Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Xây dựng bộ chỉ số đánh giá mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 160 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG </b>



<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI </b>



<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ </b>



<b>XÂY DỰNG BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ </b>



<b>MƠ HÌNH QUẢN LÝ RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI </b>


<b>HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI </b>



<b>CHUYÊN </b>

<b><sub>NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG </sub></b>



<b>CAO THỊ QUỲNH TRANG </b>



<b>H</b>

<b><sub>À NỘI, NĂM 2019 </sub></b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG </b>



<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI </b>



<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ </b>



<b>XÂY DỰNG BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ </b>



<b>MƠ HÌNH QUẢN LÝ RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI </b>


<b>HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI </b>



<b>CAO THỊ QUỲNH TRANG </b>



<b>CHUYÊN </b>

<b>NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG </b>




<b>MÃ SỐ: 8440301 </b>



<b>NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: </b>


<b>TS. </b>

<b>TỐNG THỊ MỸ THI </b>



<b>H</b>

<b>À NỘI, NĂM 2018 </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI



<b>TR</b>

<b>ƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MƠI TRƯỜNG HÀ NỘI </b>



Cán bộ hướng dẫn chính: TS. Tống Thị Mỹ Thi


(

<i>Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị) </i>



Cán bộ chấm phản biện 1: TS. Phạm Thị Mai Thảo


(

<i>Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị) </i>



Cán bộ chấm phản biện 2: TS. Phạm Thị Việt Anh


(

<i>Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị) </i>



Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:



HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>THÔNG TIN LU</b>

<b>ẬN VĂN </b>



H

ọ và tên học viên: Cao Thị Quỳnh Trang



L

ớp: CH2AMT

Khóa: 2016-2018




Cán b

ộ hướng dẫn: TS. Tống Thị Mỹ Thi



Tên đề tài: Xây dựng bộ chỉ số đánh giá mơ hình quản lý rừng dựa vào cộng


đồng tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái



Tóm t

ắt luận văn:



Đề tài: “Xây dựng bộ chỉ số đánh giá mô hình quản lý rừng dựa vào


c

ộng đồng tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái” đưa ra một bộ chỉ số tổng quan


nh

ất dựa trên điều kiện về chính sách, mơi trường, con người, xã hội, và áp


d

ụng bộ chỉ số vào khu vực huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái để đo khả năng


quản lý rừng của địa phương. Áp dụng các phương pháp nghiên cứu xây dựng


b

ộ chỉ số, phương pháp nghiên cứu tài liệu sơ cấp và thứ cấp, bộ chỉ số xây


d

ựng với 3 chỉ số cấp 1, 9 chỉ số cấp 2, 31 chỉ số cấp 3. Dựa vào thang đánh


giá, b

ảng hỏi và kết ủa điều tra, đề tài nghiên cứu xác định điểm số cho khu


v

ực nghiên cứu là 2 lâm trường tại huyện Văn Chấn: Lâm trường Văn Chấn


và lâm trường Ngòi Lao. Các chỉ số cấp 1 bao gồm con người, văn hóa – xã


h

ội, mơi trường đều đạt điểm ở mức khá và cao so với thang xếp hạng điểm


s

ố của bộ chỉ số. Cho thấy khả năng quản lý rừng tốt của con người tại khu


v

ực nghiên cứu. Tuy cịn có yếu tố cịn yếu nhưng là không đáng kể, nhưng


cần được quan tâm, là vấn đề sinh kế và quyền lợi hưởng của cộng đồng và


cán b

ộ quản lý, người trực tiếp tham gia quản lý rừng cộng đồng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5></div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

i


<b>LỜI CẢM ƠN </b>


Trong q trình thực hiện đề tài, tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các
thầy cơ, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Tơi xin chân thành cảm ơn những sự giúp


đỡ quý báu đó.


Lời đầu tiên tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Tống Thị Mỹ Thi là
giảng viên hướng dẫn chính đã tận tình, định hướng về phương pháp làm việc và
phương pháp nghiên cứu, quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
q trình thực hiện luận văn.


Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Môi trường, Khoa Biến đổi
khí hậu – trường Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội đã giảng dạy và trang bị
cho tôi những hành trang, kiến thức quý giá trong suốt khóa học để tơi có thể đảm
bảo bài luận văn này được thành công. Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn
đến bác Xuân phịng Nơng nghiệp tỉnh n Bái, các doanh nghiệp, người dân huyện
Văn Chấn đã chỉ bảo và cung cấp cho tơi những tài liệu bổ ích để tơi có thể hồn
thành nghiên cứu của mình.


Tơi xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn chia sẻ, ủng hộ và
động viên trong suốt thời gian tiến hành nghiên cứu và làm bài luận.


Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn Hội đồng khoa học giúp đỡ tôi bảo vệ
thành công luận văn này.


Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, xong do thời gian và kiến thức còn hạn hẹp nên
bài viết của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến từ các thầy cơ giáo cũng các bạn để bài luận của tơi được hồn
thiện hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

ii


<b>LỜI CAM ĐOAN </b>
Tên tôi là: Cao Thị Quỳnh Trang



Học viên cao học: Khoa học Môi trường


Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội


Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng bản thân. Tồn bộ
q trình nghiên cứu được tiến hành một cách khoa học, các số liệu, kết quả trình
bày trong luận văn là chính xác, hồn tồn trung thực và chưa từng được cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác. Các hình ảnh, thơng tin về tên, tuổi và trích dẫn
trong nghiên cứu được sự cho phép của người dân khu vực huyện Văn Chấn.


Nếu có gì sai phạm, tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm trước nhà trường và
pháp luật.


Hà Nội, ngày tháng năm 2019
<b>Tác gi<sub>ả </sub></b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8></div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

iv


<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT </b>


<b>STT </b> <b>Ký hiệu </b> <b>Chú giải </b>


1 BĐKH Biến đổi khí hậu


2 BVR Bảo vệ rừng


3 BVPTR Bảo vệ và phát triển rừng


4 CBQL Cán bộ quản lý



5 ĐGTHCV Đánh giá thực hiện công việc


6 ĐH Đại học


7 ĐVT Đơn vị tính


8 GDP Tổng sản phẩm quốc nội
9 KPI Bộ chỉ số đánh giá


10 KPIs Hệ thống bộ chỉ số đánh giá
11 LNCĐ Lâm nghiệp cộng đồng


12 MT Môi trường


13 MTV Một thành viên


14 NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
15 PTBV Phát triển bền vững


16 QĐ Quyết định


17 QLRCĐ Quản lý rừng dựa vào cộng đồng


18 TN Tài nguyên


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

v


<b>DANH MỤC BẢNG </b>



Bảng 1.1: Đất lâm nghiệp do các lâm trường quốc doanh và khu vực dự án
quản lý


Bảng 2.1: Đặc trưng tạihai lâm trường nghiên cứu


Bảng 2.2: Phân bố diện tích đất rừng sản xuất của lâm trường Ngịi Lao
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng và phân bố đất của cơng ty lâm nghiệp Ngịi Lao
Bảng 2.4: Số lượng đối tượng tham gia phỏng vấn


Bảng 2.5: Thang xếp hạng chỉ số quản lý theo điểm
Bảng 3.1: Bộ chỉ số đánh giá mơ hình QLRCĐ


Bảng 3.3: Tổng hợp điểm số bộ chỉ số tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yến Bái


Bảng 3.4: Chỉ số con người tại điểm nghiên cứu huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
Bảng 3.5: Điểm số cán bộ quản lý tại khu vực huyện Văn Chấn


Bảng 3.6: Điểm số cộng đồng tại khu vực huyện Văn Chấn
Bảng 3.7: Điểm số doanh nghiệp tại khu vực huyện Văn Chấn


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

vi


<b>DANH MỤC HÌNH </b>


Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các yếu tố trong Khung PNWP


Hình 1.2: Cấu trúc quản lý rừng của các thôn tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên
Huế


Hình 1.3: Bản đồ hành chính tỉnh n Bái



Hình 2.1: Hình vẽ thể hiện vị trí 2 lâm trường tại huyện Văn Chấn, tỉnh n Bái
Hình 2.2: Bộ máy hành chính lâm trường Văn Chấn


Hình 2.3: Quy trình tiến hành xây dựng bộ chỉ số


Hình 3.1: Kết quả đánh giá mơ hình QLRCĐ áp dụng bộ chỉ số
Hình 3.2: Yếu tố con người trong đánh giá tổng quan khu vực
Hình 3.3: Giá trị trung bình chỉ số cán bộ quản lý


Hình 3.4: Chỉ số cộng đồng tại khu vực huyện Văn Chấn
Hình 3.5: Kết quả đo chỉ số doanh nghiệp địa phương
Hình 3.6: Kết quả chỉ số văn hóa – xã hội


Hình 3.7: Chỉ số văn hóa tại khu vực nghiên cứu
Hình 3.8: Mối quan hệ xã hội tại huyện Văn Chấn


Hình 3.9: Chỉ số tác động từ bên ngồi tại huyện Văn Chấn
Hình 3.10: Chỉ số mơi trường tại huyện Văn Chấn


Hình 3.11: Yếu tố biến đổi khí hậu


Hình 3.12: Kết quả bộ chỉ số áp dụng tại 2 lâm trường
Hình 3.13: Yếu tố con người tại 2 khu vực nghiên cứu


Hình 3.14: Chỉ số cán bộ quản lý tại 2 lâm trường nghiên cứu
Hình 3.15: Yếu tố kiến thức thuộc chỉ số cán bộ quản lý
Hình 3.16: Yếu tố pháp luật thuộc chỉ số cán bộ quản lý
Hình 3.17: Yếu tố kỹ năng thuộc chỉ số cán bộ quản lý
Hình 3.18: Yếu tố thái độ thuộc chỉ số cán bộ quản lý


Hình 3.19: Chỉ số cộng đồng tại 2 khu vực nghiên cứu


Hình 3.20: Chỉ số sinh kế cộng đồng tại 2 khu vực nghiên cứu
Hình 3.21: Chỉ số pháp luật đối với cộng đồng tại 2 lâm trường
Hình 3.22: Chỉ số văn hóa – xã hội tại 2 lâm trường


Hình 3.23: Chỉ số văn hóa tại 2 lâm trường nghiên cứu
Hình 3.24: Mối quan hệ xã hội tại 2 lâm trường


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

1


<b>MỞ ĐẦU </b>


<b>1. Tính cấp thiết của đề tài </b>


Quản lý rừng dựa vào cộng đồng được cho là một trong những giải pháp ưu
việt nhằm giúp tạo ra các lợi ích quan trọng: (i) tăng phúc lợi và lợi ích của người
dân; (ii) tăng cường việc bảo tồn các tài nguyên rừng và đa dạng sinh học; và (iii)
cải thiện chất lượng quản lý của địa phương thông qua việc trao quyền cho các cộng
đồng và cho phép họ tự quản lý nguồn tài nguyên. Đây cũng là các yếu tố quan
trọng quyết định tính hiệu quả của mơ hình quản lý tài nguyên nói chung và quản lý
rừng dựa vào cộng đồng nói riêng.


Huyện Văn Chấn nằm ở phía Đơng Nam của tỉnh n Bái là một trong những
huyện nghèo và tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Thu nhập của
người dân chủ yếu trông chờ vào lâm nghiệp, sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi
nên thu nhập bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu. Hiện nay,
phát triển kinh tế huyện Văn Chấn đang là một thách thức đối với chính quyền và
nhân dân ở địa phương, hơn nữa, các nhà khoa học trong nước vẫn chưa có những
nghiên cứu, cơng bố toàn diện, thống nhất về sự hoàn hảo của mơ hình quản lý rừng


dựa vào cộng đồng, và tun truyền rộng rãi lợi ích của mơ hình đem đến cho sinh
kế người dân huyện Văn Chấn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

2


Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên, nhằm đưa ra một phương pháp
thích hợp để đánh giá tính hiệu quả của mơ hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng,
tác giả đã lựa chọn đề tài “Xây dựng bộ chỉ số đánh giá mơ hình quản lý rừng dựa


<i>vào cộng đồng tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái” cho luận văn tốt nghiệp. Hiện tại, </i>


phương pháp xây dựng bộ chỉ số đánh giá tính hiệu quả của mơ hình QLRCĐ vẫn
chưa phải là phương pháp hồn thiện nhất, tuy nhiên vẫn được xem là phương pháp
tối ưu trong điều kiện các nguồn lực sử dụng cho việc đánh giá còn hạn chế. Đặc
biệt đây là phương pháp mang tính tồn diện, xem xét đến tất cả các khía cạnh từ
kinh tế, quản lý, điều kiện tự nhiên, cũng như yếu tố quan trọng nhất là cộng đồng
và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với các yếu tố khác trong mô hình QLRCĐ.


Nghiên cứu này sử dụng kết hợp giữa phương pháp đánh giá định tính và định
lượng để đảm bảo tăng cường mức độ tin cậy và tính chính xác của kết quả nghiên
cứu. Bơ chỉ số tuy được xây dựng phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội và
tự nghiên ở khu vực huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, nhưng vẫn mang tính linh hoạt
và có thể được điều chỉnh để áp dụng tại các khu vực khác ở Việt Nam. Kết quả thu
được từ việc sử dụng bộ chỉ số đánh giá mơ hình QLRCĐ trong nghiên cứu này sẽ
làm cơ sở cho việc nâng cao năng lực và tính hiệu quả cho mơ hình QLRCĐ ở
huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Đồng thời, bộ chỉ số có thể được điều chỉnh để áp
dụng cho đánh giá mơ hình QLRCĐ và so sánh tính hiệu quả giữa mơ hình quản lý
khác nhau trong cùng một khu vực hoặc giữa nhiều khu vực khác nhau.


<b>2. Mục tiêu nghiên cứu </b>



<i><b>- M</b><b>ục tiêu chung: Xây dựng bộ chỉ số đánh giá mơ hình quản lý dựa vào </b></i>
cộng đồng


<i><b>- M</b><b>ục tiêu cụ thể: </b></i>


 Lựa chọn và xây dựng được bộ chỉ số đnáh giá mơ hình quản lý rừng dựa vào
cộng đồng phù hợp với địa bàn nghiên cứu


 Áp dụng bộ chỉ số và đánh giá được mơ hình QLRCĐ ở huyện Văn Chấn, tỉnh
Yên Bái


 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả mơ hình QLRCĐ ở huyện Văn Chấn,
tỉnh Yên Bái


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

3


<i><b>3.1. Nghiên cứu điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực huyện Văn Chấn, </b></i>
<i><b>tỉnh Yên Bái </b></i>


- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
- Hoạt động phát triển kinh tế – xã hội – văn hóa


- Mơ hình quản lý rừng đang được triển khai trên địa bàn tỉnh Yên Bái: Sự
phát triển của rừng khi áp dụng mô hình quản lý cộng đồng; Các nhân tố tác động
đến rừng: Sự đóng góp của cộng đồng; Các loại hình áp dụng trong mơ hình (nơng
lâm kết hợp...); Hiệu quả kinh tế của mơ hình đem lại ảnh hưởng đến sinh kế người
dân


<i><b>3.2. Nghiên cứu, chọn lọc và xây dựng bộ chỉ số đánh giá mô hình QLRCĐ </b></i>



- Nghiên cứu các bộ chỉ số đánh giá tính hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội môi
trường của hoạt động quản lý rừng dựa vào cộng đồng đang được sử dụng.


- Phân tích và lựa chọn từng chỉ số đánh giá, xác định thang đo cho từng chỉ
số và điều chỉnh phù hợp với điều kiện của địa phương (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên
Bái).


- Hoàn thiện bộ chỉ số đánh giá mơ hình quản lý rừng cộng đồng và xây dựng
bảng câu hỏi.


<i><b>3.3. Áp dụng bộ chỉ số đánh giá mơ hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng trên </b></i>
<i><b>địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái </b></i>


Sử dụng bảng câu hỏi đã xây dựng trong phần 3.2 để khảo sát đối tượng
nghiên cứu bao gồm: Hộ gia đình (cộng đồng), cán bộ quản lý, và đại diện doanh
nghiệp trực tiếp tham gia vào mơ hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng


- Thực hiện phỏng vấn các đối trượng nghiên cứu để bổ sung dữ liệu cần thiết


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

4


<b>CHƢƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU </b>


<b>1.1. Cơ sở lý luận </b>


<b>1.1.1. Quản lý rừng dựa vào cộng đồng </b>


<i><b>1.1.1.1. Khái niệm </b></i>



Khái niệm về quản lý rừng cộng đồng đã được đề cập hàng thập kỷ qua, tuy
nhiên trên thực tế vẫn chưa có một định nghĩa trọn vẹn [39]. Nhìn nhận một cách
tổng quát và chung nhất, thì quản lý rừng dựa vào cộng đồng là các hoạt động liên
quan đến rừng, phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng sinh
sống tại khu vực rừng được giao bảo vệ. Theo Asiaforest network quản lý rừng
cộng đồng đề cập đến những hoạt động của cộng đồng nhằm hướng tới việc quản lý
và sử dụng bền vững tài nguyên rừng. Trên thế giới, khái niệm đầu tiên về QLRCĐ
<i>được FAO đưa ra vào năm 1978 trong hội nghị lâm nghiệp thế giới: “Tất cả các </i>


<i>hoạt động lâm nghiệp mà cộng đồng người dân tham gia, bao gồm những hoạt </i>
<i>đồng nhỏ lẻ ở các khu vườn, đến thu hái các sản phẩm lâm nghiệp cho nhu cầu </i>
<i>cuộc sống của người dân và đến việc trồng cây ở các trang trại cây hàng hóa, sản </i>


<i>xuất, chế biến các sản phẩm lâm nghiệp ở quy mô hộ gia đình, hợp tác xã để tăng </i>


<i>thu nhập cho cộng đồng sống trong rừng” [38]. Một khái niệm khác của Fern </i>


(2005) lại đưa ra một khái niệm khác đơn giản hơn đó là “Tiến trình quản lý, bảo vệ


<i>và phát triển rừng dựa vào những kiến thức bản địa, cấu trúc truyền thống, những </i>


<i>lễ hội và luật tục của cộng đồng” [13]. </i>


Quản lý rừng dựa vào cộng đồng là khái niệm để chỉ cộng đồng tham gia quản
lý rừng, rừng được cộng đồng là những chủ thể quản lý trực tiếp tham gia và được
hưởng lợi.


<i><b>1.1.1.2. Nội dung chủ yếu của quản lý rừng dựa vào cộng đồng </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

5



Quản lý rừng dựa vào cộng đồng là một mơ hình có thể áp dụng cho tất cả các
loại rừng: rừng có độ đa dạng sinh học thấphay cao, rừng nguyên sinhhay rừng đã bị
suy kiệt, những khu rừng rộng lớnhay nhỏ… điều quan trọng nhất là áp dụng cho
địa bàn xã chứ khơng áp dụng mơ hình này cho rừng bảo tồnhay rừng thuộc cấp địa
phươnghay quốc gia.


Người dân là mục tiêu tổng quan của mơ hình: người dân địa phương hoặc
cộng đồng trong trường hợp này là những người sống trong hoặc sống ngay bên
cạnh những khu rừng thuộc địa bàn xã của họ. Mối quan hệ lâu đời giữa người dân
và những khu rừng là sự gần gũi của họ với rừng khiến họ trở thành những người
quản lý rừng bền vững.


Cộng đồng không chỉ là những người bảo vệ mà cịn là những người có quyền
ra quyết định về việc quản lý trong mơ hình, bao gồm tất cả những hình thức quản
lý rừng, bảo vệ rừng, và đánh giá rừng thường kỳ, trồng rừng và những hoạt động
phục hồi và phát triển khả năng sản xuát của rừng. Người dân có quyền quản lý và
đưa ra quyết định. Điều này định hướng cho cách thức hoạt động của mơ hình. Mơ
hình quản lý này là một chiến lược phân chia quyền lợi, nó thực thi dựa trên cơ sở
các chính sách của nhà nước trong việc cho phép sự tham gia của người dân địa
phương trong quản lý rừng và thực tế cần đưa ra những biện pháp kiểm soát và
quản lý ở cấp địa phương hợp lý hơn. Nó tập trung vào bảo tồn những khu rừng
khơng chỉ thơng qua phân chia quyền kiểm sốt và quản lý chúng mà còn phân chia
quyền sử dụng và hưởng lợi từ chúng. Vì vậy, mơ hình này mang đến không chỉ
những người hưởng lợi thụ động mà cịn có lợi về sinh kế, nâng cao trách nhiệm
quản lý rừng cho người được giao đất giao rừng. Sử dụng khu đất dự trữ như là nền


tảng cơ bản để xây dưng một vùng phát triển rừng (phòng hộ, sản xuất).
Thay đổi vai trò của cán bộ lâm nghiệp: Cán bộ lâm nghiệp sẽ khơng cịn vai



trị như một cảnh sát, mà sẽ là người giúp dân nhận biết, điều tra, quản lý rừng của
họ vì lợi ích chung của cộng đồng, giúp họ làm thế nào để quản lý rừng tốt nhất
trong cả ngắn hạn và dài hạn, vai trò của cán bộ lâm nghiệp như là một cố vấn viên
(hướng dẫn, hỗ trợ, khuyến khích): Tư vấn kỹ thuật cho cộng đồng, tạo ra sự liên
kết giữa cộng đồng và cơ quan cấp huyện, người trung gian hài hòa giữa cộng đồng,


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

6


<i><b>1.1.1.3. Các giai đoạn cơ bản trong thực hiện mơ hình quản lý rừng dựa vào </b></i>
<i><b>cộng đồng </b></i>


- Giai đoạn 1: Khởi động


Giai đoạn này được triển khai ở cấp huyện, với việc lựa chọn những xã và
hướng dẫn cho cán bộ huyện cộng với đó là hình thành một nhóm cán bộ với những
ký năng khác nhau để làm việc ở cấp xã. Tổ chức các cuộc gặp và cuộc họp cấp xã
để việc thiết lập và định hướng cho bản cam kết được thuận lợi hơn.


- Giai đoạn 2: Thực hiện quản lý và đánh giá


Giai đoạn này bắt đầu bằng việc xác định và quy hoạch lại ranh giới về đất và
rừng giữa các xã .Sau đó rừng sẽ được rà sốt hoặc đánh giá và dựa vào đó một kế
hoạch quản lý sẽ được đưa ra cùng những quy định của xã


- Giai đoạn 3: Chính thức hóa và hợp pháp hóa


Kế hoạch quản lý sẽ được đưa ra trong những cuộc hợp cấp xã để được thông
qua và cuối cùng là được chấp thuận bời ủy ban nhân dân cấp huyện. Khi đã được
phê duyệt, xã có thể chuyển sang giai đoạn 4 và bắt đầu thực hiện kế hoạch quản lý
rừng của họ



- Giai đoạn 4: Thực thi


Giai đoạn này sẽ được triển khai ở cộng đồng, hệ thống quản lý rừng cần được
bổ nhiệm và đào tạo đội tuần tra với chức năng ban đầu là giám sát và đảm bảo rằng
những quy định đã được phổ cập tới từng người dân. Huyện đảm bảo vai trò quan
trắc và hỗ trợ bằng việc giám sát tiến độ và giải quyết vấn đề


- Giai đoạn 5: Xem xét và đưa ra những đề xuất hợp lý


Sau năm năm cộng đồng sẽ được xem xét và phê duyệt lại kế hoạch quản lý
của họ dựa vào những gì đã làm được trong khoảng thời gian đó. Từ đó có thể rút ra
những bài học kinh nghiệm và thay đổi, nâng cấp những cách thwucs khơng cịn
phù hợp


- Giai đoạn 6: Mở rộng mơ hình sang những địa bàn khác


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

7


<i><b>1.1.1.4. Quyền lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng được giao </b></i>
<i><b>rừng, khoán bảo vệ rừng </b></i>


<i><b>a. Quyền lợi </b></i>


Tùy vào từng loại rừng mà người quản lý khu rừng sẽ nhận được những quyền
lợi khác nhau.


- Đối với trường hợp được giao rừng và đất trồng rừng sản xuất: được hưởng
toàn bộ sản phẩm thu hoạch trên diện tích rừng được giao, được hỗ trợ cây giống
chất lượng cao để trồng rừng sản xuất, được tham gia và hưởng lợi từ các dự án


khuyến nông, khuyến lâm trên địa bàn [9].


- Đối với trường hợp nhận khoán bảo vệ rừng: được hưởng lợi theo quy định
tại khoản 1,3,4,5 Điều 6 Quyết định số 304, và được hưởng các sản phẩm thu hoạch
trên diện tích rừng được khốn, được hỗ trợ cây lâm nghiệp, tham gia và hưởng lợi
từ các dự án khuyến nông, khuyến lâm trên địa bàn [9].


b. <i><b>Nghĩa vụ </b></i>


- Sử dụng rừng được giao, khoán bảo vệ đúng mục đích, đúng quy hoạch, chịu
sự giám sát của cơ quan chức năng.


- Nếu vi phạm các điều khoản trong quyết định giao rừng, hoặc hợp đồng
khốn bảo vệ rừng thì bị thu hồi quyết định theo quy định của pháp luật về đất đai,
hoặc hủy bỏ hợp đồng khoán bảo vệ [9].


- Trả lại rừng và đất rừng được giao, được khoán bảo vệ khi cơ quan chức
năng có thẩm quyền thu hồi theo quy định của pháp luật về đất đai.


- Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người lao động đối với chủ sử
dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.


- Đóng đầy đủ thuế theo quy định của pháp luât.


<b>1.1.2. Khái niệm, tìm hiểu về phƣơng pháp xây dựng bộ chỉ số đánh giá – KPIs </b>
KPI - Key Performance Indicators: là một hệ thống được dùng để đánh giá
năng lực, chất lượng công việc, được thể hiện qua các chỉ tiêu, tiêu chí, chỉ số, hiệu
quả định lượng nhằm phản ảnh hiệu quả hoạt động của công việc [40].


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

8



chính là mục tiêu cơng việc mà cá nhân, tổ/nhóm, phịng/ban, tổ chức… cần đạt
được để đáp ứng yêu cầu chung


<i><b>1.1.2.1. Mục đích của việc sử dụng KPIs trong đánh giá thực hiện công việc </b></i>


Việc sử dụng KPIs trong đánh giá thực hiện cơng việc nhằm mục đích đảm
bảo người lao động thực hiện đúng các trách nhiệm trong bản mơ tả cơng việc của
từng vị trí chức danh cụ thể.


Các chỉ số đánh giá mang tính định lượng cao, có thể đo lường cụ thể do đó
nâng cao hiệu quả của đánh giá thực hiện cơng việc.


Việc sử dụng các chỉ số KPIs góp phần làm cho việc đánh giá thực hiện công
việc trở nên minh bạch, rõ ràng, cụ thể, công bằng và hiệu quả hơn…


<i><b>1.1.2.2. Nguyên tắc khi xây dựng KPIs </b></i>


Là 1 công cụ dùng trong ĐGTHCV, nên khi xây dựng hệ thống KPIs những
nhà quản lý cũng cố gắng và hướng đến đảm bảo được tiêu chí SMART: (1) S:
Specific – Cụ thể; (2) M: Measurable – Đo lường được; (3) A: Achiveable – Có thể
đạt được; (4) R: Realistics – Thực tế; (5) T: Timebound – Có thời hạn cụ thể.


<i><b>1.1.2.3. Ưu điểm khi sử dụng KPIs </b></i>


- Nó có thể là một cách rất nhanh cho thấy thành quả hiện thời của một mục
đích hoặc một mục tiêu chiến lược.


- Các quyết định có thể được thực hiện nhanh hơn khi có những đo lường nhận
thấy được và chính xác đi kèm theo.



- Có thể giúp khâu quản lý nhận biết thành quả của tổ chức, phòng/ban hoặc
một nhân viên nào đó của mình để từ đó có hướng khuyến khích, tạo động lực phát
triển các kế hoạch về lâu dài cho mơ hình quản lý


- Tùy vào mục đích đánh giá mà đưa ra được những bộ chỉ số riêng thích hợp
với từng lĩnh vực


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

9


<i><b>1.1.2.4. Nhược điểm khi sử dụng hệ thống KPIs </b></i>


- Các tiêu chí cụ thể, đo lường, đạt được hiệu quả khi không đủ rõ ràng, thực
tế thì hiệu quả KPIs là không đạt được và ảnh hưởng đến hiệu suất quản lý


- Nếu mục tiêu không đạt được tiêu chí Specific (cụ thể) thì người lao động
khơng biết mình phải làm gì và làm như thế nào để đạt được hiệu quả công việc như
mong muốn.


- Các chỉ số khơng đạt tiêu chí measuarable (đo lường được): Như vậy khi đưa
ra các tiêu chí khơng cịn ý nghĩa đo lường kết quả THCV.


- Các chỉ số KPIs khơng đạt được tiêu chí Achievable (có thể đạt được) và
Realistics (thực tế): Mục tiêu xây dựng quá xa vời so với thực tế, nhân viên không
thể đạt được mục tiêu dù đã cố gắng hết mình. Điều này dẫn đến tâm lý thất vọng,
chán nản và không muốn làm việc.


- Các chỉ số KPIs khơng có hạn định cụ thể: người lao động không biết công
việc này phải làm trong thời gian bao lâuhay khi nào phải hồn thành. Điều này gây
khó khăn rất lớn cho người lao động trong q trình thực hiện cơng việc



- Khi sử dụng các tiêu chí KPIs làm mục tiêu thì phải thay đổi theo thời gian,
nó khơng có hiệu quả cao nếu được sử dụng theo thời gian dài.


<b>1.2. Cơ sở thực tiễn </b>


<i><b>1.2.1. Mơ hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng </b></i>


Việt Nam với tổng diện tích 32.894.398ha được xếp thứ 55 trong số 200 quốc
gia trên thế giới, trong đó cả nước có 14.377.682ha rừng, rừng tự nhiên là
10.242.141ha, rừng trồng 4.135.541ha (Bộ NN&PTNT,2017). Nhưng vì mật độ dân
số đơng nên diện tích đất bình qn đầu người là 4.48ha/người, bằng 1/6 mức trung
bình thế giới. Đất rừng liên quan đến vùng trung du miền núi, với tổng diện tích hơn
14 triệuha là một phần rất quan trọng trong sự sẵn có của đất Việt Nam, chiếm 63%
diện tích cả nước.


Ở Việt Nam rừng và cộng đồng dân cư địa phương có mối quan hệ mật thiết,
có ảnh hưởng qua lại trực tiếp với nhau bới các đặc điểm sau:


- <i>Đặc điểm về tập quán: Trên diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp có </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

10


rừng, một số lượng khơng nhỏ dân cư này có cuộc sống phụ thuộc vào rừng, từ đất
rừng để làm nương rẫy, đến khai thác gỗ, củi, thu hái lâm sản và săn bắn chim thú.


- <i>Đặc điểm về xã hội: Trong đời sống xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số </i>
vùng núi thì tính cộng đồng thơn bản là một thể chế xã hội cơ bản đã có từ lâu và
đến nay vẫn còn tồn tại. Mỗi làng bản có một lối sống riêng, một quy ước riêng do
cộng đồng tự xác lập, được các cộng đồng khác thừa nhận và tôn trọng. Các cộng


đồng này có truyền thống riêng về sở hữu, sử dụng đất đai, trong đó tính quản lý
cộng đồng là một đặc điểm nổi bật. qua nhiều biến động về chính trị xã hội, các
truyền thống trên tuy có bị mai một, nhưng vẫn được duy trì trong cơng tác bảo vệ
rừng.


- <i>Đặc điểm về chính sách: Luật bảo vệ và phát triển rừng, thông tư hướng dẫn </i>
về rừng….


Các phương pháp quản lý dựa vào cộng đồng được đưa ra tại Việt Nam gồm
có: bảo vệ rừng thơng qua rừng sản xuất, giao đất hoặc giao khoán đất lâm nghiệp
dài hạn, giao đất cho cộng đồng để cộng đồng có thể tự quản lý bằng cách ký hợp
đồng phụ với hộ gia đìnhhay nhóm hộ gia đình. Tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái,
tùy từng vùng có đặc điểm kinh tế, vị trí địa lý (ranh giới giữa các xã, huyện), điều
kiện tự nhiên ( khu rừng giữ nguồn nước quan trọng)… sẽ được áp dụng những mơ
hình quản lý khác nhau, tại địa điểm nghiên cứu lâm trường Văn Chấn và lâm
trường Ngịi Lao, mơ hình quản lý đang được áp dụng là phương pháp giao đất,
giao rừng cho một cơ quan quản lý, sau đó ký hợp đồng phụ với các hộ gia đình và
nhóm cộng đồng.


Việc quản lý rừng ở Việt Nam hiện nay đang có 3 mơ hình chủ yếu: [14]
<i>- Mơ hình 1: R</i>ừng do cộng đồng quản lý theo truyền thống, được pháp luật
công nhận: Đến năm 1991, khi ban hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng (Luật
BV&PTR) ở một số làng, bản vẫn còn quản lý và hưởng lợi từ một số khu rừng
làng, bản theo truyền thống đã có trước đây. Luật BV&PTR vẫn cơng nhận những
khu rừng đó thuộc quyền sở hữu của làng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

11


nhóm, hộ gia đình, nhóm đồng sở thích hoặc tồn bộ cộng đồng dân cư thơn bản).
Đối với loại mơ hình này, cộng đồng dân cư cũng chỉ là người làm th, dược thù


lao một số tiền ít ỏi, khơng được hưởng lợi gì đnág kể từ rừng, nên tính tích cực của
họ chưa được phát huy. Trong tương lại, mơ hình này cần phải được cải tiến theo
hướng giao cho cộng đồng dân cư trực tiếp quản lý và hưởng lợi ở những khu rừng
gắn liền với nơi cư trú của dân cư


<i>- Mơ hình 3: Rừng và đất lâm nghiệp được chính quyền địa phương (cấp tỉnh) </i>
giao cho các làng, bản quản lý. Ở nhiều tỉnh (nhất là các tỉnh đang có dự án hợp tác
với nước ngoài về lâm nghiệp xã hội, lâm nghiệp cộng đồng) đã thí điểm giao đến
cộng đông dân cư làng, bản một số diện tích rừng và hướng dẫn họ quản lý, có
những chính sách họ hưởng lợi cụ thể.


<i><b> Nh</b><b>ững thay đổi mới trong chính sách quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở </b></i>


<i><b>Việt Nam </b></i>


- Thay đổi thời hạn hợp đồng: Dài hơn,hay linh động hơn để có thể xây dựng
và áp dụng mơ hình quản lý tích cực, đạt hiệu quả hơn


- Thay đổi chính sách giao đất: Giao đất giao rừng được thực hiện theo kế
hoạch của thôn, xã, tùy vào điều kiện sống và phong tục người dân tại khu vực được
giao quản lý


- Thay đổi chính sách thành rừng đầu nguồn quan trọng: có nghĩa là bảo vệ
được thực hiện thông qua sản xuất và quản lý trực tiếp của người dân địa phương
dựa trên thực tế của khu vực


- Thay đổi vai trò của các tổ chức liên quan đến lâm nghiệp: thành hỗ trợ, cung
cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý rừng dựa trên điều kiện tự nhiên và
điều kiện sinh thái, kinh tế, xã hội của khu vực địa phương. Khơng cịn đóng vai trị
bảo vệ như một cảnh sát, mà sẽ là người hướng dẫn, hỗ trợ, đồng hành cùng cộng


đồnghay nhóm cộng đồng quản lý


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

12


- Chia sẻ lợi ích rất rõ ràng giữa các xã, bản, thơn: Nó là một phương thức huy
động vốn từ tài nguyên rừng của địa phương, cho địa phương phát triển, do đó, nó
làm giảm sự cạnh tranh và sự phát triển của các làng, xã lân cận


- Quỹ cho các xã phát triển lâm nghiệp: Được sử dụng như tài sản cố định,
trong đó vốn đầu tư được chi cho trồng rừng và bảo vệ rừng được sử dụng theo kế
hoạch của xã và hộ gia đình, và một phần để dung cho hệ thống quản lý và kiểm
toán


- Hỗ trợ kỹ thuật: trực tiếp tại các xã, hộ gia đình, những người có trách nhiệm
hoạt động lâm nghiệp


- Mỗi một địa phương sẽ có những mơ hình quản lý, kế hoạch bảo vệ và phát
triển rừng khác nhau dựa trên điều kiện kinh thái, kinh tế xã hội


- Từng bước giảm thiểu chi phí bảo vệ rừng cho Chính phủ, vừa thu được lợi
ích cho người chịu trách nhiệm bảo vệ và quản lý rừng.


