gay gắt. Trường ĐH Tài chính – QTKD là một trường công lập trực thuộc Bộ Tài
chính đã có bề dày và kinh nghiệm đào tạo 50 năm từ trung cấp, cao đẳng và gần đây là
đào tạo đại học cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong tình hình hiện nay. Điển hình
có thể kể đến: khó khăn ngay từ khâu tuyển sinh đầu vào không đạt chỉ tiêu, sinh viên
ra trường thiếu nhiều kỹ năng để thực hành nghề nghiệp, tình trạng thất nghiệp luôn
xảy ra…Không chỉ riêng ĐH Tài chính – QTKD mà tất cả các trường đại học, cao
đẳng đều nhận thức được rằng muốn tồn tại và phát triển thì khơng có con đường nào
khác con đường phải nâng cao chất lượng đào tạo. Nắm bắt được tình hình đó, tác giả
chọn nghiên cứu vấn đề “Nâng cao chất lượng đào tạo tại trường ĐH Tài chính –
QTKD”. Luận văn được kết cấu theo 3 chương:


Chương 1:Cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo tại trường đại học.


Chương 2: Thực trạng chất lượng đào tạo tại trường Đại học Tài chính –
Quản trị kinh doanh giai đoạn 2013 – 2015.


Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường
Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh.


Nội dung chính từng chương như sau:


<b>CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO </b>
<b>TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC </b>



1.1. <b>Cơ sở lý luận về chất lƣợng đào tạo </b>


<i>1.1.1. Đào tạo và công tác đào tạo của trường đại học </i>


Đào tạo được hiểu là quá trình tổ chức, triển khai kế hoạch huấn luyện
chuyên môn, kỹ thuật cho người học, nhằm giúp họ nắm vững hệ thống kiến thức
khoa học và nghiệp vụ, hình thành hệ thống kỹ năng, kỹ xảo và thái độ nghề nghiệp,
đáp ứng các yêu cầu của hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

năng thực hành, nghề nghiệp theo mục tiêu và kế hoạch đề ra để người học có khả
năng đảm nhận được một công việc nhất định trong xã hội.


<i>1.1.2. Chất lượng và chất lượng đào tạo </i>


Theo điều 2, chương 1, quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục
trường đại học của Bộ GD & ĐT nêu rõ: “Chất lượng giáo dục trường đại học là sự
đáp ứng mục tiêu do nhà trường đề ra, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục
đại học của Luật Giáo dục, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.”


CLĐT đại học là vấn đề được quan tâm nghiên cứu rất nhiều và cũng có
nhiều quan điểm được đưa ra đứng từ nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, để nghiên
cứu CLĐT của trường ĐH Tài chính – QTKD, luận văn lựa chọn cách tiếp cận từ
bên trong có nghĩa là dựa vào mục tiêu của nhà trường về chuẩn đầu ra (Kiến thức,
kỹ năng, thái độ hành vi) và đánh giá CLĐT dựa trên ý kiến từ Ban giám hiệu,
giảng viên và sinh viên.


<i>1.1.3. Vai trò của việc nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học </i>



Vai trò của việc nâng cao chất lượng đào tạo được thể hiện trên ba phương
diện: Đối với người học, đối với nhà trường và đối với xã hội.


- Đối với người học: Nâng cao chất lượng đào tạo chính là làm cho sinh viên
ra trường có đủ hành trang là kiến thức và kỹ năng để đáp ứng tốt u cầu cơng
việc, để khẳng định mình và để có mức thu nhập xứng đáng.


- Đối với nhà trường: Chất lượng đào tạo là mục tiêu sống còn của bất kỳ
một trường đại học nào đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các
trường đại học như hiện nay. Chất lượng đi kèm với thương hiệu của trường và
khơng thể có thương hiệu khi đào tạo kém chất lượng.


