Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

TRẦN THỊ KIM ĐÀO

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT
VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI TẠI VÙNG
KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh, năm 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

TRẦN THỊ KIM ĐÀO

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT
VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI
TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM

Chun ngành
Mã số

: Kinh tế học
: 60310101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN VĂN LUÂN

TP Hồ Chí Minh, năm 2017


i

LỜI CÁM ƠN

Để có thể hồn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, em xin chân
thành cảm ơn quý Thầy/ Cô Khoa Kinh tế, trường Đại học Kinh tế - Luật đã giúp
em trang bị tri thức, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt q trình học tập và
thực hiện luận văn này.
Với lịng kính trọng và biết ơn, em xin được bày tỏ lời cảm ơn đến PGS.TS
Nguyễn Văn Luân người đã hết lịng khuyến khích, giúp đỡ, khơng ngừng hỗ trợ và
tạo mọi điều kiện tốt nhất, chỉ dẫn tận tình cho em trong suốt thời gian thực hiện
luận văn.
Em cảm ơn anh Huỳnh Ngọc Chương, là người anh đi trước đã giúp đỡ, cung
cấp tài liệu quan trọng, có những hướng dẫn quý báu để giúp em thực hiện luận văn
thạc sĩ và hơn hết đã khơi gợi đam mê sự nghiên cứu khoa học cho em thêm quyết
tâm để thực hiện mục tiêu của chính mình.
Cuối cùng, xin được gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình, các anh chị em và các
bạn bè đồng nghiệp đã hỗ trợ cho em rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ.
Do thời gian thực hiện có hạn, kiến thức chun mơn còn nhiều hạn chế nên
luận văn em thực hiện chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em
rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy/ Cơ.
Em xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 12 năm 2017

Học viên
Trần Thị Kim Đào


ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ý NGHĨA

TỪ VIẾT TẮT

1

APO

The Asian Productivity Organization

2

CNH

Cơng nghiệp hóa

3

DN

Doanh nghiệp


4

ĐTNN

Đầu tư nước ngồi

5

FDI

Foreign Direct Investment

6

FEM

Fixed Effects Model

7

GDP

Gross Domestic Product

8

HCM

Hồ Chí Minh


9

HĐH

Hiện đại hóa

10

IMF

International Monetary fund

11

KCN

Khu cơng nghiệp

12

KCNC

Khu công nghệ cao

13

KCX

Khu chế xuất


14

KKT

Khu kinh tế

15

KT - XH

Kinh tế - xã hội

16

MNCs

Multinational corporations

17

OECD

Organization for Economic Cooperation and
Development

18

OLS


Ordinary Least Squares


iii

19

REM

Random Effect Model

20

SX - KD

Sản xuất - kinh doanh

21

TNCs

Transnational Corporations

22

UNCTAD

United Nation Conference on Trade and
Development


23

UNIDO

The United Nations Industrial Development
Organization

24

VKTTĐ

Vùng kinh tế trọng điểm

25

VKTTĐPN

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

26

WTO

World Trade Organization


iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
STT


Tên bảng, đồ thị, hình

Trang

1

Bảng 1.1: Mơ hình OLI đối với đầu tư quốc tế

20

2

Hình 1.1: Môi trường đầu tư - nước tiếp nhận đầu tư

29

3

Hình 1.2: Minh họa mơi trường đầu tư trực tiếp tại nước tiếp
nhận đầu tư

29

4

Bảng 2.1: Diện tích và dân số của VKTTĐPN so với cả nước năm
2016

34


5

Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đât theo địa phương của Vùng Kinh
tế trọng điểm phía Nam

36

6

Bảng 2.3: Số dự án FDI được cấp phép qua các năm từ năm 2005
đến 2016 ở các tỉnh VKTTĐPN

38

7

Bảng 2.4: Số doanh nghiệp FDI ở VKTTĐPN từ năm 2006 đến
2015

38

8

Bảng 2.5: Số doanh nghiệp FDI phân theo hình thức đầu tư ở
VKTTĐPN tính đến hết năm 2015

39

9


Bảng 2.6: Số doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại thời điểm
31/12/2015 phân theo quy mô vốn

41

10

Bảng 2.7: Số doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại thời điểm
31/12/2015 phân theo quy mô lao động

41

11

Bảng 2.8: Doanh thu thuần sản xuất, kinh doanh của các doanh
nghiệp FDI từ năm 2009 - 2016 phân theo loại hình doanh nghiệp

42

12

Bảng 2.9: Vốn đầu tư FDI vào vùng KTTĐ phía Nam theo ngành
đến năm 2016 (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến 31/12/2016)

43

13

Bảng 2.10: Số lượng dự án và vốn đăng ký của một số đối tác đầu

tư vào VKTTĐPN đến năm 2016

45

14

Hình 2.1: Lược đồ vị trí vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

31


v

15

Hình 2.2: Lược đồ quá trình hình thành vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam

33

16

Hình 2.3: Cơ cấu vốn FDI vùng KTTĐPN cịn hiệu lực đến tháng
1/2017

36

17

Hình 2.4: Cơ cấu dự án FDI vùng KTTĐPN còn hiệu lực đến

tháng 1/2017

36

18

Bảng 3.1: Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến xác định các
nhân tố ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn FDI của các quốc gia và
vùng địa phương

59

19

Bảng 3.2: Các biến trong mơ hình thực nghiệm và kỳ vọng dấu

63

20

Bảng 3.3: Thống kê mô tả dữ liệu các biến

66

21

Bảng 3.4: Kết quả hồi quy Pooled Regression

67


22

Bảng 3.5: Mơ hình mơ hình ảnh hưởng cố định FEM

68

23

Bảng 3.6: Mơ hình mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên REM

68

24

Bảng 3.7: Tác động của các yếu tố đối với thu hút nguồn vốn FDI
vùng KTTĐPN

70

25

Bảng 3.8. Kết quả phân tích thực nghiệm sự ảnh hưởng của các
nhân tố tác động đến thu hút FDI vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam

71

26

Hình 3.1: Mơ hình nghiên cứu


56


vi

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................... 1
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI ...... 2
2.1. Các cơng trình nghiên cứu ngồi nƣớc .................................................. 2
2.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nƣớc .................................................. 4
2.3. Khoảng trống của đề tài nghiên cứu................................................. 6
3. NHIỆM VỤ VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .............................. 7
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 7
3.2. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................. 7
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................... 7
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................. 7
4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 8
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TÀI LIỆU ............................. 8
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................................ 9
6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận ............................................................................ 9
6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn ......................................................................... 10
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN .............................................................................. 10
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI ......................................................................................................... 11
1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI ............ 11
1.1.1. Khái niệm về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) .......................... 11
1.1.2. Đặc điểm của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài .................................... 13

1.1.3. Phân loại đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi ........................................... 14
1.1.4. Các hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ................................... 15
1.2. LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THU HÚT VỐN
ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI ................................................................. 17
1.2.1. Lý thuyết thƣơng mại quốc tế (International Trade Theory) ..... 18


vii

1.2.2. Lý thuyết về lợi thế độc quyền (The Theory of Firm-Specific
Ownership Advantages) .......................................................................................... 18
1.2.3. Lý thuyết vòng đời của sản phẩm (Product Life Cycle Theories)
................................................................................................................................... 19
1.2.4. Lý thuyết nội bộ hoá (Internalization Theory) ............................. 19
1.2.5. Lý thuyết Eclectic Paradigm (OLI) ............................................... 19
1.2.6. Lý thuyết Hiệu ứng tích tụ của Krugman (1991) ......................... 21
1.2.7. Lý thuyết liên quan các yếu tố lợi thế kinh tế truyền thống ........ 22
1.2.8. Lý thuyết liên quan đến các yếu tố thể chế.................................... 22
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM ........................... 23
1.3.1. Khái niệm chung về vùng kinh tế trọng điểm .................................... 23
1.3.1.1. Khái niệm về vùng kinh tế .............................................................. 23
1.3.1.2. Khái niệm về Vùng kinh tế trọng điểm .......................................... 24
1.3.2. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm ................. 25
1.3.2.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm
................................................................................................................................... 25
1.3.2.2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước tại vùng kinh tế trọng điểm ... 26
1.3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi
một địa phƣơng ........................................................................................................ 37
Tóm tắt chƣơng 1 ..................................................................................................... 30

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀO VÙNG KINH TẾ
TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM GIAI ĐOẠN 2005 - 2016 ........................................ 31
2.1. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN NAM .............. 31
2.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................. 31
2.1.2. Q trình hình thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ................ 32
2.2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGỒI Ở
VÙNG KINH TẾ TRỌNG PHÍA NAM GIAI ĐOẠN 2005 – 2016..................... 35
2.2.1. Tình hình thu hút vốn FDI tại các địa phƣơng trong Vùng ............. 35
Về số dự án FDI........................................................................................... 35
Quy mô các dự án FDI................................................................................. 37


viii

2.2.2. Về số lƣợng doanh nghiệp (DN) FDI tại Vùng Kinh tế trọng điểm
phía Nam................................................................................................................... 38
Phân theo hình thình thức đầu tư FDI ......................................................... 39
Về quy mô vốn của các DN FDI ................................................................. 40
Về quy mô lao động của các DN FDI ......................................................... 41
Quy mô về doanh thu của các DN FDI ....................................................... 42
2.2.3. Tình hình thu hút vốn FDI theo các ngành, lĩnh vực kinh tế ........... 43
2.2.4. Tình hình thu hút vốn FDI theo đối tác đầu tƣ .................................. 44
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGỒI Ở VÙNG
KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM ................................................................. 45
2.3.1. Những thành tựu về thu hút FDI ........................................................ 45
2.3.2. Những hạn chế về thu hút FDI ............................................................ 49
2.3.3. Nguyên nhân của sự hạn chế ............................................................... 52
Tóm tắt chƣơng 2 .................................................................................................... 55
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THU HÚT
VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG

ĐIỂM PHÍA NAM ................................................................................................... 56
3.1. GIẢ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................. 56
3.2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM CÁC
NHÂN TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC
TIẾP NƢỚC NGOÀI .............................................................................................. 56
3.3. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ĐỂ XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT
VÀ MÔ TẢ KHÁI QUÁT CÁC BIẾN TRONG MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU .... 60
3.4. DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 63
3.4.1. Dữ liệu thu thập .................................................................................... 63
3.4.2. Biến đo lƣờng ........................................................................................ 64
3.4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................... 64

3.5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................... 66
3.5.1. Thống kê mô tả các biến .............................................................. 66


ix

3.5.2. Phân tích ma trận hệ số tƣơng quan giữa các biến ..................66
3.5.3. Kết quả hồi quy ............................................................................66
3.5.4. Kiểm định các giả thuyết ............................................................. 69
3.5.5. Thảo luận về kết quả ...................................................................71
Tóm tắt chƣơng 3 ..................................................................................................... 72
CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ HÀM Ý VỀ CHÍNH SÁCH NHẰM PHÁT
HUY MẶT TÍCH CỰC CỦA CÁC YẾU TỐ THU HÚT VỐN FDI TẠI VÙNG
KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM ................................................................. 73
4.1. ĐỊNH HƢỚNG VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM..................................................... 73
4.1.1. Một số định hƣớng lớn thu hút FDI vào vùng KTTĐ phía Nam ..... 73
4.1.2. Định hƣớng thu hút vốn FDI trong một số ngành ............................. 74

4.2. CÁC HÀM Ý VỀ MẶT CHÍNH SÁCH NHẰM PHÁT HUY MẶT TÍCH
CỰC CỦA CÁC YẾU TỐ THU HÚT VỐN FDI VÀO VÙNG KTTĐ PHÍA
NAM .......................................................................................................................... 74
4.2.1. Nhóm giải pháp từ phía Nhà nƣớc ...................................................... 74
4.2.1.1. Hồn thiện hệ thống pháp luật và chính sách đầu tư trực tiếp nước
ngồi........................................................................................................................... 74
4.2.1.2. Cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài .... 77
4.2.1.3. Hoàn thiện chính sách bảo vệ mơi trường ...................................... 78
4.2.1.4. Hồn thiện chính sách chống chuyển giá ...................................... 80
4.2.2. Nhóm giải pháp từ phía chính quyền địa phƣơng trong vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam ............................................................................................... 81
4.2.2.1. Củng cố và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ................... 81
4.2.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ......................................... 82
4.2.2.3. Đẩy mạnh liên kết doanh nghiệp trong nước tại Vùng và ngồi nước
................................................................................................................................... 84
4.2.2.4. Phát triển các loại hình dịch vụ và công nghiệp hỗ trợ .................. 84
4.2.2.5. Xử lý tốt các mối quan hệ lợi ích kinh tế........................................ 87
4.2.2.6. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp đầu
tư trực tiếp nước ngoài ............................................................................................... 90


x

Tóm tắt chƣơng 4 ..................................................................................................... 93
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1


MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN) có vị trí, vai trị đặc biệt quan
trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Vùng gồm 8 tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ƣơng là: TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Phƣớc, Tây Ninh,
Bình Dƣơng, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An và Tiền Giang. Tổng diện tích tự
nhiên của Vùng 30.523,8 km2 với tổng dân số năm 2016 khoảng 19,7 triệu ngƣời (Niên
giám Thống kê, 2016). Vùng hội tụ phần lớn các điều kiện và lợi thế nổi trội để phát
triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố; đặc
biệt phát triển cơng nghiệp cơng nghệ cao, cơng nghiệp điện tử, tin học, cơng nghiệp dầu
khí và sản phẩm hoá dầu; phát triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thơng,
tài chính, ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng và triển khai khoa học và cơng nghệ, đào tạo
nguồn nhân lực có trình độ cao...
Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) ngày càng
đóng vai trị quan trọng và là nhân tố chủ chốt đối với sự phát triển nền kinh tế các quốc
gia, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển. Góp phần đáng kể trong việc cung cấp các
nguồn lực tài chính chủ yếu giúp chuyển giao cơng nghệ, kỹ năng tổ chức và quản lý,
cũng như tiếp cận thị trường quốc tế (Shatz & Venables, 2000; Alfaro et al., 2004). Đến
nay đã có khoảng 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tƣ vào vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam. Lũy kế các dự án cịn hiệu lực đến hết năm 2016, tồn Vùng đã thu hút
đƣợc 12.933 dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, với tổng số vốn đăng ký đạt gần 139,1 tỷ
USD (Niên giám Thống kê Việt Nam, 2016). Việc thu hút FDI ở trong vùng tiếp tục có
chuyển biến nhanh và thu hút đƣợc nhiều dự án nhƣ TP. Hồ Chí Minh, Bình Dƣơng,
Đồng Nai... là do thực hiện có hiệu quả cơng tác xúc tiến đầu tƣ, cải tiến các thủ tục đơn
giản, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ. Những thành công đã đạt đƣợc có tác
động tích cực giúp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng chủ động đƣợc nguồn vốn
đầu tƣ cho phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên, bên cạnh đó cũng bộc lộ khơng ít những
hạn chế, tồn tại do đó việc thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài cho sự phát triển kinh
tế vẫn ln đƣợc xem là vấn đề mang tính chiến lƣợc.

Nghiên cứu nhằm đánh giá một cách tƣơng đối khách quan, đầy đủ và khái quát về
tình hình đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi và vai trị của vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi tại
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu của vùng trong
việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI. Đồng thời, tập trung phân tích các yếu tố chủ


2

yếu ảnh hƣởng đến thu hút FDI tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong giai đoạn
2005 - 2016. Với bức tranh tổng thể về thực trạng thu hút nguồn vốn FDI của Vùng, từ
cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm đòi hỏi phải xác định các yếu tố và mức
độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến dịng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi vào Vùng bao
gồm yếu tố về quy mô thị trƣờng, cơ sở hạ tầng, lực lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân
lực, đổ cởi mở của thị trƣờng, độ mở thƣơng mại và chất lƣợng thể chế. Đồng thời tác
giả phần nào đánh giá đƣợc những thành tựu đã đạt đƣợc, cũng nhƣ những khó khăn, tồn
tại đang gặp phải, từ đó, góp phần tìm ra các giải pháp nhằm thu hút và sử dụng tốt hơn
nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi, thúc đẩy vào q trình phát triển kinh tế - xã hội
của vùng và đƣa ra những định hƣớng nhằm thu hút và sử dụng tốt hơn nguồn vốn này
trong tƣơng lai, phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế của vùng.
Nhận thấy tầm quan trọng của dịng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi và thực tế
cạnh tranh gay gắt trong thu hút vốn đầu tƣ cho phát triển kinh tế - xã hội Vùng và các
địa phƣơng là điều không thể tránh khỏi. Do đó, việc tìm ra các giải pháp nhằm đẩy
mạnh thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là
quan trọng và cấp thiết. Xuất phát từ những yêu cầu khách quan trên, tôi chọn đề tài:
“Các yếu tố ảnh hƣởng đến thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình.
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI
2.1. Các cơng trình nghiên cứu ngoài nƣớc
Hiện nay, chủ đề thu hút vốn FDI đã và đang nhận đƣợc sự quan tâm khá lớn từ
các nhà quản lý, doanh nghiệp và các chuyên gia, nhà nghiên cứu trên thế giới. Chủ đề

này đã đƣợc nhiều nhà khoa học nghiên cứu và tiếp cận dƣới nhiều góc độ khác nhau:
Imad A. Moosa (2002), “Lý thuyết FDI, chứng cứ và thực hành”: Trong cuốn sách
này, tác giả cho rằng FDI là một vấn đề quan trọng, đã thu hút đƣợc sự chú ý của các
nhà kinh tế học cũng nhƣ các chính trị gia và các nhà hoạch định chính sách. Tác giả
trình bày cuộc khảo sát của các cơ quan trung ƣơng và các ý tƣởng liên quan đến FDI,
đây đƣợc xem là một tài liệu tham khảo có giá trị. Ơng đã định nghĩa về FDI, phân tích
ngắn gọn các lý thuyết FDI và xem xét yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện nó. Tác giả
phân tích tác động của FDI đến phát triển kinh tế của nƣớc sở tại và sự tăng trƣởng của
các công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporations - TNCs). Tác giả cũng trao đổi
các phƣơng pháp thẩm định dự án FDI. Ngoài ra, sách cung cấp thêm các trao đổi, thảo