<b>1.2.2. Các nghiên cứu về đánh giá tính hiệu quả mơ hình QLRCĐ </b>


<i><b>1.2.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới về đánh giá tính hiệu quả của mơ hình </b></i>
<i><b>QLRCĐ </b></i>


Vấn đề sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên đã được các nhà
nghiên cứu trên thế giới quan tâm từ những năm đầu thế kỷ 21, kể từ Hội nghị
Johannesburgtại New Zealand năm 2002 [50]. Cộng đồng khoa học ủng hộ việc


tham gia của các cộng đồng địa phương trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên
[60]. Do đó, nhiều quốc gia trong khu vực nhiệt đới đã phát triển các cơ chế quản lý
có sự tham gia của người dân, chuyển giao quyền quản lý từ cấp Nhà nước xuống
cấp địa phương và cộng đồng. Xu hướng này hoàn toàn phù hợp với các Chương


<i>trình nghị sự tồn cầu của các cơ quan tài trợ [43],[46],[57]. Xu hướng này đã dẫn </i>


đến sự ra đời của mơ hình QLRCĐ và các phương pháp đánh giá tính hiệu quả của
mơ hình QLRCĐ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

13


cộng đồng bản địa) [47],[57]. Quản lý tài nguyên nói chung và quản lý rừng dựa
vào cộng đồng nói riêng đã tạo ra ba lợi ích cơ bản: (i) tăng phúc lợi và lợi ích của
người dân; (ii) tăng cường việc bảo tồn các tài nguyên rừng và đa dạng sinh học; và
(iii) cải thiện chất lượng quản lý của địa phương thông qua việc trao quyền cho các
cộng đồng và cho phép họ tự quản lý nguồn tài nguyên. Đây cũng là các yếu tố
quan trọng quyết định tính hiệu quả của mơ hình quản lý tài nguyên nói chung và
quản lý rừng dựa vào cộng đồng nói riêng.


Tuy nhiên, nếu chỉ đơn thuần chuyển giao trách nhiệm quản lý cho cộng đồng
sử dụng rừng thì khơng thể đảm bảo tính hiệu quả và bền vững trong quản lý rừng.
Mà cần phải có một cơng cụ giám sát, cho phép cán bộ địa phương và cộng đồng
theo dõi tiến trình quản lý rừng theo mục tiêu của họ. Trước yêu cầu đó, đã có nhiều
nghiên cứu được thực hiện để đánh giá tính hiệu quả của mơ hình QLRCĐ theo
nhiều phương pháp khác nhau [52],[54],[62]. Phần lớn các phương pháp đang được
áp dụng là phương pháp thiết kế tiêu chuẩn và chỉ số, trong đó có sự kết hợp giữa
thơng tin khoa học với kiến thức truyền thống [48],[51]. Mặc dù phương pháp xây
dựng bộ chỉ số để đánh giá tính hiệu quả của mơ hình QLRCĐ vẫn chưa phải là
phương pháp hoàn hảo nhất, tuy nhiên vẫn được xem là phương pháp tối ưu, đặc


biệt có sự kết hợp giữa đánh giá định tính và định lượng, tạo ra cơ sở cho sự so sánh
kết quả từ các mô hình khác nhau trong cùng 01 khu vực hoặc giữa nhiều khu vực.


Năm 2002, tổ chức USAID lần đầu tiên đưa ra khung đánh giá tính hiệu quả
của hoạt động quản lý tài nguyên thiên nhiên (QLTNTN) sau 20 năm thực hiện các
dự án liên quan ở Châu Phi. Khung này được phát triển dựa trên 03 tiêu chí cơ bản
bao gồm Con người (People), Tự nhiên (Nature), Sự giàu có (Wealth), và Quyền lực
(Power) (g<i>ọi tắt là PNW) [44]. Theo đó, khía cạnh Tự nhiên tính tới các yếu tố: cải </i>


<i>thiện hệ thống quản lý thông tin và kiến thức, thúc đẩy quy hoạch sử dụng đất địa </i>
<i>phương và hệ thống chiếm hữu tài nguyên phù hợp, thúc đẩy sự đổi mới, học tập xã </i>
<i>hội và quản lý thích ứng, xây dựng năng lực đầu tư vào nguồn nhân lự, và thúc đẩy </i>


<i>hiệu quả của quá trình tư vấn kỹ thuật và dịch vụ trung gian. Khía cạnh Giàu có </i>


bao gồm các yếu tố: chiến lược về kinh tế trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, tăng


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

14


<i>quản lý cấp địa phương có quyền và tiếp cậnđược các lợi ích của QLTNTN. Khía </i>


c<i>ạnh Quyền lực bao gồm các yếu tố: tăng cường quyền được hoàn thiện các thủ tục </i>


<i>liên quan đến QLTNTN cho người dân, cải thiện chính sách cơng, phân bố hợp lý </i>


<i>quyền và chức năng quản lý tài nguyên thiên nhiên, chuyển giao quyền hạn, quyền </i>


<i>và trách nhiệm cho các cơ quan đại diện và chịu trách nhiệm; xây dựng các tiêu </i>


<i>chuẩn môi trường tối thiểu, và thúc đẩy các nền tảng làm cơ sở cho hoạt động tư </i>



<i>vấn được thực hiện thường xuyên và toàn diện [44]. </i>


Raik và Bande năm 2007 đã thực hiện nghiên cứu đánh giá tính hiệu quả của
<i>mơ hình QLRCĐ bằng Khung đo các bên liên quan dựa vào các yếu tố Tự nhiên, Sự </i>


<i>giàu có và Quyền lực, và Con người (gọi tắt là Khung PNWP) [56]. Khía cạnh con </i>


<i>người được thêm vào và đóng vai trị là sự kết nối giữa các yếu tố khác nhau.Khung </i>


<i>PNWP </i>minh họa các liên kết tồn tại giữa quản lý môi trường, tăng trưởng kinh tế,


quản trị và các hoạt động giáo dục và y tế trong mơ hìnhQLRCĐ ở khu vực nơng
thơn do người dân sống chủ yếu trong nền kinh tế tự cung tự cấp. Các mối liên kết
được mô tả trong một hệ thống phân cấp phù hợp với điều kiện hiện tại của quốc gia
ở Madagascar và các nơi khác trên thế giới (Hình 2) [56].


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

15


<i>Năm 2008, Garcia và Lescuyer trong nghiên cứu về Các chỉ số giám sát và </i>


<i>đánh giá mô hình QLRCĐ ở khu vực nhiệt đới đã chỉ rahai khía cạnh cần được quan </i>


tâm khi sử dụng bộ chỉ số để đánh giá tính hiệu quả của mơ hình QLRCĐ là khía
cạnh xã hội và sinh thái [49]. Trong đó, khía cạnh xã hội quan tâm đến năng lực của
cộng đồng trong việc quản lý các nguồn lực tự nhiên, cũng như vai trò, trách nhiệm
và các quyền lợi mà họ được hưởng. Một nghiên cứu khác của Mukadasi và
<i>Mulugo vào năm 2008 đã xây dựng bộ chỉ số đánh giá Chương trình trồng rừng ở </i>


<i>Uganda </i>theo tiếp cận từ dưới lên thông qua một hội thảo được tổ chức giữa các bên



liên quan. Theo đó các chỉ số được phát triển bởi cộng đồng địa phương với sự gợi
ý, giúp đỡ của các chuyên gia. Bộ chỉ số gồm 17 chỉ số đã được xây dựng bao gồm
các chỉ số đánh giá khả năng tiếp cận với nguồn tài nguyên (gỗ nhiên liệu, gỗ thịt,


<i>thức ăn gia súc), tỷ lệ cháy rừng, quỹ cộng đồng, sự tham gia của phụ nữ, sử dụng </i>


<i>phân bón, số lượng cây xanh thuộc quỹ đất tư nhân, điều kiện của rừng, đa dạng </i>


<i>thực vật, động vật hoang dã, số vật nuôi bị động vật hoang dã tấn công, cây xanh, </i>


<i>sạt lở, và nguồn nước [50]. </i>


Nghiên cứu của Teitelbaum vào năm 2013 về Các tiêu chí và chỉ số đánh giá


<i>kết quả quản lý rừng cộng đồng ở Canada đã tập trung vào 03 khía cạnh: quản lý có </i>


sự tham gia (participatory governance), lợi ích kinh tế địa phương (local economic
benefits), và sử dụng rừng theo nhiều mục đích (multiple forest use) [61]. Một
nghiên cứu tương tự về quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng (tài
nguyên nói chung trong đó bao gồm tài nguyên rừng) đã được thực hiện bởi
Anderson và Mehta vào năm 2013. Nghiên cứu này đã tiến hành phân tích tồn cầu
và đề xuất một khung để đánh giá hiệu suất quản lý tài nguyên dựa trên ba nhóm
v<i>ấn đề: tự nhiên (kỹ thuật), sự giàu có (kinh tế) và quyền lực (quản trị) [44]. </i>


Sabogal và cộng sự (2014) đã phân tích các mơ hình QLRCĐ khác nhau ở Mỹ
Latinh với các mục tiêu khác nhau để xác định các điều kiện thuận lợi cho QLRCĐ.
Nghiên cứu này tập trung vào các khía cạnh: chính sách, thể chế và quản trị; tài


<i>nguyên rừng, năng lực và các khía cạnh văn hóa và kinh tế xã hội; và phát triển </i>



<i>cơng nghệ, nghiên cứu và giám sát [58]. </i>


<i>Năm 2015, Pokharela và cộng sự đã nghiên cứu xây dựng Các tiêu chí bền </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

16


dựng bộ chỉ số đánh giá gồm 04 khía cạnh: khung thể chế và quản trị, lợi ích kinh tế


<i>và xã hội, thực hành quản lý rừng, và tài nguyên rừng. Để đánh giá từng khía cạnh, </i>


nghiên cứu này đã phát triển bộ 26 chỉ số cấp 1 và 60 chỉ số cấp 2. Khung thể chế


<i>và quản trị được đánh giá qua các chỉ số gồm: chính sách, lãnh đạo, ban điều hành, </i>


<i>tính minh bạch, và quản lý văn phịng. Lợi ích kinh tế và xã hội đề cập đến nhận </i>


<i>thức của người dân về tầm quan trọng của trồng rừng, sự tham gia của người dân </i>


<i>vào hoạt động trồng rừng, tiếp cận lợi ích, phân bổ lợi ích, động lực, tạo cơng ăn </i>


<i>việc làm từ trồng rừng, ngân sách cộng đồng cho trồng rừng. Để đánh giá khía cạnh </i>


<i>Thực hành quản lý rừng, nghiên cứu sử dụng các chỉ số hoạt động lâm sinh, hoạt </i>
<i>động trồng rừng, tỉ lệ cháy rừng, sự phân chia khối rừng, và các vùng đất ngập </i>
<i>nước trong rừng. Khía cạnh cuối cùng là Tài nguyên rừng, được đánh giá thông </i>


qua các chỉ số: điều kiện rừng, trồng rừng và thu hoạch, diện tích phủ xanh, độ che


<i>phủ của rừng, sự thay đổi diện tích rừng, và động vật hoang dã trong rừng. Các chỉ </i>



số cấp 1 được đánh giá bởi 1-3 chỉ số cấp 2, chỉ số cấp 2 được đánh giá và cho điểm
theo 03 mức độ tốt, trung bình, và kém [55].


Gần đây, các nghiên cứu về đánh giá tính hiệu quả của mơ hình QLRCĐ tập
trung nhiều đến khía cạnh quản trị rừng. Trong báo cáo của Viện Tài nguyên Thế
gi<i>ới (WRI) về Khung chỉ số sáng kiến quản trị rừng (GFI) đã đưa ra 03 cấu phần </i>
quan trọng trong hoạt động quản trị rừng bao gồm Tác nhân, Quy tắc, và Thực tiễn.


<i>Tác nhân</i> ở đây bao gồm các tổ chức và cá nhân có vai trị quan trọng trong việc


quản lý và sử dụng rừng, chẳng hạn như cơ quan chính phủ, chính quyền địa
phương, các công ty, cộng đồng, phương tiện truyền thông, và tổ chức dân sự xã
hội. Quy tắc bao gồm các chỉ số GFI đánh giá các chính sách, luật pháp và các quy
<i>định ảnh hưởng đến rừng. Thực tiễn bao gồm các chỉ số GFI đánh giá việc xây dựng </i>
và áp dụng các quy tắc vào thực tiễn quản lý rừng. Mức độ quản trị rừng được đánh
<i>giá thơng qua tính minh bạch, mức độ tham gia, trách nhiệm các bên, sự phối hợp </i>


<i>và năng lực quản trị [46]. Nghiên cứu về Phương pháp lập kế hoạch quản lý rừng </i>
<i>đa dụng, Başkent (2018) đã nhấn mạnh để lập kế hoạch quản lý rừng có hiệu quả, </i>


cần phải tính tới các yếu tố đặc tính rừng, quy hoạch khơng gian, dịch vụ hệ sinh


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

17


<i><b>1.2.2.2. Các nghiên cứu về đánh giá tính hiệu quả mơ hình QLRCĐ ở Việt </b></i>
<i><b>Nam </b></i>


Nhằm hướng tới mục tiêu học hỏi và chia sẻ những kinh nghiệm quản lý rừng
cộng đồng để nâng cao nhận thức, tăng cường kỹ năng quản lý rừng, góp phần phát


triển thể chế, chính sách lâm nghiệp cộng đồng của Việt Nam, hội thảo <i>Chính sách </i>
<i>và thực tiễn quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam được cục Lâm nghiệp và Tổ chức </i>


bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) mở ra tại Hà Nội (Bộ NN&PTNT,2009). Hội
thảo đã thu hút được hơn 70 đại biểu từ nhiều tổ chức, chương trình, dự án trong
nước và quốc tế như dự án “Tăng cường tiếng nói của các bên tham gia ngoài nhà
nước để cải thiện quản lý rừng trong vùng sơng Mê Kơng” (RECOFTC), Chương
trình thí điểm lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam, Dự án học hỏi về quản trị rừng
(FGLG) [27]… Nội dung của hội thảo xoay quanh bốn vấn đề trọng tâm: (1) xác lập
quyền quản lý và sử dụng rừng của cộng đồng; (2) kế hoạch quản lý rừng công
đồng; (3) quyền hưởng lợi và nghãi vụ; (4) tổ chức quản lý rừng cộng đồng. Nhiều
kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức về rừng được chia sẻ, mở đầu cho phát triển mơ
hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở Việt Nam [27].


Quản lý rừng cộng đồng đang trở thành một trong những phương thức quản lý
rừng phổ biến ở Việt Nam và tồn tại song song với các phương thức quản lý khác
như quản lý rừng của hệ thống sản xuất kinh doanh lâm nghiệp nhà nước, quản lý
rừng tư nhân [22]. Phát triển mơ hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng yêu cầu
những trách nhiệm, kiến thức và đòi hỏi rừng gắn kết với người dân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

18


diện tích được phê duyệt phương pháp quản lý, bảo vệ rừng bền vững trên tổng diện
tích của chủ rừng [13]...


Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá về mơ hình QLRCĐ ở Việt Nam. Tuy nhiên
đến nay, chưa có một bộ chỉ số đánh giá mơ hình QLRCĐ được cơng bố.


Dưới đây là chi tiết một vài ví dụ về đánh giá mơ hình QLRCĐ ở Việt Nam.



<i><b>a. Đánh giá hiệu quả QLRCĐ tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế </b></i>


Năm 2012, tác giả Lê Quang Vĩnh, Ngô Thị Phương Anh cùng cộng sự đã tiến
hành nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả quản lý rừng cộng đồng tại huyện Phú Lộc,
tỉnh Thừa Thiên Huế” [20].


Đối tượng đề tài nghiên cứu bao gồm các loại rừng cộng đồng ở các thôn xã:
(1) Rừng giao cho Thôn Thủy Yên Thượng (xã Lộc Thủy), Thủy Dương (xã Lộc
Tiến) là rừng tự nhiên (thuộc rừng phịng hộ), rừng nghèo trữ lượng thấp. Tổng diện
tích giao 916,4ha; (2) Rừng và đất rừng giao cho thôn Phú Hải 2 (xã Lộc Vĩnh) là
rừng tự nhiên, rừng trồng (thuộc rừng sản xuất), đất trống IC. Rừng ở đây cũng
dạng nghèo kiệt, trữ lượng thấp. Tổng diện tích giao rừng và đất rừng 253,3ha; (3)
Rừng và đất rừng giao cho các nhóm của thơn 10 (xã Lộc Hịa) là rừng tự nhiên
(thuộc rừng sản xuất). Rừng nghèo kiệt chưa có trữ lượng. Tổng diện tích giao
79,4ha; (4) Cộng đồng thôn quản lý bảo vệ rừng có các thơn Thủy n Thượng,
Thủy Dương, Phú Hải 2, cộng đồng quản lý theo nhóm hộ có thơn 10, xã Lộc Hịa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

19


Các khu rừng đã có vai trị rất lớn trong bảo vệ sinh thái, môi trường. Cơ cấu thu
nhập của người dân thay đổi so với trước khi giao rừng, chủ yếu là sự tăng lên của
thu nhập từ lâm nghiệp và nguồn thu từ du lịch sinh thái đóng góp vào cơ cấu thu
nhập của cộng đồng. Qua việc giao rừng tự nhiên cho cộng đồng quản lý ở Phú Lộc
cho thấy: Cộng đồng dân cư thơn quản lý bảo vệ có hiệu quả hơn so với nhóm hộ.


<b>Hình 1.2: <sub>Cấu trúc quản lý rừng của các thôn tại huyện Phú Lộc, </sub></b>
<b>tỉnh Thừa Thiên Huế </b>


<i><b>Đánh giá hiệu quả: </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

20


thực tiễn để tiến hành nghiên cứu đánh giá, dẫn đến kết quả sẽ mang tính định tính,
có yếu tố khách quan.


Nghiên cứu đã đánh giá mơ hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại huyện
Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế dựa vào 5 khía cạnh quan trọng bao gồm: Chính
sách, pháp luật; Cấu trúc rừng; Kinh tế ; Mối quan hệ xã hội; Lợi ích của rừng cộng
đồng đem lại.


Bộ 5 chỉ số này đã đánh giá được 1 cách tương đối tổng quan sự quản lý rừng
của cộng đồng, cách thức bảo vệ và phát triển rừng. Các yếu tố đánh giá được
nghiên cứu chi tiết, chuyên sâu. Với đề tài này, yếu tố kinh tế xã hội, mối liên kết
giữa các chủ thể (cộng đồng, cán bộ quản lý, người dân có liên quan đến vấn đề
quản lý rừng..) và cấu trúc rừng trồng được đánh giá chi tiết. Tuy nhiên, vấn đề môi
trường, con người và giá trị văn hóa vẫn chưa được đề cập đến trong nghiên cứu.


<i><b>b. Mơ hình QLRCĐ ở Tây Ngun </b></i>


Nghiên cứu vào tháng 08 năm 2013 về “Nghiên cứu mô hình quản lý rừng


<i><b>d</b><b>ựa vào cộng đồng tại vùng Tây Nguyên” [11]. </b></i>


Quan niệm về phát triển và giữ rừng gần đây mới được các cấp, các ngành
nhận thức rõ. Mất rừng ở Tây Nguyên là đánh mất thế mạnh và ảnh hưởng tích cực
của nó đối với môi trường, sinh thái. Ðiều dễ thấy trong những năm gần đây, khí
hậu Tây Nguyên diễn biến bất thường: hạn hán, lũ quét, mùa khô đến sớm và kéo
dài, nhiệt độ trung bình hằng năm tăng lên... Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng
của rừng đối với sự phát triển bền vững của vùng Tây Nguyên, trong Quyết định
168/2001/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội Tây


Nguyên 2001-2005 đã đặt ra yêu cầu "phát triển mạnh lâm nghiệp Tây Nguyên là
nhiệm vụ trước mắt và lâu dài... nâng độ che phủ lên 65% vào năm 2010". Mục tiêu
của mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên
xoay quanh các vấn đề: trồng và chăm sóc rừng phịng hộ và đặc dụng, khoanh nuôi
bảo vệ rừng, hỗ trợ trồng rừng sản xuất, hỗ trợ trồng trọt và cải thiện sinh kế người
dân vùng dự án.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

21


tổ tuần tra của thơn, bản; (3) Mơ hình tuyên truyền cộng đồng trong bảo tồn thiên
nhiên; (4) Mơ hình du lịch dựa vào cộng đồng [11].


Mơ hình nhóm tuần tra địa phương: phục vụ cho việc thiết lập một số nhóm
tuần tra địa phương phối hợp với các phòng ban liên quan để đạt hiệu quả cao trong
việc quản lý và bảo vệ rừng. Mười nhóm tuần tra của 10 thơn trong xã Phong Mỹ
được thành lập với thành phần chính là cán bộ cơng an và dân phịng địa phương.
Nhóm tuần tra địa phương chịu trách nhiệm tuyên truyền về bảo vệ rừng, bảo tồn đa
dạng sinh học và phòng chống cháy rừng. Ngồi ra, các nhóm này cịn ngăn chặn
các hoạt động phạm pháp như đốt rẫy, khai thác các sản phẩm rừng mà khơng có
giấy phép và phối hợp với các nhóm của vùng lân cận thực hiện hoạt động bảo vệ
liên thôn. Sự hiệu quả mơ hình mang lại cũng như ảnh hưởng từ các nhóm tuần tra
này đa thực sự mang lại ý nghĩa tích cực như: (i) hạn chế vi phạm trong việc khai
thác các sản phẩm từ rừng và săn bắt thú trong khu vực rừng tự nhiên do cộng đồng
quản lý, do đó bảo vệ tốt hơn khu vực rừng được giao; (ii) tạo ra sinh kế cho người
tham gia giúp tăng thêm thu nhập và xố nghèo.


Mơ hình giáo dục cộng đồng: nhằm thực hiện tốt hơn việc giáo dục về quản lý
và bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên ở địa phương thông qua các hoạt động sinh
hoạt cộng đồng tại các bn. Tại đây thì các già làng trưởng bản sẽ là những người
tuyên truyền, phổ biến giáo dục cho người dân trong bn của mình. Việc tổ chức


các hoạt động của nhóm phần nào góp phần giải quyết vấn đề sinh kế và giảm áp
lực đối với rừng, mơ hình này đa thực sự có những tác động trực tiếp đến người dân
và khu vực nghiên cứu, đó là: (i) Nâng cao nhận thức của người dân, khuyến khích
người dân thay đổi hành vi tiêu cực, (ii) nâng cao năng lực, kỹ năng cũng như tích
cực tham gia bảo vệ rừng nhằm cải thiện đời sống và bảo vệ thiên nhiên ở địa
phương. Hoạt động quan trọng nhất mà mơ hình hỗ trợ là tổ chức các lớp tập huấn
về tái trồng rừng, chăn ni và chăm sóc cây trồng (cao su…). Mơ hình này cũng
khơng chỉ giúp nâng cao nhận thức của người dân địa phương mà của cả những
người dân vùng lân cận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

22


được giao với một ban quản lý gồm 5 thành viên do cộng đồng bầu ra. Người dân
trực tiếp tham gia vào việc quản lý và bảo vệ rừng tự nhiên, một phần là để hưởng
lợi từ 200ha diện tích rừng tự nhiên được giao và một phần là để quản lý tốt hơn tài
nguyên thiên nhiên ở địa phương. Ban đầu, mặc dù người dân vẫn chưa được hưởng
lợi từ mơ hình này do các hoạt động này chưa tạo đủ nguồn thu nhập chính, song họ
nâng cao được nhận thức về bảo tồn thiên nhiên, phát triển văn hoá bản địa. Do đó,
họ có cơ hội để tăng thu nhập trong tương lai.


Sau khi mơ hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng được triển khai theo nghị
định 304 của chính phủ đã có những tác động tích đến q trình phát triển kinh tế xã
hội và môi trường cho các tỉnh Tây Nguyên, nhất là những vùng đồng bào dân tộc
thiểu số.


- <i>Tác động đến thu nhập và sinh kế người dân: Từ hoạt động khai thác gỗ và </i>
lâm sản ngồi gỗ: Trong tương lai, người dân địa phương có thể thu lợi nhiều khi
mơ hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng được triển khai tốt hơn. Sau khi nhận thức
được điều này, cộng đồng tích cực hơn trong việc nhận rừng để tạo nguồn thu trong
tương lai. Việc khai thác lâm sản trái phép không cịn tồn tại do rừng được cộng


đồng kiểm sốt và điều đó đa làm cho rừng phát triển tốt hơn. Nó khơng chỉ đẩy
nhanh thời gian khai thác rừng mà còn đẩy nhanh thời gian phục hồi rừng góp phần
<i>bảo vệ nguồn nước và mơi trường sinh thái. </i>


<i>- Hoạt động săn bắt động vật hoang dã, phá rừng làm nương rẫy và cháy rừng </i>
không xảy ra thường xuyên như trước đây. Chính những hoạt động giao lưu buôn
bán các sản phẩm gỗ và lâm sản ngồi gỗ đã góp phần làm cho GDP của Tây
<i>Nguyên tăng lên </i>


- <i>Mơ hình góp phần phát triển bảo tồn văn hóa truyền thống Tây Nguyên: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

23


- <i>Thay đổi nhận thức và hành vi của người dân: Trước đây người dân tộc ở </i>
Tây Nguyên có thói quen đốt rừng làm nương rẫy từ lâu nên tình trạng chặt phá
rừng xảy ra khá nghiêm trọng. Tuy nhiên sau khi mơ hình này được áp dụng thì
hiện tượng này đã giảm hẳn. Người dân đã biết gắn bó với mảnh đất, cây rừng của
mình nhiều hơn. Bởi mơ hình đã tạo ra khơng những lợi ích về kinh tế như hỗ trợ về
vốn, cây trồng, kỹ thuật đối với người dân mà cịn có những trách nhiệm và nhiệm
vụ đi kèm. Trong đó yêu cầu người dân phải quản lý và bảo vệ khu rừng mà mình
được giao


- <i>Thay đổi độ che phủ rừng: Ở đâu rừng được giao cho dân, cho cộng đồng và </i>
gắn lợi ích thiết thực của dân với rừng thì ở đó rừng được bảo vệ tốt hơn. Có nhiều
chủ trang trại còn mạnh dạn bỏ vốn đầu tư trồng được hàng chục héc-ta rừng, góp
phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Hành lang pháp lý cho việc quản lý, bảo vệ
rừng của nước ta không thiếu, nhưng điều cốt yếu là tổ chức thực hiện thế nào cho
<i>có hiệu quả lại tùy thuộc vào cách làm của mỗi địa phương. </i>


- <i>Hiện tượng chặt phá rừng đã giảm: Cùng với việc gia tăng thu nhập thì nhờ </i>


các hoạt động tuyên truyền giáo dục khơng những đã giúp người dân có nhận thức
cao hơn về hoạt động quản lý và bảo vệ rừng Rừng ở Tây Ngun khơng chỉ lớn về
diện tích mà cịn có giá trị đặc biệt về chất lượng. Từ khi triển khai mơ hình thì thực
trạng chặt phá rừng đã giảm. Một mặt là do người dân đã ý thức được vai trò của
rừng, hiện tượng đốt rừng làm nương rẫy khơng cịn xảy ra nhiều như trước. Mặt
<i>khác, khi họ đã là chủ thể quản lý rừng thì họ sẽ phải bảo vệ khu rừng của mình. </i>


<i><b>Đánh giá hiệu quả: </b></i>


Dự án tiến hành nghiên cứu đánh giá chất lượng mơ hình quản lý rừng dựa
vào cộng đồng dựa trên 2 tiếu chí, đó là: (1) Hiệu quả mơi trường; và (2) hiệu quả
kinh tế xã hội. Mục đích của dự án là đánh giá hiệu quả bảo vệ rừng sau khi áp dụng
mơ hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng, và lợi ích kinh tế đem lại cho cộng đồng,
xã hội. Nên phương pháp đánh giá cũng sẽ đi chuyên sâu vào mục tiêu này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

24


nước, nên nghiên cứu tập trung đánh giá vào khía cạnh kinh tế và hiệu suất môi
trường, khiến cho vấn đề môi trường, con người ít được tập trung, khi nhận định các
khía cạnh này sẽ mang tính chủ quan.


<i><b>c. Quản lý rừng dựa vào cộng đồng tỉnh Sơn La </b></i>


Sơn La là một tỉnh miền núi của vùng Tây Bắc Việt Nam, có tỷ lệ rừng cộng
đồng rất lớn, chiếm tới 40% so với tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Sơn La.
Đây cũng là nơi có nhiều thành phần dân tộc thiểu số sinh sống như: Thái, Mường,
H’Mơng… Để khuyến khích người dân tham gia tích cực vào việc quản lý tài
nguyên rừng tự nhiên, đồng thời góp phần nâng cao thu nhập và giảm nghèo cho
những cộng đồng sống dựa vào rừng, từ tháng 5/2012 đến tháng 12/2013, tỉnh Sơn
La thực hiện dự án “Tăng cường lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam” tại 8 bản của


đồng bào Mường, Thái Mông thuộc 4 xã vùng cao Nà Ớt, Phiêng Cằm (huyện Mai
Sơn), Mường Do, Mường Lang (huyện Phù Yên). Nghiên cứu này được thực hiện
năm 2016 với phạm vi thực hiện ở 3 xã với đại diện cho 3 nhóm dân tộc của từng xã
Mường, Thái, H’Mông.


Việc nghiên cứu thực trạng quản lý rừng cộng đồng ở tỉnh Sơn La là hết sức
cần thiết, từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm và đề xuất những biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rừng cộng đồng, phát triển bền vững tài nguyên
rừng và phát triển kinh tế tại địa phương [37].


Nghiên cứu sử dụng các phương pháp chủ yếu là phỏng vấn và phân tích có
chọn lọc các tài liệu thứ cấp.


Tại tỉnh Sơn La trong những năm vừa qua đã thực hiện Nghị định 02/CP ngày
15/1/1994 của Chính phủ về giao đất lâm nghiệp; Nghị định 163/1999/NĐ - CP
ngày 16/11/2009 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho hộ gia
đình, cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; các quyết định của tỉnh Sơn
La về việc giao đất giao rừng từ năm 2000 đến nay ở các xã nghiên cứu đã tiến hành
giao đất lâm nghiệp, đất rừng cho các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
trên địa bàn xã. Các đối tượng quản lý rừng ở các xã nghiên cứu bao gồm: hộ gia
đình và cá nhân, cộng đồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

25


Các hoạt động quản lý rừng cộng đồng tại 3 xã đều thực hiện dưới sự hỗ trợ của các
dự án. Cộng đồng địa phương vẫn cịn có tác động đến rừng cộng đồng thông qua
các hoạt động như: khai thác gỗ, gỗ củi, lâm sản ngồi gỗ… Từ kết quả đó, tác giả
đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý rừng cộng đồng
tại khu vực nghiên cứu.



<i><b>Đánh giá hiệu quả: </b></i>


Tác giả tiến hành cơng trình đánh giá mơ hình quản lý rừng dựa vào cộng
đồng dựa trên thực trạng mơ hình tại Sơn La, tiến hành nghiên cứu trọng tâm 3 khía
cạnh: Kinh tế, con người và pháp luật. Ba yếu tố này đa số được chọn như 1 thước
đo để đánh giá quản lý rừng, đây là 3 khía cạnh quan trọng, đánh giá một cách khái
qt mơ hình. Tuy nhiên, môi trường và xã hội là 2 yếu tố không thể thiếu để đánh
giá hiệu quả mơ hình QLRCĐ khi được áp dụng tại từng khu vực


Với đánh giá 3 yếu tố con người, kinh tế và pháp luật, 2 yếu tố môi trường và
xã hội sẽ ít được nghiên cứu đến, đánh giá 2 yếu tố này dựa trên mối liên kết cho 3
yếu tố và không được xem là 1 chỉ số để đưa vào đánh giá, làm cho tổng quan đánh
giá thiếu sự bao hàm, tổng thể nghiên cứu khơng hồn chỉnh. 5 yếu tố này luôn liên
quan đến nhau, một nghiên cứu đẩy đủ để xây dựng một bộ chỉ số đánh giá sẽ phải
bao gồm 5 yếu tố. 3 khía cạnh đề tài nghiên cứu là quan trọng hơn, nhưng khơng có
ý nghĩa nếu thiếu sự hỗ trợ và liên kết từ yếu tố môi trường và xã hơi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

26


<b>Hình 1.3: B<sub>ản đồ hành chính tỉnh Yên Bái </sub></b>


<b>1.3.1. Thực trạng công tác quản lý rừng trên địa bàn tỉnh Yên Bái </b>


<i><b>1.3.1.1. Tổ chức hoạt động dịch vụ lâm nghiệp </b></i>


 <i><b>Dịch vụ triển khai chương trình 661 </b></i>


Chương trình 661 n Bái có nhiệm vụ bảo vệ diện tích rừng hiện có và trồng
12.000ha rừng, tái sinh 83.000 rừng tự nhiên vào năm 2010. Để hoàn thành các
nhiệm vụ này, Yên Bái đã tổ chức 9 dự án địa phương, kể cả người phát triển giống


rừng có các nhiệm vụ sau:


- Thành lập 9 vườn ươm với công suất cung cấp 30 triệu cây giống/năm, được
đặt tại huyện trồng rừng


- Thiết lập 2 trung tâm sản xuất cây con sử dụng kỹ thuật nuôi cấy mô và cắt
- Thay đổi 381ha rừng thành hạt giống cung cấp


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

27


cấp hướng dẫn kỹ thuật và cung cấp cây con cho người dân trong các huyện bảo vệ,
tái sinh và trồng rừng trên đất rừng không thuộc sở hữu của lâm trường quốc doanh.
<b>Bảng 1.1: Đất lâm nghiệp do các lâm trƣờng quốc doanh và khu vực dự </b>


<b>án quản lý (5MHRP) </b>


<b>STT </b> <b>Lâm trƣờng </b> <b>Số lƣợng cán bộ </b> <b>Diện tích rừng quản </b>
<b>lý (ha) </b>


1 Việt Hưng 154 9.400


2 Văn Chấn 64 9.750


3 Ngòi Lao 143 6.061


4 Lục Yên 246 7.345


5 Yên Bình 69 4.942


6 Thác Bà 124 4.289



7 Văn Yên 102 7.733


8 Trạm Tấu 30 4.323


9 Pung Luông 160 15.165


Toàn bộ 1.192 69.017


Với những kinh nghiệm, nhân viên, cơng nhân và chun mơn có sẵn, các lâm
trường quốc doanh đã hoàn thành tốt các chức năng của họ như chủ dự án. Từ các
giai đoạn xây dựng và quản lý dự án đến biên nhận, giải ngân và thiết kế kỹ thuật
trồng rừng và tái sinh rừng, cung cấp cây giống, hướng dẫn kỹ thuật đất chuẩn bị,
trồng rừng, kiểm tra và vận hành thử nghiệm. Nhân viên và công nhân của các lâm
trường quốc doanh đã làm rất tốt đóng góp cho sự thành cơng của dự án 327 trong
quá khứ và 661 dự án hiện tại tại Yên Bái.


 <i><b>Dịch vụ đầu ra </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

28


quyết tình trạng dư thừa của nguyên liệu giấy, tỉnh đã thành lập 9 cơ sở chế biến
trồng gỗ và các sản phẩm phi gỗ, 3 lâm trường quốc doanh có trạm xử lý bột giấy
và giấy, mở rộng thị trường đến Hà Nội, Hải Phòng và trực tiếp xuất khẩu giấy và
đũa sang Đài Loan. Mặc dù tỉnh đã giới thiệu nhiều giải pháp mở rộng thị trường gỗ
cho người dân nhưng gỗ nguyên liệu tồn kho đang trong tình trạng nghiêm trọng.
Để giải quyết tình hình ở n Bái nói riêng và ở tất cả các vùng nguyên liệu giấy
nói chung, cần thiết để giải quyết vấn đề cơ bản và hướng chính là nhanh chóng
phát triển cơ sở chế biến gỗ (như bột giấy chế biến, ván nhân tạo.).



Tóm lại, về tổ chức dịch vụ lâm nghiệp, Yên Bái đã có những nỗ lực rất lớn và
thu được rất nhiều thành tựu, các dịch vụ "đầu ra" ngày càng dung hịa, người trồng
rừng có thể bán sản phẩm của họ, mà không sợ tồn.