- Đối với xã hội: Để xây dựng một xã hội thịnh vượng, mỗi quốc gia đều
phải dựa vào sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực bên trong và bên ngồi, trong
đó phải kể đến sức mạnh nền tảng của nguồn lực bên trong mà đặc biệt quan trọng
và có ý nghĩa quyết định là nguồn nhân lực. Chất lượng giáo dục đào tạo tốt sẽ tạo
được nguồn nhân lực cao cho đất nước. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
chính là mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội, phục
vụ sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.


<b>1.2. </b> <b>Cách tiếp cận và các tiêu chí đánh giá chất lƣợng đào tạo tại </b>
<b>trƣờng đại học </b>


<i>1.2.1. Cách tiếp cận </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

ta có thể khai thác và có được một cái nhìn trực quan về những thành tựu và những
hạn chế của một nhà trường để đề ra phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phù hợp
trong từng giai đoạn.


<i>1.2.2. Các tiêu chí đánh giá </i>



Trên thực tế, có nhiều tiêu chí để đánh giá CLĐT của một trường đại học.
Tuy nhiên, trong luận văn này tác giả xin đưa ra 3 căn cứ để đánh giá CLĐT dựa
trên chuẩn đầu ra: Kiến thức; kỹ năng và thái độ, hành vi. Trong đó:


Kiến thức được đo bằng kết quả học tập của sinh viên thông qua điểm số của
các học phần dựa trên việc đánh giá điểm chuyên cần, điểm kiểm tra thường xuyên
và thi hết học phần; phân loại tốt nghiệp; hoạt động NCKH.


Kỹ năng được thể hiện ở kỹ năng tin học, ngoại ngữ và kỹ năng khác. Trong
đó, kỹ năng tin học và ngoại ngữ được đo bằng kết quả học tập, kết quả thi chuẩn
đầu ra và đánh giá từ phía doanh nghiệp. Kỹ năng khác (chỉ xét kỹ năng giao tiếp
hiệu quả, kỹ năng tổ chức và làm việc nhóm, lắng nghe và học tập những lời phê
bình, sáng tạo trong công việc).


Thái độ, hành vi được thể hiện qua tính kỷ luật trách nhiệm của SV; số SV ưu tú
được đứng trong hàng ngũ của Đảng và kết quả rèn luyện của sinh viên tại trường.


<b>1.3. </b> <b>Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc nâng cao chất lƣợng đào tạo tại </b>
<b>trƣờng đại học </b>


CLĐT của trường đại học chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố cả bên trong và
bên ngoài đơn vị. Các yếu tố cơ bản có thể kể đến như sau:


<i>1.3.1. Yếu tố bên ngoài nhà trường </i>


- Các chính sách pháp luật của nhà nước về giáo dục đào tạo
- Chất lượng nguồn tuyển sinh đầu vào


- Sự nỗ lực của sinh viên



- Những thay đổi trong xu hướng giáo dục đại học


- Nhu cầu của xã hội về lao động thuộc các khối ngành mà nhà trường đào tạo


<i>1.3.2. Yếu tố bên trong nhà trường </i>


- Nguồn lực tài chính của nhà trường


- Vị thế, uy tín của nhà trường đối với xã hội


- Năng lực quản lý điều hành của BGH và chính sách về chất lượng đào tạo
- Chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên và sự phối hợp hoạt động của các
phòng, ban, khoa, bộ môn


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Cơ sở vật chất


- Các các dịch vụ hỗ trợ đào tạo.


<b>CHƢƠNG 2 </b>


<b>THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI </b>


<b>CHÍNH – QUẢN TRỊ KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2013 – 2015 </b>


<b>2.1. Khái quát về trƣờng Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh </b>


<i>2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà trường </i>


Trường Đại học Tài chính- Quản trị kinh doanh là cơ sở giáo dục đại học


cơng lập, trực thuộc Bộ Tài chính (trụ sở đóng tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên),
có q trình xây dựng và phát triển 50 năm (1965-2015). Tiền thân của Trường là
các cơ sở đào tạo của Bộ Tài chính và Uỷ ban vật giá nhà nước. Ra đời và phát triển
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Trong
lịch sử 50 năm hình thành xây dựng và phát triển, trường tồn tại dưới tên gọi và
hình thức hoạt động khác nhau.


