Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đánh giá tác động của tỷ giá hối đoái tới cán cân thương mại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.89 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỞ ĐẦU </b>


<i><b>Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu </b></i>


Cán cân thƣơng mại (CCTM) là một trong những biến số kinh tế vĩ mô quan
trọng, việc hoạch định các giải pháp nhằm cải thiện CCTM trong điều hành kinh tế vĩ mơ
có ý nghĩa quan trọng với mỗi quốc gia. Thực tiễn CCTM Việt Nam giai đoạn 2000 –
2011 liên tục ở trạng thái thâm hụt, điển hình là năm 2008 với mức độ thâm hụt chiếm
gần 20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Thâm hụt thƣơng mại gia tăng và kéo dài thể
hiện sự yếu kém của nền kinh tế, là nguyên nhân dẫn đến những bất ổn kinh tế vĩ mô.


Hiệu quả của chính sách tỷ giá trong mục tiêu cải thiện CCTM vẫn còn tồn tại


nhiều góc nhìn trái chiều, cho thấy sự thiếu một câu trả lời thực sự rõ ràng, mạnh mẽ và
đáng tin cậy về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái (TGHĐ) và CCTM trong điều kiện nền
kinh tế Việt Nam.


Trƣớc tình hình đó, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đang trong


quá trình mở cửa nền kinh tế, hội nhập quốc tế sâu rộng thì việc nghiên cứu, đánh giá
toàn diện và đáng tin cậy về vấn đề nêu trên là rất cần thiết, để từ đó có những chính
<i><b>sách, hƣớng đi phù hợp trong thời gian tới. Đó là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Đánh giá </b></i>
<i><b>tác động của tỷ giá hối đoái tới cán cân thương mại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu </b></i>
cho luận văn thạc sĩ. Tác giả hy vọng sẽ góp phần làm rõ thực trạng CCTM và chính sách
TGHĐ của Việt Nam trong thời gian qua; đánh giá, nhìn nhận mối quan hệ giữa TGHĐ
và CCTM trong điều kiện kinh tế Việt Nam, từ đó đề xuất các kiến nghị, giải pháp phù
hợp nhằm cải thiện CCTM của Việt Nam trong thời gian tới.


<i><b>Mục tiêu nghiên cứu </b></i>


Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn là đánh giá thực trạng CCTM Việt Nam và


nhìn nhận đúng về mối quan hệ giữa TGHĐ và CCTM trong điều kiện nền kinh tế Việt
Nam, để từ đó đề xuất đƣợc những giải pháp phù hợp góp phần cải thiện xuất khẩu, hạn
chế nhập khẩu, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế.


<i><b>Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Việt Nam, mối quan hệ giữa TGHĐ và CCTM trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam.


<i>Phạm vi nghiên cứu của Luận văn tập trung vào mối quan hệ tác động của TGHĐ </i>
lên CCTM thơng qua một số mơ hình lý thuyết đã đƣợc thừa nhận và vận dụng vào điều
kiện thực tế của Việt Nam. Số liệu sẽ đƣợc sử dụng trong phân tích thực nghiệm có tần
suất theo q, từ quý 1 năm 2000 đến quý 1 năm 2016, đƣợc thu thập từ cơ sở dữ liệu
lịch sử của Tổng cục Thống kê (GSO), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Ngân hàng Nhà nƣớc


(NHNN), trang mạng và Datastream của Thomson Reuters.


<i><b>Phương pháp nghiên cứu </b></i>


Luận văn sử dụng phƣơng pháp định lƣợng trong nghiên cứu. Với gợi ý từ các mơ
hình lý thuyết, tác giả xây dựng mơ hình kinh tế lƣợng về mối quan hệ giữa TGHĐ và
CCTM và áp dụng với số liệu thực nghiệm của Việt Nam. Tác giả sử dụng cách tiếp cận
trễ phân phối tự hồi quy (ARDL) trong nghiên cứu, nhằm đánh giá chính xác hơn mối
quan hệ giữa TGHĐ với CCTM.


<i><b>Kết cấu của luận văn </b></i>


Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và phần Phụ lục, nội
dung chính của Luận văn đƣợc trình bày theo 3 chƣơng nhƣ sau:


<i>Chương 1: LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CÁN </i>


CÂN THƢƠNG MẠI VÀ TỔNG QUAN MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU.