<i><b>1.3.1.2. Phân công, phân cấp thực hiện chức năng quản lý rừng và đất lâm </b></i>
<i><b>nghiệp </b></i>


Sau khi Chính phủ ban hành Quyết định 245/1998/QĐ-TTg, Chi cục Kiểm
lâm đã hỗ trợ tỉnh tổ chức các cuộc họp liên ngành giữa nông nghiệp và phát triển
nông thôn, lâm nghiệp các lĩnh vực bảo vệ và địa chính để thảo luận nội dung Quyết
định và thống nhất phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng ngành và từng cấp.


 <i><b>Cấp tỉnh </b></i>


- Sở NNPTNT đã hỗ trợ UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước
về rừng. Sở NN & PTNT chưa thành lập Cục phát triển rừng. Sở NN & PTNT có 1
phó giám đốc chịu trách nhiệm lâm nghiệp, 1 lâm nghiệp phân chia với 6 nhân viên
tốt nghiệp đại học.


- Chi cục bảo vệ rừng với 202 người được tổ chức thành 9 trạm, 1 đơn vị tuần
tra di động và 3 bộ phận chun mơn. Ngồi chức năng giám sát áp dụng pháp luật
về rừng, cháy rừng phòng, chống và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, trước đây
lực lượng bảo vệ rừng cũng thực hiện giao đất và giao rừng nhưng sau khi có hiệu
lực của Quyết định 245, nghĩa vụ này là bàn giao cho khu vực địa chính.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

29


đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến năm 2002 theo quy
định tại.



 <i><b>Ở cấp huyện </b></i>


- Phân khu địa chính hỗ trợ bộ máy nhà nước cấp huyện thực hiện quản lý nhà
nước về đất đai, kể cả đất đai giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
các hộ gia đình, cá nhân nhưng chỉ có thể hồn thành các nhiệm vụ về đất nơng
nghiệp và đất ở. Đối với đất rừng, vì mọi người khơng có nhu cầu lớn để có được
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, bộ phận địa chính đã khơng chú ý
đủ để đẩy nhanh tiến độ phân bổ và phát hành "Sổ đỏ" cho mọi người.


- Các trạm kiểm lâm đã hoàn thành trách nhiệm giám sát việc quản lý, bảo vệ
rừng, đất rừng do sở hữu rừng, vận chuyển lâm sản, nhưng giao khốn bảo vệ rừng
tại chỗ khơng được thực hiện nhiều.


 <i><b>Ở cấp xã </b></i>


Hầu hết các xã đã thành lập các hội đồng nhỏ, có cán bộ thường trực, tổ chức
tốt lực lượng nhân dân để bảo vệ rừng, xây dựng và áp dụng các quy định về bảo vệ
rừng. Nhìn chung, việc thực hiện Quyết định 245 tại Yên Bái không được thực hiện
phần lớn và hoàn thành. Tuy nhiên hội nghị cấp tỉnh đã được tổ chức nhưng những
người tham gia hội nghị đã bị giới hạn trong lãnh đạo tỉnh và một số huyện. Sau hội
nghị, không có giấy tờ hướng dẫn nào được chuẩn bị cho chuyên gia từ các bộ phận,
các đơn vị của tỉnh, huyện và xã chưa nắm bắt được nội dung của Quyết định và
trách nhiệm của họ trong thực hiện nó.


<i><b>1.3.1.3. Thực hiện chính sách khai thác và hưởng lợi từ rừng </b></i>


n Bái khơng có giấy tờ hướng dẫn thực hiện chính sách khai thác, sử dụng
rừng như chính sách các tỉnh khác. Việc thực hiện của tỉnh phải tuân thủ các quy
định của Nhà nước như sau:



<i><b> R</b><b>ừng sản xuất tự nhiên của lâm trường quốc doanh </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

30


cho Bộ NN & PTNT để thẩm định. Bộ NN & PTNT sẽ ban hành quyết định mở
rừng khai thác cho từng tỉnh. Căn cứ vào quyết định mở rừng, tỉnh sẽ cấp quyền
khai thác cho lâm trường quốc doanh, trong khi yêu cầu Chi cục bảo vệ rừng giám
sát triển khai. Thủ tục khai thác rừng tự nhiên tại Yên Bái theo Quyết định
02/1999/QĐ-UB của Bộ NN & PTNT để rừng được bảo vệ tốt. Hộ gia đình và cộng
đồng dân cư là các lâm trường quốc doanh ký hợp đồng bảo vệ rừng với mức chi trả
23.000 đồng/ha/năm, được phép khai thác rừng sản phẩm phụ để sử dụng. Khi lâm
trường quốc doanh khai thác rừng, họ khơng được chia sẻ các sản phẩm chính. Ở
một số khu vực, sau khi khai thác, người ký hợp đồng có trách nhiệm dọn rừng và
do đó họ có thể thu gom cành, sản phẩm lâm sản phụ làm củi hoặc làm đồ nội thất.


<i><b> R</b><b>ừng tự nhiên của hộ gia đình, cá nhân và tập thể </b></i>


Cho đến nay, Yên Bái vẫn giao rừng tự nhiên cho hộ gia đình, cá nhân, nhiều
hộ gia đình được giao đất để phát triển vườn rừng. Sau được tái sinh, nhiều khu
vườn phát triển khá tốt với các lồi chính như là rừng tự nhiên và hiện đang ở giai
đoạn thu hoạch nhưng họ không được tỉnh cho phép khai thác để sử dụng và
bán. Người dân đã tích cực bảo vệ, tái tạo rừng của họ nhưng khơng được hưởng
kết quả làm việc của họ, đó là động lực không hợp lý và tận diệt của công việc lâm
nghiệp.


 <i><b>Rừng sản xuất thâm canh do các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân </b></i>
<i><b>trồng, hộ gia đình sử dụng ngân sách nhà nước hoặc tín dụng thuận lợi </b></i>


Khi rừng ở độ tuổi khai thác, chủ rừng chuẩn bị thiết kế khai thác, nộp cho Sở
NN & PTNT để phê duyệt và cho phép. Các chủ rừng chịu trách nhiệm trả lại ngân


sách được phân bổ (cả tín dụng và lãi suất) cho các tổ chức tín dụng và tái trồng
rừng trong vòng một năm sau khi khai thác.


 <i><b>Đối với rừng trồng của chủ rừng tự sử dụng vốn, chủ sở hữu có </b></i>
<i><b>quyền quyết định khai thác và sử dụng lâm sản </b></i>


Thủ tục khai thác và sử dụng rừng trồng tại Yên Bái khá đơn giản, phù hợp
với quy định trong Quyết định 02 của Bộ trưởng và Quy chế quản lý rừng do Thủ
tướng Chính phủ ký và ban hành cùng với Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

31


n Bái có chính sách nghiêm cấm việc khai thác sản phẩm từ rừng phòng
hộ. Với trạng thái hiện tại của rừng tái sinh, nó khá hợp lý để Yên bái cấm việc khai
thác. Tuy nhiên, nếu hợp đồng khơng được hưởng các lợi ích từ rừng, thậm chí cắt
giảm để thúc đẩy tăng trưởng của cây, làm thế nào chúng ta có thể thu hút mọi
người để được gần gũi với các khu rừng và sau đó khi chúng tơi khơng có tiền để trả
các hợp đồng, rừng đột nhiên khơng có chủ sở hữu.


1.3.2. <i><b>Thơng tin đối tượng rừng được giao, khốn bảo vệ </b></i>
 <i><b>Đối tượng rừng được giao </b></i>


Rừng sản xuất là rừng tự nhiên không thuộc rừng giàu, trung bình, khơng
đảm bảo cấp trữ lượng hoặc độ che phủ không đạt yêu cầu, rừng sản xuất là rừng
trồng do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý


Những khu rừng trước đây là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, nhưng sau khi
được kiểm tra tiêu chuẩn thì trở thành rừng sản xuất, và không đảm bảo cấp trữ
lượng hoặc độ che phủ



Những khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đã được cộng đồng sử dụng từ
trước thiếu điều chỉnh quy hoạch và giao cho cộng đồng


 <i><b>Đối tượng rừng được khoán bảo vệ </b></i>


Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ hiện do ban quản lý rừng, lâm trường, công ty
lâm nghiệp … là chủ rừng


Rừng sản xuất là rừng tự nhiên do lâm trường, ban quản lý rừng, công ty lâm
nghiệp, ủy ban nhân dân cấp xã quản lý nhưng đang đóng cửa và trong kế hoạch 5
năm tới khơng khai thác


<b>Ngun tắc giao rừng, khốn bảo vệ </b>


 Hạn mức giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân


- Nếu quỹ đất, quỹ rừng của xã lớn hơn nhu cầu của người dân thuộc đối tượng
được giao rừng thì phải ưu tiên giao những diện tích gần dân thuận lợi cho cơng tác
quản lý bảo vệ rừng và phát triển sản xuất.


- Nếu quỹ đất, quỹ rừng của xã thấp hơn so với nhu cầu của người dân thì sẽ
tổ chức họp dân để các hộ tự thoả thuận, trong trường hợp khơng thoả thuận được
thì sẽ giảm cùng một tỷ lệ để đảm bảo công bằng giữa các hộ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

32


Căn cứ vào quỹ đất, quỹ rừng thực tế của xã và nhu cầu để xác định quy mơ
diện tích giao cho cộng đồng, nhưng tối đa không được lớn hơn tổng hạn mức của
các hộ thuộc đối tượng được giao có trong cộng đồng cộng lại



 Hạn mức khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

33


<b>CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>


<b>2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu </b>


<i>- Đối tượng nghiên cứu: Mơ hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng </i>


<i>- Phạm vi nghiên cứu: Lâm trường Văn Chấn và Lâm trường Ngòi Lao huyện </i>


Văn Chấn, tỉnh Yên Bái


<i>- Giới hạn khoa học: chuyên đề đi sâu vào nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số </i>


đánh giá mơ hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng, không nghiên cứu chuyên sâu
vào chính sách thể chế, áp dụng bộ chỉ số dựa trên chính sách giao đất giao rừng tại
lâm trường huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.


<i>- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2017 đến 4/2019 </i>
<b>2.2. Địa điểm nghiên cứu </b>


<b>Hình 2.1: Hình vẽ thể hiện vị trí 2 lâm trƣờng tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên </b>
<b>Bái </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

34


<b>Bảng 2.1 : Đặc trƣng tạihai lâm trƣờng nghiên cứu </b>



<b>STT </b> <b><sub>Đặc điểm </sub></b> <b><sub>Lâm trƣờng Văn Chấn </sub></b> <b><sub>Lâm trƣờng Ngòi Lao </sub></b>
1 Loại hình quản




- Lâm trường quốc doanh
Từ 10/08/2018, sáp nhập
lâm trường Văn Chấn vào
Ban quản lý rừng phòng hộ
huyện Mù Cang Chải (
Trạm tiểu khu Văn Chấn)


Nay là Cơng ty TNHH MTV
Lâm nghiệp Ngịi Lao, trực
thuộc quản lý của UBND
tỉnh n Bái


2 Mơ hình quản


Ban QL rừng phòng hộ ->
Trạm tiểu khu Văn Chấn ->
Thơn -> Nhóm hộ


Tỉnh -> Huyện -> Xã + Lâm
trường Ngòi Lao -> Hộ gia
đình


3 Loại rừng Rừng sản xuất + Rừng
phòng hộ



Rừng sản xuất


4 Phát triển kinh
tế


Thị trường tiêu thụ ngoài,
sản phẩm là lâm sản ngồi
gỗ khai thác từ rừng, và lâm
sản.


Mơ hình kinh tế kết hợp :
giữa trồng rừng và chế biến


<i><b>2.2.1. Lâm trường Văn Chấn </b></i>


Lâm trường Văn Chấn hiện là lâm trường quốc doanh hoạt động ở các xã
vùng cao, phía ngồi huyện Văn Chấn. Với tổ chức bộ máy hành chính được thể
hiện trong Hình dưới đây. Tổng số cán bộ là 12 người và 63 lao động, được bố trí,
sắp xếp như sau:


Ban giám đốc: 1 người (Phó giám đốc)
Phịng Tài chính – Kế hoạch: 1 người
Phòng Quản lý bảo vệ rừng: 3 người


Phịng Hành chính: 2 người


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

35


<b>Hình 2.2: B<sub>ộ máy hành chính lâm trƣờng Văn Chấn </sub></b>



<i><b>a. Đặc điểm phân bố đất đai, tài nguyên rừng của lâm trường </b></i>


Vị trí đất rừng của lâm trường nằm trên hệ thống núi Hoàng Liên Sơn, chạy
theo hướng Tây Bắc – Đơng Nam, địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao với
nhiều lớp địa hình cao thấp khác nhau, địa hình có nhiều dải rộng phụ với độ cao
được hạ thấp dần và hơi nghiêng về phía Ngịi Thia, Ngịi Hút, độ cao bình quân
1.350m, độ dốc trung bình từ 30 – 35o<sub>, song do địa hình bị chia cắt đã tạo ra những </sub>
núi dốc đứng, ở sườn các khe suối lớn, nhiều nơi có những vách đá thẳng đứng nên
mỗi khi xảy ra mưa lớn thì sức nước được tăng gấp nhiều lần.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

36


<i><b>b. Hiện trạng về quản lý, sử dụng đất của lâm trường </b></i>


Thực hiện kế hoạch sắp xếp đổi mới, và phát triển các lâm trường quốc doanh
tỉnh Yên Bái (QĐ số 155/QĐ-UBND ngày 08/05/2006) và QĐ số 366/QĐ-UBND
ngày 11/09/2006 của UBNC tỉnh về việc phê duyệt đo đạc, lập hồ sơ đất, cho thuê
đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty lâm nghiệp và các Ban
quản lý rừng phòng hộ tỉnh Yên Bái, lâm trường Văn Chấn chuyển đổi thành Công
ty lâm nghiệp Văn Chấn vào ngày 28/01/2018.


Diện tích lâm trường được chia ra làm 2 khu vực:


- Khu vực rừng tự nhiên thuộc xã Nậm Lành và rừng trồng nằm gần đường
quốc lộ 32C


- Khu vực rừng sản xuất tại xã Nậm Búng, là một khu nối liền thành diện tích
lớn, và liền dải với rừng phòng hộ thuộc xã Nậm Khắt và Cao Phạ thuộc huyện Mù
Cang Chải.



Diện tích đất rừng sản xuất của lâm trường Văn Chấn cho thuê để bảo vệ và
phát triển rừng là 6.038,12ha rừng, đất sản xuất được chia làm 3 loại:


- Rừng sản xuất là rừng tự nhiên: chiếm 5.703,6ha. Trong đó, rừng giàu chiếm
742,7ha; rừng trung bình 2.024,1ha; rừng nghèo 2.936,8ha. Tồn bộ diện tích rừng
sản xuất là rừng tự nhiên chưa có phương án quản lý rừng bền vững và chưa được
cấp chứng chỉ về quản lý rừng bền vững. Diện tích rừng trên địa bàn xã Nậm Búng
là 5.065,9ha và xã Nậm Lành là 637,7ha.


- Rừng sản xuất là rừng trồng: chiếm 277,4ha, trong đó, diện tích trên địa bàn
xã Nậm Búng là 179,3ha và xã Nậm Lành là 98,1ha.


- Đất trống: 57,12ha, tong đó diện tích trên địa bàn xã Nậm Búng là 24,4ha và
xã Nậm Lành là 32,72ha.


Hiện nay, toàn bộ diện tích rừng của đơn vị lâm trường Văn Chấn vẫn được
bảo vệ và phát triển tốt. Vì khơng có đủ vốn để giao khoán bảo vệ nên đơn vị tự cắt
cử cán bộ thay phiên trực bảo vệ và tuần tra rừng.


<i><b>2.2.2. Lâm trường Ngòi Lao </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

37


bộ máy công ty gồm 52 thành viên. Trong đó, viên chức quản lý lãnh đạo công ty là
3 người; Lao động quản lý gián tiếp 15 người, và lao động trực tiếp sản xuất là 34
người. Lâm trường được chia làm 3 phòng chuyên môn nghiệp vụ, 3 đội lâm nghiệp
và 2 xưởng chế biến.


Đến nay, Cơng ty Ngịi Lao đã được UBND cấp giấy chứng nhân đầu tư dự án


đầu tư phát triển rừng trồng sản xuất đến năm 2057, giai đoạn 2012 – 2019, mỗi
năm doanh nghiệp phải trồng 150ha, trên địa bàn 5 xã thuộc vùng ngoài huyện: Tân
Thịnh, Chấn Thịnh, Đại Lịch, Cát Thịnh và Thượng Bằng La.


Sau khi chuyển đổi, ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp là sản
xuất kinh doanh nông lâm kết hợp; khai thác thu mua, chế biến và tiêu thụ lâm sản;
thiết kế và tư vấn thiết kế, khai thác gỗ, lâm sản và các cơng trình xây dựng cơ bản
lâm sinh, xây dựng vườn ươm, trồng rừng chăm sóc, bảo vệ rừng; cung cấp giống,
chuyển giao kỹ thuật cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu trồng rừng; trồng và
chế biến chè.


Vị trí địa lý địa hình là vùng chuyển giao từ trung du lên miền núi nên nhiều
diện tích được th có độ dốc cao, xa thị trường, cơ sở hạ tầng chưa có, dẫn đến sản
xuất kinh doanh phải chi phí lớn nên hiệu quả kinh tế không cao.


Từ những thực tế trên, để thực hiện tốt mọi kế hoạch Nhà nước giao cho, vấn
đề đặt ra là phải sản xuất kinh doanh rừng mang tính bền vững có hiệu quả về kinh
tế- xã hội và bảo vệ tốt môi trường sinh thái trên địa bàn. Xác định rõ vai trị nịng
cốt của cơng ty trong q trình xã hội hóa nghề rừng, đồng thời là htaj nhân trong
việc chuyển giao kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ cho nhân dân.


<i><b> Hi</b><b>ện trạng về quản lý, sử dụng đất </b></i>


Doanh nghiệp đang được tỉnh Yên Bái cho thuê 1.549,89ha đất để trồng rừng
sản xuất phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh của đơn vị, và đã được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất tại các điểm thuê đất trên địa bàn 5 xã. Những địa
điểm công ty được thuê đấy có khí hậu, điều kiện thuận lợi cho phát triển rừng
trồng sản xuất và kinh doanh chế biến các sản phẩm từ gỗ rừng trồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

38



- Diện tích đất được UNBD tỉnh Yên Bái cho thuê để trồng rừng sản xuất tại
các xã thuộc huyện Văn Chấn là 1.549,89ha.


<b>Bảng 2.2: Phân bố diện tích đất rừng sản xuất của lâm trƣờng Ngòi Lao </b>
(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Văn Chấn,2018)


<b>STT </b> <b>Địa phận xã </b> <b>Diện tích (ha) </b>


1 Đại Lịch 724,7202


2 Tân Thịnh 268,19517


3 Chấn Thịnh 149,4216


4 Cát Thịnh 136,0366


5 Thượng Bằng La 271,51206


- Diện tích hành lang an tồn lưới điện, đường giao thông được UBND tỉnh giao
quản lý là 10,7527ha


- Diện tích đất cơ sở sản xuất kinh doanh được UBND tỉnh cho thuê theo QĐ
số 1384/QĐ-UBND ngày 29/08/2014 cho thuê đất phi nông nghiệp để phục vụ sản
xuất kinh doanh là 1,46ha


<b>B<sub>ảng 2.3: Tình hình sử dụng và phân bố đất của cơng ty lâm nghiệp Ngòi Lao </sub></b>
(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Văn Chấn, 2018)


<b>Nội dung </b>



<b>Di<sub>ện tích theo </sub></b>
<b>loại cây trồng </b>


<b>(ha) </b>


<b>Di<sub>ện tích </sub></b>
<b>đất rừng </b>


<b>(ha) </b>


<b>T<sub>ổng </sub></b>
<b>diện tích </b>


<b>(ha) </b>
Đất


nơng
nghiệp


Đất có
rừng trồng
sản xuất


Đất có rừng gỗ 1.101,29 1.208,29 1.549,89
Đất trồng nứa, bồ


đề


107,2



Đất chưa
có rừng


Đất cho hộ gia
đình mượn tận
dụng


47,4 341,4


Đất mới khai
thác, chờ vụ trồng
mới


100


Đất không sử
dụng được (khe
suối, vách, đá
nổi)


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

39


Đất
phi
nông
nghiệp


Trụ sở công ty 0,74 1,46



Kho sản xuất 0,72


Hành lang điện cao thế, giao thông 10,7527


Tồn bộ diện tích có rừng giao khoán theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP
khoản theo tỷ lệ đầu tư 30/70, Cơng ty đầu tư 30%, người nhận khốn 70% cho 1
chu kỳ sản xuất 8 năm.


Hiện nay, công tác quản lý và bảo vệ rừng của Công ty gặp nhiều khó khăn và
phức tạp. Cơng ty đã có nhiều biện pháp tích cực, tuy nhiên tình trạng chặt phá, xâm
lấn trái phép của một số hộ gia đình vẫn đang xảy ra ở các đơn vị sản xuất, gây ra
thiệt hại về vốn rừng. Do đặc thù của doanh nghiệp là sản xuất ngoài trời theo mùa
vụ, lao động nặng nhọc, năng suất và hiệu quả lao động phụ thuộc rất nhiều vào
điều kiện tự nhiên. Mặt khác, do thời tiết khắc nghiệt, đặc trưng của vùng là độ ẩm
cao, sương giá nên cây giống gieo ươm bị chết nhiều, khơng có cây để trồng kịp
theo mùa vụ, nhiều khi phải tiền hành mua ngoài. Đặc biệt, trong năm 2013, do
thiên tai mưa bão, lốc xốy đã làm nhiều lơ rừng bị thiệt hại, lên tới 60ha, giá trị
thiệt hại ước tính đến 1,8 tỷ đồng (Thống kê tài chính của Cơng ty TNHH MTV lâm
nghiệp Ngòi Lao, 2015)


<b>2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu </b>


<i><b>2.3.1. Phương pháp xây dựng bộ chỉ số </b></i>


Dựa trên những tài liệu sẵn có về đặc điểm, điều kiện, mơ hình quản lý rừng
tại khu vực huyện Văn Chấn, nghiên cứu đã áp dụng nguyên tắc của KPI để lập nên
bộ chỉ số ban đầu đánh giá mơ hình quản lý. Bộ chỉ số ban đầu này đã được thí
điểm trên 3 hộ gia đình được giao đất, khốn rừng, cùng 2 cán bộ quản lý trực tiếp,
tham vấn ý kiến của chun gia. Từ đó, hồn thành và điều chỉnh bảng chỉ số phù
hợp với điều kiện địa phương. Quy trình nghiên cứu và xây dựng bộ chỉ số được


trình bày trong Hình 2.3.


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

40


<i><b>2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu </b></i>


<i><b>2.3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp </b></i>


Tìm hiểu, tổng hợp tài liệu liên quan đến mơ hình quản lý rừng dựa vào cộng
đồng và bộ chỉ số đánh giá mơ hình quản lý bao gồm: báo cáo các dự án có liên
quan, tài liệu trong nước và nước ngoài về nội dung nghiên cứu, đặc biệt là các chỉ
số đánh giá.


Dựa trên số liệu từ các tài liệu, dữ liệu cơ bản về sinh kế, xã hội, văn hóa khu
vực, kế hoạch trồng rừng, quản lý rừng để khái quát được tình hình các vấn đề có
liên quan đến nghiên cứu.


Nghiên cứu đã tiến hành thu thập các loại số liệu sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

41


- Số liệu về hiện trạng rừng: Sử dụng các phương pháp thống kê để xem xét xu
hướng phát triển rừng tại địa phương thông qua một số đặc trưng như số lượng cây
trồng, độ lớn cây, các loài cây hiện hữu, hướng phát triển triển trồng, bảo vệ rừng
gốc


- Số liệu về mơ hình quản lý và các chỉ số đánh giá được lấy từ các Báo cáo
Tổng kết thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của khu vực; hồ sơ giao
rừng cho cộng đồng; sử dụng phương pháp thống kê để hiểu được xu thế biến đổi
các vấn đề, các chỉ số qua từng năm



<i><b>2.3.2.2. Phương pháp xã hội học </b></i>


a. <i>Phương pháp phỏng vấn </i>


Nghiên cứu đã tiến hành 03 đợt phỏng vấn:


- Đợt 1: Từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 10 năm 2017, với mục đích thu thập
các thơng tin phục vụ cho việc xây dựng bộ chỉ số. Nghiên cứu đã tiến hành khảo
sát khu vực, và phỏng vấn 03 hộ gia đình, 03 cán bộ quản lý trực tiếp trong điểm
nghiên cứu để lấy số liệu tham vấn cho bộ chỉ số, tiền đề xây dựng bộ chỉ số đánh
giá mơ hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng hoàn chỉnh.


- Đợt 2: Từ ngày 07 đến ngày 15 tháng 01 năm 2018, với mục đích thu thập số
liệu và dữ liệu cần thiết cho kết quả điều tra. Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 52 hộ
gia đình, 47 cán bộ quản lý và 2 doanh nghiệp địa phương theo bảng hỏi đã chuẩn
bị sẵn, phục vụ đánh giá tính ứng dụng của bộ chỉ số khi áp dụng trên địa bàn huyện
Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.


- Đợt 3: Từ ngày 10 tháng 3 năm 2018 đến ngày 11 thàng 3 năm 2018 với mục
đích thu thập các thơng tin và dữ liệu còn thiếu để bổ sung cho kết quả điều tra khảo
sát. Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 2 cán bộ quản lý, kết quả phỏng vấn nhằm xác
thực và kiểm tra tính minh bạch kết quả của 2 đợt phỏng vấn trước.


b. <i>Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

42


hỏi có thể thu được những thơng tin chân xác về đối tượng nghiên cứu. Bộ câu hỏi
sử dụng 5 mức đánh giá với mức độ từ thấp đến cao.



Bảng câu hỏi được thí điểm cho 03 hộ gia đình, và 03 cán bộ quản lý trực tiếp
trong khu vực nghiên cứu và đã được chỉnh sửa phù hợp với bối cảnh, ngôn ngữ và
văn hóa của địa phương.


Nội dung bảng hỏi sẽ thể hiện tập hợp các chỉ số đánh giá khả năng quản lý
rừng đối với mơ hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng cho từng đối tượng tham gia
quản lý trên địa bàn huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái. Mỗi 1 chỉ số cấp 1 (Con người,
xã hội, mơi trường) sẽ được khai triển, phân tích đi sâu vào các chỉ số cấp 2 và chỉ
số cấp 3 với mức độ chi tiết tăng dần theo mức chỉ số.


Cấu trúc bảng hỏi gồm 2 phần:


- Phần 1: Thông tin người tham gia khảo sát (họ tên, địa chỉ, trình độ học vấn).
- Phần 2: Điều tra về thực trạng quản lý rừng dựa vào cộng đồng


Đối tượng điều tra khảo sát bằng bảng hỏi: Hộ gia đình, cán bộ quản lý, và đại
diện doanh nghiệp trực tiếp tham giam gia vào mơ hình quản lý rừng cộng đồng ở
địa phương.


Tổng số phiếu điều tra bằng bảng hỏi phát ra: 126 phiếu
Tổng số phiếu điều tra bằng bảng hỏi thu về: 101 phiếu


Phiếu điều tra được phát ngẫu nhiên cho các hộ gia đình, cán bộ quản lý trực
tiếp tham gia vào quá trình QLRCĐ.


 <i><b>Thông tin đối tượng tham gia khảo sát </b></i>


Khảo sát được thực hiện tại cộng đồng lâm trường Văn Chấn và lâm trường
Ngịi Lao (Cơng ty TNHH MTV lâm nghiệp Ngòi Lao), huyện Văn Chấn với 23


cán bộ quản lý, 28 cán bộ thuộc 2 doanh nghiệp lâm nghiệp địa phương , 52 hộ gia
đình


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

43


<b>Bảng 2.4: Số lƣợng đối tƣợng tham gia phỏng vấn </b>
<b>Đối tƣợng phỏng vấn </b>
<b>Cán b<sub>ộ </sub></b>


<b>qu<sub>ản lý </sub></b>


<b>Doanh </b>
<b>nghi<sub>ệp </sub></b>


<b>Đại diện hộ </b>
<b>gia đình </b>
Sở Nơng nghiệp và Phát triển nơng


thơn 3


Chi cục kiểm lâm 2


Ban quản lý các


khu công nghiệp 1


UBND Xã 17


Cơng ty TNHH MTV lâm nghiệp Ngịi



Lao 17


Lâm trường Văn Chấn 11


Cộng đồng 52


23 28 52


Cộng đồng hộ gia đình là đối tượng được giao rừng, khoán bảo vệ rừng trực
tiếp từ lâm trường Văn Chấn, Cơng ty TNHH MTV lâm nghiệp Ngịi Lao. Hình
thức giao khốn sẽ có sự cạnh tranh nhận rừng bằng cách bỏ phiếu, có tiến hành ưu
tiên đối với những cộng đồng dân tộc thiểu số, trước đó đang có ý thức tiến hành
bảo vệ và phát triển rừng.


<i><b>2.3.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu </b></i>


- Phương pháp thống kê mô tả: Trên cơ sở báo cáo tổng hợp qua các năm, tiến
hành phân tích thống kê, so sánh số liệu qua các năm để thấy được sự biến đổi, thay
đổi về cơ cấu kinh tế, tình hình sử dụng đất.


- Dùng một số cơng thức tính tốn, phần mềm microsoft word và phần mềm
excel để phân tích, xử lý số liệu. Tính tốn điểm cho từng chỉ số bằng trung bình
cộng các điểm số dựa trên phiếu điều tra bằng bảng hỏi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

44


CTB là điểm số trung bình của tồn bộ chỉ số
Điểm số sẽ được tính như sau:


CTB= (C1+C2+C3)/3



∑ (Mỗi tham số cấp 1 có 3 tham số cấp 2, biến số k chạy từ 1 đến
3)


∑<sub> </sub> (Mỗi tham số cấp 2 có 3 tham số cấp 3, biến số m chạy từ 1
đến 5)


∑<sub> </sub> (Mỗi chỉ số cấp 3 sẽ có tối đa 6 tham số chi tiết, o chạy
từ 1 đến 6)


∑ <sub> </sub> ( Điểm số trung bình cho chỉ tiết chỉ số cấp 3, với x là số
phiếu thu về tương ứng với các đối tượng)


- Phân tích các số liệu thu thập được và phân tích kết quả bảng hỏi.


Để diễn tả khả năng quản lý rừng cộng đồng, thang đo các chỉ số được chia ra
làm 5 mức đo với xếp hạng từ cao đến thấp.


<b>Bảng 2.5: Thang xếp hạng chỉ số quản lý theo điểm </b>


<b>Điểm </b> <b>Xếp loại </b>


4 - 5 Rất cao


3 - <4 Cao


2 - <3 Trung bình


1 - <2 Thấp



</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

45


<b>CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN </b>


<b>3.1. Kết quả xây dựng bộ chỉ số đánh giá mơ hình quản lý rừng dựa vào cộng </b>
<b>đồng (QLRCĐ) </b>


Bộ chỉ số đã được xây dựng dựa trên cơ sở của 20 nghiên cứu và thực tiễn
trong và ngoài nước về đánh giá mơ hình QLRCĐ. Nghiên cứu này xem xét tính
hiệu quả của mơ hình QLRCĐ thơng qua 3 khía cạnh : Con người, xã hội và tự
nhiên.


Các chỉ tiêu đánh giá sẽ được đưa vào bộ gồm 3 chỉ số cấp 1 xoay quanh mối
liên hệ của 5 yếu tố, mỗi chỉ số sẽ phân tích và đi sâu vào 3-5 vấn đề chung nhất
phục vụ mục đích đánh giá hiệu quả, chất lượng mơ hình quản lý rừng dựa vào cộng
đồng.


Bộ chỉ số đánh giá mơ hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng bao gồm 3 chỉ số
cấp 1, đó là:


- Con người:


 Cán bộ quản lý (kiến thức, kỹ năng, thái độ, lợi ích)


 Cộng đồng (kiến thức, kỹ năng, thái độ, sinh kế, giá trị văn hoá)
 Doanh nghiệp trực tiếp quản lý ( kinh nghiệm, năng lực, thái độ)
- Xã hội (văn hóa, mối quan hệ xã hội, quan hệ với bên ngoài )


- Tự nhiên (TN rừng, Môi trường, và BĐKH (tần suất, cường độ, và tác động
của thiên tai đến tài nguyên rừng)



<i><b>Nguồn lực con người: hướng tới 03 đối tượng nghiên cứu bao gồm: cán bộ </b></i>


quản lý, doanh nghiệp và cộng đồng. Khía cạnh Con người đánh giá kiến thức, kỹ
năng, thái độ, lợi ích của cán bộ quản lý; kiến thức, kỹ năng, thái độ của cộng đồng;
năng lực, kiến thức, thái độ của doanh nghiệp lâm nghiệp tham gia trực tiếp vào
công tác quản lý rừng [56]. Ngồi ra, nghiên cứu này cũng tính đến tác động ảnh
hưởng của các yếu tố về sinh kế, lợi ích, và giá trị văn hố của mỗi đối tượng đến
tính hiệu quả của mơ hình.


<i><b>Văn hóa xã hội: Mối quan hệ giữa các bên liên quan (cán bộ quản lý - người </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

46


dân); truyền thống văn hóa, phong tục tập quán khu vực nghiên cứu; và các yếu tố
liên quan tác động từ bên ngoài [55].


<i><b>Yếu tố tự nhiên :TN Rừng, Mơi trường, Biến đổi khí hậu </b></i>


<b>Bảng 3.1: Bộ chỉ số đánh giá mơ hình QLRCĐ </b>
<b>ST</b>


<b>T </b>


<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 1 </b>


<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 2 </b>



<b>Chỉ số </b>


<b>cấp 3 </b> <b>Chi tiết chỉ số cấp 3 </b>
1 <b>Con </b>


<b>ngƣời </b>
<b>(nguồn </b>


<b>lực) </b>


Cán bộ
quản lý


Kiến
thức


Kiến thức về chính sách và các quy định
liên quan đến quản lý rừng dựa vào cộng
đồng (Luật Môi trường, luật Quản lý tài
nguyên rừng,..)


Được tập huấn và cập nhật các kiến thức
về quản lý rừng dựa vào cộng đồng [34]
Kiến thức chuyên môn liên quan đến rừng
và bảo vệ rừng [15]


Pháp luật Tuân thủ Luật và chính sách, chủ trương
quản lý rừng của Quốc gia


Tiến hành các bước phân chia, đảm bảo


quyền lợi cho cộng đồng


Mức độ thi hành theo chính sách phòng
chống tham nhũng


Kỹ năng Kỹ năng quản lý rừng của CBQL
Kỹ năng xử lý tranh chấp của CBQL
Tổ chức định kỳ đánh giá chất lượng công
việc


Thái độ Mức độ trách nhiệm với cơng việc
Tích cực trong cơng tác quản lý


Chia sẻ kinh nghiệm quản lý


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

47


<b>ST</b>
<b>T </b>


<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 1 </b>


<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 2 </b>


<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 3 </b>


<b>Chi tiết chỉ số cấp 3 </b>


lý rừng cộng đồng


Quyền lợi của cán bộ quản lý sau khi
chuyển đổi sang mơ hình quản lý rừng
dựa vào cộng đồng


Cộng
đồng


Kiến
thức


Nhận thức về quyền lợi của cộng đồng khi
được giao khoán rừng [49]


Khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin
các vấn đề liên quan đến rừng và quản lý
rừng của cộng đồng [44]


Được tập huấn và cập nhật các kiến thức
về chăm sóc và bảo vệ rừng [44]


Kiến thức về trồng rừng, chăm sóc và bảo
vệ rừng


Đăng ký hồ sơ pháp lý, được cấp quyền sử
dụng đất rừng quản lý [44]


Pháp luật Mức độ hiểu biết về Luật môi trường, luật
quản trị rừng theo quy định của Chính


phủ, chính sách, thể chế liên quan đến
rừng và vấn đề quản lý rừng


Mức độ hiểu biết về quyền lợi và trách
nhiệm của bản thân khi được giao khoán
rừng


Mức độ hiểu biết về hợp đồng và các thủ
tục pháp lý khi nhận rừng [7]


Kỹ năng Chăm sóc, trồng rừng, tăng khả năng sản
xuất [62]


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

48


<b>ST</b>
<b>T </b>


<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 1 </b>


<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 2 </b>


<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 3 </b>


<b>Chi tiết chỉ số cấp 3 </b>
Phục hồi, bảo vệ rừng



Tính hiệu quả của kỹ năng quản lý rừng
hiện tại được áp dụng so với phương pháp
truyền thông


Thái độ Nhận định của nguời dân về tầm quan
trọng và vai trò của việc bảo vệ rừng [62]
Mức độ gắn kết với rừng [20]


Mức độ tham gia vào hoạt động quản lý,
tuần tra bảo vệ rừng [44]


Sinh kế
(cộng
đồng,
người lao


động)


Lợi ích đem lại từ rừng sau khi nhận rừng
khoán so với lối quản lý để khai thác tự do
[58]


Mức ổn định sinh kế người dân khi áp
dụng mơ hình quản lý rừng dựa vào cộng
đồng


Sự đồng tình của cộng đồng trong phân
chia tỷ lệ sau khai thác: được tính theo tỷ
lệ Cán bộ quản lý/Cộng đồng [23]



Cơ hội công việc từ việc áp dụng mơ hình
QLRCĐ


Các sản phẩm gỗ lâm nghiệp khai thác có
giá trị tăng thu nhập cho cộng đồng


Mức độ đón nhận và tiêu thụ của các sản
phẩm khai thác từ rừng [44]


Doanh
<b>nghiệp </b>


Pháp luật Kiến thức về chính sách và các quy định
liên quan đến quản lý rừng dựa vào cộng
đồng (Luật Môi trường, luật Quản lý tài
nguyên rừng,..)