Năm 2005, Trường được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai trường: Trường
Cao đẳng Tài chính kế tốn I và Trường Cao đẳng Bán công Quản trị kinh doanh
theo Quyết định số 6584/QĐ- BGD&ĐT ngày 21/11/2005 của Bộ trưởng Bộ giáo
dục và Đào tạo và đổi tên thành trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh.


Ngày 18/9/2012, trươ<sub>̀ ng Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh được thành </sub>
lập theo Quyết định số 1320/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng
cấp trường Cao đẳng Ta<sub>̀i chính – Quản trị kinh doanh trực thuộc Bộ Tài chính</sub> .
Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh là cơ sở giáo dục đại học cơng lập
trực thuộc Bộ Tài chính.


Trường có hai cơ sở:


- Cơ sở 1: Xã Trưng Trắc, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng yên
- Cơ sở 2: Xã Tân Quang, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên


<i>2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của nhà trường </i>


- Chức năng, nhiệm vụ của Trường là đào tạo và bồi dưỡng cán bộ kinh tế
phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.


- Cơ cấu tổ chức của trường Đại học Tài chính- Quản trị kinh doanh bao gồm:



 Ban Giám hiệu gồm: Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

tác quốc tế, Phịng Cơng tác sinh viên, Phịng khảo thí và quản lý chất lượng, Phịng
Tài chính - Kế tốn, Phịng Quản trị - Thiết bị).


 Các Khoa: Gồm 8 khoa (Khoa Kế tốn- Kiểm tốn,Khoa Tài chính- Ngân
hàng, Khoa Quản trị Kinh doanh, Khoa Hệ thống thông tin kinh tế, Khoa Thẩm
định giá, Khoa Lý luận chính tri, Khoa Ngoại ngữ, Khoa Giáo dục thể chất).


 Các trung tâm: Gồm 04 trung tâm (Trung tâm dịch vụ tư vấn Tài chính -
Kế toán; Trung tâm hỗ trợ sinh viên và quan hệ Doanh nghiệp; Trung tâm Thông
tin - Thư viện; Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học).


<i>2.1.3. Thực trạng hoạt động đào tạo của nhà trường </i>


Để đáp ứng với sự phát triển kinh tế của đất nước và nhu cầu về nguồn nhân
lực trình độ Đại học, đến nay trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh đã
xây dựng được 5 ngành: Kế toán – Kiểm tốn; Tài chính – Ngân hàng; Quản trị
kinh doanh; Thẩm định giá và Hệ thống thông tin kinh tế.


Năm 2010 nhà trường bắt đầu đưa học chế tín chỉ vào áp dụng tại trường đối
với tất cả các hệ đào tạo. Năm 2012 trường được nâng cấp thành trường đại học và năm
2013 trường tuyển khóa đại học đầu tiên. Giai đoạn 2013 – 2015, trường đào tạo cả hệ
đại học và cao đẳng nhưng hệ cao đẳng theo lộ trình giảm dần để tập trung đào tạo đại
học. Ở giai đoạn đầu của một trường đại học, chỉ tiêu hàng năm nhà trường được phép
tuyển là 1500 chỉ tiêu hệ đại học và nhà trường đã tuyển sinh xấp xỉ đạt được con số
này (Năm 2013: 1489 chỉ tiêu; năm 2014: 1564 chỉ tiêu; năm 2015: 1321 chỉ tiêu).