<i>Chương 2: THỰC TRẠNG CÁN CÂN THƢƠNG MẠI VÀ CHÍNH SÁCH TỶ </i>
GIÁ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2016.


<i>Chương 3: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI </i>
ĐOÁI ĐẾN CÁN CÂN THƢƠNG MẠI VỚI SỐ LIỆU CỦA VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN


2000 – 2016.


<i><b>Chương 1: LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN </b></i>
<b>CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VÀ TỔNG QUAN MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

cách tiếp cận co dãn; tác động của TGHĐ lên CCTM theo cách tiếp cận này đƣợc thể
hiện thông qua điều kiện Marshall – Lerner và Hiệu ứng đƣờng cong J.


Điều kiện Marshall – Lerner đƣợc biểu diễn nhƣ sau:


Hoặc:


Với lần lƣợt là hệ số co dãn của cầu hàng hóa xuất khẩu và cầu hàng hóa
<i>nhập khẩu theo tỷ giá. Theo điều kiện Marshall – Lerner, để việc phá giá tiền tệ có tác </i>
<i>động tích cực tới CCTM, thì tổng giá trị tuyệt đối của độ co dãn của cầu hàng hóa xuất </i>
<i>khẩu theo tỷ giá và giá trị tuyệt đối của độ co dãn cầu hàng hóa nhập khẩu theo tỷ giá </i>
<i><b>phải lớn hơn 1. </b></i>


Hiệu ứng đƣờng cong J hàm ý phá giá nội tệ sẽ làm CCTM xấu đi trong ngắn hạn
và CCTM có thể sẽ đƣợc cải thiện trong trung hạn và dài hạn. Hay nói cách khác, trong
ngắn hạn, độ co dãn của cầu khá nhỏ, thậm chí bằng 0, nên điều kiện Marshall – Lerner
khó đƣợc thỏa mãn. Trong trung và dài hạn, hệ số co dãn của cầu lớn hơn nên điều kiện



Marshall – Lerner đƣợc đáp ứng.


Trong chƣơng này, tác giả cũng dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu đi
trƣớc nhằm xây dựng mơ hình thực nghiệm đánh giá tác động của TGHĐ tới CCTM.


Cụ thể, mơ hình hồi quy dạng tĩnh có dạng nhƣ sau:


<i>Với TB là CCTM, đƣợc đại diện bởi tỷ số giữa tổng kim ngạch xuất khẩu chia cho </i>
<i>tổng kim ngạch nhập khẩu của nƣớc phá giá nội tệ; Y là thu nhập thực tế trong nƣớc của </i>
<i>nƣớc phá giá nội tệ; REER là tỷ giá hữu hiệu thực tế; Yf</i>


là thu nhập thực tế của các đối tác


nƣớc ngồi có quan hệ thƣơng mại với nƣớc phá giá nội tệ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

giá trị dƣơng, và ngƣợc lại. Hay nói cách khác, điều kiện Marshall – Lerner đƣợc đáp ứng
<i>khi hệ số của biến lnREER lớn hơn 0. </i>


Mơ hình hồi quy dạng động nhằm đánh giá cả tác động trễ của các biến lên CCTM
<i><b>ở dạng trễ phân phối tự hồi quy (Autoregressive Distributed Lag – ARDL) nhƣ sau: </b></i>


Mơ hình hồi quy dạng động cho phép đánh giá tác động của TGHĐ cũng nhƣ các
biến số khác lên CCTM không chỉ ở thời điểm phá giá, mà cả ở các thời kỳ trễ sau đó.
Qua đây, ta hồn tồn có thể đánh giá ảnh hƣởng của các biến số trong ngắn hạn và ảnh
<b>hƣởng cân bằng trong dài hạn. </b>


<i>Mối quan hệ dài hạn: Hệ số tác động cân bằng dài hạn của LnY, LnREER, LnYf</i><sub> lên </sub>


<i>LnTB lần lƣợt là: </i>



<i><b> (1.21) </b></i>


<i>Mối quan hệ ngắn hạn: Chuyển mơ hình ARDL về dạng sai phân ta đƣợc mơ hình </i>
<i>dạng ECM (Error Correction Model – ECM) nhƣ sau: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Hay:


Hệ số thể hiện tốc độ điều chỉnh sai số kỳ trƣớc trong kỳ hiện tại.