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

49


<b>ST</b>
<b>T </b>


<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 1 </b>


<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 2 </b>


<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 3 </b>



<b>Chi tiết chỉ số cấp 3 </b>
quản lý rừng của Quốc gia [46]


Năng lực Kỹ năng quản lý rừng của doanh nghiệp
Thời gian người đại diện tham gia quản lý
doanh nghiệp


Thái độ Mức độ trách nhiệm với công việc


Mức độ tham gia vào hoạt động quản lý,
tuần tra bảo vệ rừng


2 <b>Văn </b>
<b>hóa - </b>
<b>Xã hội </b>


Văn hóa Truyền
thống


Áp dụng phương thức quản lý truyền
thống vào mô hình quản lý rừng cộng
đồng hiện có [27]


Mức độ phù hợp của phong tục tập quán
khu vực với quản lý rừng theo mơ hình
quản lý rừng cộng đồng


Sự trợ giúp của các định chế, luật tục
truyền thống trong cộng đồng vào quản lý


rừng [27]


Hiện đại Hiệu quả khi quản lý rừng theo cách thức
hiện đại


Mức độ phù hợp của phương thức quản lý
hiện đại đối với mơ hình quản lý rừng
cộng đồng


Kết hợp
truyền
thống và


hiện đại


Hiệu quả đạt được khi áp dụng kết hợp 2
hình thức truyền thống và hiện đại


Ứng dụng của sự kết hợp 2 phương thức
truyền thống và hiện đại vào quản lý rừng
cộng đồng


Vấn nạn khai thác gỗ trái phép


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

50
<b>ST</b>
<b>T </b>
<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 1 </b>
<b>Chỉ số </b>


<b>cấp 2 </b>
<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 3 </b>


<b>Chi tiết chỉ số cấp 3 </b>
quan hệ


xã hội


với cộng
đồng


tham gia vào quản lý rừng


Người
dân và
các đối


tượng
liên quan


Vấn đề tranh chấp giữa các bên tham gia
vào quản lý rừng và người dân xung
quanh[60]
Cộng
đồng với
công ty,
doanh
nghiệp
địa


phương


Mức độ đóng góphay tác động vào việc
quản lý rừng


Giữa các
đối tượng


liên quan
đến quản
lý rừng


Người dân biết đến sự hỗ trợ vốn từ
những tổ chức, chương trình


Tranh chấp giữa các đối tượng liên quan
đến vấn đề bảo vệ rừng


Vấn đề
từ bên
ngoài
(dự án,
doanh
nghiệp,
nhân
công,
cộng
đồng
cạnh khu
Kinh tế


(Nguồn
hỗ trợ)


Sự liên tục trong hỗ trợ tài chính (vốn)


Hỗ trợ vay vốn [28]


Nguồn vốn rót về đến cộng đồng nhận
khoán rừng [21]


Sự hỗ trợ vốn từ dự án mà cộng đồng
nhận được [24]


Thủ tục tiến hành vay vốn tại nguồn vay
như ngân hàng, người cho vay…


Mối liên
hệ


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

51
<b>ST</b>
<b>T </b>
<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 1 </b>
<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 2 </b>
<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 3 </b>


<b>Chi tiết chỉ số cấp 3 </b>


vực quản


lý rừng
nghiên
cứu…)


Mức độ tác động của vấn đề hỗ trợ, cố
vấn đến quản lý rừng tại khu vực


Thái độ Tranh chấp xảy ra đối với mối quan hệ với
cộng đồng và CBQL của khu vực


Nguồn vốn đầu tư từ chính phủ và các dự
án trong việc quan tâm, bảo vệ rừng


Đối với vấn đề quản lý, bảo vệ, chăm sóc
và phát triển rừng


3 <b>Tự </b>
<b>nhiên </b>
<b>và </b>
<b>Biến </b>
<b>đổi khí </b>
<b>hậu </b>
Tài
nguyên
rừng
Cấu trúc
rừng [51]



Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi
cho cây gỗ lâu năm


Chất lượng cây có sẵn


Sự phù hợp cấu trúc rừng cho việc bảo vệ
và phát triển bền vững


Diện tích
rừng


Sự tiến bộ về diện tích che phủ rừng sau
khi tiến hành mô hình quản lý rừng dựa
vào cộng đồng [51]


Khối lượng gỗ thu hoạch tính theo tuổi
cây


Hiện tượng chặt phá rừng
Rừng


nguyên
sinh (vốn


rừng)


Chất lượng tiến hành bảo vệ và phát triển
rừng


Tần suất tiến hành kiểm tra và giám sát


rừng nguyên sinh


Áp dụng phương thức nông lâm kết hợp
Môi


trường


Tài
nguyên


nước


Lượng nước cung cấp cho chăm sóc bảo
vệ và phát triển rừng trong khu vực


Sử dụng hợp lý nguồn tài ngun nước
Khơng


khí


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

52


<b>ST</b>
<b>T </b>


<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 1 </b>


<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 2 </b>



<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 3 </b>


<b>Chi tiết chỉ số cấp 3 </b>
Biến đổi


khí hậu


Tần suất Tần suất xuất hiện thiên tai
Cường


độ


Cường độ của thiên tai


Tác động
của thiên
tai đến


tài
nguyên


rừng


Mức độ tác động của biến đổi khí hậu đến
tài nguyên rừng


Rừng cộng đồng đã tồn tại lâu đời ở Việt Nam, nó gắn liền với đời sống kinh
tế, văn hóa xã hội và tài nguyên rừng của người dân, cộng đồng người dân trong


khu vực rừng cộng đồng và gần rừng. Để nghiên cứu đánh giá, và đưa ra đề xuất
cho mơ hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng đạt hiệu quả, ở Việt Nam đã tiến hành
nhiều nghiên cứu đánh giá mơ hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng với những khía
cạnh khác nhau. Đề tài nghiên cứu này bộ chỉ số được xây dựng với 3 yếu tố con
người, văn hóa – xã hội, tự nhiên, yếu tố kinh tế và chính sách thể chế chưa được đi
sâu vào nghiên cứu, những nghiên cứu về kinh tế và chính sách trong nghiên cứu
này đều được lồng ghép trong 3 chỉ số chính; có những chỉ số cố định, chỉ số linh
hoạt – có thể thay đổi tùy thuộc mơ hình quản lý, thể hiện tính linh hoạt cho mơ
hình quản lý dựa vào cộng đồng. Bộ chỉ số này được áp dụng thí điểm tại huyện
Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, nên có những chỉ số cấp 3 là đặc trưng riêng cho khu vực
và là chỉ số linh hoạt, có thể thay đổi khi áp dụng ở các địa phương khác.


<i><b>3.1.1. Con người </b></i>


Khía cạnh Con người đề cập đến 3 đối tượng trực tiếp tham gia quản lý rừng
dựa vào cộng đồng, bao gồm: Cộng đồng, cán bộ quản lý và doanh nghiệp lâm
nghiệp địa phương. Đây là yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với viêc quản lý
rừng. Theo Pokharel (2015), các yếu tố kiến thức, kỹ năng và thái độ của nguồn
nhân lực có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của mơ hình QLRCĐ [55].


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

53


Nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả quản ý rừng cộng đồng tại huyện Phú Lộc,
tỉnh Thừa Thiên Huế” của tác giả Lê Quang Vĩnh, Ngô Thị Phương Anh cùng cộng
sự đã nghiên cứu chi tiết về quyền lợi của cộng đồng khi tham gia bảo vệ rừng bền
vững trong mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng, và sự tham gia của cộng đồng
vào công tác quản lý rừng cộng đồng [40]. Đánh giá rất chi tiết về quyền lợi, nhưng
để đưa ra đánh giá hiệu quả quản lý của mơ hình, quyền lợi của cộng đồng nhận
được là điều cộng đồng mong muốn, đó là 1 thước đo để người dân đồng ý tham gia
quản lý rừng, nhưng để đem lại những lợi ích đó, điều cộng đồng cần có đó là kiến


thức, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm với quyền lợi của mình. Người dân trong khu
vực rừng được giao và khốn cho cộng đồng, đều là những hộ ga đình gắn liền với
rừng, kỹ thuật trồng rừng chăm sóc rừng từ truyền thống đến hiện tại, kinh nghiệm
của họ sẽ đáng được quan tâm. Do đó, chỉ số được ưu tiên đánh giá trước tiên của
bộ chỉ số là đánh giá về kiến thức, kỹ năng và thái độ của cộng đồng.


Đối với mỗi yếu tố, để làm rõ và đánh giá chính xác thì cần phân tích chuyên
sâu vào lĩnh vực. Với cộng đồng, chỉ số kiến thức được đánh giá bằng những chủ
đề:


- Nhận thức về quyền lợi của cộng đồng khi được tham gia giao khoán rừng
[49]: Người dân được hưởng lợi từ việc thu hái lâm sản ngoài gỗ, tuy nhiên, người
dân hái chủ yếu phục vụ nhu cầu gia đình ( tre nứa, củi, rau măng, cây dược liệu…);
việc khai thác tỉa cây gỗ lâm nghiệp cung cấp cho nhu cầu gỗ phục vụ các cơ sở
mộc trong địa bàn xã, tạo việc làm cho các lao động về gỗ.


- Khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin các vấn đề liên quan đến rừng và
quản lý rừng của cộng đồng [44]: Khu vực nghiên cứu giao khốn rừng thường là
những vùng ngồi, ở xa trung tâm, vì vậy, khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin
liên quan đến rừng và quản lý rừng cần được quan tâm để cộng đồng có thể kịp thời
nắm bắt thơng tin khi có chuyển đổi, nâng cao nhận thức, kiến thức bản thân về
quản lý rừng, những kiến thức hiện đại cần bổ sung và hiểu rõ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

54


- Kiến thức về trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng: Cộng đồng đa phần là
người dân tộc, có những tập tục và phong tục tập quán quản lý rừng riêng. Những
kiến thức về trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng là yếu tố thiết yếu cho từng cộng
đồng tham gia bảo vệ rừng cần biết và nâng cao.



- Đăng ký hồ sơ pháp lý, được cấp quyền sử dụng đất rừng quản lý [44]: Để
đảm bảo quyền lợi, tính hợp pháp trong công tác quản lý và bảo vệ rừng, người dân
cần đăng ký đầy đủ hồ sơ pháp lý như hợp đồng, cam kết khai thác, chứng nhận
quản lý rừng đủ điều kiện bảo vệ rừng được giao khoán….


- Mức độ nắm rõ nội dung dự án đang triển trai trên địa bàn huyện Văn Chấn
của cộng đồng [33]: Dự án hiện đang được áp dụng trên địa bàn huyện Văn Chấn,
đây là 1 chỉ số cơ động, tùy từng vùng nghiên cứu mà dự án được triển khai là khác
nhau. Dự án nêu rất rõ quyền lợi, cách thức chia đất giao rừng, các thức quản lý bảo
vệ rừng… Cộng đồng nắm rõ dự án chính là nắm rõ quyền lợi của bản thân.


Cộng đồng khi tham gia nhận rừng đã trờ thành một chủ rừng, chủ rừng có đủ
trách nhiệm và quyền hạn để cung cấp, bảo vệ rừng, đưa xuống dưới cách quản lý
rừng, đủ kiến thức và tuân thủ pháp luật. Có như vậy, hộ gia đình, nhóm hộ gia đình
mới có thể đảm bảo kiến thức quản lý rừng, bảo vệ rừng. Yếu tố pháp luật đối với
cộng đồng thường không được quan tâm nhiều, nhưng biết được luật, việc quản lý
rừng mới có thể đi vào khn khổ, tn theo pháp luật, hiểu biết về luật pháp cần
thiết phải nắm được cơ bản [56]. Trong nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số này, yếu tố
pháp luật được đi sâu phân tích ở các khía cạnh:


- Mức độ hiểu biết về Luật môi trường, luật quản trị rừng theo quy định của


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

55


pháp luật và chính sách hiện hành. Cộng đồng được hưởng các quyền và thực hiện
nghĩa vụ khi tham gia quản lý rừng theo quy định của pháp luật.


- Mức độ hiểu biết về quyền lợi và trách nhiệm của bản thân khi được giao
khoán rừng [8]: Quyền lợi và trách nhiệm của người dân được quy định rất rõ ràng
trong bộ luật đất đai, luật bảo vệ và phát triển rừng, tuy cịn có những hạn chế về


quyền lợi của cộng đồng trong bộ luật, nhưng thiết yếu cộng đồng cần nắm rõ
quyền lợi và trách nhiệm của bản thân để kịp thời đòi hỏi quyền lợi, chịu trách
nhiệm về rừng trước pháp luật.


- Mức độ hiểu biết về hợp đồng và các thủ tục pháp lý khi nhận rừng [7]: Khi
tham gia vào cộng đồng quản lý rừng, hộ gia đình, người dân cần có những ký kết
giấy tờ, thủ tục pháp lý cơ bản để thể hiện đực quyền hạn và trách nhiệm của cộng
đồng.


Yếu tố kỹ năng đối với cộng đồng đa phần thiên về phương pháp truyền thống,
đều là những hộ gia đình, cá nhân gắn liền với rừng lâu đời, sau khi tiến hành mơ
hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng, những kỹ năng của họ càng được nâng cao
qua các lớp bồi dưỡng của cán bộ quản lý, cụ thể kỹ năng của cộng đồng sẽ được
thể hiện qua 3 yếu tố:


- Kỹ năng chăm sóc, trồng rừng, khả năng tăng sản xuất [62],[44]: Vốn kỹ
năng về chăm sóc, trồng rừng đi liền với tăng khả năng sản xuất của cộng đồng, là
yếu tố rất quan trọng đối với việc phục hồi và phát triển rừng, ảnh hưởng trực tiếp
đến rừng được chăm sóc, sinh kế người dân được giao khoán rừng.


- Khả năng tự quản lý, trách nhiệm với rừng được giao, khoán bảo vệ [58]:
Khả năng tự quản lý ở đây là khả năng định hình mơ hình, phát triển cấu trúc rừng
và cây rừng mà bản thân đã có. Sự phát triển đồng đều, cây rừng có phát triển ổn
định và bền vững đều nhờ khả năng quản lý và trách nhiệm của người chủ rừng.
Càng có trách nhiệm, rừng sẽ càng giàu và càng phát triển, ngược lại, dù có được
giao rừng giàu nhưng khơng có khả năng tự quản lý thì cũng sẽ khơng phát triển
được, ổn định là vấn đề thời gian, và có thể nghèo kiệt đi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

56



vệ rừng. Dựa trên những kiến thức và trách nhệm đối với rừng được giao khoán của
cộng đồng, kỹ năng phục hồi và bảo vệ được đưa vào 1 yếu tố riêng.


- Tính hiệu quả của kỹ năng quản lý rừng hiện tại được áp dụng so với phương
pháp truyền thông: Quản lý rừng cộng đồng là hình thức giao rừng cho cộng đồng
quản lý, Áp dụng những kỹ năng hiện đại vào chăm sóc cây rừng, kết hợp với kỹ
năng quản lý rừng truyền thống,hay được thay thế hoàn toàn kỹ năng quan lý truyền
thống phụ thuộc hoàn toàn vào người dân. Đối với mơ hình quản lý rừng tại huyện
Văn Chấn, kỹ thuật hiện đại được các hộ gia đình lựa chọn áp dụng vào quản lý
rừng, vì vậy hiệu quả của kỹ năng được đưa vào là 1 yếu tó để đáh giá quản lý đối
với cộng đồng.


Bên cạnh các yếu tố về kiến thức và kỹ năng, thì yếu tốthái độ của người dân
về trách nhiệm và nhiệm vụ của bản thân họ đối với rừng được giao quản lý và bảo
vệ là rất quan trọng [47,57]. Thái độ của người dân đối với việc QLRCĐ được đánh
giá thông qua 3 chỉ số:


- Nhận định của nguời dân về tầm quan trọng và vai trò của việc bảo vệ rừng
[62]: Với cái nhìn tích cựchay tiêu cực của người dân đối với vấn đề bảo vệ rừng
mà việc chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng sẽ được thể hiện.


- Mức độ gắn kết với rừng [20]: Càng gắn kết với rừng lâu, người dân càng
hiểu về rõ về rừng, việc gắn kết với rừng thể hiện qua số năm gắn bó. Thời gian gắn
bó càng lâu, tầm hiểu biết đối với rừng sẽ càng sâu.


- Mức độ tham gia vào hoạt động quản lý, tuần tra bảo vệ rừng [44]: Để quản
lý và bảo vệ, phát triển rừng được tốt nhất, cần thường xuyên quán xuyến rừng
thông qua việc tuần tra rừng, hoạt động tuần tra bảo vệ rừng được thực hiện cùng
cán bộ quản lý hoặc có thể tự tiến hành tuần tra nhằm đảm bảo hoạt động của rừng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

57


của người dân [47,57]. Đánh giá yếu tố sinh kế của cộng đồng được giao khốn
rừng, đề tài đi vào phân tích các khía cạnh sau:


- Lợi ích đem lại từ rừng sau khi nhận rừng khoán so với lối quản lý trước đây
[58]: Trước khi chuyển sang mơ hình giao rừng cho cộng đồng quản lý, rừng được
quản lý bởi cán bộ xã, cán bộ kiểm lâm. Kiếm soát rừng với diện tích lớn là khơng
dễ dàng, sau khi giao rừng, vấn đề khai thác bừa bãi đã chuyển sang khai thác có
chọn lọc, giao rừng cho cộng đồng quản lý gắn liền với lợi ích và nhu cầu sinh thái
của cộng đồng, nên để có những lợi ích từ rừng đem lại, cộng đồng sẽ thêm phần
trách nhiệm với rừng.


- Mức ổn định sinh kế người dân khi áp dụng mơ hình quản lý rừng dựa vào
cộng đồng [44]: Sau khi áp dụng mơ hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng, sinh kế
của người dân sẽ bao gồm cả lợi ích nhận được từ rừng. Mức sinh kế này được cải
thiện, ổn địnhhay không tác động nhiều đến cuộc sống của cộng đồng.


- Sự đồng tình của cộng đồng trong phân chia tỷ lệ sau khai thác: được tính
theo tỷ lệ Cán bộ quản lý/Cộng đồng [23]: Sau thời gian cố định được giao để phát
triền rừng (đối với rừng sản xuất) sẽ tiến hành khai thác tập trung, thường tỷ lệ phân
chia được quy định và có sự thống nhất giữa 2 bên là cán bộ quản lý và cộng đồng
người dân. Tỷ lệ phân chia này đối với cộng đồng là công bằnghay không công
bằng sẽ được khám phá và thể hiện trong phần kết quả.


- Cơ hội công việc từ việc áp dụng mơ hình QLRCĐ [54]: Rừng trước đây để
phát triển tự nhiên, sau khi tiến hành giao khoán rừng, địi hỏi phải chăm sóc và bảo
vệ, thường trực theo dõi sự phát triển của cây, điều này địi hỏi cần them nguồn
nhân lực, mơ hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng đem đến công việc cho cộng
đồng, tăng thêm thu nhập cho người dân và tác động trực tiếp đến sinh kế người lao


động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

58


- Mức độ đón nhận và tiêu thụ của các sản phẩm khai thác từ rừng [44]: Mức
độ thị trường tiếp nhận các sản phẩm lâm nghiệp và sản phẩm phụ từ rừng đem lại
lợi ích sinh kế cho người dân. Đối với người dân, đa phần sản phẩm phụ phục vụ
nhu cầu cá nhân, hỗ trợ cho hộ gia đình nhận rừng, sản phẩm gỗ lâm nghiệp mới là
sản phẩm để thị trường tiêu thụ và tiếp nhận. Đối với khía cạnh mức độ đón nhận và
tiêu thụ của các sản phẩm khai thác từ rừn, chủ yếu tập trung vào lâm sản gỗ.


Như vậy, để đánh giá một cách toàn diện và tổng quan khả năng của cộng
đồng, có 5 chỉ số được đưa vào để làm thước đo và đánh giá khả năng của cộng
đồng của khi tham gia quản lý rừng.


<i><b> Cán b</b><b>ộ quản lý </b></i>


Đối với vấn đề quản lý rừng sau khi rừng được giao cho cộng đồng, trách
nhiệm và công việc của cán bộ quản lý không hề ít đi và nhàn hơn. Cán bộ quản lý
và cộng đồng là đứng trên hành lang pháp lý như nhau, cán bộ quản lý là người trực
tiếp làm việc với cộng đồng, đứng trên phương diện của cộng đồng để đánh giá và
quản lý, đại diện cho cộng đồng để lên tiếng cho những vấn đề cần đề cập lên cấp
cao hơn. Công việc quản lý rưng trực tiếp đã được giao cho cộng đồng, cán bộ quản
lý có trách nhiệm đảm bảo cộng việc ấy, đồng thời hỗ trợ người dân, giải quyết
xung đột không đáng có cầu nối giữa các bên liên quan [46].


Nghiên cứu đánh giá về cán bộ quản lý, tài đức được đưa lên bàn cân, tương
đương như đối với nhóm nguồn lưc cộng đồng, có 5 chỉ số được đưa ra để đánh giá
khả năng của cán bộ quản lý bao gồm: Kiến thức, pháp luật, kỹ năng, thái độ và lợi
ích (yếu tố này là tương đương và không giống với sinh kế của cộng đồng)



Đi vào nghiên cứu yếu tố đầu tiên, đó là kiến thức của cán bộ quản lý. Kiến
thức của cán bộ quản lý cần phải thông thạo hơn cộng đồng, kịp thời hướng dẫn
công đồng và cập nhật những kiến thức mới. Nghiên cứu đánh giá kiến thức của
cộng đồng cần xét đến các yếu tố sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

59


đai, luật bảo vệ và phát triển rừng cần phải được đưa vào để đánh giá khả năng quản
lý của cán bộ quản lý.


- Được tập huấn và cập nhật các kiến thức về quản lý rừng dựa vào cộng đồng
[44]: Là người giữ mối liên kết giữa cá cấp ngành và người dân, nắm bắt thông tin
đối với cán bộ quản lý cần được đề cao, nhanh chóng tiếp thu, cập nhật kiến thức
mới để có thể kịp thời truyền tải lại cho người dân


- Kiến thức chuyên môn liên quan đến rừng và bảo vệ rừng: Đánh giá năng
lực quản lý của cán bộ quản lý thông qua hiểu biết kiến thức chuyên môn liên quan
đến rừng và bảo vệ rừng. Kiến thức chuyên mơn bao gồm kiến thức về chăm sóc,
bảo vệ, quản lý và phát triển bền vững đối với rừng.


Pháp luật đối với cán bộ quản lý là phải nắm trong lòng bàn tay, nhưng với
hiện tại địa phương, liệu pháp luật có hiện hữu và được đánh giá cao. Dưới đây là
những đánh giá về cái nhìn, thực hiện và hiểu biết của cán bộ quản lý về pháp luật:


- Tuân thủ Luật và chính sách, chủ trương quản lý rừng của Quốc gia [46]:
Hiện nay, luật và chính sách của Quốc gia liên quan đến vấn đề quản lý rừng dựa
vào cộng đồng được quy định trong Luât đất đai và luật phát triển và bảo vệ rừng.
Đối với 2 bô luật này, cán bộ quản lý cần nắm được cơ bản toàn bộ, kịp thời phát
hiện, tuân thủ và bảo vệ rừng.



- Tiến hành các bước phân chia, đảm bảo quyền lợi cho cộng đồng: Quyền lợi
của cộng đồng được quy định trong các chính sách của pháp luật, tiến hành phân
chia quyền lợi cho cộng đồng, việc tiến hành các bước nhằm đảm bảo tính cơng
bằng, minh bạch đối với cộng đồng, tránh xảy ra mâu thuẫn khơng đáng có và tránh
tham nhũng.


- Mức độ thi hành theo chính sách phịng chống tham nhũng: Chính sách
phòng chống tham những được đưa ra, đối với cán bộ quản lý có thể là lợi, có thể là
hại đối với từng cá nhân và bộ máy. Mức độ thi hành theo chính sách phịng chống
tham nhũng của cán bộ quản lý là môt thước đo cho thi hành pháp luật, đời sống và
kinh tế của cộng đồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

60


- Kỹ năng quản lý rừng: Để có thể quản lý tốt rừng thông qua cộng đồng, khả
năng quản lý của cán bộ quản lý luôn cần được nâng cao.


- Kỹ năng xử lý tranh chấp của CBQL: Giữa các khu vực được giao cho cộng
đồng quản lý, những tranh chấp khơng đáng có về quyền lợi, quyền hạn sẽ không
thể tránh khỏi, những kỹ năng giải quyết vấn đề này cần có kiến thức, kinh nghiệm
và nắm bắt tồn bộ sự việc để có thể kịp thời đưa ra nhận định cho vấn đề và giải
quyết.


- Tổ chức định kỳ đánh giá chất lượng công việc: đánh giá chất lượng công
việc đối với cán bộ quản lý và cộng đồng, liên tục theo sát rừng, kiểm sốt nhanh
chóng và kịp thời các vấn đề liên quan đến quản lý và bảo vệ rừng. Cán bộ quản lý
là người tiến hành tổ chức các cuộc đánh giá và bám sát tiến trình.


Thái độ của cán bộ quản lý chính là trách nhiệm với công việc, đối với công


tác quản lý, và chia se kinh nghiệm của bản thân đến cộng đồng. Là người có trách
nhiệm cao hơn người dân, được sự tín nhiệm của cộng đồng, sự tích cực trong thái
độ của cán bộ quản lý chính là động lực cho sự phát triển, và sự đảm bảo dành cho
cộng đồng.


- Mức độ trách nhiệm với cơng việc: Chính trách nhiệm với cơng việc của cán
bộ quản lý là tiền đề và động lực cho cộng đồng tham gia vào quản lý rừng. Thể
hiện ở tiến độ công việc, giải quyết công việc hiện thời và tâm huyết với nghề.


- Tính tích cực trong cơng tác quản lý: Cơng tác quản lý công việc yêu cầu cán
bộ quản lý cần nắm bắt được tồn bộ tính chất cơng việc, tính tích cựchay tiêu cực
của cán bộ quản lý sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản lý cộng đồng.


- Chia sẻ kinh nghiệm quản lý: kinh nghiệm quản lý ở đây là kinh nghiệm
quản lý rừng của cán bộ quản lý. Với khối kiến thức và được tham gia các lớp bồi
huấn, kiến thức và kinh nghiệm quản lý sẽ được chia sẽ cho cộng đồng, nang cao
nhận thức và quản lý rừng cho cộng đồng.


Lợi ích đem đến cho cán bộ quản lý sau khi mơ hình quản lý rừng dựa vào
cộng đồng được đưa vào triển khai được đánh giá dựa trên các yếu tố:


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

61


sóc đến bảo vệ, khai thác. Sau khi mơ hình được triển khai, cơng việc của cán bộ
quản lý thay đổi, giảm bớt gánh nặng chăm sóc nhưng nâng cao vấn đề quản lý
chung và quản lý bảo vệ rừng. Lúc này, quyền lợi của cán bộ quản lý đã thay đổi và
là một phần yếu tố được đưa ra đánh giá, lợi ích cá nhân và trách nhiệm với công
việc luôn tiến hành song song.


- Quyền hạn của cán bộ quản lý sau khi chuyển đổi sang mơ hình quản lý rừng


dựa vào cộng đồng [49]: Quyền hạn ở đây chính là hạn mức mà cán bộ quản lý trực
tiếp tham gia vào mơ hình quản lý dựa vào cộng đồng nhận được.


Cán bộ quản lý là những người đứng ra trực tiếp quản lý và chịu trách
nhiệm trước pháp luật các vấn đề liên quan đến rừng và quản lý rừng. Cán bộ
quản lý đại diện cho Nhà nước để đàm phán và làm việc với cộng đồng, nên đòi
hỏi họ cần có những kiến thức nhất định. Quản lý rừng địi hỏi cán bộ quản lý
phải có kiến thức về chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời Luật mơi
trường, chính sách, thể chế liên quan đến rừng cũng cần phải nắm rõ. Việc quản
lý rừng của cán bộ quả lý sau khi triển khai mơ hình quản lý rừng dựa vào cộng
đồng vừa giảm bớt gánh nặng, vừa đảm nhiệm nhiều trách nhiệm hơn. Qua các
khía cạnh nghiên cứu đánh giá, sẽ phần nào nhìn nhận đóng góp của cán bộ quản
lý, công tác quản lý của cán bộ quản lý, có cái nhìn chung nhất, nhận ra được
khía cạnh nào cịn yếu để khắc phục và nâng cao.


<i><b> Doanh nghi</b><b>ệp lâm nghiệp trực tiếp quản lý </b></i>


Trên địa bàn nghiên cứu sẽ có những sự tham gia đóng góp vào cơng tác quản
lý rừng của doanh nghiệp lâm nghiệp địa phương. Trong báo cáo của Viện Tài
nguyên Thế giới (WRI) về Khung chỉ số sáng kiến quản trị rừng (GFI) đã đưa ra 03
cấu phần quan trọng trong hoạt động quản trị rừng bao gồm Tác nhân, Quy tắc, và


<i>Thực tiễn. Tác nhân ở đây bao gồm các tổ chức và cá nhân có vai trị quan trọng </i>


trong việc quản lý và sử dụng rừng, chẳng hạn như cơ quan chính phủ, chính quyền
địa phương, các công ty, cộng đồng, phương tiện truyền thông, và tổ chức dân sự xã
hội [49]. Yếu tố đầu tiên cần cân nhắc khi đánh giá khả năng quản lý rừng là pháp
luật, tiếp đến là năng lực và thái độ của doanh nghiệp đối với công tác quản lý rừng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

62



phủ, bộ luật của Nhà nước. Nhắm đánh giá khả năng nắm luật và sự phát triển của
doanh nghiệp dưới hình thức quản lý rừng, đề tài tiến hành điều tra doanh nghiệp ở
các vấn đề liên quan đến pháp luât doanh nghiệp như sau:


- Kiến thức về chính sách và các quy định liên quan đến quản lý rừng dựa vào
cộng đồng (Luật Môi trường, luật Quản lý tài nguyên rừng,..)


- Tuân thủ Luật và chính sách, chủ trương quản lý rừng của Quốc gia


Công ty đang được giao quản lý và sử dụng tài nguyên rừng và đất đai theo
quy định của Nhà nước. Hiệu quả việc quản lý đất và tài nguyên rừng được thể hiện
thông qua năng lực của doanh nghiệp. Yếu tố đề tài đánh giá năng lực của doanh
nghiệp lâm nghiệp địa phương bao gồm:


- Kỹ năng quản lý rừng của doanh nghiệp


- Thời gian người đại diện tham gia quản lý doanh nghiệp


Để công việc quản lý tiến hành được thuận lợi và đạt tiêu chuẩn Nhà ước giao
phó, thái độ của doanh nghiệp về tố chức sản xuất, kinh doanh, phân bố sử dụng lao
động luôn cần được kiểm soát. Thái độ của doanh nghiệp đối với công việc là một
yếu tố để đề tài đánh giá năng lực quản lý rừng của doanh nghiệp.


- Mức độ trách nhiệm với công việc


- Mức độ tham gia vào hoạt động quản lý, kiểm kê, tuần tra bảo vệ rừng: Nhà
nước có những thông tư và nghị định hướng dẫn chi tiết về việc đi tuần tra và tham
gia kiểm kê, bảo vệ tài nguyên dất và rừng. Mức độ tham gia vào hoạt đọng quản lý,
tuần tra rừng được diễn biến liên tục, đi liền với đảm bảo theo sát rừng, góp phần


quản lý bền vững đất và tài nguyên rừng


<i><b>3.1.2. Văn hóa – xã hội </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

63


 <i><b>Văn hóa </b></i>


Văn hóa ở đây thể hiện ở các phương pháp chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng,
như dựa trên phong tục tập quán địa phương, áp dụng các phương pháp hiện đạihay
hình thức chăm sóc có sự kết hợp của cả 2 phương pháp.


Người dân nơi đây đa số đều đã gắn liền với rừng từ rất lâu đời, các phương
pháp canh tác chăm sóc truyền thống đã trở thành một phương pháp riêng, chính là
kinh nghiệm sẵn có của họ. Phương pháp truyền thống được đi vào nghiên cứu ở
các khía cạnh:


- Áp dụng phương thức quản lý truyền thống vào mơ hình quản lý rừng cộng
đồng hiện có


- Mức độ phù hợp của phong tục tập quán khu vực với quản lý rừng theo mơ
hình quản lý rừng cộng đồng


- Sự trợ giúp của các định chế, luật tục truyền thống trong cộng đồng vào quản
lý rừng


Tham gia mơ hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng, nhiều phương pháp chăm
sóc bảo vệ mới được đưa vào áp dụng thông qua các buổi tuyên truyền và mở lớp
đào tạo. Đánh giá chỉ số hiện đại bằng cách đánh giá các chỉ tiêu:



- Hiệu quả khi quản lý rừng theo cách thức hiện đại hoàn toàn


- Mức độ phù hợp của phương thức quản lý hiện đại đối với mơ hình quản lý
rừng cộng đồng


Với vốn kinh nghiệm sẵn có, người dân đúc kết và có thể kết hợp 2 phương
thức quản lý truyền thống và hiện đại, thấy được yếu tố nào nên thay thế bằng các
phương pháp hiện đại,hay phương pháp truyền thống hợp lý hơn, họ sẽ đúc kết và
bản thân đưa ra những sự kết hợp khác nhau.


- Hiệu quả đạt được khi áp dụng kết hợp 2 hình thức truyền thống và hiện đại
- Ứng dụng của sự kết hợp 2 phương thức truyền thống và hiện đại vào quản
lý rừng cộng đồng


- Vấn nạn khai thác gỗ trái phép
 <i><b>Mối quan hệ xã hội </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

64


thống nhất với nhau trong công tác bảo vệ và chăm sóc, phân chia lợi ích, quyền lợi
và hạn mức của mỗi bên. Sự nhất quán trong nối quan hệ xã hội được đánh giá bằng
cách phân tích từng mối quan hệ. Cụ thế:


- CBQL với cộng đồng: đánh giá thông qua Sự thống nhất quyền hạn giữa các
bên tham gia vào quản lý rừng


- Cộng đồng với người dân: Vấn đề tranh chấp giữa cộng đồng được giao
khoán rừng và người dân xung quanh


- Cộng đồng với cơng ty, doanh nghiệp địa phương: Mức độ đóng góphay tác


động vào việc quản lý rừng


- Giữa các đối tượng liên quan đến quản lý rừng: Sự biết rõ hỗ trợ vốn từ các
tổ chức, và Tranh chấp giữa các đối tượng liên quan đến vấn đề bảo vệ rừng


 <i><b>Vấn đề từ bên ngoài (dự án, doanh nghiệp, nhân công, cộng đồng cạnh </b></i>


<i><b>khu vực quản lý rừng nghiên cứu…) </b></i>


Doanh nghiệp địa phương hay sự tham gia của nhân công, cộng đồng quanh
khu vực được giao quản lý cho cộng đồng… sẽ được đưa vào đánh giá chỉ số văn
hóa xã hội. Để có cái nhìn tổng quan đánh giá tồn bộ mơ hình quản lý rừng dựa
vào cộng đồng, tác động từ các yếu tố bên ngoài là bắt buộc phải xác định. Mối
tương tác giữa các yếu tố bên ngoài và đối tượng tham gia quản lý trực tiếp được
đánh giá thông qua:


- Nguồn hỗ trợ vốn
- Mối liên hệ
- Thái độ


Các dự án hỗ trợ từ tổ chức, Nhà nước, doanh nghiệp là nguồn hỗ trợ vốn
chính dành cho mơ hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Nguồn vốn này đến được
tay cộng đồnghay không, là nguồn hỗ trợ rất lớn cho cộng đồng. Để đánh giá khía
cạnh đó, nghiên cứu tiến hành chi tiết chỉ số như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

65


- Hỗ trợ vay vốn khơng lãi suất đối với nguồn vốn cịn thiếu [28]: Hiện nay,
tùy từng khu vực nghiên cứu mà nguồn vốn rót về là nhiềuhay ít, có khu vực thì
cung cấp tồn bộ vốn giống cây trồng, và hỗ trợ vay vốn cho mua phân bón, thuê


nhân cơng lao động, nhưng ngược lại, có vùng khơng cịn nguồn vốn hỗ trợ, buộc
cộng đồng tham gia công tác quản lý rừng phải tự xoay hồi vốn từ giống cây trồng
đến hỗ trợ thu mua sau khai thác.