<b>2.2. Phân tích thực trạng chất lƣợng đào tạo tại trƣờng Đại học Tài </b>
<b>chính – Quản trị kinh doanh giai đoạn 2013- 2015 </b>



<i>2.2.1. Chất lượng đào tạo của trường theo tiêu chí đánh giá </i>


2.2.1.1. Về kiến thức


Kiến thức chủ yếu được thể hiện ở kết quả học tập, phân loại tốt nghiệp.
Nhìn chung, kết quả học tập của sinh viên các khóa giai đoạn từ 2013 – 2015 có tỉ
lệ sinh viên xếp loại trung bình và yếu, kém vẫn còn cao. Mặc dù hầu hết sinh viên
cao đẳng tốt nghiệp ra trường đúng thời hạn nhưng vẫn còn trên 30% số sinh viên
xếp loại trung bình. Trong những năm gần đây, do chất lượng sinh viên kém nên
nhà trường phải liên tục điều chỉnh đề thi để phù hợp hơn với trình độ người học.
Đây là dấu hiệu không tốt về chất lượng đầu ra.


2.2.1.2. Về kỹ năng


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Qua các số liệu cho thấy: khả năng tin học, ngoại ngữ của sinh viên nhà trường
còn kém thể hiện ở kết quả học tập và kết quả thi chuẩn đầu ra. Có thể nói, đây chính là
điểm yếu cơ bản khiến sinh viên tốt nghiệp ra trường gặp khó khăn trong vấn đề tìm
kiếm việc làm.


Kỹ năng mềm của sinh viên nhà trường được các giảng viên và đơn vị sử
dụng lao động đánh giá ở mức trung bình khơng có sự nổi bật. Mặc dù vậy, bên
cạnh những sinh viên chất lượng tốt vẫn cịn có những sinh viên thiếu tinh thần,
trách nhiệm trong công việc được phía đơn vị sử dụng lao động phản hồi lại.


Theo thống kê của Phịng Cơng tác sinh viên: trong những năm gần đây,
có khoảng 80% sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc trong vòng 6 tháng sau khi
nhận bằng nhưng điều đó khơng nói lên câu chuyện chất lượng tương xứng bởi
chưa đến một nửa số sinh viên tốt nghiệp có việc làm được làm đúng chuyên ngành
được đào tạo. Cùng với đó, mức lương khởi điểm mà sinh viên nhận được cũng là


những con số rất khác nhau.


2.2.1.3. Thái độ, hành vi


Xếp loại rèn luyện của sinh viên cuối khóa ở mức tương đối tốt tuy nhiên,
vẫn còn tồn tại một bộ phận nhỏ sinh viên chưa chấp hành tốt nội quy, quy chế của
nhà trường như đi học muộn, nghỉ học nhiều, vi phạm quy chế thi.


Số sinh viên ưu tú được tham gia lớp nhận thức về Đảng và số sinh viên
đứng trong hàng ngũ của Đảng ngày càng được phát triển hơn.


<i>2.2.2. Đánh giá các chính sách nâng cao chất lượng đào tạo đã đề ra của </i>
<i>trường trong giai đoạn 2010 – 2015 </i>


Trong giai đoạn này, nhà trường đã quyết tâm thực hiện một số chính sách
như: thực hiện thành cơng đề án nâng cấp thành trường đại học; chuyển từ đào tạo
niên chế sang tín chỉ, định hướng thực hành nghề nghiệp; áp dụng chuẩn đầu ra cho
sinh viên tất cả các chuyên ngành; hoàn thiện hệ thống tài liệu giảng dạy và học tập
một cách khẩn trương, nghiêm túc, hiệu quả; rất chú trọng công tác tuyển sinh trong
bối cảnh cạnh tranh gay gắt. Các chính sách này đã đem lại cho trường nhiều kết
quả đáng khích lệ, chất lượng từng bước được cải thiện.


<i>2.2.3. Đánh giá của các bên liên quan về chất lượng đào tạo của trường </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

chuẩn, chương trình và phương pháp giảng dạy chưa được đổi mới nhiều trong khi
điều kiện của nhà trường cịn khó khăn về nhiều mặt.