Trong mơ hình dạng ECM, <i>, </i> <i>, </i> <i>, với k nhỏ sẽ cho biết tác động trong ngắn </i>
hạn của các biến lên tỷ lệ xuất khẩu trên nhập khẩu. Khi phá giá nội tệ, diễn biến của
<i>CCTM tuân theo hiệu ứng đƣờng cong J nếu nhận giá trị âm với k nhỏ (ngắn hạn), và </i>
<i>nhận giá trị dƣơng nếu k lớn (trung và dài hạn). </i>


Phần cuối chƣơng 1, tác giả trình bày tổng quan về các cơng trình nghiên cứu có
liên quan ở trong và ngồi nƣớc. Từ đó tác giả rút ra những điểm mạnh và những điểm
cần giải quyết của các nghiên cứu đi trƣớc, nhằm kế thừa và hiệu chỉnh cho nghiên cứu
của mình.


<i><b>Chương 2: THỰC TRẠNG CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VÀ CHÍNH SÁCH </b></i>
<b>TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2016 </b>


Chƣơng 2 trình bày về thực trạng quá trình hội nhập quốc tế, thực trạng CCTM và
chính sách tỷ giá của Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2016. Qua đó, tác giả đƣa ra
những phân tích trực quan về mối quan hệ giữa chính sách tỷ giá với diễn biến CCTM
Việt Nam.


<i><b>Chương 3: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI </b></i>
<b>ĐOÁI ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VỚI SỐ LIỆU CỦA VIỆT NAM, GIAI </b>


<b>ĐOẠN 2000 – 2016 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

TGHĐ đến CCTM với số liệu thực tế của Việt Nam. Mơ hình sẽ đƣợc điều chỉnh nhằm
khắc phục hạn chế của các nghiên cứu trƣớc và phù hợp hơn với thực tiễn nền kinh tế
Việt Nam.


Có bốn biến kinh tế vĩ mơ đƣợc sử dụng trong phân tích thực nghiệm, bao gồm:


<i> CCTM của Việt Nam – TB, đƣợc đại diện bởi tỷ số giữa tổng giá trị xuất khẩu </i>
chia cho tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam (đơn vị: tỷ USD);


<i> Thu nhập thực tế trong nước của Việt Nam – Y, đƣợc đại diện bởi tổng sản </i>
phẩm quốc nội (GDP) thực tế của Việt Nam theo giá năm 2010 (đơn vị: tỷ


USD);


<i> Tỷ giá hữu hiệu thực tế - REER đƣợc tính dựa trên 20 đồng tiền của 20 đối tác </i>
thƣơng mại chính của Việt nam, bao gồm: Pháp, Đức, Italy, Hà Lan, Australia,
Hong Kong, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thụy Sĩ, Anh, Mỹ, Trung Quốc,
Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Nga và Brazil;


<i> Thu nhập thực tế của nước ngoài - Yf</i>


<i>, đƣợc đại diện bởi trung bình có trọng số </i>
của GDP thực tế theo giá 2010 của 20 quốc gia đƣợc lựa chọn trong rổ tính
<i>REER, với trọng số chính là tỷ trọng thƣơng mại của nƣớc i trong mối quan hệ </i>
với Việt Nam (đơn vị: tỷ USD).


Các biến số đều đƣợc thống kê theo quý, trong giai đoạn từ quý 1 năm 2000 đến



quý 1 năm 2016.


<i>Kết quả kiểm tra tính dừng cho thấy các biến lnTB, lnREER, lnY đều không dừng, </i>


<i>lnYf</i> dừng với mức ý nghĩa 5%; sai phân bậc nhất của các biến đều dừng với mức ý nghĩa
1%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Mơ hình ARDL với số liệu đa phƣơng đƣợc lựa chọn tự động theo tiêu chuẩn AIC


là ARDL(1,2,3,0).