- Nguồn vốn hỗ trợ rót về đến cộng đồng được giao khoán rừng [22]: Nguồn
vốn từ dự án, Nhà nước, nguồn cung nói chung, sau khi tiến hành phân bổ, người
dân nhận được số vốn hồn tồn khơng?


- Thủ tục tiến hành vay vốn tại nguồn vay như ngân hàng, người cho vay:
Tiến hành quản lý rừng dựa vào cộng đồng, nguồn vốn là không thể thiếu cho bảo
vệ và phát triển rừng, tuy nhiên, thủ tục hành chính để ngời dân có thể vay vốn tại
các ngân hàng, hỗ trợ từ người cho vay có thể khơng dễ dàng, dẫn đến thiếu hụt
vốn, giảm khả năng chăm sóc và quản lý rừng của cộng đồng.


Quy trình quản lý rừng cộng đã có những tác động về măt xã hội (ví dụ như sự
gắn kết cộng đồng cao hơn, nhận thức về vai trò của cộng đồng trong quản lý và
bảo vệ rừng tăng lên và cách tổ chức tập thể).


- Người dân có ý thức hơn về quyền sở hữu tập thể, và trách nhiệm đối với
rừng được giao, cũng như các quyền theo luật định để ngăn ngừa sử dụng tài
nguyên bất hợp pháp từ bên ngoài.


- Dường như mối quan hệ của các cộng đồng với chính quyền địa phương
khơng có gì thay đổi từ khi có RCĐ.


- Các thu nhập có được thơng qua quản lý rừng cộng phần lớn từ việc bán lâm
sản ngoài gỗ. Việc phân phối thu nhập này, trong một số trường hợp công bằng hơn
so với trước khi rừng được giao.


- Mơ hình quản lý RCĐ khơng phải là khơng có sự bất công bằng. Một số


trường hợp đã được ghi nhận của cộng đồng về xung đột giữa bên có địa vị xã hội
cao hơn (lãnh đạo thơn) và bên có địa vị xã hội thấp (những người nghèo).


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

66


<i><b>3.1.3. Tự nhiên </b></i>


Chỉ số tự nhiên là những tài nguyên sẵn có tại khu vực nghiên cứu, về môi
trường tự nhiên, điều kiện môi trường, và biến đổi khí hậu. Bộ chỉ số gồm 17 chỉ số
<i>đã được xây dựng bao gồm các chỉ số đánh giá khả năng tiếp cận với nguồn tài </i>


<i>nguyên (gỗ nhiên liệu, gỗ thịt, thức ăn gia súc), tỷ lệ cháy rừng, quỹ cộng đồng, sự </i>


<i>tham gia của phụ nữ, sử dụng phân bón, số lượng cây xanh thuộc quỹ đất tư nhân, </i>
<i>điều kiện của rừng, đa dạng thực vật, động vật hoang dã, số vật nuôi bị động vật </i>
<i>hoang dã tấn công, cây xanh, sạt lở, và nguồn nước [52]. Quản lý rừng dựa vào </i>


cộng đồng bao gồm đảm bảo bảo vệ và phát triển những tài nguyên sẵn có, thực
hiện các công việc quản lý tài nguyên, bảo tồn sinh thái, kiểm sốt và hạn chế biến
đổi khí hậu tác động đến tài nguyên sẵn có.


<i><b> Tài </b><b>nguyên rừng tự có (Vốn rừng) </b></i>


Điều kiện tự nhiên, rừng nguyên sinh, môi trường đất, nước, sinh thái… tất cả
những tài nguyên sẵn có trong tự nhiên đều thuộc về tài nguyên sẵn có. Con người,
kinh tế, xã hội và mơi trường có mối quan hệ mật thiết đến nhau, những TN này
được đưa vào bộ chỉ số đánh giá mơ hình QLRCĐ để đảm bảo tính tổng quan, tất cả
các khía cạnh đều được đánh giá một cách cụ thể, có định tính.


Đi sâu vào nghiên cứu TN rừng tự có (vốn rừng), đề tài đánh giá cấu trúc


rừng, TN rừng nguyên sinh và cách thức quản lý rừng. Cấu trúc rừng vốn là quy
luật sắp xếp tổ hợp của các thành phần thực vật cấu tạo nên quần thể thực vật rừng.
Cấu trúc rừng này phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên, khi hậu khu vực nghiên cứu,
do đó, đề tài tiến hành đánh giá các tiêu chí sau đối với chỉ số cấu trúc rừng:


- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây gỗ lâu năm: TN rừng phụ
thuộc rất nhiều vào yeus tố môi trường, điều kiện tự nhiên khu vực tham gia vào dự
án, cây lâm nghiệp lấy gỗ là những cây lâu năm, điều kiện tự nhiên khí hậu tại khu
vực nghiên cứu qua hàng năm ln có biến động và cóhay khơng có tác động đến
cây rừng


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

67


- Sự phù hợp cấu trúc rừng cho việc bảo vệ và phát triển bền vững: Rừng tự
nhiên thường có cầu trúc cố định, thích nghi theo điều kiện và tự thích nghi, cấu
trúc rừng là phức tạphay dễ dàng quản lý, phù hợp với cách thức bảo vệ và phát
triển bền vững, vì vậy, cấu trúc rừng có tác động nhiều và là một yếu tố đánh giá
vấn đề quản lý và hiệu quả quản lý của khu vực.


Tài nguyên rừng tự có để bảo vệ và phát triển được là khá khó khắn, tùy khu
vực nghiên cứu mà mơ hình quản lý là khác nhau, tuy nhiên, hiệu quả quản lý sẽ
được thể hiện trong những tiêu chí dưới đây:


- Sự tiến bộ về diện tích che phủ rừng sau khi tiến hành mơ hình QLRCĐ:
Diện tích che phủ rừng sẽ thể hiện được độ phủ của cây rừng lên diện tích lãnh thổ
nghiên cứu, độ che phủ càng cao thể hiện cây rừng được bảo vệ phát triển tốt và
ngược lại.


- Khối lượng gỗ thu hoạch tính theo tuổi cây: Cây gỗ lâu năm sẽ đưuọc thu
hoạch theo 2 hình thức, hàng năm tỉa thưa và thu hoạch 1 khối. Khi tiến hành thu


hoạch theo tuổi cây, lượng thu hoạch sẽ ảnh hưởng đến sinh kế người dân, ví dụ,
khi thu hoạch theo năm sẽ ổn định sinh kế và vốn cây giống hơn cho cộng đồng
được giao khoán bảo vệ, so với thu hoạch 1 lượt, vì thời gian để thu hoạch được 1
lượt là quá lâu, trung bình là 8 năm.


- Hiện tượng chặt phá rừng: Hiện tượng chặt phá rừng sẽ ảnh hưởng ít nhiều
đến kinh tế người dân, và sự phát triển bền vững của rừng.


Đối với rừng nguyên sinh, việc bảo vệ rừng cây khó khăn hơn nữa,cây gỗ
trong rừng đều là cây gỗ lớn và lâu năm, đây là nguồn cung rất đắt giá đối với lâm
tặc. Do đó, nghiên cứu đánh giá việc quản lý rừng nguyên sinh là 1 chỉ tiêu, và đi
vào nghiên cứu về:


- Chất lượng tiến hành bảo vệ và phát triển rừng: Tùy từng khu vực mà TN
rừng nguyên sinh được giao cho hộ gia đình, cộng đồng, hoặc UBND trực tiếp quản
lý. Chất lượng tiến hành bảo vệ sẽ đánh giá hiệu quả quản lý rừng nguyên sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

68


tiến hành kiểm tra và giám sát rừng sẽ dược theo dõi thường xuyên và có hệ thống,
đảm bảo tính bền vững cho rừng nguyên sinh, và phát hiện sai trái kịp thời xử lý.


 <i><b>Môi trường tự nhiên </b></i>


Cây rừng luôn cần một điều kiện tự nhiên xung quanh tốt nhất về nước, khơng
khí, đất để phát triển toàn diện. Tác động trực tiếp đến sự phát triển của cây rừng và
rừng được giao, đề tài đưa ra các tiêu chí cho đánh giá TN môi trường tự nhiên
gồm: (1) TN nước – lượng nước cung cấp cho chăm sóc và phát triển rừng, sự hợp
lý trong sử dụng tài nguyên nước; (2) TN khơng khí - Điều kiện tự nhiên, khí hậu
<b>thuận lợi cho phát triển và bảo vệ rừng; (3) TN đất – độ phì đất. </b>



 <i><b>Biến đổi khí hậu </b></i>


Biến đổi khí hậu đang ngày càng gia tăng, trong những năm gần đây, biến đổi
khí hậu thường được đề cập tới là sự thay đổi khí hậu. Khu vực tiến hành nghiên
cứu là rừng cộng đồng cũng sẽ chịu những tác động từu biến đổi khí hậu, đi đến
đánh giá tác động của biến đổi khí hậu vào khu vực nghiên cứu dựa trên 3 tiêu chí:
(1) tần suất xuất hiện thiên tai; (2) cường độ thiên tai; (3) tác động của thiên tai đến
TN rừng – mức độ tác động của BĐKH đến TN rừng.


Đề tài nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số như một bức tranh đánh giá tổng thể về
rừng, quản lý rừng dựa vào cộng đông tại thời điểm hiện tại, đưa ra bộ khung chỉ số
đánh gía hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng, xác định tổng quan khu vực,
khía cạnh nào cịn yếu, khía cạnh nào cần củng cố và khía cạnh nào đã tốt.


Rất khó để xác định rõ ràng mối liên hệ nhân – quả (giữa mơ hình QLRCĐ và
tác động của nó về kinh tế, xã hội, hoặc môi trường), đặc biệt là khi chỉ dựa vào
cảm nhận, nhận thức của người được tham gia phỏng vấn, thảo luận. Những dữ liệu
này có thể theo cảm tính và khơng khách quan, nhưng nó miêu tả tình hình theo
cảm nhận và sự liên hệ của người dân địa phương. Những nhược điểm của một
nghiên cứu dựa trên cảm nhận đã được hạn chế


<i><b>3.2. Kết quả thí điểm bộ chỉ số đánh giá hiệu quả mơ hình quản lý rừng dựa </b></i>
<i><b>vào c</b><b>ộng đồng tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

69


Mơ hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng trên địa bàn huyện Văn Chấn tỉnh
Yên Bái sau khi được triển khai đã đem lại những lợi ích và cũng có những hạn chế
về kinh tế, xã hội, môi trường và con người. Số liệu phân tích các yếu tổ được xác


định bằng cách phỏng vấn bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý,
doanh nghiệp và cộng đồng trong và cạnh khu vực nghiên cứu thông qua bảng hỏi.


Áp dụng bộ chỉ số trên địa bàn huyện Văn Chấn, từ những thông tin thu thập
được qua phỏng vấn, tiến hành tính tốn điểm trung bình đánh giá khả năng quản lý
rừng của khu vực huyện Văn Chấn, số liệu đánh giá và tổng hợp được thể hiện qua
số liệu và xác định được như sau:


<b>B<sub>ảng 3.3: Tổng hợp điểm số bộ chỉ số tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yến Bái </sub></b>
<b>Chỉ số </b> <b>Con ngƣời </b> <b>Xã hội </b> <b>Tự nhiên </b> <b>Trung bình </b>


Tổng 3,68 3,45 4,06 3,73


Lâm trường Văn Chấn 3,57 3,27 3,95 3,60


Lâm trường Ngòi Lao 3,79 3,64 4,16 3,86


Các biểu đồ sẽ được sử dụng để trình bày kết quả đánh giá khả năng quản lý
rừng cộng đồng, biểu đồ sẽ thể hiện thông qua điểm số tương ứng với các chỉ số
riêng biệt, xét trên 2 vùng lâm trường nghiên cứu và giá tri trung bình của 2 khu
vực.


<b>Hình 3.1: Kết quả đánh giá mơ hình QLRCĐ áp dụng bộ chỉ số </b>
0


1
2
3
4
5



Con người


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

70


Qua bảng phân tích chỉ số tổng quan trên, thì mặt bằng chung hiệu quả quản lý
rừng đối với mơ hình QLRCĐ tại 2 lâm trường nghiên cứu huyện Văn Chấn đều có
khả năng và đạt mức cao (3,73); với 3 chỉ tiêu đưa vào để đánh giá hiệu quả mơ
hình QLRCĐ, có thể nhận thấy yếu tố xã hội là khía cạnh cịn yếu trong q trình
triển khai mơ hình (trung bình 3,45) và khía cạnh tự nhiên được đánh giá cao nhất
(với điểm số trung bình 4,06). Từ đó, cần chú ý hơn trong các khía cạnh liên quan
đến vấn đề xã hội để cải thiện và nâng cao khả năng quản lý rừng tại khu vực.


<i><b>3.2.1.1.1. Con người </b></i>


Sau q trình tính tốn, điểm trung bình yếu tố con người của toàn bộ khu vực
nghiên cứu là 3,68, đạt mức cao so với thang đánh giá đưa ra (Bảng 3.3). Mức điểm
của các tham số thành phần bao gồm cán bộ quản lý 3,63 điểm, cộng đồng là 3,77
điểm, và yếu tố doanh nghiệp 3,63 điểm ; có thể nhận thấy mức điểm của 3 yếu tố
khá ngang nhau, cho thấy chỉ số con người của 3 yếu tố đánh giá là tương đối cân
bằng. Yếu tố cộng đồng là cao hơn so vớihai tham số còn lại (0,14 điểm).


<b>Bảng 3.4: Chỉ số con ngƣời tại điểm nghiên cứu huyện Văn Chấn, tỉnh </b>
<b>Yên Bái </b>


<b>Trung bình </b> <b>Lâm trƣờng </b>
<b>Văn Chấn </b>


<b>Lâm trƣờng </b>
<b>Ngòi Lao </b>



Cán bộ quản lý 3,63 3,68 3,58


Cộng đồng 3,77 3,69 3,85


Doanh nghiệp
địa phương


3,63 3,67 3,75


Trung bình 3.68 3.68 3.68


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

71


<b>Hình 3.2 : Yếu tố con ngƣời trong đánh giá tổng quan khu vực </b>


<i><b>a. Cán bộ quản lý </b></i>


Đi vào đánh giá chi tiết yếu tố cán bộ quản lý. Ta có bảng thống kê điểm số tại
khu vực nghiên cứu trên địa bàn huyện Văn Chấn như sau :


<b>Bảng 3.5 : Điểm số cán bộ quản lý tại khu vực huyện Văn Chấn </b>


<b>Trung bình </b> <b>Lâm trƣờng </b>


<b>Văn Chấn </b> <b>Lâm trƣờng Ngòi Lao </b>


Kiến thức 4,07 3,83 4,30


Pháp luật 3,70 4,00 3,40



Kỹ năng 3,63 3,30 3,97


Thái độ 4,17 4,00 4,33


Lợi ích 3,09 3,25 2,92


Nghiên cứu chỉ số cán bộ quản lý, đề tài tiến hành đánh giá dựa trên 5 tiêu
chí : kiến thức, pháp luật, kỹ năng, thái độ, và lợi ích. Hình 2.4.1.c thể hiện yếu tố
lợi ích của cán bộ cịn thấp (3,09 điểm) so với 5 yếu tố còn lại, phải chăng vì lợi ích
đạt được là khơng cao nên việc trau dồi kỹ năng chưa được cải thiện (kỹ năng đạt
3,63 điểm). Đây là 2 yếu tố thấp nhất trong bộ 5 chỉ số đưa vào đánh giá để có cái
nhìn tổng quan về khả năng quản lý của cán bộ quản lý. Yếu tố kiến thức (4,07


0
1
2
3
4
5


Cán bộ quản lý


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

72


điểm), pháp luật (3,70 điểm), thái độ (4.17 điểm), 3 yếu tố này đều đạt mức cao so
với thang xếp hạng chỉ số (bảng 3.3). Để tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ quản lý
thực hiện công việc, khía cạnh lợi ích cần đặt lên hàng đầu, trong xã hội hiện đại,
lợi ích là 1 yếu tố chi phối con người, để có thể nâng khả năng quản lý, địi hỏi cần
có 1 lợi ích phù hợp. Thái độ và kiến thức của cán bộ quản lý là tốt, tuy nhiên lợi


ích họ đạt được không xứng đáng, đồng thời kỹ năng quản lý cũng chưa tốt, cần học
hỏi thêm để phát triển.


<b>Hình <sub>3.3: Giá trị trung bình chỉ số cán bộ quản lý </sub></b>


Nhìn chung, tổng quan 5 yếu tố pháp luật, kiến thức, kỹ năng, thái độ, lợi ích
thì CBQL đạt 3,63 điểm, đạt mức cao đối với đánh giá khả năng quản lý của cán bộ
quản lý tại khu vực . Điều tra thực tế cho thấy, yếu tố lợi ích dù cịn yếu, nhưng cán
bộ quản lý vẫn tâm huyết với nghề, thái độ tham gia và hưởng ứng cơng việc tích
cực. Người dân cần CBQL để thông qua luật pháp, cán bộ quản lý là mấu chốt, mối
liên hệ giữa người dân và doanh nghiệp, điểm số trung bình của cán bộ quản lý hiện
tại là 3,63, là khá cao, nên đây là 1 chỉ số rất quan trọng, cần được phát huy để đảm
bảo quyền lợi tối đa cho cán bộ quản lý.


<i><b>b. Cộng đồng </b></i>


Nhận thức của cộng đồng đang ngày càng được cải thiện về cả trình độ, kiến
thức, chun mơn, tuy nhiên, suy nghĩ lạc hậu cùng phong tục truyền thống đã làm


0
1
2
3
4
5
Kiến thức


Pháp luật


Kỹ năng


Thái độ


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

73


giảm mức tiếp cận của cộng đồng đối với các vấn đề liên quan đến rừng và quản lý,
bảo vệ rừng.


Qua số liệu thống kê được, kiến thức của cộng đồng đạt 3,91 ; pháp luật 3,61 ;
kỹ năng 4,13 ; thái độ 3,62 ; sinh kế 3,53 ; trung bình 5 chỉ tiêu đạt điểm số 3,77 - ở
mức cao.


<b>Bảng 3.6 : Điểm số cộng đồng tại khu vực huyện Văn Chấn </b>
<b>Trung bình </b> <b><sub>Lâm trƣờng </sub></b>


<b>Văn Chấn </b>


<b>Lâm trƣờng </b>
<b>Ngòi Lao </b>


Kiến thức 3,95 3,84 4,1


Pháp luật 3,61 3,43 3,79


Kỹ năng 4,13 4,07 4,19


Thái độ 3,62 3,61 3,64


Lợi ích 3,53 3,48 3,57


Hình phân tích chi tiết được thể hiện như sau :



<b>Hình 3.4 <sub>: Chỉ số cộng đồng tại khu vực huyện Văn Chấn </sub></b>


Qua biểu đồ, yếu tố sinh kế là thấp nhất (3,53 điểm), tương tự như với cán bộ
quản lý, yếu tố lợi ích là còn thấp, chưa được quan tâm nhiều so với quyền lợi được
hưởng của họ; yếu tố kỹ năng là cao nhất (4,13 điểm). Yếu tố sinh kế, thái độ và
pháp luật là tương đối ngang nhau, yếu tố kiến thức và kỹ năng quản lý là cao hơn


3.95


3.61


4.13
3.62


3.53


0
1
2
3
4
5
Kiến thức


Pháp luật


Kỹ năng
Thái độ



</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

74


(kiến thức đạt 3,95, kỹ năng đạt 4,13). Ngược lại với cán bộ quản lý, kỹ năng của
cán bộ quản lý nằm trong tốp thấp và cần được nâng cao, thì đối với cộng đồng, yếu
tố này là cao nhất, kéo những chỉ số khác lên để có 1 sự so sánh cân bằng và tổng
quan giữa cộng đồng và cán bộ quản lý, doanh nghiệp địa phương. Điều này chứng
tỏ cán bộ quản lý sẽ có những khía cạnh cần học hỏi thêm từ cộng đồng, và cũng có
những chỉ số khác, cộng đồng sẽ trau dồi nhờ kiến thức của cán bộ quản lý (kiến
thức cán bộ quản lý đạt 4,07 điểm).


Cộng đồng cũng tham gia trong việc tuần tra bảo vệ rừng, kết hợp cùng cán bộ
kiểm lâm, thường xuyên đi khảo sát tình hình, tuần tra định kỳ nhiều, trung bình 2
lần 1 tháng. Đối với giao rừng và khoán rừng, việc tuần tra là khác nhau đối với mỗi
nhóm, chỉ có người trong nhóm mới được tham gia.


Công việc quản lý rừng đem lại việc làm cho các lao động ngành mộc, lao
động tham gia chăm sóc bảo vệ trực tiếp cho rừng. Với những hộ nhận khoán nhiều,
cần thuê thêm lao động, người dân nơi đây với kinh nghiệm và kỹ năng chăm sóc
cây, dễ dàng có thêm cơng việc, có cơ hội để tăng thêm thu nhập cho họ.


<i><b>c. Doanh nghiệp lâm nghiệp trực tiếp quản lý </b></i>


Đề tài nghiên cứu khả năng quản lý rừng dựa trên mơ hình quản lý rừng cộng
đồng tại 2 lâm trường thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Doanh nghiệp trực tiếp
quản lý mà mơ hình nghiên cứu là Cơng ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ngịi Lao, và
Cơng ty lâm trường Văn Chấn. Tiến hành phỏng vấn 2 doanh nghiệp, số liệu tổng
kết được thống kê trong bảng 2.4.1.b


<b>Bảng 3.7: Điểm số doanh nghiệp tại khu vực huyện Văn Chấn </b>



<b>Trung bình </b> <b>Lâm trƣờng </b>
<b>Văn Chấn </b>


<b>Lâm trƣờng </b>
<b>Ngòi Lao </b>


Pháp luật 4,00 3,50 4,50


Năng lực 3,50 4,00 3,50


Thái độ 3,38 3,50 3,25


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

75


triển tốt và toàn diện, cũng như quản lý rừng hiệu quả nhất, yếu tố này cần được
khắc phục.


<b>Hình 3.5 : Kết quả đo chỉ số doanh nghiệp địa phƣơng </b>


Dựa vào số liệu tính tốn và phân tích được, có thể thấy dưới sự lãnh đạo của
Ban giám đốc cùng đội ngũ cán bộ quản lý, vấn đề quản lý rừng được đảm bảo thực
hiện đúng Tiêu chuẩn ( 3,63 điểm). Tuy năng lực quản lý chung và thái độ làm việc
còn chưa tốt, nhưng kiến thức về pháp luật của doanh nghiệp là khá chắc chắn (4,00
điểm), điều này giúp dẫn dắt người lao động đi theo đúng con đường pháp luật hơn
khi yếu tố pháp luật của CBQL và cộng đồng đều còn yếu. Mặt khác, doanh nghiệp
năm chắc luật, nhưng thái độ thi hành luật chưa tốt, năng lực không đủ, 2 yếu tố này
kết hợp sẽ dễ dẫn đến tình trạng lạm pháp, lợi dụng pháp luật.


<i><b>3.2.1.1.2. Xã hội </b></i>



Số liệu thống kê cho chỉ số văn háo – xã hội được thể hiện trong bảng 2.4.2.
Ta nhận thấy, các mối quan hệ xã hội là yếu tố được quan tâm hàng đầu, đầu tư khía
cạnh này là đáng được ghi nhận (3,83 điểm), tuy nhiên tác động từ các yếu tố bên
ngoài như dự án, nhân công…không cao (2,92 điểm).


0
1
2
3
4
5
Pháp luật


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

76


<b>Bảng 3.8: Chỉ số văn hóa – xã hội khu vực huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái </b>


<b>Chỉ số </b> <b>Trung bình </b> <b>Lâm trƣờng </b>


<b>Văn Chấn </b>


<b>Lâm trƣờng </b>
<b>Ngịi Lao </b>


Văn hóa – xã hội 3,61 3,78 3,74


Mối quan hệ xã hội 3,83 3,50 4,37


Vấn đề bên ngồi
(dự án, nhân cơng,


người dân…)


2,92 2,77 3,07


Trung bình 3,45 3,27 3,64


<b>Hình 3.6: Kết quả chỉ số văn hóa – xã hội </b>


Sự phối hợp giữa các yếu tố văn hóa – xã hội, mối quan hệ gữa các đối tượng
liên quan và vấn đề từ bên ngoài tạo chỉ số văn hóa – xã hội. Yếu tố này là quan
trọng đối với vấn đề quản lý rừng để đạt hiệu quả cao. Nghiên cứu tiến hành đánh
giá và phân tích chỉ số này, ta nhận thấy yếu tố vấn đề từ bên ngoài là cần lưu ý và
quan tâm hơn nữa ( đạt điểm số thấp nhất, 2,92 điểm). Kết hợp phối hợp từ những
kỹ thuật chăm sóc truyền thống và hiện đại, cùng sự hòa hợp trong mối quan hệ
giữa các bên liên quan đến vấn đề quản lý, và tác động của các vấn đề bên ngoài, đã
tạo nên điểm số khá tốt cho chỉ số này (3,45 điểm). Mối quan hệ hịa hợp dẫn đến


0
1
2
3
4
5
Văn hóa


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

77


việc quản lý rừng được thống nhất, kết hợp cùng giải quyết vấn đề, cùng phát triển
và cùng đi lên.



<i><b>a. Văn hóa </b></i>


Vấn đề văn hóa đánh giá dựa trên văn hóa truyền thống, văn hóa hiện dại và
áp dụng kết hợp các 2 nền văn hóa.


<b>Hình 3.7 <sub>: Chỉ số văn hóa tại khu vực nghiên cứu </sub></b>


Đối với yếu tố văn hóa – xã hội, áp dụng văn hóa truyền thống, văn hóa hiện
đại, và kết hợp 2 nền văn hóa được đưa vào đánh giá. Hình 2.4.2.c thể hiện việc áp
dụng cách thức hiện đại vào quản lý rừng cho hiệu quả cao nhất (3,94 điểm), và
thấp nhất là khi áp dụng riêng cách thức truyền thống (3,42 điểm). Cho thấy sự cập
nhật kiến thức và cải cách phương thức đã đem lại hiệu quả đáng kể cho phát triển
khu vực.


<i><b>b. Mối quan hệ xã hội </b></i>


3.42


3.94
3.48


0
1
2
3
4
5


Truyền thống



Hiện đại
Kết hợp truyền thống


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

78


<b>Hình 3.8 : Mối quan hệ xã hội tại huyện Văn Chấn </b>


Qua số liệu điều tra cho thấy mối quan hệ này là tương đối tốt (3,83 điểm),
khơng có tranh chấphay mâu thuẫn lớn xảy ra khi cùng nhau phối hợp thực hiện
công tác quản lý. Mối quanh hệ xã hội được đánh giá dựa trên 3 yếu tố con người là
cộng đồng, cán bộ quản lý và doanh nghiệp địa phương. Đối với các mối quan hệ,
mối quan hệ giữa cộng đồng và cán bộ quản lý là quan trọng nhất, đây là những
người trực tiếp tham gia vào quản lý rừng, vận hành, bảo vệ và phát triển rừng, yếu
tố này đạt trung bình 4 điểm, lâm trường Văn Chấn đạt 3,5 điểm, và lâm trường
Ngòi Lao là 4,5 điểm.


<i><b>c. Vấn đề từ bên ngoài </b></i>


0
1
2
3
4
5


CBQL và cộng đồng


Cộng đồng và doanh
nghiệp địa phương
Giữa tất cả các đối



</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

79


<b>Hình 3.9: Chỉ số tác động từ bên ngoài tại huyện Văn Chấn </b>


Vấn đề từ bên ngoài là các yếu tố tác động từ dự án, nguồn nhân công, doanh
nghiệp đối tác, thị trường… Vấn đề bên ngồi đạt điểm số trung bình là 2,92, đạt
mức thấp trong thang xếp hạng tham số (bảng 3.3). Trong đố, vấn đề mối liên
hệhay tương tác của các đối tác với việc quản lý rừng là thấp (2,5 điểm), và đáng
ghi nhận là nguồn vốn đầu tư (3,03 điểm), so với các yếu tố khác và vơi sthang xếp
loại tham số, điểm số này đạt mức trung bình khá, nhưng nguồn vốn dành cho vấn
đề quản lý rừng càng cao càng đáng được ghi nhận. Người dân không thể tự kêu gọi
hỗ trợ vốn, khi tiến hành vay vốn thì khả năng để giả hết vốn vay lên đến hàng chục
năm , khi tiến hành khai thác, như vậy, lãi suất phải chi trả cho khoản vay vốn là 1
khoản đáng kể.


3.03


2.5
3.22


0
1
2
3
4
5


Nguồn hỗ trợ



</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

80


<i><b>3.2.1.1.3. Tự nhiên </b></i>


<b>Hình 3.10 : Chỉ số mơi trƣờng tại huyện Văn Chấn </b>


Số liệu đánh giá thông qua bộ chỉ số cho thấy, yếu tố môi trường là cao nhất,
mơi trường đất, nước và khơng khí phù hợp cho sự phát triển của cây lâm nghiệp
nơi đây (quế, thông, bạch đàn, keo), đạt 4,34 điểm, và yếu tố biến đổi khí hậu có
điểm số thấp nhất, 3,78 điểm, tuy nhiên, so với thang xếp hạng tham số (bảng 3.3)
thì yếu tố này vẫn đạt mức cao, như vậy sự tác động của thiên tai nói riêng, và biến
đổi khí hậu nói chung là khơng đáng kể. Qua phân tích các yếu tố thuộc chỉ số mơi
trường, có thể thấy ở đâu rừng được giao cho dân, cho cộng đồng và gắn với lợi ích
thiết thực của dân thì ở đó rừng được bảo vệ tốt hơn. Độ che phủ rừng đã tăng lên
qua các năm (phụ lục).


Với rừng nguyên sinh, vốn cây sẵn có trong khu vực để bảo vệ và phát triển
bền vững chiếm tỷ lệ lớn. Người dân được giao khoán bảo vệ rừng được hỗ trợ các
nguồn vốn từ dự án, được phép thu hoạch theo quy định, quy chế của Nhà nước.
Nhờ vậy, hiện tượng chặt phá rừng đã giảm so với thời kỳ trước. Điểm số của yêú
tố này tại cả 2 lâm trường nghiên cứu đều đạt 4,06, là điểm số khá cao.


Thể hiện qua hình 2.4.3, thiên tai khu vực cịn diễn ra, nhưng khơng đáng kể,
TN rừng, đất, nước, khơng khí hịa vào nhau tạo nên một tổng thể môi trường khá
tốt cho sự phát triển của cây lâm nghiệp (4,34 điểm), nên tác động của biến đổi khí


4.06


4.34
3.78



0
1
2
3
4
5
Vốn rừng


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

81


hậu đến rừng là không đáng kể cho rừng phát triển bền vững, điều này giúp từng
bước đẩy mạnh công tác quản lý và bảo vệ rừng. Tại khu vực nghiên cứu, hiện
tượng thiên tai xuất hiện do biến đổi khí hậu gồm : Lốc xốy, bão lũ, cháy rừng.
Tần suất xuất hiện đã giảm so với trước đây, với vùng lâm nghiệp nghiên cứu,
thường từ 1- 2 năm, sẽ xảy ra thiên tai 1 lần. Năm 2017 có hiện tượng là mưa lớn, lũ
quét. Năm 2010 xảy ra bão lớn gây thiệt hại vê cây trồng là tương đối lớn, đó là
năm cây cịn nhỏ và sức chống chịu còn thấp, bão lớn khiến cho cây đổ, may khơng
có thiệt hại về người.


<b>Hình 3.11 <sub>: Yếu tố biến đổi khí hậu </sub></b>


Nhìn chung, trước đây dân số ít, nhu cầu sinh kế của người dân chưa lớn, chưa
đa dạng vì thế nguồn tài nguyên rừng về cơ bản có thể đáp ứng được. Bên cạnh đó,
trong các cộng đồng dân tộc thiểu số việc quản lý tài nguyên rừng có sự trợ giúp
đắc lực của các định chế, luật tục truyền thống trong cộng đồng và trong một thời
gian dài trước đây chúng đã phát huy hiệu quả tốt do vậy mà tài nguyên rừng được
bảo vệ một cách tương đối tốt.


Hiện nay, nhu cầu của người dân tăng cao, sự phát triển mạnh về dân số, vấn


đề di dân tự do, khai phá đất rừng trồng cây công nghiệp đã làm suy giảm cả về số
lượng và chất lượng tài ngun rừng. Chính điều đó đã ảnh hưởng nghiêm trọng


0
1
2
3
4
5
Tần suất


Cường độ
Tác động đến tài


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

82


đến môi trường sống, các tác dụng có lợi khác của tài nguyên rừng và ảnh hưởng
nghiêm trọng đến nhận thức, cách đối xử của người dân với tài nguyên rừng.


Có thể nhận thấy một số nguyên nhân cơ bản tác động làm suy giảm tài
nguyên rừng về số lượng và chất lượng: Nhiều diện tích rừng bị phá để lấy đất canh
tác ; đất canh tác nương rẫy chưa được quy hoạch sử dụng triệt để và chưa đúng
mục đích ; vấn nạn khai thác gỗ, săn bắn trái phép vẫn đang diễn ra; diện tích rừng
qua khai thác chưa được tái đầu tư đúng mức để phục hồi, nuôi dưỡng một cách đầy
đủ và đúng qui trình kỹ thuật;


Người dân chưa thật sự tham gia,hay chưa tham gia đầy đủ vào tiến trình giao
đất giao rừng, do hạn chế về dân trí, do triển khai quá vội, do thiếu cán bộ có kỹ
năng tiếp cận với dân ...



Nhiều vấn đề về chính sách chưa được thống nhất như: đối tượng rừng giao
cho cho cộng đồng, điều kiện cộng đồng được giao đất giao rừng; thời hạn, hạn mức
giao; tỷ lệ hưởng lợi, trong khi sản phẩm từ rừng bán rất ít. Hỗ trợ dân sau khi giao
đất giao rừng gồm rất nhiều nội dung, có làm như đã trình bày ở trên nhưng chưa
đáp ứng được yêu cầu để cộng đồng có đủ điều kiện quản lý bảo vệ rừng, xây dựng
và sử dụng rừng có hiệu quả.


Một số quy trình kỹ thuật, quy chế của Nhà nước chỉ phù hợp với các doanh
nghiệp, không áp dụng được đối với cộng đồng ví dụ phương pháp đo đếm, đánh
giá tài nguyên; quy trình lâm sinh; quy trình, quy chế khai thác gỗ (đường kính tối
thiểu khai thác quá lớn, luân kỳ khai thác quá dài, tiêu chuẩn rừng đưa vào khai thác
cao...). Tổ chức và đội ngũ cán bộ địa phương chưa đáp ứng được cả về số lượng và
chất lượng, đặc biệt là lâm nghiệp xã và khuyến lâm.