3

luận về các chủ đề nhƣ rủi ro quốc gia, ngân sách vốn, chuyển giá cũng nhƣ kiểm soát
và đánh giá hiệu suất trong các TNCs.
Howard J. Shatz (2001), “Mở rộng FDI tại các nước Andean”, Tạp chí Trung tâm
Phát triển Quốc tế: Tác giả đã trình bày một cái nhìn tổng quan của sự cần thiết để đầu
tƣ vào các nƣớc Andean (Bolivia, Colombia, Ecuador, Peru và Venezuela) so với các địa
điểm đầu tƣ khác. Các nƣớc này xem việc thu hút FDI nhƣ phần thiết yếu trong chiến
lƣợc phát triển của họ. Vì thế họ tập trung vào lĩnh vực chính sách để thu hút các loại
hình FDI nhằm nâng cao mức sống và giúp giảm nghèo. Bên cạnh đó, tác giả đã đƣa ra
và phân tích kỹ các yếu tố quyết định đến thu hút FDI của các nƣớc Andean, trong đó
nhấn mạnh đến yếu tố về đặc điểm đất nƣớc và cơ sở hạ tầng. Cuối cùng, tác giả cho
rằng, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ ở các nƣớc Andean trong thời gian tới bằng cách cơ
bản là xây dựng khung chính sách đầy đủ, hồn thiện; phát triển cơ sở hạ tầng để tăng
cƣờng thu hút FDI.
Sauwaluck Koojaroenprasit (2012), “Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế:
Nghiên cứu về trường hợp của Hàn Quốc”, Tạp chí Quốc tế về Kinh doanh và Khoa học
xã hội: Bài viết này nhằm khám phá tác động của FDI đến tăng trƣởng kinh tế Hàn

Quốc. Tác giả sử dụng các dữ liệu thứ cấp trong thời gian từ 1980 - 2009, đồng thời tác
giả đã cố gắng để xác định tác động thực nghiệm của FDI đến nền kinh tế Hàn Quốc nên
đã sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian về kinh tế vĩ mô hàng năm. FDI, đầu tƣ trong nƣớc,
việc làm, xuất khẩu và nguồn nhân lực đƣợc coi là các biến nội sinh cho tăng trƣởng
kinh tế. Các đa hồi quy cũng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này cho thấy có một tác
động mạnh mẽ và tích cực của FDI đối với tăng trƣởng kinh tế Hàn Quốc. Hơn nữa,
nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vốn con ngƣời, việc làm và xuất khẩu cũng có tác động tích
cực và đáng kể, trong khi đầu tƣ trong nƣớc khơng có tác động đáng kể vào tăng trƣởng
kinh tế của Hàn Quốc.
Ampassacha Rakkhumkaeo (2016), “Xu hướng dòng vốn FDI tại Thái Lan, các
yếu tố tác động và chính sách”: Mục tiêu của nghiên cứu là điều tra các yếu tố ảnh
hƣởng đến thu hút dòng FDI tại Thái Lan. Nghiên cứu nhằm mục đích giải thích nguyên
nhân của sự suy giảm dòng vốn FDI vào Thái Lan trong những năm gần trong bối cảnh
cạnh tranh gay gắt thu hút vốn FDI vào các nƣớc Đông Nam Á. Nghiên cứu này sử dụng
phân tích dữ liệu thực nghiệm để khảo sát yếu tố thu hút vốn FDI của Thái Lan trong
tƣơng quan so sánh với các nƣớc láng giềng thuộc ASEAN nhƣ Indonesia, Malaysia,


4

Singapore và Việt Nam giai đoạn 2004 - 2015. Các yếu tố chính đƣợc phân tích gồm:
chi phí lao động, chất lƣợng cơ sở hạ tầng, thể chế và thuế suất.
Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thƣơng mại và Phát triển (The United Nations
Conference on Trade and Development - UNCTAD) (2013), “Báo cáo Đầu tư thế giới
2013”: Đã đánh giá tình hình thu hút vốn đầu tƣ trên tồn thế giới, đặc biệt là dòng vốn
FDI thu hút vào các nƣớc Châu Á, trong đó có Việt Nam.
Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (The United Nations Industrial
Development Organization - UNIDO) (2011), “Báo cáo Đầu tư công nghiệp Việt Nam
2011”: Báo cáo này đã tìm hiểu về tác động của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong phát
triển công nghiệp của Việt Nam, đánh giá và đƣa ra nhận định mối quan hệ liên kết giữa

các doanh nghiệp công nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nƣớc thông qua điều tra
khảo sát 1493 doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài hoạt động trong lĩnh vực chế
biến, chế tạo; xây dựng và dịch vụ cơng ích tại 9 tỉnh, thành phố là Bà Rịa - Vũng Tàu,
Bắc Ninh, Bình Dƣơng, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phịng và Hồ Chí
Minh. Báo cáo đã đƣa ra một số kiến nghị nhằm thúc đẩy mối liên kết giữa các doanh
nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nƣớc trong lĩnh vực cơng nghiệp.
2.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nƣớc
Hiện nay, chủ đề về xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút vốn FDI đã đƣợc
nghiên cứu khá nhiều trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam lại còn nhiều hạn chế về mặt
định lƣợng. Chủ yếu phân tích thực trạng, vai trị, tác động của vốn đầu tƣ đối với một
địa phƣơng, quốc gia cụ thể, chƣa thấy nhiều cơng trình nghiên cứu về đầu tƣ trực tiếp
nƣớc ngoài ở các vùng hoặc vùng kinh tế trọng điểm mang tính chun sâu. Trong đó
tiêu biểu có thể kể đến các cơng trình nghiên cứu sau:
Lê Thị Hải Vân (2012), “Liên kết giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với đầu tư
trong nước tại Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Đề tài đã đánh giá thực
trạng liên kết giữa khu vực FDI với khu vực trong nƣớc từ đó rút ra những tồn tại và hạn
chế về liên kết giữa hai khu vực, đề xuất một số cơ chế chính sách tăng cƣờng mối liên
kết giữa hai khu vực đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngồi nhằm hỗ trợ cho cơ quan lập
chính sách về chính sách thu hút vốn FDI tại Việt Nam.
Ngơ Cơng Thành (2005), “Định hướng phát triển các hình thức đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội: Trong luận án, tác giả đã tập trung làm rõ một số vấn đề cơ sở lý luận và
thực tiễn về FDI và hình thức FDI ở các nƣớc đang phát triển. Trên cơ sở này, tác giả đã