<b>2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo tại trƣờng </b>
<b>Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh </b>



Các yếu tố bên ngoài trường mà luận văn nghiên cứu bao gồm: Các chính
sách pháp luật của nhà nước về giáo dục đào tạo; Chất lượng nguồn tuyển sinh đầu
vào; Sự nỗ lực của sinh viên; Những thay đổi trong xu hướng giáo dục đại học; Nhu
cầu của xã hội về lao động thuộc các khối ngành mà nhà trường đào tạo.


Các yếu tố bên trong trường mà luận văn nghiên cứu bao gồm: Nguồn lực tài
chính và quản lý tài chính của nhà trường; Vị thế, uy tín của nhà trường đối với xã
hội; Năng lực quản lý điều hành của BGH và các chính sách nâng cao CLĐT; Chất
lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên và sự phối hợp hoạt động của các phòng, ban,
khoa, bộ môn; Phương pháp đánh giá; Cơ sở vật chất; Các hoạt động hỗ trợ đào tạo.
Qua phân tích các yếu tố bên trong và bên ngồi có thể thấy: để có được chất
lượng đào tạo tốt địi hỏi phải có sự thống nhất hoạt động và sự phối hợp từ nhiều
yếu tố trong khi nhà trường đang phải đối mặt với nhiều thách cả từ bên ngoài lẫn
bên trong. Bài toán chất lượng thực sự đã đặt ra cho nhà trường nhiều vấn đề cần
phải nghiên cứu giải quyết không chỉ trong ngắn hạn mà cả trong dài hạn.


<b>2.4. Đánh giá chung về chất lƣợng đào tạo của trƣờng Đại học Tài chính </b>
<b>– Quản trị kinh doanh </b>


- Về điểm mạnh:


 Nhà trường đã có chủ trương đúng đắn và xuyên suốt là phải không ngừng
nâng cao chất lượng đào tạo.


 Qua các năm học có nhiều sinh viên đạt kết quả học tập tốt, sinh viên hăng
hái NCKH.


 Sản phẩm đầu ra của trường có nhiều sinh viên năng động, chắc kiến thức
cơ bản của chuyên ngành học, có đạo đức lối sống tốt và có các kỹ năng mềm.



 Sinh viên trường ĐH Tài chính – QTKD rất quan tâm đến vấn đề khởi
nghiệp và không ngại trải nghiệm thực tế.


 Sinh viên được thực hành qua các phần mềm nghiệp vụ và được doanh
nghiệp chỉ dẫn.


- Hạn chế:


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

 Sinh viên chưa nỗ nực hết mình trong học tập.


 Khả năng tin học và ngoại ngữ của sinh viên ra trường còn kém ảnh hưởng
đến cơ hội việc làm và mức lương đồng thời ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của
trường đối với xã hội.


 Chuẩn đầu ra đã được nhà trường triển khai thực hiện nhưng vẫn cịn mang tính
hình thức, kết quả chuẩn đầu ra chưa phản ánh chân thực thực trạng CLĐT của nhà
trường bởi yêu cầu còn dễ dãi trên cơ sở tạo điều kiện cho sinh viên ra trường đúng hạn.


 Thái độ, hành vi của sinh viên vẫn còn tồn tại một số hạn chế như đi học muộn,
nghỉ học quá thời gian quy định dẫn đến không được thi, vi phạm quy chế thi, ...


- Nguyên nhân của những hạn chế:


 Nguyên nhân khách quan: Địa điểm trường đóng kém hấp dẫn, trường chưa có
sản phẩm đầu ra của hệ đại học, bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các trường đại học.