<i><b>3.2.1.2. Kết quả tạihai lâm trường nghiên cứu </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

83


<b>Hình 3.12: K<sub>ết quả bộ chỉ số áp dụng tại 2 lâm trƣờng </sub></b>


Hình trên thể hiện kết quả đánh giá khả năng quản lý rừng dựa trên mô hình
QLRCĐ tạihai khu vực lâm trường nghiên cứu, hình 2.3.2 cho thấy điểm số các chỉ
số của lâm trường Văn Chấn đều thấp hơn tại lâm trường Ngòi Lao. Nhìn chung,
khả năng quản lý rừng củahai khu vực được đánh giá là tương đương nhau, đều đạt
mức cao, điểm số chênh lệch là không nhiều, trung bình điểm số quản lý của lâm
trường Văn Chấn (3,60) thấp hơn lâm trường Ngòi Lao (3,86) , chênh lệch 0,26 là
không đáng kể. Điểm số cao hơn thể hiện khả năng quản lý tốt hơn và ngược lại.
Ngoài đánh giá sơ bộ giữa các khu vực, Hình cịn thể hiện và so sánh rõ ràng giữa
các yếu tố với nhau, yếu tố con người, yếu tố tự nhiên, yếu tố xã hội. 3 yếu tố đánh
giá của lâm trường Văn Chấn đều thấp hơn lâm trường Ngòi Lao. Như vậy, để đạt


được kết quả tốt nhất, lâm trường Văn Chấn cần học hỏi và nâng cao về nhận thức
và kiến thức để có thể quản lý rừng phát triển bền vững.


0
1
2
3
4
5


Con người


Xã hội
Tự nhiên


Văn Chấn


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

84


<i><b>3.2.1.2.1. Con người (nguồn nhân lực) </b></i>


<b>Hình 3.13 : Yếu tố con ngƣời tại 2 khu vực nghiên cứu </b>


Đánh giá chi tiết yếu tố con người tại hai điểm nghiên cứu là lâm trường Văn
Chấn và lâm trường Ngòi Lao, tại cả 2 lâm trường yếu tố cộng đồng đều đạt điểm
số cao nhất. Cho thấy đối với nghề, cộng đồng là những người trực tiếp tham gia
vào quản lý rừng, đạt được những hiệu quả công việc cao nhất, khả năng quản lý
rừng là tốt nhất . Qua biểu đồ, ta có thể nhận thấy rất rõ ràng đối với 3 tham số con
người mà đề tài đưa vào nghiên cứu, chỉ số cán bộ quản lý tại lâm trường Ngòi Lao
là thấp nhất, đạt 3,58 điểm. So với thang đo tham số, 3,58 vẫn đạt ở mức cao, tuy


nhiên, đánh giá giữa 3 yếu tố, đây là chỉ số đáng được quan tâm nhất. Tại sao có sự
thấp hơn như vậy ? có thể thấy được sự thống nhất, và khả năng quản lý của cán bộ
quản lý là chưa đạt hiệu quả tốt nhất, tâm huyết với nghề không cao bằng cộng đồng
và doanh nghiệp địa phương. Doanh nghiệp và cộng đồng tại điểm nghiên cứu có
điểm số cao hơn, cho thấy khả năng quản lý và làm việc của mình tốt hơn. Giá trị
trung bình của khía cạnh con người tại 2 lâm trường là bằng nhau (3,68 điểm), điểm
trung bình ngang nhau, tuy nhiên, đánh giá chi tiếu các yếu tố làm nên chỉ số này, sẽ
nhận thấy có sự chênh lệch là đáng kể giữa các yếu tố. Tại lâm trường Ngòi Lao,
điểm số của yếu tố cộng đồng là cao nhất (3,85 điểm), trong khi đó yếu tố quản lý
chỉ đạt 3,58 điểm ( chênh nhau 0,27 điểm). Như vậy, để có thể đạt khả năng quản lý
đồng đều, yếu tố cán bộ quản lý cần được nâng cao năng lực và kỹ năng quản lý, là


0
1
2
3
4
5


Cán bộ quản lý


Cộng đồng
Doanh nghiệp địa phương


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

85


người trực tiếp làm việc với cộng đồng và với rừng, là mối liên kết giữa 2 yếu tố
cộng đồng và doanh nghiệp địa phương, nhưng khả năng chưa đủ so với điều kiện
cần đạt được. Cộng đồng là những người có điểm số cao nhất, điều này cần được
phát huy và bảo vệ. Tại lâm trường Văn Chấn, 3 tham số Cán bộ quản lý, cộng đồng


và doanh nghiệp địa phương đều đạt điểm số ở mức cao, và khá ngang nhau (trong
đó, cán bộ quản lý đạt 3,68 điểm, cộng đồng đạt 3,69 điểm, và doanh nghiệp địa
phương đạt 3,67 điểm), có 1 sự đồng đều và hòa quyện, rất thống nhất về khả năng
quản lý. Doanh nghiệp địa phương là người hộ trợ, luôn đồng hành bên cạnh cán bộ
quản lý và cộng đồng, chỉ số này tại 2 khu vực nghiên cứu đều đạt mức cao, điểm
số trung bình so với 2 yếu tố cộng đồng và cán bộ quản lý, tạo nên 1 bộ khung
doanh nghiệp, cán bộ, cộng đồng vững chắc.


<i><b>a. Cán bộ quản lý </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

86


<b>Hình 3.14 : Chỉ số cán bộ quản lý tại 2 lâm trƣờng nghiên cứu </b>


<b>Hình 3.15 <sub>: Yếu tố kiến thức thuộc chỉ số cán bộ quản lý </sub></b>


Điểm số đạt được với các tiêu chí đánh giá kiến thức cán bộ quản lý của lâm
trường Văn Chấn đều thấp hơn của lâm trường Ngịi Lao, tuy nhiên khơng đáng kể
và đều đạt mức cao, thậm chí rất tốt. Cán bộ quản lý được tập huấn và cập nhật các
kiến thức về quản lý rừng dựa trên mơ hình QLRCĐ một cách thường xun, theo
số liệu thống kê và điều tra, cán bộ quản lý đươc đào tạo 1-2 năm 1 lần, yếu tố này


0
1
2
3
4
5
Kiến thức



Pháp luật


Kỹ năng
Thái độ


Lợi ích


LT Văn Chấn


LT Ngòi Lao


4


4
3.5


4.06


5
3.84


0
1
2
3
4
5


Nắm bắt luật



Tập huấn
Chuyên môn


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

87


đạt được 4,5 điểm, là rất tốt, cho thấy ý thức cập nhật thông tin của cán bộ quản ý là
rất tốt. Kiến thức của cán bộ quản lý về chính sách và các quy định liên quan đến
quản lý rừng đạt 4,03 điểm (lâm trường Văn Chấn 4 điểm, lâm trường Ngòi Lao
4,06 điểm), cho thấy khả năng nắm luật và hiểu biết của cán bọ quản lý là tốt, việc
thực thi và tiến hành luật sẽ được đánh giá nghiêm khắc hơn. Kiến thức chuyên môn
liên quan đến rừng và bảo vệ rừng của cán bộ quản lý đạt 3,67 điểm, là một điểm số
cao so với thang đo điểm ; lâm trường Văn Chấn đạt 3,5 điểm, và lâm trường Ngòi
Lao 3,84 điểm. Các điểm số của tham số kiến thức tạihai khu vực đều đạt mức cao,
thể hiện nền kiến thức về quản lý của cán bộ quản lý là tốt và cần được duy trì.


<b>Hình 3.16 : Yếu tố pháp luật thuộc chỉ số cán bộ quản lý </b>


Trung bình, yếu tố pháp luật của lâm trường Văn Chấn (4 điểm) cao hơn hẳn
lâm trường Ngòi Lao (3,4 điểm). Pháp luật đối với cán bộ quản lý tại lâm trường
Văn Chấn đạt mức cao, nhưng Ngòi Lao, cán bộ quản lý đạt mức trung bình. Xét
yếu tố pháp luật gồm các khía cạnh mức độ thi hành luật, pháp luật quy định về
quyền lợi hưởng đối với cán bộ quản lý. Đối với 3 yếu tố này, tại lâm trường Văn
Chấn, cả 3 đều đạt 4 điểm, thuộc loại cao trong bảng xếp hạng tham số, cho thấy sự
am hiểu về pháp luật và quyền lợi của mình, việc thi hành luật pháp rất được quan
tâm và chú ý. Tại lâm trường Ngòi Lao, quyền lợi đạt được là 4 điểm, đạt mức cao


4


3.3
4



3.2


3.7
4


0
1
2
3
4
5


Tuân thủ luật


Pháp luật về quyền lợi hưởng
Mức độ thi hành luật


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

88


nhưng việc tn thủ và thi hành luật có những khía cạnh chưa nghiêm túc, dẫn đến
tình trạng làm giả hưởng thật.


<b>Hình 3.17 : Yếu tố kỹ năng thuộc chỉ số cán bộ quản lý </b>


Kỹ năng quản lý của cán bộ quản lý là khá (trung bình đạt 3,63 điểm) , việc tổ
chức định kỳ đánh giá thực hiện công việc không được thường xuyên, thường là từ
1-2 năm 1 lần. Đánh giá về kỹ năng quản lý, đề tài chú trọng vào đánh giá về kỹ
năng quản lý rừng và kỹ năng xử lý tranh chấp, theo số liệu thống kê, các chỉ số tại
lâm trường Văn Chấn thấp hơn lâm trường Ngòi Lao, tổ chức định kỳ đánh giá


không thường xuyên. Đối với cán bộ quản lý, chỉ số kỹ năng là cần được trau dồi và
liên tục, tuy nhiên, chỉ số này được đánh giá là khá, để có thể phát triển và nâng cao
khả năng quản lý, yếu tố này cần được cải thiện và phát huy.


3.2


3.7
3


3.6


4.3
4


0
1
2
3
4
5


QLR


Xử lý tranh chấp
Tổ chức đánh giá chất lượng


cơng việc


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

89



<b>Hình 3.18: Yếu tố thái độ thuộc chỉ số cán bộ quản lý </b>


Thái độ với công việc của cán bộ quản lý được đánh giá là cao nhất (đạt 4,17
điểm), gần chạm ngưỡng xuất sắc. Các yếu tố nghiên cứu về thái độ của cán bộ
quản lý đều cao thể hiện tinh thần trách nhiệm với cơng việc là tích cực, tính chất
cơng việc đều u cầu thái độ tích cực này, có thái độ tốt, việc học hỏi và nâng cao
khả năng với công việc cũng sẽ dễ dàng hơn.


Qua phân tích số liệu phỏng vấn, đánh giá qua bảng hỏi và tổng kết số liệu, có
thể dễ dàng thấy trình độ hiểu về luật pháp của cán bộ là đảm bảo khả năng quản lý
rừng, kết hợp cùng cộng đồng, CBQL tiến hành đi khảo sát và tuần tra rừng, bảo vệ
rừng 1 cách nghiêm ngặt. Dựa trên 5 tiêu chí đánh giá một CBQL có thể thấy, lợi
ích đạt được của CBQL trung bình chỉ đạt 3,09, lâm trường Văn Chân đạt 3,25 và
lâm trường Ngịi Lao đạt 2,92, mức trung bình so với khung đánh giá; và thái độ
của CBQL đạt 4,17 là tốt nhất.


4


4
4


4.4


4.6
4


0
1
2
3


4
5


Mức độ trách nhiệm


Công tách quản lý
Chia sẻ kinh nghiệm


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

90


<i><b>b. Cộng đồng </b></i>


<b>Hình 3.19 : Chỉ số cộng đồng tại 2 khu vực nghiên cứu </b>


Nhìn chung, các yếu tố đánh giá chỉ số cộng đồng của lâm trường Văn Chấn
đều thấp hơn lâm trường Ngịi Lao. Trong đó, chênh lệch rõ ràng nhất là yếu tố
pháp luật, lâm trường Văn Chấn đạt 3,43 điểm, còn lâm trường Ngòi Lao là 3,79
điểm. Kỹ năng của cộng đồng tại huyện Văn Chấn là khá tốt (4,13), tuy nhiên, thái
độ nói chung và hiểu biết về pháp luật nói riêng là cịn chưa tốt so với các yếu tố
còn lại. Điều này khiến cho khi tiến hành phân chia quyền lợi, cộng đồng khơng có
lý luận sắc bén để có thể nhận được đầy đủ quyền lợi của mình.


<b>Hình 3.20: Chỉ số sinh kế cộng đồng tại 2 khu vực nghiên cứu </b>
0


1
2
3
4
5


Kiến thức


Pháp luật


Kỹ năng
Thái độ


Sinh kế


LT Văn Chấn


LT Ngịi Lao


0
1
2
3
4
5


Lợi ích sau khi
nhận khoán


rừng


Mức độ ổn
định sinh kế


Sự đồng tình
về quyền lợi


được hưởng


Cơ hội cơng
việc
Thu nhập từ các


sản phẩm của
rừng
Mức độ đón


nhận sản
phẩm từ rừng


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

91


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

92


<b>Hình 3.21 : Chỉ số pháp luật đối với cộng đồng tại 2 lâm trƣờng </b>
Các yếu tố đánh giá pháp luật đối với cộng đồng nhìn chung đạt mức thấp, tại
lâm trường Văn Chấn, luật pháp đạt 3,43 điểm, là yếu tố thấp nhất, và tại lâm
trường Ngịi Lao đạt 3,79 điểm. Luật pháp, chính sách chưa phù hợp, chưa công
nhận cộng đồng là một chủ thể có đầy đủ tư cách pháp nhân để được hưởng các
quyền lợi về giao đất giao rừng, về vay vốn tín dụng ...Song việc này đang được nhà
nước quan tâm và giải quyết trong một tương lai không xa.


Ứng dụng kiến thức và kinh nghiệm địa phương về sử dụng lâm sản để đáp
ứng nhu càu cộng đồng, đồng thời kết hợp các kỹ thuật lâm sinh với kiến thức khoa
học để nâng cao khả năng phát triển và quản lý rừng, giảm tác động đến môi trường
và phù hợp với nguồn lực cộng đồng



<i><b>c. Doanh nghiệp địa phương </b></i>


Qua số liệu thống kê bảng 3.7, pháp luật đối với doanh nghiệp được đánh giá
dựa trên 2 tiêu chí : hiểu biết về luật và thi hành luật. Đối với 2 yếu tố đánh giá này,
tại lâm trường Văn Chấn, các chỉ số có điểm số đều thấp hơn lâm trường Ngòi Lao
(lâm trường Văn Chấn 3,5 điểm, lâm trường Ngòi Lao 4,5 điểm). Lâm trường Văn
Chấn nằm tại các xã vùng cao của huyện, khả năng nắm bắt thơng tin chậm hơn so
với lâm trường Ngịi Lao, phụ thuộc vào điều kiện khu vực mà tại lâm trường Văn
Chấn, vấn đề thi hành luật không thực thi được. Người đại diện cho 2 lâm trường
đều đã giữ những nhiệm kỳ khá lâu, 2-3 nhiệm kỳ, hiểu tường tận công việc và nắm


0
1
2
3
4
5


Mức độ hiểu
luật


Mức độ hiểu
về quyền lợi


hưởng
Thủ tục nhận


rừng


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

93



vững công việc của mình, năng lực của họ là rất tốt, hiểu biết và thi hành pháp luật
đạt mức cao, như vậy, cán bộ quản lý và cộng đồng, là những người hợp tác cùng
phát triển sẽ đảm bảo đi đúng hướng. Tạihai lâm trường, cộng đồng là những người
nhận thầu khoán thi hành luật dựa trên tiếng nói và thương thảo với doanh nghiệp,
nên sự hiểu biết về pháp luật và năng lực tốt của doanh nghiệp giúp nhận được sự
tin tưởng và người đại diện nhận được tín nhiệm của người dân.


<i><b>3.2.1.3.2. Văn hóa – xã hội </b></i>


<b>Hình 3.22 <sub>: Chỉ số văn hóa – xã hội tại 2 lâm trƣờng </sub></b>


Chỉ số văn hóa xã hội tại lâm trường Văn Chấn (3,27 điểm) thấp hơn tại lâm
trường Ngòi Lao, đánh giá về mối quan hệ xã hội là thể hiện rõ nhất về sự chênh
lệch, lâm trường Ngịi Lao có mối quan hệ xã hội giữa các bên liên quan là chỉ số có
điểm số cao nhất, đạt 4,11 điểm, trong khi đó, lâm trường Văn Chấn chỉ đạt 3,54
điểm. Tuy có sự chênh lệch giữa 2 lâm trường, nhưng đây là yếu tố quan trọng nhất
đánh giá khả năng quản lý xét trên khía cạnh chỉ số văn hóa – xã hội khu vực, và
cũng là yếu tố có điểm số cao nhất trong 3 khía cạnh đánh giá.


<i><b>a. Văn hóa </b></i>


Phương thức truyền thống khi được áp dụng tại lâm trường Ngòi Lao đạt điểm
số thấp nhất (3,06 điểm), đồng thời, điểm sô của lâm trường này khi áp dụng
phương thức hiện đại đạt điểm số cao nhất (4,37 điểm). Ngược lại với lâm trường


0
1
2
3


4
5
Văn hóa


Mối quan hệ xã
hội
Tác động từ


bên ngồi


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

94


Ngịi Lao, 2 điểm số của 2 tham số này đểu ở mức trung bình, và áp dụng phương
thức truyền thống cho điểm số cao hơn cách thức quả lý hiện đại. Nguyên nhân tạo
nên điểm số khác biệt này là do tại lâm trường Văn Chấn, mơ hình quản lý rừng
cộng đồng thiên về bảo vệ và phát triển, cây gỗ lâu năm được bảo vệ và chăm sóc từ
những phương thức lâu đời, áp dụng phương thức hiện đại khi thay thế và đổi mới
cấu trúc rừng trồng, chăm sóc áp dụng các loại máy móc, giảm được sức lao động
của cộng đồng người lao động ; còn tại lâm trường Ngòi Lao, rừng được giao là
rừng sản xuất, tạo kinh tế và sinh kế người dân khu vực, vấn đề lợi ích được đưa lên
bàn cân, áp dụng các phương thức hiện đại giúp tăng nhanh năng suất, tăng lợi
chung chung cho khu vực. Vấn nạn khai thác gỗ vẫn xảy ra tại các khu vực rừng
sâu, thiếu nhân lực, chưa có hộ gia định nhận chăm sóc, cán bộ quản lý khu vực tự
phân chia nhau trông nom và bảo vệ, tại lâm trường Văn Chấn, yếu tố này là 2,34
điểm, so sánh với thang bảng xếp loại, là đạt mức thấp, cần khắc phục và tăng
cường bảo vệ hơn nữa, lâm trường Ngòi Lao đạt 3,16 điểm, đạt mức trung bình,
đây là những trường hợp khai thác trộm qua các khe nước, tỉa chọn lọc, hộ gia đình
và cán bộ quản lý khơng kịp thời theo sát.


<b>Hình 3.23 <sub>: Chỉ số văn hóa tại 2 lâm trƣờng nghiên cứu </sub></b>


0


1
2
3
4
5


Truyền thống


Hiện đại
Kết hợp 2


nền văn hóa


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

95


<i><b>b. Mối quan hệ xã hội </b></i>


<b>Hình 3.24 : Mối quan hệ xã hội tại 2 lâm trƣờng </b>


So sánh giữahai lâm trường, mối quan hệ giữa các đối tượng có liên quan đến
việc quản lý rừng tại lâm trường Ngòi Lao đều cao hơn lâm trường Văn Chấn, thê
rhienej sự thống nhất và phối hợp quan rlys ăn ý tại lâm trường Ngòi Lao (4,11
điểm) tốt hơn lâm trường Văn Chấn (3,54 điểm). Điểm số của cả 2 lâm trường ở chỉ
số này đều nằm trong mức khá khi đưa vào xếp hạng. Để xã hội phát triển, kinh tế
phát triển và đi lên, yêu cầu thiết yếu có 1 sự phối hợp hồn hảo giữa các đối tượng
tham gia quản lý. Cán bộ quản lý là mối liên kết giữa cộng đồng và doanh nghiệp
địa phương, điểm số của cán bộ quản lý và 2 yếu tố còn lại đều tốt, cần được ổn
định và phát huy.



Vấn đề tranh chấp giữa người dân xung quanh và các đối tượng liên quan đến
quản lý rừng diễn ra rất ít (4,2 điểm), nội dung tranh chấp nằm ở việc khai thác, quá
trình khai thác, tuy cịn có xung đột tuy nhiên là rất thấp, thể hiện được mối liên kết
chặt chẽ giữa các đối tượng tham gia vào quản lý rừng.


<i><b>c. Tác động từ bên ngoài </b></i>


0
1
2
3
4
5


CBQL và cộng
đồng


Cộng đồng và
doanh nghiệp
địa phương
Giữa các đối


tượng liên
quan


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

96


<b>Hình 3.25: Vấn đề tác động từ bên ngoài tại 2 lâm trƣờng </b>



Tạihai lâm trường nghiên cứu, qua hình 2.4.2.i, ta thấy yếu tố mối liên kết của
lâm trường Văn Chấn là thấp nhất, đạt 2 điểm, kéo theo hệ lụy là trung bình các yếu
tố tại lâm trường Văn Chấn thấp hơn lâm trường Ngòi Lao, tuy chỉ số thái độ có cao
hơn nhưng khơng đáng kể (3,33 điểm). Các vấn đề từ bên ngoài đưa vào bộ chỉ số
đánh giá gồm các yếu tố nguồn hỗ trợ vốn, mối liên kết với quản lý rừng và thái độ
trong công tác quản lý đối với rừng và các đối tượng liên quan đến quản lý rừng.


<i><b>3.2.2. Đề xuất và kiến nghị dựa vào bộ chỉ số để nâng cao hiệu quả mơ hình </b></i>
<i><b>qu</b><b>ản lý dựa vào cộng đồng </b></i>


<b>3.2.2.1. Con ngƣời </b>


<i><b>a. Cộng đồng </b></i>


Để tạo sự chuyển biến, mơ hình phải nâng cao năng lực cộng đồng trong việc
quản lý rừng tự nhiên, chủ yếu giao rừng tự nhiên cho cộng đồng, góp phần đáng kể
cho cơng tác bảo vệ và quản lý rừng, đặc biệt là tạo sinh kế, tăng thu nhập và giảm
tỷ lệ hộ nghèo tại vùng nghiên cứu trong tương lai. Mặt khác do trình độ dân trí cịn
thấp, nhận thức của người dân về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi trong việc
quản lí bảo vệ rừng chưa cao. Đồng thời do đời sống của một bộ phận dân cư, đặc
biệt là đồng bào dân tộc, đồng bào kinh tế mới gặp nhiều khó khăn, sản xuất chưa


0
1
2
3
4
5
Nguồn hỗ



trợ


Mối liên hệ
Thái độ


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

97


ổn định, sống dựa vào rừng, chặt phá rừng làm rẫy, thậm chí khai thác, vận chuyển,
mua bán gỗ trái phép. Sau khi tiến hành mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đơng,
vấn đề quản lý rừng và tạo sinh kế ngày cang được ủng hộ. Liên quan đến vấn đề
sinh kế, nên khi gắn liền với rừng, cộng đồng đã có ý thức hơn trong công tác quản
lý, bảo vệ, việc khai thác rừng trái phép đã hoàn toàn tiêu giảm, lâm tặc cịn hồnh
hành nhưng đã giảm rất nhiều.


Đề xuất đưa ra cho vấn đề cộng đồng đó là:


Tăng nhận thức của người dân trong việc quản lý rừng dựa vào cộng đồng,
nâng cao tinh thần trách nhiệm của cộng đồng với rừng


Tiến hành mở các lớp bồi huấn đào tạo, nói chuyện luận bàn, trao đổi kiến
thức giữa các hộ gia đình, nhóm cộng đồng, thực tế và kinh nghiệm sẽ khiến người
dân dễ dàng tiếp thu và phát triển rừng.


Tăng nhận thức cộng đồng đảm bảo các yếu tố:


- Phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã; phù hợp với
điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường của thôn; đáp ứng nhu cầu hưởng lợi của
người dân đối với các nguồn lợi từ rừng.


- Phải có sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan; được người dân


đồng tình ủng hộ và tự nguyện thực hiện.


- Phải đảm bảo việc sử dụng rừng ổn định, lâu dài và bền vững


- Người dân phải được sự tham gia vào tiến trình giao đất giao rừng và các
hoạt động liên quan đến quản lý bảo vệ rừng và sử dụng rừng.


- Những quy định cho cộng đồng phải được tài liệu hố, quy trình hố, nhưng
phải đơn giản, dễ hiểu.


- Phải chú ý tới truyền thống của cộng đồng về tập tục, về ranh giới.


- Đặc biệt phải có hỗ trợ cho cộng đồng sau khi giao đất giao rừng để họ có đủ
điều kiện quản lý bảo vệ và sử dụng tốt rừng được giao như quy hoạch sử dụng đất,
xây dựng kế hoạch thôn bản, xây dựng quy chế, hỗ trợ kỹ thuật, tài chính, tuyên
truyền, phổ cập, tổ chức dân, tăng cường hỗ trợ của các tổ chức có liên quan trên
địa bàn...


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

98


Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho các ban quản lý dự
án cũng như lực lượng kiểm lâm, tạo điều kiện thuận lợi để họ hoàn thành tốt nhiệm
vụ. đặc biệt là đầu tư về vốn và kỹ thuật để thực hiện việc rà sốt và đánh giá rừng
một cách chính xác và minh bạch.


Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát cơng tác quản lí bảo vệ và phát triển
rừng dựa vào cộng đồng trong thời gian tới cần rà sốt lại tồn bộ quỹ đất đai, quỹ
rừng, xem nơi nào đã thực hiện giao khốn có chủ rừng quản lí, nơi nào chưa giao
khốn rừng để cấp có thẩm quyền sớm thực hiện, nhất thiết không để rừng và đất
rừng vô chủ, bị lợi dụng lấn chiếm hoặc khai thác bừa bãi. Kiểm tra tồn bộ cơng


tác lâm sinh một cách chặt chẽ từ khâu sản xuất giống, kỹ thuật ươm trồng đến
chăm sóc, sử dụng nguồn vốn, đặc biệt đối với những đơn vị sử dụng ngân sách,
tránh tình trạng làm ẩu, nghiệm thu ẩu để lấy tiền Nhà nước. Giám sát nghiêm ngặt
việc đóng búa rừng, khai thác rừng phải được thực hiện đúng quy trình quy phạm,
vì đây là cơng việc trong rừng, thậm chí rừng sâu, hoạt động khá độc lập khó kiểm
sốt dễ phát sinh sai phạm. Mặt khác cần giám sát chặt chẽ hơn nữa hoạt động của
các trạm kiểm lâm, trạm phúc kiểm. Bố trí những cán bộ có phẩm chất, có bản lĩnh,
trách nhiệm cao ở các vị trí này để chặn đứng những hoạt động phạm pháp của bọn
lâm tặc.


Lồng ghép các dự án trồng trọt, chăn nuôi, khai thác vào mơ hình quản lý rừng
dựa vào cộng đồng để một mặt nâng cao đời sống người dân mặt khác làm giảm áp
lực về sử dụng rừng, góp phần giảm bớt tình trạng chặt phá rừng.


Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho cán
<i>bộ lâm nghiệp theo hướng tiếp cận lâm nghiệp xã hội. Đào tạo cán bộ thôn bản và </i>
khuyến lâm viên cơ sở về kiến thức quản lý rừng cộng đồng.


Kiện toàn bộ máy điều hành và quản lý dự án, có mức hỗ trợ phù hợp hơn cho
lực lượng quản lý và kiểm lâm để họ tăng cường trách nhiệm trong việc theo dõi,
chỉ đạo và thực hiện dự án cũng như theo dõi diễn biến rừng trong phạm vi quản lý,
tránh tình trạng một số nơi xảy ra tình trạng một số nơi xảy ra mất rừng khơng có
người chịu trách nhiệm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

99


công tác khuyến lâm chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, do vậy phải có phương án đưa cán
bộ về những vùng cần phải hỗ trợ về kỹ thuật và các hình thức đầu tư nhằm giúp
rừng lấy lại mầu xanh thật nhanh.



<i><b>c. Doanh nghiệp trực tiếp tham gia quản lý </b></i>


- Doanh nghiệp tiến hành sắp xếp điều chỉnh bộ máy tổ chức, như bổ sung một
số bộ phận cho phù hợp với loại hình công ty nhằm phát triển ổn định và bền vững
công ty.


- Bộ máy quản lý cần gọn, năng lực, trình độ đáp ứng với yêu cầu sản xuất
kinh doanh phát triển


- Nguồn cán bộ là người tịa địa bàn, đảm bảo sức khỏe, kinh nghiệm sản xuất,
chăm sóc bảo vệ rừng, thái độ với cơng việc tốt


<b>3.2.2.2. Chính sách, thể chế </b>


Yếu tố chính sách thể chế thuộc phạm trù pháp luật, tuy nhiên, hiểu biết pháp
luật nằm trong kiến thức, và tuân thủ pháp luật nằm trong thái độ của đối tượng
tham gia quản lý rừng nói chung. Nên đối với chỉ số này, đề tài đưa ra đề xuất và
kiến nghị chung cho cả đối tượng tham gia vào quản lý rừng.


Về mặt quản lí Nhà nước, các chính sách về lâm nghiệp của Nhà nước nói
chung và của địa phương nói riêng chưa đồng bộ, việc giao đất giao rừng tiến hành
quá chậm. Các địa phương, tuy có thực hiện đổi mới một bước về cơ chế chính sách
và tổ chức lại các lâm trường, nhưng về cơ bản chưa động viên được sức mạnh của
nhân dân, chưa gắn quyền lợi và trách nhiệm của người dân và các thành phần kinh
tế trong công tác tổ chức quản lí, bảo vệ và phát triển vốn rừng.


Trên thực tế người dân chỉ là người làm thuê trong từng thời gian và từng việc
cụ thể, vì vậy họ chưa có trách nhiệm trong quản lí, bảo vệ. Người nhận đất để trồng
rừng hoặc nhận quản lí bảo vệ rừng trồng chủ yếu là lo khâu tận thu lâm sản mà
chưa thực sự quan tâm đến việc trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng theo yêu cầu. Tình


trạng đồng bào di cư tự do, tình hình sang nhượng mua bán đất rừng kiếm lời vẫn
còn diễn biến phức tạp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

100


địa phương giảm mạnh, nên sức ép của xã hội đối với tài nguyên rừng là rất lớn.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lí vi phạm pháp luật trong quá trình tổ
chức bảo vệ rừng, trồng rừng, như tổ chức phòng chống cháy, tổ chức khai thác,
ngăn chặn bọn “lâm tặc” phá rừng, nạn đốt rừng làm nương rẫy, sang nhượng mua
bán đất rừng để trồng cây công nghiệp, khai thác trái phép lâm sản, hoặc các khâu
giao khoán bảo vệ, chăm sóc, giao khốn đất trồng rừng của các cơ quan chức năng
còn quá nhiều sơ hở, lỏng lẻo, chưa được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh
những trường hợp vi phạm theo đúng pháp luật.


Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng là tiền đề quan trọng để khai thác có hiệu
quả lâu dài tài nguyên này, nhưng cũng đang là vướng mắc lớn cho công tác quản lý
nhà nước đối với ngành lâm nghiệp. Việc giao chỉ tiêu hạn chế đối với việc khai
thác gỗ rừng nhằm hạn chế sự suy giảm của tài nguyên rừng trong điều kiện trồng
mới rừng cịn gặp nhiều khó khăn cũng chỉ là biện pháp thụ động không hiệu quả,
vừa khiến cho các lâm trường sống lay lắt trông chờ vào Nhà nước, vừa là mảnh đất
béo bở cho nạn “lâm tặc” phát triển.


Đồng thời lực lượng kiểm lâm còn quá mỏng và thiếu kinh nghiệm cũng như
trình độ kỹ thuật để có thể thực hiện tốt vài trị của mình trong việc tuyên truyền
hướng dẫn bà con tại các thôn bản trong việc quản lý, bảo vệ rừng.


Một số kiến nghị:


- Nhà nước cần phải chính thức cơng nhận cộng đồng thơn bản là pháp nhân,
một tổ chức dân sự được trực tiếp nhận đất và nhận rừng.



- Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cần xây dựng một văn bản dưới
luật ban hành quy định việc giao nhiệm vụ cho các cộng đồng thôn bản quản lý
rừng. Cần có chính sách quy định lợi ích của người dân và cộng đồng khi họ tham
gia quản lý rừng.


- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục luật pháp, chính sách của nhà
nước trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân nhận thức vai trò của
bảo vệ và phát triển rừng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

101


- Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nơng Thơn cần hồn chỉnh việc xây dựng quy
hoạch tổng thể Nơng – Lâm nghiệp, trong đó xác định rõ việc phân loại và hướng
quy hoạch các loại rừng chủ yếu.


- Ưu tiên việc giao đất giao rừng cho cộng đồng cho các vùng sâu, vùng xa,
những vùng có truyền thống cộng đồng cao và có tác dụng bảo vệ rừng nguyên
sinh.


<b>3.2.2.3. Ổn định sinh kế </b>


- Tiến hành rà sốt, xây dựng và cung có thương hiệu các loại sản phẩm hiện
có như: gỗ rừng trồng, ván gỗ bóc… nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường tại chỗ
trong tỉnh và trong nước


- Tham gia hội chợ triển lãm giới thiệu tiềm năng, sản phẩm của công ty trong
nước và các vùng lân cận nhằm kêu gọi hợp tác đầu tư của các tổ chức doanh
nghiệp trong và ngoài nước



- Phát huy tiềm năng của đất đai, tạo ra sản phẩm từ rừng trồng có gái trị, hiệu
quả kinh tế cao, đảm bảo phát triển kinh doanh của công ty, ổn định đời sống, tăng
thu nhập cho doanh nghiệp


 <i>Khuyến khích, hỗ trợ và dịch vụ cho phát triển quản lý rừng cộng đồng </i>


- Hồn thiện hệ thống khuyến nơng – khuyến lâm từ tỉnh xuống đến cấp thôn
bản nhằm chuyển giao kiến thức quản lý tài nguyên rừng đến tận người dân.


- Khuyến khích phát triển hệ thống hỗ trợ dịch vụ cây con, hạt giống, phân bón
đến tận cấp thơn, bản.


- Củng cố cộng đồng và các quy chế quản lý bảo vệ rừng.
 <i>Giải pháp về đầu tư tín dụng </i>


- Các dự án và chương trình đầu tư phát triển lâm nghiệp cần lôi kéo sự tham
gia cùng quản lý cả cộng đồng, các hợp đồng khoán bảo vệ rừng nên dựa trên cộng
đồng là chủ yếu.


- Nên phát triển hệ thống tín dụng dựa trên cơ sở cộng đồng để phát triển các
nguồn tài nguyên rừng của thôn bản.


<b>3.2.2.4. Môi trƣờng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

102


- Củng cố, xây dựng lực lượng bảo vệ rừng vững mạnh, đảm bảo các yêu cầu
thực hiện nhiệm vụ. Tập trung bảo vệ rừng nguyên sinh và cây gỗ lâu năm. Ngăn
chặn kịp thời giải quyết dứt điểm phá hoại rừng trồng, xâm lấn đất. Tăng cường
công tác quan hệ, phối kết hợp chặt chẽ và tranh thủ sự giúp đỡ của chính quyền địa


phương, nhất là các xã trên địa bàn để thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
rừng. Tích cực phòng chống sâu bệnh hại.


- Nghiên cứu một số mơ hình trồng rừng thâm canh mới, cải tiến kỹ thuật trồng
rừng nhằm nâng cao sản xuất, chất lượng, giá trị rừng trồng trên một đơn vị diện
tích.


- Nâng cao độ che phủ rừng, duy trì nguồn sinh thủy, ổn định cho đời sống
nhân dân và sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, cải thiện mơi trường sinh thái, tăng
độ phì cho đất, giảm thiểu sói mịn, rửa trơi, thối hóa đất, giảm nhẹ các thiên tai
như hạn hán, lũ lụt.


<b>3.2.2.5. Văn hóa - Xã hội </b>


- Tạo việc làm cho công nhân viên lao động trong công ty và nhân dân địa
phương trên địa bàn sản xuất. Phát huy, tiềm năng nguồn lực trong cộng đồng dân
cư, bảo vệ và phát triển rừng. Nâng cao đời sống nhân dân góp phần giữ vững an
ninh chính tr<b>ị và trật tự an tồn xã hội trên địa bàn. </b>


- Tạo được sự đồng thuận của xã hội, giải quyết dứt điểm tình trạng hoạt động
cầm chừng, khơng có phương hướng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

103


<b>KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ </b>
<b>K<sub>ẾT LUẬN </sub></b>


Quản lý rừng dựa vào cộng đồng là một phương thức quản lý rừng dựa vào
kiến thức kinh nghiệm truyền thống và nguyện vọng của cộng đồng, hướng đến việc
nâng cao năng lực và tăng cường sự hợp tác chia sẻ kinh nghiệm cho cộng đồng và


bên liên quan nhằm quản lý các nguồn tài nguyên bền vững và góp phần nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần, văn hoá của các cộng đồng dân tộc sống trong và gần
rừng. Xu hướng phát triển rừng cộng đồng là quan trọng trong phát triển lâm nghiệp
ở nhiều quốc gia nhằm định hướng thu hút sự quan tâm của các cộng đồng để đóng
góp vào tiến trình quản lý rừng bền vững.