5

đánh giá thực trạng phát triển các hình thức FDI tại Việt Nam trong thời gian quan.
Trong đó, trình bày sự hình thành và phát triển các hình thức đầu tƣ trực tiếp ở Việt
Nam từ 1988 đến nay; rút ra một số nhận xét về xu hƣớng vận động của các hình thức

FDI tại Việt Nam và những tồn tại trong quản lý nhà nƣớc đối với các hình thức FDI.
Sau cùng, tác giả đƣa ra một số giải pháp phát triển các hình thức FDI tại Việt Nam
Đỗ Nhất Hoàng (2010), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình đổi mới kinh
tế tại Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Đề tài đã đánh giá và khẳng định
vai trò to lớn của khu vực FDI trong quá trình đổi mới kinh tế của Việt Nam.
Kỷ yếu hội thảo tổng kết 25 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Cục Đầu tƣ nƣớc
ngoài (2013). Kỷ yếu đã đề cập đến những đánh giá của các cơ quan quản lý nhà nƣớc
và nhận định của các chuyên gia kinh tế về tình hình thực hiện và thu hút vốn FDI trong
thời gian qua, kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI trong thời
gian tới.
Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cũng đang phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phƣơng
trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam xây dựng bản “Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội vùng KTTĐ phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”
nhằm định hƣớng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Vùng, trong đó sẽ đề ra các giải
pháp thu hút tối đa các nguồn vốn đầu tƣ cho vùng, đặc biệt là nguồn vốn FDI. Hơn nữa,
trong các bản quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của từng địa phƣơng trong Vùng cũng
đã đề cập nhiều đến các giải pháp thu hút vốn FDI. Tuy nhiên, trong các bản quy hoạch
chƣa có một đánh giá đƣợc sự đóng góp của vốn FDI đối với Vùng và chƣa đề ra đƣợc
những giải pháp thu hút FDI một cách hiệu quả. Cần có sự nghiên cứu cụ thể về đóng
góp FDI vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Vùng.
Đỗ Hồng Long (2008), “Tác động của tồn cầu hóa đối với dịng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngồi vào Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Kinh tế, trƣờng Đại học Kinh tế quốc
dân, Hà Nội: Luận án nhận định xu thế tồn cầu hóa trên thế giới, tác động của xu thế
tồn cầu hóa đến phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đặc biệt là đến dòng vốn FDI
đầu tƣ vào Việt Nam, từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm tận dung tối đa lợi thế của
tồn cầu hóa để nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI vào Việt Nam.
Nguyễn Hà Phƣơng (2014), “Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Luận văn thạc sĩ, trƣờng Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà
Nội: Nghiên cứu tập trung vào đánh giá tình hình, kết quả, hiệu quả của chính sách thu
hút, sử dụng FDI, đóng góp của FDI đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Vùng



6

KTTĐ phía Nam trong giai đoạn 2005-2012, đồng thời kiến nghị một số giải pháp thúc
đẩy thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào vùng trong thời gian tới.
Bài tham luận “Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh
tế của Việt Nam” của Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh tại Hội nghị Khoa học và
Công nghệ lần thứ nhất (15/4/2010) đã đánh giá mối quan hệ tƣơng tác giữa đầu tƣ trực
tiếp nƣớc ngoài (FDI) và tăng trƣởng kinh tế Việt Nam thời gian 1988-2009.
Bài viết “Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội về sử dụng vốn đầu tư
nước ngồi tại thành phố Hồ Chí Minh” của GS.TS Dƣơng Thị Bình Minh và Phùng
Thị Cẩm Tú đăng trên tạp chí Phát triển kinh tế số tháng 8 năm 2009 đã đánh giá tình
hình thu hút FDI và tác động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hồ
Chí Minh trong thời kỳ 2001-2008, từ đó đƣa ra những kiến nghị các giải pháp về cơ chế
chính sách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại thành phố Hồ Chí Minh.
2.3. Khoảng trống của đề tài nghiên cứu
Trong giới hạn tìm hiểu của tác giả về các cơng trình nghiên cứu trƣớc về đầu tƣ
trực tiếp nƣớc ngoài trên thế giới và Việt Nam, đa phần đều tập trung phân tích vai trị,
tác động của vốn đầu tƣ đối với một địa phƣơng, quốc gia cụ thể, theo tìm hiểu của tác
giả chƣa thấy nhiều cơng trình nghiên cứu về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở các vùng
hoặc một vùng kinh tế trọng điểm mang tính chuyên sâu, đa phần nội dung nghiên cứu
chỉ mang tính chất gợi mở, cung cấp thông tin, một số giải pháp chung và mức độ phân
tích chỉ dừng lại ở mức định tính. Điểm mới và khác biệt của luận văn là nghiên cứu
định lƣợng về xác định các yếu tố chủ yếu có tác động đến thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp
nƣớc ngồi tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thơng qua sử dụng cơng cụ phần mềm
Stata, phân tích thực trạng và sự đóng góp của nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp trong quá trình
phát triển kinh tế của vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, từ đó rút ra những hạn chế, tồn
tại chủ yếu và đề xuất các giải pháp góp phần thúc đẩy thu hút vốn FDI.
Thêm vào đó, dựa trên cơ sở tổng quan các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về yếu

tố ảnh hƣởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam và các yếu tố ảnh hƣởng thu hút
nguồn vốn FDI giữa các địa phƣơng tại VKTTĐPN, đây là vấn đề mới đƣợc quan tâm
nghiên cứu. Sử dụng phƣơng pháp ƣớc lƣợng dữ liệu bảng bằng phần mềm STATA với
3 hƣớng tiếp cận khác nhau (ƣớc lƣợng Pool, Fem, Rem) để phân tích nhằm lựa chọn
mơ hình phù hợp đánh giá tác động của các biến độc lập nên kết quả ƣớc lƣợng đáng tin
cậy. Luận văn chỉ sử dụng dữ liệu thứ cấp liên quan đến các biến từ một nguồn duy nhất
là Tổng cục Thống kê trong giai đoạn 2005 - 2015 nên đảm bảo tính cập thời, đồng nhất