Kết quả ƣớc lƣợng tác động dài hạn theo mô hình ARDL(1,2,3,0) cho thấy các
<i>biến số lnY, lnREER, lnYf</i>


<i> đều ảnh hƣởng ngƣợc chiều lên lnTB; tỷ lệ xuất khẩu trên nhập </i>
<i>khẩu của Việt Nam giảm đi sau khi gia nhập WTO và xu thế trung bình là tăng sau mỗi </i>


quý.


Thu nhập thực tế có tác động ngƣợc chiều đến CCTM quốc gia, phù hợp so với kỳ


vọng. Khi thu nhập thực tế trong nƣớc tăng lên 1%, các yếu tố khác là khơng đổi thì trung
bình tỷ lệ xuất khẩu trên nhập khẩu giảm xuống 0.68%.


<i>Hệ số ƣớc lƣợng của biến lnYf</i>


<i> âm, hàm ý thu nhập thực tế phía nƣớc ngồi tăng sẽ </i>
làm xấu đi CCTM Việt Nam. Mặc dù điều này không phù hợp với lý thuyết kinh tế,
nhƣng có thể hiểu do chất lƣợng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam còn nhiều hạn chế,
khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trƣờng còn yếu kém.



<i>Hệ số của biến WTO ƣớc lƣợng đƣợc là một giá trị âm, thể hiện sau khi trở thành </i>
thành viên của WTO thì CCTM của Việt Nam trở nên xấu đi. Điều này hoàn toàn dễ hiểu
khi nền kinh tế Việt Nam còn nhiều hạn chế, còn phụ thuộc lớn vào phía nƣớc ngồi. Sau
mỗi bƣớc hội nhập kinh tế quốc tế, hàng hóa Việt Nam có thị trƣờng rộng mở hơn, đồng
<i>thời Việt Nam cũng phải mở cửa cho hàng hóa nƣớc ngồi. Hệ số ƣớc lƣợng của WTO </i>
âm thể hiện sức cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh thị trƣờng của hàng hóa Việt Nam trên
thị trƣờng quốc tế còn yếu; ngƣợc lại, Việt Nam lại phụ thuộc nhiều vào nguồn hàng
nhập khẩu nƣớc ngoài, bao gồm cả hàng tiêu dùng và tƣ liệu sản xuất.


Hệ số ƣớc lƣợng của T lớn hơn 0 thể hiện xu thế trung bình của CCTM là tăng
theo thời gian.


<i><b> Hệ số ƣớc lƣợng của lnREER bằng -0.362804 cho thấy điều kiện Marshall – </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<i>Hệ số ƣớc lƣợng của các biến lnY, WTO, T đều có ý nghĩa thống kê ở mức chặt; hệ </i>
<i>số ƣớc lƣợng của lnREER, lnYf</i><sub> khơng có ý nghĩa thống kê. </sub>


Kết quả ƣớc lƣợng tác động ngắn hạn cho thấy phá giá nội tệ đều có tác động tiêu
<i>cực tới CCTM trong ngắn hạn và trung hạn. Hệ số ƣớc lƣợng của các biến </i>


<i>D(lnREER(-k)), (k = 0, 1, 2) đều nhận giá trị âm chứng tỏ điều kiện Marshall – Lerner đều không </i>
đƣợc đáp ứng trong ngắn hạn và trung hạn. Nhƣ vậy, cũng khơng tìm thấy bằng chứng về


sự tồn tại hiệu ứng đƣờng cong J khi phá giá nội tệ tại Việt Nam.


<i>Hệ số của thành phần EC(-1) – error correction nhận giá trị ƣớc lƣợng âm và có ý </i>
nghĩa thống kê với độ tin cậy cao. Giá trị này cho biết khoảng 67.5% sai số (sự mất cân
bằng) của quý trƣớc đƣợc hiệu chỉnh trong q hiện tại.