Mơ hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng được triển khai trên địa bàn huyện
Văn Chấn đã mang lại khá nhiều tác động tích cực đến con người nơi đây, tạo cho
những cánh rừng nơi đây ngày càng hồi sinh, bảo vệ rừng nguyên sinh. Hiện nay tại
huyện Văn Chấn, nhiều khu rừng nguyên sinh đã biến mất, nên việc quản lý và bảo
tồn rừng đáng được quan tâm.


<i>Đề tài: “Xây dựng bộ chỉ số đánh giá mơ hình quản lý rừng dựa vào cộng </i>


<i>đồng tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái” đưa ra một bộ chỉ số tổng quan nhất dựa </i>


trên điều kiện về chính sách, mơi trường, con người, xã hội, và áp dụng bộ chỉ số
vào khu vực huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái để đo khả năng quản lý rừng của địa
phương. Các chỉ số cấp 1 bao gồm con người, văn hóa – xã hội, môi trường đều đạt
điểm ở mức khá và cao so với thang xếp hạng điểm số của bộ chỉ số. Cho thấy khả
năng quản lý rừng tốt của con người tại khu vực nghiên cứu. Tuy cịn có yếu tố cịn
yếu nhưng là khơng đáng kể, nhưng cần được quan tâm, là vấn đề sinh kế và quyền
lợi hưởng của cộng đồng và cán bộ quản lý, người trực tiếp tham gia quản lý rừng
cộng đồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

104


Điểm số củahai lâm trường nghiên cứu chênh lệch không nhiều và đạt mức
khá, lâm trường Văn Chấn đạt 3.60 điểm, và lâm trường Ngòi Lao đạt 3,86 điểm.
Đánh giá chung trên tồn bộ chỉ số, lâm trường Ngịi Lao đều cao hơn lâm trường


Văn Chấn. Nhận thức và kiến thức của lâm trường Văn Chấn là thấp nhất, cần học
hỏi và nâng cao để quản lý rừng bền vững.


<b>KI<sub>ẾN NGHỊ: </sub></b>


- Ủy ban nhân dân huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái chỉ đạo các đơn vị trực
thuộc thực hiện thống kê hàng năm hệ thống các chỉ số về hiệu quả quản lý rừng, để
làm cơ sở đánh giá chất lượng, hiệu quả quản lý rừng của khu vực nghiên cứu và
phát triển kinh tế, khả năng quản lý rừng của khu vực.


- Trên cơ sở áp dụng bộ chỉ số tại 2 lâm trường thuộc huyện Văn Chân, tỉnh
Yên Bái, các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý sẽ sử dụng bộ chỉ số, nghiên
cứu xây dựng đánh giá hiệu quả quản lý cho các khu vực khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

105


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


<b>TIẾNG VIỆT </b>


1. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2006). Lâm nghiệp cộng đồng –


<i>cẩm nang ngành lâm nghiệp. </i>


2. Bảo Huy (2005). Quản lý rừng cộng đồng (CFM) ở Việt Nam: Quản lý


<i>rừng bền vững và chia sẻ lợi ích. Sở Tài ngun rừng và quản lý mơi trường. </i>


3. Bảo Huy (2005). Xây dựng mơ hình quản lý rừng và đất lâm nghiệp dựa



<i>trên cộng đồng dân tộc thiểu số Jrai và Bahnar của tỉnh Gia Lai. Sở khoa học và </i>


công nghệ tỉnh Gia Lai.


4. Bùi Tiến Dũng (2014). Nghiên cứu phương thức quản lý, bảo vệ và phát


<i>triển rừng dựa vào cộng đồng tại xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. </i>


Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường.


5. Cao Lâm Anh (2000). Quản lý rừng cộng đồng của người Mường xóm Doi,
xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc tỉnh Hịa Bình. Tạp Chí NN&PTNN, số 10


6. Chính phủ Việt Nam (1999). Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 16/11/1999.
Hướng dẫn về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân
dử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.


7. Chính phủ Việt Nam (2004). Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10
năm 2004. Hướng dẫn thi hành Luật đất đai – Cộng đồng dân cư được Nhà nước
giao rừng phòng hộ theo quy định của Luật Bảo vệ và PTR thì được giao đất rừng
phịng họ bảo vệ, phát triển rừng.


8. Chính phủ Việt Nam (1999). Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11
năm 1999. Giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử
dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.


9. Chính phủ Việt Nam (2001). Nghị định 178/2001/ QĐ-TTg ngày 12 tháng
11 năm 2001. Quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được
thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.



</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

106


11. Chuyên đề: Nghiên cứu mơ hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại vùng
Tây Nguyên.





12. <i>Dương Viết Tình, Trần Hữu Nghị (2012). Lâm nghiệp cộng đồng ở miền </i>


<i>trung Việt Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, 1. </i>


13. <i>Đàm Trọng Tuấn, Phạm Văn Dũng cùng cộng sự (2016). Nghiên cứu mơ </i>


<i>hình quản lý rừng cộng đồng xã Sơn Lĩnh, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. SPERI, </i>


<i>LISO, CIRUM . </i>


14. Tổng cục lâm nghiệp (2002). Đẩy mạnh quản lý rừng bền vững và chứng


<i>chỉ rừng tại Việt Nam. Hội thảo quốc gia, Hà Nội, 10/2002 </i>


15. FERN (2013). <i>Tăng cường quản trị rừng. Trung tâm phát triển nông thôn </i>
bền vững, 2014.


16. FERN, Tổ chức Forest Trends (2014). Nâng cao công bằng trong lâm


<i>nghiệp. Trung tâm phát triển nông thôn bền vững, 2015. </i>


17. Hà Sỹ Đông (2017). Đánh giá quản lý rừng bên vững và giám sát thực



<i>hiện công việc sau khi được cấp chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp Bến Hải, </i>


<i>tỉnh Quảng Trị. Trường Đại học Lâm nghiệp. </i>


18. Hiệp hội hợp tác và phát triển Thụy Sĩ (2005). Hướng dẫn lỹ thuật quản lý


<i>rừng cộng đồng Helvetas Việt Nam. </i>


19. Khung nội dung – bộ chỉ số - thực hiện giám sát – báo cáo – đánh giá: Chi
trả dịch vụ môi trường rừng cấp tỉnh (2017).


20. Lê Quang Vĩnh, Ngô Thị Phương Anh và cộng sự (2012). Đánh giá hiệu
qu<i>ả quản lý rừng cộng đồng tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí khoa </i>


<i>học, Đại học Huế, tập 75A, số 6. </i>


21. Ma Quang Trung (2010). Quản lý bảo vệ rừng có sự tham gia của cộng
<i>đồng tại tỉnh Lào Cai và các giải pháp. Quản lý rừng tự nhiên dựa trên quyền của </i>


<i>con người. Thừa Thiên Huế: trung tâm phát triển sáng kiến cộng đồng và môi </i>


trường.


22. Nguyễn Bá Ngãi (2005). Nghiên cứu một số mơ hình quản lý rừng cộng


</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

107


2005



23. Nguyễn Bá Ngãi (2009). Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam: Thực trạng
vấn đề và giải pháp. Kỷ yếu hội thảo quốc gia về quản lý rừng cộng đồng ở Việt


<i>Nam, chính sách và thực tiễn, dự án FGLG. Hà Nội. </i>


24. Quốc hội Việt Nam (2004). Luật 29/2004/QH11. Luật bảo vệ và phát triển
rừng.


25. Phạm Thanh Quế, Phạm Phương Nam. Một số giải pháp nâng cao hiệu


<i>quả quản lý, sử dụng đất rừng giao cho cộng đồng tại Việt Nam. </i>


26. Phạm Thu Thủy, Karen Bennett và cộng sư. Chi trả dịch vụ môi trường


<i>rừng tại Việt Nam: Từ chính sách đến thực tiễn. Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp </i>


Quốc tế (CIFOR)


27. FGLG (2009). Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam: Chính sách và thực
tiễn. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia về quản lý rừng cộng đồng.


28. (2011). Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam: Tóm tắt phân tích ban đầu
về tiến trình và tác động. The centrer for people anh forests.


<i>29. RECOFTC. Diễn đàn Quốc gia thứ nhất về lâm nghiệp cộng đồng: Con </i>
<i>người và rừng. Thái Nguyên, ngày 23-24 tháng 04 năm 214. </i>


30. Ủy ban nhân dân huyện Văn Chấn: Báo cáo tổng hợp điều chỉnh quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Văn Chấn đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030.



31. Ủy ban nhân dân huyện Văn Chấn: Đề án sắp xếp, đổi mới Công ty
TNHH MTV lâm nghiệp Ngòi Lao.


32. Ủy ban nhân dân huyện Văn Chấn: Đề án sắp xếp, đổi mới lâm trường
Văn Chấn.


33. Ủy ban nhân dân huyện Văn Chấn: Báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo,
điều hành thực hiện nhiệm vụ 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ chủ yếu trong 6 tháng
cuối năm 2015.


34. Ủy ban nhân dân huyện Văn Chấn: Báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo,
điều hành thực hiện nhiệm vụ 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ chủ yếu trong 6 tháng
cuối năm 2018.


</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

108


theo phương pháp tài sản của Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Yên Bình tỉnh Yên
Bái, ngày 30 tháng 06 năm 2016.


36. Thủ tướng chính phủ (2006). Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày
14/08/2006 về việc ban hành Quy chế quản lý rừng.


37. Trịnh Hải Vân (2018). Quản lý rừng cộng đồng tỉnh Sơn La: Thực trạng
và giải pháp. Tạp chí khoa học và cơng nghệ lâm nghiệp số 3.


38. Trung tâm phát triển nông thôn bền vững (2016). Người dân sống dựa


<i>vào rừng, bảo vệ rừng và phát triển sinh kế. </i>



39. Văn phòng thực địa Si Ma Cai. Quản lý rừng cộng đồng – một hướng đi
trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại tỉnh Lào Cai.


40. Vũ Thái Trường (2010). Quản lý rừng dựa vào cộng đồng những bài học
kinh nghiệm và thực tiễn từ Bắc Cạn. Quản lý rừng tự nhiên dựa trên quyền của


<i>người dân. Thừa Thiên Huế: Trung tâm phát triển sang kiến cộng đồng và môi </i>


trường.


41. <i>Vũ Hữu Tuynh (2001). Báo cáo đánh giá nghiên cứu mô hình quản lý </i>


<i>rừng cộng đồng tỉnh Yên Bái. Bộ NN&PTNT, Chương trình phát triển nơng thơn </i>


miền núi Thụy Điển.


42.


<b>TIẾNG ANH </b>


43. Agrawal, A. (2001). State formation in community spaces?
<i>Decentralization of control over forests in the Kumaon Himalaya, India. J Asian </i>


<i>Stud</i>, 60, pp.9–40.


<i>44. Anderson, J. (2002). Nature, wealth, and power: emerging best practice </i>


<i>for revitalizing rural Africa</i>,



<i>45. Arnold. (1992). Community forestsy - Ten years in review (revised </i>


<i>edition). Food and Agriculure Organisation of the United Nation (FAO), Rome.</i>


<i>46. Bratton M, W.N. (1997). Democratic experiments in Africa: regime </i>


<i>transitions in comparative perspective</i>, Cambridge.


</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120>

109


pg=PP1&ots=KOX2BGQ90x&sig=7onhUsRqFSlhCszeZxqHbod8hJo [Accessed
January 3, 2019].


48. Fraser, E.D.G. et al. (2006). Bottom up and top down: Analysis of
participatory processes for sustainability indicator identification as a pathway to
<i>community empowerment and sustainable environmental management. Journal of </i>


<i>Environmental </i> <i>Management</i>, 78(2), pp.114–127. Available at:


/>b [Accessed January 3, 2019].


49. Garcia, C.A. & Lescuyer, G. (2008). Monitoring, indicators and
community based forest management in the tropics: Pretexts or red herrings?


<i>Biodiversity and Conservation</i>, 17(6), pp.1303–1317.


<i>50. Hens, L. & Nath, B. (2003). The Johannesburg Conference. Environment, </i>


<i>Development </i> <i>and </i> <i>Sustainability</i>, 5(1), pp.7–39. Available at:





51. Mendoza, G.A. & Prabhu, R. (2003). Qualitative multi-criteria approaches
<i>to assessing indicators of sustainable forest resource management. Forest Ecology </i>


<i>and </i> <i>Management</i>, 174(1–3), pp.329–343. Available at:


/>b [Accessed January 3, 2019].


52. New, G.B.-F.-P. for protection: (1999), undefined, 24
COLLABORATIVE MANAGEMENT OF PROTECTED AREAS.


<i>books.google.com</i>. Available at:


/>pg=PA224&ots=PuUhjP-xJQ&sig=jdnyMy3DD4EoDCoFMq7T_kkFipg [Accessed
January 3, 2019].


53. Nguyen Huy Dzung and others (2001). The Return of Limestone Forest in
Northern of Vietnam: A collaborative Study by the Forest Resource Inventory
Institute and Asia Forest Network.




</div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

110


55. UN-REDD Viet Nam Phase II Programme (2016). Policy Brief:
Community-Based Forest Management in Viet Nam.


56. Raik, D.B. & Decker, D.J. (2007). A multisector framework for assessing
<i>community-based forest management: Lessons from Madagascar. Ecology and </i>



<i>Society</i>, 12(1).


57. Ribot, J. (2004). Waiting for democracy: the politics of choice in natural
resource decentralization. Available at:
[Accessed January 3,
2019].


58. Ribot, J. & Larson, A. (2005). Democratic decentralisation through a
natural resource lens: cases from Africa, Asia and Latin America. Available at:


/>&pg=PP1&ots=GQPDzqDWi8&sig=iyBGAYC7298PHkf3Rkez8QClHo0


[Accessed January 3, 2019].


<i>59. Ribot J (2004). Waiting for democracy: the politics of choice in natural </i>


<i>resource decentralisation. World Resource Institute</i>, Washington DC.


60. Sheil, D. & Lawrence, A. (2004). Tropical biologists, local people and
<i>conservation: new opportunities for collaboration. Trends in Ecology & Evolution, </i>


19(12), pp.634–638. Available at:


[Accessed
January 3, 2019].


<i>61. Teitelbaum, S. (2013). Criteria and Indicators for the Assessment of </i>



<i>Community Forestry Outcomes: A Comparative Analysis From Canada</i>,


</div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122>

111


<b>PHỤ LỤC </b>


Phụ lục I: Danh sách các cơ quan, tổ chức, cá nhân được phỏng vấn


Phụ lục II: Bảng chấm điểm theo thang đo bộ chỉ số của huyện văn Chấn, tỉnh
Yên Bái


Phụ lục III: Bảng chấm điểm theo thang đo bộ chỉ số của Lâm trường Văn
Chấn và Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Ngòi Lao, huyện văn Chấn,
tỉnh Yên Bái


Phụ lục IV: Bảng câu hỏi khảo sát về Đánh giá mô hình quản lý rừng dựa vào
cơng đồng tại huyện Văn Chấn, tinh Yên Bái (dành cho cán bộ quản lý)


Phục lục V: Bảng câu hỏi điều tra về Đánh giá mơ hình quản lý rừng dựa vào
cơng đồng tại huyện Văn Chấn, tinh Yên Bái (dành cho người dân, cộng đồng)


Phụ lục VI: : Bảng câu hỏi điều tra về Đánh giá mơ hình quản lý rừng dựa vào
công đồng tại huyện Văn Chấn, tinh Yên Bái (dành cho doanh nghiệp trực tiếp tham
gia vào quản lý)


</div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123>

112


<b>Phụ lục I </b>


<b>Danh sách các cơ quan, tổ chức, cá nhân đƣợc phỏng vấn </b>



<b>STT </b> <b>H<sub>ọ và tên </sub></b> <b><sub>Địa chỉ/ Đơn vị công tác </sub></b>


<b>Chuyên gia tham v<sub>ấn về xây dựng bộ chỉ só </sub></b>


1 Tống Thị Mỹ Thi Bộ mơn Biến đổi khí hậu – Đại học Tài nguyên
và Môi trường Hà Nội


<b>Cơ quan quản lý nhà nƣớc </b>


1 Nguyễn Phúc Cường Phó giám đốc sở Nông nhiệp và PT nông thôn
tỉnh Yên Bái


2 Nguyễn Ngọc Xuân Phó giám đốc sở Nông nhiệp và PT nông thôn
tỉnh Yên Bái


3 Trần Đức Lâm Phó giám đốc sở Nông nhiệp và PT nông thôn
tỉnh Yên Bái


4 Phạm Đức Thuận Ban quản lý các khu công nghiệp
5 Nguyễn Tiến Thành Chi cục kiểm lâm


6 Đỗ Đức Minh Chi cục kiểm lâm


7 Hà Khoa UBND huyện Văn Chấn


8 Trần Văn Dĩnh UBND xã Tân Thịnh
9 Hà Văn Thắng UBND xã Tân Thịnh
10 Hà Văn Nghĩa UBND xã Tân Thịnh
11 Trần Văn Nghị UBND xã Tân Thịnh


12 Sùng A Phang UBND xã Cát Thịnh
13 Hà Đình Kiên UBND xã Chấn Thịnh
14 Triệu Trung Minh UBND xã Nậm Búng
15 Triệu Tòn Pết UBND xã Nậm Lành
16 Bàn Thị Náy UBND xã Nậm Lành


</div>
<span class='text_page_counter'>(124)</span><div class='page_container' data-page=124>

113


<b>STT </b> <b>Họ và tên </b> <b>Địa chỉ/ Đơn vị công tác </b>


18 Hoàng Ngọc Quân UBND xã Thượng Bằng La
19 Hà Đình Chuyển UBND xã Thượng Bằng La
20 Hà Thị Đào UBND xã Đại Lịch


21 Hoàng Hữu Hưng UBND xã Đại Lịch
22 Trần Văn Bình UBND xã Chấn Thịnh


23 Sùng A Cở UBND xã Cát Thịnh


<b>Doanh nghi<sub>ệp địa phƣơng </sub></b>


1 Bùi Ngọc Dũng Cơng ty TNHH MTV lâm nghiệp Ngịi Lao
2 Bùi Văn Dũng Lâm trường Văn Chấn


</div>
<span class='text_page_counter'>(125)</span><div class='page_container' data-page=125>

114


<b>STT </b> <b>Họ và tên </b> <b>Địa chỉ/ Đơn vị công tác </b>


19 Phạm Thị Khánh Lâm trường Văn Chấn
20 Đinh Quang Lợi Lâm trường Văn Chấn


21 Hoàng Thế Vinh Lâm trường Văn Chấn
22 Lò Thị Xinh Lâm trường Văn Chấn
23 Lò Thị Thanh Lâm trường Văn Chấn
24 Hoàng Minh Hiệp Lâm trường Văn Chấn
25 Đèo Thị Thùy Lâm trường Văn Chấn
26 Hoàng Tiến Dũng Lâm trường Văn Chấn
<b>Cộng đồng </b>


<b>Xã Nậm Búng </b>


1 Hoàng Trung Sỹ Nậm Cưởm
2 Phạm Minh Ngọc Trung Tâm
3 Nguyễn Văn Tốn Chấn Hưng 3
4 Hồng Văn Thăng Nậm Chậu
5 Nguyễn Văn Riểu Chấn Hưng 5
<b>Xã Tân Th<sub>ịnh </sub></b>


1 Trần Văn Nghị Thôn3


2 Bùi Văn Truyền Thôn 7
3 Nguyễn Thị Vân Thôn 7
4 Hồng Thị Chín Thơn 10


5 Trần Văn Xuân Thôn 4


6 Trần Văn Tuấn Thôn 5


7 Phạm Văn Trực Thôn 3


</div>
<span class='text_page_counter'>(126)</span><div class='page_container' data-page=126>

115



<b>STT </b> <b>Họ và tên </b> <b>Địa chỉ/ Đơn vị công tác </b>


1 Hà Kim Quy Thôn Muổng


2 Hà Văn Điệp Thôn Muổng


3 Hà Kim Hân Thôn Muổng


4 Hà Văn Lương Thôn Muổng


5 Trần Minh Quyền Thôn Muổng


6 Chu Văn Hùng Thôn Muổng


7 Hà Kim Quy Thôn Muổng


8 Hà Thống Nhất Thôn Muổng


9 Hà Vĩ Độ Thôn Muổng


10 Nguyễn Văn Long Thôn Đá Đỏ
11 Đỗ Mạnh Hưng Thôn Đá Đỏ
12 Hà Trọng Nghĩa Thôn Đá Đỏ
13 Nguyễn Văn Hịa Thơn Đá Đỏ


14 Sầm Văn Nưa Thôn Đá Đỏ


<b>Xã Đại Lịch </b>



1 Hà Thị Đảo Thơn 2


2 Hồng Văn Tuy Thôn 2


3 Phạm ban Mai Thơn 2


4 Hồng Hữu Hưng Thơn 4


5 Hà Văn cung Thôn 5


6 Trần Thị Mến Thôn 1


</div>
<span class='text_page_counter'>(127)</span><div class='page_container' data-page=127>

116


<b>STT </b> <b>Họ và tên </b> <b>Địa chỉ/ Đơn vị cơng tác </b>


11 Hồng Hữu Anh Thơn 8
12 Hồng Hữu khanh Thơn 8
<b>Xã Cát Thịnh </b>


1 Hà Văn Tùng Vực Tuần 1


2 Hờ A Giống Làng Lao


3 Hà Văn Thiện Vực tuần 1
4 Sùng A Khai(B) Làng Ca


5 Sùng A Khai Làng Ca


6 Chảo A Ly Làng Lao



7 Sùng A Sinh Đồng Hẻo


8 Sùng A Dơ Làng Lao


9 Hờ Ga Chang Làng Lao


10 Vàng A Tếnh Làng Lao


<b>Xã N<sub>ậm Lành </sub></b>


1 Bàn Tiến Lâm Giàng Cài


2 Mùa A Sinh Ngọn Lành


</div>
<span class='text_page_counter'>(128)</span><div class='page_container' data-page=128>

117


<b>Phụ lục II </b>


<b>B<sub>ảng chấm điểm theo thang đo bộ chỉ số của huyện văn Chấn, tỉnh Yên Bái </sub></b>


<b>STT </b> <b>Chỉ số </b>
<b>cấp 1 </b>


<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 2 </b>


<b>Chỉ số </b>


<b>cấp 3 </b> <b>Chi tiết chỉ số cấp 3 </b>



<b>Thang điểm </b> <b>Điểm trung bình </b>


<b>1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm </b> <b>Cấp 3 </b> <b>Cấp 2 Cấp 1 </b>


1 <b>Con </b>
<b>ngƣời </b>
<b>(nguồn </b>
<b>lực) </b>
Cán bộ
quản lý
Kiến
thức


Kiến thức về chính sách và các
quy định liên quan đến quản lý
rừng dựa vào cộng đồng (Luật
Môi trường, luật Quản lý tài
ngun rừng,..)


Khơng
biết


Ít Bình
thường


Cơ bản Đủ 4,03 4,07 3,73


Được tập huấn và cập nhật các
kiến thức về quản lý rừng dựa


vào cộng đồng


không
được tập


huấn


5 năm
1 lần


3 năm 1
lần


2 năm
1 lần


1 năm 1
lần


4,5


Kiến thức chuyên môn liên quan
đến rừng và bảo vệ rừng


Khơng
biết


Ít Bình
thường



Cơ bản Giỏi 3,67


Pháp
luật


Tuân thủ Luật và chính sách,
chủ trương quản lý rừng của
Quốc gia


Không
quan


tâm


Khơng Ít Quan
tâm


Chấp
hành
nghiêm
chỉnh


3,6 3,70


Tiến hành các bước phân chia,
đảm bảo quyền lợi cho cộng
đồng


Không Ít Có Đảm
bảo



Hồn
tồn
đảm bảo


</div>
<span class='text_page_counter'>(129)</span><div class='page_container' data-page=129>

118
<b>STT </b> <b>Chỉ số </b>


<b>cấp 1 </b>


<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 2 </b>


<b>Chỉ số </b>


<b>cấp 3 </b> <b>Chi tiết chỉ số cấp 3 </b>


<b>Thang điểm </b> <b>Điểm trung bình </b>


<b>1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm </b> <b>Cấp 3 </b> <b>Cấp 2 Cấp 1 </b>


Mức độ thi hành theo chính sách
phịng chống tham nhũng


Khơng Ít Bình
thường


Có Rất tốt 4


Kỹ


năng


Kỹ năng quản lý rừng của
CBQL


Ép buộc Khơng Bình
thường


Tốt Rất tốt 3,4 3,63


Kỹ năng xử lý tranh chấp của
CBQL


Khơng Kém Bình
thường


Tốt Được
giải
quyết
triệt để


4


Tổ chức định kỳ đánh giá chất
lượng công việc


Không
tổ chức


3, 4


năm
trở lên


2 năm 1
lần
1 năm
1 lần
Theo
tháng
3,5


Thái độ Mức độ trách nhiệm với cơng
việc


Khơng Thấp Bình
thường


Cao Rất cao 4,2 4,17


Tích cực trong công tác quản lý Không
quan


tâm


Ít Bình
thường


Cao Rất tích
cực



4,3


Chia sẻ kinh nghiệm quản lý Không
quan


tâm


Khơng Ít chia sẻ Có
chia sẻ


Chia sẻ
toàn bộ


</div>
<span class='text_page_counter'>(130)</span><div class='page_container' data-page=130>

119
<b>STT </b> <b>Chỉ số </b>


<b>cấp 1 </b>


<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 2 </b>


<b>Chỉ số </b>


<b>cấp 3 </b> <b>Chi tiết chỉ số cấp 3 </b>


<b>Thang điểm </b> <b>Điểm trung bình </b>


<b>1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm </b> <b>Cấp 3 </b> <b>Cấp 2 Cấp 1 </b>


Lợi ích Sự thay đổi cơ cấu thu nhập sau


khi thực hiện quản lý rừng dựa
trên mơ hình quản lý rừng cộng
đồng


Khơng Ít Trung
bình


Tốt Rất tốt 3,5 3,09


Quyền lợi của cán bộ quản lý
sau khi chuyển đổi sang mơ hình
quản lý rừng dựa vào cộng đồng


Giảm
nhiều


Giảm Khơng có
j thay đổi


Khá Cao 2,67


Cộng
đồng


Kiến
thức


Nhận thức về quyền lợi của
cộng đồng khi được giao khốn
rừng



Khơng Ít Trung
bình


Khá Nắm bắt
tồn bộ


4 3,95 3,77


Khả năng tiếp cận và cập nhật
thông tin các vấn đề liên quan
đến rừng và quản lý rừng của
cộng đồng
Không
tiếp cận
6-12
tháng/l
ần
3-6
tháng/lần
1-3
tháng/l
ần


Liên tục 4,5


Được tập huấn và cập nhật các
kiến thức về chăm sóc và bảo vệ
rừng
Không


được tập
huấn
1
lần/nă
m
1-4
lần/năm
5-8
lần/nă
m


Liên tục 2,25


Kiến thức về trồng rừng, chăm
sóc và bảo vệ rừng


Khơng Ít Trung
bình


</div>
<span class='text_page_counter'>(131)</span><div class='page_container' data-page=131>

120
<b>STT </b> <b>Chỉ số </b>


<b>cấp 1 </b>


<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 2 </b>


<b>Chỉ số </b>


<b>cấp 3 </b> <b>Chi tiết chỉ số cấp 3 </b>



<b>Thang điểm </b> <b>Điểm trung bình </b>


<b>1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm </b> <b>Cấp 3 </b> <b>Cấp 2 Cấp 1 </b>


Đăng ký hồ sơ pháp lý, được
cấp quyền sử dụng đất rừng
quản lý


Khơng
có hồ sơ


Có hợp
đồng
nguyên
tắc
Có biên
bản giao
đất, hợp
đồng
nguyên
tắc
Thiếu
cam
kết
Đủ toàn
bộ
4,5
Pháp
luật



Mức độ hiểu biết về Luật môi
trường, luật quản trị rừng theo
quy định của Chính phủ, chính
sách, thể chế liên quan đến rừng
và vấn đề quản lý rừng


Khơng Ít Trung
bình


Khá Tốt 3,5 3,61


Mức độ hiểu biết về quyền lợi
và trách nhiệm của bản thân khi
được giao khoán rừng


Khơng
quan


tâm


Khơng Bình
thường


Có Hiểu rõ 3,83


Mức độ hiểu biết về hợp đồng
và các thủ tục pháp lý khi nhận
rừng
Khơng


để ý
Hồn
tồn
khơng
Bình
thường


Có Đầy đủ 3,5


Kỹ
năng


Chăm sóc, trồng rừng, tăng khả
năng sản xuất


Khơng
quan


Ít Bình
thường


</div>
<span class='text_page_counter'>(132)</span><div class='page_container' data-page=132>

121
<b>STT </b> <b>Chỉ số </b>


<b>cấp 1 </b>


<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 2 </b>


<b>Chỉ số </b>



<b>cấp 3 </b> <b>Chi tiết chỉ số cấp 3 </b>


<b>Thang điểm </b> <b>Điểm trung bình </b>


<b>1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm </b> <b>Cấp 3 </b> <b>Cấp 2 Cấp 1 </b>


tâm
Khả năng tự quản lý, trách


nhiệm với rừng được giao,
khốn bảo vệ


Khơng
quan


tâm


khơng Biết ít Có thể
tự quản




Tự quản
lý tốt


4


Phục hồi, bảo vệ rừng Không Ít Bình
thường



Tốt Rất tốt 4


Tính hiệu quả của kỹ năng quản
lý rừng hiện tại được áp dụng so
với phương pháp truyền thông


Khơng
áp dụng


Ít Trung
bình


Khá Tốt 4,5


Thái độ Nhận định của nguời dân về tầm
quan trọng và vai trị của việc
bảo vệ rừng


Khơng
quan
tâm
Khơng
quan
trọng
Bình
thường


Có Rất
quan


trọng


4,67 3,62


Mức độ gắn kết với rừng <1 năm 1-3
năm


3-7 năm 8-10
năm


>10
năm


4,2


Mức độ tham gia vào hoạt động
quản lý, tuần tra bảo vệ rừng


</div>
<span class='text_page_counter'>(133)</span><div class='page_container' data-page=133>

122
<b>STT </b> <b>Chỉ số </b>


<b>cấp 1 </b>


<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 2 </b>


<b>Chỉ số </b>


<b>cấp 3 </b> <b>Chi tiết chỉ số cấp 3 </b>



<b>Thang điểm </b> <b>Điểm trung bình </b>


<b>1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm </b> <b>Cấp 3 </b> <b>Cấp 2 Cấp 1 </b>


Sinh kế
(cộng
đồng,
người
lao
động)


Lợi ích đem lại từ rừng sau khi
nhận rừng khoán so với lối quản
lý để khai thác tự do


Bị âm
vào vốn
giống
cây
Ổn
định


Lợi ít Có lợi Tốt hơn 4,2 3,53


Mức ổn định sinh kế người dân
khi áp dụng mơ hình quản lý
rừng dựa vào cộng đồng


Không thấp Ổn định Đủ Tốt 3,5



Sự đồng tình của cộng đồng
trong phân chia tỷ lệ sau khai
thác: được tính theo tỷ lệ Cán bộ
quản lý/Cộng đồng


Khơng
đồng ý
Trung
bình
Bình
thường


Đồng ý Hoàn
toàn
đồng ý


3,5


Cơ hội công việc từ việc áp
dụng mơ hình QLRCĐ


Khơng Ít Trung
bình


Nhiều Rất
nhiều


2,5


Các sản phẩm gỗ lâm nghiệp


khai thác có giá trị tăng thu nhập
cho cộng đồng


Khơng Ít Trung
bình


Tốt Rất tốt 3,76


Mức độ đón nhận và tiêu thụ của
các sản phẩm khai thác từ rừng


Khơng Ít Trung
bình


</div>
<span class='text_page_counter'>(134)</span><div class='page_container' data-page=134>

123
<b>STT </b> <b>Chỉ số </b>


<b>cấp 1 </b>


<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 2 </b>


<b>Chỉ số </b>


<b>cấp 3 </b> <b>Chi tiết chỉ số cấp 3 </b>


<b>Thang điểm </b> <b>Điểm trung bình </b>


<b>1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm </b> <b>Cấp 3 </b> <b>Cấp 2 Cấp 1 </b>
<b>Doanh </b>



<b>nghiệp </b>


Pháp
luật


Kiến thức về chính sách và các
quy định liên quan đến quản lý
rừng dựa vào cộng đồng (Luật
Môi trường, luật Quản lý tài
nguyên rừng,..)