7

và đáng tin cậy, đồng thời sự cập nhật về dữ liệu giúp kết quả ƣớc lƣợng hứa hẹn sẽ có
độ tin cậy cao hơn
3. NHIỆM VỤ VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ tổng quát
Xác định các yếu tố có ảnh hƣởng đến thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, từ đó đề ra các giải pháp phù hợp để cải thiện và đẩy
mạnh thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Nhiệm vụ cụ thể
- Tổng quan một số vấn đề lý luận liên quan đến đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi;
Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng thu hút FDI vào Vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam (KTTĐPN) giai đoạn 2005 - 2016 để làm rõ bức tranh tổng thể về thu hút vốn
FDI tại Vùng.
- Phân tích những mặt thành cơng về đóng góp, vai trị của FDI vào phát triển kinh
tế - xã hội của vùng KTTĐPN, rút ra đƣợc những hạn chế, khó khăn trong cơng tác thu
hút FDI;
- Xây dựng mơ hình nghiên cứu, phân tích yếu tố chủ yếu tác động đến thu hút vốn
đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi tại Vùng KTTĐPN.
- Định hƣớng chiến lƣợc, chính sách thu hút FDI vùng KTTĐPN và đề xuất một số

giải pháp hoàn thiện các yếu tố để thu hút FDI vào Vùng KTTĐPN.
3.2. Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất, thực trạng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Vùng KTTĐPN
trong giai đoạn 2005-2016 nhƣ thế nào? Đóng góp nhƣ thế nào đối với phát triển kinh tế
- xã hội của Vùng?
Thứ hai, xác định những yếu tố nào có ảnh hƣởng đối với thu hút vốn FDI tại
Vùng KTTĐPN, mức độ tác động nhƣ thế nào?
Thứ ba, bên cạnh những đóng góp tích cực thì những tồn tại trong quá trình thu hút
vốn FDI của Vùng là gì? Nguyên nhân? Và để thúc đẩy quá trình thu hút vốn FDI tại
Vùng KTTĐPN cần xây dựng những nhóm giải pháp gì?
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu


8

Đối tƣợng nghiên cứu là thu hút nguồn vốn FDI vào vùng Kinh tế trọng điểm phía
Nam, các yếu tố chủ yếu tác động đến thu hút vốn FDI của Vùng Kinh tế trọng điểm
phía Nam. Qua phân tích, đánh giá thực trạng thu hút FDI và các yếu tố ảnh hƣởng đến
thu hút FDI của Vùng KTTĐ phía Nam trong giai đoạn 2005 - 2016; Đề xuất một số giải
pháp hoàn thiện các yếu tố để thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào vùng trong
thời gian tới.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Các tỉnh/ thành phố trên địa bàn vùng KTTĐ phía Nam là: TP. Hồ
Chí Minh, các tỉnh Bình Phƣớc, Tây Ninh, Bình Dƣơng, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu,
Long An và Tiền Giang.
Về thời gian: Đề tài sử dụng số liệu từ năm 2005 đến năm 2016. (Đề tài có giới
hạn thời gian nhƣ vậy là do: Năm 2005 là năm mốc để đánh giá kế hoạch 5 năm phát
triển kinh tế - xã hội 2006 - 2010 và cũng là mốc thời gian có sự thay đổi về hệ thống
chính sách liên quan đến FDI tại Việt Nam với việc ban hành Luật Đầu tư (thống nhất)

2005; Thời kỳ 2005 - 2016 là thời kỳ nền kinh tế của nƣớc ta có những biến động). Cụ
thể các dữ liệu có liên quan bao gồm: Số dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi đăng kí vào
VKTTĐPN, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Tổng sản phẩm trên địa bàn
(theo giá hiện hành), Cơ sở hạ tầng, Tỷ lệ doanh nghiệp nhà nƣớc/ tổng các loại hình
doanh nghiệp, Kim ngạch xuất nhập khẩu trực tiếp/ GDP của địa phƣơng, Lực lƣợng lao
động của vùng, Chất lƣợng nguồn nhân lực. Nguồn dữ liệu đƣợc trích dẫn từ số liệu
Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê và Niên giám thống kê của các tỉnh/thành
phố từ năm 2005 - 2015.
Về nội dung: Đề tài tập trung đánh giá thực trạng tình hình thu hút đầu tƣ nƣớc
ngồi, và xác định các yếu tố có ảnh hƣởng đến thu hút đầu tƣ vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài Vùng KTTĐPN. Cuối cùng, đề xuất các giải pháp phù hợp thúc đẩy thu hút vốn
đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Vùng KTTĐPN.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TÀI LIỆU
Luận văn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm hệ
thống hoá các lý thuyết, xác định các luận cứ khoa học và thực tiễn, tổng hợp các lý
thuyết liên quan đến vốn đầu tƣ FDI, vùng kinh tế trọng điểm, tác động của vốn FDI đối
với phát triển kinh tế Vùng...


9

- Phương pháp mơ hình hóa, định lượng: mơ tả một cách đơn giản và hợp lý các
yếu tố, điều kiện về thu hút nguồn vốn FDI dƣới dạng văn bản, biểu đồ, đồ thị… với lý
thuyết kinh tế tối ƣu theo phạm vi kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô. Dựa trên cơ sở lý
thuyết, xác định các nhân tố chủ yếu tác động đến thu hút vốn FDI tại Vùng KTTĐPN
thông qua xây dựng các giả thuyết, mơ hình nghiên cứu định lƣợng bằng phần mềm
Stata với mục đích lựa chọn phƣơng pháp ƣớc lƣợng đạt kết quả kiểm định tin cậy và
hiệu quả, phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc lựa chọn sử dụng là phƣơng pháp ƣớc lƣợng
theo 3 cách tiếp cận: phƣơng pháp ƣớc lƣợng bình phƣơng nhỏ nhất OLS (Pooled