Ƣớc lƣợng mơ hình với số liệu song phƣơng cho thấy, hệ số ƣớc lƣợng cân bằng
<i>dài hạn của lnRERi</i> dƣơng và có ý nghĩa thống kê trong các trƣờng hợp Nhật Bản,


Indonesia, Malaysia, Thái Lan; hàm ý rằng trong những trƣờng hợp này, phá giá VND sẽ
có tác động tích cực tới CCTM song phƣơng giữa Việt Nam và các đối tác. Hay nói cách
khác, điều kiện Marshall – Lerner trong những trƣờng hợp này đƣợc thỏa mãn. Ngƣợc
lại, đối với các quốc gia nhƣ Pháp, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Philippines thì điều kiện


<i>Marshall – Lerner lại không đƣợc đáp ứng, hệ số ƣớc lƣợng của lnRERi</i> là các giá trị âm


và có ý nghĩa thống kê. Mỹ cũng là nƣớc có tỷ trọng thƣơng mại quốc tế cao với Việt
Nam thì tác giả cũng tìm thấy mối quan hệ thuận chiều giữa tỷ giá thực và CCTM, tuy
nhiên, mối quan hệ này khơng có ý nghĩa thống kê. Với Trung Quốc, một đối tác thƣơng
mại chính của Việt Nam, TGHĐ song phƣơng thực tế có ảnh hƣởng ngƣợc chiều tới
CCTM, đồng nội tệ giảm giá sẽ làm suy giảm CCTM song phƣơng.


Về tác động ngắn hạn, tác giả tìm thấy bằng chứng về sự tồn tại hiệu ứng tuyến J
trong mối quan hệ thƣơng mại song phƣơng giữa Việt Nam với Pháp, Hàn Quốc. Ảnh
hƣởng ngắn hạn của phá giá nội tệ đến CCTM có vẻ nhƣ đi theo quỹ đạo tuyến J ngƣợc
trong trƣờng hợp Nhật Bản và Thái Lan. Với các quốc gia còn lại, diễn biến CCTM khi
phá giá nội tệ không tuân theo một mẫu hình cụ thể nào.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

hiệu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế. Bên cạnh đó, cũng cần lƣu ý những mặt
tiêu cực mà chúng ta phải đối diện khi giá trị đồng nội tệ sụt giảm.


Trong phần cuối chƣơng 3, tác giả khuyến nghị một số điểm cần lƣu ý trong các
quyết sách về tỷ giá và CCTM. Cụ thể nhƣ sau:


<i>i. </i> Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình phát triển nên có nhu cầu cao về
nhập khẩu máy móc, thiết bị và các nguyên, nhiên, vật liệu sản xuất. Do vậy,


phá giá VND sẽ không giúp hạn chế nhập khẩu.


<i>ii. </i> Ảnh hƣởng tới CCTM của việc điều chỉnh giảm tỷ giá sẽ không lớn nhƣ kỳ
vọng.


<i>iii. </i> Việc giảm giá tiền đồng có thể là nguyên nhân dẫn đến lạm phát.
<i>iv. </i> Giảm giá tiền đồng sẽ làm cho gánh nặng nợ nƣớc ngoài tăng lên.


<i>v. </i> Nên chú trọng hơn đến các giải pháp dài hạn làm tăng giá trị gia tăng của hàng
Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam một
cách bền vững.


<i>vi. </i> Chính sách thƣơng mại quốc tế cũng cần quan tâm cụ thể tới từng mối quan hệ
song phƣơng, đặc biệt là những đối tác thƣơng mại chính của Việt Nam, nhƣ
vậy sẽ cho những quyết sách phù hợp hơn.


<b>KẾT LUẬN </b>


Nghiên cứu này dựa trên cơ sở lý thuyết là cách tiếp cận co dãn đối với CCTM
nhằm xây dựng mô hình kinh tế lƣợng kiểm chứng điều kiện Marshall Lerner đối với
Việt Nam trong khoảng thời gian từ quý 1 năm 2000 đến quý 1 năm 2016.


<i>Điểm mới của nghiên cứu là tác giả đã tính toán đƣợc thu nhập thực tế của Việt </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Mặc dù, trên thực tế, động thái phá giá tiền đồng của Chính phủ khơng chỉ đơn
thuần nhằm vào mục tiêu “tăng xuất khẩu”, nhƣng kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở khoa
học cho việc ra các quyết sách về tỷ giá.


</div>

<!--links-->

Đấu giá quốc tế, đấu thầu quốc tế và tác động của hai phương thức này với kinh doanh XNK ở Việt Nam
  • 82
  • 908
  • 2
  • ×