 Nguyên nhân chủ quan: nhà trường chưa xây dựng được kế hoạch và lộ trình
đánh giá và kiểm định CLĐT; các chun ngành đào tạo cịn ít ỏi nên việc lựa chọn của
người học cũng bị hạn chế; sự liên kết của trường với các doanh nghiệp trong hoạt
động đào tạo chưa sâu đồng thời việc xúc tiến hợp tác quốc tế trong đào tạo còn rất


trì trệ; nguồn tài chính hạn hẹp; trình độ ĐNGV chưa đạt chuẩn.


<b>CHƢƠNG 3 </b>


<b>ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO TẠI </b>
<b>TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – QUẢN TRỊ KINH DOANH </b>


Qua phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới CLĐT đồng thời xác định
rõ điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:


<i>- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường: Gia tăng số </i>
lượng Tiến sĩ cho nhà trường; Đổi mới phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giảng
<i>viên; Nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho cán bộ, giảng viên. </i>


<i>- Tăng đầu tư cơ sở vật chất cho việc giảng dạy và học tập theo hướng </i>


<i>hiện đại: </i>


 Xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo mối liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận


 Tiếp tục đầu tư nâng cấp các thư viện, phòng tư liệu hiện có và đầu tư
cho thư viện theo hướng hiện đại- thư viện điện tử.


 Xây dựng thêm các phòng đọc cho GV và phòng đọc cho sinh viên. Cần
tăng số lượng chỗ ngồi trong phòng đọc cho phù hợp với yêu cầu đọc tại chỗ của
sinh viên và cần bố trí phịng đọc riêng cho giáo viên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

thư viện; tăng cường số đầu sách tham khảo cho giảng viên. Việc bổ sung tài liệu
cho giảng viên cần có kế hoạch, thường xuyên và có tham khảo ý kiến của các
khoa/ bộ môn chuyên môn.



 Tạo điều kiện tiến đến xây dựng thư viện hiện đại - thư viện điện tử


 Tăng cường mua sắm các phương tiện dạy học, đặc biệt là các phương
tiện dạy học tiên tiến, công nghệ cao, như đèn chiếu, máy vi tính, cao hơn nữa có
thể sử dụng video, camera để phục vụ các giờ học thực hành cho sinh viên.


 Đầu tư hơn nữa cho việc học tập các môn thể dục và khu dịch vụ cho sinh
viên nhằm tạo môi trường học tập và vui chơi để góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo toàn diện đối với sinh viên.


<i>- Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo theo hướng tiếp </i>


<i>cận thực tiễn, tăng cường tính ứng dụng đáp ứng trực tiếp các nhu cầu xã hội. </i>


 Xây dựng bộ giáo trình chuẩn phù hợp với từng chuyên ngành và trình độ
nhận thức của học sinh trên cơ sở chương trình khung của Bộ GD&ĐT.


 Tiếp tục đổi mới phương thức dạy học theo học chế tín chỉ


 Tăng cường hoạt động NCKH trong nhà trường


 Lắng nghe ý kiến phản hồi từ phía người học và đơn vị sử dụng lao động
để có hướng điều chỉnh cho phù hợp đồng thời tiến hành kiểm định các chương
trình đào tạo theo các bộ tiêu chuẩn chất lượng thông qua các tổ chức kiểm định.


 Nghiên cứu, ứng dụng và triển khai các mơ hình, sáng kiến đào tạo.
<i>- Gắn kết nhà trường, doanh nghiệp và xã hội trong việc đào tạo </i>


 Tăng cường mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường với các DN để gắn việc


học lý thuyết với thực tế.


 Khuyến khích các DN tham gia vào 1 hoặc 1 số khâu trong quá trình đào tạo.


 Tổ chức kiến tập, thực tập cho sinh viên tại các DN, các KCN.


 Cập nhật các thông tin dự báo về nhu cầu lao động trong các lĩnh vực.
<i>- Tăng cường hợp tác quốc tế, hợp tác với các trường đại học cùng khối </i>


<i>ngành đào tạo </i>


 Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo.


</div>

<!--links-->

×