Regress Model), ƣớc lƣợng ảnh hƣởng cố định (FEM - Fix efffect Model), ƣớc lƣợng
ảnh hƣởng ngẫu nhiên (REM - Random efffect Model). Trong mô hình nghiên cứu về
mặt lý thuyết đây là mơ hình hồi quy dữ liệu bảng (Panel data models) đồng thời tác giả
thực hiện các kiểm định các giả thuyết đặt ra đối với các yếu tố ảnh hƣởng thu hút FDI
vào VKTTĐPN.
- Phương pháp thống kê mơ tả, phân tích và so sánh: Phƣơng pháp này sử dụng kỹ
thuật thông kế mơ tả và phân tích - so sánh nhằm đánh giá hiện trạng thu hút vốn FDI tại
các tỉnh/ thành phố trên địa bàn Vùng KTTĐPN. Tổng hợp, kế thừa các nguồn tƣ liệu có
sẵn: Tham khảo từ các sách báo trong và ngồi nƣớc có liên quan; một số luận án, luận
văn có liên quan; các báo cáo của Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài, Tổng cục thống kê, Sở Kế
hoạch và Đầu tƣ và Ban quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp của các tỉnh trong
vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận
Thứ nhất: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài; Vùng kinh tế
trọng điểm (VKTTĐ); khái niệm đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại VKTTĐ; Xác định và
phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi tại Vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam.
Thứ hai: Phân tích và đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI vào Vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam giai đoạn 2005 - 2016; chỉ ra những thành công, những hạn chế, yếu
kém và nguyên nhân giải thích.
Thứ ba: Đề xuất, đƣa ra các nhóm giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy thu hút vốn đầu
tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời gian tới. Ngồi
ra, hi vọng rằng nghiên cứu sẽ có ý nghĩa về mặt lý thuyết khi xác định đƣợc nhóm các
yếu tố tác động đến thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Vùng.


10

6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn

Nghiên cứu của đề tài góp phần đánh giá hiện trạng thu hút vốn FDI của Vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam hiện nay. Ngồi ra, thơng qua việc phân tích, đánh giá thực
trạng và xác định các yếu tố có ảnh hƣởng đến thu hút nguồn vốn FDI tại VKTTĐPN,
thấy đƣợc những tồn tại và hạn chế, từ đó đề xuất các nhóm giải pháp giúp lãnh đạo các
địa phƣơng, nhà quản lý doanh nghiệp đƣa ra chính sách quản lý đầu tƣ phù hợp, hiệu
quả hơn, giúp cải thiện môi trƣờng đầu tƣ cũng nhƣ tăng cƣờng thu hút dòng vốn đầu tƣ
trực tiếp nƣớc ngồi ở Vùng KTTĐPN, vì vậy kết quả nghiên cứu hi vọng sẽ cung cấp
một tầm nhìn “rộng hơn” cho các nhà hoạch định chính sách
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung luận văn
gồm 4 chƣơng.
Chương 1: Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài và các yếu tố ảnh hưởng đến
thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào Vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam giai đoạn 2005 - 2016.
Chương 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi
tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Chương 4: Định hướng và giải pháp hoàn thiện các yếu tố thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.


11

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀ CÁC YẾU
TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
1.1.1. Khái niệm về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI)
Trên Thế giới có rất nhiều định nghĩa về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, các nhà kinh
tế đã chú trọng, tập trung nghiên cứu và đƣa ra các quan niệm khác nhau về đầu tƣ trực

tiếp nƣớc ngồi vì nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi đem lại nhiều lợi ích cho cả
quốc gia đầu tƣ lẫn quốc gia tiếp nhận nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, tuy nhiên
những khái niệm đƣợc chấp nhận và sử dụng khá rộng rãi hiện nay có thể nêu ra:
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc Tế - International Monetary fund, IMF (1997): Đầu tƣ
trực tiếp nƣớc ngồi (Foreign Direst Investment, FDI) là một cơng cuộc đầu tƣ ra khỏi
biên giới quốc gia, trong đó ngƣời đầu tƣ trực tiếp (derest investor) đạt đƣợc một phần
hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp (derest invesment
enterprise) trong một quốc gia khác. Quyền sở hữu này tối thiểu phải là 10% tổng số cổ
phiếu mới đƣợc công nhận là FDI. Định nghĩa này tập trung nhấn mạnh vào hai yếu tố,
đó là: tính lâu dài của hoạt động đầu tƣ và sự tham gia vào hoạt động quản lý đầu tƣ.
Nói cách khác, định nghĩa đã thể hiện động cơ đầu tƣ và phân biệt giữa đầu tƣ trực tiếp
và đầu tƣ gián tiếp.
Theo lí thuyết “Vịng luẩn quẩn của sự chậm tiến và cú huých từ bên ngoài” của
Samuelson (1948), điều kiện để một quốc gia đạt tới sự tăng trƣởng và phát triển là sự
hội tụ của bốn yếu tố cơ bản, bao gồm nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực,
nguồn vốn đầu tƣ, và trình độ khoa học kỹ thuật. Lý thuyết này đƣợc vận dụng vào quá
trình phát triển kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển. Thực tế
cho thấy rằng các nhân tố này ở các quốc gia đang phát triển đều khan hiếm, và chất
lƣợng chỉ ở mức trung bình và dƣới trung bình nên sự kết hợp bốn nhân tố gặp trở ngại
lớn. Đói nghèo làm cho tỷ lệ tiết kiệm và đầu tƣ thấp, tốc độ tích lũy vốn thấp, theo đó
năng suất lao động thấp. Đó là lý do những quốc gia này cứ nằm mãi trong “vòng luẩn
quẩn của sự nghèo khổ”. Samuelson cho rằng, để phá vỡ vòng luẩn quẩn này, các quốc
gia cần phải có một cú huých từ bên ngoài, cụ thể là yếu tố về vốn, khoa học cơng nghệ
hiện đại, chun gia… Trong đó, nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi (FDI) đóng vai
trị quan trọng, mang tính đột phá.
Theo Ủy ban Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc - UNCTAD (2013): “Đầu
tƣ trực tiếp nƣớc ngồi là đầu tƣ có mối liên hệ, lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một