Không
biết


Ít Bình
thường


Cơ bản Tốt 4,5 4,00 3,63


Tuân thủ Luật và chính sách,
chủ trương quản lý rừng của
Quốc gia


Không
quan


tâm


Khơng Bình


thường
Quan
tâm
Chấp
hành
nghiêm
chỉnh
3,5
Năng
lực


Kỹ năng quản lý rừng của doanh
nghiệp


Ép buộc Khơng Bình
thường


Tốt Rất tốt 4 3,50


Thời gian người đại diện tham
gia quản lý doanh nghiệp


Khơng
hồn
thành 1
nhiệm
kỳ
1
nhiệm
kỳ


2 nhiệm
kỳ
3
nhiệm
kỳ
4 nhiệm
kỳ
3,5


Thái độ Mức độ trách nhiệm với công
việc
Không
quan
tâm
Tiêu
cực
Bình
thường


Tốt Tích
cực


</div>
<span class='text_page_counter'>(135)</span><div class='page_container' data-page=135>

124
<b>STT </b> <b>Chỉ số </b>


<b>cấp 1 </b>


<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 2 </b>



<b>Chỉ số </b>


<b>cấp 3 </b> <b>Chi tiết chỉ số cấp 3 </b>


<b>Thang điểm </b> <b>Điểm trung bình </b>


<b>1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm </b> <b>Cấp 3 </b> <b>Cấp 2 Cấp 1 </b>


Mức độ tham gia vào hoạt động
quản lý, tuần tra bảo vệ rừng


Không 1-2
lần/
năm
3-5
lần/năm
6-10
lần/nă
m
>10
lần/năm
3


2 <b><sub>Văn </sub></b>


<b>hóa - </b>
<b>Xã hội </b>
Văn
hóa
Truyền


thống


Áp dụng phương thức quản lý
truyền thống vào mơ hình quản
lý rừng cộng đồng hiện có


Khơng
quan
tâm
Khơng
áp
dung


Ít Bình
thường


Nhiều 2,75 3,42 3,61 3,45


Mức độ phù hợp của phong tục
tập quán khu vực với quản lý
rừng theo mơ hình quản lý rừng
cộng đồng


Khơng
phù hợp


Ít phù
hợp


Phù hợp Hỗ trợ


tốt


Áp dụng
hoàn


toàn


3,5


Sự trợ giúp của các định chế,
luật tục truyền thống trong cộng
đồng vào quản lý rừng


0% < 25% 25 -
<50%
50 -
<75%

75-100%
4
Hiện
đại


Hiệu quả khi quản lý rừng theo
cách thức hiện đại


Khơng Kém Trung
bình


Khá Tốt 4,2 3,94



Mức độ phù hợp của phương
thức quản lý hiện đại đối với mơ
hình quản lý rừng cộng đồng


Khơng Kém Trung
bình


Khá Tốt 3,67


</div>
<span class='text_page_counter'>(136)</span><div class='page_container' data-page=136>

125
<b>STT </b> <b>Chỉ số </b>


<b>cấp 1 </b>


<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 2 </b>


<b>Chỉ số </b>


<b>cấp 3 </b> <b>Chi tiết chỉ số cấp 3 </b>


<b>Thang điểm </b> <b>Điểm trung bình </b>


<b>1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm </b> <b>Cấp 3 </b> <b>Cấp 2 Cấp 1 </b>


truyền
thống
và hiện



đại


kết hợp 2 hình thức truyền thống
và hiện đại


bình


Ứng dụng của sự kết hợp 2
phương thức truyền thống và
hiện đại vào quản lý rừng cộng
đồng
Khơng
quan
tâm
Khơng
ứng
dung
Ứng dụng
ít
Bình
thường


Tồn bộ 3,7


Vấn nạn khai thác gỗ trái phép Rất
nhiều


Nhiều Bình
thường



Ít Khơng

2,75
Mối
quan hệ
xã hội
CBQL
với
cộng
đồng


Sự thống nhất quyền hạn giữa
các bên tham gia vào quản lý
rừng


Không
quan
tâm


0 - <
25%
25% -
<50%
50% -
<75%

75%-100%


4 4,00 3,83



Người
dân và
các đối
tượng
liên
quan


Vấn đề tranh chấp giữa các đối
tượng liên quan được giao
khoán rừng và người dân xung
quanh


Rất
nhiều


Nhiều Bình
thường


</div>
<span class='text_page_counter'>(137)</span><div class='page_container' data-page=137>

126
<b>STT </b> <b>Chỉ số </b>


<b>cấp 1 </b>


<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 2 </b>


<b>Chỉ số </b>


<b>cấp 3 </b> <b>Chi tiết chỉ số cấp 3 </b>



<b>Thang điểm </b> <b>Điểm trung bình </b>


<b>1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm </b> <b>Cấp 3 </b> <b>Cấp 2 Cấp 1 </b>


Cộng
đồng
với
công ty,
doanh
nghiệp
địa
phương


Mức độ đóng góphay tác động
vào việc quản lý rừng


Không
liên
quan


kém Hòa hợp Tốt Rất tốt 3 3,00


Giữa
các đối
tượng
liên
quan
đến
quản lý
rừng



Người dân có biết đến sự hỗ trợ
vốn từ những tổ chức không


Không
quan
tâm
Không
biết
Biết
nhưng k
tiếp cận
được
có tiếp
cận
nhưng
k hiệu
quả
tiếp cận
và hiệu
quả


4,2 4,10


Tranh chấp giữa các đối tượng
liên quan đến vấn đề bảo vệ
rừng


Rất
nhiều



Nhiều Trung
bình


Ít khơng

4
Vấn đề
từ bên
ngoài
Kinh tế
(Nguồn
hỗ trợ)


Sự liên tục trong hỗ trợ tài chính
(vốn)


> 6 năm
/ 1 lần


3-6
năm /1


lần


1-3 năm
/1 lần


1
năm/1



lần


</div>
<span class='text_page_counter'>(138)</span><div class='page_container' data-page=138>

127
<b>STT </b> <b>Chỉ số </b>


<b>cấp 1 </b>


<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 2 </b>


<b>Chỉ số </b>


<b>cấp 3 </b> <b>Chi tiết chỉ số cấp 3 </b>


<b>Thang điểm </b> <b>Điểm trung bình </b>


<b>1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm </b> <b>Cấp 3 </b> <b>Cấp 2 Cấp 1 </b>


(dự án,
doanh
nghiệp,
nhân
công,
cộng
đồng
cạnh
khu
vực
quản lý


rừng
nghiên
cứu…)


Hỗ trợ vay vốn 0% - <
25%


25% -
< 50%


50% - <
75%


75% -
<
100%


100% 3,67


Nguồn vốn rót về đến cộng đồng
nhận khốn rừng


Khơng
quan


tâm


0% - <
25%



25% - <
50%


50% -
< 75%


75% - <
100%


3,5


Sự hỗ trợ vốn từ dự án mà cộng
đồng nhận được


Không
biết đến


0% - <
25%


25% - <
50%


50% -
< 75%


75% - <
100%


2,5



Thủ tục tiến hành vay vốn tại
nguồn vay như ngân hàng,
người cho vay…


Khơng
tạo điều
kiên
Gây
khó
khăn
nhưng
vẫn có
ít
Bình
thường


Tốt Hỗ trợ
nhiều


2,5


Mối
liên hệ


Tần suất tham gia vào quản lý
rừng tại khu vực


Không
tham gia


1-2
lần/
năm
3-4
lần/năm
5-7
lần/nă
m
> 7
lần/năm


2,5 2,50


Mức độ tác động của vấn đề hỗ
trợ, cố vấn đến quản lý rừng tại


Tồi tệ Trung
bình


Bình
thường


</div>
<span class='text_page_counter'>(139)</span><div class='page_container' data-page=139>

128
<b>STT </b> <b>Chỉ số </b>


<b>cấp 1 </b>


<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 2 </b>



<b>Chỉ số </b>


<b>cấp 3 </b> <b>Chi tiết chỉ số cấp 3 </b>


<b>Thang điểm </b> <b>Điểm trung bình </b>


<b>1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm </b> <b>Cấp 3 </b> <b>Cấp 2 Cấp 1 </b>


khu vực


Thái độ Tranh chấp xảy ra đối với mối
quan hệ với cộng đồng và
CBQL của khu vực


Rất
nhiều


Nhiều Theo
tháng,


q


Ít Rất ít 4 3,22


Nguồn vốn đầu tư từ chính phủ
và các dự án trong việc quan
tâm, bảo vệ rừng


Khơng



Ít Bình
thường


Nhiều Rất
nhiều


2


Đối với vấn đề quản lý, bảo vệ,
chăm sóc và phát triển rừng


Khơng
quan


tâm


Ít Bình
thường


Tốt Rất tốt 3,67


3 <b><sub>Tự </sub></b>


<b>nhiên </b>
Tài
nguyên
rừng tự

(Vốn


rừng)
Cấu
trúc
rừng


Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
thuận lợi cho cây gỗ lâu năm


Khơng Ít Bình
thường


Tốt Rất tốt 4 3,89 4,06 4,06


Chất lượng cây có sẵn Rất kém Kém Trung
bình


Khá Tốt 3,67


Sự phù hợp cấu trúc rừng cho
việc bảo vệ và phát triển bền
vững


Không Phải
phân
chia lại


Bình
thường


Tốt Rất tốt 4



Quản lý
rừng


Sự tiến bộ về diện tích che phủ
rừng sau khi tiến hành mơ hình


Khơng


Ít Bình
thường


</div>
<span class='text_page_counter'>(140)</span><div class='page_container' data-page=140>

129
<b>STT </b> <b>Chỉ số </b>


<b>cấp 1 </b>


<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 2 </b>


<b>Chỉ số </b>


<b>cấp 3 </b> <b>Chi tiết chỉ số cấp 3 </b>


<b>Thang điểm </b> <b>Điểm trung bình </b>


<b>1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm </b> <b>Cấp 3 </b> <b>Cấp 2 Cấp 1 </b>


quản lý rừng dựa vào cộng đồng


Khối lượng gỗ thu hoạch tính
theo tuổi cây


>20
năm


20
năm


10 - 20
năm


5 - 10
năm


<5 năm 4,2


Hiện tượng chặt phá rừng Rất
nhiều


Nhiều Bình
thường


ít Suy
giảm rõ
rệt
4
Rừng
nguyên
sinh


(vốn
rừng)


Chất lượng tiến hành bảo vệ và
phát triển rừng


Tiêu
cực


Khơng Bình
thườn


Tốt Tích
cực


4 4,09


Tần suất tiến hành kiểm tra và
giám sát rừng nguyên sinh


Khơng

1 lần/
năm
2-4
lần/năm
5-7
lần/nă
m
> 7


lần/năm
4,6


Áp dụng phương thức nông lâm
kết hợp


Khơng Ít Có Nhiều Rất
nhiều
3,67
Môi
trường
Tài
nguyên
nước


Lượng nước cung cấp cho chăm
sóc bảo vệ và phát triển rừng
trong khu vực


Khơng Ít Trung
bình


Đủ Thoải
mái


4,2 4,00 4,34


Sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên nước
Lãng


phí
Trung
bình
Bình
thường


Hợp lý Rất hợp


</div>
<span class='text_page_counter'>(141)</span><div class='page_container' data-page=141>

130
<b>STT </b> <b>Chỉ số </b>


<b>cấp 1 </b>


<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 2 </b>


<b>Chỉ số </b>


<b>cấp 3 </b> <b>Chi tiết chỉ số cấp 3 </b>


<b>Thang điểm </b> <b>Điểm trung bình </b>


<b>1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm </b> <b>Cấp 3 </b> <b>Cấp 2 Cấp 1 </b>


Khơng
khí


Điều kiện tự nhiên, khí hậu
thuận lợi cho phát triển và bảo


vệ rừng khơng?


Khơng Tiêu
cực


Bình
thường


Tốt Thuận
lợi


4,67 4,67


Biến
đổi khí


hậu


Tần
suất


Tần suất xuất hiện thiên tai > 7
lần/năm


5 - 7
lần/nă
m
2-4
lần/năm
1


lần/nă
m
khơng


4 4,00 3,78


Cường
độ


Cường độ của thiên tai Tăng
nhiều


Tăng Bình
thường


Giảm Giảm
nhiều


4 4,00


Tác
động
của
thiên tai
đến tài
nguyên
rừng


Mức độ tác động của biến đổi


khí hậu đến tài nguyên rừng


Rất
nhiều


Nhiều Bình
thường


</div>
<span class='text_page_counter'>(142)</span><div class='page_container' data-page=142>

131


<b>Phụ lục III </b>


<b>B<sub>ảng chấm điểm theo thang đo bộ chỉ số của Lâm trƣờng Văn Chấn và Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp </sub></b>
<b>Ngòi Lao </b>
<b>STT </b>
<b>Chỉ </b>
<b>số </b>
<b>cấp 1 </b>
<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 2 </b>
<b>Chỉ số </b>


<b>cấp 3 </b> <b>Chi tiết chỉ số cấp 3 </b>


<b>Thang điểm </b> <b>Điểm trung bình lâm </b>


<b>trƣờng Văn Chấn </b>


<b>Điểm trung bình lâm </b>
<b>trƣờng Ngòi Lao </b>



1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1 Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1
1 <b>Con </b>


<b>ngƣời </b>
<b>(nguồ</b>
<b>n lực) </b>
Cán bộ
quản lý
Kiến
thức


Kiến thức về chính
sách và các quy định
liên quan đến quản
lý rừng dựa vào
cộng đồng (Luật
Môi trường, luật
Quản lý tài nguyên
rừng,..)


Khơng
biết


Ít Bình
thường


Cơ bản Đủ 4 3,83 3,68 3,68 4,06 4,30 3,78 3,79


Được tập huấn và


cập nhật các kiến
thức về quản lý rừng
dựa vào cộng đồng


không
được tập


huấn


5 năm 1
lần


3 năm 1
lần


2 năm
1 lần


1 năm 1
lần


4 5


Kiến thức chuyên
môn liên quan đến
rừng và bảo vệ rừng


Không
biết



Ít Bình
thường


</div>
<span class='text_page_counter'>(143)</span><div class='page_container' data-page=143>

132
<b>STT </b>
<b>Chỉ </b>
<b>số </b>
<b>cấp 1 </b>
<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 2 </b>
<b>Chỉ số </b>


<b>cấp 3 </b> <b>Chi tiết chỉ số cấp 3 </b>


<b>Thang điểm </b> <b>Điểm trung bình lâm </b>


<b>trƣờng Văn Chấn </b>


<b>Điểm trung bình lâm </b>
<b>trƣờng Ngịi Lao </b>


1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1 Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1
Pháp


luật


Tuân thủ Luật và
chính sách, chủ
trương quản lý rừng
của Quốc gia



Khơng
quan


tâm


Khơng Ít Quan
tâm


Chấp
hành
nghiêm
chỉnh


4 4,00 3,2 3,40


Tiến hành các bước
phân chia, đảm bảo
quyền lợi cho cộng
đồng


Khơng Ít Có Đảm
bảo


Hoàn
toàn đảm


bảo


4 3



Mức độ thi hành
theo chính sách
phịng chống tham
nhũng


Khơng Ít Bình
thường


Có Rất tốt 4 4


Kỹ
năng


Kỹ năng quản lý
rừng của CBQL


Ép buộc Không Bình
thường


Tốt Rất tốt 3,2 3,30 3,6 3,97


Kỹ năng xử lý tranh
chấp của CBQL


Khơng Kém Bình
thường


Tốt Được
giải


quyết
triệt để


</div>
<span class='text_page_counter'>(144)</span><div class='page_container' data-page=144>

133
<b>STT </b>
<b>Chỉ </b>
<b>số </b>
<b>cấp 1 </b>
<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 2 </b>
<b>Chỉ số </b>


<b>cấp 3 </b> <b>Chi tiết chỉ số cấp 3 </b>


<b>Thang điểm </b> <b>Điểm trung bình lâm </b>


<b>trƣờng Văn Chấn </b>


<b>Điểm trung bình lâm </b>
<b>trƣờng Ngịi Lao </b>


1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1 Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1
Tổ chức định kỳ


đánh giá chất lượng
công việc


Không
tổ chức



3, 4 năm
trở lên


2 năm 1
lần


1 năm
1 lần


Theo
tháng


3 4


Thái độ Mức độ trách nhiệm
với cơng việc


Khơng Thấp Bình
thường


Cao Rất cao 4 4,00 4,4 4,33


Tích cực trong cơng
tác quản lý


Khơng
quan


tâm



Ít Bình
thường


Cao Rất tích
cực


4 4,6


Chia sẻ kinh nghiệm
quản lý


Khơng
quan


tâm


Khơng Ít chia
sẻ


Có chia
sẻ


Chia sẻ
tồn bộ


4 4


Lợi ích Sự thay đổi cơ cấu
thu nhập sau khi
thực hiện quản lý


rừng dựa trên mơ
hình quản lý rừng
cộng đồng


Khơng Ít Trung
bình


Tốt Rất tốt 4 3,25 3 2,92


</div>
<span class='text_page_counter'>(145)</span><div class='page_container' data-page=145>

134
<b>STT </b>
<b>Chỉ </b>
<b>số </b>
<b>cấp 1 </b>
<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 2 </b>
<b>Chỉ số </b>


<b>cấp 3 </b> <b>Chi tiết chỉ số cấp 3 </b>


<b>Thang điểm </b> <b>Điểm trung bình lâm </b>


<b>trƣờng Văn Chấn </b>


<b>Điểm trung bình lâm </b>
<b>trƣờng Ngịi Lao </b>


1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1 Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1
bộ quản lý sau khi



chuyển đổi sang mơ
hình quản lý rừng
dựa vào cộng đồng


nhiều có j
thay đổi


Cộng
đồng


Kiến
thức


Nhận thức về quyền
lợi của cộng đồng
khi được giao khốn
rừng


Khơng Ít Trung
bình


Khá Nắm bắt
tồn bộ


3,78 3,84 3,69 4,22 4,1 3,85


Khả năng tiếp cận
và cập nhật thông tin
các vấn đề liên quan
đến rừng và quản lý


rừng của cộng đồng


Không
tiếp cận
6-12
tháng/lầ
n
3-6
tháng/lầ
n
1-3
tháng/l
ần


Liên tục 4 5


Được tập huấn và
cập nhật các kiến
thức về chăm sóc và
bảo vệ rừng


Không
được tập
huấn
1
lần/năm
1-4
lần/năm
5-8
lần/nă


m


Liên tục 2,5 2


</div>
<span class='text_page_counter'>(146)</span><div class='page_container' data-page=146>

135
<b>STT </b>


<b>Chỉ </b>
<b>số </b>
<b>cấp 1 </b>


<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 2 </b>


<b>Chỉ số </b>


<b>cấp 3 </b> <b>Chi tiết chỉ số cấp 3 </b>


<b>Thang điểm </b> <b>Điểm trung bình lâm </b>


<b>trƣờng Văn Chấn </b>


<b>Điểm trung bình lâm </b>
<b>trƣờng Ngịi Lao </b>


1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1 Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1
rừng, chăm sóc và


bảo vệ rừng



bình


Đăng ký hồ sơ pháp
lý, được cấp quyền
sử dụng đất rừng
quản lý


Khơng
có hồ sơ


Có hợp
đồng
nguyên


tắc


Có biên
bản
giao
đất, hợp


đồng
nguyên


tắc


Thiếu
cam


kết



Đủ toàn
bộ


4,44 4,56


Pháp
luật


Mức độ hiểu biết về
Luật môi trường,
luật quản trị rừng
theo quy định của
Chính phủ, chính
sách, thể chế liên
quan đến rừng và
vấn đề quản lý rừng


Khơng Ít Trung
bình


Khá Tốt 3,3 3,43 3,7 3,79


</div>
<span class='text_page_counter'>(147)</span><div class='page_container' data-page=147>

136
<b>STT </b>
<b>Chỉ </b>
<b>số </b>
<b>cấp 1 </b>
<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 2 </b>


<b>Chỉ số </b>


<b>cấp 3 </b> <b>Chi tiết chỉ số cấp 3 </b>


<b>Thang điểm </b> <b>Điểm trung bình lâm </b>


<b>trƣờng Văn Chấn </b>


<b>Điểm trung bình lâm </b>
<b>trƣờng Ngịi Lao </b>


1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1 Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1
quyền lợi và trách


nhiệm của bản thân
khi được giao khoán
rừng


quan
tâm


thường


Mức độ hiểu biết về
hợp đồng và các thủ
tục pháp lý khi nhận
rừng
Khơng
để ý
Hồn


tồn
khơng
Bình
thường


Có Đầy đủ 3,33 3,67


Kỹ
năng


Chăm sóc, trồng
rừng, tăng khả năng
sản xuất


Khơng
quan


tâm


Ít Bình
thường


Đạt Tốt 3,86 4,07 4,14 4,19


Khả năng tự quản lý,
trách nhiệm với rừng
được giao, khốn
bảo vệ


Khơng


quan


tâm


khơng Biết ít Có thể
tự quản




Tự quản
lý tốt


4 4


Phục hồi, bảo vệ
rừng


Khơng Ít Bình
thường


Tốt Rất tốt 4,1 3,9


</div>
<span class='text_page_counter'>(148)</span><div class='page_container' data-page=148>

137
<b>STT </b>
<b>Chỉ </b>
<b>số </b>
<b>cấp 1 </b>
<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 2 </b>
<b>Chỉ số </b>



<b>cấp 3 </b> <b>Chi tiết chỉ số cấp 3 </b>


<b>Thang điểm </b> <b>Điểm trung bình lâm </b>


<b>trƣờng Văn Chấn </b>


<b>Điểm trung bình lâm </b>
<b>trƣờng Ngịi Lao </b>


1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1 Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1
kỹ năng quản lý


rừng hiện tại được
áp dụng so với
phương pháp truyền
thông


áp dụng bình


Thái độ Nhận định của nguời
dân về tầm quan
trọng và vai trị của
việc bảo vệ rừng


Khơng
quan
tâm
Khơng
quan


trọng
Bình
thường


Có Rất quan
trọng


4,5 3,61 4,84 3,64


Mức độ gắn kết với
rừng


<1 năm 1-3 năm 3-7 năm 8-10
năm


>10 năm 4,33 4,07


Mức độ tham gia
vào hoạt động quản
lý, tuần tra bảo vệ
rừng


Không Thỉnh
thoảng
Theo
tháng,
quý
1 tuần
1 lần
Hàng


ngày


2 2


Sinh kế
(cộng
đồng,


Lợi ích đem lại từ
rừng sau khi nhận
rừng khoán so với


Bị âm
vào vốn


giống


</div>
<span class='text_page_counter'>(149)</span><div class='page_container' data-page=149>

138
<b>STT </b>


<b>Chỉ </b>
<b>số </b>
<b>cấp 1 </b>


<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 2 </b>


<b>Chỉ số </b>


<b>cấp 3 </b> <b>Chi tiết chỉ số cấp 3 </b>



<b>Thang điểm </b> <b>Điểm trung bình lâm </b>


<b>trƣờng Văn Chấn </b>


<b>Điểm trung bình lâm </b>
<b>trƣờng Ngịi Lao </b>


1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1 Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1
người


lao
động)


lối quản lý để khai
thác tự do


cây


Mức ổn định sinh kế
người dân khi áp
dụng mơ hình quản
lý rừng dựa vào
cộng đồng


Không thấp Ổn định Đủ Tốt 3,33 3,67


Sự đồng tình của
cộng đồng trong
phân chia tỷ lệ sau


khai thác: được tính
theo tỷ lệ Cán bộ
quản lý/Cộng đồng


Khơng
đồng ý


Trung
bình


Bình
thường


Đồng ý Hoàn
toàn
đồng ý


4 3


Cơ hội công việc từ
việc áp dụng mô
hình QLRCĐ


Khơng Ít Trung
bình


Nhiều Rất nhiều 2 3


Các sản phẩm gỗ
lâm nghiệp khai thác



Khơng Ít Trung
bình


</div>
<span class='text_page_counter'>(150)</span><div class='page_container' data-page=150>

139
<b>STT </b>


<b>Chỉ </b>
<b>số </b>
<b>cấp 1 </b>


<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 2 </b>


<b>Chỉ số </b>


<b>cấp 3 </b> <b>Chi tiết chỉ số cấp 3 </b>


<b>Thang điểm </b> <b>Điểm trung bình lâm </b>


<b>trƣờng Văn Chấn </b>


<b>Điểm trung bình lâm </b>
<b>trƣờng Ngòi Lao </b>


1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1 Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1
có giá trị tăng thu


nhập cho cộng đồng
Mức độ đón nhận và


tiêu thụ của các sản
phẩm khai thác từ
rừng


Khơng Ít Trung
bình


Tốt Rất tốt 4 3,4


<b>Doanh </b>
<b>nghiệp </b>


Pháp
luật


Kiến thức về chính
sách và các quy định
liên quan đến quản
lý rừng dựa vào
cộng đồng (Luật
Môi trường, luật
Quản lý tài ngun
rừng,..)


Khơng
biết


Ít Bình
thường



Cơ bản Tốt 4 3,50 3,67 5 4,5 3,75


Tuân thủ Luật và
chính sách, chủ
trương quản lý rừng
của Quốc gia


Không
quan


tâm


Khơng Bình
thường


Quan
tâm


Chấp
hành
nghiêm
chỉnh


</div>
<span class='text_page_counter'>(151)</span><div class='page_container' data-page=151>

140
<b>STT </b>
<b>Chỉ </b>
<b>số </b>
<b>cấp 1 </b>
<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 2 </b>


<b>Chỉ số </b>


<b>cấp 3 </b> <b>Chi tiết chỉ số cấp 3 </b>


<b>Thang điểm </b> <b>Điểm trung bình lâm </b>


<b>trƣờng Văn Chấn </b>


<b>Điểm trung bình lâm </b>
<b>trƣờng Ngịi Lao </b>


1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1 Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1
Năng


lực


Kỹ năng quản lý
rừng của doanh
nghiệp


Ép buộc Khơng Bình
thường


Tốt Rất tốt 4 4,00 4 3,5


Thời gian người đại
diện tham gia quản
lý doanh nghiệp


Khơng


hồn
thành 1
nhiệm
kỳ
1 nhiệm
kỳ
2 nhiệm
kỳ
3
nhiệm
kỳ
4 nhiệm
kỳ


4 3


Thái độ Mức độ trách nhiệm
với công việc


Không
quan


tâm


Tiêu cực Bình
thường


Tốt Tích cực 4 3,50 3,5 3,25


Mức độ tham gia


vào hoạt động quản
lý, tuần tra bảo vệ
rừng


Không 1-2 lần/
năm
3-5
lần/năm
6-10
lần/nă
m
>10
lần/năm


3 3


2 <b>Văn </b>


<b>hóa - </b>
<b>Xã </b>
Văn
hóa
Truyền
thống


Áp dụng phương
thức quản lý truyền
thống vào mơ hình


Khơng


quan


tâm


Khơng
áp dung


Ít Bình
thường


</div>
<span class='text_page_counter'>(152)</span><div class='page_container' data-page=152>

141
<b>STT </b>


<b>Chỉ </b>
<b>số </b>
<b>cấp 1 </b>


<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 2 </b>


<b>Chỉ số </b>


<b>cấp 3 </b> <b>Chi tiết chỉ số cấp 3 </b>


<b>Thang điểm </b> <b>Điểm trung bình lâm </b>


<b>trƣờng Văn Chấn </b>


<b>Điểm trung bình lâm </b>
<b>trƣờng Ngòi Lao </b>



1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1 Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1


<b>hội </b> quản lý rừng cộng
đồng hiện có


Mức độ phù hợp của
phong tục tập quán
khu vực với quản lý
rừng theo mô hình
quản lý rừng cộng
đồng


Khơng
phù hợp


Ít phù
hợp


Phù hợp Hỗ trợ
tốt


Áp dụng
hoàn toàn


4 3


Sự trợ giúp của các
định chế, luật tục
truyền thống trong


cộng đồng vào quản
lý rừng


0% < 25% 25 -
<50%


50 -
<75%


75-100% 4,33 3,67


Hiện
đại


Hiệu quả khi quản lý
rừng theo cách thức
hiện đại


Không Kém Trung
bình


Khá Tốt 4 3,50 4,4 4,37


Mức độ phù hợp của
phương thức quản lý


Không Kém Trung
bình


</div>
<span class='text_page_counter'>(153)</span><div class='page_container' data-page=153>

142


<b>STT </b>
<b>Chỉ </b>
<b>số </b>
<b>cấp 1 </b>
<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 2 </b>
<b>Chỉ số </b>


<b>cấp 3 </b> <b>Chi tiết chỉ số cấp 3 </b>


<b>Thang điểm </b> <b>Điểm trung bình lâm </b>


<b>trƣờng Văn Chấn </b>


<b>Điểm trung bình lâm </b>
<b>trƣờng Ngòi Lao </b>


1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1 Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1
hiện đại đối với mơ


hình quản lý rừng
cộng đồng
Kết
hợp
truyền
thống
và hiện
đại


Hiệu quả đạt được


khi áp dụng kết hợp
2 hình thức truyền
thống và hiện đại


Kém Trung
bình


Khá Tốt Rất tốt 3,7 3,18 4,3 3,79


Ứng dụng của sự kết
hợp 2 phương thức
truyền thống và hiện
đại vào quản lý rừng
cộng đồng
Không
quan
tâm
Không
ứng
dung
Ứng
dụng ít
Bình
thường


Tồn bộ 3,5 3,9


Vấn nạn khai thác
gỗ trái phép



Rất
nhiều


Nhiều Bình
thường


Ít Khơng có 2,34 3,16


Mối
quan
hệ xã
hội
CBQL
với
cộng
đồng


Sự thống nhất quyền
hạn giữa các bên
tham gia vào quản lý
rừng


Không
quan
tâm


0 - <
25%
25% -
<50%


50% -
<75%

75%-100%


</div>
<span class='text_page_counter'>(154)</span><div class='page_container' data-page=154>

143
<b>STT </b>
<b>Chỉ </b>
<b>số </b>
<b>cấp 1 </b>
<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 2 </b>
<b>Chỉ số </b>


<b>cấp 3 </b> <b>Chi tiết chỉ số cấp 3 </b>


<b>Thang điểm </b> <b>Điểm trung bình lâm </b>


<b>trƣờng Văn Chấn </b>


<b>Điểm trung bình lâm </b>
<b>trƣờng Ngòi Lao </b>


1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1 Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1
Người
dân và
các đối
tượng
liên
quan



Vấn đề tranh chấp
giữa các đối tượng
liên quan được giao
khoán rừng và người
dân xung quanh


Rất
nhiều


Nhiều Bình
thường


Ít Không 4 4,00 4,4 4,4


Cộng
đồng
với
công
ty,
doanh
nghiệp
địa
phương


Mức độ đóng
góphay tác động vào
việc quản lý rừng


Khơng


liên
quan


kém Hịa
hợp


Tốt Rất tốt 2,8 2,80 3,2 3,2


Giữa
các đối


tượng


Người dân có biết
đến sự hỗ trợ vốn từ
những tổ chức


Không
quan
tâm
Không
biết
Biết
nhưng k
tiếp cận
có tiếp
cận
nhưng
tiếp cận
và hiệu


quả


</div>
<span class='text_page_counter'>(155)</span><div class='page_container' data-page=155>

144
<b>STT </b>
<b>Chỉ </b>
<b>số </b>
<b>cấp 1 </b>
<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 2 </b>
<b>Chỉ số </b>


<b>cấp 3 </b> <b>Chi tiết chỉ số cấp 3 </b>


<b>Thang điểm </b> <b>Điểm trung bình lâm </b>


<b>trƣờng Văn Chấn </b>


<b>Điểm trung bình lâm </b>
<b>trƣờng Ngòi Lao </b>


1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1 Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1
liên


quan
đến
quản lý


rừng


không được k hiệu



quả
Tranh chấp giữa các


đối tượng liên quan
đến vấn đề bảo vệ
rừng


Rất
nhiều


Nhiều Trung
bình


Ít khơng có 3,7 4,3


Vấn đề
từ bên
ngoài
(dự án,
doanh
nghiệp,
nhân
công,
cộng
đồng
cạnh
khu
Kinh tế
(Nguồn


hỗ trợ)


Sự liên tục trong hỗ
trợ tài chính (vốn)


> 6 năm
/ 1 lần


3-6 năm
/1 lần


1-3 năm
/1 lần


1
năm/1


lần


Liên tục 2,8 2,99 2,77 3,2 3,08 3,07


Hỗ trợ vay vốn 0% - <
25%


25% - <
50%


50% - <
75%



75% -
<
100%


100% 3,5 3,84


Nguồn vốn rót về
đến cộng đồng nhận
khốn rừng


Khơng
quan


tâm


0% - <
25%


25% - <
50%


50% -
< 75%


75% - <
100%


3,33 3,67


Sự hỗ trợ vốn từ dự


án mà cộng đồng
nhận được


Không
biết đến


0% - <
25%


25% - <
50%


50% -
< 75%


75% - <
100%


</div>
<span class='text_page_counter'>(156)</span><div class='page_container' data-page=156>

145
<b>STT </b>
<b>Chỉ </b>
<b>số </b>
<b>cấp 1 </b>
<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 2 </b>
<b>Chỉ số </b>


<b>cấp 3 </b> <b>Chi tiết chỉ số cấp 3 </b>


<b>Thang điểm </b> <b>Điểm trung bình lâm </b>



<b>trƣờng Văn Chấn </b>


<b>Điểm trung bình lâm </b>
<b>trƣờng Ngịi Lao </b>


1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1 Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1
vực


quản lý
rừng
nghiên
cứu…)


Thủ tục tiến hành
vay vốn tại nguồn
vay như ngân hàng,
người cho vay…


Khơng
tạo điều
kiên
Gây khó
khăn
nhưng
vẫn có ít


Bình
thường



Tốt Hỗ trợ
nhiều


2,3 2,7


Mối
liên hệ


Tần suất tham gia
vào quản lý rừng tại
khu vực
Không
tham gia
1-2 lần/
năm
3-4
lần/năm
5-7
lần/nă
m
> 7
lần/năm


2 2,00 3 3


Mức độ tác động của
vấn đề hỗ trợ, cố vấn
đến quản lý rừng tại
khu vực



Tồi tệ Trung
bình


Bình
thường


Tốt Rất tốt 2 3


Thái độ Tranh chấp xảy ra
đối với mối quan hệ
với cộng đồng và
CBQL của khu vực


Rất
nhiều


Nhiều Theo
tháng,


q


Ít Rất ít 4,2 3,33 3,8 3,11


Nguồn vốn đầu tư từ
chính phủ và các dự
án trong việc quan


Khơng



Ít Bình
thường


</div>
<span class='text_page_counter'>(157)</span><div class='page_container' data-page=157>

146
<b>STT </b>
<b>Chỉ </b>
<b>số </b>
<b>cấp 1 </b>
<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 2 </b>
<b>Chỉ số </b>


<b>cấp 3 </b> <b>Chi tiết chỉ số cấp 3 </b>


<b>Thang điểm </b> <b>Điểm trung bình lâm </b>


<b>trƣờng Văn Chấn </b>


<b>Điểm trung bình lâm </b>
<b>trƣờng Ngòi Lao </b>


1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1 Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1
tâm, bảo vệ rừng


Đối với vấn đề quản
lý, bảo vệ, chăm sóc
và phát triển rừng


Khơng
quan



tâm


Ít Bình
thường


Tốt Rất tốt 3,8 3,54


3 <b><sub>Tự </sub></b>


<b>nhiên </b>
Tài
nguyên
rừng tự

(Vốn
rừng)
Cấu
trúc
rừng


Vị trí địa lý, điều
kiện tự nhiên thuận
lợi cho cây gỗ lâu
năm


Khơng Ít Bình
thường


Tốt Rất tốt 4,3 3,93 4,06 3,95 3,7 3,85 4,06 4,16



Chất lượng cây có
sẵn


Rất kém Kém Trung
bình


Khá Tốt 4 3,34


Sự phù hợp cấu trúc
rừng cho việc bảo vệ
và phát triển bền
vững


Không Phải
phân
chia lại


Bình
thường


Tốt Rất tốt 3,5 4,5


Quản
lý rừng


Sự tiến bộ về diện
tích che phủ rừng
sau khi tiến hành mơ
hình quản lý rừng



Khơng


Ít Bình
thường


</div>
<span class='text_page_counter'>(158)</span><div class='page_container' data-page=158>

147
<b>STT </b>
<b>Chỉ </b>
<b>số </b>
<b>cấp 1 </b>
<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 2 </b>
<b>Chỉ số </b>


<b>cấp 3 </b> <b>Chi tiết chỉ số cấp 3 </b>


<b>Thang điểm </b> <b>Điểm trung bình lâm </b>


<b>trƣờng Văn Chấn </b>


<b>Điểm trung bình lâm </b>
<b>trƣờng Ngịi Lao </b>


1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1 Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1
dựa vào cộng đồng


Khối lượng gỗ thu
hoạch tính theo tuổi


cây


>20 năm 20 năm 10 - 20
năm


5 - 10
năm


<5 năm 3,8 4,6


Hiện tượng chặt phá
rừng


Rất
nhiều


Nhiều Bình
thường


ít Suy giảm
rõ rệt


3,8 4,2


Rừng
nguyên


sinh
(vốn
rừng)



Chất lượng tiến hành
bảo vệ và phát triển
rừng


Tiêu cực Khơng Bình
thườn


Tốt Tích cực 4,1 4,17 3,9 4,0133


Tần suất tiến hành
kiểm tra và giám sát
rừng ngun sinh


Khơng

1 lần/
năm
2-4
lần/năm
5-7
lần/nă
m
> 7
lần/năm


4,7 4,5


Áp dụng phương
thức nông lâm kết


hợp


Khơng Ít Có Nhiều Rất nhiều 3,7 3,64


Môi
trường


Tài
nguyên


nước


Lượng nước cung
cấp cho chăm sóc
bảo vệ và phát triển


Khơng Ít Trung
bình


Đủ Thoải
mái


</div>
<span class='text_page_counter'>(159)</span><div class='page_container' data-page=159>

148
<b>STT </b>
<b>Chỉ </b>
<b>số </b>
<b>cấp 1 </b>
<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 2 </b>
<b>Chỉ số </b>



<b>cấp 3 </b> <b>Chi tiết chỉ số cấp 3 </b>


<b>Thang điểm </b> <b>Điểm trung bình lâm </b>


<b>trƣờng Văn Chấn </b>


<b>Điểm trung bình lâm </b>
<b>trƣờng Ngòi Lao </b>


1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1 Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1
rừng trong khu vực


Sử dụng hợp lý
nguồn tài ngun
nước


Lãng phí Trung
bình


Bình
thường


Hợp lý Rất hợp


4 3,6


Khơng
khí



Điều kiện tự nhiên,
khí hậu thuận lợi
cho phát triển và bảo
vệ rừng khơng?


Khơng Tiêu cực Bình
thường


Tốt Thuận lợi 4,5 4,50 4,84 4,84


Biến
đổi khí


hậu


Tần
suất


Tần suất xuất hiện
thiên tai


> 7
lần/năm


5 - 7
lần/năm
2-4
lần/năm
1


lần/nă
m


khơng có 3,5 3,50 3,50 4,5 4,50 4,05


Cường
độ


Cường độ của thiên
tai


Tăng
nhiều


Tăng Bình
thường


Giảm Giảm
nhiều


4 4,00 4 4


Tác
động


của
thiên
tai đến


Mức độ tác động của


biến đổi khí hậu đến
tài nguyên rừng


Rất
nhiều


Nhiều Bình
thường


</div>
<span class='text_page_counter'>(160)</span><div class='page_container' data-page=160>

149
<b>STT </b>


<b>Chỉ </b>
<b>số </b>
<b>cấp 1 </b>


<b>Chỉ số </b>
<b>cấp 2 </b>


<b>Chỉ số </b>


<b>cấp 3 </b> <b>Chi tiết chỉ số cấp 3 </b>


<b>Thang điểm </b> <b>Điểm trung bình lâm </b>


<b>trƣờng Văn Chấn </b>


<b>Điểm trung bình lâm </b>
<b>trƣờng Ngịi Lao </b>



1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1 Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1
tài


</div>

<!--links-->

×