12


pháp nhân hoặc một thể nhân nhà đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi hoặc cơng ty mẹ đối với
một doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác (doanh nghiệp FDI hoặc chi nhánh nƣớc ngoài
hoặc chi nhánh doanh nghiệp)”.
Trong khi đó, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - Organization for
Economic Cooperation and Development, OECD (1996), FDI đƣợc xem là “việc đầu tư
được thực hiện nhằm thu được lợi ích lâu dài của một chủ thể đầu tư ở một quốc gia
(nhà đầu tư trực tiếp) vào một chủ thể kinh tế ở một quốc gia khác (doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp). Lợi ích lâu dài bao hàm sự tồn tại của một mối quan hệ trong dài hạn
giữa nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp tiếp nhận vốn, với một mức độ ảnh hưởng
nhất định của mối quan hệ này đối với công tác quản trị hoạt động của doanh nghiệp.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm các giao dịch ban đầu giữa hai chủ thể kinh tế, và
các giao dịch kế tiếp sau liên quan đến vốn các chủ thể này với các chi nhánh, các đơn
vị liên kết”. Cũng tƣơng tự IMF, OECD (1996) cho rằng nhà đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi
cần nắm giữ ít nhất 10% cổ phần hoặc quyền bỏ phiếu trong doanh nghiệp liên kết, hoặc
giá trị tƣơng đƣơng đối với doanh nghiệp không liên kết. Tuy nhiên, điểm khác biệt là
OECD xây dựng tỷ lệ phần trăm này dựa trên quan điểm của các doanh nghiệp FDI chứ
khơng dựa trên dịng vốn FDI thực tế. OECD nhận thấy ở một số quốc gia, khoản vốn
đầu tƣ nƣớc ngoài dƣới 10% cổ phần hoặc quyền bỏ phiếu cũng đƣợc coi là vốn FDI.
Trong trƣờng hợp đó, OECD gợi ý cần tách riêng các khoản đầu tƣ dƣới 10% cổ phần
hoặc quyền bỏ phiếu khi so sánh với dòng vốn FDI của các quốc gia khác.
Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2004): cũng đƣa ra định nghĩa
về đầu tƣ nƣớc ngoài: Việc nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản
nào vào một nƣớc khác (nƣớc chủ nhà) để tiến hành các hoạt động đầu tƣ tại nƣớc đó.
Theo Luật Đầu tư (2005): Quan điểm về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Việt Nam
theo qui định tại điều 2 chƣơng I, Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc sửa đổi, bổ sung năm
2005 “Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là việc nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣa vào việt Nam vốn
bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tƣ theo qui định của
luật này”.
Tổng hợp những định nghĩa về đầu tƣ nƣớc ngồi nêu trên, mặc dù có nhiều khái

niệm khác nhau, nhƣng xét về bản chất, có thể hiểu nhƣ sau: “Đầu tư trực tiếp nước
ngồi là một hình thức đầu tư do một, hoặc một số công ty (thường là công ty đa quốc
gia) tạo ra, hoặc mở rộng chi nhánh ở nước khác, đầu tư để mở rộng thị trường, thiết
lập quyền sở hữu từng phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, thiết lập cơ sở sản xuất, trực tiếp


13

tham gia quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất, tận dụng ưu thế về vốn, trình độ cơng
nghệ, kinh nghiệm quản lý... cùng các đối tác nước sở tại nhằm mục đích chia sẻ rủi ro
và hưởng lợi nhuận”.
1.1.2. Đặc điểm của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Dựa trên khái niệm và bản chất của FDI và doanh nghiệp FDI, có thể thấy FDI có
một số đặc điểm cơ bản nhƣ sau:
Thứ nhất, mục đích hàng đầu của FDI là tìm kiếm lợi nhuận. Trong khi các hình
thức đầu tƣ gián tiếp thu đƣợc lợi tức tài chính ổn định, nguồn thu của các doanh nghiệp
FDI hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ đầu tƣ vốn,
do đó thu nhập mà doanh nghiệp FDI nhận đƣợc mang tính chất thu nhập kinh doanh và
kém ổn định hơn. Xét về mặt tích cực, nhà đầu tƣ đƣợc tự chủ hoàn toàn trong hoạt động
kinh doanh của mình, tồn quyền đƣa ra các quyết định tài chính và chịu trách nhiệm lãi
lỗ với khoản đầu tƣ. Đây có thể coi là động lực thúc đẩy nhà đầu tƣ tập trung đƣa ra
những quyết định phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đó cũng là lý
do các dự án FDI thƣờng đạt đƣợc hiệu quả kinh doanh cao hơn so với các hình thức đầu
tƣ khác.
Thứ hai, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp,
theo đó rủi ro và lợi nhuận cũng sẽ được san sẻ cho các bên. Nếu nhà đầu tƣ nƣớc ngồi
đầu tƣ 100% vốn thì họ có tồn quyền quản lý và điều hành công ty. Trong trƣờng hợp
liên doanh, chủ đầu tƣ nƣớc ngồi có quyền tham gia điều hành theo mức độ vốn góp
của mình. Tuy nhiên, theo IMF (2004), vẫn có trƣờng hợp nhà đầu tƣ nƣớc ngồi có
mức độ ảnh hƣởng lớn hơn các nhà đầu tƣ trong nƣớc có số vốn tƣơng đƣơng hoặc lớn

hơn.
Thứ ba, FDI khơng tạo ra những ràng buộc về chính trị, quân sự, không để lại
những gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế của quốc gia tiếp nhận. Mặc dù FDI vẫn chịu
sự chi phối của chính phủ nhƣng FDI ít bị lệ thuộc vào mối quan hệ chính trị giữa hai
bên do FDI là hình thức đầu tƣ bằng vốn tƣ nhân và hoạt động với mục đích cơ bản là
lợi nhuận, bên nƣớc ngoài trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lý và vận hành. Theo
đó, FDI tránh cho quốc gia tiếp nhận những ràng buộc phải đánh đổi về chính trị, quân
sự, và đặc biệt không để lại hậu quả nợ nần cho nền kinh tế nƣớc chủ nhà. Tuy nhiên,
một quốc gia sẽ có thể gặp nhiều rủi ro nếu nhƣ quá phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài
này.


×